Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

"Từ điển Ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Việt Nam": Giải mã chính sách Biển Đông

-Xem thêm : Biểu tình chống TQ ‘gây bất ổn’; Có thể có tham nhũng nhưng không ai quên chủ quyền
-
Công trình tập thể (ngoài Đảng)
(Cập nhật thường xuyên)
Theo yêu cầu của nhiều bạn, Từ Điển sẽ có Phụ Đính "ngạn ngữ",
ví dụ như:
Trọng mà chẳng Sang, chỉ hèn
Dũng mà không Hùng, chỉ gấu.
Nhờ các bạn đóng góp!

Vài lời của ttngbt:  
Trong mục LÁNG GIỀNG: Trung Quốc được mô tả như là nước lạ, và Tương đồng ý thức hệ ? . Cần giải mã liệu TQ có thực "tương đồng ý thức hệ " không khi TQ vẫn theo quan điểm của Đặng Tiểu Bình “mèo trắng mèo đen mèo nào bắt được chuột thì là mèo tốt”
Hơn nữa, TQ có -văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan khi TQ tiến hành Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, kéo dài sang đầu những năm 1980s. TQ đã chiếm Hoàng Sa năm 1974, và một số đảo Trường Sa năm 1988.

-Vậy liệu Có hai nước Trung Quốc ? hay đó chỉ là hình ảnh cố vẽ của ĐCSVN khi cố duy trì địa vị của ĐCS ?
Nước Mỹ ? bác 1nxx đã nói : "Quân đội Mỹ có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới nhưng chưa bao giờ có "thuộc địa Mỹ". Nhật bản, Tây Đức, nam Hàn, Thái lan, Philippines có mặt của quân đội Mỹ đã 67 năm và họ đang trả tiền tấn để Mỹ đừng rút quân...là những thí dụ điển hình."
Còn TQ đã từng xâm chiếm hàng ngàn km của Ấn Độ, xâm chiếm vùng Viễn Đông của Nga, xâm chiếm Việt Nam với Ải Nam Quan, thác Bản Giốc. 
Ông Vịnh cũng có nhắc tới những hứa hẹn của Mỹ trong viện trợ kinh tế , văn hóa nhưng chưa thấy, nhưng ông không nhắc tới điều kiện về nhân quyền của Mỹ để Việt Nam có thể được nhận viện trợ. Vậy chỉ có một kết luận mà thôi, đi với Mỹ thì phải cải thiện nhân quyền nhưng như thế thì vị trí của ĐCSVN suy yếu.
Còn không thì .... điều này cho thấy hiện nay ĐCSVN cô đơn đến thế nào? khi biết rằng con sói đang ở trước mặt nhưng vẫn phải tô vẽ nó thành con nai ???
-- AFP photo
ThượngTướng Nguyễn Chí Vịnh (giữa) thăm một khu vực bị ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng, một cựu căn cứ không quân Mỹ, nơi buổi lễ khởi công dự án tẩy sạch Dioxin được tổ chức hôm 09/8/2012

Giải mã chính sách Biển Đông -2013-01-02
Ngày đầu năm 2013, báo Tuổi Trẻ đăng một bài viết quan trọng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, bày tỏ quan điểm của chính phủ Việt Nam đối với sự tham gia của các bên trong vấn đề Biển Đông.

Nội dung bài viết có thể rút ra ba điều chính, thứ nhất Việt Nam trước sau vẫn xem Trung Quốc là cùng ý thức hệ và hai chữ đồng chí lúc nào cũng quan trọng trong các cuộc đối thoại cấp quốc gia. Thứ hai, Việt Nam xem sự tham gia của Hoa Kỳ vào Biển Đông phát xuất từ lợi ích kinh tế của nước này và cảnh giác rằng không để lịch sử lập lại. Thứ ba, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hoàn toàn không có lợi mà trái lại làm cho Trung Quốc viện cớ để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam, xuyên tạc chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của Việt Nam.

Tương đồng ý thức hệ hay quyền lợi quốc gia?

Khi nói tới Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc Phòng khẳng định tính cách tương đồng của Hà Nội và Bắc Kinh cùng chung một ý thức hệ Cộng sản sẽ giúp cho sự nghiệp xây dựng CNXH dễ dàng hơn.

Thứ trưởng Vịnh công nhận rằng “Nền tảng di sản đó chi phối cách ứng xử của hai nước. Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”

Đào sâu hơn vào sự khẳng định này sẽ nảy sinh hai câu hỏi lớn. Thứ nhất liệu Trung Quốc có còn theo đuổi con đường CNXH mà Việt Nam lúc nào cũng xác định hay không. Trả lời câu hỏi này, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh một nhà ngoại giao lão thành từng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Bắc Kinh cho biết:

Truyền thống ông cha đến giờ thì thời kỳ nào Trung Quốc cũng xâm lược Việt Nam thì làm gì có truyền thống hữu nghị? Chẳng qua là bịa ra thôi. Hai nữa là cái Ý thức hệ tương đồng cũng không đúng bởi vì từ khi ông Đặng Tiểu Bình ông ấy phát biểu câu “mèo trắng mèo đen mèo nào bắt được chuột thì là mèo tốt” thế nghĩa là ông ta đã đi theo con đường tư bản rồi, đã bỏ con đường Xã hội chủ nghĩa mặc dầu ông ấy vẫn nói XHCN mang mầu sắc Trung Quốc.

Trong thực tế ông ta đã đi con đường tư bản chủ nghĩa và hiện giờ xã hội Trung Quốc là một xã hội tư bản, phát triển chưa đầy đủ chứ không phải là xã hội chủ nghĩa, không tìm thấy cái gì gọi là XHCN. Tôi cho ông Nguyễn Chí Vịnh nói thế là không đúng, là cố nói lấy được mà thôi.

Câu hỏi thứ hai, người bạn mà Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho là rất lớn ấy có thật sự ủng hộ và hợp tác với Việt Nam hay không? Câu trả lời sẽ rất nhanh và ngắn gọn là “không” dựa trên những sự thật lịch sử không ai có thể chối cãi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã làm sáng tỏ cho những ai còn tin rằng Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ hoàn toàn phát xuất từ lý tưởng Cộng Sản. Sự thật này nếu không bị Hội Nghị Thành Đô khống chế thì có lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam không đem sự tương đồng ý thức hệ ra để bảo vệ cho những hành vi mà Trung Quốc vẫn thường xuyên áp dụng với Việt Nam.

Có hai nước Trung Quốc hay sao?



Dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc. AFP photo

Hai nữa, nếu nhận diện vấn đề Biển Đông dưới cái nhìn tổng quan sẽ thấy rất rõ sự ham muốn Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhiều đảo lớn nhỏ khác của Trung Quốc là chính sách xuyên suốt kéo dài nhiều chục năm qua mà điển hình nhất là vụ chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.

Người đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ cảm thấy rằng có hai nước Trung Quốc trong toàn văn bản này. Một Trung Quốc mang vẻ hiền lành, thân hữu, chí tình và đáng tin cậy trong các cuộc đàm phán giữa hai Đảng. Một Trung Quốc khác mà ông Vịnh nhắc tới trong cung cách e dè, cẩn trọng, tránh né không nêu bật lên tham vọng của nó trong các hành động xâm lược đối với Việt Nam.

Từ sự thật này, các câu trả lời của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khiến người đọc lạc lối: vậy thì Trung Quốc nào mới là tác nhân gây nên sự tranh chấp hiện nay? Trung Quốc với cùng hệ thống chính trị với Hà Nội hay Trung Quốc đã và đang xâm chiếm đất đai, lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua sức mạnh của quân xâm lược?

Vai trò nước nhỏ luôn chịu thiệt thòi trong các cuộc giàn xếp của nước lớn đó là sự thật. Nước Mỹ từng bỏ rơi Việt Nam trong thập niên 70 cũng là sự thật. Tuy nhiên thiếu tế nhị trong việc đem sự thật ấy ra trong cung cách ngoại giao sẽ khiến đất nước dấn sâu vào vị thế tự cô lập mình là một sự thật khác.

Câu chuyện về nước Mỹ được Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhắc tới như một cảnh báo trong tư thế quay lại Châu Á Thái bình dương của Washington. Ông Vịnh kể lại ông đã từng nói thẳng với một viên chức quốc phòng cao cấp của Mỹ rằng: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”.

Người dân Việt Nam nghe chuyện ước rằng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng dùng khẩu khí này để nói với Bắc Kinh vì Hà Nội hoàn toàn đủ thẩm quyền phát biểu với Trung Quốc những điều tương tự như thế đó là: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói về 16 chữ 4 tốt thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1979 rời khỏi Việt Nam”.

Dưới con mắt của các chính khách thiên tả, nước Mỹ đã và vẫn được nhìn như một sen đầm quốc tế. Cộng sản khai thác triệt để tư tưởng này trong các bài học tuyên truyền chống Mỹ trong thời chiến tranh lạnh và nó vẫn còn tiếp tục kéo dài cho tới ngày nay nhằm bảo vệ hệ thống độc đảng của các nước theo chế độ Cộng sản.
Nước Mỹ và sự thật lịch sử

Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Cung Hòa bình ở Phnom Penh ngày 20 tháng 11 năm 2012. Ảnh minh họa. AFP

Cách nhìn này ảnh hưởng sâu đậm tới từng cái bắt tay ngoại giao với Mỹ và nó tiềm ẩn trong não trạng của lãnh đạo các nước độc tài. Việt Nam theo thể chế một Đảng nên tâm lý sợ Mỹ cũng không thể khác. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: liệu Mỹ có thực sự cần vai trò của Việt nam đến mức phải van nài như ông Vịnh miêu tả trong cái gằn giọng của ông với viên chức quốc phòng của họ hay không?
Nhiều người sẽ tin là không. Và cũng không ít người cho rằng Việt Nam đã tự nhấc mình lên khỏi mặt đất một cách thái quá.

Nếu so với một Trung Quốc đơn độc chỉ có vài đồng minh như Việt Nam hay Bắc Hàn thì nước Mỹ có đồng minh trên khắp thế giới. Không cần phân tích cũng thấy Hoa Kỳ đối xử với đồng minh của họ ra sao để cho tới giờ này sau hơn nửa thế kỷ những nước như Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines…vẫn gắn bó với họ và không nước nào tỏ ra sợ hãi như sợ một nước gian hùng như Trung Quốc.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra sự lo ngại đối với Hoa Kỳ là cần thiết nhưng cách nói của ông sẽ khiến cho cả thế giới nghĩ rằng Hoa kỳ là một nước nhiều tham vọng và đáng bị dè chừng hơn Trung Quốc. Trong khi Hoàng Sa và một phần Trường Sa nằm trong tay họ. Trong khi ngư dân Việt Nam không thể ra khơi và mỗi lần bị bắt thì Quân đội Nhân dân Việt Nam bất lực ngồi nhìn. Thế nhưng Hà Nội vẫn coi trọng mối quan hệ độc Đảng hay sự giống nhau về ý thức hệ giữa hai nước thì khó có thể thuyết phục dư luận ngay cả trong nội bộ đảng viên Đảng Cộng sản.

Một sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam không muốn nêu tên cho biết nhận xét của ông về sức chiến đấu hiện nay trong quân đội:

Tôi nghĩ rằng càng lên cao thì cái động cơ “trung với nứơc hiếu vời dân” càng giảm dần. Còn những người lính trơn thì người ta xuất phát từ con em của nhân dân cho nên tôi nghĩ nếu có chiến tranh thì người ta sẽ quyết tâm chiến đấu vì nhân dân thôi chứ còn ở trên thì càng lên cao càng giảm dần.

Giới nhân sĩ trí thức từng lo ngại rằng một đất nước có bề dày chiến đấu như Việt Nam nhưng ngủ quên trên chiến thắng quá lâu vẫn có thể trở thành yếu đuối và bị động. Một chính thể lấy quyền lợi đảng phái đặt lên trên quyền lợi quốc gia, nhất là đảng phái ấy liên hệ mật thiết với một nước khác thì sẽ không thể tránh họa mất nước vào tay người đồng chí của mình.

-Làm thế nào để thua Trung Quốc thật nhanh?



Tôi mới đọc bài "Làm thế nào để Trung Quốc đánh bại Mỹ?" (How China Can Defeat America) của Diêm Học Thông (Yan Xuetong) trên tờ The New York Times. Một bài viết thật hay. Trong đó, Diêm Học Thông vạch ra kế sách để Trung Quốc có thể thắng Mỹ và trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới.
Diêm Học Thông sinh năm 1952, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Berkeley, California năm 1992 và hiện đang làm giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Hiện đại tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, người được tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 trí thức công chúng có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2008. Ông cũng là người, như lời chính ông tự nhận trong bài viết, bị nhiều học giả Tây phương liệt vào thành phần “diều hâu” ở Trung Quốc.
Trong bài viết nêu trên, Diêm Học Thông cho biết, trong tình hình hiện nay, khi kinh tế của Trung Quốc càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc là Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Nhiều nhà lãnh đạo trấn an dân chúng là cuộc đối đầu sẽ diễn ra trong hòa bình. Nhưng Diêm Học Thông không tin vào điều đó. Theo ông, một siêu cường mới nổi bao giờ cũng muốn khẳng định vị thế của mình, điều mà siêu cường được xem là độc nhất và độc tôn trong hiện tại không bao giờ chấp nhận được. Huống gì giữa Trung Quốc và Mỹ lại có những xung khắc hầu như không thể hóa giải được về ý thức hệ và thể chế chính trị. Không hóa giải được thì sao? Thì có chiến tranh. Chứ còn gì nữa?
Nhưng theo Diêm Học Thông, nếu xung đột diễn ra, trong tình hình hiện nay, Trung Quốc không thể thắng được. Dù Mỹ có suy thoái đến mấy thì Mỹ vẫn mạnh hơn ở hai điểm quan trọng: Thứ nhất, Mỹ có nhiều kinh nghiệm chiến tranh hơn. Gần đây, Mỹ tiến hành cả ba cuộc chiến tranh cùng lúc: ở Iraq, Afghanistan và Libya. Mà vẫn đầy sinh lực. Còn Trung Quốc thì từ sau chiến tranh với Việt Nam vào năm 1979, không hề tham gia vào một trận đánh lớn nào. Hầu hết các tướng lãnh, do đó, đều không có kinh nghiệm trận mạc. Nhưng yếu tố thứ hai này mới thực quan trọng: Mỹ có đồng minh quân sự ở khắp nơi. Với hơn 50 quốc gia. Trong đó không ít đồng minh sẵn sàng sống chết với Mỹ. Còn Trung Quốc thì hoàn toàn không. May lắm thì có Bắc Hàn và Pakistan. Nhưng đó không hẳn là đồng minh. Khi xảy ra chiến tranh với Mỹ, chưa chắc đã có nước nào nhảy vào đứng chung chiến tuyến với Trung Quốc.
Theo Diêm Học Thông, đó chính là điểm yếu nhất của Trung Quốc. Muốn khắc phục được nhược điểm ấy, tức muốn mạnh hơn Mỹ và đánh thắng được Mỹ, Trung Quốc phải chiến thắng, trước tiên, trái tim của mọi người trên thế giới. Nhưng để chiến thắng mặt trận đó, những cuộc viện trợ kinh tế hào phóng mà Trung Quốc đã vung tay thực hiện rõ ràng là không đủ. Diêm Học Thông đề nghị: để chinh phục thiện cảm của thế giới, phải bắt đầu từ ngay trong nhà mình: chính phủ phải chuyển trọng tâm từ việc phát triển kinh tế sang việc xây dựng một xã hội hài hòa, bình đẳng, không có khoảng cách quá xa giữa người giàu và người nghèo; phải từ bỏ tâm lý sùng bái tiền bạc để đề cao các giá trị đạo đức truyền thống; phải chống tham nhũng để xây dựng một quốc gia công chính và bình quyền. Đối với nước ngoài, Trung Quốc phải thể hiện một gương mặt nhân đạo, phải có chính sách ngoại giao có chất lượng cao hơn hẳn Mỹ, đặc biệt về phương diện đạo đức, phải dám nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ các nước nhỏ và yếu. Hơn nữa, Trung Quốc phải cố gắng thu hút thật nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới để nâng cao khả năng quản trị của mình.
Nói cách khác, theo Diêm Học Thông, cuộc chiến tranh thực sự giữa Trung Quốc và Mỹ là cuộc chiến tranh nhằm tranh thủ nhân tâm trên thế giới. Cuối cùng, quốc gia nào chứng minh được rõ thứ quyền lực nhân đạo nhất, quốc gia ấy sẽ chiến thắng.
Kể ra, nếu, trong tương lai, Trung Quốc thực sự là một siêu cường mang bộ mặt nhân đạo như thế thì việc nước nào thắng trong trận chiến Trung-Mỹ cũng chẳng phải là một vấn đề gì quan trọng khiến chúng ta phải quan tâm.
Tôi nhắc đến bài báo của Diêm Học Thông vì một lý do khác. Đọc xong, trong óc lóe lên ý nghĩ: sẽ viết một bài, đại khái, làm thế nào để Việt Nam thắng Trung Quốc? Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, thấy không ổn. Thứ nhất, mình chỉ là một blogger chứ chả phải chính khách chính khiếc gì cả; bàn những vấn đề như vậy, nghe "nổ" quá. Thứ hai, chuyện Việt Nam thắng Trung Quốc giống như một thứ khoa học viễn tưởng. Cả hai đều không nên chút nào.Thôi thì bàn chuyện làm thế nào để thua Trung Quốc một cách nhanh chóng vậy.
Một đề tài như thế đã bao hàm cái ý là Việt Nam nhất định thua Trung Quốc. Không cần bàn cãi nữa. Chỉ phân tích vấn đề là: làm thế nào để thua cho nhanh thôi.
Nói thế, tôi biết, nhiều người sẽ cho là nhảm. Muốn thua nhanh ư? - Dễ quá! Cứ ký một hiệp ước trao nhượng chủ quyền cho Trung Quốc là xong ngay thôi. Hay cứ để Trung Quốc tràn qua biên giới tiếp quản Bộ chính trị, Trung ương Đảng và guồng máy chính phủ. Là xong. Chỉ mất vài tuần, hay nhiều lắm, vài tháng.
Nhưng một "kế hoạch" như thế chắc chắn là bất khả thi. Lý do thứ nhất là dân chúng sẽ bất mãn và sẽ quyết liệt tranh đấu, thứ nhất, với những kẻ bán nước, và thứ hai, với những kẻ cướp nước. Lý do thứ hai là các nước Đông Nam Á sẽ hoảng lên: Trung Quốc chiếm Việt Nam, thế nào cũng tràn qua Lào và Miên, sau đó, Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Mã Lai Á và Indonesia. Thuyết domino một thời nổi tiếng lừng lẫy lại tái hiện. Úc, xa xôi đến vậy, cũng sẽ run bắn lên. Dĩ nhiên, họ sẽ không khoanh tay chờ Trung Quốc xông vào nhà. Nhưng có lẽ sẽ không có nước nào đủ can đảm trực diện khai chiến với Trung Quốc. Cách thức quen thuộc, ít tốn kém và không chừng hiệu quả nhất là đổ viện trợ, kể cả vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ đánh nhau với Trung Quốc.
Như vậy, chiến tranh sẽ dằng dai. Và cuối cùng, như ngày xưa, Việt Nam sẽ đánh bật Trung Quốc và giành lại độc lập.
Bởi vậy, có thể nói "Kế hoạch" trao nhượng chủ quyền nghe tưởng dễ, nhưng thực tế, lại không thể thực hiện được. Đó là chưa kể, nó khá nguy hiểm. Lỡ lúc quân Trung Quốc chưa sang "tiếp quản", dân chúng nổi giận đứng lên tiêu diệt giới cầm quyền thì không biết họ sẽ chui vào đâu để trốn? Số lượng ống cống ở Việt Nam chắc không bằng Libya. Lại dơ bẩn nữa.
Tôi xin đề nghị một cách khác:
Hiểm họa lớn nhất đối với "kế hoạch thua nhanh" chính là ở dân chúng. Trọng tâm chiến lược, do đó, phải là dân chúng. Nhưng không thể giết hết dân chúng. Mà cũng không cần giết hết. Chỉ cần làm sao cho họ không thấy chuyện Trung Quốc đe dọa Việt Nam, đừng bất mãn vì chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, đừng nổi giận nếu một ngày nào đó lính Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Làm được những điều đó là bảo đảm an toàn. Sẽ không có ai, trong dân chúng, nổi giận chính quyền nếu chính quyền ký hiệp ước trao nhượng chủ quyền. Sẽ không có ai, trong dân chúng, căm thù Trung Quốc khi Trung Quốc kiểm soát hết đất đai, rừng núi, hải đảo và cả vùng biển mênh mông của Việt Nam. Mọi người sẽ coi đó là những chuyện bình thường.
Dĩ nhiên, những việc như vậy cần phải có thời gian. Không nên sốt ruột. Cần có thời gian để dân chúng tập thói quen không quan tâm đến việc nước. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xài hàng giả của Trung Quốc và xem phim lịch sử Việt Nam đóng theo khuôn mẫu của Trung Quốc để dần dần nhận ra Việt Nam, thật ra, chỉ là một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen nhịn nhục trước Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xem bất cứ chuyện gì xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều không phải chuyện của mình.
Sau khi những việc như vậy đã hoàn tất thì việc Việt Nam được sát nhập vào Trung Quốc sẽ vô cùng an toàn và dễ dàng. Sẽ chẳng có ai bất mãn hay phản kháng cả. Lúc ấy, ngay cả khi Mỹ hay bất cứ nước nào "quỳ lạy" xin dâng vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ chống lại Trung Quốc thì cũng chẳng ai thèm nhận.
Lúc ấy, sứ mệnh coi như hoàn thành mỹ mãn.
À, mà này, đến đây, tôi mới nhận ra "kế hoạch" tôi vừa viết ở trên hình như cũng chẳng mới mẻ gì lắm, phải không?
Không chừng đã có kẻ áp dụng rồi.



- Phan Nguyễn Việt Đăng: Đầu năm, các nhà lãnh đạo lại khai mồm với dối trá (DLB). – Phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Giang: ‘Đảng càng lý luận càng tối’ (BBC).- Chuyện ông tướng con nhà nòi - (DLB). –Đảng “hóa” Quân Đội của Tướng Cướp (DLB).

‘Mỹ lập vành đai phong tỏa TQ trên biển’
Hoàn cầu thời báo dẫn lời các học giả nhận định Mỹ lôi kéo các nước để kiềm chế Trung Quốc trên biển.
- Triển lãm ảnh “Báo Thanh Niên với Trường Sa”: Đất thiêng trên biển Đông – Sức sống mãnh liệt ở Trường Sa (TN). –Chuyện ở giữa trùng khơi (LĐ). – Lý Sơn – 20 năm đảo lại trẻ ra (TP).
- Phản ứng của Trung Quốc trước việc Việt Nam áp dụng Luật Biển (VnMedia/Petrotimes).
- Năm 2012, châu Á “dậy sóng” vì tranh chấp chủ quyền (Infonet). – Biển Đông – Vấn đề nóng trong năm 2013(PLXH).
- Hành động của Trung Quốc khiến biển Đông dậy sóng (ANTĐ). – Nhận diện 2 tàu chiến gia nhập Hải giám Trung Quốc (Kiến thức). - Nhật công bố hoạt động của máy bay Trung Quốc ở Senkaku (Infonet).- Philippines: “Trung Quốc đã có tàu chiến ở Biển Đông từ lâu” (Infonet).
- Ấn Độ sẽ “sát sao” dự luật biển mới của Trung Quốc (Petrotimes).
- “Mỹ chuyển hướng châu Á vừa tăng ảnh hưởng vừa kiếm được bộn tiền” (GDVN).


Asean họp Diễn đàn về Biển Đông
Cựu chủ tịch kêu gọi TQ vươn ra biển

Tổng số lượt xem trang