Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Các đoàn thể quần chúng “ngốn” hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm

-Ngân sách, chi tiêu cho các hội đoàn: Ẩn số cần lời giải (TT 20-7-16) --
TTCT - Mỗi năm, các hội đoàn, tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam thu hội phí khoảng 10.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, chi tiêu của họ chưa thực công khai, minh bạch.

Trao đổi với TTCT, ông Nguyễn Khắc Giang, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết con số ngân sách chi 14.000 tỉ đồng/năm cho các hội đoàn, tổ chức chính trị xã hội là gồm chi ngân sách ở cả 4 cấp: trung ương, tỉnh thành, huyện và xã.

Chi ngân sách cho các hội vẫn tăng


Theo nghiên cứu của VEPR, trong giai đoạn 2006-2014 tổng số tiền ngân sách hỗ trợ cho trung ương hội của các tổ chức quần chúng công đã tăng từ 781 tỉ lên trên 1.899 tỉ đồng - chiếm khoảng 1,1% tổng dự toán chi ngân sách trung ương cho các bộ, cơ quan trung ương.

Số tiền trên tương đương mức dự toán chi ngân sách cho các bộ như Bộ Kế hoạch - đầu tư (1.873 tỉ), Bộ Công thương (1.916 tỉ)... Theo ông Nguyễn Khắc Giang, đó mới là tiền ngân sách chi cho cấp trung ương. Còn theo chế độ tài chính hiện nay, các hội đoàn cấp địa phương sẽ được cấp chính quyền địa phương hỗ trợ và tính vào chi ngân sách địa phương.

Theo VEPR, giai đoạn 2006-2010 một số hội đặc thù nhận được nhiều hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Cụ thể trong năm 2009, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam được 80,7 tỉ, Hội Chữ thập đỏ 51,6 tỉ, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam 46,7 tỉ, Hội Nhà văn 24,3 tỉ, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam 20,1 tỉ đồng.

Từ năm 2010 trở đi, theo nhóm nghiên cứu, do quyết toán và dự toán ngân sách không ghi riêng tên từng hội nhận hỗ trợ nên nhóm nghiên cứu chỉ tính tổng. Với các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp (như Hội Luật gia, Hội Nhà văn...), theo VEPR, ngân sách nhà nước chi hỗ trợ đã tăng rất mạnh trong khoảng 10 năm qua.

Ví dụ, nếu kinh phí hỗ trợ cho nhóm này năm 2004 là khoảng 248 tỉ đồng thì năm 2010 lên tới 936 tỉ và chỉ giảm vào những năm kinh tế khó khăn (nhưng còn tới 638 tỉ đồng).

Chưa minh bạch


Nguy cơ hành chính hóa hội đoàn

Nhận định này của ông Nguyễn Khắc Giang qua nghiên cứu của VEPR dựa trên khảo sát thực tế tại rất nhiều hội, cho thấy nhiều hội đoàn chi tới 80% cho bộ máy và chi thường xuyên. “Chúng tôi khảo sát ba tỉnh, hầu như tất cả, từ sở nội vụ, các tổ chức đoàn thể như MTTQ, hội đặc thù, đều cho rằng cấp ngân sách như thế thì họ khó lòng hoạt động tốt. Ở một huyện, ngân sách cấp cho MTTQ là 900 triệu đồng/năm nhưng riêng chi cho bộ máy, chi thường xuyên điện nước… đã hết 750 triệu” - ông Giang cho biết. Với huyện có quy mô vài trăm ngàn dân, với cách cấp ngân sách như trên, các hội đoàn được bao cấp chỉ tổ chức được vài hoạt động mỗi năm, hoặc một năm chỉ làm một vài tháng, sau đó hết kinh phí, phải cơ bản “nằm im”. Nhưng vì đã được cấp biên chế, không làm gì vẫn hưởng lương nên họ vẫn sống được. Cán bộ do hưởng lương thấp nên chủ yếu lo đi làm thêm bên ngoài. Những điều này làm xơ cứng và hành chính hóa các hội.


Ngoài nguồn ngân sách cấp, mỗi năm các hội, đoàn thể chính trị xã hội còn thu hội phí. Dù hội phí không cao nhưng các hội đoàn có lượng hội viên rất lớn (Hội Liên hiệp phụ nữ có khoảng 9 triệu hội viên, Tổng liên đoàn Lao động có gần 8 triệu hội viên...).

Tính toán của VEPR cho biết mỗi năm ước các hội, đoàn thể công thu hội phí được khoảng 10.000 tỉ đồng. “Đó là chưa tính tiền tài trợ, các hội đoàn thường có tài trợ quốc tế, các dự án” - ông Giang nói.

Còn theo TS Nguyễn Đức Thành - trưởng nhóm nghiên cứu trên của VEPR, ngoài tiền nhà nước bao cấp, hội phí, nhiều hội đoàn, tổ chức quần chúng công còn có tài sản riêng khá lớn.

Theo nghiên cứu, tổng giá trị tài sản cố định các hội đoàn, tổ chức chính trị xã hội nắm giữ ước tính hiện khoảng 205.000 tỉ đồng. Tổng liên đoàn Lao động có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn công đoàn trên cả nước mà theo ước tính của nhóm nghiên cứu trị giá đến 43.000 tỉ đồng.

Chỉ tính mức sinh lợi của các doanh nghiệp nhà nước bình thường, theo nhóm nghiên cứu của VEPR, mỗi năm khối nhà nghỉ, khách sạn này có khả năng thu về được trên 6.000 tỉ đồng.

Công nhận đóng góp của các hội đoàn, tổ chức chính trị xã hội có thể rất lớn, tuy nhiên TS Nguyễn Đức Thành cho rằng các tổ chức này chưa đủ minh bạch. Ngay với nguồn kinh phí nhà nước cấp và hội phí, các hội đoàn chi tiêu như thế nào xã hội vẫn rất khó biết.

“Chúng tôi dựa trên phương pháp khoa học để đưa ra ước tính. Nhưng dù có làm cẩn thận bao nhiêu cũng không thể phản ánh chính xác được con số thực thu và thực chi của các hội đoàn. Vì vậy nhóm nghiên cứu mong muốn khi công bố, các hội sẽ đưa ra báo cáo về mức chi tiêu thực của mình” - ông Giang nói.

Theo VEPR, ngay Nhà nước, chính quyền các cấp đã công khai dự toán ngân sách và chi tiêu của mình thì không có lý gì các hội đoàn lại không thể công khai thu chi, cả thu từ tài trợ ngân sách và chi cho các loại hoạt động. Nhóm nghiên cứu của VEPR khi tìm hiểu về các khoản chi tiêu của các tổ chức, hội... nhận hỗ trợ ngân sách đã không thấy sự chủ động công khai, minh bạch của các tổ chức này.

Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm trên trang web của nhiều hội đoàn lớn nhưng không có thông tin công khai về chi tiêu.

Khó đo đếm hiệu quả
hoạt động


Hà Nội có 7.979 tổ chức quần chúng công

Khảo sát của VEPR cho thấy riêng TP Hà Nội có tới 7.979 tổ chức quần chúng công, hiệp hội hoạt động. Ngân sách nhà nước năm 2014 đã chi 150 tỉ đồng cho các hội, đoàn, tổ chức chính trị xã hội và 50 tỉ đồng cho các hội đặc thù (theo quy định, hội đặc thù gồm: Hội Nhà văn, Hội Sinh viên, Hội Văn nghệ dân gian, Hội Nhạc sĩ, Hội Điện ảnh, Hội Nghệ sĩ múa, Hội Kiến trúc sư, Hội Mỹ thuật, Hội Nghệ sĩ sân khấu...). Đây chỉ là các khoản mang tính chất lương và chi thường xuyên được hỗ trợ, chưa kể kinh phí thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao. Kinh phí 50 tỉ đồng cho các hội đặc thù cũng chỉ mới tính kinh phí cấp thành phố, chưa tính các cấp hành chính bên dưới nên số tiền thực chi có thể lớn hơn nhiều.


Hiện nay, việc cấp ngân sách cho các hội đoàn thường theo biên chế, vì vậy không kể quy mô hội viên vẫn thường được phân bổ như nhau. Nhiều hội có tiêu chuẩn ôtô, một số giám đốc sở nghỉ hưu về làm lãnh đạo hội có thể nhận “lương” 5-6 triệu đồng/tháng, chưa kể có thể có các khoản khác. Theo nhóm nghiên cứu của VEPR, rất nhiều hội hoạt động chồng chéo.

“Khi hội đoàn sống bằng thu phí hội viên và những hoạt động được cộng đồng chấp nhận thì nếu cứ hoạt động không thực chất, không hiệu quả, hội đoàn sẽ không có tiền” - TS Thành nói. Với những đơn vị nhận bao cấp, trong báo cáo của họ thường thấy nhất là các hội nghị, hội thảo, đào tạo hội viên, các hoạt động gắn với xã hội rất ít.

Trong khi đó, theo các quy định thì các hội đoàn có vai trò lớn như đại diện người dân tham gia giám sát các công trình của dân. “Thực tế khả năng kiểm tra giám sát của các hội đoàn rất hạn chế.” - ông Giang cho biết.

Việt Nam đang trong tiến trình soạn thảo Luật về hội, ông Nguyễn Ngọc Lâm (nguyên vụ trưởng Vụ Các tổ chức phi chính phủ - Bộ Nội vụ) trong tham luận liên quan Luật về hội đã cho rằng cần nghiên cứu cấu trúc lại các loại hội hiện có, đồng thời khuyến khích hội tự quản theo hướng công khai, minh bạch và có tính giải trình.

Theo ông Nguyễn Khắc Giang, các hội đoàn có thể chịu sự giám sát và phải báo cáo chi tiêu cho các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, như thế là chưa đủ. Bởi bên cạnh nguồn vốn ngân sách cấp, với vai trò được Nhà nước giao, họ còn thực hiện nhiều hoạt động kêu gọi tài trợ và thu hội phí.

Các khoản này cần được công khai để cho thấy hội đoàn nào hoạt động hiệu quả cũng như ngân sách cấp có cần thiết hay không. Và do các hội đoàn đang nhận tiền của hội viên, nhận hỗ trợ từ ngân sách (tiền dân) nên họ cần công khai, minh bạch hơn nữa, dự thảo Luật về hội nên quy định cụ thể điều này.

TS Vũ Công Giao, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng cần “quy định cụ thể, rõ ràng về nghĩa vụ công khai, cung cấp thông tin (...) đặc biệt là các hội nhận ngân sách công và tài trợ, quyên góp của công chúng” trong dự thảo luật này.■


Nên xem lại số tiền hỗ trợ, bao cấp

Về khoản tiền chi cho các hội - đoàn thể, ông Võ Thành Hưng, vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) - xác nhận Bộ Tài chính và Chính phủ quyết chi ngân sách cho các hội ở trung ương, việc chi cho các hội ở địa phương là do ngân sách địa phương lo sau khi được HĐND quyết.

Số liệu ngân sách trung ương chi cho các hội hằng năm được Bộ Tài chính công khai trên cổng thông tin điện tử của bộ. Năm 2016, số tiền đã duyệt chi cho Hội Nông dân Việt Nam là 346,5 tỉ đồng; Hội Cựu chiến binh Việt Nam: 80 tỉ đồng;

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam: 273 tỉ đồng; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ: 158,6 tỉ đồng... Theo ông Hưng, theo quy định của Hiến pháp, ngân sách chỉ chi những gì có trong dự toán, tức là đã được Quốc hội phê duyệt. Theo quy định, khoản chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội là được ngân sách đảm bảo. Luật ngân sách nhà nước khoán chi là theo đầu công việc.

Về quản lý giám sát chi tiêu của các hội này, ông Võ Thành Hưng cho biết các hội là đơn vị sử dụng ngân sách nên chịu sự thanh tra, kiểm tra về sử dụng ngân sách của Kiểm toán Nhà nước, chi tiêu của hội do Kho bạc Nhà nước kiểm soát.

Theo quy định, hằng năm các hội - đoàn thể này phải có nghĩa vụ công khai chi tiêu ngân sách của mình. Trao đổi với TTCT, tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT), cho rằng trong bối cảnh ngân sách khó khăn như mấy năm nay, Chính phủ nên xem xét con số 14.000 tỉ đồng mà ngân sách nhà nước chi cho các hội - đoàn thể theo nguyên tắc đảm bảo chi tiêu chặt chẽ, hợp lý và tiết kiệm. Các hội, đoàn cũng cần rà soát hoạt động, tinh giản biên chế.

Lê Thanh



-Các đoàn thể quần chúng “ngốn” hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm
VietTimes -- Tính cộng gộp thì tổng chi phí cho các tổ chức quần chúng công (QCC) hàng năm dao động từ 45,6 đến 68,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 1-1,7% GDP của cả nước. … nhưng hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong số này vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp.
Lê Thọ Bình - /Thứ Hai, ngày 13/6/2016 - 07:30

Tổng chi phí hàng năm từ 45,6 đến 68,1 nghìn tỷ đồng


Sau khi lý giải khá kỹ về phương pháp luận mà Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã dùng trong công trình nghiên cứu “Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức QCC ở Việt Nam”, Thạc sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên của VEPR cho biết:

Ở Việt Nam chúng ta có Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), 5 tổ chức chính trị- xã hội (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu Chiến binh) và 28 hội đặc thù, gọi chung là các tổ chức quần chúng công (QCC); trong đó, đa số các tổ chức này đều có 4 cấp (trung ương, tỉnh (thành phố), huyện (quận) và xã (phường).

Các tổ chức QCC đã tồn tại trong một thời gian dài, thậm chí trước khi đất nước giành được độc lập. Trong quá trình hình thành và phát triển, hệ thống này đã có vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.

Tuy vậy, hệ thống này cũng bộc lộ không ít những bất cập. MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội và nhiều hội đặc thù khác được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước và xã hội, được phân bổ ngân sách hoạt động, tuy vậy, chi phí kinh tế và hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong số này vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời đáp.

Trong công trình nghiên cứu “Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức QCC ở Việt Nam”, Nhóm Nghiên cứu của VEPR có đưa ra ước tính chi phí kinh tế của xã hội cho hệ thống các tổ chức QCC hàng năm dao động từ 45,6 đến 68,1 nghìn tỷ đồng. Ông có thể phân tích cụ thể các nguồn kinh phí này không?

- Tổng số tiền ngân sách hỗ trợ cho Trung ương hội của các tổ chức QCC giai đoạn 2006-2014 tăng từ 781,3 tỷ đồng (năm 2006), lên 1.899,7 tỷ đồng (dự toán năm 2014), chiếm khoảng 1,1% dự toán tổng chi ngân sách Trung ương cho các bộ, cơ quan Trung ương trong năm 2014. Trong năm quyết toán 2012, tổng số tiền này là 2.196 tỷ đồng.

Còn ước tổng chi ngân sách địa phương cho các tổ chức QCC là 9.529 tỷ đồng (năm 2012).

Như vậy, tổng cộng ước chi ngân sách cho các tổ chức QCC trong năm 2012 đạt 12.638 tỷ đồng. Quy đổi giá trị của con số trên về thời giá năm 2014, có giá trị chi NSNN cho các tổ chức QCC là 14.023 tỷ đồng. Con số này chưa tính đến các khoản chi để nhóm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, một phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi trả lương hưu cho CBCC làm việc cho các tổ chức QCC.

Nếu cộng cả các chi phí kinh tế khác của xã hội như hội phí (khoảng hơn 10.704 tỷ đồng), thu nhập từ phí ủy thác từ các ngân hàng chính sách xã hội (năm 2014 khoảng 2.066,1 tỷ đồng), thu từ hợp tác viện trợ (khoảng 712,6 tỷ đồng)… cộng với chi phí cơ hội và chi phí ẩn từ tài sản cố định và nguồn nhân lực thì tổng chi phí cho các tổ chức QCC hàng năm dao động từ 45,6 đến 68,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 1-1,7% GDP của cả nước.

Trong quá trình nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu của VEPR có nhận ra trong số các hội đặc thù có hội nào đáng ra phải tự chủ về hoạt động và ngân sách, nhưng vẫn được Nhà nước rót tiền không?

- Trong giai đoạn 2006-2010, các hội đặc thù nhận được hỗ trợ từ NSNN nhiều là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: 80,7 tỷ đồng trong năm 2009. Cũng trong năm 2009 Hội Chữ Thập đỏ: 51,6 tỷ đồng, VUSTA: 46,7 tỷ đồng, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam: 32,1 tỷ đồng; Hội Nhà văn Việt Nam: 24,3 tỷ đồng, Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam: 20,1 tỷ đồng. Nhưng từ năm 2010 trở đi, quyết toán và dự toán NSNN không ghi cụ thể tên từng hội, tổ chức đặc thù được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, nên chúng tôi chưa có số liệu chi tiết mới nhất

Cần giám sát và chất vấn hoạt động tài chính của các tổ chức QCC

Như trên vừa phân tích, ngoài ngân sách do Trung ương cấp, các hội này còn nhận được ngân sách từ các địa phương. Ông có thể cho biết nguồn này từ 2 địa phương lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được không?

- Có thể nói Hà Nội và TP HCM có lượng ngân sách dành cho các tổ chức QCC lớn nhất. Trong các năm từ 2006-2012, NSNN quyết toán cho khoản này tăng 182%, từ 124 tỷ đồng lên 335,2 tỷ đồng. Ở Hà Nội, tổ chức nhận được nhiều tiền nhất từ ngân sách là Thành đoàn Hà Nội, chiếm 67% tổng chi thường xuyên và 87% tổng chi ngân sách cho các tổ chức QCC năm 2006. Trong năm quyết toán ngân sách gần nhất (2012) con số này là 28% và 53%.

Còn ở TP. Hồ Chí Minh thì Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh cũng là đơn vị nhận được nguồn ngân sách lớn nhất, chiếm 52% tổng chi trong dự toán ngân sách năm 2007. Trong năm quyết toán gần nhất (2012), chi cho Thành đoàn chiếm 40% tổng chi cho các tổ chức QCC.

Còn đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được ngân sách Trung ương cấp 359,96 tỷ đồng (năm 2014), chỉ đứng sau Hội Nông dân Việt Nam (401,45 tỷ đồng).

Nguồn NSNN và có nguồn từ NSNN cấp cho các tổ chức QCC là không hề nhỏ, tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nguồn ngân sách này đã được sử dụng như thế nào, có hiệu quả không và ai giám sát việc chi tiêu này. Công trình nghiên cứu của VEPR đưa ra khuyến cáo như thế nào về vấn đề này?

- Đây thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm. Vì vậy, về vấn đề này, trong các khuyến cáo của mình, Nhóm Nghiên cứu đã đưa ra đề nghị là cần phải có quy định chặt chẽ hơn về quản lý tài chính của các tổ chức QCC. Do các tổ chức này có cơ chế tiếp nhận ngân sách tương tự như các cơ quan hành chính, cần yêu cầu công khai, minh bạch chi tiêu trong báo cáo tài chính hàng năm trước ban giám sát và công chúng. Cần phải có cơ chế giám sát, chất vấn hoạt động tài chính của các tổ chức này. Chúng tôi khuyến nghị là MTTQ Việt Nam, với tư cách là liên minh chính trị của các tổ chức trên, nên đảm trách nhiệm vụ này.

Được biết, trong các Tổ chức QCC có không ít các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trực thuộc. Nhóm nghiên cứu của VEPR nhìn nhận như thế nào về hiệu quả kinh tế của các cơ sở kinh tế này?

- Đúng là nhiều tổ chức QCC có các doanh nghiệp, đơn vị làm kinh tế. Ví dụ, hiện nay ngành công đoàn có 89 khách sạn và nhà khách trên toàn quốc, nằm ở các vị trí thuận lợi về mặt du lịch và nghỉ dưỡng, hoặc các khu vực trung tâm hành chính. Giá trị tài sản của hệ thống nhà nghỉ này ước tính là trên 43 nghìn tỷ đồng bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản trên đất. Lấy mức sinh lợi của DNNN trong năm 2014 (15%) làm cơ sở tính toán thì chi phí cơ hội từ bất động sản của khối nhà nghỉ, khách sạn này ước khoảng 6,45 nghìn tỷ đồng/năm.

Vì vậy, để phát huy hiệu quả thực sự về kinh tế cần rà soát, đánh giá lại năng lực kinh tế, tài chính của các đơn vị kinh tế trực thuộc của các tổ chức QCC. Áp dụng chính sách xã hội hóa với các đơn vị này, từng bước xóa bỏ sự phụ thuộc về mặt ngân sách và danh nghĩa của những đơn vị đó với nhà nước. Cùng với đó xem xét tiến hành cổ phần hóa các loại hình doanh nghiệp trực thuộc để các doanh nghiệp đó hoạt động một cách độc lập theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam - đơn vị quần chúng công tiêu tốn đến hơn 20 tỷ đồng mỗi năm.

Các tổ chức QCC đang bị “nhà nước hóa”


Khi nghiên cứu về các chi phí kinh tế cho các tổ chức QCC, VEPR đưa ra đánh giá như thế nào về vai trò của các tổ chức QCC ở Việt Nam hiện nay?

- Các tổ chức QCC hưởng lương từ NSNN và có nguồn từ NSNN như ở Việt Nam chúng ta hiện nay có lẽ chỉ còn tồn tại ở Trung Quốc, Lào và CHDCND Triều Tiên. Thế mới có chuyện một lãnh đạo cấp cao của MTTQ Việt Nam than phiền: “Tôi đi nước ngoài không có người đồng cấp tiếp đón”.

Có thể nói, hệ thống các tổ chức QCC có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Các tổ chức này không chỉ thực hiện nhiệm vụ làm “đường dây truyền tải” (lời của V. Lênin) từ Nhà nước đến người dân, mà còn thực hiện một số nhiệm vụ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng như nâng cao đời sống người dân, tăng cường sự kết nối, tương trợ của cộng đồng và hỗ trợ người dân trong các hoạt động kinh tế xã hội.

Tuy nhiên nghiên cứu của VEPR cho thấy hệ thống này bộc lộ nhiều vấn đề đáng chú ý: Các tổ chức này đang rơi vào quá trình “nhà nước hóa”, “hành chính hóa” khá mạnh như bộ máy biên chế cồng kềnh, tổ chức thiếu linh hoạt (có xã chỉ có duy nhất 1 cựu chiến binh cũng thành lập Hội CCB), chồng chéo trong hoạt động. Cơ chế hoạt động của hệ thống chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, chưa thực tế, khiến việc thực hiện các nhiệm vụ đúng theo chức năng còn khó khăn. Các tổ chức QCC có các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kinh tế, nhưng việc quản lý các đơn vị này còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt liên quan đến vấn đề tài chính.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các tổ chức QCC phải tự chủ trong hoạt động và tài chính. Trong công trình “Ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức QCC ở Việt Nam”, Nhóm nghiên cứu của VEPR có khuyến nghi như thế nào về vấn đề này?

- Nhóm Nghiên cứu chúng tôi cho rằng, trước tiên cần xây dựng một bộ luật về các tổ chức QCC, hoặc một phần quan trọng trong luật về hội làm cơ sở để các tổ chức QCC vận hành.Hai là cần phải có quy định chặt chẽ hơn về quản lý tài chính của các tổ chức QCC; đồng thời phải có cơ chế giám sát, chất vấn hoạt động tài chính của các tổ chức này. Ba là nên gộp các tổ chức QCC ở cấp xã vào dưới sự quản lý của MTTQ. Điều này giúp giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động thực chất ở cấp cơ sở.

Bốn là giảm dần, tiến tới bỏ chế độ bao cấp, cơ chế xin-cho và biên chế, tập trung vào hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Năm là bãi bỏ chính sách cấp ngân sách hoạt động cho các hội đặc thù theo biên chế; chỉ cấp ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao. Từng bước tiến tới tự chủ trong hoạt động và ngân sách. Sáu là với nhiệm vụ Nhà nước giao cho các hội đặc thù thực hiện, cần công bố công khai theo các hình thức đấu thầu cung cấp dịch vụ công…

-Xin cám ơn ông.

-Đoàn Chữ thập đỏ ở động đất Nepal: Anh hùng và công dân hạng ba
Bùi Hải | 06/05/2015 08:53
Không ai bắt những cán bộ của đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam phải có những hành động anh hùng trong những ngày cả Nepal đổ nát và đau đớn vì động đất.

Nhưng cả người Việt và người Nepal sẽ không thể chấp nhận nếu đoàn này thể hiện tư cách chỉ như một công dân hạng ba.
Hoàng đế Pháp Napoleon đã nói một câu nổi tiếng trong lễ mừng chiến thắng:

“Những chiến sĩ được phong anh hùng ngày hôm nay hãy biết rằng, mình chỉ là anh hùng hạng hai. Bởi vì trong số những người lập tức lao vào đồn địch ngay sau tiếng súng lệnh, có mấy ai trở về?”.
Những người anh hùng hạng nhất thường không nói gì vì chiến công của họ đã trộn vào xương máu. Những người “chạy thoát” khỏi Nepal, dù không hề anh hùng, thì lại tuyên ngôn trên công luận.
Ngay sau khi một thành viên trong đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam khoe trên báo chí rằng đoàn mình đã trở thành nhóm người Việt đầu tiên “thoát nạn”, về nước an toàn, một doanh nhân đã có một chia sẻ hết sức thâm thúy:
Trong một bộ phim về cảnh sát cứu hoả ở Mỹ, ông cảnh sát trưởng nói với những người lính vừa nhập ngũ:
"Nghề của chúng ta là một nghề đặc biệt. Đó là: khi hoả hoạn xảy ra thì dân chúng chạy ra, còn chúng ta chạy vào. Vào nghề này, các anh chỉ cần nhớ ngần ấy thôi."
Trong số 2.977 nạn nhân thảm kịch 11/9 ở Mỹ, có 414 sỹ quan và lính cứu hoả New York đã chết khi họ đi xông vào chỗ những người khác chạy ra.
Những thành viên Việt Nam “thoát nạn đầu tiên, về nước an toàn” không phải lính cứu hỏa, nhưng cái chữ thập màu đỏ họ gánh trên vai, đặt cho họ trách nhiệm hơn cả của một công dân hạng nhất.
Nhưng những công dân “đáng lẽ phải là hạng nhất”, đáng lẽ phải “xông vào” như một bản năng của người cứu giúp giống lính cứu hỏa, thì họ lại “chạy ra” một cách nhanh nhẹn và hoàn hảo nhất.
Cũng đã có những người nói rằng truyền thông, mạng xã hội Việt Nam quá tàn nhẫn, khi đay nghiến nụ cười của một nữ quan chức đoàn này, khi bà chỉ tay vào những căn nhà đổ nát ở Nepal.
Đúng, đó có thể là một “khoảnh khắc không chủ đạo” trong tâm trạng của bà ta, nhưng tại sao truyền thông lại giận dữ như vậy?
Nếu nụ cười ấy, nở trên môi của một người đang lăn xả với cơn bĩ cực của dân Nepal, chắc chắn cũng sẽ được thể tất và không gây bão đến như vậy.
Nếu chủ nhân của “nụ cười trên đống đổ nát”, biết có một lời xin lỗi công chúng về sự bất cẩn của mình, thay vì đâm đơn đến văn phòng luật sư để “bảo vệ hình ảnh cá nhân”, thì chắc chắn gạch đã đã không dội nhiều đến thế xuống đầu.
Sau khi bức ảnh “tự sướng” trong lễ tang Đại tướng được phát tán, chàng trai là cộng tác viên của VTV lúc đó đã cúi đầu: "Bản thân mình, khi xem lại những hình ảnh đó, cũng thấy phản cảm lắm, ân hận lắm...!".
Thiếu niên đăng ảnh cười trước đám cháy của Trung tâm thương mại Hải Dương và hai cô gái rất trẻ chụp ảnh tự sướng trong một đám tang ông nội, đều biết xin lỗi:
"Đời người ai cũng có lỗi lầm, quan trọng là nhìn thấy cái sai để khắc phục. Em thành thật xin lỗi".
Thế nhưng, không ai trong số 10 người “thoát nạn” sớm nhất thấy mình cần phải xin lượng thứ. Rất nhiều lý do được họ đưa ra để chứng minh công chúng đã sai như thế nào khi “hiểu lầm” họ:
Vì họ chỉ là quan chức, không phải là thợ cứu hộ, nên nếu làm chỉ vướng chân người khác.
Vì phía Nepal khuyên đoàn về nước.
Vì vé máy bay khứ hồi và visa định sẵn ngày về.
Vì về nước có thể giúp đỡ được nhiều hơn ở bên đó…
Một đoàn 4 người ở TP. HCM đi du lịch Nepal đúng dịp thảm họa, không gánh trên vai chữ thập đỏ, nhưng lại âm thầm trở thành những công dân hạng nhất.
Họ chẳng đưa ra một lý do gì để tháo chạy. Họ đi hiến máu. Họ đi vận động quyên góp. Họ gõ cửa các cơ quan cứu trợ. Một thành viên trong đoàn, chị Lê Kim Chi viết:
“Tôi ở đây, ở một trong những nơi đang đau khổ nhất thế gian. Chúng tôi mò mẫm đi tìm những tổ chức từ thiện để góp chút gì đó cho người dân Nepal”.
Không biết, khi đọc tiếp những dòng này của chị Chi, đoàn Chữ thập đỏ có lấy tay che mặt:
“Một ngày ở lại Kathmandu không nhiều thời gian cho chúng tôi làm nhiều việc hơn thế.
Mọi chuyến đi đến ngày trở về thường sẽ có cảm giác hân hoan, no nê niềm vui và trở về mái nhà ấm cúng với người thân.
Nhưng lần trở về này mọi thứ dường như dang dở. Và chúng tôi ra đi khi không khí tang tóc buồn thảm bao trùm Nepal.
Tôi thấy mình chia tay đất nước này vào thời điểm này vẫn còn nhiều day dứt”.
Thời thế tạo anh hùng và là thuốc thử để phân biệt công dân hạng nhất, hạng hai, hạng ba.
Tuyệt đại đa số những anh hùng đều là người bình thường, vụt sáng khi vượt lên những hoàn cảnh thử thách bản lĩnh ngặt nghèo.
Vụ động đất ở Nepal chính là thuốc thử tốt nhất cho cái tâm, cho nhiệt huyết và cho cả năng lực tư duy, năng lực hành động của những quan chức của đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam.
Dù công chúng mong muốn họ vụt sáng giữa cái nền u ám của thảm họa, nhưng không ai bắt họ phải trở thành anh hùng hay “anh hùng hạng nhất” theo cái nghĩa Napoleon nói. Ai cũng muốn họ lành lặn trở về.
Nhưng ngay cả “cú sát hạch” để trở thành công dân hạng nhất ở Nepal, họ đã không vượt qua.
Đã có những câu hỏi: “Liệu họ có chọn nhầm nghề?”. Có lẽ hơi sớm để đưa ra câu trả lời. Là cán bộ một tổ chức nhân đạo, chắc chắn họ có quá trình đóng góp cho xã hội.
Nhưng chọn làm việc trong tổ chức nhân đạo, không chỉ là chọn một nghề, mà là chọn sứ mệnh.
Sứ mệnh là cái luôn đặt trên vai và ở trong tim
Sứ mệnh không bao giờ là bánh xe patin lắp dưới chân, để trượt nhanh nhất khỏi vòng thử thách.



Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Phía bạn Nepal khuyên trở về (ĐV 4-5-15) - "khuyên trở về" hay "đuổi về"?

- Bài học từ bức ảnh ‘tự sướng’ trước thảm hoạ của thành viên hội Chữ Thập Đỏ (NĐT 4-5-15)

Bức ảnh ‘tự sướng’ của thành viên hội Chữ Thập Đỏ, cũng phản ánh mặt tích cực khác của những công cụ, phương tiện như điện thoại thông minh, mạng xã hội Facebook rằng, ngoài chức năng giải trí đó còn là thước đó chuẩn mực, lối sống của một con người – trong bình diện tương tác, phản hồi với những cá nhân, cộng đồng xung quanh...
1. Hình ảnh bà N.L.H – thành viên hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam – chỉ tay và cười trước ngôi nhà sập tại Nepal, đã dấy lên trên mạng xã hội một làn sóng bình luận về hành vi “khác người”của bà.
Bức hình nằm trong luồng thông tin thời sự liên quan đến vụ động đất ở Nepal, gây ra cái chết cho hơn 7.000 người, và Đoàn học tập của Hội Chữ Thập Đỏ VN nhanh chóng trở về nước an toàn sau khi thảm họa xảy ra. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao có rất nhiều nhà thiện nguyện, tổ chức phải tìm cách đến được vùng xảy ra thảm họa để hỗ trợ nạn nhân, thì những người làm lãnh đạo của cả một Hội chuyên về công tác thiện nguyện của Việt Nam lại nhanh chóng “bỏ chạy” khỏi Nepal như thế. Hình ảnh của những con người mang trên vai chữ thập đỏ của tình con người và trách nhiệm đã bị nhìn nhận sai lạc đi trước hình ảnh của đoàn học tập (mặc dù, nhiều quan điểm bảo vệ, việc rời khỏi hiện trường nguy hiểm khi không thể giúp được gì là điều bình thường?!).
Bức ảnh bà H cùng cùng với những thông tin liên quan đến đoàn cán bộ Chữ Thập Đỏ gây ra phản ứng từ dư luận. Ảnh: TL
Tuy nhiên, có lẽ dư luận không “ác miệng” đến thế, nếu như những thành viên của đoàn chỉ cầu an cho bản thân bằng cách rời khỏi vùng nguy hiểm, lại còn liên tục lên mạng, chia sẻ những bức hình ảnh họ ăn nhà hàng, chụp ảnh khoe đi du lịch và đỉnh điểm là bức ảnh kiểu “Selfie” (tự sướng) của bà N.L.H – đang tươi cười chỉ tay vào một ngôi nhà bị tàn phá – theo cùng một cách du khách thường làm trước một thắng cảnh du lịch.
Dù cho ông Nguyễn Xuân Duy (điều phối viên của hội Chữ Thập Đỏ Nauy tại Việt Nam) có giải thích với truyền thông trong nước: “Thật ra, trước bức ảnh này còn có một bức ảnh khác chụp chị H. đang chỉ tay lên ngôi nhà bị đổ sập này, gương mặt chị ngước lên nhìn, nhưng vì bức ảnh đó vướng một người dân đi ngang qua, lại bị mờ nên tôi đã xóa ra khỏi folder, chỉ để lại bức ảnh này. Do xem trên máy ở chế độ ảnh nhỏ nên tôi không rõ gương mặt chị H. lúc ấy ra sao” – thì hình ảnh một phụ nữ tươi cười trước thảm họa cũng đã kịp trở thành hình ảnh lan truyền không ngừng lại, thể hiện thái độ của một người trước sự cố mà rất nhiều quốc gia đang quan tâm.
2. Sẽ thật bình thường nếu bạn đi ăn với gia đình và chia sẻ ảnh gia đình ăn gì, con cái vui chơi ra sao. Facebook thể hiện những khoảnh khắc riêng tư và bình thường của mọi người. Nhưng khi đăng những ảnh như “cười trong thảm họa”, những thành viên đoàn Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã làm dấy lên một mối quan tâm chung với bất cứ ai nhìn thấy tấm ảnh đó (dù không quen biết bà H.). Người trong album ảnh là người “làm chức vụ” Chữ Thập Đỏ: một nhiệm vụ cứu người thiêng liêng đã được cam kết từ khi mang danh xưng. Cô đang ở Nepal, nơi đang xảy ra thảm họa đau thương mà bất cứ người nào nhìn cũng rùng mình, hàng ngàn người chết, đổ nát, chết chóc. Một người cười trước sự tang thương của người khác là sao? – Đó là biểu hiện (dù ngoài đời khác một góc ảnh như ông Duy phân trần) cũng đã đụng chạm vào sự tức giận của bất cứ ai có nhân tính và biết thương xót con người.
Thể hiện công việc của mình trên Facebook như một trò “khoe mẽ”: khoe nhà hàng, khoe thoát hiểm, khoe đi chơi, không thấy nói gì đến học tập, bỏ chạy khỏi thảm họa, những thành viên của Hội Chữ Thập Đỏ đã mang công việc của mình lên Facebook, và họ gặp phải sự phán xét của cộng đồng với chính chức danh và công việc của họ.
Tệ hơn việc “khoe đi công tác trên Facebook”, bà H. và cái bức hình trước ngôi nhà đổ nát (dù có thể bà H. không chủ động chia sẻ bức hình lên “phây”) đã vi phạm vào những giá trị tinh thần chung mà nhiều người thừa nhận, đó là thấy người khác đau thương, mình không thể tươi cười như vậy. Cô đã trưng bày sự vi phạm đó ra trước công chúng, bằng một bức hình như thách thức cảm xúc của tất cả những người đang quan tâm đến thảm họa tại Nepal. Facebook và một bức ảnh tự sướng không còn là chuyện riêng nữa, nó đã bị “phạm” vào công việc và cả hành xử đạo đức – khi nó được công khai cho cả thế giới biết.
3. Từ bức ảnh ‘tự sướng’ của thành viên hội Chữ Thập Đỏ, cũng phản ánh mặt tích cực khác của những công cụ, phương tiện như điện thoại thông minh, mạng xã hội Facebook rằng, ngoài chức năng giải trí đó còn là thước đó chuẩn mực, lối sống của một con người – trong bình diện tương tác, phản hồi với những cá nhân, cộng đồng xung quanh. Thông qua những công cụ, phương tiện đó nhiều hành vi “khác người” của chủ nhân chúng trước một thảm hoạ, một hành vi sai trái trước đó, đã phơi bày ra ánh sáng và bị công luận chỉ trích, lên án. Cách đây chưa lâu, bộ ảnh quân nhân giết voọc hay lâm tặc đăng ảnh phá rừng khoe Facebook là những ví dụ cụ thể. “Tự sướng” là quyền riêng của mỗi người. Nhưng voọc là động vật quý hiếm cần bảo vệ. Và quân nhân – là người thuộc cơ quan nhà nước – đã vi phạm và giết hại động vật trái pháp luật. “Tự sướng” là sở thích cá nhân. Nhưng rừng là tài sản quốc gia – nên hành vi đăng ảnh phá rừng đã buộc các cơ quan điều tra phải vào cuộc. Thật đáng giật mình khi nhân vật của bức ảnh coi hành vi sai trái của mình là một chiến tích phải khoe bằng được với bàn dân thiên hạ.
Một bức hình trên mạng thông báo về sự gây hại, vi phạm, làm tổn thương người khác sẽ không thể tránh khỏi việc bị chính cộng đồng đó lên án, tẩy chay hoặc quay lưng với tác giả hay nhân vật trong bức hình đó. Làm sao người ta có thể mong chờ một cộng đồng trên mạng sẽ dễ dãi, thừa thãi như một bãi rác, để bất cứ ai cũng có thể đưa ra hành động gây tổn thương lên khoe trên mạng? Làm sao người ta chờ đợi một cộng đồng con người (dù là trên mạng) sẽ phải thông cảm với hành vi sai trái của họ - dù chỉ qua một tấm ảnh? – Cộng đồng đó cũng có nhân tính và cảm xúc cơ mà – họ có xứng đáng bị chà đạp và làm bẩn như vậy không?
Điển hình của bức hình ‘tự sướng’ của thành viên hội Chữ Thập Đỏ không phải để đánh động người ta đừng chơi Facebook, nó là hình ảnh điển hình để bất kỳ hành vi nào dù trên mạng hay ngoài đời, nếu thực hiện ở chỗ đông người, đều cần phải cân nhắc các giá trị như pháp luật, đạo đức và nhân tính trước khi hành động. Nếu chúng ta không thể tự nhiên vạch quần ra đứng tiểu ở giữa chốn đông người, thì đừng nghĩ rằng mình có thể “xả rác” như vậy lên mạng. Cộng đồng ở đấy cũng cần được tôn trọng, và cũng có những giá trị riêng trong hành xử.
Những vụ ‘tự sướng’ sau khi giết voọc, phá rừng ngay lập tức nhân vật trong ảnh đã nhận những “bản án” từ cộng đồng mạng cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bức ảnh của thành viên hội Chữ Thập Đỏ, rõ ràng cũng mang lại cho bà H. cảm giác không mấy vui vẻ khi bị số đông chê trách. Nhưng, có thể chưa có thời gian đủ lâu để bà cũng như các thành viên trong đoàn học được những kinh nghiệm thực tế trong việc ứng phó, cứu nạn của một thảm hoạ thiên nhiên thì, xét về cá nhân, bà đã học được một bài học nhãn tiền trong đối nhân xử thế.
Bài học đó cũng sẽ đúng với những ai đi ngược với những giá trị tốt đẹp của một cộng đồng, là tình thương, sự bao dung, chia sẻ… giữa người với người trong cơn hoạn nạn.
Khải Đơn


-Cán bộ hội chữ thập đỏ rút đơn yêu cầu luật sư bảo vệ 'hình ảnh' tại Nepal
Đ.LAM - Thứ Hai, ngày 4/5/2015-
(PLO) - Chị N.LH (ở TP Vinh) đã rút đơn đề nghị Văn phòng luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đời tư bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nepal.
Chiều 4-5, Luật sư Trọng Hải, Trưởng Văn phòng Luật sư Trọng Hải và cộng sự (thuộc Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An, đóng tại số 65, đường Lý Tự Trọng, phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An) cho biết, chị N.LH (ở TP Vinh) đã rút đơn đề nghị Văn phòng luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đời tư bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nepal.


Lá đơn chị N.L.H gửi đến Văn phòng Luật sư Trọng Hải và cộng sự.
Trước đó, ngày 3-5, chị N.LH đã gửi đơn Văn phòng Luật sư Trọng Hải và cộng sự với nội dung:… “Đề nghị văn phòng luật sư Trọng Hải và các cộng sự cử luật sư để đại diện làm việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nepal từ ngày 18 đến 25-4-2015. Bằng đơn yêu cầu này, tôi ủy quyền cho luật sư thay mặt, gặp làm việc để giải quyết những vấn đề liên quan. Kính mong các quý cơ quan giúp đỡ, phối hợp luật sư hoàn thành nhiệm vụ”.
Tuy nhiên sau đó, chị N.L.H đã rút đơn trên và không yêu cầu Văn phòng luật sư vào cuộc. Chị H là thành viên trong đoàn công tác của Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal (khách mời của Hội chữ thập đỏ Nepal và chữ thập đỏ Na Uy) công tác theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017.
“Đây là một vụ việc cụ thể, khi có đơn chúng tôi đã sẵn sàng vào cuộc, nhưng tiếc là chị H. đã rút đơn. Tôi biết, những ngày qua, chị H có việc gia đình, đang rất bận, không có nhiều thời gian”-LS Trọng Hải nói.
Được biết, trước đó, trên facebook, mạng xã hội có đăng tải hình ảnh chị H miệng có cười, đứng chỉ tay vào một căn nhà xây bị sụp đổ. Nhiều người cho rằng bức ảnh “tự sướng” chụp ở Nepal, sau khi bị động đất. Một số trang báo điện tử cũng đăng bức ảnh trên và làm mờ mặt người chỉ tay.
Có dư luận cho rằng, chụp ảnh “tự sướng” tươi cười trước nỗi đau người dân Nepal là không nên. Có người cho rằng, việc các tài khoản cá nhân, các trang điện tử đăng hình ảnh cá nhân khi chưa được phép của người đó là vi phạm bí mật đời tư cá nhân và quyền về hình ảnh của người khác.
Trước đó, dư luận đặt câu hỏi vì sao Đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Namđi học tập, công tác ở Nepal sau khi gặp động đất không ở lại trực tiếp giúp nước bạn mà sớm trở về nước.

-Bị tung ảnh 'tự sướng', cán bộ Hội Chữ thập đỏ mời luật sư11:18am, 04/05/2015

Sau khi bức ảnh tươi cười trước căn nhà đổ được cho là ở Nepal bị tung lên mạng khiến dư luận 'dậy sóng', vị cán bộ Hội Chữ Thập Đỏ đã mời luật sư bảo vệ


Những ngày qua, dư luận bức xúc tranh cãi về việc Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất.

Khi dư luận còn chưa kịp cảm thông vì Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal để học tập kinh nghiệm phòng ngừa, ứng phó thảm họa động đất thì lại bỏ về khi có động đất thật thì vừa qua, một bức ảnh với nhân vật nữ là thành viên Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tươi cười bên căn nhà đổ nát được cho là ở Nepal đã khiến dư luận một lần nữa dậy sóng.

Dư luận cho rằng trong bối cảnh đau thương của nước bạn, mà nhân vật trong ảnh lại nở một nụ cười “tự sướng” là không phù hợp. Nụ cười trong bối cảnh ấy càng khó chấp nhận hơn đối với người được cho là thành viên Đoàn công tác của một tổ chức thiện nguyện.
Không chỉ dư luận trong nước bức xúc, mà mới đây trang mạng nước ngoài trang 9gag - website chuyên đăng tải những hình ảnh, video hài hước đã đăng lại bức ảnh đó. Không chỉ đơn thuần đăng ảnh, 9gag còn kèm thêm một tấm ảnh khác của các du khách nước ngoài đang tích cực đào bới giữa đống đổ nát ở Nepal để so sánh.
Thuê luật sư bảo vệ quyền bí mật hình ảnh
Liên quan đến nhân vật chính trong bức ảnh trên, được biết, người phụ nữ trên tên đầy đủ là N.L.H. Mới đây, bà N.L.H. đã gửi đơn ủy quyền đến văn phòng Luật sư Trọng Hải và các cộng sự để được bảo vệ. Trong đơn, bà H. viết: "Tôi viết đơn này kính đề nghị văn phòng luật sư Trọng Hải và các cộng sự cử luật sư để đại diện làm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bí mật hình ảnh, bí mật về đời tư, bí mật công vụ trong chuyến đi công tác tại đất nước Nê - pan từ ngày 18-25/4/2015."
Bị tung ảnh 'tự sướng', cán bộ Hội Chữ thập đỏ mời luật sư - Ảnh 2


Đơn ủy quyền của bà N.L.H. gửi luật sư.

Theo đó, bà H. ghi rõ: 'bằng đơn yêu cầu này, tôi ủy quyền cho luật sư thay mặt, gặp làm việc để giải quyết những vấn đề liên quan. Kính đề nghị các quý cơ quan giúp đỡ, phối hợp để luật sư hoàn thành nhiệm vụ."

Tươi cười là do... nét mặt không phù hợp lọt vào camera?

Liên quan đến bức ảnh trên, trả lời một số tờ báo, ông Nguyễn Xuân Duy - Điều phối viên của Hội Chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam (thành viên Đoàn công tác) đã xác nhận người phụ nữ trong bức ảnh trên là chị Nguyễn L. H. - một thành viên trong đoàn.

Ông Duy cho biết: Sau khi rời khỏi khách sạn vì trận động đất, đoàn chúng tôi chia thành hai nhóm đi vòng quanh khu vực này để chụp ảnh tư liệu. Anh K., chị H. và những người khác đi một hướng, tôi và những người còn lại đi một hướng. Sau khi tập trung lại, tôi tổng hợp hết những ảnh tư liệu mà mọi người chụp được vào một folder riêng.


Thật ra, trước bức ảnh này còn có một bức ảnh khác chụp chị H. đang chỉ tay lên ngôi nhà bị đổ sập này, gương mặt chị ngước lên nhìn, nhưng vì bức ảnh đó vướng một người dân đi ngang qua, lại bị mờ nên tôi đã xóa ra khỏi folder, chỉ để lại bức ảnh này. Do xem trên máy ở chế độ ảnh nhỏ nên tôi không rõ gương mặt chị H. lúc ấy ra sao.

Tuy nhiên, tôi khẳng định, chúng tôi không chụp ảnh "tự sướng" trên nỗi đau của người khác như một số ý kiến chỉ trích của cư dân mạng những ngày qua. Chúng tôi chỉ muốn ghi lại tất cả ảnh tư liệu trong trận động đất này. Khi về đến sân bay, toàn bộ hình ảnh trong thư mục chúng tôi cung cấp cho một số anh chị em phóng viên, báo đài, nhưng không hiểu sao bức ảnh này lại bị lọt ra ngoài và được đăng trên một diễn đàn vào lúc 8h45 tối 1/5".

Ông Duy chia sẻ: "Vừa thoát nạn trở về, lại tiếp tục bị lên án, chỉ trích, chúng tôi cũng căng thẳng vì những lời bình luận không thân thiện. Mọi người bình luận và suy diễn khá nhiều, phán xét theo cảm tính chủ quan mà không hiểu rằng, ngồi nhìn trên máy tính rất khác so với hiện thực”.

Ông cũng cho rằng, việc chị H. có hành vi không phù hợp khi mỉm cười chụp ảnh, ông cũng không ủng hộ nhưng mong mọi người bỏ qua vì chị H. thực sự là người có bản chất tốt và không hề có suy nghĩ cười trên nỗi đau của người dân Nepal. Có thể lúc đó chỉ là khoảnh khắc sơ suất.

"Thật sự lúc ấy mọi người rất sợ hãi, cố gắng động viên nhau, thỉnh thoảng trêu chọc nhau một chút cho bớt căng thẳng. Trong lúc chụp hình, có thể có một vài giây nét mặt không phù hợp lọt vào camera. Chị H. không phải là người có thể vui trước nỗi đau và mất mát của người khác thế đâu", ông Duy giải thích.

Ông Duy nói thêm: "Thật sự chúng tôi không biết trận động đất lớn và thiệt hại như vậy. Sáng hôm sau, chúng tôi mới ra ngoài xa xa một chút để xem tình hình như thế nào. Nhóm của K. và H. đi thì thấy một số nhà sập nhưng không thấy người cứu hộ nên họ đã chụp ảnh tư liệu lại, còn nhóm tôi đi vào Dubar square, thấy cảnh sát và đội ứng phó chuyên nghiệp đặt hàng rào bao quanh các chỗ nhà sập để đào bới, có rất đông người Nepal đứng ngoài xem, nhưng không ai được vào khu này".


Đoàn Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal với tư cách là khách mời của Hội chữ thập đỏ Nepal và Hội chữ thập đỏ Nauy, toàn bộ ngân sách do Hội chữ thập đỏ Nauy tài trợ theo chương trình Nâng cao năng lực, Phát triển tổ chức, Vệ sinh nước sạch và Giảm thiểu rủi ro thiên tai giai đoạn 2013-2017.

Trước đó, trên sóng truyền hình, ông Duy cho hay, Đoàn công tác sang Nepal là đoàn nhà nước, đi theo chương trình hỗ trợ trao đổi công tác của Hội chữ thập đỏ Nauy và Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Đoàn gồm những lãnh đạo cấp cao có chức năng, nhiệm vụ cấp vĩ mô và không được trang bị những kỹ năng cũng như kiến thức về ngôn ngữ bản địa. Do không hiểu ngôn ngữ và tình hình địa bàn nên Hội Chữ thập đỏ Nepal không nhất trí cho đoàn ở lại.

-Ảnh 'cười ở Nepal' của cán bộ Hội Chữ thập đỏ bị mạng nước ngoài giễu nhại (VTC 3-5-15)
(VTC News) - Tấm ảnh 'cười ở Nepal' của thành viên đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bị một trang mạng nước ngoài lấy lại để giễu nhại.

Tấm ảnh bà N.L.H, thành viên đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sang Nepal học hỏi kinh nghiệm ứng cứu động đất, đang đứng chỉ tay vào một căn nhà đổ và vẻ mặt được cho là đang tươi cười gây xôn xao mấy ngày qua. Dư luận cho rằng trong bối cảnh đổ nát và đau thương của trận động đất, thì đó là một nụ cười không hề phù hợp.


Sáng nay, 3/5, bức ảnh này đã được trang 9gag - website chuyên đăng tải nhưng hình ảnh, video hài hước, giễu nhại đăng lại. Không chỉ vậy, trang 9gag còn kèm thêm một tấm ảnh khác của các du khách nước ngoài đang nhiệt tình cứu hộ ở Nepal.

Hai tấm ảnh, dưới tên chung là Nepal Earthquake (Động đất Nepal) đã lần lượt được chú thích: "Other tourists" (Những du khách khác) và "A member of Redcross Vietnam" (Một thành viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Trong đó, từ Redcross được thể hiện bằng màu đỏ.

Và chú thích cho hai hình ảnh đối nghịch đó, 9gag viết: "Then she took the first flight back to Vietnam without helping anymore" (Sau đó bà ta bắt chuyến bay đầu tiên trở về Việt Nam mà không giúp đỡ gì thêm).
Ảnh 'cười ở Nepal' của cán bộ Hội Chữ thập đỏ bị mạng nước ngoài giễu nhại
Hình ảnh bà Nguyễn L.H "tự sướng ở Nepal" bị mang ra giễu nhại
(ảnh đã được VTC News làm mờ mặt)
Ông Nguyễn Xuân Duy, điều phối viên chương trình chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam xác nhận với VTC News, người phụ nữ mỉm cười chỉ tay lên ngôi nhà đổ nát do động đất tại Nepal được lan truyền trên mạng vừa qua là bà N.L.H, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ một tỉnh miền Trung.

Ông Duy cho biết, thời điểm trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra ở Nepal, đoàn chữ thập đỏ Việt Nam đang ở khách sạn Utse, nơi cách tâm trận trận động đất khoảng 70km. 

Khu phố xung quanh khách sạn không có ngôi nhà nào bị sụp đổ. Thời điểm đó, đoàn cũng không biết trận động đất mạnh bao nhiêu độ, tâm chấn ở đâu và hậu quả thế nào.

Sáng hôm sau, đoàn chữ thập đỏ Việt Nam gồm 10 người đã chia làm 2 nhóm đi khảo sát một số khu vực lân cận, chụp ảnh làm tư liệu. Tại một ngôi nhà sụp đổ do động đất, ông Kiên, một thành viên của đoàn đã bảo bà H. tới đứng trước và chỉ tay lên ngôi nhà.

“Lần thứ nhất chụp ảnh bị mờ, lại có người đi qua phí sau nên anh Kiên bảo chụp lại kiểu thứ hai. Khi chuẩn bị chụp thì anh Kiên có nói đùa gì đó khiến chị H. mỉm cười. Có thể anh Kiên muốn chị H. bớt căng thẳng. Sau đó thì anh Kiên chụp luôn. Lúc tập hợp ảnh lại, tôi đã xóa bỏ hình ảnh bị mờ ban đầu và giữ lại ảnh chụp thứ 2 này” ông Duy cho hay.

Theo ông Duy, vì các lý do khách quan, tối 26/4, cả đoàn phải ra sân bay để về Việt Nam. Khi đoàn về tới sân bay trong nước, một phóng viên tới phỏng vấn và xin ảnh để làm tư liệu.
“Vì muốn phóng viên có ảnh làm tư liệu để thông tin ngay nên tôi đã vội vàng copy một số ảnh ghi lại cảnh đổ nát. Trong số ảnh này, có bức ảnh chị H. Nhưng tôi ngay từ đầu, tôi đã không để ý là khuôn mặt chị H. như thế nào. Vì chị chỉ đứng ở một góc nhỏ, hình ảnh chủ yếu là ngôi nhà đổ nát.

Mấy ngày sau thì tôi thấy hình ảnh này được đăng tải trên một diễn đàn, tôi thực sự bàng hoàng. Tôi khẳng định chị H. không chụp ảnh “tự sướng”, không cười trên nỗi đau của người khác như cộng đồng mạng bình luận thời gian qua. 

Bản thân chị H. cùng đoàn chúng tôi cũng không bao giờ tự đăng bức ảnh này lên mạng. Khi ở nepal, chị H. nhận được tin là mẹ chị bị đột quỵ vì bệnh tim mà chị không thể về nước. Chính vì vậy, anh em trong đoàn đã bảo nhau không đưa bất cứ hình ảnh nào có mặt chị H. vì điều đó có thể khiến mẹ chị thêm lo lắng. Hiện tại mẹ chị H. vẫn đang nằm trong bệnh viện,” ông Duy cho hay.
Những ngày qua, thông tin đoàn công tác của Hội chữ thập đỏ Việt Nam trở về nước an toàn sau thảm họa động đất ở Nepal đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều của dư luận.

Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ sang Nepal từ ngày 19/4 và sự trùng hợp đã xảy ra, một trận động đất kinh hoàng đã biến đất nước Nepal thành đống đổ nát. Đoàn công tác đã bị kẹt lại ở Nepal, đến trưa 28/4, 10 người trong đoàn mới về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) an toàn.





-Then she took the first flight back to Vietnam without helping anyone!

Then she took the first flight back to Vietnam without helping anyone!



Bài thu hút rất nhiều bình luận tiếng Anh. Đọc bình luận thì thấy rằng giờ dân mình đi đâu chắc cứ mang sẵn cái nón lá che mặt.
Rank của trang này ở Alexa là: 225. Khá cao để phổ biến toàn thế giới.


Một trong những lời bình

angrymob2015 OP · 23 points · 1d
@iiouipou0343: her name is Hong Luong Nguyen (Nguyễn Lương Hồng in vietnamese). FYI, there is total 10 members of REDCROSS Vietnam rushed back to Vietnam only 3 days after the quake, without helping anyone.

Danh tính mợ này đã được làm rõ

Nguồn đây ạ


Chủ tịch hội Chữ Thập Đỏ Nghệ An, đúng là lãnh đạo "cao cấp và có tầm vỹ mô" thật


Bà Nguyễn Lương Hồng - Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Nghệ An khai mạc ngày hội hiến máu nhân đạo

Giờ đây ra thế giới mới thấy nhục.

--
Giỡn chút nha:

Nghe nói chị này thường xuyên sử dụng thuốc xách tay:



Một hãng  mỹ phẩm nổi tiếng đang mời chị Hồng làm đại sứ cho sản phẩm của họ




Chưa hết

VTV3 quảng cáo cho bộ phim "Nhiệm vụ tuyệt mât"

Đưa thủ đô Hà Nội ta sang tận... Quảng Châu




https://www.youtube.com/watch?v=7Kkb4nBiA_I



Cám ơn a M cho link


Thủ đô Hà Nội bất ngờ bị .."dời" sang Trung Quốc

"Điệp vụ tuyệt mật" là gameshow truyền hình thực tế thiên về hành động và trải nghiệm, lên sóng vào mỗi thứ 7 hàng tuần, bắt đầu từ 20h ngày 2/5/2015. Chương trình này có sự góp mặt của 12 nghệ sỹ ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong làng giải trí Việt Nam. 
Trong chương trình số đầu tiên, nhóm nghệ sĩ, người mẫu được đưa sang Thái Lan quay hình và có chung một nhiệm vụ là tìm ra một nhân vật "điệp viên". Các nghệ sỹ cùng tham gia nhiều thử thách về cả trí tuệ và sức lực để tìm ra được điệp viên giấu mặt đó là ai.
Tuy nhiên, ngay ở ngày phát sóng đầu tiên, chương trình của VTV đã có sự cố và không ít khán giả đã phát hiện ra điều này. Cụ thể, ở những phút đầu của chương trình, trên tấm bản đồ hình ảnh minh họa cho giải thưởng dành cho các thí sinh trong top 4 chung cuộc (mỗi người một cặp vé máy bay khứ hồi đi Thái Lan) lại… di dời thủ đô Hà Nội sang khá sâu trong phần lãnh thổ Trung Quốc (một số độc giả  cho rằng vị trị này là thuộc địa phận thành phố Quảng Châu - tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc). 

Đồng thời, hình ảnh bản đồ Việt Nam được phát sóng trong chương trình này cũng không biểu thị phần lãnh thổ nước ta là 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Ngay sau khi chương trình được phát sóng vào tối ngày 2/5 vừa qua, rất nhiều khán giả đã phát hiện ra sai sót này và lập tức vấn đề trở nên "nóng bỏng" trên các diễn đàn, mạng xã hội. Ý kiến của đa số khán giả cho rằng đây là một sai sót rất không nên có trên sóng truyền hình quốc gia bởi việc "không định vị được vị trí của Thủ đô nước mình trên bản đồ" là khó có thể chấp nhận ngay cả với một người dân bình thường. 
Nhiều khán giả đặt câu hỏi: Sai sót này là do ekip sản xuất chương trình bị "dốt địa lý" hay do quá cẩu thả trong khâu sản xuất, biên tập?
Xem lại phần cuối chương trình, khán giả có thể nhận thấy, đây là một chương trình giải trí Đài truyền hình Việt Nam kết hợp với đối tác Cát Tiên Sa sản xuất và thực hiện. Việc xảy ra các sai sót trong chương trình làm chung với đối tác liên kết của VTV đã xảy ra không ít lần trước đây.
Theo ghi nhận của phóng viên, phần video toàn bộ chương trình này trên tài khoản YouTube của VTV đã được gỡ xuống trong buổi sáng ngày hôm nay (4/5).
(Thanh Hùng/ Infonet)

-'Đi học kinh nghiệm ứng phó với động đất, gặp động đất thì ta đi về'-

(PLO)-Trưa qua đoàn công tác 10 người của Hội chữ thập đỏ Việt Nam mắc kẹt ở Nepal do động đất đã về đến Hà Nội an toàn. Đoàn sang để học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất của Nepal. Họ dự định về nước hôm 26-4 nhưng bị mắc kẹt lại do trận động đất một ngày trước đó.

Đã đành về theo lịch đã định trước, nhưng dư luận không thể không băn khoăn: Hội Chữ thập đỏ VN là một tổ chức mà tính thiện nguyện phải đặt lên hàng đầu, là những người luôn có mặt để trợ giúp người khác khi có thiên tai, thảm họa. Đoàn qua đây để học cách ứng phó với động đất từ kinh nghiệm của nước bạn, thế thì sao gặp động đất lại quay về?


Tại sao không ở lại xắn tay cùng người dân Nepal, giúp đỡ họ và qua đó học thêm kinh nghiệm? Nếu ở lại việc ăn ở có thể gây gánh nặng cho họ thì có thể liên hệ với bên nhà, và bản thân người làm công tác thiện nguyện thì phải biết làm thế nào để đối phó với những khó khăn trong sinh hoạt ở vùng thảm họa chứ.. Và nếu không giúp đỡ được người dân Nepal, việc quan sát cách vận hành guồng máy cứu trợ, giúp đỡ người dân của các lực lượng tại Nepal cũng là những bài học trực quan sinh động rất quý giá hơn bất kỳ sự học hỏi nào. Thế vì sao lại không làm? Vì sao lại trở thành những người Việt đầu tiên rời thảm họa khi còn bao nhiêu đồng hương của mình kẹt lại?


Mệt mỏi sau chặng bay dài, anh Nguyễn Xuân Duy, 43 tuổi, điều phối viên của Hội chữ thập đỏ Nauy tại Việt Nam đang kể chuyện thoát chết trong gang tấc. Ảnh: Vnexpress
Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, với chức năng của Hội chữ thập đỏ, khi mà VN chưa có lãnh sự tại Nepal, 10 nhân viên chữ thập đỏ VN nói trên hoàn toàn có thể trở thành một chiếc cầu nối giúp ngay chính những đồng hương VN của mình còn kẹt lại Nepal kết nối với lãnh sự quán tại Ấn Độ và gia đình và các cơ quan chức năng sở tại.
Trong tai ương ai cũng muốn về. Nhưng là những người có sứ mệnh trợ giúp người hoạn nạn thì không nên trở thành người đầu tiên quay về khi thảm họa xảy ra!.
ĐỨC HIỂN
TIN LIÊN QUAN
--

Tổng số lượt xem trang