Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Bầu cử ở Miến Điện - Chừng nào Việt Nam?

--TRẦN TRUNG ĐẠO: Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?

TRẦN TRUNG ĐẠO·WEDNESDAY, NOVEMBER 18, 2015

Cuộc bầu cử Quốc Hội tại Miến Điên vừa qua đã diễn ra trong tương đối tự do sau 25 năm với phần thắng lớn nghiêng về phía Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi. Hơn ba phần tư trong số 84% số phiếu bầu được kiểm, đã bầu cho NLD. Đảng Union Solidarity and Development Party (USDP) với sự hậu thuẫn của quân đội chỉ chiếm được 5% số phiếu. Đương kim Tổng Thống Miến Điện Thein Sein, một tướng lãnh đã dành 40 năm trong quân ngũ, c tuyên bố sẽ chấp nhận ý dân về kết quả của cuộc bầu cử.

Ngoại trừ Trung Cộng, thế giới ca ngợi bà Aung San Suu Kyi và TT Thein Sein vì những đóng góp của họ cho tiến trình chuyển tiếp dân chủ trong hòa bình tại Miến.
Một chủ đề đang được thảo luận khá hăng say trên các mạng xã hội, Việt Nam đang thiếu ai.
Phải chăng Việt Nam đang thiếu một Aung San Suu Kyi tài ba, can đảm, kiên trì với mục đích dân chủ hóa đất nước?
Phải chăng Việt Nam đang thiếu một Tổng Thống Thein Sein thức thời, thấy được hướng đi của đất nước trong thời đại toàn cầu, có khuynh hướng dân chủ, thân Tây Phương và ý thức hiểm họa Trung Cộng tại Á Châu?
Nhìn chung, đa số cho là Việt Nam đang thiếu một lãnh tụ tài ba, can đảm, uy tín cả quốc nội lẫn quốc tế như Aung San Suu Kyi. Một số khác cho rằng Việt Nam thiếu một Thein Sein có uy tín trong quân đội và cũng không có quá khứ bàn tay dính máu đồng bào như một số tướng lãnh cai trị Miến Điện trước ông. Một số khá đông cho rằng Việt Nam cần có cả hai mới có thể dẫn tới một cách mạng dân chủ ôn hòa, không đổ máu, và một tương lai tốt đẹp cho các thành phần trong xã hội.
Nhưng phân tích cho cùng, những người mà Việt Nam thiếu nhất không không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà là Nhân dân.
Nhân dân, theo định nghĩa về pháp lý, là những người sinh ra hay được thừa nhận của một đất nước, có những quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm phải hoàn thành đối với đất nước, và trong quan điểm dân tộc, là những người cùng chia sẻ một sắc tộc, lịch sử, nền văn hóa, ngôn ngữ và nguồn gốc.
Bà Aung San Suu Kyi có trí tuệ sáng suốt và can đảm khi chấp nhận được tự do mặc dù nhiều bạn chiến đấu của bà còn ở trong tù. Đừng quên, suốt 20 năm trước đó bà đã từ chối tự do cho bản thân bà. Lần này, bà biết được ý định của Tổng Thống Thein Sein muốn chuyển hóa đất nước sang dân chủ một cách hòa bình vì dân chủ là cánh cửa duy nhất để Miến Điện có thể đuổi kịp các nước trong vùng và hội nhập vào thời đại toàn cầu hóa.
Nhưng dù tài ba, đảm lược, có tầm nhìn xa bao nhiêu bà Aung San Suu Kyi cũng không thể vực dậy một dân tộc không có khả năng đứng lên. Kết quả cuộc bầu cử tại Miến Điện hiện nay là kết quả của bao hy sinh xương máu mà nhân dân Miến đã đổ xuống từ 1962, 26 năm trước khi bà Aung San Suu Kyi tham gia phong trào dân chủ Miến. Tương lai Miến Điện vẫn còn rất khó khăn nhưng cũng đầy hy vọng.
Nelson Mandela cũng thế. Đêm 10 tháng 1, 1990 của Nelson Mandela tại nhà tù Victor Verster hẳn là một đêm trăn trở. Sau 3 năm đàm phán, phần lớn là bí mật từ nhà tù và ngay cả các bạn chiến đấu thân cận nhất cũng không biết, ngày hôm sau ông sẽ được trao trả tự do. Với ông, tự do chỉ là bước đầu tiên trong hành trình hòa giải quốc gia đầy gian nan mà ông vừa mới lên đường.
Dù Nelson Mandela đã thức tỉnh trong nhà tù và chọn lựa một phương pháp đấu tranh mới nhưng liệu nhân dân Nam Phi và chiến hữu của ông có thức tỉnh như ông không. Nelson Mandela nghĩ đúng và chọn lựa đúng. Hơn 60% nhân dân Nam Phi thức tỉnh, các bạn chiến đấu của ông trong African National Congress thức tỉnh và điều này đã dẫn tới chiến thắng của ANC trong cuộc bầu cử ba năm sau.
Nếu Nelson Mandela hay Aung San Suu Kyi là người Việt Nam rồi hai vị đó cũng chỉ là những tiếng kêu thương trong cô đơn tuyệt vọng. Hai ngọn gió thổi qua không làm nên bão tố cách mạnh, họ sẽ bị tù và có thể rồi sẽ chết trong tù. Lý do, như đã viết ở phần trên, bởi vì Việt Nam chưa có khối nhân dân đủ mạnh để làm hậu thuẫn cho một Nelson Mandela Việt Nam hay một Aung San Suu Kyi Việt Nam.
Do đó, không lạ gì khi thấy Đảng CSVN rất coi thường người Việt trong nước.
Tin tức về bầu cử dân chủ tại Miến rất hạn chế phổ biến tại Trung Cộng. Biến cố Thiên An Môn cho lãnh đạo Trung Cộng thấy sức mạnh của nhân dân. Theo Foreign Affairs số tháng 6, 2015, chỉ riêng đối ngoại, Trung Cộng dành một ngân sách 10 tỉ đô la một năm cho mục đích tuyên truyền. Ngân sách dành để kiểm soát 1.3 tỉ dân tại lục địa không kiểm chứng được nhưng chắc chắn cao hơn nhiều. Cơ quan Thông tin thuộc Hội Đồng Nhà Nước tại Bắc Kinh có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các phương tiện văn hóa thông tin của Trung Cộng trong đó gồm Nhân Dân Nhật Báo, Global Times, truyền hình trung ương, Tân Hoa Xã. Ám ảnh bởi biến cố Thiên An Môn, đảng CSTQ che đậy mọi tin tức liên quan đến dân chủ ngoại trừ những bản tin ngắn phải loan vì liên quan đến chính sách đối ngoại.
Lãnh đạo CSTQ làm vậy vì họ rất sợ nhân dân nổi dậy.
Ngay cả Kim Jong-un cũng sợ nhân dân. Người dân Bắc Hàn hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra tại Miến Điện. Bắc Hàn là chiếc lồng sắt và người dân không biết gì ngoài những tin do cơ quan thông tin chính thức của đảng loan ra. Chính phủ Bắc Hàn không chỉ hạn chế tin tức mà còn thay đổi nội dung để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của đảng. Korean Central News Agency là cơ quan duy nhất tại Bắc Hàn có quyền hạn về tin tức. Các báo chí, truyền thanh, truyền hình đều nhận tin từ cơ quan này.
Kim Jong-un kiểm soát chặt chẽ đến mức như vậy cũng chỉ vì y sợ người dân nổi dậy.
Việt Nam thì khác. Các báo chí đảng và nhà nước CS tương đối thoải mái trong việc loan tin về bầu cử tại Miến Điện. Các báo Nhân Dân, Lao Động, Thanh Niên, VNExpress v.v. đều loan tin về bầu cử tại Miến, ca ngợi bà Aung San Suu Kyi. Báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của đảng CS không chỉ loan tin mà đăng cả hình ảnh nhân dân Miến Điện vui mừng chiến thắng của NLD trong cuộc bầu cử dân chủ.
Đảng CSVN đánh giá người Việt Nam thấp như vậy chỉ vì họ biết Việt Nam có 92 triệu người đang sinh sống, trong đó 60% là trong tuổi lao động, nhưng có rất ít “nhân dân”.
Ngoài một số nhóm nhỏ đang hoạt động dưới dạng tôn giáo, tranh đấu trong phong trào dân oan và dấn thân trong các tổ chức xã hội dân sự, phần còn lại của năm mươi lăm triệu người trong tuổi lao động không biết đòi quyền lợi, không ý thức về quyền hạn và không quan tâm đến trách nhiệm phải hoàn thành đối với đất nước họ, đối với tương lai con cháu họ.
Đại đa số sống theo chủ nghĩa định mệnh tất định, nhắm mắt đưa chân. Với số người này đảng là mùa xuân mai nở, mùa hạ ve kêu, là nắng mưa, là bão lụt, là động đất.
Một số hiểu được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp để sống một cuộc sống ích kỷ cho bản thân và gia đình được an nhàn, chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước.
Một số khác hoàn toàn bị tẩy não để tin vào đảng cuồng nhiệt, bịnh hoạn như những tín đồ tà đạo, phát biểu như bị ma nhập trong những phim kinh dị.
Để có một cuộc cách mạng dân chủ thật sự, phải tập trung nhiều hơn nữa vào việc xây dựng tầng lớp nhân dân không chỉ có tình cảm yêu nước mà còn thể hiện lòng yêu nước bằng hành động.
Có người sẽ hỏi làm thế nào để có nhân dân?
Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi phong trào, mỗi đoàn thể đấu tranh cho dân chủ Việt Nam có khả năng riêng và nhắm vào các thành phần xã hội khác nhau. Do đó, không có một phương pháp nào độc nhất mà là tất cả các phương pháp có khả năng tác động vào mọi lãnh vực của đời sống và nhận thức của người Việt Nam. Tất cả cố gắng của người Việt Nam từ nhiều ngã, nhiều giới, nhiều thế hệ có thể khác nhau miễn là cùng dẫn tới một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử: cách mạng dân chủ tại Việt Nam.



Trần Trung Đạo-





Son Tran

MỘT BÀI HỌC LỊCH SỬ
Lý do vẫn thường được viện dẫn để giải thích tại sao chúng ta bị người Pháp thôn tính là: vì ta thiếu vũ khí và kỹ thuật tói tân. Chúng ta có vẻ hài lòng với giải thích đó, nhưng khi sự thôn tính đó diên ra một cách quá dễ dàng thì vũ khí không giải thích tất cả. Vũ khí ngay cả thêm kỹ thuật tổ chức quân đội, cũng không thể giải thích thất bại quá hổ nhục của ta.
Để đánh thành Hà Nội do Nguyễn Tri Phương có chuẩn bị trước để phòng vệ, người Pháp đã chỉ cần 170 quân và họ hạ thành Hà Nội trong nháy mắt, bắt sống Nguyễn Tri Phương. Lần thứ hai, họ đem một số quân đông gấp ba, gần 500 người, nhưng lần này Hoàng Diệu không kháng cự mà tự tử để quân Pháp chiếm thành. Để chiếm Hải Dương, quân Pháp đã chỉ cần 15 người lính bắn vài phát súng là xong. Quân nhà Nguyễn đã không kháng cự chứ không phải đã thua trận. Tại Ninh Bình chúng ta còn nhục nhã hơn nhiều. Một viên thiếu úy dẫn bảy tên lính tới thành. Tổng đốc Nguyễn Đức Tuân và toàn bộ quân sĩ Việt nam phải hạ khí giới, quì xuống hai bên đường đầu hàng.
Trước đó, Jean Dupuis, một lái buôn với vài tên lính đánh thuê do y tuyển dụng đã có thể làm mưa làm gió mỗi lần đưa tàu buôn ra Bắc. Các quan lại Việt nam tại Hà Nội mỗi khi thấy tàu Dupuis tới gần phải chạy trước, sợ y bắt và nọc ra đánh.
Nếu bảo rằng ta thua vì không có vũ khí thì tại sao vài ngàn quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc lại hai lần đánh bại quân Pháp một cách dễ dàng, chém đầu viên chỉ huy Pháp? Mà Lưu Vĩnh Phúc có đánh lén đâu. Trong lần Henri Rivière ra Hà Nội, cũng là lần Pháp đem lực lượng hùng hậu nhất, trên 500 người, Lưu Vĩnh Phúc đem quân đến sát Hà Nội, đóng doanh trại, gởi chiến thư gọi Rivière ra đánh. Cách đối địch này chẳng có gì là độc đáo. Henri Rivière đem quân ra. Quân Cờ Đen xông tới tàn sát quân Pháp, chém Henri Rivière, đem bêu đầu. Năm đó là năm 1872.
Trước đó, đầu thế kỷ 19, giữa lúc Pháp hùng mạnh nhất về quân sự, với hoàng đế Napoléon I làm bá chủ cả châu Âu, thì những người nô lệ da đen trên đảo Haiti nổi dậy thành lập một quốc gia độc lập thách thức đế quốc Pháp. Napoléon I đã cử một hạm đội hùng hậu gồm 86 chiến thuyền và 34.000 lính thủy dưới sự chỉ huy của đô đốc Leclerc, em rể Napoléon I, sang chinh phạt. Dưới quyền đô đốc Leclerc là 13 trung tướng và 27 thiếu tướng. Đạo quân hùng hậu và tinh nhuệ này còn mang theo một đàn chó trận được tập luỵện để săn người da đen. Chúng sử dụng những biện pháp cực kỳ tàn bạo, treo cổ, nhận nước cho chết, thả tù nhân cho chó ăn thịt, v.v... Nhưng những người da đen đơn sơ đã chống trả, họ đã đánh tan đạo quân này trong thời gian không đầy hai năm, buộc quân Pháp phải đầu hàng. Lúc đó tổng số người da đen tại Haiti chưa tới nửa triệu người.
Thành tích này thật nổi bật so với Việt nam. Lúc đó chúng ta đã có khoảng xấp xỉ mười triệu dân, đã có một lịch sử dài với nhau quá khứ chống ngoại xâm và mở mang bờ cõi rất oanh liệt. Quân Pháp sang chiếm nước ta cũng chỉ vài ngàn người với phương tiện thô sơ, mỗi lần ra Bắc họ chỉ đem vài trăm lính dưới sự chỉ huy của những sĩ quan trung cấp.
Vũ khí kỹ thuật tổ chức, ngay cả số đông cũng không phải là tất cả. Chúng ta thua, và thua rất nhục nhã, chỉ vì tinh thần dân tộc của chúng ta không còn. Mỗi lần quân Pháp ra đánh Bắc Hà, dân chúng kéo nhau đi xem quân Tây và quân Nam đánh nhau như những người bàng quan. Các vua nhà Nguyễn đã chỉ coi miền Bắc và miền Nam như những vùng đất xa xôi. Các chính sách hà khắc, giết hại công thần, cấm đạo đã làm tan vỡ hoàn toàn đồng thuận dân tộc. Nước Việt nam vào giai đoạn đó chỉ còn là một hư cấu và vì thế nó đã mất hết sức tự vệ.
Từ đó đến nay chúng ta có xây dựng cho lòng yêu nước mạnh hay không? Một cách ngược đời, giai đoạn Pháp thuộc đã làm tăng trưởng tinh thần quốc gia và lòng yêu nước. Ba yếu tố đã đóng góp vào sự tăng trưởng này. Một là sự hổ nhục vì bị đô hộ bởi một số ít thực dân, thuộc một chủng tộc khác và đến từ phương xa, đã gây ra một phản ứng liên đới giữa những người cùng chung nòi giống và văn hóa. Hai là do tiếp xúc với phương Tây, chúng ta đã tiếp thu được ý thức quốc gia, một ý thức trước đó chúng ta chỉ có một cách mơ hồ và người phương Tây cũng chỉ khám phá trước chúng ta không bao lâu; tôi sẽ còn trở lại vấn đề này trong những trang sắp tới. Ba là thời Pháp thuộc đã đem lại phồn vinh, và do đó một sinh lực mới cho cộng đồng dân tộc.
Sức mạnh mới đó đã khiến dân ta quật khởi vùng lên giành chủ quyền. Đảng cộng sản đã vận động được lòng yêu nước đó để dựa vào chiêu bài giải phóng dân tộc mà tranh đấu cho chủ nghĩa cộng sản và họ cũng đã giáng một đòn chí tử vào lòng yêu nước vừa mới có được một sức mạnh. Lần đầu tiên ở nước ta xuất hiện một lực lượng không kêu gọi đoàn kết dân tộc mà kêu gọi hận thù giữa dân tộc. Tiếng gọi đấu tranh giai cấp về thực chất là một tiếng gọi nội chiến, một tiếng gọi giải thể quốc gia, thay thế tinh thần quốc gia bằng tinh thần giai cấp. Sau đó chính sách toàn trị của họ đã biến đất nước thành của riêng một đảng - như ngày trước nó là của riêng một dòng vua - và trục xuất đại khối dân tộc khỏi định mệnh đất nước. Đã thế, đảng cầm quyền lại còn áp dụng vô số biện pháp phân loại dân chúng và phân biệt đối xử. Những đỗ vỡ và thất vọng kéo dài quá lâu đã làm sụp đổ lòng yêu nước của người Việt.
Ngày trước, chính sự suy sụp của tinh thần dân tộc đã khiến chúng ta thua một cách hỗ nhục dưới tay người Pháp chứ không phải vì người Pháp mạnh. Ngày nay cũng chính sự suy sụp tinh thần dân tộc đã khiến chung la không tự giải phóng được khỏi tay đảng cộng sản chứ không phải vì chế độ cộng sản mạnh. Có những lúc mà những bài học lịch sử thật đáng suy ngẫm.
NGUYỄN GIA KIỂNG
(Tổ Quốc Ăn Năn)






-Bầu cử ở Miến Điện - Chừng nào Việt Nam?

Lý Thái Hùng


Tuy chưa có kết quả kiểm phiếu sau cùng, nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (National League for Democracy = NLD) do bà Ang San Suu Kyi lãnh đạo sẽ chiếm đa số trong quốc hội. Ông Htay Oo, quyền chủ tịch đảng cầm quyền là đảng Đoàn kết và thống nhất (USDP) đã tuyên bố thua trong cuộc bầu cử.

Chiến thắng ngoạn mục này, một lần nữa đã tái diễn lần thứ hai sau 25 năm đấu tranh cam go của lực lượng dân chủ Miến Điện kể từ cuộc bầu cử bị phe quân phiệt bức tử vào năm 1990. Diễn biến này hy vọng sẽ mở ra một vận hội mới cho dân tộc Miến trên con đường dân chủ hóa đất nước.

Nhìn vào diễn tiến bầu cử ở Miến Điện, nhiều người mong muốn được diễn ra tương tự ở Việt Nam. Nhưng từ ước muốn đến hiện thực sẽ phải trải qua nhiều nỗ lực tranh đấu mà chúng ta cần rút tỉa từ chặng đường đấu tranh 25 năm qua của đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ, như một bài học cần suy nghiệm.

Bầu cử 1990

Sau cuộc nổi dậy đẫm máu vào ngày 8/8/1988, Miến Điện một lần nữa rơi vào tay của nhóm quân phiệt mới. Nhưng chính biến cố này đã buộc các lực lượng dân chủ Miến Điện phải ngồi lại thành lập một liên minh chính trị thống nhất thì mới có thể đối đầu với chính quyền quân phiệt.

Ngày 27/9/1988, đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ đã ra đời và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm người lãnh đạo.

Do những áp lực của quốc tế, chính quyền quân phiệt Miến đã phải đồng ý tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do ngày 27/5/1990 với 93 đảng phái chính trị tham gia mà đa số là những đảng phái do các nhóm sắc tộc thành lập để tranh đấu cho quyền lợi của họ.

Có tất cả 2.297 ứng viên ra tranh 492 ghế đại biểu. Điều bất ngờ là đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ chiếm 382/492 ghế (đạt tỷ lệ 80%) số phiếu bầu. Trong khi những đảng còn lại, kể cả đảng thân chính quyền chỉ chiếm từ 2 đến 10 ghế.

Phe quân phiệt đã choáng váng với kết quả này nên tuyên bố hủy kết quả bầu cử và bắt giữ tất cả những thành viên của đảng NLD.

Riêng bà Aung San Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia ngay từ trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà đã bị chính quyền quân phiệt Miến quản thúc trong suốt 21 năm và được thả ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11/2010.

Tuy tập đoàn quân phiệt Miến đã dùng vũ lực khống chế các thành viên lãnh đạo của đảng NLD, nhưng nhờ hạ tầng vững chắc và nhất là sự yểm trợ mạnh mẽ của giới trí thức và sinh viên Miến ở nước ngoài, nên NLD vẫn duy trì sự hoạt động.

Bầu cử 2015


Đảng NDL của bà Ang San Suu Kyi tham dự và giành chiến thắng ngoạn mục một lần nữa trong cuộc tuyển cử năm 2015, đến từ ba yếu tố chính:

Thứ nhất là sự đấu tranh kiên trì của đảng NDL và bà Aung San Suu Kyi cương quyết không hợp tác với chế độ quân phiệt từ năm 1990 kéo dài đến năm 2011. Trong suốt thời gian này tuy nhóm quân phiệt sửa đổi hiến pháp (năm 2008) và tổ chức bầu cử quốc hội đa đảng (2010) nhưng chỉ có đảng Liên minh đoàn kết và phát triển (USDP) của tập đoàn quân phiệt độc diễn. Do đó mà ảnh hưởng của đảng NDL vẫn tiếp tục lan tỏa trong lòng nguời dân Miến như một sự kỳ vọng lớn cho khát vọng dân chủ.

Thứ hai là Tổng thống Thein Sein, chủ tịch đảng USDP sau khi nhậm chức Tổng thống vào tháng 3/2011 đã tiến hành một số biện pháp cải cách chính trị. Cụ thể là ông Thein Sein đã cho người đối thoại với đảng NLD và dàn xếp cuộc gặp bà Aung San Suu Kyi vào ngày 15/8/2011 để kêu gọi bà và đảng NDL hợp tác phát triển Miến Điện. Thay vào đó, chính quyền Miến công nhận sự hoạt động hợp pháp của đảng NDL. Ông Thein Sein còn tiến hành việc trả tự do hàng loạt các tù nhân lương tâm và từng bước tháo gỡ các cấm đoán về tự do báo chí, tự do lập hội, tự do thành lập công đoàn v, v…

Thứ ba là đảng NDL đã tham dự cuộc bầu cử bổ khuyết 2012 nhằm bổ sung 45 ghế còn trống (gồm 37 ghế Hạ viện và 6 ghế Thượng viện và 2 ghế tại các cơ quan lập pháp cấp khu vực và tiểu bang). Qua cuộc bầu cử này, bà Ang Suu Kyi và đảng NDL đã giành được 44 ghế trong số 45 ghế ở nơi các cuộc bầu cử được tổ chức. Mặc dù chỉ chiếm một thiểu số nhỏ trong Quốc hội gồm 664 ghế, nhưng đảng NDL có tiếng nói đáng kể, đặc biệt là sự hiện diện của bà Aung San Suu Kyi đã thu hút sự chú ý của người dân và cộng đồng quốc tế.

Từ những thuận lợi trong tiến trình đấu tranh nói trên, đảng NDL đã bắt đầu phục hồi và đặt trọng tâm xây dựng hạ tầng cơ sở trong quần chúng trong hai năm 2013 và 2014, nhằm chuẩn bị cuộc bầu cử 2015.

Với kết quả kiểm phiếu sơ khởi hiện nay, đảng NDL có nhiều xác xuất nắm quyền điều hành chính phủ gồm có 30 bộ. Miến Điện không có Thủ tướng; Tổng thống điều hành trực tiếp chính phủ và đại diện quốc gia.

Tuy nhiên chức vụ Tổng thống theo hiến pháp phải do quốc hội chọn lựa từ 3 ứng viên do Hạ viện, Thượng viện và khối đại biểu quân đội đề cử. Sau đó, toàn thể quốc hội sẽ bỏ phiếu kín và ứng viên được cao phiếu nhất sẽ là Tổng thống, hai người còn lại làm phó tổng thống.

Tân quốc hội sẽ nhóm họp đầu tiên vào cuối tháng 1/2016 đến tháng 2 sẽ bầu Tổng thống và đến tháng 3/2016 người được quốc hội chọn sẽ nhậm chức Tổng thống.

Có ba nhân sự có nhiều tiềm năng trở thành Tổng thống Miến sau tháng 3/2016 là ông Thein Sein (đương kim Tổng Thống), Tướng Min Aung Hlaing (Tổng tư lệnh quân đội); ông Tin Myo Win (nhân vật thứ 2 trong đảng NDL sau bà Ang San Suu Kyi).

Bà Aung San Suu Kyi không thể trở thành Tổng thống trong nhiệm kỳ này vì một điều khoản trong hiến pháp 2008, nhóm quân phiệt đã cấm những cá nhân kết hôn với người nước ngoài hoặc có con cái không mang quốc tịch Miến không được phép ứng cử tổng thống. Bà Aung San Suu Kyi kết hôn với người chồng quốc tịch Anh và hai con trai của bà mang quốc tịch Anh.

Tương lai Miến Điện

Nếu đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi chiếm 75% ghế quốc hội, thì đảng này chắc chắn sẽ sửa hai điều quan trọng trong hiến pháp 2010 (hiến pháp hiện hành quy định là phải có 75% phiếu dân biểu tán đồng mới được tu chính), đang cản trở rất lớn các nỗ lực dân chủ hóa Miến Điện.

Thứ nhất là bãi bỏ điều 56 (f) trong hiến pháp Miến Điện, là điều khoản cấm không cho bà Aung San Suu Kyi ra tranh cử tổng thống. Điều khoản này qui định rằng người hôn phối hoặc con cái của ứng cử viên tổng thống, hoặc người hôn phối của con cái không được mang quốc tịch nước ngoài.

Thứ hai là bãi bỏ quy chế dành riêng 25% ghế trong quốc hội cho giới quân đội. Hiện nay, đại biểu quân đội có 56 ghế/224 ghế ở Thượng viện và 110 ghế/440 ghế ở Hạ viện. Tổng cộng chiếm 166 ghế/664 ghế bao gồm Thượng và Hạ viện.

Sự thắng thế của đảng NLD sẽ tạo ra một nền chính trị “cộng sinh” giữa dân chủ và quân phiệt trong 5 năm tới. Phe quân đội sẽ liên kết với đảng USDP để tìm cách ngăn cản những đề nghị cải sửa hiến pháp; nhưng nếu NLD khôn khéo tạo cho tập thể quân đội sự an tâm, để họ trở về đúng chức năng “bảo vệ” đất nước sẽ giúp cho Miến Điện tiến những bước rất lớn trên con đường cải cách.

Nỗ lực này nằm trên vai trách nhiệm của bà Ang San Suu Kyi. Vì thế bà đã quyết định không vận động để ra làm Tổng thống mà muốn đóng vai trò của người hòa giải.

Mục tiêu của bà Ang San Suu Kyi là muốn sớm chấm dứt giai đoạn “cộng sinh” giữa dân chủ và quân phiệt để bước sang thể chế dân chủ. Nếu bà Ang San Suu Kyi thực hiện được trong 5 năm tới, bà sẽ tiếp nối thân phụ trở thành anh hùng của người dân Miến ở Thế Kỷ 21.

Việt Nam chừng nào?

Tháng 4/2010, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã viếng thăm Miến Điện, một tuần trước khi CSVN đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh khối ASEAN tại Hà Nội.

Trong chuyến viếng thăm này, khi trao đổi với ông Thein Sein, lúc đó đang là Thủ tướng Miến Điện, Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi Miến Điện nên mở rộng dân chủ và tổ chức bầu cử đa đảng sớm.

Miến Điện đã tổ chức bầu cử tháng 11/2010 và ông Thein Sein từ Thủ tướng được bầu lên làm Tổng thống, trở thành một nhà cải cách, tạo một bước tiến rất lớn trên con đường dân chủ hóa Miến Điện.

Trong khi đó, người đưa ra lời khuyên thì lại tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc tài với quyết tâm không chấp nhận dân chủ đa đảng.

Nhưng với sự xuất hiện đa dạng của các tổ chức xã hội dân sự và nhất là sự mở rộng mạng thông tin lề phải trong những năm gần đây, phong trào dân chủ tại Việt Nam đang có những bước tiến khởi sắc.

Tuy nhiên, để tạo những bước đột phá cần thiết, đã đến lúc phong trào dân chủ cần có hai nỗ lực:

Thứ nhất là xây dựng một liên minh chính trị như các lực lượng đối lập Miến Điện đã ngồi lại thành lập Liên minh quốc gia vì dân chủ vào năm 1988 để tạo những áp lực lên tập đoàn quân phiệt, đưa đến cuộc tổng tuyển cử 1990. Đương nhiên diễn trình đấu tranh ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng xây dựng sức mạnh chung trong một liên minh chính trị là nhu cầu cần thiết giống nhau.

Thứ hai là tổ chức một hạ tầng quần chúng để có thể tạo thế liên kết đấu tranh giữa các địa phương và nhất là giải tỏa những áp lực của công an đè nặng lên một địa phương, giúp cho sức phản kháng có thể lan tỏa trên toàn quốc. Đây là nền tảng của đấu tranh bất bạo động và đảng NLD đã áp dụng nhuần nhuyễn trong những năm 2012 đến 2014 để phát triển hạ tầng, dành thắng lợi cho cuộc bầu cử 2015 vừa qua.

*

Nhìn kết quả bầu cử tại Miến Điện, nhiều người Việt Nam đã tự hỏi rằng dân ta chừng nào mới có thể cầm lá phiếu trong tay để được tự do chọn lựa người mà mình tin tưởng?

Cuộc chiến đấu của người dân Miến đã kéo dài 25 năm để dành lại thắng lợi mà họ đã bị cướp đoạt từ năm 1990. Dân ta đã tốn hơn nửa thế kỷ tranh đấu nhưng chưa cầm được lá phiếu tự do.

Nếu không tích cực góp phần giải quyết hai nỗ lực nói trên, chúng ta khó theo kịp dân tộc Miến - không chỉ trên con đường dân chủ hóa mà cả nỗ lực canh tân trong thập niên tới. Nên nhớ Miến Điện từng là quốc gia có mức phát triển tương đương với miền Nam Việt Nam vào thập 1960. Nay họ đang từng bước thoát ách quân phiệt, sẽ vươn lên thành một quốc gia nhất nhì Đông Nam Á.Lý Thái Hùng






-Gian Nan Sau Bầu Cử Tại Miến Điện
Hùng Tâm - Hồ Sơ Người Việt 151111
Hiện Trường Miến Điện Là Một Ác Mộng Của Dân Chủ
* Thần tượng Aung San Suu Kyi - Được bao lâu? *

Hôm Chủ Nhật mùng tám vừa qua, hơn 30 triệu cử tri Miến Điện đã đi bầu, một biến cố có ý nghĩa lịch sử khi xứ này đang trên đường chuyển hóa sang một chế độ dân chủ kể từ năm 2011. Lưỡng viện Quốc hội Miến có tổng cộng 664 ghế dân biểu nghị sĩ. Các tướng lãnh và đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển (Union Solidarity and Development Party - USDP) đề cử 25% số ghế, là 166. Còn lại, 498 ghế được dành cho cử tri chọn lựa.

Muốn tu chính Hiến pháp, Quốc hội phải có trên 75% số ghế, vì vậy giới tướng lãnh vẫn kiểm soát được độ mở lẫn đà chuyển hóa của xã hội. Trước đây, Miến Điện có chế độ độc tài quân phiệt. Ngày nay thì họ gỡ được chữ quân phiệt - Tổng thống đương quyền Thein Sein là một tướng hồi hưu! - đã chấp nhận tự do bầu cử và cho người dân chút quyền chọn lựa.

Hôm Chủ Nhật, người dân đã chọn đại diện của 91 đảng chính trị cho 498 ghế được dành cho dân. Dù kết quả chính thức của ngần ấy quận hạt bầu cử chưa được công bố, đảng đối lập mạnh nhất là Liên minh Quốc gia cho Dân chủ (National League for Democracy – NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã thắng lớn, với tỷ lệ hơn 70% và được các tướng lãnh gửi lời mừng.

Sau đó là gì? Hồ Sơ Người-Việt xin tìm hiểu chuyện ấy.…



Hai Mươi Lăm Năm Trước

Nhìn trong viễn cảnh dài thì chế độ quân phiệt Miến đã chuẩn bị cuộc bầu cử này từ 25 năm trước!

Vì sự bế tắc của quốc gia từ khi các tướng lãnh nắm quyền tuyệt đối từ năm 1962, chế độ bắt đầu buông tay thật nhẹ khi cho phong trào chống đối được quy tụ vào một chính đảng là đảng NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vào năm 1988. Sinh năm 1945, bà là con gái Tướng Aung San, vị anh hùng thời đấu tranh giành độc lập từ tay Đế quốc Anh. Hai năm sau, chế độ cho tổ chức bầu cử và hết hồn khi đảng NLD đã chiếm gần 80% số ghế được thả cho dân chọn.

Hậu quả là chế độ hốt hoảng, hủy bỏ kết quả bầu cử năm 1990, giải tán đảng NLD và tống giam cả trăm đảng viên cao cấp, kể cả bà Aung San Suu Kyi. Chính hành động này mới khiến bà Suu Kyi nổi danh thế giới, được Giải Nobel Hòa Bình năm 1991 trong khi Miến Điện bị thế giới cô lập và kinh tế trôi vào khủng hoảng.

Hai chục năm sau, chế độ lại cho bầu cử vào năm 2010 nhưng đảng NLD tẩy chay bầu cử trong khi giới tướng lãnh tìm cách mở cửa lần thứ nhì, kể từ năm 2011. Trong cuộc bầu cử bán phần vào năm 2012 để chọn người cho 44 ghế mà chế độ thả ra cho dân, đảng NLD tham gia bầu cử và chiếm 43 ghế, bà Suu Kyi trở thành Dân biểu từ đó. Việc đảng NLD vào Quốc hội và bà Suu Kyi trở thành một nhân vật lãnh đạo đã cho chế độ một chút chính danh và thoát dần tình trạng cô lập. Miến Điện nhận được đầu tư của quốc tế và chuyển hóa thật chậm, có thể là quá chậm nhìn theo quan điểm của đối lập, nhưng an toàn hơn, nhìn theo qua điểm của các tướng lãnh và tay chân thân tộc trong hệ thống kinh tế…

Mục Tiêu Của Các Tướng


Ngay từ năm 2003, giới tướng lãnh đã vẽ ra lộ trình chuyển hóa đất nước qua chế độ dân chủ có kỷ luật. Đó là “Roadmap to Discipline-Flourishing Democracy”. Muốn hiểu ra động lực ấy, ta cần nhớ rằng Miến Điện là một quốc gia rất khó cai trị.

Về địa dư thì ngoài lưu vực phì nhiêu của sông Irrawaddy chảy dọc từ Bắc xuống Nam ra tới biển Adaman bên Ấn Độ Dương – chiếm hơn phân nửa diện tích quốc gia – thì các rặng núi và cao nguyên vây quanh ba mặt là nơi sinh hoạt của các sắc dân thiểu số, hoặc bàn đạp cho các đợt đổ quân xuống bình nguyên để tranh hùng với dân sắc dân Miến. Cũng từ ba mặt Tây, Bắc, Đông, xứ Miến Điện bị các cường quốc khác tấn công hay khuynh đảo nhờ bàn tay của các sắc dân thiểu số rất thiện chiến. Đã vậy, về lịch sử, Đế quốc Anh đưa dân thiểu số vào nắm quân đội và an ninh, để dân Miến chỉ đảm nhiệm vai trò kinh tế và hành chánh.

Sau khi giành lại được độc lập từ năm 1947, dân Miến đã muốn sửa lại tình trạng thất quân bình ấy và nắm lấy quân đội. Một thế hệ sau, quân đội nắm lấy quyền và xây dựng “xã hội chủ nghĩa” với màu sắc cộng sản làm kinh tế khủng hoảng, mức sống sa sút. Bài toán nghiêm ngặt cho họ là các vùng hiểm trở vây quanh thung lũng Irrawaddy lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên làm giàu cho các sắc dân thiểu số và các nước lân bang như Thái Lan và nhất là Trung Quốc.

Từ năm 1962, chế độ quân phiệt tự đề ra nhiệm vụ là đẩy phiến quân thiểu số ra khỏi vùng ngoại vi hiểm trở mà giàu tài nguyên và không cho hình thành những lực lượng đối lập võ trang hay chính trị.

Nhưng chánh sách độc đoán và hà khắc ấy lại khiến Miến Điện bị quốc tế cô lập, kinh tế suy sụp và càng phải dựa vào Trung Quốc! Trong khi Bắc Kinh cũng hết yểm trợ các lực lượng võ trang cộng sản mà tiến vào Miến Điện với các dự án đầu tư.

Vì hoàn cảnh ấy, chế độ độc tài quân phiệt bèn tự chuyển hóa, bớt quân phiệt, giảm độc tài, cho bầu cử để nhận được đầu tư từ các nước Tây phương hầu cân bằng lại với thế lực của Bắc Kinh. Trong khi đó, các vị trí trọng yếu về chính trị và kinh tế vẫn do tay chân của họ kiểm soát qua thành phần hồi hưu, và chiếm thêm quyền lợi khi “tư nhân hóa” hệ thống kinh tế nhà nước.

Ngày nay, lòng dân thì nghiêng về đảng NLD, nhưng thế lực kinh tế chính trị và hành chánh vẫn nằm trong tay các tướng và đảng USDP. Họ là yếu tố ổn định an toàn cho giới đầu tư Tây phương và nhất là doanh gia Mỹ. Giới đầu tư Hoa Kỳ bắt đầu than phiền rằng bà Suu Kyi chẳng biết gì về kinh tế!

Hãy đọc các bài phỏng vấn tuần qua của tờ Wall Street Journal về Aung San Suu Kyi thì rõ.


Bài Toán Của Aung San Suu Kyi

Người dân Miến Điện gọi bà là Daw Aung San Suu Kyi với lòng kính trọng. Chữ “Daw” là một tước hiệu có thể dịch là “Phu Nhân”, Lady, Madame…. Với dân Miến, bà là một biểu tượng dân chủ nhưng nhận lãnh một di sản chết người.

Hãy nhìn vào cách chia ghế trong cuộc bầu cử vừa qua thì ta thấy ra một phần.

Khu vực “trung nguyên” của Miến Điện, từ miền Trung xuống vùng châu thổ của sông Irraway tại miền Nam là nơi tập trung sắc dân Miến thì được chọn 291 ghế (41% của lưỡng viện Quốc hội). Các vùng ngoại vi vây danh, nơi tập trung các sắc dân thiểu số, thì được chọn 207 ghế (31% của Quốc hội. Chỉ có hai đảng NLD của bà Suu Kyi và USDP của tướng lãnh là được đưa người tranh cử trên tòan quốc. Địa dư chính trị quái lạ của Miến Điện khiến dân thiểu số (40% dân số toàn quốc) có gần hai phần ba của 91 chính đảng ra tranh cử lần này và trong bầu cử, họ tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi với nhau với hậu quả là sự trùng lấp các địa hạt và cử tri. Họ là thiểu số nên càng dễ là thiểu số về chính trị.

Đảng USDP và các tướng lãnh biết vậy nên đã dồn tiền cùng các dự án đầu tư xâu dựng hạ tầng vào những khu vực đó để tranh thủ lá phiếu thiểu số. Và lấy cả lá phiếu của thành phần Phật giáo quốc gia cực đoan nằm ngòai khu vực “trung nguyên” cốt lõi của đất Miến. Tức là trong khi dân Miến đa số nhìn vào hai ngả NLD và USDP để chọn lựa, thành phần thiểu số và cực đoan lại nghĩ khác: bà Aung San Suu Kyi chỉ là anh hùng của người Miến, không là đại diện của họ.

Nếu nhớ lại quan điểm lý tài của “quốc tế” vì trông cậy vào tài ổn định của các tướng lãnh và nhìn vào địa dư chính trị của bầu cử, chúng ta có thể hiểu một phần các bài toán đang chờ đợi Suu Kyi và đảng NLD.

Sau cuộc bầu cử và chiến thắng “long trời lở đất” của đảng NLD, tình hình chính trường Miến Điện lại càng đổi mới theo chiều hướng phân hóa nhưng với đảng USDP và các tướng lãnh vẫn nắm dao đằng chuôi.

Bà Aung San Suu Kyi chỉ có chính nghĩa, trở thành lãnh tụ đối lập sáng giá nhất nhưng chưa thể lên làm Tổng thống vào năm tới vì “Hiến pháp” của các tướng vẫn còn điều khoản có chủ đích gạt bà ra ngoài vì thành hôn với người ngoại quốc và có hai con mang quốc tịch Anh. Còn lại, liệu đảng NLD của bà có quyền chỉ định Tổng thống hay không, người ấy là ai, sẽ giữ niềm chug thủy với lãnh tự dù sao đã 70 tuổi, hay sẽ tính chuyện khác?

Nếu bà Suu Kyi và các lãnh tụ kia của đảng NLD mà tính xa hơn, để chỉ định một vị tướng “ôn hòa”, như tướng hồi hưu Shwe Mann vừa bị các tướng truất khỏi vị trí chủ tịch đảng USDP, để gây chia rẽ trong hàng ngũ tướng lãnh của chế độ thì sao?

Trong khi đó vấn đề của các lực lượng võ trang thiểu số vẫn còn nguyên vẹn, Hiệp định Ngưng bắn Toàn quốc vẫn chưa được thông qua hay phê chuẩn. Và Bắc Kinh thì theo dõi tình hình rất sát nên vẫn yểm trợ các tướng mà đã nói chuyện với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi.

_____

Kết luận ở đây là gì?

Lý tưởng dân chủ có khả năng chuyển hóa lòng người không?
Tây phương có thể làm gì cho lý tưởng đó?
Và cho bà Aung San Suu Kyi cùng đảng NLD?
Khi nhiều tổ chức Hoa Kỳ đang kín đáo yểm trợ Hà Nội, họ nghĩ sao, tính gì?




Việt Nam không phải là Miến Điện

TRẦN TRUNG ĐẠO






Mỗi khi có một cuộc cách mạng dân chủ hay thắng lợi của phong trào dân chủ tại một nước độc tài nào đó, những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước thường ngậm ngùi tự hỏi tại sao không phải là Việt Nam.


Sáng nay thức dậy đọc tin chiến thắng của Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi và nền dân chủ tại Miến Điện đang được phục hồi lần đầu sau 25 năm dưới chế độ quân phiệt, những người Việt quan tâm đó chắc lại một lần nữa thở than tại sao sau bao nhiêu năm Việt Nam vẫn chưa có một Aung San Suu Kyi, chưa tạo được một phong trào đối kháng có khả năng lật đổ chế độ CSVN.


Thật sự, điều kiện chính trị của Miến Điện khác nhiều so với Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng của NLD hoạt động chặt chẽ, phong trào dân chủ Việt Nam chỉ mới hình thành. Đảng đối lập NLD có cơ sở hạ tầng vững chắc và đã thắng 396 trong tổng số 485 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử dân chủ công khai được quốc tế công nhận năm 1990, trước khi bị đám quân phiệt đàn áp. Cơ sở hạ tầng đó không bị tiêu diệt hay chết dần theo thời gian mà đã tiếp tục lớn lên. Ngay cả các đại diện ngoại giao và quốc tế của NLD vẫn tiếp tục hoạt động ngoài Miến Điện sau khi bà Aung San Suu Kyi bị tù. Phong trào dân chủ Việt Nam chưa bao giờ có được cơ hội hoạt động công khai hay bán công khai. Các phong trào xã hội tại Việt Nam còn rất non trẻ và các lãnh đạo của phong trào lần lượt bị tù đày.
Quân phiệt Miến độc tài, CSVN toàn trị. Tập đoàn lãnh đạo Miến Điện dù sao cũng chỉ là một tập đoàn quân phiệt tay ngang, võ biền chứ không phải là một chế độ độc tài toàn trị được tổ chức tinh vi, nắm trong tay không những quân đội, công an, nhà tù, sân bắn mà còn có khả năng kiểm soát từng ngôi chùa, nhà thờ, thánh thất, từng hộ khẩu, từng cân đường, cân gạo của mỗi người dân như đảng Cộng sản Việt Nam. Giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc thì rụt rè, khép nép nhưng trấn áp dân mình thì rất giỏi.
Quân phiệt Miến xa rời lịch sử, CSVN sống bám vào lịch sử. Tập đoàn quân phiệt Miến không có chỗ dựa lịch sử. Lịch sử đứng về phía bà Aung San Suu Kyi và nhân dân Miến. Đảng Cộng sản Việt Nam thì khác, họ bám sâu vào cây đại thụ dân tộc Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Đảng CS đồng hóa đảng và dân tộc, lịch sử đảng và lịch sử dân tộc. Bộ máy tuyên truyền của đảng giải thích lịch sử theo quan điểm của đảng. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến ngày nay, một phần cũng nhờ vào những ngộ nhận đó.
Quân phiệt Miến kiểm soát bậc đại học, CSVN đầu độc tuổi trẻ từ khi biết nói. Quân phiệt Miến độc tài nhưng không theo đuổi chính sách tẩy não tận cùng như CSVN đã và đang làm với các thế hệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam lớn lên trong nền giáo dục một chiều và phản khoa học. Họ được dạy sự có mặt của Đảng Cộng sản trong đời sống chính trị và sinh hoạt xã hội Việt Nam tự nhiên chẳng khác gì bốn mùa xuân hạ thu đông. Nói như Mác, tự do là sự thừa nhận các quy luật tất yếu, và sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được giải thích như là tất yếu. Nền giáo dục vẹt tồn tại trong xã hội Việt Nam từ bao nhiêu năm qua đã giết chết mọi mầm mống sáng tạo tự nhiên trong con người. Sự nô lệ trí thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người, qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột tính sáng tạo trong con người. Suy nghĩ lạc hậu đó được tiêm vào nhận thức tuổi thơ từ khi các em mới tập nói và cũng tồn tại trong một số không ít những người được gọi là trí thức. Muốn tháo gỡ ra, muốn tách hệ ý thức lạc hậu đó ra, mà không phải làm ung thối đi nguồn nhựa sống hay làm ngã cây cổ thụ dân tộc, không phải là một chuyện dễ dàng.
Quân phiệt Miến bị thế giới cô lập, CSVN được Tàu nuôi dưỡng. Không giống tập đoàn quân phiến Miến cô đơn trong lòng dân tộc và bị cô lập về mặt quốc tế, CSVN đang được Tàu nuôi dưỡng. Như đã phân tích trước đây trong bài Trung Cộng không đáng sợ, mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không có bình sữa của Tàu, CSVN chết khô, chết héo từ lâu rồi.


Bài học Miến Điện cho phong trào dân chủ Việt Nam
Chọn lựa đúng thời điểm đấu tranh trực diện. Trong vài ngày qua, báo chí và dư luận ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một lãnh tụ tài ba và can đảm, và không ít người cũng ca ngợi Thein Sein như một lãnh đạo thức thời đã mở ra cánh cửa mới cho xứ sở ông ta. Vâng. Bà Aung San Suu Kyi là một lãnh tụ tài ba, can đảm và có tầm nhìn xa vào tương lai Miến Điện. Việc bà chấp nhận được trả tự do trong lúc hàng trăm bạn chiến đấu của bà vẫn còn đang bị tù và chỉ sáu ngày sau cuộc bầu cử trong đó cánh quân phiệt chiếm đại đa số trong quốc hội là một chọn lựa hết sức can đảm. Hai mươi năm trước đó, chiều ngày 11 tháng Giêng năm 1990, Nelson Mandela cũng chọn lựa để bước ra khỏi cổng nhà tù Victor Verster trong lúc các bạn chiến đấu của ông vẫn còn bị tù. Với bà Aung San Suu Kyi và Nelson Madela, tự do không phải là tự do cho riêng họ mà chỉ là bước đầu trong hành trình đầy gian nan phục hưng đất nước. Họ can đảm không phải vì chịu tù đày mà chọn lựa khi cần phải chọn lựa. Cả hai đã chọn đúng thời điểm để đấu tranh trực diện.
Sức mạnh nhân dân là nền tảng. Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo về mặt tinh thần và tổ chức của bà Aung San Suu Kyi, tuy nhiên những người quyết định vận mạng Miến Điện không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà chính là nhân dân Miến suốt 53 năm dài vẫn kiên trì tranh đấu cho tự do dân chủ. Cuộc đấu tranh đó bắt đầu từ 1962, 26 năm trước biến cố đẫm máu 8888 (8/8/1988) mà bà Aung San Suu Kyi tham gia. Nhắc lại, cuộc nổi dậy 8888 bắt đầu vào tuần lễ đầu tháng 7, 1988 của nhiều trăm ngàn dân Miến đòi dân chủ và đã bị tập đoàn quân phiệt đàn áp một cách tàn nhẫn. Cảnh sát và quân đội được lịnh bắn thẳng vào đoàn biểu tình. Bà Aung San Suu Kyi tham gia vào cuộc nổi dậy ngày 28 tháng 8 với diễn văn tại chùa Shwedagon và NLD được thành lập một tháng sau đó. Từ đó bà lãnh đạo cuộc đấu tranh dân chủ bằng phương pháp bất bạo động cho đến hôm nay. Trong suốt 53 năm, hay 25 năm nếu tính từ lần bầu cử tự do 1990, nhiều ngàn người dân Miến bị giết chết cùng nhiều ngàn người khác bị tù. Máu của họ không đổ xuống trong oan uổng mà đã tô thắm con đường dân chủ của Miến Điện hôm nay. Những người dân bình thường, không tên tuổi đó mới thật sự là những anh hùng dân chủ của dân tộc Miến.
Chiến lược tranh cử thông minh. Cuộc bầu cử tại Miến không phải chỉ có hai đảng USDP (Union Solidarity and Development Party) và NLD (National League for Democracy ) mà đã có tới 90 đảng lớn nhỏ tranh nhau vào quốc hội. Tuy nhiên, với mục đích loại đảng USDP do quân đội ủng hộ, cánh dân chủ đưa ra khẩu hiệu là chọn một trong hai, Chọn Quân Đội (Military Selection) hay bầu Bầu Cử Dân Chủ (Real Election). Hẳn nhiên không phải người dân nào cũng ủng hộ cánh dân chủ, và ngay cả không phải ai cũng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, nhưng đều ý thức đó là chuyện về sau, trước mắt phải tập trung dứt điểm độc tài quân phiệt bằng cách không bầu cho USDP. Cuộc đấu tranh giành độc lập tại các quốc gia vùng Baltic trong những năm đầu 1990 cũng vậy. Các lãnh tụ phong trào dân chủ ý thức rằng chỉ tập trung được sức mạnh toàn dân mới thắng được CS. Trong cuộc bầu cử quốc hội Latvia tháng 6, 1993 có tới 23 đảng ghi danh ứng cử nhưng khi đối đầu với Liên Xô hai năm trước họ chỉ đứng dưới hàng ngũ của Mặt Trận Dân Tộc (Popular Front).


Thành công của phong trào dân chủ tại Miến Điện hy vọng sẽ là bài học cho những ai quan tâm đến tương lai Việt Nam. Điều kiện văn hóa lịch sử, kinh tế chính trị của mỗi quốc gia mỗi khác nhưng học hỏi kinh nghiệm vận động dân chủ tại các nước độc tài trên thế giới bao giờ cũng cần thiết.


Dân tộc Miến may mắn có một Aung San Suu Kyi tài ba, đảm lược và xứng đáng với tất cả lời ca ngợi thế giới dành cho bà.


Việt Nam không có Aung San Suu Kyi, nhưng không phải vì thế mà cuộc vận động dân chủ phải dừng lại và các phong trào dân chủ phải đốt đuốc đi tìm cho ra được một minh quân để dẫn lối soi đường trước khi tiếp tục. Đừng quên, hàng trăm quốc gia đã chiến đấu đầy hy sinh gian khổ để giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20 nhưng không phải quốc gia nào cũng có một Mahatma Gandhi. Thay vì chờ đợi một nhân tài cứu nước hay đi vay mượn chiếc búa ngoại bang để về đập đổ bức tường chuyên chính, hãy bắt đầu từ những bàn tay Việt Nam nhỏ nhoi và kiên nhẫn để xoi mòn cơ chế độc tài đảng trị. Con đường có thể dài nhưng đích thực đó là con đường tự chủ.


Trần Trung Đạo

-Bầu cử tại Myanmar: Đảng cầm quyền tuyên bố thua cuộc

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) do lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đứng đầu đang giành 70% số phiếu ủng hộ; trong khi đó lãnh đạo đảng cầm quyền vừa tuyên bố "thua cuộc".


Ông Htay Oo told, quyền chủ tịch đảng Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDP) cầm quyền tại Myanmar, ngày 9.11 tuyên bố thất bại trước NLD sau cuộc tổng tuyển cử hôm 8.11 tại nước này. "Chúng tôi đã thua", Reuters dẫn lời ông Htay Oo.
"Chúng tôi sẽ chấp nhận vô điều kiện các kết quả của cuộc bầu cử. Chúng tôi vẫn chưa biết kết quả cuối cùng", ông Htay Oo, một đồng minh thân cận của Tổng thống Thein Sein, tuyên bố.
Phiếu vẫn đang được kiểm và kết quả chính thức của cuộc bầu cử chỉ có thể có trong vài giờ tới, dù vậy các tờ báo trên khắp Myanmar đã nói về một chiến thắng lớn cho NLD. NLD hiện giành được 70% số phiếu ủng hộ trong số phiếu đã được kiểm, theo AP ngày 9.11. Người phát ngôn của NLD của cũng cho biết đảng này đang trên đường giành được 70% số ghế trong cuộc bầu cử.


Trong khi đó, theo tờ The Wall Street Journals, NLD bắt đầu ghi nhận những chiến thắng đầu tiên tại Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Đây cũng là nơi Chủ tịch Quốc hội Shwe Mann, cựu chủ tịch USDP, mất ghế trong quốc hội nhiệm kỳ tới.-





Việt Nam học gì từ Myanmar:
Bài 1 : Sự kiện 8888 và ‘vết nhọ’ quốc gia
Tác giả: Hoàng Hường (Thực hiện)
Bài đã được xuất bản.: 06/11/2013 06:00 GMT+7

'Myanmar vừa công khai hóa 'sự kiện 8888' là nằm trong tiến trình thực hiện dân chủ hóa của họ, không có cơ sở cho rằng đó là "động thái dưới sức ép phương Tây'.  


LTS: Trong khi các diễn đàn quốc tế đang nóng cùng những biến động bất ổn tại Bắc Phi, vấn đề Sirya, Ai Cập... thì một quốc gia Châu Á khác cũng đang được nhắc đến từng ngày từng giờ theo chiều hướng ngược lại: một ví dụ cho sự thay đổi thể chế chính trị - xã hội diễn ra khá êm thấm, được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế;  không chỉ trở thành điểm đến nóng nhất Châu Á hiện nay của các nhà đầu tư kinh tế, các học giả, quan sát viên... quốc tế; mà còn là đối tượng 'giằng co' ảnh hưởng của các nước lớn.

Điều gì đang thực sự xảy ra ở Myanmar, đất nước của ngôi Chùa Vàng nổi tiếng. Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012.

Bài 1: Sự kiện 8888 và 'vết nhọ' quốc gia
Myanmar công khai nói về sự kiện 8888, điều này có thể hiện tinh thần mạnh mẽ, thẳng thắn và tự do ngôn luận; chân thành mong muốn thay đổi đất nước của người Myanmar hay đây là động thái dưới sức ép của phương Tây, theo ông?
Trước tiên cần giới thiệu cho các bạn đọc biết rõ về "sự kiện 8888" (viết tắt ngày 8 tháng 8 năm 1988). Đó là ngày Chính phủ quân sự của Thủ tướng Ne Win huy động quân đội nổ súng đàn áp các cuộc biểu tình của sinh viên, dân chúng Thủ đô Yangon và các thành phố lớn khác ở Myanmar phản đối chính phủ Myanmar tham nhũng, bóp nghẹt dân chủ, bất lực trong quản lý, phát triển kinh tế khiến Liên Hợp Quốc phải xếp Myanmar thuộc nhóm nước kém phát triển nhất thế giới và cho hưởng quy chế "tha nợ".
Cuộc trấn áp đẫm máu này khiến hàng ngàn sinh viên và người dân vô tội thiệt mạng, cũng là "giọt nước tràn ly" dẫn đến sự ra đời "Liên minh quốc gia đấu tranh vì dân chủ - NLD" (27/8/1988) do bà Aung San Suu Kyi (con gái cựu Thủ tướng Aung San) đứng đầu. Tiếp theo đó là cuộc đảo chính quân sự ngày 18/9/1988 của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Saw Maung lật đổ chính phủ của Thủ tướng Ne Win.

{keywords}
Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường
"Sự kiện 8888" thực sự là một "vết nhọ" đối với đất nước Myanmar và cũng là nguyên nhân quan trọng khiến Liên hợp quốc, Mỹ, phương Tây thực hiện chính sách bao vây cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với Myanamr suốt hơn 20 năm qua.
Các bạn đọc Việt Nam đều đã biết, chính phủ dân sự Myanmar do Tổng thống Thein Sein đứng đầu ngay từ khi thành lập (30/3/2011) đã tiến hành đồng bộ nhiều chính sách đổi mới về đối nội và đối ngoại, trong đó thực hiện dân chủ hóa là một nội dung quan trọng được tất cả dân chúng trong và ngoài nước, các đảng phái đối lập hoan nghênh ủng hộ. Các điều luật cho phép xuất bản báo chí tư nhân, Luật biểu tình tự do trong hòa bình, thả tù chính trị, cho phép người Myanmar bất đồng chính kiến lưu vong trở về xây dựng đất nước... lần lượt được thực hiện.
Vì vậy, việc chính phủ Myanmar vừa công khai hóa "sự kiện 8888" là nằm trong tiến trình thực hiện dân chủ hóa của họ, không có cơ sở cho rằng đó là "động thái dưới sức ép Phương Tây" như suy nghĩ của một số học giả nước ngoài.
Với sự hậu thuẫn của Mỹ và EU cho đảng NLD bà Aung San Suu Kyi và tiến trình dân chủ, Myanmar có tránh khỏi sự ảnh hưởng của 'cái bóng lớn' Trung Quốc giống như những nước ASEAN khác để phát triển độc lập?
Quốc hội và Chính phủ mới Myanmar hiểu rất rõ, kể từ năm 1988 đến trước cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, đất nước Myanmar đã nếm trải đủ mọi khó khăn gian khổ: bên ngoài bị trừng phạt kinh tế, bao vây cấm vận; chính trị xã hội trong nước không ổn định, đảng NLD của Aung San Suu Kyi và các đảng phái đối lập chống đối chính phủ, các nhóm ly khai có vũ trang không ngừng chống lại chính phủ trung ương.
Vì vậy, chính phủ mới ở Myanmar đã thực hiện hòa giải dân tộc bằng nhiều biện pháp, trong đó có viện công nhận quyền hợp pháp của đảng NLD, mời NLD tham gia bầu cử và ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ngày 1/4/2012 và bầu bà Aung San Suu Kyi làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế của Quốc hội. Những động thái trên diễn ra trong không khí dân chủ và độc lập tự chủ được các nhà quan sát quốc tế ghi nhận.
Một động thái đáng chú ý về chính sách độc lập tự chủ của Myanmar là, ngày 30/9/2011, trước yêu cầu của đông đảo dân chúng và nghị sĩ Quốc hội về vấn đề bảo vệ môi trường, Tổng thống Thein Sein đã trình Quốc hội thông qua và tuyên bố ngừng xây dựng Dự án thủy điện khổng lồ Myitnone trên sông Irrawaddy - Bang Kachin trị giá 3,6 tỉ USD do Trung Quốc là chủ đầu tư, bất chấp sức ép của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Hành động này được tuyệt đại đa số dân chúng, các đảng phái đối lập, các lực lượng vũ trang ly khai hoan nghênh ủng hộ. Lẽ đương nhiên, Mỹ và các nước Phương Tây nhất là các Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới đều hoan nghênh, khích lệ và "ghi điểm" cho Myanmar.
Từ hàng loạt động thái kể trên trong chính sách đối nội, đối ngoại của Myanmar, khó có cơ sở để nói rằng đang tồn tại "cái bóng lớn Trung Quốc" trong chính sách phát triển của Myanmar hiện tại và tương lai.
Nếu Myanmar 'thật sự muốn thay đổi', họ có chấp nhận thay đổi những điều khoản trong Hiến pháp mở đường cho bà Aung San Suu Kyi ứng cử Tổng thống để có được ủng hộ từ phương Tây hơn không?
Trước hết cần nói về bản Hiến pháp năm 2008 của Myanmar. Theo thông tin của Chính phủ Myanmar ngày 26/5/2008, bản Hiến pháp này đã được trưng cầu dân ý với  27.288.100 cử tri bỏ phiếu thông qua, đạt 92,48% tổng số cử tri toàn Liên bang. (Đảng NLD của bà Aung San Suu Ky đã tẩy chay không tham gia bỏ phiếu thông qua Hiến pháp này). Trong Hiến pháp 2008 có 2 nội dung khiến NLD phản đối là: (1) Điều khoản quy định công dân Myanmar kết hôn với người nước ngoài sẽ mất quyền ứng cử Quốc hội. (2) Điều quản quy định quân đội được chiếm 25% tổng số ghế đại biểu Quốc hội.
Ai cũng biết rằng, điểm thứ nhất là nhằm vào bà Aung San Suu Ky vì chồng bà là người Anh. Điểm thứ hai là nhằm duy trì quyền lực của quân đội trong Quốc hội.
Tuy nhiên, kể từ tháng 4/2012 sau khi NLD tham gia Quốc hội và hợp tác với chính phủ mới, tình hình đã khác hẳn. Điểm thứ nhất đã hết tác dụng sau khi bà Aung San Suu Kyi ứng cử và trúng cử Quốc hội với số phiếu cao. Hiện chỉ còn tồn tại điểm thứ hai đang gây tranh cãi trong nội bộ Myanmar.
Đối với việc bà Aung San Suu Kyi có ứng cử Tổng thống trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2015 không, Tổng thống Thein Sein đã công khai trả lời dư luận: "điều này hoàn toàn do nhân dân quyết định".
Đương nhiên, việc sửa đổi Hiến pháp của một quốc gia không phải là việc dễ dàng, phải được đa số nghị sĩ quốc hội tán thành hoặc qua trưng cầu dân ý cả nước. Trên  cơ sở hòa hợp dân tộc như hiện nay, tôi tin rằng Chính phủ và Quốc hội Myanmar, các nghị sĩ quốc hội và cử tri Myanmar sẽ có mẫu số chung để tìm ra giải pháp tốt nhất đưa Myanmar tiếp tục ổn định, phát triển trước khi có sự can thiệp từ bên ngoài.

{keywords}
Nữ sinh viên người Yangon, Ma Win Maw Oo, bị bắn trọng thương ngày 19/8/1988, đang được các bác sĩ chạy đua để cứu. Hình ảnh này trở thành biểu tượng đau thương của sự kiện 8888
Di sản người Anh và thế mạnh người Miến
Người Anh đóng vai trò như thế nào trong việc thay đổi ở Myanmar, từ thời Thủ tướng Aung San đến sau này là sự hậu thuẫn cho con gái ông: Aung San Suu Kyi?
Người Anh có nhiều ân oán nhất với Myanmar. Thực dân Anh đã xâm lược và thống trị Myanmar hơn một thế kỷ (1824-1947). Năm 1945, quân đội Anh cùng quân Đồng minh tham gia giải phóng Myanmar khỏi ách thống trị của Phát xít Nhật.
Trong thời gian dài đô hộ Myanmar, "mẫu quốc" Anh đã đào tạo cho Myanmar nhiều thế hệ nhân tài quản lý đất nước, có mối quan hệ hợp tác khá tốt đẹp với Thủ tướng Aung San (cha bà Aung San Suu Kyi) và nhiều lãnh đạo Myanmar; đồng thời "mẫu quốc" Anh cũng để lại nhiều hậu quả phức tạp về mâu thuẫn sắc tộc tại Myanmar sau khi họ trả lại độc lập cho Myanmar năm 1947.
Suốt thời gian dài Myanmar bị bao vây cấm vận, Anh là một trong những nước phương Tây đi đầu trong việc phản đối, trừng phạt Myanmar và ủng hộ đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi. Vì vậy, trong thời kỳ này, quan hệ giữa Anh với Myanmar khá lạnh nhạt. Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân Anh vẫn duy trì các dự án đầu tư truyền thống tại Myanmar.
Từ khi Myanmar thực hiện chính sách hòa giải dân tộc, dân chủ hóa và cải cách kinh tế đến nay, Anh cũng là nước tích cực ủng hộ chính trị và viện trợ kinh tế cho Myanmar, khôi phục các mối quan hệ các mối quan hệ bị đóng băng trước đó. Năm 2012, Anh xếp thứ 5 trong tổng số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư trực tiếp vào Myanmar với 51 dự án trị giá 2,7 tỉ USD, chiếm 7,4% tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Myanmar.
Myanmar tiếp thu nhiều ảnh hưởng văn hóa, khoa học kỹ thuật của Anh. Các Luật lệ kinh tế do Anh ban hành ở Myanmar trước đây hiện vẫn được Myanmar sử dụng rộng rãi.
'Nguồn nhân lực không có rào cản ngôn ngữ' có phải là một thế mạnh được còn lại từ thời thuộc địa Anh, dù cách đây đã hơn nửa thế kỷ? Hợp tác với bà Aung, người có gia đình ở Anh, đón nhận các nhà đầu tư phương Tây, có phải cách Myanmar chọn 'đi theo' sự phát triển kiểu dân chủ phương Tây?
Vốn là thuộc địa của Anh và kế thừa nền giáo dục tiên tiến của Anh vì vậy tiếng Anh là ngoại ngữ chính và được sử dụng phổ biến ở Myanmar. Nói cách khác, Myanmar hơn hẳn nhiều nước Đông Nam Á khác về phổ cập tiếng Anh. Lãnh đạo các cấp, tầng lớp trí thức, doanh nhân Myanmar đều sử dụng thành thạo tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ở Myanmar đều có thể độc lập sử dụng tiếng Anh trong công việc. Người nước ngoài đến Myanmar giao tiếp hầu như không gặp phải cản trở về "hàng rào ngôn ngữ".
Đây chính là một thế mạnh của Myanmar thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đang không ngừng kéo đến Myanmar. Dù là liên doanh hay đầu tư 100% vốn nước ngoài, họ đều gặp thuận lợi về giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh với chính quyền và người lao động.
Không có cơ sở nào để cho rằng, chính phủ Myanmar "hợp tác với bà Aung San Suu Ky, người có gia đình ở Anh, đón nhận các nhà đầu tư phương Tây, là cách Myanmar chọn 'đi theo' sự phát triển kiểu dân chủ phương Tây".
(Còn nữa)
----------
Việt Nam học gì từ Myanmar:
Bài 2: Chọn láng giềng hay phương Tây?
Tác giả: Hoàng Hường
Bài đã được xuất bản.: 07/11/2013 06:00 GMT+7

'Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà'


Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự...  một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong tốp 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên hợp quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi...như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Myanmar, dân chủ, phương Tây, Mỹ, EU, đấu tranh
Chân dung bà Aung San Suu Kyi trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường
'Liều thuốc thử' của Mỹ và EU
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 b­ước" hướng tới xây dựng một nhà n­ước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:
B­ước 1,  Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bư­ớc 2, Từng b­ước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
B­ước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
B­ước 4, Tổ chức cuộc trư­ng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
B­ước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
B­ước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bư­ớc 7, Xây dựng đất nư­ớc phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nư­ớc do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ­ương do Quốc hội thành lập.
Myanmar, dân chủ, phương Tây, Mỹ, EU, đấu tranh
Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường
Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng. 
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar. 
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11,Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu...,lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
Hoàng Hường
Việt Nam học gì từ Myanmar:
Bài 3 : Mảnh đất màu mỡ cuối cùng của Châu Á
Tác giả: Hoàng Hường (Thực hiện)
Bài đã được xuất bản.: 11/11/2013 06:00 GMT+7

'Việt Nam hiện đứng thứ 9 trong tổng số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp vào Myanmar, chiếm khoảng 1,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài' 




Bài 3: Mảnh đất màu mỡ cuối cùng của Châu Á
Sau những nhận định về sự vận động về chính trị, xã hội của Myanmar, trước thời điểm quốc gia này đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN 2014. Cựu đại sứ Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng tiếp tục chia sẻ những đổi thay, tiềm năng và các cơ hội hợp tác kinh tế của Myanmar và Việt Nam, cũng như với cộng đồng quốc tế.
Ngoài những sự thay đổi về chính trị - xã hội, theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar thu hút các dòng đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy trong thời gian gần đây?
Myanmar hiện đang là "điểm nóng" thu hút các dòng đầu tư mạnh mẽ và nhanh chóng từ bên ngoài, chủ yếu là do các lý do sau:
- Vị trí địa chiến lược của Myanmar nằm giữa 2 cường quốc Trung Quốc và Ấn Độ, án ngữ Ấn Độ Dương và là cầu nối giữa Đông Nam Á với Tây Á, Trung Đông, Châu Âu... khiến nhiều nước lớn rất coi trọng gia tăng sự có mặt của họ tại quốc gia này, trước hết là về kinh tế.
- Myanmar là một thị trường lớn ở Đông Nam Á với diện tích gấp hơn 2 lần Việt Nam và dân số 60 triệu người. Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến tại Myanamr khiến các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không gặp phải "hàng rào ngôn ngữ" khi thực hiện các dự án đầu tư, thương mại tại Myanmar.
- Myanmar có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thuộc bậc nhất khu vực Đông Nam Á từ đất đai, dầu khí, khoáng sản, lâm sản, nông sản phẩm, thủy hải sản, nguồn nhân lực... Các nguồn tài nguyên đó đều có trữ lượng rất lớn và hầu như mới chỉ bắt đầu khai thác.
- Chính sách mở cửa của chính phủ Myanmar tuy muộn nhưng rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài mới năm 2012 của Myanmar được đánh giá là một bộ Luật cởi mở trong khu vực.
Chính vì vậy, nhiều người đã gọi Myanmar là "mảnh đất mầu mỡ cuối cùng của Châu Á"

{keywords}
Khu vực Bagan, Myanmar. Ảnh: Mekongtravel
Có những ý kiến lo ngại mũi nhọn kinh tế của Việt Nam như may mặc, xuất khẩu gạo... có khả năng bị Myanmar vượt qua. Lo lắng này có cơ sở không? Ông có thể đưa ra những so sánh giữa môi trường đầu tư (kinh tế, chính trị, chính sách, xã hội, hạ tầng...) giữa Myanmar và Việt Nam?
Việt Nam và Myanmar đều là nước nông nghiệp và đều là quốc gia đang phát triển, lẽ đương nhiên cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài cơ bản giống nhau.

Từ cuối thế kỷ 19, Myanmar từng là vựa lúa của Châu Á, từng đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (năm 1959-1960 xuất khẩu 3 triệu tấn gạo). Mấy năm gần đây Myanmar xuất khẩu gạo với số lượng tăng dần (năm 2012 đạt khoảng 1 triệu tấn). Tiềm năng sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản của Myanmar lớn hơn Việt Nam, họ có hơn 20 triệu hecta đất nông nghiệp (gấp 5 lần Việt Nam), hơn 3000 km bờ biển nhiệt đới, hơn 8 triệu hecta mặt nước sông hồ...
Việc Myanmar khôi phục vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực là có thể. Đồng thời, hơn 2 năm qua, đầu tư nước ngoài vào Myanmar tăng liên tục, các ngành sản xuất gia công, chế biến cũng phát triển theo. Hơn nữa, Mỹ và EU đều dành ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm xuất khẩu của Myanmar như hàng dệt may, giầy dép..
Với những ưu thế kể trên, trong tương lai không xa Myanmar không chỉ là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam mà còn là đối thủ cạnh tranh với nhiều nước Châu Á về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.
Tuy nhiên, để đạt được trình độ phát triển đó, Myanmar còn không ít việc phải làm về xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, phát triển ngành điện lực, củng cố nâng cấp hệ thống ngân hàng, tài chính, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư sản xuất và các luật lệ kinh tế liên quan.
Về mặt này Myanmar còn thua kém nhiều các nước trong khu vực.

{keywords}
Quảng cáo sản phẩm Việt Nam trên đường phố Yangon. Ảnh: Hoàng Hường
Giữa Việt Nam - Myanmar có những lợi thế hay tương đồng đáng kể nào trong giao thương và đầu tư?
Các bạn Myanmar đều có nhận xét chung giống chúng ta, giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng về chính trị, văn hóa. Đó là:
a/ Hai nước đều bị đế quốc thực dân phương Tây đô hộ hơn một thế kỷ, đều đấu tranh gian khổ giành độc lập dân tộc bằng chính sức mạnh của dân tộc mình.
b/ Hai nước đều trải qua nhiều năm bị bao vây cấm vận từ bên ngoài nhưng vẫn giữ vững được độc lập tự chủ. Việt Nam đã vượt qua khó khăn này, Myanmar đang từng bước vượt qua.
c/ Hai nước đều có nền văn hóa lúa nước phong phú trong đó đạo Phật là tôn giáo chính. Nhân dân hai nước đều rất quý trọng độc lập tự do, cần cù lao động và đều có phong tục ăn "trầu cau" mang đậm bản sắc dân tộc.
d/ Hai nước không tồn tại bất kỳ xung đột nào về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế.
Về kinh tế, như đã nêu ở trên vì đều là nước nông nghiệp nên Việt Nam và Myanmar có thể bổ sung cho nhau các sản phẩm nông nghiệp, nguyên vật liệu từ nông nghiệp và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Hai năm qua, một số công ty Việt Nam đang giúp Myanmar trồng các loại lúa cao sản và xuất khẩu máy móc nông nghiệp, phân bón tới Myanmar. Nền công nghiệp Việt Nam phát triển hơn Myanmar, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam phù hợp với thị trường Myanmar, vì vậy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư kinh doanh sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng tại Myanmar.
Về địa lý, Myanmar cách Việt Nam không xa lắm. Giao thương hàng hóa giữa hai nước khá thuận lợi về đường biển, đường không và trong tương lai gần là đường bộ sau khi Hành lang Đông Tây từ Việt Nam sang Lào và Myanmar xây dựng xong.
Hiện đã có bao nhiêu doanh nghiệp/dự án của Việt Nam được chính thức cấp phép vào Myanmar? Việt Nam giữ vị trí thứ mấy trong danh sách các nhà đầu tư, hàng hoá Việt chiếm bao nhiêu % thị trường, thưa ông?
Theo thống kê của Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Thương mại Myanmar và Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Myanmar đạt 227 triệu USD, tăng 35,9% so với năm 2011 và cao gấp 7 lần so với 10 năm trước.
Tính chung trong giai đoạn 2003-2012, tổng giá trị kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Myanmar tăng bình quân 24,8%/năm, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar tăng bình quân 28,3%/năm và nhập khẩu tăng bình quân là 22%/năm.
Hiện nay Việt Nam là bạn hàng thương mại thứ tư của Myanmar trong các nước ASEAN (sau Thái Lan, Singapore, Malaysia) và cũng là bạn hàng xuất khẩu thứ 11, bạn hàng nhập khẩu thứ 12 trong tổng số hơn 100 bạn hàng thương mại của Myanmar trên thế giới. Tuy nhiên, kinh ngạch thương mại giữa Việt Nam - Myanmar mới chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Myanmar.
Về đầu tư, theo thống kê của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar (AVIM), tính đến hết tháng 5/2013 đã có 23 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép hoạt động tại Myanmar. Các hình thức đầu tư được cấp phép hoạt động gồm: mở 14 Văn phòng đại diện; mở 3 chi nhánh công ty tại Yangon và cấp phép thành lập 6 Công ty liên doanh Việt Nam - Myanmar. Trong đó 4 doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã được Chính phủ Myanmar cấp giấy phép đầu tư với tổng giá trị hơn 600 triệu USD.
Theo thống kê của phía Myanmar, Việt Nam hiện đứng thứ 9 trong tổng số 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp vào Myanmar, chiếm khoảng 1,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này.
Với sự chú ý từ nhiều bên như hiện nay, Myanmar sẽ góp phần như thế nào vào việc đẩy mạnh vị thế của ASEAN, đặc biệt vào năm 2014 khi Myanmar là Chủ tịch luân phiên; và ngược lại, ASEAN đã hỗ trợ Myanmar như thế nào để tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế?
Trong quá khứ và hiện tại, các nước AEAN đã tốn nhiều công sức trong việc kết nạp Myanmar vào ASEAN (tháng 7/1997), vận động Liên hợp quốc và phương Tây xóa bỏ bao vây cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với Myanmar và vận động Myanmar đổi mới để hòa nhập quốc tế.
Năm 2010, chính sự ủng hộ nhanh chóng của ASEAN do Việt Nam làm chủ tịch luân phiên đối với kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar ngày 7/11/2010 đã tạo dư luận thuận lợi cho Liên Hợp Quốc, Mỹ và Phương Tây ghi nhận, không tẩy chay kết quả cuộc bầu cử này.
Đáp lại thiện chí của các nước bạn bè ASEAN, sau cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, Myanmar đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng khối đoàn kết và nâng cao vị thế của ASEAN trên quốc tế. Phát biểu của Myanmar tại các diễn đàn ASEAN và quốc tế về các vấn đề an ninh khu vực liên quan đến tình hình Biển Đông, bán đảo Triều Tiên... đều được dư luận đánh giá cao.
Không chỉ riêng các nước ASEAN bè bạn mà cả thế giới đang chăm chú quan sát Myanmar sẽ đảm nhiệm trọng trách này ra sao để đáp ứng sự tin cậy và trông đợi của cả khu vực và quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
------



Các bài cùng chủ đề:
Aung San Suu Kyi có thể 'thay đổi toàn diện' Myanmar?
Theo Hiến pháp hiện hành của Myanmar, Aung San Suu Kyi "không thể" trở thành Tổng thống. "Tuy nhiên mọi việc đều có thể thay đổi".
Cuộc chiến 'giá thành và nhân quyền' ở Châu Á
Một mặt các 'ông lớn' mang đến công việc cho người lao động Châu Á, mặt khác lại góp phần làm những vấn đề về quyền con người ở đây trở nên tồi tệ.
Ai đánh thức 'người đẹp đang ngủ'?
Myanmar, quốc gia Đông Nam Á đang trong giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ, như cách nói của một nhà báo bản xứ: chúng tôi đang ở trong một thời điểm lịch sử.

Báo VN khen mùa xuân Ả rập và Myanmar (BBC) Mùa xuân Ả rập là một cuộc cách mạng mang tính thế hệ

Sáng ngày 2/1, trong bài viết hiếm có, một trang báo Việt Nam đã có bài viết với góc nhìn tích cực về tiến trình đi lên con đường đa đảng, dân chủ ở các nước Ả rập và Miến Điện.

Các bài liên quan
Mùa xuân Ả rập
Nhân quyền VN 'tụt hậu so với Miến Điện'
Năm người VN được giải nhân quyền

Bài viết của Hồng Ngọc với tựa đề ' BấmMùa xuân Ả rập và mùa xuân Myanmar' nhìn lại về các chế độ độc tài ở Ả rập:

"Một loạt chế độ tại Ả rập - từng ưỡn ngực với sự 'đặc thù' của văn hóa Hồi giáo mà từ chối nền dân chủ - đã đồng loạt đi đến hồi kết. Tất cả được châm mồi với chỉ một đốm lửa ở Tunisia hai năm trước," bài báo viết.


"Những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ả rập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng."

"Nhưng sự cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng cũng tạo ra sự căm phẫn âm ỉ, và nó sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào."

Hậu quả của một chế độ độc tài, theo tác giả, không chỉ dừng lại ở "sự kiệt quệ của người dân do sự bòn rút của họ (chính quyền)", mà còn gây nên "sự hèn đụt và tính thụ động của dân chúng do sự đe dọa của họ" và sự "khủng hoảng lòng tin và đạo đức của dân chúng"

Tác giả cũng cho rằng những cuộc nổi dậy như một "vết thương được làm loét thêm, do tâm lý trả thù không chỉ nhằm vào nhà độc tài mà còn hướng cả vào những người từng tham gia hệ thống ấy, và những người được lợi nhờ hệ thống ấy, tạo ra một xã hội bị chia rẽ."

Tuy nhiên báo chí chính thống của Việt Nam lại có vẻ như có một cái nhìn khác về 'Mùa xuân Ả rập'.

Sự ủng hộ phe đối lập trong cuộc chiến ở Lybia, theo Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bài viết ngày 04/11/2011, là sự tấn công của Mỹ và các nước đồng minh vào "quốc gia có chủ quyền", bằng cách "núp bóng nghị quyết Liên hiệp quốc".

Tờ báo điện tử của Đảng Cộng sản cũng lên án sự can thiệp của Phương Tây vào Libya đã "khiến hàng nghìn người thiệt mạng; hàng chục nghìn người bị thương; hàng trăm nghìn người mất nhà cửa phải đi tha phương cầu thực, đồng thời kêu gọi "loài người phải tỉnh táo, không thể mơ hồ trước sự giả nhân, giả nghĩa của những thế lực hiếu chiến."
Mùa xuân Miến Điện

Mỹ đã mở rộng cánh cửa ngoại giao hơn với Miến Điện kể từ ngày chính phủ ông Thein Sein có nhiều cải cách lớn

Miến Điện, cũng là một nước bị cai trị nhiều năm dưới chính quyền quân sự từ năm 1962, với các lãnh đạo quân sự nắm lượng lớn số ghế trong Quốc hội.

Tác giả bài viết trên VietNamNet gọi đây là chế độ 'độc tài nhóm', một "hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân," với điểm giống nhau là "dù tinh vi tới đâu thì bản chất của mọi chế độ độc tài đều là cai trị đất nước để phục vụ cho quyền lợi của những kẻ cai trị, thay vì để phụng sự nhân dân và đất nước."

Miến Điện đã phải chịu trừng phạt kinh tế từ nhiều chính phủ trên thế giới và bị nhiều tổ chức khác liên tục tố cáo sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng có hệ thống của nước này, trong đó có ám sát, hãm hiếp , buôn người, bóp nghẹt tự do ngôn luận.

Nhưng từ 2011, sau khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức, Miến Điện đã có nhiều thay đổi như công nhận đảng đối lập, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến, bãi bỏ kiểm duyệt báo chí.

Từ đó đến nay, nước này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ quốc tế, trong đó có việc tháo gỡ cấm vận và chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama năm ngoái.

Tác giả bài đầu năm trên VietnamNet cho rằng lãnh đạo Miến Điện đã có những thay đổi "kịp thời" và "ngoạn mục" khi phải "đứng trước nguy cơ bị lệ thuộc vào 'cường quốc láng giềng'", mặc dù không chỉ rõ là nước nào.

Quá trình dân chủ của Miến Điện, theo tác giả, là giải pháp cho nhiều vấn đề, bởi đó là "lối thoát duy nhất cho một quốc gia muốn phát triển", và "cũng là lối thoát duy nhất cho nhà độc tài để tránh bị xét xử hay bị giết hại khi dân chúng nổi dậy và trả thù, như đã diễn ra với Mùa xuân Ả rập".
Việt Nam và 'diễn biến hòa bình'



"Trong lúc Miến Điện đang trong giai đoạn đi lên, Việt Nam lại ngày càng lún sau vào vũng lầy, về cả kinh tế và nhân quyền"


Phil Robertson, phó giám đốc Human Rights Watch khu vực Châu Á

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, trong chuyến thăm Miến Điện hồi năm 2010 đã kêu gọi nước này triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả các đảng phái, qua đó sớm tập trung ổn định để phát triển đất nước.

Tuy nhiên chính tại Việt Nam, quá trình xóa bỏ chế độ độc đảng bằng con đường phi bạo lực, hay còn gọi là 'diễn biến hòa bình' ở nước này thường bị coi là âm mưu chống lại chính quyền nhân dân, gây mất đoàn kết dân tộc, làm rối loạn trật tự xã hội.

Phó giám đốc Human Rights Watch tại Châu Á, ông Phil Robertson, trong bài viết đăng trên trang web của tổ chức này vào tháng 11 năm ngoái nhận xét Miến Điện và Việt Nam đang đi theo hai hướng khác nhau, ám chỉ sự tiến triển của Miến Điện và tụt hậu của Việt Nam về nhân quyền.

"Trong lúc Miến Điện đang trong giai đoạn đi lên, Việt Nam lại ngày càng lún sau vào vũng lầy, về cả kinh tế và nhân quyền", ông Robertson viết.

Tại một hội thảo cuối tháng 12/2012 ở Hà Nội, ông Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Đảng cho rằng đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình’ có mối liên hệ với đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu.

Ông Phúc cũng cảnh báo về việc các "thành phần nội bộ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp" đang có nguy cơ rơi vào trong tình trạng ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ về tư tưởng, lối sống.

Điều 88 Bộ Luật Hình sự bị các tổ chức nhân quyền cáo buộc là phương tiện nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của chính phủ Việt Nam

Trước đó, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng có bài đăng trên tạp chí Quốc phòng Toàn dân, lên án ‘diễn biến hòa bình’ và cho rằng đây là "hoạt động tạo cơ hội cho nước nào đó từ bên ngoài phát động chiến tranh chống lại Việt Nam."

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia xếp hạng thấp nhất thế giới về nhân quyền cũng như tự do báo chí, tự do ngôn luận, qua đánh giá của nhiều tổ chức cố vấn của Liên Hiệp Quốc như Human Rights Watch và Phóng viên không biên giới.

Nhiều năm trở lại đây, các tổ chức này đã nhiều lần cáo buộc việc chính phủ bỏ tù hàng loạt các nhân vật bất đồng chính kiến, bloggers với lý do vi phạm Điều 88 Bộ Luật hình sự là nỗ lực 'bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận', vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong hiến pháp về nhân quyền mà Việt Nam đã ký.Trong năm 2012, Phóng viên không biên giới đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước 'thù địch với Internet' và xếp thứ ba trong danh sách các nước bắt bớ nhiều bloggers và bất đồng chính kiến nhất, chỉ sau Trung Quốc và Iran.
- Báo VN khen mùa xuân Ả rập và Myanmar (BBC). – Về bài: 1520. ‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar (bao giờ lan tới Việt Nam, Trung Hoa?) (TVN/ BS).

Tổng số lượt xem trang