Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Adieu et merci

Adieu et merci -Sống ở nước ngoài tuy đã lâu năm, từ thập niên 80, nhưng tôi luôn chuộng những gì đến từ Việt Nam, của Việt Nam.
Trong các bữa ăn, từ hạt gạo cho đến chén nước mắm, tôi và nhà tôi luôn cố gắng tìm mua từ các khu chợ Việt, các hàng hóa made in Vietnam. Rau cải, tôm cá đông lạnh… nhiều phần là không tươi và không ngon so với hàng Thái Lan hay của các nước khác, nhưng tôi vẫn dành một ưu tiên cho hàng hóa của VN.
Trong những ngày cuối năm, thằng con trai của chúng tôi, đang học những tháng cuối của chương trình kỹ sư tại một « Trường lớn » của nước Pháp, có nhu cầu đi thực tập ở một xí nghiệp, nếu là xí nghiệp của nước ngoài thì tốt. Tôi khuyên nó nên tìm một xí nghiệp ở VN để thực tập. Tôi muốn tạo cho con mình một cơ hội để « tìm về nguồn », tự nó tìm hiểu để biết nó xuất thân từ đâu. Tôi nghĩ rằng, chỉ khi làm vậy mình mới có thể đặt một kỳ vọng về sự « gắn bó » với VN ở các quyết định tương lai sau này của nó.
Nhưng thực tế đã làm tôi đắn đo. Đối với VN, không có một cái gì là bền vững, là chắc chắn, lâu dài.
Hình như nhà tôi chưa bao giờ, hoặc là rất hiếm hoi, ăn được hạt gạo có cùng một phẩm chất từ các bao gạo đến từ VN. Có đợt thì hạt gạo cứng, lúc thì gạo nát, lúc thì có trấu… Trên nhãn hiệu là « gạo thơm thuợng hạn », giá luôn đắt hơn các loại gạo khác, nhưng năm khi mười họa mới ăn được chén cơm « thơm » đúng nghĩa « thuợng hạn ».
Nước mắm cũng vậy. Nhãn hiệu « Phú Quốc », « Phan Thiết »… nhưng tôi chưa bao giờ được nếm lại mùi nước mắm mà tôi đã từng chan vào tô cháo cá ở chợ Rạch Giá năm xưa. Nhà tôi là dân Nha Trang, dân biển rành nghề mắm, luôn nói rằng mấy chai nước mắm đó là « đồ giả ».
Tôi cũng tin là « đồ giả ». Nhưng kệ, cũng mua, vì nó « made in Vietnam ». Con buôn mà, lợi nhuận là trên hết.
Nhưng thái độ nhà nước CSVN làm tôi từ thất vọng sang tuyệt vọng.
Về chính trị, bỏ qua, không nói.
Tôi đã “chơi” blog khá lâu. Blog đầu tiên của tôi là blog Yahoo Việt Nam. Không hiểu
lý do gì (chắc là chính trị) blog Yahoo này bị dẹp bỏ. Tôi mất biết bao nhiêu bài vở trên đó không lấy lại được. Tôi có ý định chơi qua blog khác, như Google, ổn định hơn và không bị “ngăn chặn” thường xuyên (bài này đăng trước Noel . Nhưng sau đó, Yahoo Việt Nam chuyển sang dạng khác, tức dạng hiện nay, tôi cũng đi theo cho đến hôm nay. Hiện nay trên blog này tôi viết trên 200 bài dài ngắn khác nhau, tương đương một cuốn sách 500 trang A4.
Bây giờ thấy có thông báo: blog yahoo Vietnam sẽ đóng của vào này 17-1-2013.
Thì cũng không nhằm nhò gì. Tôi đã chuyển sang blog khác từ lâu (facebook), có gì mà luyến tiếc. Mặt khác, blog yahoo Vietnam không có bao nhiêu người chơi. Điều quan trọng mà tôi đã nhận định là: Đối với VN, không có một cái gì là bền vững, là chắc chắn, lâu dài.
Ở VN, tất cả chỉ là tạm bợ. Tất cả chỉ “ăn sổi ở thì”. Phẩm chất ở thực phẩm của VN đã phản ảnh trung thực tâm lý này. Nhưng điều lo ngại là tâm trạng này hiển hiện ở các chính sách ở tầm mức quốc gia. Các trụ cột chính của kinh tế VN hiện nay, như từ hơn 3 thập niên trước, vẫn là: khai thác khoáng sản, “quĩ đất”, “quĩ nhân lực” và nguồn “kiều hối”.
Khoáng sản khai thác đã cạn kiệt. “Quĩ đất” lần hồi cũng cạn vì không thể tiếp tục mãi chính sách truất hữu đất của dân trong khi thị trường nhà đất đang bị khủng hoảng nặng mà sự bất mãn của người dân ngày càng tăng cao. Quĩ « nhân lực », tức ngân sách lấy từ « xuất khẩu lao động », do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, con số người lao động VN ở các nước bị mất việc làm, phải trở về nước, tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Chỉ còn trông chờ vào nguồn “kiều hối”, tức nguồn tiền từ những người bỏ nước ra đi sau 1975. Nhưng nguồn kiều hối không phải là một nguồn suối bất tận. Những người ra đi năm 1975, một số đã lớn tuổi và đã chết, phần còn lại, là lứa tuổi thanh niên của ngày xưa, cũng sắp bước vào tuổi hưu trí.
Đến nay VN vẫn chưa xây dựng được một khung sườn và mô hình xã hội, chính trị, kinh tế… để phục vụ cho một chính sách phát triển lâu dài và bền vững. Tập thể lãnh đạo VN đang mất thì giờ để tạo lại vầng hào quang trên đống tro tàn chính trị ý thức hệ cũ và loay hoay bên các đống gạch vụn của những thất bại kinh tế. Nhưng các cá nhân lãnh đạo thì hầu như ai cũng ý thức viễn ảnh sụp đổ của chế độ cận kề.
Điều này lại càng làm cho tâm lý “ăn sổi ở thì” ăn sâu trong nếp suy nghĩ của những cá nhân người lãnh đạo. Ai lên thì cũng cố trụ, được bao lâu thì hay bấy lâu. Tham nhũng, vơ vét là công việc thường ngày của mọi tầng lớp lãnh đạo.
Nhưng nó sẽ để lại hệ quả lâu dài cho đất nước VN. Trước hết là một đất nước tan hoang vì tài nguyên cạn kiệt và môi trường tàn phá. Nếu tâm lý này (ăn sổi ở thì) trở thành tâm lý chung của xã hội, ai cũng muốn vơ vét, đập phá, không ai bồi đắp xây dựng, không ai có tinh thần trách nhiệm, thì đó là thách thức lớn của những người còn quan tâm đến đất nước sau này.
Vì vậy, tôi vẫn tiếp tục khuyến khích cho con tôi đi tìm một xí nghiệp ở VN để thực tập. Tôi hy vọng nó sẽ được sự giúp đỡ của những người trách nhiệm, hay các viên chức nhà nước hữu quan. Phải tạo cho những đứa trẻ này một tự do tối thiểu, một môi trường học tập dễ dàng, để nó tìm tòi và học hỏi, vì đó là cách đơn giản và ít tốn kém nhứt để tạo sự gắn bó các thế hệ thứ hai, thứ ba… với đất nước của nó.
Đừng đốt cháy niềm tin và lòng yêu thuơng của con người Việt Nam về đất nước Việt Nam. Tôi tin vào tình người. 
Blog mới của tôi là: http://nhantuantruong.blogspot.fr/
Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn. Thân mến chúc mọi người một mùa Giáng sinh an lành, chan hòa hạnh phúc.


- Adieu et merci (Trương Nhân Tuấn). Tác giả nêu ra vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách VN cần nghĩ tới, đó là, có hơn 10% GDP VN phụ thuộc vào nguồn kiều hối. Sắp tới, người Việt hải ngoại sẽ bước sang thế hệ thứ 3, thứ 4…, những người này thành dân Mỹ, dân Pháp… Họ xem mình như những người dân bản xứ, không có mối liên hệ với quê hương của cha mẹ họ, sẽ không còn chuyện gửi tiền về VN nữa, VN sẽ mất nguồn kiều hối này.


Xã Hội Bạo Lực & Sex? (01/04/2013) -Đất nước ngày càng kinh dị. Không có vẻ gì như đời thường. Y hệt như trong phim ảnh căng thẳng, nơi xã hội đen khống chế cả quan quyền và trong đời dân thường.

-- Nỗi buồn đình cổ xứ Đoài (ĐĐK).- Con trai chú Sáu Dân (NLĐ).- THƠ XUÂN THỜI THỔ TẢ (Nguyễn Văn Thiện).- Hà Nội: Cô giáo đâm bút chảy máu đầu HS bị xử lý nặng (VTC).- Phê phán – biểu dương: Đâu là ranh giới? (TVN). - Không thể xin lỗi là xong! (Kiến thức).
- Choáng váng vì bệnh nhân ung thư tăng nhanh (VNN/DT).- Cận cảnh “công nghệ” chế biến tôm khô (NNVN). – Thanh Hóa: Phát hiện lưu huỳnh, chất diệt ruồi, muỗi trong thủy sản khô (NNVN).- Nạn bơm tạp chất tôm: Thanh tra cũng bị khống chế! (NNVN).- “Săn” đặc sản ở Tràm Chim (NNVN).- Lại đào bới tìm cây xáo tam phân ở Phú Yên (PLTP).- Lấy gì chế ngự lòng tham? (SGTT).- Tội ác bắt nguồn từ môi trường sống (TT). – Mối lo tội phạm đồng tính (VNE).
- CÔNG DÂN NGUYỄN HOÀNG VI GỞI ĐƠN TỐ CÁO (Huỳnh Ngọc Chênh). 
- Tin khẩn cấp: Ls Lê Quốc Quân tuyệt thực trong nhà tù Hà Nội sang ngày thứ 6 (NVCL). – Video: Lê Quốc Quân hát “Dậy mà đi” tối 16/12/2012 (blog Thành). – Vở kịch tồi nhân danh công lý (Nhã Nam) (Thông Luận). - Video: Blogger Hoàng Vi: Trấn áp sẽ không dập tắt được các tiếng nói tranh đấu (RFA).
- NỘP ĐƠN TỐ CÁO VÀ KHIẾU NẠI TẠI THANH TRA BỘ CÔNG AN (Bùi Hằng).
- Mỹ cam kết thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam (RFA). – TNS Ngô Thanh Hải tại Paris: Tuổi trẻ phải tiếp nối(RFA).
- MỘT CHẾ ĐỘ NGÀY CÀNG LĂNG NHỤC CON NGƯỜI (BNS TDNL/ Trí Nhân Media). – Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ nói về vấn đề nhân quyền Việt Nam (VOA). - Nghị định mới về tôn giáo của Việt Nam gây quan ngại (VOA). . – Việt Nam : Tổ chức Đoàn kết Kitô Giáo lo ngại tự do tôn giáo bị xâm phạm (RFI). – Bài viết trên tờ www.assistnews.net và của Tổ chức Đoàn kết Kitô Giáo thế giới (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- 2013: Một năm đàn áp và càn quét đối lập dân chủ Việt Nam (DLB).
- Gỡ bài ‘Mùa xuân Ả rập và Myanmar’ (BBC). – An Thanh Lương – Thư ngỏ gửi Daw Aung San Suu Kyi (Dân Luận).

Việt Nam : Tổ chức Đoàn kết Kitô Giáo lo ngại tự do tôn giáo bị xâm phạm

- Tam Thanh…đoạn luận (Hiệu Minh).


Doạ bạn học của người yêu, bị đánh chết(NLĐO)- Chở bạn gái đi chơi, thấy bạn học của người yêu gọi, anh Nguyễn Đình Sỹ (ở Hà Nội) quay xe máy lại hỏi: "Xe ôm à, mày thích gọi xe ôm thì tao gọi cho mấy thằng xe ôm?". Anh Sỹ sau đó bị bạn học của người yêu cầm gạch ném và đánh chết.


Nạn 'đầu gấu' khu công nghiệpĐã chật vật vì đồng lương ít ỏi, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn khốn khổ khi phải đối mặt với nạn trấn lột, bảo kê ở nơi làm việc, ở trọ…



Tổng số lượt xem trang