-
Ông Vũ Huy Hoàng và 'mỏ vàng' có lắm vấn đề nhân sự (TP 25-7-16)
Bổ nhiệm con ông Vũ Huy Hoàng: Quy trình chỉ là hình thức (TP 25-7-16) 'Bố bổ nhiệm con': nên tạm dừng chức vụ (NNVN 25-7-16) -Ông Phong nói: "Bây giờ người ta nói rất nhiều tình trạng nhất “hậu duệ”, nhì “quan hệ”, ba “tiền tệ”, thứ tư mới “trí tuệ”. Thậm chí bây giờ cái trí tuệ nó còn tụt xuống hàng thứ năm, thứ sáu rồi, sau yếu tố “đồ đệ” rồi còn cả người thân của đệ... Như vậy công bằng xã hội còn đâu, con em những người khác làm gì còn cơ hội?".
-Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã phạm những “sai lầm” gì? (VietTimes 20-7-16) -Nhật Minh - /Thứ Tư, ngày 20/7/2016-
VietTimes -- Trên website của mình, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) vừa đưa ra ý kiến được cho là sai lầm của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp thuộc bộ này.
Ngày 19/7/2016, tại địa chỉ website: www.vafi.org.vn của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có đăng tải một bài viết “Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã sai lầm gì trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp” của Phó chủ tịch VAFI – Nguyễn Hoàng Hải. Chưa đầy 1 tháng, VAFI đã có 7 bài viết, văn bản liên quan trong vấn đề hoạt động của Bộ Công thương và DN trực thuộc Bộ này trong thời gian tại vị của Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Bài viết của Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Hải đưa ra quan điểm được cho là sai lầm của Cựu Bộ trưởng trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Để rộng đường dư luận, VietTimes trích dẫn lại nguyên văn bài viết này:
1. Việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số Tập đoàn , Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công thương quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao :
Nhìn vào việc bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch HĐQT tại 3 Tập đoàn kinh tế lớn là Sabeco, Habeco, Vinataba thì thấy :
Thành tích quản trị doanh nghiệp của Chủ tịch Habeco, Vinataba hết sức nghèo nàn, họ không phải là những người thành công và đi lên từ Habeco, Vinataba . Họ chưa đáp ứng được yêu cầu phải là linh hồn của doanh nghiệp, phải được đào tạo thủ thách và có nhiều thành tích tại các vị trí đã kinh qua ;
Với Chủ tịch Sabeco, hầu như không có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, thành tích về quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay vị này còn kiêm nhiệm luôn cả chức danh Tổng giám đốc SABECO
Hành vi bổ nhiệm này là sai Luật Doanh nghiệp và Luật quản lý vốn nhà nước . Vấn đề đặt ra là tại sao Bộ Công thương không có phương án bổ nhiệm TGĐ Sabeco ? Chẳng nhẽ Sabeco không còn ai có thể đảm đương vị trí TGĐ để đến mức phải bổ nhiệm 1 người không có kinh nghiệm quản trị làm TGĐ ? Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;
Nhìn chiến lược hoạt động của Petro Viet nam, EVN, TKV…Chúng ta có thể nhận thấy không 1 HĐQT nào sốt sắng với định hướng cổ phần hóa cả tập đoàn. Suất đầu tư trong lĩnh vực điện, dầu khí, than khoáng sản là rất cao so với lĩnh vực tư nhân. Bộ máy quản lý cồng kềnh , các đơn vị trên chưa thực sự hoạt động theo mô hình Tập đoàn mà thực chất chỉ là những đơn vị quản lý hành chính ở cấp trung gian ;
Hiện nay các Tập đoàn, Tổng công ty của Bộ Công thương như Tổng công ty Thép, Tâp đoàn Hóa Chất, TKV ở 1 vị thế tài chính rất yếu so với 10 năm trước kia. Mang tiếng là công ty mẹ nhưng mẹ không có khả năng cứu được con mà phải trông chờ nhà nước hỗ trợ hay bơm vốn, điều này đang diễn ra tại Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Công ty Gang thép Thái nguyên….?
Nếu nhìn vào cách bổ nhiệm nhân sự chủ chốt tại đa phần doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như Vinamilk, Hòa Phát , FPT, Nhựa Bình Minh, Coteccons…. thì thấy rằng không bao giờ có cách thức bổ nhiệm như trên. Mọi chức danh chủ chốt phải được đào tạo và rèn luyện , thử thách qua nhiều vị trí khác nhau, từ thấp lên cao . Trong quá trình làm việc, nếu cán bộ lãnh đạo nào không đạt yêu cầu thì phải tự nguyện thôi chức nếu không sẽ bị sa thải và điều chuyển bởi HĐQT hay Đại hội cổ đông ;
Với những doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình hay công ty tư nhân lớn cũng không bao giờ xảy ra chuyện ông Bố bổ nhiệm người con không có kinh nghiệm quản trị nắm giữ các chức danh chủ chốt trong công ty vì nếu làm như vậy thì coi là hành động tự sát của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ bị tổn thất nặng nề hoặc thua lỗ phá sản . Bố có thương con, muốn con nối nghiệp thì họ phải đào tạo và luyện cho người con tại nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp . Còn nếu người con không giỏi hoặc chưa đủ tầm quản lý thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải tuyển chọn người tài để quản lý & phát triển cho cơ nghiệp của họ, đồng thời bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho con họ.
2. Chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC quản lý :
Hơn 10 năm trước , dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải quản lý thì sau khi SCIC được Chính phủ thành lập, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ được nhanh chóng bàn giao về cho SCIC quản lý phần vốn nhà nước .
Tuy nhiên trong 9 năm dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì lại làm ngược lại, điển hình tiêu biểu là Sabeco, Habeco sau 9 năm cổ phần hóa vẫn không được chuyển giao về cho SCIC ;
Mục tiêu của việc thành lập SCIC là nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý vốn nhà nước, tách biệt vai trò quản lý nhà nước và vai trò quản lý doanh nghiệp của các Bộ để tránh xung đột lợi ích, giúp các Bộ ngành địa phương có nhiều thời gian cho công tác quản lý nhà nước nhưng tai sao có tình trạng níu kéo , chậm trễ trong việc bàn giao vốn cho SCIC ;
Giới đầu tư tài chính & thị trường chứng khoán không xa lạ gì với hoạt động của SCIC, SCIC vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý cổ phần nhà nước, tuy nhiên năng lực quản lý vốn của SCIC còn hơn nhiều năng lực quản lý vốn của Bộ ngành địa phương, thể hiện ở các điểm sau :
Thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết ;
Trong khâu bổ nhiệm nhân sự chủ chốt như Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc thì SCIC không dám làm liều như Bộ Công thương . Sau vài lần thất bại thì cán bộ của SCIC không dám đảm nhận chức danh Chủ tịch, TGĐ mà thường những chức danh này được tuyển chọn từ doanh nghiệp ;
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình bộ máy quản lý của Bộ Công thương cồng kềnh cần phải tái cơ cấu. Tuy nhiên tại sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lại chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC ? Một điều chắc chắn rằng việc chậm trễ bàn giao không phải là do Bộ Công thương có khả năng quản lý vốn tốt hơn SCIC ?
Tại sao cựu Bộ trưởng cứ thích quản lý những doanh nghiệp không còn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ mình ? Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ là 1 thách thức cho sự thành công của việc ra đời Ủy Ban quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ .
3. Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công thương "trốn" niêm yết, người đại diện không thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
Từ 15 năm trước cho đến nay, để phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa & phát triển doanh nghiệp, Đảng & Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách gắn cổ phần hóa với việc niêm yết chứng khoán ;
Hơn 10 năm trước đây, VAFI từng có nhiều văn bản gửi Bộ trưởng Hoàng Trung Hải kiến nghị bán bớt cổ phần nhà nước, thúc đẩy doanh nghiệp trực thuộc Bộ niêm yết nhằm tạo hàng hóa phát triển thị trường chứng khoán. Nguyên Bộ trưởng Hoàng Trung Hải đã rất cầu thị và thị trường chứng khoán liên tục đón nhận nhiều hàng hóa chất lượng được bán bớt cổ phần nhà nước và IPO như Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiến phong, Đạm Phú Mỹ, Khoan Dầu khí….
Tuy nhiên đến thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì không như vậy ? Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa như Sabeco, Habeco, Vinatex, Petrolimex, nhiều đơn vị thành viên đã cổ phần hóa trực thuộc các tập đoàn …không chịu niêm yết.
Để thúc đẩy mạnh mẽ việc thoái vốn nhà nước và niêm yết chứng khoán, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành QĐ 51/2014/QĐ-CP ngày 15/9/2014 mà tại Điểm 2 Điều 14 của QĐ này qui định : “ Đối với doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành “ . Nhưng Quyết định này đã không làm cho nhiều đại diện cổ phần nhà nước tại Bộ Công thương tuân thủ thực hiện ?
Sabeco và Habeco là điển hình của việc tìm mọi cách trốn tránh niêm yết, không thực hiện chỉ thị của Chính phủ. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ, chắc phải nhiều lần nghe Thủ tướng nói về việc thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết nhưng tại sao cựu Bộ trưởng không chấp hành lệnh của cấp trên, không triển khai thúc đẩy việc niêm yết nhiều doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Bộ trưởng mà không quan tâm đến việc thúc đẩy sự minh bạch thì cấp dưới cũng không thực hiện hoặc như Sabeco có nói rằng họ không có quyền cho doanh nghiệp niêm yết.
Cựu Bộ trưởng có biết rằng việc không tuân thủ QĐ 51 là gây thiệt hại cho nhà nước hay không ?
Việc nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa rồi trốn tránh niêm yết tức là không thực hiện cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư chứng khoán, từ đó làm giảm lòng tin từ giới đầu tư ;
Thực tế nhiều DNNN khi IPO mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối xảy ra 2 kịch bản :
Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì không bán được cổ phần hoặc chỉ bán được ít ;
Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có bán được nhiều cổ phần nhưng với giá thấp hơn so với giá trên thị trường chứng khoán, thường chỉ bằng từ 30%-50% vì người đầu tư phải phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra với họ như : DN cổ phần hóa trốn tránh niêm yết, việc bổ nhiệm người đại diện vốn nhà nước chất lượng kém .
4. Dưới thời cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phong trào cổ phần hóa đi xuống và trì trệ :
Không thể sôi nổi và tích cực như thời BT Hoàng Trung Hải ;
Bộ Công thương nắm nhiều doanh nghiệp ở vị thế kinh doanh thuận lợi nhưng phong trào cổ phần hóa trong nhiệm kỳ 2010- 2015 còn thua xa Bộ Giao thông của nguyên BT Đinh La Thăng ;
Các con số thống kê thực tế nói lên tất cả ;
5. Việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT kiêm PTGĐ Sabeco mang đậm tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng Chống tham nhũng :
VAFI từng đặt câu hỏi VQH về Cục XTTM để làm gì ? Chắc chắn không phải vì yêu thích công việc xúc tiến thương mại, hay vì muốn tiến thân theo con đường thuần túy là công chức nhà nước , trả lời cho câu này là VQH chỉ ở Cục XTTM có 1 năm rồi đi về Sabeco ;
Trong thời gian ngắn ngủi ở Cục XTTM với vai trò là Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu , VQH còn được ưu ái và được bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên Tổng Công ty thuốc lá VN ( Vinataba ) . Việc bổ nhiệm này hoàn toàn phi lý, sai Luật và cũng mang tính vụ lợi :
Luật Công chức nhà nước qui định điều kiện để làm thành viên BKS tại DNNN , người đó phải là công chức nhà nước, tuy nhiên VQH nói với Báo Tuổi trẻ rằng khi được tuyển dụng về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu là không theo cơ chế tuyển dụng ngạch công chức nhà nước ? Như vậy có thể ở thời điểm VQH về Cục XTTM vẫn chưa phải là công chức nhà nước ?
Theo Điểm 1e Điều 3 qui định về tiêu chuẩn điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của (Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 qui định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH 1 TV do nhà nước làm chủ sở hữu ) thì :
Việc bổ nhiệm KSV phải tuân thủ qui định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 và các qui định khác của pháp luật ;
Điểm 1b Điều 122 Luật DN 2005 qui định : “ Thành viên BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ , mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,chị, em ruột của thành viên HĐQT, giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý khác “ . Ông Vũ Huy Hoàng là BT, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT thì rõ ràng việc bổ nhiệm VQH là không đúng Luật ;
Bổ nhiệm VQH làm KSV tại Vinataba để làm gì ? VQH có xứng đáng được bổ nhiệm không ? Có phải là vì mục tiêu quản lý vốn nhà nước cho Bộ không ? Rõ ràng là không vì chỉ sau 1 năm ở Cục XTTM, VQH lại nhảy về Sabeco ?
Thông thường khi người ta chọn người làm KSV ở Bộ để thực hiện giám sát vốn nhà nước người ta thường lấy người ở các Vụ, Cục có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại DNNN đó, tức là kiểm soát viên phải lấy từ Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức hay Vụ quản lý ngành chứ người ta không lấy người ở Cục , Vụ khác không có nhiệm vụ quản lý vốn tại doanh nghiệp đó . Và Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu không có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại Vinataba .
Để làm được thành viên Ban Kiểm soát tại các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, ngoài việc bằng cấp về tài chính thì còn đòi hỏi KSV phải ít nhất có kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản nhà nước trong 3 năm , bởi vì người KSV phải cập nhập kiến thức và chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến rất nhiều lĩnh vực từ quản lý tài chính kế toán, luật doanh nghiệp, bất động sản, xây dựng, chế độ chính sách về tiền lương….Với trường hợp bổ nhiệm VQH tin rằng xuất phát điểm là không có kiến thức quản lý nhà nước về những nội dung nêu trên .
Từ phân tích trên để khẳng định rằng VQH không đủ tư cách làm Kiểm soát viên tại Vinataba và không thể có chức Phó Vụ trưởng . Việc bổ nhiệm chức PVT cho VQH cũng là hành vi mang tính chất vụ lợi và bị pháp luật nghiêm cấm .
Trong vòng 1 năm, VQH có đóng góp gì cho Cục XTTM hay không ? Không thể có đóng góp gì dù là người có năng lực , vì sao :
Phải mất nhiều thời gian tìm hiểu công việc mới ;
Phải mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành các khóa học về hành chính công, quản lý nhà nước, các khóa tập huấn về chính trị…
Cho nên có thể khẳng định thêm rằng VQH về Cục không phải là cống hiến sức lực của tuổi trẻ mà chỉ là tạo ra 1 lý lịch đẹp để trở thành hàng ngũ lãnh đạo của Bộ Công thương và từ đó có thế mạnh về làm lãnh đạo Sabeco ; Nếu điều chuyển thẳng VQH từ TGĐ PVFI về Sabeco chắc là không thể thành công , cho nên hành vi điều động VQH về Sabeco hay dưới dạng Sabeco tha thiết xin VQH mang đậm tính chất vụ lợi.
Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam - VAFI là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 74/2003/QĐ - BNV của Bộ Nội Vụ ngày 05/11/2003.
Hiệp hội được thành lập với chức năng và nhiệm vụ:
Đề xuất các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, góp phần làm cho môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập.
Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư am hiểu pháp luật và an tâm bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp.
Xúc tiến đầu tư tài chính trong nước và nước ngoài. Đào tạo, tư vấn, hướng dẫn đầu tư để cho thị trường vốn phát triển.
Nghiên cứu phát triển một số mô hình đặc thù, các định chế tài chính trung gian nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và để thị trường tài chính Việt Nam hội nhập với thị trường tài chính Quốc tế.
Tham gia góp ý, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách liên quan đến việc phát triển thị trường tài chính, các định chế tài chính góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam.
Đại diện các nhà đầu tư tài chính xây dựng và quan hệ hợp tác với các Hiệp hội khác nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các nhà đầu tư tài chính với các nhà đầu tư chiến lược để góp phần phát triển thị trường tài chính và môi trường đầu tư Việt Nam.
Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền và quảng bá về hoạt động của hiệp hội.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Theo danh sách nhân sự của hiệp hội, ông Nguyễn Hoàng Hải hiện là Phó Chủ tịch VAFI - Nguyên Tổng thư ký VAFI nhiệm kỳ I,II.
“Ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu nhưng không có nghĩa là an toàn” (DT 20-7-16)
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - khẳng định, ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, và một số người dù đã nghỉ hưu nhưng không có nghĩa là “an toàn”, mà phải chịu trách nhiệm tới cùng với tất cả những hệ lụy mình gây ra.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Như Tiến cho rằng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra rất rõ ràng, cụ thể những vụ việc nổi cộm có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong phòng chống tham nhũng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ không bình thường.
“Mặc dù nhiều cơ quan nói đúng quy trình nhưng quy trình ấy có thực sự công khai, minh bạch hay không? Đầu vào của quy trình có chuẩn không, hay “đầu vào thì nát như tương, đầu ra chất lượng như tương đầu vào”? Thế thì nguy hiểm rồi.
Đầu vào phải lựa chọn được những người chuẩn mực, đầy đủ phẩm chất, năng lực thì đầu ra mới có người đủ phẩm chất, năng lực. Bây giờ đầu vào như thế, “tác giả” của món nợ, thua lỗ 3.200 tỷ đưa đi luân chuyển ở một nơi khác như vậy thì rõ ràng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, làm sao mà bảo đúng quy trình được?”- ông Tiến nói.
Bộ máy nhà nước không phải là “nhà trẻ trung ương”
- Ông đánh giá thế nào về việc Tổng Bí thư đã giao Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng giai đoạn 2011-2013 ở Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nhưng sau đó ông Trịnh Xuân Thanh - Chủ tịch PVC - lại được chuyển về Bộ Công thương, rồi luân chuyển đi địa phương gây bức xúc dư luận?
- Việc để thua lỗ rất lớn nhưng rồi lại được luân chuyển đi chỗ khác có phải để trốn lỗ, chạy lỗ, thoát lỗ hay không? Trốn lỗ số tiền lên tới hơn 3.200 tỷ ở PVC để về một cơ quan khác thì trách nhiệm của các cơ quan ở đâu? Rất nhiều vấn đề cử tri, nhân dân đang hỏi và chờ câu trả lời của cơ quan chức năng.
- Tổng Bí thư cũng chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng - nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công trưởng Vũ Huy Hoàng. Với những thông tin mà dư luận, báo chí phản ánh thời gian qua, theo ông đã đủ cơ sở?
- Ông Vũ Huy Hoàng, tôi được biết trong thời gian qua có rất nhiều ưu ái cho con của mình, "cánh hẩu" của mình. Đất nước cứ ưu ái cho con cái, "cánh hẩu" thì đi về đâu? Khi mà người ta cần công khai minh bạch, cần những người có phẩm chất, năng lực nhưng nếu ai cũng đưa con cháu, người thân vào bộ máy nhà nước thì như một số người dân nói, hóa ra bộ máy nhà nước là “nhà trẻ trung ương”.
Tôi đã nói nhiều lần rồi, nếu chúng ta còn áp dụng tiêu chuẩn trong tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ theo trình tự tiền tệ - ngoại lệ - hậu duệ - đồ đệ rồi cuối cùng mới là trí tuệ thì bao giờ mới có lãnh đạo tốt, bao giờ mới có những người tử tế trong cơ quan nhà nước được.
Không có giải pháp mạnh, chúng ta sẽ lao xuống "vực sâu tham nhũng"!
- Những vấn đề mà báo chí phản ánh thời gian qua đối với cá nhân ông Vũ Huy Hoàng, theo ông, có dấu hiệu của “chuyến tàu vét cuối cùng” hay “hoàng hôn nhiệm kỳ” như ông đã từng phát biểu gay gắt trước Quốc hội?
- Tôi đã nói rồi, vào thời điểm hoàng hôn nhiệm kỳ một số cán bộ có chức có chức quyền tăng tốc tham nhũng cả về tần suất và cường độ để làm chuyến tàu vét cuối cùng trước khi hạ cánh. Đó là cảnh báo đối với ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, trước khi hạ cánh đã ký hơn 60 người vào các chức vụ phòng, ban, cục và ông ta đã có một số nhà, đất đáng kể.
Bây giờ lại tiếp tục xuất hiện những nhân vật mới, đó có phải những "chuyến tàu vét cuối cùng" trước khi hạ cánh không? Tôi đã cảnh báo trên diễn đàn Quốc hội rồi, nếu chúng ta không có những giải pháp mạnh thì không bao giờ dừng lại được, không bao giờ kìm hãm được.
Tại sao con tàu hay cái xe bao giờ cũng hai phanh, phanh chân và phanh tay để hãm, và chỉ có một ga thôi. Để hãm lại, kìm lại, ổn định không mất an toàn thì phải dùng hai phanh, cả phanh tay và phanh chân. Nếu chúng ta không xử sự cho đúng thì chúng ta sẽ lao vào vực sâu, đó là vực sâu của tham nhũng.
- Như vậy, theo ông, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải làm rõ sự việc của ông Vũ Huy Hoàng như đã từng kiểm tra đối với ông Trần Văn Truyền- nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ trước đây?
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải làm rõ cùng Thanh tra Chính phủ, giám sát của Quốc hội, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên. Phải làm sao phát huy vai trò tốt hơn nữa, chứ đừng để "con voi chui lọt lỗ kim" như thời gian qua.
Trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng cũng phải làm rõ. Gần đây chúng ta đã có chỉ thị rồi, đừng tưởng về nghỉ mà đã xong, hạ cánh chưa chắc đã an toàn. Tất cả những hệ lụy mà anh gây ra và để lại vẫn phải còn mãi mãi, phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng, trước Nhà nước, chứ không phải ông Vũ Huy Hoàng và một số người đã nghỉ rồi là dấu chấm hết.
Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự phải đưa vào những quy định để người ta không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng nữa.
- Xin cảm ơn ông!
Giám sát từ lời nói tới việc làm có đúng không
Hoan nghênh chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng các cơ quan được giao nhiệm vụ phải làm việc tới nơi tới chốn, khách quan, không thể đánh trống bỏ dùi.
“Câu chuyện đấu tranh phòng chống tham nhũng của chúng ta 10 năm qua đã gây ra nhiều bức xúc, mất lòng tin của người dân. Một trong những lý do là chúng ta làm không đến nơi đến chốn vì có nhiều sức ép, ràng buộc, nhiều tổ chức ràng buộc. Tôi cho rằng nếu lần này các cơ quan làm tốt, xử lý rõ ràng minh bạch thì sẽ giúp lấy lại lòng tin của người dân. Từ vụ việc cụ thể này để chúng ta rút ra vấn đề lớn hơn để khắc phục. Chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư như vậy cũng là dịp để nhân dân giám sát từ lời nói tới việc làm có đúng không”- nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Thế Kha (thực hiện)
Ông Vũ Huy Hoàng và 'mỏ vàng' có lắm vấn đề nhân sự (TP 25-7-16)
Bổ nhiệm con ông Vũ Huy Hoàng: Quy trình chỉ là hình thức (TP 25-7-16) 'Bố bổ nhiệm con': nên tạm dừng chức vụ (NNVN 25-7-16) -Ông Phong nói: "Bây giờ người ta nói rất nhiều tình trạng nhất “hậu duệ”, nhì “quan hệ”, ba “tiền tệ”, thứ tư mới “trí tuệ”. Thậm chí bây giờ cái trí tuệ nó còn tụt xuống hàng thứ năm, thứ sáu rồi, sau yếu tố “đồ đệ” rồi còn cả người thân của đệ... Như vậy công bằng xã hội còn đâu, con em những người khác làm gì còn cơ hội?".
-Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã phạm những “sai lầm” gì? (VietTimes 20-7-16) -Nhật Minh - /Thứ Tư, ngày 20/7/2016-
VietTimes -- Trên website của mình, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (VAFI) vừa đưa ra ý kiến được cho là sai lầm của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp thuộc bộ này.
Ngày 19/7/2016, tại địa chỉ website: www.vafi.org.vn của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có đăng tải một bài viết “Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã sai lầm gì trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp” của Phó chủ tịch VAFI – Nguyễn Hoàng Hải. Chưa đầy 1 tháng, VAFI đã có 7 bài viết, văn bản liên quan trong vấn đề hoạt động của Bộ Công thương và DN trực thuộc Bộ này trong thời gian tại vị của Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Bài viết của Phó Chủ tịch Nguyễn Hoàng Hải đưa ra quan điểm được cho là sai lầm của Cựu Bộ trưởng trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Để rộng đường dư luận, VietTimes trích dẫn lại nguyên văn bài viết này:
1. Việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số Tập đoàn , Tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công thương quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao :
Nhìn vào việc bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch HĐQT tại 3 Tập đoàn kinh tế lớn là Sabeco, Habeco, Vinataba thì thấy :
Thành tích quản trị doanh nghiệp của Chủ tịch Habeco, Vinataba hết sức nghèo nàn, họ không phải là những người thành công và đi lên từ Habeco, Vinataba . Họ chưa đáp ứng được yêu cầu phải là linh hồn của doanh nghiệp, phải được đào tạo thủ thách và có nhiều thành tích tại các vị trí đã kinh qua ;
Với Chủ tịch Sabeco, hầu như không có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, thành tích về quản trị doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay vị này còn kiêm nhiệm luôn cả chức danh Tổng giám đốc SABECO
Hành vi bổ nhiệm này là sai Luật Doanh nghiệp và Luật quản lý vốn nhà nước . Vấn đề đặt ra là tại sao Bộ Công thương không có phương án bổ nhiệm TGĐ Sabeco ? Chẳng nhẽ Sabeco không còn ai có thể đảm đương vị trí TGĐ để đến mức phải bổ nhiệm 1 người không có kinh nghiệm quản trị làm TGĐ ? Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp;
Nhìn chiến lược hoạt động của Petro Viet nam, EVN, TKV…Chúng ta có thể nhận thấy không 1 HĐQT nào sốt sắng với định hướng cổ phần hóa cả tập đoàn. Suất đầu tư trong lĩnh vực điện, dầu khí, than khoáng sản là rất cao so với lĩnh vực tư nhân. Bộ máy quản lý cồng kềnh , các đơn vị trên chưa thực sự hoạt động theo mô hình Tập đoàn mà thực chất chỉ là những đơn vị quản lý hành chính ở cấp trung gian ;
Hiện nay các Tập đoàn, Tổng công ty của Bộ Công thương như Tổng công ty Thép, Tâp đoàn Hóa Chất, TKV ở 1 vị thế tài chính rất yếu so với 10 năm trước kia. Mang tiếng là công ty mẹ nhưng mẹ không có khả năng cứu được con mà phải trông chờ nhà nước hỗ trợ hay bơm vốn, điều này đang diễn ra tại Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, Công ty Gang thép Thái nguyên….?
Nếu nhìn vào cách bổ nhiệm nhân sự chủ chốt tại đa phần doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như Vinamilk, Hòa Phát , FPT, Nhựa Bình Minh, Coteccons…. thì thấy rằng không bao giờ có cách thức bổ nhiệm như trên. Mọi chức danh chủ chốt phải được đào tạo và rèn luyện , thử thách qua nhiều vị trí khác nhau, từ thấp lên cao . Trong quá trình làm việc, nếu cán bộ lãnh đạo nào không đạt yêu cầu thì phải tự nguyện thôi chức nếu không sẽ bị sa thải và điều chuyển bởi HĐQT hay Đại hội cổ đông ;
Với những doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình hay công ty tư nhân lớn cũng không bao giờ xảy ra chuyện ông Bố bổ nhiệm người con không có kinh nghiệm quản trị nắm giữ các chức danh chủ chốt trong công ty vì nếu làm như vậy thì coi là hành động tự sát của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ bị tổn thất nặng nề hoặc thua lỗ phá sản . Bố có thương con, muốn con nối nghiệp thì họ phải đào tạo và luyện cho người con tại nhiều vị trí công việc trong doanh nghiệp . Còn nếu người con không giỏi hoặc chưa đủ tầm quản lý thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải tuyển chọn người tài để quản lý & phát triển cho cơ nghiệp của họ, đồng thời bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho con họ.
2. Chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC quản lý :
Hơn 10 năm trước , dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải quản lý thì sau khi SCIC được Chính phủ thành lập, nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ được nhanh chóng bàn giao về cho SCIC quản lý phần vốn nhà nước .
Tuy nhiên trong 9 năm dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì lại làm ngược lại, điển hình tiêu biểu là Sabeco, Habeco sau 9 năm cổ phần hóa vẫn không được chuyển giao về cho SCIC ;
Mục tiêu của việc thành lập SCIC là nhằm chuyên môn hóa công tác quản lý vốn nhà nước, tách biệt vai trò quản lý nhà nước và vai trò quản lý doanh nghiệp của các Bộ để tránh xung đột lợi ích, giúp các Bộ ngành địa phương có nhiều thời gian cho công tác quản lý nhà nước nhưng tai sao có tình trạng níu kéo , chậm trễ trong việc bàn giao vốn cho SCIC ;
Giới đầu tư tài chính & thị trường chứng khoán không xa lạ gì với hoạt động của SCIC, SCIC vẫn còn nhiều yếu kém trong công tác quản lý cổ phần nhà nước, tuy nhiên năng lực quản lý vốn của SCIC còn hơn nhiều năng lực quản lý vốn của Bộ ngành địa phương, thể hiện ở các điểm sau :
Thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết ;
Trong khâu bổ nhiệm nhân sự chủ chốt như Chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc thì SCIC không dám làm liều như Bộ Công thương . Sau vài lần thất bại thì cán bộ của SCIC không dám đảm nhận chức danh Chủ tịch, TGĐ mà thường những chức danh này được tuyển chọn từ doanh nghiệp ;
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình bộ máy quản lý của Bộ Công thương cồng kềnh cần phải tái cơ cấu. Tuy nhiên tại sao cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lại chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC ? Một điều chắc chắn rằng việc chậm trễ bàn giao không phải là do Bộ Công thương có khả năng quản lý vốn tốt hơn SCIC ?
Tại sao cựu Bộ trưởng cứ thích quản lý những doanh nghiệp không còn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ mình ? Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ là 1 thách thức cho sự thành công của việc ra đời Ủy Ban quản lý doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ .
3. Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công thương "trốn" niêm yết, người đại diện không thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:
Từ 15 năm trước cho đến nay, để phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa & phát triển doanh nghiệp, Đảng & Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách gắn cổ phần hóa với việc niêm yết chứng khoán ;
Hơn 10 năm trước đây, VAFI từng có nhiều văn bản gửi Bộ trưởng Hoàng Trung Hải kiến nghị bán bớt cổ phần nhà nước, thúc đẩy doanh nghiệp trực thuộc Bộ niêm yết nhằm tạo hàng hóa phát triển thị trường chứng khoán. Nguyên Bộ trưởng Hoàng Trung Hải đã rất cầu thị và thị trường chứng khoán liên tục đón nhận nhiều hàng hóa chất lượng được bán bớt cổ phần nhà nước và IPO như Vinamilk, Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiến phong, Đạm Phú Mỹ, Khoan Dầu khí….
Tuy nhiên đến thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì không như vậy ? Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa như Sabeco, Habeco, Vinatex, Petrolimex, nhiều đơn vị thành viên đã cổ phần hóa trực thuộc các tập đoàn …không chịu niêm yết.
Để thúc đẩy mạnh mẽ việc thoái vốn nhà nước và niêm yết chứng khoán, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành QĐ 51/2014/QĐ-CP ngày 15/9/2014 mà tại Điểm 2 Điều 14 của QĐ này qui định : “ Đối với doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành “ . Nhưng Quyết định này đã không làm cho nhiều đại diện cổ phần nhà nước tại Bộ Công thương tuân thủ thực hiện ?
Sabeco và Habeco là điển hình của việc tìm mọi cách trốn tránh niêm yết, không thực hiện chỉ thị của Chính phủ. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ, chắc phải nhiều lần nghe Thủ tướng nói về việc thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết nhưng tại sao cựu Bộ trưởng không chấp hành lệnh của cấp trên, không triển khai thúc đẩy việc niêm yết nhiều doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Bộ trưởng mà không quan tâm đến việc thúc đẩy sự minh bạch thì cấp dưới cũng không thực hiện hoặc như Sabeco có nói rằng họ không có quyền cho doanh nghiệp niêm yết.
Cựu Bộ trưởng có biết rằng việc không tuân thủ QĐ 51 là gây thiệt hại cho nhà nước hay không ?
Việc nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa rồi trốn tránh niêm yết tức là không thực hiện cam kết của Chính phủ với nhà đầu tư chứng khoán, từ đó làm giảm lòng tin từ giới đầu tư ;
Thực tế nhiều DNNN khi IPO mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối xảy ra 2 kịch bản :
Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì không bán được cổ phần hoặc chỉ bán được ít ;
Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có bán được nhiều cổ phần nhưng với giá thấp hơn so với giá trên thị trường chứng khoán, thường chỉ bằng từ 30%-50% vì người đầu tư phải phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra với họ như : DN cổ phần hóa trốn tránh niêm yết, việc bổ nhiệm người đại diện vốn nhà nước chất lượng kém .
4. Dưới thời cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phong trào cổ phần hóa đi xuống và trì trệ :
Không thể sôi nổi và tích cực như thời BT Hoàng Trung Hải ;
Bộ Công thương nắm nhiều doanh nghiệp ở vị thế kinh doanh thuận lợi nhưng phong trào cổ phần hóa trong nhiệm kỳ 2010- 2015 còn thua xa Bộ Giao thông của nguyên BT Đinh La Thăng ;
Các con số thống kê thực tế nói lên tất cả ;
5. Việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải làm thành viên HĐQT kiêm PTGĐ Sabeco mang đậm tính vụ lợi và hành vi này bị nghiêm cấm theo Luật Phòng Chống tham nhũng :
VAFI từng đặt câu hỏi VQH về Cục XTTM để làm gì ? Chắc chắn không phải vì yêu thích công việc xúc tiến thương mại, hay vì muốn tiến thân theo con đường thuần túy là công chức nhà nước , trả lời cho câu này là VQH chỉ ở Cục XTTM có 1 năm rồi đi về Sabeco ;
Trong thời gian ngắn ngủi ở Cục XTTM với vai trò là Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu , VQH còn được ưu ái và được bổ nhiệm chức danh Kiểm soát viên Tổng Công ty thuốc lá VN ( Vinataba ) . Việc bổ nhiệm này hoàn toàn phi lý, sai Luật và cũng mang tính vụ lợi :
Luật Công chức nhà nước qui định điều kiện để làm thành viên BKS tại DNNN , người đó phải là công chức nhà nước, tuy nhiên VQH nói với Báo Tuổi trẻ rằng khi được tuyển dụng về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu là không theo cơ chế tuyển dụng ngạch công chức nhà nước ? Như vậy có thể ở thời điểm VQH về Cục XTTM vẫn chưa phải là công chức nhà nước ?
Theo Điểm 1e Điều 3 qui định về tiêu chuẩn điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của (Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 1/8/2011 qui định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH 1 TV do nhà nước làm chủ sở hữu ) thì :
Việc bổ nhiệm KSV phải tuân thủ qui định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2005 và các qui định khác của pháp luật ;
Điểm 1b Điều 122 Luật DN 2005 qui định : “ Thành viên BKS không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ , mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,chị, em ruột của thành viên HĐQT, giám đốc hoặc TGĐ và người quản lý khác “ . Ông Vũ Huy Hoàng là BT, là người đại diện quản lý vốn cao nhất có quyền bổ nhiệm các thành viên HĐQT thì rõ ràng việc bổ nhiệm VQH là không đúng Luật ;
Bổ nhiệm VQH làm KSV tại Vinataba để làm gì ? VQH có xứng đáng được bổ nhiệm không ? Có phải là vì mục tiêu quản lý vốn nhà nước cho Bộ không ? Rõ ràng là không vì chỉ sau 1 năm ở Cục XTTM, VQH lại nhảy về Sabeco ?
Thông thường khi người ta chọn người làm KSV ở Bộ để thực hiện giám sát vốn nhà nước người ta thường lấy người ở các Vụ, Cục có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại DNNN đó, tức là kiểm soát viên phải lấy từ Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức hay Vụ quản lý ngành chứ người ta không lấy người ở Cục , Vụ khác không có nhiệm vụ quản lý vốn tại doanh nghiệp đó . Và Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu không có nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại Vinataba .
Để làm được thành viên Ban Kiểm soát tại các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, ngoài việc bằng cấp về tài chính thì còn đòi hỏi KSV phải ít nhất có kinh nghiệm quản lý vốn và tài sản nhà nước trong 3 năm , bởi vì người KSV phải cập nhập kiến thức và chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến rất nhiều lĩnh vực từ quản lý tài chính kế toán, luật doanh nghiệp, bất động sản, xây dựng, chế độ chính sách về tiền lương….Với trường hợp bổ nhiệm VQH tin rằng xuất phát điểm là không có kiến thức quản lý nhà nước về những nội dung nêu trên .
Từ phân tích trên để khẳng định rằng VQH không đủ tư cách làm Kiểm soát viên tại Vinataba và không thể có chức Phó Vụ trưởng . Việc bổ nhiệm chức PVT cho VQH cũng là hành vi mang tính chất vụ lợi và bị pháp luật nghiêm cấm .
Trong vòng 1 năm, VQH có đóng góp gì cho Cục XTTM hay không ? Không thể có đóng góp gì dù là người có năng lực , vì sao :
Phải mất nhiều thời gian tìm hiểu công việc mới ;
Phải mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành các khóa học về hành chính công, quản lý nhà nước, các khóa tập huấn về chính trị…
Cho nên có thể khẳng định thêm rằng VQH về Cục không phải là cống hiến sức lực của tuổi trẻ mà chỉ là tạo ra 1 lý lịch đẹp để trở thành hàng ngũ lãnh đạo của Bộ Công thương và từ đó có thế mạnh về làm lãnh đạo Sabeco ; Nếu điều chuyển thẳng VQH từ TGĐ PVFI về Sabeco chắc là không thể thành công , cho nên hành vi điều động VQH về Sabeco hay dưới dạng Sabeco tha thiết xin VQH mang đậm tính chất vụ lợi.
Hiệp hội các nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam - VAFI là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 74/2003/QĐ - BNV của Bộ Nội Vụ ngày 05/11/2003.
Hiệp hội được thành lập với chức năng và nhiệm vụ:
Đề xuất các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, góp phần làm cho môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn để thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập.
Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư am hiểu pháp luật và an tâm bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp.
Xúc tiến đầu tư tài chính trong nước và nước ngoài. Đào tạo, tư vấn, hướng dẫn đầu tư để cho thị trường vốn phát triển.
Nghiên cứu phát triển một số mô hình đặc thù, các định chế tài chính trung gian nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn và để thị trường tài chính Việt Nam hội nhập với thị trường tài chính Quốc tế.
Tham gia góp ý, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách liên quan đến việc phát triển thị trường tài chính, các định chế tài chính góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam.
Đại diện các nhà đầu tư tài chính xây dựng và quan hệ hợp tác với các Hiệp hội khác nhằm thiết lập mối quan hệ giữa các nhà đầu tư tài chính với các nhà đầu tư chiến lược để góp phần phát triển thị trường tài chính và môi trường đầu tư Việt Nam.
Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền và quảng bá về hoạt động của hiệp hội.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Theo danh sách nhân sự của hiệp hội, ông Nguyễn Hoàng Hải hiện là Phó Chủ tịch VAFI - Nguyên Tổng thư ký VAFI nhiệm kỳ I,II.
“Ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu nhưng không có nghĩa là an toàn” (DT 20-7-16)
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - khẳng định, ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, và một số người dù đã nghỉ hưu nhưng không có nghĩa là “an toàn”, mà phải chịu trách nhiệm tới cùng với tất cả những hệ lụy mình gây ra.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Như Tiến cho rằng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra rất rõ ràng, cụ thể những vụ việc nổi cộm có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong phòng chống tham nhũng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ không bình thường.
“Mặc dù nhiều cơ quan nói đúng quy trình nhưng quy trình ấy có thực sự công khai, minh bạch hay không? Đầu vào của quy trình có chuẩn không, hay “đầu vào thì nát như tương, đầu ra chất lượng như tương đầu vào”? Thế thì nguy hiểm rồi.
Đầu vào phải lựa chọn được những người chuẩn mực, đầy đủ phẩm chất, năng lực thì đầu ra mới có người đủ phẩm chất, năng lực. Bây giờ đầu vào như thế, “tác giả” của món nợ, thua lỗ 3.200 tỷ đưa đi luân chuyển ở một nơi khác như vậy thì rõ ràng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, làm sao mà bảo đúng quy trình được?”- ông Tiến nói.
Bộ máy nhà nước không phải là “nhà trẻ trung ương”
- Ông đánh giá thế nào về việc Tổng Bí thư đã giao Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an điều tra làm rõ vi phạm để xảy ra thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng giai đoạn 2011-2013 ở Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nhưng sau đó ông Trịnh Xuân Thanh - Chủ tịch PVC - lại được chuyển về Bộ Công thương, rồi luân chuyển đi địa phương gây bức xúc dư luận?
- Việc để thua lỗ rất lớn nhưng rồi lại được luân chuyển đi chỗ khác có phải để trốn lỗ, chạy lỗ, thoát lỗ hay không? Trốn lỗ số tiền lên tới hơn 3.200 tỷ ở PVC để về một cơ quan khác thì trách nhiệm của các cơ quan ở đâu? Rất nhiều vấn đề cử tri, nhân dân đang hỏi và chờ câu trả lời của cơ quan chức năng.
- Tổng Bí thư cũng chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng - nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công trưởng Vũ Huy Hoàng. Với những thông tin mà dư luận, báo chí phản ánh thời gian qua, theo ông đã đủ cơ sở?
- Ông Vũ Huy Hoàng, tôi được biết trong thời gian qua có rất nhiều ưu ái cho con của mình, "cánh hẩu" của mình. Đất nước cứ ưu ái cho con cái, "cánh hẩu" thì đi về đâu? Khi mà người ta cần công khai minh bạch, cần những người có phẩm chất, năng lực nhưng nếu ai cũng đưa con cháu, người thân vào bộ máy nhà nước thì như một số người dân nói, hóa ra bộ máy nhà nước là “nhà trẻ trung ương”.
Tôi đã nói nhiều lần rồi, nếu chúng ta còn áp dụng tiêu chuẩn trong tiếp nhận, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ theo trình tự tiền tệ - ngoại lệ - hậu duệ - đồ đệ rồi cuối cùng mới là trí tuệ thì bao giờ mới có lãnh đạo tốt, bao giờ mới có những người tử tế trong cơ quan nhà nước được.
Không có giải pháp mạnh, chúng ta sẽ lao xuống "vực sâu tham nhũng"!
- Những vấn đề mà báo chí phản ánh thời gian qua đối với cá nhân ông Vũ Huy Hoàng, theo ông, có dấu hiệu của “chuyến tàu vét cuối cùng” hay “hoàng hôn nhiệm kỳ” như ông đã từng phát biểu gay gắt trước Quốc hội?
- Tôi đã nói rồi, vào thời điểm hoàng hôn nhiệm kỳ một số cán bộ có chức có chức quyền tăng tốc tham nhũng cả về tần suất và cường độ để làm chuyến tàu vét cuối cùng trước khi hạ cánh. Đó là cảnh báo đối với ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, trước khi hạ cánh đã ký hơn 60 người vào các chức vụ phòng, ban, cục và ông ta đã có một số nhà, đất đáng kể.
Bây giờ lại tiếp tục xuất hiện những nhân vật mới, đó có phải những "chuyến tàu vét cuối cùng" trước khi hạ cánh không? Tôi đã cảnh báo trên diễn đàn Quốc hội rồi, nếu chúng ta không có những giải pháp mạnh thì không bao giờ dừng lại được, không bao giờ kìm hãm được.
Tại sao con tàu hay cái xe bao giờ cũng hai phanh, phanh chân và phanh tay để hãm, và chỉ có một ga thôi. Để hãm lại, kìm lại, ổn định không mất an toàn thì phải dùng hai phanh, cả phanh tay và phanh chân. Nếu chúng ta không xử sự cho đúng thì chúng ta sẽ lao vào vực sâu, đó là vực sâu của tham nhũng.
- Như vậy, theo ông, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải làm rõ sự việc của ông Vũ Huy Hoàng như đã từng kiểm tra đối với ông Trần Văn Truyền- nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ trước đây?
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải làm rõ cùng Thanh tra Chính phủ, giám sát của Quốc hội, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên. Phải làm sao phát huy vai trò tốt hơn nữa, chứ đừng để "con voi chui lọt lỗ kim" như thời gian qua.
Trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng cũng phải làm rõ. Gần đây chúng ta đã có chỉ thị rồi, đừng tưởng về nghỉ mà đã xong, hạ cánh chưa chắc đã an toàn. Tất cả những hệ lụy mà anh gây ra và để lại vẫn phải còn mãi mãi, phải chịu trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng, trước Nhà nước, chứ không phải ông Vũ Huy Hoàng và một số người đã nghỉ rồi là dấu chấm hết.
Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự phải đưa vào những quy định để người ta không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng nữa.
- Xin cảm ơn ông!
Giám sát từ lời nói tới việc làm có đúng không
Hoan nghênh chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng các cơ quan được giao nhiệm vụ phải làm việc tới nơi tới chốn, khách quan, không thể đánh trống bỏ dùi.
“Câu chuyện đấu tranh phòng chống tham nhũng của chúng ta 10 năm qua đã gây ra nhiều bức xúc, mất lòng tin của người dân. Một trong những lý do là chúng ta làm không đến nơi đến chốn vì có nhiều sức ép, ràng buộc, nhiều tổ chức ràng buộc. Tôi cho rằng nếu lần này các cơ quan làm tốt, xử lý rõ ràng minh bạch thì sẽ giúp lấy lại lòng tin của người dân. Từ vụ việc cụ thể này để chúng ta rút ra vấn đề lớn hơn để khắc phục. Chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư như vậy cũng là dịp để nhân dân giám sát từ lời nói tới việc làm có đúng không”- nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Thế Kha (thực hiện)
>> “Không ai bênh được những người liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh”
>> Tổng Bí thư: Kiểm tra nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nếu có dấu hiệu vi phạm
Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát cùng vào cuộc vụ ông Trịnh Xuân Thanh (BizLive 20-7-16) Ai nâng đỡ ông Trịnh Xuân Thanh "vòng vèo" vào nhiều chức vụ? (GD 20-7-16)
“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư? (GD 20-7-16)
--
VAFI chỉ ra hàng loạt sai lầm của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (DT 19-7-16) -- Sai lầm lớn nhất là của người cho ông Hoàng làm Bộ trưởng? Ai là người này? Nguyên Bộ trưởng có thể bị xem xét trách nhiệm vì vụ ông Trịnh Xuân Thanh (VnE 18-7-16) - Mọi việc đều dính liền với nhau: Vũ Huy Hoàng - Trịnh Xuân Thanh - Vũ Quang Hải.... Vụ ông Trịnh Xuân Thanh: Lỗ gần 3.300 tỉ đồng vẫn được phong tập thể anh hùng (PLTP 18-7-16)
-Xưa tre già măng mọc, nay măng già hơn tre! (GD 19-6-16) “Ông lớn” Sabeco và hàng loạt rắc rối bủa vây (BizLive 19-6-16)
-Ông Vũ Quang Hải: Tôi được “xin” về Sabeco “đúng quy trình”
15/06/2016 08:41
TTO - Chiều 14-6, ông Vũ Quang Hải - phó tổng giám đốc Sabeco - đã trả lời Tuổi Trẻ trên tinh thần “nói hết những điều mình biết”.
Ông Vũ Quang Hải - Ảnh: T. Hà
* Ông nhận xét thế nào về nội dung VAFI đã đưa ra dư luận?
- Về thông tin liên quan quá trình công tác của tôi tại PVFI, tôi nhận quyết định về vào tháng 1-2011 thì đến tháng 5-2013 chuyển công tác.
Tại thời điểm đó, không phải chỉ có tôi được quyết định bổ nhiệm làm giám đốc mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN còn quyết một người nữa làm chủ tịch HĐQT.
Mục đích của việc bổ nhiệm này là tái cơ cấu toàn diện PVFI vì phát sinh những khoản nợ xấu, vốn điều lệ công ty khoảng 300 tỉ đồng.
Thời điểm tôi về thì được báo cáo là vừa mất vốn, và mất thêm khoảng 600 tỉ nữa. Còn năm 2010 thì được báo cáo là lỗ khoảng 40 tỉ đồng. Tất cả cái này đều báo cáo về Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.
Nếu quay lại thời điểm đó thì PVFI có hai khoản đầu tư. Một là đầu tư chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán SMEs, khả năng mất vốn lên đến 360 tỉ đồng. Thứ hai là tại Công ty CP chứng khoán Phố Wall khoảng hơn 70 tỉ đồng.
Cộng thêm các khoản huy động ngắn hạn nữa lên đến gần 800 tỉ đồng, cũng có khả năng mất vốn. Năm đầu tiên khi tôi về (2011) lỗ khoảng 197 tỉ đồng, chủ yếu là do trích lập dự phòng.
Còn hai công ty chứng khoán nói trên thì trước đó cơ quan công an đã lập hồ sơ khởi tố về những sai phạm tại đây.
Tôi có thể tự tin nói là các khoản lỗ đó không phải do tôi gây ra mà tôi chỉ kế thừa và xử lý các khoản lỗ đó.
Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, đến năm 2012 số lỗ đã ít đi rất nhiều, còn khoảng 70 tỉ đồng, chứ không phải như VAFI nói là “hai năm lỗ hơn 200 tỉ đồng”.
Như vậy làm giảm lỗ chứ không phải là tăng thêm lỗ. Và khi tôi đi thì gần như PVFI không còn các khoản nợ xấu nữa, thanh toán toàn bộ công nợ tồn tại.
* Ông xuất thân từ đâu trước khi để được bổ nhiệm về PVFI?
- Trước đây tôi đi học tài chính, quản trị kinh doanh ở Anh. Sau khi về VN, năm 2007 tôi về làm ở Tổng công ty Tài chính dầu khí, ở ban đầu tư với vai trò chuyên viên. Sau đó nữa thì mới được điều chuyển về PVFI.
* Nghĩa là chỉ sau bốn năm, ông từ chuyên viên của một ban thuộc bộ, đã được “lên” giám đốc?
- Phải hiểu vấn đề ở đây bổ nhiệm giám đốc cho tôi mục đích là để xử lý tồn tại, chứ không phải để kinh doanh. Khi tôi về mọi người cũng rất ngạc nhiên hỏi tại sao về đây, đang khó khăn thế.
Nhưng tập đoàn cũng nói rằng đại ý “ông trẻ thì ông phải đi”, chứ không phải là trong vòng mấy năm mà đi nhanh thế.
* Rời PVFI, ông tiếp tục nhận công tác ở đâu? Có ai đề nghị không?
- Tôi chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương) từ tháng 5-2013 theo đề nghị ở đây.
Chức vụ là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm thêm kiểm soát viên tài chính ở Tổng công ty Thuốc lá VN. Theo quy định của Bộ Công thương ở thời điểm đó thì được hưởng chế độ vụ phó.
* Chuyển về Cục Xúc tiến thương mại ông có phải thi tuyển không?
- Không, tôi chuyển ngang. Vì Trung tâm tâm hỗ trợ xuất khẩu là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, tài khoản riêng chứ không phải hoạt động theo cơ chế nhà nước, nên có quyền tuyển dụng, chứ không theo ngạch công chức nhà nước.
* VAFI nói ông về được Sabeco là do bố ông bổ nhiệm? Ông về Sabeco khi nào?
- Trước tết năm 2014. Mùng 6 tết là đi làm. Chuyện bổ nhiệm tôi về Sabeco là thế này. Chủ tịch HĐQT Sabeco lúc đó là anh Phan Đăng Tuất có làm văn bản gửi Bộ Công thương xin tăng cường cán bộ trẻ cho tổng công ty.
Anh Tuất đã có văn bản chỉ đích danh tên tôi, và không chỉ mình tôi mà lúc đó còn bổ nhiệm thêm hai phó tổng trẻ nữa.
Thời điểm đó, Bộ Công Thương chấp thuận là giới thiệu tôi về Sabeco chứ không hề có quyết định bổ nhiệm tôi.
Cái này VAFI nhầm. Tôi chỉ được giới thiệu tham gia HĐQT vì Sabeco còn cổ đông bên ngoài là Heineken nữa, nên bộ không quyết được chuyện này.
HĐQT họp và có xin ý kiến cổ đông đàng hoàng và sau đó bầu bổ nhiệm tại đại hội cổ đông bất thường. Rõ ràng là cổ đông Heineken đồng ý thì quy trình rất công bằng chứ không có gì khuất tất cả.
Thứ hai, VAFI nói tôi đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco là sai. Ngay thời điểm tôi về và cả hiện nay, tôi không hề là người đại diện vốn nhà nước tại Sabeco.
Tôi chỉ là người làm thuê cho Sabeco thôi, hoàn toàn rất đúng quy trình, chứ không phải bố bổ nhiệm con.
* Vậy tại sao Sabeco đề xuất ông, chứ không phải ai khác?
- Chắc cái này phải hỏi anh Tuất.
* Trước khi đề xuất ông, ông Tuất có trao đổi để hỏi ý kiến với ông không?
- Cũng có trao đổi, tôi nhớ đâu khoảng tháng 6-2014. Gần đến cuối năm 2014 thì tôi mới vào làm ở Sabeco. Phải hỏi chứ. Hỏi rất lâu, đến cuối năm tôi mới đồng ý về.
Thời gian hỏi thì tôi không nhớ. Còn làm tờ trình từ tháng 2, đến tháng 9, tháng 10 gì đấy mới đồng ý. Nói chung phải trải qua quá trình.
* Vậy ông có trao đổi với bố ông khi được ông Tuất “xin” về Sabeco hay không?
- Có. Vì bản thân bố tôi cũng không muốn. Thứ nhất là xa nhà, thứ hai là dư luận sẽ nói.
* Như ông nói, cuối năm 2014 ông đã về làm việc tại Sabeco. Nhưng Sabeco có văn bản đề nghị bổ sung thêm cán bộ lãnh đạo cho tổng công ty vào tháng 1-2015. Đến ngày 4-2-2015 thì Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mới ký quyết định điều động ông về Sabeco, đề cử tham gia HĐQT. Và ngày 5-2-2015, tức chỉ sau một ngày bà Thoa ký quyết định, ông Tuất mới có tờ trình đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét lấy ý kiến?
- Tôi cũng không nhớ rõ ngày giờ, chỉ nhớ là có diễn biến xin như thế.
* Bản thân ông có thấy rằng từ năm 2007 đến năm 2016, chưa đến 10 năm mà ông đã trải qua rất nhiều chức vụ quan trọng. Theo ông, nếu một cán bộ công chức bình thường thì liệu có lên được những vị trí như vậy không?
- Ngoài bằng đại học ra, tôi cũng có bằng thạc sĩ tài chính, cũng được đào tạo bài bản ở nước ngoài.
Tôi hiểu là dư luận có ý rằng con quan thì lại làm quan, nhưng quan điểm của tôi là trong một đất nước do Đảng lãnh đạo, mọi thứ bình đẳng hết, cơ hội của mọi người là như nhau.
Thật sự tôi không nghĩ đây là sự ưu ái, vì tất cả chúng ta đều bình đẳng hết.
Tối 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Đăng Tuất - nguyên chủ tịch HĐQT Sabeco - nói thời điểm đó ban lãnh đạo Sabeco đều gần đến tuổi nghỉ hưu nên HĐQT Sabeco đã có nghị quyết về việc đề xuất Bộ Công thương cho bổ sung đội ngũ lãnh đạo phù hợp với mô hình tái cấu trúc của tổng công ty. “Sau khi làm việc với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công thương), chúng tôi được biết ông Vũ Quang Hải cũng phù hợp với tiêu chí mà nghị quyết HĐQT đề ra. Nên chúng tôi đã làm công văn đề xuất bộ xin bổ sung một lúc ba người, trong đó có ông Vũ Quang Hải” - ông Tuất thông tin.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từng đề nghị hoãn thanh tra Sabeco
Ngày 31-12-2015, trước thời điểm nghỉ hưu khoảng ba tháng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ký văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị bộ này “điều chỉnh chưa thực hiện kế hoạch thanh tra trong năm 2016 đối với các dự án của Sabeco”. Trước đó ngày 25-11-2015, Bộ Xây dựng đã có quyết định thanh tra, bộ này sẽ thanh tra 4 dự án của Sabeco.
Trong công văn, ông Hoàng viết: “Do năm 2016, Sabeco phải tập trung thời gian và nhân lực để triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng: tái cấu trúc tổng công ty, làm việc với thanh tra Bộ Tài chính về những nội dung liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, tập trung triển khai công tác cổ phần hóa...”. Ngoài ra ông Hoàng cũng viện dẫn lý do: “Bộ Công thương cũng đã tiến hành thanh tra các dự án nêu trên”.
Ngày 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Gia Yên, chánh thanh tra Bộ Xây dựng, xác nhận thông tin trên.
LÂM HOÀI
-Hé lộ thu nhập khủng của con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương tại Sabeco (DNVN 14-6-16) Con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương thu nhập hơn 1 tỷ đồng tại Sabeco (BizLive 14-6-16) -- -Những quyết định bổ nhiệm lãnh đạo lạ lùng tại Bộ Công Thương (BizLive 14-6-16) -Ông Vũ Huy Hoàng từng can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco - nơi con trai làm Phó tổng(BixLive 14-6-16) -
-Chất vấn nguyên Bộ trưởng Công Thương về nhân sự Sabeco
TPO - Ngày 13/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chất vấn về việc điều động ông Vũ Quang Hải (28 tuổi, con trai nguyên Bộ trưởng Hoàng) về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015.
Ông Vũ Quang Hải và quyết định điều động về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015.
Văn bản, do Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký cho thấy, năm 2011 khi mới 25 tuổi, không có thành tích kinh doanh gì nhưng ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI), do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.
Theo VAFI, PVFI dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Quang Hải liên tục bị thua lỗ. Cụ thể, năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng. Sau hai năm làm lãnh đạo tại PVFI, ông Hải được điều động về Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương). Thời điểm này, theo VAFI, PVFI đã gần như tê liệt hoạt động, dù là công ty đại chúng nhưng mọi thông tin về PVFI đều bị bưng bít. Sau chỉ khoảng 1 năm về Cục Xúc tiến Thương mại với chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Hải lại được đưa về làm lãnh đạo tại Sabeco.
Trong văn bản VAFI đưa ra hàng loạt câu hỏi về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai? Ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông là người lao động trong ngành dầu khí? VAFI cũng đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý để bổ nhiệm ông Hải giữ chức Phó Vụ trưởng tại Bộ Công Thương cũng như sau đó được tiếp tục bổ nhiệm làm thành viên HĐTQ và Phó tổng giám đốc của Sabeco, doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hơn 12.000 tỷ đồng. “Vũ Quang Hải mới chỉ làm công chức được một năm, và để PVFI lỗ hai năm liên tiếp (theo quy định sẽ bị cắt chức) nhưng lại được đề bạt và thăng chức vượt cấp như vậy có lợi cho nhà nước hay không”, văn bản của VAFI nêu vấn đề.
Liên quan đến việc cổ phần hóa các doanh nghiệp do ngành công thương quản lý, VAFI cũng cho là có vấn đề khi Tổng công ty Bia rượu và nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Sabeco đã cổ phần hoá gần 8 năm nhưng vẫn không được chuyển giao về SCIC dù SCIC đã nhiều lần đề xuất. “Nếu như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chuyển giao Sabeco về cho SCIC theo đúng quy định thì sẽ không có chuyện bổ nhiệm con ruột và thư ký riêng vào các vị trí quyền lực nhất tại Sabeco”, VAFI đặt câu hỏi.
VAFI cũng đặt câu hỏi về vai trò là người được giao quản lý các đơn vị như Habeco, Sabeco của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa trong việc ký quyết định bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải về làm lãnh đạo Sabeco.
- - Nhiều tình tiết vụ “thư ngỏ” chất vấn nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (VietTimes 14-6-16) VAFI chất vấn nguyên Bộ trưởng Công Thương việc điều động con trai làm lãnh đạo (VnEx 14-6-16) -- Nguyên Bộ trưởng Công thương từng kiến nghị chưa thanh tra Sabeco (VNN 14-6-16) Bộ Công Thương lên tiếng về việc bổ nhiệm con trai nguyên Bộ trưởng(infonet 14-6-16)'Vì danh dự, con trai bộ trưởng nên thôi chức ở Sabeco' (Zing 14-6-16) -- "Danh dự" là gì? Chữ này không có trong Từ điển "Ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Việt Nam" -- Cựu Bộ trưởng được đề nghị khuyên con rời ghế lãnh đạo Sabeco (VnE 14-6-16) --
--8.000 tỷ vốn nhà nước tại Sabeco biến đi đâu?
-Hơn 7.600 doanh nghiệp giải thể trong năm 2011
Đã xác định được nợ của nữ đại gia thủy sản Bianfishco
- - Chủ tịch Hà Nội: Sân cơ quan cho bán bia, xe đẩy ra vỉa hè (VNN). - Ô tô chiếm sân chơi của trẻ (TP). - Mức phí “lăn bánh xe” phải có cơ sở khoa học (PLTP). - Hà Nội lập 16 đoàn kiểm tra chất lượng đảng viên (TP).- “Đại biểu QH có thể không nói hết sự thật nhưng không thể nói sai” (DT).-- Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam – (RFI). audio:Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy Anh và GS Võ Tòng Xuân. – Báo chí giám sát việc thực thi pháp luật đất đai(PLTP). - Kê khống đất để hưởng đền bù ở Củ Chi – Bài 1: Đất “trên trời”… rơi vào sổ đỏ (PLTP). - Khiếu kiện vượt cấp liên quan đến D.A khu du lịch Sơn Tiên (Đồng Nai): Kỳ I: Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm (Thanh Tra). - Về một cam kết “cho đất” 20 năm trước (Thanh Tra). - TP.HCM sẽ kiến nghị bỏ thủ tục cấp giấy phép quy hoạch (PLTP). -- Vụ tranh chấp nhà tại phường 4, quận 8, TP. Hồ Chí Minh: Bản án bị cản trở thi hành (Thanh Tra).
- Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị cảnh cáo(VNE). – Sai phạm nghiêm trọng của ông Thứ trưởng(Dân Việt). – Kỷ luật Thứ trưởng y tế và Chủ tịch UBND Đắk Lắk (TTXVN). – Trung ương Đảng kỷ luật cán bộ – (BBC). Chuyện ông Bảng kẻ “ô bàn cờ”
- - Một quan chức cấp tỉnh mua liền một lúc…5 biệt thự Hà Nội (VNN). - Xã hội Tiếp theo (kỳ 4) (VHNA).
>> Tổng Bí thư: Kiểm tra nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nếu có dấu hiệu vi phạm
Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát cùng vào cuộc vụ ông Trịnh Xuân Thanh (BizLive 20-7-16) Ai nâng đỡ ông Trịnh Xuân Thanh "vòng vèo" vào nhiều chức vụ? (GD 20-7-16)
“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư? (GD 20-7-16)
--
-Xưa tre già măng mọc, nay măng già hơn tre! (GD 19-6-16) “Ông lớn” Sabeco và hàng loạt rắc rối bủa vây (BizLive 19-6-16)
-Ông Vũ Quang Hải: Tôi được “xin” về Sabeco “đúng quy trình”
15/06/2016 08:41
TTO - Chiều 14-6, ông Vũ Quang Hải - phó tổng giám đốc Sabeco - đã trả lời Tuổi Trẻ trên tinh thần “nói hết những điều mình biết”.
Ông Vũ Quang Hải - Ảnh: T. Hà
* Ông nhận xét thế nào về nội dung VAFI đã đưa ra dư luận?
- Về thông tin liên quan quá trình công tác của tôi tại PVFI, tôi nhận quyết định về vào tháng 1-2011 thì đến tháng 5-2013 chuyển công tác.
Tại thời điểm đó, không phải chỉ có tôi được quyết định bổ nhiệm làm giám đốc mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN còn quyết một người nữa làm chủ tịch HĐQT.
Mục đích của việc bổ nhiệm này là tái cơ cấu toàn diện PVFI vì phát sinh những khoản nợ xấu, vốn điều lệ công ty khoảng 300 tỉ đồng.
Thời điểm tôi về thì được báo cáo là vừa mất vốn, và mất thêm khoảng 600 tỉ nữa. Còn năm 2010 thì được báo cáo là lỗ khoảng 40 tỉ đồng. Tất cả cái này đều báo cáo về Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN.
Nếu quay lại thời điểm đó thì PVFI có hai khoản đầu tư. Một là đầu tư chứng khoán tại Công ty CP chứng khoán SMEs, khả năng mất vốn lên đến 360 tỉ đồng. Thứ hai là tại Công ty CP chứng khoán Phố Wall khoảng hơn 70 tỉ đồng.
Cộng thêm các khoản huy động ngắn hạn nữa lên đến gần 800 tỉ đồng, cũng có khả năng mất vốn. Năm đầu tiên khi tôi về (2011) lỗ khoảng 197 tỉ đồng, chủ yếu là do trích lập dự phòng.
Còn hai công ty chứng khoán nói trên thì trước đó cơ quan công an đã lập hồ sơ khởi tố về những sai phạm tại đây.
Tôi có thể tự tin nói là các khoản lỗ đó không phải do tôi gây ra mà tôi chỉ kế thừa và xử lý các khoản lỗ đó.
Chúng tôi làm tất cả mọi thứ, đến năm 2012 số lỗ đã ít đi rất nhiều, còn khoảng 70 tỉ đồng, chứ không phải như VAFI nói là “hai năm lỗ hơn 200 tỉ đồng”.
Như vậy làm giảm lỗ chứ không phải là tăng thêm lỗ. Và khi tôi đi thì gần như PVFI không còn các khoản nợ xấu nữa, thanh toán toàn bộ công nợ tồn tại.
* Ông xuất thân từ đâu trước khi để được bổ nhiệm về PVFI?
- Trước đây tôi đi học tài chính, quản trị kinh doanh ở Anh. Sau khi về VN, năm 2007 tôi về làm ở Tổng công ty Tài chính dầu khí, ở ban đầu tư với vai trò chuyên viên. Sau đó nữa thì mới được điều chuyển về PVFI.
* Nghĩa là chỉ sau bốn năm, ông từ chuyên viên của một ban thuộc bộ, đã được “lên” giám đốc?
- Phải hiểu vấn đề ở đây bổ nhiệm giám đốc cho tôi mục đích là để xử lý tồn tại, chứ không phải để kinh doanh. Khi tôi về mọi người cũng rất ngạc nhiên hỏi tại sao về đây, đang khó khăn thế.
Nhưng tập đoàn cũng nói rằng đại ý “ông trẻ thì ông phải đi”, chứ không phải là trong vòng mấy năm mà đi nhanh thế.
* Rời PVFI, ông tiếp tục nhận công tác ở đâu? Có ai đề nghị không?
- Tôi chuyển về Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công thương) từ tháng 5-2013 theo đề nghị ở đây.
Chức vụ là phó giám đốc trung tâm kiêm nhiệm thêm kiểm soát viên tài chính ở Tổng công ty Thuốc lá VN. Theo quy định của Bộ Công thương ở thời điểm đó thì được hưởng chế độ vụ phó.
* Chuyển về Cục Xúc tiến thương mại ông có phải thi tuyển không?
- Không, tôi chuyển ngang. Vì Trung tâm tâm hỗ trợ xuất khẩu là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu, tài khoản riêng chứ không phải hoạt động theo cơ chế nhà nước, nên có quyền tuyển dụng, chứ không theo ngạch công chức nhà nước.
* VAFI nói ông về được Sabeco là do bố ông bổ nhiệm? Ông về Sabeco khi nào?
- Trước tết năm 2014. Mùng 6 tết là đi làm. Chuyện bổ nhiệm tôi về Sabeco là thế này. Chủ tịch HĐQT Sabeco lúc đó là anh Phan Đăng Tuất có làm văn bản gửi Bộ Công thương xin tăng cường cán bộ trẻ cho tổng công ty.
Anh Tuất đã có văn bản chỉ đích danh tên tôi, và không chỉ mình tôi mà lúc đó còn bổ nhiệm thêm hai phó tổng trẻ nữa.
Thời điểm đó, Bộ Công Thương chấp thuận là giới thiệu tôi về Sabeco chứ không hề có quyết định bổ nhiệm tôi.
Cái này VAFI nhầm. Tôi chỉ được giới thiệu tham gia HĐQT vì Sabeco còn cổ đông bên ngoài là Heineken nữa, nên bộ không quyết được chuyện này.
HĐQT họp và có xin ý kiến cổ đông đàng hoàng và sau đó bầu bổ nhiệm tại đại hội cổ đông bất thường. Rõ ràng là cổ đông Heineken đồng ý thì quy trình rất công bằng chứ không có gì khuất tất cả.
Thứ hai, VAFI nói tôi đại diện phần vốn nhà nước tại Sabeco là sai. Ngay thời điểm tôi về và cả hiện nay, tôi không hề là người đại diện vốn nhà nước tại Sabeco.
Tôi chỉ là người làm thuê cho Sabeco thôi, hoàn toàn rất đúng quy trình, chứ không phải bố bổ nhiệm con.
* Vậy tại sao Sabeco đề xuất ông, chứ không phải ai khác?
- Chắc cái này phải hỏi anh Tuất.
* Trước khi đề xuất ông, ông Tuất có trao đổi để hỏi ý kiến với ông không?
- Cũng có trao đổi, tôi nhớ đâu khoảng tháng 6-2014. Gần đến cuối năm 2014 thì tôi mới vào làm ở Sabeco. Phải hỏi chứ. Hỏi rất lâu, đến cuối năm tôi mới đồng ý về.
Thời gian hỏi thì tôi không nhớ. Còn làm tờ trình từ tháng 2, đến tháng 9, tháng 10 gì đấy mới đồng ý. Nói chung phải trải qua quá trình.
* Vậy ông có trao đổi với bố ông khi được ông Tuất “xin” về Sabeco hay không?
- Có. Vì bản thân bố tôi cũng không muốn. Thứ nhất là xa nhà, thứ hai là dư luận sẽ nói.
* Như ông nói, cuối năm 2014 ông đã về làm việc tại Sabeco. Nhưng Sabeco có văn bản đề nghị bổ sung thêm cán bộ lãnh đạo cho tổng công ty vào tháng 1-2015. Đến ngày 4-2-2015 thì Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa mới ký quyết định điều động ông về Sabeco, đề cử tham gia HĐQT. Và ngày 5-2-2015, tức chỉ sau một ngày bà Thoa ký quyết định, ông Tuất mới có tờ trình đại hội đồng cổ đông Sabeco xem xét lấy ý kiến?
- Tôi cũng không nhớ rõ ngày giờ, chỉ nhớ là có diễn biến xin như thế.
* Bản thân ông có thấy rằng từ năm 2007 đến năm 2016, chưa đến 10 năm mà ông đã trải qua rất nhiều chức vụ quan trọng. Theo ông, nếu một cán bộ công chức bình thường thì liệu có lên được những vị trí như vậy không?
- Ngoài bằng đại học ra, tôi cũng có bằng thạc sĩ tài chính, cũng được đào tạo bài bản ở nước ngoài.
Tôi hiểu là dư luận có ý rằng con quan thì lại làm quan, nhưng quan điểm của tôi là trong một đất nước do Đảng lãnh đạo, mọi thứ bình đẳng hết, cơ hội của mọi người là như nhau.
Thật sự tôi không nghĩ đây là sự ưu ái, vì tất cả chúng ta đều bình đẳng hết.
Tối 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Đăng Tuất - nguyên chủ tịch HĐQT Sabeco - nói thời điểm đó ban lãnh đạo Sabeco đều gần đến tuổi nghỉ hưu nên HĐQT Sabeco đã có nghị quyết về việc đề xuất Bộ Công thương cho bổ sung đội ngũ lãnh đạo phù hợp với mô hình tái cấu trúc của tổng công ty. “Sau khi làm việc với Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Công thương), chúng tôi được biết ông Vũ Quang Hải cũng phù hợp với tiêu chí mà nghị quyết HĐQT đề ra. Nên chúng tôi đã làm công văn đề xuất bộ xin bổ sung một lúc ba người, trong đó có ông Vũ Quang Hải” - ông Tuất thông tin.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng từng đề nghị hoãn thanh tra Sabeco
Ngày 31-12-2015, trước thời điểm nghỉ hưu khoảng ba tháng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã ký văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị bộ này “điều chỉnh chưa thực hiện kế hoạch thanh tra trong năm 2016 đối với các dự án của Sabeco”. Trước đó ngày 25-11-2015, Bộ Xây dựng đã có quyết định thanh tra, bộ này sẽ thanh tra 4 dự án của Sabeco.
Trong công văn, ông Hoàng viết: “Do năm 2016, Sabeco phải tập trung thời gian và nhân lực để triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng: tái cấu trúc tổng công ty, làm việc với thanh tra Bộ Tài chính về những nội dung liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, tập trung triển khai công tác cổ phần hóa...”. Ngoài ra ông Hoàng cũng viện dẫn lý do: “Bộ Công thương cũng đã tiến hành thanh tra các dự án nêu trên”.
Ngày 14-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Gia Yên, chánh thanh tra Bộ Xây dựng, xác nhận thông tin trên.
LÂM HOÀI
-Hé lộ thu nhập khủng của con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương tại Sabeco (DNVN 14-6-16) Con trai nguyên Bộ trưởng Công Thương thu nhập hơn 1 tỷ đồng tại Sabeco (BizLive 14-6-16) -- -Những quyết định bổ nhiệm lãnh đạo lạ lùng tại Bộ Công Thương (BizLive 14-6-16) -Ông Vũ Huy Hoàng từng can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco - nơi con trai làm Phó tổng(BixLive 14-6-16) -
-Chất vấn nguyên Bộ trưởng Công Thương về nhân sự Sabeco
TPO - Ngày 13/6, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chất vấn về việc điều động ông Vũ Quang Hải (28 tuổi, con trai nguyên Bộ trưởng Hoàng) về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015.
Ông Vũ Quang Hải và quyết định điều động về làm thành viên HĐQT đại diện cho cổ phần nhà nước, đồng thời kiêm chức Phó tổng giám đốc Tổng Cty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hồi đầu năm 2015.
Văn bản, do Phó Chủ tịch VAFI Nguyễn Hoàng Hải ký cho thấy, năm 2011 khi mới 25 tuổi, không có thành tích kinh doanh gì nhưng ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI), do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN nắm giữ trên 51% vốn điều lệ.
Theo VAFI, PVFI dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Quang Hải liên tục bị thua lỗ. Cụ thể, năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng, qua 2 năm PVFI lỗ trên 220 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty là 300 tỷ đồng. Sau hai năm làm lãnh đạo tại PVFI, ông Hải được điều động về Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương). Thời điểm này, theo VAFI, PVFI đã gần như tê liệt hoạt động, dù là công ty đại chúng nhưng mọi thông tin về PVFI đều bị bưng bít. Sau chỉ khoảng 1 năm về Cục Xúc tiến Thương mại với chức danh Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, ông Hải lại được đưa về làm lãnh đạo tại Sabeco.
Trong văn bản VAFI đưa ra hàng loạt câu hỏi về việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải khi mới 25 tuổi làm Tổng giám đốc PVFI là đúng hay sai? Ai chịu trách nhiệm gánh hậu quả làm mất vốn nhà nước và vốn của 4.700 cổ đông là người lao động trong ngành dầu khí? VAFI cũng đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý để bổ nhiệm ông Hải giữ chức Phó Vụ trưởng tại Bộ Công Thương cũng như sau đó được tiếp tục bổ nhiệm làm thành viên HĐTQ và Phó tổng giám đốc của Sabeco, doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hơn 12.000 tỷ đồng. “Vũ Quang Hải mới chỉ làm công chức được một năm, và để PVFI lỗ hai năm liên tiếp (theo quy định sẽ bị cắt chức) nhưng lại được đề bạt và thăng chức vượt cấp như vậy có lợi cho nhà nước hay không”, văn bản của VAFI nêu vấn đề.
Liên quan đến việc cổ phần hóa các doanh nghiệp do ngành công thương quản lý, VAFI cũng cho là có vấn đề khi Tổng công ty Bia rượu và nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Sabeco đã cổ phần hoá gần 8 năm nhưng vẫn không được chuyển giao về SCIC dù SCIC đã nhiều lần đề xuất. “Nếu như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chuyển giao Sabeco về cho SCIC theo đúng quy định thì sẽ không có chuyện bổ nhiệm con ruột và thư ký riêng vào các vị trí quyền lực nhất tại Sabeco”, VAFI đặt câu hỏi.
VAFI cũng đặt câu hỏi về vai trò là người được giao quản lý các đơn vị như Habeco, Sabeco của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa trong việc ký quyết định bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải về làm lãnh đạo Sabeco.
- - Nhiều tình tiết vụ “thư ngỏ” chất vấn nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (VietTimes 14-6-16) VAFI chất vấn nguyên Bộ trưởng Công Thương việc điều động con trai làm lãnh đạo (VnEx 14-6-16) -- Nguyên Bộ trưởng Công thương từng kiến nghị chưa thanh tra Sabeco (VNN 14-6-16) Bộ Công Thương lên tiếng về việc bổ nhiệm con trai nguyên Bộ trưởng(infonet 14-6-16)'Vì danh dự, con trai bộ trưởng nên thôi chức ở Sabeco' (Zing 14-6-16) -- "Danh dự" là gì? Chữ này không có trong Từ điển "Ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Việt Nam" -- Cựu Bộ trưởng được đề nghị khuyên con rời ghế lãnh đạo Sabeco (VnE 14-6-16) --
--8.000 tỷ vốn nhà nước tại Sabeco biến đi đâu?
Không hề có công bố thông tin và Sabeco cũng cho biết không thực hiện bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trên đăng ký kinh doanh gần 40% cổ phần của nhà nước tại Sabeco biến mất với trị giá theo thị trường lên đến 8.000 tỷ đồng.
Cụ thể, hiện Bộ Công thương chỉ còn nắm 51% vốn điều lệ của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thay vì 89,59% trước đó.
Vừa qua, Sabeco công bố thông tin về việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần.
Điểm đáng chú ý, cổ đông nhà nước là Bộ Công thương chỉ sở hữu hơn 327,053 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ của Sabeco. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính gần nhất của Sabeco, Bộ Công thương sở hữu tới hơn 574,519 triệu cổ phần, tương đương 89,59% vốn điều lệ.
Nếu tính theo giá giao dịch cổ phần Sabeco trên thị trường ở mức hơn 30.000 đồng/cổ phần, thì giá trị khoản bán nêu trên cũng lên tới gần 8.000 tỷ đồng; còn nếu bán theo giá IPO, thì con số này lên tới gần 17.000 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu Sabeco thắc mắc, tại sao Bộ Công thương thoái vốn mà không thông báo, dù đang là cổ đông lớn? Tại sao đi kèm với động thái này là việc chuyển vai trò người đại diện theo pháp luật của Sabeco từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng giám đốc? Nhà đầu tư nào đã bỏ ra khoản tiền lớn như vậy để mua cổ phần Sabeco từ Bộ Công thương?
Trước vấn đề này, bà Trịnh Tuyết Minh, Phó tổng giám đốc Sabeco, cho biết, trên thực tế, chưa có việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước, đại diện là Bộ Công thương tại Sabeco về 51%. Cũng theo bà Minh, Sabeco vẫn đang chờ chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc thực hiện bán cổ phần, giảm vốn nhà nước về 51% như kế hoạch.
Việc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sabeco chỉ ghi sở hữu của cổ đông sáng lập Bộ Công Thương là 51%, chứ không phải là 89,59% vốn điều lệ được bà Minh giải thích là để thuận tiện cho việc giảm cổ phần của cổ đông sáng lập.
"Do Bộ Công Thương có kế hoạch giảm phần vốn nhà nước ngay từ khi Sabeco tiến hành IPO, nên khi xin giấy phép đăng ký kinh doanh thì Tổng công ty ghi như vậy để tránh phải làm thủ tục xin bán phần vốn khi thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông sáng lập", bà Minh nói.
Cụ thể, hiện Bộ Công thương chỉ còn nắm 51% vốn điều lệ của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thay vì 89,59% trước đó.
Vừa qua, Sabeco công bố thông tin về việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần.
Điểm đáng chú ý, cổ đông nhà nước là Bộ Công thương chỉ sở hữu hơn 327,053 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ của Sabeco. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính gần nhất của Sabeco, Bộ Công thương sở hữu tới hơn 574,519 triệu cổ phần, tương đương 89,59% vốn điều lệ.
Nếu tính theo giá giao dịch cổ phần Sabeco trên thị trường ở mức hơn 30.000 đồng/cổ phần, thì giá trị khoản bán nêu trên cũng lên tới gần 8.000 tỷ đồng; còn nếu bán theo giá IPO, thì con số này lên tới gần 17.000 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư đang sở hữu cổ phiếu Sabeco thắc mắc, tại sao Bộ Công thương thoái vốn mà không thông báo, dù đang là cổ đông lớn? Tại sao đi kèm với động thái này là việc chuyển vai trò người đại diện theo pháp luật của Sabeco từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng giám đốc? Nhà đầu tư nào đã bỏ ra khoản tiền lớn như vậy để mua cổ phần Sabeco từ Bộ Công thương?
Trước vấn đề này, bà Trịnh Tuyết Minh, Phó tổng giám đốc Sabeco, cho biết, trên thực tế, chưa có việc giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước, đại diện là Bộ Công thương tại Sabeco về 51%. Cũng theo bà Minh, Sabeco vẫn đang chờ chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc thực hiện bán cổ phần, giảm vốn nhà nước về 51% như kế hoạch.
Việc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sabeco chỉ ghi sở hữu của cổ đông sáng lập Bộ Công Thương là 51%, chứ không phải là 89,59% vốn điều lệ được bà Minh giải thích là để thuận tiện cho việc giảm cổ phần của cổ đông sáng lập.
"Do Bộ Công Thương có kế hoạch giảm phần vốn nhà nước ngay từ khi Sabeco tiến hành IPO, nên khi xin giấy phép đăng ký kinh doanh thì Tổng công ty ghi như vậy để tránh phải làm thủ tục xin bán phần vốn khi thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông sáng lập", bà Minh nói.
-Hơn 7.600 doanh nghiệp giải thể trong năm 2011
Đã xác định được nợ của nữ đại gia thủy sản Bianfishco
- - Chủ tịch Hà Nội: Sân cơ quan cho bán bia, xe đẩy ra vỉa hè (VNN). - Ô tô chiếm sân chơi của trẻ (TP). - Mức phí “lăn bánh xe” phải có cơ sở khoa học (PLTP). - Hà Nội lập 16 đoàn kiểm tra chất lượng đảng viên (TP).- “Đại biểu QH có thể không nói hết sự thật nhưng không thể nói sai” (DT).-- Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam – (RFI). audio:Phỏng vấn nhà văn Tạ Duy Anh và GS Võ Tòng Xuân. – Báo chí giám sát việc thực thi pháp luật đất đai(PLTP). - Kê khống đất để hưởng đền bù ở Củ Chi – Bài 1: Đất “trên trời”… rơi vào sổ đỏ (PLTP). - Khiếu kiện vượt cấp liên quan đến D.A khu du lịch Sơn Tiên (Đồng Nai): Kỳ I: Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm (Thanh Tra). - Về một cam kết “cho đất” 20 năm trước (Thanh Tra). - TP.HCM sẽ kiến nghị bỏ thủ tục cấp giấy phép quy hoạch (PLTP). -- Vụ tranh chấp nhà tại phường 4, quận 8, TP. Hồ Chí Minh: Bản án bị cản trở thi hành (Thanh Tra).
- Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang bị cảnh cáo(VNE). – Sai phạm nghiêm trọng của ông Thứ trưởng(Dân Việt). – Kỷ luật Thứ trưởng y tế và Chủ tịch UBND Đắk Lắk (TTXVN). – Trung ương Đảng kỷ luật cán bộ – (BBC). Chuyện ông Bảng kẻ “ô bàn cờ”
- - Một quan chức cấp tỉnh mua liền một lúc…5 biệt thự Hà Nội (VNN). - Xã hội Tiếp theo (kỳ 4) (VHNA).