Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Tân Hoa xã đã viết gì về Không quân, Hải quân Việt Nam?

(GDVN) - Cách đây vài ngày, trên Tân Hoa xã, một trong những tờ báo chính thống của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói về “mục đích xây dựng không quân của Việt Nam”.
Máy bay chiến đấu Su-22M của Không quân Việt Nam

Nội dung bài viết khá dài, chủ yếu phản ánh những nội dung mang tính chất suy đoán cá nhân của tác giả khi đánh giá về quá trình xây dựng và phát triển bình thường của Không quân Việt Nam hiện nay. 

Bài viết này sau đó đã được nhiều trang mạng, diễn đàn khác đăng lại, đáng chú ý những trang web, diễn đàn này là nơi thường xuyên đăng tải, bình luận  các vấn đề liên quan đến khả năng quân sự của Việt Nam, nhất là hải, không quân. 

Dưới đây là những nội dung của bài viết được đăng tải nguyên văn trên Tân Hoa xã. Một số bình luận, đánh giá, suy đoán cá nhân, quy chụp, gây tổn hại quan hệ ngoại giao của tác giả bài viết này khi nói về sức mạnh không quân của Việt Nam và Trung Quốc đã được loại bỏ.

“Làm thế nào để tiêu diệt các mục tiêu cách bờ biển tương đối xa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Việt Nam đã bỏ tiền mua của Nga máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 trang bị tên lửa X29 và X-31. 

 

 

 

Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam


Để tiến hành tuần tra trên biển, năm 2008, Việt Nam đã thành lập Cảnh sát. Lực lượng này đã được trang bị máy bay tuần tra C-212 400 mua của Công ty máy bay quân dụng Airbus. 

Hiện nay, với mạng lưới phòng không nhất thể hóa, do Bộ tham mưu Không quân Việt Nam quản lý, được bố trí theo hình bậc thang, đồng thời có sự liên kết hệ thống trao đổi số liệu. 

 

 

 

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU do Nga chế tạo.


Hệ thống phòng thủ tên lửa của Việt Nam có (*) trạm radar. Mỗi bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa đều mang tính cơ động, có thể triển khai radar ở bất cứ khu vực nào, vì vậy khó mà bị gây tổn hại.” – Tân Hoa xã viết. 

“Lực lượng tên lửa đất đối không của Việt Nam sở hữu khoảng (*)  quả tên lửa các loại, từ hệ thống tên lửa phòng không SA-24 đến tên lửa S-300PMU-1. Ngoài ra, lực lượng phòng không còn sở hữu nhiều pháo cao xạ, đường kính từ 23-57 mm. 

Tháng 12/2003, Nga-Việt đã ký hợp đồng bán 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2V cho Việt Nam, tổng kim ngạch 100 triệu USD, bàn giao cho Việt Nam sau 11 tháng. Sau đó, tháng 1/2009, Việt Nam tiếp tục mua 8 máy bay Su-30MK2V, trong đó 4 chiếc đã bàn giao năm 2011. 

 

 

 

Máy bay chiến đấu Su-30MK2V của Không quân Việt Nam.


5 tháng sau, Hà Nội tiếp tục mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2V, dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ vào cuối năm 2013. Tính chi phí cho máy bay, vũ khí và thiết bị mặt đất, tổng trị giá của giao dịch này đạt gần 1 tỷ USD. 

Hiện nay, Không quân Việt Nam sở hữu (*)  máy bay chiến đấu Su-27/Su-30, nhưng Bộ Tư lệnh Không quân có kế hoạch tham vọng hơn, sẽ xây dựng (*)  trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi, đồng thời dự định tăng số lượng Su-27/Su-30 lên (*) chiếc. Hà Nội hy vọng lực lượng này sẽ là lực lượng xương sống của lực lượng phòng thủ và tấn công của Không quân. 

 

 

 

Máy bay trực thăng huấn luyện EC-120 của Việt Nam.


Ngoài ra, nếu tất cả được tiến hành theo kế hoạch, Hà Nội có thể còn quan tâm tới máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Công ty Sukhoi, Hà Nội hy vọng máy bay hiện đại có thể thay thế cho Su-22 cũ kỹ, Su-34 sẽ chủ yếu dùng làm máy bay cường kích trên biển.” – Tân Hoa xã viết. 

 

 

 

Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.


“Hiện nay, loại máy bay chiến đấu nhiều nhất của Không quân Việt Nam là MiG-21, nhưng chúng đều sẽ nghỉ hưu trong 5-10 năm nữa, khoảng trống này sẽ được thay thế bằng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, như máy bay chiến đấu JAS39 Gripen của Công ty Saab-Thụy Điển, loại máy bay đã trang bị cho Không quân Thái Lan. 

Đồng thời, Việt Nam còn có kế hoạch dùng máy bay Yak130 hiện đại hơn thay thế cho máy bay huấn luyện L-39 của Czech. Hiện nay, Việt Nam mong muốn mua 12 máy bay Yak130 trong thời gian từ năm 2015-2025. 

 

 

 

Máy bay C-212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam.


Ngoài ra, để ứng phó với các mối nguy cơ và ưu thế của bên ngoài, Việt Nam đang tính toán mua máy bay cảnh báo sớm trang bị radar tầm xa với số lượng không dưới 2 chiếc. Máy bay EC-295 được Công ty chế tạo máy bay Tây Ban Nha đưa ra cách đây không lâu là một sự lựa chọn không tồi.” –Tân Hoa xã viết. 

 

 

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen do Thụy Điển chế tạo.

 

Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga chế tạo.
Máy bay cảnh báo sớm EC-295 do Tây Ban Nha chế tạo.

(*) – số liệu cụ thể đã được  THX đăng tải-Tân Hoa xã đã viết gì về Không quân, Hải quân Việt Nam?-

 

- Việt Nam đừng có làm loạn vô lý về vấn đề Nam Hải mãi nữa

chinanews.com

25-1-2012

Tác giả:  Nhiệm Á Thu

Người dịch:  XYZ

Reuters gần đây đưa tin, một nhóm nhỏ người Việt Nam đã thành lập một câu lạc bộ bóng đá chống Trung Quốc có tên là “NO U FC”. NO tiếng Anh có nghĩa là “không”,  U ám chỉ “đường 9 đoạn” (còn gọi là đường chữ U) Nam Hải do Trung Quốc chủ trương, FC theo tiếng Anh là nói tắt của “câu lạc bộ bóng đá” (Football Club), và cả “mẹ kiếp Trung Quốc” (Fuck China).Nghe nói, đội bóng này được hợp thành từ 120 người, mỗi tuần đá 2 lần. Các cầu thủ mặc đồng phục mặt trước in hình chữ “U” bị cắt chéo, mặt sau viết bằng tiếng Việt “Quần đảo Hoàng Sa (tức quần đảo Tây Sa Trung Quốc”. Các cầu thủ mỗi khi chúc mừng bóng vào lưới sẽ hét lên những câu khẩu hiệu chống Trung Quốc. Các fan hâm mộ phất những lá cờ có viết các khẩu hiệu chống Trung Quốc ở trên khán đài. Những người này đã biến trận đá bóng thông thường thành trò khôi hài chống Trung Quốc.

 

Có thể nói là một bộ phận người Việt Nam rất giàu trí tưởng tượng về mặt làm các động tác chống Trung Quốc. Điều này bắt nguồn từ chứng hysteria chống Trung Quốc của họ. Chỉ trong năm nay, họ đã làm nhiều tiểu động tác về mặt chống Trung Quốc và đòi chủ quyền ở Nam Hải. Chẳng hạn, điều máy bay chiến đấu không quân làm cái gọi là “trinh sát” quần đảo Nam Sa[ii] của Trung Quốc, điều nhà sư tới dựng đền chùa ở quần đảo Nam Sa của Trung Quốc; dùng gốm để đắp hình lá cờ Việt Nam khổng lồ trên mặt đất đảo Nam Uy[iii] thuộc quần đảo Nam Sa của ta; sửa đổi các địa danh có liên quan đến Trung Quốc trên đất Việt Nam, hạn chế các đài truyền hình phát các bộ phim truyền hình Trung Quốc… Thể thao chống Trung Quốc lại càng là một đại phát minh. Bản thân thể thao là một hoạt động cao thượng truyền đi thông điệp hòa bình và hữu nghị, song đã lại bị một số người mang tâm địa xấu xa bôi bẩn, đã bị họ lợi dụng để làm hoạt động chống Trung Quốc, mưu đồ tạo mối thù hận trong dân chúng Việt Nam, tạo dư luận để Việt Nam dây máu ăn phần Nam Hải. Cần chỉ ra rằng, chính nhà nước Việt Nam có mưu đồ xâm phạm chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc đã trợ sức cho hoạt động của những người này. Quốc hội Việt Nam đã thông qua “Luật biển Việt Nam” hồi trong năm, đã gộp quần đảo Tây Sa[iv] và quần đảo Nam Sa của Trung Quốc vào cái gọi là phạm vi “chủ quyền” và “thẩm quyền” của Việt Nam, đã bộc lộ bằng hết dã tâm xâm phạm chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc, nhằm đoạt lấy kho báu giàu có Nam Hải. Hành động trái khoáy này lẽ đương nhiên sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ và sự phản đối kiên quyết của chính phủ Trung Quốc.     

Cũng chỉ vì muốn nuốt chửng Nam Hải mà Việt Nam căm thù đến tận xương tủy “đường 9 đoạn” trong phạm vi chủ quyền Nam Hải của Trung Quốc. Đâu đâu cũng phản đối và phỉ báng nó. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã cho ban hành hộ chiếu mới với bản đồ Trung Quốc có đường 9 đoạn Nam Hải trong đó. Đây vốn là chuyện tưởng không còn gì bình thường hơn, song Bộ ngoại giao Việt Nam lại đã vênh vang mượn cớ để ra lời phản đối nó. Trên đất Việt Nam lại còn vì thế mà đã nổ ra biểu tình chống Trung Quốc. Ngày 19 tháng 12, công ty game Việt Nam đã hủy bỏ một trò chơi trực tuyến do công ty Trung Quốc sản xuất, mà nguyên nhân chỉ vì trong trò chơi này hiển thị một tấm bản đồ Trung Quốc có “đường 9 đoạn”.     

Tuy nhiên, những người am hiểu lịch sử đều biết rằng, đường 9 đoạn Nam Hải Trung Quốc mới đầu là đường 11 đoạn, chính phủ Trung Hoa Dân quốc khi ấy, ngay từ thập kỷ 30-40 của thế kỷ 20, đã thăm dò đo đạc và vẽ thành bản đồ, đã được sự thừa nhận của tất cả các nước cùng các chính quyền hợp pháp trên thế giới, trên bản đồ các nước đều thể hiện rõ bên trong đường 11 đoạn Nam Hải là sở hữu của Trung Quốc. Trong Chiến tranh thế giới II, Nhật Bản từng một độ chiếm giữ Nam Hải, nhưng sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, đã trao trả lại cho Trung Quốc nhiều vùng lãnh thổ Trung Quốc bị xâm chiếm như Nam Hải và Đài Loan… theo Công ước Potsdam, điều này cũng đã một lần nữa kiểm chứng chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải của Trung Quốc. Còn ở thập kỷ 60-70 thế kỷ trước, để giúp chính phủ Việt Nam có thể đánh đế quốc Mỹ một cách có hiệu quả, Trung Quốc đã cho phép Việt Nam xây dựng các công trình quân sự như trạm radar… trên lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc, đổi đường 11 đoạn thành đường 9 đoạn, đó chính là đường 9 đoạn Nam Hải như chúng ta nhìn thấy hôm nay.

Việt Nam ngày nay không những không cảm ơn Trung Quốc đã giúp đỡ và chi viện cho mình vào năm ấy, mà trái lại lại còn làm om sòm về vấn đề “đường 9 đoạn”, chẳng phải là cử chỉ của kẻ tiểu nhân hay sao?! Chỉ vì một chút lợi ích cỏn con về kinh tế mà đã trở mặt, thậm chí còn cướp đoạt cả lãnh thổ của nước khác, một đất nước như vậy có còn phẩm giá quốc gia nữa hay không, có còn nhận được sự tôn trọng của người khác trên vũ đài quốc tế nữa hay không?! 

Để đạt được mục đích của mình, Việt Nam thậm chí đã không còn phân biệt bạn thù, đã dựa vào Mỹ để chống lưng cho mình. Thế nhưng, không hiểu Việt Nam có còn nhớ không, ngay từ 40 năm trước, máy bay quân sự Mỹ đã điên cuồng ném bom trải thảm suốt 12 ngày đêm xuống Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, tổng cộng đã trút xuống thành phố này 20 nghìn tấn bom. Khi ấy, Mỹ đâu có đếm xỉa gì đến sự an nguy sống chết của người dân Việt Nam. Bây giờ Mỹ lôi kéo Việt Nam chẳng qua chỉ là muốn Việt Nam làm một con tốt trong bàn cờ chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của mình.     

Trung Quốc và Việt Nam cùng là nước xã hội chủ nghĩa, có hình thái ý thức tương đồng. Hai nước lại là láng giềng tốt, đã giữ được mối giao lưu hữu nghị và sự hợp tác cùng có lợi suốt bấy lâu nay. Trung Quốc là đối tác làm ăn số 1 của Việt Nam. Việt Nam lại càng tin cậy và coi trọng Trung Quốc hơn trong các lĩnh vực kinh doanh và du lịch. Nếu như Việt Nam thù địch với Trung Quốc, thì chịu thiệt thòi chắc hẳn sẽ chính là Việt Nam. Cho nên, suy ngẫm từ đại cục bảo vệ tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước Trung-Việt, lời khuyến cáo cho Việt Nam vẫn là đừng có làm loạn vô lý về vấn đề Nam Hải mãi nữa. 

Nguồn: chinanews.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

 


[i]   Tức Biển Đông

[ii]   Tức Trường Sa

[iii]  Tức Trường Sa Lớn

[iv]   Tức Hoàng Sa

-- Mỹ sẽ giành giật bằng được ảnh hưởng tại châu Phi từ tay Trung Quốc (GDVN).

(GDVN) - Mỹ sẽ xây dựng căn cứ tấn công cho máy bay không người lái và điều quân với tính cách là một lực lượng chiến đấu tới các nước châu Phi.

Các căn cứ bí mật của quân Mỹ tại châu Phi (nguồn Tân Hoa xã)

Mạng CRI Online Trung Quốc vừa có bài viết dẫn nguồn hãng AP cho biết, năm 2013, quân Mỹ sẽ triển khai quân đội ở 35 nước châu Phi để ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng của các tổ chức cực đoan địa phương. 

Những binh sĩ quân Mỹ này sẽ được điều ra nước ngoài vào năm mới, hỗ trợ huấn luyện và trang bị cho quân đội địa phương. Trừ phi có mệnh lệnh đặc biệt của Bộ Quốc phòng, những nhân viên Mỹ này không được phép tham gia các chiến dịch quân sự.

Theo bài báo, nguyên nhân quân Mỹ triển khai quân đội ở châu Phi là mối đe dọa tổ chức cực đoan ở một phần khu vực châu Phi và có liên quan đến tổ chức Al Qaeda ngày càng gia tăng, Bộ Ngoại giao Mỹ hy vọng có thể triển khai quân đội Mỹ ở nước ngoài để huấn luyện cho quân đội địa phương ứng phó với các nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.

Quân Mỹ sẽ đóng quân ở các nước như Libya, Sudan, Algeria và Niger, đồng thời sẽ huấn luyện và vũ trang cho quân đội Kenya và Somalia để họ có thể chống lại tổ chức Al-Shabaab. 

Vào đầu tháng 12/2012, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận, quân Mỹ không lâu nữa sẽ đến Mali để giúp nước này ứng phó với mối đe dọa của các thế lực cực đoan Hồi giáo.

Mỹ triển khai máy bay trực thăng không người lái Fire Scout (Chim lửa) ở châu Phi.

Đối với vấn đề này, bình luận viên quân sự Trung Quốc, tướng Doãn Trác cho rằng, mối đe dọa khủng bố của Mỹ ở châu Phi tồn tại thực sự.

Doãn Trác cho rằng: “Do Mỹ từng hai lần bị nổ bom khủng bố lớn vào đầu thế kỷ này nhằm vào sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya, số người chết đều hơn 100 người, không có sự chuẩn bị và lên kế hoạch lâu dài của Al Qaeda thì sẽ không có quy mô nổ bom như vậy.

Ở nhiều nước châu Phi, có rất nhiều khu vực do đạo Hồi kiểm soát. Còn có một tình hình mới chính là toàn bộ các nước Ả-rập, đặc biệt là một số nước Bắc Phi và khu vực Trung Đông, do Mỹ đẩy mạnh tấn công quân sự, một số tổ chức khủng bố bắt đầu rút khỏi những nước này, họ cho rằng châu Phi là một thiên đường, cho nên có khả năng nhất là gây ra cuộc chiến mới.

Những nước này đều là những nơi mà phương Tây và Mỹ có lợi ích quan trọng, nhưng cũng là nơi mỏng yếu nhất, chính quyền tương đối yếu, tổ chức khủng bố rất dễ nhân cơ hội phát triển của đạo Hồi để sinh sôi, phát triển các tổ chức ngầm”.

Trong hình là một trạm kiểm tra ở Mali. Những trẻ em vị thành niên này trở thành những binh sĩ trung thành của các thế lực cực đoan Hồi giáo. Nếu không ngăn chặn được sự lan tràn của các thế lực cực đoan, Mali dễ trở thành một Afghanistan thứ hai.

Ngoài ứng phó với chủ nghĩa khủng bố và các thế lực cực đoan, Doãn Trác cho rằng, quân Mỹ chuẩn bị triển khai quân ở châu Phi còn có tính toán về các mặt như chính trị và kinh tế.

Theo ông Doãn Trác: “Về kinh tế, châu Phi đang trở thành khu vực cung ứng năng lượng, khu vực tài nguyên chiến lược, khu vực năng lượng thay thế mới ngày càng quan trọng của Mỹ. Khu vực Trung Đông liên tục bất ổn, tình hình không ổn định, đồng thời bị các thế lực Hồi giáo cực đoan đe dọa.

Mỹ cho rằng, ở khu vực châu Phi có mối đe dọa ít hơn, cho nên rất nhiều lợi ích của họ được bố trí ở đây, ngoài ra, tài nguyên khoáng sản ở châu Phi rất phong phú, 45 loại tài nguyên khoáng sản của Mỹ chủ yếu dựa vào châu Phi.

Về chính trị, ngoại giao, phương Tây nhiều lần suy tính, Trung Quốc xâm nhập vào nền kinh tế châu Phi đã rất sâu, trong khi đó Mỹ hiện đã gặp một số khó khăn về kinh tế, không thể lại thay thế Trung Quốc về kinh tế, điều họ làm chính là can thiệp về quân sự, họ muốn sử dụng sức mạnh cứng, sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó với sức mạnh mềm của Trung Quốc”.

Quân đội Mỹ đã quay trở lại Mali, bắt đầu huấn luyện cho Quân đội Mali, về khách quan có lợi cho tấn công chủ nghĩa khủng bố, cực đoan ở đây.

Doãn Trác cho rằng, trong tương lai, quân Mỹ triển khai ở châu Phi có thể chủ yếu can thiệp bằng 2 hình thức.

Doãn Trác chỉ ra: “Một là xây dựng căn cứ tấn công cho máy bay không người lái. Họ muốn xây dựng căn cứ máy bay không người lái ở những khu vực của châu Phi có tổ chức khủng bố hoạt động, có thể tồn tại tổ chức Al Qaeda hoặc có nhân viên tình báo hoạt động; họ chuẩn bị lựa chọn một số địa điểm ở Bắc Phi, Tây Phi và Đông Phi, trong đó có Tanzania và Kenya.

Hai là, điều quân với tính cách là một lực lượng chiến đấu, chủ yếu là cung cấp sĩ quan huấn luyện, cố vấn quân sự để xâm nhập quân đội và các cơ quan sức mạnh như cảnh sát, hiến binh của các nước châu Phi để giúp chính phủ các nước này đề phòng, đối phó với các thế lực cực đoan Hồi giáo và tổ chức khủng bố, trong đó có một số phần tử vũ trang. 

Loại can thiệp này chính là một loại can thiệp của hình thức phi chiến tranh, nhưng nó sẽ mở rộng rất lớn sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Phi”.

Sơ đồ kế hoạch Bộ Tư lệnh quân Mỹ tại châu Phi. Chống khủng bố là lý lý do chính đáng để Mỹ đóng quân, nhưng cũng là lý do để Mỹ đạt được lợi ích và thực hiện chiến lược.
Trung Quốc gia tăng thâm nhập vào nền kinh tế các nước châu Phi.
Vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Phi


-Peering into a Multipolar World in 2030

- Chìm tàu cá ở Quảng Bình, 14 ngư dân mất tích (SGGP).  - Quảng Bình: Cứu hộ tàu cá và 17 ngư dân gặp nạn trên biển (PN).  -36 ngư dân Quảng Ngãi gặp nạn ở Trường Sa (DV).  - Cứu tàu 2.000 tấn đâm vào đá ngầm ở Trường Sa (VOV).  - Tàu cá miền Trung liên tiếp gặp nạn trên biển (VOV).
- Mùa Xuân từ những… nhà giàn (ĐĐK).
- Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam mạnh mức nào? (VnMedia).
- Ngoại giao “vũ lực”, Trung Quốc thiệt hơn lợi? (VnMedia).
- Nhật Bản bắt 1 thuyền trưởng Trung Quốc xâm nhập lãnh hải trộm san hô (GDVN).  - Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc(DV).  - Cái kết đẹp của câu chuyện tình Trung – Nhật (VNE).

- Myanmar cho phép tư nhân ra báo ngày từ tháng 4 (TTXVN).
- Thế giới 7 ngày: Tên lửa Triều Tiên có thể vươn tới Mỹ (VOV).  - Sự kiện trong tuần qua ảnh (KT).

Tổng số lượt xem trang