Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Thuốc giả Trung Quốc giết bệnh nhân sốt rét châu Phi

-- Thực phẩm Trung Quốc làm dân Việt Nam vô sinh, bị ung thư ....
-
Một người mẹ Uganda đang chăm sóc đứa con bị sốt rét. Ảnh: Corbis 
SGTT.VN - Thuốc trị sốt rét bị làm giả hoặc kém chất lượng của Trung Quốc đang tàn phá châu Phi. Một phóng sự của báo Guardian của Anh mới đây cho biết những hộp thuốc giả giống y hệt những hộp thuốc thật từ bao bì đến viên thuốc.
Với một loại thuốc có tên Tansidar, người ta phải nhìn kỹ mới phát hiện ra rằng các hộp thuốc giả không có một hình mờ chống giả như hộp thuốc thật, và cạnh của các viên thuốc dễ vỡ. Nhưng chỉ có các chuyên gia phát hiện hàng giả mới phân biệt được điều này, còn các chuyên gia y tế từ bác sĩ, dược sĩ, đến y tá đầu không thể phân biệt được giả và thật.
Có những loại thuốc mà chỉ qua xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mới phát hiện được là thuốc giả.
Trong phóng sự của Guardian, một bệnh nhân sốt rét và là một bác sĩ quản lý bệnh viện của vùng Mwanza ở Tanzania, bà Mechtlida Luhaga kể: “Chính tôi cũng đã uống. Tôi uống Alu và không thấy gì xảy ra hết. Tôi thử máu lần nữa để kiểm tra lại và thấy vẫn có mức ký sinh như trước. Thuốc đó là giả”.
Thuốc sốt rét giả hay kém chất lượng được mô tả là xuất hiện tràn lan ở Tanzania và Uganda, và ai cũng biết đến sự tồn tại của thuốc sốt rét giả hay kém chất lượng vì nhiều người đã uống phải thứ thuốc này.
“Và như từng nghi ngại đối với những chiếc điện thoại di động hay quần áo kém chất lượng, người dân ở Tanzania và Uganda ngờ rằng thuốc sốt rét giả được nhập từ Trung Quốc” phóng sự của Guardian viết. Phóng sự này cũng cho biết nếu như ở Tanzania thuốc sốt rét giả len lỏi vào thị trường dược phẩm thì ở Uganda chúng tràn lan khắp nơi và còn thâm nhập qua biên giới sang thị trường Công hòa Dân chủ Congo. Số bệnh nhân sốt rét ở Tanzania và Uganda hiện vào khoảng 20 triệu người, trong khi toàn cầu có khoảng 94 triệu.
Các báo cáo được công bố trên tạp chí y học Lancet cho biết 1/3 thuốc điều trị sốt rét bán trên thị trường Uganda và Tanzania là thuốc giả hay kém chất lượng, mà hầu hết đều có xuất xứ từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong phóng sự của Guardian, hội viên cấp cao về vấn đề sức khỏe toàn cầu của Hội đồng về quạn hệ đối ngoại của Mỹ, bà Laurie Garett nhận xét: “Nếu các báo cáo của các cơ quan chức năng châu Phi là chính xác, thì các công ty Trung Quốc phải chịu trách nhiệm với hầu hết trường hợp gian lận dược phẩm và lạm dụng công thức dược tài tình ở châu lục này”.
Tác hại của thuốc giả đối với các nỗ lực phòng chống sốt rét là rất ghê gớm, vì người uống phải thuốc giả sẽ chết dần chết mòn, trong khi người uống phải thuốc kém chất lượng thì vì không được nhận đủ liều điều trị nên sẽ kháng thuốc. Điều này không chỉ gây khó khăn hơn cho việc điều trị đối với bản thân bệnh nhân mà còn khiến việc kiểm soát bệnh dịch trong cộng đồng trở nên phức tạp hơn.
Trong các viện trợ thuốc men, Trung Quốc thường né tránh trợ giúp các hoạt động phòng chống AIDS ở châu Phi mà chỉ quan tâm giúp đỡ các hoạt động phòng chống sốt rét. Điều này được giới quan sát giải thích là vì thuốc điều trị sốt rét rẻ hơn thuốc điều trị AIDS, trong khi hiệu quả điều trị tính theo đầu người thì cao hơn.
Số liệu báo cáo cho biết Trung Quốc đã chi hơn 700 triệu USD viện trợ y tế cho châu Phi trong giai đoạn 2007-2011, nhưng mức viện trợ này chỉ như muối bỏ biển và thường chỉ tập trung vào xây dựng hạ tầng y tế, cung cấp trang thiết bị, và nhân lực.
Nguồn thuốc điều trị sốt rét do chính phủ Trung Quốc viện trợ cho các nước châu Phi được cho là kém hiệu quả, theo một bài viết trên báo Financial Times, một phần là vì các thuốc này chỉ có hướng dẫn bằng tiếng Hoa nên các phòng khám ở châu Phi không biết cách sử dụng.

-Thuốc giả Trung Quốc giết bệnh nhân sốt rét châu Phi


-Bất ngờ về tình trạng vô sinh ở Việt Nam

Hiện nước ta có 700.000 - 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh. Đây là con số bất ngờ được Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư Nguyễn Viết Tiến công bố tại một hội thảo vào đầu tháng 12 này.
 
Không những nhiều về số lượng vô sinh, hiếm muộn cũng đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Các chuyên gia y tế cảnh báo ô nhiễm môi trường, thức ăn độc hại và quan hệ tình dục không an toàn chính là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng trên.

Nguyên nhân hàng đầu: viêm nhiễm đường sinh dục

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản T.Ư., nếu như khoảng 10 năm trước đây, mỗi tuần trung tâm tiếp nhận 2 - 3 cặp vợ chồng đến điều trị các vấn đề về vô sinh hoặc hiếm muộn thì đến thời điểm hiện tại con số này đã tăng lên từ 40 - 60 cặp vợ chồng (tương đương  10 - 15 cặp/ngày).

Bác sĩ Hợi cho biết nhu cầu điều trị vô sinh đang tăng theo từng năm. Chỉ tính riêng kỹ thuật điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm, đến giai đoạn này vào khoảng 2.500 - 3.000 chu kỳ/năm, cao hơn 1.000 chu kỳ so với khoảng ba năm trước đây. Bệnh viện đang thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào cổ tử cung (IUI) khoảng 6.000 ca/năm, tăng 2.000 ca so với năm năm trước.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, nghiên cứu cấp quốc gia mới nhất cho thấy tỉ lệ vợ chồng Việt vô sinh hiện đang ở mức 7,7%, trong đó có 3,9% vô sinh nguyên phát và 3,8% là vô sinh thứ phát (vô sinh sau khi đã từng có con). Theo Thứ trưởng Tiến, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở phụ nữ là viêm nhiễm đường sinh dục gây tắc vòi tử cung.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Đức Hinh, hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, chuyên gia về sản phụ khoa, cũng nói ở các trường hợp vô sinh thứ phát thì nguyên nhân hàng đầu là tắc vòi tử cung do các bệnh lây qua đường tình dục, do nạo phá thai hoặc đặt dụng cụ tử cung không đảm bảo vô trùng. “Ở VN nguyên nhân này là hàng đầu, các nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ không đáng kể”- TS Hinh cho hay.

Bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết viêm, dính vòi trứng do phá thai không an toàn, mắc các bệnh viêm nhiễm, lây truyền qua đường tình dục... là nguyên nhân thường thấy nhất ở bệnh nhân đến điều trị vô sinh, hiếm muộn ở bệnh viện này. Đó được xem là hệ quả của tình trạng thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, an toàn tình dục của một bộ phận giới trẻ.

Ngoài ra, theo ông Ánh, dù không có thống kê nhưng hiện tượng hiện nay nhiều bác sĩ lạm dụng chỉ định, can thiệp không đúng thời điểm, phác đồ điều trị không phù hợp cũng là nguyên nhân làm cho bệnh cảnh các trường hợp viêm nhiễm đường sinh dục ngày càng khó điều trị, hoặc dẫn đến nguy cơ vô sinh cho bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi còn cho rằng ý thức vệ sinh kém, các vấn đề ô nhiễm môi trường, lạm dụng hóa chất trong việc nuôi, trồng, chế biến thực phẩm... cũng có thể góp phần làm gia tăng hiện tượng vô sinh.

Khi nào nghĩ đến vô sinh

Ông Hợi cho biết những cặp vợ chồng có quan hệ tình dục thường xuyên mà không dùng các biện pháp tránh thai trong vòng một năm, nhưng không thể có con thì có nghĩa là có nguy cơ vô sinh nguyên phát. Trường hợp những cặp vợ chồng đã từng có con trước đó, nhưng sau sáu tháng quan hệ tình dục liên tục mà không dùng các biện pháp tránh thai là có thể bị vô sinh thứ phát. Những trường hợp này đều cần đến các cơ sở chuyên khoa sinh sản để được điều trị sớm.

Cũng theo bác sĩ Hợi, hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng kết hôn muộn hoặc trì hoãn việc có con sau khi kết hôn, đến lúc muốn có con lại không thể được, nguyên do là bị suy giảm chức năng sinh sản. Cần lưu ý ở phụ nữ, chức năng sinh sản bị suy giảm rõ rệt khi bước vào độ tuổi 35 - 38, việc can thiệp bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với phụ nữ ở độ tuổi này thường thấp hơn hẳn so với lứa tuổi dưới 30. Tỉ lệ thụ thai trong ống nghiệm đối với phụ nữ ở độ tuổi từ 35 - 38 chỉ khoảng 25 - 30% trong khi ở lứa tuổi dưới 30 tỉ lệ này khoảng 35 -40%. “Do vậy để đề phòng việc mất đi cơ hội điều trị vô sinh, hiếm muộn thì đừng nên trì hoãn việc có con quá lâu sau khi kết hôn và nhất là không để lớn tuổi quá mới đi điều trị vô sinh” - bác sĩ Hợi khuyến cáo.

Cơ hội

Bác sĩ Hợi cho biết hiện nay VN đã có tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, điều trị vô sinh, tỉ lệ thành công trong điều trị vô sinh, hiếm muộn rất lớn, không thua kém bất kỳ nước nào trên thế giới. Tỉ lệ thành công trong ống nghiệm năm 2010 -2011 đạt 35%. Năm 2012, nhờ cải tiến trong lâm sàng, đưa tỉ lệ thành công lên đến 46% trường hợp có thai lâm sàng và 53,7% thai sinh hóa (thai có biểu hiện qua xét nghiệm máu và nước tiểu). Chi phí cho một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm ở VN hiện khoảng 50 - 60 triệu đồng, rẻ hơn 4 -5 lần so với các nước khác như Mỹ, Anh, Singapore...

Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, trước đây điều trị vô sinh ở VN thường tập trung vào phẫu thuật nội soi và bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Tuy nhiên đây là các kỹ thuật gây nhiều biến chứng với tỉ lệ thành công không cao. Gần đây điều trị vô sinh đã có những tiến bộ vượt bậc như kỹ thuật gỡ dính tạo hình loa vòi, nối vòi tử cung bằng vi phẫu hoặc nối qua nội soi. Đặc biệt, các phẫu thuật can thiệp xử lý những sự cố ở buồng tử cung cũng như các kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn, chọc hút tinh trùng từ mào tinh, trữ lạnh phôi... dẫn đến tỉ lệ thành công cao.

7,7% cặp vợ chồng vô sinh

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả ở Bệnh viện Phụ sản T.Ư và bộ môn sản phụ khoa ĐH Y Hà Nội, tiến hành trên 14.000 cặp vợ chồng ở tám vùng sinh thái trên cả nước vừa được công bố, tỉ lệ vô sinh chung trên toàn quốc là 7,7%, trong đó có 3,9% là vô sinh nguyên phát và 3,8% là vô sinh thứ phát. Trong số các tỉnh thành tham gia nghiên cứu, tỉnh Khánh Hòa có tỉ lệ cặp vợ chồng được xác định vô sinh cao nhất, lên đến 13,9%, TP Hải Phòng với 3,9% cặp vợ chồng được xác định vô sinh, thấp nhất trong nhóm. Nhóm nữ giới tuổi dưới 25, có hút thuốc, uống rượu, có vòng kinh không đều, có chồng hút thuốc, chồng bị bướu cổ, từng bị viêm tinh hoàn hoặc từng bị quai bị có tỉ lệ vô sinh cao hơn các nhóm khác.

Theo bác sĩ Hợi, thời gian tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục về điều trị vô sinh phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân đông hay ít theo từng thời điểm. “Dựa vào những nguyên nhân gây vô sinh, chu kỳ, nội tiết của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành làm những xét nghiệm, thăm dò cho từng trường hợp cụ thể. Hiện bệnh viện không có thống kê về mặt thời gian điều trị chung cho tất cả trường hợp” - bác sĩ Hợi nói.

Tại Hà Nội người có nhu cầu có thể đến Bệnh viện Phụ sản T.Ư, Trung tâm công nghệ phôi (Học viện Quân y), Bệnh viện Phụ sản Hà Nội; tại TP.HCM có thể đến Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM hoặc các bệnh viện phụ sản Hải Phòng, Thanh Hóa...




- Gà nhập lậu tồn dư kháng sinh: Dấu hiệu nhận biết (TTXVN). – Giá thịt heo, gà “dựa hơi” lễ tết (TT).

- Bóng bì từ ‘hang ổ’ thịt thối: Dân đang bị đầu độc (VTC).- Không giấu giếm kết quả giám sát an toàn thực phẩm (VnMedia). – Lò chế biến phụ phẩm bẩn được… tiếp tục hoạt động (PLTP).
- Công khai thông tin thực phẩm “bẩn” để người dân nắm rõ (DT). - Mạnh tay với thực phẩm bẩn (NLĐ). – Kiểm soát, ngăn chặn thực phẩm “bẩn” dịp cuối năm (VnEconomy).- 4,9% mẫu thịt nhiễm chất cấm (TN). - Siết chặt kiểm tra thực phẩm bẩn cận tết (LĐ).- Quýt Trung Quốc đội lốt hàng Thái, tươi cả tuần (PNTP/ DV). - Điểm nóng gà nhập lậu ở Quảng Ninh đã hạ nhiệt (TTXVN). - Thực phẩm bẩn ùn ùn vào TPHCM (LĐ). – Thuốc an thần thú y trên thị trường Hà Nội: An thần cho lợn, bất an cho người (PetroTimes).- An toàn điện hạt nhân không bao giờ là tuyệt đối (BoxitVN).

“Luộc” chỗ kín của vợ bằng nước và dầu ăn đun sôi
(NLĐO) - Sau khi say rượu về nhà lúc nửa đêm, Lê Vũ Hải đã đun nước và dầu ăn để “luộc” chỗ kín của vợ.
Thiếu nữ 17 tuổi cùng người tình giết mẹ, cướp vàng
(NLĐO) - 15 tuổi, cô con gái bỏ nhà đi làm tiếp viên quán karaoke, 2 năm sau mang bụng bầu cùng người tình trở về và nhẫn tâm giết chết mẹ ruột để cướp sợi dây chuyền vàng.

Tổng số lượt xem trang