Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang

---DT, VNN, ĐĐK nịnh TT-

-Tản mạn đầu năm mới về chuyện nhà thờ họ Thủ tướng
Tư Miệt Vườn (Danlambao) - Gần cuối năm Thìn, Tư tui bận lo trồng mấy cây hoa để bán trong dịp Tết âm lịch Quý Tỵ. Là nông dân cái miệt mà ruộng "cò bay thẳng cánh", Tư tui một năm chỉ làm hai mùa lúa, còn cho đất nghỉ ngơi, không thì xen trồng màu, vừa kiếm cái cuối năm có cớ chở đi Sài Gòn bán, vừa cải tạo đất đai. Vụ lúa Đông Xuân, Tư tui không làm vì làm mùa này thường là từ huề cho đến lỗ mà thành tích thì ai hưởng chứ nông dân thì vẫn nghèo. Năm qua, nghe nói Việt Nam xuất khẩu đứng đầu thế giới về gạo, tầm 7-8 triệu tấn, nhưng trị giá thì nghe nói giảm so với năm rồi, tầm 6 triệu tấn. Thật tình mà nói, mình trồng lúa mà không ăn hạt gạo của mình, Tư tui bán lúa mua gạo Sóc Miên của đồng bào Khơ-mer, ăn ngon lắm. Gạo của Việt Nam chỉ bán cho các thị trường thứ cấp và hàng viện trợ, còn tranh với gạo Thái Lan thì không đủ sức, chất lượng ngon và giá cao.

Dông dài mà chưa vào ý chính. Hôm nay Tư tui có đôi điều đến ông nhà báo Ngọc Niên, tổng biên tâp báo Nhà báo và Công luận. Ông Ngọc Niên có lẽ là dân miền ngoài, lâu lâu có dịp vào Nam để viết bài biện minh cho ông Nguyễn Tấn Dũng, người vừa chết hụt. Chứ như Tư tui là dân cố cựu, từ khi biết ăn đã ăn hạt gạo, con cá của dòng sông Cửu Long. Nhìn thấy trăng treo mà Tư tui có thể đoán mất mùa được mùa thì việc biết về ông Nguyễn Tấn Dũng chắc nhiều hơn ông Niên. Từ thời bí thư Hà Tiên, rồi leo dần lên tới bí thư tỉnh Kiên Giang thì tội ác của ông Trời không dung Đất không tha ở cái xứ này. 

Chuyện ông Dũng bày mưu để bắt và sau đó giết kháng chiến quân Trần Văn Bá, Tư tui cho là chuyện ân oán, giữa hai chiến tuyến, kẻ thù hai bên gặp nhau là một mất một còn. Ông Trần Văn Bá dù có chết nhưng chắc cũng an lòng vì ông đã chết cho lý tưởng mà ông đã chọn. Nhưng chuyện tày đình mà ông Dũng phải nhớ đó là chuyện công an, biên phòng Kiên Giang bán bãi cho những người tổ chức vượt biên, lấy vàng xong, ghe vượt biên vượt qua hải phận Việt Nam là tàu của biên phòng bắn chìm để bịt đầu mối, tuy nhiên vẫn có ghe đi được đến nơi là nhằm giữ mối để mà còn câu móc cho những chuyến tới. Chuyện này có liên quan đến thằng em vợ của ông Dũng, khi còn làm công an biên phòng. Nghe nói bây giờ hắn ta đã lên tướng.

Nhà thờ họ 'bình dị, đơn sơ' của gia đình Thủ tướng theo lời Ngọc Niên,  Báo Nhà báo & Công luận 

Ông Niên cho rằng sự thật một nửa không là sự thật, tuy nhiên một nửa sự thật dưới cái trào độc tài đảng trị cộng sản thì đã là sự thật, cho đến một ngày một nửa kia bị dân tình phát hiện hay các đồng chí tự tố cáo lẫn nhau thì câu chuyện được tròn trịa hơn. Nửa sự thật ban đầu vẫn là sự thật còn nửa sau chỉ là bổ sung. Nhà thờ họ của ông Dũng được dân xứ này loan truyền từ năm 2007 khi mà một trong những người thợ xây dựng bị tai nạn lao động phải đưa vào nhà thương điều trị, trong lúc trà dư tửu hậu, người thợ đã tiết lộ những thớt gỗ, cột gỗ xây dựng nhà thờ được chuyển từ miền Bắc vào, loại gỗ này cũng quý như căn nhà sàn gỗ khiêm tốn của ông Hồ trong khuôn viên Ba Đình. 

Còn mấy vụ buôn lậu làm kinh tài cho đảng, cho phe nhóm ông Dũng chỉ là mấy cái lẻ tẻ. Rác điện tử từ Singapore, Nhật Bản, tàu nước ngoài chuyển hàng ngoài khơi hải phận Việt Nam, thuốc lá từ Thái Lan thì cho tàu qua đảo Cô-Công, Cô-Tang lấy về... tàu buôn lậu vào hải phận Việt Nam là có tàu của tỉnh đội, biên phòng kè về tới kho. Chuyện này có liên quan đến thằng em ruột của ông Dũng. Nghe nói hắn giàu lắm, đất đai nhà cửa nhiều như nấm sau mưa.

Tuy rất 'bình dị', tiền xây cất sơ sơ cũng hết 40 tỷ đồng vào thời điểm 2007

Tư tui nghĩ rằng, lương của một ông phó thủ tướng, thủ tướng của chế độ cộng sản Việt Nam thì cũng không quá hai mươi ngàn Mỹ kim năm, thêm ba cái phụ cấp kiêm nhiệm, trách nhiệm... khoảng mười ngàn, tổng cộng cũng ba mươi ngàn năm. Cho là tiền này không mẻ một xu vì tối ngày ăn uống, chơi bời đã có tay em lo, còn gia đình thì ăn mắm hút giòi. Nhưng không biết tiền đâu mà ông Dũng cho hai người con (cô ba Phượng, cậu tư Triết) đi du học tận trời Âu? Ông Niên biện minh cho rằng mẹ ông Dũng mua đất giá rẻ để ở và cất nhà thờ họ, nên có thể con ông Dũng cũng đi du học với giá khuyến mãi? 

Ông Niên có tìm hiều các sự thật này chưa? Tư tui đề nghị, lỡ vào đến miền Nam này rồi, thôi thì ông ráng cắm dùi ở đây, tìm hiểu luôn nửa sự thật của mấy chuyện bán bãi vượt biên, buôn lậu, tiền đâu mà cho con du học... để viết thêm vài bài biện minh luôn cho ông Dũng và cũng là để Tư tui sáng mắt mà phòng ngừa "thế lực thù địch". Mà nghĩ cũng lạ, đất nước sau mấy mươi năm về tay cộng sản thì người dân nay đã trở thành các thế lực thù địch. Nước người ta thì phe đối lập cũng mệt rồi, đằng này đảng cộng sản Việt Nam còn cả "thế lực thù địch" thì sống làm sao nổi. Mấy hôm rài từ loa xã đến đài truyền hình VTV điều rang rảng kêu gọi đảng viên và quần chúng phòng ngừa âm mưu các "thế lực thù địch". Địch đâu không thấy, chỉ thấy mỗi năm cuộc sống càng khó khăn, hạt lúa làm ra không bán thì tiền đâu mà nuôi gia đình, còn bán thì tiếc quá, rẻ mạt.

Chuyện đến đây cũng đã dài dòng xin được dừng, hy vọng Tết năm nay sau khi đã xong trách nhiệm đồng áng, Tư tui sẽ có thêm vài bài kể chuyện miền Tây cho bà con nghe. Kính chúc Quý báo và độc giả một năm mới nhiều thành công trong công cuộc vận động dân chủ - nhân quyền cho quê hương mình.






- Khi thị phi lộng hành (ĐĐK). – BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT BỨC XÚC HỘ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ NGÔI NHÀ THỜ CỦA ÔNG BỊ MIÊNG LƯỠI THỊ PHI ĐỒN THỔI… (Phạm Viết Đào). –  Nhà thờ TỔ CHA DÒNG HỌ NGUYỄN TẤN DŨNG (VNSG75).







Nhà thờ  TỔ CHA DÒNG HỌ NGUYỄN TẤN DŨNG .


-Một nửa sự thật đã là sự giả dối!Mấy ngày nay cộng đồng mạng lao xao về phóng sự “đi tìm sự thật về ngôi nhà thờ của gia đình Thủ tướng” trên tờ Nhà báo và Công luận và được nhiều trang báo khác đăng lại.

Câu chuyện về “ngôi nhà thờ họ xa hoa” này đã lan truyền trong cộng đồng mạng từ khá lâu nhưng mãi đến giờ mới thấy có một tờ báo chính thống (của Hội Nhà báo hẳn hoi) làm rõ trắng đen, nói đúng sự thật.
Nhớ lại, có một hồi mấy trang mạng còn gán hình ảnh của một tòa dinh thự phong cách Ảrập – hình như của một chính khách nổi tiếng ở Pakistan - là “tư dinh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” ở tỉnh lẻ cuối mảnh đất hình chữ S này.
Khi một nhà báo cất công thực hiện một phóng sự chi tiết và nhất là khi nhiều báo gần như đồng loạt đăng lại, thì câu chuyện không mới đó lại được hâm lại trong những cuộc trà dư, tửu hậu. Mà đã trà dư tửu hậu thì theo thói thường không ít khen, chê. Nhưng dù gì thì trước cái hiện thực “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” mà nhà báo nọ đã phản ánh, cũng phải giật mình đặt câu hỏi về những thông tin nhan nhản mà lâu nay ta cứ nghe mãi thành quen, ngỡ là sự thật. -Đi tìm sự thật về nhà thờ của gia đình Thủ tướng

Cách đây chừng một tháng, cũng trong một cuộc “trà dư tửu hậu” tôi được nghe - và thú thực, nổi máu nghề nghiệp cũng… tham gia “bình” thêm - về thông tin kể rằng tại một hội nghị của các cán bộ nghỉ hưu tại TP Hồ Chí Minh một vị lão thành cũng có cỡ bày tỏ bức xúc về việc hãng hàng không VietJet là của con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang bán vé rất rẻ, phá giá nhằm đánh sập Vietnam Airlines - tập đoàn kinh tế của Nhà nước. Nghe thế chẳng ai không chia xẻ nỗi bức xúc của vị lão thành nọ.
Mấy hôm sau, nghe ông Thăng (Đinh La Thăng) kể hết tên tuổi những người chủ sở hữu thật sự của hãng VietJet với báo chí khi dự khánh thành sân bay Phú Quốc, tôi mới giật mình “nghe zậy mà không phải zậy”. Nhưng để chắc chắn hơn tôi tìm gặp bà Nguyễn Thị Hà - Chủ tịch và ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, những chủ sở hữu của hãng hàng không Vietjet. Cả hai khẳng định chắc chắn với tôi là con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thân nhân gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ai có cổ phần trong hãng hàng không Vietjet. Thật hết chỗ nói!
Nhớ lại thời chiến tranh, hệ thống tuyên truyền của chính quyền Sài Gòn đã rêu rao cho không ít người dân miền Nam tưởng tượng về bộ đội Việt Cộng ốm nhom, 7 anh đu tàu đu đủ không gãy. Giải phóng về mới thấy nhiều anh bộ đội làm… không ít em gái Sài Gòn mê mệt! Những thông tin kiểu “tâm lý chiến” tưởng chừng chỉ có ở thời chiến tranh nay lại đang có đất sống nhờ vào sự bùng nổ công nghệ Internet.
Trong phóng sự trên tờ báo của Hội nhà báo, tác giả có nhắc đến một câu ngạn ngữ thật chí lý của người Nga: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối”. Thiết nghĩ, trong xã hội thông tin bùng nổ như hiện nay, các cơ quan công quyền cần chủ động cung cấp thông tin chính thống một cách kịp thời, rõ ràng để người dân không bị “đói” thông tin, không bị những thông tin “nửa sự thật” len lỏi rồi tích tụ thành “như là thật” làm thiên hạ tốn thêm nhiều giấy, nhiều mực, nhiều trà, nhiều rượu để luận bàn và quan trọng nhất là để như vậy thì sự giả rối thành … thật mất rồi!
Quốc Đạt

- Nghĩ từ chuyện nhà thờ họ của Thủ tướng (DT).
- MỘT SỐ PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ TRÊN TRANHUNG09 VỀ BÀI VIẾT CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN NGỌC NIÊN (Phạm Viết Đào). – “Cốt” – “Cách” nhà thờ họ (KTVN).



- Thợ cạo theo chân ‘Sứ mệnh cao cả của nhà báo đi tìm sự thật’ về nhà thờ của gia đình Thủ tướng (Trần Hùng). Hình ảnh bài gốc:
Nói nào ngay (theo kiểu Miền Tây) là Nhà thờ họ chả có gì đáng phải làm to chuyện, bài mà tác giả Ngọc Niên dẫn là luận điệu bịa đăt xuất hiện từ đầu năm 2009, thiên hạ xầm xì bàn tán rồi cũng êm... Ba năm sau, giờ khui lại thành vấn đề nóng, đồ cho nó đậm thêm, rất tiếc màu mè lại trớt quớt, hóa ra xoi thêm uy tín rớt dần của đương kiêm Thủ tướng. Tác giả còn lôi ông Phiêu vào "Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!” - như vậy nhà của ông cũng là thêu dệt tuốt ư? BBC đã đăng thì có mà chạy đằng trời!
Nhà báo Ngọc Niên Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang với lời dẫn bài rất ư là cao đạo: Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
1 giờ sau, báo Vietnamnet đăng lại hình như ngượng thay đồng nghiệp to búa quá nên đã lượt bỏ câu trên và bỏ ảnh bàn thờ này là hợp lý.

Sống cùng màu áo chết khác nhau, có hay ho gì mà đưa lên báo? 
4
Báo Công lý & sự thật đưa bài lên lúc 5:00 thì thợ cạo thấy 7:45 PM đã bốc hơi, nên đã la làng: Vì sao báo Công luận & sự thật rút bài lẹ thế? - Không, nó chạy ngoằn ngoèo từ Đây sang mới Đây. lòng không ngay nên tâm bất ổn chăng? Mời bạn xem thợ tui cạo lớp da "sự thật".
"Thần khẩu hại xác phàm" - "Một nửa sự thật đã là sự giả dối!” có khi nó vận vào chính người viết! 
- Mục đích bài là "Đi tìm sự thật nhà cửa" thì cứ sự thật mắt thấy, tay sờ mà nói, sao đi thanh minh thanh nga vòng vo, rồi tình nghĩa, bàn thơ, bia, mộ Tổ quốc ghi công... chi vậy? đến cái kết bài quá lộ liễu ý đồ người viết: "Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà – tức chế độ này!" - làm cho người xem có ấn tượng là bồi bút viết bài lấy điểm.
- Nếu tác gỉa muốn chứng minh sự thật, bác lại luận điệu bịa đặt thì chỉ cần trưng ra dăm tấm ảnh, vài chú thích cụ thể là đủ thuyết phục người xem. Đã là ngiệp vụ điều tra "mắt thấy, tay sờ” của một nhà báo không thể nói là "áng chừng theo bước chân" và đưa tấm ảnh mờ đui từ năm Thìn lũ lụt làm chứng cho hiện tại, aitin?  Tôi ( lời NN) bỗng thấy sửng sốt… cái cổng quá đơn sơ
 Cái này mới "sửng sốt" hơn - ảnh từ Hantimes 
Có một cổng khác bên trong:
 
... Đoạn đã tự kiểm duyệt (Hantimes)
Giống hình Th09 đã đăng:
 
Ảnh Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá bởi Che Trung Hieu: Panoramio.com/photo
So với ảnh dưới có giống như tác giả "mắt thấy" không?
Nhà Thờ họ Nguyễn Tấn, ở Rạch Giá 
Đính chính: 
Thợ tui tới đây là lạc lối, hình như chấm tọa độ bị sai, cắt đoạn này (đã cóp pết) để kiểm tra lại.Tạm gọi là quy mô X có giá trị Y
_________
Tham khảo thêm - tại địa chỉ số 1108 đường Nguyễn Trung Trực, Phường An Hòa,Thành phố Rạch Giá,Tỉnh Kiên Giang, trên Google search:
Công ty TNHH Châu Phụng Khang Ngày thành lập: 21/09/2000. Người đại diện: Quan Khiết Dinh. Kinh doanh đa ngành trong đó có xăng dầu.
Công ty TNHH Hoàng Mỹ Ngày thành lập: 17/06/2002 Người đại diện: Trần Thị Mỹ. Kinh doanh đa ngành chủ yếu là Xăng dầu và vận tải. 
Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh Ngày thành lập: 6/04/2003 Người đại diện: Trần Thị Mỹ.
Bà Mỹ liên quan vụ này: 
Kiên Giang: một giám đốc công ty TNHH bị tố cáo chiếm đoạt trên 8,6 tỉ đồng
Trích: Chiều qua 26-7- 2005, nguồn tin của TS cho biết ít nhất khoảng 40 người thường trú tại các huyện, thị xã trong tỉnh Kiên Giang đã có đơn tố cáo bà Trần Thị Mỹ - chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh (trụ sở số 1108 Nguyễn Trung Trực, phường An Hòa, thị xã Rạch Giá) - chiếm đoạt trên 8,6 tỉ đồng của các cổ đông góp vốn mua tàu cao tốc. 
Kiên Giang: đề nghị thanh tra Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh
TT (Kiên Giang) - Bà Bùi Hồng Ảnh - phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang - vừa ký văn bản đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành thanh tra hoạt động của Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh do bà Trần Thị Mỹ làm giám đốc (trụ sở tại số 1108 Nguyễn Trung Trực, An Hòa, TP Rạch Giá). 
Theo văn bản này, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh nhận định một số điểm không bình thường của Công ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanh như sau: 
Nội bộ cổ đông của công ty mất đoàn kết; quá trình quản lý, điều hành giám đốc công ty đã không chấp hành nghiêm các qui định về tài chính, kế toán, không lập đầy đủ các chứng từ sổ sách kế toán để quản lý việc thu, chi; cá nhân bà Trần Thị Mỹ không thực hiện việc góp vốn vào công ty như cam kết ban đầu và khi điều hành hoạt động công ty không hiệu quả. 
Vào ngày 17-7-2005 bà Mỹ tiến hành khai trương đưa vào hoạt động tàu Biển Xanh 01 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) nhưng sau khi khai trương không hoạt động, không có bến bãi và các điều kiện theo qui định.
Như dzậy hổng lẽ Trần thị Mỹ có tài vừa lái Taxi vừa chạy tàu cao tốc hay sao, vậy ta? 
____________
Cực chẳng đã phải đưa dẫn chứng, chuyện thờ cúng, mồ mả của mỗi gia đình dòng họ là thiêng liêng, Th09 không có ý xúc phạm người quá cố.  Thợ cạo như thầy bói mạng sờ đuôi voi, chỉ nêu những nghi ngờ, không dám khẳn định là đó là sự thật của "sự thật". Nếu bạn nào mục sở thị nếu thấy thợ cạo lẹm phải da thổ địa hoặc có thông tin gì thêm xin đính chính giúp nhé! Cảm ơn.  

anhbasam: Địa chỉ số 1108 Nguyễn Trung Trực, An Hòa, Rạch Giá, Kiên Giang mà nhà báo Ngọc Niên cho là “nhà thờ họ” của thủ tướng, theo thông tin trên mạng lại là trụ sở của Công ty TNHH Hoàng MỹCông ty TNHH tàu cao tốc Biển Xanhdo bà Trần Thị Mỹ làm đại diện, đã từng bị tố cáo chiếm đoạt trên 8,6 tỉ đồng. Liệu đây có phải là sân sau của thủ tướng? Hay ông nhà báo lấy lộn địa chỉ? Địa chỉ nhà thờ họ của thủ tướng thật ra là ở đâu? Và đâu là sự thật hả ông nhà báo Ngọc Niên? “‘Thần khẩu hại xác phàm’ – ‘Một nửa sự thật đã là sự giả dối!’ có khi nó vận vào chính người viết!” – Nhà thờ họ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thực và hư (Han Times).


Tấm ảnh bên có phải là nhà thờ họ của thủ tướng? Nếu đúng vậy, thì nhà thờ họ Nguyễn Tấn đã lấy gần như nguyên bản chùa Trấn Quốc.


-Bài báo lạ: Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang (Công Luận 27-12-12)

1509. Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Thứ Sáu, 28/12/2012-5:00 PM

Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”
1

…SỰ THẬT RA SAO?
 Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác – lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh – Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội – đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.
Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá – Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá; bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?…
Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…
Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!
Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!
2
Kề bên căn nhà ở là nhà Thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.
Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ – tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang – đồng đội của thân phụ Thủ tướng – cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.
3
Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi “Nhà Thờ họ” của Thủ Tướng “nguy nga gấp nhiều lần Đình Thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu!. Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”
SỰ THẬT NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…
4
Trước khi thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm sự thật, một anh bạn rất thân đã gay gắt phê phán tôi rằng: “Bao nhiêu việc lớn sao không quan tâm vào cuộc, hà cớ gì mà phải mất thời giờ cho một việc nhỏ nhoi như thế!” Nhưng lương tâm chức nghiệp đã mách bảo tôi rằng: “Việc tuy nhỏ nhưng nếu không minh bạch ắt đủ khiến lòng người ly tán!
Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ – Thờ Tự – tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “Nhà thờ Họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.
Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…
Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!” Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” – tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” – chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên Giáo số tháng 12/2012)…
Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở Nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của Thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính; sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!” Giây phút đứng đây – tại Nghĩa trang liệt sĩ này – tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà – tức chế độ này!
NGỌC NIÊN
Hà Nội, đêm 22 tháng 12 năm 2012
Công lụận lan truyền
Xung quanh thông tin đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “Nhà thờ Họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng; càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán. Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần Nhà Thờ họ Hồ ở Nghệ An; nguy nga hơn cả Đền thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương. “Nhà thờ Họ” này đã và đang trở thành “Bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ Tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!” Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “Nhà thờ Họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…” Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”
Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” – nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật – đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật!? Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao!?

Hình chụp từ bên ngoài của khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng

    Vừa đến làm việc tại Phú Quốc hồi giữa tuần, nhớ một người bạn cũ làm cho Công an tỉnh Kiên Giang nên điện thoại nói chuyện. Câu chuyện của anh ấy làm tôi quyết định phải gác công việc ở Phú Quốc lại, bắt một chuyến tàu đi hơn 2 giờ trên biển để đến thị xã Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang. Những gì tôi nghe thấy không phí công sức của mình.

    Người bạn này dẫn tôi đến một khuôn viên rất lớn, đến cả ngàn m2, nằm trên con đường lớn nhất thị xã - đường Nguyễn Trung Trực. Dù đã cố gắng tưởng tượng sự hoành tráng của nó qua những lời kể trên điện thoại, nhưng khi tận mắt chứng kiến thì nó vượt quá trí tưởng tượng của mình nhiều lần. Đó chính là nhà thờ họ của đương kim Thủ tướng Ba Dũng vừa mới khánh thành cách đây một tháng. Dù rất kín cổng cao tường nhưng có lẽ cũng muốn cho người ngoài nhìn thấy sự hoành tráng của nó nên qua những khe hở hàng rào vẫn có thể thấy được “chiều sâu” bên trong khuôn viên. Cả khuôn viên bao gồm 1 căn biệt thự theo kiến trúc tây và 3 gian nhà thờ theo kiến trúc Việt cổ. Giới thầu xây dựng tham gia làm công trình này nói nó trị giá gần 40 tỷ đồng và đã khởi công từ 2 năm trước đó. Tôi không vào được bên trong nhưng theo người bạn thì nguy nga vô cùng, toàn những cột gỗ to một người ôm không hết được chạm trổ công phu, những vật trang trí trong các gian thờ thì toàn là những loại đặc biệt và thượng thặng, được chọn từ những nơi sản xuất nổi tiếng nhất và tâm linh nhất Việt Nam về các món hàng ấy mang về đây.

    Việc thi công và vận chuyển cho công trình này hoàn toàn thuận lợi không gặp trở ngại gì, chỉ trừ một chuyện nhỏ duy nhất. Đó là cặp hạc to, cao tới hơn 3 mét được chở suốt từ Bắc vào Nam, tới Cần Thơ cũng chẳng gặp trở ngại gì dù nó vi phạm luật giao thông. Đi đến đâu mà gặp cảnh sát giao thông thì chỉ cần nói là hàng chở cho anh Nghị, ai mà không biết nữa thì chỉ cần gọi 1 cú điện thoại thì tiếp tục lên đường mà cảnh sát còn phải cảm ơn và xin lỗi trối chết. Ấy vậy mà về tới ngay địa phận tỉnh Kiên Giang, cảnh sát giao thông thấy xe chở hàng cồng kềnh không đảm bảo an toàn giao thông nên bắt dừng lại để xử phạt. Lái xe thay vì xuống năn nỉ và hối lộ như bao nhiêu người khác thì lên giọng: “Ðây là việc của anh Nghị, các anh mà làm trễ nải thì phải chịu trách nhiệm đó”. Các CSGT thấy lạ điện thoại về hỏi ý kiến cấp trên xem có chỉ thị gì đặc biệt không, báo cáo lên mấy cấp, cuối cùng lên đến Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang. Ông này bảo “Nghị gì cũng giam xe lại xử đúng theo qui định”. Thế là cặp hạc phải vào khám mà ngày khánh thành nhà thờ họ của Thủ tướng chỉ còn vài bữa.

    Mọi việc diễn ra bên trong thế nào thì không biết, chỉ biết rằng đúng 48 giờ sau khi ra lệnh giam xe của anh Nghị, ông Trịnh Xuân Hồng, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Kiên Giang phải đi nhận ngay nhiệm vụ mới là Trưởng Công an huyện Gia Thành, một huyện vùng xâu vùng xa trên núi hẻo lánh gần biên giới Cam Pu Chia. Cặp hạc thì được điệu nhanh chóng đến để kịp sáng hôm sau Thủ tướng về khánh thành nhà thờ họ. Dân trong ngành Công an tỉnh Kiên Giang nói rằng chưa bao giờ có một quyết định về nhân sự cấp cao của tỉnh mà diễn ra chớp nhoáng đến như vậy. Cái giá cho ông Hồng phải trả vì cái tội không biết “anh” Nghị là hoàng tử, cậu ấm và là người nối dõi của Thủ tướng như thế là còn nhẹ, còn giữ được cấp bậc tương đương là may mắn lắm rồi. Tôi muốn nhờ người bạn bố trí ghé thăm ông ấy nhưng tiếc là ông ấy đang đi công tác. Nhưng theo người bạn này, một bộ phận lớn các Đảng viên quan chức đang rất bất mãn chế độ này rồi. Đề tài này hẹn các bạn một bài viết lần sau. Giờ tôi kể tiếp chuyện tâm linh của Thủ tướng.

    Cái nhà thờ họ này cũng xuất phát từ lời phán của các ông thầy cúng. Chắc mọi người còn nhớ vào tháng 8 năm 2006, lúc mới vừa lên chức Thủ tướng được hơn 2 tháng thì một điềm xấu xuất hiện, đó là hòn Phụ Tử tại Kiên Giang, đất phát tích của anh 3 Dũng, bị gãy mất hòn cha rơi sâu xuống biển. Nhiều giải pháp khoa học được đưa ra nhưng không có cách nào phục hồi lại được. Cả gia đình Thủ tướng lo sợ, mời các thầy về xem khắc chế điềm này thế nào. Cuối cùng thì kết luận là phải xây một nhà thờ tự thật lớn tại Rạch Giá, nơi anh 3 đã đi lên từ y tá, huyện đội trưởng mà thành Thủ tướng như hôm nay. Cái nhà thờ này phải làm thật to, to nhất ở đây để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thánh thần ở vùng đất này để được gia hộ cho sự nghiệp của Thủ tướng bền vững. Và đúng là nó to thật, to hơn nhiều lần cái đền ông Nguyễn – nơi thờ vị Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực và những người đã hy sinh cùng với ông tại đất Rạch Giá này - nơi đã diễn ra trận đánh lớn nhất của nghĩa quân với giặc Pháp.

    Chẳng biết giải pháp tâm linh này sẽ củng cố cho Thủ tướng bền vững đến thế nào, nhưng câu chuyện mà tôi trao đổi với một chú lái xe ôm ở Rạch Giá cho thấy rằng anh 3 chẳng còn chút nào giá trị trong lòng dân nữa rồi. Ngồi đằng sau xe tôi hỏi:

    - Chú lái xe ôm lâu chưa?

    - Cũng 5 năm rồi, từ lúc tôi mới về hưu

    - Kiếm sống được không chú?

    - Bữa có bữa không, có ngày còn lỗ tiền xăng, nhưng nói chung là không đói.

    - Trước đây chú làm gì? Không có lương hưu sao mà phải còn đi làm?

    - Tui ngày xưa đi bộ đội, tui ở cùng chỗ với Thủ tướng của mình bây giờ đó nhen. Nhưng ổng lên nhanh quá, đúng là người ta có số. Nói là về hưu chứ đâu phải là tới tuổi hưu. Tui cũng bằng tuổi ổng. Sau khi ra khỏi bộ đội tui về làm ruộng, rồi đi làm bảo vệ năm ba nơi, rồi bị giảm biên chế, rồi lại làm ruộng. Nhưng rồi cuối cùng chỗ ruộng tui bị giải tỏa, đền được mấy cây, mua được cái xe này và mấy cái đồ dùng khác. Giờ thì chỉ còn biết lái xe kiếm sống thôi.

    - Chú có biết cái nhà thờ họ, nghe nói xây rất lớn, của Thủ tướng ở đây không?

    - Cái đó dân ở đây ai mà không biết, nó năm trên đường Nguyễn Trung Trực, có tới đó không, tui chở đi.

    - Chở cháu đến đền ông Nguyễn trước. Nhưng 2 năm qua cuộc sống của chú có thấy đỡ hơn không?

    - Đỡ gì mà đỡ, nói thiệt là lúc ông Dũng mới lên, tui hy vọng lắm vì thấy ai cũng bảo ông ấy đổi mới lắm, lo cho dân hơn. Nhưng cái tui thấy rõ là cuộc sống tui ngày càng khó, tiền kiếm chẳng hơn mà còn ít đi, giá thì lên ào ào chóng mặt. Mấy năm trước thỉnh thoảng còn được ăn gà ăn thịt, giờ thì chẳng dám nghĩ tới. Dân nghèo tụi tui nói giỡn với nhau rằng Thủ tướng hứa đưa đất nước đi lên thì nó lên thiệt đó, giá cả lên vèo vèo đó không thấy sao?

    - Nhưng mà chú có thấy cũng có nhiều người có cuộc sống đi lên chứ?

    - Cái đó chỉ có quan chức thôi chú ơi, họ giàu lắm, ngày càng giàu, chẳng biết của để đâu cho hết. Một người làm quan cả họ được nhờ mà chú. Tui nghe đâu là Tư Thắng, em ruột của ông Dũng giờ giàu lắm, giàu nhất nhì ở Cần Thơ đó. Ngày xưa Tư Thắng ở đây toàn suốt ngày vô bia ôm, có khi ra khỏi quán xỉn dữ lắm, đón xe tôi chở về.

    - Chú cùng tuổi với Thủ tướng, chú tuổi con trâu hả?

    - Đúng vậy, năm nay sáu mươi rồi, năm sau bước qua năm tuổi. Còn ông Dũng nghe đâu tuổi thật là con cọp, khai nhỏ hơn 1 tuổi. Hồi ổng còn ở bộ đội, ổng là cấp trên nhưng tui thấy ổng chẳng có gì đặc biệt lắm, nhưng sau đó lên nhanh lạ lùng.

    - Nhưng ông ấy phải giỏi cái gì lắm thì mới như thế được chứ chú?

    - Giỏi gì chú ơi, ông ấy cũng dân mắm muối như tui thôi, nói thiệt lúc tui học xong tú tài thì ông còn chưa học xong cấp 1. Chẳng qua ba ổng là cận vệ của ông Kiệt, bảo vệ ông Kiệt thoát chết nhiều lần, sau này hy sinh nên ông Kiệt hứa lo cho con trai của người đã chết. Vậy nên ông Dũng mới lên được như vậy. Chứ giỏi thiệt cũng đâu có chắc lên được đâu chú ơi, nước mình ngàn đời nay vẫn vậy.

    - Sao chú bi quan vậy? Cháu thấy cũng có cái tốt đấy chứ

    - Chú ở xa tới hổng biết đâu, dân bị bóc lột, đàn áp ghê lắm. Lúc ông Dũng mới lên dân nghèo tụi tui nói nhau rằng chắc ổng sẽ lo cho dân nơi này vì ổng lớn lên từ nơi này, không để dân bị oan ức. Nhưng oan ức ngày càng tăng lên

    - Chú có nghe cái vụ dân Kiên Lương bị đàn áp ở đây không?

    - Có chứ, cái đó ở đây ai cũng biết.

    - Xong chỗ đền ông Nguyễn, chú chở cháu đến đó nhé.
***************
VietNamNet; Thanh Niên; Tuổi Trẻ; Tiền Phong
VNN cũng đăng lại : http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/103097/di-tim-su-that-ve-nha-tho-cua-gia-dinh-thu-tuong.html



Xung quanh thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “nhà thờ họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Sự thật ra sao?

Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng; càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán.

Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần nhà thờ họ Hồ ở Nghệ An; nguy nga hơn cả đền thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương.




Cổng chính ngôi nhà số 1108






“Nhà thờ họ” này đã và đang trở thành “bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!”.

Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “nhà thờ họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…”.

Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”.

Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” - nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật - đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật. Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao.

Sự thật ra sao?

Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác - lúc đó tôi đang là phóng viên báo Quân đội Nhân dân (khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh - Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội - đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông).

Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển; bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.

Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá - Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá; bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?...

Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…





Phần mộ thân phụ Thủ tướng tại nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang






Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!

Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!

Kề bên căn nhà ở là nhà thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.

Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ - tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang - đồng đội của thân phụ Thủ tướng - cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.

Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi "nhà thờ họ" của Thủ tướng "nguy nga gấp nhiều lần đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực" sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu! Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”.

Sự thật nói lên điều gì?

Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…




Bia thờ liệt sĩ tại khuôn viên nhà thờ






Trước khi thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm sự thật, một anh bạn rất thân đã gay gắt phê phán tôi rằng: “Bao nhiêu việc lớn sao không quan tâm vào cuộc, hà cớ gì mà phải mất thời giờ cho một việc nhỏ nhoi như thế!” Nhưng lương tâm chức nghiệp đã mách bảo tôi rằng: “Việc tuy nhỏ nhưng nếu không minh bạch ắt đủ khiến lòng người ly tán!

Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ - thờ tự - tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “nhà thờ họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.

Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo rắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…

Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!”. Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” - tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” - chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên giáo số tháng 12/2012)…

Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính; sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!”.

Giây phút đứng đây - tại nghĩa trang liệt sĩ này - tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà - tức chế độ này!

Theo Nhà báo và Công luận



Tổng số lượt xem trang