Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

2 Sư Đoàn TQ Sẽ Vào Đất Lào

-Trung Quốc ăn cỗ, Lào dọn bàn 
JANE PERLEZ & BREE FENGLê Văn lược thuật

Trung Quốc sắp sửa đưa 20,000 nhân công sang Lào, khởi công xây đường xe lửa cao tốc nối liền Côn Minh, thủ phủ Vân Nam với Vạn Tượng, thủ đô của quốc gia bé nhỏ này. Đường xe lửa này sẽ là đoạn đầu của dự án của Trung Quốc nhằm nối liền nước Tầu với vịnh Bengale, đi qua Lào, Thái Lan và Miến Điện. Một khi hoàn tất, đường xe lửa này sẽ cho phép Trung Quốc chuyên chở nguyên liệu, nhất là dầu hỏa, từ Trung Đông và Phi Châu về Tầu một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn, vì không phải đi qua eo biển Malacca.

Phí tổn cho đường xe lửa dài 260 dặm (khoảng 430 cây số) dự trù lên đến bẩy tỉ mỹ-kim, xấp xỉ tổng sản lượng quốc gia Lào trong một năm. Nhà nước cộng sản Lào sẽ phải ứng chịu mọi phí tổn cho công trình, do Trung Quốc xây và toàn quyền sử dụng. Vì không có tiền, Lào sẽ phải mượn Trung Quốc món tiền này và trả nợ dần bằng tài nguyên của nước mình, như đồng, kẽm, vàng và gỗ v.v. 

Đường xe lửa Kunming-Vientianne
Nguồn ảnh: TNYT

Sau khi nghiên cứu bản hợp đồng giữa TQ và Lào, một chuyên viên của Chương Trình Phát Triển của Liên Hiệp Quốc cho rằng điều kiện trả nợ, do Ngân Hành Xuất Nhập Cảng của Trung Quốc đưa ra, là quá nặng và có khả năng làm chao đảo nền kinh tế quốc gia Lào. Nhiều tổ chức quốc tế về đến kinh tế và mậu dịch, như Ngân Hàng Phát Triển Á Châu và Ngân Hàng Thế Giới, cũng đã phát biểu những lo ngại tương tự. Mặc dù vậy, Quốc Hội Lào đã biểu quyết chấp thuận. Chính phủ Lào, qua phó thủ tướng thân TQ, Somsavat Lengsavat, cũng đã nhiệt liệt bầy tỏ sự ủng hộ dự án.

Ngoài sự lợi hại về phương diện giao thông, dự án đường xe lửa này sẽ giúp TQ gia tăng mậu dịch trong vùng Đông Nam Á, vốn đã trị giá 370 tỉ mỹ-kim - gấp đôi trị giá mậu dịch của TQ với Hoa Kỳ - trong năm 2011, và được dự trù tăng lên tới khoảng 500 tỉ mỹ-kim vào năm 2015.


Xe vận tải chạy ngag làng Hmong dọc xa lộ 13 ở tỉnh Oudom Xai, Laos.
Nguồn ảnh: TNYT

Đã có một số người Lào tỏ ý lo ngại rằng đất nước họ đang sắp sửa trở thành một tỉnh của Trung Quốc, hay ít nhất cũng là một lân quốc được TQ bảo hộ. Nhưng những tiếng nói phản kháng này đang bị nhà nước cộng sản Lào đàn áp. Ông Sombath Somphone, Giám đốc của một tổ chức dân sự Lào, Participatory Development Training Centre (PADETC), đã mất tích sau khi tham gia cuộc hội thảo công cộng. Chính quyền sộng sản Vạn Tượng tuyên bố không biết gì về sự mất tích này. [1]

Chính phủ Lào cũng không nhẹ tay đối với những tổ chức Tây phương tại Lào, nếu họ lên tiếng bênh vực những người dân Lào đang bị nhà nước và tư bản đỏ Tầu chiếm đất của họ qua hình thức mua hay mướn với giá rẻ mạt. Mới đây, bà Anne-Sophie Gindroz, giám đốc của tổ chức Thụy Sĩ, chuyên lo về vấn đề phát triển xã hội Lào bị chính quyền cộng sản Lào buộc phải rời nước Lào trong vòng 48 tiếng đồng hồ, với tội danh “có thái độ không thân thiện với chính phủ Lào”.

Trong khi đó, TQ vẫn đẩy mạnh tiến trình của dự án. Cựu chủ tịch nhà nước TQ, Hồ Cẩm Đào, tuyên bố: “Dự án đã được quyết định ba năm trước đây rồi!” Một nhà ngoại giao Tây phương nhận xét: “Người Tầu luôn có cách để san bằng mọi bất đồng ý kiến, sau cùng vẫn đạt được điều mình muốn.”


© DCVOnline




Nguồn: Laos Could Bear Cost of Chinese Railroad. By JANE PERLEZ and BREE FENG. The New York Times, January 1, 2013.
[1] http://www.youtube.com/watch?v=S7T6-3Y6B1s
-Trung Quốc làm đuờng xe lửa, Lào lãnh đủ! Laos Could Bear Cost of Chinese Railroad (NYT 1-1-13)

-Đường sắt tơ lụa và chiến lược thương mại mới của Trung Quốc
Tuyến đường mới này có thể xem như là một phiên bản mới của con đường tơ lụa huyền thoại, nối miền Tây Trung Quốc với châu Âu.
- Nhiệm vụ… không thể “bất khả thi” (ĐTCK). – Các ngân hàng tiếp tục mạnh tay hạ lãi suất huy động kỳ hạn dài(CafeF).
- Nhà băng ngoại lặng lẽ chiếm thị phần (ĐTCK).
- Lời giải “đẹp” cho Western Bank, PVFC và Petro Vietnam? (VnEco). – 2012, giông bão quét qua giới chủ ngân hàng(ĐTCK).
- PVX thay Tổng giám đốc (VnEco). – PVN về đích sớm, nộp thuế cao (ĐT).
- Vietcombank thưởng tết bằng 2 tháng lương (TBKTSG/DV). – Thưởng Tết BĐS “trước cả xấp tiền, nay đếm bạc lẻ”(Infonet). – Đồng Nai: Thưởng Tết Quý Tỵ cao nhất 650 triệu đồng (DT).
- Mai Linh: Đường nào tái cấu trúc? (NCĐT/SGTT).
- Vụ “đòi nợ như phim hành động”: Ông Chủ tịch “tái xuất” sau nhiều ngày biệt tăm (DT).
- Nông sản tìm lại ngôi vương (ĐT).
- Mặt bằng giá cả “lặng sóng” (ĐĐK).
- Bánh kẹo nội “chớp” cơ hội tết (ĐẸP). – Tràn lan bánh mứt “3 không” (ĐĐK).
- Không để “thực phẩm bẩn” ra thị trường trong dịp Tết (Petrotimes). – Nếu BigC “tiền hậu bất nhất”, người tiêu dùng sẽ quay lưng (GDVN).
- Làng hoa “phập phồng” lo mùa Tết (DT).


- Học Kinh tế, vì đâu thực tập… pha trà? (DT).



-Lào xây đường sắt bằng vốn vay từ Trung Quốc (02/01)
TTO - Theo tin của phóng viên tờ New York Times đang ở Lào, dự án đường sắt nối liền miền nam Trung Quốc băng qua Lào xuống tận Bangkok (Thái Lan) và dài tới vịnh Bengal (Myanmar) “chắc chắn sẽ thực hiện”.
Các khu vực ở Oudom Xai bắt đầu bị giới hạn để phục vụ việc xây dựng tuyến đường sắt tại Lào - Ảnh: New York Times
Hai phóng viên Jane Perlez và Bree Feng gửi tin từ Oudom Xai (Lào) cho biết Trung Quốc sẽ cấp khoản vay tín dụng cho Lào xây dựng tuyến đường sắt dài 420km, trị giá 7 tỉ USD này. Khoản tiền này gần bằng tổng thu nhập quốc nội hằng năm của Lào (8 tỉ USD).
Ít nhất 20.000 công nhân Trung Quốc sẽ sang Lào để xây dựng tuyến đường sắt này. Khi công trình hoàn thành, nó sẽ giúp Trung Quốc mở rộng con đường buôn bán thương mại, vận chuyển hàng hóa từ Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, xuống một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á, đi qua các đô thị trọng yếu như thủ đô Vientiane của Lào, Bangkok, trổ ra Myanmar.
Bản đồ tuyến đường sắt đi qua địa phận Lào (màu đỏ) - Ảnh: New York Times
Tàu chở khách và hàng hóa trên tuyến đường sắt này sẽ chạy với vận tốc 160km/giờ. Công trình dự kiến hoàn thành sau 5 năm nữa.
Lào là quốc gia chưa có hệ thống đường sắt trong khi đường bộ khá lạc hậu. Dự án đường sắt này đã vấp phải ý kiến phản đối khi nhiều tổ chức quốc tế cho rằng nó mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc trong khi Lào là nước gồng gánh phần lớn chi phí xây dựng. Chưa kể các điều khoản thỏa thuận liên quan có việc Lào bán các khoáng sản như kali và đồng cho nước láng giềng phương Bắc.
Được biết, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và khối ASEAN đạt 370 tỉ USD năm 2011. Dự kiến đến năm 2015, khi ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế chung, kim ngạch giữa Trung Quốc và ASEAN lên đến 500 tỉ USD.
Các nhà sư ở Muang Xai, thị trấn vùng cao ở Lào có nhiều người Trung Quốc sang đầu tư và làm ăn - Ảnh: New York Times
TR.N. (Theo New York Times)

-2 Sư Đoàn TQ Sẽ Vào Đất Lào (01/03/2013) Một bản tin trên New York Times hôm Thứ Tư 2-1-2013 cho biết 20,000 công nhân Trung Quốc trong vài tuần nữa sẽ vào Lào để xây tuyến đường sắt nối Nam Trung Quốc tới Bangkok, từ đây nối Vịnh Bengal ở Miến Điện. Số công nhân này tương đương 2 sư đoàn quân, đang gây lo ngại cho nhiều cư dân rằng Lào đang trở thành 1 tỉnh của Trung Quốc. (Photo AFP/Getty Images)

Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc

-http://infonet.vn/The-gioi/Lao-co-the-phai-tra-gia-vi-nhan-tien-dau-tu-cua-Trung-Quoc/49260.info

Chính phủ Lào đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 470km nối liền miền Bắc nước này tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế về cái giá mà nước này sẽ phải trả.
Wang Quan, một ông chủ khách sạn người Trung Quốc tại một thị trấn ở vùng núi nhiệt đới miền Bắc nước Lào, đang chờ đợi khoảng 20.000 công nhân Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới.
Các tuyến đường sắt do Trung Quốc tài trợ cho Lào khá dài và “ngoằn nghoèo”, thông qua hàng chục đường hầm, cầu, mà mục đích cuối cùng của nó là liên kết miền nam Trung Quốc với Bangkok, Thái Lan và sau đó là Vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể khu vực thương mại hiện đã rất lớn của Trung Quốc với Đông Nam Á.
Bản đồ hiển thị tuyến đường sắt nối giữa Vân Nam, Trung Quốc và Viên Chăn, Lào dài 420km, dự kiến tiêu tốn của Lào 7 tỷ USD và vô số những vấn đề phát sinh đối với đất nước và con người nước này
Dự án xây dựng đường sắt này vấp phải một số cảnh báo nghiêm khắc từ các tổ chức phát triển quốc tế, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn mong đợi nó sớm hoàn thành. Trung Quốc hiện rất coi trọng dự án này bởi nó nằm trong chiến lược kéo Đông Nam Á lại gần của nước này, cung cấp cho Bắc Kinh một con đường để vận chuyển dầu từ Trung Đông.
Các mắt xích quan trọng của đường ray này sẽ chạy qua tỉnh Oudom Xai, nằm giữa Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và thủ đô Viên Chăn, Lào. “Trung Quốc muốn có một đường sắt cao tốc từ Côn Minh đến Viên Chăn”, George Yeo, một cựu Bộ trưởng Ngoại giao của Singapore cho biết trong một bài phát biểu gần đây tại Câu lạc bộ Kinh doanh ASEAN ở Bangkok.
Ông Yeo, Chủ tịch của hãng Kerry Logistics Network, một công ty vận chuyển hàng hóa chính của Châu Á, được xem là một trong những chuyên gia thông tin tốt nhất về việc mở rộng các tuyến đường thương mại Châu Á mới. “Mục tiêu lớn là Bangkok”, ông nói, “Đó là một thị trường khổng lồ, rất nhiều cơ hội. Từ Bangkok tới Dawei ở Myanmar – con đường cho phép Trung Quốc vượt qua eo biển Malacca”, một điểm đầy tiềm năng giữa Ấn Độ Dương và bờ biển phía đông của Trung Quốc.
Nhưng chưa hẳn Trung Quốc đã thực sự quan tâm tới việc chia sẻ lợi ích từ tuyến đường sắt này. Các nhà phân tích kinh tế quốc tế cho rằng hầu hết các lợi ích sẽ “chảy” về Trung Quốc, trong khi hầu hết các chi phí sẽ do nước chủ nhà gánh chịu. Dự án đường sắt dài 420km, trị giá 7 tỷ USD, gần bằng GDP 8 tỷ USD của Lào. Lào sẽ vay hầu hết số tiền này từ Trung Quốc.
Giữa tháng 11/2012, khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới thăm Viên Chăn nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo Á Âu, ông đã dự định tham dự lễ động thổ cho tuyến đường sắt này. Tuy nhiên cuối cùng buổi lễ đã không diễn ra.
Đánh giá của một chuyên gia tư vấn của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc về tuyến đường sắt cho biết các điều khoản ràng buộc của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) đưa ra sẽ trở thành gánh nặng và gây nguy hiểm đến sự ổn định kinh tế vĩ mô của Lào. Đồng thời, việc xây dựng đường sắt thông qua Bắc Lào sẽ lần lượt biến các nông thôn ở nước này thành bãi chứa chất thải.

"Lào sẽ vấp phải “một sai lầm đắt giá” nếu các điều khoản này được ký kết. Lào sẽ phải dùng các tài nguyên thiên nhiên, các khoáng chất quý như kali và đồng để làm tài sản thế chấp cho khoản vay khổng lồ của mình", tờ The New York Times bình luận.
Hình ảnh khu phức hợp siêu thị và khách sạn Shengchang do Trung Quốc đầu tư tại thị trấn vùng cao Muang Xai, tỉnh Oudom Xai, Lào.
Các nhà tài trợ quốc tế khác cũng lặp lại cảnh báo này gửi đến Lào. Các đối tác, bao gồm Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) cũng như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã bày tỏ mối quan tâm và đưa ra lời cảnh báo “phải rất cẩn thận” tới Chính phủ Lào.
Tuy nhiên, Quốc hội nước này đã phê duyệt dự án như là một phần của thỏa thuận đường sắt xuyên Châu Á đã được 20 quốc gia Châu Á ký năm 2006. Dự án được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự ủng hộ của Phó thủ tướng Somsavat Lengsavad, người có xu hướng thân Trung Quốc.
Đầu tư thương mại Trung Quốc bùng nổ tại khu vực Đông Nam Á đã đạt mức 370 tỷ USD trong năm 2011, gấp đôi đầu tư từ phía Mỹ. Đến năm 2015, khi các nước Đông Nam Á hoàn thiện cộng đồng kinh tế, Trung Quốc dự tính đầu tư thương mại tới khu vực này khoảng 500 tỷ USD.
Yolanda Fernandez Lommen, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Bắc Kinh, cho biết ngay cả khi Trung Quốc xuất khẩu rất nhiều loại hàng hóa tới khu vực này thì họ sẽ vẫn phải nhập khẩu các loại tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa trung gian cho guồng máy xuất khẩu từ chính ASEAN.
Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản là những đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nhưng ASEAN là khu vực “địa chiến lược và kinh tế quan trọng nhất” đối với nước này với quan điểm đầu tư và đối tác thương mại ngày càng trở nên quan trọng.
Lào sẽ cung cấp một bệ phóng hoàn hảo cho bước tiến tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc đã đổ khoản đầu tư mới vào Viên Chăn, trong đó có hàng chục biệt thự sang trọng được xây dựng dọc sông Mekong để các nhà lãnh đạo Châu Á và Châu Âu tới tham dự cuộc họp thưởng đỉnh hồi tháng 11.

Một hội trường mới lạ cho hội nghị cũng được xây dựng, là một phần của khu phức hợp Viên Chăn – New World do Trung Quốc đầu tư, trang trí cho một bộ mặt mới thế kỷ 21 vốn khá tồi tàn của Lào. Ở Luang Prabang, một điểm du lịch nổi tiếng, nơi tuyến đường sắt chạy qua, Trung Quốc đã xây dựng các bệnh viện, nâng cấp sân bay.
Theo tờ The New York Times, rất nhiều người dân Lào không hài lòng với sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc, đã khiếu nại rằng đất nước của họ đang dần trở thành một tỉnh, hay nói cách khác, là một nước "chư hầu" của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến thăm Lào vào hồi tháng Bảy, chuyến thăm đầu tiên của một nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ tới đây từ những năm 1950 như là một động thái trong nỗ lực của chính quyền Obama nhằm tăng cường mạnh mẽ quan hệ kinh tế và quân sự tại khu vực Đông Nam Á nhằm đối trọng với Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, hiệu quả của chuyến thăm vẫn chưa thể hiện một cách rõ rệt tại đất nước Triệu voi.
Một nhà ngoại giao nước ngoài đã nói rằng Viên Chăn và Bắc Kinh sẽ tìm thấy cách để đưa lên bàn giấy những vướng mắc tài chính của họ. “Trung Quốc luôn có cách của họ”, ông nói.
Tại Oudom Xai, các doanh nhân người Trung Quốc đã thành lập một trường học bằng tiếng Trung Quốc có 400 học sinh và 28 giáo viên, tất cả chi phí được trả bởi Chính phủ Trung Quốc. Ông Wang, chủ một khách sạn tại đây bày tỏ sự tin tưởng dự án đường ray xe lửa sẽ bắt đầu trong vài tuần tới. Người Lào tại đây đã cho dân nhập cư Trung Quốc thuê khoảng một nửa diện tích đất nông nghiệp xung quanh thị trấn, ông Wang cho biết.
“Bạn có thể thuê đất trong nhiều năm nếu bạn có tiền”, ông Wang nói, “Người dân ở đây nhận tiền, không quan tâm người thuê là ai”.

- Lựa chọn chính sách kinh tế 2013 sẽ khó khăn (TBKTSG). - Dự cảm kinh doanh năm 2013(ĐTCK). - Lâu dài và khó khăn (ANTĐ).
‘Giải quyết nợ xấu ngân hàng vẫn chậm’   –   Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Sẽ tính việc nới room tại các ngân hàng yếu (Vietstock). - Đề xuất giảm lãi suất cho vay (PLTP). - Chán ngán vì ngân hàng thưởng Tết vài trăm ngàn (Infonet).
Chứng khoán tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ (TN). - Nhà đầu tư mạnh tay, thanh khoản vượt 1.600 tỉ(SGTT). - 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2012 (VNE). - Kỷ lục và nỗi lo của chứng khoán(Vef).
Không để giá xăng cho doanh nghiệp tự quyết (TN). - Đề xuất sửa đổi Nghị định 84/2009 về kinh doanh xăng dầu (PLTP). - Đề xuất sửa cơ chế điều hành giá xăng dầu (TT).
ĐBSCL: Thận trọng thả nuôi cá điêu hồng vụ mới (DV). - Người nuôi cá tra… kiệt sức (SGGP).
Thương lái Trung Quốc núp bóng du khách để mua cua biển (TT). - Tôm Việt Nam lại bị kiện ở Mỹ (DV).
Đường cát Thái Lan: Gia tăng nhập lậu (PLTP). - 2 tháng cao điểm ngăn chặn nhập lậu gia cầm(DV).
- Xuất khẩu lao động 2013: Làm việc ở đâu nhiều tiền? (TP).
Xuất khẩu 2013: Nỗ lực giảm khó (PLTP).
Đà Nẵng phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương (Gafin).
2 năm liền khó khăn, tài sản của bà chủ Quốc Cường Gia Lai “bốc hơi” 1.200 tỷ đồng (CafeF). -Chủ tịch Mai Linh bán gần hết cổ phiếu công ty con (NĐT). – Chủ tịch Mai Linh bán tháo cổ phiếu, thu 2,72 tỷ đồng (Vietstock/ Infonet).  – Ông Hồ Huy: Chúng tôi không bán Mai Linh Group(GDVN).
Trước khi trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Coca-cola từng thành lập 3 nhà máy liên doanh tại Việt Nam.- Ly kì Coca Cola thâu tóm đối tác Việt (VTC).

-Mai Linh tổ chức quyên góp tiền từ cán bộ - nhân viên
Ngoài ra, ông Hồ Huy - Chủ tịch Mai Linh cho biết công ty bán xe cũ và cũng sẽ mua xe mới thay thế nên không cắt giảm việc làm. Tái cơ cấu, Vinacafe phải thoái vốn tại nhiều công ty (GDVN).
Ồ ạt nộp “thuế” đường ngày đầu năm (VNN).  – Hà Nội: Ôtô bắt đầu xếp hàng đóng phí đường bộ (TTXVN).  – Hình ảnh thu phí Sử dụng đường bộ đầu tiên của đăng kiểm (Sống Mới). - Thu phí đường bộ: Ngày đầu chưa suôn sẻ (PLTP). - Phí bảo trì đường bộ: Đóng mà chưa thông(TT).  - Ô tô nhộn nhịp nộp phí, xe máy hoang mang chờ hướng dẫn…! (Petrotimes). - Có nhầm lẫn trong thu phí kiểm dịch trứng (DV).
EVN trả nợ hàng nghìn tỷ cho các ‘ông lớn’ (VNE).
Bi hài chuyện đặt nhà máy bia trong… đô thị (VNN).
Đề nghị Công an Nam Sách giải quyết dứt điểm khiếu nại của Công ty Hà Thanh (DT).
Tàu bị giữ, thuyền viên kêu cứu (TN).
Giám định kiểu “trớt hướt”! (PLTP).

Foreign Investment in Chinese Real Estate?

The Present Crisis, A Pattern

Các kiểu nợ xấu

 (NVP)

Cũng là nợ xấu nhưng vấn đề nợ nước ngoài của Thái Lan năm 1997, nợ dưới chuẩn của Mỹ và nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những đặc điểm khác nhau nên cách giải quyết cũng khác nhau.  
Khủng hoảng do nợ ở Thái Lan năm 1997
Cách đây hơn 15 năm, vào tháng 7-1997 tôi có dịp đi công tác ở Thái Lan ngay đúng ngày chính phủ nước này quyết định thả nổi đồng baht, khơi mào cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn châu Á. Lúc đó dĩ nhiên báo chí đưa tin rầm rộ, phân tích đủ kiểu nhưng vẫn thiếu vắng một cái nhìn tỉnh táo toàn diện vấn đề nợ của Thái Lan – một cái nhìn chỉ vài năm sau mới lắng xuống thành lịch sử kinh tế. Thậm chí lúc đó, tôi còn khá ngây thơ khi phỏng vấn Thủ tướng đương nhiệm Chavalit Yongchaiyudh, “ông có thể tiên đoán gì cho nền kinh tế Thái Lan trong sáu tháng tới?” Câu trả lời của Chavalit cũng “ngây thơ” không kém: “Tại bất kỳ nước nào, tình hình kinh tế không thể đảo ngược trong vòng sáu tháng. Chúng ta không thể trông chờ sự phục hồi trong sáu tháng. Nhưng các bạn sẽ thấy phép lạ xảy ra tại Thái Lan, tôi tin thế”.
Những tháng sau đó, đồng baht mất một nửa giá trị, nền kinh tế Thái Lan suy sụp hoàn toàn, hàng loạt cao ốc, công trình xây dựng bị đình trệ, nạn thất nghiệp tràn lan, hàng loạt doanh nghiệp lớn phá sản, nhiều ngân hàng đóng cửa. Chỉ một tháng sau tuyên bố của Chavalit, IMF phải nhảy vào và bỏ ra 17,2 tỷ đô-la Mỹ để cứu nền kinh tế Thái Lan.
Bài học về nợ của Thái Lan là gì? Vấn đề nợ của Thái Lan mang yếu tố nước ngoài. Trong nhiều năm liền GDP của Thái Lan tăng bình quân đến 9% mỗi năm, lạm phát thấp, đồng baht gắn cố định với đồng đô-la Mỹ (25 baht ăn 1 đô-la Mỹ) nhưng lãi suất cao (khoảng 13,25% trước khủng hoảng) nên người ta thay nhau vay tiền nước ngoài vô tội vạ. Vay tiền về đổi ra đồng baht gởi vào ngân hàng cũng đã có lãi rồi nên nợ nước ngoài của Thái Lan tăng nhanh, là nguyên nhân chính gây khủng hoảng. Nhất là các khoản tiền này đổ vào bất động sản, tạo ra tình trạng bong bóng hay đổ vào xây dựng nhà máy xi măng, sắt, thép, hoá dầu để cuối cùng xảy ra tình trạng dư thừa ở hầu hết các ngành cơ bản.
Đến năm 1997, nợ nước ngoài của Thái Lan vọt lên 109 tỷ đô-la Mỹ, đa phần là vay ngắn hạn, cán cân vãng lai lại thâm hụt trong nhiều năm liền. Giới đầu cơ nhận định trước sau gì chính phủ Thái cũng phải phá giá đồng tiền bèn nhảy vào đầu cơ đánh giá xuống. Họ vay tiền baht, đổi ra tiền đô-la, khiến chính phủ Thái phải bỏ ra 24 tỷ đô-la (gần hai phần ba dự trữ ngoại tệ) để bảo vệ cái tỷ giá cố định trên và đến khi hết tiền, phải tuyên bố thả nổi đồng baht. Từ 25 baht ăn 1 đô-la Mỹ chỉ trong vòng vài tháng, giá trị đồng tiền này sụt xuống còn 56 baht/1 đô-la Mỹ. Rõ ràng các khoản vay nợ nước ngoài tính bằng tiền baht bỗng dưng tăng gấp đôi, làm nhiều ngân hàng phá sản vì con nợ trong nước phá sản. Khủng hoảng xảy ra và chứng khoán Thái Lan giảm từ đỉnh cao 1.753 điểm còn 207 điểm vào năm 1998. Phải mất 10 năm GDP Thái Lan tính theo đô-la mới phục hồi về lại mức năm 1996. Một ghi chú nhỏ: Thủ tướng Chavalit phải từ chức vào tháng 11-1997, không thể chờ phép lạ xảy ra.
Nợ dưới chuẩn ở Mỹ
Năm 2004 khi qua Mỹ tiếp xúc với khá nhiều người trong cộng đồng người Việt, tôi thấy nổi lên một xu hướng rất rõ: vay tiền mua nhà, rồi dùng nhà đó vay tiền mua nhà tiếp, chờ giá lên để bán hưởng lợi. Có người có đến 4 căn nhà to đùng trong khi nhu cầu không có. Lúc đó, ai cũng “phấn khởi” vì giá nhà vẫn đang lên, cao hơn so với giá mua khá nhiều. Nhẩm tính tiền lãi, ai nấy cũng rộng tay chi xài nhiều hơn thường lệ.
Thật vậy, sau này nhìn lại, người ta bảo lúc đó cho vay mua nhà ở Mỹ khá dễ dàng, những tiêu chí về nguồn thu nhập để trả nợ bị xem nhẹ - từ đó mới có từ “nợ dưới chuẩn”. Bong bóng bất động sản thu hút nhiều người tham gia (đến 40% mua nhà để đầu tư chứ không phải để ở) chừng nào giá nhà vẫn tăng đều đặn (tăng đến 124% từ năm 1997 đến năm 2006). Đến giữa năm 2006 lúc giá nhà đã lên đến đỉnh và bắt đầu giảm nhanh, vấn đề nợ dưới chuẩn nổ ra. Tiền vay mua nhà thường có lãi suất thả nổi và khi lãi suất tăng mạnh, nhiều người mất khả năng chi trả tiền nhà hàng tháng cho ngân hàng. Ngân hàng, trước đó, đã gói những hợp đồng vay tiền mua nhà trả góp đó thành sản phẩm tài chính, đem bán trên thị trường chứng khoán. Các tập đoàn tài chính ôm lấy những loại chứng khoán không còn sinh lợi này bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn, có nơi phá sản. Khủng hoảng nổ ra mà hiệu ứng vẫn còn kéo dài cho đến tận bây giờ.
Bài học nợ dưới chuẩn ở Mỹ là sự dễ dãi của giới ngân hàng khi cho vay rồi sự lừa dối của nhiều bên liên quan khi biến nợ thành sản phẩm chứng khoán, mua bán trên thị trường làm lây lan một cuộc khủng hoảng lẽ ra chỉ giới hạn trong lãnh vực bất động sản. Ở đây vấn đề tín dụng rẻ, dễ dãi cũng là thủ phạm; tiền cũng chạy từ nhiều nước vào Mỹ nên khủng hoảng quay ngược ảnh hưởng trở lại nhiều nước. Tỷ lệ nợ dưới chuẩn tăng nhanh lên đến 20% tổng dư nợ cho vay mua nhà và hậu quả là tháng 10-2007, tỷ lệ nợ xấu buộc phải tịch biên nhà lên 16%, tăng lên 21% vào đầu năm 2008 và 25% vào tháng 5-2008.
Trở lại Mỹ vào năm 2010, gặp nhau, người ta không còn kể chuyện mua nhà nữa mà là chuyện “kéo nhà”, tức là nơi cho vay tịch biên nhà, bán để thu hồi nợ. Người nào trước đây mua càng nhiều nhà, giờ càng bạc tóc vì lo vì trở thành con nợ không lối thoát.
Nợ xấu Việt Nam
Mới nhìn qua vấn đề nợ xấu Việt Nam cũng có những căn nguyên tương tự: tín dụng dễ dãi, dư nợ tăng vọt, tiền đổ vào nhiều, bất động sản nóng sốt, chứng khoán lên ngôi, thúc đẩy nhiều dự án hoành tráng chỉ để làm tăng giá trị cổ phiếu. Đến khi chứng khoán suy sụp, thị trường bất động sản đóng băng và nhất là khi tín dụng bị siết chặt, nợ xấu bùng phát.
Nhưng nợ xấu ở Việt Nam không giống ở Thái Lan thời thập niên 1990 ở góc cạnh không phải là nợ nước ngoài. Dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Namchủ yếu là từ trong nước. Cho đến nay áp lực của nợ xấu lên tỷ giá là chưa đáng kể, nên không gây ra áp lực phá giá đồng tiền. Nợ nước ngoài của Việt Nam tăng khá nhanh, từ 31,4% GDP năm 2006 lên 41,5% GDP năm 2011 nhưng chủ yếu là các khoản vay dài hạn của Chính phủ như vốn vay ODA chứ vay thương mại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Giả thử có thêm vài ba khoản nợ xấu có nguồn gốc nước ngoài như các khoản vay của Vinashin bị Elliott đòi như vừa qua thì tình hình đã rối ren hơn nhiều.
Các gói nợ xấu của Việt Nam cũng chưa bị đóng gói thành sản phẩm chứng khoán để đem ra bán nên tác động của nợ xấu chưa mang tính lây lan mạnh như cuộc khủng hoảng ở Mỹ.
Tuy nhiên nợ xấu Việt Nam lại mang những đặc điểm đáng lo ngại không kém. Đầu tiên là sự thiếu vắng những con số chính xác, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem như chuyện bình thường. Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra hai con số: “Theo số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 30-9 thì nợ xấu là 4,93%. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước thì con số này nằm ở khoảng 8,82%”. Các ngân hàng báo cáo một đằng, đánh giá của NHNN một nẻo mà lại không có biện pháp gì chấn chỉnh, ít nhất về mặt báo cáo số liệu là chuyện khó chấp nhận. Muốn có những giải pháp tốt cho vấn đề nợ xấu thì trước tiên phải có thông tin chính xác về nợ xấu.
Thứ hai, nguồn gốc nợ xấu chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước hay chính quyền các cấp. Chỉ tính riêng tập đoàn Vinashin, các khoản nợ đến hạn phải trả hàng năm từ lúc nổ ra khủng hoảng lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Vinashin bất lực, không trả được, chúng đã biến thành nợ xấu của các ngân hàng! Hàng loạt doanh nghiệp nhà nước như thế hiện là con nợ khó đòi. Theo một báo cáo, doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70% tổng nợ xấu. Bên cạnh đó, nợ đọng xây dựng cơ bản mà con nợ là các bộ, ngành và chính quyền địa phương cũng làm nhiều nhà thầu trở thành con nợ xấu của ngân hàng. Con số nợ đọng này lên đến 90.000 tỷ đồng nhưng bao nhiêu phần trăm biến thành nợ xấu thì không có số liệu. Như thế, giải quyết nợ xấu trở thành chuyện của nhà nước, phải tính đến chuyện khoanh nợ, tái cấp vốn – tất cả sẽ đè nặng lên ngân sách vốn đã eo hẹp. Nếu không, làm sao có chuyện ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhà nước, có ai dám bán tài sản của các doanh nghiệp này dưới giá sổ sách, đất đai được cấp nay giải quyết làm sao?
Loại trừ khoản nợ xấu nói trên, phần còn lại thiết nghĩ không khó giải quyết. Lúc đó bài học giải quyết nợ xấu ở Thái Lan hay ở Mỹ sẽ rất hữu ích. Đó là mạnh dạn cho đóng cửa những ngân hàng nào yếu kém, cho vay bất chấp rủi ro, định giá tài sản thế chấp sai lầm, lại không chịu trích lập dự phòng đầy đủ… Đó là sửa đổi Luật Phá sản để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản có lối thoát, tự nhiên giá cả sẽ quay về mức xã hội chấp nhận được và một phần lớn nợ xấu sẽ được thu hồi. Không lẽ chúng ta phải đợi những hệ quả của nợ xấu xảy ra như phá giá đồng tiền ở Thái Lan, vỡ nợ tại nhiều ngân hàng ở Mỹ… lúc đó mới chịu có biện pháp mạnh tay?

Tổng số lượt xem trang