NEW DELHI (NV) - Thủ tướng CSVN tham dự một cuộc họp ở thủ đô New Delhi kín đáo kêu gọi Ấn Ðộ gia tăng hợp tác với các nước ASEAN trong cuộc tranh chấp Biển Ðông nhưng có vẻ nước đông dân thứ nhì trên thế giới muốn tránh né, khác hẳn những lời tuyên bố trước đây.
Ấn Ðộ đứng ra tổ chức cuộc họp nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ giữa Ấn và ASEAN như một tập thể.
Bản tin chinhphu.com.vn nói ông Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Ấn và ASEAN “cần thúc đẩy hợp tác giải quyết các thách thức an ninh khu vực, trong đó có an ninh, an toàn, tự do hàng hải, nhấn mạnh tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố Cấp cao ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Ðông (COC).”
Cả Ấn Ðộ và 10 nước ASEAN đều cùng một quan điểm là hậu thuẫn cho vấn đề tự do lưu thông trên Biển Ðông nhưng nước Ấn có vẻ chỉ nói chứ không hành động một cách cụ thể trước nhiều thách thức từ Trung Quốc.
“Có một số vấn đề như vấn đề chủ quyền nên được giải quyết giữa các nước liên quan.” Bộ Trưởng Ngoại Giao Salman Khurshid nói sau phiên họp. Theo lời ông này, có nhiều cách để giải quyết tranh chấp tốt hơn là chen vào can thiệp khi được báo chí hỏi ý kiến về lời kêu gọi của ông thủ tướng Việt Nam muốn Ấn đóng vai trò tích cực.
Khác với lối nói thẳng của chính phủ Philippines, giới lãnh đạo CSVN thường sử dụng lối nói gián tiếp để tránh làm Bắc Kinh tức giận.
Công ty dầu khí của Ấn Ðộ (tập đoàn ONDC Videsh Ltd - OVL) hồi năm ngoái, ký hợp đồng với Petro Vietnam dò tìm dầu khí tại hai lô 127 và 128 tại miền Trung Việt Nam.
Hai lô này tuy nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) nhưng Bắc Kinh lại nói chúng nằm trong phạm vi “Lưỡi Bò” là ao nhà của họ để phản đối. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo từng dọa Ấn Ðộ chen vào khai thác ở đó là “đùa với lửa.”
Tướng lãnh Ấn Ðộ tuy nói cứng nhưng công ty ONDC tính bỏ chạy nên hồi tháng 7 vừa qua, Công ty Petro Vietnam loan báo triển hạn hợp đồng cho ONDC thêm 2 năm nữa.
Cách đây không bao lâu, tư lệnh Hải Quân Ấn, Ðô Ðốc D.K. Joshi tuyên bố chiến hạm của họ có thể được gửi tới Biển Ðông để bảo vệ quyền lợi kinh tế của Ấn Ðộ.
Theo sự nhận định của ông Ian Stoney, một học giả tại Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á (Singapore) cho rằng, “Ấn Ðộ không phải là một 'tay chơi nghiêm chỉnh' ở Ðông Nam Á. Họ chỉ có cảm hứng muốn làm tay chơi nhưng còn một quãng đường dài để đi. Cách đánh giá chung cho thấy Ấn chỉ nói chứ không muốn làm.”
Mậu dịch hai chiều giữa Ấn Ðộ và cả khu vực ASEAN chỉ đạt 80 tỉ USD năm 2011, gia tăng nhiều so với năm 2008 với 47 tỉ USD. Tuy nhiên, so sánh với con số mậu dịch Trung Quốc-ASEAN đạt tới 363 tỉ USD hồi năm ngoái thì tầm ảnh hưởng và áp lực khác nhau xa, chưa nói đến áp lực quân sự. (TN)-Việt Nam muốn kéo Ấn Ðộ vào tranh chấp Biển Ðông--
-Việt Nam muốn kéo Ấn Ðộ vào tranh chấp Biển ÐôngNguoi Viet Online
- Trung Quốc đang đẩy Đông Nam Á về phía Ấn Độ (ĐV).
- Gần 100 phóng viên, biên tập viên tập huấn tuyên truyền về biển, đảo (Infonet). – Còn nhiều ấn phẩm thể hiện sai chủ quyền quốc gia (TT).- Động thái lạ: Trung Quốc diễn tập thử nghiệm chiến thuật mới đổ bộ chiếm đảo (Sohanews). – Hải quân Trung Quốc đã đào tạo gần 1000 “quân xanh” điện từ chuyên quấy nhiễu (Sohanews). – Thông điệp từ cuộc tập trận không quân quy mô lớn của Trung Quốc (ĐV).
- Mỹ – Nhật trước ý đồ của Trung Quốc ở Hoa Đông (Petrotimes). – Tàu Trung Quốc lại vào vùng tranh chấp với Nhật (TT). –Tàu TQ vào vùng tranh chấp lần đầu sau bầu cử Nhật (TTXVN).- Đâm chìm tàu một người chết, tàu Hồng Kông bỏ chạy (VTC).
- Nga xét xử các thuyền trưởng Trung Quốc đánh bắt cá trái phép (Petrotimes).
- Câu hỏi gửi Đại tá Trần Đăng Thanh (Anh Vũ). Tam giác mới Nhật - Mỹ - Hàn (TT 20-12-12) -- Chú ý điều này: Khi Shinzo Abe lên làm thủ tướng Nhật năm 2006, Trung Quốc là nước đầu tiên ông đến thăm. Lần này, nước đầu tiên ông đến là Mỹ.Biển Đông: Why China Wants South China Sea (Diplomat 18-7-11) -- Bài cũ, nhưng nên đọc lại. "Beijing is interested in more than just energy and fishery resources. The area is also integral to its nuclear submarine strategy"
Chính sách ngoại giao của Tập Cận Bình: Foreign Policy Priorities for Xi Jinping (National Interest 20-12-12)
Hồ Xuân Hoa nổi lên: The Next Hu (National Interest 19-12-12) - The New Hu in Town (Diplomat 20-12-12) -- Hồ Xuân Hoa vừa thay thế Uông Dương làm bí thư Qủang Đông
- Trung Quốc: Gần 1.000 thành viên giáo phái “tận thế” bị bắt (DT). – Công bố một loạt tiết lộ gây sửng sốt vụ Bạc Hy Lai(LĐ).
- Trung Quốc: động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên gây ra bởi nhà máy thủy điện? (NTDTV/ Kichbu).
- Tư cách của những ông Hoàng Trung Cộng (ĐKN).
- Truyền thông Triều Tiên ít để tâm kết quả bầu cử Hàn Quốc (VOV).
theDiplomat.com
- 2012 : Những sự kiện quan trọng tại châu Á có ảnh hưởng đến Việt Nam (RFI). - Thêm nhiều tài liệu quý nghiên cứu Hoàng Sa (DV). - Ấm áp tình đất – biển (TT).
- Trung Quốc “làm luật” trên biển Đông (TN). - Trung Quốc không ngừng thêm dầu vào lửa (TVN). – Trung Quốc “làm luật” trên biển Đông (TN).
- Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN khai mạc (RFI). – Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao 20 năm ASEAN-Ấn Độ (TTXVN). -Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Ấn Độ trên các lĩnh vực (DT). –Tham vọng khu vực của Trung Quốc : Động lực kết nối Ấn Độ và Đông Nam Á ? (RFI). - Ấn Độ sẵn sàng “chiếu tướng” Trung Quốc ở biển Đông (Việt Times). - Việt Nam tích cực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Ấn Độ (TN). – Tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm Ấn Độ-ASEAN: Việt Nam hoan nghênh chính sách hướng đông của Ấn Độ (TP). - ASEAN – Ấn Độ: Từ đối thoại đến đối tác chiến lược (TT). - ASEAN muốn Ấn Độ giúp giải quyết tranh chấp với Trung Quốc (DT).
- Trung-Nhật 2012: Sóng dữ biển Hoa Đông (VNN). – Người Nhật thấy “quá đủ” với Trung Quốc (NLĐ). - Nhật dự báo Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn (PLTP).
- Mỹ ‘triển khai vũ khí mới ở Châu Á’ (BBC). – Mỹ sắp triển khai tàu chiến và thiết bị quân sự hiện đại nhất qua Châu Á(RFI). – Tam giác mới Nhật – Mỹ – Hàn (DNSG). - 2013: dự báo quan hệ Trung – Mỹ (SGTT).
- Hoa Kỳ chuẩn bị hợp tác quân sự với Miến Điện (RFI). - Mỹ đẩy nhanh “hướng về châu Á” (SGGP).
- Xem xét trách nhiệm việc phát hành games có bản đồ “đường lưỡi bò” (Petrotimes).