-“Đem tin tố giác tội phạm đến tận Quốc hội vẫn không được xem xét”?
Chất vấn Viện trưởng VKSND Tối cao, đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) gay gắt: "Đại biểu Quốc hội đem tin báo tố giác tội phạm đến tận hội trường Quốc hội mà cũng không được xem xét, xử lý, trả lời thì liệu rằng trong thực tế cơ sở sẽ diễn ra như thế nào?".
Đại biểu Huỳnh Nghĩa.
Đặt vấn đề chất vấn Viện trưởng VKSND Tối cao, đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng cần phải xem xét lại việc xử lý tin báo tội phạm của VKSND để tránh việc bỏ lọt tội phạm.
Theo ông Nghĩa, tại kỳ họp thứ 9 ông đã phát biểu về trường hợp cho vay, mượn hơn 10 tỷ đồng của nhân dân, sau đó tuyên bố mất khả năng chi trả, nhưng cũng không chứng minh được dùng số tiền vào việc gì. Hoặc bị can dùng 22 thùng thẻ cào điện thoại di động để cầm cố vay 47 tỷ đồng.
“Vụ việc này tôi đã đề nghị các ngành tố tụng trung ương, mà chủ công là ngành kiểm sát tập trung xem xét lại những vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, nhưng rất tiếc là đề nghị của tôi không được tiếp thu, xử lý, trả lời. Vậy, đại biểu Quốc hội đem tin báo tố giác tội phạm đến tận hội trường Quốc hội mà cũng không được xem xét, xử lý, trả lời thì liệu rằng trong thực tế cơ sở sẽ diễn ra như thế nào? Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho đại biểu Quốc hội và cử tri biết”- ông Nghĩa thẳng thắn.
Trả lời ông Huỳnh Nghĩa chiều nay 17/11, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết trách nhiệm chung trong việc giải quyết tin báo tội phạm đã được VKSND Tối cao nêu trong báo cáo gửi tới các đại biểu.
Ông Bình cho biết sau khi nhận được tin báo Hứa Thị Mộng Hoa (ở Đà Nẵng) có dấu hiệu lừa đảo ngân hàng Techcombank, VKSND Tối cao đã chuyển hồ sơ cho VKSND TP Đà Nẵng kiểm sát tin báo tố giác tội phạm.
“Trách nhiệm của viện kiểm sát như thế đã hoàn thành. Nhưng nếu trả lời như thế thì đại biểu sẽ không thỏa mãn, mà đại biểu muốn biết tiến trình giải quyết thế nào”- ông Bình nói.
Theo Bình, Công an Đà Nẵng đã tiến hành xác minh, điều tra vụ việc và quan điểm của Công an Đà Nẵng cũng có hai luồng ý kiến khác nhau, có ý kiến nói lừa đảo, có ý kiến nói không. Công an Đà Nẵng sau đó đã trao đổi với VKSND TP Đà Nẵng thì quan điểm của VKSND Đà Nẵng cũng hai luồng ý kiến về có dấu hiệu phạm tội và đây chỉ là quan hệ dân sự, không có phạm tội.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Do có ý kiến khác nhau như vậy nên sự việc đã được báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng. Thường trực Thành ủy Đà Nẵng giao cho Ban Nội chính Đà nẵng họp liên ngành để thống nhất đường lối xử lý đối với vụ án này.
Vào tháng 5/2014, Ban Nội chính Đà Nẵng đã họp liên ngành và đi tới thống nhất kết luận “không có dấu hiệu phạm tội nên đình chỉ điều tra”.
Giải thích lý do đình chỉ vụ việc, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết, bà Hoa là một doanh nghiệp, vay tiền của Ngân hàng Techcombank khoảng 40 tỷ đồng từ năm 2008-2011 để kinh doanh, trong đó có bất động sản.
Trong quá trình đó, bà Hoa đã trả ngân hàng 30 tỷ đồng, còn 10 tỷ đồng thì thế chấp bằng nhà cửa, bất động sản, ô tô, trong đó hàng chục thùng sim điện thoại. Khi thế chấp bà Hoa đã lấy sim ra bán và đưa thùng sim điện thoại giả vào để thế chấp.
“Việc đưa thùng sim giả vào, theo lời khai của bà Hoa có cán bộ của ngân hàng nhà nước đồng ý lấy ra bán. Còn các tài sản khác bà Hoa vẫn để cho ngân hàng gồm nhà cửa và xe ô tô. Cho đến thời điểm cơ quan tiến hành tố tụng Đà Nẵng bàn bạc, giữa ngân hàng và bà Hoa vẫn xác định nghĩa vụ nợ và trả nợ. Ngân hàng nói không thiệt hại gì”- ông Bình giải thích.
Ông Bình cho biết để khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải hội đủ hai yếu tố là phải có hành vi gian dối và chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên dù bà Hoa có hành vi gian dối tráo thùng sim điện thoại, nhưng không gian dối hoàn toàn vì cán bộ ngân hàng biết chuyện này. Còn hành vi chiếm đoạt tài sản thì không có vì ngân hàng nói vẫn đang nợ và không có việc chiếm đoạt.
Mặc dù khẳng định vụ việc không có dấu hiệu tội phạm nhưng khi được đại biểu Quốc hội chất vấn như vậy, ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ xem xét lại và có trả lời lại đại biểu sau.-
Cử tri đã gọi…!
Người Lao Động
Đề xuất của TP HCM gửi Quốc hội về một cơ chế riêng để xử lý tình trạng nghiện ngập đang bùng phát đã nhận được sự đồng tình của dư luận cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội.
Người dân - cử tri hoan nghênh bởi đấy cũng là nỗi đau đáu của họ. Người dân - cử tri hoan nghênh bởi đấy cũng là nỗi đau đáu của họ. Nhiều đại biểu dân cử chia sẻ được vì thấu rõ mối lo của người dân và thấy có trách nhiệm của chính mình trong đó.
Trước đây, khi còn tổ chức đưa người nghiện đi cai tập trung bắt buộc, TP HCM từng bước xóa được các điểm đen ma túy, hạn chế thấp nhất mối nguy do người nghiện gây ra đối với người dân, giải quyết được phần nào việc làm cho người sau cai, đồng thời giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Thế nhưng, kể từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực (ngày 1-1-2014) cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, việc đưa người nghiện đi cai tập trung gặp nhiều khó khăn vì vướng luật. Nạn nghiện ngập theo đó cũng tái phát với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Không riêng TP HCM, hàng loạt tỉnh - thành khác cũng rơi vào tình trạng như vậy.
Theo quy định liên quan đến cai nghiện bắt buộc trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, để đưa người đi cai thì phải hoàn tất quy trình thủ tục gồm khoảng 12-16 biểu mẫu, sau đó chuyển cho tòa án địa phương ra phán quyết rồi mới thi hành. Đó là chưa kể hàng loạt quy định liên quan khác, đan xen giữa các cơ quan hành chính và những tổ chức xã hội khác nhau.
Với một “rừng” quy định như thế, đưa một người đi cai đã thấy nhiêu khê, huống gì với TP HCM đang có ít nhất 19.000 người nghiện. Và số liệu thực tế đã chứng minh cho quy định hết sức vô lý kể trên: Đến tháng 9-2014, chỉ có 10 tỉnh, thành phố tổ chức đưa được 33 người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của tòa án cấp huyện (số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Toàn bộ vướng mắc đã được nhận diện cùng với lời khẩn cầu cấp thiết từ hàng chục triệu cử tri đang ngày đêm bất an vì phải sống chung với người nghiện, có lẽ không còn chần chờ gì nữa, trong kỳ họp thứ 8 khóa XIII này, Quốc hội cần có điều chỉnh kịp thời, hợp lý về quy định cai nghiện tập trung bắt buộc.
Luật xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn thay đổi, luật cũng cần thay đổi theo cho phù hợp. Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cũng cần có trách nhiệm điều chỉnh những bất cập nảy sinh từ luật này.
Nhiều người ví rằng cho người nghiện về sống với cộng đồng giống như thả sói vào ở chung với đàn gà. Mối nguy đó ai cũng đã thấy qua nhiều vụ trọng án do người nghiện gây ra thời gian qua. Chính Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng thừa nhận “số người nghiện ngoài cộng đồng gia tăng, gây mất trật tự an ninh xã hội, bức xúc trong nhân dân”. Đến cuối tháng 9-2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy; người nghiện đã có ở 100% các tỉnh, thành phố; gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn... Phải sớm chặn đứng nạn nghiện ngập đang lây lan và gây hại. Cử tri đã gọi, chỉ còn chờ Quốc hội trả lời!
Nên xem nghiện ma túy là bệnh đặc biệt
Đi đâu cũng gặp... con nghiện
Tội phạm nghiện ma túy tăng cao
Khó đưa con nghiện vào trại
Tử hình con nghiện giết thiếu nữ dã man ở chung cư Nguyễn KimĐà Nẵng 'vượt rào' đưa người nghiện ma túy vào trung tâm
TP Hồ Chí Minh đề xuất Quốc hội ra Nghị quyết về cai nghiện bắt buộc
Chiều mai, 31-10: Xem xét kiến nghị của TPHCM về cai nghiện bắt ...
- -
Chất vấn Viện trưởng VKSND Tối cao, đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) gay gắt: "Đại biểu Quốc hội đem tin báo tố giác tội phạm đến tận hội trường Quốc hội mà cũng không được xem xét, xử lý, trả lời thì liệu rằng trong thực tế cơ sở sẽ diễn ra như thế nào?".
Đại biểu Huỳnh Nghĩa.
Đặt vấn đề chất vấn Viện trưởng VKSND Tối cao, đại biểu Huỳnh Nghĩa cho rằng cần phải xem xét lại việc xử lý tin báo tội phạm của VKSND để tránh việc bỏ lọt tội phạm.
Theo ông Nghĩa, tại kỳ họp thứ 9 ông đã phát biểu về trường hợp cho vay, mượn hơn 10 tỷ đồng của nhân dân, sau đó tuyên bố mất khả năng chi trả, nhưng cũng không chứng minh được dùng số tiền vào việc gì. Hoặc bị can dùng 22 thùng thẻ cào điện thoại di động để cầm cố vay 47 tỷ đồng.
“Vụ việc này tôi đã đề nghị các ngành tố tụng trung ương, mà chủ công là ngành kiểm sát tập trung xem xét lại những vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, nhưng rất tiếc là đề nghị của tôi không được tiếp thu, xử lý, trả lời. Vậy, đại biểu Quốc hội đem tin báo tố giác tội phạm đến tận hội trường Quốc hội mà cũng không được xem xét, xử lý, trả lời thì liệu rằng trong thực tế cơ sở sẽ diễn ra như thế nào? Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho đại biểu Quốc hội và cử tri biết”- ông Nghĩa thẳng thắn.
Trả lời ông Huỳnh Nghĩa chiều nay 17/11, Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết trách nhiệm chung trong việc giải quyết tin báo tội phạm đã được VKSND Tối cao nêu trong báo cáo gửi tới các đại biểu.
Ông Bình cho biết sau khi nhận được tin báo Hứa Thị Mộng Hoa (ở Đà Nẵng) có dấu hiệu lừa đảo ngân hàng Techcombank, VKSND Tối cao đã chuyển hồ sơ cho VKSND TP Đà Nẵng kiểm sát tin báo tố giác tội phạm.
“Trách nhiệm của viện kiểm sát như thế đã hoàn thành. Nhưng nếu trả lời như thế thì đại biểu sẽ không thỏa mãn, mà đại biểu muốn biết tiến trình giải quyết thế nào”- ông Bình nói.
Theo Bình, Công an Đà Nẵng đã tiến hành xác minh, điều tra vụ việc và quan điểm của Công an Đà Nẵng cũng có hai luồng ý kiến khác nhau, có ý kiến nói lừa đảo, có ý kiến nói không. Công an Đà Nẵng sau đó đã trao đổi với VKSND TP Đà Nẵng thì quan điểm của VKSND Đà Nẵng cũng hai luồng ý kiến về có dấu hiệu phạm tội và đây chỉ là quan hệ dân sự, không có phạm tội.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Do có ý kiến khác nhau như vậy nên sự việc đã được báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng. Thường trực Thành ủy Đà Nẵng giao cho Ban Nội chính Đà nẵng họp liên ngành để thống nhất đường lối xử lý đối với vụ án này.
Vào tháng 5/2014, Ban Nội chính Đà Nẵng đã họp liên ngành và đi tới thống nhất kết luận “không có dấu hiệu phạm tội nên đình chỉ điều tra”.
Giải thích lý do đình chỉ vụ việc, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết, bà Hoa là một doanh nghiệp, vay tiền của Ngân hàng Techcombank khoảng 40 tỷ đồng từ năm 2008-2011 để kinh doanh, trong đó có bất động sản.
Trong quá trình đó, bà Hoa đã trả ngân hàng 30 tỷ đồng, còn 10 tỷ đồng thì thế chấp bằng nhà cửa, bất động sản, ô tô, trong đó hàng chục thùng sim điện thoại. Khi thế chấp bà Hoa đã lấy sim ra bán và đưa thùng sim điện thoại giả vào để thế chấp.
“Việc đưa thùng sim giả vào, theo lời khai của bà Hoa có cán bộ của ngân hàng nhà nước đồng ý lấy ra bán. Còn các tài sản khác bà Hoa vẫn để cho ngân hàng gồm nhà cửa và xe ô tô. Cho đến thời điểm cơ quan tiến hành tố tụng Đà Nẵng bàn bạc, giữa ngân hàng và bà Hoa vẫn xác định nghĩa vụ nợ và trả nợ. Ngân hàng nói không thiệt hại gì”- ông Bình giải thích.
Ông Bình cho biết để khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải hội đủ hai yếu tố là phải có hành vi gian dối và chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên dù bà Hoa có hành vi gian dối tráo thùng sim điện thoại, nhưng không gian dối hoàn toàn vì cán bộ ngân hàng biết chuyện này. Còn hành vi chiếm đoạt tài sản thì không có vì ngân hàng nói vẫn đang nợ và không có việc chiếm đoạt.
Mặc dù khẳng định vụ việc không có dấu hiệu tội phạm nhưng khi được đại biểu Quốc hội chất vấn như vậy, ông Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ xem xét lại và có trả lời lại đại biểu sau.-
Cử tri đã gọi…!
Người Lao Động
Đề xuất của TP HCM gửi Quốc hội về một cơ chế riêng để xử lý tình trạng nghiện ngập đang bùng phát đã nhận được sự đồng tình của dư luận cả trong nghị trường lẫn ngoài xã hội.
Người dân - cử tri hoan nghênh bởi đấy cũng là nỗi đau đáu của họ. Người dân - cử tri hoan nghênh bởi đấy cũng là nỗi đau đáu của họ. Nhiều đại biểu dân cử chia sẻ được vì thấu rõ mối lo của người dân và thấy có trách nhiệm của chính mình trong đó.
Trước đây, khi còn tổ chức đưa người nghiện đi cai tập trung bắt buộc, TP HCM từng bước xóa được các điểm đen ma túy, hạn chế thấp nhất mối nguy do người nghiện gây ra đối với người dân, giải quyết được phần nào việc làm cho người sau cai, đồng thời giúp họ tái hòa nhập cộng đồng. Thế nhưng, kể từ khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực (ngày 1-1-2014) cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, việc đưa người nghiện đi cai tập trung gặp nhiều khó khăn vì vướng luật. Nạn nghiện ngập theo đó cũng tái phát với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Không riêng TP HCM, hàng loạt tỉnh - thành khác cũng rơi vào tình trạng như vậy.
Theo quy định liên quan đến cai nghiện bắt buộc trong Luật Xử lý vi phạm hành chính, để đưa người đi cai thì phải hoàn tất quy trình thủ tục gồm khoảng 12-16 biểu mẫu, sau đó chuyển cho tòa án địa phương ra phán quyết rồi mới thi hành. Đó là chưa kể hàng loạt quy định liên quan khác, đan xen giữa các cơ quan hành chính và những tổ chức xã hội khác nhau.
Với một “rừng” quy định như thế, đưa một người đi cai đã thấy nhiêu khê, huống gì với TP HCM đang có ít nhất 19.000 người nghiện. Và số liệu thực tế đã chứng minh cho quy định hết sức vô lý kể trên: Đến tháng 9-2014, chỉ có 10 tỉnh, thành phố tổ chức đưa được 33 người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của tòa án cấp huyện (số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Toàn bộ vướng mắc đã được nhận diện cùng với lời khẩn cầu cấp thiết từ hàng chục triệu cử tri đang ngày đêm bất an vì phải sống chung với người nghiện, có lẽ không còn chần chờ gì nữa, trong kỳ họp thứ 8 khóa XIII này, Quốc hội cần có điều chỉnh kịp thời, hợp lý về quy định cai nghiện tập trung bắt buộc.
Luật xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn thay đổi, luật cũng cần thay đổi theo cho phù hợp. Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cũng cần có trách nhiệm điều chỉnh những bất cập nảy sinh từ luật này.
Nhiều người ví rằng cho người nghiện về sống với cộng đồng giống như thả sói vào ở chung với đàn gà. Mối nguy đó ai cũng đã thấy qua nhiều vụ trọng án do người nghiện gây ra thời gian qua. Chính Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng thừa nhận “số người nghiện ngoài cộng đồng gia tăng, gây mất trật tự an ninh xã hội, bức xúc trong nhân dân”. Đến cuối tháng 9-2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy; người nghiện đã có ở 100% các tỉnh, thành phố; gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn... Phải sớm chặn đứng nạn nghiện ngập đang lây lan và gây hại. Cử tri đã gọi, chỉ còn chờ Quốc hội trả lời!
Nên xem nghiện ma túy là bệnh đặc biệt
Đi đâu cũng gặp... con nghiện
Tội phạm nghiện ma túy tăng cao
Khó đưa con nghiện vào trại
Tử hình con nghiện giết thiếu nữ dã man ở chung cư Nguyễn KimĐà Nẵng 'vượt rào' đưa người nghiện ma túy vào trung tâm
TP Hồ Chí Minh đề xuất Quốc hội ra Nghị quyết về cai nghiện bắt buộc
Chiều mai, 31-10: Xem xét kiến nghị của TPHCM về cai nghiện bắt ...
- -