Lại Nguyên Ân Viết từ Hà Nội
Cập nhật: 15:01 GMT - thứ ba, 4 tháng 12, 2012
Ngày giỗ tổ vua Hùng là quốc lễ ở Việt Nam
Mỗi năm, cứ gần tới ngày giỗ tổ Hùng Vương, nghe đài báo rầm rộ đưa tin các nơi chuẩn bị hành hương về đền Hùng, trong tôi cứ lớn dần một câu hỏi muốn cật vấn những người hiểu biết: Vua Hùng là ông tổ của 1 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam hay là của toàn thể 54 dân tộc ở Việt Nam?
Tôi tin rằng, với những bộ óc bình thường, với sự hiểu biết bình thường, người ta đều có thể trả lời: vua Hùng chỉ được coi là ông tổ của một dân tộc Kinh (= Việt) thôi; dân Kinh (Việt) chỉ là 1 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Vậy 53 dân tộc còn lại đều có ông tổ riêng của mình, chứ không phải vua Hùng.
Chuyện “ông tổ” nói ở đây, tất nhiên là chuyện của truyền thuyết. Người ta không đòi hỏi truyền thuyết phải là sự thật. Trong cộng đồng dân tộc có truyền tụng một thuyết về một ông tổ chung thì người ta thờ chung ông tổ ấy, không đòi hỏi chứng minh bằng chứng cứ lịch sử (có đòi cũng không ai chứng minh được!). Mà dân tộc nào không có thứ truyền thuyết tương tự, thì như thế không có nghĩa dân tộc ấy không có một nguồn cội chung của họ.
Nhưng vấn đề là có “dân tộc” theo nghĩa sắc tộc, tộc người (như người Kinh, người Mường, người Thái, người Tày, v.v.) và “dân tộc” theo nghĩa là dân cùng một quốc gia (theo nghĩa này ta nói: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, v.v.).
Từ “dân tộc” khá dễ dàng bị lái hàm nghĩa, nhất là khi người ta cố ý.
Truyền thuyết Hùng Vương bị chính trị hóa?
Chẳng hạn, khi người ta gọi lễ giỗ tổ Hùng Vương là quốc lễ (như có người gọi “quốc giỗ” – một từ ngữ pha tạp rất khó lọt tai!), người ta đã ngầm coi vua Hùng như ông tổ của dân tộc theo nghĩa dân cùng một quốc gia. Điều này, trên thực tế, đã biến vua Hùng trở thành ông tổ chung của toàn bộ 54 dân tộc (= sắc tộc, tộc người) hiện sinh sống trên đất ViệtNam. Đó là một sai lầm cố ý, một trò lái hàm nghĩa, một sự lạm dụng.
"Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng."
Cần nói rõ: mọi người dân của 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng chỉ những ai là người của dân tộc Kinh (Việt) mới coi vua Hùng là ông tổ. Còn những người thuộc các dân tộc khác, tuy họ đều có quốc tịch Việt Nam, nhưng họ không phải là con cháu vua Hùng. Họ không cần về Đền Hùng lễ tổ mỗi dịp ngày mồng mười tháng ba hàng năm. Dư luận nên nói rõ sự thực này chứ đừng lạm dụng hàm nghĩa dân tộc để tập trung tất cả mọi dân tộc còn lại trên đất Việt, buộc họ hướng về Đền Hùng, buộc họ coi vua Hùng là ông tổ! Làm như thế tức là buộc họ phải coi tổ người Kinh như tổ dân tộc mình, phải theo lệ tục người Kinh, tức là đồng hóa họ vào cộng đồng người Kinh; đó chính là xem thường họ, xúc phạm họ.
Tôi biết, có người cho rằng dùng cách mù mờ từ chỗ nói vua Hùng là ông tổ dân Kinh (Việt) rồi dần dà biến vua Hùng thành ông tổ dân tộc, rồi lái nghĩa dân tộc từ sắc tộc sang hàm nghĩa dân cùng quốc gia! Ấy là cách xây dựng tâm thế cộng đồng dân tộc!
Tôi phản đối cách xây dựng tinh thần dân tộc theo lối lạm dụng, lợi dụng, bất minh ấy.
Phải từ chỗ tôn trọng bản sắc riêng, nguồn cội riêng mỗi dân tộc (= sắc dân) cùng sinh tồn trên đất Việt hiện tại để xây dựng ý thức cộng đồng.
Ta nên chú ý 2 hiện tượng trái chiều: trong khi ở những nước có rất ít sắc tộc, ví dụ nước Đức, người ta đã tận dụng hiện tượng mới của thế giới hiện đại là hiện tượng nhập cư, nhân việc có thêm những sắc dân khác đến xứ mình sống chung trong cộng đồng để xây dựng xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa; thì ở Việt Nam, có xu hướng ngược lại, ta đang dùng cách mở rộng các thần tượng của một dân tộc đa số (dân tộc Kinh) ra thành thần tượng cho các dân tộc thiểu số khác cùng sống trên đất Việt. Cái dụng ý biến lễ giỗ vua Hùng từ giỗ tổ của người Kinh thành quốc lễ của mọi người dân có quốc tịch Việt là ví dụ rất rõ! Đây hiển nhiên là sự áp đặt văn hóa nghi lễ của tộc người đa số cho các tộc người còn lại.
Điều không ngạc nhiên là một số khá đông công chúng tán thưởng “chiến lược” này. Điều ngạc nhiên là không ít chuyên gia am hiểu, không ít quan chức, không ít nhà khoa học, thậm chí nhà sử học hàng đầu, lại tán thưởng, thậm chí góp sức luận chứng cho cách làm này, – cách làm mà trên thực tế, nó chính là một thứ sô-vanh văn hóa (cultural chauvinism).
Tôi cho rằng những người hiểu biết không nên ủng hộ thứ sô-vanh văn hóa này.
Bài viết, đã đăng lần đầu ở trang BấmBauxite Việt Nam, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Tư duy lạc điệu?
Vì sao không có người Việt trong 100 nhân vật 'tư tưởng toàn cầu'?
Bộ Giáo dục xốc lại chất lượng đào tạo thạc sĩ (VNN 4-12-12)
Nỗi buồn ở bảo tàng vũ khí cổ (TP 4-12-12)
- Lãng phí tiền tỉ vì làm phong trào! (SGTT).
- Phạt lỗi giao thông: Khó làm, dễ bỏ (Infonet).
- Nơi rừng xanh cát trắng (NNVN).
- “80% người đi ăn xin ở Việt Nam đều là…giả?” (GDVN).
- Người phụ nữ khiến hơn 25.000 người phẫn nộ trên facebook (GDVN). - Báo động tình trạng “vật vờ” nghiên cứu khoa học (GDVN). – Vật vờ nghiên cứu khoa học – Kỳ 2: Nhiều tiến sĩ, ít phát minh (TN).
- NASA khẳng định không có ngày tận thế trong tháng 12/2012 (DT). – Tận thế có gì phải sợ? (Nguyễn Thế Thịnh).
- Thống kê y tế còn thiếu chính xác (SGTT).
- SẺ CHIA TÌNH NGHĨA ĐỒNG BÀO – KHÔNG CÓ LỬA LÀM SAO CÓ ẤM?.. (Mai Thanh Hải).
- Hội chứng “EM Ở CẦN THƠ” (?!) (Bùi Văn Bồng).
Tại sao Cần Thơ "chết tên" trên miệng các "em"? (LĐ 3-12-12)
Sự phá sản của ngữ nghĩa ("the bankruptcy of meaning") -- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm (TN 4-12-12) -- Khi cụm từ "lợi ích nhóm" (cũng như từ "tự trọng") được ông Nguyễn Tấn Dũng sử dụng thì nó không còn ý nghĩa gì nữa! .Thủ tướng: Chống tham nhũng không thể ngày một ngày hai (VNN 4-12-12) -- Ngày ba, ngay tư vậy?
Thủ tướng: Thông tin xấu về lãnh đạo nhà nước không đúng sự thật (DT 4-12-12) -- Thông tin tốt mới là đúng sự thật?
- Việt Nam nằm trong các nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (TN). - Một cháu bé nguy kịch được chuyển lên TP.HCM điều trị (TN). - Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ngoài ruộng (PLTP).
- Nữ “hiệp sĩ” giao thông U60 kể chuyện “vác tù và hàng tổng” (NĐT).
- Côn đồ xông vào trường tấn công giáo viên, học viên (TN).
- Tiệc cưới: Hạn chế các vận động bất khả thi (PLTP).
- Kỳ 6: Rùng rợn những “ngôi nhà ma” giữa lòng Hà Nội (LĐ).
- Gỗ quý hiếm phơi nắng mưa, nằm chờ… mục (DV).
- Trang trại độc đáo nhất Việt Nam (NĐT).
- Chàng trai câm điếc tạc tượng Chăm (VNN).