-Vì sao căng thẳng biên giới VN - Campuchia? 21 tháng 7 2015
Nhà nghiên cứu, TS. Vannarith Cheang trong một cuộc Tọa đàm trực tuyến (Hangout) với BBC.
-Son Tran
Trang báo mạng Cam Bốt, Cambodia Daily, cho hay, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen hôm qua, 16/07/2015, tuyên bố rằng có một số cột mốc biên giới với Việt Nam bị đặt sai sang bên phần đất của Cam Bốt, đồng thời ông cho biết chính phủ có thể xem xét và « yêu cầu điều chỉnh ».
Gần đây các nghị sĩ đối lập Cam Bốt đã khơi dậy vấn đề lãnh thổ với Việt Nam và tố cáo chính phủ của ông Hun Sen đã thỏa hiệp trong kế hoạch cắm mốc biên giới với Việt Nam khiến Cam Bốt bị mất đất.
Theo báo Cambodia Daily, hồi năm 2012, Thủ tướng Hun Sen đã từng có bài diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ trước Quốc hội để bác bỏ các cáo buộc như vậy, nhưng hôm qua (16/5), phát biểu trong một buổi lễ tại Phnom Penh, ông Hun Sen lại nói chính phủ có thể phải xem xét lại việc cắm mốc trên chiều dài 1228 km dường biên giới với Việt Nam.
Thủ tướng Cam Bốt cho biết, hai nước đã hoàn thành việc cắm mốc phân định trên 83% chiều dài đường biên giới, Cam Bốt có thể xem xét những trường hợp đặt sai mốc để điều chỉnh. Trên chiều dài đường biên giới còn lại, hai bên vẫn còn chưa thống nhất được với nhau về một số vị trí cắm mốc.
Liên quan đến vấn đề phân định biên giới hai nước, trong cuộc họp báo chiều qua tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, nói phía Cam Bốt đã không đáp ứng đề nghị của Việt Nam về việc không xây dựng các công trình trong phạm vi 100 mét tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại khu vực biên giới chưa phân giới cắm mốc.
Cũng trong cuộc họp báo này, trả lời câu hỏi về thông tin được đăng tải trên các trang mạng cho thấy Việt nam đang chuyển vũ khí, khí tài về phía biên giới Tây Nam, đại diện Bộ Ngoại giao Việt nam đã khẳng định đó là những thông tin « không có tính xác thực ».
-Biên giới Việt Nam : Cam Bốt đề nghị LHQ cấp bản đồ gốc-
Theo báo chí Cam Bốt, ngày 06/07/2015, Thủ tướng Hun Sen đã gửi thư đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị cung cấp các bản đồ gốc về đường biên giới với Việt Nam, từng được cố Quốc vương Sihanouk đệ nạp lên Liên Hiệp Quốc. Theo người đứng đầu chính quyền Cam Bốt, Phnom Penh muốn có được các bản đồ này để bảo vệ « tính chính xác » của việc phân định biên giới, chống lại « chủ nghĩa dân tộc cực đoan », có thể đưa quốc gia này đến « thảm họa ».
Báo Cambodge Post cho biết các bản đồ do Vua Sihanouk trình Liên Hiệp Quốc năm 1964 đã được đưa vào điều 2 của Hiến pháp Cam Bốt năm 1993. Theo đó, đường biên giới của nước này được xác định theo « các bản đồ có tỷ lệ 1/100.000 (tức bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản) được xác lập trong thời gian từ 1933 đến 1953, và được quốc tế thừa nhận trong thời gian từ 1963 đến 1969 ».
Trong bức thư nói trên, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen khẳng định : Phnom Penh muốn có được các bản đồ gốc, để « khẳng định tính chính xác » của tiến trình phân định biên giới đang diễn ra, nhằm « chấm dứt sự kích động của chủ nghĩa dân tộc cực đoan » vì các mục tiêu chính trị, có thể dẫn Cam Bốt đến « thảm họa ».
Còn theo The Phnom Penh Post, nghị sĩ đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) Um Sam An hoan nghênh đề nghị của ông Hun Sen gửi Liên Hiệp Quốc và kêu gọi chính quyền thẩm tra các bản đồ và việc ấn định các trạm biên phòng với sự tham gia của đối lập, xã hội dân sự và giới chuyên gia.
Tình hình tại biên giới Cam Bốt – Việt Nam có thể tiếp tục căng thẳng. Trước lá thư của Thủ tướng Hun Sen, vẫn theo The Phnom Penh Post, một nghị sĩ đảng đối lập CNRP thông báo kế hoạch huy động 10.000 người tham gia vào cuộc tuần hành ngày 19/07 tới tại tỉnh Svay Rieng, nơi xảy ra đụng độ. Hôm qua, người phát ngôn chính phủ Cam Bốt Phay Siphan thông báo, chính phủ sẽ đàm phán để tránh xảy ra một cuộc tuần hành như vậy tại khu vực biên giới. Về phần mình, lãnh đạo đảng đối lập Cam Bốt Sam Rainsy cho biết sẽ chờ đợi kết quả yêu cầu của ông Hun Sen, nhưng không loại trừ một cuộc tuần hành, « nếu đó là nguyện vọng của nhân dân ».
Cambodge Post ghi nhận, bức thư của Thủ tướng Hun Sen được gửi đi ngay sau khi có thêm một sự cố mới xảy ra đúng tại địa điểm có đụng độ khiến khoảng một chục người bị thương ngày 28/06, thuộc tỉnh Svay Rieng, giữa một nhóm hơn 200 thanh niên Cam Bốt do hai nghị sĩ đối lập dẫn đầu với phía Việt Nam. Cụ thể, hôm thứ Bảy 03/07, một người Cam Bốt tranh đấu vì quyền trẻ em đã bị một số người dân phía Việt Nam hành hung. Người này bị công an Việt Nam bắt, tuy nhiên, hôm sau đã được thả về Cam Bốt.
Sau sự cố 28/06, ngày 30/06, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng cáo buộc những thành phần cực đoan xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ Việt Nam, tấn công cư dân và lực lượng an ninh, khiến 7 người Việt Nam bị thương. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi Phnom Penh có biện pháp « không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước ».
Ngày hôm sau, báo Cam Bốt cho biết chính phủ hai nước thành lập nhóm làm việc chung giữa hai nước để “ xem xét và làm rõ” vụ việc. Trả lời báo giới ngày 01/07, ông Var Kim Hong – trưởng ban Biên giới của chính phủ - khẳng định các bản đồ về biên giới với tỷ lệ 1/50.000 hiện nay mà Cam Bốt và Việt Nam sử dụng là bản sao trung thành của các bản đồ 1/100.000 trước đây, tiến trình hoạch định biên giới của Ủy ban Biên giới chính phủ hai nước là « hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp » Cam Bốt.
Trả lời báo Giáo dục Việt Nam hôm qua, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam Trần Công Trục thông báo, cho đến nay 78% chiều dài biên giới đã được phân định theo Hiệp ước năm 1985 và và Hiệp ước bổ sung năm 2005. Còn theo ông Trần Việt Thái, Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn của báo mạng VnExpress hôm nay, khi ký Hiệp ước bổ sung năm 2005, hai bên đã cam kết hoàn thành cắm mốc biên giới « trước tháng 12/2008, sau đó điều chỉnh thành cuối năm 2012 », tuy nhiên, phía Cam Bốt đã đề nghị lùi thời hạn, do « tình hình chính trị ở Cam Bốt diễn biến phức tạp ».
-'Đàm phán biên giới rất khó khăn'
Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng thừa nhận đàm phán biên giới với Việt Nam rất khó khăn nhưng yêu cầu các bên kiềm chế.
Ông Sar Kheng vừa triệu tập một cuộc họp ở Phnom Penh với khoảng 400 quan chức các tỉnh giáp ranh với Việt Nam để chỉ đạo về tình hình biên giới chung với hai bên.
Trong khi đó, Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, đang ở thăm và làm việc ở Campuchia từ ngày 12/7-18/7.
Tướng Việt vừa có cuộc hội đàm với Đại tướng Sok Phal, Tổng cục trưởng Tổng cục di trú, Bộ Nội vụ Campuchia ở Siem Reap cũng về chủ đề biên giới.
Bất đồng dẫn đến căng thẳng đường biên đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Hôm 28/6, xô xát ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh Svay Rieng và Long An đã khiến gần 20 người bị thương.
Trong cuộc gặp với quan chức Campuchia, Bộ trưởng Sar Kheng đưa ra một loạt các chỉ thị, trong đó có yêu cầu giới chức các địa phương không "đi tắt" với phía Việt Nam.
Ông bộ trưởng nói các địa phương cần chấm dứt ngay việc thương lượng ranh giới không chính thức với phía Việt Nam, ám chỉ việc quan chức Campuchia cho bạn bè người Việt thuê mượn đất đai địa ốc.
Ông cũng nhắc nhở: "Nhà cửa, ruộng vườn phải giữ nguyên hiện trạng. Không được cơi nới hay chặt cây đốn rừng. Không được xây dựng thêm làm ảnh hưởng tình hình".
Bộ trưởng Sar Kheng ra lệnh chặn tất cả các ngả đường lâu nay người dân vẫn dùng để qua biên giới và bắt người vượt biên trái phép.
Công việc khó khăn
Ông huấn thị: "Giải quyết vấn đề biên giới là công việc phức tạp đòi hỏi kiên trì và đấu tranh.... Chúng ta đang rất cố gắng giải quyết các vấn đề lớn với Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được".
Đảng Cứu quốc đối lập ở Campuchia lâu nay đã dùng chủ đề biên giới để công kích chính phủ, cho là chính quyền Hun Sen nhân nhượng quá nhiều với Việt Nam.
Trong khi đó, Thông tấn xã Việt Nam nói Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh Biên phòng Việt Nam, và Đại tướng Sok Phal, Tổng cục trưởng Tổng cục di trú Campuchia, đã ký "biên bản làm việc, nhất trí trong thời gian tới, hai bên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, cùng nhau giải quyết tốt các vấn đề trên biên giới trên tình thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ".
Chuyến đi kéo dài một tuần của ông Việt cho thấy vấn đề biên giới khá "nóng" trong quan hệ hai nước.
Sau cuộc đụng độ hôm 28/6, tỉnh Long An đã gửi công văn phản đối hành động của những người mà phía Việt Nam gọi là "phần tử cực đoan Campuchia" và đòi phía Campuchia có biện pháp xử lý.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Campuchia gửi ba công văn liên tiếp yêu cầu Việt Nam dừng các hoạt động xây cất trên đất mà bộ này nói là "của Campuchia".
-Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam
(GDVN) - Những hành động này không thể không có sự “chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một trong kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.
Ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng yêu cầu Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc ngày 28/6 khoảng 250 người Campuchia, trong đó có một số nghị sĩ đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa phận tỉnh Long An.
Những người này đã tấn công người dân Việt Nam khiến 7 người bị thương. Ông Bình yêu cầu phía Campuchia không để tái diễn những hành động phá hoại hòa bình ổn định ở biên giới như trên để đảm bảo công tác phân giới cắm mốc được triển khai thuận lợi.
Chủ tịch tỉnh Long An gửi công hàm về vụ gây rối ở biên giới
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Chủ tịch tỉnh Long An gửi công hàm đề nghị các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc. Trước việc xảy ra trên tuyến biên giới chung giữa 2 tỉnh Long An (Việt Nam) và Svay Rieng (Vương quốc Campuchia) vào ...
Chủ tịch tỉnh Long An gửi công hàm đến Tỉnh trưởng tỉnh Svay ...Thanh Niên
Nhà nghiên cứu, TS. Vannarith Cheang trong một cuộc Tọa đàm trực tuyến (Hangout) với BBC.
Gần đây diễn ra một số sự kiện căng thẳng trên đường biên giới Việt Nam - Campuchia thu hút sự chú ý của dư luận.
Nhân dịp này, BBC đã hỏi nhà nghiên cứu người Campuchia, Tiến sỹ Vannarith Chheang, dạy ở Đại học Leeds, Anh quốc, về động cơ, bối cảnh vụ việc.
Tiến sỹ Vannarith Chheang: Nguyên nhân gốc rễ của tranh chấp biên giới và những căng thẳng chủ yếu là do sự thiếu minh bạch trong đàm phán biên giới giữa hai chính phủ. Các công dân của cả hai nước đặc biệt là những người sống dọc theo biên giới đã không được thông báo đầy đủ về việc đàm phán biên giới, cắm mốc.
BBC:Liệu chính trị nội bộ của Campuchia là lý do đằng sau việc này, và nếu như vậy, ai sẽ là người được hưởng lợi từ nó về mặt chính trị?
Chủ nghĩa dân tộc đã được gia tăng ở Campuchia từ năm 2002 sau khi một nữ nghệ sỹ Thái đã bình luận sai lệch về Angkor Wat rằng đền này thuộc về Thái Lan, và cuộc xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia trong năm 2010-2011.
Những căng thẳng biên giới trên giữa Campuchia và Việt Nam đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở Campuchia. Từ quan điểm của Campuchia, đây là do sự xâm lấn của Việt Nam vào lãnh thổ Campuchia. Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi công hàm chống lại việc Việt Nam xây dựng trong khu vực tranh chấp.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Campuchia có lập trường mạnh mẽ chống lại Việt Nam liên quan đến các tranh chấp biên giới giữa hai nước. Một số nhà phân tích cho rằng việc tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia đã làm cho Campuchia cảm thấy tự tin hơn và đẩy cao sức mạnh mặc cả, thương lượng của Campuchia với Việt Nam. Nói cách khác, Campuchia đang chuyển quan hệ từ liên minh truyền thống bè bạn với Việt Nam sang với Trung Quốc.
BBC:Ông có nghĩ rằng ASEAN, với tư cách một khối ở khu vực, có thể làm điều gì đó về tranh chấp biên giới Campuchia-Việt Nam? Liệu vụ việc này giống như tranh chấp về ngôi đền Preah Vihear với Thái Lan một vài năm trước đây?
ASEAN không có vai trò quan trọng trong việc làm trung gian cho các tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia thành viên do nguyên tắc không can thiệp.
Nếu căng thẳng tiếp tục, Campuchia có thể chọn để đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế. Hiện nay, Chính phủ không có ý định làm như vậy, nhưng những áp lực ngày càng tăng từ các đảng đối lập và công chúng nói chung có thể buộc chính phủ phải tìm kiếm sự hòa giải của bên thứ ba.
BBC:Theo ông, chính phủ Việt Nam nên giải quyết vấn đề như thế nào?
Tôi nghĩ rằng ngoại giao song phương và đàm phán sẽ giúp giải quyết các khác biệt
--Son Tran
Cambodia - Vùng đất Nam kì lục tỉnh: Lá bài cũ và câu chuyện mới của người Trung Quốc
.......................... .......................... .......................... ..............
Những tranh cãi giữa Việt Nam và Campuchia về phần lãnh thổ ngày nay được gọi là đồng bằng sông Cửu Long (Lãnh thổ chính thức thuộc Việt Nam hiện đại) và Campuchia khmer krom (theo cách diễn giải của người Campuchia) từng kéo dài trong nhiều thế kỷ. Về mặt lịch sử, đây là vùng đất hoang vu gần như không người ở cho đến khi những đoàn khai hoang đầu tiên của người Việt và người Minh hương (người Trung Quốc bại trận dưới triều Minh chạy sang Việt Nam lánh nạn và xin thần phục triều đình nhà Nguyễn) khai phá. Bằng nỗ lực trong nhiều thế kỷ, họ biến một vùng đất hoang vu, sình lầy thành một khu vực đông đúc và giàu có. Vùng đất này, được gọi là Nam Kỳ theo cách định danh chính thức của vua Minh Mạng vào năm 1832. Với sự kiểm soát trên thực tế trong nhiều thế kỷ, đây là vùng lãnh thổ được công nhận thuộc về Việt Nam theo mọi hiệp ước và bản đồ quốc tế hiện đại.
Năm 1859, Pháp bắt đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Do lợi thế vượt trội về nền văn minh, đến năm 1867, Pháp chính thức chiếm trọn toàn bộ lãnh thổ Nam Kỳ gồm 6 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (Tên gọi cũ chính thức của Nam kỳ lục tỉnh). Biên giới chính thức giữa Nam kỳ và Campuchia được xác lập lần đầu tiên theo thỏa ước ký kết giữa Thống đốc Nam kỳ và Vua Norodom I vào ngày 09/07/1870. Sau đó ba nặm một hiệp ước khác được ký bổ sung vào ngày 15/08/1973. Nếu đối chiếu với bản đồ Đại Nam năm 1829, một số vùng đất thuộc Tây Ninh, Châu Đốc và Hà tiên của Việt Nam đã bị cắt về Cao Miên. Tuy nhiên, những hiệp ước này là những hiệp ước chính thức đầu tiên phân định ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia. Biên giới hiện đại giữa hai nước ngày nay về cơ bản cũng được xác lập trên cơ sở của các hiệp ước này.
Tham vọng của Campuchia với vùng đất mà họ gọi là Khmer Krom chưa bao giờ tắt trong nhiều thế kỷ, bất chấp các hiệp ước quốc tế và hiện đại được các vương triều và chính quyền Campuchia nối nhau ký kết. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu quốc tế, xét cả về mặt lịch sử và thực tế, Campuchia chưa bao giờ kiểm soát Nam kỳ, dù là dưới vương triều cực thịnh nhất của họ vào thời đế quốc Angkor từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 12. Tuy nhiên, vấn đề Campuchia Krom luôn được nêu ra mỗi khi có một thế lực chính trị muốn tranh thủ tình cảm dân tộc cực đoan của người Campuchia. Thế lực gần nhất và khét tiếng nhất đối với yêu sách này, chính là Pon pot.
Không dựa trên bất cứ một bằng chứng lịch sử hoặc thỏa ước quốc tế nào, Pon pot chỉ đơn giản tuyên bố: “Bất cứ nơi nào có cây thốt nốt mọc, đó là đất của Campuchia”. Cây thốt nốt mọc nhiều ở Cam, ở Thái cũng như ở Việt Nam. Yêu sách của Pon pot, tuy nhiên chỉ hướng tới Việt Nam. Bởi đơn giản, đó là một lá bài trong canh bạc được chơi bởi người Trung Quốc.
Chế độ Pon Pot là một trong những chế độ cai trị cực đoan nhất trong lịch sử hiện đại. Độ tàn ác của nó vượt gấp nhiều lần công cuộc kỳ thị do thái của Hitler. Nhà nước hồi giáo khét tiếng tàn bạo IS hiện nay nếu so với Pon Pot thì vẫn phải gọi Pon Pot là đại sư phụ. Hitler giết dân do thái, IS khủng bố những người Hồi Giáo tại Iraq hay Syris. Riêng Pon pot, diệt chủng chính dân tộc mình bằng những biện pháp cực kỳ tàn bạo.
Pon pot luôn tự nhận là người đại diện cho quyền lợi của Campuchia, tuy nhiên trên thực tế, ông ta là một người Campuchia gốc Hoa. Sau khi thâu tóm được quyền lực do làn sóng chiến tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương do Việt Nam làm nòng cốt và sự thoái lui của Mỹ, Pon pot thiết lập sự kiểm soát trên toàn lãnh thổ Campuchia từ ngày 17/04/1975. Trong vòng 4 năm, từ 1975 – 1978, theo mọi nghiên cứu quốc tế, Pon pot tàn sát từ 1,5 đến 2,3 triệu người Campuchia trên tổng dân số 8 triệu người. Nhiều nghiên cứu mới nhất thống nhất ở con số 1,7 triệu người Campuchia bị giết hại dưới thời Pon pot, tương ứng với 26% tổng dân số Campuchia. Nếu chế độ này tồn tại được thêm ít năm, với tốc độ giết hại như vậy, dân tộc Campuchia có lẽ chỉ còn tồn tại trong sách vở.
Như một cách để tập hợp dân chúng, Pon pot tìm cách gây chiến với Việt Nam. Về mặt đối nội, là để khơi gợi tình cảm dân tộc cực đoan của người Campuchia, để xao lãng và xoa dịu người Campuchia trước chính sách cai trị tàn bạo diệt chủng của chế độ Pon pot. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách hung hăng của Pon pot với Việt Nam nằm dưới sự thúc đẩy trực tiếp của Trung Quốc, nước duy nhất hậu thuẫn cho chế độ Pon Pot, viện trợ hầu hết vũ khí và trang bị cho thế lực này, cùng với sự hiện diện của hàng chục nghìn cố vấn trên khắp lãnh thổ Campuchia.
Bắt nguồn sâu xa của sự kiện, là chính sách bành trướng nhất quán của Trung Quốc trải dài suốt quá trình lịch sử. Là một đất nước có truyền thống hung hăng và máu xâm lược thâm căn cố đế, chính sách xuyên suốt của mọi triều đại Trung Hoa, là luôn muốn làm suy yếu, kiểm soát và nếu được thì thôn tính các quốc gia láng giềng với nó. Công cuộc thôn tính của các triều đại Trung Quốc khá thành công. Nó thành công sát nhập Mãn Thanh, Nội Mông, Tây Tạng, Đại lý, nhiều vùng đất thuộc Bách Việt và Nam Việt cũ trong suốt quá trình xâm lược nối tiếp nhau trong nhiều thế kỷ. Duy nhất có một vùng đất, cuộc xâm lược của Trung Quốc bị chặn lại, là miền Giao Chỉ vốn là nơi phát tích của nước Việt Nam hiện đại. Nhiều thế hệ nối tiếp người Việt nỗ lực đánh trả các cuộc xâm lăng của các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Nguyên, Thanh và nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa hiện đại. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, được xác lập về cơ bản dưới triều đại nhà Lý và giữ được tính ổn định gần như bất biến trong suốt 11 thế kỷ. Ngày nay, đường biên này đã được xác lập chính thức theo hiệp định phân giới Việt Nam – Trung Hoa. Với hơn 1065 km biên giới đất liền và 383 km biên giới mặt nước. Biên giới Việt Trung được xác lập bởi một hệ thống cột mốc dày đặc, tới 1378 cột mốc biên giới, một minh chứng hùng hồn cho thấy sự “hữu hảo” và “tin cậy” giữa hai quốc gia. Đây là đường biên có mật độ cột mốc dày đặc nhất so với mọi đường biên giới quốc gia trên thế giới. Không có gì ngạc nhiên vì người Việt từng gánh chịu ít nhất 13 cuộc chiến xâm lược nối tiếp từ các triều đại cai kỵ Trung Quốc, trải dài từ thời phong kiến đến thời hiện đại.
Chính sách của chính quyền Trung Quốc hiện nay với Việt Nam không khác gì chính sách của họ với Triều Tiên. Trung Quốc luôn tìm cách phân rẽ các nước cứng đầu giáp giới với họ, nhằm làm suy yếu các quốc gia này, để phụ thuộc hoàn toàn và nếu có điều kiện thì thôn tính sát nhập. Trung Quốc thành công ở Triều Tiên, khiến đất nước này bị cắt làm đôi kể từ năm 1952. Ngày nay, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) là một đất nước giàu mạnh hàng đầu thế giới, sánh vai với thế giới văn minh, riêng phần Bắc Triều Tiên chịu sự kiểm soát và thao túng trực tiếp của Trung Quốc, là một quốc gia nằm ở đáy của đói nghèo, luôn phải chìa tay xin viện trợ lương thực hàng năm, nhưng thường xuyên hung hăng hô hào chiến tranh với Nhật Bản, Hàn Quốc và với Mỹ. Trung Quốc cũng tìm cách áp đặt thực tế này với Việt Nam. Năm 1954, Trung Quốc thỏa thuận với các nước lớn tách đôi Việt Nam làm hai phần với ranh giới là vỹ tuyến 17. Trong nhiều năm sau đó, Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Bắc Việt Nam để chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, nhằm hai mục đích: Ngăn ngừa Việt Nam độc lập thống nhất và tránh việc để một chế độ thân thiện với Hoa Kỳ tiến tới sát lãnh thổ Trung Hoa. Cũng trong thời kỳ này, lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc tìm cách gặp nhấm dần từng vùng lãnh thổ của nước láng giềng, dù họ luôn hô hào mị dân là đồng minh của chính phủ do ông Hồ Chí Minh lập lên ở miền Bắc. Năm 1958, Trung Quốc chiếm đóng một nửa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam đang ở thời kỳ cao điểm và Mỹ đã triệt thoái về nước sau hiệp định Paris năm 1972, Trung Quốc xua quân chiếm đóng nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia kiểm soát Hoàng Sa trên thực tế ở thời điểm đó đã có một nỗ lực kháng cự ngắn ngủi nhưng bất thành. Tuy nhiên, người Việt trên toàn thế giới lúc bấy giờ đã xuống đường biểu tình dữ dội để phản đối sự xâm lược của Trung Quốc.
Bằng những nỗ lực khôn ngoan và năng lực tác chiến cao, Bắc Việt Nam thành công thống nhất Nam Việt Nam, xác lập một nước Việt Nam thống nhất kể từ ngày 30/04/1975. Kết cục này không nằm trong chờ mong của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc với chính phủ Cộng Sản Việt Nam, vốn được coi là đồng minh nhanh chóng thay đổi. Theo xu thế này, Pon pot được Trung Quốc hậu thuẫn nhằm làm một con bài quan trọng để suy yếu Việt Nam, bắt Việt Nam phải nghe lời và khuất phục trước các yêu sách thôn tính của người Trung Quốc.
Tàn bạo nhưng khờ khạo trong suy xét tình hình, Pon pot ảo tưởng rằng có thể chiến thắng Việt nam với sự hậu thuẫn của người Trung Quốc. Từ năm 1975 đến 1978, lính Khmer đỏ của Trung Quốc nhiều lần đột kích sang lãnh thổ Việt Nam, gây ra những vụ thảm sát tàn bạo tại Tây Ninh và An Giang (Riêng cuộc đột kích của Ponpot vào Tây Ninh ngày 25/09/1977, lính Khmer đỏ đốt phá 471 ngôi nhà và giết hại hơn 800 người Việt bằng những hình thức hết sức man rợ, mang tính đặc trưng của cách thức diệt chủng mà Ponpot tiến hành ở Campuchia). Dù các cuộc tấn công của Ponpot bị đánh thiệt hại nặng bởi các lực lượng thiện chiến của Việt Nam, nhưng với sự hà hơi của Trung Quốc trong nỗ lực làm suy yếu Việt Nam, Ponpot không từ bỏ dã tâm chiến tranh. Ngày 23/12/1978, quân đội chính quy Việt Nam tràn sang biên giới Campuchia, mở đầu cho việc giải phóng quốc gia này khỏi một trong những chế độ tàn bạo nhất lịch sử. Trong vòng 2 tuần, lính Việt Nam đánh đến thủ đô Phnompenh, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Pon pot. Cùng với cuộc tiến quân của Việt Nam, người Campuchia sống sót thoát khỏi quá trình diệt chủng. Thế giới kinh hoàng khi chứng kiến sự xuất hiện của những cánh đồng chết trên khắp lãnh thổ Campuchia với hơn 1,7 triệu người bỏ mạng chỉ trong vài năm Pon pot nắm quyền.
Nhằm cứu nguy cho đàn em Pon Pot, tháng 02/1979 Trung Quốc xua 600 nghìn quân ồ ạt tiến đánh Việt Nam. Đối mặt với một đất nước thiện chiến vừa trải qua 30 năm chiến tranh giành độc lập kéo dài, Trung Quốc bị chặn lại ở biên giới phía Bắc và chịu tổn thất nặng. Sau ít ngày tiến công, Trung Quốc buộc phải tuyên bố đơn phương rút quân, thất bại cả trong mục đích xâm lược Việt Nam lẫn mục tiêu giải cứu cho Pon Pot. Tuy nhiên, Việt Nam phải gánh chịu một cuộc chiến tiêu hao kéo dài trong nhiều năm sau đó, ở cả biên giới phía Bắc và cuộc chiến tại Campuchia, nhằm giữ cho đất nước này thoát khỏi sự tái chiếm của Khmer đỏ.
Bước sang năm 2015, khi chính sách xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông chịu sự phản đối quyết liệt của các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, lá bài cũ Campuchia được Trung Quốc vận dụng lại trong một câu chuyện mới. Bằng các khoản viện trợ và đầu tư hậu hĩnh, Trung Quốc từng bước nắn được chính sách ngoại giao Campuchia theo hướng có lợi cho mình. Là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Campuchia nhiều lần có những tuyên bố nghiêng về đòi hỏi của Trung Quốc. Tháng 7/2015, gần như cùng thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Hoa Kỳ, hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc gặp có tính lịch sử, có một vụ xung đột nhỏ nổ ra ở biên giới Việt Nam – Campuchia, một sự kiện rõ ràng không phải là tình cờ khi nhìn vào các bài học thực tiễn và lịch sử. Sau sự kiện đó ít ngày, 23 viên tướng Campuchia đồng loạt viếng thăm Trung Quốc, một sự kiện chưa có tiền lệ, gợi lên nhiều ký ức về câu chuyện năm 1978. Có thể nói, cùng với chính sách đối ngoại bảo vệ lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Việt Nam, cùng với xu thế nhích lại không thể đảo ngược của quan hệ Việt Mỹ, lá bài Campuchia đang được Trung Quốc vận dụng lại trong chính sách kiểm soát và thôn tính khu vực của mình.
Dĩ nhiên người Campuchia không lạ gì dã tâm bành trướng của Trung Hoa, nhưng do không có biên giới giáp ranh với Trung Hoa, Campuchia cảm thấy an toàn tương đối và tận dụng lợi thế để gặt hái càng nhiều lợi ích từ Trung Quốc càng tốt. Chính sách này phù hợp với lợi ích quốc gia Campuchia, nhưng cũng có thể đẩy đất nước này vào vòng xoáy nguy hiểm. Thủ tướng Campuchia hiện nay, Hunsen, người đàn ông đã nắm quyền qua 3 thập kỷ, là một người từng được hậu thuẫn bởi Việt Nam. Tận mắt thấy Khmer đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tan tác chỉ trong vòng 2 tuần, Hunsen và Campuchia hiểu cái giá của sự mạo hiểm nếu lặp lại sai lầm ngu suẩn của Pon pot. Trên thực tế, bất chấp các luận điệu ủng hộ (dù không quá công khai) tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Campuchia luôn cố gắng duy trì quan hệ thân thiện với Việt Nam. Giữa Campuchia và Thái Lan từng có đụng độ chính thức tại biên giới khiến nhiều lính hai bên thiệt mạng, nhưng ở phần biên giới giáp ranh Việt Nam, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định phân giới chính thức vào các năm 1983, 1985 và 2005 dựa trên nền tảng đường biên giới được hoạch định theo bản đồ Bonne được xác lập giữa ranh giới Nam kỳ và Campuchia trong quá khứ. Trên thực tế hai nước đã hoàn tất phân định 78% tổng chiều dài biên giới. Phần mốc giới còn lại vẫn đang được xúc tiến trong sự nỗ lực của cả hai bên.
Lá bài Campuchia đang được Trung Quốc tìm cách vận dụng lại trong một câu chuyện mới, nhưng vấn đề là Campuchia ngày nay, sau các bài học quá khứ và lịch sử, vẫn còn chưa quên 4 năm cai trị của Ponpot và hàng chục nghìn cố vấn Trung Hoa với cái chết của 26% dân số. Dù tình cảm yêu ghét đan xen, nhưng người Campuchia không quên thực tế chính Việt Nam đã cứu dân tộc họ thoát khỏi sự diệt chủng, và càng không quên thực tế về bước chiến thần tốc của quân đội Việt Nam, khi giải phóng hầu hết lãnh thổ Campuchia chỉ trong có vài tuần. Do đó, có thể nói lá bài Campuchia trong tay Trung Quốc ngày nay không có sức nặng như thời Ponpot.
Là một quốc gia đã thoát khỏi nạn diệt chủng và hòa nhập thế giới văn minh, Campuchia có những chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình. Một trong những lợi ích mang tính chiến lược của họ, là quan hệ hòa bình hợp tác với Việt Nam. Lính campuchia có thể chạm súng với lính Thái Lan, nhưng điều tương tự chưa bao giờ diễn ra ở phần biên giới chưa phân định Việt Cam. Người Campuchia hiểu việc xung đột với Việt Nam có thể dẫn đến hậu quả gì. Tuy nhiên, rõ ràng Campuchia không nề hà gì khi nghiêng về Trung Quốc ở Biển Đông, nơi họ chẳng có mảy may lợi ích, nhưng đổi lại có thể là các khoản đầu tư và viện trợ hậu hĩ từ Trung Quốc. Đây là một chính sách phù hợp với lợi ích quốc gia của Campuchia, dù nó khiến Việt Nam, philipin, malaysia và các quốc gia đang có mâu thuẫn với Trung Quốc ở Biển Đông không mấy dễ chịu.
Nhận thức rõ vấn đề này, có thể giúp Việt Nam tỉnh táo đánh giá tình hình và đặt lên bàn cân một cách chính xác chính sách đối ngoại của Campuchia trong quan hệ tay ba Việt – Trung – Cam. Chúng ta cần chấp nhận thực tế Campuchia cũng đang chơi bài theo cách riêng của mình để phục vụ lợi ích quốc gia của họ, nhưng đồng thời cũng phải thừa khôn ngoan để nhận định rằng bất kể Trung Quốc xúi giục ở mức nào, Campuchia cũng sẽ không dại dột gây căng thẳng biên giới với Việt nam, bởi họ có đủ bài học quá khứ và lịch sử.
Lá bài Campuchia, do đó có thể khiến Việt nam khó chịu đôi chút ở Biển Đông, nhưng cũng không làm thay đổi được thực tế vấn đề, bởi mọi tiêu chí về luật pháp quốc tế đều rất rõ ràng. Ngược lại, chính Campuchia sẽ phải định hình chính sách của mình, bởi mọi sự dịch chuyển lại gần quỹ đạo Trung Quốc, sẽ khiến họ bị kéo xa ra khỏi Asean và phần còn lại của thế giới văn minh. Campuchia cũng nhiều lần bày tỏ nguyện vọng tham gia TPP, nhưng danh sách 12 quốc gia đang đàm phán hiệp ước không có họ, và chắc hẳn cũng sẽ không có trong tương lai gần. Dù bài học Ponpot cũng đã lùi xa, nhưng thực trạng bi bét của các quốc gia nằm trong quỹ đạo Trung Hoa cũng là một thực tế mà người Cam không mấy lạ lùng. Ngay cả Myanmar, sau nhiều chục năm lệ thuộc chặt chẽ Trung Hoa, cũng đã nỗ lực tìm mọi cách thoát ra và đất nước này chỉ khởi sắc kể từ chính sách thoát Trung của Thanswe. Đó là một tấm gương rất gần gũi cho mọi quốc gia trong khu vực.
Năm 2015, Việt Nam đang bước vào một quỹ đạo phát triển mới với nhiều hứa hẹn và cả về những triển vọng an ninh, với sự hợp tác của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Triển vọng của Việt Nam khi hòa nhập với thế giới văn minh, chắc chắn cũng là điều mà người Campuchia mong muốn. Trung Quốc do đó chắc chắn sẽ thất bại nếu muốn dùng Campuchia kiềm chế Việt Nam như cách họ đã từng làm với chế độ Ponpot.
TÁC GIẢ LANG ANH
(sưu tầm)
-Thủ tướng Cam Bốt : Một số cột mốc biên giới với Việt Nam đặt sai vị trí..........................
Những tranh cãi giữa Việt Nam và Campuchia về phần lãnh thổ ngày nay được gọi là đồng bằng sông Cửu Long (Lãnh thổ chính thức thuộc Việt Nam hiện đại) và Campuchia khmer krom (theo cách diễn giải của người Campuchia) từng kéo dài trong nhiều thế kỷ. Về mặt lịch sử, đây là vùng đất hoang vu gần như không người ở cho đến khi những đoàn khai hoang đầu tiên của người Việt và người Minh hương (người Trung Quốc bại trận dưới triều Minh chạy sang Việt Nam lánh nạn và xin thần phục triều đình nhà Nguyễn) khai phá. Bằng nỗ lực trong nhiều thế kỷ, họ biến một vùng đất hoang vu, sình lầy thành một khu vực đông đúc và giàu có. Vùng đất này, được gọi là Nam Kỳ theo cách định danh chính thức của vua Minh Mạng vào năm 1832. Với sự kiểm soát trên thực tế trong nhiều thế kỷ, đây là vùng lãnh thổ được công nhận thuộc về Việt Nam theo mọi hiệp ước và bản đồ quốc tế hiện đại.
Năm 1859, Pháp bắt đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Do lợi thế vượt trội về nền văn minh, đến năm 1867, Pháp chính thức chiếm trọn toàn bộ lãnh thổ Nam Kỳ gồm 6 tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (Tên gọi cũ chính thức của Nam kỳ lục tỉnh). Biên giới chính thức giữa Nam kỳ và Campuchia được xác lập lần đầu tiên theo thỏa ước ký kết giữa Thống đốc Nam kỳ và Vua Norodom I vào ngày 09/07/1870. Sau đó ba nặm một hiệp ước khác được ký bổ sung vào ngày 15/08/1973. Nếu đối chiếu với bản đồ Đại Nam năm 1829, một số vùng đất thuộc Tây Ninh, Châu Đốc và Hà tiên của Việt Nam đã bị cắt về Cao Miên. Tuy nhiên, những hiệp ước này là những hiệp ước chính thức đầu tiên phân định ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia. Biên giới hiện đại giữa hai nước ngày nay về cơ bản cũng được xác lập trên cơ sở của các hiệp ước này.
Tham vọng của Campuchia với vùng đất mà họ gọi là Khmer Krom chưa bao giờ tắt trong nhiều thế kỷ, bất chấp các hiệp ước quốc tế và hiện đại được các vương triều và chính quyền Campuchia nối nhau ký kết. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu quốc tế, xét cả về mặt lịch sử và thực tế, Campuchia chưa bao giờ kiểm soát Nam kỳ, dù là dưới vương triều cực thịnh nhất của họ vào thời đế quốc Angkor từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 12. Tuy nhiên, vấn đề Campuchia Krom luôn được nêu ra mỗi khi có một thế lực chính trị muốn tranh thủ tình cảm dân tộc cực đoan của người Campuchia. Thế lực gần nhất và khét tiếng nhất đối với yêu sách này, chính là Pon pot.
Không dựa trên bất cứ một bằng chứng lịch sử hoặc thỏa ước quốc tế nào, Pon pot chỉ đơn giản tuyên bố: “Bất cứ nơi nào có cây thốt nốt mọc, đó là đất của Campuchia”. Cây thốt nốt mọc nhiều ở Cam, ở Thái cũng như ở Việt Nam. Yêu sách của Pon pot, tuy nhiên chỉ hướng tới Việt Nam. Bởi đơn giản, đó là một lá bài trong canh bạc được chơi bởi người Trung Quốc.
Chế độ Pon Pot là một trong những chế độ cai trị cực đoan nhất trong lịch sử hiện đại. Độ tàn ác của nó vượt gấp nhiều lần công cuộc kỳ thị do thái của Hitler. Nhà nước hồi giáo khét tiếng tàn bạo IS hiện nay nếu so với Pon Pot thì vẫn phải gọi Pon Pot là đại sư phụ. Hitler giết dân do thái, IS khủng bố những người Hồi Giáo tại Iraq hay Syris. Riêng Pon pot, diệt chủng chính dân tộc mình bằng những biện pháp cực kỳ tàn bạo.
Pon pot luôn tự nhận là người đại diện cho quyền lợi của Campuchia, tuy nhiên trên thực tế, ông ta là một người Campuchia gốc Hoa. Sau khi thâu tóm được quyền lực do làn sóng chiến tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dương do Việt Nam làm nòng cốt và sự thoái lui của Mỹ, Pon pot thiết lập sự kiểm soát trên toàn lãnh thổ Campuchia từ ngày 17/04/1975. Trong vòng 4 năm, từ 1975 – 1978, theo mọi nghiên cứu quốc tế, Pon pot tàn sát từ 1,5 đến 2,3 triệu người Campuchia trên tổng dân số 8 triệu người. Nhiều nghiên cứu mới nhất thống nhất ở con số 1,7 triệu người Campuchia bị giết hại dưới thời Pon pot, tương ứng với 26% tổng dân số Campuchia. Nếu chế độ này tồn tại được thêm ít năm, với tốc độ giết hại như vậy, dân tộc Campuchia có lẽ chỉ còn tồn tại trong sách vở.
Như một cách để tập hợp dân chúng, Pon pot tìm cách gây chiến với Việt Nam. Về mặt đối nội, là để khơi gợi tình cảm dân tộc cực đoan của người Campuchia, để xao lãng và xoa dịu người Campuchia trước chính sách cai trị tàn bạo diệt chủng của chế độ Pon pot. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách hung hăng của Pon pot với Việt Nam nằm dưới sự thúc đẩy trực tiếp của Trung Quốc, nước duy nhất hậu thuẫn cho chế độ Pon Pot, viện trợ hầu hết vũ khí và trang bị cho thế lực này, cùng với sự hiện diện của hàng chục nghìn cố vấn trên khắp lãnh thổ Campuchia.
Bắt nguồn sâu xa của sự kiện, là chính sách bành trướng nhất quán của Trung Quốc trải dài suốt quá trình lịch sử. Là một đất nước có truyền thống hung hăng và máu xâm lược thâm căn cố đế, chính sách xuyên suốt của mọi triều đại Trung Hoa, là luôn muốn làm suy yếu, kiểm soát và nếu được thì thôn tính các quốc gia láng giềng với nó. Công cuộc thôn tính của các triều đại Trung Quốc khá thành công. Nó thành công sát nhập Mãn Thanh, Nội Mông, Tây Tạng, Đại lý, nhiều vùng đất thuộc Bách Việt và Nam Việt cũ trong suốt quá trình xâm lược nối tiếp nhau trong nhiều thế kỷ. Duy nhất có một vùng đất, cuộc xâm lược của Trung Quốc bị chặn lại, là miền Giao Chỉ vốn là nơi phát tích của nước Việt Nam hiện đại. Nhiều thế hệ nối tiếp người Việt nỗ lực đánh trả các cuộc xâm lăng của các triều đại Hán, Đường, Tống, Minh, Nguyên, Thanh và nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa hiện đại. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, được xác lập về cơ bản dưới triều đại nhà Lý và giữ được tính ổn định gần như bất biến trong suốt 11 thế kỷ. Ngày nay, đường biên này đã được xác lập chính thức theo hiệp định phân giới Việt Nam – Trung Hoa. Với hơn 1065 km biên giới đất liền và 383 km biên giới mặt nước. Biên giới Việt Trung được xác lập bởi một hệ thống cột mốc dày đặc, tới 1378 cột mốc biên giới, một minh chứng hùng hồn cho thấy sự “hữu hảo” và “tin cậy” giữa hai quốc gia. Đây là đường biên có mật độ cột mốc dày đặc nhất so với mọi đường biên giới quốc gia trên thế giới. Không có gì ngạc nhiên vì người Việt từng gánh chịu ít nhất 13 cuộc chiến xâm lược nối tiếp từ các triều đại cai kỵ Trung Quốc, trải dài từ thời phong kiến đến thời hiện đại.
Chính sách của chính quyền Trung Quốc hiện nay với Việt Nam không khác gì chính sách của họ với Triều Tiên. Trung Quốc luôn tìm cách phân rẽ các nước cứng đầu giáp giới với họ, nhằm làm suy yếu các quốc gia này, để phụ thuộc hoàn toàn và nếu có điều kiện thì thôn tính sát nhập. Trung Quốc thành công ở Triều Tiên, khiến đất nước này bị cắt làm đôi kể từ năm 1952. Ngày nay, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) là một đất nước giàu mạnh hàng đầu thế giới, sánh vai với thế giới văn minh, riêng phần Bắc Triều Tiên chịu sự kiểm soát và thao túng trực tiếp của Trung Quốc, là một quốc gia nằm ở đáy của đói nghèo, luôn phải chìa tay xin viện trợ lương thực hàng năm, nhưng thường xuyên hung hăng hô hào chiến tranh với Nhật Bản, Hàn Quốc và với Mỹ. Trung Quốc cũng tìm cách áp đặt thực tế này với Việt Nam. Năm 1954, Trung Quốc thỏa thuận với các nước lớn tách đôi Việt Nam làm hai phần với ranh giới là vỹ tuyến 17. Trong nhiều năm sau đó, Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Bắc Việt Nam để chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, nhằm hai mục đích: Ngăn ngừa Việt Nam độc lập thống nhất và tránh việc để một chế độ thân thiện với Hoa Kỳ tiến tới sát lãnh thổ Trung Hoa. Cũng trong thời kỳ này, lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc tìm cách gặp nhấm dần từng vùng lãnh thổ của nước láng giềng, dù họ luôn hô hào mị dân là đồng minh của chính phủ do ông Hồ Chí Minh lập lên ở miền Bắc. Năm 1958, Trung Quốc chiếm đóng một nửa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh Việt Nam đang ở thời kỳ cao điểm và Mỹ đã triệt thoái về nước sau hiệp định Paris năm 1972, Trung Quốc xua quân chiếm đóng nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia kiểm soát Hoàng Sa trên thực tế ở thời điểm đó đã có một nỗ lực kháng cự ngắn ngủi nhưng bất thành. Tuy nhiên, người Việt trên toàn thế giới lúc bấy giờ đã xuống đường biểu tình dữ dội để phản đối sự xâm lược của Trung Quốc.
Bằng những nỗ lực khôn ngoan và năng lực tác chiến cao, Bắc Việt Nam thành công thống nhất Nam Việt Nam, xác lập một nước Việt Nam thống nhất kể từ ngày 30/04/1975. Kết cục này không nằm trong chờ mong của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc với chính phủ Cộng Sản Việt Nam, vốn được coi là đồng minh nhanh chóng thay đổi. Theo xu thế này, Pon pot được Trung Quốc hậu thuẫn nhằm làm một con bài quan trọng để suy yếu Việt Nam, bắt Việt Nam phải nghe lời và khuất phục trước các yêu sách thôn tính của người Trung Quốc.
Tàn bạo nhưng khờ khạo trong suy xét tình hình, Pon pot ảo tưởng rằng có thể chiến thắng Việt nam với sự hậu thuẫn của người Trung Quốc. Từ năm 1975 đến 1978, lính Khmer đỏ của Trung Quốc nhiều lần đột kích sang lãnh thổ Việt Nam, gây ra những vụ thảm sát tàn bạo tại Tây Ninh và An Giang (Riêng cuộc đột kích của Ponpot vào Tây Ninh ngày 25/09/1977, lính Khmer đỏ đốt phá 471 ngôi nhà và giết hại hơn 800 người Việt bằng những hình thức hết sức man rợ, mang tính đặc trưng của cách thức diệt chủng mà Ponpot tiến hành ở Campuchia). Dù các cuộc tấn công của Ponpot bị đánh thiệt hại nặng bởi các lực lượng thiện chiến của Việt Nam, nhưng với sự hà hơi của Trung Quốc trong nỗ lực làm suy yếu Việt Nam, Ponpot không từ bỏ dã tâm chiến tranh. Ngày 23/12/1978, quân đội chính quy Việt Nam tràn sang biên giới Campuchia, mở đầu cho việc giải phóng quốc gia này khỏi một trong những chế độ tàn bạo nhất lịch sử. Trong vòng 2 tuần, lính Việt Nam đánh đến thủ đô Phnompenh, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Pon pot. Cùng với cuộc tiến quân của Việt Nam, người Campuchia sống sót thoát khỏi quá trình diệt chủng. Thế giới kinh hoàng khi chứng kiến sự xuất hiện của những cánh đồng chết trên khắp lãnh thổ Campuchia với hơn 1,7 triệu người bỏ mạng chỉ trong vài năm Pon pot nắm quyền.
Nhằm cứu nguy cho đàn em Pon Pot, tháng 02/1979 Trung Quốc xua 600 nghìn quân ồ ạt tiến đánh Việt Nam. Đối mặt với một đất nước thiện chiến vừa trải qua 30 năm chiến tranh giành độc lập kéo dài, Trung Quốc bị chặn lại ở biên giới phía Bắc và chịu tổn thất nặng. Sau ít ngày tiến công, Trung Quốc buộc phải tuyên bố đơn phương rút quân, thất bại cả trong mục đích xâm lược Việt Nam lẫn mục tiêu giải cứu cho Pon Pot. Tuy nhiên, Việt Nam phải gánh chịu một cuộc chiến tiêu hao kéo dài trong nhiều năm sau đó, ở cả biên giới phía Bắc và cuộc chiến tại Campuchia, nhằm giữ cho đất nước này thoát khỏi sự tái chiếm của Khmer đỏ.
Bước sang năm 2015, khi chính sách xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông chịu sự phản đối quyết liệt của các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, lá bài cũ Campuchia được Trung Quốc vận dụng lại trong một câu chuyện mới. Bằng các khoản viện trợ và đầu tư hậu hĩnh, Trung Quốc từng bước nắn được chính sách ngoại giao Campuchia theo hướng có lợi cho mình. Là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Campuchia nhiều lần có những tuyên bố nghiêng về đòi hỏi của Trung Quốc. Tháng 7/2015, gần như cùng thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Hoa Kỳ, hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc gặp có tính lịch sử, có một vụ xung đột nhỏ nổ ra ở biên giới Việt Nam – Campuchia, một sự kiện rõ ràng không phải là tình cờ khi nhìn vào các bài học thực tiễn và lịch sử. Sau sự kiện đó ít ngày, 23 viên tướng Campuchia đồng loạt viếng thăm Trung Quốc, một sự kiện chưa có tiền lệ, gợi lên nhiều ký ức về câu chuyện năm 1978. Có thể nói, cùng với chính sách đối ngoại bảo vệ lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Việt Nam, cùng với xu thế nhích lại không thể đảo ngược của quan hệ Việt Mỹ, lá bài Campuchia đang được Trung Quốc vận dụng lại trong chính sách kiểm soát và thôn tính khu vực của mình.
Dĩ nhiên người Campuchia không lạ gì dã tâm bành trướng của Trung Hoa, nhưng do không có biên giới giáp ranh với Trung Hoa, Campuchia cảm thấy an toàn tương đối và tận dụng lợi thế để gặt hái càng nhiều lợi ích từ Trung Quốc càng tốt. Chính sách này phù hợp với lợi ích quốc gia Campuchia, nhưng cũng có thể đẩy đất nước này vào vòng xoáy nguy hiểm. Thủ tướng Campuchia hiện nay, Hunsen, người đàn ông đã nắm quyền qua 3 thập kỷ, là một người từng được hậu thuẫn bởi Việt Nam. Tận mắt thấy Khmer đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tan tác chỉ trong vòng 2 tuần, Hunsen và Campuchia hiểu cái giá của sự mạo hiểm nếu lặp lại sai lầm ngu suẩn của Pon pot. Trên thực tế, bất chấp các luận điệu ủng hộ (dù không quá công khai) tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Campuchia luôn cố gắng duy trì quan hệ thân thiện với Việt Nam. Giữa Campuchia và Thái Lan từng có đụng độ chính thức tại biên giới khiến nhiều lính hai bên thiệt mạng, nhưng ở phần biên giới giáp ranh Việt Nam, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định phân giới chính thức vào các năm 1983, 1985 và 2005 dựa trên nền tảng đường biên giới được hoạch định theo bản đồ Bonne được xác lập giữa ranh giới Nam kỳ và Campuchia trong quá khứ. Trên thực tế hai nước đã hoàn tất phân định 78% tổng chiều dài biên giới. Phần mốc giới còn lại vẫn đang được xúc tiến trong sự nỗ lực của cả hai bên.
Lá bài Campuchia đang được Trung Quốc tìm cách vận dụng lại trong một câu chuyện mới, nhưng vấn đề là Campuchia ngày nay, sau các bài học quá khứ và lịch sử, vẫn còn chưa quên 4 năm cai trị của Ponpot và hàng chục nghìn cố vấn Trung Hoa với cái chết của 26% dân số. Dù tình cảm yêu ghét đan xen, nhưng người Campuchia không quên thực tế chính Việt Nam đã cứu dân tộc họ thoát khỏi sự diệt chủng, và càng không quên thực tế về bước chiến thần tốc của quân đội Việt Nam, khi giải phóng hầu hết lãnh thổ Campuchia chỉ trong có vài tuần. Do đó, có thể nói lá bài Campuchia trong tay Trung Quốc ngày nay không có sức nặng như thời Ponpot.
Là một quốc gia đã thoát khỏi nạn diệt chủng và hòa nhập thế giới văn minh, Campuchia có những chính sách phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mình. Một trong những lợi ích mang tính chiến lược của họ, là quan hệ hòa bình hợp tác với Việt Nam. Lính campuchia có thể chạm súng với lính Thái Lan, nhưng điều tương tự chưa bao giờ diễn ra ở phần biên giới chưa phân định Việt Cam. Người Campuchia hiểu việc xung đột với Việt Nam có thể dẫn đến hậu quả gì. Tuy nhiên, rõ ràng Campuchia không nề hà gì khi nghiêng về Trung Quốc ở Biển Đông, nơi họ chẳng có mảy may lợi ích, nhưng đổi lại có thể là các khoản đầu tư và viện trợ hậu hĩ từ Trung Quốc. Đây là một chính sách phù hợp với lợi ích quốc gia của Campuchia, dù nó khiến Việt Nam, philipin, malaysia và các quốc gia đang có mâu thuẫn với Trung Quốc ở Biển Đông không mấy dễ chịu.
Nhận thức rõ vấn đề này, có thể giúp Việt Nam tỉnh táo đánh giá tình hình và đặt lên bàn cân một cách chính xác chính sách đối ngoại của Campuchia trong quan hệ tay ba Việt – Trung – Cam. Chúng ta cần chấp nhận thực tế Campuchia cũng đang chơi bài theo cách riêng của mình để phục vụ lợi ích quốc gia của họ, nhưng đồng thời cũng phải thừa khôn ngoan để nhận định rằng bất kể Trung Quốc xúi giục ở mức nào, Campuchia cũng sẽ không dại dột gây căng thẳng biên giới với Việt nam, bởi họ có đủ bài học quá khứ và lịch sử.
Lá bài Campuchia, do đó có thể khiến Việt nam khó chịu đôi chút ở Biển Đông, nhưng cũng không làm thay đổi được thực tế vấn đề, bởi mọi tiêu chí về luật pháp quốc tế đều rất rõ ràng. Ngược lại, chính Campuchia sẽ phải định hình chính sách của mình, bởi mọi sự dịch chuyển lại gần quỹ đạo Trung Quốc, sẽ khiến họ bị kéo xa ra khỏi Asean và phần còn lại của thế giới văn minh. Campuchia cũng nhiều lần bày tỏ nguyện vọng tham gia TPP, nhưng danh sách 12 quốc gia đang đàm phán hiệp ước không có họ, và chắc hẳn cũng sẽ không có trong tương lai gần. Dù bài học Ponpot cũng đã lùi xa, nhưng thực trạng bi bét của các quốc gia nằm trong quỹ đạo Trung Hoa cũng là một thực tế mà người Cam không mấy lạ lùng. Ngay cả Myanmar, sau nhiều chục năm lệ thuộc chặt chẽ Trung Hoa, cũng đã nỗ lực tìm mọi cách thoát ra và đất nước này chỉ khởi sắc kể từ chính sách thoát Trung của Thanswe. Đó là một tấm gương rất gần gũi cho mọi quốc gia trong khu vực.
Năm 2015, Việt Nam đang bước vào một quỹ đạo phát triển mới với nhiều hứa hẹn và cả về những triển vọng an ninh, với sự hợp tác của nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Triển vọng của Việt Nam khi hòa nhập với thế giới văn minh, chắc chắn cũng là điều mà người Campuchia mong muốn. Trung Quốc do đó chắc chắn sẽ thất bại nếu muốn dùng Campuchia kiềm chế Việt Nam như cách họ đã từng làm với chế độ Ponpot.
TÁC GIẢ LANG ANH
(sưu tầm)
Trang báo mạng Cam Bốt, Cambodia Daily, cho hay, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen hôm qua, 16/07/2015, tuyên bố rằng có một số cột mốc biên giới với Việt Nam bị đặt sai sang bên phần đất của Cam Bốt, đồng thời ông cho biết chính phủ có thể xem xét và « yêu cầu điều chỉnh ».
Gần đây các nghị sĩ đối lập Cam Bốt đã khơi dậy vấn đề lãnh thổ với Việt Nam và tố cáo chính phủ của ông Hun Sen đã thỏa hiệp trong kế hoạch cắm mốc biên giới với Việt Nam khiến Cam Bốt bị mất đất.
Theo báo Cambodia Daily, hồi năm 2012, Thủ tướng Hun Sen đã từng có bài diễn văn dài 5 tiếng đồng hồ trước Quốc hội để bác bỏ các cáo buộc như vậy, nhưng hôm qua (16/5), phát biểu trong một buổi lễ tại Phnom Penh, ông Hun Sen lại nói chính phủ có thể phải xem xét lại việc cắm mốc trên chiều dài 1228 km dường biên giới với Việt Nam.
Thủ tướng Cam Bốt cho biết, hai nước đã hoàn thành việc cắm mốc phân định trên 83% chiều dài đường biên giới, Cam Bốt có thể xem xét những trường hợp đặt sai mốc để điều chỉnh. Trên chiều dài đường biên giới còn lại, hai bên vẫn còn chưa thống nhất được với nhau về một số vị trí cắm mốc.
Liên quan đến vấn đề phân định biên giới hai nước, trong cuộc họp báo chiều qua tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, nói phía Cam Bốt đã không đáp ứng đề nghị của Việt Nam về việc không xây dựng các công trình trong phạm vi 100 mét tính từ đường quản lý thực tế về mỗi bên tại khu vực biên giới chưa phân giới cắm mốc.
Cũng trong cuộc họp báo này, trả lời câu hỏi về thông tin được đăng tải trên các trang mạng cho thấy Việt nam đang chuyển vũ khí, khí tài về phía biên giới Tây Nam, đại diện Bộ Ngoại giao Việt nam đã khẳng định đó là những thông tin « không có tính xác thực ».
-Biên giới Việt Nam : Cam Bốt đề nghị LHQ cấp bản đồ gốc-
Theo báo chí Cam Bốt, ngày 06/07/2015, Thủ tướng Hun Sen đã gửi thư đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị cung cấp các bản đồ gốc về đường biên giới với Việt Nam, từng được cố Quốc vương Sihanouk đệ nạp lên Liên Hiệp Quốc. Theo người đứng đầu chính quyền Cam Bốt, Phnom Penh muốn có được các bản đồ này để bảo vệ « tính chính xác » của việc phân định biên giới, chống lại « chủ nghĩa dân tộc cực đoan », có thể đưa quốc gia này đến « thảm họa ».
Báo Cambodge Post cho biết các bản đồ do Vua Sihanouk trình Liên Hiệp Quốc năm 1964 đã được đưa vào điều 2 của Hiến pháp Cam Bốt năm 1993. Theo đó, đường biên giới của nước này được xác định theo « các bản đồ có tỷ lệ 1/100.000 (tức bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản) được xác lập trong thời gian từ 1933 đến 1953, và được quốc tế thừa nhận trong thời gian từ 1963 đến 1969 ».
Trong bức thư nói trên, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen khẳng định : Phnom Penh muốn có được các bản đồ gốc, để « khẳng định tính chính xác » của tiến trình phân định biên giới đang diễn ra, nhằm « chấm dứt sự kích động của chủ nghĩa dân tộc cực đoan » vì các mục tiêu chính trị, có thể dẫn Cam Bốt đến « thảm họa ».
Còn theo The Phnom Penh Post, nghị sĩ đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) Um Sam An hoan nghênh đề nghị của ông Hun Sen gửi Liên Hiệp Quốc và kêu gọi chính quyền thẩm tra các bản đồ và việc ấn định các trạm biên phòng với sự tham gia của đối lập, xã hội dân sự và giới chuyên gia.
Tình hình tại biên giới Cam Bốt – Việt Nam có thể tiếp tục căng thẳng. Trước lá thư của Thủ tướng Hun Sen, vẫn theo The Phnom Penh Post, một nghị sĩ đảng đối lập CNRP thông báo kế hoạch huy động 10.000 người tham gia vào cuộc tuần hành ngày 19/07 tới tại tỉnh Svay Rieng, nơi xảy ra đụng độ. Hôm qua, người phát ngôn chính phủ Cam Bốt Phay Siphan thông báo, chính phủ sẽ đàm phán để tránh xảy ra một cuộc tuần hành như vậy tại khu vực biên giới. Về phần mình, lãnh đạo đảng đối lập Cam Bốt Sam Rainsy cho biết sẽ chờ đợi kết quả yêu cầu của ông Hun Sen, nhưng không loại trừ một cuộc tuần hành, « nếu đó là nguyện vọng của nhân dân ».
Cambodge Post ghi nhận, bức thư của Thủ tướng Hun Sen được gửi đi ngay sau khi có thêm một sự cố mới xảy ra đúng tại địa điểm có đụng độ khiến khoảng một chục người bị thương ngày 28/06, thuộc tỉnh Svay Rieng, giữa một nhóm hơn 200 thanh niên Cam Bốt do hai nghị sĩ đối lập dẫn đầu với phía Việt Nam. Cụ thể, hôm thứ Bảy 03/07, một người Cam Bốt tranh đấu vì quyền trẻ em đã bị một số người dân phía Việt Nam hành hung. Người này bị công an Việt Nam bắt, tuy nhiên, hôm sau đã được thả về Cam Bốt.
Sau sự cố 28/06, ngày 30/06, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng cáo buộc những thành phần cực đoan xâm nhập bất hợp pháp lãnh thổ Việt Nam, tấn công cư dân và lực lượng an ninh, khiến 7 người Việt Nam bị thương. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi Phnom Penh có biện pháp « không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước ».
Ngày hôm sau, báo Cam Bốt cho biết chính phủ hai nước thành lập nhóm làm việc chung giữa hai nước để “ xem xét và làm rõ” vụ việc. Trả lời báo giới ngày 01/07, ông Var Kim Hong – trưởng ban Biên giới của chính phủ - khẳng định các bản đồ về biên giới với tỷ lệ 1/50.000 hiện nay mà Cam Bốt và Việt Nam sử dụng là bản sao trung thành của các bản đồ 1/100.000 trước đây, tiến trình hoạch định biên giới của Ủy ban Biên giới chính phủ hai nước là « hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp » Cam Bốt.
Trả lời báo Giáo dục Việt Nam hôm qua, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam Trần Công Trục thông báo, cho đến nay 78% chiều dài biên giới đã được phân định theo Hiệp ước năm 1985 và và Hiệp ước bổ sung năm 2005. Còn theo ông Trần Việt Thái, Viện phó Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn của báo mạng VnExpress hôm nay, khi ký Hiệp ước bổ sung năm 2005, hai bên đã cam kết hoàn thành cắm mốc biên giới « trước tháng 12/2008, sau đó điều chỉnh thành cuối năm 2012 », tuy nhiên, phía Cam Bốt đã đề nghị lùi thời hạn, do « tình hình chính trị ở Cam Bốt diễn biến phức tạp ».
-'Đàm phán biên giới rất khó khăn'
Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng thừa nhận đàm phán biên giới với Việt Nam rất khó khăn nhưng yêu cầu các bên kiềm chế.
Ông Sar Kheng vừa triệu tập một cuộc họp ở Phnom Penh với khoảng 400 quan chức các tỉnh giáp ranh với Việt Nam để chỉ đạo về tình hình biên giới chung với hai bên.
Trong khi đó, Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, đang ở thăm và làm việc ở Campuchia từ ngày 12/7-18/7.
Tướng Việt vừa có cuộc hội đàm với Đại tướng Sok Phal, Tổng cục trưởng Tổng cục di trú, Bộ Nội vụ Campuchia ở Siem Reap cũng về chủ đề biên giới.
Bất đồng dẫn đến căng thẳng đường biên đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Hôm 28/6, xô xát ở khu vực biên giới giữa hai tỉnh Svay Rieng và Long An đã khiến gần 20 người bị thương.
Trong cuộc gặp với quan chức Campuchia, Bộ trưởng Sar Kheng đưa ra một loạt các chỉ thị, trong đó có yêu cầu giới chức các địa phương không "đi tắt" với phía Việt Nam.
Ông bộ trưởng nói các địa phương cần chấm dứt ngay việc thương lượng ranh giới không chính thức với phía Việt Nam, ám chỉ việc quan chức Campuchia cho bạn bè người Việt thuê mượn đất đai địa ốc.
Ông cũng nhắc nhở: "Nhà cửa, ruộng vườn phải giữ nguyên hiện trạng. Không được cơi nới hay chặt cây đốn rừng. Không được xây dựng thêm làm ảnh hưởng tình hình".
Bộ trưởng Sar Kheng ra lệnh chặn tất cả các ngả đường lâu nay người dân vẫn dùng để qua biên giới và bắt người vượt biên trái phép.
Công việc khó khăn
Ông huấn thị: "Giải quyết vấn đề biên giới là công việc phức tạp đòi hỏi kiên trì và đấu tranh.... Chúng ta đang rất cố gắng giải quyết các vấn đề lớn với Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được".
Đảng Cứu quốc đối lập ở Campuchia lâu nay đã dùng chủ đề biên giới để công kích chính phủ, cho là chính quyền Hun Sen nhân nhượng quá nhiều với Việt Nam.
Trong khi đó, Thông tấn xã Việt Nam nói Trung tướng Võ Trọng Việt, Tư lệnh Biên phòng Việt Nam, và Đại tướng Sok Phal, Tổng cục trưởng Tổng cục di trú Campuchia, đã ký "biên bản làm việc, nhất trí trong thời gian tới, hai bên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, cùng nhau giải quyết tốt các vấn đề trên biên giới trên tình thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ".
Chuyến đi kéo dài một tuần của ông Việt cho thấy vấn đề biên giới khá "nóng" trong quan hệ hai nước.
Sau cuộc đụng độ hôm 28/6, tỉnh Long An đã gửi công văn phản đối hành động của những người mà phía Việt Nam gọi là "phần tử cực đoan Campuchia" và đòi phía Campuchia có biện pháp xử lý.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Campuchia gửi ba công văn liên tiếp yêu cầu Việt Nam dừng các hoạt động xây cất trên đất mà bộ này nói là "của Campuchia".
-Cảnh giác với yếu tố Trung Quốc ở biên giới Tây Nam
(GDVN) - Những hành động này không thể không có sự “chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một trong kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.
Ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng yêu cầu Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc ngày 28/6 khoảng 250 người Campuchia, trong đó có một số nghị sĩ đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa phận tỉnh Long An.
Những người này đã tấn công người dân Việt Nam khiến 7 người bị thương. Ông Bình yêu cầu phía Campuchia không để tái diễn những hành động phá hoại hòa bình ổn định ở biên giới như trên để đảm bảo công tác phân giới cắm mốc được triển khai thuận lợi.
Việt Nam có quyền ngăn chặn các hoạt động xâm nhập biên giới bất hợp pháp
Theo đài VOA Hoa Kỳ ngày 1/7, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong nói rằng cơ quan ông sẽ có cuộc họp với cơ quan chức năng đồng cấp Việt Nam từ ngày 6/7 đến ngày 9/7 tới.
Ông Var Kim Hong, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia. Ảnh: KI Media. |
Ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời nói rằng: "Chúng tôi đang yêu cầu họ ngừng các hoạt động này bởi vì chúng tôi chưa phân giới xong hoàn toàn ở bất kỳ khu vực nào, tỉnh nào. Chúng ta không nên thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào, chúng ta phải giữ nguyên hiện trạng phù hợp với tuyên bố chung ngày 17/1/1995".
Ông Var Kim Hong cho biết, cuộc họp tuần tới không phải được tổ chức chỉ vì vụ va chạm ngoài biên giới hôm 28/6, nhưng nó sẽ được 2 bên trao đổi. Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia khẳng định, cả hai bên đều có quyền qua lại khu vực chồng lấn chưa phân giới.
"Vì vậy họ (Việt Nam) có quyền ngăn cản chúng ta (vượt mốc 203)", ông Var Kim Hong được VOA dẫn lời cho biết. Trưởng ban Biên giới Campuchia kêu gọi người dân nước này tránh những sự có vô dụng và các cuộc va chạm vô ích.
Xung quanh luận điệu kích động bài Việt, chống phá quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia của CNRP kêu gọi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đưa cái gọi là "tranh chấp biên giới Việt Nam - Campuchia" ra Tòa án Công lý Quốc tế, ông Var Kim Hong khẳng định: Các giải pháp cho vấn đề biên giới đang được hai bên đàm phán giải quyết.
"Đầu tiên chúng ta phải đánh giá. Chúng ta không thể cứ ra tòa mà không biết chúng ta sẽ kiện gì và kiện như thế nào". Ông cũng bác bỏ tuyên bố của CNRP về cái gọi là bản đồ "chứng minh Việt Nam lấn đất". Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia bình luận: "Đó là một giấc mơ. (CNRP) Hãy để chỉnh phủ làm việc và đàm phán".
Ông cũng bác bỏ kêu gọi của CNRP vô hiệu hóa các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã chính thức ký kết với Việt Nam từ những năm 1985 và 2005. Ông Var Kim Hong khẳng định Campuchia đã đàm phán thành công với Việt Nam trong những hiệp định này và nó phát huy tác dụng trong việc củng cố đường biên giới chung giữa hai nước.
Phe đối lập Campuchia vẫn điên cuồng chống phá Việt Nam, lấp ló đằng sau là bóng dáng Trung Quốc
Ngày 29/6, hai nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton nhắc lại trên tờ The Phnom Penh Post rằng, hơn 5 năm trước ông Sam Rainsy Chủ tịch đảng CNRP hiện nay dã bị nhà nước Campuchia phạt tù 2 năm và sau đó phải sống lưu vong vì tội đào và dịch cột mốc biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.
Nửa thập kỷ sau Sam Rainsy về nước hợp tác với Kem Sokha thành lập đảng CNRP mưu đồ theo đuổi con đường chính trị nhưng không phải bằng sách lược gì tốt đẹp, mà vẫn ngựa quen đường cũ, tiếp tục mị dân lừa gạt bằng chiêu bài chống phá kịch liệt Việt Nam, bợ đỡ Trung Quốc - PV.
Năm ngoái Sam Rainsy đã công khai đường lối chính trị bài Việt và bám gót Trung Hoa khi khẳng định trên đài BBC tiếng Việt rằng: "Trung Quốc là tương lai" với mộng tưởng "Bắc Kinh sẽ giúp đỡ bảo vệ cái gọi là chủ quyền".
Sam Rainsy lập luận rằng ông ta học theo cố Quốc vương Norodom Sihanouk vì ông ấy là người xây dựng quan hệ rất tốt với Trung Quốc từ những năm 1950. Sam Rainsy tuyên bố: Coi Trung Quốc là nước thứ 3 để làm "đối trọng với ảnh hưởng" của 2 nước láng giềng, Thái Lan và Việt Nam?!
Theo The Cambodia Daily, ngày 4/3 năm nay cấp phó của ông Sam Rainsy, Kem Sokha với vai trò Phó Chủ tịch Quốc hội Campuchia đã gặp bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh và tuyên bố, CNRP muốn hợp tác rộng lớn hơn với Trung Nam Hải.
The Cambodia Daily lưu ý, CNRP đã tìm cách lấy lòng Bắc Kinh trong cuộc bầu cử năm 2013 bằng tuyên bố ủng hộ yêu sách (vô lý, phi pháp) của họ ở Biển Đông.
Ngày 2/7 The Cambodia Daily dẫn lời Sam Rainsy tuyên bố: "Tình hình ở Campuchia đã thay đổi. Mọi thứ không còn giống như một vài năm trước đây." Sam Rainsy nói ông ta tin rằng những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm ủng hộ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc đã tạo cho Campuchia cái gọi là "cơ hội duy nhất chống Việt Nam xâm lấn biên giới"?!
"Khi tôi nói chuyện với các quan chức Mỹ tại Washington DC, họ muốn Campuchia kết hợp với ASEAN chống Trung Quốc. Người Mỹ cho rằng họ cần sự gắn kết trong ASEAN, và do đó Mỹ có mối quan tâm rằng không nên có sự căng thẳng giữa Campuchia với Việt Nam.
Trong khi họ đang phải đối đầu với Trung Quốc, sẽ không phải lúc để Việt Nam tạo ra những căng thẳng với Campuchia hay gửi thông điệp sẽ có biện pháp cứng rắn với Campuchia, nước láng giềng yếu hơn", Sam Rainsy công khai bộc lộ tư tưởng bám gót Trung Quốc, chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia.
Những tuyên bố lạc loài ra mặt ủng hộ lập trường vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
The Phnom Penh Post ngày 5/3 vừa qua cho biết, chính phủ Campuchia đã được quan sát thấy có thái độ đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN. Đổi lại Bắc Kinh đã "hào phóng khen thưởng" hàng tỉ USD đầu tư và cho vay!
Năm 2013 sau cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia, Tân Hoa Xã đã nhắc "vỗ mặt" Hun Sen rằng, nếu không "cải cách sâu sắc và nghiêm túc", CPP khó giành chiến thắng trong bầu cử quốc gia năm 2018.
Từ đó trở đi, những tiếng nói phụ họa, bao che ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều tại Campuchia. Gần đây nhất là phát ngôn của Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày 6/5 ủng hộ lập trường đàm phán tay đôi của Trung Quốc và gạt Mỹ khỏi Biển Đông.
Ngày 4/6 người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lại cáo buộc Mỹ "gây rối Biển Đông" và đòi Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc, bất chấp các hành động leo thang của Trung Quốc.
Ông Norodom Sirivudh. |
Ngày 27/6, đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tổ chức hội thảo quan hệ đối ngoại quốc tế có sự tham gia của các ông Vương Nghị - Ngoại trưởng và Lý Nguyên Triều - Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Norodom Sirivuth, Cố vấn Cơ mật tối cao của Quốc vương Campuchia lại tiếp tục lên tiếng phụ họa với Trung Nam Hải đòi Mỹ, Nhật "rời khỏi Biển Đông".
Đó là lý do tại sao ngay cả 2 nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton cũng phải lưu ý trên The Phnom Penh Post hôm 29/6 rằng: Trong tuần qua những "hùng biện công khai" của một số quan chức CPP cầm quyền về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia theo xu hướng ủng hộ quan điểm của phe đối lập đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak cũng phát biểu sai sự thật rằng Việt Nam "dùng vũ lực" với nhóm người Campuchia trong vụ xâm nhập bất hợp pháp. Những động thái này khiến người ta khó tin rằng không có sự đổi chác, giật dây từ Bắc Kinh.
Cảnh giác với trò dương Đông kích Tây của Bắc Kinh ở biên giới Tây Nam
Bình luận về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho chúng tôi biết:
"Những phát ngôn tuyên bố chính thức gần đây của Campuchia vừa qua đi ngược lại xu thế, nhận thức chung của khu vực và quốc tế về căng thẳng Biển Đông, đi ngược lại những thỏa thuận, thậm chí là hiệp định đã ký kết chính thức với Việt Nam phải chăng là hậu quả của những ngón đòn hiểm Trung Quốc dùng tiền, viện trợ vũ khí để thao túng?
Phải chăng các thế lực chính trị phản động Camphuchia cũng đang tính toán lợi dụng lúc Việt Nam đang tập trung đối phó với Trung Quốc trên hướng Biển Đông để kích động một bộ phận người dân Campuchia nhẹ dạ?
Hành động của bọn họ đang quấy phá vùng biên giới, thậm chí đòi hủy bỏ toàn bộ những thành quả của quá trình giải quyết vấn đề biên giới trong thời gian qua của 2 nước là điều không thể chấp nhận được. Tất nhiên, những hành động này không thể không có sự "chống lưng” của Trung Quốc, nằm trong một kịch bản do Trung Quốc dàn dựng để gây áp lực tối đa với Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Đã đến lúc Việt Nam cần cho những thế lực nói trên thấy rõ, người Việt Nam đã và sẽ có cách bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cơ đồ cha ông để lại như thế nào.
Tất nhiên,trong bối cảnh quốc tế hiện nay, biện pháp đấu tranh ngoại giao, pháp lý vẫn là thích hợp nhất so với biện pháp quân sự.
Bởi vì, hòa bình luôn luôn là nguyện vọng tha thiết nhất của nhân loại. Nhiều nhà bình luận quốc tế cũng đã từng cảnh báo rằng đã có lúc thế giới đang đứng bên miệng hố chiến tranh bởi những tranh chấp gay gắt giữa các thế lực mang đậm màu sắc chính trị, quân sự, sắc tộc và tôn giáo.
Tại thời điểm hiện tại, thế giới vẫn đang ở trong tình trạng bất ổn đó. Các liên minh, các phe phái đối nghịch nhau trên phạm vi thế giới đã có mầm mống xuất hiện tại một số điểm nóng.
Có thể nói đây là thời khắc mà mọi ứng xử đều hết sức thận trọng, phải đặt lợi ích chung vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và thế giới lên trên hết. Cách ứng xử thích hợp nhất là phải thật sự bình tĩnh, cảnh giác phân biệt rõ đúng sai.
Bất kể là ai nếu hành xử không theo đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng của mình thì kiên quyết phản đối đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng"./.
Mời quý độc giả đón đọc phần 2: "Ts Trần Công Trục: Không ai có thể lật lại Hiệp ước biên giới Việt Nam-Campuchia".Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Chủ tịch tỉnh Long An gửi công hàm đề nghị các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc. Trước việc xảy ra trên tuyến biên giới chung giữa 2 tỉnh Long An (Việt Nam) và Svay Rieng (Vương quốc Campuchia) vào ...
Chủ tịch tỉnh Long An gửi công hàm đến Tỉnh trưởng tỉnh Svay ...Thanh Niên
Học giả Campuchia dùng Nhân dân tệ lấp liếm cho TQ bành trướng Biển Đông?
-Phần tử quá khích Campuchia tấn công 7 người Việt bị thươngTiền Phong
TPO - Thông tin từ Bộ Ngoại giao ngày 30/6 cho biết, ngày 28/6, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ Đảng đối lập Campuchia CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Yêu cầu Campuchia xử lý thỏa đáng vụ gây rối ở biên giớiVietnam Plus
Xô Xát Biên Giới VN-CampuchiaViệt Báo Daily Online
Xô xát tại biên giới Việt Nam-CampuchiaĐài Á Châu Tự Do
-Campuchia phản đối Việt Nam xâm phạm lãnh thổ
Trà Mi-VOA 12.06.2015
Campuchia phản đối việc Việt Nam đào 5 ao hồ bên trong lãnh thổ vùng Đông Bắc Campuchia ở tỉnh Ratanakiri.
Tân Hoa xã hôm 12/6 dẫn công hàm của Bộ Ngoại giao Campuchia gửi cho đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh cùng ngày cho hay theo báo cáo của Bộ Nội vụ và Ủy ban Biên giới Campuchia, chính quyền tỉnh Ratanakiri phát hiện 5 ao hồ có diện tích 5mx13m do giới hữu trách Việt Nam đào ở làng Pak Nhay, huyện O Yadav, tại khu vực chưa cắm mốc biên giới.
Công hàm nói các ao hồ này nằm sau bên trong lãnh thổ Campuchia, cách đường biên giới từ 380 đến 545 mét.
Bộ Ngoại giao Campuchia yêu cầu Việt Nam tôn trọng đường biên giới của bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và điều 8 trong Thông cáo chung hai nước ký ngày 17/1/1995.
Khoản này quy định rằng trong lúc chờ giải pháp cho vấn đề biên giới, hai nước nhất trí duy trì cách xử lý hiện thời, không thay đổi hay di dời các dấu mốc biên giới, giáo dục dân chúng không tiến hành canh tác hay định cư vượt qua đường biên giới, cũng như hợp tác duy trì an ninh-trật tự biên giới.
Chưa có phản hồi chính thức từ chính phủ Việt Nam về việc này.
Đường biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia kéo dài 1270 cây số. Tính tới nay, khoảng 80% công tác cắm cột mốc biên giới giữa hai nước đã hoàn tất.
-Ngoại trưởng Campuchia nói 'đất của Việt Nam'?
Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong bị chỉ trích sau khi gửi thư lên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nói một khu đất dân nước này đang canh tác là của Việt Nam.
Khu đất gây tranh cãi nằm tại một ngôi làng ở tỉnh Tbong Khmum.
Lý do ông Hor Namhong gửi bức thư trên là do một số dân biểu Campuchia yêu cầu ông trợ giúp cho nông dân xã Choam, huyện Memot ở tỉnh này trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Các nông dân Campuchia nói họ đang canh tác khu đất này nhiều thập niên và người Việt Nam dùng hóa chất độc để hại mùa màng của họ.
Trong lá thư gửi ông Heng Samrin, ông Hor Namhong nói thực ra nông dân Campuchia đã trồng trọt quá sang đất của Việt Nam, vốn được phân định trong một thỏa thuận mà hai nước đã ký năm 2011.
Ông viết trong lá thư đề ngày 4/5: Gần đây, trong năm 2015, nông dân chúng ta đã trồng trọt trên 16,6 ha đất của Việt Nam, khiến người Việt Nam phun hóa chất".
Giải thích của ông ngoại trưởng đã gây bất bình trong một số giới, trong có dân biểu đối lập Mao Monyvann thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc.
Ông dân biểu nói ông vừa đi thăm khu vực này về và sẽ cân nhắc có buộc ông Hor Namhong phải ra điều trần trước Quốc hội hay không.
Ông Mao Monyvann nói: “Tôi nghĩ ông Hor Namhong dựa trên các bản đồ từ năm 1982 hay 1983 mà sau đó đã bị bãi bỏ theo Thỏa thuận Hòa bình Paris [năm 1991]".
Ông nói các bản đồ trên được vẽ khi Việt Nam chiếm đóng Campuchia.
Việt Nam và Campuchia đã ký hiệp định về biên giới nhưng việc phân giới cắm mốc còn nhiều khó khăn.
Cáo buộc người Việt Nam chiếm đất đã làm nổ ra một số cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia.
-Vấn đề Kampuchia : Tranh chấp lãnh thổ
-Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất
-VN rút tham tán ở Campuchia về nước
Ông Thông là người đã gây tranh cãi khi nói hồi tháng Sáu rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao cho Việt Nam. Phát biểu của ông đã khiến một số người Khmer Krom, tức xuất xứ từ vùng này, tức giận vì cho rằng đất đai mà họ gọi là Kampuchea Krom đã bị Việt Nam thôn tính.
Ông Trần Văn Thông, người nói thạo tiếng Khmer, cũng là phát ngôn viên của sứ quán.
Thứ Năm 11/9, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh đã có cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong tại Phnom Penh. Tân đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, ông Thạch Dư, cũng có mặt.
Theo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong, vấn đề Khmer Krom đã được đề cập tới trong cuộc gặp.
Ông Koy Kuong nói với các nhà báo: “Các nhà ngoại giao Việt Nam xác nhận rằng họ sẽ gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Vương quốc Campuchia về việc rút người phát ngôn sứ quán về nước”.
Ông không giải thích rõ lý do, nhưng nói theo thông lệ ngoại giao quốc tế, hành động rút nhà ngoại giao thường xảy ra khi có vấn đề gì đó.
BBC đã tìm cách liên lạc với sứ quán và ông Trần Văn Thông nhưng không được.
Vẫn biểu tình
Quyết định rút ông tham tán về nước được cho là có thể giải tỏa phần nào căng thẳng xung quanh phát biểu của ông.
Tuy nhiên, một số nguồn tin nói ông Trần Văn Thông cũng sắp mãn hạn phục vụ tại Campuchia.
Các nhà tổ chức biểu tình Khmer Krom thì nói việc này không giúp ngăn chặn được kế hoạch biểu tình họ đã hoạch định vào đầu tháng tới.
Đại diện cộng đồng Khmer Krom ở Phnom Penh nói với BBC cuộc biểu tình lớn dự tính sẽ được tổ chức từ 1/10-5/10 và họ đang làm thủ tục xin phép chính quyền.
Tuy nhiên, một nhà tổ chức nói: “Nếu không có phép chúng tôi vẫn làm”.
Trong khi đó, Việt Nam khẳng định “lập trường của Việt Nam rõ ràng và nhất quán” về các cuộc biểu tình của người Khmer Krom.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình được báo điện tử VnExpress dẫn lời nói hôm 11/9: “Việt Nam đề nghị chính quyền Campuchia có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các hoạt động sai trái, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia”.
********
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/09/140912_viet_diplomat_recalled.shtml
-'Không trừng phạt' người đốt cờ VN
BBC Tiếng Việt
Một quan chức Quốc hội Campuchia bác bỏ thông tin nói Campuchia hứa với Việt Nam sẽ trừng phạt những người đốt cờ Việt Nam tại Phnom Penh.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin vừa thăm Việt Nam và đã gặp các lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 18/8.
Trang web chính phủ Việt Nam nói ông Heng Samrin và Quốc hội Campuchia “hết sức bất bình” vì hành động “quá khích” đốt cờ Việt Nam.
Ông Heng Samrin nói Campuchia “đã có các biện pháp mạnh mẽ để xử lý những hành vi và đối tượng”, theo trang web chính phủ Việt Nam.
Tuy vậy, ông Chheang Vun, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông của Quốc hội Campuchia, đã bác bỏ thông tin này.
'Không phải quá khích'
Ông nói rằng ông Heng Samrin "chỉ lấy làm tiếc về hành động biểu tình đốt cờ Việt Nam" với phía Việt Nam.
"Campuchia không gọi người biểu tình là nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước. Ông Heng Samrin cũng không hề có hứa với Việt Nam sẽ xử lý người đốt cờ Việt Nam hay có biện pháp ngăn chặn."
Theo ông Vun, từ “quá khích” chỉ là do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đơn phương sử dụng khi nói chuyện với Chủ tịch Quốc hội Campuchia.
Tuần qua, người biểu tình đã bao vây Sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh trong ba ngày liên tục.
Những người này đòi một quan chức sứ quán Việt Nam, Tham tán chính trị Trần Văn Thông, xin lỗi vì đã nói miền đất mà người Khmer Krom gọi là Kampuchea Krom và cho là của họ, đã thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
Trong một sự leo thang, người biểu tình đã đốt quốc kỳ Việt Nam ngay trước đại sứ quán hôm 12/8. Họ cũng dọa sẽ tiếp tục biểu tình và đốt cờ nếu như không có động thái phản hồi từ phía Việt Nam trong thời hạn vài tuần tới.
Theo ông Vun, Chủ tịch Quốc hội Campuchia “lấy làm tiếc” vì hành động của người biểu tình, nhưng nói với phía Việt Nam rằng biểu tình là chuyện bình thường ở Campuchia.
“Campuchia khác Việt Nam, chúng tôi không thể cấm biểu tình,” ông Chheang Vun nói.
Trong một diễn biến khác, tân đại sứ Việt Nam tại Campuchia Thạch Dư vừa trình quốc thư lên Quốc vương Norodom Sihamoni hôm thứ Năm 21/8.
Ông Thạch Dư thay thế người tiền nhiệm, đại sứ vừa mãn nhiệm Ngô Anh Dũng.
Thông tấn xã Việt Nam khi đưa tin nói Quốc vương Sihamoni "chào mừng đại sứ, tin tưởng đại sứ sẽ phát huy tốt vai trò cầu nối quan trọng, đóng góp thiết thực" cho quan hệ và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Về phần mình, ông Thạch Dư được dẫn lời nói ông "hy vọng trong thời gian công tác tại Vương quốc Campuchia sẽ nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Quốc vương cũng như của các nhà lãnh đạo Campuchia".-Campuchia nói về vụ đốt cờ Việt Nam
BBC - – thứ ba, 19 tháng 8, 2014
-Ngưng biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia
Hơn 100 người biểu tình, trong đó có các nhà sư, đã bắt đầu biểu tình từ hôm thứ Hai để đòi một phát ngôn viên đại sứ quán xin lỗi vì gần đây nói rằng khu vực châu thổ này thuộc lãnh thổ Việt Nam về mặt lịch sử.
Được biết ông Trần Văn Thông, Tham tán chính trị Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia, là người đã đưa ra phát biểu trên. VOA không thể liên lạc được với ông để lấy ý kiến, nhưng Đại sứ quán Việt Nam hồi tháng trước ra một thông cáo gọi các cuộc biểu tình này là sự can thiệp vào lãnh thổ Việt Nam.
Vùng đất này là đề tài nhạy cảm đối với nhiều người Campuchia mặc dù chính phủ ở Phnom Penh không tranh chấp đường biên giới hiện tại. Khu vực này vẫn là nơi sinh sống của đông đảo những người thuộc sắc dân Campuchia.
-Phần tử quá khích Campuchia tấn công 7 người Việt bị thươngTiền Phong
TPO - Thông tin từ Bộ Ngoại giao ngày 30/6 cho biết, ngày 28/6, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ Đảng đối lập Campuchia CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Yêu cầu Campuchia xử lý thỏa đáng vụ gây rối ở biên giớiVietnam Plus
Xô Xát Biên Giới VN-CampuchiaViệt Báo Daily Online
Xô xát tại biên giới Việt Nam-CampuchiaĐài Á Châu Tự Do
-Campuchia phản đối Việt Nam xâm phạm lãnh thổ
Trà Mi-VOA 12.06.2015
Campuchia phản đối việc Việt Nam đào 5 ao hồ bên trong lãnh thổ vùng Đông Bắc Campuchia ở tỉnh Ratanakiri.
Tân Hoa xã hôm 12/6 dẫn công hàm của Bộ Ngoại giao Campuchia gửi cho đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh cùng ngày cho hay theo báo cáo của Bộ Nội vụ và Ủy ban Biên giới Campuchia, chính quyền tỉnh Ratanakiri phát hiện 5 ao hồ có diện tích 5mx13m do giới hữu trách Việt Nam đào ở làng Pak Nhay, huyện O Yadav, tại khu vực chưa cắm mốc biên giới.
Công hàm nói các ao hồ này nằm sau bên trong lãnh thổ Campuchia, cách đường biên giới từ 380 đến 545 mét.
Bộ Ngoại giao Campuchia yêu cầu Việt Nam tôn trọng đường biên giới của bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và điều 8 trong Thông cáo chung hai nước ký ngày 17/1/1995.
Khoản này quy định rằng trong lúc chờ giải pháp cho vấn đề biên giới, hai nước nhất trí duy trì cách xử lý hiện thời, không thay đổi hay di dời các dấu mốc biên giới, giáo dục dân chúng không tiến hành canh tác hay định cư vượt qua đường biên giới, cũng như hợp tác duy trì an ninh-trật tự biên giới.
Chưa có phản hồi chính thức từ chính phủ Việt Nam về việc này.
Đường biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia kéo dài 1270 cây số. Tính tới nay, khoảng 80% công tác cắm cột mốc biên giới giữa hai nước đã hoàn tất.
-Ngoại trưởng Campuchia nói 'đất của Việt Nam'?
Bộ trưởng Ngoại giao Hor Namhong bị chỉ trích sau khi gửi thư lên Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin nói một khu đất dân nước này đang canh tác là của Việt Nam.
Khu đất gây tranh cãi nằm tại một ngôi làng ở tỉnh Tbong Khmum.
Lý do ông Hor Namhong gửi bức thư trên là do một số dân biểu Campuchia yêu cầu ông trợ giúp cho nông dân xã Choam, huyện Memot ở tỉnh này trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Các nông dân Campuchia nói họ đang canh tác khu đất này nhiều thập niên và người Việt Nam dùng hóa chất độc để hại mùa màng của họ.
Trong lá thư gửi ông Heng Samrin, ông Hor Namhong nói thực ra nông dân Campuchia đã trồng trọt quá sang đất của Việt Nam, vốn được phân định trong một thỏa thuận mà hai nước đã ký năm 2011.
Ông viết trong lá thư đề ngày 4/5: Gần đây, trong năm 2015, nông dân chúng ta đã trồng trọt trên 16,6 ha đất của Việt Nam, khiến người Việt Nam phun hóa chất".
Giải thích của ông ngoại trưởng đã gây bất bình trong một số giới, trong có dân biểu đối lập Mao Monyvann thuộc đảng Cứu nguy Dân tộc.
Ông dân biểu nói ông vừa đi thăm khu vực này về và sẽ cân nhắc có buộc ông Hor Namhong phải ra điều trần trước Quốc hội hay không.
Ông Mao Monyvann nói: “Tôi nghĩ ông Hor Namhong dựa trên các bản đồ từ năm 1982 hay 1983 mà sau đó đã bị bãi bỏ theo Thỏa thuận Hòa bình Paris [năm 1991]".
Ông nói các bản đồ trên được vẽ khi Việt Nam chiếm đóng Campuchia.
Việt Nam và Campuchia đã ký hiệp định về biên giới nhưng việc phân giới cắm mốc còn nhiều khó khăn.
Cáo buộc người Việt Nam chiếm đất đã làm nổ ra một số cuộc biểu tình chống Việt Nam ở Campuchia.
-Vấn đề Kampuchia : Tranh chấp lãnh thổ
Tranh chấp về lãnh thổ giữa hai bên VN và Kampuchia, nếu xét trên phương diện những yêu sách khác nhau của người Khmer hiện nay về lãnh thổ thì ta thấy các học giả Khmer nghiêng về lịch sử. Mà nói về lịch sử thì có thể nói là tranh chấp hai bên đã xảy ra từ rất lâu. Dầu vậy ta có thể chia ra làm năm thời kỳ. Mỗi thời kỳ bản chất của tranh chấp khác nhau, các lý lẽ biện minh cho yêu sách của các bên khác nhau. Điều này xảy ra do ảnh hưởng địa chính trị, hoàn cảnh lịch sử cũng như tinh thần dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ từ các bên.
Thời kỳ đầu, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến khi Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp 1862.
Thời kỳ thứ hai, từ năm 1862 đến năm 1945, sau khi Đại chiến thế giới kết thúc.
Thời kỳ thứ ba, từ 1945 cho đến năm 1954, hiệp định Genève được ký kết.
Thời kỳ thứ tư, từ 1954 đến 1975.
Thời kỳ thứ năm từ 1975 đến hôm nay.
Giữa hai bên có ba loại tranh chấp. 1/ về lãnh thổ trên đất liền, có hai khuynh hướng tranh chấp, thứ nhứt là đất khu vực dọc theo biên giới, thứ hai, tranh chấp vùng đất mà người Kampuchia gọi là Khmer Krom 2/ về chủ quyền các đảo, quan trọng nhất là đảo Phú Quốc và 3/ tranh chấp về ranh giới hải phận, về hiệu lực các đảo trong vịnh Thái Lan.
Muốn biết nội tình các tranh chấp này ra sao, lý lẽ mà các học giả Kampuchia vịn vào để đòi đất đai, lãnh thổ là như thế nào, cũng như các lý lẽ này có hợp lý hay không ? điều cần thiết là ta cần phải hiểu ngọn nguồn, tức là vừa theo lịch sử của tranh chấp, vừa theo tinh thần của luật pháp quốc tế.
1/ Thời kỳ thứ nhất, thuần túy lịch sử. Cũng cần nói sơ qua vì các yêu sách của phía Khmer hiện nay nghiêng về lịch sử.
Bắt đầu sau khi VN bình định xong Chiêm Thành khoảng đầu thế kỷ 17. Lãnh thổ VN được mở ra về phía nam cho đến Bình Thuận. Từ đó hai dân tộc VN và Khmer trực tiếp đối đầu với nhau. Vào thời điểm này thì đế quốc Khmer đã suy tàn.
Đế quốc Khmer là một đế quốc hùng mạnh, cao điểm là thế kỷ thứ 11. Theo ý kiến các học giả phương Tây thì lãnh thổ đế quốc này trải dài từ bắc Thái Lan, một phần Miến Điện, bao gồm thêm nam Lào cho đến miền Nam VN hiện nay. Đế quốc này suy tàn bắt đầu từ thế kỷ 14. Các đế quốc Xiêm lần lượt mang tên Sukhôthaï, Ayuthia và Bangkok, đã chinh phục hầu như 80% lãnh thổ đế quốc Khmer. Đế quốc Khmer hùng mạnh ngày xưa đã bị đế quốc Thái tiêu diệt gần hết. Dân chúng Khmer sót lại đã chạy đi tản mát, một số trở thành các bộ lạc nhỏ trong rừng sâu, núi thẳm, số còn lại lui về lập đô ở Nam Vang. 2/3 diện tích nước Thái Lan hiện nay vốn ngày xưa thuộc về đế quốc Khmer. Các di tích lịch sử, đền đài của Khmer như Angkor Thom và Angkor Vat, hoàn toàn xóa bỏ trong ký ức của dân Khmer, bị bỏ hoang phế. Chỉ đến giữa thế kỷ thứ 19 thì các phế tích này mới được mọi người biết đến.
Công cuộc nam tiến của VN, cũng như sự bành trướng của đế quốc Thái gặp nhau. Vô hình chung đế quốc Khmer ở Nam Vang trở thành một quốc gia « trái độn » ở giữa hai thế lực mạnh mẽ là Thái và Việt. Việc dằn co hai bên Thái-Việt về Khmer kéo dài khoảng 1 thế kỷ.
Trong khoảng thời gian dằn co này, ta có thể nói rằng VN đã xây dựng và củng cố xong địa bàn của mình ở miền Nam hiện nay. Các tỉnh Biên Hòa, Mỹ Tho được xây dựng dưới thời các chúa Nguyễn, nhờ công lao các cựu trung thần nhà Minh, như Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên. Khu vực Hà Tiên và vùng chung quanh như Châu Đốc, Rạch Giá, Phú Quốc… cũng được xây dựng nhờ công lao của một người Hoa khác, thần phục VN, tên là Mạc Cửu.
Năm 1834 dưới triều Minh Mạng, VN đã áp đặt được quyền lực của mình lên đế quốc Khmer. Nam Vang được gọi là « Trấn Tây Thành », lãnh thổ nước này được phân chia ra thành 32 tỉnh, huyện. Đến năm 1841, được sự trợ giúp của quân Xiêm, dân Khmer ở Nam Vang nổi loạn, quân VN phải rút đi. Nhưng đến năm 1845 phía Khmer lại cầu cứu VN, vì so ra ách cai trị của quân Xiêm còn bạo tàn nhiều hơn VN. Cuối cùng đế quốc Khmer phải chịu thần phục cùng lúc hai nước VN và Thái Lan. Việc này kéo dài cho đến khi đế quốc Pháp vào VN.
Trong khoảng thời gian này thì không có vấn đề gọi là « tranh chấp về biên giới hay lãnh thổ » giữa hai bên Việt và Miên, mà chỉ có hiện tượng gọi là cá lớn nuốt cá bé, xảy ra thường trực ở mọi nơi trên thế giới. Tức là, một dân tộc muốn tồn tại là phải mạnh và không thể để hiện hữu các thế lực đe dọa chung quanh. Ta thấy, ở Châu Á, trường hợp đế quốc Trung Hoa với các dân tộc chung quanh, hay tại Châu Âu, Trung Á, các nước Ả Rập… các đế quốc chinh phục lẫn nhau để mở rộng bờ cõi. Mạnh được yếu thua. Ta thấy biết bao nhiêu đế quốc mạnh mẽ như Roma, Ottoman, các đế quốc thuộc văn minh Nhị Hà (tức là Mésopotamia) thuộc Irak, Iran hiện nay… có lúc cực thịnh, nhưng rồi đều suy tàn. Cá lớn nuốt cá bé. Các việc chinh phục xảy ra thường trực mà không hề dựa trên một phép tắc hay theo một đạo lý nào. Đế quốc Khmer, đến thế kỷ 14 mạnh mẽ biết bao nhiêu. Sau đó thì suy tàn, đến đỗi con cháu họ không biết đến nền văn minh rực rỡ Angkor Vat, Angkor Thom của tổ tiên họ ra sao. Các học giả Tây phương cùng đồng ý rằng, nếu Pháp không kịp thời có mặt tại Đông dương, đế quốc Khmer chắc chắn sẽ bị mất về hai đế quốc Thái lan và VN.
Các học giả Khmer hiện nay lên án rằng VN chiếm đất của tổ tiên họ. Điều này trên quan điểm lịch sử và luật lệ quốc tế thì không thuyết phục. Cũng như VN hiện nay khó mà nại lý do Trung Hoa chiếm đất của tổ tiên mình ở Quảng Đông, Quảng Tây. Cũng như dân Ý bây giờ đâu thể nào đòi lại lãnh thổ trước kia thuộc đế quốc Roma, hay nước Thổ đòi tái dựng lại đế quốc Ottoman. Nếu ai cũng nại lý do như vậy thì thế giới sẽ đảo lộn, biển Địa Trung Hải sẽ trở thành « nội hải » của nước Ý. Nếu chỉ nói trong khu vực, tại Trung Quốc, các tỉnh Mãn Châu, Vân Nam, Tây Tạng, Quảng Đông v.v… trước kia là các quốc gia độc lập. Ai cũng lên tiếng đòi đất, đòi độc lập thì lãnh thổ của Trung quốc sẽ không còn.
Mặt khác, dân Khmer, ảnh hưởng văn minh Ấn Độ, không có quan niệm quốc gia với đường ranh giới rạch ròi, như là quan niệm của văn minh Trung Hoa. Chính người Khmer, khi lục lại lịch sử của họ cũng không tìm thấy một tấm bản đồ nào cho mọi người biết là lãnh thổ của họ đã mở từ đâu đến đâu. Không biết lãnh thổ mình có từ đâu đến đâu thì đòi lại cái gì ? và ở chỗ nào ?
Quan niệm về quốc gia của dân tộc Khmer chỉ mới có sau khi tiếp xúc với văn minh Tây phương. Và chỉ sau khi tiếp xúc với Pháp, công nhận sự bảo hộ của Pháp, lãnh thổ Khmer mới lần hồi thành hình qua các đợt phân giới và cắm mốc sau này.
Những yêu sách về lãnh thổ của các học giả Khmer khi nại lịch sử là điều không phù hợp công pháp quốc tế, không ai chia sẻ. Kể cả những học giả quốc tế có cảm tình nhất với dân tộc này.
2/ Thời kỳ thứ hai, từ năm 1862 đến năm 1945 :
Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước giao các tỉnh miền Nam cho Pháp năm 1862, thì năm 1856 vua Norodom (Nặc Ông Dương) thỉnh cầu được sự bảo hộ của Pháp. Ngày 11 tháng 8 năm 1863 hai bên ký ký hiệp định, vương quốc Khmer, lúc đó gọi là Cambodge, được đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp. Từ đó Pháp đại diện cho vương quốc Khmer trong các lãnh vực đối ngoại và đối nội.
Nhưng nội dung kết ước này vua Norodom không hề nói tới lãnh thổ, biên giới của vương quốc mình có từ đâu tới đâu.
Người lãnh đạo Pháp ở địa phương lúc đó là đô đốc De La Grandière, ông này quyết định phân định biên giới nhằm xác định lãnh vực thuộc quyền quản trị của Pháp. Nhưng sự mù mờ của biên giới, cộng với sự thiếu hiểu biết tình hình địa chính trị của khu vực, ông này đã làm cho phía Thái Lan hưởng lợi.
Biên giới giữa Cambodge với Thái Lan được phân định hấp tấp, Pháp đại diện Khmer ký kết hiệp ước đầu tiên với Xiêm vào ngày 15 tháng 6 năm 1867, Xiêm từ bỏ quyền « thuợng quốc » của Xiêm đối với Khmer, nhưng Pháp phải nhượng cho Thái lãnh thổ Khmer ở hữu ngạn sông Cửu Long, tức ½ lãnh thổ Kampuchia hiện nay, gồm các tỉnh Battambang, Sisophon và Siemreap hiện nay.
Điều này trái ngược trên thực tế, vì trước khi Pháp vào Cambodge, vương quốc này phải chịu thần phục cả hai bên VN và Thái Lan. Lập trường ở Paris, là khi ký hiệp ước 1862 với triều đình nhà Nguyễn, nước Pháp có thẩm quyền thay thế nhà Nguyễn về quyền thượng quốc ở vương quốc Khmer. Kết ước giữa Pháp với vua Norodom chỉ có ý nghĩa tượng trưng chứ không mang tính bó buộc của pháp lý. Tức là có hay không có hiệp ước này thì lãnh thổ Khmer vẫn chịu quyền thuợng quốc, tức quyền bảo hộ, của Pháp. Điều này hoàn toàn phù hợp với « luật lệ quốc tế » trong thời kỳ.
Sự sai lầm về biên giới Thái-Miên được sửa chữa lại vào năm 1893. Các tỉnh của Cambodge nhượng cho Thái trước kia được khôi phục lại.
Biên giới Việt-Miên được phân định qua hai thời kỳ : năm 1870 và năm 1873. Cuộc phân định năm 1870 có sự hiện diện của quan chức Khmer, cắm được 60 mốc, nhưng sau khi phân định xong thì họ lại phản đối. Họ đòi lại vùng gọi là « mỏ vịt », và người Pháp đồng ý vạch lại biên giới, trả lại vùng này cho Cambodge. Cuộc phân định năm 1873 gồm 64 mốc.
Các tài liệu của Pháp về phân định biên giới cho thấy, vừa sau khi cắm mốc xong, phía Cambodge phản đối, các cột mốc vừa cắm liền bị nhổ đi và dời về phía VN.
Năm 1887 khối Đông dương được thành lập, Cambodge trở thành một thành phần của khối này, cùng với Cochinchine (Nam Kỳ), An Nam (Trung Kỳ) và Tonkin (Bắc Kỳ). Lào chỉ được thành lập sau này, do yêu cầu của ông August Pavie, vào năm 1893.
Đường biên giới giữa Cochichine (miền nam) và Cambodge trở thành đường biên giới hành chánh, nội bộ của Đông dương, thuộc thẩm quyền của quan Toàn Quyền người Pháp.
Vùng Darlac thì được sáp nhập và VN năm 1895. Điều này xảy ra do việc trao đổi đất đai : VN nhượng đất Trấn Ninh cho Lào, đồng thời Lào nhường vùng đất phía nam nước này cho Cambodge. Nhưng sau đó, năm 1899 vùng này lại trả về Lào, đến năm 1904 mới chính thức trở lại VN. Năm 1923 vùng Kontum cũng được nhập vào Darlac, đồng thời với vùng đất đỏ phía nam là Buôn Mê Thuộc.
Về lãnh thổ trên biển thì được xác định năm 1939, do nghị quyết của Toàn quyền Brévié. Đó là một đường thẳng 140°, thẳng góc so với bờ biển, theo đó các đảo phía bắc đường này thuộc Cambodge và các đảo phía nam thuộc VN, trong đó bao gồm đảo Phú Quốc.
Đến năm 1939, biên giới trên đất liền hai bên Việt-Khmer được phân định hoàn tất. Biên giới này là biên giới thuộc địa, thuộc nội bộ của nước Pháp, chứ không phải là đường biên giới quốc tế giữa quốc gia với quốc gia.
Các học giả Kampuchia hiện nay, một số theo chủ nghĩa « irrédentisme », tức chủ nghĩa đòi lại đất, cho rằng Pháp đã thiên vị VN lúc phân định biên giới, do đó có khuynh hướng không nhìn nhận đường biên giới này. Chủ quyền đảo Phú Quốc và các đảo chung quanh cũng bị đặt lại. Điều này không phù hợp với các luật lệ cũng như tập quán quốc tế.
Theo nguyên tắc « Uti possidetis » của công pháp quốc tế, áp dụng cho lãnh thổ các nước thuộc địa sau khi lấy lại được nền độc lập. Trong thời kỳ thuộc địa, lãnh thổ đó do bên này quản lý, thì sau khi dành được độc lập, vùng đất đó sẽ tiếp tục do bên này quản lý.
Vì vậy, hầu hết lập luận của các học giả Kampuchia hiện nay, khi lên tiếng đòi lại đất của VN, như đảo Phú Quốc, vùng lãnh thổ gọi là Khmer Krom (tức là vùng đất hiện nay thuộc tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu…), đều không thuyết phục, nếu không nói là trái ngược với luật lệ và tập quán quốc tế.
Thử tưởng tượng, ai cũng có thể đòi lại đất như vậy, thì nước Mỹ, nước Úc, Canada v.v… sẽ biến mất, vì đất đó là của người dân bản địa, chứ không phải của dân da trắng hiện nay. Cũng như nhiều nước Nam Mỹ, các nước Châu Phi… sẽ không còn tồn tại. Nên biết là đường biên giới các nước Phi Châu là do hai đế quốc thực dân Anh và Pháp phân định. Để ý thì thấy là đường biên giới ở đây thường đi theo đường thẳng, đường kinh tuyến, vĩ tuyến… nguyên nhân vì hai bên phân định trong văn phòng, trên bản đồ. Hậu quả của việc phân định như thế làm cho nhiều dân tộc không có quốc gia, hay một dân tộc bị chia cắt ra, mỗi phần ở trên một quốc gia khác nhau. Và ta thấy rằng các đường biên giới đó vẫn còn giá trị pháp lý cho đến hôm nay.
Vì thế đòi hỏi của các học giả Khmer, đi ngược lại tinh thần của quốc tế công pháp. Điều cần nhấn mạnh là các cuộc phân giới, mặc dầu do quan người Pháp điều khiển, nhưng các quan chức người Miên và người Việt đều có hiện diện. Vấn đề là họ không phản đối lúc phân định mà chỉ phản đối khi phân định đã hoàn tất. Sau này ta sẽ thấy, lập luận của Sihanouk về biên giới thay đổi như chong chóng, hết dựa phía này đến dựa phía bên kia.
Năm 1945 khi Nhật đến thì lập tức nhảy sang Nhật. Khi thấy thế lực Trung Cộng nổi lên, Mao Trạch Đông thắng Tưởng Giới Thạch tháng 10 năm 1949, Sihanouk lại có khuynh hướng dựa vào Trung Cộng. Trong thời gian hội nghị Genève 1954, ông này nghĩ rằng sẽ được TQ giúp đỡ lấy lại đất, do đó đưa ra những yêu sách rất phi lý. Trong thời chiến tranh VN, Sihanouk lại thiên về phía CSVN, giúp phe này, hy vọng khi họ chiến thắng sẽ trả lại đất đai. Rồi sau 1975, các phe Kampuchia, kể cả Sihanouk, cũng lại chống VN vì họ cho rằng lãnh đạo CSVN không giữ lời hứa trả lại đất, vì thế cuộc chiến 1978 bùng nổ. Từ đó cho đến nay, vấn đề biên giới, lãnh thổ, hải phận… giữa VN và Kampuchia, lúc nóng, lúc lạnh tùy thuộc vào sự tốt lành quan hệ ngoại giao giữa VN và TQ. Những lúc sau này, tranh chấp giữa VN và TQ căng thẳng vì việc TQ đặt giàn khoan 981 trong thềm lục địa của VN, ta thấy các sư sãi, các chính trị gia Kampuchia lại dấy lên các cuộc biểu tình, đòi lại đất. Những điều này ta sẽ trở lại nói rõ hơn ở phần sau.
3/ Thời kỳ thứ ba, từ 1945 cho đến năm 1954 :
Trước khi nói về các diễn tiến liên quan đến biên giới giữa hai bên Việt-Miên trong thời kỳ này, cũng nên nói lại một số chi tiết liên quan đến đất đai, lãnh thổ sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng ba năm 1945.
Sihanouk đơn phương tuyên bố Cambodge độc lập. Tháng 6 năm 1945 Sihanouk đưa kiến nghị lên lãnh đạo Nhật, xin Nhật trả lại Nam Kỳ cho Cambodge, thay vì trả cho triều đinh Huế. Nên biết, lúc đó Nam Kỳ có qui chế là thuộc địa của Pháp, tương tự các lãnh thổ hải ngoại của Pháp hiện nay như Calédonie, Gyuane hay Réunion. Quan chức Nhật chưa quyết định gì thì thua trận Đại chiến trước Đồng minh.
Pháp vào lại VN, gặp nhiều sự kháng cự của kháng chiến VN, trong khi chính phủ của ông Hồ tuyên bố thành lập nước VNDCCH ngày 2-9-1945 ở miền Bắc. Do những khó khăn này, cùng với thế lực kiệt quệ do đất nước bị tàn phá do Thế chiến II, Chính phủ Pháp quyết định tổ chức các nước Đông dương để trở thành Khối liên hiệp Pháp. Ông Bảo Đại được Pháp đề nghị trả lại lãnh thổ mà nhà Nguyễn đã ký giao cho Pháp trước kia. Điều kiện Bảo Đại là phải trả Nam Kỳ và nước VN là một nước thống nhất ba miền bắc, trung, nam. Pháp đồng ý nguyên tắc này và điều này được lập lại trong Hiệp định Genève 1954. Quốc gia VN được thành lập vào năm 1949, đúng với thể thức quốc tế công pháp. VN cùng với Lào và Combodge, trở thành những « quốc gia liên kết » trong khối Liên hiệp Pháp.
Phái đoàn của Cambodge được gởi qua Paris điều trần ngày 2 tháng 4 năm 1949, mục đích thuyết phục quốc hội Pháp trả lại Nam Kỳ cho Cambodge. Lý lẽ của phái đoàn Cambodge là lúc ký hiệp định bảo hộ với Pháp năm 1863, nội dung kết ước không nói đến số phận của Nam Kỳ, là vì vương quốc này nhường đất này cho Pháp sử dụng. Bây giờ Pháp không cần đến lãnh thổ này nữa, hợp lý là phải trả lại cho Cambodge chớ không thể trả cho triều đình Huế.
Lý lẽ này không thuyết phục được chính giới Pháp vì lẽ, các tỉnh Nam Kỳ là do triều đình Huế nhượng cho Pháp theo các hiệp ước 1862 và 1874. Trong khi hiệp định 1863 giữa Pháp và Miên thì không hề có một điều bảo lưu nào về lãnh thổ.
Quốc hội bác yêu sách này với đa số. Nhưng yêu sách về lãnh thổ của Cambodge thì được một số dân biểu cách tả của quốc hội Pháp ủng hộ.
Thấy đòi nguyên cả Nam Kỳ không xong, ngày 2-5-1949 Quốc hội Cambodge cho ra một kiến nghị yêu cầu nhà nước Pháp phân định lại biên giới. Những người này cho rằng biên giới giữa Nam Kỳ và Miên chưa bao giờ được phân định. Các cuộc phân định trước hoàn toàn mang tính cách thiên vị, gây thiệt hại cho Cambodge. Kiến nghị này cũng bị quốc hội Pháp bác bỏ.
Do căm hận Pháp đã không thỏa mãn các yêu sách của mình, Sihanouk có khuynh hướng nghiêng về Trung Cộng, là một thế lực đang lên, đứng sau chính phủ Hồ Chí Minh, đối đầu với Pháp trong vấn đề VN. Ông này nghĩ rằng TQ sẽ dùng chính phủ của ông chống lại Pháp ở mặt trận phía tây. Vì thế trong hội nghị Genève 1954, Sihanouk công bố trước các đại cường yêu sách về lãnh thổ của Cambodge. Sihanouk đề nghị 6 giải pháp, hết sức là cường điệu, có nội dung dẫn lại sơ lược như sau :
Sihanouk đòi, hoặc trả lại cho Cambodge toàn vùng đất phía hữu ngạn sông Hậu Giang, bao gồm thêm các tỉnh Trà Vinh, đảo Phú Quốc và vùng đất giới hạn giữa kinh Tân Châu và sông Tiến Giang đồng thời tàu bè Cambodge có quyền quá cảnh ở Sài Gòn.
Hoặc là trả lại các vùng lãnh thổ trải dài cho tới hữu ngạn sông Tiền Giang, gồm các tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc và đảo Phú Quốc, quyền được quá cảnh ở Sài Gòn đồng thời dân Khmer phai được bảo vệ.
Hoặc phải « quốc tế hóa Nam Kỳ », kinh Vĩnh Tế và hải cảng Sài Gòn có qui chế tự do, bãi miễn thuế quan. Còn không là phải đặt Nam Kỳ và đảo Phú Quốc dưới sự quản trị của LHQ.
Các đòi hỏi phi lý này không được nước nào ủng hộ. Sự bẽ bàng của Sihanouk càng lên cao trong hội nghị Genève tháng 8 năm 1954 giữa Pháp và các nước Đông dương. Yêu sách của Sihanouk dĩ nhiên không được ngó ngàng đến. Tuy vậy, kết cuộc hội nghị nhìn nhận Cambodge được quyền thông lưu trên sông Cửu Long để ra biển cũng như được quyền sử dụng thuơng cảng Sài Gòn. Nhưng các điều này bị VN bảo lưu, lý do cần xem xét lại luật lệ quốc tế để xem rằng Cambodge có chính đáng được hưởng các quyền này hay không ? Cuối cùng thì các quyền này của Cambodge bị VN bác bỏ dưới thời ông Diệm.
4/ Thời kỳ thứ tư, từ 1954 đến 1975.
Sau thất bại ở hội nghị Genève 1954, Sihanouk nuôi dưỡng ý định trả thù. Ông này dung dưỡng mọi thế lực chống lại chính phủ Bảo Đại, sau này là Ngô Đình Diệm.
Một số thí dụ, các lực lượng tôn giáo chống ông Diệm được Sihanouk cho phép lập sào huyệt trên đất Miên. Vì vậy để tảo thanh, quân VNCH buộc phải đi vào đất của Cambodge. Các xung đột này bắt đầu từ năm 1955. Dĩ nhiên, Sihanouk lợi dụng các việc này vừa tố cáo VN, trong khi trên thực địa thì cho người dời cột mốc phân giới sang phía VN. Để trả đũa, ông Diệm tuyên bố hủy bỏ mọi « quyền lịch sử » của Cambodge trên lãnh thổ VN.
Đến năm 1960 thì lực lượng MTGPMN được thành lập. Tổ chức này cũng xây dựng sào huyệt trên lãnh thổ Cambodge, dĩ nhiên dưới sự đồng ý ám thị của Sihanouk. Theo một số tài liệu, phía VNDCCH « nhìn nhận đường biên giới hiện trạng của Cambodge », trong khi MTGPMN, cũng như nhiều cán bộ cấp cao của CSVN, thì hứa hẹn, nếu thắng được VNCH thì sẽ trả lại đảo Phú Quốc cho Cambodge.
Vì các hứa hẹn này các đường mòn gọi là đường mòn HCM được Sihanouk đồng ý cho thiết lập. Con đường huyết mạch tiếp tế lương thực và vũ khí cho quân MTGPMN cũng như quân chính qui miền Bắc sau này.
Quan hệ giữa Sihanouk và VNDCCH thân thiết đến mức độ vào tháng 8 năm 1963, Cambodge tuyên bố chấm dứt ngoại giao với VNCH.
Sau khi ông Diệm bị đảo chánh 1-11-1963, quan hệ hai bên VNCH và Cambodge vẫn không ấm áp trở lại, mà còn tệ hai hơn. Nguyên nhân, người Mỹ chính thức đổ quân vào VN, các cuộc hành quân, càn quét, dội bom trên đất Kampuchia nhằm phá hoại đường mòn HCM… các việc này gây ra những thiệt hại đáng tiếc cho phía thường dân Kampuchia. Tháng 7 năm 1965, Sihanouk kiện VNCH lên LHQ về việc xâm phạm lãnh thổ. LHQ có điều tra nhưng chỉ kết luận rằng VNCH có vào lãnh thổ Cambodge sau đó rút về, vì lý do bên Cambodge có dung chứa các lực lượng đối kháng, chứ VNCH không có xâm chiếm lãnh thổ của Cambodge.
Không hài lòng kết quả điều tra của LHQ, Sihanouk lên tiếng kêu gọi quốc tế ủng hộ Cambodge, nhìn nhận « đường biên giới hiện trạng » của nước này. Một số nước ủng hộ, trong đó có Pháp. Điều này có thể hiểu vì Pháp vẫn còn cay đắng Mỹ trong việc dành chỗ của Pháp tại Đông Dương, không giúp Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Năm 1966 Pháp ủng hộ Cambodge « trung lập ». Nhưng việc này không thuyết phục được ai vì tên đất Kampuchia vẫn còn nguyên các sào huyệt của MTGPMN cũng như các con đường tiếp tế gọi là đường mòn HCM.
Cuối cùng thì Sihanouk bị tướng Lon Nol lật đổ năm 1970.
Sau khi lên nắm quyền, Lon Nol yêu cầu tất cả các lực lượng của CSVN rút khỏi Kampuchia. Cũng như bất kỳ một người Cambodge nào khác, Lon Nol cũng rất bài Việt. Trong lúc cuộc đảo chánh, các cuộc thảm sát thường dân VN đã diễn ra, thây người thả đầy trên sông Cửu Long. Một số lớn người Việt phải hồi hương. Việc này càng tạo thêm gánh nặng và sự bất ổn trong xã hội miền Nam.
Lực lượng Khmer đỏ được thành lập dưới sự yễm trợ và huấn luyện của CSVN. Trên thực tế, vùng phía bắc lãnh thổ Kampuchia hoàn toàn do quân đội CSVN kiểm soát. Nhưng trong nội bộ của Khmer đỏ lại có nhánh có tinh thần bài Việt cực kỳ. Vì thế họ ly khai. Những nhóm này cũng giết chóc và khủng bố đồng thời trục xuất người Việt, như những lãnh đạo khác của Kampuchia.
Tóm lại, thời kỳ này đường biên giới, cũng như kiều dân VN sống trên đất Kampuchia, trở thành con tin bị các phía Kampuchia trao đổi quyền lợi chính trị. Trong thời chiến, vấn đề biên giới không kiểm soát được, nhưng dân chúng VN là nạn nhân trực tiếp của các tranh chấp này. Con số nạn nhân VN bị giết phải nói là rất lớn.
5/ Thời kỳ thứ năm từ 1975 đến hôm nay.
Từ năm 1975 cho đến 1990, ta có thể nói rằng khu vực Đông dương vừa là một chiến trường, vừa là một bàn cờ địa chiến lược của các thế lực quốc tế, gồm có các nước liên hệ trong khu vực và các đại cường Trung Cộng, Liên Xô và dĩ nhiên là Mỹ. Vấn đề biên giới, Cambodge không chỉ có tranh chấp với VN mà còn có tranh chấp với Thái Lan về chủ quyền ngôi đền Préah Viheart cũng như ranh giới ngoài biển, từ sau khi lấy lại độc lập năm 1953. Trong thời gian này vấn đề biên giới giữa các bên không chính thức đặt ra, mặc dầu nó luôn là cái cớ để chiến tranh bùng nổ. Nhất là đối với hai nước Việt-Miên.
Sau khi quân Pol Pot tiến vào Nam Vang, cũng như quân miền Bắc chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1975, một phái đoàn của Khmer đỏ gởi đến Hà Nội để nhắc lại những cam kết của CSVN : « nhìn nhận đường biên giới hiện trạng của Cambodge » trong thập niên 60 về vấn đề lãnh thổ của Kampuchia. Những người này, theo dự kiến là sẽ ký kết ước với Hà Nội để bảo đảm sự « toàn vẹn lãnh thổ » của hai nước. Nhưng nhóm Khmer đỏ thân TQ trong phái đoàn bất đồng ý kiến với nhóm thân Hà Nội. Phe thân Bắc Kinh lên tiếng đòi VN trả lại cho họ vùng lãnh thổ gọi là « Khmer Krom ». Điều nên biết, chiến thắng ngày 30-4-1975 của CS miền Bắc đã làm cho lãnh đạo Bắc Kinh tức tối. Chủ trương của TQ từ xưa nay là chống lại VN thống nhất, cũng như chống lại việc VN quá thân thiện hay lệ thuộc vào Liên Xô. Phía bắc, áp lực của Liên Xô đã trầm trọng, quân Liên Xô đóng dài dài trên biên giới gây áp lực. Biển Hoa Đông thì bị Nhật, Đài Loan án ngữ. Biển Đông thì hạm đội Liên Xô đã có mặt tại Cam Ranh. Nếu Kampuchia hòa hoãn hay thân thiện với VN thì TQ sẽ không có cách gì để phá vỡ thế cô lập. Mặt khác, quyền lợi của Mỹ cũng bị đe dọa, các nước chung quanh như Thái Lan, Mã Lai v.v… sẽ sụp đổ, theo như thuyết Domino của Mỹ. Vì vậy Bắc Kinh, cũng như Mỹ, chắc chắn phải tìm cách đẩy hai bên VN và Kampuchia vào thế đối đầu.
Vì thế, cả hai đại cường, Mỹ và TQ, một tư bản, một cộng sản, do cùng mục tiêu ngăn chặn Liên Xô bành trướng, lại hợp tác với nhau, ra mặt ủng hộ Pol Pot chống lại VN. Dĩ nhiên, nguyên nhân bên ngoài là tranh chấp đất đai, nhưng bên trong là sự tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược trong khu vực của các đại cường. Vì vậy, như đã nói, lãnh thổ trong quảng thời gian này là cái cớ để chiến tranh bùng nổ.
Để kích thích VN vào vòng chiến, trong lúc phái đoàn Khmer đỏ còn ở Hà Nội thì quân Khmer đỏ đã đánh chiếm cù lao Poulo Wai trong vịnh Thái Lan. Dọc biên giới thì quân Khmer đỏ đã sẵn sàng dàn quân ứng chiến. Như thường lệ, những người dân VN sinh sống ở Kampuchia lại trở thành nạn nhân. Trên 150.000 người bị ngược đãi, trục xuất về VN. Con số bị giết không biết là bao nhiêu, nhưng chắc chắn không nhỏ. Tháng 6 năm 1976, VN gởi sứ giả sang Nam Vang hy vọng làm dịu tình hình, nhưng phía Khmer đỏ đòi phải phân định lại biên giới, thay đổi đường biên giới theo các bản đồ của Sở địa dư Đông dương ấn hành năm 1954, trong khi phía VN thì nhìn nhận đường biên giới hiện trạng là đường biên giới thể hiện trên bộ bản đồ này. Mặt khác, hai bên cũng không đồng thuận về biên giới trên biển.
Phía Khmer đỏ gia tăng khiêu khích, từ năm 1975 đến 1978, bọn này đã tiến sang VN đánh phá và tàn sát dân chúng ở 25 huyện và 96 xã, gây ra trên 257.000 nạn nhân màn trời chiếu đất. Trong năm 1977, Pol Pot cho quân lính tiến sang Tây Ninh tàn sát dân chúng sinh sống ở đây, nhưng sự phản ứng của quân VN, do thiện chiến hơn, đã làm cho quân Khmer thiệt hại nặng. Và cũng để trả đũa những vụ tàn sát dân lành vô tội sinh sống các tỉnh dọc biên giới, tháng 12 năm 1977, VN mở một cuộc hành quân thần tốc vào tỉnh Svay Rieng khiến quân Khmer đỏ thiệt hại nặng nề. Cuối năm, Pol Pot tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với VN.
Chiến tranh Việt-Miên bùng nổ. Dưới sự quan sát của các học giả quốc tế, cuộc chiến này là một cuộc chiến « ủy nhiệm ». Pol Pot đánh VN là đánh cho Trung quốc. Còn VN đánh là đánh cho Liên Xô.
Tháng 12 năm 1978, quân VN tiến vào Nam Vang, đánh đuổi Pol Pot và thành lập chính phủ thân VN ở đây. Cùng với chính phủ này, VN đã ký kết các hiệp định « các nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới ». Trên đất liền ký năm 1982, trên biển ký năm 1983.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Nguyễn Cơ Thạch cho rằng VN tôn trọng đường biên giới hiện trạng theo bộ bản đồ Đông dương 1/100.000. Nhưng Sihanouk, năm 1984, tố cáo trước dư luận, qua thủ tướng Thái Lan, rằng VN đã chiếm vùng « mỏ vịt », tức là tỉnh Svay Rieng.
Về biên giới trên biển, theo nội dung các văn bản tham khảo được thì hai bên cùng đồng ý “lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia các đảo trong khu vực này”, hai bên đồng thuận về « vùng nước lịch sử » trong khu vực đảo Phú Quốc và “sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp… để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước”.
Đảo Wai được VN trả lại cho Kampuchia.
Tháng 12 năm 1985 hai bên ký lại « Hiệp ước hoạch định biên giới ». Ngày 10-10-2005 ký thêm « Hiệp ước bổ sung » về biên giới. Hai bên bắt đầu cắm mốc từ năm 2006. Ta thấy tỉnh Svay Riêng, tức vùng Mỏ vịt, vẫn thuộc lãnh thổ của Kampuchia. Tức là lời tố cáo của Sihanouk là không đúng.
Điều nên biết, sau khi quân Pol Pot vào Nam Vang thành lập chính quyền thì Sihanouk được mời về làm quốc trưởng. Nhưng liền sau đó thì bị bạc đãi, tính mạng bị đe dọa. Bắc Kinh tìm cách can thiệp và đưa ông này đi Trung Quốc. Ở Bắc Kinh Sihanouk được đối đãi như là một thuợng khách. Bởi vì lãnh đạo Trung Nam Hải biết được giá trị ở con cờ Sihanouk. Ông vua này có thể làm bất cứ điều gì để chống lại VN. Cũng vì lý do này mà đất nước Kampuchia điêu linh, thần dân của ông bị nhà nước Khmer đỏ tiêu diệt gần 1/3, trong đó có họ hàng thân thích của ông. Điều trớ trêu là nhà nước này do TQ dựng lên, lúc đó ông là một thành phần của nhà nước này.
Tuy vậy, hiện nay TQ vẫn là một đồng minh được ưa chuộng tại Kampuchia. Người Việt ở đây bị kỳ thị bao nhiêu thì người Hoa được ưu đãi bấy nhiêu. Toàn thể huyết mạch kinh tế TQ hiện nay là do 10 giòng họ người Hoa nắm giữ. Liên minh Trung Hoa – Khmer hứa hẹn sẽ bền chặt lâu dài mà chất keo hàn gắn hai bên là tinh thần bài Việt. Vấn đề lãnh thổ luôn được các bên sử dụng như là một cái cớ để khích động dân chúng để chống đối VN.
6/ Yếu tố Trung Quốc.
Như đã nói ở trên, sau 1975, lãnh thổ chỉ là cái cớ để TQ kích động khiến Khmer đỏ gây hấn VN. Thì bây giờ cũng vậy, vấn đề lãnh thổ cũng là cái cớ để TQ khích động tinh thần bài Việt trong dân chúng Kampuchia trong thời gian gần đây.
Vấn đề là biên giới trên đất liền đã được hai bên ký hiệp định và các mốc giới vừa được cắm xong. Hai bên đều thỏa mãn với yêu sách của mình, vì việc phân giới được thực hiện trên tinh thần bình đẳng, không ai ép ai. Do đó sử dụng lãnh thổ vùng biên giới để kích động đã không còn hữu hiệu. Những người Kampuchia hiện nay lên tiếng chống VN thuộc phe Sam Rainsy, một người theo dân tộc chủ nghĩa, rất thân TQ. Lá cờ đầu để những người này trương lên chống VN trước kia là các cột mốc biên giới, nay đổi lại là vùng Khmer Krom và những người dân bản địa sống ở đó.
Nhưng việc khích động người dân như thế không dễ dàng, nếu không có một cái cớ chính đáng nào đó. Điều này lại do nhà cầm quyền CSVN tạo ra. Đó là chính sách hà khắc của nhà cầm quyền này lên những người dân của họ. Điều này không làm ai ngạc nhiên, vì chính đồng bào ruột thịt của họ là dân miền Nam cũng bị phân biệt đối xử. Những người dân bản địa (mà nhiều người hiện nay gọi là người Việt gốc Miên) bị truất hữu ruộng đất, và đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến người dân ở đây chống nhà cầm quyền VN.
Nếu ta xét lại những đòi hỏi của những người tổ chức biểu tình chống VN ở Nam Vang thì ta thấy nó không rõ ràng, đôi khi mâu thuẩn. Những yêu sách của họ như buộc VN phải « nhìn nhận sự thật lịch sử », hay nhìn nhận « VN chiếm đất của Kampuchia » đều có vẻ không thực tế.
Vấn đề là họ đã lầm lẫn giữa quyền sở hữu đất đai của những người dân bản địa bị nhà nước CSVN truất bỏ, với chủ quyền về lãnh thổ.
VN có chủ quyền về lãnh thổ ở các khu vực mà dân Khmer gọi là Khmer Krom, điều này đã được củng cố bởi thời gian hàng nhiều thế kỷ qua, cũng như được bảo đảm bởi luật lệ quốc tế. Ý nghĩa của từ chủ quyền ở đây là « quyền lực chủ tể » trên vùng lãnh thổ đó chứ không phải là « quyền làm chủ », hay quyền sở hữu vùng lãnh thổ đó như nhiều người đã hiểu lầm. Quyền lực chủ tể có thể ban phát quyền sở hữu về đất đai, nhưng cũng có thể truất hữu, hay bãi bỏ quyền đó. Vấn đề là nhà nước CSVN lạm dụng « quyền chủ tể » này, truất hữu hàng loạt ruộng đồng, nhà cửa, không chỉ của dân bản địa, mà của nhân dân trên khắp ba miền đất nước, gây sự bất mãn cùng cực nơi mọi tầng lớp người dân. Cán bộ CS lạm dụng quyền chức, lấy đất của người thấp cổ bé miệng giao cho những thế lực tài phiệt nhằm trục lợi. Các điều này tạo ra những bất công, làm cho sự thù hận của người dân ngun ngút đến trời cao.
Vì vậy, do nhập nhằng về khái niệm, những người dân bản địa phẫn uất đã bỏ VN sang sinh sống ở Kampuchia. Tại đây họ được các thế lực bài Việt kích động, trở lại chống VN. Điều cần nhấn mạnh : họ là người VN, sinh đẻ tại VN, tổ tiên của họ đã ở trên vùng đất đó từ lâu đời. Điều ngạc nhiên là đến bây giờ những người này vẫn bị xem là « người Việt gốc Miên ». Tức là chính sách phân biệt giai cấp của CSVN đã đổi màu để biến thành chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Trên đất Kampuchia, mặc dầu họ có chung nguồn gốc xa xôi, nhưng họ vẫn là người VN. Để tạo sự tin tưởng nơi người Kampuchia chính gốc, những người dân Việt ly hương này chống VN còn cực đoan hơn những người dân Kampuchia chính gốc. Đây là một hiện tượng tâm lý, dễ bị người khác lợi dụng.
Điều đáng lo ngại là TQ có thể sử dụng lớp người bất mãn này, nuôi dưỡng họ, huấn luyện họ. Trong khi kinh tế Kampuchia lại có khuynh hướng phát triển hơn VN. Việc này càng tạo cho Kampuchia một sức hút khiến người Việt đổ xô về đây tìm cách sinh sống. Tất cả các yếu tố này đều nguy hiểm cho VN. Ta không thể bỏ qua viễn tượng, một ngày nào đó, chính những người Việt này được TQ vũ trang để trở về chống lại VN.
Lúc đó, một VN yếu, kinh tế kém phát triển, kéo theo sự yếu kém về quân sự, có thể dễ dàng bị lệ thuộc vào nước ngoài.
7/ Giải pháp nào ?
Như đã nói, vấn đề bài Việt ở những người dân bản địa VN, vấn đề đòi lại đất, là do từ chính sách hà khắc của nhà nước CSVN. Chủ trương « sở hữu tập thể về đất đai » thực ra là để tạo một nguồn kinh tài cho đảng CSVN. Ở VN hiện hữu cái gọi là « quĩ đất ». Lãnh đạo có thể sử dụng đất từ các « quĩ » này như là một nguồn tài chánh, tương tự như các mỏ dầu khí, đưa vào ngân sách quốc gia để chi phí điều hành. Việc lạm dụng đã tạo ra tại VN một tầng lớp dân oan, những người trắng tay vì đất đai bị truất hữu. Việc truất hữu phần nhiều không minh bạch, vì mục đích của nó không nhằm phục vụ cho quyền lợi của số đông mà chỉ cho một vài cá nhân, tài phiệt. Những người dân oan này phần nhiều là những người dân tộc thiểu số vùng tây bắc, trên tây nguyên, hay ở miền Nam.
Trong khi việc tạo « quĩ đất » không hề thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, tệ nạn đầu cơ về nhà đất đã tạo ra những bong bóng tài chính đe dọa sự hiện hữu cũng như các hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Nền kinh tế VN có nguy cơ sụp đổ.
Khi đã biết được nguyên nhân thì biện pháp chế ngự hệ quả không phải là việc khó khăn. Đối với những người dân bản địa ở miền Nam, để họ không bỏ nước sang Kampuchia lập tổ chức chống đối, điều nhà nước cần phải làm là cho những người đó thấy là sống ở VN sung sướng, thoải mái hơn là sống ở Kampuchia. Việc này không chỉ áp dụng cho những người dân bản địa, mà cho chung mọi người dân VN. Tức là kinh tế VN phải phát triển hơn Kampuchia. Chế độ VN nhân bản, tình người hơn chế độ Kampuchia. Tức là, chỉ còn cách duy nhất là thay đổi thế chế chính trị : dân chủ hóa chế độ. Chỉ dưới một chế độ dân chủ VN mới có thể phát triền lành mạnh.
Tiếp theo là trả lại cho người dân những gì đã là của họ. Những gì của tổ tiên họ đã tạo ra, đã là của họ, thì phải trả lại cho họ. Trả ở đây là trả quyền sở hữu đất đai chứ không phải từ bỏ « chủ quyền lãnh thổ ». Kế đến là xây dựng một chính sách « hòa giải dân tộc ». Làm thế nào cho mọi người dân thấy rằng họ được tôn trọng. Tôn trọng về nhân vị là tôn trọng văn hóa, tôn giáo, lịch sử, lề lối sinh hoạt… của người dân đó.
Sẽ không có biện pháp nào khác. Mọi đàn áp, trừng trị tù tội hôm nay sẽ không dẹp được ngọn lửa căm hờn, mà chỉ làm cho áp lực ngày càng tăng thêm. Một khi nhà nước yếu đi, vì lý do kinh tế thí dụ vậy, thì ngọn lửa này sẽ bùng cháy mãnh liệt. Nếu được sự tiếp tay của ngoại bang, thì VN sẽ không có cách nào trấn áp được. Lãnh thổ bị phân liệt là điều sẽ đến.
-Chính phủ Campuchia cáo buộc Việt Nam chiếm đất
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tố Việt Nam vi phạm Hiệp ước Bổ sung năm 2005 về hoạch định biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.
Lần đầu tiên chính phủ lên tiếng
Có thể nói rằng lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Hun Sen lên tiếng phản ứng Ủy ban Biên giới Việt Nam vi phạm chủ quyền quốc gia bằng các hoạt động sửa và làm đường dài khoảng 17km tại khu vực Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing, tỉnh Mondulkiri của Campuchia giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.
Ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới, Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Campuchia – Việt Nam cho RFA biết rằng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận Hiệp ước Bổ sung năm 2005.
Theo ông, Hiệp ước Bổ sung khẳng định chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thảo luận, điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới ở khu vực Bu Prăng thuộc địa phận Tuy Đức không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc. Nhưng lúc Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam chưa đạt được sự thống nhất, phía Việt Nam đã ngang nhiên làm đường tại khu vực nói trên.
Ông Var Kimhong nói rằng phía Việt Nam làm đường tại khu vực ‘chưa có sự thống nhất’ không được sự đồng thuận từ phía Campuchia. Ông nói chính phủ xứ chùa Tháp coi đó là hành động xâm phạm chủ quyền và vi phạm Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Campuchia và Việt Nam được ký vào năm 1985.
Ông Var Kimhong cho biết thêm: “Sau khi nhận được thông tin trên, chúng tôi đã khiếu nại hàng chục lần thông qua Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh. Chính bản thân tôi đã từng làm việc với người đồng cấp Việt Nam, và Thủ tướng Hun Sen cũng từng nêu vấn đề này. Chúng ta chưa có sự thống nhất tại khu vực suối Đắc Đam – Đắc Huốt. Do đó, Campuchia và Việt Nam phải giữ nguyên khu vực trên nhưng đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục làm đường.”
Tỉnh Đắk Nông, Việt Nam gồm 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút có đường biên giới dài khoảng 130km giáp với tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Hiện, hai nước đang có tranh chấp tại khu vực Đắc Đam – Đắc Huốt (Bu Prăng) do hai quốc gia đã căn cứ vào tài liệu và bản đồ khác nhau.
Phía Việt Nam khẳng định biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia chạy theo hướng Tây tới suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện Tuy Đức nhưng phía Campuchia cho rằng suối Đắc Đam thuộc địa phận huyện O Raing của Campuchia.
Còn Campuchia lại khẳng định biên giới trên đất liền của họ kéo dài tới suối Đắc Huốt thuộc địa phận O Raing nhưng bị Việt Nam từ chối. Vì Việt Nam cho rằng đó là địa phận thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Xung đột thầm lặng giữa Ủy ban Biên giới Campuchia – Việt Nam dường như khó giải quyết đến nỗi Ủy ban Biên giới Campuchia tiết lộ tin này đến báo chí địa phương và lên án mạnh mẽ Việt Nam cố tình chiếm đất ở khu vực biên giới giáp tỉnh Đắk Nông; không tôn trọng thỏa thuận ký kết trong Hiệp ước Bổ sung năm 2005 và thỏa thuận năm 1997.
Nhân sĩ trí thức xuống đường
Cùng lúc chính phủ lên tiếng, khoảng 600 nhân sĩ trí thức, sư sãi Khmer Krom, các tổ chức nhân quyền và Hội đồng giám sát biên giới đã xuống đường biểu tình ngày 23/10 tại thủ đô Phnom Penh nhằm kêu gọi 19 nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris) can thiệp và gây sức ép lên Việt Nam.
Nhà sư Lay Lath, Tổng thư ký Hiệp hội Sư sãi Khmer Kampuchia Krom, một trong những người dẫn đầu đoàn biểu tình chia sẻ với chúng tôi: “Chúng tôi biểu tình nhằm kêu gọi Việt nam tôn trọng Hiệp ước Bổ sung, công nhận các hoạt động cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia. Tôn trọng lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia; không xâm phạm giữa hai nước.
Việc phía Việt Nam làm đường nhựa mới đây, chúng tôi cảm thấy lo ngại vì Việt Nam đã không tôn trọng Hiệp ước mà Việt Nam đã ký kết với Campuchia do Thủ tướng Việt Nam đã ký kết với Thủ tướng Hun Sen. Chúng tôi là dân Campuchia yêu cầu Việt Nam tôn trọng những Hiệp ước mà Hun Sen và Việt Nam đã ký kết.”
Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Việt Nam từ chối trả lời chúng tôi liên quan vụ việc này dù trước đó nhân viên của ông yêu cầu chúng tôi gửi câu hỏi theo email.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết phía Việt Nam chỉ làm đường đổ cấp phối trên lãnh thổ Việt Nam. Ông Bốn cho biết: “Mình chưa làm gì, tức là mình chỉ làm đúng Hiệp định biên giới hai bên thôi. Khu vực 52km vẫn tranh chấp mình chưa cắm mốc ở đó. Còn cái cầu Đắc Đam bây giờ nó hư rồi. Vì cầu đó liên quan tới biên giới hai nước nên chúng tôi muốn làm để nhân dân hai bên đi lại. Mình giao cho Sở nội vụ xin ý kiến của tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Nếu họ đồng ý thì mình sẽ sửa cầu Đắc Đam cho nhân dân đi lại.
Còn Campuchia nói suối Đắc Đam của ai là chuyện của chính phủ hai nước. Suối Đắc Đam, trước đó có 52km, bây giờ là 49km. Giữa mình và Campuchia chưa thống nhất cắm mốc ở đó. Còn sửa đường thì mình sửa lâu rồi. Bây giờ mình chỉ cần xin họ thống nhất để mình làm cầu Đắc Đam để nhân dân hai bên đi lại. Nếu họ đồng ý thì mình làm. Mà đất đó là đất của Việt Nam mình thôi. Đất ông bà Việt Nam mình thời xưa để lại. Dân mình ở đó lâu đời rồi.”
Theo nội dung của Hiệp ước giữa Campuchia và Việt Nam bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, do Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 10/10/2005 tại Hà Nội, đối với khu vực Bu Prăng, phía Việt Nam khẳng đinh là của Việt Nam nhưng nhằm không để vấn đề này cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, Việt Nam đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là ‘hai bên tiếp tục thảo luận’ vấn đề này.
Đồng thời hai bên thống nhất điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.
Việc cáo buộc Việt Nam lấn cột mốc vào lãnh thổ Campuchia không gì lạ so với các đảng đối lập và nhà quan sát xứ này tuy nhiên lần này không phải là nhà quan sát biên giới hay phe đối lập cáo buộc
Nhà nghiên cứu quan sát chính trị Campuchia lâu năm, tiến sĩ Lao Monghay cho rằng chính phủ Campuchia cần tìm sự can thiệp từ bên ngoài, chẳng hạn các nước tham gia ký kết Hiệp định hòa bình Campuchia (Hiệp định Paris), các nước ASEAN hoặc tòa án công lý quốc tế vì trước đó Việt Nam cũng từng nghiên cứu để tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.
Tiến sĩ Lao Monghay: “Quốc hội Campuchia đã thừa nhận Việt Nam đang làm đường vào sâu trong lãnh thổ Campuchia do đó chính phủ cần lấy Hiệp định Paris làm cơ sở. Chính phủ nên thông báo vấn đề này đến các quốc gia ký kết Hiệp định Paris vì đây là Hiệp định hòa bình, đảm bảo chủ quyền.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cần gửi thư khiếu nại về hành động này tới Bộ Ngoại giao Việt Nam, hoặc kiện ra Tòa trọng tài quốc tế. Nếu chúng ta không làm như vậy thì Việt Nam tiếp tục không quan tâm đến kết quả đàm phán song phương và không tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước.”
Tuy nhiên, ông Var Kimhong, Bộ trưởng cao cấp, Cơ quan quyền lực phụ trách vấn đề biên giới Campuchia cho biết chính phủ xứ chùa Tháp không kiện ra cơ quan quốc tế nào vì Việt Nam vẫn tiếp tục thảo luận.
Ông Var Kimhong nhấn mạnh vấn đề ở chỗ các cuộc thảo luận vừa qua sau khi Campuchia tìm thấy Việt Nam cắm cột mốc biên giới vào trong lãnh thổ Campuchia, phía Campuchia yêu cầu chấm dứt nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục công tác cắm mốc.
Được biết, Việt Nam và Campuchia có đường biên giới chung trên đất liền dài 1270km. Đến nay hai quốc gia Việt Nam và Campuchia hoàn tất khoảng 80% công việc cắm mốc. Việt Nam sẽ đẩy mạnh tiến độ cắm mốc biên giới với Campuchia và dự kiến sẽ hoàn tất công việc này vào năm 2015.
BBC — thứ sáu, 12 tháng 9, 2014
Người Khmer Krom dọa tiếp tục biểu tình
Tin cho hay Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ rút tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, ông Trần Văn Thông, về nước.Ông Thông là người đã gây tranh cãi khi nói hồi tháng Sáu rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao cho Việt Nam. Phát biểu của ông đã khiến một số người Khmer Krom, tức xuất xứ từ vùng này, tức giận vì cho rằng đất đai mà họ gọi là Kampuchea Krom đã bị Việt Nam thôn tính.
Cộng đồng Khmer Krom ở Phnom Penh đã tổ chức một số cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Việt Nam để đòi xin lỗi, và dọa sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi có phản hồi chính thức của chính quyền cả Việt Nam và Campuchia.
Thứ Năm 11/9, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh đã có cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong tại Phnom Penh. Tân đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, ông Thạch Dư, cũng có mặt.
Theo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong, vấn đề Khmer Krom đã được đề cập tới trong cuộc gặp.
Ông Koy Kuong nói với các nhà báo: “Các nhà ngoại giao Việt Nam xác nhận rằng họ sẽ gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Vương quốc Campuchia về việc rút người phát ngôn sứ quán về nước”.
Ông không giải thích rõ lý do, nhưng nói theo thông lệ ngoại giao quốc tế, hành động rút nhà ngoại giao thường xảy ra khi có vấn đề gì đó.
BBC đã tìm cách liên lạc với sứ quán và ông Trần Văn Thông nhưng không được.
Vẫn biểu tình
Quyết định rút ông tham tán về nước được cho là có thể giải tỏa phần nào căng thẳng xung quanh phát biểu của ông.
Tuy nhiên, một số nguồn tin nói ông Trần Văn Thông cũng sắp mãn hạn phục vụ tại Campuchia.
Các nhà tổ chức biểu tình Khmer Krom thì nói việc này không giúp ngăn chặn được kế hoạch biểu tình họ đã hoạch định vào đầu tháng tới.
Đại diện cộng đồng Khmer Krom ở Phnom Penh nói với BBC cuộc biểu tình lớn dự tính sẽ được tổ chức từ 1/10-5/10 và họ đang làm thủ tục xin phép chính quyền.
Tuy nhiên, một nhà tổ chức nói: “Nếu không có phép chúng tôi vẫn làm”.
Trong khi đó, Việt Nam khẳng định “lập trường của Việt Nam rõ ràng và nhất quán” về các cuộc biểu tình của người Khmer Krom.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình được báo điện tử VnExpress dẫn lời nói hôm 11/9: “Việt Nam đề nghị chính quyền Campuchia có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn các hoạt động sai trái, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia”.
********
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/09/140912_viet_diplomat_recalled.shtml
-'Không trừng phạt' người đốt cờ VN
BBC Tiếng Việt
Một quan chức Quốc hội Campuchia bác bỏ thông tin nói Campuchia hứa với Việt Nam sẽ trừng phạt những người đốt cờ Việt Nam tại Phnom Penh.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin vừa thăm Việt Nam và đã gặp các lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 18/8.
Trang web chính phủ Việt Nam nói ông Heng Samrin và Quốc hội Campuchia “hết sức bất bình” vì hành động “quá khích” đốt cờ Việt Nam.
Ông Heng Samrin nói Campuchia “đã có các biện pháp mạnh mẽ để xử lý những hành vi và đối tượng”, theo trang web chính phủ Việt Nam.
Tuy vậy, ông Chheang Vun, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Thông tin và Truyền thông của Quốc hội Campuchia, đã bác bỏ thông tin này.
'Không phải quá khích'
Ông nói rằng ông Heng Samrin "chỉ lấy làm tiếc về hành động biểu tình đốt cờ Việt Nam" với phía Việt Nam.
"Campuchia không gọi người biểu tình là nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước. Ông Heng Samrin cũng không hề có hứa với Việt Nam sẽ xử lý người đốt cờ Việt Nam hay có biện pháp ngăn chặn."
Theo ông Vun, từ “quá khích” chỉ là do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đơn phương sử dụng khi nói chuyện với Chủ tịch Quốc hội Campuchia.
Tuần qua, người biểu tình đã bao vây Sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh trong ba ngày liên tục.
Những người này đòi một quan chức sứ quán Việt Nam, Tham tán chính trị Trần Văn Thông, xin lỗi vì đã nói miền đất mà người Khmer Krom gọi là Kampuchea Krom và cho là của họ, đã thuộc về Việt Nam từ lâu đời.
Trong một sự leo thang, người biểu tình đã đốt quốc kỳ Việt Nam ngay trước đại sứ quán hôm 12/8. Họ cũng dọa sẽ tiếp tục biểu tình và đốt cờ nếu như không có động thái phản hồi từ phía Việt Nam trong thời hạn vài tuần tới.
Theo ông Vun, Chủ tịch Quốc hội Campuchia “lấy làm tiếc” vì hành động của người biểu tình, nhưng nói với phía Việt Nam rằng biểu tình là chuyện bình thường ở Campuchia.
“Campuchia khác Việt Nam, chúng tôi không thể cấm biểu tình,” ông Chheang Vun nói.
Trong một diễn biến khác, tân đại sứ Việt Nam tại Campuchia Thạch Dư vừa trình quốc thư lên Quốc vương Norodom Sihamoni hôm thứ Năm 21/8.
Ông Thạch Dư thay thế người tiền nhiệm, đại sứ vừa mãn nhiệm Ngô Anh Dũng.
Thông tấn xã Việt Nam khi đưa tin nói Quốc vương Sihamoni "chào mừng đại sứ, tin tưởng đại sứ sẽ phát huy tốt vai trò cầu nối quan trọng, đóng góp thiết thực" cho quan hệ và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.
Về phần mình, ông Thạch Dư được dẫn lời nói ông "hy vọng trong thời gian công tác tại Vương quốc Campuchia sẽ nhận được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Quốc vương cũng như của các nhà lãnh đạo Campuchia".-Campuchia nói về vụ đốt cờ Việt Nam
BBC - – thứ ba, 19 tháng 8, 2014
Bộ Nội vụ Campuchia vừa có phản hồi với BBC về vụ người biểu tình Khmer Krom đốt cờ đỏ sao vàng trước đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh hồi tuần trước, nói việc này “không hợp đạo lý” (unethical) nhưng không phải chuyện lạ.
Hôm thứ Ba 12/8 môt nhóm người nhận là Khmer Krom (tức xuất xứ từ miền Nam Việt Nam) đã đốt cờ Việt Nam để phản đối chính sách của Hà Nội về đất đai Nam Bộ. Họ đòi quan chức sứ quán, tham tán Trần Văn Thông, phải xin lỗi vì nói miền đất này thuộc về Việt Nam từ lâu đời.Người biểu tình cũng đe dọa sẽ đốt thêm cờ Việt Nam, tuy điều này chưa xảy ra.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng cực lực phản đối hành động đốt cờ, mà Việt Nam cho là “hành động ngang ngược”, xúc phạm tình cảm và phá hoại quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, đồng thời yêu cầu “xử lý nghiêm minh”.
Các cuộc biểu tình của người Khmer Krom phản đối Việt Nam đã xảy ra nhiều lần từ đầu tháng Bảy, mỗi cuộc có hàng trăm người tham gia.
Hôm 18/8, Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Campuchia – Trung tướng Khieu Sopheak, thông qua trợ lý nói với BBC rằng việc đốt cờ “không đại diện cho lập trường của Chính phủ Hoàng gia Campuchia”.
Ông nói: “Việc đốt cờ Việt Nam là không hợp đạo lý nhưng không phải xảy ra lần đầu trên thế giới”.
“Ngay tại Việt Nam gần đây trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về tranh chấp biển đảo người biểu tình cũng đốt cờ Trung Quốc.”
‘Thể chế dân chủ đa đảng’
Dường như phản hồi chính thức này của ông Khieu Sopheak hơi khác với những gì ông Bấmphát biểu cuối tuần trước với ban tiếng Khmer đài Châu Á Tự do (RFA), khi ông nói việc đốt cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt được nhà nước cho phép.
Ông nói rằng việc đốt cờ “nếu được thực hiện trong một cuộc biểu tình hợp pháp thì có thể chấp nhận được”.
Khi được BBC hỏi rằng ông có giữ quan điểm là việc đốt cờ “có thể chấp nhận” được không, Trung tướng Khieu Sopheak đã không trả lời.
Trong cuộc phỏng vấn với RFA, ông Khieu Sopheak giải thích rằng hệ thống chính trị của Campuchia và Việt Nam khác nhau và Hà Nội không thể trông đợi Phnom Penh phản ứng giống như mình.
“Campuchia khác Việt Nam. Campuchia có nền dân chủ tự do với hệ thống đa đảng. Campuchia cho phép tự do biểu đạt trong khuôn khổ pháp luật.”
Ông cũng nói hành động của người biểu tình sẽ không ảnh hưởng quan hệ Việt Nam-Campuchia, vì họ đơn giản chỉ thể hiện quan điểm của mình trong một xã hội dân chủ.
Sau sự kiện hôm 12/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo nói: “Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh”.
Đại diện cộng đồng Khmer Krom ở Phnom Penh thì nói họ tạm ngưng biểu tình để đợi kết quả làm việc của Bộ Ngoại giao Campuchia và Chính phủ Việt Nam theo tinh thần kiến nghị thư của người biểu tình đòi Việt Nam “công nhận sự thật lịch sử”.
Đến cuối tháng Tám, họ đe dọa, nếu Việt Nam tiếp tục không chính thức xin lỗi thì họ sẽ tiếp tục biểu tình.
Đồng tình với Việt Nam?
Trong khi đó, báo chí Việt Nam cho hay một trong các lãnh đạo cao cấp của Campuchia đề nghị chính phủ Việt Nam “thông cảm” về vụ đốt cờ.
Các nguồn tin cho hay trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin, người hiện đang ở thăm Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “đề nghị Quốc hội, Chính phủ Campuchia có các biện pháp phù hợp để ngăn chặn, không để tái diễn” hành động này.
Thông cáo của Văn phòng Chính phủ Việt Nam nói ông Heng Samrin “đồng tình với những ý kiến và đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
“Chủ tịch Heng Samrin bày tỏ, phía Campuchia hết sức lấy làm tiếc về hành động biểu tình và đặc biệt là việc đốt cờ Tổ quốc Việt Nam. Ông cho rằng đây là hành động của một nhóm đối tượng quá khích, bị kích động bởi một số phần tử không hiểu biết về lịch sử hai nước và mong Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức thông cảm.”
Cũng theo thông cáo của Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Campuchia cho biết, “cá nhân ông và Quốc hội Campuchia hết sức bất bình về hành động này, đồng thời Campuchia đã có các biện pháp mạnh mẽ để xử lý những hành vi và đối tượng và sẽ cố gắng hết sức, bằng luật pháp để từng bước hạn chế tối đa, ngăn chặn những hành động bạo lực và những hành vi tương tự tái diễn”.
********
Nguồn:
Các nhà sư Campuchia và những người biểu tình ngồi thiền 5 phút trong một cuộc biểu tình tại một con phố bị chặn gần Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh, 13/8/2014.
13.08.2014
Ba ngày biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh đã kết thúc ôn hòa hôm thứ Tư, nhưng vẫn không có phản hồi nào từ phía giới chức Việt Nam về phát biểu liên quan đến việc một phần vùng châu thổ sông Mekong ở miền Nam Việt Nam từng là lãnh thổ của Campuchia, nhưng được trao cho Việt Nam vào cuối của chế độ thực dân Pháp.
Ba ngày biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh đã kết thúc ôn hòa hôm thứ Tư, nhưng vẫn không có phản hồi nào từ phía giới chức Việt Nam về phát biểu liên quan đến việc một phần vùng châu thổ sông Mekong ở miền Nam Việt Nam từng là lãnh thổ của Campuchia, nhưng được trao cho Việt Nam vào cuối của chế độ thực dân Pháp.
Hơn 100 người biểu tình, trong đó có các nhà sư, đã bắt đầu biểu tình từ hôm thứ Hai để đòi một phát ngôn viên đại sứ quán xin lỗi vì gần đây nói rằng khu vực châu thổ này thuộc lãnh thổ Việt Nam về mặt lịch sử.
Được biết ông Trần Văn Thông, Tham tán chính trị Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia, là người đã đưa ra phát biểu trên. VOA không thể liên lạc được với ông để lấy ý kiến, nhưng Đại sứ quán Việt Nam hồi tháng trước ra một thông cáo gọi các cuộc biểu tình này là sự can thiệp vào lãnh thổ Việt Nam.
Vùng đất này là đề tài nhạy cảm đối với nhiều người Campuchia mặc dù chính phủ ở Phnom Penh không tranh chấp đường biên giới hiện tại. Khu vực này vẫn là nơi sinh sống của đông đảo những người thuộc sắc dân Campuchia.
Phản đối phần tử cực đoan đốt quốc kỳ Việt Nam ở Campuchia
Thứ tư, 2014-08-13 21:01:08 - Nguồn: Tinmoi.vn
Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 12/8/2014
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam kịch liệt phản đối phần tử cực đoan đốt quốc kỳ Việt Nam ở Campuchia
Ngày 13/8/2014, trước việc một số phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình đã nêu rõ:
Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh ngày 12/8/2014".
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh "Đây là những hành động ngang ngược, cố tình xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi yêu cầu Campuchia xét xử nghiêm minh theo pháp luật và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, không để tình trạng trên tái diễn.
Theo tin tức trước đó, ngày 12/8 có khoảng 600 người Campuchia tụ tập trước Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh để nêu vấn đề chủ quyền lãnh thổ của một số tỉnh miền nam Việt Nam. Sau khi biểu tình ôn hòa đến hơn 2h chiều cùng ngày, một số người đã đốt cờ của Việt Nam.
H.Nguyên
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
-Cảnh sát Campuchia chặn người biểu tình Khmer Krom kéo đến Đại sứ quán VNThứ tư, 2014-08-13 21:01:08 - Nguồn: Tinmoi.vn
Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia ngày 12/8/2014
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình nêu rõ Việt Nam kịch liệt phản đối phần tử cực đoan đốt quốc kỳ Việt Nam ở Campuchia
Ngày 13/8/2014, trước việc một số phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình đã nêu rõ:
Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh ngày 12/8/2014".
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh "Đây là những hành động ngang ngược, cố tình xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi yêu cầu Campuchia xét xử nghiêm minh theo pháp luật và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, không để tình trạng trên tái diễn.
Theo tin tức trước đó, ngày 12/8 có khoảng 600 người Campuchia tụ tập trước Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh để nêu vấn đề chủ quyền lãnh thổ của một số tỉnh miền nam Việt Nam. Sau khi biểu tình ôn hòa đến hơn 2h chiều cùng ngày, một số người đã đốt cờ của Việt Nam.
H.Nguyên
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn
Hàng trăm sư sãi Khmer Krom, học sinh và sinh viên Campuchia hôm thứ ba đã có vụ va chạm với lực lượng cảnh sát nước này khi họ tuần hành đến đại sứ quán Việt Nam tại đây để đòi hỏi đại sứ quán Việt Nam có lời xin lỗi.
Được biết, hồi tháng 6 vừa rồi, một phát ngôn nhân Việt Nam nói với RFA rằng người Khmer Krom là thuộc về Việt Nam trước thời thuộc địa Pháp. Với lời nhận xét trên đã khiến người Khmer Krom nổi giận và đòi hỏi một lời xin lỗi từ phía đại sứ quán.
Ngày hôm qua, thứ ba, đại sứ quán VN đã từ chối chấp nhận lời yêu cầu xin lỗi của người Khmer Krom.
Trong cuộc đụng độ với cảnh sát Campuchia, một số người biểu tình phản đối đã bị gậy điện tử của cảnh sát gây thương tích. Lực lượng cảnh sát dẹp biểu tình cũng đã tấn công và giải tán đám đông, thế nhưng những người biểu tình đã ném đá trở lại trước khi họ rời khỏi các con phố gần đại sứ quán Việt Nam.
Tin tức chúng tôi ghi nhận cho hay, những người biểu tình nói rằng đây không phải là vấn đề chính trị mà mục đích là đòi lại thanh thế của người Khmer Krom. Đồng thời tin tức cho biết, họ đã không thể liên lạc được với ông Trần Văn Thông, phát ngôn nhân của đại sứ quán VN tại Phnom Penh và cũng không có một nhân viên nào của đại sứ quán VN tại đây xuất hiện.
- Campuchia muốn phục hồi quan hệ với Thái Lan
- Vua Campuchia ra lệnh ân xá cho một tù nhân người Thái
- Lao động Campuchia ồ ạt hồi hương gây trở ngại cho Thái Lan
- Hơn 80 ngàn lao động Campuchia rời Thái Lan
- Dân Campuchia phản đối công ty VN cưỡng chế đất trồng cao su?
- Campuchia chỉ nhận người tỵ nạn tự nguyện đến
- Campuchia: cảnh sát trấn áp đoàn biểu tình phản đối phiên xử 23 công nhân