Lời người dịch: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm sang thăm Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 5, 1957. Ông được tiếp đón trọng thể và đầy đủ danh dự dành cho bậc thượng khách của chính phủ Hoa Kỳ. Thành công của Tổng thống Ngô Đình Diệm trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam Cộng Hòa còn non trẻ, đặc biệt trong việc tái định cư thành công hơn 800 ngàn người tỵ nạn từ miền Bắc, đều được các báo uy tín hàng đầu của Mỹ coi là "phép lạ". Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower đã đích thân ra đón ông tại phi trường, và vợ chồng Tổng thống Eisenhower đã dự tiệc chiêu đãi được tổ chức tại tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Washington.
Trong thời gian thăm viếng Hoa Kỳ, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã có vinh dự phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Bài diễn văn của ông "tuy ngắn nhưng đầy xúc động" đã nhận được nhiều tràng pháo tay hoan hô của các vị dân biểu Mỹ.
Bài diễn văn đã được đăng toàn văn trên tờ báo New York Times vào ngày hôm sau. Toàn bộ tựa đề và các tiêu đề là của tờ báo này. Những phần trong ngoặc là từ biên bản của Quốc hội Hoa Kỳ. Và người dịch chân thành cảm ơn Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã gởi cho biên bản về bài diễn văn của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
*
Ngô Đình Diệm - Nhân dân không còn cam phận
Thật là một vinh dự hiếm có cho tôi khi hôm nay có cơ hội phát biểu với quý vị. Phát biểu với quý vị trong tòa nhà Quốc hội này, nơi đã hun đúc nên số phận của một trong những quốc gia lớn trên thế giới.
Tôi tự hào mang đến quý vị dân biểu lỗi lạc của nước Cộng hòa Hoa Kỳ cao quý những lời chúc huynh đệ tốt đẹp nhất từ nhân dân Việt Nam. Tôi cũng mang đến đây sự bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam về sự giúp đỡ tinh thần và vật chất của nhân dân Hoa Kỳ. Nhân dân chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng rất lớn lẫn ý nghĩa sâu sắc của sự trợ giúp này.
Kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vừa qua, khi Châu Á phá tung xiềng xích, lương tâm của thế giới cuối cùng đã bừng tỉnh trước sự phát triển sâu sắc và tất yếu- sự ra đời của Châu Á độc lập. Từ đấy, nhận thức này đã đưa đến sự lên án bằng những lời lẽ cụ thể nhất chế độ bóc lột cũ mà, trong quá khứ, đã chi phối quan hệ giữa Đông và Tây.
Hiện nay thay thế vào đấy là những nỗ lực bền bỉ nhằm xác lập phương thức hợp tác quốc tế mới, thích hợp hơn với những nhu cầu thực sự của thế giới và với triết lý mới của Châu Á.
Chính cuộc chiến đấu giành độc lập, chính ý thức càng ngày càng sâu sắc của các dân tộc thuộc địa rằng nguồn gốc của sự nghèo khổ của họ là sự cản trở một cách có hệ thống sự phát triễn kỹ thuật, cùng với tinh thần dân tộc và xã hội ngày càng cao, tất cả đã kết hợp lại để tạo ra sự thay đổi toàn diện sâu sắc trong tâm trạng Châu Á và tất cả điều này đã cho dân chúng Châu Á sự năng động không thể nào cưỡng lại được.
Nhân dân không còn cam phận
Nhân dân Châu Á - vốn đã tủi nhục từ lâu trong nguyện vọng dân tộc của mình, nhân phẩm của họ đã bị tổn thương - giờ đây không còn cam phận và thụ động như trong quá khứ. Hiện giờ họ háo hức bồn chồn. Họ khao khát giảm bớt sự lạc hậu quá lớn về kỹ thuật. Họ đòi hỏi mạnh mẽ sự phát triễn kinh tế cấp bách và nhanh chóng, nền tảng tốt đẹp duy nhất cho sự độc lập chính trị dân chủ.
Các nhà lãnh đạo Châu Á - dù ý thức hệ của họ là gì chăng nữa- tất cả đều đối mặt với sự cấp bách bi kịch của những vấn đề xã hội và kinh tế. Dưới áp lực mạnh mẽ của nhân dân mình, họ buộc lòng chấp nhận kế hoạch kinh tế. Kế hoạch như thế nhất định gây ra những hậu quả chính trị nghiêm trọng.
Chính vì lý do này chủ đề chính của các cuộc tranh luận chính trị trong nước ở các quốc gia Châu Á đều tập trung vào mức độ kế hoạch cần thiết, phương pháp cần phải có để tạo ra những kết quả thực tế cấp bách.
Phải chăng mọi thứ nên được kế hoạch? Hay sự kế hoạch chỉ nên giới hạn vào các khu vực thiết yếu? Phải chăng nên chấp nhận những phương pháp dân chủ hay những phương pháp toàn trị tàn bạo?
Chính trong cuộc tranh luận này-ở tại nhiều nước không may bị ảnh hưởng bởi những lời hứa hẹn giả dối nhưng quyến rũ của chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa cộng sản-những nỗ lực đang nhằm gìn giữ nền dân chủ tự do qua viện trợ từ các nước công nghiệp Tây phương đóng vai trò rất quan trọng. Vì danh dự của con người, Hoa Kỳ đã đóng góp quan trọng nhất vào mục đích này.
Kính thưa quý vị trong Quốc hội, qua những điểm chính và khái quát chung, những điều này là những vấn đề các nước Châu Á đang đối mặt. Những điều này là những mục tiêu phải đạt được và là những phương cách phải được đề xuất. Những điều này cũng là những áp lực và cám dỗ trong nước mà các nhà lãnh đạo Châu Á đối mặt.
Khu vực nhạy cảm
Ở lục địa Châu Á rộng lớn, Việt Nam nhận thức mình ở khu vực nhạy cảm nhất. Mặc dù Việt Nam đối mặt với những vấn đề chung của các nước Châu Á khác, nhưng do vị trí địa lý chính trị nhạy cảm của mình những vấn đề của Việt Nam nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Nằm ở một trong những điểm tiếp cận chiến lược những nguyên liệu quan trọng của Đông Nam Á-sở hữu những nguyên liệu này mang tính chất rất quyết định- bị cản trở phát triễn bởi một trăm năm đô hộ nước ngoài, bị cạn kiệt bởi mười lăm năm chiến tranh và tàn phá, nửa miền bắc của lãnh thổ Việt Nam lại rơi vào tay Cộng sản, Việt Nam tự do hiện ở trong hoàn cảnh bị đe dọa và nghiêm trọng hơn các nước Châu Á khác.
Bằng sự hy sinh to lớn của con người và nhờ vào viện trợ từ nhân dân Mỹ hào phóng, trong thời gian kỷ lục, Việt Nam tự do đã khắc phục thành công những hỗn loạn do chiến tranh và hiệp định Geneva tạo ra. Sự kiến thiết và ổn định quốc gia mà đã đạt được ấy đã giúp hội nhập hơn 860.000 người tỵ nạn vào nền kinh tế của 11 triệu người khác ở Việt Nam tự do và đã giúp thông qua những cải cách chính trị và kinh tế quan trọng.
Tuy nhiên, vào lúc tất cả Châu Á đang chuyển từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, vào thời điểm khi tất cả các vấn đề quan trọng đều nảy sinh cùng một lúc đối với các nhà lãnh đạo và đều dường như đòi hỏi giải quyết cấp bách, vào lúc khi tất cả đều phải được thực hiện trong bầu không khí căng thẳng cách mạng ngày càng cao, hơn các quốc gia khác, Việt Nam càng thấy cần thiết phải thông qua một số nguyên tắc, đường lối chỉ đạo hành động nào đấy, không chỉ để bảo vệ mình khỏi những cám dỗ toàn trị mà còn, trước hết, để giúp cho mình đạt được độc lập thay vì hỗn loạn, để bảo vệ hòa bình mà không hy sinh độc lập, để đạt được tiến bộ kinh tế mà không hy sinh các quyền tự do của con người.
Trích dẫn học thuyết năm 1956
Chính vì những lý do này - dựa vào các cội nguồn văn hóa Châu Á, và trong truyền thống dân chủ Việt Nam của chúng tôi - tôi đã có danh dự định rõ học thuyết này trong thông điệp đọc trước Quốc hội Lập hiến vào ngày 17 tháng 4 năm 1956. Tôi xin mạn phép trích dẫn từ thông điệp ấy những đoạn ý nghĩa nhất, vì chúng tạo thành nền tảng của hiến pháp chúng tôi.
Tôi trích:
"Trong hoàn cảnh những lực lượng trấn áp vật chất và chính trị quá mạnh thường xuyên đe dọa chúng ta, chúng ta cảm thấy, hơn các dân tộc khác, nhu cầu rất quan trọng đặt cuộc sống chính trị của chúng ta trên một nền tảng vững chắc và thúc đẩy một cách rất chính xác những bước kế tiếp trong hành động của mình theo những đường lối mà sẽ chắc chắn tạo ra mức độ tiến bộ dân chủ lớn nhất.
(Vỗ tay.)
"Điều này chỉ có thể là duy linh, đường lối ấy con người theo đuổi trong hiện thực mật thiết của họ cũng như trong cuộc sống cộng đồng của họ, trong nghề nghiệp của họ cũng như trong sự theo đuổi tự do sự hoàn thiện trí tuệ, đạo đức, và tinh thần.
"Vì thế, chúng ta khẳng định niềm tin của mình vào giá trị tuyệt đối của con người-nhân phẩm của họ có trước xã hội và số phận của họ lớn hơn thời gian.
(Vỗ tay.)
"Chúng ta khẳng định mục đích chính đáng duy nhất của nhà nước là bảo vệ quyền tồn tại, quyền phát triễn tự do cuộc sống trí tuệ, đạo đức và tinh thần căn bản của con người.
"Chúng ta khẳng định dân chủ không phải là hạnh phúc vật chất cũng không phải là quyền lực tối cao của thành viên. Dân chủ về cơ bản là một nỗ lực trường tồn nhằm tìm ra những phương tiện chính trị đúng để đảm bào cho tất cả mọi công dân quyền phát triễn tự do và quyền sáng kiến, trách nhiệm, và cuộc sống tinh thần cao nhất."
(Vỗ tay.)
Chủ đề phát triển
Chúng tôi tin chắc rằng với những nguyên tắc chỉ đạo này như là chủ đề trọng tâm cho sự phát triển các thể chế chính trị của mình, Việt Nam sẽ có thể tạo ra chế độ chính trị và kinh tế mà không phải là một hệ thống đóng kín nhưng là hệ thống mở, càng ngày càng mở rộng cho đến khi nào hệ thống đạt đến các phương diện tự do của con người.
Việt Nam Cộng Hòa, nền cộng hòa non trẻ nhất ở Châu Á, chẳng bao lâu nữa sẽ tròn hai tuổi. Nền cộng hòa của chúng tôi sinh ra từ trong vô vàn đau khổ. Nền cộng hòa ấy đang can đảm đương đầu với cuộc cạnh tranh kinh tế với những người cộng sản, cho dù hoàn cảnh khó khăn và nghiêm trọng, mà mỗi ngày lại càng trở nên phức tạp hơn.
Việt Nam, tuy nhiên, có lý do chính đáng để tin tưởng và hy vọng. Nhân dân Việt Nam thông minh, tháo vát và can đảm. Họ cũng có thêm được sức mạnh nhờ sự giúp đỡ vật chất và tinh thần họ nhận được từ thế giới tự do, đặc biệt sự giúp đỡ từ nhân dân Mỹ.
Trong hoàn cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực cộng sản ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng tôi không thể nào lập lại biết bao nhiêu lần cho đủ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước sự giúp đỡ của Mỹ và nhân dân Việt Nam ý thức rất cao về tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, và số lượng của sự giúp đỡ này.
Quả thực, chưa bao giờ lúc nào trong lịch sử những cuộc xung đột phát sinh giữa các dân tộc lại quan hệ cấp bách như thế đến nền văn minh như những cuộc xung đột ngày nay.
Sự đóng góp kịp thời của Hoa Kỳ
Chính qua những đóng góp kịp thời và đầy đủ cho sự kiến thiết cuộc sống kinh tế và kỹ thuật của chúng tôi-nhờ đấy tạo ra mức sống cao hơn-thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đang khẳng định sự thành công của hệ thống hợp tác quốc tế mới.
Hành động này đã góp phần bảo vệ Đông Nam Á và ngăn cản những nguyên liệu trong vùng này không rơi vào tay Cộng sản.
Mặc dù nền kinh tế chúng tôi bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh, tàn phá, và chủ nghĩa thực dân, nhưng bây giờ nhân dân Việt Nam đang tăng gia đóng góp vào quốc gia mình. Cách đây vài tháng Quốc hội Lập hiến đã bỏ phiếu thông qua nhiều thuế mới và cao hơn nhằm mang lại thu nhập cần thiết cho ngân sách quốc gia. Mới đây sắc lịnh quân dịch quốc gia đã được ban hành và cách đây hai tháng chúng tôi đã đưa ra bản tuyên bố toàn diện về chính sách nhằm mục đích khích lệ đầu tư tư nhân từ nước ngoài.
Chính trên bình diện đạo đức cao cả này chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ rộng rãi và quên mình mà chúng tôi đã nhận được từ nhân dân Hoa Kỳ. Chính trên cũng bình diện này quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với quyền lợi của nhân dân thế giới tự do.
(Vỗ tay.)
Chính trên bình diện này cuộc chiến đấu của các bạn và cuộc chiến đấu của chúng tôi đều chỉ là một và giống nhau. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản.
(Vỗ tay.)
Chính trong niềm xác tín này và chính trong sự ghi nhớ sâu sắc và không bao giờ phai nhạt trong lòng về việc nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đã theo dõi những nỗ lực của chúng tôi với tất cả sự thấu hiểu cảm thông chí tình tôi xin kết thúc, và lần nữa tôi cảm ơn Tổng thống, Chủ tịch Hạ Viện và quý vị trong Quốc hội về vinh dự đã dành cho tôi và cảm ơn quý vị đã ân cần lắng nghe.
(Mọi người đứng lên vỗ tay.)
Trần Quốc Việt dịch
danlambaovn.blogspot.com
*Nguồn:
1. New York Times ngày 10 tháng 5, 1957. Tựa đề của New York Times
2. Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ- HeinOnline -103 Congressional Record 6699 1957 & 103 Congressional Record 6700 1957
Chống "thế lực thù địch": Chân rết của tổ chức 'Phục hưng Việt Nam' âm mưu lật đổ chính quyền (PetroTimes 15-1-13) Phải cho ngay chữ "chân rết" vào Từ Điển!
Ông Võ Viết Dziễn bị án 3 năm tù giam
Đài Á Châu Tự Do
Việt Nam kết án 3 năm tù giam đối với ông Võ Viết Dziễn về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vào hôm thứ ba tại Tây Ninh. Báo Người Lao Động cho biết ông Võ Viết Dziễn, 41 tuổi, bị cáo buộc tham gia tổ chức Phục hưng Việt Nam, một tổ ...
Hoạt động lật đổ chính quyền, lãnh án 3 năm tùThanh Niên
Việt Nam kết án một nhà hoạt động dân chủ 3 năm tù giamVOA Tiếng Việt
3 năm tù cho kẻ hoạt động lật đổ chính quyềnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Vụ Nguyễn Quốc Quân: Việt kiều Mỹ sắp ra tòa về tội ‘lật đổ’ (BBC 15-1-13)
Pháp lên án Việt Nam bỏ tù người hoạt động kêu gọi nhân quyền
DCVOnline – Tin France Diplomatie
Pháp nhắc lại rằng những quyền và tự do này được bảo đảm bởi Hiệp ước Quốc tế về quyền Chính trị và Dân quyền của con người mà Việt Nam là một thành viên.
- Câu chuyện bà Trần Thị Hài (RFA).
- Liên hiệp quốc quan ngại về việc kết án tù 14 nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam (RFI). – LHQ quan ngại về vụ xử 14 người ở Vinh (BBC). - Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Kháng thư về phiên tòa xử 14 công dân yêu nước tại Nghệ An ngày 08-09.01.2013. – Vũ Linh Huy, Boston, Massachusetts: Thương gửi 14 bạn trẻ anh hùng (Chuacuuthe).- Vinh thành ký phần 1; – Vinh thành ký- phần 2; – Vinh thành ký- phần 3 (Người Buôn Gió).
- Việt Nam bắt giam những người bất đồng chính kiến theo cùng một sách với bọn quân phiệt Miến Điện (Chuacuuthe).
- Mẹ sinh viên Nguyễn Phương Uyên viết thư cho Chủ tịch nước (Chuacuuthe).- Tây Nguyên: Tín đồ Tin Lành liên tiếp bị bắt bớ (DLB).
–Mục sư Nguyễn Trung Tôn mãn án tù (RFA). – Mục sư Nguyễn Trung Tôn vừa ra tù (DLB).
- Nhà hoạt động dân chủ Mỹ gốc Việt Nguyễn Quốc Quân sẽ ra toà vào ngày 22/01/2013 (RFI). – Việt kiều Mỹ sắp ra tòa về tội ‘lật đổ’ (BBC). - Cuộc “xin xỏ” gian nan (FB Đinh Nhật Uy).
- Hậu Vinh Thành Ký-1 – Hậu Vinh Thành Ký- 2 (Người Buôn Gió).
- Đọc lại hồ sơ vụ xét xử oan sai cô Tạ Phong Tần (1) (Chuacuuthe).
- TUỔI 20: NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN (Sơn Trung).
- Lệnh cấm đĩa nhạc ASIA ở Sài Gòn sẽ chỉ gây “phản tác dụng” (RFI). – Hãy làm ngọn gió đổi thay…! (DLB).- LÊN TIẾNG CÙNG BÀ CON DÂN OAN TẠI BAN TIẾP DÂN HÔM NAY (Bùi Hằng). – Công an đàn áp Dân oan phường Phước Long, Tp. Nha Trang (Chuacuuthe).
--Chống "diễn biến hoà bình" -- Điều 88: Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân (QĐND 13-1-13) ◄
Chống "thế lực thù địch": Vạch mặt những kẻ mạo danh (ND 14-1-13)
Báo SGGP "công kích" "Bên Thắng Cuộc": Nhân đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức - Nguy hiểm của sự lập lờ (SGGP 14-1-13) -- Tờ SGGP không "ngon" bằng tờ Pháp Luật TPHCM: Bài điểm bên PLTP ít ra cũng do chính ông Tổng Thư Ký toà soạn viết. Sài Gòn Giải Phóng thì núp dưới tên một độc giả! Yếu quá!
- Phiên xử nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân sẽ diễn ra tuần tới (VOA). – LS bào chữa cho ông Lê Quốc Quân: ‘Cơ quan tố tụng làm sai luật’ (BBC). - Đọc lại hồ sơ vụ xét xử oan sai cô Tạ Phong Tần (1) (Chuacuuthe).
- Xử nhiều để chỉnh hướng ngoại giao? (BBC). ““Phe bảo thủ chống lại những ai trong Đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ và làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc.” “Họ lập luận rằng Hoa Kỳ đứng đằng sau ‘âm mưu diễn biến hòa bình’, điểm hội tụ của các ‘thế lực thù địch bên ngoài’ và các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo trong nước, nhằm lật đổ thể chế xã hội chủ nghĩa.”” . - Tại Việt Nam, những tiếng nói bị chặn họng (Washington Post/ pro&contra).
- Asia 71 bị cấm ở VN vì Bài hát “Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói” (vl88vl). .
- Bài hát “Triệu Con Tim – Một Tiếng Nói”: Lay động từ em nhỏ (FB J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Lệ Thu: ‘Khánh Ly cần về quê hương hát’ (BBC). - Về bà Trần Thị Hài bị kết án 9 tháng tù giam: Giấc ngủ trưa của Người đẹp Bình Dương (VOA’s blog). –Chính Phủ VN đang dạy “hèn với giặc, ác với dân” (VLB).
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự hay Xã hội công dân? (VOA’s blog).
- Giáo sư toán ‘điểm huyệt’ đảng CS (BBC). - Thế nào là “tuyên truyền chống nhà nước”? (Cây DC, trái TD).
. Mời xem lại bài của Đức Giang trên báo QĐND: Điều 88 Bộ luật Hình sự với quyền con người và quyền công dân.
- Bài báo trên Quân đội Nhân dân gây tranh cãi (RFA). “Các văn bản của Nhà nước và Đảng đều khuyến khích phản biện xã hội. Phản biện là thế nào? Là nói ngược lại, nói khác đi. Nhưng người ta lại quay ngược lại cho rằng đó là tuyên truyền chống Nhà nước”.
- báo Nhân Dân: Vạch mặt những kẻ mạo danh. - Tuyên ngôn blogger (Han Times). –BLOGGER CÓ THỂ BỊ BẮT KHI VIẾT NHỮNG ĐIỀU TRÁI Ý MỘT SỐ NGƯỜI (Kha Trà Phương). – Lựa chọn (FB CGĐL/ DLB).
- Xung Quanh Nghị Định Mới Của Chính Phủ Việt Nam Về Tôn Giáo (TNCG).
- Ngại hoạt động mỹ thuật lộ bí mật, an ninh! (PLTP). - Có bằng đại học mới được sáng tác tượng đài, tranh hoành tráng(!) (LĐ). – Phiên họp thứ 14 UBTVQH: Dựng tượng đài quan trọng nên xin ý kiến nhân dân (TP).
- Tâm thư bạn đọc Chùa Phúc Lâm online gửi BBT và các cộng sự sau vụ “án” chùa Thanh Lương (chùa PL).
- Hoạt động vũ trụ của Trung Quốc đe doạ an ninh vệ tinh Mỹ (DT).
- Những “chốn ăn chơi” ở Bình Nhưỡng (VnEco).
- Người Cuba ít bị hạn chế hơn khi đi ra nước ngoài (VOA). – Công dân Cuba sẽ ra nước ngoài dễ dàng hơn (TT).