Các chế độ cộng sản chỉ sụp đổ khi nó đánh mất cả hai cây trụ chống: sự cuồng tín và nỗi sợ hãi. Václav Klaus . SGK cũng mang tính tuyên truyền bỏ đi thì ....????
-Các số trước, Lao Động đã giới thiệu một số ý kiến cho rằng nên đa dạng các bộ sách giáo khoa (SGK). Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Xuân Hãn thì đa dạng không có nghĩa là vô hạn.
Giáo sư chia sẻ:
“Lịch sử” biên soạn chương trình và SGK của Việt Nam: Năm 1950, chế độ phân ban thời thuộc Pháp đã được xóa bỏ để khẳng định GD nước ta là GD toàn diện. Đến năm 1993, chế độ phân ban thời thuộc Pháp lại được khôi phục - chia thành ban A (tự nhiên), ban B (khoa học tự nhiên - kỹ thuật), ban C (xã hội). Năm 1998, chế độ phân ban đã bị xóa khi thông qua Luật GD vì xã hội không chấp nhận. Năm 2002, chế độ phân ban lại một lần nữa được khôi phục. Lúc này chỉ có 2 ban- ban A và ban C. Song lúc đó, thực tế lại xuất hiện ban “không”. Học sinh không vào ban A và cũng không vào ban C chiếm khoảng 50%. Năm 2005, Bộ GDĐT trình phương án 3 ban, ban A (tự nhiên), ban B (xã hội), và ban cơ bản, song thực tế lại có 5 ban. Đến nay, gần 20 năm xã hội đã không chấp nhận mọi phương án phân ban của Bộ GDĐT đưa ra. Vậy, một chương trình GD có mấy cách viết SGK? Một chương trình, trên thế giới chỉ có vài cách biên soạn chứ không phải là vô hạn. Bộ SGK chuẩn phổ thông phải thoả mãn các tiêu chí phổ thông về kiến thức, ngôn ngữ và cách trình bày. Cuối những năm 1980, một chương trình được ta biên soạn 3 bộ SGK toán, 2 bộ SGK văn. Cuối năm 90 của thế kỷ trước, ta hợp nhất làm 1 bộ sách toán, văn. Năm 2002, ta lại chỉ đạo 1 chương trình viết 2 bộ SGK cho các môn toán, lý, hóa, sinh và ngữ văn (văn và tiếng Việt), đến 2005 ta có tới 5 ban thì việc biên soạn còn hỗn loạn hơn.Theo tôi, chương trình - SGK hiện nay không nên dùng nữa. So với các nước, ta phải giảm tải - bỏ bớt kiến thức khoảng 30-50% (bỏ phần kiến thức đại học) trong SGK ở tất cả các cấp, đồng thời thay đổi căn bản con người và tổ chức biên soạn chương trình - SGK. Ngoài ra, QH nên đưa ra chế tài để SGK phải được dùng ít nhất 10-12 năm mới được in lại giống như các nước, như vậy vấn đề chương trình - SGK sẽ được giải quyết. Vấn đề còn lại là con người và tổ chức, người chúng ta có, nhưng phải biết chọn mà dùng.- Sách giáo khoa hiện nay không nên dùng nữa (LĐ).
- Khi học trò “sáng tạo nghệ thuật” trên sách giáo khoa (NĐT).
(Nguoiduatin.vn) - Hình ảnh cố nhà văn Kim Lân được trang điểm quyến rũ như một Geisha hay đại thi hào Shakespeare được tái hiện rùng rợn với tua tủa dao găm và máu là những "họa chế" trong sách giáo khoa của giới "nhất quỷ, nhì ma".
Từ ngộ nghĩnh đến dung tục
Học sinh hiện nay quan niệm, sách giáo khoa là vật sở hữu riêng nên "sáng tạo" hình vẽ cũng là sở thích riêng. Nhiều học sinh coi việc vẽ bậy lên sách là một cách thể hiện cá tính và "đẳng cấp" trong việc "sáng tạo nghệ thuật". Những hình vẽ thường khá ngộ nghĩnh, mang đậm phong cách 9X. Đó việc "hóa trang" cho các nhân vật, tác giả có hình minh họa trong sách.
Thanh Nam - học sinh lớp 11 trường Việt Đức (Hà Nội) được bạn bè tôn là "cao thủ" trong nghệ thuật "họa chế". Hình vẽ xuyên tạc đầu tiên của Nam là cố nhà văn Kim Lân. Nam kể, ý tuởng bắt nguồn từ cơn sốt về bộ phim Trung Quốc "Hồi ức một Geisha" nên Nam nhanh chóng "hóa trang" cố nhà văn này thành một Geisha thứ thiệt với lối trang điểm ấn tượng, tô hồng đậm môi và hai bên má của nhân vật. Hình ảnh mới lạ này được nhiều bạn trong lớp tỏ ra thích thú, thậm chí nhiều bạn nữ còn mang sách đến nhờ Nam vẽ hộ.
Nam khoe với phóng viên, giọng đầy tự hào: "Từ khi "mục sở thị" những hình minh họa tự chế trong sách giáo khoa môn văn học, các bạn trong lớp mới biết đến hoa tay của em. Nhận được hưởng ứng của bạn bè, bây giờ em minh họa nhân vật, tác giả của hầu hết các môn học như lịch sử, địa lý... làm các bạn phục "sát đất".
Đại thi hào Shakespeare được minh họa đầy tính bạo lực.
Quả thật chứng kiến những hình minh họa của Nam, tôi bất ngờ bởi sức "sáng tạo không biên giới" của cậu học trò tinh nghịch này. Ở cuốn sách địa lý lớp 11, dãy núi Himalaya được minh họa bằng việc chuyển thể thành hoa quả sơn (trong truyện Tây Du Ký - Trung Quốc) đồng thời vẽ thêm Tôn Ngộ Không đang "cân" đầu mây cho thêm phần sinh động.
Quang Long, học sinh lớp 12 trường PTTH Nguyễn Công Trứ, TP.Nam Định (tỉnh Nam Định) kể: Thấy thầy có đặc điểm hói đầu từ rất sớm và có thói quen thường xuyên hút thuốc lá bằng tẩu nên Long bèn khắc họa hai đặc điểm nổi bật này trên cơ sở là chân dung cố nhà văn Nam Cao. Để thêm phần ấn tượng Long còn minh họa thêm một bộ răng "cải mả" hậu quả của việc hút thuốc lá, chỗ vàng chỗ đen xỉn. Khỏi phải nói thầy giáo cảm thấy bị xúc phạm thế nào trước hành vi ngang ngược của học trò.
Không chỉ dừng lại ở những hình ảnh ngộ nghĩnh mang ý nghĩa vui là chính, trò "đùa" này được học sinh cho "muối" quá đà bằng những hình minh họa biến tướng tục tĩu. Vốn là "tín đồ" của các thể loại phim bạo lực, từ chưởng Hồng Kông đến phim hành động của Mỹ, Hoàng Quân đã triệt để thú vui này của mình bằng cách chuyển tải chúng ngay trên sách giáo khoa.
Kiểm tra một lượt bộ sách của Quân, ai cũng phải ngạc nhiên bởi sức "sáng tạo" của cậu học trò này. Hầu hết các cuốn sách văn học, địa lý, lịch sử thậm chí đến cả toán học, những đồ thị hình sin khô khan cũng được Quân "sinh động" hóa bằng các nét vẽ. Đầu tiên phải kể đến khả năng đổi quốc tịch cho các tác giả trong sách giáo khoa của Quân.
Từ hình minh họa của nhà thơ Huy Cận được cậu vẽ thêm áo, khăn, dao kiếm và khắc họa nhân vật trong tư thế của Võ Tòng đả hổ. Hay như hình ảnh đại thi hào Shakespeare được mô phỏng rùng rợn với dao găm tua tủa cắm trên đầu và kèm theo đó là máu me nhỏ từng giọt.
Tục tĩu hơn nhiều học sinh còn táo bạo minh họa bằng những hình ảnh nhạy cảm, hở hang chỉ có ở những bộ phim cấp ba. Vì thiếu đất "dụng võ" nhiều bạn còn thẳng tay vẽ chèn xuống cả dòng chữ phía bên dưới. Hình minh họa càng sống động chi tiết bao nhiêu thì trang sách lại càng nhằng nhịt bấy nhiêu. Nhiều truờng hợp, nét vẽ che khuất hết chữ, khiến học sinh không luận được chữ viết của sách. "Có khi đến cận ngày thi còn phải đi mượn sách bạn bè về phô tô lại để học" - Quang Long kể về bài học xương máu của chính bản thân mình.
Một minh họa nhạy cảm trên sách giáo khoa của học sinh.
Người trong cuộc nói gì
Học sinh vẽ bậy lên sách có 1001 lý do biện luận cho hành động "nhất quỷ, nhì ma" của mình. Thanh Nam còn tự hào khoe, từ ngày các bạn trong lớp phát hiện ra "năng khiếu" vẽ "sáng tạo" của mình, thì tỏ ra phục "sát đất". Điều đó, khiến cậu nảy sinh ý định trở thành một họa sỹ tương lai.
Khá nhiều học sinh lại cho rằng, "sáng tạo" đó là biện pháp hữu hiệu chống buồn ngủ trong các giờ học. Quang Long cho biết: Nhiều lúc ngồi trong lớp học buồn ngủ quá, nhất là những tiết học Văn dài lê thê nên em lấy bút vẽ vào sách cho vui, vừa đỡ buồn ngủ lại có hứng để nghe giảng...
Tuy nhiên ngoài những lý do rất hồn nhiên này, một số bạn trẻ còn bày tỏ quan niệm rất cực đoan khi cho rằng sách của mình, mình muốn làm gì thì làm. Phụ huynh thì tỏ ra lo ngại bởi sự ích kỷ của con, đã tâm sự: Trước đây một bộ sách giáo khoa thường được truyền từ thế hệ học sinh này qua thế hệ học sinh khác. Ý thức giữ gìn và nâng niu sách để nhường lại cho em sử dụng rất rõ ràng. Thế nhưng bây giờ, học sinh không như vậy. Nhiều học sinh cho rằng, vẽ lên sách giáo khoa là thú "vui", là một cách để "lên đai" cho thứ "nghệ thuật" độc nhất vô nhị này.
Cô giáo Nguyễn Hoài Thu - giảng viên môn Xã hội học, trường cao đẳng Sư phạm Nam Định.
Cô giáo Nguyễn Hoài Thu, giảng viên bộ môn Xã hội học, trường cao đẳng Sư phạm Nam Định cho biết: "Nhìn nhận ở góc độ tích cực thì đó là một sự "sáng tạo" của học sinh bởi lối thể hiện này bộc lộ năng khiếu của các em. Tuy nhiên nhìn nhận một cách công bằng, cần phải chấn chỉnh lại cách thức tiếp cận bài giảng cho thêm phần sinh động của giáo viên để tạo sự hứng thú cho học sinh. Chấn chỉnh lại ý thức của học sinh trong giờ học".
Ngoài ra, cô giáo Thu còn cho biết thêm, tâm lý dùng xong rồi bỏ sách xuất phát từ nguyên nhân chương trình giáo dục của nước ta liên tục cải cách, chỉnh sửa. Điều đó, ảnh hưởng lớn đến tính ích kỷ, sự sở hữu sách của học sinh.
Linh Nhi
- Quy định đúng để chấn chỉnh các chức danh (TT).
- Rau an toàn đang “chết héo” (PLTP).- Ba “sát thủ” học cùng trường với nam sinh bị giết (DV). – Sát thủ đâm chết nam sinh viên giữa giảng đường vừa đầu thú (GDVN). – Thủ phạm sát hại lớp trưởng có quá khứ hung hãn (Infonet). – Kẻ trực tiếp đâm chết nam sinh từng có 2 tiền sự (DV). – SV trường ĐH Bình Dương bị đâm chết trong quán ăn (NLĐ). - “Giáo dục nước ta đi ngược với các nước trên thế giới” (NĐT). – Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Hợp chuẩn và lệch chuẩn (SGGP).
- Lý giải học sinh lớp 4 nói thẳng: “Con không thích học lịch sử” (GDVN).
- Quan trọng là học được gì (ANTĐ). – Sổ tay: Chênh! (SGGP). – Có thể miễn học phí thêm năm chuyên ngành (TP).
- Bộ Giáo dục dừng mở ngành có phải… “cách làm áp đặt”? (GDVN). – Lãnh đạo ĐH lên tiếng dừng mở ngành (VNN).
- Sinh viên bị doanh nghiệp “chê”, nhà trường nói gì? (DT). – 30 phần trăm cử nhân trị liệu tâm lý làm việc đúng chuyên ngành (SVVN). – Ngành công nghệ thông tin mất sức hút (TTCN). – Học thiết kế đồ họa – đừng chỉ là đồ họa viên (DV).
- Đề đóm bủa vây làng đại học (CATP).
--Con trai dùng điếu cày đánh chết bố
- CÓ ĐI MỚI ĐẾN (Tâm Sáng).
- Tan trường là tắc đường (ĐĐK). – Báo động đồ ăn siêu rẻ trước cổng trường (PLVN/TP).
- Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Giao thông Vận tải: Khai lí lịch thiếu trung thực, vi phạm Điều lệ Đảng(NCT).
- “Bật mí” chạy trường (TT).
- Heo hút tuổi xuân phía cổng trời – Kỳ cuối: Hạt gạo tình thương (ĐĐK).
- Mất tiền mua khổ nhục (GĐ).
- Nghề “đụng” (NNVN). – Rắc rối cho thuê lại lao động (SGGP).
- Hà Nội: Lửa thiêu rụi 9 ngôi nhà nơi xóm nghèo (DV). – “Cháy hết rồi, cháu có được đến trường nữa không?” (DT).
- Trung Quốc lại xuất hiện thịt cừu cuộn giả dùng keo hóa học (GDVN).
- Việt Nam ‘gần cuối bảng về độ hạnh phúc’ (BBC). -- Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới nữa hả? – Châu Mỹ Latin hạnh phúc nhất thế giới (NLĐ).
- Mức Ozone cao làm giảm năng suất công nhân (VOA).
- Xe máy tự cháy thiêu rụi căn nhà vắng chủ (GDVN).
- Nỗi đau bao phủ xóm nghèo (NLĐ). - Ngược đời gái bản dùng tình lừa đàn ông bán qua biên giới (DV). Lạ kỳ con trâu 3 sừng và trâu…lùn nhất thế giới? - Tiền Phong Online
Tiền Phong Online
Bến Tre: Lạ kỳ con trâu 3 sừng và trâu…lùn nhất thế giới? Anh Phạm Văn Hải ở xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đang có trong tay một con trâu có thể được coi là lùn nhất thế giới. Hàng trăm “du khách” đã chụp ảnh lưu niệm với chú trâu này.
Phấn đấu để có nhiều tác phẩm hay, có ích cho đất nước, cho nhân dân, cho con người là mục tiêu cao cả đối với các nhà văn (N 20-12-12) -- Phát biểu của ông Đinh Thế Huynh tại Hội Nhà văn. (Tôi mà là Chủ tịch (!!) hội Nhà văn Việt Nam thì tôi sẽ không bao giờ mời đại diện của Đảng, của Nhà nuớc đến dự bất cứ một sinh hoạt nào của hội. Nếu họ muốn đến thì tôi không cấm nhưng tôi sẽ không bao giờ mời họ phát biểu)
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai: Đức độ, tài hoa… (CAND 20-12-12)
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn: An vui giữa biển đời (CAND 20-12-12)
Du lịch - Ẩm thực: Three ways to eat in Vietnam (WP 20-12-12)
Sinh viên gốc Á ở Mỹ là quá thông minh nên bị kỳ thị? Asians: Too Smart for Their Own Good? (NYT 19-12-12)
- Lý giải hiện tượng ‘bóng ma’ kỳ ảo trên núi Ukraine (VTC).
- Video giả ‘Đại bàng cắp bé’ ăn khách (BBC).
- Chính quyền nhiều nước đối phó với nỗi sợ ngày tận thế (LĐ).