Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Sự ngạo ngược của Bắc Kinh; Báo mạng Trung Quốc tung tin bịa đặt

Quấy rối, làm càn nhưng lại lớn tiếng tố cáo nạn nhân là cách ứng xử của Trung Quốc, nước tự hào đang “trỗi dậy hòa bình”.

Chiều 6.12, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc (TQ) Hồng Lỗi ngang ngược tuyên bố: “Việt Nam (VN) nên dừng việc đơn phương phát triển dầu và khí đốt ở khu vực chồng chéo giữa hai nước trên biển Đông”. Ông Hồng còn vu cáo: “VN nên dừng quấy rối các tàu cá TQ để tạo ra bầu không khí đàm phán thiện chí”. Phát biểu trên của ông được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị ngày 4.12 cho hay VN vừa gửi công hàm phản đối việc TQ gần đây liên tục có những hành động sai trái, xâm phạm chủ quyền VN.

Bóp méo sự thật

Chẳng hề quá lời khi khẳng định tất cả các tuyên bố vừa nêu của ông Hồng Lỗi là hoàn toàn bóp méo sự thật. Không bóp méo sự thật sao được vì chính 2 tàu cá TQ là thủ phạm phá cáp tàu Bình Minh 02 của VN đang thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa VN. Vụ việc xảy ra tại tọa độ 17o26,2’ vĩ tuyến bắc, 108o02’ kinh đông, thuộc vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa VN, chỉ cách đảo Cồn Cỏ (VN) khoảng 43 hải lý. Vị trí này cách 20 hải lý về phía tây so với đường trung tuyến VN - TQ. Như vậy, không hề có chuyện tàu Bình Minh 02 hoạt động tại “khu vực chồng chéo” như ông Hồng Lỗi tuyên bố. Ngược lại, tàu cá TQ xuất hiện tại khu vực này là phi pháp. Hồi năm ngoái, tàu công vụ và tàu cá TQ cũng từng có những hành động phá hoại tương tự đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking 02 trên biển Đông.

Về việc thăm dò dầu khí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị hồi tháng 4 cũng đã khẳng định các dự án hợp tác giữa VN với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của VN, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS).

Vì thế, tuyên bố trên của ông Hồng chẳng khác nào “vừa ăn cướp vừa la làng”. Thói quen xấu này của Bắc Kinh trên biển Đông là điều mà báo chí TQ từng thừa nhận. Hồi tháng 3, chuyên trang quân sự thuộc tờ Hoàn Cầu thời báo của Đảng Cộng sản TQ đăng bài nêu rõ những hành động gây rối của nước này trên biển Đông. Trong phần kết luận, bài viết khẳng định: “Bắc Kinh ngày càng thích gây rắc rối trên Nam Hải (tức biển Đông - NV). Không chỉ cố đạt được lợi ích mà TQ còn “tát” vào các nước láng giềng rồi quay sang cho rằng họ tự đập mặt vào tay Bắc Kinh”.

Thế giới phẫn nộ

Những hành động càn quấy của TQ trên biển Đông không chỉ khiến VN mà nhiều nước lẫn giới chuyên gia quốc tế phải lên tiếng phản đối. Ngày 13.6 năm ngoái, 2 thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb và James Inhofe trình dự thảo nghị quyết lên thượng viện để lên án việc TQ liên tục dùng vũ lực tại biển Đông. Dự thảo nghị quyết còn kêu gọi hướng đến giải pháp đa phương, hòa bình để xử lý các tranh chấp trên biển Đông. Mới đây, trả lời Thanh Niên về việc TQ tự trao quyền cho phép cảnh sát biển kiểm tra tàu bè tại khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, TS James Holmes (Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ) khẳng định: “TQ đang tạo ra một tiền lệ nguy hiểm”. Chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, thì phát biểu rằng động thái trên của TQ là “nguy hiểm”. Đồng thời, ông khẳng định: “Đến nay, VN luôn cư xử hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế”. Tương tự, Phó đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda, Giám đốc Viện Okazaki của Nhật Bản, vừa trình bày tham luận trước cộng đồng chuyên gia quốc tế để chỉ ra rằng Bắc Kinh là nguy cơ gây bất ổn, đe dọa an ninh hàng hải trên biển Đông.

Thực sự, TQ đang ngày càng hiếu chiến và liên tục gây rối khiến cộng đồng quốc tế lên tiếng. Thế nhưng, Tân Hoa xã ngày 6.12 dẫn lời Tổng bí thư Đảng Cộng sản TQ Tập Cận Bình vẫn khẳng định: “TQ sẽ không bao giờ chạy theo bá quyền và bành trướng”. Tuyên bố này dường như không giống như những gì Bắc Kinh đang hành động.

Trong một diễn biến khác, AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez ngày 7.12 cho biết hội nghị 4 bên, gồm nước này, Malaysia, Brunei và VN về vấn đề biển Đông sẽ bị tạm hoãn. Ban đầu, hội nghị dự kiến diễn ra vào ngày 12.12 tại Manila. Tuy nhiên, ông khẳng định các bên vẫn đang làm việc chặt chẽ cùng nhau.

-Sự ngạo ngược của Bắc Kinh

-- Nga tố Mỹ chơi trò Chiến tranh lạnh (TN). - Nga khởi công dự án đường ống dẫn khí đốt South Stream (RFI). 


Bye-Bye, Middle East?
Project Syndicate- For some time now, a certain strategic vision has been gaining traction: the US is becoming energy-independent, paving the way for its political retreat from the Middle East and justifying its strategic “pivot” toward Asia. This view seems intuitively correct, but is it?

Liên minh để đảm bảo an ninh hàng hải

 

Những bất ổn tiềm ẩn trong khu vực khiến một số nước hình thành liên minh an ninh hàng hải, trong đó bao trùm cả khu vực biển Đông.

Việc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, đề xuất cho phép cảnh sát biển kiểm tra tàu bè tại khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đã bị chỉ trích từ không ít quốc gia trên thế giới. Đó là vì động thái trên có thể đe dọa tự do hàng hải trong khu vực.

Hai trục liên minh

Nhận xét với Thanh Niên, ông Christian Le Miere, chuyên gia về hải quân và an ninh biển tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở Anh, cho rằng: “Mỹ sẽ phản ứng mạnh mẽ bằng con đường ngoại giao và dĩ nhiên sẽ tái khẳng định quyền tự do hàng hải. Điều này sẽ tác động khiến Mỹ chuyển hướng và nối kết mạnh mẽ hơn với các nước Đông Nam Á”. Tương tự, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS) ở Singapore, nhận định: “Những nước không trực tiếp liên quan đến vấn đề biển Đông như Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải ở khu vực này. Có nhiều dấu hiệu cho thấy mối hợp tác an ninh gần gũi hơn giữa 3 cường quốc trên, với những động thái gần đây giữa Ấn Độ và Nhật Bản để mở rộng hợp tác an ninh, nhấn mạnh vào các tuyến hàng hải”.

 

 Liên minh để đảm bảo an ninh hàng hải
Hình “tàu Việt Nam bị chìm” (phải) đăng trên trang Đại quân sự và hình “nổ giàn khoan” Deep Horizon (trái) của tờ The Guardian hồi năm 2010 -  Ảnh: dajunshi.com/The Guardian.

 

Bên cạnh đó, trong tham luận trình bày tại Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ 4, diễn ra ngày 19 - 21.11 ở TP.HCM, Phó đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda, Giám đốc Viện Okazaki của Nhật Bản, chỉ ra nhiều liên minh hàng hải đang hình thành ở khu vực. Theo ông Kaneda, biển Đông ẩn chứa các bất ổn đe dọa an ninh hàng hải mà Bắc Kinh là nguy cơ. Vì thế, ông nhận định Washington và Tokyo đang phối hợp hình thành các quan hệ đa phương hẹp với Úc và Ấn Độ mà trung tâm là Liên minh Nhật - Mỹ.

Tham luận của ông nêu rõ: “Liên minh Mỹ - Nhật về căn bản là một liên minh biển trong quá khứ, hiện tại và tương lai gần. Tuy nhiên, xét tình hình an ninh hiện tại, việc đảm bảo an ninh cho toàn bộ “Mạng lưới hàng hải” (Broad SLOC) rõ ràng là một điều không thể nếu chỉ có một mình Mỹ hay Liên minh Nhật - Mỹ thực hiện. Điều đó cho thấy cả Nhật và Mỹ đều phải phối hợp các quốc gia biển đáng tin cậy khác để hình thành nên một khuôn khổ mới cho việc đảm bảo an ninh các tuyến giao thông trên biển. Hướng tới mục tiêu này, Úc hay Ấn Độ đều được mong đợi sẽ đóng những vai trò quan trọng hơn và các Hợp tác An ninh đa phương hẹp Nhật - Mỹ - Úc hay Nhật - Mỹ - Ấn Độ cũng được mong đợi sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”. Theo đó, liên minh Nhật - Mỹ - Úc mở rộng theo trục bắc - nam còn Nhật - Mỹ - Ấn Độ mở rộng theo trục đông - tây để kết hợp tạo động lực cho khuôn khổ vững chắc cho an ninh hàng hải khu vực.

Thực tế, trong thời gian qua, các nước trên đều tăng cường mạnh mẽ quan hệ hợp tác cả song phương lẫn đa phương. Điển hình như việc Tokyo và New Delhi cùng tập trận chung song phương sau nhiều lần tập trận chung với Washington. Mỹ cũng triển khai lính thủy đánh bộ đến Úc.

Vai trò ASEAN và Việt Nam

Cũng trong bài tham luận trên, ông Kaneda nhận định: “Những hành động như vậy đặt ra cảnh báo đối với Nhật Bản, Mỹ, các nước ASEAN, Úc, Ấn Độ, và các nước hiểu biết lý lẽ khác”. Vì thế, theo ông: “Để bảo đảm an ninh biển tại biển Đông, Mỹ, Nhật ý thức rõ nhu cầu tăng cường sự gắn kết với các nước thành viên ASEAN”.

Đồng thời, Phó đô đốc Kaneda còn nhận định Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh hàng hải trong khu vực. Tham luận của ông nêu: “Ba nước Mỹ, Nhật và Việt Nam cùng chia sẻ những giá trị chung”. Theo ông, đó là việc duy trì tự do trên biển và tự do hàng hải ở các vùng biển trong khu vực, dựa theo luật lệ và tập quán quốc tế hiện hành và được ủng hộ rộng rãi, mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và thịnh vượng của khu vực và các dân tộc. Nhất là khi các vùng biển này, ví dụ như biển Đông, cung cấp nguồn tài nguyên khổng lồ và các tuyến hàng hải an toàn.

 

Báo mạng Trung Quốc tung tin bịa đặt

Báo mạng Trung Quốc Đại quân sự (dajunshi.com) vừa đăng bài mang tên Chấn động toàn cầu: Giải phóng quân quyết đánh chìm tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.Bài báo này tung tin rằng tàu Việt Nam bị đánh chìm vì bất chấp sự phản đối của tàu Trung Quốc và tiếp tục thăm dò dầu khí trên biển Đông. Tuy nhiên, vào chiều 6.12, trao đổi với Thanh Niên, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu cho biết thông tin tàu thăm dò dầu khí Việt Nam bị bắn cháy là không đúng. Ông Hậu khẳng định 1 tàu thăm dò và rất nhiều tàu khác của PVN vẫn đang hoạt động bình thường với các phương án bảo vệ từ trước.

Trong bài viết trên trang Đại quân sự có đăng hình minh họa mô tả một con tàu bị đánh đắm đang bốc cháy ngùn ngụt với chú thích “Hình ảnh con tàu khai thác dầu khí Việt Nam bị đánh đắm do cư dân mạng lưu truyền”. Thế nhưng, theo tìm hiểu của Thanh Niên, hình trên là hình ảnh vụ nổ giàn khoan Deep Horizon ngoài vịnh Mexico, Mỹ, hồi năm 2010 mà báo chí quốc tế từng đăng tải. Như vậy, có nhiều bằng chứng chỉ ra bài viết trên là bịa đặt nhưng nó lại đang được phát tán rộng rãi ở nhiều trang mạng, diễn đàn tại Trung Quốc với 2.670 kết quả tìm kiếm. Thậm chí, phụ trang của tờ Nhân Dân nhật báo cũng đăng tải. Những động thái này cho thấy đây không chỉ là thông tin bịa đặt mà còn mang tính kích động khiến tình hình biển Đông thêm phức tạp.

Lucy Nguyễn - Mai Hà

 

Ngô Minh Trí

 

Tổng số lượt xem trang