Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

“Bí ẩn” 11,5 tấn vàng: Bình ổn hay kiếm lợi từ vàng? 6.000 tỉ đồng "rót túi" Ngân hàng NN nhờ đấu thầu vàng


Vàng đi đâu ? so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ và 97 bị can; gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, và 51.000 lượng vàng SJC.
-Tham nhũng “chuộng” vàng!
Ngày 1/11, gần 15.000 lượng vàng Ngân hàng Nhà nước chào thầu lại được vét hết. Phiên “ế nặng” liền trước chưa nói lên được nhiều thông tin. Trong khi đó, xu hướng giá giảm vẫn thể hiện.


Xuyên suốt 68 phiên đấu thầu với tổng gần 64 tấn vàng đã bán từ ngày 28/3/2013 đến nay, câu hỏi “Vàng đã đi đâu?” vẫn luôn mới. Câu hỏi này càng nổi bật hơn trước một xu hướng giảm giá kéo dài và chưa cho thấy một quãng phục hồi nào thực sự rõ nét.

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong số vàng đã cung qua đấu thầu, có khoảng 30 tấn là đi ra thị trường, còn lại chủ yếu là các ngân hàng dùng để tất toán trạng thái. Vậy trong khoảng 30 tấn ra thị trường, những ai đã mua?

Dĩ nhiên, người dân có mua, có bán. Song hiện không có con số về nhu cầu thực của dân cư được công bố, dù có chế độ báo cáo hàng ngày của các đầu mối giao dịch trong mạng lưới quản lý.

Bên cạnh đó còn là nhu cầu từ nhà đầu tư vàng. Ở nhu cầu này, mua vào bình quân giá vốn là lực cầu cần xem xét. Trong khoảng một năm qua, giá vàng miệt mài giảm từ khoảng 47 triệu đồng xuống chỉ còn 37 triệu đồng/lượng; người giữ vàng lỗ nặng hoặc hao hụt tài sản lớn.

Nhưng, như từng đề cập trong một bài viết trước đây, giá vàng có giảm đi nữa thì vẫn có những người sở hữu nó mà không lỗ, không thiệt hại. Đó là tham nhũng, nhận và chôn cất tài sản ở vàng.

Trong một lần trao đổi với VnEconomy, một người thạo chuyện kể rằng, thường vào dịp lễ tết, có dịch vụ vận chuyển vàng “quà tặng”. Vàng miếng được đóng gói kiểu hút chân không, gọn ghẽ như những gói bánh quy và chuyển đến các địa chỉ nào đó… Dịch vụ này có thể tiếp tay cho tội phạm tham nhũng.

Tại diễn đàn Quốc hội đang diễn ra, câu chuyện của vàng chưa nóng bỏng trong các thảo luận như kỳ trước. Có lẽ một phần thị trường vàng được giữ ổn định trong thời gian qua và không còn gây xáo trộn như trước, hoặc có thể sẽ được đề cập rõ hơn ở phiên chất vấn. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý đã được báo cáo cho các đại biểu, dù có vẻ không liên quan đến thị trường vàng.

Cụ thể, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày tại Quốc hội cho biết, trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng.

Đặc biệt, lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 233 vụ, 568 bị can, so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ và 97 bị can; gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, và 51.000 lượng vàng SJC.

Chỉ riêng trong năm 2013 đã có 51.000 lượng vàng SJC liên quan đến tham nhũng, gần 2 tấn vàng, quy đổi tương đối lên tới khoảng 2.000 tỷ đồng. Mức độ này cho thấy, dù giá có giảm từ 47 triệu xuống 37 triệu đồng/lượng thì vàng vẫn là một phương tiện “ưa chuộng” của tội phạm tham nhũng.

Mức độ những năm về trước thì sao? Hiện không có con số thống kê cụ thể quy mô tham nhũng bằng vàng bị phát hiện được công bố. Nếu có, hẳn sẽ góp phần đáng kể cho việc trả lời câu hỏi “Vàng đã đi đâu?” nói trên. Đó là chưa kể tình huống tham nhũng bằng vàng không bị phát hiện và không lộ diện.


“Tây” không còn được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Việt Nam?
Cấm cho, tặng ngoại tệ: “Nên xem lại quyền của dân”



- Tiền thu từ đấu thầu vàng đi đâu? (PT). - Quản lý thị trường vàng hơn 1 năm qua: Những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế (DT).

- “Sẽ đề nghị Thống đốc trao đổi thêm” về thị trường vàng (VnEco). - Nộp ngân sách 6.834 tỷ đồng thu từ đấu thầu vàng. - Nửa số vàng trúng thầu được khách hàng cá nhân mua lại (TT). - Chôn vốn vàng: Quá lãng phí! (NLĐ).

- Gói 30.000 tỷ đồng: Đến 20/9 đã giải ngân được gần 160 tỷ đồng (TBNH).


- Thị trường phân bón: Gốc “hỗn”, ngọn tất “loạn”! (CT).

Văn Bình tự thú nhanh lên! "Cần minh bạch hàng nghìn tỷ đồng thu được từ đấu thầu vàng" (GD 27-9-13)-Rơi chưa đến đáy: 'Kinh tế Việt Nam vẫn trong lộ trình xuống đáy' (VnEx 26-9-13) -- Kinh tế trì trệ do quá ưu ái các ông lớn tập đoàn (VNN 26-9-13) -- 'Sở hữu chéo ngân hàng đã tới mức báo động' (VnEx 29-9-13)

- 6.000 tỉ đồng "rót túi" Ngân hàng NN nhờ đấu thầu vàng (ĐV 4-6-13) (Tài chính) - Theo nguồn tin mới nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN), sau 57 phiên đấu thầu bán vàng miếng, cơ quan này thu được khoản lãi hơn 6.000 tỉ đồng.
Với nhiều ưu đãi, vàng miếng đang mang lại lợi nhuận 6.000 tỉ đồng cho Ngân hàng nhà nước

Như vậy từ ngày 28/3/2013 đến 30/8/2013, NHNN đã tổ chức 57 phiên đấu thầu, tung ra thị trường hơn 1,6 triệu lượng vàng SJC.

Trong đó, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã mua tổng khối lượng hơn 1,5 triệu lượng.

Do giá vàng trong nước luôn ở mức cao hơn giá thế giới vài triệu đồng/lượng, nên NHNN đã thu về một khoản tiền khá lớn tương đương hơn 6.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Bộ Tài chính, trước bối cảnh ngân sách nhà nước có nguy cơ bị hụt thu gần 60.000 tỉ đồng so với dự toán trong năm nay, Bộ này đã hai lần ngồi làm việc với NHNN và thống nhất sớm điều tiết nguồn thu này vào ngân sách T.Ư.

Để có được nguồn lợi khá lớn này, thời gian qua ngoài độc quyền vàng miếng SJC, độc quyền sản xuất, nhập khẩu, NHNN còn nhận được khá nhiều cơ chế ưu ái khác từ chính sách.

Đơn cử, Chính phủ vừa đồng ý việc miễn kiểm tra thủ tục hải quan đối vàng nhập khẩu của NHNN trong thời gian nhất định.

Ngoài ra còn miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của NHNN (không phân biệt hàm lượng vàng của vàng nguyên liệu khi xuất khẩu, nhập khẩu).
Dù mang lại nhiều lợi nhuận nhưng TS. Lê Xuân Nghĩa có lời khuyên NHNN nên dừng đấu thầu vàng vì đến thời điểm hiện nay là đã đủ và cần phải thay đổi cách điều hành, nếu không NHNN sẽ gánh chịu rủi ro.

“Nếu kéo dài tình trạng đấu thầu, NHNN sẽ rơi vào thế bí vì buộc là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đứng ra cân bằng thị trường. Như vậy giá vàng thế giới tăng đột biến thì NHNN lãnh đủ và một ngân hàng trung ương không nên chịu rủi ro như vậy. Thống đốc phải thay đổi chính sách vì đến nay NHNN đã làm tròn sứ mạng là trục xuất vàng ra khỏi ngân hàng và phục hồi dự trữ ngoại tệ” - ông Nghĩa nói.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng lo ngại này là phù hợp. Bởi vì nếu NHNN cứ tiếp tục đấu thầu vàng thì liệu bao giờ sẽ dừng lại?

“Ông Nghĩa lo lắng vì thấy NHNN chưa có điểm dừng ở đâu cả. Đó là lo lắng hợp lý, vì khả năng mua vàng của NHNN cũng có hạn, mà cứ lấy dự trữ quốc gia ra mà mua mãi thì đến lúc dự trữ quốc gia bị hao hụt thì phải làm sao?”, TS Hiếu nói.

Theo TS Hiếu, thị trường vàng như cái thùng không đáy, cứ cung bao nhiêu vàng là hút hết và cuối cùng hút luôn cả dự trữ quốc gia sẽ rất nguy hiểm. Thành ra, lo lắng của một số chuyên gia là cứ tiếp tục đấu thầu vàng như thế này thì liệu chừng nào mới có thể ngưng được?

Tôi cho rằng để thời điểm NHNN có thể ngưng đấu thầu chính là khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới còn 400.000 - 1 triệu đồng",TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
Hàng tỉ USD "chôn" trong vàng
Đến nay, tổng cộng sau 57 phiên, NHNN đã bán được 1,6 triệu lượng vàng SJC. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi số vàng đấu thầu sau khi các ngân hàng hoàn tất việc tất toán trạng thái đã đi đâu?
Như vậy, đã có gần 12 tấn vàng cung ra thị trường thông qua đấu thầu sau thời điểm 30/6, còn nếu tính chung từ 28/3 đến 1/8, NHNN đã bán ra thị trường 1.323.400 lượng vàng, tương đương khoảng 50 tấn vàng. Quy đổi theo giá vàng thế giới hiện nay, số ngoại tệ bỏ ra nhập vàng đã lên đến khoảng 2 tỉ USD, tương đương hơn 40.000 tỉ đồng.
Phương Nguyên (Tổng hợp)

NHNN nên dừng đấu thầu vàng nếu không sẽ "lãnh đủ"
Cơ sở để nói giá vàng sẽ tăng tiếp 1,7 triệu đồng/lượng
Vàng nhập khẩu được miễn kiểm tra, khai báo



-Hơn 6 tấn vàng đi đâu? SGTT.VN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo sẽ tổ chức tiếp phiên đấu thầu vàng thứ 6 vào sáng 12.4 với khối lượng chào bán lên tới 52.000 lượng, tương đương 2 tấn.
Nếu tỷ lệ trúng thầu cao như các phiên trước, có thể hơn 50.000 lượng nữa sẽ tiếp tục được các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng mua hết.
Sáu phiên đấu thầu, nỗ lực bình ổn vẫn là số 0
Mục tiêu của các phiên đấu thầu vàng miếng là bình ổn thị trường. Thế nhưng, đã qua 5 phiên đấu giá với tổng cộng 118.200 lượng vàng tức 4,54 tấn, và nếu cộng cả 2 tấn chào bán sáng nay thì có 6,5 tấn vàng được bán ra, nỗ lực bình ổn thị trường của NHNN vẫn là con số 0 tròn trĩnh.

Bởi lẽ, trước khi tổ chức đấu thầu, giá vàng trong nước đắt hơn thế giới 3 triệu đồng/lượng, và nay là 3,8 triệu đồng/lượng.
Vàng Ngân hàng Nhà nước sản xuất và đưa ra đấu giá là tài sản của Nhà nước. Ảnh: VNECONOMY
Theo ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Kinh doanh và Đầu tư Vàng Việt Nam (VGB), NHNN muốn can thiệp thị trường nhằm đưa giá trong nước về sát quốc tế là một "nhiệm vụ bất khả thi".
Nguyên nhân thứ nhất là giá vàng thế giới thì thay đổi liên tục nhưng biện pháp mà NHNN đang thực hiện lại là cơ chế đấu thầu thủ công.
Cơ quan quản lý chỉ có thể can thiệp thị trường bằng cách đầu cơ đánh lại, nhưng vai trò là ngân hàng trung ương, NHNN lại không thể làm như thế.
Thứ hai, NHNN muốn co hẹp khoảng cách với thế giới nhưng lại không cung ứng trực tiếp tra thị trường mà qua các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Số vàng đã bán có thực sự ra được thị trường hay không thì không ai có thể kiểm soát được.
Ông Hải cho rằng, về dài hạn, NHNN nên hình thành một cơ chế để cho thị trường tự bình ổn đó là lập sàn giao dịch vàng. NHNN không thể cứ mãi bán vàng, vì đó là nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia.
Sàn giao dịch vàng sẽ có người mua, người bán và tạo được các điểm cân bằng cung cầu. Nếu tại thời điểm nào đó, thị trường mất cân bằng thì NHNN mới nên can thiệp.
Hơn sáu tấn vàng thực sự đi đâu?
Cũng theo ông Hải, số vàng đã bán ra có thực sự ra tới thị trường - nơi mà NHNN đang hướng tới để bình ổn hay không thì không ai kiểm soát được, nhưng chắc chắn rằng lượng vàng khổng lồ đó đã thuộc về tài sản của các TCTD và doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Hơn nữa, các đơn vị mua được vàng cũng đang được lợi kép từ thị trường. Thứ nhất là lợi từ cơ chế thu phí giữ vàng. Từ khi NHNN không cho phép các TCTD trả lãi tiết kiệm vàng mà phải thu phí, các ngân hàng đã có khoản lãi ít nhất 0,5%/năm từ phí giữ hộ. Thứ hai là lợi từ chênh lệch giá.
Nếu như các TCTD bán vàng để chuyển sang tiền đồng thời điểm được thu phí giữ hộ (giá lên tới 46 triệu đồng/lượng), và bây giờ mua lại từ NHNN thì khoản lãi cộng thêm 3 triệu đồng/lượng.
Câu hỏi đặt ra lúc này là, hơn sáu tấn vàng được NHNN tung ra chỉ trong vòng 2 tuần và ai đã mua được số vàng đó?
Theo một đơn vị tham gia đấu thầu, hầu hết các đơn vị trúng thầu qua các phiên vừa qua là các ngân hàng thương mại. Lý do đơn giản bởi họ (12 ngân hàng) còn đang thiếu một lượng lớn vàng để kịp tất toán theo yêu cầu của NHNN.
Nhưng theo ông Trần Thanh Hải, đơn vị đã mua vàng trong 2 tuần qua chính là các TCTD, doanh nghiệp đã bán vàng khi giá ở mức cao hơn 43,5 triệu đồng/lượng (vì giá trúng thầu của NHNN thời gian này đều thấp hơn) và động thái mua vào thực sự chỉ là phương án chốt lời trong kinh doanh. Còn những đơn vị đã bán vàng dưới mức giá đó, họ không dại gì mà chấp nhận lỗ nhiều đến vậy.
Các ngân hàng cần vàng để kịp tất toán, nếu đã trót bán vàng ở vùng giá 41, 42 triệu đồng/lượng cũng không vội để mua vào bởi họ còn tới 2 tháng nữa để mua vàng, trong khi NHNN lại liên tục tổ chức các phiên đấu giá và vàng thế giới còn ở xu hướng đi xuống.
Khó tất toán vàng trước 30.6
Hồi cuối tháng 1 có tin rằng ACB là đơn vị đầu tiên, cũng là lớn nhất, đã đóng trạng thái và dứt hoàn toàn nghiệp vụ huy động vàng.
Nhưng vừa mới hôm qua, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ngân hàng lại thừa nhận, với việc giảm dần số dư huy động vàng và kết thúc vào tháng 6 là việc khó đối với ngân hàng này.
Dư nợ vàng ACB đã cho vay trước kia chưa thể giải quyết ngay được vì hợp đồng cho vay vàng đã ký trước đây có thời hạn 5-10 năm.
Theo tính toán của ACB, phải mất bình quân ba năm rưỡi đến bốn năm nữa dư nợ này mới chấm dứt. Bởi vậy, nên ACB mong NHNN cần có thêm giải pháp hỗ trợ cho các ngân hàng.
Không chỉ một mình ACB e ngại khó tất toán đúng hạn, các ngân hàng khác cũng trong tình cảnh tương tự và cần tới sự hỗ trợ từ NHNN.
Cơ quan quản lý dù rằng đã nhiều lần phát đi thông điệp sẽ kiên quyết thực hiện các chính sách đã ban hành và không bỏ tiền ra để bù lỗ cho đơn vị nào, nhưng thị trường không loại trừ hạn 30.6 sẽ một lần nữa được nới lỏng khi NHNN đã có ba lần thực hiện như vậy.

- Hơn 6 tấn vàng đi đâu? (CafeF).-
Đấu thầu vàng miếng và câu hỏi “nhóm lợi ích”! (Petrotimes 11-4-13) - NHNN tiếp tục đấu thầu 52.000 lượng vàng (DNSG).
--Thị trường mệt mỏi với sự lên xuống của giá xăng (SM 11-4-13)
-Đánh giá bổ sung tình hình kinh tế: xu hướng xấu vẫn tiếp tục (SGTT 11-4-13) - -Không thể mãi mang tiền của dân cứu doanh nghiệp (SGTT 11-4-13)
Tự trách nhiều hơn sau hội nhập (TBKTSG 11-4-13)
Càng chậm càng hại, chậm nữa có thể bại (SM 11-4-13)
Cơ hội WTO đi qua, ngổn ngang ở lại (TBKTSG 11-4-13)-'Everything You Think You Know about China is Wrong,' Really? 12/ 2012/
-Game Changer: Market Beware Slower Economic Growth



-Nhập khẩu vàng tăng 7 lần, ai hưởng lợi? (ĐV 2-4-13)
(ĐVO) - Quý I/2013, trong số nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu kim ngạch có mặt hàng vàng nhập khẩu tăng đột biến, tăng hơn gấp 7 lần so với cùng kỳ.

Cụ thể, nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu kim ngạch nhập khẩu tăng cao, tăng 42,3%, nguyên nhân do trong nhóm có mặt hàng vàng nhập khẩu tăng đột biến, tăng hơn gấp 7 lần so với cùng kỳ.

Nếu trừ yếu tố nhập khẩu vàng thì nhập khẩu nhóm này giảm 11% so với cùng kỳ.


Đây là số liệu tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại của Bộ Công Thương cung cấp. Con số nhập khẩu vàng tăng đột biến khiến người ta đặt nhiều dấu hỏi khi giá vàng trong nước luôn cao hơn vàng thế giới. Thêm nữa, Ngân hàng nhà nước (NHNN) lại là đơn vị can thiệp trực tiếp vào thị trường vàng, song lại tuyên bố chỉ bình ổn thị trường, không bình ổn giá.
Ngay sau khi áp lệnh siết vàng miếng, chọn thương hiệu vàng quốc gia, NHNN chính thức ra tay để can thiệp vào thị trường vàng.
Trước đó, khi đăng đàn tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 11/2012, để khẳng định tính đúng đắn của Nghị định 24, Thống đốc Ngân hàng lập luận giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới là không ổn, dẫn đến tình trạng đầu cơ, nhập lậu, lũng đoạn thị trường vàng. Từ đó NHNN đặt ra nhiệm vụ phải giảm mức chênh lệch giá vàng với mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không quá 400.000 đồng/lượng. Tại thời điểm đó, sự chênh lệch giá đang là gần 4 triệu đồng một lượng.
Nhưng đến khi các ĐBQH truy vấn tại sao Nghị định 24 đã được ban hành nhiều tháng trời mà độ chênh lệch giá vẫn quá cao, phải chăng có điều gì đó bất ổn đang diễn ra trên thị trường vàng mà NHNN không kiểm soát nổi thì ngay lập tức, Thống đốc cũng có câu trả lời rằng: vàng không phải là hàng hóa thiết yếu như chất đốt, thực phẩm… nên Nhà nước đâu cần phải bình ổn giá?!
Quan điểm của Nhân hàng nhà nước tuyên bố chỉ bình ổn thị trường, không bình ổn giá vàng

Quan điểm này được thể hiện ngay trong việc can thiệp trực tiếp vào thị trường vàng của NHNN. Thực tế sau đó giá vàng được cho thả dốc, tuột một mạch xuống vùng 42 triệu đồng/lượng và được giữ trong một khoảng thời gian đủ dài, sau đó lại leo ngược lên vùng 44 triệu đồng/lượng và tiếp tục duy trì cách biệt đối với giá vàng thế giới.
Đã có những nhận định cho rằng, giới ngân hàng đắc lợi trong đợt vàng nhảy giá vừa qua khi nhanh tay gom vàng hạ giá để chuẩn bị cho đợt tất toán sắp tới.
Trở lại với lập luận của Thống đốc, trong một hội nghị bàn về sự phát triển KT-XH tại Đà Nẵng ngày 20/3/2013, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại khẳng định: “Quan điểm của Nhà nước hiện nay là không bình ổn giá vàng” với phân tích từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tuy chênh nhau rất lớn nhưng “có ảnh hưởng đến tỷ giá đâu?”, “có ảnh hưởng gì đến nhập siêu đâu?”.
Sự bất cập lại tiếp tục thể hiện ngay trong phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên, mà NHNN đã thực hiện.
Sau phiên đấu thầu vàng miếng ngày 28/3 gây tác dụng ngược làm giá vàng trong nước tăng cao và 24.000 lượng vàng không có người mua.
Qua vụ việc này, dư luận cho rằng NH Nhà nước chỉ nên đứng ở góc độ quản lý vĩ mô, thay vì “nhảy” vào thị trường vàng như là “người buôn vàng”.

Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối  - NHNN, ông Nguyễn Quang Huy, phiên đấu thầu ngày 28/3 quy mô 26.000 lượng vàng là tương đối lớn. Mục tiêu của NH Nhà nước là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm bình ổn giá vàng và đặc biệt là không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường.
Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh phân tích: Không biết mục tiêu phiên đấu thầu là gì nếu gắn vai trò NHNN với người kiến tạo thị trường vàng? Nếu xác lập giá cho thị trường thì mức 43,81 triệu đồng/lượng giá sàn lại cao hơn thị trường. Nếu mục tiêu tạo sự liên thông với thế giới, thu hẹp khoảng cách với giá thế giới nhưng giá sàn lại cao hơn thế giới 3 triệu đồng/lượng, chẳng khác nào NHNN công nhận mức chênh lệch này là hợp lý, vì cơ quan này quyết định giá vàng?...
Cũng “nhờ” phiên đấu thầu này giá vàng trong nước đã tăng cao. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng NHNN chỉ nên quản lý ở góc độ vĩ mô. Một mình NH Nhà nước không thể “vừa đá bóng vừa thổi còi”, vừa độc quyền sản xuất, độc quyền giá, tham gia điều tiết thị trường như một người “buôn vàng” nhưng vẫn phải bảo đảm “không bị hụt dự trữ ngoại hối của Nhà nước”.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), nhận xét: Không có NH trung ương nước nào lại có nhiều chính sách quản lý vàng như Việt Nam. Dường như NH Nhà nước đang rơi vào vòng luẩn quẩn của chính mình, đưa ra một cái “mạng nhện” về quản lý vàng rồi dính vào đó! NH Nhà nước đấu thầu vàng để làm gì?
Vì sao việc nhập khẩu vàng lại tăng đột biến trong quý I/2013 như vậy?

Những nỗi sợ vô hình trong cuộc chiến giá vàng
(VnEx 2-4-13)
SJC ‘hót bạc’ nhờ độc quyền vàng ‘chính chủ’
Ngân hàng Nhà nước phân trần về phiên đấu giá vàng
’Lừa miếng’ thăm dò trong đấu giá vàng
Ngân hàng Nhà nước ế 24.000 lượng vàng đấu thầu
Đấu thầu 26.000 lượng vàng, giá vàng sẽ giảm?
- Thấy gì qua phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên? (VOV). - “Lướt sóng” vàng theo phiên đấu thầu (TN). - Chuyện của thị trường (PLTP). - Ngân hàng “thừa” 110 nghìn tỷ đồng vốn vàng (VnEco).
- Thẩm định giá có giúp minh bạch giá bất động sản không? (ĐBND). - Chủ tịch Nhà Từ Liêm: “Cứu” bất động sản, mang tiếng cho DN (LĐ). - TP.HCM khuyến khích DN phát triển nhà ở xã hội (PLTP).
- Video: Quản lý bình ổn giá xăng dầu (VTV). - Bộ Tài chính: Không dùng quỹ bình ổn thì phải bốn lần tăng giá xăng (PLTP). - Ế ẩm, tiểu thương không dám đua theo giá xăng (VEF).
- Đại gia bán nhà đất trả nợ giữ lấy uy danh (VEF).
- Kinh tế buồn, càng sôi... tranh cãi (VnEco).- Ôtô thời trước bạ giảm: Bên rộn ràng, bên... túc tắc (VnEco).
- Ngành cà phê “lùi” sau bước “tiến” ngoạn mục (Tin tức).
- Nhiều nông sản Việt Nam bị “chê” (DV). - 5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp vẫn yếu kém (DV). - Lô hàng hiệu Gucci - Milano bị "bóc mẽ" có trị giá gần 100 tỷ (DT).- Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza? (VnEco).
- Cần chiến lược căn cơ trong sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo (SGGP).
- Trồng cây ngọt, nếm vị đắng ! (DĐDN).- Hàng không VN 'kém sức cạnh tranh' (BBC).
- Thu hút, sử dụng hiệu quả vốn ODA (PLTP).- Cú đấm chiến lược của Top VN-30 (ĐT). - Chứng khoán là 'thước đo sức khỏe' của nền kinh tế (NĐT).
- Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động kỳ hạn dưới 12 tháng về mức trần quy định (Vietstock). - Bỏ trần lãi suất: Đã đến lúc? (VEF). - Lãi suất “đi ngược” (TN). - Lãi suất vẫn có thể giảm tiếp (VOV).- Sacombank lấy cổ phần sếp cũ trừ nợ (BBC). - Sacombank siết nợ cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch gần 1.600 tỷ đồng (VnEco). - Sacombank trừ nợ bằng cổ phiếu nhà họ Đặng (VnM). - Á hậu Thiên Lý nắm hơn 14 triệu cổ phần NamABank (TN).


-Gold auction (Giang Le)
Tôi không ngạc nhiên khi NHNN đấu thầu vàng thất bại. Giá vàng 43.81 triệu/lượng mà NHNN đưa ra chắc chắn đã phải được duyệt lên duyệt xuống, trên văn bản phải có vài ba "chữ ký nháy" của các phòng ban liên quan trước khi thống đốc hay một phó thống đốc nào đó ký (không loại trừ khả năng còn phải được "cấp cao hơn" thống đốc gật đầu nữa). Bởi vậy giá vàng chào sàn của NHNN chắc chắn trễ so với giá thị trường, ít thì vài ba tiếng, nhiều hơn có thể vài ngày. Trong khi đó giá vàng thế giới thay đổi từng phần trăm của giây, giá tự do trên thị trường VN có thể phản ứng chậm hơn nhưng cũng chỉ vài chục phút là cùng.
Nếu giả sử giá vàng vừa rồi được tính  và duyệt trong ngày vào thứ Năm (28/3) để chào sàn sáng thứ Sáu (29/3), giá vàng thế giới (London fix) giảm từ 1608 xuống $1598/ounce, nghĩa là khoảng 0.6%. Thời điểm NHNN đấu thầu, mức giá 43.81 triệu/lượng được đánh giá cao hơn thị trường khoản 200K-400K/lượng (nên không ai muốn mua), nghĩa là cao hơn khoảng 0.5-0.9% hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi của giá quốc tế (thuật ngữ chuyên môn gọi là slippage). Tất nhiên slippage có thể theo chiều ngược lại khi giá vàng thế giới tăng, lúc đó giá chào bán của NHNN có thể thấp hơn giá thị trường và phiên đấu thầu bán vàng sẽ "thành công rực rỡ".

Lập luận tương tự khi NHNN mua vào, đấu thầu mua sẽ chỉ thành công khi giá vàng xuống quá nhanh và thất bại khi giá tăng. Tóm lại NHNN sẽ chỉ bán được khi giá thế giới/giá thị trường VN xuống, mua được khi giá lên. Tất nhiên như vậy NHNN sẽ thực hiện đúng "mục tiêu bình ổn thị trường" mà mình đề ra, có điều NHNN sẽ lỗ trong dài hạn (bán thấp/mua cao hơn giá thị trường). Việc thua lỗ do thực hiện bình ổng cũng bình thường, thử hỏi những chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng của TPHCM có tốn tiền ngân sách TP hay không? Tuy nhiên câu hỏi ở đây là khi lên kế hoạch bình ổn thị trường vàng NHNN đã dự tính sẽ lỗ bao nhiêu chưa? Xa hơn, NHNN đã dự liệu ai là người được lợi từ chương trình bình ổn giá vàng của mình chưa (NHNN lỗ thì phải có ai đó lời)?

Điều tôi rất ngạc nhiên là chưa thấy báo chí quốc tế (FT, Bloomberg, WSJ) đưa tin về phiên đấu thầu vàng này của NHNN (có lẽ vì họ còn nghỉ Easter). Đây có thể nói là một tin rất "giật gân" vì lần đầu tiên sau nhiều năm có một quốc gia manh nha quay lại chế độ bản vị vàng. Thống đốc Bình sẽ nhận được hàng loạt lời chúc mừng của những chính trị gia bảo thủ như Ron Paul hay gold bug như James Grant. Chỉ với một chính sách tiền tệ, Fed đang phải đau đầu với dual mandate (lạm phát+tăng trưởng), trong khi NHNN phải đảm bảo bốn mục tiêu: tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, và bây giờ thêm giá vàng. Nửa giải Nobel cho thống đốc Bình có khi còn ít!


Update (31/3): Đã có một vài tiếng nói phản đối chính sách ổn định thị trường vàng này (Nguyễn Vạn PhúPhạm Đỗ Chí), không hiểu các "kinh tế gia" khác của VN đi đâu hết rồi.

Update (1/4): Bloomberg cuối cùng đã đưa tin: "Vietnam returns to gold standard".


Bình ổn cái gì? NHNN: Bình ổn thị trường vàng không cần tính đến yếu tố giá (SM 31-3-13) -- Đây là tảng đá.  Đây là cái đầu.  Xin hai bên gặp nhau!


Mọi việc trong vũ trụ đều liên hệ với nhau: Từ vàng miếng đến "chính chủ": SJC kêu thua thiệt và khẳng định của Tổng cục Cảnh sát (ĐV 31-3-13) -- Rồi đây sẽ phát giác thêm liên hệ đến mại dâm chân dài, bất động sản, gà đầu trọc, Điều 4 Hiến Pháp, Bành Lệ Viên, Kim Jong Un...

- Bình ổn hay kiếm lợi từ vàng? (TT 30-3-13) -- "Chuyện lớn lao của NHNN là giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nhưng hiện nay NHNN lại chuyên tâm vào định giá vàng, buôn bán vàng. Giá vàng là do thị trường quyết định. NHNN không thể ngồi họp mỗi sáng để quyết định giá vàng, nhất là khi giá vàng biến động từng giờ từng phút" 


TT - Mức giá sàn mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong phiên đấu giá 28-3 không chỉ làm giá vàng trong nước bùng lên, kéo giãn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới, mà còn khiến giới kinh doanh nghi ngờ về mục tiêu bình ổn thị trường vàng của NHNN.
TS Phạm Đỗ Chí - Ảnh: T.Đạm
Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh vấn đề này, TS Phạm Đỗ Chí, cựu chuyên gia kinh tế tài chính IMF, nói:

- Đấu giá vàng nhằm mục tiêu bình ổn thị trường thì ít ra mức giá sàn NHNN đưa ra phải bằng hoặc thấp hơn mức giá niêm yết của Công ty SJC, từ đó NHNN cung vàng ra thị trường với giá thấp, làm giá vàng trong nước thu hẹp chênh lệch với giá vàng thế giới. Nhưng ở đây NHNN làm ngược lại, đưa ra mức giá sàn cao hơn giá bán tại Công ty SJC đến 440.000 đồng/lượng.

Đây là màn mở đầu cho thấy rằng NHNN không nắm được thực tế của thị trường vàng mà quản lý giá vàng sẽ càng làm rối thị trường. Giả sử có biến động khiến giá vàng thế giới giảm mạnh trong đêm 28-3 thì NHNN sẽ chịu rủi ro lớn khi “ôm” 24.000 lượng vàng ế.

* Nhưng NHNN giải thích rằng mức giá sàn mà NHNN công bố là phù hợp, sát với giá vàng giao dịch thực tế gần đây và có cái nhìn dài hạn?

- Nếu lập luận như vậy, NHNN đã ngầm công nhận rằng mức giá vàng cao lâu nay là có cơ sở, cần gì bình ổn thị trường vàng nữa. Hiện nay giá vàng trong nước cao hơn thế giới 3-4 triệu đồng/lượng, cộng với việc độc quyền vàng làm người dân không có lựa chọn nào khác buộc phải mua vàng giá đắt. Từ đó mới có chuyện bình ổn vàng để kéo giảm cách biệt giữa giá vàng trong nước - thế giới.

Trước đây NHNN tuyên bố chênh lệch giữa giá vàng trong nước - thế giới chỉ cần 400.000 đồng là hợp lý. Nhưng mới đây lại trả lời rằng mức giá sàn đấu thầu đưa ra được tính toán từ thực tế của thị trường và có cái nhìn dài hạn. Mức giá này lại cao hơn giá vàng đang bán trên thị trường. Chính NHNN đã tự mâu thuẫn với mình. Chưa kể giá vàng trong nước bị chi phối bởi giá vàng thế giới, do vậy giá vàng tăng hay giảm trong tương lai luôn là một ẩn số. NHNN cũng không thể biết trước tương lai của giá vàng để đưa ra “cái nhìn trong dài hạn”.



* Phiên đấu thầu sáng 28-3 nhiều chuyên gia đánh giá là thất bại. Theo ông, nguyên nhân từ đâu?

- Chưa có ngân hàng nào trên thế giới độc quyền nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất, sau đó đấu giá để cung cấp nguồn cung vàng cho thị trường. Trong khi tại VN, NHNN lại kiêm tất cả vai trò này. Từ sự “ôm đồm” đó khiến dư luận đặt dấu hỏi về khả năng định giá của NHNN trong tương lai, nhất là sau phiên đấu giá thất bại sáng 28-3.

Chuyện lớn lao của NHNN là giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Nhưng hiện nay NHNN lại chuyên tâm vào định giá vàng, buôn bán vàng. Giá vàng là do thị trường quyết định. NHNN không thể ngồi họp mỗi sáng để quyết định giá vàng, nhất là khi giá vàng biến động từng giờ từng phút. Thực tế vừa qua cũng khiến dư luận lo lắng liệu mục tiêu bình ổn thị trường có đạt được không hay khi NHNN không theo sát thị trường, thông điệp của NHNN đưa ra không ai hiểu được. Ngoài ra vấn đề ổn định thị trường vàng phải tách biệt với dự trữ vàng. Đưa vàng vào dự trữ ngoại hối là đề nghị lâu dài để đa dạng hóa dự trữ, còn trong ngắn hạn không đem khối dự trữ của NHNN ra đánh cuộc trên thị trường.

* Vậy theo ông, trong những phiên đấu thầu tiếp theo phải tính toán giá sàn thế nào để đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước bám sát giá vàng thế giới?

- Hiện nay chỉ duy nhất NHNN được quyền nhập khẩu vàng nguyên liệu. Với biên lợi nhuận 3-4 triệu đồng/lượng như hiện nay, NHNN hoàn toàn có thể đưa ra mức giá sàn thấp hơn giá thị trường để dần đưa giá vàng trong nước về vùng giá thích hợp. Bằng cách đưa ra mức giá sàn thấp dần, NHNN cũng phát tín hiệu để doanh nghiệp, người đầu cơ thấy rằng áp lực giảm giá vàng là có thật và từ đó họ không dám găm giữ nữa mà buộc phải bán ra. Khi đó NHNN đạt được cả hai mục tiêu là tăng nguồn cung cho thị trường và thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Còn hiện nay NHNN đưa ra giá cao hơn thị trường dễ khiến người dân hiểu rằng hóa ra NHNN lại lợi dụng vai trò độc quyền của mình để bắt dân phải mua vàng giá cao.

Giá đấu cao là sát với giá giao dịch thực tế

Ngày 29-3, trên cổng thông tin của NHNN, ông Nguyễn Quang Huy - vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN - cho rằng mục tiêu NHNN đấu thầu bán vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường. Mức giá sàn bán vàng miếng NHNN công bố trong phiên đấu thầu đầu tiên là phù hợp và sát với giá vàng giao dịch thực tế trong thời gian gần đây.

Việc xác định mức giá sàn bán vàng miếng của NHNN căn cứ vào nhiều yếu tố nhằm đảm bảo nhiều yêu cầu và bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước vì vàng miếng NHNN bán là tài sản của Nhà nước. Mức giá sàn bán vàng miếng NHNN công bố trong phiên đấu thầu hôm qua là phù hợp và sát với giá vàng giao dịch thực tế trong thời gian gần đây.

“Phải khẳng định không thể qua một phiên để giải quyết bài toán mất cân đối về cung cầu vàng miếng trên thị trường. NHNN với tư cách là người mua bán cuối cùng sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường để tổ chức nhiều phiên đấu thầu bán vàng miếng trong thời gian tới nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường và bình ổn thị trường vàng theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ” - ông Huy nói.


OUCH! Đấu thầu vàng để làm gì?



************
-Giá vàng trong nước và thế giới lại chênh xa

(TBKTSG Online) - Chỉ tăng 200.000 đồng/lượng so với hôm qua, nhưng trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm, khoảng cách giá trong nước cao hơn giá thế giới đã giãn ra đến hơn 4 triệu đồng/lượng.

Giá vàng ngày 6-3 đã lên mức 44,05 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với hôm qua. Khoảng cách này so với giá vàng thế giới đã cao hơn 4,2 triệu đồng/lượng, hơn khá nhiều so với mức 2,5 triệu đồng/lượng vào ngày 28-2.
Những tuyên bố ban đầu về việc bán vàng can thiệp thị trường của Ngân hàng Nhà nước đã bước đầu kéo giá trong nước và thế giới gần lại vào cuối tháng 2, nhưng khoảng cách giá đã nới rộng khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn chưa thể can thiệp thị trường sớm như dự kiến. Theo đại diện của cơ quan này, phải tuần sau, công tác đấu thầu vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị kinh doanh vàng mới được thực hiện chính thức. Vị này cho rằng, trước thời điểm đó sẽ có những biến động như hiện nay, do cung vẫn chưa đáp ứng được cầu thị trường. Và khi đã thực hiện, khả năng giá vàng trong nước sẽ chỉ còn cao hơn giá thế giới khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Hiện tại nguồn cung vàng ra thị trường cũng đang được bổ sung bởi việc tạm xuất tái nhập vàng. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, trong ngày 7-3, 1,2 tấn vàng của Sacombank và Techcombank sẽ được tạm xuất và sau đó sẽ nhập lại và gia công trong tuần này. Như vậy, tính hết ngày 7-3, có 2,9 tấn vàng được chuyển đổi trong số 11,5 tấn cần tạm xuất tái nhập. Ông Minh cũng kỳ vọng việc này sẽ làm tăng nguồn cung trên thị trường, kéo giá giảm xuống.

Đó là dự báo từ phía NHNN, còn theo một số đơn vị tham gia thì việc kéo gần khoảng cách giá sẽ chưa thực sự dễ dàng. Cụ thể, nếu đấu thầu thử nghiệm vào hôm 5-3 thì họ sẽ chịu rất nhiều rủi ro về giá, do giá thế giới liên tục biến động, nếu ở mức độ lớn, phía NHNN có thể hủy cụôc đấu thầu; vì vậy nếu đã bán vàng cho đối tác trước khi đấu thầu (đây là cách thường làm của doanh nghiệp vàng), các doanh nghiệp sẽ phải tìm nguồn khác để đối ứng, sẽ kích thị trường tăng giá bán. Đồng thời, việc đặt ra giá sàn, trần, như giao dịch chứng khoán cũng sẽ không phải là một giá như giá thế giới, theo đó giá trong nước và thế giới sẽ vẫn có khoảng cách, tùy thuộc vào giá trúng thầu của đơn vị tham gia.
- Mỗi người dân gánh 10 USD nợ cho nhà máy alumin (TT). – Đẩy nhanh nghiên cứu quy trình công nghệ xử lý bùn đỏ(VOV).
- Tái cơ cấu Vinalines: phụ thuộc Vinashin (TBKTSG). - ASEAN – Đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam (ĐĐK).
- Đợi vĩ nhân! (DĐDN). - “Ép giá” Ngân hàng Nhà nước (ĐTCK).
- Giá USD tiếp tục tăng (Sống mới). - Kích cầu tín dụng: Tín hiệu vui cho các DN vừa và nhỏ (DNSG).
- SBS: Vừa cố vừa khấn (NCĐT). – Chứng khoán ngày 6/3: Ngồi yên cho chắc! (PT).
- Nhiều chung cư làm ẩu nên khó cấp giấy chủ quyền (SGTT).
- Nâng cao giá trị gia tăng cho cà phê: Cần chiến lược dài hơi (NNVN).
- Khẩn thiết xin XK đường (NNVN).
- Sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững – Hợp tác trên “cánh đồng mẫu lớn” (SGGP).
- Trà Vinh: Tôm nuôi chết trên diện rộng (Tin tức).
- Chinh phục đất khó: Lão nông và hơn 20 con đường mang tên chính mình (NNVN).
- Gà trọc Trung Quốc lại đổ bộ: Bắc Giang vắng, Lạng Sơn nhộn nhịp (NNVN).
- TP HCM tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (PT).
- Chưa qua khủng hoảng (ĐĐK).
- Phát ngôn coi thường khách hàng dùng thẻ ATM: Vụ trưởng Ngân hàng Nhà nước bị kiểm điểm (TP).
- Tỉ phú công khai và đại gia giấu mặt (LĐ) - Tỉ phú duy nhất ở Việt Nam? (BBC). – Việt Nam có tỷ phú đôla đầu tiên: Phạm Nhật Vượng (BBC). – Phạm Nhật Vượng là tỷ phú mới xuất sắc của Forbes (VNE). – Chủ tịch Vingroup: ‘Tôi muốn để lại một cái gì đó cho thế hệ sau, bạn không thể nào mang tiền theo khi mình chết được’ (VinaCorp).

- Kho bạc phát hiện hơn 7.500 khoản chi sai quy định (Infonet)..A Global "New Deal"? Project Syndicate For domestic demand to act as an engine of growth, policies should shift resources from investment to consumption. While the magnitudes involved are huge, they must be attained if an extended period of low growth, high unemployment, and declining living standards among the world’s poorest is to be avoided.


--Chênh giá khi chuyển đổi vàng phi SJC vào túi ai? -Hơn 9 tấn vàng miếng phi SJC đang trong quá trình chuyển đổi thành vàng miếng SJC. Lượng vàng này và chênh lệch giá rơi vào túi ai?Từ khi Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực, thị trường nảy sinh trạng thái một số loại vàng miếng phi SJC có giá thấp hơn vàng miếng SJC khoảng vài triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch này “biến mất” qua chuyển đổi với chi phí nhỏ…

SJC và ảnh hưởng khi gia công cho Ngân hàng Nhà nước

Trò chuyện với VnEconomy, một cán bộ quản lý của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, suốt thời gian qua, thị trường cho rằng SJC nhận chuyển đổi hàng tấn vàng miếng phi SJC, chỉ mất 50.000 đồng/lượng chi phí kiểm định và gia công, còn lại hưởng luôn phần chênh lệch trên dưới 2 triệu đồng/lượng. Thực tế thì ngược lại, công ty này chỉ được nhận phần chi phí 50.000 đồng/lượng, rồi trả nguyên số lượng vàng miếng đã được chuyển đổi cho các đối tác đặt hàng.

Ngoài ra, còn có sự hiểu nhầm là SJC sở hữu máy dập, được độc quyền dập, nên cứ đưa vàng các loại vào, dập ra kiếm lời.

Vị cán bộ trên đính chính rằng, từ tháng 5/2012 đến nay (thời điểm có Nghị định 24), bản thân SJC cũng không được tự sản xuất. Mọi nguồn đầu vào, đầu ra qua máy dập đều do Ngân hàng Nhà nước kiểm soát. Toàn bộ dây chuyền sản xuất được niêm phong, thậm chí có cả lực lượng an ninh “vòng trong, vòng ngoài” kiểm tra.

“Giả sử SJC được dập và chuyển đổi các nguồn vàng theo ý muốn, thì thị trường đã không khan cung, mà vàng nhập lậu đã nổi lên rồi. Toàn bộ quy trình chuyển đổi này đều được giám sát chặt chẽ, phải được Ngân hàng Nhà nước kiểm duyệt”, ông nói.

Từ khi không được tự sản xuất vàng miếng, hoạt động sản xuất kinh doanh của SJC không giữ được nhịp độ như trước, đời sống cán bộ nhân viên bị ảnh hưởng.

Tìm hiểu qua một số nhân viên, họ nói thời gian qua chỉ còn nhận được khoảng 80% mức lương trước đây, một số khoản phụ cấp cũng đã hạn chế đi… “Cái chính là nguyên nhân lại không phải do mình”, một nhân viên nói.

Bây giờ, SJC phải sản xuất vàng miếng tùy theo mức độ đặt hàng của Ngân hàng Nhà nước. Phần nhận được là 50.000 đồng/lượng chi phí gia công. Trong khi một lực lượng lao động khá lớn liên quan làm sao phải đảm bảo thu nhập, hay tính tạo thêm công việc cho họ.

Lãnh đạo vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, điều ông băn khoăn là lực lượng đó đều có thâm niên vài chục năm, tay nghề cao, nếu không đảm bảo được thu nhập thì họ có thể ra đi.

“Bí ẩn” 11,5 tấn vàng


Mấy ngày qua thị trường xôn xao với thông tin 4 ngân hàng thương mại được tạm nhập 11,4 tấn vàng, sau đó mang đến SJC dập ra vàng miếng SJC, bán theo giá giảm. Kiểu bán khống này tạo hiệu ứng trong dân cư, khiến họ sẽ bán mạnh ra theo. Sau đó các ngân hàng mới từ từ mua vào giá thấp với lượng lớn hơn quy mô đã bán ra; vừa có nguồn hàng giá thấp trả cho việc tạm nhập, vừa để tất toán trạng thái.

Cũng chính vì tình huống trên khiến có ý kiến cho rằng, nhu cầu ngoại tệ tăng lên, dùng cho việc tạm nhập vàng rồi sau đó mới gom lại tái xuất, khiến tỷ giá biến động những ngày qua.

Một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước khẳng định với VnEconomy rằng: “Không hề có chuyện 4 ngân hàng được tạm nhập 11,5 tấn vàng, rồi sau đó tái xuất. Tôi cũng không hiểu nổi vì sao họ lại đảo ngược những gì Ngân hàng Nhà nước thông tin và đang làm. Chúng tôi sẽ có giải thích cụ thể”.

Cuối chiều 1/3, cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước đã đăng tải ý kiến chính thức, trong đó có nội dung liên quan đến việc chuyển đổi vàng phi SJC và hoạt động xuất nhập khẩu liên quan.

Cơ quan này cho biết, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, họ đã tổ chức thực hiện phương án tạm xuất vàng phi SJC, tái nhập vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế để đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu chi trả vàng miếng SJC cho người dân tại các ngân hàng thương mại.

“Về bản chất, phương án tạm xuất, tái nhập là việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng đổi vàng miếng phi SJC thành vàng tiêu chuẩn quốc tế bằng cách xuất khẩu vàng miếng phi SJC và nhập khẩu nguyên liêu tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng xuất khẩu bằng nhập khẩu. Toàn bộ chi phí thực hiện do các tổ chức tín dụng tự trang trải”, Ngân hàng Nhà nước giải thích.

Phương án trên giúp đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, khắc phục điểm nghẽn kiểm định của SJC thời gian qua. Nếu không theo cách này, công ty SJC phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể kiểm định xong để tiến hành chuyển đổi (do thực tế việc kiểm định thời gian qua cho thấy không phải tất cả vàng cần chuyển đổi đều đủ tiêu chuẩn chất lượng).

Tổng lượng cần chuyển đổi là hơn 9 tấn, từ tháng 2/2013 đến nay đã tạm xuất tái nhập khoảng 2 tấn, phần còn lại dự kiến xong trong tháng 3. Do tạm xuất trước (có ngay ngoại tệ) rồi mới tái nhập sau nên không tác động đến cầu ngoại tệ và gây biến động tỷ giá, cũng như loại trừ tình huống bán khống từ việc tạm nhập rồi mới tái xuất.

Một vấn đề được chú ý là, chênh lệch giá giữa hơn 9 tấn vàng phi SJC đó với vàng miếng SJC sau khi chuyển đổi rơi vào túi ai? Ngân hàng Nhà nước cho biết, phần lớn số vàng đó là của người dân gửi các ngân hàng trước đây. Cơ quan này đã kiểm tra thực tế lượng tồn quỹ này 2 lần trước khi cho thực hiện phương án chuyển đổi.

Trước đây, nhiều người dân gửi vàng miếng phi SJC cho ngân hàng, nhưng khi đáo hạn chỉ chịu nhận vàng miếng SJC. Do vậy lượng vàng miếng phi SJC nói trên nằm kho suốt thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đưa ra giải pháp chuyển đổi trên để tháo gỡ với điều kiện các ngân hàng không được thu thêm phí khi chi trả cho người gửi.
Theo Vneconomy -Chênh giá khi chuyển đổi vàng phi SJC vào túi ai?
Hơn 9 tấn vàng miếng phi SJC đang trong quá trình chuyển đổi thành vàng miếng SJC. Lượng vàng này và chênh lệch giá rơi vào túi ai?
- Chênh giá khi chuyển đổi vàng phi SJC vào túi ai? (VnEco). - Nhà đầu tư bi quan, giá vàng tuần tới khó tăng (DT). - Thị trường vàng tít mù rồi lại vòng quanh (ANTĐ).
- Không khéo lại “béo” ngân hàng? (ANTĐ).
- Cái bắt tay của 3 ‘ông lớn’ độc quyền (Sống mới).
- Thu nhập đầu người của Việt Nam đạt 10.000 USD trong thập kỷ tới? (DT).
- Thành lập ban chỉ đạo để “cứu” Vinalines! (VEF).
Hợp tác hay độc quyền? Ba tập đoàn năng lượng Việt Nam hợp tác chiến lược.
- Người đề xuất đánh thuế tiền tiết kiệm gây tranh cãi nói gì? (GDVN). - Blog Thóc: Bực quân sư khuyên đánh thuế lãi tiết kiệm (VOV). Đa sở hữu đất đai: Tại sao không? (Blog Nguyễn Vạn Phú 2-3-13)
Đất nước trong tay nhóm thiểu số (TT 1-3-13) -- Báo Tuổi Trẻ "ranh mãnh"! Kinh tế VN 2013: Loay hoay nợ xấu và tín dụng (TP 1-3-13)
Chính sách nào hỗ trợ bất động sản? (VnE 2-3-13)

Vụ đánh thuế quỹ tiết kiệm:
Thuế thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm: Một kiến nghị vô lý (TN 2-3-13) -- “Nhóm lợi ích” (PLTP 2-3-13) -- P/v người "hiến kế": “Không đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là vô lý!” (PLTP 2-3-13) -- ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM:"Mới đây, khi gặp Thủ tướng, tôi đã nêu vấn đề này rồi." Đánh thuế tiền tiết kiệm: "Gậy ông đập lưng ông" (infonet 2-3-13) - Tản mạn đầu Xuân: Câu chuyện kinh tế Việt Nam – Phần I (Nguyễn Đại Hoàng) (Anh Vũ).
- Nợ xấu bỗng nhiên về 6%: Đáng vui hay đáng ngờ? (VEF). - NHNN triển khai nhiều giải pháp thu hẹp khoảng cách giá vàng (Vietstock). - Nhiều khách hàng không được thông báo, không biết bị thu phí ATM nội mạng (Vietstock).
- Xung quanh vụ đề xuất đánh thuế thu nhập từ tiền gửi: 3 lý do khẳng định không thể đánh thuế thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm (GDVN). - Đánh thuế tiết kiệm, phá giá VND: Vội quên lãi suất cao? (VnEco). - Quốc hội đã từng bác đề xuất đánh thuế tiền lãi tiết kiệm! (PLTP). - Thu thuế tiền gửi tiết kiệm: Sáng kiến hay Tối kiến? (VOV). - Rõ là ”lợi bất cập hại”! (HNM). Một kiến nghị thiếu hiểu biết, vô đạo đức (PLTP). - Chủ tịch HOREA lớn tiếng kêu đừng gửi tiền ngân hàng nữa (Sống mới).
- Một kiến nghị tai hại! (TBKTSG).  – NLĐ Hàng gì cũng nhập!. – Đất nước trên bờ vực thẳm (Tổ Quốc) (TQ 153) (Thông Luận).
Trớ trêu Vinacafe (PLVN 2-3-13) --"Tự nhận sử dụng vốn hiệu quả chưa cao nhưng Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) vẫn kiến nghị Nhà nước “bơm” thêm hàng nghìn tỷ đồng…"
Sẽ kỷ luật cán bộ ăn nhậu với chủ đầu tư (TP 2-3-13) -- Tại sao kỳ thị nhà đầu tư như thế? Họ không ăn nhậu với ai được cả à?
3.000 tỷ đồng hỗ trợ gia đình sinh toàn con gái (DV 2-3-13)
3 bài toán khó cho Bộ trưởng Đinh La Thăng (VTC 2-3-13) -- Chỉ có 3 bài thôi ư? Mời gọi vốn tư nhân xây dựng đường sắt, sân bay
Nhà nước sẽ thu hút vốn của tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức PPP ở rất nhiều lĩnh vực như đường bộ, đường sắt, sân bay, cảng biển...
- Họp khẩn cứu con cá tra (PLTP).
- Những thương hiệu Việt bị đánh cắp (VEF).
- Sống chết mặc bay… (PT).
- Du lịch ế ẩm (TN).
- Xung quanh vụ việc “sữa dê Danlait” của Pháp: Lỗi cũng tại các bà mẹ (PT).
- Hàng Trung Quốc bủa vây người tiêu dùng (TN).
- Giá tiêu dùng ở Nhật tiếp tục sụt giảm (BBC). - Mỹ – Nhật: Kỳ vọng và thất vọng (VNE).
- Tư pháp Mỹ hủy bỏ gần một nửa số tiền phạt mà Samsung phải đền cho Apple (RFI).
A push for change in China as new leaders take the helm
YUANGUDUI, China (Reuters) - For Chen Qiuyang, the new Chinese leadership that formally takes over this month can radically improve her life by doing just one thing: providing running water in her village in a remote corner of the northwestern province of Gansu.

Bài giải thích rất rõ về kinh tế Mỹ: What’s the story with the economy? (WP 1-3-13)
Chính trị Mỹ theo Brad DeLong: American Conservatism’s Crisis of Ideas (Project Synicate 27-2-13) -- Highly partisan, but good!

- VDB phải hạ nợ xấu về 7% vào năm 2015 (Sống mới).
- Từ việc thu phí ATM: Sao không thanh toán bằng thẻ? (VOV). - Hưởng lợi ngàn tỷ, ngân hàng vẫn kêu lỗ vì ATM (VEF/GDVN).
- BTS: Năm 2012 lỗ ròng 28,8 tỷ đồng (CafeF).
- Nhà thu nhập thấp ít người vào ở do chưa nộp đủ tiền (Sống mới). – Khu căn hộ Vincom Center Bà Triệu: Khi cư dân đòi bãi miễn khẩn cấp Ban Quản trị (DT).
- Thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam (TN).-A Brief History of the Chinese Growth Model
-Wray Lecture on Dollar Problems




--Báo cáo tham nhũng không nêu... các vụ tham nhũng (TP).--TPO - Trong báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 của Bộ Công thương không nêu vụ việc liên quan tham nhũng tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng vừa ký báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013. Tuy nhiên, các vụ việc liên quan tham nhũng xảy ra được phát hiện trong năm 2012 tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam lại không được đưa vào báo cáo.
Lý do, theo một lãnh đạo Bộ Công Thương, là chưa có kết luận thanh tra và khi có, Bộ Công Thương sẽ công bố.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2012, các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai đúng quy định. Tuy chưa phát hiện vụ việc tham nhũng, nhưng đã giúp các đơn vị được thanh tra, kiểm tra chỉnh đốn công tác quản lý, tăng cường hơn hoạt động phòng chống tham nhũng.


Trả lời câu hỏi của phóng viên Tiền Phongtại một cuộc họp báo mới đây về thông tin có hàng chục cán bộ lãnh đạo thuộc PVN bị cấm xuất cảnh, ông Nguyễn Minh Hồng - Phó Tổng giám đốc PVN cho biết, việc tạm dừng xuất cảnh hay cấm xuất cảnh là biện pháp nghiệp vụ của cơ quan an ninh điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra hoặc các cơ quan khác có thẩm quyền của Bộ Công an.
“Theo tôi được biết, những thông tin này là thông tin mật mà không ai có quyền được biết, trừ các cơ quan có trách nhiệm của Bộ Công an. Do đó, bản thân tôi cũng không biết bao nhiêu người, những ai bị cấm xuất cảnh” - ông Hồng nói.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2012, việc thực hiện xử lý sau thanh tra cũng được đặc biệt chú trọng.

Điển hình, trong năm 2012, Bộ chỉ đạo Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam xem xét xử lý kỷ luật ông Nguyễn Văn Thuấn - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH một thành viên Xây lắp điện 2 vì đã vi phạm quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Doanh nghiệp nhà nước trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc Cty.
Trong năm 2012, Bộ Công Thương cũng tham gia họp kiểm điểm Tập đoàn EVN, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam và Tổng công ty Giấy Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Ngoài ra, Bộ cũng giải quyết một số nội dung còn tồn đọng tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Trường ĐH Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Dầu, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Về kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động thanh kiểm tra trong năm 2012, Bộ Công Thương đã thành lập 12 đoàn thanh tra theo kế hoạch (ba đoàn về chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; sáu đoàn về kinh tế - xã hội, ba đoàn về thực hiện quy hoạch điện lực).
Một đoàn khác cũng đã thanh tra đột xuất công tác tuyển sinh, công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ và thu chi tài chính tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM.

Trong năm 2012, Bộ Công Thương nhận được 367 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ là 122, trong đó tố cáo, phản ánh, kiến nghị 115 đơn; khiếu nại bảy đơn.
Trong năm, Bộ Công Thương cũng tiếp 38 lượt người, trong đó có tám vụ đông người đến phòng tiếp công dân của Bộ khiếu nại, tố cáo.
Nội dung chủ yếu liên quan đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, thu giữ hàng hoá lưu thông và tố cáo một số nội dung liên quan đến lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương.
-Báo cáo tham nhũng không nêu... các vụ tham nhũng (TP).--
Biếu quà Tết bằng.... chung cư, gái chân dài (ĐV 9-1-13)
- Những kiểu thưởng Tết ‘siêu tiết kiệm’ (VNE). – Thưởng tết… “bèo”, công nhân ngừng việc! (LĐ).Lạm phát cao, Thống đốc phải chịu trách nhiệm (VEF 9-1-13) -- Thủ tướng nói: “Thống đốc là thành viên Chính phủ thì phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao" Câu này non sequitur! (Đúng ra phải nói: Tôi là người cầm đầu chính phủ thì tôi phải làm sao điều hành lạm phát thấp mà tăng trưởng cao) Bia hơi, quán nhậu tái mặt vì rét (VNN 9-1-13)  -- Đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến bia hơi, quán nhậu. Bắt gà lậu khó như... bắt heroin (TT 9-1-13)
Hôm nay, xóa sổ 5.500 cửa hàng vàng miếngLao động

Kể từ ngày hôm nay (10.1), theo Nghị định 24/CP của Chính phủ, phần lớn trong số hơn 8.000 cửa hàng đang kinh doanh vàng miếng trên khắp cả nước chính thức bị xóa sổ.


Thay vào đó, chỉ có các ngân hàng và các doanh nghiệp (DN) nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới được phép kinh doanh mặt hàng đặc biệt này. Chỉ trước thời điểm Nghị định 24 có hiệu lực 2 ngày, NHNN đã cấp bổ sung giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho 5 tổ chức tín dụng và 2 DN đáp ứng đủ các điều kiện.

7 đơn vị này sẽ bổ sung 41 điểm giao dịch mua bán vàng miếng tại 8 địa bàn lớn. Như vậy, cùng với 17 tổ chức tín dụng và 14 DN được cấp phép hồi cuối năm 2012 (với 2.456 điểm giao dịch), kể từ ngày hôm nay sẽ chỉ còn 2.497 điểm giao dịch và cửa hàng được phép kinh doanh mua bán vàng miếng. Theo Nghị định 24/CP, NHNN chỉ cấp phép mua bán vàng miếng cho các đơn vị đạt đủ các tiêu chuẩn như có vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên, có từ hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán vàng, nộp từ 500 triệu đồng trở lên tiền thuế của hoạt động kinh doanh vàng trong hai năm gần nhất và có mạng lưới bán hàng từ ba tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư trở lên.

NHNN sẽ tham gia mua bán vàng miếng

Tin từ NHNN ngày 9.1 cho hay, trong thời gian tới, cơ quan này tiếp tục tổ chức, sắp xếp chặt chẽ thị trường vàng, chuyển hóa hoàn toàn quan hệ huy động và cho vay vốn bằng vàng sang quan hệ mua, bán vàng. Khi thị trường vàng miếng hoạt động tương đối ổn định, NHNN sẽ tham gia thị trường với vai trò là người kiến tạo và mua bán cuối cùng trên thị trường vàng miếng, đảm bảo sự lưu thông của thị trường và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng vàng. Đây là giai đoạn 3 của lộ trình chấm dứt tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế và theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện huy động nguồn vốn bằng vàng thông qua việc mua vàng tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và cung ứng vốn cho nền kinh tế.     C.Văn

Quy định mới về mua bán vàng miếng có hiệu lực
Tuổi Trẻ
Tin dịch vụ - Vào ngày 28-12-2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 38/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2013. 1 ...

Sáng nay, hàng nghìn điểm bán vàng miếng chính thức "đóng cửa"VNMedia
Hàng nghìn cửa hàng dừng bán vàng miếng. Thị trường ViệtNamXãLuận.com

Tất cả đơn vị không có giấy phép phải ngừng mua bán vàng miếng từ hôm nay
Những đơn vị chưa được cấp phép sẽ chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác
- Ngân hàng Nhà nước: Những việc cần làm ngay! (VnMedia). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Trăm sự nhờ ngân hàng” (TN). Nghe thảm!  - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chính phủ không có ngân sách để xử lý nợ xấu!” (PLTP). - Ngân hàng ‘vượt bão’ – những điều ít biết (TP).
- Doanh nghiệp Việt Nam: Chết một nửa, nửa còn lại chưa có hy vọng hồi phục (Sống mới).
- Chứng khoán: Đón tin tốt, tranh thủ xả hàng (NLĐ).  – Chứng khoán 2012: “Sức chịu đựng đã gần hết”(TBKTSG). - Kiến nghị 8 nhóm giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán (SGGP). - TGĐ Chứng khoán KIS: Năm 2013 vẫn là năm đầy thách thức đối với chứng khoán (Vietstock).
- Giao dịch vàng không đúng điểm cấp phép sẽ bị phạt nặng (DT). - Từ hôm nay 10.1: Mua bán vàng miếng ở nơi được cấp phép (TN). - Chính thức thu hẹp kinh doanh vàng miếng (SGGP). - Thị trường vàng miếng lắng để nghe ngóng (PLTP). – Dân bị tiệm vàng ép giá (TP). - Có “quản” được kinh doanh vàng miếng? (LĐ).
- Thủ tướng nói về nợ xấu và đạo lý làm ngân hàng (VnEco). – Đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu (ĐĐK).
- “Thả nổi” hay không? (NNVN). – Lãi suất cho vay sẽ còn 11 – 13%/năm (ĐTCK).
- Vốn cho vay BĐS “mốc meo” trong ngân hàng (Infonet).
- Gia hạn cho vay ngoại tệ hết năm 2013 (NNVN).
- Xóa bỏ vàng hóa nền kinh tế (DĐDN).
- ATM thế này mà cứ đòi… thu phí (Petrotimes).
- “Kềm lạm phát, tạo việc làm” (TT). – Xuất khẩu lao động tiếp tục gặp khó (ĐĐK).
- Chứng khoán: đề xuất nới “room” cho nhà đầu tư ngoại (TT). – Sóng ngành đã nổi? (ĐTCK). – UBCK trình 8 giải pháp gỡ khó TTCK (ĐTCK). – UBCK không nên quá ôm đồm triển khai nhiều giải pháp (ĐTCK). – Tái cơ cấu CTCK, công bằng phải là nguyên tắc tối thượng (ĐTCK). – Đại gia nào “ăn đậm” nhất trong 3 phiên chứng khoán tăng nóng đầu tuần? (DT). – Ai mua cổ phiếu ra mua!(TP).
- Myanmar và “chính khách” Đoàn Nguyên Đức (Vietstock).- Bầu Đức: Đầu tư vào Myanmar không phải là “ván bài sống còn” của HAGL (GDVN).
- Căn hộ cao cấp Thái Bình Plaza xin chuyển thành bệnh viện (LĐ). – TP.HCM: lại xin chuyển căn hộ cao cấp thành bệnh viện(SGTT). – Viễn cảnh bất động sản 2013 (TP). – Bất động sản: Dài cổ chờ quỹ (TP). - Thống đốc phải chịu trách nhiệm về lạm phát (TN).  - Thủ tướng: Không để tình trạng cổ đông lớn chi phối ngân hàng (DT).   - Thủ tướng: Ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu (VOV).   - Thủ tướng chỉ đạo: Không để vàng tác động vào kinh tế vĩ mô (DV).
- Chỉ còn một ngân hàng chờ thẩm định phương án tái cơ cấu (VnEco). - Thêm quy định ‘siết’ thị trường liên ngân hàng (VNE).  -Trần lãi suất huy động sẽ sớm được gỡ bỏ (VnMedia).  - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 9-1-2013: “Gieo nhân nào gặp quả ấy”(VF).
- TP.HCM sẽ xử lý lãnh đạo DNNN thua lỗ 2 năm liền (Infonet).
- Chuyển đổi kinh doanh, vàng có loạn giá? (VEF).  - Thị trường vàng sẽ ổn định sau ngày 10/1 (Đầu tư).  - Sau 10/1, thị trường vàng có xáo trộn? (TQ).  - Người dân sẽ gặp khó khi tìm cửa hàng mua bán vàng (DV).  - Kiểm soát thị trường vàng: Chú ý yếu tố thị trường (TTXVN).  - Vào chợ mỗi ngày TTCK 9-1-2013: Diều gặp gió (VF).
- Chứng khoán 2013 sẽ khởi sắc? (DT).  - Tiền đổ vào chứng khoán tăng đột biến (TP).  - Mua “chui” cổ phiếu, hai cổ đông bị phạt 80 triệu đồng (VnEco).  - TS Lê Đăng Doanh: CK Phương Nam thay tướng để tìm “luồng gió mới” (GDVN).
- Chuyển lỗ bất động sản sẽ theo hướng “van một chiều”? (VnEco).  - Tổng quan BĐS ngày 8-1-2013: Có cứu nổi không? (VF).
- Toàn cảnh kinh tế 9-1-2013: “Ăn xổi ở thì” (VF).
- Bắc Ninh sẽ phải giải trình về ưu đãi cho Samsung? (VnEco).
- Thuế phí các loại tăng, lượng ôtô bán ra giảm 33% (TTXVN).
- Bia Việt ‘sủi bọt’ theo vốn ngoại (VTC).
- Mất tiền tấn vì… hoa (KT).
- Người tiêu dùng hụt hơi chạy đua với giá cả dịp Tết (CAND).
- Hình thành liên minh các nhà xuất khẩu đồ gỗ (Petrotimes).
- Xuất khẩu tôm gặp hạn đầu năm (ĐT).


Trung Quốc tăng cường kiểm tra trái cây nhập từ Việt Nam
Theo tin tức được nhật báo Trung Quốc China Daily đăng tải vào hôm nay 09/01/2013, cơ quan kiểm dịch tỉnh Quảng Tây vừa quyết định giám sát chặt chẽ trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Theo cơ quan này, biện pháp này được ban hành sau khi họ đã khám phá một chất độc hại được biết dưới tên gọi khoa học Planococcus lilacinus trên một chuyến bay chở chôm chôm nhập từ Việt Nam.
- Làm nhà ở xã hội phải có sự đồng thuận cao! (Petrotimes). - Quy chế sử dụng nhà chung cư: Bình cũ, rượu cũ? (Sống mới).
- Khách sạn kiếm ngàn tỷ từ ‘trò đánh bạc’ (VEF).
- Khoản đầu tư tư nhân ‘lớn nhất VN’ (BBC). - KKR thực hiện đầu tư vốn lớn nhất Đông Nam Á (TN).
- Doanh nghiệp hội viên VFA tiếp tục được tạm trữ lúa gạo   –   Trung Quốc mua gạo, thị trường lo âu (TBKTSG).
- Trồng rau xuất qua Nhật (SGTT).
- Làm điều dưỡng tại Đức lương từ 50 triệu đồng/tháng (TP).
- Kiên Giang: Thưởng tết cao, nợ lương cũng… cao (DV). - Thị trường Tết Quý Tỵ 2013: Không tăng giá, doanh nghiệp lo giải quyết hàng tồn (DV).
- Hàng giả, hàng lậu ồ ạt về Hà Nội (TP).
- Thị trường game sẽ biến đổi? (BBC).
- Quả Phật thủ giá bạc triệu (NLĐ).
Xà xẻo gần 4,3 triệu kilômét thực hành lái xe (LĐ). – Đại gia nhà đất đi Tết bằng… căn hộ (LĐ). – Phát hiện nhiều sai phạm tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (SGTT). – Quảng Ninh: Vụ phá rừng phòng hộ làm khu du lịch: Phát hiện thêm sai phạm (DV).
- Viết tiếp bài “Nhà máy lập lờ nông dân”: Kiên quyết cho dừng sản xuất (NNVN).
- Cán bộ Thú ý “hô biến” gà thải loại thành… gà sạch (DT). – Sơn La: Trạm phó trạm thú y cấp giấy kiểm dịch khống (DV). Cán bộ Thú ý “hô biến” gà thải loại thành… gà sạch
(Dân trí) - Đại tá Trần Trọng Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCTP về môi trường (C49) Bộ Công an cho biết vừa phát hiện một vụ hơn 2.300 con gà nghi là gà thải loại nhập lậu từ Trung Quốc được cán bộ thú ý tỉnh Sơn La cấp giấy kiểm dịch hợp pháp.
Phát hiện cán bộ tiếp tay tiêu thụ gà không rõ nguồn gốcAn ninh thủ đô
Cán bộ thú y tiếp tay cho buôn bán gà lậuThanh Niên
Cơ quan thú y “biến” gà lông vàng thành gà lông trắngNgười Lao Động
- Xế sang cõng hàng lậu rúng động cửa khẩu Cầu Treo (TP).
- Thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy quá ì ạch: Hậu quả của việc ‘nước đến chân mới nhảy’ (Petrotimes). – Ngành Giao thông vận tải: Những dự án đột phá từ năm 2013 (LĐ). – Ông lão 80 tuổi kiện “lô cốt” tiếp tục kháng cáo (DT).
- Vụ người dân bị đánh sau khi đến nhà chủ tịch xã “kêu cứu”: Có dấu hiệu chìm xuồng (LĐ).
- Có thể buộc thôi việc công chức, đảng viên uống bia rượu khi tham gia giao thông (DV).
- “Giữ” vật chứng, một đại úy công an bị bắt (PLTP). - Một đại úy công an bị bắt (DT).
- Tiền Giang: Vụ thẩm phán bị tố “chạy” án: Mẹ chồng và nàng dâu lĩnh 19 năm tù (DV).
- Thanh Hóa sắp có súng bắn lưới trị ‘quái xế’ (VNN). - Dùng lưới bắt đua xe: “Nếu hữu hiệu thì có thể áp dụng được” (DV). - CSGT mang thẻ tuần tra mới có quyền dừng phương tiện (NLĐ/ DT).
- Vụ kiện 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 5: Doanh nghiệp và người lao động “chết đứng” (LĐ). - Phí sử dụng đường bộ: Mỗi ngày thu được hơn 10 tỉ đồng (Petrotimes). - Chầu chực nộp phí đường bộ (TP).

--Biếu quà Tết bằng.... chung cư, gái chân dài-
Biếu qu Tết  bằng.... chung cư, gi chn di(ĐVO) - Kinh tế khó khăn, nên những món quà thuộc dạng “của nhà trồng được” dường như được ưu tiên hàng đầu trong thời buổi này. Đại gia bất động sản thì tặng sếp lớn căn nhà, ông trùm cổ phiếu thì tặng sếp ít cổ phần, còn đại gia trong lĩnh vực “giải trí” thì tất nhiên… món quà tốt nhất là mấy “cô em vợ” chân dài đến nách.



Chơi sang, cắt nguyên cả chung cư biếu Tết sếp

Năm sắp hết, Tết sắp đến, cũng là lúc mà người người, nhà nhà xôn xao, chạy đôn chạy đáo để tìm quà biếu Tết. Quà cho người thân, cho họ hàng và tất nhiên là không thể thiếu quà biếu sếp.

Nếu như mọi năm công cuộc chuẩn bị quà của các đại gia để biếu “sếp to” là cả một quá trình và bị báo chí “truy tìm” ác liệt, thì năm nay mọi thứ lại có vẻ e dè, chậm chạp hơn. Chung quy cũng vì thời buổi khó khăn, bất động sản nằm im, cổ phiếu chết dí, vàng tăng giảm đột ngột nên không ít doanh nghiệp cũng điêu đứng theo.

Nhưng không biết vì không có tiền hay quyết tâm đầu tư một chuyến mà nhiều đại gia đã lựa chọn phương án “chơi sang” là mang cả đống bất động sản đang nằm ì của mình để đi biếu sếp.
Bất động sản  ạch nn nhiều cng ty dng chnh nh chung cư của mnh lm qu biếu sếp nhn dịp Tết (ảnh minh họa)
Bất động sản ì ạch nên nhiều công ty dùng chính nhà chung cư của mình làm quà biếu sếp nhân dịp Tết (ảnh minh họa)
“Công ty tôi là chủ đầu tư của mấy dự án chung cư dưới Hà Đông. Giờ nhà xây phần thô xong rồi, nhưng vẫn còn mấy chục căn chưa bán được, không có tiền hoàn thiện tiếp nên anh em trong công ty chơi dài, Tết chẳng có lương, có thưởng. Mỗi lần nhìn tòa nhà đang xây dựng dở mà não lòng.
Trong khi đó, Nhà nước mình cũng dự định đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ tình thế đóng băng bất động sản, như chuyển đổi sang nhà ở thu nhập thấp, cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam… nhưng nói thật, đâu phải đơn vị nào cũng chen được vào cái danhh sách ấy. Nên sếp bên công ty tôi quyết định đầu tư một chuyến, cắt luôn căn hộ ở chung cư để biếu sếp lớn nhân dịp Tết sắp đến…” – Anh Trần Văn B. Trưởng phòng kế hoạch Công ty xây dựng T.H (Giải Phóng – Hà Nội) cho biết.
Cũng theo anh B. món quà Tết mà công ty anh định tặng sếp có giá hơn 2 tỷ đồng. Đó là một căn hộ hơn 70m2 với 3 phòng, thuộc hàng cao cấp ở chung cư mà công ty anh đang xây dựng. Nhìn món quà thì có vẻ rất to, hoành tráng, nhưng theo anh B. là một “nước cờ” khá thông minh của sếp anh.

“Được tặng cả một căn hộ, sếp nào chẳng thích. Nhưng nếu là căn hộ đã hoàn thiện, chỉ việc dọn vào ở luôn thì không nói làm gì. Đằng này tặng sếp lớn căn hộ mới có phần thô, chưa được hoàn thiện thì chắc chắn sau này sếp phải đưa tay ra giúp đỡ mình rồi.

Ít nhất là phải giúp làm sao cho có vốn, bán được nhà để công ty tôi còn khởi công tiếp. Như thế, sếp cũng mới có nhà đẹp, mà chúng tôi cũng thoát khỏi tình thế khó khăn. Coi như là một vụ đầu tư dưới dạng quà Tết” – Anh B. chia sẻ.

Tuy nhiên cách tặng quà Tết dưới dạng “đã nhận là phải giúp” của công ty anh Bình không phải ai cũng nghĩ ra. Cũng tốn nguyên một mảnh đất thuộc hàng đắt đỏ nhưng sếp anh T. lại còn phải xuống nước xin xỏ, năn nỉ sếp lớn nhận giúp rồi để ý đến công ty mình trong năm sau.

“Mất nguyên một ô 40m2 ở mặt đường, có giá hơn 3 tỷ nhưng chẳng biết sếp trên nhận quà rồi sang năm sau có chịu giúp đỡ mình không. Giấy tờ thì đã sang tên đầy đủ, coi như đã là của sếp rồi, còn những dự án, kế hoạch trong năm tới sếp bảo sẽ cân nhắc và nhét đơn vị mình vào. Nhưng cũng chưa biết thế nào cả.

Tuy nhiên thà cứ mạo hiểm, chịu tốn kém một lần còn hơn là nhìn cả đống bất động sản nằm im đấy. Mấy cái dự án trung tâm thương mại đắp chiếu, mới xây xong móng mà cứ để vậy thì xót xa quá. Để cũng chẳng làm gì, thà làm quà biếu Tết may ra còn hy vọng” – Anh Nguyễn Thành T. (thư ký giám đốc Công ty Đầu tư và xây dựng P.C) cho biết.

Hết tiền, tặng luôn sếp “con em vợ”?

Kinh tế khó khăn, nên những món quà thuộc dạng “của nhà trồng được” dường như được ưu tiên hàng đầu trong thời buổi này. Đại gia bất động sản thì tặng sếp lớn căn nhà, ông trùm cổ phiếu thì tặng sếp ít cổ phần, còn… đại gia trong lĩnh vực “giải trí” thì tất nhiên… món quà tốt nhất là mấy “cô em vợ” chân dài đến nách.

Anh Nguyễn Văn Q, chủ của một loạt nh hng, khch sạn tại H Nội
Anh Nguyễn Văn Q, chủ của một loạt nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội
“Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Sếp có thoải mái, vui vẻ thì lớp dưới như mình cũng mới có đất để làm ăn. Chứ thỉnh thoảng lại cấm cấp phép tổ chức sự kiện, khi thì phạt lỗi nọ, lỗi kia, có muốn tu chí làm ăn cũng chẳng được.” – Anh Nguyễn Văn Q. (Giám đốc công ty TNHH truyền thông Q.Đ, cũng là chủ của một loạt nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội) cho biết.
Cũng theo anh Q, năm nay khó khăn nên các đại gia đổ tiền vào lĩnh vực “vui chơi, giải trí” cũng ít hơn trước. Nếu như năm ngoái, anh Q. không tiếc tiền, tiếc công sức, tặng nguyên cho các sếp lớn một cây cảnh thế có giá cả tỷ đồng, thì năm nay, việc chọn quà Tết đối với anh lại càng đau đầu, nhức óc.

“Khó lắm, các sếp thì quen nhận quà nhiều tiền rồi, quà ít tiền thì còn lâu mới để ý đến. Nghĩ mãi chẳng ra, may mà vợ gợi ý mới có được món quà độc đáo, không đụng hàng, của nhà trồng được, mà đảm bảo sếp mới thấy đã thích ngay rồi…” – Anh Q. vừa cười lớn vừa nói.

Mãi một lúc sau, anh Q. mới tiết lộ, món quà đó không gì khác ngoài “cô em vợ” chân dài “miên man”, da trắng như trứng gà bóc.

“Trong tay có cả chục, cả trăm em, chọn lấy em xinh xắn, thông minh nhất gọi là “con em vợ” cho nó sạch. Thế là đảm bảo sếp thích liền.” – Anh Q. giải thích.

Để “nâng giá trị” cho cô em vợ mình, anh Q. còn gắn thêm cái mác mới đi du học ở Úc về. Tốt nghiệp loại giỏi, thông minh tột đỉnh nhưng lại chưa từng có một mảnh tình vắt vai. Và không nằm ngoài suy đoán của vợ chồng anh Q. Vừa mới nghe giới thiệu những thành tích của “cô em vợ”, và liếc nhìn gương mặt khả ái, dáng người thanh cao của cô gái là sếp lớn của anh Q. đã “hồn bay phách lạc” và gật đầu lia lịa.

“Chẳng có món quà Tết nào ý nghĩa, không phân định được giá trị như món quà này. Ngay sau đấy, sếp đã lên lịch để phân bổ thời gian ăn Tết với gia đình và “thụ hưởng” cùng người đẹp. Sếp còn ghé tai nói nhỏ: Tết này làm ăn thoải mái đi. Thế là còn gì bằng” – Anh Q. vui mừng kể.
  • Duyên Duyên
-Biếu quà Tết bằng.... chung cư, gái chân dài-

Quà Tết là…. chung cư, ‘chân dài’(ĐV). – Rồi sẽ đến lúc phải bật khóc (SGTT).

SGTT.VN - Bỏ qua chuyện xách dao bầu (văn bản quy phạm pháp luật tầm nghị định) đi mổ gà (việc nhỏ và riêng như tổ chức tang lễ khi qua đời cho cá nhân là (hoặc thuộc gia đình) cán bộ, công, viên chức bình thường) trong khi thực tế còn bao chuyện cần pháp luật điều chỉnh; bỏ qua những nội dung khiến thiên hạ phải “bật cười” vì tính chi tiết, vặt vãnh, thiếu khả thi như hình thức quan tài, số lượng vòng hoa, cách thức bố trí, thời gian thực hiện; bỏ qua cả lời giải thích càng khiến người ta bật cười hơn của ông vụ trưởng vụ Tổ chức – cán bộ về việc vì sao không được dùng loại quan tài có lắp kính để nhìn mặt người đã mất, điều dễ đọng lại nhất của tất cả những chuyện ấy là sự tồn tại dai dẳng lối suy nghĩ cũ kỹ, duy ý chí của một thời tưởng có thể đứng trên, làm thay cho cả chuyện tình cảm, ứng xử riêng tư của con người ta và vì vậy, trở thành kiểu can thiệp thô bạo không cần thiết vào tất cả ngõ ngách đời sống! Bỏ qua, không phải vì chuyện đó không đáng nói, mà bởi, cái sự bật cười kia đã… thay lời muốn nói!

Nhiều chi tiết hết sức vặt vãnh về quy định đám tang khiến người xem phải bật cười. Ảnh: mang tính minh họa

Nghị định 105 ban hành ngày 17.12.2012 có đối tượng điều chỉnh hẹp, về một chuyện hết sức riêng (trừ việc tổ chức các đám tang lớn như quốc tang…) Không thấy phản ứng mạnh từ những người phải chịu trách nhiệm thi hành những quy định trên. Không biết họ có được tham vấn ý kiến với tư cách này như một quy trình bắt buộc mà luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã ấn định hay không, và nếu có, thì họ đã nói gì nhưng rõ ràng, “cán bộ, công chức trước hết là công dân, quy định gì cho họ cũng không thể vượt quá nhân quyền”. Và lời biện minh cho các quy định này, ví dụ như về vệ sinh môi trường, chẳng phải đã có các quy định chung rồi sao? Hơn nữa, trong một xã hội văn minh, có tổ chức, những quy định đó nên được thể hiện dưới hình thức các thiết chế xã hội, cộng đồng mà ở đó, lại một lần nữa, dân cũng như cán bộ, đều là người sống cùng trong một cộng đồng nào đó với những tình cảm, phong tục, tập quán riêng khác nhau.
Quy định về việc tổ chức tang lễ là câu chuyện mang tính thời sự nối dài những quy định hay dự thảo gần đây đối với cán bộ công chức nói chung hoặc với một số đối tượng trong số họ tại một số không gian địa lý, ngành nghề khác nhau: cán bộ, công chức không được nhận quà tết, không được uống bia buổi trưa, không được tổ chức đám cưới quá bao nhiêu bàn, cán bộ ngành giao thông không được chơi golf, cảnh sát giao thông không được mang quá bao nhiêu tiền trong túi, nhân viên trạm thu phí giao thông không được mặc quần có túi… Các quy định này thường được thuyết minh là để chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả làm việc hay… làm gương. Có “chống” hay “nâng cao” được không bằng các quy định ấy, chưa có câu trả lời; song, ở một khía cạnh khác, người ta lại đọc thấy rõ ràng nguyên nhân của sự ra đời (hay phôi thai) hàng loạt những quy định đó không gì khác hơn là sự phạm pháp, hư hỏng kiểu tham nhũng, lãng phí, hiệu quả làm việc chưa cao, chưa gương mẫu của cán bộ, công, viên chức đang “leo thang”. Như cái việc tổ chức đám cưới hay đám tang, nếu bấy lâu nay nó không bị lạm dụng ở nơi này nơi khác để biến thể thành nơi mua bán bổng lộc, trao danh đổi chức... nhiều khi lộ liễu đến mức khó chịu khiến cộng đồng phải lên tiếng phản ứng mạnh mẽ thì quy định về chuyện cán bộ, viên chức tổ chức đám cưới hay đám tang có cần phải ra đời? Vấn đề là giờ đây, tuy đã ra đời, nhưng văn bản pháp quy nhằm chấn chỉnh đạo đức, tác phong căn bản của những cán bộ, công, viên chức ấy “chủ yếu mang tính hình thức” thì phỏng có ích gì? Hình thức – bởi không giải quyết được vấn đề từ gốc, không khả thi vì khó giám sát, chế tài nên việc thực thi không biết được mấy thì rốt cuộc, quy định chỉ trở thành trò cười.
Nhưng, có cười hoài được không?
E rằng cứ phải bật cười suốt trước những văn bản pháp quy mà lại thiếu pháp quy như thế thì rồi sẽ đến lúc phải bật khóc!
NGUYÊN LÊ

- Nghị định quan tài (Đào Tuấn).. – Nói tí ti về hai điều (Nguyễn Thông).. – Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các cán bộ Lào (TTXVN).- Bộ Tư pháp: Chủ công thu dọn “rừng” văn bản (PLTP).
- Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Hungary hợp tác phòng chống tham nhũng (NLĐ). - Báo chí: Chống tiêu cực và tự tiêu cực (Petrotimes).
- THỰC TRẠNG “GIÀ HÓA” ĐỘI NGŨ ĐẢNG (Bùi Văn Bồng).
- Quyết liệt chỉnh đốn bộ máy và công tác cán bộ (NNVN). – Hà Nội yêu cầu cắt giảm họp hành, tăng cường thanh tra công vụ (TP).
- Thanh tra kiến nghị thu hồi hàng nghìn ha đất (VNN). – Vụ “Một miếng đất 2 lần đền bù” ở Quảng Nam: Thu hồi tiền đền bù sai (DV).

Hỏi nhưng không được trả lời! Xử lý việc lợi dụng lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng (LĐ 8-1-13) -- Ha Ha Ha!!!  Nếu trả lời thì phải trả lời cách Đảng muốn: Đảm bảo sự chỉ đạo của Đảng trong góp ý dự thảo Hiến pháp (LĐ 8-1-13)
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Lấy ý kiến toàn dân (NNVN). – Trưng cầu ý dân về Hiến pháp? (VNN). – Đề xuất quyền phúc quyết của dân với Hiến pháp (Vef).
Tội "chống chánh phủ": Lĩnh án 3 năm 6 tháng tù vì tuyên truyền chống Nhà nước (SGGP 8-1-13)
Ban Tuyên Giáo Đảng sẽ bị phạt hàng nghìn tỷ đồng? Quảng cáo sai sự thật - phạt tới 50 triệu đồng (PetroTimes 8-1-13)
Tín đáng lẽ nên đăng vào ngày 1 tháng 4: 'Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém' (VnEx 8-1-13) Hà Nội chỉ có 1 người chạy chức!? (PetroTimes 8-1-13)

Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém
Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với 20 lãnh đạo chủ chốt của thành phố và "không ai bị đánh giá quá yếu kém".


- 12 cán bộ liên quan tới gian lận thi công chức (VNE). – Chống chạy tuyển công chức (LĐ). – Giám sát để chống tham nhũng (Công lý). - Chưa công khai các vụ tham nhũng tại PVN và EVN (TT). - Câu hỏi của Thủ tướng (TT).


- Lao động Việt Nam trở lại Libya (SGTT).
- Ông Hồ Xuân Mãn có cướp công? – Bài 2: Những chiến công thầm lặng (ĐĐK).
- Bị đơn thất vọng với bản án vụ kiện “kỷ lục” 55 triệu USD (DT).
- Thu phí bảo trì đường bộ: địa phương được giữ lại 35% (VOV). – Tiếp tục kiến nghị sửa đổi quy định phí đường bộ(SGTT). – Chưa thu phí trên Đại lộ Thăng Long (HNM).
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp: Lộ diện nhiều bất cập (ĐT).
- Vụ nổ mìn ở Sơn Tây – Hà Nội: Con gái chủ nhà bị nổ mìn nợ hàng chục tỷ? (VNN).

Tổng số lượt xem trang