-Ngân hàng Thế giới cảnh báo về hệ thống hưu trí ở Việt Nam
Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, quỹ hưu trí của Việt Nam vẫn có thể bị thâm hụt vào năm 2020 dù đã thay đổi tích cực trong Luật Bảo hiểm Xã hội.
Chiều 19/7, WB tổ chức họp báo công bố Báo cáo Điểm lại Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế Việt Nam. Trong báo cáo, tổ chức này khẳng định, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Thứ nhất, tỷ lệ tham gia hệ thống của người dân hiện còn thấp, chỉ đạt 22% lực lượng lao động trong khi đa số chỉ được hưởng một khoản hưu trí xã hội nhỏ nếu sống đến tuổi 80.
Thứ hai, hệ thống hưu trí khu vực chính thức không bền vững về mặt tài chính dù đã trải qua một lần cải cách vào năm 2014.
Thứ 3, tuy không bền vững về tài chính nhưng mức hưu trí chính thức lại rất thấp.
Sebastian Eckardt (trái) - chuyên gia kinh tế trưởng của WB, Achim Fock (giữa) - Quyền giám đốc WB tại Việt Nam, và Philip O'Kèe (phải) - chuyên gia kinh tế trưởng của WB. Ảnh: VOV
Philip O’Keefe, chuyên gia kinh tế của WB, cho biết, mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam là nâng tỷ lệ tham gia chế độ hưu trí chính thức lên 50% vào năm 2020 nhưng sẽ khó đạt được điều này nếu không cải cách chính sách và tăng chi tiêu công.
“Tỷ lệ 22% tham gia hiện nay tương ứng với số lao động ăn lương trong khu vực chính thức nhưng còn cách xa tỷ lệ gộp 38% số người lao động ăn lương theo mọi hình thức được ghi nhận”, ông nói.
O’Keefe cho hay, Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi năm 2014 cho phép người lao động ở khu vực phi chính thức đóng góp một khoản tương ứng nhằm khuyến khích sự tham gia của họ. Đây là một cách hay nhưng hiện vẫn còn sớm để khẳng định liệu nó có giúp làm tăng đáng kể số
người tham gia hay không. Chiến lược thứ 2 là giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ mức rất cao hiện nay là 80 tuổi. Quy định này đã được đề xuất nhưng chưa được duyệt kinh phí.
Theo chuyên gia kinh tế của WB, hệ thống hưu trí chính thức đang đối mặt với một số thách thức lớn và những thách thức này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi quá trình già hóa tăng tốc. Hiện tại, số dân từ 65 tuổi trở lên tại Việt Nam là 6,5 triệu người nhưng con số này dự báo sẽ tăng gấp 3 lần, lên mức 18,4 triệu người vào năm 2040.
“Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới, và điều này diễn ra khi mức thu nhập của quốc gia này thấp hơn so với hầu hết các nước có dân số già hiện nay”, ông nói.
Năm 2014, Việt Nam thực hiện một số cải cách nhưng chưa đủ nhanh và mạnh để khôi phục cân đối tài chính quỹ hưu trí. Trước khi sửa đổi, các chuyên gia kinh tế dự báo quỹ sẽ bị thâm hụt dòng tiền kể từ đầu thập kỷ 2020 và sẽ cạn kiệt nguồn dự trữ tích lũy vào giữa thập kỷ 2030; sau đó là thời kỳ cần hỗ trợ ngày càng tăng từ ngân sách.
"Luật sửa đổi đã cải thiện tình hình tài chính quỹ hưu trí nhưng không có con số cụ thể vì hiện tại chưa cập nhật kết quả tính toán. Tuy nhiên, sau đợt sửa đổi năm 2014, các yếu tố chính dẫn tới mất cân đối quỹ hoặc chưa sửa đổi (như tuổi nghỉ hưu) hoặc sửa đổi chưa đủ mức (như tỷ lệ hưởng và quy định nghỉ hưu non) để khôi phục quỹ một cách bền vững. Vì vậy, quỹ hưu trí vẫn còn khả năng bị thâm hụt vào những năm 2020", chuyên gia kinh tế của WB nhận định.
Bên cạnh đó, chế độ hưu trí xã hội rất thấp, chỉ bằng 10% thu nhập bình quân và chỉ gồm một tỷ lệ nhỏ nhóm dân số 65 đến 79 tuổi do quy định chặt chẽ, chỉ những người từ 80 tuổi trở lên mới được hưởng. Thậm chí, tình hình chế độ hưu trí chính thống còn phức tạp hơn. Mức hưởng khá hào phóng, hiện nay quy định tỷ lệ hưởng trên mỗi năm đóng góp là 3% đối với nữ và 2,25% đối với nam. So với tiêu chuẩn quốc tế, đây là tỷ lệ rất cao và không bền vững nếu xét về mặt tài chính.
Tuy tỷ lệ cao nhưng mức hưởng vẫn thấp do hầu hết mọi người chỉ đóng góp dựa trên lương cơ bản và thường dựa trên mức lương tối thiểu. Nếu không giải quyết vấn đề này thì khó có thể điều chỉnh giảm bớt tỷ lệ hưởng đủ mức cần thiết nhằm đảm bảo cân đối tài chính.
Năm 2014, chính phủ Việt Nam đã thực hiện cải cách nhằm mở rộng cơ sở tính đóng góp không chỉ lương cơ bản mà còn bao gồm phụ cấp, thưởng và các chế độ trả công khác. Đây là bước đi đúng hướng nhằm giải quyết vấn đề nêu trên.
Sau khi nêu ra những thách thức, WB cũng khuyến nghị một số chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, cần xem xét giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống còn 70. Nepal là một ví dụ về việc thực hiện hưu trí cho người cao tuổi theo giai đoạn. Ban đầu họ áp dụng hưu trí toàn dân cho mọi đối tượng từ 75 tuổi trở lên, sau đó giảm dần xuống còn 70 và 60 cho một số nhóm đối tượng cụ thể.
Vấn đề cốt yếu trong chương trình hưu trí dành cho xã hội là khả năng của ngân sách. Kết quả dự báo cho thấy chế độ hưu trí dành cho người già, mức chi bằng ngưỡng nghèo dành cho những người từ 65 tuổi trở lên sẽ tương đương 0,7% GDP trong khoảng thời gian từ nay đến cuối thập kỷ, và sẽ tăng lên sau năm 2020 khi số người cao tuổi tăng nhanh.
Thứ hai, muốn nâng tỷ lệ tham gia hưu trí đóng góp trong khu vực phi chính thức cần mở rộng chương trình được trợ giá hiện nay. Mục tiêu mở rộng diện tham gia hiện nay của Việt Nam khá tham vọng và gần như chắc chắn cần đến sự trợ giá của nhà nước thì mới có thể lôi kéo người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia vào chương trình đóng góp tự nguyện.
Điều này từng xảy ra với chương trình bảo hiểm y tế có đóng góp. Bắt buộc tham gia chắc chắn sẽ không thành công. Chương trình đóng góp theo mức cố định. Đòi hỏi người lao động phải đóng góp, đồng thời nhà nước cũng hỗ trợ, qua đó tạo khuyến khích để người lao động tham gia.
Hình thức này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan với đối tượng chính là lao động khu vực phi chính thức và nông dân. Mức hỗ trợ của chính phủ mỗi nước là khác nhau. Hàn Quốc là trường hợp điển hình với tỷ lệ tham gia tăng gấp hơn 2 lần trong giai đoạn 1995-1999, sau khi áp dụng chính sách hỗ trợ cho nông dân và ngư dân.
Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy chương trình này cần được thiết kế đơn giản, dễ giải thích cho người lao động trong khu vực phi chính thức, mức đóng góp đồng hạng hoặc phân lớp 1 cách đơn giản, thời hạn chi trả linh hoạt và cơ cấu quyền lợi đơn giản.
Thứ ba, nếu Việt Nam thực sự nghiêm túc theo đuổi mục tiêu mở rộng diện tham gia hệ thống hưu trí thì cần phải thực hiện cải cách hiện tại theo chiều sâu và theo chỉ số, làm cho nó ít tốn kém hơn. Trong trung hạn, Việt Nam không thể duy trì hệ thống hiện tại mà không cải cách và không thể tham gia dựa trên trợ giá đóng góp chung chung theo hình thức hưu trí xã hội. Đã đến lúc chế độ hưu trí chính thống cần cải cách một lần nữa.
--Bảo hiểm xã hội: lẩn tránh và hoài nghi (TT 9-1-16)
TTCT - Bảo hiểm xã hội là một cuộc giao dịch ba bên: cơ quan bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động và người lao động. Và trong ba bên ấy, đang có nhiều dấu hiệu cho thấy hai bên từ chối hợp tác với bên còn lại. Người sử dụng lao động và người lao động đều đang không đứng cùng phe với bảo hiểm.
-Quỹ Bảo hiểm xã hội: Coi như mất trắng 1.052 tỉ đồng!
(LĐ) - Số 93 ĐÀO TUẤN
Chỉ gói gọn trong 60 phút, tuy nhiên phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2013 của Ủy ban Các vấn đề xã hội (CVĐXH) của Quốc hội (QH) cuối ngày 24.4, trở nên nóng bỏng trước thực tế 1.052 tỉ đồng tiền BHXH coi như mất trắng! "Căng" đến mức mà ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đặt vấn đề về sự công bằng: “Tại sao NLĐ không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”.
-Bảo hiểm xã hội: Nguy cơ mất trắng ngàn tỷ, nợ đọng chục ngàn tỷ
-Quỹ lương hưu Việt Nam sẽ cạn kiệt vào năm 2029
Khuyến nghị trên được công bố tại hội thảo “Đánh giá tài chính Quỹ Hưu trí ở Việt Nam- Kết quả dự báo và những khuyến nghị” do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội tổ chức sáng nay (2.8).
Quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020
Báo cáo “Đánh giá và dự báo tài chính quỹ hưu trí của Việt Nam” của ILO đã được hoàn thành theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự cộng tác của Bộ LĐTBXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê. Theo báo cáo này, chỉ khoảng 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (theo số liệu năm 2009, có 9,3 triệu người đóng góp cho quỹ hưu trí và tử tuất trong tổng số 48,5 triệu người trong độ tuổi lao động).
Tỷ lệ này có thể tăng trong thời gian trước mắt khi Việt Nam đang bước vào “thời kỳ dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) chiếm tới 58,5% cơ cấu dân số (số liệu năm 2010). Tuy nhiên, quá trình lão hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và một tỷ trọng lớn dân số sẽ không còn được hưởng trợ cấp xã hội trong tương lai.
Chuyện gia của ILO tại Việt Nam Carlos Galian cho biết: “Quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam”.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: Chế độ hưu trí hiện tại còn nhiều bất cập, thể hiện ở tuổi về hưu tương đối sớm, đặc biệt là đối với nữ giới và một bộ phận người lao động được phép về hưu trước tuổi quy định, trong bối cảnh tuổi thọ trung bình được nâng cao và tỷ lệ sinh giảm rõ rệt.
Một vấn đề không kém quan trọng khác là sự mất cân đối về lợi ích dành cho nhóm công chức nhà nước và người làm công ở các doanh nghiệp tư nhân, do khác biệt trong cách tính lương hưu.
Cần sửa đổi cách tính lương hưu
Từ thực tế trên, ILO kêu gọi cải cách chế độ hưu trí tại Việt Nam trong bối cảnh Quỹ Bảo hiểm Xã hội được dự báo sẽ sớm không còn khả năng chi trả lương hưu. Giám đốc Văn phòng ILO tại Hà Nội Gyorgy Sziraczki nhận định: “Việc Quốc hội dự định sửa Luật Bảo hiểm Xã hội trong năm tới và Chính phủ ghi nhận tầm quan trọng của việc cải cách này là một tín hiệu đáng mừng. Việt Nam nhất thiết phải cân bằng được quỹ lương hưu.”
Tăng dần tuổi nghỉ hưu được cho là một biện pháp quan trọng để cân đối tài chính giữa nguồn thu và chi cho quỹ. Tuy nhiên, theo ILO, chỉ riêng biện pháp này vẫn chưa đủ để cải thiện tình hình quỹ. Vì vậy, ILO đồng thời khuyến nghị sự cần thiết phải sửa đổi cách tính lương hưu để giảm tỷ lệ chi trả. Sự kết hợp giữa tăng tuổi về hưu và thay đổi cách tính lương hưu sẽ giúp tăng tính bền vững của quỹ hưu trí trong dài hạn.
Theo chuyên gia ILO Galian: “Cần thực hiện một nghiên cứu khác nhằm xác định những biện pháp thay thế hữu hiệu để bảo vệ người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức bằng cách kết hợp giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và lương hưu xã hội.”
Hiện tại, theo luật Việt Nam, tất cả các công dân Việt Nam ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên đều được tham gia bảo hiểm xã hội. Cán bộ công chức trong khu vực nhà nước được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và các công dân Việt Nam khác trong độ tuổi từ 15 đến 55 (đối với nữ) và đến 60 (đối với nam) không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. -Quỹ lương hưu Việt Nam sẽ cạn kiệt vào năm 2029
9.089,4 tỉ đồng sử dụng không đúng quy định của Nhà nước
Trong năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 161 cuộc kiểm toán và kiến nghị xử lý tài chính 9.089,4 tỉ đồng. Năm 2013, trọng tâm kiểm toán chuyển vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, đất đai và một số vấn đề dư luận,...
-- “Sờ gáy ông lớn”, đưa đất đai vào tầm ngắm! (ĐĐK). – 9.089,4 tỉ đồng sử dụng không đúng quy định của Nhà nước (LĐ). – Năm 2013: Kiểm toán các tập đoàn nhà nước và lĩnh vực ‘nóng’ (TP). --- Tậ̣p trung kiểm toán các lĩnh vực nóng về tham nhũng (TN). - Sẽ kiểm toán 4 ngân hàng và 24 doanh nghiệp lớn năm 2013 (TBKTSG). - Hàng loạt “ông lớn” phải kiểm toán trong 2013 (VnEco).--Chủ tịch tập đoàn Mai Linh: Sai lầm từ việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn -Tại thị trường TP.HCM, thị phần Hãng taxi Mai Linh hiện đã tuột xuống vị trí thứ hai sau Vinasun.
Nghịch lý kiếm tiền của các quỹ đầu cơ
Nhiều người cho rằng các ông chủ quỹ đầu cơ đang kiếm được lợi nhuận kếch xù trong khi các khách hàng của họ ngày càng nghèo đi.
- Bộ Nội vụ lập tổ công tác truy ‘chạy’ công chức 100 triệu (VNE). – Chạy công chức ở Hà Nội: Truy tố nếu đủ căn cứ (ĐĐK). – Rất khó phát hiện việc “chạy” công chức (LĐ).
- 12 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2012 tại Việt nam (Sống Magazine).- Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2013 (PetroTimes).
- Tiền vẫn trong “kho” của NHNN (TBKTSG).
- Chưa mừng giảm thuế, đã lo tăng giá điện (VEF). – Tăng giá: Ngành điện lại gây sốc (ĐĐK). – Lý giải tăng giá điện của EVN chưa thuyết phục (TP).
- NHNN bất ngờ giảm 1% các lãi suất điều hành (TTVN/ SBV/ CafeF). – Ngân hàng Nhà nước chính thức hạ trần lãi suất huy động (PetroTimes). – Lãi suất giảm 1% (TN). – NHHN đồng loạt hạ 1% lãi suất cho vay và huy động (TP). – Trần lãi suất tiền gửi giảm còn 8% (VNE). – Từ 24-12, giảm lãi suất cho vay xuống 12% (TT).
- Xong vụ độc quyền, NHNN buông giá vàng? (Infonet).
- Giảm thiểu tình trạng “tay không bắt giặc” (ĐTCK).
- Gia hạn và miễn giảm nhiều loại thuế cho DNVVN (TTXVN). – Gỡ vướng tiền thuế tạm thu (TP).
- Doanh nghiệp và các mức đóng phí 2013 (NCĐT).
- Hàng loạt DN FDI “đánh bài chuồn” do nợ khủng (Infonet).
- “Ông lớn” ngành lương thực phải thoái hết vốn khỏi nhà băng (DT).
- 10.000 tỉ đồng hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân (PetroTimes). – Gà mắc tóc (Petrotimes).
- Như dưa, vải ế! (LĐ). – Người phụ nữ vực dậy một thương hiệu cam sành (TTXVN).
- Thịt nhập gây khó chăn nuôi (LĐ).
- BP bán cổ phần mỏ khí ở biển Đông (Petrotimes).
--Bắc Kinh trả đũa Tokyo bằng đòn ngầm kinh tế
--Chương trình cổ phần hoá bị lãng quên
Trụ cột quan trọng nhất trong chương trình tái cơ cấu DNNN này có vẻ một lần nữa bị lãng quên do thị trường chứng khoán, kinh tế tiếp tục khó khăn.
----The Rise of the Attention Economy
Project Syndicate
-The sinking of "Plan B"; the U.S. "fiscal cliff" disaster of John Boehner
WASHINGTON (Reuters) - Had there been a vote on Republican House Speaker John Boehner's "Plan B" to avert the so-called U.S. fiscal cliff on Thursday night, it would not have been close. He was probably 40 to 50 votes short of the number he needed to avoid a humiliating defeat at the hands of his own party, according to rough estimates from Republican members of Congress and staff members.
-Đi làm từ 3 giờ sáng
Đều đặn mỗi ngày hai năm nay, cứ 3g sáng chị Yến bắt đầu một ngày làm việc mới như thế, cho tới 20g mới trở về nhà. Bước chân của chị đã quen lội bộ đến điểm bắt đầu chuyến hành trình 130km từ huyện biên giới Mộc Hóa, tỉnh Long An lên Q.Bình Tân, TP.HCM. Đây là tuyến xe xa nhất trong các tuyến xe đưa rước hàng ngàn công nhân ở tỉnh của Công ty Pou Yuen.
Giấc ngủ không tròn
Hành trang của mỗi công nhân gồm một chiếc gối nhỏ và cà men cơm. Vừa bước lên xe, những công nhân đủ mọi lứa tuổi vội vã chợp mắt.
Mỗi ngày 300 chuyến xe
Trung tâm Điều hành vận tải tỉnh Long An cho biết cơ quan này điều phối hành trình cho 104 tuyến xe (hơn 300 xe) đưa rước hàng ngàn công nhân Công ty Pou Yuen ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và các huyện của TP.HCM. Công nhân trả 3.000 đồng lượt đi - về, chi phí còn lại do công ty trợ giá.
Chuyến xe cứ chạy, dừng rước suốt chặng đường. Những cái đầu gà gật gục vào vai nhau, vào cửa kiếng ngủ vùi. Chặng đường từ thị trấn Mộc Hóa ra tới đường cao tốc khoảng 70km xuống cấp, xe cứ lúc lắc, lên xuống liên tục nên giấc ngủ của họ không trọn giấc.
Gần 50 người, không tiếng người, thi thoảng chỉ có tiếng còi xe xé toạc màn đêm tịch mịch, giữa mông lung đồng lúa. Thi thoảng có người giật mình ngóc đầu dáo dác nhìn xem đã tới chỗ làm hay chưa, rồi lại chìm vào giấc ngủ chập chờn. Bao nhiêu năm làm việc là bấy nhiêu năm giấc ngủ của họ không trọn vẹn.
Những người chúng tôi gặp trên các chuyến xe không chỉ là người trẻ mà có người đã qua tuổi trung niên, tóc lấm chấm bạc. Chị Bùi Kim Bình, 45 tuổi, đã có thâm niên hai năm làm việc, hai con chị cũng làm chung. Chị tâm sự: “Còn sức còn làm nuôi đứa nhỏ ăn học, chớ ở nhà làm ruộng không đủ sống”.
Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, quỹ hưu trí của Việt Nam vẫn có thể bị thâm hụt vào năm 2020 dù đã thay đổi tích cực trong Luật Bảo hiểm Xã hội.
Chiều 19/7, WB tổ chức họp báo công bố Báo cáo Điểm lại Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế Việt Nam. Trong báo cáo, tổ chức này khẳng định, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Thứ nhất, tỷ lệ tham gia hệ thống của người dân hiện còn thấp, chỉ đạt 22% lực lượng lao động trong khi đa số chỉ được hưởng một khoản hưu trí xã hội nhỏ nếu sống đến tuổi 80.
Thứ hai, hệ thống hưu trí khu vực chính thức không bền vững về mặt tài chính dù đã trải qua một lần cải cách vào năm 2014.
Thứ 3, tuy không bền vững về tài chính nhưng mức hưu trí chính thức lại rất thấp.
Sebastian Eckardt (trái) - chuyên gia kinh tế trưởng của WB, Achim Fock (giữa) - Quyền giám đốc WB tại Việt Nam, và Philip O'Kèe (phải) - chuyên gia kinh tế trưởng của WB. Ảnh: VOV
Philip O’Keefe, chuyên gia kinh tế của WB, cho biết, mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam là nâng tỷ lệ tham gia chế độ hưu trí chính thức lên 50% vào năm 2020 nhưng sẽ khó đạt được điều này nếu không cải cách chính sách và tăng chi tiêu công.
“Tỷ lệ 22% tham gia hiện nay tương ứng với số lao động ăn lương trong khu vực chính thức nhưng còn cách xa tỷ lệ gộp 38% số người lao động ăn lương theo mọi hình thức được ghi nhận”, ông nói.
O’Keefe cho hay, Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi năm 2014 cho phép người lao động ở khu vực phi chính thức đóng góp một khoản tương ứng nhằm khuyến khích sự tham gia của họ. Đây là một cách hay nhưng hiện vẫn còn sớm để khẳng định liệu nó có giúp làm tăng đáng kể số
người tham gia hay không. Chiến lược thứ 2 là giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ mức rất cao hiện nay là 80 tuổi. Quy định này đã được đề xuất nhưng chưa được duyệt kinh phí.
Theo chuyên gia kinh tế của WB, hệ thống hưu trí chính thức đang đối mặt với một số thách thức lớn và những thách thức này sẽ ngày càng nghiêm trọng khi quá trình già hóa tăng tốc. Hiện tại, số dân từ 65 tuổi trở lên tại Việt Nam là 6,5 triệu người nhưng con số này dự báo sẽ tăng gấp 3 lần, lên mức 18,4 triệu người vào năm 2040.
“Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới, và điều này diễn ra khi mức thu nhập của quốc gia này thấp hơn so với hầu hết các nước có dân số già hiện nay”, ông nói.
Năm 2014, Việt Nam thực hiện một số cải cách nhưng chưa đủ nhanh và mạnh để khôi phục cân đối tài chính quỹ hưu trí. Trước khi sửa đổi, các chuyên gia kinh tế dự báo quỹ sẽ bị thâm hụt dòng tiền kể từ đầu thập kỷ 2020 và sẽ cạn kiệt nguồn dự trữ tích lũy vào giữa thập kỷ 2030; sau đó là thời kỳ cần hỗ trợ ngày càng tăng từ ngân sách.
"Luật sửa đổi đã cải thiện tình hình tài chính quỹ hưu trí nhưng không có con số cụ thể vì hiện tại chưa cập nhật kết quả tính toán. Tuy nhiên, sau đợt sửa đổi năm 2014, các yếu tố chính dẫn tới mất cân đối quỹ hoặc chưa sửa đổi (như tuổi nghỉ hưu) hoặc sửa đổi chưa đủ mức (như tỷ lệ hưởng và quy định nghỉ hưu non) để khôi phục quỹ một cách bền vững. Vì vậy, quỹ hưu trí vẫn còn khả năng bị thâm hụt vào những năm 2020", chuyên gia kinh tế của WB nhận định.
Bên cạnh đó, chế độ hưu trí xã hội rất thấp, chỉ bằng 10% thu nhập bình quân và chỉ gồm một tỷ lệ nhỏ nhóm dân số 65 đến 79 tuổi do quy định chặt chẽ, chỉ những người từ 80 tuổi trở lên mới được hưởng. Thậm chí, tình hình chế độ hưu trí chính thống còn phức tạp hơn. Mức hưởng khá hào phóng, hiện nay quy định tỷ lệ hưởng trên mỗi năm đóng góp là 3% đối với nữ và 2,25% đối với nam. So với tiêu chuẩn quốc tế, đây là tỷ lệ rất cao và không bền vững nếu xét về mặt tài chính.
Tuy tỷ lệ cao nhưng mức hưởng vẫn thấp do hầu hết mọi người chỉ đóng góp dựa trên lương cơ bản và thường dựa trên mức lương tối thiểu. Nếu không giải quyết vấn đề này thì khó có thể điều chỉnh giảm bớt tỷ lệ hưởng đủ mức cần thiết nhằm đảm bảo cân đối tài chính.
Năm 2014, chính phủ Việt Nam đã thực hiện cải cách nhằm mở rộng cơ sở tính đóng góp không chỉ lương cơ bản mà còn bao gồm phụ cấp, thưởng và các chế độ trả công khác. Đây là bước đi đúng hướng nhằm giải quyết vấn đề nêu trên.
Sau khi nêu ra những thách thức, WB cũng khuyến nghị một số chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, cần xem xét giảm dần tuổi hưởng hưu trí xã hội từ 80 xuống còn 70. Nepal là một ví dụ về việc thực hiện hưu trí cho người cao tuổi theo giai đoạn. Ban đầu họ áp dụng hưu trí toàn dân cho mọi đối tượng từ 75 tuổi trở lên, sau đó giảm dần xuống còn 70 và 60 cho một số nhóm đối tượng cụ thể.
Vấn đề cốt yếu trong chương trình hưu trí dành cho xã hội là khả năng của ngân sách. Kết quả dự báo cho thấy chế độ hưu trí dành cho người già, mức chi bằng ngưỡng nghèo dành cho những người từ 65 tuổi trở lên sẽ tương đương 0,7% GDP trong khoảng thời gian từ nay đến cuối thập kỷ, và sẽ tăng lên sau năm 2020 khi số người cao tuổi tăng nhanh.
Thứ hai, muốn nâng tỷ lệ tham gia hưu trí đóng góp trong khu vực phi chính thức cần mở rộng chương trình được trợ giá hiện nay. Mục tiêu mở rộng diện tham gia hiện nay của Việt Nam khá tham vọng và gần như chắc chắn cần đến sự trợ giá của nhà nước thì mới có thể lôi kéo người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia vào chương trình đóng góp tự nguyện.
Điều này từng xảy ra với chương trình bảo hiểm y tế có đóng góp. Bắt buộc tham gia chắc chắn sẽ không thành công. Chương trình đóng góp theo mức cố định. Đòi hỏi người lao động phải đóng góp, đồng thời nhà nước cũng hỗ trợ, qua đó tạo khuyến khích để người lao động tham gia.
Hình thức này đã được áp dụng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan với đối tượng chính là lao động khu vực phi chính thức và nông dân. Mức hỗ trợ của chính phủ mỗi nước là khác nhau. Hàn Quốc là trường hợp điển hình với tỷ lệ tham gia tăng gấp hơn 2 lần trong giai đoạn 1995-1999, sau khi áp dụng chính sách hỗ trợ cho nông dân và ngư dân.
Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy chương trình này cần được thiết kế đơn giản, dễ giải thích cho người lao động trong khu vực phi chính thức, mức đóng góp đồng hạng hoặc phân lớp 1 cách đơn giản, thời hạn chi trả linh hoạt và cơ cấu quyền lợi đơn giản.
Thứ ba, nếu Việt Nam thực sự nghiêm túc theo đuổi mục tiêu mở rộng diện tham gia hệ thống hưu trí thì cần phải thực hiện cải cách hiện tại theo chiều sâu và theo chỉ số, làm cho nó ít tốn kém hơn. Trong trung hạn, Việt Nam không thể duy trì hệ thống hiện tại mà không cải cách và không thể tham gia dựa trên trợ giá đóng góp chung chung theo hình thức hưu trí xã hội. Đã đến lúc chế độ hưu trí chính thống cần cải cách một lần nữa.
--Bảo hiểm xã hội: lẩn tránh và hoài nghi (TT 9-1-16)
TTCT - Bảo hiểm xã hội là một cuộc giao dịch ba bên: cơ quan bảo hiểm xã hội, chủ sử dụng lao động và người lao động. Và trong ba bên ấy, đang có nhiều dấu hiệu cho thấy hai bên từ chối hợp tác với bên còn lại. Người sử dụng lao động và người lao động đều đang không đứng cùng phe với bảo hiểm.
Chị Nghiên, người mẹ đơn thân, đối mặt nỗi lo “khuyến khích nghỉ việc” -Đỗ Mạnh Cường |
“Được ngày nào hay ngày đấy”
“Khi mức lương của mình dần ổn định thì công ty sẽ tạo áp lực để mình tự nghỉ việc rồi tuyển người mới để đóng bảo hiểm ít hơn” - Tuyền, một nữ công nhân trẻ đang làm việc tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, tâm sự. Vợ chồng chị đang sống trong một phòng trọ nhỏ gần nhà máy, lương tháng mỗi người khoảng 4 triệu đồng.
Họ làm lệch ca, chỉ gặp nhau lúc giao ca buổi sáng hay buổi tối, không dám có con vì sợ không nuôi nổi. Vấn đề của Tuyền không phải là những con số phần trăm, tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội có tăng hay không, mà là nỗi lo về sinh tồn. “Khuyến khích viết đơn xin nghỉ việc” là khái niệm phổ biến ở Bắc Thăng Long những ngày này.
Công việc của những công nhân lắp ráp đồ điện tử đòi hỏi tay nghề đơn giản, không cần trình độ, quy trình đào tạo ngắn và khá dễ dàng để thay thế. Bài toán của các công ty rất đơn giản: họ sẽ tìm những lao động phải trả lương thấp nhất, tự lách chính quy định tăng lương của mình. “Nếu cứ như thế thì vợ chồng mình cũng không có cách gì, thôi thì được ngày nào hay ngày đấy” - Tuyền nói. Cô vừa nói chuyện vừa ăn một gói mì cho bữa tối một mình.
“Mỗi tháng bọn em phải đóng mấy trăm ngàn đồng tiền bảo hiểm. Mặc dù công ty có trả cho bọn em mấy trăm nhưng em vẫn thấy lớn so với lương của mình” - Thảo, từ Thái Bình, nói. Những công nhân này vốn không thể đặt ra mục tiêu gắn bó lâu dài và ổn định với nhà máy, không thể đặt ra “tầm nhìn chiến lược” về 30 năm sau của đời mình (và đó là lý do họ từng phản ứng quyết liệt trước quy định không cho nhận bảo hiểm một lần).
Họ không nhìn thấy ý nghĩa của việc mất mấy trăm ngàn đồng một tháng, trong bối cảnh phải tiết kiệm từng số điện, canh giờ siêu thị giảm giá để mua từng chục trứng và hoàn toàn không có tiền tiết kiệm cho những mục tiêu trước mắt, đơn giản nhất như về quê ăn tết.
“Hiện tại công ty khuyến khích các bạn làm việc lâu năm viết đơn nghỉ việc, nói là do không có đơn đặt hàng. Nhưng bọn em biết là do với một công nhân làm việc lâu năm thì công ty phải trả số tiền bảo hiểm cao hơn so với người mới. Thậm chí số tiền trả cho một công nhân lâu năm bằng hai công nhân mới” - Thảo kể.
Cô đã lên vị trí quản lý một dây chuyền hơn 30 người, hiện hưởng mức lương thực nhận xấp xỉ 7 triệu đồng và cũng nằm trong đối tượng cần “quy hoạch”. Lương công nhân trong những tháng đầu thử việc rất thấp, trong khi hiệu suất công việc có thể không thua kém nhiều.
Trong những cuộc “lách” bảo hiểm bắt buộc này của doanh nghiệp, người thiệt thòi cuối cùng vẫn là công nhân. Chị Nghiên, một người đang làm việc trong một công ty “khuyến khích nghỉ việc” ở Bắc Thăng Long, nói điều ước cho năm mới của chị là: “Mong muốn được tiếp tục đóng góp cho công ty”.
Cách chị diễn tả nỗi lo mất việc của mình giống một sự khẩn nài. Chỉ một lát cắt từ khu công nghiệp đã nhìn thấy thái độ của các nhà sử dụng lao động trước tỉ lệ đóng bảo hiểm mới. Đó không phải một thực tế mới: riêng con số hơn 90.000 tỉ đồng mà các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đã nói lên thái độ của họ.
Đó chỉ là một bên của cuộc đối thoại ba bên này. Bên còn lại, những người về lý thuyết “được hưởng lợi” từ hệ thống bảo hiểm, là người lao động, cũng đang mang một thái độ không tích cực. Họ hoài nghi về nỗi lo vỡ quỹ.
Nỗi ám ảnh vỡ quỹ
Nỗi lo vỡ quỹ chưa bao giờ là một vấn đề cũ trên toàn cầu. Ở đất nước có hệ thống tư pháp danh tiếng bậc nhất thế giới là Vương quốc Anh, cho đến thập kỷ trước người ta vẫn phải chứng kiến những vụ kiện tốn giấy mực liên quan đến vỡ quỹ lương hưu.
Đó là khi bốn người lao động bình thường đưa Chính phủ Vương quốc Anh ra tòa án tối cao để đòi số tiền mà họ đáng ra được hưởng khi đến tuổi hưu trí. Ở Anh, các quỹ bảo hiểm không hoàn toàn do nhà nước nắm giữ, mà do các nghiệp đoàn và công ty tư nhân tạo ra.
Nhưng năm 2007, bốn nguyên đơn Henry Bradley, Robin Duncan, Andrew Parr và Thomas Waugh đã kiện chính phủ vì “quản lý kém”, dẫn đến việc các quỹ bảo hiểm phá sản và không còn tiền trả lương hưu cho họ. Bốn nhân vật này đại diện cho hàng chục nghìn người đã mất sạch tiền tiết kiệm cho tuổi già tại Anh trong thập kỷ trước đó, khi các quỹ bảo hiểm phá sản. Chính phủ Anh không chịu trách nhiệm về các cuộc phá sản này.
Thời điểm ấy, khi tường thuật phiên tòa, báo Telegraph trích dẫn lại một quy định của Bộ An sinh xã hội Anh từ năm 1996: “Số tiền tối thiểu trong quỹ phải đảm bảo được việc chi trả cho dù bất kỳ điều gì xảy ra với người sử dụng lao động. Nếu quỹ lương hưu bị phá sản, phải có đủ tài sản để việc chi trả được tiếp tục”.
Nói cách khác, tài sản của quỹ này phải lớn hơn hoặc bằng số tiền nó đang nợ người lao động. Tuy nhiên, thực tế tất nhiên không như vậy: các quỹ bảo hiểm không bao giờ giữ đủ tiền trong két. Có thời điểm ở Mỹ, số tài sản mà các quỹ bảo hiểm nắm giữ, trừ đi số tiền họ sẽ phải chi trả, lên tới 2,5 nghìn tỉ USD.
Luật là thế, tức Chính phủ Anh phải chịu trách nhiệm quản lý các quỹ bảo hiểm làm sao để người lao động không mất trắng khi về già. Chuyện này tưởng rằng rất đỗi hiển nhiên, nhưng có một vấn đề là nhà nước cũng không có tiền. Chính phủ Anh biện bạch rằng nếu chính phủ bồi thường cho các quỹ này, số tiền sẽ lên đến 15 tỉ bảng Anh. Đó là tiền thuế, tất nhiên, và phải được huy động từ các nguồn khác trong ngân sách. Cuộc bồi thường, nếu diễn ra, sẽ vô cùng đau đớn.
Những người đi kiện không chấp nhận. “Hành động vi hiến nhằm tước đoạt đi công lý của hàng ngàn người lao động” - luật sư của họ gay gắt mô tả những nỗ lực của Chính phủ Anh. Tòa tối cao tuyên án: bốn người đi kiện kia đã đúng, chính phủ phải bồi thường. Vụ kiện đình đám này mở đường cho hàng vạn người lao động khác đi đòi lại tiền của họ, mà con số đến nay chưa được thống kê chính thức.
Từ khóa “bảo toàn”
Việt Nam đã có riêng Luật bảo hiểm xã hội - với chữ “bảo toàn” (quỹ bảo hiểm xã hội) được nhắc tới bảy lần trong văn bản này. Đầu tiên là chính sách của Nhà nước với bảo hiểm xã hội ở điều 6, khoản 3: “Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ”.
Nội dung này được nhắc lại sau đó trong điều 23 về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội: “Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội” và điều 84 về việc sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội: “Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ”.
Quy định về trách nhiệm của Nhà nước ở đây có thể tạm coi là rõ ràng. “Tạm” bởi trong Luật bảo hiểm xã hội không đề cập đến kịch bản xấu nhất là vỡ quỹ bảo hiểm xã hội. Lúc đó trách nhiệm của Nhà nước đến đâu? Cần nhấn mạnh rằng ở điều 6, việc “bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội” được gọi là một “chính sách”, nôm na là một ý nguyện, hoàn toàn có thể không thực hiện được.
Trong khi đó, nội dung của điều 84 về việc đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ dường như đang bị vi phạm với các vụ thất thoát gần đây. Nỗi lo vỡ quỹ, sau những thông tin như vậy, đang hiển hiện trong tâm trí người lao động.
Quay trở lại với vụ kiện ở Vương quốc Anh năm 2007. Mặc dù trách nhiệm quản lý nhà nước đã có, nhưng chính phủ nước này cũng có lý khi nói rằng “nhiều tiền quá không thể bồi thường” - bởi ngân sách rốt cục cũng là tiền thuế, vốn được dự định sử dụng để duy trì các hoạt động khác của xã hội.
Nỗi lo vỡ quỹ có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ở Mỹ, thậm chí có thể nói rằng đó là chuyện thường xuyên xảy ra. Nỗi lo đặc biệt lớn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Phim hài Tower Heist (2011) với dàn siêu sao Ben Stiller và Eddie Murphy thậm chí lấy chủ đề vỡ quỹ lương hưu làm đề tài chính.
Trong bộ phim đó, công lý được thực thi bằng việc nhóm nhân vật chính tổ chức... cướp lại tiền của tay giám đốc quỹ. Tuy bối cảnh của Tower Heistkhông phải là một cuộc vỡ quỹ do đầu tư kém (tay giám đốc quỹ lừa đảo), nhưng Hãng Universal chắc chắn đã tính đến tâm lý khán giả khi chọn đề tài này - khi ấy cả nước Mỹ đang run rẩy với những lời dự báo vỡ quỹ hàng loạt.
Giải pháp nào cho vấn đề này? Nhiều lời kêu gọi về sự minh bạch của quỹ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là về đầu tư đã được đưa ra. Thậm chí là cả việc tham gia của người dân vào quy trình đầu tư này. Sự giám sát và tham gia là tối quan trọng. Nhưng lúc này liệu có cần thêm một biện pháp nào đó từ quản lý nhà nước? Rất nhiều người đang mong chờ được trả lời một cách sòng phẳng: chuyện gì sẽ xảy ra nếu vỡ quỹ?
Nếu không thể giải quyết vấn đề tâm lý của người lao động, không thể kéo lại một bên trong cuộc đối thoại ba bên này, người lao động không có nhu cầu gây sức ép với nhà tuyển dụng về bảo hiểm, thì vấn đề bảo hiểm sẽ còn tiếp tục rơi vào bế tắc.■
-Quỹ Bảo hiểm xã hội: Coi như mất trắng 1.052 tỉ đồng!
(LĐ) - Số 93 ĐÀO TUẤN
Chỉ gói gọn trong 60 phút, tuy nhiên phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2013 của Ủy ban Các vấn đề xã hội (CVĐXH) của Quốc hội (QH) cuối ngày 24.4, trở nên nóng bỏng trước thực tế 1.052 tỉ đồng tiền BHXH coi như mất trắng! "Căng" đến mức mà ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đặt vấn đề về sự công bằng: “Tại sao NLĐ không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”.
“Nợ ở cấp độ 5” - coi như mất!
Ngay sau khi Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền trình bày bản báo cáo với la liệt các con số, Phó Chủ nhiệm Ủy ban CVĐXH của QH Bùi Sĩ Lợi đề cập ngay tới số nợ 700 tỉ đồng mà BHXH VN đã cho Cty cho thuê tài chính 2 (TC2) vay. TGĐ BHXH VN Nguyễn Thị Minh giải trình, đại ý: Về số nợ chỉ được biết là cơ quan điều tra đang làm. Số 700 tỉ đồng là số gốc, còn tổng số thì không chính xác lắm. Bà Minh nói cần phải có hội đồng thẩm định xem số tiền thực chất thất thoát đi bao nhiêu mới có thể xử lý. “Trước mắt chúng tôi chưa có ý kiến gì” - bà Minh nói.
Phát biểu về vấn đề này, đại diện Kiểm toán Nhà nước giải trình thêm rằng: 785,5 tỉ đồng chỉ là số gốc tiền BHXH đã cho vay. Tính lãi, đến cuối năm 2012 đã là 264,6 tỉ đồng. Con số mà kiểm toán kiến nghị xử lý là 1.052 tỉ. Chưa tính đến bây giờ, số nợ thực tế đã tăng lên rất nhiều.
“Đến giờ chúng tôi cơ bản đánh giá khả năng thu hồi nợ là “nợ ở cấp độ 5”, là coi như mất” - đại diện Kiểm toán Nhà nước nói. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Cơ quan điều tra (CQĐT) tiến hành làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật. Và “Hồ sơ đã được chuyển CQĐT từ cuối tháng 12.2012”.
Ngay sau phát biểu của TGĐ BHXH VN và báo cáo của đại diện Kiểm toán Nhà nước, ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) chất vấn ngay, rất quyết liệt về tình trạng “cho vay thương mại, làm dự án thủy điện, giờ không thu hồi được thì ai chịu trách nhiệm?”, và việc "lấy tiền BHXH cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”. Ông kêu gọi Ủy ban CVĐXH của QH cũng như các vị ĐBQH “phải có ý kiến” trước “trách nhiệm mà dân giao cho chúng ta”.
Nợ đọng BHXH trở nên nhức nhối
Theo báo cáo của Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, năm 2013, đã tiến hành khởi kiện đòi BHXH 2.460 đơn vị với số tiền 1.248 tỉ đồng, tuy nhiên, số tiền thu hồi chỉ 28,7%. Trước thực tế này, Phó Chủ nhiệm ủy ban Đỗ Mạnh Hùng nêu vấn đề, hiện nợ BHXH có nhiều con số. “Lúc 8.000, lúc 11.000 tỉ đồng. Báo cáo nói khởi kiện hơn 2.000 DN với số tiền chỉ hơn 1.000 tỉ đồng. Phần này so với 8 hay 11 ngàn vẫn là thấp. Khoản chênh còn lại có xác định được không?". Theo ông Hùng, chính mức phạt thấp so với lãi suất ngân hàng, đang khiến vấn đề nợ đọng BHXH đã trở thành nhức nhối.
Riêng đối với vấn đề quản lý Quỹ BHXH, đại diện Kiểm toán Nhà nước xin “phát biểu thêm” rằng, BHXH nên chú trọng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin. Ngay sau đó, ông công bố những con số chi phí quản lý BHXH đáng giật mình: Từ năm 2007 - 2013, chi phí quản lý tăng gấp 5 lần. Số tuyệt đối năm 2007 là 815 tỉ đồng, trong khi đến năm 2013 đã lên tới 3.718 tỉ - xấp xỉ 3% tổng nguồn thu.
Còn ĐBQH Nguyễn Tấn Tuân thì nhấn mạnh tới con số trong chính báo cáo giải trình rằng: Chi phí bộ máy quản lý năm 2013 đã tăng 24% trong khi Chính phủ đang kêu gọi tiết kiệm chi thường xuyên 10% với mọi đơn vị. “Các đồng chí có chế định riêng hay sao? - ông nói gay gắt - 3% (chi phí quản lý) trước đây chúng tôi không đồng ý, giờ cũng đã 3% rồi, mà tiền này là tiền của người LĐ".
Tiền BHXH của công nhân lao động đóng góp đang bị thất thoát. Ảnh: H.Q |
Giải trình sau đó, TGĐ BHXH Nguyễn Thị Minh dẫn số liệu nước ngoài từ Philippines, Costa Rica, Ghana, Hy Lạp... để chứng minh chi phí quản lý 3% không phải là cao. Riêng đối với con số 24,7% chi phí bộ máy, bà Minh nói có khuyết điểm do báo cáo viết chưa chính xác, bởi con số 24,7% này gồm nhiều khoản chi chứ không phải toàn bộ chỉ là chi phí bộ máy!
Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban CVĐXH của QH Trương Thị Mai một lần nữa nhắc lại thực tế nhức nhối chuyện nợ đọng BHXH: “Khi kiện ra tòa thì thắng lợi luôn thuộc về NLĐ, vì nợ thì phải trả thôi. Nhưng thu (được tiền) thì bất khả thi thì chẳng giải quyết được vấn đề. Mà đây là số tiền vài chục ngàn tỉ đồng mỗi năm”. Bà cũng đề nghị BHXH VN đẩy mạnh hiện đại hóa, chẳng hạn “Hợp đồng với ngành thuế để thu, hoặc phối hợp với bưu điện để chi trả lương hưu, thay vì tổ chức 4.000 đại lý”, và “chi phí quản lý cũng cần tính toán để hợp lý hơn”.
-Bảo hiểm xã hội: Nguy cơ mất trắng ngàn tỷ, nợ đọng chục ngàn tỷ
Ước tính trong năm 2014, số thu BHXH, BHYT đạt hơn 193.800 tỉ đồng, tăng hơn 29.350 tỉ đồng so với năm 2013.
Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn đang là vấn đề khá nhức nhối, điển hình có rất nhiều doanh nghiệp hằng tháng vẫn trích tiền lương của người lao động đóng các loại bảo hiểm nhưng không nộp cho cơ quan BHXH.
Đến cuối năm 2014, cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp nợ đọng BHXH với số tiền gần 11.500 tỉ đồng.
Còn theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền, năm 2013, đã tiến hành khởi kiện đòi BHXH 2.460 đơn vị với số tiền 1.248 tỉ đồng. Một trong những nguyên nhân chính, có lẽ là do mức phạt lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH.
Trong báo cáo đề cập đến việc khởi kiện hơn 2.000 doanh nghiệp với số tiền chỉ hơn 1.000 tỉ đồng. Con số này đem so với số tiền đang nợ đọng là rất thấp, chưa tới 1/11 con số 11.500 tỉ đồng.
Có lẽ vấn đề quản lý Quỹ BHXH cũng cần phải đưa ra xem xét lại? Trong phiên họp về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2013, đại diện Kiểm toán Nhà nước có “gợi ý” rằng BHXH nên chú trọng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, những con số chi phí quản lý BHXH cũng rất đáng lưu ý: Từ năm 2007 – 2013, chi phí quản lý tăng gấp 5 lần. Số tuyệt đối năm 2007 là 815 tỉ đồng, trong khi đến năm 2013 đã lên tới 3.718 tỉ – xấp xỉ 3% tổng nguồn thu.
Tính ra, chi phí bộ máy quản lý năm 2013 đã tăng 24%.
Chưa kể, có tới 1.052 tỉ đồng tiền BHXH (cả gốc và lãi) đang đứng trước nguy cơ mất trắng, do BHXH Việt Nam đã cho công ty cho thuê tài chính 2 (TC2) vay từ nhiều năm trước. Khả năng thu hồi nợ theo đại diện kiểm toán nhà nước là “Nợ ở cấp độ 5, coi như mất”.
Năm 2015, BHXH Việt Nam được giao chỉ tiêu dự toán tổng số thu là 233.665 tỷ đồng.
Trong đó, thu BHXH bắt buộc 136.028 tỷ đồng; thu BHXH tự nguyện 897 tỷ đồng; thu bảo hiểm y tế 58.028 tỷ đồng; thu bảo hiểm thất nghiệp 8.712 tỷ đồng; tiền sinh lời của hoạt động đầu tư tài chính 30.000 tỷ đồng.
Về mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:
– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%
– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%
– Kinh phí công đoàn: 2% – doanh nghiệp đóng tất.
Trí Thức Trẻ
Khuyến nghị trên được công bố tại hội thảo “Đánh giá tài chính Quỹ Hưu trí ở Việt Nam- Kết quả dự báo và những khuyến nghị” do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội tổ chức sáng nay (2.8).
Quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020
Báo cáo “Đánh giá và dự báo tài chính quỹ hưu trí của Việt Nam” của ILO đã được hoàn thành theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự cộng tác của Bộ LĐTBXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê. Theo báo cáo này, chỉ khoảng 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (theo số liệu năm 2009, có 9,3 triệu người đóng góp cho quỹ hưu trí và tử tuất trong tổng số 48,5 triệu người trong độ tuổi lao động).
Tỷ lệ này có thể tăng trong thời gian trước mắt khi Việt Nam đang bước vào “thời kỳ dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) chiếm tới 58,5% cơ cấu dân số (số liệu năm 2010). Tuy nhiên, quá trình lão hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra rất nhanh và một tỷ trọng lớn dân số sẽ không còn được hưởng trợ cấp xã hội trong tương lai.
Chuyện gia của ILO tại Việt Nam Carlos Galian cho biết: “Quỹ lương hưu sẽ bắt đầu thâm hụt từ năm 2020 và sẽ hoàn toàn cạn kiệt vào năm 2029. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam”.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng: Chế độ hưu trí hiện tại còn nhiều bất cập, thể hiện ở tuổi về hưu tương đối sớm, đặc biệt là đối với nữ giới và một bộ phận người lao động được phép về hưu trước tuổi quy định, trong bối cảnh tuổi thọ trung bình được nâng cao và tỷ lệ sinh giảm rõ rệt.
Một vấn đề không kém quan trọng khác là sự mất cân đối về lợi ích dành cho nhóm công chức nhà nước và người làm công ở các doanh nghiệp tư nhân, do khác biệt trong cách tính lương hưu.
Cần sửa đổi cách tính lương hưu
Từ thực tế trên, ILO kêu gọi cải cách chế độ hưu trí tại Việt Nam trong bối cảnh Quỹ Bảo hiểm Xã hội được dự báo sẽ sớm không còn khả năng chi trả lương hưu. Giám đốc Văn phòng ILO tại Hà Nội Gyorgy Sziraczki nhận định: “Việc Quốc hội dự định sửa Luật Bảo hiểm Xã hội trong năm tới và Chính phủ ghi nhận tầm quan trọng của việc cải cách này là một tín hiệu đáng mừng. Việt Nam nhất thiết phải cân bằng được quỹ lương hưu.”
Tăng dần tuổi nghỉ hưu được cho là một biện pháp quan trọng để cân đối tài chính giữa nguồn thu và chi cho quỹ. Tuy nhiên, theo ILO, chỉ riêng biện pháp này vẫn chưa đủ để cải thiện tình hình quỹ. Vì vậy, ILO đồng thời khuyến nghị sự cần thiết phải sửa đổi cách tính lương hưu để giảm tỷ lệ chi trả. Sự kết hợp giữa tăng tuổi về hưu và thay đổi cách tính lương hưu sẽ giúp tăng tính bền vững của quỹ hưu trí trong dài hạn.
Theo chuyên gia ILO Galian: “Cần thực hiện một nghiên cứu khác nhằm xác định những biện pháp thay thế hữu hiệu để bảo vệ người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức bằng cách kết hợp giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và lương hưu xã hội.”
Hiện tại, theo luật Việt Nam, tất cả các công dân Việt Nam ký hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên đều được tham gia bảo hiểm xã hội. Cán bộ công chức trong khu vực nhà nước được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và các công dân Việt Nam khác trong độ tuổi từ 15 đến 55 (đối với nữ) và đến 60 (đối với nam) không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. -Quỹ lương hưu Việt Nam sẽ cạn kiệt vào năm 2029
9.089,4 tỉ đồng sử dụng không đúng quy định của Nhà nước
Trong năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện 161 cuộc kiểm toán và kiến nghị xử lý tài chính 9.089,4 tỉ đồng. Năm 2013, trọng tâm kiểm toán chuyển vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, đất đai và một số vấn đề dư luận,...
-- “Sờ gáy ông lớn”, đưa đất đai vào tầm ngắm! (ĐĐK). – 9.089,4 tỉ đồng sử dụng không đúng quy định của Nhà nước (LĐ). – Năm 2013: Kiểm toán các tập đoàn nhà nước và lĩnh vực ‘nóng’ (TP). --- Tậ̣p trung kiểm toán các lĩnh vực nóng về tham nhũng (TN). - Sẽ kiểm toán 4 ngân hàng và 24 doanh nghiệp lớn năm 2013 (TBKTSG). - Hàng loạt “ông lớn” phải kiểm toán trong 2013 (VnEco).--Chủ tịch tập đoàn Mai Linh: Sai lầm từ việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn -Tại thị trường TP.HCM, thị phần Hãng taxi Mai Linh hiện đã tuột xuống vị trí thứ hai sau Vinasun.
Nghịch lý kiếm tiền của các quỹ đầu cơ
Nhiều người cho rằng các ông chủ quỹ đầu cơ đang kiếm được lợi nhuận kếch xù trong khi các khách hàng của họ ngày càng nghèo đi.
- Bộ Nội vụ lập tổ công tác truy ‘chạy’ công chức 100 triệu (VNE). – Chạy công chức ở Hà Nội: Truy tố nếu đủ căn cứ (ĐĐK). – Rất khó phát hiện việc “chạy” công chức (LĐ).
- 12 sự kiện nổi bật nhất trong năm 2012 tại Việt nam (Sống Magazine).- Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2013 (PetroTimes).
- Tiền vẫn trong “kho” của NHNN (TBKTSG).
- Chưa mừng giảm thuế, đã lo tăng giá điện (VEF). – Tăng giá: Ngành điện lại gây sốc (ĐĐK). – Lý giải tăng giá điện của EVN chưa thuyết phục (TP).
- NHNN bất ngờ giảm 1% các lãi suất điều hành (TTVN/ SBV/ CafeF). – Ngân hàng Nhà nước chính thức hạ trần lãi suất huy động (PetroTimes). – Lãi suất giảm 1% (TN). – NHHN đồng loạt hạ 1% lãi suất cho vay và huy động (TP). – Trần lãi suất tiền gửi giảm còn 8% (VNE). – Từ 24-12, giảm lãi suất cho vay xuống 12% (TT).
- Xong vụ độc quyền, NHNN buông giá vàng? (Infonet).
- Giảm thiểu tình trạng “tay không bắt giặc” (ĐTCK).
- Gia hạn và miễn giảm nhiều loại thuế cho DNVVN (TTXVN). – Gỡ vướng tiền thuế tạm thu (TP).
- Doanh nghiệp và các mức đóng phí 2013 (NCĐT).
- Hàng loạt DN FDI “đánh bài chuồn” do nợ khủng (Infonet).
- “Ông lớn” ngành lương thực phải thoái hết vốn khỏi nhà băng (DT).
- 10.000 tỉ đồng hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân (PetroTimes). – Gà mắc tóc (Petrotimes).
- Như dưa, vải ế! (LĐ). – Người phụ nữ vực dậy một thương hiệu cam sành (TTXVN).
- Thịt nhập gây khó chăn nuôi (LĐ).
- BP bán cổ phần mỏ khí ở biển Đông (Petrotimes).
--Bắc Kinh trả đũa Tokyo bằng đòn ngầm kinh tế
--Chương trình cổ phần hoá bị lãng quên
Trụ cột quan trọng nhất trong chương trình tái cơ cấu DNNN này có vẻ một lần nữa bị lãng quên do thị trường chứng khoán, kinh tế tiếp tục khó khăn.
----The Rise of the Attention Economy
Project Syndicate
-The sinking of "Plan B"; the U.S. "fiscal cliff" disaster of John Boehner
WASHINGTON (Reuters) - Had there been a vote on Republican House Speaker John Boehner's "Plan B" to avert the so-called U.S. fiscal cliff on Thursday night, it would not have been close. He was probably 40 to 50 votes short of the number he needed to avoid a humiliating defeat at the hands of his own party, according to rough estimates from Republican members of Congress and staff members.
-Đi làm từ 3 giờ sáng
TT - 3g30, ánh đèn loang loáng trên con đường làng nhỏ hẹp, gồ ghề. Chị Trần Kim Yến, 32 tuổi, lầm lũi ra điểm hẹn, hòa mình vào đám đông những cô gái trạc tuổi mình, chờ xe tới đón.
Đèn pin trên đầu, chị Trần Kim Yến lội bộ 20 phút để đến điểm đón xe - Ảnh: Thuận Thắng |
Đều đặn mỗi ngày hai năm nay, cứ 3g sáng chị Yến bắt đầu một ngày làm việc mới như thế, cho tới 20g mới trở về nhà. Bước chân của chị đã quen lội bộ đến điểm bắt đầu chuyến hành trình 130km từ huyện biên giới Mộc Hóa, tỉnh Long An lên Q.Bình Tân, TP.HCM. Đây là tuyến xe xa nhất trong các tuyến xe đưa rước hàng ngàn công nhân ở tỉnh của Công ty Pou Yuen.
Giấc ngủ không tròn
Hành trang của mỗi công nhân gồm một chiếc gối nhỏ và cà men cơm. Vừa bước lên xe, những công nhân đủ mọi lứa tuổi vội vã chợp mắt.
Mỗi ngày 300 chuyến xe
Trung tâm Điều hành vận tải tỉnh Long An cho biết cơ quan này điều phối hành trình cho 104 tuyến xe (hơn 300 xe) đưa rước hàng ngàn công nhân Công ty Pou Yuen ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và các huyện của TP.HCM. Công nhân trả 3.000 đồng lượt đi - về, chi phí còn lại do công ty trợ giá.
Chuyến xe cứ chạy, dừng rước suốt chặng đường. Những cái đầu gà gật gục vào vai nhau, vào cửa kiếng ngủ vùi. Chặng đường từ thị trấn Mộc Hóa ra tới đường cao tốc khoảng 70km xuống cấp, xe cứ lúc lắc, lên xuống liên tục nên giấc ngủ của họ không trọn giấc.
Gần 50 người, không tiếng người, thi thoảng chỉ có tiếng còi xe xé toạc màn đêm tịch mịch, giữa mông lung đồng lúa. Thi thoảng có người giật mình ngóc đầu dáo dác nhìn xem đã tới chỗ làm hay chưa, rồi lại chìm vào giấc ngủ chập chờn. Bao nhiêu năm làm việc là bấy nhiêu năm giấc ngủ của họ không trọn vẹn.
Chị Trần Thị Thùy Mai kể nhà cách xa chỗ xe rước và cách một con sông nên 2g30 chị phải thức giấc, tự chèo đò qua sông. Có hôm mưa gió đò lật, may mà chị biết bơi nên giữ được mạng sống của mình. Hành trang của chị trong những ngày mưa gió là bộ quần áo vì “lỡ ướt còn có đồ thay mà đi làm”. “Mỗi tháng làm được gần 3 triệu đồng, chỉ vừa đủ gói ghém cuộc sống” - chị cho biết.
Chồng chị gắn với tám công ruộng nhưng mùa màng thất bát suốt nên không đủ nuôi hai con còn ăn học, thấy người làng đi làm nhiều chị cũng theo làm được gần hai năm nay. Vì xa nhà, những công nhân như chị Mai, chị Yến ít ai dám làm tăng ca nên thu nhập chắt chiu mỗi tháng 2,5-3 triệu đồng.
Hơn 90% công nhân trên những chuyến xe là phụ nữ, họ gánh gồng trách nhiệm gia đình trên đôi vai gầy guộc của mình hết tháng này qua tháng khác, từ năm này tới năm khác. “Từ lúc đi làm tới giờ sụt mất mấy ký, ai cũng vậy à” - chị Mai cười nói. Theo lời kể của chị, nhiều hôm tăng ca về đến nhà 21g là lăn đùng ra ngủ, chẳng đoái hoài gì đến cơm nước.
Lý giải về sự đi - về, các chị em cho biết với mức thu nhập như trên không ai có thể chống chọi được với giá cả sinh hoạt đắt đỏ nơi thành thị, nhất là giá nhà trọ... Họ chấp nhận đi sớm, về tối để khỏi cắt xén từ đồng lương vốn chẳng nhiều nhặn gì mà còn được sum họp gia đình.
Khởi hành từ 3 giờ sáng, vượt quãng đường hàng trăm cây số, công nhân chuẩn bị vào một ngày làm việc mới - Ảnh: T.Thắng |
Mơ tới bình minh
Ánh mắt gà gật thiếu ngủ của chị Mai sáng lên chút đỉnh khi chị nhắc đến đứa con vừa đậu đại học. “Thôi thì ráng làm lụng nuôi cho con cái học hành đàng hoàng, biết đâu thay đổi cuộc sống bố mẹ nó” - chị Mai trải lòng.
Xe riêng cho chị em mang thai
Trong các chuyến xe có một chuyến đưa rước những bà bầu. Mang thai đến tháng thứ bảy nhưng chị Hương vẫn đều đặn hằng ngày đi sớm về khuya theo xe đi làm. “Ráng làm cho đến ngày sinh để có tiền nuôi con, chớ nghỉ hộ sản lương chẳng được bao nhiêu” - chị Hương nói.
|
Những tài xế xe đưa rước công nhân cho biết thường công nhân nữ làm 2-3 năm rồi nghỉ vì chịu không siết đường sá xa xôi. “Làm vài năm rồi xoay xở việc khác làm chứ đi hoài vậy chịu sao nổi” - chị Tô Thị Kim Phượng tâm sự. Nhưng nhiều người nghỉ được một thời gian rồi đi làm lại “vì ở nhà không có việc gì làm”.
Nhiều thiếu nữ chưa chồng cùng chung ước muốn “khi nào lấy chồng rồi nghỉ vì vất vả quá”. Nhưng liệu mong muốn của họ có thành hiện thực hay không khi trên bước đồng hành hiện vẫn còn nhiều phụ nữ đã lập gia đình tảo tần sớm hôm?
Như chị Võ Thị Nhung, già sọm so với tuổi 31, hơn hai năm nay đồng lương từ mồ hôi của chị phải gánh vác cho cả gia đình: chồng bị liệt, hai con nhỏ và bản thân chị thường xuyên xỉu trên xe vì suy nhược thần kinh. Vậy mà chị vẫn hằng đêm trên chuyến xe với con đường thiên lý. Nghị lực của những phụ nữ này đáng trân trọng đến kinh ngạc.
6g30 xe tới bãi đậu. Cảnh nhộn nhạo, leng keng chén muỗng cho bữa sáng chớp nhoáng để kịp giờ vào ca. Mắt ai cũng thâm quầng. Những đôi mắt thâm quầng ấy từng một thời là thiếu nữ với những ao ước đẹp về cuộc đời không quá nhiều nhọc nhằn...