Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

SỰ LỰA CHỌN KHI HÃNH DIỆN HAY XẤU HỔ?

-SỰ LỰA CHỌN KHI HÃNH DIỆN HAY XẤU HỔ?
Alan Phan

29/10/2013

Một người hãnh diện luôn “nhìn xuống” vật thể và người khác ; do đó, khi nhìn xuống, chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì “bên trên” chúng ta (A proud man is always looking down on things and people; and, of course, as long as you are looking down, you cannot see something that is above you – C.S. Lewis)

Vài bạn đọc gởi đến tôi một bài viết có tựa đề là, “Đâu Là Nơi Duy Nhất Người Việt Nam Không Bị Khinh Bỉcủa một tác giả Việt Kiều. Sau khi chu du khắp thế giới và chịu đựng những khinh miệt vì lỡ “làm” người Việt, kể cả ở VN nơi mà các ông bà ba lô Mỹ trắng được yêu chuộng hơn, tác giả mới khám phá ra nơi duy nhất mà người Việt không bị khinh miệt là xứ Mỹ.

Bài viết chứa đựng những chi tiết khá chuẩn xác và phổ thông, mà mọi người đều đã cảm nhận không ít thì nhiều khi tiếp cận với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng những vụ việc kể lại có thể nhìn qua một lăng kính khác, mà không cần đem yếu tố dân tộc liên quan vào.

Cho tôi vắn tắt: những khinh khi rẻ rúng mà các bạn Việt thường xuyên gặp phải, vốn bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản trong đời sống hàng ngày của nhân loại qua nhiều thời đại; chứ không phải là một hiện tượng đặc thù của dân tộc ta.

Tự hào ngược đời

Tuy nhiên, trước khi phân tích các yếu tố này, tôi muốn ghi nhận một nghịch lý (có lẽ là một phản ứng thì đúng hơn). Đó là càng bị chê bai khinh thị, con người càng bị tự ái làm mờ mắt và “chảnh” hẳn ra, ngôn ngữ thời đại gọi là “lòng tự hào” đi quá đà về mặt tâm thần (đến tận đỉnh cao). Thắng được một giải bóng đá do hãng bia địa phương tổ chức là sẵn sàng để vào chung kết với Brasil trong World Cup năm tới. Vừa được 2, 3 tờ báo lề phải gọi là siêu sao (mà mình phải bỏ tiền cho chúng viết) là mang niềm tin chắc nịch về vương miện Miss Universe đang thiết kế cho mình. Tôi còn nhiều thí dụ rất thú vị, nhưng dành cho các BCA “còm” chơi, và cũng vì không muốn chạm tự ái của ai.

Một yếu tố khác mà tác giả ghi nhận là chỉ có ở xã hội Mỹ, con người Việt của ông mới không hề bị xúc phạm. Thực ra, trong một quốc gia luôn thượng tôn pháp luật như tại Mỹ, việc kỳ thị chủng tộc là một hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, từ hồi luật nhân quyền (civil rights) được ban hành (1964), xã hội Mỹ đã biến cải rất nhiều trong tâm thức người dân về chủng tộc hay tôn giáo. Khi dân Mỹ chọn Obama làm Tổng Thống, gần như trang sử Mỹ về kỳ thị mầu da coi như đã khép lại. Nhưng không có nghĩa là người dân Mỹ không kỳ thị.

Mặc dù cảnh sát Mỹ luôn gọi mọi người là “sir” (ngài), các tội phạm vẫn thường xuyên bị dùi cui mỗi khi “khó bảo”. Trong mắt nhân viên công lực Mỹ, tỷ lệ phạm pháp của dân da đen hay dân gốc Mễ rất cao, do đó đây là thành phần cần được nhắm tới (targeted) trong công vụ hàng ngày. Họ hoàn toàn không kỳ thị chủng tộc (một bộ phận không nhỏ lập gia đình với người Mỹ đen hay gốc Mễ), nhưng cách đối xử của họ với dân đen hay gốc Mễ chắc chắn là “rough” so với một anh chị Mỹ trắng.

Việt cồ hay vịt con?

Quay lại những yếu tố mà tôi cho là làm người Việt cảm thấy bị khinh miệt, tôi có thể suy ngẫm ra…vài điều sau đây. Xin nói rõ là trong bài “phiếm luận” này, tôi không hề vơ đũa cả nắm; bởi vì những thành quả vẻ vang của nhiều cá nhân Việt là một sự kiện không ai chối bỏ.

1.      Nghèo là một cái tội

Dĩ nhiên, nghèo không phải là một “tội”; nhưng gần như khắp thế giới, nghèo vẫn bị coi như là “đáng xấu hổ”. Cái thước đo “nhân cách” con người, tốt hay xấu, thiện hay ác, không liên quan đến chuyện giầu nghèo, nhưng nhân loại vẫn thích đem yếu tố này vào để xác định. Do đó, nếu đã đồng ý là “dân giàu nước mạnh” thì đừng ngạc nhiên khi các quốc gia và dân tộc láng giềng cho chúng ta là “dưới kèo” vì cái con số GDP mỗi đầu người không dấu ai được.

Ông bà ta có dậy rằng “nghèo cho sạch, rách cho thơm” nhưng nếu chúng ta mở rộng đầu óc hơn để tập làm “giàu mà sạch, lành mà thơm” thì chúng ta đã có thể thay đổi khá nhiều cho nhân cách và giá trị của con người Việt.

2.      Kiến thức tụt hậu và suy thoái

Rất nhiều bạn trẻ khi lập gia đình hỏi tôi về điều kiện bền vững nhất trong một hôn nhân về lâu về dài? Tôi nói,” đừng bao giờ lấy một người ngu…nhất là khi người ngu ấy rất “kiên định” về lập trường ngu của mình…”. Tình yêu, sắc dục, tiền bạc, danh giá và ngay cả nhân cách có thể bị phai mờ biến thể…nhưng kiến thức thì ngàn đời. Nhất là trong thời buổi của tiến bộ vượt tốc…những gì nhân loại nắm biết trong 50 năm vừa qua nhiều hơn cả 5 ngàn năm trước đó.

Khi tóc đã điểm sương, con cái đã rời tổ ấm, của cải danh tiếng đã trôi đi cùng dâu biển…không gì tệ hại hơn là ngồi tỉ tê tâm sự với một cái đầu đất. Do đó, khi các bạn trên thế giới nhìn mình với cặp mắt thương hại …vì một sự ngu dốt tập thể…thì ít nhất cũng nên biết đau xót…thay vì hãnh diện ngược đời.

3.      Thường xuyên phạm luật

Như những nhân viên công lực Mỹ đã bàn qua bên trên, khi họ phải đối diện hàng ngày với những vi phạm pháp luật từ một thành phần dân số, họ sẽ xếp loại nhanh chóng thiểu số này để đối phó cho hữu hiệu. Tại các quốc gia mà “pháp luật nằm trong tay cảnh sát” thì cách đối xử với người Việt quả là có sự khác biệt: các tin tức về nạn ăn cắp tại các cửa hàng bên Nhật; tình trạng trồng và buôn bán ma túy tại Úc và Canada; các tổ chức xã hội đen tại Âu Châu; trốn thuế lường gạt tại Mỹ…là những hành động của thiểu số nhưng mọi người Việt phải trả giá…

Nếu khi đi qua cửa di trú hay hải quan mà bị “chận” lại vì mang hộ chiếu Việt, chúng ta nên hiểu là đồng hương chúng ta phạm luật hơi nhiều, nên các cơ quan công lực phải lưu tâm. Tôi không nghĩ là người Nhật hay Singapore yêu hay ghét người Việt, họ chỉ hành xử theo thói quen mỗi ngày.

4.      Bị ảnh hưởng Trung Quốc quá đậm

Cũng cùng chịu ảnh hưởng của văn minh Khổng Mạnh Lão, nhưng dường như người Việt đồng hóa với người Hán nhiều hơn là các dân tộc Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mông Cổ. Thú thực, nếu bịt tai và tình cờ thức giấc tại một tỉnh nhỏ ở miến Bắc, tôi sẽ nghĩ mình đang ở một tỉnh nào bên Trung Quốc. Hiện nay, trên khắp thế giới, các chú “con Trời” không được ái mộ cho lắm vì lối xử sự hơi “nhà quê” dù mang tiếng là công dân của một siêu cường.

Do đó, nếu thiên hạ cho mình là những chú “Mao con”, thì phải ráng mà bắt chuột thôi. Mèo đỏ, mèo đen…mèo gì thì cũng là mèo.

Có thể có những yếu tố khác ngoài 4 yếu tố trên để giải thích sự kiện này. Có thể vì chúng ta nhiều anh hùng quá, nên nhân loại ganh tị và bầy trò thử thách? Có thể vì đất nước này tiền rừng bạc biển, nên nhân loại không chấp nhận để mình “xin-cho” mãi? Dù sao, tôi nghĩ là hiện tượng này còn kéo dài trong vài thập kỹ nữa vì chúng ta rất “kiên định” trong việc xây dựng một thiên đường mới (hay là một nhà thương điên?)

Vẫn do ta chọn lựa

Tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn trẻ là đừng bực bội hay thất vọng. Vài chục phút bị rẻ rúng có thể là động lực bắt chúng ta cố gắng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Nghĩ cho cùng, chỉ những anh chị đầu đất mới quan tâm là mình từ đâu “rớt ra”. Chúng ta chỉ nên lưu ý đến những chỗ chúng ta “cho vào”? Vì rớt ra là một tai nạn tình cờ của vài nguyên tử trong vũ trụ. Còn cho vào là một sự lựa chọn hoàn toàn có chủ đích. Chúng ta không được chọn tổ quốc hay gia đình hay nguồn cội; chúng ta chỉ phải chọn nhân cách, kiến thức và thành quả.

Tấm gương mình tự soi mặt mỗi sáng là niềm tự hào hay xấu hổ. Hình ảnh mình trong cặp mắt người khác chỉ là thoáng qua.

Alan Phan



THD:


Năm 2011, ông Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Phó thủ tướng: Vinashin có thể có lãi từ 2013 (VnE 23-11-10)
Nước mắm là champagne của Việt Nam? Can Fish Sauce Be Vietnam's Champagne? (Atlantic 1-11-13)◄
Lệnh cấm điên khùng của Việt Nam về chia sẻ thông tin trên mạng: Vietnam's Insane Ban on Sharing News Online (Slate 1-11-13) -- Dùng chữ "điên khùng" ở đây là rất đúng! ◄
Đoàn Khắc Xuyên: Chuyện từ chức và văn hóa chính trị (NĐT MTG 1-11-13)
Nếu không đổi mới, chắc chắn sẽ khó khăn (TT 1-11-13) -- Và phải đổi mới cả hệ thống chính trị, thể chế này.. "Chắc chắn Việt Nam sẽ không thua kém Hàn Quốc, Nhật Bản" (LĐ 1-11-13) -- Chữ "sẽ"này là chữ "sẽ" có điều kiện
Tham ô, lãng phí, “Quốc hội luôn tự cho mình là vô can” (VnE 1-11-13)
“Họ lợi dụng vốn của xã hội để phục vụ lợi ích cá nhân” (infonet 1-11-13) -- Không còn làm thống đốc, ông Cao Sỹ Kiêm tha hồ lên giọng.
“Nếu không rà soát, 31.000 tỉ đồng sẽ vào túi ai?” (MTG 1-11-13) -- Ba Dũng ngồi cười khì khì...
Vinashin bị khai tử, chuyển thành SBIC (BBC 31-10-13)
Ngành công nghiệp không khói - nguy cơ tụt dốc - Kỳ 1: Hậu họa du lịch rẻ (ĐĐK 1-11-13)
3kg thóc chưa bằng 1kg ốc bươu: Nông dân bỏ ruộng (ĐV 1-11-13)
Bà Tiến ơi là bà Tiến! BYT gửi công văn hỏa tốc vụ nghi truyền nhầm nhóm máu (KT 1-11-13)
Vụ ông chủ Đại Nam tố cáo chủ tịch Bình Dương: “Đổ lỗi cho tỉnh nhằm hợp thức hoá sai trái”? (SGTT 1-11-13)
Trao bằng khen 38 nhà ngoại cảm, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH hối hận (NĐT 1-11-13) -- Khen bà Kim Ngân biết ăn năn!

- Ngày xưa vua Quang Trung thích nghe công chúa Ngọc Hân hát quan họ??? (PTVN/Phước béo). - Vụ “cậu Thủy”: “Phải có người ở Ngân hàng CSXH chịu trách nhiệm” (LĐ). -Bà Phan Thị Bích Hằng: Tôi phẫn nộ với ‘cậu Thủy’ (TP).

- Phí (TP).

'Công sở thì sang, bệnh viện thì chật' (VnEx 1-11-13) -- Nhưng bệnh viện ở Singapore đâu có chật, phải không các quan?
Tương lai mờ mịt của những khu tập thể cũ nát nhất Hà Nội (VnEx 1-11-13)
Thịt gà ươn chảy để cả năm vẫn đắt hàng (infonet 31-10-13)
Vì sao người Việt nhẹ dạ tin ngoại cảm? (KP 1-11-13) -- Sống gần 60 năm với Đảng thì cái gì mà chẳng tin?
Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc (BBC 1-11-13) Điểm cuốn sách Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam của Edward Miler. Theo tôi, một người (đã trực tiếp làm việc với ông Diệm) có những nhận định công bằng nhất về ông Diệm là Trần Ngọc Châu: Vietnam Labyrinth: Allies, Enemies, and Why the U.S. Lost the War, và cũng đừng quên cuốn sách mới ra của một tác giả trẻ về bà Nhu: Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu (có một chi tiết thú vị về phản ứng của bà Nhu khi nghe tin David Halberstam chết)
Có người vẫn lạc quan về Việt Nam: Writing off Vietnam may be expensive (International Financing Review 1-11-13)
Putin sẽ sang Việt Nam: Russian leader to visit Vietnam on November 12 (Voice of Russia 1-11-13)
Làm sao (Mỹ) đánh thắng Tàu? How to Win a War with China (National Interest 1-11-13)


-- Bộ GD-ĐT và UBND TPHCM làm tình hình ở ĐH Hùng Vương thêm phức tạp? (NLĐ 31-10-13)
Ba tiến sĩ tranh chức viện phó (VEF 1-11-13)
Người Việt cao quý: Xấu mặt cảnh gào thét, tranh cướp đồ ăn khuyến mãi (VEF 1-11-13)
Về nạn học sinh tự tử khi thi rớt: Ending Vietnam’s ‘Suicide Season’ (NYT 1-11-13)
Sinh viên tiến sĩ nên đọc bài này: 10 truths a PhD supervisor will never tell you (Times Higher Education 11-7-13) -- Cho những sinh viên tiến sĩ "xịn", sinh viên "dỏm" thì khỏi cần đọc, chỉ cần chi tiền thuê người viết luận văn !


-Xén bớt canh, thịt của HS tiểu học: Nhiều người biết nhưng không...Dân Trí
Hiệu trưởng đổ cho hiệu phó, hiệu phó kêu oan, còn nhà bếp nói không hề ăn cắp. Ngày 1/11, chúng tôi đã có buổi tiếp xúc với lãnh đạo Trường Tiểu học Tân Lập 1 (TP Nha Trang) để tìm hiểu vụ xén bớt 2 kg thịt bò và canh khoai môn nấu tôm của học sinh ...

Bớt miếng ăn của HS: Thừa xô thịt do chia nhầm

Bớt miếng ăn của học sinh: Thừa xô thịt do... chia nhầm

Bắt quả tang vụ “ăn bớt” suất ăn học sinh tiểu học

-- Hàng loạt đập thủy lợi xuống cấp như “bom nước” treo trên đầu dân (SM). - Xác định người chịu trách nhiệm quy hoạch thủy điện mất rừng (Infonet).

- Chuyện đất đai ở phường Cự Khối và Công ty “cát tặc”?… (NCT).

- Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương: “Phạt để cho tồn tại”? (ĐĐK).
- Huy Phương – Khổ nỗi danh xưng (NV/DL).

- Báo NTNN tổ chức trực tuyến về luật đất đai: Nên giữ “quyền sử dụng đất là quyền tài sản” (DV).

- ĐB Dương Trung Quốc: ‘Quốc hội không vô can’ (VNN).

- Liều Tiffy cho bệnh thành tích (LĐ). - Vì sao Chính phủ báo cáo màu hồng, nhưng nhân dân nói là màu tối? (GDVN). - Sự thật… màu gì? (ĐĐK). - ĐBQH Trần Du Lịch: Phân định rạch ròi để không còn xin – cho (ĐĐK). - Tái cấu trúc nền kinh tế: Cần nghiêm túc, dù sẽ lại phát hiện những “bầu Kiên” (LĐ). - Quân Nguyên thua là phải (LĐ). - “Bệ đỡ” kinh tế chưa được ưu tiên(ĐĐK).

- Trăn trở tìm giải pháp phòng, chống tham nhũng (ND). - Ngành nào doanh nghiệp đưa hối lộ nhiều nhất? (VnEco). - ‘Phù thủy’ ngân hàng – Kỳ 5: Bộ trưởng về hưu ‘có bảo bối’ (TN). - Nạn tham nhũng đè nặng vai doanh nghiệp (ĐĐK).

- Thay tên VINASHIN – SVN để ‘có cớ’ rót tiền ? (Bùi Văn Bồng).

- Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Hà Nội yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân (DT).

Tổng số lượt xem trang