-Thăng giáng trên chính trường Việt Nam
Đầu mùa hè 2015, các báo Việt Nam dồn dập đăng tin về thay đổi nhân sự trong bộ máy Đảng, Công an và chính quyền địa phương Việt Nam, với các chức vụ mới được bổ nhiệm, có người bị cho về nghỉ hoặc bị kỷ luật.
Mới nhất, hôm 29/07, trang VietnamPlus, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộnt Sản Việt Nam đã có thông báo về việc xem xét, quyết định thi hành kỷ luật với một loạt quan chức: Đó là các ông Lê Thanh Phương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên.
Lý do là "một số đơn vị trực thuộc Sở vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước, một số cán bộ, đảng viên vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước", theo trang web này.
Theo đó, ngay cả khi tiến hành kiểm điểm trước các tổ chức đảng, ông Lê Thanh Phương "chưa tự giác, nghiêm túc nhận thấy khuyết điểm của mình và trách nhiệm của người đứng đầu".
Ông nay bị 'cách chức các chức vụ trong Đảng', theo thông báo.
Ngoài ra các ông Phạm Hoàng Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang bị kỷ luật 'cảnh cáo', và ông Võ Văn Tánh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang bị 'khiển trách'.
Lý do đưa ra là cả hai đã 'lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thực hiện chính sách đất đai để vụ lợi'.
Trung ương Đảng cũng cho hay có dấu hiệu vi phạm của ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, và yêu cầu ông "nghiêm túc rút kinh nghiệm về những thiếu sót, khuyết điểm".
Với sỹ quan, cán bộ của ngành công an và quân đội, đợt kiểm tra này cũng đề nghị "tiến hành kiểm điểm theo quy trình đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu 9 và Tư lệnh Quân khu" nhưng không nêu tên nhân vật này.
Ngoài ra, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định việc giữ nguyên hình thức kỷ luật "khiển trách" đối với các ông Ngô Minh Vũ, Phó Cục trưởng Cục Chính trị, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre.
Trước đó, hôm 21/07, báo Việt Nam đăng tin tại Hà Nội , 'hàng loạt quan chức huyện xin nghỉ hưu sớm'.
Theo bài báo, Thành ủy Hà Nội cho ông Tô Văn Cường - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện Thường Tín; ông Nguyễn Văn Nguyệt - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Sóc Sơn; ông Phạm Hùng Vỹ - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên về nghỉ.
Ngoài ra, các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân các quận huyện Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh, Thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa và quận Hai Bà Trưng đều được nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
Cũng hôm 20/07, báo Việt Nam đưa tin, ông Phạm Thế Tập chính thức thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Dương, chờ nghỉ hưu.
Cùng thời gian, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bổ nhiệm ông Đặng Công Huẩn, Bí thư huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) ra Hà Nội giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, theo VnExpress 20/07.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng phong ông Huỳnh Quang Hải, Vụ trưởng Ngân sách nhà nước lên làm Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Đầu tháng 7 đã có sự thay đổi nhân sự tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Báo Dân Trí hôm 3/07 cho hay theo một quyết định từ 13/6 thì Trung tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô và Trung tướng Lê Hùng Mạnh - Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô đều được cho về nghỉ hưu.
Cùng lúc, Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô lên giữ chức Tư lệnh và Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết - Phó Chính Ủy được bổ nhiệm vào chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Các thay đổi nhân sự tại Bộ Tư lệnh Thủ đô diễn ra trong thời gian Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đang điều trị sau phẫu thuật hôm 30/06 tại Pháp, theo các báo Việt Nam.
_________________
Trung tướng Nguyễn Phương Nam - tư lệnh quân khu 9
Hoàng Trần (Danlambao) - Trung tướng Nguyễn Phương Nam - tư lệnh quân khu 9 vừa bị uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đề nghị kỷ luật bằng hình thức ‘kiểm điểm’ do các vi phạm trong quá trình công tác.
Quyết định trên được đưa ra giữa lúc bộ quốc phòng có nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao. Đồng thời, tình hình biên giới Tây Nam - nơi quân khu 9 là một trong những lực lượng bảo vệ trọng yếu vẫn đang tiếp tục trở nên căng thẳng.
Không kê khai tài sản gia đình
Trung tướng Nguyễn Phương Nam bị cáo buộc đã ra nhiều quyết định không đúng thẩm quyền, trong đó có việc cho phép các đơn vị mua xe ô tô ‘không có giấy tờ hợp pháp’, sau đó gắn biển số quân đội để sử dụng.
Ngoài ra, người đứng đầu quân khu 9 còn bị kỷ luật vì đã “Chưa kê khai đầy đủ nguồn thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định”.
Theo kết luận được uỷ ban kiểm tra trung ương đảng công bố hôm 29/7/2015, một số nội dung tố cáo đối với ông Nam được xác nhận là ‘tố cáo đúng hoặc đúng một phần’.
Quân uỷ trung ương sẽ được giao tiến hành kỷ luật bằng hình thức ‘kiểm điểm’ đối với ông Nguyễn Phương Nam và đảng uỷ quân khu 9.
Hình thức kỷ luật như trên khiến con đường quan lộ của vị trung tướng, kiêm uỷ viên trung ương đảng này trở nên mờ mịt.
Quân khu 9 & biên giới Tây Nam.
Ông Nguyễn Phương Nam sinh năm 1957 tại Cà Mau, được đưa lên giữ chức tư lệnh quân khu 9 từ năm 2011.
Quân khu 9 là một trong 8 quân khu quan trọng tại Việt Nam, giữ nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng quân đội bảo vệ 12 tỉnh, thành phố tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.
Quân khu 9 cũng là khu vực có 3 tỉnh giáp biên giới hiện đang xảy ra căng thẳng với Campuchia gồm: Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Trước đó, trong một động thái nhằm bảo vệ tài sản cho gia tộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại ‘cái nôi Kiên Giang’, quân khu 9 cũng đã thành lập lữ đoàn 950 với nhiệm vụ bảo vệ đặc khu Phú Quốc.
Dù vậy, trong những cuộc xung đột biên giới với Campuchia, người dân Việt Nam luôn bị chế độ CSVN bắt đứng ra tuyến đầu. Thậm chí, nhiều người đã bị thương tích sau các trận đụng độ.
Vụ việc trên một lần nữa cho thấy thái độ bất mãn ngày một gia tăng trong quân đội. Một bên là những người lính cùng với nhân dân đang căng mình bảo vệ biên giới, còn một bên là giới tướng lĩnh chóp bu chỉ biết tham nhũng và làm giàu cho lợi ích phe nhóm.
-Son Tran
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có từ rất sớm, ít nhất là từ buổi đầu của thời kỳ phong kiến; nhưng sang thời kỳ tư bản chủ nghĩa thì nó phát triển và diễn biến phức tạp hơn, kể cả trình độ, quy mô và tính chất. Trong Chủ nghĩa tư bản “hoang dã”, “mông muội”, các “nhóm lợi ích” hoạt động phổ biến, công khai, tích lũy và tập trung tư bản bằng mọi thủ đoạn, kể cả bạo lực, giết người.
-Son Tran
-BÀI MỚI CỦA TRẦN HỮU DŨNG: Cái giá của sự bất công bằng - (Về giai cấp "siêu giàu" mới nổi) (TBKTSG 3-1-13) -- Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số đầu năm dương lịch (vừa ra) có nhiều bài rất hay. Mua ngay kẻo hết! ◄◄◄
--'Gánh' nợ và lỗ: 3 tháng EVN tăng giá điện một lần?
EVN xây dựng đề án để trả nợ các ‘ông lớn’
-Biệt thự nửa triệu USD TP HCM rớt giá 50%Theo CBRE Việt Nam, trong quý 4-2012, một vài căn biệt thự tại quận Thủ Đức (TP HCM) đã rớt giá từ nửa triệu đô xuống còn 250-300 nghìn USD một căn, giảm đến 50% so với quý 3.
Băng rôn, biểu ngữ ‘bao vây’ bất động sản
- Các “đại gia” thưởng Tết thế nào? (Khampha). – Thưởng Tết cao nhất ở Quảng Nam là 42 triệu đồng (TTXVN). – Sợ nhất (NNVN). – Không có Tết, làm sao biết có tài (TTVH).
- Nhà nông hối hả làm hàng tết: Săn lùng dưa hấu hình… xe hơi, thỏi vàng làm quà Tết (DV).
HSBC: giải quyết nợ xấu vẫn chưa đủ với Việt Nam
(TBKTSG Online) - Báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam do Khối Nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố cho rằng trong năm 2013 nỗ lực của Chính phủ để giải quyết vấn đề nợ xấu là chưa đủ, mà vấn đề nền tảng hơn đó là cải thiện hiệu quả kinh tế để thu hút dòng vốn nước ngoài phục vụ phát triển lâu dài.
- “Công chức 100 triệu” (ĐĐK). – Hà Nội: Kỷ luật nhiều cán bộ chạy công chức (ANTĐ/GDVN). – “Khuôn méo không đúc được sản phẩm tròn” (DT). – Sẽ cấm công chức say sưa buổi trưa (PLTP).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Có 2 con số về tốc độ tăng GDP năm 2012
Tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt khoảng 5,03% nếu tính theo giá cố định năm 1994, nhưng nếu lấy mốc 2010, chỉ tiêu này đạt 5,25%.
- Triển vọng về nền kinh tế Việt Nam năm 2013 (PL&XH). - Dấu hiệu phục hồi kinh tế còn rất yếu ớt (TQ).-Các tập đoàn Đông Nam Á tăng cường thâu tóm doanh nghiệp Việt
Các tập đoàn Đông Nam Á đang sở hữu phần lớn cổ phần tại Prime Group, Cái Lân, chứng khoán Maybank Kim Eng,.
- Giảm lãi suất không lo ngại chuyện rút tiền ồ ạt (VOV). - Khuyến cáo giảm lãi suất cho vay trong năm 2013 (VnEco). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 2-1-2013: 2013 – Chặng đường mới chông gai (VF).
- Báo chí gây khó khăn cho ngân hàng ? (PL&XH). - Tiếp bài “báo chí gây khó khăn cho ngân hàng?”: Vai trò của báo chí trong thông tin, phản biện….
- Chỉ một phần tư doanh nghiệp Hà Nội còn nộp thuế TNDN (TBKTSG).
- ATM nhếch nhác, xuống cấp đòi thu phí (VNN).
- Giá vàng liên tục giảm, mất 120.000 đồng/lượng (VOV). - Khoảng 4.000 điểm kinh doanh vàng đã bỏ cuộc (VnEco). - Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường vàng (Tin tức).
- 30 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán 2012 (VNE). - Bi quan cổ tức ngân hàng năm 2012(Gafin/vinacorp). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 3-1-2013 (VF).
- Hà Nội định thu hồi hàng nghìn m2 đất xây hạ tầng xã hội (VnEco). - Bất động sản 2013 sẽ khởi sắc (DT). - Tổng quan BĐS ngày 3-1-2013: Chờ một năm khởi sắc (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 3-1-2013: Hành trình gian nan (VF).
- Nông dân Đà Lạt nhổ hoa cúc chùm …đem đốt (TBKTSG).- Giảm lãi suất: hấp thụ tín dụng có chật vật? (SGTT). – Khối ngoại săn lùng doanh nghiệp Việt (VNE). – Chưa có thuốc cầm “chảy máu” ngoại tệ (LĐ).
- Kinh tế chỉ có thể khởi sắc từ giữa năm 2013 (SGTT).
- 7 tỉnh không có nơi mua bán vàng miếng (VnEco/Infonet).
- Quý I, sẽ có Quy chế giám sát tài chính DNNN (ĐTCK).
- Điểm nghẽn hàng tồn kho (ĐT). – Doanh nghiệp mong gì? (TP).
- Giá nhà năm nay sẽ giảm chưa từng thấy (DT). – Căn hộ cao cấp giá trung bình: Chất lượng có “cao cấp” tương xứng? (GDVN). – Đề xuất sốc: người mua nhà nộp tiền sử dụng đất thay cho chủ đầu tư? (PLVN).
- ‘Gánh’ nợ và lỗ: 3 tháng EVN tăng giá điện một lần? (TP).
- Tôm VN lại bị kiện chống trợ giá (TT).
- Chanh dây, thêm một bài học đắt giá (NNVN).
Bài đã bị gỡ bỏ: ‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar (TVN 2-1-13) -- BBC tường thuật: Gỡ bài 'Mùa xuân Ả rập và Myanmar' (BBC 3-1-13)
Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong (Blog Nguyễn Tường Thụy 3-1-13)-
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 22): NĂM 2013, TOÀN DÂN VIỆT NAM HÃY GHI XƯƠNG KHẮC CỐT BẢN VĂN LĂNG NHỤC NÀY (Nhát Sĩ Tô Hải). –ĐẢNG CỘNG SẢN HÃY CHỨNG TỎ THỰC TÂM BẢO VỆ VN TRƯỚC CUỘC XÂM LĂNG CỦA TRUNG CỘNG (LTNV/ Trí Nhân Media).
- Thùy Dương: Mạt vận (BoxitVN).- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 21): GIÁ MÀ CÁC VỊ ẤY CẤT LÊN CHO VÀI TIẾNG (Nhát Sĩ Tô Hải). – VIỆT CỘNG SỢ TỰ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH NÊN RƯỚC BẦY VOI VÀO GIẦY MẢ TỔ (Trí Nhân Media).
- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 8) (BoxitVN). - Bản dịch tiếng Anh “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam”.
- Thực thi quyền của chính mình! (ĐĐK). – Đảng không phải là cọp (Đào Tuấn/ Ba Sàm). - Phạm Trần: Hiến pháp càng sửa càng nát – Càng độc tài (DLB). - Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Lấy ý kiến Việt kiều, trí thức (DV). - Không được bỏ sót ý kiến nào (TP).Kỷ luật đảng đối với một số tổ chức đảng và đảng viên
Kỷ luật đảng đối với ông Lê Bạch Hồng - Tổng giám đốc của Tổng công ty BHXH và ông Nguyễn Cảnh Việt-Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng Hải.
Tai nạn giao thông năm 2012: Tiêu tan 2 tỉ USD (LĐ 3-1-13)
Từ định hướng “vùng kinh tế” đến chính sách cho cụm công nghiệp (SGTT 2-1-12)
Gà không sợ Phó Thủ tướng: Gà thải vẫn tràn lan sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng (ĐV 3-1-13)
Công chức sắp bị cấm uống rượu bia vào buổi trưa (VnEx 3-1-13) -- Vậy mỗi sáng, trước khi đi làm, phải uống gấp hai để có thể "cầm cự" đến chiều.
Starbucks sang Việt Nam: Starbucks takes on Vietnam coffee culture (FT 3-1-13)
Tây phương suy tàn: The decline of western dominance (FT 3-1-13) -- Spengler's Ominous Prophecy (National Interest Jan-Feb 2013)
-The Political Economy of 2013
Project Syndicate -Watching America’s national leaders scramble in the closing days of 2012 to avoid a “fiscal cliff” that would plunge the economy into recession was yet another illustration of an inconvenient truth: messy politics remains a major driver of global economic developments. This will become even more evident worldwide in 2013.
- Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài (VnEco).
- Mỹ và Trung Quốc làm lu mờ phần còn lại của thế giới (SGTT).
- Lào được gì từ dự án đường sắt 7 tỷ USD của Trung Quốc? (VnEco).
- Châu Âu là nguy cơ chính đối với kinh tế toàn cầu 2013 (Tin tức). 9 điểm "kỳ quặc" trong kế hoạch ngân sách vừa được Mỹ thông qua
Chính những điểm này cung cấp 1 cái nhìn sâu sắc hơn về sự phức tạp trong hệ thống thuế của nước Mỹ.
The History of Russia’s Future
Project Syndicate -The harsh policies that have allowed Russian President Vladimir Putin to maintain a stranglehold on Russia have ensured the country’s decline. As 2013 begins, Russia is back on its treadmill of history, treating the past as prologue – and thus wasting its resources and blighting its people's lives.
A Year on the Brink
Project Syndicate Joseph E. Stiglitz
The two main surprises in 2012 were the slowdown in emerging markets, which was slightly sharper and more widespread than anticipated, and Europe’s embrace of some truly remarkable reforms – though still far short of what is needed. Looking to 2013, the biggest global economic risks are there and in the US.
-It’s Not a “Fiscal Cliff” … It’s the Descent Into Lawlessness
--Infographic of the Day: Most Popular University Majors in 2012
--Should the Economy “Serve” Money or Vice Versa?
--China: Reawakening the Industrial Titan
--Whiskey is for Drinking, Water is for Fighting
--Foreign Investment in Chinese Real Estate?
--Fiscal Cliff Over, Now The Attack On The People Begins – OpEd
--The Ongoing War: After The Battle Over The Cliff, The Battle Over The Debt Ceiling – OpEd
Đầu mùa hè 2015, các báo Việt Nam dồn dập đăng tin về thay đổi nhân sự trong bộ máy Đảng, Công an và chính quyền địa phương Việt Nam, với các chức vụ mới được bổ nhiệm, có người bị cho về nghỉ hoặc bị kỷ luật.
Mới nhất, hôm 29/07, trang VietnamPlus, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộnt Sản Việt Nam đã có thông báo về việc xem xét, quyết định thi hành kỷ luật với một loạt quan chức: Đó là các ông Lê Thanh Phương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên.
Lý do là "một số đơn vị trực thuộc Sở vi phạm nghiêm trọng về quản lý tài chính, gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước, một số cán bộ, đảng viên vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước", theo trang web này.
Theo đó, ngay cả khi tiến hành kiểm điểm trước các tổ chức đảng, ông Lê Thanh Phương "chưa tự giác, nghiêm túc nhận thấy khuyết điểm của mình và trách nhiệm của người đứng đầu".
Ông nay bị 'cách chức các chức vụ trong Đảng', theo thông báo.
Ngoài ra các ông Phạm Hoàng Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang bị kỷ luật 'cảnh cáo', và ông Võ Văn Tánh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang bị 'khiển trách'.
Lý do đưa ra là cả hai đã 'lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thực hiện chính sách đất đai để vụ lợi'.
Trung ương Đảng cũng cho hay có dấu hiệu vi phạm của ông Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, và yêu cầu ông "nghiêm túc rút kinh nghiệm về những thiếu sót, khuyết điểm".
Với sỹ quan, cán bộ của ngành công an và quân đội, đợt kiểm tra này cũng đề nghị "tiến hành kiểm điểm theo quy trình đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu 9 và Tư lệnh Quân khu" nhưng không nêu tên nhân vật này.
Ngoài ra, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định việc giữ nguyên hình thức kỷ luật "khiển trách" đối với các ông Ngô Minh Vũ, Phó Cục trưởng Cục Chính trị, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre.
Trước đó, hôm 21/07, báo Việt Nam đăng tin tại Hà Nội , 'hàng loạt quan chức huyện xin nghỉ hưu sớm'.
Theo bài báo, Thành ủy Hà Nội cho ông Tô Văn Cường - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện Thường Tín; ông Nguyễn Văn Nguyệt - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Sóc Sơn; ông Phạm Hùng Vỹ - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phú Xuyên về nghỉ.
Ngoài ra, các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân các quận huyện Đông Anh, Phúc Thọ, Mê Linh, Thị xã Sơn Tây, Ứng Hòa và quận Hai Bà Trưng đều được nghỉ công tác chờ nghỉ hưu.
Cũng hôm 20/07, báo Việt Nam đưa tin, ông Phạm Thế Tập chính thức thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Dương, chờ nghỉ hưu.
Cùng thời gian, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bổ nhiệm ông Đặng Công Huẩn, Bí thư huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) ra Hà Nội giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ, theo VnExpress 20/07.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng phong ông Huỳnh Quang Hải, Vụ trưởng Ngân sách nhà nước lên làm Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Đầu tháng 7 đã có sự thay đổi nhân sự tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Báo Dân Trí hôm 3/07 cho hay theo một quyết định từ 13/6 thì Trung tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô và Trung tướng Lê Hùng Mạnh - Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô đều được cho về nghỉ hưu.
Cùng lúc, Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô lên giữ chức Tư lệnh và Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết - Phó Chính Ủy được bổ nhiệm vào chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Các thay đổi nhân sự tại Bộ Tư lệnh Thủ đô diễn ra trong thời gian Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đang điều trị sau phẫu thuật hôm 30/06 tại Pháp, theo các báo Việt Nam.
_________________
Một trung tướng - tư lệnh quân khu 9 bị ‘kỷ luật’
Trung tướng Nguyễn Phương Nam - tư lệnh quân khu 9
Hoàng Trần (Danlambao) - Trung tướng Nguyễn Phương Nam - tư lệnh quân khu 9 vừa bị uỷ ban kiểm tra trung ương đảng đề nghị kỷ luật bằng hình thức ‘kiểm điểm’ do các vi phạm trong quá trình công tác.
Quyết định trên được đưa ra giữa lúc bộ quốc phòng có nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao. Đồng thời, tình hình biên giới Tây Nam - nơi quân khu 9 là một trong những lực lượng bảo vệ trọng yếu vẫn đang tiếp tục trở nên căng thẳng.
Không kê khai tài sản gia đình
Trung tướng Nguyễn Phương Nam bị cáo buộc đã ra nhiều quyết định không đúng thẩm quyền, trong đó có việc cho phép các đơn vị mua xe ô tô ‘không có giấy tờ hợp pháp’, sau đó gắn biển số quân đội để sử dụng.
Ngoài ra, người đứng đầu quân khu 9 còn bị kỷ luật vì đã “Chưa kê khai đầy đủ nguồn thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định”.
Theo kết luận được uỷ ban kiểm tra trung ương đảng công bố hôm 29/7/2015, một số nội dung tố cáo đối với ông Nam được xác nhận là ‘tố cáo đúng hoặc đúng một phần’.
Quân uỷ trung ương sẽ được giao tiến hành kỷ luật bằng hình thức ‘kiểm điểm’ đối với ông Nguyễn Phương Nam và đảng uỷ quân khu 9.
Hình thức kỷ luật như trên khiến con đường quan lộ của vị trung tướng, kiêm uỷ viên trung ương đảng này trở nên mờ mịt.
Quân khu 9 & biên giới Tây Nam.
Ông Nguyễn Phương Nam sinh năm 1957 tại Cà Mau, được đưa lên giữ chức tư lệnh quân khu 9 từ năm 2011.
Quân khu 9 là một trong 8 quân khu quan trọng tại Việt Nam, giữ nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng quân đội bảo vệ 12 tỉnh, thành phố tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.
Quân khu 9 cũng là khu vực có 3 tỉnh giáp biên giới hiện đang xảy ra căng thẳng với Campuchia gồm: Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Trước đó, trong một động thái nhằm bảo vệ tài sản cho gia tộc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại ‘cái nôi Kiên Giang’, quân khu 9 cũng đã thành lập lữ đoàn 950 với nhiệm vụ bảo vệ đặc khu Phú Quốc.
Dù vậy, trong những cuộc xung đột biên giới với Campuchia, người dân Việt Nam luôn bị chế độ CSVN bắt đứng ra tuyến đầu. Thậm chí, nhiều người đã bị thương tích sau các trận đụng độ.
Vụ việc trên một lần nữa cho thấy thái độ bất mãn ngày một gia tăng trong quân đội. Một bên là những người lính cùng với nhân dân đang căng mình bảo vệ biên giới, còn một bên là giới tướng lĩnh chóp bu chỉ biết tham nhũng và làm giàu cho lợi ích phe nhóm.
-Son Tran
--Lê Công Định
Thưa TS Vũ Ngọc Hoàng, đọc bài viết này tôi hiểu ông muốn nhắm vào phe của Thủ tướng, và tất nhiên ông thuộc về phe nào, ai cũng dễ dàng nhận ra. Tôi đặc biệt lưu ý đoạn sau đây của ông:
"“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có tác hại gì? Trước nhất, nó làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”, chụp giật, hoang dã, khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giành độc quyền, làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp."
"Nhóm lợi ích" mà ông nói chính là đãng của ông đấy. Đãng đó, như ông nhận định, làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực, nền kinh tế bị dị tật, và làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
Vậy, theo ông nên dẹp "nhóm lợi ích" nào? Ông muốn đứng về phía nhân dân để dẹp nhóm đó không? Nói ít chắc ông hiểu nhiều, trừ phi ông ...?
Thưa TS Vũ Ngọc Hoàng, đọc bài viết này tôi hiểu ông muốn nhắm vào phe của Thủ tướng, và tất nhiên ông thuộc về phe nào, ai cũng dễ dàng nhận ra. Tôi đặc biệt lưu ý đoạn sau đây của ông:
"“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có tác hại gì? Trước nhất, nó làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”, chụp giật, hoang dã, khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giành độc quyền, làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp."
"Nhóm lợi ích" mà ông nói chính là đãng của ông đấy. Đãng đó, như ông nhận định, làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực, nền kinh tế bị dị tật, và làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
Vậy, theo ông nên dẹp "nhóm lợi ích" nào? Ông muốn đứng về phía nhân dân để dẹp nhóm đó không? Nói ít chắc ông hiểu nhiều, trừ phi ông ...?
TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, thừa nhận rằng:
- Đảng chân chính không còn, và Nhà nước đang biến chất,
- Dân tộc đang bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải
- Xã hội đang không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.
* * *
Trong một bài viết đứng về phía Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chĩa mũi dùi sang phe nhóm lợi ích, được cho là do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu, ông Vũ Ngọc Hoàng thừa nhận rằng nhóm lợi ích "đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng" và "tình hình xấu đã lan rộng, khá phổ biến và khá ngang nhiên, nghiêm trọng đến mức báo động".
Khi nhóm lợi ích (theo nghĩa tiêu cực) tồn tại như vậy thì ông cho rằng "Nếu không ngăn được “nhóm lợi ích”, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, xã hội sẽ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng."
Để chống nhóm lợi ích, lần đầu tiên một nhân vật cao cấp trong đảng đặt ra vấn đề "điều chỉnh các CƠ CHẾ KIỂm SOÁT QUYỀN LỰC (bằng quyền lực nhà nước, quyền lực của nhân dân và công luận); cơ chế thực thi dân chủ rộng rãi, minh bạch thông tin và quy định rõ trách nhiệm giải trình, điều trần; tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho BÁO CHÍ VÀO CUỘc, cho NHÂN DÂN THỰC HIỆn QUYỀN THAM CHÍNH".
Đây cũng chính là yêu cầu nhiều năm nay của những nhà bất đồng chính kiến kêu gọi dân chủ hóa trong Đảng và bộ máy chính quyền.
Ủy viên TƯ Đảng bàn về sự bóc lột và thâu tóm quyền lực
Nếu không ngăn được “nhóm lợi ích”, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, xã hội sẽ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.
LTS: Dưới đây là bài viết của TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đăng trên Tạp chí Cộng sản. Tuần Việt Nam đăng tải lại và giới thiệu đến bạn đọc.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”. Bởi vì, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) sẽ làm cho sự phát triển của đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc suy yếu và tổn thất nghiêm trọng; nhân dân bị tước đoạt quyền lực và lợi ích; thành quả cách mạng và chế độ chính trị - xã hội không được bảo vệ, dẫn đến đổ vỡ.
Lợi ích chính đáng (của một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung; không mâu thuẫn, không gây thiệt hại cho lợi ích chung. Lợi ích chính đáng luôn là mục tiêu và động lực đối với hoạt động của con người, cần được tôn trọng, bảo vệ và khuyến khích. Quên điều này, không quan tâm đến lợi ích chính đáng của con người, ngăn cản các lợi ích chính đáng ấy, thì sự lãnh đạo và quản lý xã hội không thể thành công, mà trước sau gì nhất định cũng sẽ thất bại.
Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho cộng đồng, làm suy yếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung. “Lợi ích nhóm” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm lợi ích”.
Đặc điểm của các “nhóm lợi ích” là có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động, cùng phân chia lợi ích, giữa những người có nhiều tiền với những người có quyền lực trong nhà nước và trong đảng cầm quyền. Có tiền chuyển hóa thành có quyền lực. Có quyền lực chuyển hóa thành có tiền. Người có tiền sẽ có quyền lực và người có quyền lực sẽ có tiền. Họ cùng nhau hành động để có quyền lực và có tiền ngày càng nhiều hơn.
Ảnh minh họa: CafeF |
Đồng tiền cộng với quyền lực tạo thành sức mạnh khống chế, lũng đoạn tổ chức và xã hội. Nhận thức sự quan trọng của thông tin, “nhóm lợi ích” còn móc nối, “kết nạp”, kết hợp với một số nhóm truyền thông không lành mạnh để tác động chi phối dư luận theo hướng có lợi cho “nhóm lợi ích” và xuyên tạc vu cáo những người, những doanh nghiệp không cùng nhóm để tranh quyền lực và lợi ích. “Lợi ích nhóm” sẽ kéo theo và song hành với tham vọng quyền lực và tham vọng tiền bạc.
Ở nước ta, trong lãnh đạo, người đầu tiên công khai hóa và nêu lên sự cần thiết phải đấu tranh với “lợi ích nhóm” là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phát biểu tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI).
Sau Tổng Bí thư, một vài đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước cũng có nói đến, mặc dù chỉ mới thoáng qua và nói chung, chưa có chỉ đạo gì quyết liệt trong việc ngăn ngừa, phòng chống “lợi ích nhóm”.
Trong giới khoa học của Việt Nam đã có một số nghiên cứu, chưa nhiều và mới ở dạng lý thuyết chung, chưa gắn với thực tế tình hình nước ta. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều tài liệu nghiên cứu vấn đề này, gắn với quá trình phát triển của một số quốc gia. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định nhiệm vụ quan trọng phải đấu tranh chống “lợi ích nhóm”.
Hiện nay, “lợi ích nhóm” và hoạt động của “nhóm lợi ích” ở nước ta đã và đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng. Đó là trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án đầu tư, nhất là đầu tư công; trong quản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín dụng; trong quản lý các nguồn vốn và chương trình đầu tư về xã hội, trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế; trong quản lý việc cấp các loại giấy phép; kể cả trong các vụ án, trong tham mưu về chủ trương, chính sách và trong điều hành.
Đi sâu vào nghiên cứu các vụ tiêu cực, tham nhũng có tổ chức, các vụ, việc mà dư luận có nhiều ý kiến thì sẽ có nhiều thông tin cụ thể về tình hình “lợi ích nhóm” ở Việt Nam. Tức là tình hình xấu đã lan rộng, khá phổ biến và khá ngang nhiên, nghiêm trọng đến mức báo động.
“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” có tác hại gì? Trước nhất, nó làm cho đất nước bị tổn thất các nguồn lực và giảm hiệu quả đầu tư, bị kìm hãm không thể phát triển nhanh, thậm chí không thể phát triển bình thường, mất sức sống, nền kinh tế sẽ bị khiếm khuyết, dị tật, kinh tế “ngầm”, thị trường “ảo”, chụp giật, hoang dã, khống chế và “thanh toán” lẫn nhau để giành độc quyền, làm hỏng môi trường phát triển lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp.
Hầu hết các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” kéo dài nhiều thập niên, thậm chí kéo dài hàng thế kỷ, loay hoay mãi, lùng bùng mãi, không làm sao thoát ra được để trở thành một quốc gia phát triển là do “lợi ích nhóm” - nguyên nhân trực tiếp và hàng đầu. Với sự chi phối của các “nhóm lợi ích”, nguồn lực quốc gia bị phân bổ và sử dụng không vì lợi ích chung của quốc gia, mà nhằm hướng phục vụ cho “lợi ích nhóm”; việc bố trí đầu tư, sắp xếp dự án và kể cả ban hành chính sách, điều hành xử lý công việc cũng vậy.
Nước ta sau mấy chục năm công nghiệp hóa, đến nay năng suất lao động xã hội vẫn thấp (vào loại thấp nhất khu vực Đông Á), hiệu quả đầu tư kém, nợ nần nhiều mà chưa rõ trả bằng cách nào, khi mà hiệu quả đầu tư (sử dụng nguồn vay ấy) còn kém; thu nhập thấp, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu hầu như không có, các chương trình nội địa hóa không thành công, chủ yếu là làm thuê và cho thuê mặt bằng, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào “bẫy thu nhập trung bình thấp”. Nhìn lại nguyên nhân các nước bị “bẫy thu nhập trung bình” và nhìn lại tình hình nền kinh tế của ta thì thật đáng lo ngại.
Hậu quả thứ hai do “nhóm lợi ích” gây ra là nhất định sẽ chệch hướng khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa chân chính (và cũng xa lạ với chủ nghĩa tư bản hiện đại), đất nước đi theo một con đường khác, sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, đó là con đường không có tiền đồ và rất nguy hiểm, không có tự do và dân chủ (vì bị “nhóm lợi ích” độc quyền về kinh tế và chính trị thâu tóm, lũng đoạn), để lại hậu quả lâu dài mà dân tộc phải gánh chịu. Chúng ta mong muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng của các giá trị nhân cách thì “nhóm lợi ích” lại thúc đẩy đồng tiền cộng với quyền lực chiếm địa vị thống trị.
Thực chất “nhóm lợi ích” là đồng tiền (tư bản) chi phối quyền lực, trực tiếp tham gia giành và chiếm giữ quyền lực, làm cho quyền lực không còn là của nhân dân, cũng có nghĩa là chệch khỏi mục tiêu xã hội chủ nghĩa (chân chính).
Ông Vũ Ngọc Hoàng. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Nhân đây, trước khi nói đến hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây ra, xin nói rõ hơn về “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Suốt mấy trăm năm nay, qua quá trình cạnh tranh, qua đấu tranh xã hội, chịu sự tác động của các quy luật khách quan về kinh tế và xã hội, chủ nghĩa tư bản buộc phải liên tục điều chỉnh. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những điều chỉnh rất đáng ghi nhận; tạo ra nhiều thành tựu và một số nước đạt trình độ phát triển cao, tính chất xã hội hóa sản xuất cao hơn, đang dần dần từng bước tạo ra các nhân tố mới của xã hội tương lai (xã hội xã hội chủ nghĩa).
Đồng thời với quá trình tiến hóa tự nhiên ấy, trong thực tiễn thế giới tư bản còn xuất hiện một khuynh hướng khác, một khuynh hướng không lành mạnh, không bình thường, một khuynh hướng tha hóa, đó là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, một loại hình nguy hại cho sự phát triển của các quốc gia.
Nước nào rơi vào “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thì không ngóc đầu lên được. “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” thực chất là sự bành trướng, biến dạng, biến tướng, sự thoái hóa cao độ của “nhóm lợi ích” gây ra. Đây là một loại hình rất lạc hậu, khác xa so với chủ nghĩa tư bản hiện đại (chủ nghĩa tư bản hiện đại có nhiều mặt tiến bộ, mà chúng ta cần nghiên cứu để học tập kinh nghiệm) và tất nhiên là càng xa lạ với chủ nghĩa xã hội văn minh.
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” còn có các cách gọi khác nhau, là “chủ nghĩa tư bản lợi ích”, “chủ nghĩa tư bản bè phái”, “chủ nghĩa tư bản bè cánh”, “chủ nghĩa tư bản lũng đoạn”,... “Chủ nghĩa tư bản thân hữu” không phải là một giai đoạn của chủ nghĩa tư bản, mà là một hiện tượng, một khuyết tật, một sự tha hóa của chủ nghĩa tư bản. Đây là loại hình “phát triển” mà trong đó các doanh nghiệp dựa vào ưu thế về mối quan hệ với những người có quyền lực để tạo ra nguồn thu tài chính cho cá nhân và đơn vị mình.
Các doanh nghiệp này tập trung đầu tư vào “quan hệ”, vào “quan chức” để từ đó mà dùng quyền lực tạo ra lợi nhuận siêu ngạch.
Đặc trưng của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” là có sự cấu kết, xâm nhập lẫn nhau giữa nhóm đặc quyền kinh tế và nhóm đặc quyền chính trị, người kinh doanh cũng đầu tư vào quyền lực và người có quyền lực cũng tham gia kinh doanh, làm quan chức để làm giàu, họ cùng nhau bóc lột “mềm” toàn xã hội, bóc lột cả dân tộc, họ thâu tóm các nguồn tài chính, của cải và thâu tóm quyền lực chính trị, biến bộ máy nhà nước thành công cụ của một nhóm người (nhân danh nhà nước và đảng cầm quyền) thực hiện độc quyền kinh tế kết hợp với độc quyền chính trị.
Nói họ thực hiện bóc lột “mềm” là vì không có hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh cụ thể để trực tiếp bóc lột giá trị thặng dư của lao động, sự bóc lột của họ tinh vi hơn, nhưng tai hại hơn, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Sự bóc lột ấy thực hiện thông qua các dự án, các chương trình đầu tư; thông qua các cơ chế, chính sách (không phục vụ cho toàn xã hội mà phục vụ cho một nhóm người) và thông qua cách điều hành, cách quản lý mập mờ, không minh bạch, gây tiêu cực, tham nhũng... Họ thu lợi thông qua các công ty “sân sau”, công ty con, công ty cháu, công ty nhánh của gia đình, của “cánh hữu”. Nó ra đời trong (và gắn với) chủ nghĩa tư bản “man rợ”, chủ nghĩa tư bản “dã man”, chứ không phải chủ nghĩa tư bản văn minh.
Rất đáng lưu ý là, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” không chỉ có trong xã hội tư bản (yếu kém và tha hóa) mà còn có trong các xã hội khác, ở các nước mới bắt đầu vận hành nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường, khi mà ở đó “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, “lợi ích bè phái”, “tính thân hữu vì lợi ích” đang nổi lên và hoành hành; khi mà đảng cầm quyền cùng nhà nước do nó lãnh đạo bị suy thoái về đạo đức, tham nhũng trở nên phổ biến và pháp luật không được tuân thủ trong sự quản lý đất nước, quản lý xã hội (tức là trình độ quản trị quốc gia yếu kém).
Thực tiễn thế giới cho thấy, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” kìm hãm sự phát triển của quốc gia, làm cho đất nước rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” hàng thế kỷ không ra được, làm băng hoại đạo đức xã hội (do lệch chuẩn giá trị); làm méo mó, biến dạng các chủ trương, đường lối; gây nên các khuyết tật của nền kinh tế và của xã hội, để hậu quả lâu dài.
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” xuất phát từ các nguyên nhân, nguồn gốc: “Lợi ích nhóm” tiêu cực, các dạng ma-phi-a, tham nhũng có tổ chức, sự suy thoái đạo đức của cán bộ có chức quyền, không có cơ chế kiểm soát quyền lực, để quyền lực tha hóa và không có cơ chế tốt để nhân dân làm chủ và có quyền lực thật sự, trình độ và năng lực quản trị quốc gia yếu kém, luật pháp còn nhiều kẽ hở và việc chấp hành pháp luật không nghiêm, bảo kê, bao che và dung túng cho các sai phạm.
Ở đâu và khi nào mà “nhóm lợi ích” không bị ngăn chặn có hiệu lực, hiệu quả, mà để nó phát triển mạnh, lan tràn, hoành hành, vai trò của Nhà nước lành mạnh bị vô hiệu hóa, thì ở đó, tất yếu sẽ kéo theo “chủ nghĩa tư bản thân hữu” xuất hiện và tồn tại, không thể tránh được, không thể khác được, dù có muốn hay không.
Lâu nay Đảng ta đã nhiều lần lưu ý nguy cơ chệch hướng. Nếu chệch hướng thì sẽ chệch đi đâu? Chắc không thể trở lại chế độ phong kiến, vì trình độ phát triển đã vượt qua. Cũng không thể chệch sang chủ nghĩa tư bản phát triển văn minh, vì trình độ phát triển của nước ta chưa đạt đến, và nếu vậy thì có ý kiến cho rằng cũng không đáng sợ, bởi chúng ta sẽ gần hơn với chủ nghĩa xã hội. Khả năng lớn nhất, hiện hữu và cũng đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất là chệch hướng sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, con đường nguy hại cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng nguy hại cho chế độ chính trị - xã hội.
Trở lại hậu quả của “nhóm lợi ích”. Hậu quả thứ ba do “nhóm lợi ích” gây ra là sự suy đồi về văn hóa, đạo đức xã hội do hệ giá trị bị đảo lộn (đồng tiền và quyền lực chiếm vị trí trung tâm và cao nhất, trong khi nhân cách bị đẩy sang bên cạnh và xuống hàng thứ yếu) và do tha hóa quyền lực (tác nhân mạnh nhất). Việc phân hóa giàu - nghèo sẽ ngày càng lớn, tạo ra bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội. Hỏng văn hóa và gây ra mâu thuẫn xã hội thì hậu quả khôn lường, thâm sâu và lan tỏa rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến nền tảng xã hội và sức mạnh nội sinh của dân tộc.
Hậu quả thứ tư do “nhóm lợi ích” gây ra là làm lẫn lộn thật - giả, đúng - sai, khác nhau giữa lời nói và việc làm, đường lối đúng không vào được cuộc sống...; làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cầm quyền và đối với nhà nước, tức là làm hỏng nền tảng chính trị, dẫn đến mất ổn định chính trị, mất sức mạnh của một quốc gia, và từ đó các thế lực xâm lăng từ bên ngoài có thể lợi dụng thời cơ để xâm lấn, chèn ép, dẫn đến nguy cơ mất độc lập, thậm chí là mất nước.
Hậu quả thứ năm do “nhóm lợi ích” gây ra là chính sách sử dụng cán bộ méo mó, phát triển nạn “chạy chức”, “chạy quyền”, sắp xếp cán bộ trên cơ sở “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ”, chứ không phải sử dụng người có tài đức, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ; là sự phát triển, sự gia tăng các hoạt động bè phái, mất đoàn kết nội bộ, phá vỡ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng cầm quyền, từ đó dẫn đến đảng cầm quyền mất vai trò lãnh đạo, tan rã hoặc bị “nhóm lợi ích” thâu tóm làm thay đổi hoàn toàn bản chất, không còn là đảng phục vụ nhân dân, và nhà nước cũng hư hỏng, biến chất, không còn là nhà nước của nhân dân, mà thành bộ máy cai trị, tham nhũng và bóc lột nhân dân, từ đó, nòng cốt chính trị đổ vỡ, bất ổn định chính trị từ bên trong.
Phố Xã Đàn, một trong những con đường "đắt nhất hành tinh". Ảnh minh họa: VOV. |
Tình hình “nhóm lợi ích” ở Việt Nam đã đến mức độ nào? đang và sẽ đi về đâu? Như chúng ta đã biết, trước đây trong lịch sử nhiều lần các triều đại phong kiến Việt Nam bị sụp đổ, kể cả có lúc đất nước bị chia cắt là do “nhóm lợi ích” gây nên.
Ngày nay, tuy chưa có các công trình nghiên cứu cấp quốc gia một cách thật đầy đủ và khoa học về “lợi ích nhóm ở Việt Nam”, nhưng qua thông tin, qua dư luận xã hội, qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm nhận của nhiều người, thì tình hình “lợi ích nhóm” đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến, ở cấp nào cũng có, cấp cao hơn thì mức độ càng nặng hơn, ở lĩnh vực nào cũng có, kể cả ở những nơi mà xưa nay trong tiềm thức xã hội thường cho rằng đó là nơi luôn trang nghiêm, trong sạch.
“Lợi ích nhóm” cũng chính là một kiểu tham nhũng nghiêm trọng nhất, tham nhũng có tổ chức. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng thực tế xã hội vẫn diễn ra một tình hình rất đáng lo ngại là ở nước ta đang có nguy cơ chuyển biến dần dần sang “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, do hoạt động của “nhóm lợi ích” gây nên. Cũng có ý kiến cho rằng nước ta đã rơi vào “chủ nghĩa tư bản thân hữu” rồi, đã vào sâu lắm rồi (?). Ở các nước, việc quản lý nhà nước và việc điều hành kinh tế tách biệt rành mạch, và ở họ doanh nghiệp nhà nước cũng ít hơn ta.
Còn ở ta, với đặc điểm cơ quan nhà nước vừa quản lý về mặt nhà nước, vừa trực tiếp điều hành kinh tế, doanh nghiệp nhà nước nhiều, lại yếu kém trong quản lý, không ít trường hợp đằng sau cái vỏ doanh nghiệp nhà nước là tư nhân núp bóng, vì vậy, đề phòng “lợi ích nhóm” ở Việt Nam còn phức tạp hơn các nước khác, nếu không đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả. Đây là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và sự tồn vong của chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa (lành mạnh).
Nguy cơ này bao trùm, đáng lo hơn bất kỳ sự đe dọa nào, tác động chi phối chính, làm trầm trọng các nguy cơ khác, tạo điều kiện cho các nguy cơ khác phát triển và gây tác hại. Đây là điểm lớn nhất, cốt lõi nhất của cuộc đấu tranh về quan điểm lập trường; là trọng tâm trong chống “tự diễn biến”.
Nếu Đảng và Nhà nước ta không ngăn chặn được hoạt động của “nhóm lợi ích”, để nó tiếp tục phát triển, dẫn đến lũng đoạn ngày càng lớn hơn thì sự phát triển của đất nước bị nguy khốn và chế độ chính trị cũng biến chất, cũng thay đổi theo hướng xấu, chắc chắn không còn là con đường xã hội chủ nghĩa chân chính nữa, mà sẽ là nơi phát triển “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, mong muốn của hàng triệu đảng viên cộng sản và nhân dân đã chiến đấu, hy sinh xương máu sẽ trở nên xa vời và vô vọng, mong muốn thiết tha của Bác Hồ cũng không thực hiện được, Đảng chân chính sẽ không còn và Nhà nước sẽ biến chất, dân tộc sẽ bị bóc lột, bị tước đoạt quyền lực và tài sản của cải, chế độ xã hội sẽ là một chế độ không có dân chủ và tự do, không có bình đẳng.
Lúc này, hơn lúc nào hết, các cấp ủy và toàn Đảng phải nhận thức rõ nguy cơ và quyết tâm bảo vệ quyền lợi dân tộc, thành quả cách mạng và bảo vệ chính Đảng ta, không để Đảng bị “nhóm lợi ích” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thao túng, làm hư hỏng, biến chất, dẫn đến đổ vỡ.
Chống “lợi ích nhóm” là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, vì không rõ “chiến tuyến”, thường ở trong trạng thái lẫn lộn trắng đen, trong nó có ta và trong ta có nó, vừa là ta lại vừa là nó.
Ngoài việc cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc tình hình và nguy cơ, cần thảo luận rộng rãi trong Đảng và trên công luận. Đảng và cả hệ thống chính trị phải kiên quyết đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, hết sức hệ trọng và cấp bách; tập thể lãnh đạo từ cấp cao nhất cần có quyết tâm chính trị và thật sự gương mẫu trong việc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”, sử dụng tất cả các biện pháp có thể; khẩn trương nghiên cứu ban hành bổ sung, điều chỉnh các cơ chế kiểm soát quyền lực (bằng quyền lực nhà nước, quyền lực của nhân dân và công luận);
cơ chế thực thi dân chủ rộng rãi, minh bạch thông tin và quy định rõ trách nhiệm giải trình, điều trần; tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho báo chí vào cuộc, cho nhân dân thực hiện quyền tham chính; đổi mới căn bản công tác cán bộ, thực hiện tranh cử trước nhân dân đối với các chức danh bầu cử và thi tuyển công khai đối với các chức vụ quản lý, đồng thời thực hiện cơ chế giám sát hoạt động, kết quả công việc, thi hành việc bãi miễn và thay đổi vị trí công tác của cán bộ khi xét thấy không có lợi cho cuộc đấu tranh chống “lợi ích nhóm”./.
TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
* Theo Tạp chí Cộng sản. Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt.
Qua một vòng khảo sát các chùa chiền miếu mạo mới xây trong vòng 10 năm trở lại đây, một chuyên gia về văn hóa cho biết :
- Hầu hết các nơi xây mới hay lợi dụng có di tích nhỏ, đầu tư vào xây qui mô lớn lên, tạo ra một điểm kéo khách đến thăm, tiêu tiền, cúng bái cầu xin.... đều là do các tai to mặt lớn núp sau, đổ tiền vào rửa.
- Xây mới, lắp tượng mới, buôn Thần bán Thánh, tạo chợ tâm linh , kiếm tiền lẻ của dân đen ngu, kiếm tiền bẩn của doanh nghiệp trọc phú cơ hội, những kẻ sân sau tai to, chụp giật làm giàu từ lobby chính sách, cướp đất đai tài sản QG và của dân.
- Hầu hết các nơi xây mới hay lợi dụng có di tích nhỏ, đầu tư vào xây qui mô lớn lên, tạo ra một điểm kéo khách đến thăm, tiêu tiền, cúng bái cầu xin.... đều là do các tai to mặt lớn núp sau, đổ tiền vào rửa.
- Xây mới, lắp tượng mới, buôn Thần bán Thánh, tạo chợ tâm linh , kiếm tiền lẻ của dân đen ngu, kiếm tiền bẩn của doanh nghiệp trọc phú cơ hội, những kẻ sân sau tai to, chụp giật làm giàu từ lobby chính sách, cướp đất đai tài sản QG và của dân.
Xây mới các cụm di tích chính là một kênh rửa tiền bẩn, sau đó tạo ra kênh kiếm tiền mới sau khi hạ cánh, con cháu, dòng họ, ê kíp sẽ ngồi đó kiếm tiền qua buôn bán tâm linh, buôn Thần bán Thánh.
Bởi vậy nên vì sao nơi nơi xây chùa, chốn chốn xây miếu, xây đền.... mà không xây trường học, bệnh viện chất lượng cao, trung tâm dưỡng lão chăm người già, chăm trẻ em cơ nhỡ - cái đó không ra tiền mà đòi hỏi văn hóa, đạo đức, tâm tầm... quá khó, loại trọc phú, kẻ cướp, lưu manh vô lại không bao giờ làm được.
Tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam
Trước đây, khi nước Pháp bắt đầu khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế các thuộc địa ở Đông Dương, Việt Nam cũng đã có những doanh nhân giàu có như Bạch Thái Bưởi có tinh thần kinh doanh và ý thức dân tộc mạnh mẽ cạnh tranh với doanh nghiệp Pháp. Trong những ngày trứng nước của Cách Mạng Tháng Tám 1945, gia đình ông Trịnh Văn Bô sẵn sàng bỏ tiền của lên đến 5.000 lạng vàng để ủng hộ cách mạng.
Trong những năm bao cấp, mọi người đều nghèo và thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo năm 1993 lên đến 63% và trong xã hội không ai muốn tỏ ra là mình giàu hơn người khác. Đã xuất hiện nhiều kiểu "giả nghèo, giả khổ". Hút thuốc ngoại nhãn hiệu 3 số 5 (555) nhưng phải cho vào bao thuốc nội Tam Đảo để che giấu và sợ bị phát hiện...
Ở miền Nam, sau 1975, ba đợt cải tạo với đợt cao điểm X3 năm 1978, "kinh tế mới", không ai dám tỏ ra mình giàu để có thể lại bị rơi vào diện "cải tạo".
Như vậy, khác với các nước khác, nơi người giàu đã xuất hiện từ vài trăm năm nay và được xã hội tôn trọng, ở Việt Nam hiện đại, người giàu là một hiện tượng mới lạ, chỉ xuất hiện gần đây trong xã hội sau Đổi Mới. Xã hội đón nhận những người giàu với những cảm xúc khác nhau.
Từ những năm 1990, với những chính sách "cởi trói", tỷ lệ hộ nghèo nhanh chóng giảm, nhất là ở thành thị, từng bước đã hình thành một tầng lớp doanh nhân mới. Thị trường nguyên sơ, hầu như không có cạnh tranh, có một số người mạnh dạn, chớp được thời cơ, thành đạt trong kinh doanh và giàu lên nhanh chóng trước sự ngỡ ngàng của những bạn bè quen biết còn nghèo. Song, những người giàu vượt trội chỉ xuất hiện sau những đợt phất lên mạnh từ bất động sản, kinh doanh ngân hàng và chứng khoán sau 2007.
Nước ta đã thoát khỏi nhóm nước nghèo năm 2010 và gia nhập nhóm nước có thu nhập thấp trong số các nước có thu nhập trung bình. Xã hội đã xuất hiện những người giàu triệu phú và tỷ phú đô la, một điều rất mới và khá bất ngờ đối với một nước theo "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Những giá trị của xã hội truyền thống bị đảo lộn, những người được ưu đãi theo tem phiếu trước đây nay thấy mình bị yếu thế so với những người mới giàu nổi lên bằng nhiều cách khác nhau.
Số người giàu lên nhanh chóng ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của thế giới và đã được thống kê và đánh giá là số người giàu tăng lên rất nhanh:
Tuy vậy, số người giàu ở Việt Nam vẫn còn ít so với các nước trong khu vực. Theo thống kê so sánh dưới đây:
Thực ra, số người giàu ở Việt Nam là bao nhiêu vẫn là ẩn số. Khác với các nước khác, viên chức và quan chức nhà nước phải hàng năm công bố công khai tài sản và làm rõ của cải tăng lên từ đâu thì ở Việt Nam kê khai tài sản chưa được công bố công khai và càng không được kiểm tra, giám sát độc lập. Dư luận xã hội tin rằng có nhiều quan chức rất giàu và siêu giàu. Đã có một số quan chức sau khi về hưu đã bị phát hiện có quá nhiều nhà, biệt thự sang trọng là tài sản "nổi", còn tài sản chìm (vàng, ngoại tệ, tiền gửi nước ngoài...) thì chưa ai bị phát hiện. Nếu chỉ căn cứ vào tiền Tầng lớp siêu giàu ở Việt Nam ~ Lê Đăng Doanh tiêu điểm lương, như một Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã phát biểu: "Lương bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp" (*) thì số tài sản lớn đó không giải thích được. Các nhân viên ngoại giao phục vụ ở các đại sứ quán, trong chỗ riêng tư, đã tự nhận mình là "hầu tước" vì phải hầu hạ việc mua bán của các quan chức và phu nhân đi nước ngoài mua sắm đồ xa xỉ.
Thiên đường mua sắm Hồng Kông cho phép thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành nơi tụ hội của những ông, bà siêu giàu ẩn danh, phung phí tiền bạc với hy vọng tiêu xài xả láng mà trong nước không ai biết. Dường như số người giàu ẩn danh đó đang nhiều lên, thế hệ trước được kế tục bởi các thế hệ trẻ hơn. Những người giàu ấy là ai, số lượng bao nhiêu, họ giàu lên bằng cách gì trong khi không hề hoạt động kinh doanh, nộp thuế thu nhập cho ngân sách, họ chiếm bao nhiêu của cải xã hội... Các câu hỏi như vậy sẽ tiếp tục là một dấu hỏi.
Một điều tra các hộ nông nghiệp trên 12 tỉnh từ năm 2002 đến 2014 của ba Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (IPSARD) và Viện Lao động và các vấn đề xã hội (ILSSA) đã cho thấy tỷ lệ người giàu là đảng viên cao hơn mức trung bình của xã hội.
Bên cạnh những người giàu lên bằng kinh doanh chân chính, rất đáng trân trọng, đáng tiếc là đã xuất hiện những “do anh nhân trọc phú”, giàu lên chủ yếu nhờ vào mối “quan hệ”, khai thác tài nguyên, đất đai của đất nước như ăn chênh lệch giá đất, phất lên nhờ bất động sản, chặt phá rừng, khai thác mỏ, tàn phá môi trường... Một số người rất thích khoe giàu bằng chưng diện siêu xe, nhà ở như cung điện, nuôi bồ nhí chân dài, thay nhiều đời vợ, nổi tiếng vì uống rượu ngoại đắt tiền, tiêu xài xa xỉ… và luôn thu hút sự chú ý của báo chí lá cải bằng những hành động hợm hĩnh. Đã có không ít doanh nhân giàu lên bằng những thủ đoạn phi pháp như buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo... và một số đã không ngần ngại đứng lên tuyên bố trong những buổi lễ cam kết sẽ đóng góp bao nhiêu tỷ cho đồng bào bị bão lụt để mua danh rồi không đóng góp một xu nào trong thực tế...
Lớp doanh nhân này là sản phẩm của thể chế, họ giàu được nhờ các thủ đoạn, tận dụng những lỗ hổng của quyền lực không được giám sát, luồn cúi, đút lót để có thể trở nên giàu có mà không cần có kiến thức khoa học - công nghệ, không cần văn hóa nhưng thừa mánh lới và tham vọng. Không ít người trong họ tự cho mình là người đang thực sự tác động được vào quyền quyết định chính sách, chủ trương đầu tư của tỉnh A, bộ B, có thể gọi điện cho anh C, đến gặp anh D bất kỳ lúc nào, sẵn sàng vi phạm pháp luật như đi xe vượt quá tốc độ quy định vì quen biết với các giới chức địa phương...
Họ thực sự đang tự cho phép mình sống trên pháp luật, ngoài pháp luật và thách thức xã hội. Xã hội nước ta rất biết quý và tôn vinh những người thương binh trở thành doanh nhân với tay nghề và lòng quả cảm, họ giàu lên và đóng góp giúp đồng bào, đồng đội. Chúng ta không theo chủ nghĩa khổ hạnh và tôn trọng, hoan nghênh những người làm giàu chân chính, tình nghĩa và chính vì thế xã hội cần phê phán những hành vi phi chuẩn mực, phản văn hóa của một số doanh nhân trọc phú.
Dư luận xã hội có thể lên tiếng nhưng điều quan trọng hơn nhiều là thể chế phải trong sạch, công khai minh bạch, người dân, báo chí có quyền tham gia giám sát quyền lực để hình thành một tầng lớp doanh nhân có trí tuệ, có văn hóa, làm giàu cho mình và đóng góp cho đất nước, đồng bào.
Lê Đăng Doanh / Duyên Dáng Việt Nam
Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ. Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn. Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%! Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ)
.
Sự gia tăng bất công bằng thu nhập này đã gây ra nhiều làn sóng công phẫn ở các quốc gia liên hệ, không những từ thành phần xã hội bị “bỏ lại phía sau”, như phong trào “chiếm Wall Street” ở Mỹ năm 2011, và nhiều hội đoàn tiến bộ khác, mà còn được sự chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng (ví dụ như nhà kinh tế Joseph Stiglitz,[1] nhà báo Timothy Noah,[2] Chrystia Freeland[3]...). Nhiều bình luận gia (ví dụ như Jonathan Chait) cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua có biểu hiện của một “chiến tranh giai cấp” trong đó giai cấp trung lưu và nghèo của Mỹ mà đại diện là Obama đã đánh bại giai cấp cực giàu của Mỹ mà Romney là đại diện.
Tại sao có những người “siêu giàu”?
Chủ đích bài này không là những người đã cực giàu từ lâu (như các vua chúa ở các vương quốc dầu hoả Á Rập, hay những lãnh tụ độc tài ở một số quốc gia). Ngoài ra, cũng phải nhìn nhận rằng nguồn gốc của những người siêu giàu mới nổi ở mỗi nước một khác.[4] Tuy nhiên, nói chung, vài lý do chính (mà độ chính xác sẽ được thẩm định) của sự xuất hiện những người “siêu giàu” thường được viện dẫn là như sau:
Ở một thái cực, một số (tương đối rất ít) trở thành siêu giàu vì tài năng (kể cả tài tổ chức), sáng kiến xuất chúng (có thể thêm chút may mắn) của họ. Đây là cách giải thích của kinh tế học hàn lâm chính thống phương Tây. Nói đến những người này thì ta nghĩ ngay đến những nhân vật nổi tiếng như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg... Ở thái cực đối nghịch là những người siêu giàu nhờ những hoạt động bất hợp pháp (tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu..)
Song nhìn kỹ thì cách phân loại trắng đen như trên là chưa đủ ngọn ngành. Như Stiglitz cho thấy, tài sản kếch xù của Bill Gates, chẳng hạn, không phải chỉ nhờ vào tài năng (dù quả là xuất chúng) của ông ta nhưng phần lớn là nhờ vào vị trí độc quyền (hoặc hầu như độc quyền) của công ty Microsoft sau khi ông thành lập nó. Chính sự độc quyền này đã đưa Bill Gates từ hạng cực giàu lên hàng cực siêu giàu. Công ty Apple của Steve Jobs cũng thế. Mỗi năm những công ty này bỏ ra hàng tỷ đô la trong các vụ kiện tụng để giữ độc quyền cho một sản phẩm nào đó (kể cả bằng sáng chế) của họ. Tất nhiên, những hoạt động này là hoàn toàn hợp pháp, song chúng chứng tỏ họ đã nhân tài sản của họ lên hàng trăm, hàng nghìn lần bằng cách lợi dụng, khai thác (những khe hở) thể chế và luật pháp, thậm chí uốn nắn thể chế và pháp luật (qua việc “lobby”) theo hướng có lợi cho họ.
Mặt khác, khách quan mà nói, cũng phải công nhận rằng những người siêu giàu nhờ tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu, cũng có một cái tài nào đó, dù cái “tài” ấy chỉ là những mánh khoé luồn lách pháp luật, mua chuộc quan chức, lập vây cánh, khuynh đảo thị trường. Một điều nữa là dù tài sản này có nguồn gốc bất chính, những người (tham nhũng, cướp đoạt, đầu cơ, buôn lậu...) này (hoặc gia đình họ) đã “rửa” tài sản ấy qua những hoạt động kinh doanh hợp pháp (nhất là bất động sản, ngân hàng). Nói khác đi, nhìn thoáng qua tài sản của nhiều người “siêu giàu” hiện nay thì có thể cho rằng nó hợp pháp, nhưng nếu truy ngược về quá khứ thì nguồn gốc của nó là phi pháp. Tài sản đã là khá to lớn từ những hoạt động rõ ràng là phi pháp đã được nhân ra hàng trăm, hàng nghìn lần qua những hoạt động hợp pháp, biến họ từ những người giàu phi pháp thành những người siêu giàu hợp pháp... Đi sâu thêm một bước, thử xem cách thức mà những người này “nhân” ra những tài sản ấy là ra sao? Đại đa số là nương nhờ vào những quan hệ cá nhân, những lỗ hổng trong luật pháp. Đó là không nói đến việc chính họ có thể chủ động “lobby” để nhà nước ra những luật lệ có lợi cho họ. Như Stiglitz nhận xét, dù ngoài mặt thì những thế lực kinh tế đã tạo nên sự bất công bằng thu nhập, nhưng chính chính sách của nhà nước đã tạo nên các thế lực kinh tế ấy. Phần lớn sự bất công bằng hiện nay là hậu quả của những gì mà nhà nước đã làm, và cũng là hậu quả của nhiều việc mà nhà nước không làm.
Một nguồn gốc nữa của sự siêu giàu là do tích cực khai thác sự thiếu kém thông tin của đa số những người khác. Chẳng hạn như giới ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản ở Mỹ đã trở nên cực giàu nhờ “nghĩ ra” những công cụ tài chính, bảo hiểm, những loại chứng khoán vô cùng phức tạp, không ai hiểu nỗi.[5]
Cũng nên để ý rằng các nguồn gốc khác nhau của sự “siêu giàu” này có “liên hệ hữu cơ” với nhau, đặc biệt là với tham nhũng: trong nhiều trường hợp, tham nhũng cho một cái “vốn” để những người giàu trở thành cực giàu (một cách hợp pháp). Và chính những người cực giàu này khuyến khích, mớm đút, tạo cơ hội tham nhũng ở những người khác.
Gần đây ở Việt Nam hai ý niệm “tham nhũng” và “nhóm lợi ích” thường được ghép chung. Điều này không hoàn toàn đúng. Theo nguyên ngữ thì “nhóm lơi ích” là một tập họp của những người có cùng quyền lợi kính tế, hợp lực với nhau để bảo vệ, tranh đấu cho quyền lợi ấy. Đó là một hiện tượng đương nhiên, tự nó không có gì là xấu (chẳng hạn, xét cho cùng, công đoàn để bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cũng là một nhóm lợi ích chứ gì?). Song khi các nhóm lợi ích thông đồng, cấu kết với tham nhũng ̶ trong đó tham nhũng dựa vào đòn bẫy của nhóm lợi ích để tác động đến nền kinh tế, đến xã hội, và vâng, đến thể chế chính trị nữa.. .̶ thì sự nguy hại của tham nhũng được nhân lên nhiều lần. Không những thế, khi tham nhũng có được một nhóm lợi ích làm hậu thuẫn thì dù vài cá nhân tham nhũng có sa vào vòng lao lý, nhóm lợi ích đàng sau những người ấy vẫn còn đó, tác hại của nó vẫn tiếp tục.
Kinh tế thị trường là một trò chơi cực kỳ phức tạp và những người thắng cuộc chơi ấy hẵn là khôn lanh ít nhiều hơn người khác. Song những người thắng cuộc cũng thường có những bản chất không đáng ngưỡng mộ: khả năng luồn lách pháp luật, hoặc uốn nắn pháp luật theo cách có lợi cho họ, sự sẵn sàng lợi dụng kẻ khác – ngay cả những người nghèo; và chơi những trò “bẩn”, nếu cần.
Ảnh hưởng kinh tế của sự cực giàu
Cho đến gần đây, khi bàn về vấn đề chênh lệch thu nhập, giới kinh tế chính thống thường chỉ nói đến ảnh hưởng của nó đến tốc độ tăng trưởng vĩ mô. Những người theo phái thị trường tự do (hay “tân phóng khoáng” – neoliberalism) thì cho rằng bất công bằng thu nhập, dù tự nó không phải là tốt, là đáng cổ vũ, cũng là một tiền đề khó tránh của một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh: những nguời giàu sẽ có xu hướng đầu tư nhiều hơn... Nói cách khác, dù tầng lớp cực giàu có tích tụ tài sản của họ cách nào đi nữa (miễn là hợp pháp) thì họ cũng có ích cho xã hội vì nhờ họ mới có đầu tư, tạo công ăn việc làm cho lao động, đầu tàu cho sự tăng trưởng của cả nước. Chẳng những mức độ tài sản của họ là có ích cho xã hội, sự chênh lệch thu nhập cũng là cần thiết để phát triển bởi nó tạo động lực cho lao động (cả tay chân lẫn trí tuệ). “Cào bằng” thu nhập thì còn đâu những khuyến dụ (incentive) để nỗ lực làm việc? Nói cách khác, theo những người này, có sự đánh đổi không thể tránh giữa “hiệu quả kinh tế” và “công bằng thu nhập”.
Có ba cách phản biện quan điểm này.
Một là, quan điểm ấy dựa trên giả định là nền kinh tế có sự cạnh tranh hoàn hảo: ngay khoa kinh tế học chính thống cũng đã chứng minh từ lâu rằng chỉ trong một nền kinh tế như thế thì lợi ích cá nhân mới trùng hợp với lợi ích cộng đồng (nghĩa là, người thu được lợi ích cá nhân cũng đem lại lợi ích cho tập thể). Trên thực tế, không nền kinh tế nào có một sự “cạnh tranh hoàn toàn” như thế: những sự méo mó (như độc quyền, chẳng hạn) sẽ khiến lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể, và những người theo đuổi lợi ích cá nhân không hẵn sẽ có ích cho tập thể. Nói rộng ra, trong một nền kinh tế bị “méo mó” vì những “hoạt động tìm lợi nhuận trên bình thường” (rent seeking activity) thì những người được hưởng những khoản tư lợi khổng lồ không nhất thíết là những người có đóng góp lợi ích tương ứng cho tập thể.
Hai là, nhiều nhà tâm lý học, nhà khoa học xã hội (và thậm chí một số nhà kinh tế học) đã điều tra cặn kẽ để tìm xem cái gì là động lực lao động của con người, và họ khám phá rằng, ít nhất là trong nhiều trường hợp, giới kinh tế gia đã lầm khi cho rằng thu nhập là động cơ duy nhất. Đa số chúng ta thường làm việc hăng say hơn khi được thúc đẩy bởi những động lực nội tại (chẳng hạn như sự mãn nguyện khi làm một việc gì đó một cách hoàn hảo) hơn là bởi những phần thưởng đến từ bên ngoài (như lương tiền). Lấy một ví dụ, trong hai thế kỷ vừa qua, hầu hết các nhà khoa học góp phần nâng cao đời sống của nhân loại không phải vì họ theo đuổi tiền tài. Đó là điều may mắn cho chúng ta, bởi nếu những người xuất chúng ấy theo đuổi tiền tài thì họ đã trở thành chủ ngân hàng, kinh doanh bất động sản, mà không là nhà khoa học. Chính sự say mê tìm tòi chân lý, niềm vui của hoạt động trí tuệ, hạnh phúc tuyệt vời của khám phá, phát minh – và, vâng, sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp ̶ là quan trọng nhất đối với các nhà khoa học.
Ba là, ngay trong trường hợp mà “thù lao” của những người cực giàu (nhất là trong giới tài chính, ngân hàng) là “kỷ lục” với lý do rằng mức độ thù lao ấy là cần thiết để những người này “cố gắng” hơn, nhiều nghiên cứu đã phát giác rằng cái “gói thù lao” kếch xù (làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong xã hội) đang được các đại công ty, các ngân hàng, quỹ đầu tư áp dụng, đã khiến những người này có những quyết định làm méo mó hơn, thay vì gia tăng hiệu quả của nền kinh tế. Kinh tế học đã chứng minh rằng, vì thông tin và giám sát không bao giờ là đầy đủ, rất khó (gần như không thể) thiết kế một “gói thù lao” tối hảo (nhìn từ quan điểm quyền lợi cổ đông, đừng nói chi đến lợi ích toàn xã hội) cho lãnh đạo các ngân hàng, giám đốc các đại công ty.
Ngoài những tác động (có thể gọi là vi mô) nói trên, sự cực giàu của một thiểu số còn có những ảnh hưởng vĩ mô tai hại: nó sẽ bóp méo tỷ lệ các loại hàng nhập khẩu. Những người cực giàu, với sức mua lớn, sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu những món hàng xa xỉ (xe xịn, hàng hiệu).[6] Việc này sẽ làm giảm giá trị nội tệ, và làm mắc hơn những loại hàng nhập khẩu mà đa số người tiêu dùng là có thu nhập thấp.
Ảnh hưởng xã hội của tầng lớp “siêu giàu” mới nổi
Đối với một số chế độ (như ở Trung Quốc) thì tình trạng cực kỳ bất bình đẳng có một hậu quả tai hại duy nhất là gây bất ổn trong xã hội, hăm doạ sự tồn tại của chế độ ấy. Nhận định này là đúng nhưng chưa đủ
● “Thu nhập tương đối” và “hạnh phúc con người”
Gần đây, một số nghiên cứu đã phát hiện rằng hạnh phúc con người còn tuỳ vào thu nhập tương đối (ngoài mức thu nhập tuyệt đối để thoả mãn những nhu cầu sinh tồn). Thu nhập càng chênh lệch thì những người có thu nhập trung bình, hoặc thấp, càng thấy “kém hạnh phúc”. Tình trạng này càng trầm trọng khi những người có thu nhập cao lại thích phô trương, hào nhoáng, khiến những người có thu nhập kém hơn họ phải ganh tỵ, thèm muốn.
Một ảnh hưởng nữa là ở cơ hội tiến thủ của những người xuất thân từ gia đình có thu nhập thấp: Họ sẽ thất vọng, nản chí khi thấy rằng chỉ con cái nhà giàu là có nhiều cơ hội học trường giỏi (và nếu nước họ là chậm tiến thì sẽ được xuất ngoại du học). Sau khi tốt nghiệp thì những “con cái nhà giàu” này tất nhiên sẽ ưu tiên có những địa vị béo bở trong xã hội, cho họ cơ hội làm giàu thêm. Cứ như thế, sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
● Bất bình đẳng thu nhập và đời sống văn hoá
Trong một xã hội cực kỳ bất bình đẳng, và nhất là khi tài sản của những người cực giàu là phi pháp, hoặc những người này thiếu căn bản văn hoá, phô trương sự giàu có của mình một cách vô ý thức, thì đời sống văn hoá của toàn xã hội cũng sẽ bị xấu đi: Những lối ăn chơi phù phiếm, sa đoạ, xa xỉ, đua đòi hàng hiệu nhập khẩu (nhất là khi lối sống này không bị kết án mà còn được các phương tiện truyền thông đại chúng quảng bá, trầm trồ ngợi khen), sẽ cuốn hút toàn thể xã hội vào con đường ấy, ngày càng lệch xa những lối sống văn minh thật sự.
Phải làm gì?
Có những người cực đoan cho rằng sự xuất hiện của tầng lớp siêu giàu mới nổi là một hiện tượng tự nhiên, thậm chí có lợi cho xã hội, và những ai chống lại hiện tượng này chỉ là những kẻ ganh tỵ xấu nết... Theo những người cực đoan này, nhà nước không cần làm gì cả. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hiện tượng siêu giàu mới nổi không phải là “tự nhiên” mà là hậu quả của sự khôn lanh khai thác những “lỗ hổng” của thể chế, của nền kinh tế, và gây nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho chính sự phát triển của quốc gia, và rộng ra là cho mức độ an sinh của tuyệt đại đa số trong xã hội.
Đàng khác, không ai có thể khách quan mà nghĩ rằng thu nhập của mọi người trong xã hội đều phải như nhau. Một sự bất bình đẳng thu nhập nào đó là không thể tránh, thậm chí cần thiết. Vấn đề ở đây là sự xuất hiện một thiểu số cực giàu, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, mà thu nhập dù hiện tại có là hợp pháp, đã vượt quá xa tài sức và sự đóng góp của họ cho xã hội.
Hầu hết các nhà lãnh đạo trên thế giới, từ tổng thống Mỹ Barack Obama đền nguyên tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, đếu ít nhiều nghĩ rằng nhà nước cần can thiệp để làm giảm sự bất bình đẳng thu nhập trong xã hội. Một chính sách cấp thời có thể là tăng suất thuế đánh vào người giàu (như ông Obama hiện đề nghị). Tuy nhiên, như đã trình bày trong bài này, một chính sách dài hạn phải là chấn chỉnh những méo mó kinh tế (ưu tiên gỡ bỏ những độc quyền, đặc lợi, chế độ “xin/cho”, và tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi người). Sự tái cấu trúc thể chế này sẽ cực kỳ khó khăn vì chắc chắn nó sẽ gặp sự kháng cự mãnh liệt, công khai lẫn ngấm ngầm, của giai cấp cực giàu hiện hữu (cấu kết thành các “nhóm lợi ích”) với những thế lực tài chính, kinh tế, và vâng, chính trị nữa, vô cùng to lớn của họ. Một sự tái cơ cấu như thế chỉ có thể thành công nếu nó không bị ảnh hưởng của bất cứ nhóm lợi ích nào, nhất là trong một thực trạng mà những nhóm lợi ích ấy lại “tay trong tay” với tham nhũng.
Trần Hữu Dũng
21/12/2012
[1] Joseph Stiglitz, 2012, The Price of Inequality: How Today's Divided Society Endangers Our Future, New York: Norton
[2] Timothy Noah, 2012, The Great Divergence: America's Growing Inequality Crisis and What We Can Do about It, New York: Bloomsbury Press.
[3] Chrystia Freeland, 2012, Plutocrats: The Rise of the New Global Super-Rich and the Fall of Everyone Else, New York: Penguin
[4] Một cuốn sách thú vị về tầng lớp siêu giàu mới nổi ở Nga là The Oligarchs: Wealth And Power In The New Russia của David Hoffman (New York: PublicAffairs, 2002)
[5] Tương truyền rằng chính ông Ben Bernanke, chủ tịch Fed của Mỹ, lúc mới nhậm chức cũng không hiểu nỗi tất cả những công cụ này, phải mời một chuyên viên ngân hàng đến giải thích cho ông!
[6] Nếu nhà nước cấm nhập khẩu chính thức những loại hàng này thì họ sẽ nhập khẩu qua những kênh bất hợp pháp, tạo thêm cơ hội cho tham nhũng.
EVN xây dựng đề án để trả nợ các ‘ông lớn’
-Biệt thự nửa triệu USD TP HCM rớt giá 50%Theo CBRE Việt Nam, trong quý 4-2012, một vài căn biệt thự tại quận Thủ Đức (TP HCM) đã rớt giá từ nửa triệu đô xuống còn 250-300 nghìn USD một căn, giảm đến 50% so với quý 3.
Băng rôn, biểu ngữ ‘bao vây’ bất động sản
- Các “đại gia” thưởng Tết thế nào? (Khampha). – Thưởng Tết cao nhất ở Quảng Nam là 42 triệu đồng (TTXVN). – Sợ nhất (NNVN). – Không có Tết, làm sao biết có tài (TTVH).
- Nhà nông hối hả làm hàng tết: Săn lùng dưa hấu hình… xe hơi, thỏi vàng làm quà Tết (DV).
HSBC: giải quyết nợ xấu vẫn chưa đủ với Việt Nam
(TBKTSG Online) - Báo cáo về kinh tế vĩ mô Việt Nam do Khối Nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố cho rằng trong năm 2013 nỗ lực của Chính phủ để giải quyết vấn đề nợ xấu là chưa đủ, mà vấn đề nền tảng hơn đó là cải thiện hiệu quả kinh tế để thu hút dòng vốn nước ngoài phục vụ phát triển lâu dài.
- “Công chức 100 triệu” (ĐĐK). – Hà Nội: Kỷ luật nhiều cán bộ chạy công chức (ANTĐ/GDVN). – “Khuôn méo không đúc được sản phẩm tròn” (DT). – Sẽ cấm công chức say sưa buổi trưa (PLTP).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Có 2 con số về tốc độ tăng GDP năm 2012
Tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt khoảng 5,03% nếu tính theo giá cố định năm 1994, nhưng nếu lấy mốc 2010, chỉ tiêu này đạt 5,25%.
- Triển vọng về nền kinh tế Việt Nam năm 2013 (PL&XH). - Dấu hiệu phục hồi kinh tế còn rất yếu ớt (TQ).-Các tập đoàn Đông Nam Á tăng cường thâu tóm doanh nghiệp Việt
Các tập đoàn Đông Nam Á đang sở hữu phần lớn cổ phần tại Prime Group, Cái Lân, chứng khoán Maybank Kim Eng,.
- Giảm lãi suất không lo ngại chuyện rút tiền ồ ạt (VOV). - Khuyến cáo giảm lãi suất cho vay trong năm 2013 (VnEco). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 2-1-2013: 2013 – Chặng đường mới chông gai (VF).
- Báo chí gây khó khăn cho ngân hàng ? (PL&XH). - Tiếp bài “báo chí gây khó khăn cho ngân hàng?”: Vai trò của báo chí trong thông tin, phản biện….
- Chỉ một phần tư doanh nghiệp Hà Nội còn nộp thuế TNDN (TBKTSG).
- ATM nhếch nhác, xuống cấp đòi thu phí (VNN).
- Giá vàng liên tục giảm, mất 120.000 đồng/lượng (VOV). - Khoảng 4.000 điểm kinh doanh vàng đã bỏ cuộc (VnEco). - Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường vàng (Tin tức).
- 30 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán 2012 (VNE). - Bi quan cổ tức ngân hàng năm 2012(Gafin/vinacorp). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 3-1-2013 (VF).
- Hà Nội định thu hồi hàng nghìn m2 đất xây hạ tầng xã hội (VnEco). - Bất động sản 2013 sẽ khởi sắc (DT). - Tổng quan BĐS ngày 3-1-2013: Chờ một năm khởi sắc (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 3-1-2013: Hành trình gian nan (VF).
- Nông dân Đà Lạt nhổ hoa cúc chùm …đem đốt (TBKTSG).- Giảm lãi suất: hấp thụ tín dụng có chật vật? (SGTT). – Khối ngoại săn lùng doanh nghiệp Việt (VNE). – Chưa có thuốc cầm “chảy máu” ngoại tệ (LĐ).
- Kinh tế chỉ có thể khởi sắc từ giữa năm 2013 (SGTT).
- 7 tỉnh không có nơi mua bán vàng miếng (VnEco/Infonet).
- Quý I, sẽ có Quy chế giám sát tài chính DNNN (ĐTCK).
- Điểm nghẽn hàng tồn kho (ĐT). – Doanh nghiệp mong gì? (TP).
- Giá nhà năm nay sẽ giảm chưa từng thấy (DT). – Căn hộ cao cấp giá trung bình: Chất lượng có “cao cấp” tương xứng? (GDVN). – Đề xuất sốc: người mua nhà nộp tiền sử dụng đất thay cho chủ đầu tư? (PLVN).
- ‘Gánh’ nợ và lỗ: 3 tháng EVN tăng giá điện một lần? (TP).
- Tôm VN lại bị kiện chống trợ giá (TT).
- Chanh dây, thêm một bài học đắt giá (NNVN).
Bài đã bị gỡ bỏ: ‘Mùa xuân Ả rập’ và Mùa xuân Myanmar (TVN 2-1-13) -- BBC tường thuật: Gỡ bài 'Mùa xuân Ả rập và Myanmar' (BBC 3-1-13)
Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong (Blog Nguyễn Tường Thụy 3-1-13)-
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 22): NĂM 2013, TOÀN DÂN VIỆT NAM HÃY GHI XƯƠNG KHẮC CỐT BẢN VĂN LĂNG NHỤC NÀY (Nhát Sĩ Tô Hải). –ĐẢNG CỘNG SẢN HÃY CHỨNG TỎ THỰC TÂM BẢO VỆ VN TRƯỚC CUỘC XÂM LĂNG CỦA TRUNG CỘNG (LTNV/ Trí Nhân Media).
- Thùy Dương: Mạt vận (BoxitVN).- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 21): GIÁ MÀ CÁC VỊ ẤY CẤT LÊN CHO VÀI TIẾNG (Nhát Sĩ Tô Hải). – VIỆT CỘNG SỢ TỰ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH NÊN RƯỚC BẦY VOI VÀO GIẦY MẢ TỔ (Trí Nhân Media).
- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 8) (BoxitVN). - Bản dịch tiếng Anh “Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp tại Việt Nam”.
- Thực thi quyền của chính mình! (ĐĐK). – Đảng không phải là cọp (Đào Tuấn/ Ba Sàm). - Phạm Trần: Hiến pháp càng sửa càng nát – Càng độc tài (DLB). - Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Lấy ý kiến Việt kiều, trí thức (DV). - Không được bỏ sót ý kiến nào (TP).Kỷ luật đảng đối với một số tổ chức đảng và đảng viên
Kỷ luật đảng đối với ông Lê Bạch Hồng - Tổng giám đốc của Tổng công ty BHXH và ông Nguyễn Cảnh Việt-Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng Hải.
Tai nạn giao thông năm 2012: Tiêu tan 2 tỉ USD (LĐ 3-1-13)
Từ định hướng “vùng kinh tế” đến chính sách cho cụm công nghiệp (SGTT 2-1-12)
Gà không sợ Phó Thủ tướng: Gà thải vẫn tràn lan sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng (ĐV 3-1-13)
Công chức sắp bị cấm uống rượu bia vào buổi trưa (VnEx 3-1-13) -- Vậy mỗi sáng, trước khi đi làm, phải uống gấp hai để có thể "cầm cự" đến chiều.
Starbucks sang Việt Nam: Starbucks takes on Vietnam coffee culture (FT 3-1-13)
Tây phương suy tàn: The decline of western dominance (FT 3-1-13) -- Spengler's Ominous Prophecy (National Interest Jan-Feb 2013)
-The Political Economy of 2013
Project Syndicate -Watching America’s national leaders scramble in the closing days of 2012 to avoid a “fiscal cliff” that would plunge the economy into recession was yet another illustration of an inconvenient truth: messy politics remains a major driver of global economic developments. This will become even more evident worldwide in 2013.
- Nhà giàu Trung Quốc tuồn tiền mặt ra nước ngoài (VnEco).
- Mỹ và Trung Quốc làm lu mờ phần còn lại của thế giới (SGTT).
- Lào được gì từ dự án đường sắt 7 tỷ USD của Trung Quốc? (VnEco).
- Châu Âu là nguy cơ chính đối với kinh tế toàn cầu 2013 (Tin tức). 9 điểm "kỳ quặc" trong kế hoạch ngân sách vừa được Mỹ thông qua
Chính những điểm này cung cấp 1 cái nhìn sâu sắc hơn về sự phức tạp trong hệ thống thuế của nước Mỹ.
The History of Russia’s Future
Project Syndicate -The harsh policies that have allowed Russian President Vladimir Putin to maintain a stranglehold on Russia have ensured the country’s decline. As 2013 begins, Russia is back on its treadmill of history, treating the past as prologue – and thus wasting its resources and blighting its people's lives.
A Year on the Brink
Project Syndicate Joseph E. Stiglitz
The two main surprises in 2012 were the slowdown in emerging markets, which was slightly sharper and more widespread than anticipated, and Europe’s embrace of some truly remarkable reforms – though still far short of what is needed. Looking to 2013, the biggest global economic risks are there and in the US.
-It’s Not a “Fiscal Cliff” … It’s the Descent Into Lawlessness
--Infographic of the Day: Most Popular University Majors in 2012
--Should the Economy “Serve” Money or Vice Versa?
--China: Reawakening the Industrial Titan
--Whiskey is for Drinking, Water is for Fighting
--Foreign Investment in Chinese Real Estate?
--Fiscal Cliff Over, Now The Attack On The People Begins – OpEd
--The Ongoing War: After The Battle Over The Cliff, The Battle Over The Debt Ceiling – OpEd