Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Mỹ giúp Việt Nam nắm thông tin tình báo về biển Đông?

-Mỹ giúp Việt Nam nắm thông tin tình báo về biển Đông?


Trong thông cáo gửi cho báo chí hôm qua, Mỹ thông báo sẽ trợ giúp Việt Nam 40 triệu đôla để tăng cường năng lực hàng hải trong vòng hai năm tới.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng sẽ giúp đỡ các cơ quan hàng hải của Việt Nam tăng cường khả năng kiểm soát và chỉ huy.

Thêm nữa, Mỹ cũng lặp lại tuyên bố trước đây rằng sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương liên quan tới hàng hải để tăng cường năng lực cho Việt Nam cũng như mở rộng các cuộc thao dượt và huấn luyện giữa hai nước, tập trung vào các vấn đề cứu nạn và nhân đạo.
Khi chúng ta có kẻ cướp nó đang đánh vào nhà, có hàng xóm láng giềng đến giúp đỡ thì phải biết cách liên minh với ông láng giềng đó. Nhưng phải biết chọn ông láng giềng nào có khả năng nhất để mà liên minh. Đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn thủ tướng, nói.

Số tiền mà Hoa Kỳ trợ giúp Việt Nam nằm trong gói viện trợ mới trị giá 259 triệu đôla nhằm giúp “các đồng minh và đối tác [của Mỹ] tăng cường khả năng hàng hải nhằm xử lý các thay đổi nhanh chóng trong khu vực”.

Thông báo của Mỹ được đưa ra khi Tổng thống Obama có mặt ở Philippines để dự hội nghị thượng đỉnh APEC.

Hôm nay, sau cuộc gặp tới Tổng thống nước chủ nhà, ông Benigno Aquino, ông Obama đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp ở biển Đông.

Cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước đồng minh diễn ra một ngày sau khi Việt Nam và Philippines nâng mối quan hệ song phương lên tầm chiến lược.

Giáo sư Tương Lai, người từng làm trong ban cố vấn của thủ tướng Việt Nam, cho rằng việc Mỹ cam kết giúp Việt Nam cải thiện lĩnh vực hàng hải cũng như việc Hà Nội và Manila củng cố quan hệ là những bước đi mang tính biểu tượng. Ông nói thêm với VOA Việt Ngữ:

“Đó là một biểu tượng có ý nghĩa. Trong có nội lực là chính, là phải quyết tâm bằng mọi cách giữ vững độc lập dân tộc. Nó đòi hỏi một đường lối độc lập tự chủ, mà đường lối độc lập tự chủ đó là phải biết liên minh với ai để tăng thêm sức mạnh cho mình. Khi chúng ta có kẻ cướp nó đang đánh vào nhà, có hàng xóm láng giềng đến giúp đỡ thì phải biết cách liên minh với ông láng giềng đó. Nhưng phải biết chọn ông láng giềng nào có khả năng nhất để mà liên minh. Đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược”.

Trong một diễn biến khác liên quan tới biển Đông, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay đã đăng đàn để trả lời các câu hỏi của các đại biểu quốc hội về nhiều vấn đề, trong đó có biển Đông và mối quan hệ với Trung Quốc.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói rằng lập trường quan điểm, chủ trương của đảng và nhà nước là “rõ ràng, nhất quán, cơ bản là phù hợp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng còn không ít khó khăn, thách thức”. Ông Dũng nói thêm:

“Trước hết là chân thành làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia. Với phát triển kinh tế xã hội phải tăng cường quốc phòng an ninh, quan hệ đối ngoại, tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế về chân lý, lẽ phải của chúng ta; gìn giữ hòa bình, ổn định để tạo môi trường cho xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc".
Trước hết là chân thành làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố.

Một ngày trước đó, trong khi đặt câu hỏi chất vấn cho ông Dũng, đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa từ TP HCM nói rằng “đa số nhân dân không đồng ý nhận viện trợ từ Trung Quốc”.

Ông Nghĩa đặt câu hỏi rằng nhận viện trợ hay vay vốn ODA của Trung Quốc cho dù rẻ thì sau này có kiện để đòi lãnh thổ được không?

"Nếu trưng cầu ý dân thì tôi tin đa số nhân dân sẽ không đồng ý nhận viện trợ hay vay tiền từ Trung Quốc vì còn nhiều nguồn khác để vay", ông nói.

Về vấn đề quan hệ Việt – Trung, cũng như phát biểu của Thủ tướng Dũng, giáo sư Tương Lai nhận định:

“Nguyễn Tấn Dũng chính là người đầu tiên nêu lên vấn đề rằng không thể đem chủ quyền thiêng liêng của đất nước để đổi lấy tình hữu nghị viển vông và lệ thuộc. Đó là một tuyên bố rất dứt khoát, và có một ý nghĩa rất lớn, lần đầu tiên nói rằng Việt Nam không thể lệ thuộc Trung Quốc được. Nhưng mà cái tập thể này, cái đường lối này, cái bộ chính trị này mới có khả năng đưa ra một quyết sách. Chứ còn cá nhân một thủ tướng, trong cái cơ chế đảng lãnh đạo mang tính toàn trị này, và không hề có chuyện tam quyền phân lập, thì ông Tổng bí thư ông đã nói rõ trong phát biểu của ông ta với Tập Cận Bình vừa rồi rằng phải giữ nguyên nguyên trạng, không làm xáo trộn vấn đề. Trong một bài viết gần đây, tôi đã phân tích rõ rằng không thể gọi là giữ nguyên nguyên trạng được. Nếu mà giữ nguyên nguyên trạng ấy thì làm sao mà có quyết sách đối phó lại với Tập Cận Bình?”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm Việt Nam và phát biểu trước quốc hội hồi đầu tháng này.

Chỉ một ngày sau khi rời Việt Nam, ông Tập tuyên bố rằng các hòn đảo trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông) “là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa”, và chính phủ Trung Quốc “phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hải chính đáng”.

Cũng giống như nhiều cư dân mạng, giáo sư Tương Lai chỉ trích các vị đại biểu đã “không dám” bày tỏ thái độ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tới cơ quan lập pháp của Việt Nam.

-Mỹ chưa ký hợp đồng bán vũ khí nào cho Việt Nam
WASHINGTON DC (NV) .- Hoa Kỳ “chưa ký một hợp đồng nào” về bán võ khí sát thương cho Việt Nam, theo lời ông Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói tại “Diễn Đàn Việt Nam” ở Washington DC hôm 24 tháng Ba, 2015.

Một kiểu tàu tuần nhỏ thuộc lớp Defiant 140 do công ty Metal Shark ở Louisiana sản xuất mà Jane's Defense nói Mỹ có thể cung cấp cho Cảnh Sát Biển Việt Nam. (Hình: Metal Shark)

Ngày 24 tháng 3, 2015, Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington DC. tổ chức một cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam với đại sứ hai bên là diễn giả chính và với sự tham dự của một số chuyên viên và khách mời.

Trong phần hỏi đáp giữa các diễn giả với cử tọa, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, cho hay tới nay, “chưa có hợp đồng nào được ký kết” để bán võ khí cho Việt Nam. Theo ông, sự chậm chạp của vấn đề, một phần vì thủ tục mà Việt Nam không quen thuộc.

Nhân dịp này, khi được cử tọa hỏi về vấn đề gỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam, ông Osius cho hay nó còn tùy thuộc vào sự tiến bộ nhân quyền tại Việt nam. Ông Phạm Quang Vinh, đại sứ CSVN tại Mỹ thì mong muốn Mỹ 'tháo bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí sát thương nay đã là 20 năm hai nước thiết lập bang giao.'

Lời phát biểu của đại sứ Ted Osius khác hẳn lời xác nhận của ông Puneet Talwar, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, ngày 4 tháng 2, 2015, nói với đài VOA rằng Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam một số tàu tuần tra biển theo một thỏa tuận mà ngoại trưởng John Kerry loan báo cuối năm 2013 khi đến Hà Nội, trong gói viện trợ 18 triệu đô la.

Tại cuộc họp báo ngày 6 tháng 3, 2015 tại Hà Nội, thiếu tá Lý V. Thắng, một sĩ quan Lục quân Mỹ, Trưởng Văn phòng Hợp tác quốc phòng Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay một số viên chức Cảnh sát biển của Việt Nam đang được huấn luyện tại Hoa Kỳ về tuần tra biển với tàu cao tốc.

Theo lời ông Thắng cho hay các sĩ quan Cảnh sát biển của Việt Nam còn được học cả sử dụng cũng như bảo dưỡng “các xuồng cao tốc” để khi về Việt Nam sẽ huấn luyện lại cho người khác. Thêm nữa, phía Hoa Kỳ còn trao luôn các phụ tùng và các trang thiết bị thay thế và giúp Việt Nam lập xưởng sửa chữa theo một chương trình yểm trợ “trọn gói” lâu dài.

Dù vậy, đến nay không ai biết những tàu tuần tra cao tốc hay xuồng máy cao tốc đó thuộc loại nào, công ty nào sản xuất, trị giá bao nhiêu, cũ hay mới, lớn nhỏ ra sao, có được trang bị võ khí nào không hay phía Việt Nam phải tự lo lấy khoản này.

Mới đây, ngày 18 tháng 3, 2015, một bản tin trên tạp chí an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense tiết lộ theo nguồn tin từ một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam (VCG) sẽ nhận 6 tàu tuần tra tốc độ cao lớp Defiant do Công ty Metal Shark (tiểu bang Louisiana) chế tạo nhằm nâng cao khả năng bảo đảm an ninh hàng hải của Việt Nam.

Hãng Metal Shark sản xuất các loại tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ và xuồng cao tốc cho quân đội Hoa Kỳ cho nhiều hoạt động khác nhau. Một số kiểu tàu lớp Defiant mà công ty này sản xuất mua mẫu từ công ty đóng tàu Damen của Hòa Lan, tương tự như mẫu công ty Sông Thu ở Đà Nẵng sản xuất cùng nguồn gốc.

Lời nói của đại sứ Ted Osius trong cuộc hội thảo nói trên hé lộ cho thấy, thủ tục bán hay cung cấp trang bị an ninh quốc phòng cho nước ngoài của Hoa Kỳ phải qua sự chuẩn y của Quốc hội. Không ít nghị sĩ, dân biểu Mỹ chống lại quyết định bán trang bị an ninh quốc phòng cho Việt Nam khi nhân quyền vẫn không có gì tiến bộ đáng kể mà ông Osius nhìn nhận trong cuộc hội thảo là vấn đề thảo luận gay go nhất giữa hai nước.

Trong cuộc hội thảo nói trên của tổ chức CSIS, ông Phạm Quang Vinh phủ nhận nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp nhân quyền cũng như không có tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đây là luận điệu quen thuộc của viên chức Việt Nam mà ai cũng biết chỉ là sự dối trá.



Mục sư Nguyễn Hồng Quang bị an ninh Việt Nam đánh đổ máu tại Bình Dương buổi sáng 25/3/2015. (Hình: Facebook)

Để tạo áp lực tiến bộ nhân quyền hơn tại Việt Nam, Đại sứ Osius cho hay Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam sửa đổi một số điều luật hình sự cho phù hợp với bản hiến pháp của chế độ. Hiến pháp CSVN, bản sửa đổi mới nhất công bố năm 2013, tuy công nhận các quyền căn bản của công dân nhưng Bộ Luật Hình Sự vẫn giữ những điều khoản kết án tù người dân chỉ vì người ta sử dụng các quyền đó.

Guồng máy an ninh vẫn núp bóng xã hội đen thường xuyên đánh đập, hành hung dã man tất cả những ai có các hành động mà họ thấy không rập khuôn theo nhu cầu cai trị độc tài. Trên mạng xã hội Facebook hôm Thứ Tư 25 tháng 3, 2015, người ta thấy phổ biến tấm hình mục sư Nguyễn Hồng Quang bị an ninh đánh máu me đầy mặt.

Khoảng 9 giờ 30 sáng 25 tháng 3, 2015, mục sư Nguyễn Hồng Quang cùng con trai là Nguyễn Quang Triệu đã bị công an hành hung dã man khi đến dọn dẹp nhà thờ Hội Thánh Tin Lành Mennonite Mỹ Phước, thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (TN)




Việt Nam nhắc lại ý muốn Mỹ xóa bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí

Trong một buổi nói chuyện ngày hôm qua, 24/03/2015, tại Washington, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đã lên tiếng nhắc lại mong muốn Hoa Kỳ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí áp đặt trên Việt Nam. Yêu cầu này như đã bị phía Mỹ gián tiếp từ chối khi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam kêu gọi chính quyền Hà Nội có thêm bước tiến trong việc cải thiện nhân quyền.
Theo phía Việt Nam, năm 2015 này đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa bang giao giữa hai nước cựu thù. Trong bối cảnh đó, việc tháo gỡ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương đối với Hà Nội, một lệnh cấm đã được giảm nhẹ vào tháng Mười năm ngoái 2014 để giúp Việt Nam tăng cường năng lực bảo đảm an ninh trên biển, sẽ là một quyết định cho thấy là quan hệ Việt-Mỹ đã hoàn toàn bình thường.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định rằng đó sẽ là một quyết định « mang ý nghĩa biểu tượng ».
Cho đến nay, Mỹ vẫn gắn việc giải tỏa cấm vận vũ khí cho Việt Nam với những tiến bộ trong địa hạt nhân quyền. Có mặt hôm qua tại CSIS, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã công nhận rằng khía cạnh khó khăn nhất trong quan hệ Mỹ-Việt vẫn là nhân quyền.
Theo ông, đúng là trong thời gian qua, Việt Nam đã có một số cởi mở trong lãnh vực tôn giáo và chính trị, nhưng chính quyền cần phải có tiến bộ nhiều hơn nữa để quan hệ Mỹ-Việt được phát huy một cách tối đa.
Đại sứ Mỹ đã kêu gọi Việt Nam tạm dừng các vụ bắt giam trong khuôn khổ những luật lệ mà theo ông, hiện đang được sửa đổi cho phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam. Các luật lệ này bao trùm các lĩnh vực như quyền tự do Internet, tự do ngôn luận và hội họp.
Vấn đề Cam Ranh và Nga
Một rắc rối khác trong quan hệ Mỹ-Việt, nhưng liên quan đến Nga, cũng đã được đại sứ hai nước nêu lên vào hôm qua. Hoa Kỳ từng tỏ ý quan ngại trước việc phi cơ tiếp liệu của Nga từ Cam Ranh đã được dùng để tiếp tế cho oanh tạc cơ chiến lược Nga hoạt động trong vùng. Theo Đại sứ Mỹ Ted Osius, Nga đã lợi dụng các thỏa thuận với Việt Nam để tiến hành những hành vi « khiêu khích », có thể khiến cho tình hình khu vực căng thẳng thêm.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ như có ý trấn an khi ông Phạm Quang Vinh cho rằng Việt Nam đã xác định rõ với Mỹ rằng sẽ không cho phép bất kỳ nước nào dùng sân bay và các cơ sở khác tại Việt Nam để gây hại cho một nước thứ ba.
Theo hãng tin Mỹ AP, Hoa Kỳ và Việt Nam đang trong tiến trình thắt chặt quan hệ trên cơ sở mối quan ngại chung trước đà vươn lên của Trung Quốc.
Việt Nam cũng nằm trong số 12 quốc gia đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương do Mỹ bảo trợ. Washington muốn đúc kết thỏa thuận này ngay trong năm nay.



Phái đoàn quân sự cấp cao CSVN đến Mỹ


Mỹ đào tạo sĩ quan lãnh đạo hàng không đầu tiên cho Việt Nam

Phi trường Cam Ranh: Nga thay Việt Nam phân bua với Mỹ

Việt Nam sẽ nhận 6 tàu tuần tra cao tốc của Hoa Kỳ


-Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai, 10/11, công bố văn kiện đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Báo Dân Trí loan tải tin vừa nêu ngày hôm nay, trích dẫn từ nội dung văn kiện, cho biết Hoa Kỳ xuất khẩu vũ khí sát thương và dịch vụ quốc phòng sang VN theo từng trường hợp cụ thể với mục đích hỗ trợ an ninh hàng hải và nhận thức chủ quyền.
Các chuyên gia dự đoán VN sẽ mua các máy bay trinh sát cũng như các thiết bị giám sát của Mỹ. Năm ngoái, một thỏa thuận về cung cấp 5 tàu tuần tra tốc độ cao của Mỹ cho Việt Nam đã được công bố.
Văn kiện cho phép bán vũ khí sát thương cho VN lần đầu tiên được công bố sau cuộc gặp gỡ giữa Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng John Kerry và Cố vấn an ninh quốc gia-bà Susan Rice hồi đầu tháng 10.

Không lâu sau cuộc viếng thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh, cuối tháng 10, VN tạm ngưng thi hành án đối với Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và tống xuất người tù nhân lương tâm nổi tiếng này sang Mỹ. Giới phân tích chính trị cho rằng đây là sự đổi chác của VN để Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương kể từ sau chiến tranh VN.


-Nói về nhân quyền và vũ khí sát thuơng.

Nhan Tuan Truong

-Hoa Kỳ vừa gỡ đi một phần luật « cấm bán vũ khí sát thuơng » cho VN. Luật này do quốc hội Mỹ đặt ra từ cuối thập niên 70, sau khi những vận động để thiết lập ngoại giao giữa hai bên bị thất bại.
(Sau 1975, VN đặt điều kiện với Mỹ bồi thường chiến tranh thì mới bang giao. Đến năm 1977, khi VN đồng ý bang giao « vô điều kiện » thì đã quá trễ : Hoa Kỳ đã đi tắt với Bắc Kinh để lập liên minh chống Liên Xô. Từ đó VN ngã vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô, cùng với Liên Xô thực hiện mưu đồ thôn tính vùng Nam Á : từ Afghanistan qua Iran, Ấn Độ, nhằm khống chế eo biển Malacca. Cuối thập niên 70, khi Liên Xô mở mặt trận Afghanistan thì Việt Nam mở cuộc chiến Kampuchia. Các nước trong vùng, kể cả Mỹ và Trung Quốc, lo ngại thuyết Domino được chứng nghiệm : chính quyền các nước Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện, Nam Dương… cho đến Ấn Độ, Iran… lần lượt sụp đổ, hay liên kết với Liên Xô. Trước dư luận quốc tế, cuộc chiến Kampuchia là cuộc chiến ủy nhiệm của hai thế lực XHCN đối nghịch : Liên Xô và Trung quốc (được sự chống lưng của Mỹ). VN bị xem là một tên « xung kích sừng sỏ » được sự ủy nhiệm của cộng sản quốc tế do Liên Xô cầm đầu. VN bị Hoa Kỳ cấm vận và bị thế giới cô lập từ đó, cho đến đầu thập niên 90, khi mà khối cộng sản Đông Âu bị phân rã và Liên Xô đang trên đường sụp đổ.)

Việc tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thuơng hôm nay cho VN có phần tương tự với trường hợp Đài Loan năm 1979. Cả hai bên đều cần vũ khí sát thuơng của Mỹ để tự vệ trước sự gây hấn của Trung Quốc.

Trường hợp Đài Loan, sau khi bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi tại Liên Hiệp Quốc năm 1971, Đài Loan bị cô lập toàn diện. Chiếc ghế đại diện quốc gia Trung Hoa tại Hội đồng Bảo An LHQ dời về Bắc Kinh, Đài Loan trở thành một « tỉnh » của Trung Quốc. Tiếp theo sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn 1975, số phận chính quyền Quốc dân đảng ở Đài Loan mong manh như trứng để đầu cối đá. Lục địa có thể đem quân « giải phóng » đảo quốc này bất kỳ lúc nào mà không có sự can thiệp của Hoa Kỳ.

Bởi vì, khi Hoa Kỳ nhìn nhận Bắc Kinh là chính quyền duy nhất đại diện Trung Quốc và Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, thì mặc nhiên nhìn nhận « vấn đề Đài Loan » thuộc về « nội bộ » của Trung Quốc. Điều này cũng tương tự tình trạng VNCH sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết. Hoa kỳ « Việt Nam hóa chiến tranh », nhìn nhận VN là một quốc gia thống nhất, độc lập có chủ quyền. Cuộc chiến VN chỉ là một cuộc nội chiến. Chiến tranh của VN trở thành « chuyện riêng » của VN, cũng như vấn đề Đài Loan là chuyện riêng của TQ. Hoa Kỳ (và các nước trên thế giới) không còn lý do để can thiệp vào. Đây là một nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ : một quốc gia không được quyền can thiệp vào nội bộ một quốc gia khác.

Trước đe dọa bị « thống nhất » bằng vũ lực, Đài Loan mong muốn được mua « vũ khí sát thuơng » của Hoa Kỳ để « tự vệ ».

Trường hợp Việt Nam, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trên thềm lục địa của VN vào tháng 5-2014, VN lâm vào thế « tiến thoái lưỡng nan » : đánh thì không xong, mà hòa cũng không ổn. VN không có đủ sức mạnh quốc phòng chống lại TQ để bảo vệ quyền lợi của mình. Trong khi việc « hòa » là đồng nghĩa với việc từ bỏ chủ quyền của VN tại các đảo Hoàng Sa đồng thời quyền chủ quyền trên thềm lục địa và hải phận của mình.

(Phía TQ chỉ rút giàn khoan, với lý do « tránh bão », nhưng thực ra là để hạn chế hệ quả một sai lầm chiến lược. Đáng tiếc là VN đã không khai thác được điều này. Bởi vì, trên quan điểm thuần túy chiến lược, phía Trung Quốc, khi đặt giàn khoan 981, đã tính toán sai. Trong quan hệ ngoại giao, sự do dự của VN về việc lựa chọn đồng minh chiến lược - Trung Quốc hay Mỹ - sẽ sớm được quyết định. Trung Quốc sẽ mất một đồng minh (đúng ra là đàn em) tin cậy đồng thời tạo ra một quốc gia thù địch quan trọng ở trước cửa ngõ. Trong khi việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, đã đông lạnh từ tháng giêng năm 1974 cho đến nay, thì được hâm nóng lại. Hoàng Sa và vùng biển chung quanh, từ lâu đã được TQ xem là chủ quyền thuộc về TQ bất khả tranh nghị. Qua dịp này, chủ quyền Hoàng Sa và vùng biển chung quanh có thể được quốc tế nhìn nhận là vùng lãnh thổ có tranh chấp. Điều này dĩ nhiên có lợi cho VN.)

Điều trở ngại cho cả hai bên, Đài Loan (năm 1979) và Việt Nam hôm nay : Đài Loan (năm 1979) cũng như Hà Nội là những chế độ độc tài. Trường hợp VN hôm nay còn tệ hại hơn, nơi đây một trong vài chế độ độc tài cộng sản trên thế giới còn sót lại. Nhân quyền thường xuyên bị chà đạp. Ý kiến của nhiều chính trị gia HK, khi mà VN chưa cải thiện về nhân quyền, chưa dân chủ hóa chế độ, thì các quan hệ với Hoa Kỳ sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Trường hợp Đài Loan, chính quyền Quốc dân đảng nhượng bộ đòi hỏi của thành phần « đảng ngoại » (tức người ngoài đảng), đồng ý một lịch trình dân chủ hóa chế độ. Hoa Kỳ đáp ứng bằng cách cho thông qua luật « Taiwan Relations Act » ngày 10-4-1979. Dầu vậy luật này cũng là « tác phẩm » của kiều dân Đài Loan sống tại Hoa Kỳ. « Lobby » của kiều dân Hoa tại Mỹ rất mạnh. Nhờ vận động hành lang chính trị, thuợng viện HK mới sớm thông qua dự luật « Taiwan Relations Act », theo đó HK chủ trương việc giải quyết « vấn đề Đài Loan » bằng phương tiện hòa bình (HK tôn trọng ý nguyện, tức sự lựa chọn chính trị của dân Đài Loan), đồng thời cho phép chính quyền Dân Quốc được mua các loại vũ khí của HK để tự vệ.

Quá trình dân chủ hóa Đài Loan bắt đầu từ thập niên 80, được sự giúp đỡ quan trọng (làm chất xúc tác) của các học giả thuộc trường đại học Harvard (như Samuel P. Huntington). Những người này đã tổ chức (trong khuôn viên đại học Harvard) những cuộc « hội thảo », tiếp xúc giữa những người ngoài đảng (đảng ngoại, tức không phải là đảng viên Quốc Dân đảng) với các nhân vật lãnh đạo Dân Quốc. Quá trình dân chủ hóa kết thúc vào những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3.

Nhờ các vũ khí tối tân mua từ Hoa Kỳ, Đài Loan hiện nay mặc dầu bị cô lập (hầu như) toàn diện, họ vẫn không sợ viễn ảnh bị lục địa « thống nhất » bằng vũ lực.

Trường hợp Việt Nam, chính quyền Obama vừa tháo gỡ một phần lệnh cấm bá vũ khí sát thuơng, đổi lại, VN phóng thích một vài tù nhân lương tâm. VN vẫn hoàn toàn im lặng về « hồ sơ nhân quyền » trước dư luận quốc tế, trong khi việc « dân chủ hóa » chế độ chỉ là điều trong mơ.

Hoa Kỳ bán vũ khí sát thuơng (hạn chế) cho VN do vậy đến từ một cấp bách về chiến lược (bao vây TQ) chứ không do một động lực nào khác.

Người ta không thể trách được Hoa Kỳ. Lực lượng người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ rất là đông đảo, không kém kiều dân Hoa ngày trước. Nếu kiều dân Hoa ngày xưa một lòng ủng hộ Đài Loan, thì hôm nay kiều dân Việt phần lớn chống lại chế độ độc tài toàn trị của Hà Nội. Những người Việt này có lý do chính đáng, vì phần lớn họ là nạn nhân trực tiếp của chính sách trả thù ác độc, cũng như sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Hà Nội.

(Nếu không có một chính sách hòa giải dân tộc đứng đắn, những hận thù này sẽ còn tồn tại mãi, sẽ luôn chống lại phía cộng sản cầm quyền. Phía thiệt hại dĩ nhiên là đất nước và dân tộc VN. Đó là ta chưa nói đến những tác hại của các thành phần dân tộc thiểu số Khmer Krom và các dân tộc ở Tây nguyên, Tây bắc. Chính quyền suy yếu, hay đất nước kém phát triển, khuynh hướng ly khai sẽ phát triển. Việc giữ toàn vẹn lãnh thổ trở thành khó khăn. Mà giải quyết các mâu thuẩn này hiệu quả không phải do đàn áp, mà cũng phải là một chính sách hòa giải dân tộc đúng đắn).

Trong khi các « lực lượng dân chủ » của VN thì tản mác, không có những trí thức lớn như trường hợp Đài Loan (năm 1979). Từ khi những trí thức lớn và có uy tín như ông Trần Xuân Bách bị khai trừ năm 1990, thì đảng VN ngày càng rập khuôn theo kiểu mẫu của Trung Quốc. (Ông Trần Xuân Bách là nạn nhân của cánh cực đoan duy ý chí trong đảng, là những người có gốc miền Trung. Phe miền Trung do thua kém miền Nam và miền Bắc về kinh tế, do đó thiên về hướng bảo thủ nhằm giữ lấy quyền. Vô hình chung, thái độ này đã « đóng đinh » VN trên cây thánh giá XHCN từ năm 1990. Nếu không thì VN đã theo mô hình dân chủ tự do từ đó, với những người CS tiến bộ như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Xuân Bách…).

Giả sử bây giờ Mỹ muốn giúp dân chủ VN thì cũng không biết giúp ai ? Có đảng phái, tổ chức dân chủ nào có trọng lượng hiện nay để mà Mỹ giúp ?

Việc Mỹ bán (giới hạn) vũ khí sát thuơng cho VN dầu vậy cũng để dành một cơ hội để phe dân chủ VN và những người tiến bộ trong đảng CSVN nắm bắt. Nội tình đảng CSVN phân chia ra sao, Hoa Kỳ nắm vững. Họ không hề xem VN là một nước đáng tin cậy. Bởi vì lực lượng đảng viên theo TQ vẫn chiếm đa số trong đảng.

Biến cố dàn khoan 981 trên thềm lục địa của VN đã khơi dậy lòng yêu nước nơi mọi người Việt, bất kể quá khứ cũng như lập trường chính trị. Lẽ ra, từ điểm tựa này, nếu có một « chất xúc tác » hữu hiệu, thì rất có thể lực lượng người Việt tại Hoa Kỳ có thể vận động hành lang để chính giới nước này thông qua một luật tương tự « Taiwan Relations Act ». HK sẽ ủng hộ VN, bán vũ khí để VN « tự vệ » và tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng (các phương tiện) hòa bình.

(Ta không nên đánh giá thấp tiềm năng kinh tế của lớp người Việt hải ngoại. Lớp người này gởi về VN hàng năm trên 10 tỉ đô la. Số tiền này VN có thể mua bất kỳ loại vũ khí tối tân nào của Hoa Kỳ.)

Biến cố giàn khoan 981 cũng đã tạo ra cho VN nhiều cơ hội để đạt được mục đích của mình, phía chính quyền cũng như phe dân chủ. Đáng tiếc là cơ hội đã đi qua. Phía TQ đã thấy được sai lầm của họ và đang cố gắng sửa chữa. Ngoại giao con thoi, qua lại giữa các viên chức VN và TQ gần đây cho thấy hai bên dường như đã « quên » quá khứ. Mọi việc đi vào « nề nếp » như trước. Lãnh đạo CSVN đã bỏ qua một dịp may bằng vàng để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa (và Trường Sa) với TQ bằng phương pháp hòa bình, rất thông dụng là Tòa quốc tế. VN cũng bỏ mất dịp may để đưa vùng biển Hoàng Sa trở lại thành vùng VN có tranh chấp với TQ.

Còn phe dân chủ VN thì sao ? Bất lực vì không thể lấy hứng từ « cách mạng dù » của sinh viên học sinh Hồng Kông. Vì giáo dục của VN chỉ có khả năng đào tạo ra « con cừu » chứ không có khả năng đào tạo thành ra con người tự chủ, hữu dụng. Các cuộc cách mạng màu, cách mạng hoa hòe cũng qua đi mà dân chủ VN chỉ « ngóng », không lấy « hứng » được điều gì ! Xã hội VN nó vậy thì phải bó tay thôi.

Chỉ còn con đường của trí thức Đài Loan đã đi. Việc này tôi đã nói đi nói lại nhiều lần trong quá khứ. Trí thức VN nên học tập trí thức « đảng ngoại » của Đài Loan vào thập niên 70, 80, sinh hoạt dưới sự bảo vệ của pháp luật hiện hành, trưởng thành lên từ đó. Bối cảnh VN hôm nay khá giống với Đài Loan thập nên 80. Đài Loan cần Mỹ, cũng như VN cần Mỹ. Mỹ thỏa mãn ý nguyện của Quốc dân đảng với điều kiện dân chủ hoá chế độ. Dân chủ VN cũng có đến bằng con đường tương tự. Vấn đề là dân chủ VN chưa xây dựng được lực lượng.

Phải bắt đầu ở điểm bắt đầu thì mới có thể đi hết con đường.

********************


-VOA không hợp tác phát thanh từ Việt Nam 
Mỹ bán máy bay, tàu tuần không võ trang cho Việt Nam

WASHINGTON, DC (NV) - Đài VOA không hợp tác với đài VOV phát thanh trực tiếp ở Việt Nam và Hoa Kỳ không bán máy bay tuần thám, tàu tuần duyên kèm theo võ khí cho Việt Nam.

Phái đoàn cộng đồng người Việt hội kiến với một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 8 Tháng Mười. (Hình: SBTN)

Đấy là điều mà một viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho hay trong cuộc tiếp xúc với một phái đoàn đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Thịnh Đốn và Vùng Phụ Cận hôm Thứ Tư, 8 Tháng Mười, vừa qua.

“Hoa Kỳ vẫn chưa bỏ hẳn lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam mà chỉ gỡ bỏ một phần. Lý do là Quốc Hội Hoa Kỳ chưa thỏa mãn với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam,” Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, đại diện phái đoàn Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ (THVNDC), thuật lời viên chức Bộ Ngoại Giao nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại hôm Thứ Tư, 15 Tháng Mười. “Hoa Kỳ chỉ bán cho Việt Nam một số tàu tuần duyên và máy bay tuần thám không trang bị võ khí.”

Bác Sĩ Quân cho hay, khi phái đoàn vừa tới nơi thì ông Scott Busby, phó phụ tá ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, đã thông báo ngay cho phái đoàn biết là Hoa Kỳ đã chấm dứt thương thuyết với phía Việt Nam về chuyện Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) phát thanh trên làn sóng của Đài Phát Thanh Việt Nam (VOV).

Chương trình phát thanh dự trù hợp tác của đài VOA mang tên “Chào mừng đến Hoa Kỳ” (Welcome to America) dài 15 phút, sẽ được phát thanh năm ngày một tuần trên làn sóng của đài VOV. Những tin tức được lộ ra trước đây thì tuy nhà cầm quyền Hà Nội không kiểm duyệt kiểu cắt bỏ một vài chữ, một vài câu hay từng phần của chương trình mà VOA đưa tới Việt Nam, họ lại có quyền bỏ hẳn những chương trình nào họ không muốn.

Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân đã gặp các viên chức Bộ Ngoại Giao cũng như gửi phản đối tới Hội Đồng Quản Trị Hệ Thống Phát Thanh Hoa Kỳ (BBG), cho rằng khi phía Việt Nam bỏ chương trình nào họ thấy “nhậy cảm” cũng là một cách kiểm duyệt, trái với tinh thần và luật lệ về tự do ngôn luận của Hoa Kỳ.

Thêm nữa, theo ông Quân “nếu Việt Nam bỏ một chương trình trong đó có lời phát biểu của người tị nạn gốc Việt, mà nhà cầm quyền CSVN thấy không có lợi cho họ, tức là quyền phát biểu của mọi thành phần dân tộc tại Hoa Kỳ đã không được tôn trọng đồng đều. Ngoài ra, sau một thời gian hợp tác, nếu Hà Nội đòi 'có đi có lại,' để họ cũng được phát thanh một chương trình của họ trên làn sóng của đài VOA, khi đó Hoa Kỳ sẽ tiếp tay cho Cộng Sản tuyên truyền.”

Với phản ứng của người Việt tại Mỹ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, như thế, đã bỏ ý định cho phép đài VOA hợp tác phát thanh ngay tại Việt Nam dù những tin tức gần đây cho biết hai bên đã coi như đã đồng ý và chỉ còn đợi phát thanh một vài chương trình thử để mọi người góp ý kiến, nhận xét rồi mới chính thức lên sóng.

Với vấn đề võ khí, Bác Sĩ Quân cho biết “hai bên còn đang thương thảo về số lượng và các vấn đề liên quan” nhưng chắc chắn “không có võ khí kèm theo.” Có thể tàu tuần có các giá súng, ụ súng nhưng các loại súng đều được gỡ ra trước khi bán, Bác Sĩ Quân thuật lại. Máy bay tuần tra cũng tương tự như thế.

Cũng trong cuộc tiếp xúc này, phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay, các cuộc thương thảo cho Việt Nam gia nhập Tổ Chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang dậm chân tại chỗ vì “trở ngại chính là Việt Nam chưa có nghiệp đoàn lao động độc lập thực sự bảo vệ quyền lợi của công nhân."

Ông Quân nêu ra các trường hợp những người can đảm đứng ra bảo vệ giới công nhân bị bóc lột tại Việt Nam đã bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù với các bản án nặng nề, ví dụ như Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Vì áp lực mạnh từ Mỹ mà Hà Nội chỉ thả cô Đỗ Thị Minh Hạnh hồi Tháng Sáu vừa qua.

Phái đoàn cộng đồng người Việt đề cập đến tình trạng nhà cầm quyền CSVN sách nhiễu, khủng bố thường xuyên đối với các cựu tù nhân lương tâm, như Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, nhà báo Phạm Chí Dũng. v.v...

Phái đoàn đề nghị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quan tâm việc Việt Nam lạm dụng luật hình sự đề trừng phạt những thành phần chống đối, ví dụ vụ án mới đây của bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh, và bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, mỗi người bị phạt từ 2 đến 3 năm tù vì vi phạm Điều 245 của Bộ Hình Luật “gây rối trật tự công cộng và vi phạm luật lệ giao thông.”

“Phía Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ghi nhận các vấn đề được nêu lên và hứa sẽ dùng làm tài liệu cho chuyến đi Hà Nội vào cuối tháng này của ông Tom Malinowski, phụ tá ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động. Các vấn đề này sẽ được đem ra thảo luận với Việt Nam,” ông Quân cho hay.

Ngoài Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân hướng dẫn phái đoàn THVNDC và hai thành viên gồm Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình và cô Vân Anh, còn có sự hiện diện của ông Đoàn Hữu Định, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Hoa Thịnh Đốn và Vung Phụ Cận, và ông Võ Thành Nhân, giám đốc chương trình SBTN Washington.

Tiếp phái đoàn cộng đồng người Việt, ngoài ông Scott Busby, còn có bà Susan O' Sullivan, cố vấn thâm niên tại Bộ Ngoại Giao, và ông Ryan Fiorisi, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động tại văn phòng Á Châu và Thái Bình Dương. (TN)

-Bắc Kinh đả kích Mỹ bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam
BẮC KINH 12-10 (NV) - Bắc Kinh đả kích việc Mỹ gỡ bỏ một phần cấm vận võ khí cho Việt Nam là “thiển cận” và “không nhạy cảm” cũng như hành động can thiệp và gây mất ổn định ở khu vực.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn khi muốn tiến gần giàn khoan HD981 để xua đuổi trong cuộc đối đầu hồi giữa Tháng 5 vừa qua. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Liên tiếp hai ngày 9 và 10/10/2014 tuần qua, tờ Nhân Dân Nhật Báo (cái loa tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc) và tờ báo con đẻ của báo này, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, viết các bài đả kích quyết định của Hoa Thịnh Đốn gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam.
Dù cái lệnh này chỉ nói đến sự giới hạn chuyển giao một số trang bị tuần tra biển, gồm cả máy bay tuần tra, và có thể là không bao gồm võ khí kèm theo, cũng đã đủ làm cho Bắc Kinh nóng mặt.
“Trong khi Mỹ nói không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo Biển Đông, nay thì đang chuẩn bị một chính sách tích cực bán võ khí cho Việt Nam. Đấy không phải là hành động nhạy cảm.” Tờ Nhân Dân nhật báo viết.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì đe dọa rằng hành động của Mỹ không góp gì cho “sự đồng thuận - giữa Việt Nam và Trung Quốc – mà nói chỉ gây mất ổn định và tạo thêm phức tạp cho các tranh chấp.”
Hôm đầu tháng Mười, khi ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh tới Hoa Thịnh Đốn, ngoại trưởng Mỹ John Kerry loan báo chính phủ quyết định gỡ bỏ một phần cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên sự giải tỏa này chỉ liên quan đến một số trang bị giúp Việt Nam tuần tra vùng biển của mình như một số tàu tuần không võ trang và máy bay tuần tra.
Trước đây, các tin tức chú ý tới việc Hoa Kỳ có thể bán cho Việt Nam một số máy bay tuần tra, săn ngầm Orion P-3 đã qua sử dụng. Việt Nam nếu có được các phương tiện này sẽ kiểm soát được vùng biển của mình tốt hơn. Tuy nhiên, việc Mỹ bán cho Việt Nam cái gì, được cứu xét từng trường hợp một, và khi nào thành sự thật hiện vẫn còn là vấn đề hai bên đang trong vòng thương thuyết.
Các giới chức Mỹ, cả hành pháp lẫn lập pháp, đã nhiều lần nói đi nói lại là việc gỡ bỏ lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam tùy thuộc vào sự cải thiện nhân quyền của Việt nam.
Báo chí Bắc Kinh viện dẫn những nguyên tắc giải quyết tranh chấp được các lãnh tụ Trung Quốc và Việt Nam thỏa thuận để thương thảo về vấn đề biển đảo. Nhưng trên thực tế, Bắc Kinh vẫn bất chấp những gì đã viết trên giấy, liên tục sử dụng sức mạnh quân sự để lấn tới, hiểu rằng các nước nhỏ chung quanh không dám đối chọi lại bằng quân sự.
“Trung Quốc và Việt Nam đã ký thỏa hiệp về các nguyên tắc căn bản hướng dẫn đàm phán các vấn đề trên biển còn tồn tại giữa hai nước.” Tờ Nhân Dân Nhật báo viết. “Hơn nữa, hai nước đã lập  nhóm công tác song phương để thảo luận phát triển chung hồi năm 2013. Tuy nhiên, việc Mỹ cung cấp võ khí (cho Việt Nam) chẳng giúp gì cho sự đồng thuận (giữa Việt Nam -Trung Quốc). Nó chỉ gây thiệt hại cho sự ổn định và tăng thêm phức tạp cho sự tranh chấp.”
Báo này cáo buộc chính sách như thế của Mỹ là “không công bằng” và đả kích rằng “Trong khi đó thì Mỹ cấm vận bán võ khí cho Trung Quốc và giới hạn bán các kỹ thuật sản xuất kỹ thuật cao cho Trung Quốc”.
Nhân Dân nhật báo cáo buộc việc gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí cho Việt Nam là “rõ ràng kéo dài sự can thiệp của Mỹ với sự cân bằng lực lượng ở khu vực” theo phương pháp “lấy lại ảnh hưởng” tại Á Châu.
Báo này nói hành động của Mỹ là “chính sách thiển cận” và “can dự gián tiếp” khi bán võ khí cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Còn tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì dọa rằng Trung Quốc sẽ “có các bước kế tiếp nếu các nước này không dừng các hoạt động.” (TN)

Tổng số lượt xem trang