Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc


-Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc

Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ

Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.


Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông.

Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjlyQk43EzVKL_KcqCwXyVxP1l2ZwaLTKi70zh90LgQnbSouGfIzzZtcf_6HTW4ax_Zk8cUhFmzTlnbVgZsPpB-7_kR9tzAwOQ3nZRnVj43dDGXNxonbgtYU6YDIyZci6chU_FtO2PRZnUI/s1600/luoi.jpg
Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý.





Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập






Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện.

Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này

Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan.

Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác.

Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông.





Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải






Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này.

Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển.
-TQ với cuộc chơi 'con bài lịch sử' ở Biển Đông
- Các yêu sách chủ quyền trên phần lớn Biển Đông có lẽ TQ chỉ coi là một cái cớ, một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp.
LTS: Michael Fleacker là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á. Hiện ông là nghiên cứu viên khách mời tại Trung tâm Nalanda Sriwijaya, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore. Ông vừa có bài viết phân tích các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn Biển Đông dựa trên con bài lịch sử:

Tại buổi tổng kết hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây ở Malaysia, chủ tọa đưa ra tuyên bố chung, trong đó nêu: “Chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc từ các nhà lãnh đạo của một số quốc gia trước các hoạt động cải tạo bãi đá đang được tiến hành trên Biển Đông - một hành động gây xói mòn lòng tin và đe dọa hòa bình, an ninh và sự ổn định tại Biển Đông”.
Bắc Kinh lập tức phản đòn bằng việc đưa ra tuyên bố TQ có “quyền không thể tranh cãi” trong việc hiện diện và làm bất cứ điều gì nước này muốn tại Biển Đông. 
Biển Đông, Trường Sa, TQ, ASEAN, vùng đặc quyền kinh tế, đường 9 đoạn
Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam
Trong khi ASEAN tỏ ra hết sức thận trọng như sợ “làm đổ bát nước” trong quan hệ với TQ , thì Bắc Kinh lại đòi hỏi VN, Philippines và các quốc gia có liên quan cần phải chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền TQ.
TQ không thể tuyên bố chủ quyền từ thời chưa có tàu biển TQ 
Tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông đều đã tham gia vào Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) có hiệu lực từ năm 1994. Tuy nhiên, sau khi UNCLOS có hiệu lực, TQ vẫn ngang nhiên chiếm giữ và phong tỏa nhiều bãi đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.
Yêu sách đường 9 đoạn của TQ chồng lấn sâu vào vùng EEZ của VN, Malaysia, Brunei, Philippines và cả Indonesia. Cả VN và Philippines đều quyết liệt lên tiếng khẳng định theo luật quốc tế, không thể nói TQ có quyền không thể tranh cãi ở những vùng biển này..
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao TQ khẳng định chủ quyền quốc gia của TQ tại vùng biển này mang tính lịch sử, với bằng chứng sớm nhất được ghi nhận trong các văn bản từ thời nhà Hán, nhà Đường, cho thấy TQ làm chủ vùng biển Nanhai (tức Nam Hải). TQ cho rằng vào thời nhà Hán (206 TCN - 220) và nhà Đường (618-906), TQ đã duy trì một hải đội nhỏ trong suốt thiên niên kỉ thứ nhất.
Các sản phẩm TQ như gốm sứ, đồ kim loại hay lụa mặc dù rất được ưa chuộng trong lịch sử, song nghịch lý trong luận điệu của TQ nằm ở chỗ, ngành vận tải biển ngay từ những ngày đầu tiên xuất phát từ các quốc gia Đông Nam Á, và đôi khi chỉ được mở rộng nhưng vẫn hạn chế đối với người Ả Rập và Ấn Độ.
Theo lời giáo sư sử học Singapore Derek Heng trong cuốn sách về thương mại Trung - Mã Lai, “tất cả các tư liệu hiện nay đều cho thấy người TQ chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động vận tải biển đến vùng Mã Lai (nay là khu vực Malaysia và Indonesia) mãi cho đến thế kỉ 11”.
Các nghiên cứu khảo cổ học về biển đã khẳng định điều này. Hàng trăm xác tàu bị đắm đã được phát hiện tại TQ và khắp cả khu vực Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Đáng tiếc là trong số những xác tàu từ thế kỷ 17 trở về trước, chỉ có khoảng 35 chiếc có đủ tư liệu để có thể xác định nguồn gốc và niên đại của chúng.
Dù số xác tàu có thể xác định lai lịch rõ ràng khá ít ỏi nhưng chúng vẫn đủ để nói lên được nhiều sự thật. Có 7 trong tổng số 35 chiếc tàu thuộc về người Đông Nam Á với kiểu đóng tàu truyền thống cổ xưa có tuổi đời hàng nghìn năm, từ thế kỉ 4 cho đến thế kỉ 13 sau công nguyên.
Kế đến là hai chiếc thuyền buồm tam giác của Ả Rập xuất hiện vào khoảng thế kỉ 9, khi những cộng đồng đông đảo người Ả Rập đã tìm đến các bến cảnh lớn của người TQ.
Bên cạnh đó, ít nhất 15 xác tàu chở hàng có đặc trưng truyền thống khu vực Biển Đông - một kiến trúc dựa trên sự hòa hợp giữa Đông Nam Á và TQ - có nguồn gốc vào khoảng thế kỷ 14 đến 16 tại trung tâm đóng tàu thời bấy giờ nằm ở Xiêm (Thái Lan ngày nay).
Ngoài ra còn có 11 chiếc thuyền mành TQ, nhưng chiếc xuất hiện sớm nhất cũng phải đến khoảng cuối thế kỉ 12 đến đầu thế kỉ 13.
Từ các bằng chứng trên, rất rõ ràng rằng TQ không thể tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông từ thời mà còn chưa có tàu biển của TQ xuất hiện.
Loại bỏ lá bài lịch sử 
Từ cuối thế kỷ 13, TQ mới bắt đầu khẳng định năng lực hàng hải. Một lần nữa, các chứng cứ khảo cổ hàng hải có thể xác minh được tính đúng sai trong những yêu sách dựa trên lịch sử mà TQ và các nước liên quan đưa ra gần đây.
Khi vẽ lại các vị trí của những con tàu bị đắm từ thế kỷ thứ 13 trở về sau, hai tuyến đường chính qua Biển Đông hiện lên rất rõ ràng. Tuyến đường phía Tây ôm sát bờ biển của VN, trong khi tuyến đường phía Đông ôm lấy bờ biển Luzon và Palawan của Philippines.
Đường đi của những con tàu cũng cho thấy người ta đã thận trọng né tránh các rặng san hô nguy hiểm thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Ngay cả trong các bản đồ hàng hải hiện đại cũng đánh dấu đây là Khu vực Nguy hiểm.
James Horsburgh, một nhà thủy văn học của công ty Đông Ấn thuộc Anh Quốc đã phải cảnh báo Khu vực Nguy hiểm khi nhắc đến quần đảo Trường Sa trong Bản hướng dẫn lộ trình cho các con tàu vào năm 1836:
Quần đảo rất rộng lớn với nhiều bãi cát, đá hoặc các rặng san hô nổi lên trên và chìm dưới mặt nước. Vô số nguy hiểm luôn rình rập tại khu vực quần đảo này. Đó là lý do khiến tất các nhà hàng hải né Khu vực Nguy hiểm càng xa càng tốt, thay vì quan sát và mô tả những hiểm nguy mà quần đảo này có thể mang lại.
Năm 1993, được sự cho phép của VN, tôi có cơ hội hiếm hoi và tuyệt vời để khảo sát một số thực thể ở quần đảo Trường Sa. Đá Lát (Ladd Reef), Đá Tây và Đá Đông (West and East London Reefs) là những thực thể nằm ở phía cực Tây, do đó có thể coi là nguy hiểm nhất.
Nhiều xác tàu đắm đã được phát hiện tại quần đảo này. Trong đó có một tàu chở trà nổi tiếng mang tên Taeping, đã biến mất vào năm 1871 trên đường từ Amoy (nay là Hạ Môn, TQ) đến New York (Mỹ). 
Ngoài ra còn có một chiếc tàu Liverpool tên là Titania bị chìm vào năm 1852 trong khi đang chở hàng hóa có giá trị từ Macau (TQ)đến Sydney (Úc), và không một người nào may mắn sống sót.
Một chiếc tàu buồm của Anh tên Christina, bị đắm sau khi rời cảng Macau chở theo một số lượng lớn châu báu về Bombay (Ấn Độ) vào năm 1842. Hàng hóa trên chuyến tàu này được thanh toán bằng thuốc phiện. Vài năm sau khi Christina bị đắm, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, thuyền trưởng Cuarteron, đã thu lại được những món đồ bằng bạc của con tàu này.
Người ta cho rằng đá Châu Viên (Cuarteron Reef), một trong những bãi đá ngầm bị TQ chiếm đóng trái phép, được gọi theo tên vị thuyền trưởng này.
Chúng tôi còn tìm thấy một con tàu có niên đại từ giữa thế kỷ 19 nhưng chưa xác định được nguồn gốc, một chiếc tàu 4 cột buồm của Đức từ đầu thế kỷ 20, một con tàu chạy bằng hơi nước từ thế kỷ 20, một chiếc tàu ngầm từ thời Thế chiến 2, một vài chiếc thuyền đánh cá bằng kim loại và vài chiếc xà lan.
Các cuộc tìm kiếm trực quan xung quanh các rặng san hô này được tổ chức rất cẩn thận mà kết quả đạt được lại thật đáng thất vọng. Không hề có đồ gốm, đá dằn tàu hay các thứ khác có xuất xứ từ trước thế kỷ 19.
Với một sự nhận thức muộn màng, những phát hiện này trùng khớp với cảnh báo của Horsburgh  về Khu vực Nguy hiểm, cũng như các hàng hải chỉ nam trước đó. Mãi cho đến thế kỷ 19, công nghệ đóng tàu mới đủ tiến bộ đến mức cho phép tàu có thể đi biển ngay cả trong những ngày gió mùa thay vì phải trì hoãn hải trình như giai đoạn trước.
Hạn chế của việc ra khơi vào đợt gió mùa là hành trình trở nên dài hơn vì các con tàu phải đi theo chiều gió. Đôi khi việc làm này khiến con tàu lệch quá xa so với hải trình dự tính ban đầu, và hậu quả là các thuyền nhân phải trả giá bằng cả tính mạng của họ.
Vậy nên các yêu sách chủ quyền của TQ trên phần lớn của Biển Đông dựa trên cơ sở lịch sử là hoàn toàn có khả năng bị bác bỏ.
Tuy nhiên, có lẽ TQ chỉ coi đây là một cái cớ, như tôi đã nhìn như vậy. Có thể đây chỉ là một trò chơi do Bắc Kinh tạo ra để phục vụ mục đích xác lập và xây dựng các cơ sở quân sự trên các hòn đảo đang tranh chấp. 
Và rồi có lẽ sau khi hoàn thành được mục đích của mình, TQ sẽ vui vẻ tham gia vào các cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương với các nước liên quan, và thậm chí, vứt luôn con bài lịch sử này ra khỏi cuộc chơi.

Michael Flecker - (Dịch: Hoàng Phú - Anh Thư - Dự án Đại sự ký Biển Đông)




-Bản đồ đường lưỡi bò: tin vui, nhưng đấu tranh vẫn còn tiếp diễn
Nguyen Van Tuan
Xin báo một tin ngắn nhưng vui: một website của Bộ Nông nghiệp Mĩ (USDA) đã đồng ý rút bản đồ 9 đoạn (còn gọi là bản đồ đường lưỡi bò) khỏi trang web. Đây là một quyết định công minh của USDA. Nhưng chính quyền China chắc sẽ vẫn còn tiếp tục cho in bản đồ phi pháp đó, và “cuộc chiến” khoa học vẫn còn tiếp diễn.
Mấy tuần trước, một bạn phát hiện bản đồ đường lưỡi bò xuất hiện trên trang web của Cục ước lượng và đánh giá sản xuất (PECAD - Production Estimates and Crop Assessment Division) thuộc Bộ Nông nghiệp Mĩ (US Department of Agriculture). Lập tức, ngày 20/12/2012, Gs Phạm Quang Tuấn (Đại học New South Wales) soạn sẵn một lá thư phản đối. Lá thư có chữ kí của 40 nhà khoa học trong và ngoài nước. Lá thư gửi thẳng cho giám đốc và những người có trách nhiệm trong PECAD để báo cho họ biết rằng đó là một bản đồ phi pháp mà chính quyền China đang lợi dụng khoa học để công bố như là một hình thức tuyên truyền.

Một tháng sau, hôm nay (24/1/2013), bà Paulette Sandene (FAS – Foreign Agriculture Service) đã có email trả lời rằng bản đồ đường lưỡi bò đó đã được rút khỏi website của PECAD. Lá thư viết:

“We have taken action to address the problems you described in the message below.  The maps with the controversial 9-dash borders have been replaced on our servers, and they should no longer be accessible through the internet.” 
 
Bản đồ đó không còn đường 9 đoạn nữa:
 
http://www.fas.usda.gov/pecad/remote/china/chinamap.gif
 
 

Nhưng “cuộc chiến” chống bọn China bành trường vẫn chưa kết thúc. Hiện nay, có khá nhiều tập san khoa học đã và công bố bản đồ 9 đoạn của China, chủ yếu là do không am hiểu vấn đề. Các tác giả China cũng chẳng hiểu vấn đề, nên khi chính quyền Trung Cộng gây áp lực phải bao gồm bản đồ phi pháp đó trong bài báo thì họ … tuân thủ. Một số tác giả China tỏ ra ngoan cố không nhận sai sót, có lẽ do bị chính quyền Trung Cộng tẩy não, nên họ nghĩ Biển Đông là thuộc China. Trước đây, tôi và vài đồng nghiệp đã trả lời phỏng vấn của Nature để phản đối sự lạm dụng khoa học. Bài phỏng vấn cũng gây vài tác động tích cực, nhưng vì có quá nhiều tập san khoa học, mà chúng tôi không thể nào theo dõi hết được. Vì thế, thỉnh thoảng bản đồ đó vẫn xuất hiện trong các tập san khoa học.

Dù lí do gì đi nữa, thì việc công bố bản đồ phi pháp đó là một hình thức xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta, những người Việt quan tâm đến vấn đề này, cần phải cảnh giác và sẵn sàng đáp trả khi chúng công bố bản đồ đường lưỡi bò. Nếu các bạn phát hiện bản đồ phi pháp này ở bất cứ tập san khoa học nào, xin báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một lá thư mẩu dùng để phản đối.

N.V.T

Ps. Trong khi chúng ta đang chống chọi với bọn bành trướng China về bản đồ đường lưỡi bò thì có doanh nghiệp Nhà nước có vẻ thờ ơ. Trong chuyến bay vừa qua, tôi chú ý thấy bản đồ bay của Vietnam Airlines không có ghi Hoàng Sa và Trường Sa, mà thay vào đó là Paracel và Spratly. Tôi hiểu là bản đồ tiếng Anh, nên phải ghi tên bằng tiếng Anh, nhưng tôi nghĩ không có lí do gì chúng ta không mở ngoặc để ghi tên tiếng Việt (Hoàng Sa và Trường Sa) để cho hành khách biết đây là lãnh hải của Việt Nam.

- Bản đồ đường lưỡi bò: tin vui, nhưng đấu tranh vẫn còn tiếp diễn (Nguyễn Văn Tuấn).


- Tết sớm ở ‘Thủ đô’ Trường Sa (Tin tức). - Tết cổ truyền đến sớm với những người lính Trường Sa (TTXVN). - “Báo Thanh Niên với Trường Sa” đến trường học (TN).
- Liên hợp quốc có nhận xét hiếm hoi về Biển Đông (VNE). - Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói về việc Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế (CAND). - Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nói gì về vụ kiện ‘đường chín đoạn’ (PT). - Philippines kiện Trung Quốc – bất ngờ và chưa có tiền lệ (VOV). - Bước đi mạnh mẽ của Philippines về biển Đông (VnEco). - Vụ kiện đường lưỡi bò: Không đàm phán, gặp nhau ở tòa! (PN Today). - Ngoại trưởng Thái Lan, Singapore: Philippines có quyền kiện Trung Quốc(GDVN). - Philippines chuẩn bị gì cho vụ kiện với Trung Quốc? (NLĐ). - Trung Quốc sẽ “phớt lờ” vụ kiện của Philippines? (LĐ).
- Tuần duyên Nhật phun vòi rồng vào tàu Đài Loan (VNE). - Tàu Nhật – Đài lại hỗn chiến trên biển (VNN).

Tàu Nhật phun vòi rồng đuổi tàu Đài Loan
Thanh Niên
(TNO) Con tàu chở các nhà hoạt động người Đài Loan hướng đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào sáng nay, 24.1, đã phải quay đầu trở về sau khi bị tàu tuần duyên Nhật dùng súng phun vòi rồng cản trở. >> Tàu chở người Đài Loan, Hồng Kông hướng ...
Tàu Nhật, Đài Loan 'đấu vòi rồng'BBC Tiếng Việt
Tàu Nhật Bản, Đài Loan “đấu” vòi rồng trên biểnDân Trí
Nhật Bản ngăn chặn tàu Đài Loan vào gần Senkaku/Điếu NgưRFI
- Đài Loan đòi dựng tượng Ma Tổ, ‘trận chiến vòi rồng’ bất ngờ tái hiện ở Hoa Đông (PT). - Tàu Đài Loan bỏ chạy sau khi đấu vòi rồng với tàu Nhật Bản (Infonet).
- Báo Hoàn Cầu: Trung Quốc nhất định cho Nhật bài học! (TP).
- Trung Quốc với những thách thức ở châu Á-Thái Bình Dương (HQ).


- Chiến sỹ Trường Sa vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió (TTXVN). – Hình bóng Tổ quốc và nhân dân (DT). – Tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt trong lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo (QĐND). – Nghe lính Trường Sa kể chuyện Tết (Người Ba Đồn).

- Philippines kêu gọi người dân đoàn kết kiện Trung Quốc (TT). – Một đòn mạnh giáng vào “đường lưỡi bò” phi pháp (TT). - Trung Quốc phản đối đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa quốc tế (VNE). – Philippines: Trung Quốc muốn đàm phán đã quá muộn, gặp nhau ở tòa án! (GDVN). – Trung Quốc phớt lờ đơn kiện của Philippines (Infonet). – Trung Quốc ngấm ‘quả đắng’ cuồng vọng quyền lực (TP).
- TQ cương quyết đàm phán song phương (BBC). – Biển Đông và Tòa án quốc tế (ĐĐK). – Bắc Kinh bác quyền tài phán của tòa án quốc tế (PLTP). – Nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông (Canberra Times/ TCPT).
- Nhật – Trung: Càng đối thoại càng căng thẳng (Infonet).
- Quan chức quân đội TQ: Mỹ là hổ, Nhật là sói, Úc là cừu! (TP).- Campuchia mua máy bay trực thăng quân sự của Trung Quốc (VOA).
- Trung Quốc đổ tiền đi khắp thế giới (Infonet). – Nguyên nhân chủ quan khiến Trung Quốc không thể vượt Mỹ (Infonet). – Trung Quốc diễn tập đánh chìm tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa? (DT).
- CHDCND Triều Tiên: Thề dựng lá chắn hạt nhân (CATP). – Triều Tiên lên án các biện pháp chế tài của LHQ (PT). – Cơ hội hòa bình càng xa vời (ĐĐK).
- Một thoáng về đất nước Miến Điện (RFA).

--Mắc Mât, Mộc Miên, Miên Viễn và Mật Miên

--Nga bán hẳn 40 máy bay Su-35 cho Trung Quốc

- Liên Hợp Quốc sẽ ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên (VNE).- Trung Quốc ra sức kiềm chế về Triều Tiên (VNN). - Triều Tiên dọa thử hạt nhân: Tìm hiểu thái độ của Trung Quốc (DT). - Triều Tiên bác tin Kim Jong-un phẫu thuật thẩm mỹ (VNE).

Hé lộ vũ khí khủng trên tàu Kilo thứ hai của VN
Triều Tiên xác nhận sẽ thử hạt nhân nhắm vào nước Mỹ
Asia’s Other Island Spat…Between Japan and Russia
theDiplomat.com

The Next War
RealClearWorld

-=-Did China Test its “Carrier-Killer?”
theDiplomat.com

Premiere Today: Mars Exploration Film
Tới lượt Úc bị TQ cảnh báo giữa tranh chấp


Phó thị trưởng Fountain Valley phản đối mời phái đoàn CSVN
Nguoi Viet Online
Ông Michael Võ, phó thị trưởng Fountain Valley, cho biết ông đã viết thư phản đối việc Phòng Thương Mại định mời một phái đoàn thương mại và một phái đoàn chính quyền ở Việt Nam đến thăm cơ quan này trong những ngày tới.

Tổng số lượt xem trang