Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Ai bảo kê ông Trầm Bê

Tin liên quan: Trầm Bê: 'Sừng mất là từ thú nhồi bông'

-Ai bảo kê ông Trầm Bê (FB Huy Đức 17-11-15)
Quốc hội sẽ để Thống đốc Nguyễn Văn Bình yên với cam kết ngân sách không ảnh hưởng khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua 3 ngân hàng với giá 0 đồng? Quốc hội cũng để ông Bình liều mình "cứu chúa" bằng cách để NHNN đứng ra "nhận ủy quyền" phần vốn âm nhiều chục nghìn tỷ đồng của gia đình ông Trầm Bê sau khi sáp nhập ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) vào Sacombank?

Southern Bank là một ngân hàng vi phạm gần như tất cả các quy định mang tính nguyên tắc mà Luật ràng buộc đối với một tổ chức tín dụng.

Hai cổ đông lớn nhất đều sở hữu cổ phần vượt 5% vốn điều lệ (ông Trầm Bê sở hữu 8,36%; con gái, Trầm Thuyết Kiều, sở hữu 7,36%). Nhóm cổ đông trong gia đình ông Trầm Bê và người có liên quan sở hữu tới 26,26% vốn điều lệ trong khi Luật cho phép tối đa chỉ 20%.

Đặc biệt, 71,28% tổng dư nợ được tập trung cho các nhóm khách hàng với mức cho vay mỗi nhóm vượt nhiều lần quy định so với vốn tự có của Southern Bank.

Cũng như Nguyễn Văn Mười Hai sử dụng "Nước Hoa Thanh Hương", ông Trầm Bê đã sử dụng Southern Bank như một công cụ huy động vốn. Thường, những khoản "vốn" này được dùng để kinh doanh địa ốc.

"Khách hàng" Thạch Thị Thúy An - nhân viên tín dụng của Southern Bank - được vay 280 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp gì để một thời gian sau thì đưa về 25 "sổ đỏ". "Khách hàng" Thạch Thị Qui - nhân viên phòng đầu tư - vay 280 tỷ cũng không thế chấp gì và khi bổ sung tài sản đảm bảo thì lại là 28 "sổ đỏ".

Việc rút hàng trăm tỷ đồng rồi sau đó mang "sổ đỏ" về còn được lặp lại với hàng loạt "khách hàng": Phạm Thị Ngọc Điệp, 280 tỷ VND; Lưu Thị Lợi, 280 tỷ VND; Châu Khương, 457 tỷ VND; Diệp Thị Linh, 384 tỷ VND; Ngô Thị Bích Duyên, 380 tỷ VND; Trương Cẩm Linh, 390 tỷ VND...

Hàng chục công ty "khách hàng" của Phương Nam được lập ra để "vay" hàng trăm, hàng nghìn tỷ từ Phương Nam mà các cổ đông có khi là con dâu, con rể ông Trầm Bê hoặc "cháu ông Trầm Bê", "cháu vợ ông Trầm Bê và có khi chỉ là một "nhân viên tập sự" của chính ngân hàng này (Ngày 2-2-2012 bà Trương Cẩm Linh được "nhận thử việc" tại Công ty quản lý nợ của Phương Nam; Ngày 10-2-2012, bà Linh được "cho vay" 390 tỷ).

Nếu không phải là con cháu trong nhà thì "khách hàng" của Phương Nam cũng là những người nằm trong "nhóm lợi ích" như Bầu Kiên; như nhóm của "Bầu" Thắng Đồng Tâm (có số dư nợ tới 6-2012 là 4.440 tỷ VND); như nhóm công ty của Trần Minh Chí - em vợ Thủ tướng đương nhiệm (có số dư nợ tới 6-2012 là 1.245 tỷ VND)...

Rất nhiều "hợp đồng tín dụng" chỉ như để rút tiền ra khỏi ngân hàng. Hàng trăm tỷ được rút ngay một lần và không ai biết rõ những số tiền khổng lồ đó được đưa đi đâu vì con số thực chi cho các "dự án" so với quy mô thế chấp vay tiền là vô cùng nhỏ.

"Khu dân cư Trần Thái" - của ông Trần Minh Chí, em vợ Thủ tướng - được định giá 603 tỷ VND, đã vay và dư nợ tới 6-2012 là 249 tỷ VND, nhưng cùng thời, các chi phí tư vấn, giám sát, đền bù cho người dân và các chi phí quản lý công trình cho công trình này mới được ghi nhận là 12,58 tỷ đồng. Tương tự, 110.158 m2 đất tại xã Phong Phú huyện Bình Chánh được định giá 551 tỷ đồng, trong khi trên thực tế Phong Phú chỉ mới chi đền bù 24 tỷ đồng chứ chưa làm gì cả.

Làm thế nào để năm 2012, khi Phương Nam đã lỗ lũy kế 15.756 tỷ VND, ông Trầm Bê lại còn có thể thu gom cổ phiếu của Sacombank.

Không phải ngẫu nhiên khi rất nhiều khoản "vay" của các "khách hàng" có liên quan tới ông Trầm Bê cho những dự án mà chúng ta thấy là chi tiêu rất nhỏ so với các khoản tiền đã giải ngân. Những lần "tăng vốn" cho chính Southern Bank, lần theo các khoản vay và góp vốn, thấy rất rõ sự liên quan giữa việc gia đình ông Trầm Bê đã "rút" tiền gửi của khách hàng với việc "góp vốn" vào ngân hàng.

Trong lần tăng vốn đợt 2, từ 3,2 nghìn lên 4 nghìn tỷ, (tháng 6-2012), gia đình Trầm Bê "góp" 289,4 tỷ VND. Trong các khoản vay cùng thời điểm, ta thấy: Ngày 4-6-2012, "khách hàng" Nguyễn Thị Hồng, con dâu ông Trầm Bê, vay 140 tỷ, "khách hàng" Nguyễn Thị Thu Hà vay 150 tỷ từ Southern Bank

Cùng ngày 4-6-2012, Southern Bank "giải ngân" 280 tỷ, ngày hôm sau "giải ngân" tiếp 10 tỷ, tất cả đều được chuyển vào tài khoản của "Công ty Thành Long", nơi con rể Trầm Bê là Lê Trọng Trí làm Chủ tịch. Ngay trong ngày 4-6-2012, Lê Trọng Trí rút hết 280 tỷ đồng ra khỏi tài khoản Thành Long.

Ngay trong ngày 4-6-2012, người ta thấy "22 cổ đông" nhà Trầm Bê mua cổ phần với số tiền 280 tỷ 243 triệu. Ngày 5-5-2012, Lê Trọng Trí rút 9 tỷ đồng; cùng ngày, con trai ông Trầm Bê - Trầm Trọng Ngân - mua cổ phần với số tiền 9 tỷ 217 triệu.

Những sai phạm này có thể chưa cần phải "hình sự hóa" nếu nó không gây hậu quả to lớn như những gì ông Trầm Bê gây ra ở Southern Bank.

Tính tới 30-6-2012, dư nợ cho vay của Phương Nam là 51.300 tỷ VND; vốn chủ sở hữu đã thực âm 11.653 tỷ VND trong khi những khoản vay lên đến hàng chục nghìn tỷ khác của Phương Nam lại ở trong tình trạng "một đi không trở lại". Chỉ tính trong số 42.829 tỷ VND dư nợ được thanh tra, đã có 9.531 tỷ VND có khả năng mất vốn; 8.529 tỷ VND khó có khả năng thu hồi khi xử lý tài sản.

Ông Trầm Bê, với tư cách Chủ tịch hội đồng tín dụng đã cho vay tới 6.343 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo và đứng trước nguy cơ mất vốn; 3.236 tỷ VND khác được cho vay với tài sản đảm bảo không đủ điều kiện thế chấp, được đánh giá là có khả năng mất vốn; 8.521 tỷ khác cho vay với tài sản chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, khó có khả năng thu hồi nợ.

Phải chăng sau Vinashin, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng vẫn có thể được Quốc hội và NHNN coi là "chuyện nhỏ".

Ở thời điểm đầu năm 2012, Southern Bank đã hội đủ bệnh tật để bị kiểm soát đặc biệt. Ai đã đưa ra kịch bản thâu tóm Sacombank hòng "đánh bùn sang ao". Vì sao NHNN đã im lặng để "nhái ốm" Southern Bank "nuốt" xong "con rắn hổ mang" Sacombank rồi mới "nhận ủy quyền" món nợ từ ông Trầm Bê đã trở nên chồng chất.

Theo tính toán của Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, chi phí minh bạch mua một cổ phiếu Sacombank của ông Trầm Bê lên đến hơn 30 nghìn VND/ cổ phiếu trong khi ông chỉ có thể thu lợi khoảng 25 nghìn VND/ cổ phiếu (gộp cả cổ tức tính từ khi mua). Sáp nhập vào Sacombank rõ ràng là một cuộc đào thoát chứ không phải là một thương vụ.

Vào thời điểm Trầm Bê thâu tóm cổ phiếu Sacombank, đầu năm 2012, Southern Bank đang lỗ 15.756 tỷ VND, nợ xấu đang ở mức 45,6%. Vào thời điểm Trầm Bê và các thân hữu của ông "thôn tính" Sacombank, nợ xấu của Southern Bank lên tới 55,31%. Con số tuyệt đối thì mới kinh hoàng.

Quốc hội nên dành cho Thống đốc Nguyễn Văn Bình một ngày trên hội trường, để các đại biểu và, đặc biệt, các thành viên Ủy ban Tài chánh & Ngân sách chất vấn ông Nguyễn Văn Bình.

Chỉ cần bạch hóa hồ sơ về những gì ông Trầm Bê đã làm ở Southern Bank, các vị sẽ biết rõ cái gọi là tái cấu trúc ngân hàng, xử lý nợ xấu là gì. Chỉ cần xem xét vài hồ sơ "đảo nợ" ở Southern Bank, các vị sẽ rõ các món nợ đã được "làm đẹp sổ sách" như thế nào, sẽ hiểu vì sao GDP vẫn tăng mà nền kinh tế thì càng èo uột, ngân sách thì trống không mà quan chức và các con nợ thì vẫn chi xài như đại gia.

Nếu không dùng ngân sách thì ông Bình sẽ dùng phép thần thông nào để chi trả nhiều chục nghìn tỷ đồng thâm thủng ở Southern Bank và các ngân hàng "0 đồng" khác.

Cách "tái cấu trúc" ngân hàng của Thống đốc Nguyễn Văn Bình có thể sẽ nuôi được các con bệnh ngân hàng qua mùa Đại hội nhưng khi những món nợ nhiều chục nghìn tỷ đồng của ông Trầm Bê và của các "ngân hàng 0 đồng" liên tục đáo hạn ông Bình sẽ chi trả cho dân bằng gì.
Các sai phạm của ông Trầm Bê thì khác gì với ông Thắm Đại Dương, với ông Danh ngân hàng Xây Dựng. Từ 2012 tới nay, ai đang bảo kê cho ông Trầm Bê.


- Đại gia Trầm Bê thoát vòng ‘bí ẩn’ như thế nào? (Infonet/ VTC).
Tài sản cũng như những câu chuyện về ông Trầm Bê chỉ được “lộ ra” khi đại gia này cùng các thành viên gia đình vào Sacombank.

» Đại gia Trầm Bê và những điều chưa biết
» Đọ biệt thự khủng của bầu Kiên và đại gia Trầm Bê
» Thiếu gia nhà ông Trầm Bê mua 'chui' cổ phiếu STB


Trước khi phải lộ diện bởi thông tin về lượng cổ phiếu sở hữu phải công khai ở Sacombank (một ngân hàng niêm yết), Trầm Bê vẫn là nhân vật “bí ẩn” với công chúng.


Lần xuất hiện trước truyền thông của Trầm Bê vào tháng 8/2012, sau khi thị trường xuất hiện thông tin ông này bị bắt, quản thúc.

Tại ngân hàng Phương Nam, ông Bê sở hữu hơn 33,4 triệu cổ phiếu, tương đương 8,36%; 2 con là Trầm Thuyết Kiều và Trầm Trọng Ngân nắm tổng cộng trên 37 triệu (hơn 9%). Đây mới chỉ là những con số được công khai đã cho thấy gia đình Trầm Bê là cổ đông quyền lực nhất tại nhà băng này. Tuy nhiên, vị đại gia “bí ẩn” lại không nắm chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng như nhiều ông chủ khác.

Năm 2008, trong vụ cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng Phương Nam - Lê Anh Kiệt bị bắt giam, người đứng ra phát ngôn về mức độ ảnh hưởng của sự việc chính là ông chủ Trầm Bê - Ủy viên thường trực HĐQT. Vào thời điểm đó, số lượng cổ phiếu mà gia đình đại gia này sở hữu chưa được công khai nhưng người ta đã đồn đoán về vị trí quyền lực của Trầm Bê tại ngân hàng.

Trước đó, cái tên Trầm Bê được dư luận biết tới qua vụ con trai bị bắt cóc năm 2005. Lúc đó, Trầm Bê đã được biết đến như là một đại gia trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, song vì không có mặt trong ban lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết nào, và cũng hiếm xuất hiện trước công chúng nên rất ít thông tin về đại gia này được hé lộ.

Khi con trai Trầm Bê là Trầm Trọng Ngân bị bắt cóc và thủ phạm đòi tiền chuộc tới 10 triệu USD (tương đương khoảng 160 tỷ đồng với tỷ giá thời đó) – số tiền chuộc bắt cóc được công khai lớn nhất tại Việt Nam, thì rất nhiều người giật mình. Nếu không phải là một siêu đại gia thì kẻ bắt cóc đã không đưa ra một số tiền chuộc lớn đến vậy.

Thống kê sơ bộ về giá trị tài sản của Trầm Bê chỉ được hé lộ khi đại gia này thâm nhập các công ty niêm yết và bắt buộc phải công khai theo quy định. Tại Sacombank, Trầm Bê chỉ có 115.000 cổ phiếu, tương đương 3 tỷ đồng, nhưng các con của ông này sở hữu gần 80 triệu cổ phiếu. Trước khi Trầm Trọng Ngân - con trai cả của Trầm Bê bán toàn bộ 48 triệu cổ phiếu, lượng cổ phiếu do Ngân và 2 em là Trầm Khải Hòa, Trầm Thuyết Kiều nắm giữ tại Sacombank đã hơn 1.220 tỷ đồng. Cũng vì thế, chỉ sở hữu 3 tỷ đồng cổ phiếu Sacombank nhưng đại gia họ Trầm vẫn được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐQT.


Ngôi biệt thự tại Trà Vinh có một vườn tùng lớn, hồ nuôi cá hải tượng, cây thị cổ.

Ngoài Sacombank, và ngân hàng Phương Nam, Trầm Bê và gia đình còn có cổ phần tại nhiều công ty khác như bệnh viện Triều An, chế biến thủy hải sản Sơn Sơn, xây dựng Hàm Giang, chứng khoán Phương Nam...

Bên cạnh số tài sản phải công khai do trở thành VIP ở một công ty niêm yết, sự giàu có của Trầm Bê còn được hé lộ thêm qua vụ mất sừng tê giác 4 tỷ đồng vào tháng 10/2012. Trao đổi với báo chí, đại gia này cho biết đây là vật phẩm do một người bạn tặng vào dịp tân gia năm 2007. Ngôi biệt thư như một lâu đài tại Trà Vinh với vườn tùng lớn, hồ nuôi cá hải tượng, cây thị cổ… cũng khiến cho mọi người thêm tò mò về đại gia này.

Tuy nhiên, cùng với việc phải công khai một số tài sản và nắm vị trí chủ chốt tại Sacombank, những tin đồn đủ loại về đại gia này lan tràn khắp nơi. Sau khi bầu Kiên bị bắt, ông Bê “dính” tin đồn bị quản thúc tại gia, rồi bị bắt…. Cũng vì thế, ông Bê buộc phải xuất đầu lộ diện trong một sự kiện của Sacombank để dập tắt các tin đồn thất thiệt về mình. Chiếc sừng tê giác bị mất tại tư dinh cũng đem lại cho Phó chủ tịch Sacombank không ít phiền phức với nghi án sừng tê giác bất hợp pháp…

Quá trình “lộ diện” của ông Trầm Bê khi nắm vị trí chủ chốt tại một ngân hàng niêm yết lớn cũng đi kèm với số lượng rắc rối mà đại gia này gặp phải. Trên thực tế, nhiều đại gia Việt ngại công khai tài sản của mình và gia đình bởi e ngại sự dõi theo quá sát của công chúng kèm những tin đồn thất thiệt khiến họ đau đầu. Cũng vì thế, nhiều người trong số họ chọn giải pháp sở hữu gián tiếp hoặc ẩn dưới tên người khác để tránh bớt thị phi.

-Đại gia Trầm Bê và dấu ấn ở đất Trà Vinh (NS 14-10-12) -- Đồng hương với ông Nguyễn Thiện Nhân?

Ông Trầm Bê là người sở hữu dinh thự lớn nhất Trà Vinh, ở quê, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank còn có pháp danh Tắc Hậu.

>> Bí ẩn vụ mất trộm sừng tê giác tiền tỷ của ông Trầm Bê

Dinh thự của Trầm Bê tại quê nhà Trà Vinh. Ảnh: Thiên Phước
Cách cửa biển Định An khoảng 7 km về hướng Trà Vinh, xã Hàm Tân của huyện Trà Cú (Trà Vinh) mới được tách ra từ xã Hàm Giang cũ. Đây là vùng đất thuần nông, nghèo khó nhưng có chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam, Công ty CP Vàng bạc đá quý Phương Nam, ngôi chùa lớn Vàm Ray (chùa Phật nằm), một dinh thự hoành tráng với vườn tùng bao quanh...
Hình ảnh những dấu ấn của ông Trầm Bê tại quê nhà
Chùa Vàm Ray khánh thành chánh điện năm 2008 do gia đình ông Trầm Bê (pháp danh Tắc Hậu) hỗ trợ, được ghi nhận bằng bảng công đức đặt ngay đường lên chánh điện. Nơi đây còn ghi tên vợ ông với pháp danh Tắc Lượng. Tại một lối khác cũng dẫn lên chánh điện chùa Vàm Ray là bức ảnh lớn của 5 người nhà ông Bê, bên hông khắc tên 3 người con. Những người quá cố trong gia đình cũng được tạc di ảnh lên tường của chùa Vàm Ray.
Trao đổi với phóng viên, ông Liên Phước Thiện, Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết ông Bê tuy sống ở TP HCM nhưng rất quan tâm đến địa phương mà cụ thể là hỗ trợ vốn xây dựng chánh điện chùa Vàm Ray, ngoài ra, ông còn hỗ trợ nhiều gia đình khó khăn. "Hương lộ 12 đầu tư trên 5 tỷ đồng, ông Bê cũng đóng góp 20%. Gia đình ông ấy còn mua đất cất nhà cho 250 hộ nghèo trong xã và mỗi năm đều có hỗ trợ 20 tấn gạo cho những gia đình khó khăn”, ông Thiện cho biết thêm.
Tên và pháp danh của vợ chồng Trầm Bê tạt lên tường ngay lối vào chánh điện chùa Vàm Ray ở xã Hàm Tân (Hàm Giang cũ). Ảnh: Thiên Phước
Cạnh chùa Vàm Ray là khu đất rộng khoảng 1 ha trồng tùng có đánh mã số. Đây là đất gốc của cha mẹ Trầm Bê và người phụ nữ lớn tuổi nhất ở đây được hàng xóm gọi là cụ Lệl. Hằng ngày bà cụ ngoài 70 tuổi vẫn đi chùa thắp nhang, dâng cơm cúng Phật. Bà cho biết là chị họ với ông Bê. “Mấy đứa em của tôi ít khi về, các con đi làm thuê hết rồi. Chồng tôi gần 80 tuổi nhưng phải ra đồng mỗi ngày vì không mướn được người làm công ngoài ruộng. Cây cảnh trong vườn do Trầm Bê mang về trồng, giá trị bao nhiêu tôi không rõ”, bà cụ cho biết.
Trong khu đất rộng khoảng 30 ha ở ấp Vàm Ray có mộ cha mẹ ông Bê nên người dân địa phương quen gọi là “nhà mồ”. Tại đây, ngoài tòa nhà 5 tháp nóc hoành tráng nhất Trà Vinh vườn tùng giá trị bao quanh.
Cụ Trầm Phong (80 tuổi) ở ấp Vàm Ray cho biết gia đình bố mẹ ông Trầm Bê vốn không nhiều ruộng đất nhưng chí thú làm ăn nên cuộc sống sung túc. Năm 2009 mẹ ông Trầm Bê qua đời, sau đó một năm thì cha ông mất. Thời điểm này ông Bê bắt đầu xây dựng khu dinh thự, đóng góp tiền của về quê làm ăn, chăm lo cho đồng bào nghèo.
Vườn tùng tại nơi ông Trầm Bê chôn nhau cắt rốn. Ảnh: Thiên Phước
Về sự việc gia đình ông Trầm Bê mới đây báo mất trộm sừng tê giác, người đứng đầu xã Hàm Tân, Liên Phước Thiện, cho biết, việc người thân của ông Bê báo mất sừng tê giác đã được công an xã chuyển lên Công an huyện Trà Cú. Thượng tá Nguyễn Văn Thuyền, Trưởng Công an huyện Trà Cú, cũng nói rằng vụ mất trộm sừng tê giác tại nhà ông Trầm Bê đang được điều tra nhưng chưa có kết quả.
Một người làm công cho biết con tê giác nhồi bông có sừng được ông Bê đưa về dinh thự vào cuối năm 2011. Nhưng thông tin ông Bê bị mất sừng tê giác làm nhiều người nghi ngờ. Ông Thạch Khưa (65 tuổi) nhà ngang cổng chính dinh thự Trầm Bê cho biết nhiều năm nay địa phương này không nghe chuyện trộm cướp dù nhiều nhà ngủ không khóa cửa. "Nhà ông Bê có bảo vệ canh gác ngày đêm thì ai dám vào trộm. Người dân quê quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, có biết con tê giác là gì đâu”, ông Khưa bộc bạch.
Ông Nguyễn Tấn Sự, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang (công ty do ông Bê làm Chủ tịch HĐQT), hiện không cho bất kỳ ai vào dinh thự Trầm Bê với lý do “Công an huyện cấm, đang điều tra sợ mất dấu vết hiện trường”.

Duy Khang



-- Vụ ông Trầm Bê mất sừng tê Giác: Kể chuyện đi săn tê giác ở Nam Phi (TT).- Chuyện sừng tê của ông Trầm Bê (Dân Trí).-Tê giác tặng ông Trầm Bê giá bao nhiêu?
TP - Cơ quan Cites Việt Nam đã xác nhận ông Đỗ Thành Nhân có nhập khẩu một lần năm 2006, tuy nhiên chưa thể khẳng định có đúng là con tê giác tặng ông Trầm Bê hay không. Bộ NN&PTNT đã dừng cấp phép nhập khẩu tê giác.


Đầu con tê giác trưng bày ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và đầu con tê giác mất sừng ở nhà ông Trầm Bê. Ảnh: Sáu Nghệ .

Tê giác tặng ông Trầm Bê không rõ là con nào?

Theo tờ khai với hải quan ngày 24-10-2006 của ông Ngô Thành Nhân (ở 30 Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM), con tê giác nhập về là loại tê giác trắng có hai sừng, được gắn hai chíp. Cơ quan hải quan cũng xác nhận con tê giác là hàng đã xử lý làm khô, không thích hợp làm thực phẩm.

Con tê giác được đặt trong 2 kiện gỗ, có trọng lượng 855 kg, hàng có xuất xứ từ Nam Phi. Giá trị của con tê giác này theo ông Nhân khai lúc đó là 25.000 USD.

Trong tờ biên lai thu thuế của Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực IV, ông Nhân phải nộp tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng là hơn 41 triệu đồng.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc Phụ trách Cites Việt Nam (Cơ quan Quản lý thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp), xác nhận, trong danh sách nhập khẩu tê giác do cơ quan Cites cấp năm 2006, có tên ông Ngô Thành Nhân. Từ đó đến nay, ông Nhân chưa nhập tê giác thêm lần nào nữa.

Theo ông Tùng, hằng năm, Nam Phi có cấp quota, cho săn bắn một lượng nhất định. Giấy phép này được cấp cho cá nhân vào trực tiếp săn bắn, người này được quyền sở hữu cá nhân “chiến lợi phẩm” và được nhập về, nhưng không được buôn bán vì mục đích thương mại.

Nếu ông Nhân được cơ quan phía Nam Phi cấp phép, thì con tê giác đó do chính ông Nhân vào rừng săn bắn.

Ông Tùng cho hay, Công ước Cites quốc tế chưa nói rõ có cấm cho, tặng hay không, nên không thể cấm người ta tặng, biếu.

Tuy nhiên, con tê giác tại nhà ông Trầm Bê, có khớp hay không với giấy tờ nhập khẩu, thì chưa thể khẳng định. “Con tê giác đi kèm với sừng. Muốn xác định phải rà chíp, trong khi chip gắn trên sừng, đã bị mất trộm, thì không thể kiểm tra được”.

Ngừng nhập khẩu tê giác từ tháng 6-2012

Cites Việt Nam cho biết, mẫu vật săn bắn là sở hữu cá nhân, nên việc kiểm tra, kiểm soát hay phát hiện việc buôn bán rất khó khăn.

Từ năm 2006 tới nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 11 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác từ nước ngoài vào Việt Nam, chủ yếu từ châu Phi, và 4 vụ buôn bán sừng tê giác trong nước, tịch thu hơn 100 kg sừng tê giác.

Qua các vụ bắt giữ gần đây cho thấy, sừng tê giác nhập vào Việt Nam chủ yếu qua đường hàng không, gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Theo cơ quan Cites, qua kiểm tra ngẫu nhiên gần đây, phần lớn người nhập khẩu tê giác hợp pháp về Việt Nam không còn lưu giữ mẫu vật, họ đều khai báo đã cho hoặc chia nhỏ ra cho bạn bè và người thân, một số thì chạm khắc hay tiện thành đồ lưu niệm, không ai khai báo đã bán.

Thực tế, cơ quan chức năng rất khó theo dõi, giám sát việc sử dụng sừng tê giác được nhập về hợp pháp hoặc tìm ra bằng chứng buôn bán các mẫu vật này. Đối với tê giác sống, đến nay, có 24 cá thể được nhập khẩu hợp pháp về Việt Nam và được các cơ sở nuôi dưỡng tốt, được quản lý, giám sát chặt chẽ, không có vi phạm.

Trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết. “Từ tháng 6-2012, Bộ NN&PTNT đã ngừng cấp phép cho nhập tê giác vào Việt Nam. Tuy nhiên, cái khó là Nam Phi vẫn cấp phép cho săn bắn, nên việc kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu khó khăn”.

Ông Trầm Bê có mấy con tê giác?

Chiều 8-10, PV Tiền Phong làm việc với đại tá Bùi Văn Phúc, Trưởng phòng Tuyên huấn của Cục Chính trị, Quân khu 9 về con tê giác liên quan đến ông Trầm Bê.

Đại tá Phúc sau khi trao đổi với lãnh đạo Cục Chính trị, đã trả lời là con tê giác từng trưng bày ở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu 9, là của ông Trầm Bê cho mượn như lời phát biểu với báo chí của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong, nguyên Tư lệnh Quân khu 9.

Trả lời báo chí, Trung tướng Phong cho biết gần 10 năm trước, khi còn đương chức, ông đến nhà ông Trầm Bê thấy một con tê giác (khô) nguyên cả sừng nên đã mượn về trưng bày.

Khoảng 5 năm sau, con tê giác có biểu hiện bị nấm mốc, một số chỗ trên thân bị thủng nên Trung tướng Phong trả lại cho ông Trầm Bê để bảo quản, phục chế.

PV Tiền Phong đề nghị được xuống nơi từng trưng bày con tê giác. Đại tá Phúc từ chối.

Con tê giác trưng bày ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9, trước đây, PV Tiền Phong đã mấy lần trực tiếp thấy, do được mời vào. Đó là gian phòng tiếp giáp ngay sau sảnh chính, thường tổ chức tiệc liên hoan các dịp lễ tết.

Con tê giác trưng bày sát cửa ra vào, để trong tủ kính, đứng trên bệ xi măng có 6-7 bụi cỏ mà theo giới thiệu là cỏ từ châu Phi.

Nay so sánh ảnh chụp đầu hai con tê giác, lúc còn nguyên cặp sừng để trong tủ kính ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và con tê giác đã mất sừng để trong nhà ông Trầm Bê ở xã Hàm Giang (Trà Cú, Trà Vinh), một số người am hiểu cho rằng có vẻ khác nhau.

Phạm Anh - Sáu Nghệ

-Ông Trầm Bê có hai con tê giác?
Vụ đại gia Trầm Bê (Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An) bị mất trộm sừng tê giác tại khu dinh thự ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh gây xôn xao dư luận mấy ngày qua.




Con tê giác bị mất sừng của ông Trầm Bê..




Hôm qua (5-10), ông Trầm Bê đã giải thích về vụ việc, tuy nhiên lời giải thích này lại không thực sự ăn khớp với lời kể của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong với Lao Động về xuất xứ của con tê giác trong dinh thự của ông Bê.

Ở nơi ngủ không cần đóng cửa

Xã Hàm Tân được công nhận là “Xã an toàn” vào tháng 6.2009. Theo thượng úy Lê Trần Nghĩa - Trưởng Công an xã - từ đó tới nay trong xã chưa ghi nhận vụ mất trộm nào, dù chỉ là 1 con gà. Vì vậy mà vụ mất trộm “động trời” vào ngày 27.-9 vừa qua đang làm cho chính quyền xã và bà con trong vùng rất bức xúc!

Khu dinh thự của ông Trầm Bê, nơi xảy ra vụ mất trộm sừng tê (chụp bên ngoài tường rào). .


Khu dinh thự của Trầm Bê được xây dựng hoàn thành năm 2008, trên diện tích rộng nhiều hécta, có tường cao bao quanh, suốt ngày được canh gác cẩn thận bởi lực lượng bảo vệ hàng chục người.

Một thợ làm vườn cho biết, trong khu dinh thự có cả ngàn cây kiểng quý, có những cây mang từ Nhật Bản về trị giá hàng tỉ đồng/cây. Nhà thờ gia tộc được chủ nhà đặt ở khu vực trung tâm, được bảo vệ cẩn mật nhất, đó cũng là nơi đặt chiếc sừng tê bị mất.

Ông Cao Thanh Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Tân - cho biết, dù đi làm ăn xa, nhưng ông Trầm Bê rất gắn bó với quê hương, tham gia nhiều hoạt động từ thiện cho xã nhà.

Đại gia có 2 con tê giác (?!)

Ngày 5-10, ông Trầm Bê đã tiếp xúc với báo chí và trình hồ sơ nhập khẩu hợp pháp “tê giác trắng, hàng đã qua xử lý làm khô”, có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng (Nam Phi).

Ông Trầm Bê bức xúc, đã có một số thông tin sai sự thật vì không hỏi trực tiếp ông, nhưng lấy thông tin từ đâu đó rồi bình luận, suy diễn sai sự thật, cho rằng sừng tê giác của ông bị đánh cắp vừa qua là hàng... trái phép.

Theo hồ sơ của ông Trầm Bê thì đây là nguyên một con tên giác trắng, có 2 sừng, dài khoảng 4m, đã được xử lý thành thú nhồi bông do ông Ng.Th.Nh (ngụ ở đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM) tặng ông Trầm Bê nhân dịp tân gia vào năm 2007. Ông Nh là người đứng tên nhập khẩu kiện hàng chứa con tê giác trắng đã được qua xử lý làm khô.

Theo hồ sơ nhập khẩu do Chi cục Hải quan khu vực IV (thuộc Cục Hải quan TPHCM, cảng IDC Phước Long I), mở ngày 24.10.2006, lô hàng chứa con tê giác 2 sừng có trọng lượng tổng cộng 885 ký (chân đế bằng cốt thép ximăng và nhựa composite), đã làm khô. Nơi gửi hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước xuất hàng...

Với chứng cứ từ hồ sơ nhập khẩu “con tê giác trắng đã qua xử lý khô” và được thông quan tại Chi cục Hải quan vùng IV của người đứng tên Nh, ông Trầm Bê muốn cho thấy sự nghi ngờ nguồn gốc bất hợp pháp về con tê giác “nhồi bông” bị mất trộm ở dinh thự của mình là chưa chính xác và ông là người đã đi báo công an để điều tra.

Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, sáng 5.10, tiếp chúng tôi tại nhà riêng ở TP.Cần Thơ, Trung tướng Huỳnh Tiền Phong – nguyên Tư lệnh Quân khu 9 – cho biết, cách đây khoảng gần 10 năm, khi còn đương chức, ông có đến nhà Trầm Bê chơi và thấy trưng bày tiêu bản một con tê giác to hơn con bò còn nguyên cả sừng. Sau đó, ông Trầm Bê đã cho mượn con tê giác này đem về trưng bày ở trụ sở Bộ Tư lệnh Quân khu 9 để trang trí và phục vụ khách tham quan.

Tiêu bản được lưu lại nơi đây khoảng 5 năm, dù được bảo quản trong lồng kính, nhưng nó có biểu hiện xuống cấp, bộ da bị nấm mốc, một số chỗ trên thân bị thủng...; vì vậy mà Trung tướng Huỳnh Tiền Phong đề nghị ông Trầm Bê đem về bảo quản, phục chế lại. Tướng Huỳnh Tiền Phong cũng cho biết, ông không biết nguồn gốc con tê giác này, chỉ biết đó là của ông Trầm Bê.

Như vậy, rất dễ dàng nhận thấy phát biểu của ông Trầm Bê ngày 5.10 về con tê giác quà tặng mà ông nhận nhân dịp tân gia năm 2007 khác với trả lời phỏng vấn Báo Lao Động của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong về con tê giác mà Trung tướng mượn của ông Trầm Bê gần 10 năm trước. Liệu ông Trầm Bê có sở hữu... hai con tê giác (!?).

Theo Lao động

Ông Trầm Bê bất ngờ công khai hồ sơ sừng tê giác mất cắp- Ông Trầm Bê trần tình về sừng tê giác mất trộm (NLĐ). – Ông Trầm Bê bất ngờ công khai hồ sơ sừng tê giác mất cắp (TP).

- Điều tra vụ ông Trầm Bê mất sừng tê giác

TPO - Ngày 5-10, ông Trầm Bê (Phó chủ tịch HĐQT Sacombank) công khai hồ sơ nhập khẩu hợp pháp “tê giác trắng, hàng đã qua xử lý làm khô”, có giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng (Nam Phi).

Ông Trầm Bê. Ảnh: Thanh Niên.


Con tên giác trắng có sừng được xử lý thành thú nhồi bông được ông Nh (ngụ đường Phạm Hữu Chí, phường 12, quận 5, TPHCM) tặng ông Bê nhân dịp tân gia nhà năm 2007.

Mẫu thiệp chúc mừng tân gia ông Trầm Bê có chữ ký của ông Nh với nội dung “Chúc mừng tân gia gia đình anh chị Trầm Bê. Em tặng gia đình anh chị một con tê giác trắng. Mong rằng món quà này đem lại may mắn cho gia đình anh chị. Ngày 1-3-2007. Ng.Th.Nh ký tên”

Ông Nh là người đứng tên nhập khẩu kiện hàng chứa con tê giác trắng (đã qua xử lý làm khô).

Theo hồ sơ nhập khẩu do Chi cục hải quan khu vực IV (thuộc Cục hải quan TPHCM, cảng IDC Phước Long I), mở ngày 24-10-2006, lô hàng chứa con tê giác hai sừng có trọng lượng tổng cộng 885 ký (chân đế bằng cốt thép xi măng và nhựa composite), đã xử lý làm khô, không thích hợp làm thực phẩm.

Xuất xứ nơi gửi hàng là Nam Phi và có giấy phép kiểm dịch của nước xuất hàng (Heath certification số 2107213), vào sổ 2948TC, ngày 20-10-2006 của Trung tâm Thú y vùng TPHCM.

Giấy chứng nhận kiểm dịch.


Mất sừng tê giác quý

Vụ việc này bắt nguồn từ tin trên báo nói rằng công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang truy tìm kẻ trộm sừng tê giác tại khu đất gia đình ông Trầm Bê (thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú).

Sau đó, Hiệp hội bảo tồn Ðộng Vật Hoang dã (WCS), một tổ chức phi chính phủ, có văn bản yêu cầu công an xác nhận tính hợp pháp của chiếc sừng tê giác “bị trộm” từ nhà ông Trầm Bê, một trong những người giàu nhất Việt Nam.

Nội dung văn bản có đoạn: “Cuộc trao đổi của chúng tôi với Cites VN (Cơ quan Quản lý việc buôn bán quốc tế các động vật hoang dã nguy cấp) cho thấy, ông Trầm Bê không nằm trong danh sách những người nhập khẩu hợp pháp sừng tê giác vào Việt Nam. Ông này cũng không có tên trong danh sách những người xuất khẩu sừng tê giác hợp pháp như là mẫu vật săn bắn từ Nam Phi theo thông tin của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, chiếc sừng tê giác được đề cập đến trong bài báo mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp”.

Dinh thự ông Trầm Bê (ở Trà Cú, Trà Vinh) - nơi bị mất cắp sừng tê giác. Ảnh: Thanh Niên.


Ông Đỗ Quang Tùng, Phó giám đốc phụ trách Cites Việt Nam trả lời báo chí, xác nhận cơ quan ông chưa cấp giấy phép cho ông Trầm Bê nhập khẩu sừng tê giác vào Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chưa đủ căn cứ để khẳng định chiếc sừng mất cắp ở khu đất của gia đình ông Trầm Bê có nguồn gốc bất hợp pháp.

“Ông Trầm Bê chưa được cấp giấy phép nhập khẩu sừng tê giác vào nước ta, nhưng trong trường hợp ông ấy chứng minh được chiếc sừng ấy được nhập về hợp pháp, thông qua giấy phép được cấp cho một người khác thì nghi vấn đó là sừng tê giác nhập lậu được loại bỏ. Trên thực tế, chúng ta chưa biết được liệu có ai đó tặng (cho) hoặc gửi ông Trầm Bê chiếc sừng tê giác ấy nên phải kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhất”, ông Tùng nói.


Ông Trầm Bê - Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nói, nếu nghi ngờ nguồn gốc con tê giác, thì có thể gọi thẳng cho ông để hỏi, đằng này một số người lại suy diễn và tưởng tượng cái sừng con tên giác đến cả trăm ký và nhân giá trị của nó lên hàng tỷ đồng.

"Tôi chính là người chỉ đạo cho nhân viên chủ động đi tố công an để điều tra. Khi tìm ra kẻ cắp, sự thật về con tê giác sẽ sáng tỏ thôi” - ông Bê nói.
Giấy phép CITES
Cái này ghi chú không đúng rồi, hình ảnh trên chỉ là giấy đăng ký kiểm dịch thôi, giấy chứng nhận kiểm dịch phải là giấy đã khai trong mục 18 ấy! Còn con tê giác này nhập khẩu vào Việt Nam thì chắc phải có giấy phép của CITES rồi, quan trọng là chụp và đăng giấy phép này, nếu không có thì là bất hợp pháp, thế thôi!
CONG MINH
Xem lại
Đề nghị quý báo xem lại trước khi đưa bài, giấy tờ trên là giấy đăng ký kiểm dịch của người nhập khẩu xin làm hồ sơ kiểm dịch, chứ không phải là giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y (theo ghi chú dưới hình), giấy chứng nhận này không, ngoài ra còn phải có giấy phép nhập khẩu nếu nằm trong danh mục cấm. Xin gửi quý báo mẫu tham khảo giấy chứng nhận kiểm dịch

MỘT CÁI SỪNG TÊ GIÁC LÀ CỦA ANH BA! (VNLB). - Chuyên án thú nhồi bông (Phước béo). - con tê “nhồi bồng” và cặp sừng khủng - Uẩn khúc sừng tê giác bạc tỷ (DV). - Sừng tê bị trộm của Trầm Bê là quà mừng tân gia (PN Today). - Tê giác của ông Trầm Bê “được săn ở Nam Phi” (TN). Tê giác của ông Trầm Bê “được săn ở Nam Phi”Trước dư luận hoài nghi tính hợp pháp của con tê giác bị mất sừng, ông Trầm Bê đã cung cấp cho chúng tôi những giấy tờ liên quan nhằm chứng minh tính hợp pháp của con tê giác bị mất sừng ở xã Hàm Tân (H.Trà Cú, tỉnh Trà Vinh).- Ông Trầm Bê trình hồ sơ sừng tê giác tiền tỷ bị mất cắp (DT). – TRẦM ÔNG THẤT GIÁC (Huỳnh Ngọc Chênh).Ông Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ, xã nghèo chấn động (DV 5-12-12) -- Báo này có cái nhìn không giống những báo khác. Đáng khen!



-Ông Trầm Bê có hẳn một con tê giác nhồi bông Liên quan đến vụ mất sừng tê giác tại biệt thự riêng, chiều hôm qua, ông Trầm Bê xác nhận: “Chiếc sừng của một con tê giác nhồi bông đặt tại quê nhà đã bị trộm cắp.
Con tê giác trong biệt thự

Con tê giác thật này được một người bạn của tôi tặng, dài khoảng 4 m, được trưng bày tại nhà riêng ở Trà Vinh từ năm 2008 đến nay. Con tê giác có giấy tờ hợp pháp nên tôi mới trưng bày.
Theo đó, chiếc sừng gắn liền với con tê giác chứ không phải là chiếc sừng rời, còn chiếc sừng là thật hay không bây giờ đã bị bọn trộm lấy cắp thì làm sao kiểm chứng được nếu cơ quan chức năng có yêu cầu. Bản thân ông Bê cũng không biết được chiếc sừng này cân nặng bao nhiêu nên không thể khẳng định việc nó nặng đến 4 kg và càng không biết được nó có giá trị đến 4 tỉ đồng như có thông tin”.
Trong khi đó, chiều 4.10, lãnh đạo Công an tỉnh Trà Vinh đã xác nhận thông tin về việc mất trộm sừng tê giác xảy ra tại dinh thự của ông Trầm Bê (Phó chủ tịch HĐQT Sacombank) ở xã Hàm Tân (H.Trà Cú, Trà Vinh). Hiện công an tỉnh đang chỉ đạo cho Công an H.Trà Cú khẩn trương xác minh, làm rõ vụ trộm.

Một số người dân sống gần dinh thự của ông Trầm Bê cho biết, dinh thự trên được ông xây cách đây khoảng 7 năm, hiện còn một số hạng mục trong giai đoạn hoàn thành.
Liên quan đến vụ việc này, Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã gửi công văn tới Công an TP.HCM và Công an tỉnh Trà Vinh bày tỏ quan điểm về tính hợp pháp của sừng tê giác trong vụ mất trộm tại khu đất của gia đình ông Trầm Bê. Tổ chức này cho rằng, chiếc sừng tê giác được đề cập đến trong bài báo mà công an đang truy tìm có khả năng lớn là bất hợp pháp”.
Đại diện Cites VN xác nhận ông Trầm Bê chưa được cấp giấy phép nhập khẩu sừng tê giác vào nước ta, nhưng trong trường hợp ông ấy chứng minh được chiếc sừng ấy được nhập về hợp pháp, thông qua giấy phép được cấp cho một người khác thì nghi vấn đó là sừng tê giác nhập lậu được loại bỏ. Trên thực tế, chúng ta chưa biết được liệu có ai đó đã tặng (cho) hoặc gửi ông Trầm Bê chiếc sừng tê giác ấy nên phải kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể đưa ra được câu trả lời chính xác nhất”, ông Tùng nói.
Vụ trộm chấn động
Thượng úy Lê Trần Nghĩa – Trưởng Công an xã Hàm Tân cho biết: “Chiều 27.9, người thân của ông Trầm Bê đến trụ sở Công an xã báo mất sừng tê giác. Ngay sau đó, chúng tôi báo về Công an huyện để nơi này xử lý vì vụ này vượt thẩm quyền cấp xã” - thượng úy Nghĩa nói. Cũng theo ông Nghĩa, khu dinh thự của ông Trầm Bê rất rộng. Khu này có khoảng 13 bảo vệ, an ninh khá nghiêm ngặt.
Ông Cao Thanh Hiền – Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Tân cho biết, ông hoàn toàn bất ngờ trước thông tin sừng tê giác bạc tỷ bị mất trên địa bàn, bởi lâu nay xã này tuyệt đối an toàn. Tại quê nhà Hàm Tân, ông Trầm Bê không có đóng góp nào trực tiếp đối với địa phương, cũng không đầu tư làm ăn tại đây nhưng người dân vẫn quý mến vì ông Trầm Bê đã từng bỏ tiền ra tu sửa chùa Vàm Rây (còn gọi là chùa Phật Nằm với kinh phí hơn 1 triệu USD – PV).
“Hoàn thành năm 2008, khu dinh thự của ông Trầm Bê vẫn mở cửa cho các đoàn khách T.Ư và địa phương tham quan. Mỗi lần cấp trên yêu cầu, tôi sẽ liên hệ với người quản lý để họ mở cửa và hướng dẫn tham quan” - ông Hiền nói.
Có mặt tại khu dinh thự của ông Trầm Bê vào chiều 3/10. Giữa những căn nhà lá rách nát, khu nhà hoành tráng của ông vươn lên sừng sững đối lập hoàn toàn với cảnh nghèo nơi đây. Một người dân chép miệng: “Chú vào không được đâu. Ở đây toàn đón khách đi xe hơi sang trọng không hà. Tụi tui ở đây cũng không biết ở trỏng có gì, chỉ nghe nói xa hoa dữ lắm”.
Nói chuyện mất trộm, một người dân chỉ vào cánh cổng bề thế, nói: “Con kiến cũng không lọt vào được, kẻ trộm chắc phải cao thủ lắm”. Khi tôi đến cổng khu dinh thự, vòng ngoài có 3 người bảo vệ đang đứng. Tôi trình thẻ nhà báo và xin được gặp người quản lý để hỏi thông tin. 2 người bảo vệ mặc đồng phục hỏi ý kiến người mặc thường phục, sau đó nói ngắn gọn: “Anh không được vào”.
PV (Tổng hợp)-Ông Trầm Bê có hẳn một con tê giác nhồi bông
-Trà Vinh - Ngỡ ngàng chùa Cò, chùa Vàm Ray, " banh mắt" nhìn dinh thự đại gia ngà
chùa Vàm Ray và Dinh thự đai gia ngàn tỉ




Tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Giang, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, chùa Vàm Ray được chính thức khánh thành ngày 22/05/2010. Đây chính là ngôi chùa Khơ me lớn nhất Việt Nam, một nơi để các đồng bào Phật tử Khơ me gặp gỡ và cùng nhau tu tâm, tích đức.
Chùa được ông Trầm Bê (một người con của Phật giáo Nam tông Khơ me) tài trợ phục chế và cải tạo, trong thời gian 3 năm với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD (khoảng gần 20 tỷ đồng vào thời điểm năm 2010).

Vắng lặng, tĩnh mịch, yên bình đến ngất ngây, đúng là nơi tôi vẫn mơ được đến



Tượng Phật nằm










Đây là chân dung người bỏ ra mấy chục tỉ xây chùa Vàm Ray - đại gia Trầm Bê







'




















'

-Chân dung bí ẩn của đại gia Trầm Bê
-Là một nhân vật kỹ tính và hiếm khi phát biểu trước báo chí, tân Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank Trầm Bê gây nhiều sự tò mò khi chỉ nghe tiếng mà không biết ông xuất phát từ đâu.
-> Sếp 8x điều hành doanh nghiệp nghìn tỷ

Cái tên Trầm Bê thực sự chỉ được nghe nhắc nhiều qua sự kiện nổi đình nổi đám trong năm 2011: các ngân hàng thâu tóm Sacombank.
Vị đại gia này từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn và hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI). Ngoài ra, ông còn cùng với 3 người con tham gia Hội đồng quản trị của một số công ty như Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và gần đây nhất là Ngân hàng Sacombank.
Không phải ngẫu nhiên ông Trầm Bê lại đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà đó đều là những bước đi được tính toán kỹ lưỡng. Những bước đi này thể hiện sự am hiểu của ông đối với chu kỳ kinh tế và một tầm nhìn chiến lược đầy tham vọng nhằm tạo ra thế kiềng 3 chân vững mạnh: cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và tài chính.

Những
Những doanh nghiệp mà gia đình đại gia Trầm Bê đang nắm giữ

Giống như cách làm giàu của bầu Đức - đi lên từ khai thác tài nguyên gỗ, ông cũng bắt đầu sự nghiệp với cương vị Giám đốc Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh (1991- 1994) và sau đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty (1995-2001).
Sau 10 năm tích lũy tài chính cũng như kinh nghiệm từ sản xuất kinh doanh và chế biến lâm sản, ông tham gia thị trường bất động sản bằng việc đầu tư vào BCCI với vai trò là thành viên Hội đồng Quản trị (1999). BCCI đã không ngừng ăn nên làm ra. Ngay cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, trong khi nhiều công ty bất động sản rơi vào bế tắc, doanh nghiệp này đã có kết quả kinh doanh khá khả quan, với mức tăng trưởng doanh thu 66% và lợi nhuận 36% trong năm tài chính 2009-2010.
Sau khi đầu tư vào BCCI, cơ sở hạ tầng là đích đến đầu tiên mà đại gia Trầm Bê nhắm tới với việc đầu tư xây dựng Bệnh viện Triều An. Ra đời vào năm 2001 trong chủ trương xã hội hóa y tế, Triều An là bệnh viện tư nhân đa khoa chuyên sâu đầu tiên và cũng là lớn nhất Việt Nam. Ông Trầm Bê đã cùng với Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hải Nam và ông Lâm Trung Lương (hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Triều An) góp vốn để xây dựng bệnh viện này.
Sau 6 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Triều An đã cấp cứu 12.000 trường hợp, khám bệnh cho 700.000 lượt người, điều trị nội trú cho 950.000 bệnh nhân, phẫu thuật cho 34.000 ca. Với số lượng bệnh nhân trong nước lớn như vậy, cộng với việc mỗi năm tiếp nhận các bệnh nhân từ nước ngoài, nguồn thu từ bệnh viện là rất lớn. Đây là điều kiện để ông Trầm Bê tiến thêm một bước sang lĩnh vực nông nghiệp.
Ông Trầm Bê tỏ ra thực sự nhạy cảm với những thị trường còn bỏ ngỏ, nên hầu như ông luôn tạo ra được thế độc quyền ban đầu khi tham gia vào bất cứ ngành nghề nào. Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn do ông làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị (2002- 2004) đã chiếm lĩnh 100% thị trường chiếu xạ thanh long tại Việt Nam. Mãi cho đến năm 2009, thế độc quyền này mới mất đi khi có nhà máy chiếu xạ thanh long thứ hai do Công ty Cổ phần An Phú đầu tư.
Năm 2002, ông Trầm Bê đã mua thiết bị chiếu xạ theo tiêu chuẩn Pasteur và dùng kỹ thuật chiếu xạ của Mỹ với giá tới 20 triệu USD. Việc nhập khẩu rất khó khăn nhưng khi máy về tới Việt Nam, nhà sản xuất bị phá sản nên họ không chuyển giao kỹ thuật vận hành như đã ký trong hợp đồng. Ông đã buộc phải thuê 5 chuyên gia người Mỹ trong vài tháng với chi phí 150.000 USD mỗi tháng để lập chương trình vận hành, huấn luyện công nhân Việt Nam.
Sản lượng xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận từ năm 2005-2009 trung bình trên 23.000 tấn mỗi năm. Đó là chưa kể thanh long từ các tỉnh khác cũng phải đến chiếu xạ tại công ty này.
Khi cơ sở hạ tầng và nông nghiệp đã đủ vững mạnh, ông lại đi tiếp những bước đầy toan tính để tạo thành thế 3 chân kiên cố. Để có thể an tâm bước tiếp, ông đã lần lượt đưa các con của mình là Trầm Trọng Ngân, Trầm Thuyết Kiều và Trầm Khải Hòa vào nắm giữ những vị trí quan trọng trong các công ty mà ông đã tham gia đầu tư.
Trầm Bê đã tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam vào năm 2004. Trong giai đoạn này, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và đạt đỉnh điểm vào năm 2007. Cụ thể, tăng trưởng huy động vốn đạt 36,5% và tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34% so với năm 2006. Ngân hàng này đã đạt doanh thu trên 1.000 tỉ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỉ đồng trong năm 2007.
Từ vị trí là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam, Trầm Bê tiếp tục đưa con gái của mình là Trầm Thuyết Kiều vào giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc. Đồng thời, ông gia tăng tỉ lệ sở hữu của mình và các con tại ngân hàng này lên mức 17,5% (tính đến tháng 9/2011). Trong đó, ông Trầm Bê nắm giữ 8,36%, bà Kiều 7,36% và ông Ngân 1,86%.
Sau khi hoạt động của ngân hàng mẹ đã đi vào ổn định, Ngân hàng Phương Nam đã cho ra đời Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS). Vẫn với cách làm tương tự, sau khi NJC được thành lập vào năm 2007, trên cương vị là Phó chủ tịch, năm 2008 ông Trầm Bê đưa bà Trầm Thuyết Kiều (sở hữu 11% cổ phần NJC) lên nắm giữ chức Phó giám đốc.
Đến năm 2011, sau 3 năm thành lập PNS, con trai út 24 tuổi Trầm Khải Hòatiếp tục nhận chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty này. Đặc biệt, năm nay, PNS lần đầu tiên lọt vào top 10 thị phần môi giới tại sàn HoSE. Công ty này đã giữ ngay vị trí thứ tư ở quý II với thị phần 6,2%, vượt qua cả các ông lớn chứng khoán như Kim Eng Việt Nam, VNDirect, Chứng khoán FPT. Hiện nay, ông Ngân và ông Hòa đã nâng tỉ lệ sở hữu tại PNS lên 6,09%.
Để đứng trong nhóm dẫn đầu thị trường tài chính, ông Trầm Bê đã nuôi tham vọng thâu tóm Sacombank để củng cố chân thứ ba thêm vững chắc. Sacombank là ngân hàng thuộc nhóm 1 (được tăng trưởng tín dụng tối đa 17%). Một thuận lợi là lượng cổ phiếu mà các nhân sự chủ chốt của Sacombank nắm giữ khá mỏng. Vì thế, muốn thay đổi cơ cấu cổ đông tại ngân hàng này cũng không phải là chuyện quá khó. Năm 2010, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, nắm giữ trên 4%; ông Đặng Hồng Anh -con trai của ông Thành, 3,5%; bà Huỳnh Quế Hà - Phó chủ tịch Sacombank 1,38%. Nghĩa là ông Trầm Bê hoàn toàn có thể tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank nếu ông có khả năng mua gom cổ phiếu của ngân hàng này.
Và vào đầu tháng 2/2012 Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết đã có ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% cổ phần biểu quyết, bao gồm cả Trầm Bê), yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo của Sacombank. Gần như toàn bộ vị trí lãnh đạo chủ chốt của Sacombank đã thay đổi, trong đó có sự góp mặt của ông Trầm Bê, với chức vụ mới là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank sau khi ông rời khỏi ghế Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam. Vẫn với cách làm cũ, ông không quên trám vào chỗ trống đó là con trai mình, Trầm Trọng Ngân, lên giữ chức Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng Phương Nam. Thêm vào đó, Trầm Khải Hòa cũng là thành viên Hội đồng quản trị của Sacombank bắt đầu từ tháng 5 năm nay.



Vì sao đại gia Việt chuộng sưu tầm sừng tê giác?
Cuộc đời huyền bí của trùm sòng bạc thế giới
Làm rõ vụ trộm sừng tê giác tại nhà ông Trầm Bê
Ngày 4-10, ông Lê Trần Nghĩa, Trưởng Công an xã Hàm Tân, huyện Trà Cú -Trà Vinh, cho biết tối 27-9, bảo vệ dinh thự của ông Trầm Bê, Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank, gọi điện cho công an xã trình báo việc mất sừng tê giác. “Chúng tôi đã báo cáo vụ việc lên Công an huyện Trà Cú để điều tra” - ông Nghĩa nói.
- Trầm Bê: ‘Sừng mất là từ thú nhồi bông’.? Audio: ‘Sừng thật hay giả tôi không dám kết luận’ (BBC). – Làm rõ vụ trộm sừng tê giác tại nhà ông Trầm Bê(NLĐ). - Điều tra vụ ông Trầm Bê mất sừng tê giác (TN).  - Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ, xã nghèo chấn động (DV).  - Tam Thái:  Đại gia mê sừng tê,dân đen xơi gà dành cho gia súc (PNTD).

















Tổng số lượt xem trang