Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Kissinger - "Lỗ Túc" của Bắc Kinh?

Hý họa của tờ WSJ
Tư Tưởng Sai Lầm Của Henry Kissinger

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh
Dịch giả: Lê Minh Nguyên
15-11-2015
H1Vì là một nhà hoạt động chính trị quốc tế cho nên tư tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là quan hệ quốc tế. Gần đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đến từ Trung Quốc, ông Dương Bình (Yang Peng), đã đưa ra một số nhận xét khá có trọng lượng về quan điểm của ông Kissinger. Nhưng nhận xét này của ông Dương Bình đã không đủ sâu, và dường như có chút thương tình. Vì ông là một học giả thỉnh giảng đang ở trong vùng đất của Kissinger, cho nên việc giữ sự nhẹ nhàng và hạn chế khi nói về ông ta là một điều dễ hiểu. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phê bình nặng hơn về tư tưởng của ông Henry Kisinger vì nó rất quan trọng đối với cả nguời Trung Quốc và nguời Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách World Order (Trật Tự Thế Giới), mà ông xuất bản gần đây, Henry Kissinger đã giải thích viễn kiến của mình từ kinh nghiệm ngoại giao và phản ảnh đã tích lũy trong nhiều thập niên qua. Viễn kiến này thực sự có cùng chung lối, hay nói một cách khác là được nặn ra cùng một khuôn “Các Giá Trị Châu Á” của Giang Trạch Dân (Trung Quốc) và Lý Quang Diệu (Singapore). Cả hai cho rằng tư tưởng ngoại giao hay cách suy nghĩ truyền thống của người phương Tây và người Trung Quốc không giống nhau.
Lý thuyết này cho rằng người phương Tây dùng tư duy pháp lý, ví dụ như duy trì các mối quan hệ giữa các nước theo pháp luật và nó là như vậy kể từ thời các Hòa ước Westphalia vào thế kỷ thứ 17. Người Trung Quốc quen suy nghĩ theo luật rừng xanh, chỉ chấp nhận mối quan hệ giữa quốc gia bá chủ và các nuớc chư hầu. Theo lối diễn tả tương đối hoa mỹ của ông Kissinger, luật rừng xanh được trình bày như là tư duy về sự phát triển lịch sử. Tổng quát, các nguyên tắc của phương Đông và phương Tây khác nhau – đó là một khái niệm đặc biệt của “Các Giá Trị Châu Á”.
Về mặt lịch sử nó có thực sự đúng không? Ông Duơng Bình lịch sự đưa ra một ví dụ ngược lại. Ở Trung Quốc trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, đã có một “Đại Hội Nghị Ngưng Chiến” (Big Conference to Cease the Wars) sau chiến tranh giữa các nuớc Tấn (Jin) và Chu. “Đại Hội Nghị Ngưng Chiến” (bao gồm hơn một tá các quốc gia) cho ra các hiệp ước hòa bình quốc tế đầu tiên trên thế giới. Nó duy trì hòa bình hơn một trăm năm, trong một vùng có tổng diện tích lớn hơn nhiều so với khu vực nói tiếng Đức. Nó xảy ra trên hai ngàn năm sớm hơn so với các “Hòa Uớc Westphalia” mà Kissinger đã rất tự hào.
Bản đồ thời nhà Chu. Nguồn: internet
Bản đồ thời nhà Chu. Nguồn: internet
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát lịch sử tư tưởng châu Âu, theo cái nhìn của Henry Kissinger, một lần nữa. Chúng ta không nói về hòa bình tương đối, được duy trì bởi các giới chức tôn giáo, vào thời kỳ Trung Cổ. Có phải châu Âu hòa bình sau Hòa ước Westphalia? Những cuộc chiến bên trong nước Đức chấm dứt. Tuy nhiên, luật rừng xanh vẫn có hiệu lực giữa các quốc gia. Đã có nhiều cuộc chiến nổ ra giữa nuớc Đức và các nước khác. Ngay cả hai cuộc thế chiến trong thế kỷ vừa qua đã được khởi xướng bởi người Đức. Tư duy về luật hiệp ước đã ở đâu? Tốt lắm là nó bằng với Trung Quốc. Bản chất con người thì như nhau. Không có cái gọi là “Các Giá Trị Đặc Biệt”.
Điều đầu tiên ảnh hưởng đến nền hòa bình giữa những quốc gia là sự phát triển lịch sử. Do bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm trong nước, cán cân quyền lực giữa các quốc gia sẽ bị phá vỡ. Những nước mạnh hơn sẽ có động lực để vi phạm hòa bình, hầu hết là như vậy cho lý do của chiến tranh. Hoà ước Westphalia có được vì tất cả mọi người đã bị kiệt quệ vì các cuộc chiến tranh, và với việc các quốc gia của họ ở trong tình trạng suy thoái kinh tế, họ đã phải rút lại các động lực gây hấn. Các luật và các hiệp ước chỉ là những cái cớ.
Lý do mà “Đại Hội Nghị Ngưng Chiến” đã thành công ở Trung Quốc hơn 2,600 năm trước bởi vì tình trạng cũng tương tự như của thế giới từ thế kỷ trước. Giống như ngày hôm nay, nó tạo ra sếp sòng (overlords), hay cái gọi là “cảnh sát quốc tế” để duy trì trật tự. Nghĩa là, với sự trọng tài tương đối công bằng và với các biện pháp trừng phạt, họ ngăn chận các cuộc chiến có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Cái gọi là “luật quốc tế” của ngày hôm nay chỉ là như vậy (không răng). Thay vì thực (áp dụng ngay nếu vi phạm), nó phụ thuộc vào sự sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm của những nguời thực thi. Như một vấn đề thực tế, Liên Hiệp Quốc chỉ là một vật trang trí, tự bản thân không có ý nghĩa thiết thực.
Bản đồ châu Âu năm 1648. Nguồn: internet
Bản đồ châu Âu năm 1648. Nguồn: internet
Điều này cũng giống như các luật khác xung quanh chúng ta – nếu không có các biện pháp trừng phạt và những nguời thi hành luật pháp, thì sẽ có không nhiều người thực sự muốn tuân thủ pháp luật. Nếu người phạm tội không bị trừng phạt và thậm chí còn được thưởng các lợi ích, tôi sợ rằng hầu hết mọi người sẽ không tuân thủ pháp luật. Tình trạng hiện nay ở Trung Quốc là một ví dụ (Việt Nam cũng thế – người dịch). Và bây giờ xã hội lớn của quốc tế cũng đang phát triển theo hướng này. Khi những người yếu cổ vũ sự suy giảm của Mỹ, họ đã quên thảm họa đau khổ sẽ như thế nào khi ngôi làng thiếu người cảnh vệ.
Vậy thì sự nảy sinh tư duy xâm lược của các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc đến từ đâu? Đây chính là nét chung của tất cả các chế độ độc tài. Tư duy độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến từ đâu? Chính xác nó đến từ các bạn ở phương Tây. Nó không phải là tư duy của hiệp ước pháp lý truyền thống Trung Quốc.
Nói một cách khác, (khi xưa) tư duy truyền thống của Trung Quốc đặt nặng về các luật lệ và các hiệp ước, trong khi tư duy truyền thống phuơng Tây đặt nặng trên luật rừng xanh. Chỉ khi đi vào thời kỳ hiện đại thì tình trạng mới đảo ngược, khi luật rừng xanh được áp dụng bởi Đảng Cộng sản TQ ở Trung Quốc, trong khi hầu hết các nước phương Tây đi theo những ý tưởng mới của pháp luật và các hiệp ước.
Tại sao phương Tây đã thay đổi tư duy truyền thống của mình? Đó là bởi vì người dân của các quốc gia dân chủ họ yêu chuộng hòa bình, và họ quen thuộc với tư duy tương tự như luật và các hiệp ước. Cho nên, họ thường vấp phải sai lầm, nghĩ rằng những người khác cũng như mình, mà không biết rằng họ có thể khác mình. Đặc biệt, họ không hiểu rằng tư duy của những kẻ bạo nguợc thì không phải là tuân thủ luật và các hiệp ước, nhưng là để bắt nạt với luật rừng xanh.
Những người bạn cũ của Đảng Cộng sản Trung Quốc như ông Henry Kissinger lớn tiếng bênh vực cho những kẻ bạo ngược: họ nói rằng họ muốn “Thao quang Dưỡng hối” (Tao Yang Guang Hui) – để ẩn mình chờ thời. Người Mỹ đã không hiểu được ý nghĩa thực sự của thành ngữ Trung Quốc nổi tiếng này, nghĩ rằng nó có nghĩa là đem cất các vũ khí vào trong kho và thả các con ngựa chiến về núi. Trong thực tế, ý nghĩa thực sự của thành ngữ này là: ẩn giấu các mũi tên vào trong túi, giả bộ như hòa bình và chờ đợi cho đến khi đúng thời điểm để tiêu diệt kẻ thù.
Đây là sự khác biệt cơ bản của hai cách tư duy. Ngay bây giờ, bàn tay của Tập Cận Bình đang thò vào mũi tên tẩm độc nằm trong túi của ông ta, ông khao khát muốn bắn thử nó vào các nước láng giềng. Thật vậy, ông không thể chờ đợi lâu hơn nữa. Không phải ông không thể chờ vì do môi trường quốc tế, nhưng vì do hoàn cảnh bên trong của Trung Quốc. Nếu không có lực lượng hình cảnh quốc tế sẵn sàng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ hòa bình, hòa bình tất nhiên đã bị biến mất.
Bây giờ, chúng ta đã biết ai là kẻ đại nói dối quốc tế đang giúp đỡ (CSTQ) bằng cách cổ vũ sự quỵ luỵ. Nếu họ thực sự là những học giả có đầu óc tỉnh táo, thì họ đang phản bội lại người dân của họ để đổi lấy lợi ích cá nhân. Dĩ nhiên, có một truyền thống khác trong chính trị hiện đại của Mỹ, đó là: những kẻ siêu phản bội là những người được ngưỡng mộ. Truyền thống này đào tạo ra những học giả như vậy, những người nói dối với dân chúng Mỹ, đã trở thành thời thượng.



Việt nam - Trung Quốc - Chiến Tranh 1979: Trích đọan Kissinger nói về cuộc xâm lược năm 1979 trong cuốn "On China" -- Tôi không muốn bỏ một đồng xu cho Kissinger nhưng vì nghe nói ông ta viết nhiều về Việt Nam trong cuốn sách mới ra này, tôi phải nhắm mắt bỏ tiền mua.  Tôi xin trích lại đây đọan ông ta viết về chiến tranh năm 1979.  Bạn nào yếu tim, không nên đọc, sẽ tức ói máu!  Không ai thô bỉ, hăng hái bợ đít Tàu, hơn Kissinger!

 -Kissinger - "Lỗ Túc" của Bắc Kinh?
Henry Kissinger on China. Or Not. 
Bret Stephens - WSJ ngày 20110521 

Statesman Henry Kissinger takes a cautious view of Beijing's reaction to the Arab Spring, and U.S. relations with the world's rising power. 

Lời Giới Thiệu: Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vừa ra mắt cuốn sách thứ 16 của ông,  "Về Trung Quốc", và đang xuất hiện hoặc tiếp xúc với truyền thông để quảng cáo cho cuốn sách. Bỉnh bút về ngoại giao Bret Stephens của nhật báo Wall Street Journal đã phỏng vấn tác giả và viết bài điểm sách trong số ra tuần trước. Tuần này, ông viết về cuộc phỏng vấn, hoặc đúng hơn, về thái độ thận trọng đến độ đáng nghi ngờ của Kissinger, khi được hỏi về những chuyện nhạy cảm cho Bắc Kinh. Dainamax xin đăng lại nguyên văn bài này ở dưới đây để quý vị tham khảo.

Henry Kissinger là một chiến lược gia của Hoa Kỳ, nhưng cũng là một doanh gia chuyên làm nghề môi giới và lobby, cái nghề ta có thể gọi là "thuyết khách" theo quan niệm thời Chiến Quốc bên Tầu. Nói nôm na dễ hiểu là làm ông cò. Đôi khi, hai công việc đó, chiến lược gia về quyền lợi của Hoa Kỳ và doanh gia về quyền lợi của bản thân - có thể gặp mâu thuẫn! Điều ấy có thể giải thích vì sao Kissinger mất bình tĩnh và từ chối nói về vấn đề nhân quyền của Trung Quốc...

Nếu theo dõi phương pháp ứng xử và thương thuyết của lãnh đạo Bắc Kinh, chúng ta thấy ra một số thói quen đã thành nếp, trong đó có nghệ thuật tìm ra trong "hàng ngũ địch" những người có thể nêu ra quan điểm có lợi cho mình - và đôi khi có hại cho địch. Dainamax đã niêm yết loạt bài về quan hệ Mỹ-Hoa trong đó có đề cập tới hiện tượng này và nhắc đến giai thoại Gia Cát Lượng vận dụng Lỗ Túc của phe Đông Ngô trong trận Xích Bích. Giai thoại đó là chuyện hư cấu không thực, nhưng hình tượng Lỗ Túc - người sống ở bên Ngô mà làm lợi cho phe Thục - là một điển hình của nghệ thuật mua chuộc và thậm chí  "cấy người" khá phổ biến của Bắc Kinh. 

Liệu Henry Kissinger có là một Lỗ Túc cho Bắc Kinh không? Câu hỏi rất lý thú!

Sau đây là nguyên văn bài viết....


New York

'What I am reflecting about now is not that I don't think I know an answer to your question," says a pensive Henry Kissinger, sitting in his spacious Park Avenue corner office adorned with signed photos of former presidents and foreign leaders. "It's that I don't know whether I choose to talk about it at this moment and in this forum.... And I don't mind dropping the interview and I don't mind you saying that I refused to go any further and pay the price for it."

What sort of hard-hitting question should elicit such evasiveness from the former secretary of state? When it comes to Mr. Kissinger there is never a shortage of controversial topics, from the 1970 incursion into Cambodia to the 1973 coup that overthrew Salvador Allende in Chile to the turf wars he waged with his colleagues in the Nixon and Ford administrations. But my question, which comes a few minutes into our interview, is of a milder variety: "What are the historic sources of Chinese vulnerability, and what are the current ones?"

The topic of the discussion was no accident: Mr. Kissinger's 16th book, "On China," was about to hit bookstores when we sat down to talk. He had consented to our interview - the first, he says, that he granted in connection to the book - on the condition that two-thirds of my questions be about China. I had agreed, on condition that the questions be future-leaning and go beyond the book itself. (My review of the book appeared on these pages May 12, a day after our meeting.)

Mr. Kissinger, who will turn 88 later this month and remains sprightly and intellectually as sharp as ever, seems to be in a bright mood when I enter his office. But it darkens with my first question, which concerns the treatment of Chinese dissident Liu Xiaobo, who, like Mr. Kissinger, is a winner of the Nobel Peace Prize.

"I have not read his writings," he answers. "My impression is the Chinese are extremely sensitive to the implications of the Jasmine Revolution, and that they find themselves in a position where if demonstrations develop, they know, or think they know, that the American government might be supportive so that they are probably trying to prevent any temptation from that. That's how I interpret their general crackdown."

I press on. Does he denounce Mr. Liu's treatment? "My policy on this," he replies, "is to talk to them [Chinese leaders], but my personal view is not to denounce it publicly."

I ask a more general question: What's the right - and wrong - way of raising human rights issues with the Chinese? Mr. Kissinger addresses the subject repeatedly in his book, noting that while the U.S. cannot be silent on the matter, "experience has shown that to seek to impose them by confrontation is likely to be self-defeating - especially in a country with such a historical vision of itself as China." To me, he says that the Obama administration is "doing essentially the right thing: They are stating their general view and then they're preserving another category for their private discussions." He adds that "American statesmen can be more explicit on human rights issues than they should be on pressures or sanctions."

I ask if he can explain his point a little more fully. "I'm not sure I want, really, to engage in an extended conversation on the subject," he says. "I have intervened on specific cases, and there's no question that I prefer democratic institutions. But I have not joined public denunciations in order to preserve the possibility of maintaining influence on human rights issues."

***

"Maintaining influence" has, of course, been the great hallmark of Mr. Kissinger's career since leaving government service in 1977. He has done it in various ways. He is the author of bestselling memoirs and treatises on diplomacy, along with countless magazine articles and op-eds. He is a confidante to senior U.S. government officials and a "carrier of messages," often private and highly sensitive, between them and their foreign counterparts. And he is the founder of an international consulting firm, Kissinger Associates, which does work for a closely held list of corporate clients.

The multiple and potentially overlapping roles have, at times, proved problematic for Mr. Kissinger: In 2002, he stepped down as chairman of the 9/11 Commission after facing calls to disclose the names of his corporate clients. At other times they have proved helpful: In 1989, he helped mediate a dispute between Washington and Beijing over the case of Fang Lizhi, a Chinese dissident who had taken refuge in the U.S. Embassy. Mr. Fang eventually made it out of China and now teaches physics at the University of Arizona.

Still, it remains an open question whether, and to what extent, Mr. Kissinger's private roles influence - or inhibit - his public pronouncements. Sensing that I have exhausted his patience with my questions on human rights, I return to the subject of the Arab Spring and its relevance to China.

'"I don't think the Arab Spring is necessarily a democratic manifestation, I think it is a populist manifestation," he says. "I think the... challenge that China faces in the political field is the impact of the changes in its economy on its political evolution."

He then pauses for a long while. "See, I don't know whether it's useful to go much further in this interview, to tell you the truth. And if I want to express myself on human rights in China, I should... not do it as something in response to this sort of dialogue."

Okay. Maybe we can discuss the subject Mr. Kissinger has just raised - the impact of China's economic growth on its political evolution. I ask him if he has thoughts about the argument advanced by Carnegie Endowment scholar Minxin Pei in his widely acclaimed book, "China's Trapped Transition," which contends that an autocratic China will never fulfill the promises of genuine economic reform. Mr. Kissinger has heard of neither the author nor the book, so I summarize the argument.

Mr. Kissinger resorts to generalities. "In the next phase," he says, "[the Chinese] will have to align their political reality with what has been happening in the last 20 years under the impact of reform." I try to pursue this line of questioning by asking what he makes of evidence that Beijing has been backsliding on economic reform, using the case of Google as an example. He says, "the issue of reform, of political reform, will have to be substantially up to the next group of leaders."

Here I sense an opportunity to glean something from Mr. Kissinger's famous store of acquaintances. Has he met Xi Jinping, heir apparent to current president Hu Jintao. "I've met him, yes," he says.

"And what's your impression of him?"

"You can't form an impression of Chinese leaders on that basis," he answers, "because when they rise through their hierarchy, it serves no purpose to indicate differences or even alternative directions." He adds, however, that he thinks Mr. Xi "is a more assertive personality" than the incumbent leader, and notes that he comes from a family that was a victim of the Cultural Revolution. "This," he suggests, "produces a kind of perspective that is not necessarily the traditional Chinese perspective."

Is this new perspective more nationalistic? "Nationalism will play an important role," he says.

This prompts me to ask how the U.S. and its allies should respond to China's recent spate of aggressive moves in the South China Sea, reminiscent as it is of German behavior before World War I. Once again, Mr. Kissinger pauses for the interview-equivalent of an eternity before offering, "Not that I haven't thought about this." I observe that it's the subject of the last chapter of his book.

Another long pause. "No, it's exactly what I write about in the last chapter." He then becomes almost expansive. "I think the United States has to remain part of Asia. I think the United States has to maintain relations with a number of countries that are adequate to express this, but it has to do this... not on the basis of a military containment policy, [but] within the framework of a cooperative option for China. Now, is it possible to do this? That is the challenge that is before us."

Inevitably - at least from my point of view - this raises the subject of Taiwan. On the matter of arms sales to the island, Mr. Kissinger says he isn't opposed to them per se, but that "over an extended period of time it will lead to a confrontation." So what, in the long term, is Taiwan's fate? Mr. Kissinger suggests negotiations with the mainland "in which the de facto autonomy of Taiwan is preserved." On the model of Hong Kong? "Certainly beyond the Hong Kong pattern," he says.

I don't get any further.

"I really think that what you should say is that you tried to get down this road with me," he advises. "I won't do it. I've written what I have to write on the subject. Let me take my beating as a result of that, and just stop it. That's a bigger news story than anything I can possibly say in an interview. I will not now discuss a confrontational strategy with China in a formal way."

***

He offers this remark at about the half-hour mark of what is supposed to be a 90-minute interview. We carry on for another desultory half-hour mainly by switching the subject to the Middle East, and Mr. Kissinger demonstrates he's perfectly capable of being lucid, discursive and incisive when he wants to be. With respect to China, however, he does make two additional noteworthy comments.

The first is personal: "I am trying to protect the option of a political relationship between the United States and China," he says.

The second is more prophetic. "Is it possible," he asks, "to achieve enough of a cooperative pattern [with China] to avoid sliding through a series of mutual misconceptions, of stepping on each other's toes, into a situation where an ultimate confrontation becomes inevitable? And looking at the fact that we have not known how to end our little wars, I have no great hope that either side would know how to end such a conflict.... Am I optimistic that it's going to be done? No."

The remarks hint at what may be Mr. Kissinger's fundamental view of U.S.-China relations - that they are already so fragile that it could be derailed by some candid remarks by him in a simple newspaper interview. Alternatively, he may simply have in mind his own opportunities for "maintaining influence."

One thing, at least, is clear: The day after our interview, Mr. Kissinger passed along a statement he wanted included: "I deplore the imprisonment of Liu Xiaobo and I urge that he be released."

Mr. Stephens writes "Global View," the Journal's foreign-affairs column. Write to bstephens@wsj.com.



- Bắc Kinh và Bin Laden
Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Tribune 20110504
Chia tay bin Laden và bắt tay Pakistan 


Thủ tướng Trung Quốc bắt tay Thủ tướng Pakistan tại thủ đô 

Islamabad, Tháng 12 năm ngoái. Ảnh Tân Hoa Xã

"Thủ đoạn gian manh nhất của Ác Quỷ là làm chúng ta nghĩ rằng nó không có thật!" Ngạn ngữ Tây phương nói vậy, nhưng lại làm những kẻ yếu bóng vía nhìn đâu cũng thấy ác quỷ.

Đó là trường hợp phổ biến của hiện tượng gọi là "thuyết âm mưu", conspiracy theory.

Xa xưa có chuyện phong trào Illuminatis - Illuminés theo Pháp ngữ - ngầm đánh đổ chế độ quân chủ Pháp. Trong mạch văn chương giải trí, Alexandre Dumas và bộ Joseph Balsamo cùng loạt trường thiên nối tiếp (Le Collier de la Reine, La Comtesse de Charny, Ange Pitou, v.v...) làm say mê nhiều thế hệ trước khi có tác giả Dan Brown của Mỹ với truyện Angels and Demons hay The Da Vinci CodeThe Lost Symbol. Nhiều lắm!

Gần hơn thì có Hội Tam Điểm Freemasonry hay các thế lực tài phiệt đã âm thầm chi phối thế giới, hoặc bàn tay nhám của Do Thái đã lũng đoạn từ Âu Châu tới Hoa Kỳ. Gần chúng ta hơn nữa còn có các bang hội Trung Hoa, hiện vẫn hoạt động và xâm nhập vào thượng tầng đảng Cộng sản Trung Quốc!

Từ truyện giải trí, người ta suy ra chuyện chiến lược toàn cầu để giải thích tất cả!

Trong vụ Osama bin Laden bị bắn hạ, hình như có hai nơi mà lý thuyết âm mưu này có vẻ được loan truyền mạnh nhất. Đó là trong thế giới Hồi giáo và trong một số dư luận tại... Việt Nam.

Theo lý thuyết này, được loan truyền từ mấy ngày qua, nhiều người cho rằng Mỹ cố tình không giết mà còn nuôi Osama bin Laden để có lý cớ thi hành những âm mưu mờ ám gì đó. Ngay cả khi Chính quyền Barack Obama loan tin đã hạ sát Osama và thủy táng ngay sau đó, nhiều người vẫn không tin. Có thể là Mỹ đang khai thác bin Laden để lấy thêm tin tức, rồi sau này mới giết.

Chứ vì sao lại lật đật thủy táng một cách mờ ám - mà lại không chịu đưa ra hình ảnh!

Chúng ta không mất thời giờ nói về chuyện ấy mà chỉ nghiệm thấy rằng các dân tộc nhược tiểu và kẻ ít am hiểu - hai chữ lại vần với nhau - thì vẫn thích thuyết âm mưu. Nó cho thấy rằng mình tinh khôn hơn người khác. Lại rất tiện vì cho phép mình chẳng làm gì hết. Bề nào thì Mỹ nó cũng tính cả rồi! Không có Ác Quỷ thì đã có Thiên Mệnh - của Mỹ!

Trong thế giới đó, không có chỗ cho lòng dân và lá phiếu, đôi khi dân chủ chỉ là khẩu hiệu, là giả hiệu. Nó đòi hỏi trách nhiệm và khả năng suy xét. Mệt lắm!

Nhưng trong vụ Osama bin Laden, có một nơi lại phóng ra tín hiệu lạ khiến ta phải nói về âm mưu thật. Đó là Trung Quốc.

***

Hôm mùng ba vừa qua, nàng Khang Du - tên đẹp như ngọc Cẩn Du, mặt lạnh như tiền và nói cay như gừng già -  đã làm đúng nhiệm vụ phát ngôn của bộ Ngoại giao Bắc Kinh: công lao diệt trừ Osama bin Laden là của Cộng hòa Hồi quốc Pakistan!

Trong khi dư luận Hoa Kỳ và cả thế giới than phiền Pakistan thiếu quyết tâm diệt trừ khủng bố, lại còn chứa chấp bin Laden, Trung Quốc đưa ra quan điểm chính thức qua cửa miệng nàng Khang Du: Pakistan đã giữ lời cam kết là không chứa chấp khủng bố trong lãnh thổ, có góp phần thông tin về tình báo, và Trung Quốc sẽ tiếp tục yểm trợ Pakistan trong khi vẫn hợp tác với Hoa Kỳ và Ấn Độ. Vì Trung Quốc cũng bị khủng bố tấn công!

À ra thế....

Lùi lại để nhìn trên toàn cảnh, ta thấy dân chúng Hoa lục, ít ra là qua mạng Internet, không hồ hởi ngợi ca chiến công của Hoa Kỳ bằng lãnh đạo. Đa số thì vẫn nói về Hoa Kỳ như một đế quốc ngang ngược. Hiếm hoi và duyên dáng là nhận định của một blogger: "Thế giới có mười tên gian ác nhất, Mỹ đã giết được một" Chúng ta chẳng thấy là có duyên nếu không nhớ tới Bộ Chính trị trong đảng Cộng sản Trung Quốc có chín Ủy viên!

Khác với quần chúng và y như lãnh đạo Islamabad, Bắc Kinh ca ngợi biến cố này là "dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của quốc tế chống quân khủng bố". Rồi nói thêm rằng Trung Quốc cũng là nạn nhân của khủng bố nên kêu gọi thế giới cùng tăng cường hợp tác. Và rất điệu nghệ, Bắc Kinh không xoáy vào chuyện Hoa Kỳ vi phạm lãnh thổ Pakistan khi giết bin Laden! Nhưng chào mừng 60 năm hợp tác với Pakistan, qua hàng loạt hội nghị vừa kết thúc hôm 29 Tháng Tư.

Bây giờ mới là lúc nói đến âm mưu của Thiên triều! Chẳng có gì là mờ ám cả....

***

Nói theo thuyết âm mưu thì nếu thế giới không có al-Qaeda hay Osama bin Laden thì Trung Quốc cũng mong nặn ra. Cho Mỹ lãnh họa.

Nhưng nhìn vào Hoa lục, lãnh đạo Bắc Kinh có ba thứ ác quỷ mà họ phải diệt trừ là bọn khủng bố, chủ nghĩa sắc tộc cực đoan và các lực lượng ly khai. Còn dân chủ? - Thì dân chúng đã có rồi!

Ba thứ ác quỷ đó đang tung hoành tại Tân Cương ở hướng Tây và kết tinh vào Hồi giáo, với phong trào đòi tự trị của sắc dân Duy Ngô Nhĩ - Đột Quyết, Uighurs. Trong phong trào ly khai, có mũi nhọn gây nhức nhối nhất là lực lượng East Turkestan Islamic Movement (ETIM, Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan).

Sau vụ 9-11, khi tham chiến tại A Phú Hãn và vào truy lùng các nhóm khủng bố trốn chạy qua Pakistan thì Hoa Kỳ cũng nhổ một cái gai cho Trung Quốc: cách đây một năm, trong lãnh thổ Pakistan, máy bay không người lái của Mỹ đã bắn hạ một lãnh tụ lực lượng ETIM có liên hệ với al-Qaeda là Abdul Haq al-Turkistani (có tên khác là Memetiming Memett).

Khi ấy, cả Bắc Kinh lẫn Islamabad đều tự ca ngợi là "đã bẻ gãy sống lưng của ETIM"!

Về chiến lược thì Bắc Kinh cần Pakistan ba việc, là canh chừng hướng Tây cho mình, là cung cấp tin tức tình báo cho Hoa Kỳ tiêu diệt quân khủng bố Hồi giáo có thể bén mảng vào Trung Quốc, và thứ ba là gây vừa đủ rắc rối cho Ấn Độ, một quốc gia đối thủ. Vừa đủ thôi mà đừng quá trớn!

Vì vậy, khi Hoa Kỳ tham chiến tại A Phú Hãn, Bắc Kinh vỗ tay bèn tỏ thiện chí. Và làm thợ vịn.

Trung Quốc từ chối yểm trợ Mỹ và Lực lượng Liên quân Quốc tế ISAF về quân sự mà chỉ góp phần tái thiết xã hội - và đầu tư - vào A Phú Hãn và Pakistan. Mục tiêu là kinh tế, là thâu lượm tin tức về khủng bố có thể liên hệ đến Tân Cương, là bành trướng ảnh hưởng qua Ấn Độ Dương và chặn cửa Ấn Độ. Còn chuyện diệt trừ khủng bố là phần vụ của Hoa Kỳ, với sự góp sức thất thường khi có khi không của Pakistan.

Khi tiến vào Trung Á, Hoa Kỳ phải giải quyết luôn mâu thuẫn tại Nam Á, giữa Pakistan và Ấn Độ, và tìm cách cải thiện quan hệ với Ấn Độ, là điều không hợp ý Thiên triều! Cho nên Bắc Kinh cần phá, cũng lại bằng cách yểm trợ tài chánh cho Pakistan khi xứ này bị khủng hoảng năm 2008.

Trong hoàn cảnh Hoa Kỳ mắc bận với quân khủng bố rồi kẹt chân tại A Phú Hãn và Iraq từ gần 10 năm qua, Bắc Kinh có cơ hội tung hoành và bành trướng ra ngoài. Chỉ mong rằng Mỹ vẫn bận chân và đừng ngó ngàng gì tới Đông Á! Bây giờ, bin Laden lại vừa được hóa kiếp sau chín năm bày tháng và hai chục ngày truy lùng. Liệu Hoa Kỳ có rút khỏi A Phú Hãn như dự tính không?

Vì thế, với Bắc Kinh, chuyện bin Laden có ý nghĩa chiến lược hơn chúng ta thường nghĩ.

Thật ra, từ hai năm nay, Trung Quốc đã dè chừng việc Mỹ sẽ triệt thoái khỏi Iraq và A Phú Hãn, và từ đấy quan tâm hơn đến tình hình Đông Á.

Thế rồi năm nay, Cách mạng Hoa nhài gây khó chịu cho các đấng con trời vì làn sóng dân chủ có thể gieo loạn vào Hoa lục. Nhưng cũng khiến họ hy vọng: Iran mà thừa thế quậy thêm thì việc Mỹ rút khỏi Iraq sẽ gặp trở ngại. Đấy cũng là lý do khiến Bắc Kinh thả phiếu trắng chứ không bác bỏ Nghị quyết 1973 của Liên hiệp quốc, để cho Mỹ bị kẹt vào một cuộc chiến khác trong thế giới Hồi giáo. Và có thêm kẻ thù.

Bây giờ, bin Laden bị hạ sát, và lực lượng al-Qaeda đầu não lâm nạn vì nhiều thông tin của bin Laden đã lọt vào tay Hoa Kỳ. Với Bắc Kinh, đó là món quà vừa héo vừa tươi.

Hoa Kỳ dự tính bắt đầu triệt thoái khỏi A Phú Hãn từ tháng Tám này cho đến năm 2014 hay 2015. Với chiến công tiêu diệt được thủ lãnh al-Qaeda, Hoa Kỳ có thể xúc tiến việc triệt thoái như lịch trình sau khi dàn xếp với các lãnh tụ Taliban. Và càng phải trông cậy vào tin tức tình báo do Pakistan cung cấp.

Nhưng khi dư luận và Quốc hội Mỹ thấy ra vai trò mờ ám của Pakistan, vừa là đồng minh của Mỹ vừa ngầm yểm trợ al-Qaeda và một số lãnh tụ Taliban, việc viện trợ cho xứ này sẽ thành nan giải. Nhất là trong hoàn cảnh Hoa Kỳ phải giảm chi ngân sách.

Bắc Kinh theo dõi việc này kỹ hơn ta nghĩ.

***

Từ  2002 đến 2010, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Pakistan tổng cộng là 18 tỷ đô la.

Cho tài khóa 2010, thì Tháng 10 2009, Quốc hội Mỹ đồng ý viện trợ không quân sự cho Pakistan bảy tỷ rưỡi trong năm năm. Qua đầu năm 2010, Tổng thống Obama còn đề nghị tăng viện để "phát triển kinh tế và ổn định cho một khu vực chiến lược có liên hệ đến quyền lợi của Hoa Kỳ". Ngoài ra, ông còn xin thêm hơn ba tỷ đô la viện trợ quân sự riêng cho tài khóa 2010. Quân đội Pakistan thực tế được Mỹ tài trợ đến một phần tư. Đầu năm nay, cơ quan viện trợ Mỹ USAID và Chương trình Lương thực Thế giới World Food Program của Liện hiệp quốc còn ký một hợp đồng viện trợ hơn tám tỷ đô la giúp Pakistan vượt cơn khủng hoảng.

Vậy mà Tháng Chín năm 2009, cựu Tổng thống Pervez Musharraf công nhận là viện trợ cho Pakistan trong mục tiêu giải trừ lực lượng Taliban lại bị ngộ dụng - dùng sai mục tiêu: chuyển qua việc chuẩn bị chiến tranh với Ấn Độ!

Hồi Tháng Hai, Hoa Kỳ tạm ngưng mọi liên lạc cấp cao với Islamabad và còn dọa cắt viện trợ khi một nhân viên an ninh Mỹ cho một công tác ngoại giao là Raymond Davis bị Pakistan bắt giam dù có sự can thiệp từ phía Hoa Kỳ, và dù đương sự có quy chế ngoại giao. Vì ông ta bắn hạ hai người Pakistan khi bị cướp. Và ngay trước khi có vụ đột kích và hạ sát bin Laden, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân là Đô đốc Mike Mullen công khai than phiền tại Pakistan là Islamabad thiếu thiện chí hợp tác để diệt trừ khủng bố.

Cho nên,  khi toán Hải kích SEAL Team 6 phải lặng lẽ vào sát thủ đô Islamabad để giết bin Laden ngay cạnh trường Võ bị Quốc gia, trong một ngôi nhà được xây dựng cẩn mật từ năm 2005, thì việc viện trợ cho Pakistan sẽ trở thành vấn đề với dư luận và Quốc hội Hoa Kỳ.

Đấy là lúc Bắc Kinh ngợi ca thành tích chống khủng bố của Pakistan. Và hứa hẹn viện trợ!

Âm mưu mờ ám mà công khai là như vậy!

***


Pakistan là một xứ có vấn đề, lại thường xuyên gặp nguy cơ khủng hoảng chính trị ngoài khủng hoảng kinh tế. Năm 2008 khiến xứ bỉ rủi ro vỡ nợ và đã kêu cứu quốc tế tới cả trăm tỷ mà bị từ chối. Ai có 100 tỷ đô la cho một quốc gia mục nát vì tham nhũng và lại cứ đòi gây chiến với Ấn Độ?

Vì vụ khủng bố 9-11 và chiến dịch A Phú Hãn, Hoa Kỳ phải nhảy vào vừa dọa vừa dụ để có được sự hợp tác miễn cưỡng và khá nhiều lật lọng của Islamabad. Bây giờ, nếu quan hệ với Hoa Kỳ suy yếu đi sau vụ bin Laden - và viện trợ mà bị cắt - Pakistan sẽ cần nguồn tiếp vận kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Dù chẳng bằng Hoa Kỳ thì có còn hơn không!

Chúng ta hiểu ra lời nàng Khang Du.

Bắc Kinh có thể giúp Pakistan nếu Islamabad có thiện chí diệt trừ khủng bố gần biên giới miền Tây với Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ mở rộng hợp tác về hải quân và quân sự, phát triển hạ tầng cơ sở về khí đốt, thủy điện và hỏa xa, và nhất là giúp Trung Quốc bước thẳng vào Ấn Độ dương, v.v... Nhưng với điều kiện là xứ Pakistan không bị nội loạn, các tướng lãnh không dung chứa khủng bố và quân đội không quá quắt mà đòi gây chiến với Ấn Độ. Toàn những điều kiện không ai có thể đảm bảo được.

Kết luận? Sau vụ bin Laden, chưa biết Mỹ có sớm rủt khỏi A Phú Hãn hay chăng, nhưng người ta đã có thể thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan sẽ được tăng cường khắng khít. Với hậu quả là khiến Ấn Độ tiến gần hơn với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, và các nước Đông Nam Á.

Cho nên hãy đừng bàn nhảm về âm mưu của Mỹ trong việc có giết hay không một kẻ tàn ác, hoặc Osama bin Laden là sống thật hay chết giả. Mà nên ngó về Bắc Kinh. Và chín tay còn lại!





Tổng số lượt xem trang