Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Bàn chân bí ẩn trong ảnh 'photoshop' lãnh đạo Trung Quốc

-Báo Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đăng bài phác họa chân dung Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường như một lãnh đạo gần gũi nhân dân. Tuy nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng phát hiện một trong số các tấm hình chỉ là ảnh ghép.


Bài viết về ông Lý Khắc Cường được xuất bản cuối tháng 12/2012 với một loạt ảnh mô tả ông ngồi trò chuyện thân mật với người dân tỉnh Hà Nam năm 2003, vừa ăn mỳ vừa bàn chuyện khắc phục hậu quả của bão tuyết năm 2008...
Ảnh đăng trên Tân Hoa Xã nhưng đã bị gỡ xuống.
Những 'thảm họa' Photoshop năm 2012


Nhưng trong bức ảnh ông đi khảo sát những căn nhà lụp xụp ở tỉnh Liêu Ninh năm 2004, một số người đã nhận thấy một bàn chân đi giày đen xuất hiện đầy bí ẩn.

Chiếc giày lạ và khoảng trắng sạch sẽ giữa các nhà lãnh đạo.


Lập tức, tấm hình lan truyền nhanh chóng trên mạng và được đem ra mổ xẻ. Họ phát hiện con đường mà các vị lãnh đạo nào tới thăm khá lầy lội, đầy bùn, nhưng trong ảnh, khoảng trống giữa các nhân vật này lại rất sạch sẽ. Hai vùng gạch ở góc trái ảnh cũng có chi tiết giống hệt nhau....

Các phát hiện khác được chia sẻ trên các diễn đàn.


Bức ảnh đã được gỡ bỏ khỏi website của Tân Hoa Xã, nhưng vẫn còn trên một số báo như China Daily.



Đây không phải lần đầu tiên ảnh quan chức của Trung Quốc bị phát hiện chỉnh sửa. Trước đó, những người đứng đầu thành phố Hàng Châu, Chiết Giang và quan chức huyện Khoái Lí, tỉnh Tứ Xuyên cũng bị cộng đồng mạng "bóc mẽ"khi đi khảo sát dự án công viên và một con đường mới.

Châu An
Bàn chân bí ẩn trong ảnh 'photoshop' lãnh đạo Trung Quốc

-Việt Nam 2012
Để đánh giá tình hình chính trị Việt 2012, hãy nhìn vào hội nghị 6, việc thực hiện nghị quyết 4 với chiến cuộc “tắm rửa” vĩ đại và hình ảnh sụt sùi của ngài Tổng Bí thư. Để đánh giá thực trạng con tàu kinh tế Việt 2012, hãy nhìn vào sự đổ vỡ của những quả đấm thép Vinashin, Vinalines, cơn rúng động của hệ thống ngân tài sau cú sút “bầu Kiên” và hình ảnh vị thuyền trưởng biệt danh “đồng chí X”. Để đánh giá thực trạng giáo dục Việt 2012, hãy nhìn vào sự tranh giành từng cái danh hiệu của ngài Phó Thủ tướng cựu Bộ trưởng Giáo dục- đào tạo và ông Thứ trưởng đương nhiệm.
                  Nghị quyết 4 và thời tiết chính trị
          Nói về thời tiết chính trị là nói về sức khỏe của đảng.
          Chưa bao giờ những căn bệnh trong cơ thể đảng lại bị đem ra mổ xẻ thẳng tuột, gay gắt và gan ruột đến vậy. Những căn bệnh mà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu bảo “như căn bệnh ung thư”. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cay đắng ví như “một bầy sâu ăn hết phần của dân”. Còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì nói rằng nó đã thành “mối đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ”.
          Ông Trọng cười nhạo một câu mà chỉ trước đó vài năm nếu bất kỳ ai dám mở mồm sẽ bị qui chụp ngay là phản động, phản đảng phản quốc: “đảng viên nhan nhản cộng sản mấy người?”
          Đấy là thực trạng đảng. Một cơ thể đảng bị cởi truồng phơi khám tất tật và mổ xẻ đến gan óc trong năm 2012. Và nghị quyết 4 được xem như biện pháp cốt tử để chỉnh xốc lại đội ngũ. Hay nói một cách ví von hình ảnh như ông Trọng: đó là cuộc “tắm rửa” vĩ đại với mục tiêu chùi cọ sạch cơ thể đảng.
          Một chiến cuộc chùi cọ đồng loạt, rầm rộ, chùi rửa từ đầu xuống chân, từ Tổng Bí thư xuống đến Bí thư chi bộ xã phường, thôn xóm… Nói như ông Phiêu: “không khí chuẩn bị ra trận, tổ chức một chiến dịch như là tổng tiến công”.
          Quá nhiều đồn đoán. Quá nhiều tai tiếng. Và cũng quá nhiều kỳ vọng. Chưa bao giờ việc của đảng lại được dân tình quan tâm đến thế.
          Nhưng rồi cuộc tổng tiến công ấy kết cuộc thế nào?
          Không bắt diệt được một con sâu nào trong một bầy sâu. Không tìm ra nổi một bộ phận nhỏ nào trong cái bộ phận không nhỏ ấy. Một “đồng chí X” bị yêu cầu kiểm điểm hụt. Một Tổng Bí thư sụt sùi nhận lỗi đọc bài kết thúc chiến cuộc tắm rửa.
          Một chiến dịch tổng tấn công rầm rộ, hóa ra cuối cùng nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: chỉ để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn.
          Thật mỉa mai khi ông Trọng gọi cái kết cuộc không kỷ luật một ai là phương cách “nhân văn”, là chuyện “nhóm lò”. Trên ngôi vị tột đỉnh quyền lực, ông lại sợ “kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ."
          Khôi hài đến mức đã là loài sâu ăn hại nhưng lại không phun thuốc diệt cho chúng chết mà lôi vào hội trường để… kiểm điểm. “Kiểm điểm sâu”- báo Tiền Phong chạy một cái tít vừa khôi hài vừa chẳng khác gì câu chửi.
          “Lòng dân đang bất bình ghê gớm”- Đến Ông Trương Tấn Sang cũng phải thốt lên như vậy. Kỷ luật đảng không nghiêm, tất lòng dân không thuận. Cơ hội cuối cùng (nói như ông Trọng) để lấy lại niềm tin trong dân đã lại tuột trôi.
          Thiếu tướng Lê Văn Cương, cựu Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nói một câu rất thật, tâm huyết và gan ruột: “Người dân đã mòn mỏi chờ đợi ¼ thế kỷ để đảng tự sửa mình. Điều đó cho thấy không ở đâu trên thế giới này lại có nhân dân tốt và kiên nhẫn với đảng cầm quyền đến như vậy”. Và cũng chính ông lại cảnh tỉnh rằng “nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của đảng và sự tồn vong của chế độ".
          Nhà văn Vũ Tú Nam thì ví một câu cay đắng: “đảng như con cá ngúc ngoắc trong ao cạn”.
          Một năm bão giông và cũng đầy cay đắng của thời tiết chính trị Việt. Đã trọng bệnh, đã ung thư, thêm đợt bão giông này, không khó để nhận diện sức khỏe đảng.
          “Đồng chí X” và thực trạng con tàu kinh tế
          Sử Việt, sẽ mãi mãi không quên cái biệt danh mai mỉa này. Tên Thủ tướng, nhưng đến cả vị Chủ tịch nước lại không dám nêu thẳng mà phải gọi trại ra là “đồng chí X”.
          Đến giờ, đi đâu khắp nước Việt này cũng đều nghe nhắc nhại “đồng chí X”. Sự mỉa mai không gì mỉa mai hơn. Một ẩn số không nói ra nhưng ai cũng biết. Một kỷ lục mỉa mai đến kinh sợ: gõ tìm “đồng chí X”, chỉ trong 0,10 giây Google cho ra 111.000.000 kết quả.
          Lịch sử các giai thời chính thể Việt, chưa thấy thời nào Thủ tướng đương nhiệm lại bị bêu nhắc mai mỉa như “đồng chí X”. Hai lần phải xin lỗi quốc dân đồng bào. Bị Bộ Chính trị yêu cầu kỷ luật. Bị quốc hội chất vấn gợi ý từ chức. Cái gọi là “trách nhiệm chính trị” mà ông phải nhận lỗi là sự đổ vỡ của con tàu Vinashin, mô hình “quả đấm thép” mà ông gầy công gây dựng. Xin lỗi, tái cấu trúc để Vinashin biến thành… Vinalines và tiếp tục xin lỗi.
          Một nền kinh tế như những con tàu hoen gỉ, tan thành bọt biển như thế. Một nền kinh tế nói như đại biểu quốc hội Trần Du Lịch “như một cơ thể thiếu máu”. Một nền kinh tế nói như đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc: như “đang đi trên một cỗ xe mà người lái xe không biết lùi, và… hỏng phanh”.
          Kinh tế lao dốc, doanh nghiệp chết chìm. Chính phủ loay hoay hô hào tái cấu trúc, tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc cả nền kinh tế (tôi nhớ chính Thủ tướng đã có vài thông điệp “tái cấu trúc” dài dằng dặc hàng mấy trang đăng tràn mọi trang báo) nhưng càng tái càng hỏng. Tái Vinashin thành… Vinalines. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để chỉ một “cú sút bầu Kiên” đã rúng động cả hệ thống, phơi lộ một cấu trúc như… lâu đài cát. Và nghiêm trọng hơn là đẻ ra các nhóm lợi ích với mưu mô “thâu tóm, gây mất ổn định hoạt động ngân hàng” (nhận định của Thủ tướng).
          Chất lượng chính phủ, chưa khi nào tệ đến thế. Tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò nhỏ trên website này. Kết quả: chỉ có 1% đánh giá chất lượng chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi có đến 88% nhận định chất lượng chính phủ đương nhiệm ở mức yếu, thậm chí rất yếu (49% yếu và 39 % rất yếu).
          Trước thực trạng một thuyền trưởng X như thế, những quả đấm thép Vinashin, Vinalines như thế, cú sút “bầu Kiên” đá chao đảo rúng động như thế, cùng các tay chèo “tư lệnh ngành” như Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ. Nguyễn Thị Kim Tiến, Phạm Vũ Luận,… con tàu kinh tế Việt ngoi thoát bằng cách nào?
          Đã mấy lần tôi nhắc điều này: Một ngôi nhà càng xây sửa càng nứt đổ thì ngay tức thời phải đuổi thợ thay thầu. Một nền kinh tế càng tái cấu trúc càng như một cơ thể thiếu máu, như cỗ xe hỏng phanh lao dốc thì phải xem lại cái tay nghề của “ông thợ” chính phủ. Tái mãi không xong, càng tái càng hỏng thì phải xem lại nên bắt đầu từ đâu: tái cấu trúc doanh nghiệp hay tái cấu trúc chính phủ?
          2012 là một năm đẻ sinh quá nhiều thứ thuế phí bị dân tình la ó chửi rủa, là năm đẻ sinh quá nhiều những chủ trương quyết sách đi ngược và chà đạp lên lợi ích dân chúng. Chẳng hiểu sao trong khi xã hội ngày một phát triển, thay vì tìm cách giảm các nguồn thu từ dân, bớt gánh nặng thuế phí cho dân, thì chính phủ cứ hăm he chọn cách ngược lại là đè dân để tận thu, đẻ sinh thêm hàng loạt cơ man những loại thuế phí chồng chéo giẫm đạp nhau, dân tình kêu không thấu.
          Đến mức có người mếu miệng nói vui rằng: không biết sau một đêm, ngủ một giấc dậy sáng mai thấy mình phải móc túi đóng thêm bao nhiêu loại thuế nữa?
          Vĩ thanh
          Tôi muốn nói thêm chút ít về giáo dục. Thực trạng giáo dục Việt 2012 không chỉ đến giờ mới phơi lộ. Đó là hậu họa của nhiều thế hệ trước. Vị Bộ trưởng được nhắc đến nhiều nhất, nhắc theo nghĩa bêu chê (thậm chí cả tức chửi) là ông Nguyễn Thiện Nhân. Trong vài năm ngắn ngủi ngồi ghế Bộ trưởng, ông đã để lại nhiều tì vết khó gột rửa và những căn bệnh hình thức sáo rỗng bi hề kéo dài dai dẳng. Lời hứa “đến năm 2010 giáo viên sống được bằng lương” sẽ mãi là món nợ lớn ông Nhân không thể trả được đối với hơn 1 triệu giáo viên cả nước.
          Khi lên ngồi ghế Phó Thủ tướng, ông vẫn kiêm nhiệm Bộ trưởng Giáo dục thêm một thời gian. Và khi hết kiêm nhiệm, ông vẫn là vị Phó Thủ tướng được phân công phụ trách mảng giáo dục. Ông vẫn được xem là một người “thầy”, vẫn thích xưng “thầy” khi đứng trước học sinh. Và mới rồi, ông vẫn nhận danh hiệu “nhà giáo ưu tú”- Một danh hiệu nhà nước cao quí bị dư luận chê chửi khi cho rằng ông và nhiều quan chức (trong đó có cả một Thứ trưởng đương nhiệm) đã giành phần của các thầy cô giáo đích thực.
          Sẽ không quá khi cho rằng để đánh giá thực trạng giáo dục Việt 2012, hãy nhìn vào sự tranh giành từng cái danh hiệu của ngài Phó Thủ tướng cựu Bộ trưởng Giáo dục- đào tạo và ông Thứ trưởng đương nhiệm.
          Ngoài “đồng chí X”, Nguyễn Thiện Nhân và Đinh La Thăng nổi lên như hai quan chức bị dân chê chửi nhiều nhất trong năm qua.
          Không biết những lời chê chửi đó có đến được tai các ông? Không biết bản thân các vị có biết điều này?
          Tôi tin các ông nghe được biết được. Thậm chí như Bộ trưởng Thăng còn thừa nhận là ông nghe chửi hàng ngày và dặn vợ là đừng có thèm nghe thèm chấp làm gì cơ mà.
          Quả thật, nhiều lúc tôi nghĩ mãi: Làm quan thế nào để dân khen dân quí. Làm quan mà để dân chửi, nghe nhắc đến cái tên đã ghét thì đó là thứ quan gì? Có mấy ai tự nhìn lại xem trong năm qua, cái năm 2012 đầy sự thể bi hề này, quan nào bị dân chửi rủa nhiều nhất, quan nào mà chỉ nghe cái tên đã thành sự khinh miệt căm phẫn để tự cải thiện, tẩy gột hình ảnh mình sạch hơn trong mắt dân?


Việt Nam 2012 (Blog Trương Duy Nhất 1-1-13) -- "Đến giờ, đi đâu khắp nước Việt này cũng đều nghe nhắc nhại “đồng chí X”. Sự mỉa mai không gì mỉa mai hơn. Một ẩn số không nói ra nhưng ai cũng biết. Một kỷ lục mỉa mai đến kinh sợ: gõ tìm “đồng chí X”, chỉ trong 0,10 giây Google cho ra 111.000.000 kết quả"  Có lẽ trong lịch sử Việt Nam, rồi đây chỉ có hai danh từ mà ai cũng hiểu, không cần nói thêm: "Bác" và "đồng chí X" (Cái Alpha và Omega của chế độ?)

Việt Nam 2012



TBT Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương - Nghiên cứu tổng kết hệ thống phong cách Hồ Chí Minh (SGGP 1-1-13) Bài này có nhiều chữ (ví dụ: "làm việc") cần đưa vào Từ Điển

Thay chuyển từ trên và từ những việc giản đơn nhất



Tách riêng chuyện cái lưỡi bò, tranh chấp biển đảo và những hằn thù truyền kiếp, Trung Quốc có nhiều điểm để Việt Nam nhìn vào học tập. Tôi nói nhắc điều này rất nhiều rồi. Những chuyển thay từ các động thái gần đây của thế hệ lãnh đạo mới thời Tập Cận Bình- Lý Khắc Cường một lần nữa cho thấy so với họ, Việt Nam còn quá nhiều bảo thủ, trì trệ.
          Chính trường Trung Quốc đang báo hiệu những chuyển thay lớn. Tân lãnh tụ Tập Cận Bình vừa mới tuyên bố rằng đảng Cộng sản sẵn sàng và cam kết sẽ làm việc chung với các đảng phái khác, theo tinh thần đa đảng, đồng thời ủng hộ ý kiến để các đảng khác (không phải Cộng sản) giữ một vai trò quan trọng trong chính quyền.
          Bản tin của Tân Hoa Xã nói là ông Tập hứa hẹn và cam kết tham khảo ý kiến cũng như lắng nghe các đề nghị từ các đảng phái khác với mục tiêu để đảng Cộng sản có thể phục vụ dân chúng hữu hiệu hơn.
          Ngay sau khi lên nắm quyền tối thượng với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy trung ương, ông Tập đã tiếp kiến các tân lãnh tụ của 8 đảng ngoài Cộng sản. Điều đặc biệt là 8 đảng phái này đều là những người hết lòng ủng hộ đảng Cộng sản, và được nhà nước cấp phép hoạt động công khai (theo RFA)
          Ở một động thái khác, ông Tập cùng thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đang muốn cải thiện, tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng gần gũi, thân thiện với người dân.
          Hình chụp các nhà lãnh đạo trong Ban thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc được đưa trên các mặt báo những ngày gần đây rõ ràng nhằm tạo dựng một hình ảnh khác theo hướng thân thiện với dân chúng.
          Đó là bức ảnh ông Tập Cận Bình, nhân vật đứng đầu, người quyền lực nhất Trung Quốc bình dị đèo con gái thư thái trên một chiếc xe đạp.
          Đó là bức ảnh Thủ tướng Lý Khắc Cường, nhân vật quyền lực thứ hai trong Bộ Chính trị, người được mô tả là một nhân vật biết “đặt nhân dân lên trên hết" ngồi xổm nở nụ cười tự nhiên thoải mái một cách thân thiện bên những lão nông mình trần cạnh bức tường gạch nham nhở. Rồi những cảnh ông Lý đang bắt tay các thợ mỏ và ăn mì ăn liền khi kiểm tra công tác cứu hộ thảm họa… (theo BBC)
            Trước đó không lâu, Trung Quốc cũng đã ban hành một sắc lệnh “không hoa, không quà, không thảm đỏ cho lãnh đạo”. Băngrôn, thảm đỏ, hoa, phong tỏa đường phố, tặng quà kỷ niệm trong các chuyến thăm của lãnh đạo… sẽ nằm trong danh sách bị hạn chế. Các quan chức quân đội cũng buộc phải nói “không” với các loại rượu đắt tiền và tiệc tùng xa hoa. Thay vào đó, họ sẽ buộc phải dùng các bữa ăn tự chọn đơn giản, bình dân. Vừa mới tháng 7/2012, Trung Quốc đã ra lệnh cấm đưa món súp vi cá mập vào các bữa tiệc chiêu đãi quan chức.
          Theo bản qui định “15 điều” do chính quyền thủ đô Bắc Kinh ban hành yêu cầu quan chức lãnh đạo phải hạn chế các hội nghị tốn kém, giảm số người tháp tùng, đơn giản hóa việc tiếp đón. Dẹp bỏ các bài báo ca tụng lãnh đạo hoặc đưa tin về các buổi triển lãm, cắt băng khánh thành và các hoạt động, nghi lễ khác. Thậm chí còn qui định rất cụ thể, khắt khe rằng một bản tin quan trọng không vượt quá 800 chữ, thời gian phát sóng trên truyền hình không được vượt quá 1 phút.
          Ông Tập nói: ông rất ngạc nhiên khi lãnh tụ Cuba Raul Castro chỉ tổ chức một bữa tiệc mừng rất nhỏ trong dinh thự giản dị của mình để chiêu đãi ông và tùy tùng. Ông cũng rất ấn tượng trước việc Tổng thống Nga Putin không thích chặn giao thông mỗi khi đoàn xe của ông di chuyển quanh điện Kremlin (theo Tuổi Trẻ).
          Để có những chuyển thay lớn, nên bắt đầu từ những nghi thức, thậm chí cả những cách đi đứng ăn uống thường nhật tưởng chừng giản đơn ấy. Và phải bắt đầu chỉnh sửa, thay chuyển, loại bỏ từ cấp cao nhất, từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội, nhóm quan chức Bộ Chính trị, trung ương ủy viên.
          Tôi nghe có tỉnh trên Tây Nguyên nghèo khó vậy mà năm rồi khi Thủ tướng về làm việc đã bưng tặng món quà cho ông là một… tảng đá quí trị giá hàng tỷ đồng (khiến sau đó Thủ tướng phải tặng lại địa phương để bán đấu giá lấy tiền dùng cho mục đích công ích).
          Không thể để mãi tình trạng Thủ tướng đến đâu cũng cờ phướn băng rôn biểu ngữ rợp trời, kẻ tên Thủ tướng đỏ chói to đùng ngáng ngay đỉnh đầu. Không thể một ông Phó Thủ tướng đến dự khai giảng một trường học phổ thông cũng bắt giáo viên và học sinh đứng phơi nắng xếp hàng giương hồng kỳ chào đón như vua chúa. Không thể một ông Phó Thủ tướng đi kiểm tra việc chống gà lậu cũng phải căng bảng kẻ tên. Không thể một ông Chủ nhiệm văn phòng chính phủ (dân tình gọi là cậu Chánh văn phòng, người lo công việc hành chính trị sự “bếp núc” của văn phòng chính phủ) mà đi làm việc cũng để địa phương căng kẻ biểu ngữ ghi tên mình như thánh tướng.
          Tôi biết chuyện năm rồi, khi một ông vừa trúng Bộ Chính trị, kéo bầu đoàn thê tử xe dẹp đường ụ còi “gâu gâu” vào inh ỏi cả đô thị di sản Hội An. Ông Sự (Nguyễn Sự, Bí thư Hội An) tức khí không thèm tiếp, chỉ lẳng lặng cử một tay phó đến đón. Tối ăn cơm ông cũng không thèm tiếp, giả cáo nhà… có giỗ.
          Mấy chục năm làm báo, tôi nghe và biết nhiều cụ đi đâu cũng đòi phải có báo chí truyền hình, đòi đưa tin trang nhất. Tay phóng viên nào sơ ý không chụp cận cảnh hoặc lia máy không biết zoom rõ mặt các cụ thì i rằng hôm sau bị nhắc nhở, khiển trách.
          Thay chuyển, phải bắt đầu từ những việc dễ thấy vậy. Toàn bộ máy quan chức cao cấp hiện thời, tôi thấy mỗi ông Trọng Tổng Bí thư là nhân vật giản dị, gần gũi, ít khoa trương nhất. Chỉ thị cấm “nhiệt liệt chào mừng” và băng rôn cờ phướn chào đón của Ban Bí thư dường như cũng chỉ mình ông thực hiện nghiêm túc nhất.
          Không thể tưởng tượng và chấp nhận được cảnh một vị tiến sĩ, kiến trúc sư lên bục nhận giải thưởng nhà nước cao quí lại phải cúi gập hết thân mình, dang cả hai tay để ôm bắt tay ông Chủ tịch nước. Sự hèn mạt của người trí thức là một lẽ. Nhưng về phía Chủ tịch nước sao lại thản nhiên thẳng lưng chìa tay cho người ta bắt kiểu như ban cho vậy? Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Người đáng phải cúi gập lưng bắt tay các tác giả được trao giải thưởng nhà nước cao quí trong trường hợp này chính là Chủ tịch nước.
          “Chẳng rõ từ bao giờ nảy sinh cái tệ cán bộ lãnh đạo “xuống” dân và cán bộ cấp dưới “hai tay xoa tít, cái đít cong vòng”, một “báo cáo anh” hai “báo cáo anh”.Vua chúa bỗng nhảy xổ vào chúng ta- những người Cộng sản. Đành rằng có một số qui định, nghi thức mà phàm một quốc gia phát triển bình thường phải tuân theo, song làm nhạt nhòa mối thâm tình với đồng bào, đồng chí sẽ như cánh cổng sơn son dẫn vào chế độ quan liêu, vào… cung đình!” (Trần Bạch Đằng)
            Việt Nam với Trung Quốc cùng mô hình Cộng sản. Đảng, nhà nước và chính phủ Việt học sao nguyên bản rất nhiều việc của Tàu. Thế nhưng tại sao những điểm quá dễ dàng và các động thái giản đơn như thế của thế hệ Tập Cận Bình lại không được học tập, không biết… làm theo?
            Không thể chấp nhận nổi những quan chức mà mở mắt ra là nghe dân chửi, chửi đến muối mặt (điểm này tôi sẽ nhắc thêm trong bài “Việt Nam 2012” post vào đúng 0 giờ ngày đầu năm 1/1/2013). Không thể chấp nhận nổi những quan chức, những “lãnh tụ” mà gương mặt lúc nào cũng cơng cơng như vua chúa, coi dân như cỏ rác, đến mức khi xin lỗi dân cũng ngửa mặt cao ngạo như thách đố, đến cả nụ cười cũng đầy ngạo mạn thách thức…  Thậm chí đến con cái của họ đi đâu cũng bầu đoàn thê tử đón rước, tháp tùng hầu hạ như vua chúa.
            Không lớn lao gì. Bắt đầu phải thay chuyển từ những việc đó.


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 6) (BoxitVN).


- Minh Diện: SAO HỌ LÀM NHƯ THẾ? (Bùi Văn Bồng). – NGUYỄN VIỆN CHÀO NĂM MỚI: Tặng Nguyễn Hoàng Vi (FB Nguyễn Viện/ Huỳnh Ngọc Chênh). - Song Chi: Blogger Việt 2012-tiếp tục một năm sóng gió và trưởng thành (RFA’s blog). – Như Hà: Lời tri ân và những tâm tình gửi đến quí bạn đọc (DLB).
- “Phòng, chống diễn biến hòa bình”: MIỆNG CHỐNG CHƠN CHẠY (DĐCN).
Dân oan vẫn đang nằm trên hè đầu năm mới (Lê Hiền Đức).


Nghị quyết QH: Lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992 (TTXVN). – Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (TN).

- Bài này mới đưa lên đã bị gỡ mất: Huy động trí tuệ toàn dân xây dựng Hiến pháp (QĐND). Mời bà conxem ở đây. “Để Hiến pháp thực sự là kết tinh ý chí, nguyện vọng và trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hãy hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”. Chắc tại diễn dở quá, sợ dân chửi?

Chính thức công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp (VNN). – Mời độc giả VietNamNet góp ý sửa Hiến pháp(VNN). - Kêu gọi nhân dân tích cực góp ý sửa đổi Hiến pháp (TN). - Trả dân “món nợ” 11 năm (DV). - HÔM NAY, BẮT ĐẦU LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: Không quy định “vai trò chủ đạo”, vì sao? (PLTP). - Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (TT). - Công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp(VnEco).- Thông điệp của Thủ tướng: Sáu nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 (PLTP). - : Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng (DT).

Phỏng vấn Nguyễn Chí Vịnh: Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc (TT 1-1-13) -- BBC thuật lại như thế này: Biểu tình chống TQ ‘gây bất ổn’ (BBC 1-1-13)
Thủ tướng: 6 vấn đề ưu tiên giải quyết trong 2013 (VnEx 1-1-13) --  ."Quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém. Ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập." ..  Thủ tướng có đang cười khịt khịt khi viết câu này? (Nếu ông không cười thì "vấn đề" của ông còn trầm trọng hơn tôi tưởng, có lẽ nên gọi bác sĩ)
Thư chúc mừng năm mới của Bộ trưởng Bộ Công an (CAN 1-1-13) --  May mà chỉ gửi đến công an.  Thường dân mà bị công an gõ cửa đưa thư này thì có lẽ té đ... !



– Nguyễn Quang Vinh: Hội nghị tổng kết cuối năm của quan tham (Trần Nhương).
- Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược: Bộ máy tham nhũng sao hút được người tài? (VNN). . – Người tài, có thực tài? Kẻ hiếm, hiếm đến đâu? (Sống Mới).
- Những sự kiện xã hội đáng chú ý trong năm 2012 (Sống Mới). - Điểm danh thách thức 2013 (TVN). – VIẾT CHO MỘT NGÀY CUỐI NĂM 2012 (Hai Lúa). – Cuối năm nhìn lại Việt Nam : bàn về hệ quả búp sen và đầu rùa (Trương Nhân Tuấn). – KẾT ĐI NĂM ƠI (Góc phiễu phão)(Phạm Ngọc Tiến).


- Ước nguyện đầu năm mới của tướng Thước, bà Phạm Chi Lan… (GDVN). - Hàng chục ngàn dân Hồng Kông xuống đường đòi dân chủ (RFI). – Biểu tình đòi Trưởng đặc khu Hong Kong từ chức đúng ngày đầu năm (AFP/ Sống Mới). - Người Hong Kong đón Năm Mới bằng… biểu tình (TTXVN).- Trung Quốc dằn mặt báo nước ngoài (NLĐ). – Ký giả tờ New York Times bị buộc rời khỏi Trung Quốc (VOA). – Nhà báo đưa tin về tài sản gia đình Ôn Gia Bảo buộc phải rời TQ (GDVN). – Huỳnh Văn Úc: Tỷ phú Trung Quốc-họ là ai?(Nguyễn Tường Thụy). – Đảng Cộng sản Trung Quốc đấu tranh với tham nhũng (NLĐ). - Trung Quốc công bố kế hoạch chống tham nhũng 2013 (TT).- Tổng Thống Miến Điện hứa sẽ minh bạch hóa thông tin (VOA). – ‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar (TVN). – Lần đầu tiên người dân Miến Điện được đón năm mới cùng toàn thể thế giới (RFI).
- Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên lần đầu tiên sau 19 năm đã chúc mừng nhân dân Năm mới (Lenta/ Kichbu). – Kim Jong-un đọc thông điệp năm mới (BBC). Kim Jong-un kêu gọi xoa dịu căng thẳng 2 miền trong thông điệp năm mới (GDVN).- Kim Jong Un loan báo «chuyển hướng triệt để» nhằm vực dậy nền kinh tế (RFI). – Ông Kim Jong Un kêu gọi phát triển vũ khí trong diễn văn đầu năm (VOA). – Hàn Quốc: Giới tranh đấu cho dân chủ thả truyền đơn sang Bắc Triều Tiên (RFI).
- Nga cấm kiểm duyệt thư từ của người bị kết án gửi tổng thống và các tổ chức bảo vệ nhân quyền (Newsru/ Kichbu). – Năm mới Xô Viết 1939 (Inosmi/ Kichbu).

Tổng số lượt xem trang