Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Mèo và Chuột

--Mèo và Chuột

PV: Thưa anh, với tư cách là một con mèo, anh phát biểu gì về chuột?
Mèo: Chuột, đó là bạn thân thiết của tôi, nếu không muốn nói rằng thân thiết nhất.
PV: Ơ kìa, nghe nhầm không? Cả thế giới đều biết mèo ăn thịt chuột mà?
Mèo: Đúng vậy.
PV: Thế tại sao chuột còn là bạn anh?
Mèo: Tại sao không? Thử hỏi nếu chẳng có chuột tôi sống bằng gì?
PV: Thì bằng… cá rán chẳng hạn!

Mèo: Cá rán cả mèo mù lẫn mèo sáng nhìn chung chưa vớ được bao giờ. Chúng tôi, trên thực tế, gần như ăn chuột là chủ yếu.
PV: Và do đó...?
Mèo: Tôi hoàn toàn có một ý thức sâu xa: phải vừa bắt chuột, nhưng lại không bao giờ bắt hết, để bảo tồn nguồn sống của mình.
PV: À!
Mèo: Đấy là một chân lý quá đơn giản, nhưng khá đau lòng.
PV: Đau lòng ai?
Mèo: Người! Họ tin tưởng vào mèo. Họ giao cho mèo nhiệm vụ giết chuột. Nhưng họ quên béng rằng mèo cũng có quyền lợi của riêng mình và do đó có những tính toán riêng tư khá ranh ma.
PV: Ranh ma như thế nào?
Mèo: Khi vồ được một con chuột nào thì tôi kêu ầm ĩ. Tôi tha lung tung biểu diễn và nếu cần, tôi nhai rau ráu cho cả ngàn người xem. Nhưng bên trong, đôi lúc tôi âm thầm dung túng cho chuột. Tôi cố tình không đi tới một số địa điểm tuy biết chắc nơi đấy gặp chuột nhiều.

PV: A, quan hệ như thế là quan hệ hai mang.
Mèo: Trên đời này thiếu gì con vật hai mang mà không phải cá. Mèo không quá ngoại lệ đâu.
PV: Từ lúc nào?
Mèo: Từ lúc loài người do quá tin tưởng, đã giao cho mèo bắt chuột theo kiểu độc quyền.
PV: Mèo, như thế là anh xấu lắm.
Mèo: Tôi biết điều đó không phải tốt đẹp gì. Nhưng về bản chất, tôi vẫn chỉ là mèo. Tôi mềm mỏng nhưng khôn ngoan và tính toán. Tôi thiên về những thứ có lợi cho tôi chứ không phải có lợi cho toàn bộ muôn loài. Tôi chưa tiến hóa hoàn toàn.
PV: Và đáng ra?
Mèo: Người phải hiểu được điều đó. Khi xây dựng một chính sách, chẳng hạn như diệt chuột, người cần có nhiều giải pháp, có nhiều lực lượng phối hợp. Nhưng họ không làm thế. Họ giao quách việc đấy cho mèo.
PV: Tại sao vậy nhỉ?
Mèo: Đã nói rồi. Tại họ với mèo thân thiết quá. Đã thế mèo còn không ồn ào và nhiều ý kiến như chó. Mèo luôn luôn mừng, luôn cong đuôi và cọ chân khi người đến gần, khiến cả thiên hạ đều tin chắc mèo ngoan, dễ bảo siêng năng, vô tư trong sáng.
PV: A, giờ thì tôi đã hiểu tại sao chuột không bao giờ hết.
Mèo: Đúng. Không bao giờ hết. Loài người có thể chế tạo các siêu máy tính. Có thể đưa nhau lên sao Hỏa hoặc làm ra các tàu vũ trụ bay với vận tốc ánh sáng, nhưng một sự nghiệp có vẻ đơn giản như diệt chuột họ cũng không làm dứt điểm được, nếu như trong nhận thức của họ cứ mãi mãi tin và giao việc đó cho mỗi loài mèo.
PV: Hay tôi đề nghị tăng lương cho anh?
Mèo: Tăng lương là rất tốt, nhưng không thể giúp cho mèo hoàn toàn hết thông đồng với chuột. Như tôi đây khẳng định, vấn đề là phải bỏ lối giao việc độc quyền. Khi mèo chịu tác động của nhiều biện pháp kiểm tra trong xã hội, khi mèo không còn dựa vào một ai để gỡ tội thì mèo mới tốt hơn lên.
PV: Nói như anh thì tính chuyên nghiệp ở đâu?
Mèo: Chuyên nghiệp luôn xuất phát từ khoa học. Nhưng quan hệ giữa người và mèo, từ mấy ngàn năm nay, hầu như gần biến thành quan hệ tình cảm, điều ấy bất lợi cho sự nghiệp diệt chuột vô cùng.
PV: Anh mèo này, hôm nay nói chuyện với anh, tôi hiểu ra một vấn đề: Lòng tin rất dễ bị lợi dụng.
Mèo: Đúng. Một xã hội lành mạnh cần xây dựng trên luật pháp, không xây dựng đơn giản bằng lòng tin. Thực tế cuộc đời đã chứng minh điều đó.
PV: Thế còn thực tế trong nghệ thuật thì sao? Bao nhiêu tác phẩm đã hướng chúng ta đến một lòng tin tốt đẹp?
Mèo: Nghệ thuật hoàn toàn đúng khi hướng con người đến cái đích như thế. Nhưng đó là đang hướng đến chứ không phải đã thành công. Còn trong quá trình hiện nay, điều cốt yếu là phải điều hành cho hợp lý và khoa học, tránh mọi cảm tính tự nhiên.
PV: Cảm ơn anh. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao có loài mèo tam thể. (Sưu tầm)


*********************

-Ăn Trộm của huyện còn là chuyện nhỏ

Nguyệt Quỳnh

Trịnh Khả là bậc thái tể đứng đầu triều đình nhà Lê. Ông là người thẳng thắn, giữ phép nước rất nghiêm. Một hôm, viên quan giữ chức Chuyển vận Phó sứ của huyện Văn Bàn là Trương Tông Ký ăn hối lộ. Việc ấy bị phát giác, ông muốn nghiêm trị nhưng các quan hai bên tả hữu đều một mực xin tha. Trịnh Khả cương quyết nói:
- Ăn trộm của một nhà còn không thể nào tha, huống chi là ăn trộm của một huyện.
Nói xong, liền giao xuống cho các quan tra xét. Rốt cuộc, viên quan cấp huyện ấy bị xử tội phải chết. Các quan thời bấy giờ, trên dưới không ai là không sợ.

***
Thời Trịnh Khả không có những loại “bình quý” để chuột ẩn núp. Thời ấy ông bà ta sống đối diện với Trời với Đất, với quỷ thần trên hai vai. Người ta tin rằng có nhân quả, có kiếp trước, kiếp sau. Người ta nhắc nhau làm lành, lánh dữ vì cho rằng ở ác thì sẽ gặp quả báo, gian tham của kẻ khác thì sẽ bị trời phạt. Biết bao đời vua, không thiếu những vị quan làm đến chức tể tướng trong triều mà trong nhà vẫn thanh sạch.
Ngày nay, thể chế độc tài, độc đảng trong cơ chế thị trường định hướng của nước ta đã sản sinh ra nhiều “lợi ích nhóm”. Chuyện ăn cắp của một huyện còn là chuyện nhỏ và là chuyện rất “bình thường” ! Bộ máy nhà nước đang trở thành công cụ cho một nhóm người độc quyền kinh tế và độc quyền chính trị. Đến nỗi chính phủ đã phải huy động toàn xã hội tham gia phòng chống tham nhũng. Chỉ cần lược sơ qua các ban nghành được thành lập đủ thấy mức độ hệ trọng của nó: đứng đầu là Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thuộc Đảng CSVN, bên Chính phủ thì có Thanh tra Chính phủ do Tổng Thanh Tra chính phủ đứng đầu và hầu như tất cả các Bộ ngành, Uỷ Ban Nhân Dân đều có cơ quan phòng chống tham nhũng.
Thế mà theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dõi nạn hối lộ; cuộc khảo sát năm 2014 chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới thì Việt Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, nằm lọt thỏm trong nhóm mười quốc gia tham nhũng nhất. Đó là chỉ số đo lường của một cơ quan bên ngoài, còn trong nhà thì sao? Về thành quả phòng chống tham nhũng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh rằng trên thực tế, trong tổng số bị can bị khởi tố về hành vi tham nhũng, các cán bộ cấp xã, phường chiếm tỷ lệ 30,9% còn cấp Trung ương chỉ chiếm rất ít chỉ có 0,3%.
Liếc sơ qua hai chỉ số trên, người ta biết ngay rằng những ổ chuột lớn đang được bảo vệ. Đại biểu Quốc Hội Lê Như Tiến xác nhận: "Phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội”. Dẫu cho các quan chức ở thượng tầng có hô hào với đầy lòng quyết tâm và hàng trăm lời thề độc cũng sẽ chẳng làm được gì. Kế hoạch đã bế tắc ngay từ nguyên thuỷ vì người được giao trách vụ chống tham nhũng cũng chính là người bảo vệ tham nhũng, là người đã từng tham nhũng hoặc cũng đang ở trong các nhóm lợi ích.
Cấp huyện có thể ngang nhiên tham ô nhũng nhiễu được là vì có bao che, ăn chia với cấp tỉnh, cấp thành phố. Cấp tỉnh, cấp thành phố có ung dung được như vậy là do có sự thông đồng của cấp cao hơn nữa, cho đến cấp cao nhất… bởi thượng bất chánh hạ tắc loạn. Cứ xem dinh cơ của quan Trần Văn Truyền, chỉ mới ở cấp trung ương đảng, rồi đến cung điện của ông Nông Đức mạnh, Lê Khả Phiêu… thì biết, lương họ bao nhiêu? bổng ở đâu ra? Các hình ảnh tràn lan trên mạng cho thấy có cả ngà voi, trống đồng - tức là đồ quốc cấm - trong nhà riêng của họ. Đây mới là lý do tại sao cấp tỉnh, cấp huyện ăn cắp mà vẫn nhởn nhơ. Ai cũng bảo rằng những vụ được lôi ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Còn hằng hà sa số "các đồng chí chưa bị lộ".

Tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, các cơ chế chống tham nhũng nhiều đến nỗi tưởng chừng như con ruồi bay qua không lọt, thế nhưng chưa bao giờ các cơ chế ấy phát hiện ra một vụ tham nhũng nào. Tại sao? Nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi chỉ vì lôi ra nhiều vụ tham nhũng và tha hoá thì bỗng dưng chính ông lại trở thành tội phạm. Bài báo “ Bàn về thị trường Sao Và Vạch” là giọt nước cuối cùng đưa ông vào chốn tù tội!

Sâu xa trong lòng mọi người VN, ai cũng muốn được sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật. Không thiếu những cán bộ trong bộ máy công quyền ngày nay đã một thời hy sinh, một thời chấp nhận đổ xương máu để mong đem lại một đất nước tự do no ấm cho đồng bào mình. Tuy nhiên, sự im lặng ích kỷ đang đánh đồng họ với những kẻ cơ hội, gian dối, sách nhiễu và tham nhũng…
Ngày xưa khi đi vào chiến tranh, người ta không màng đến sống chết, không nghĩ đến bom đạn, hiểm nguy. Cái chết của đồng đội hay của chính bản thân được nhìn thấy trước mắt, hàng ngày, nơi  cụm vườn, miếng ruộng, rừng cói, lạch nước… nhưng người ta không lùi bước vì người ta biết mình là ai, mình muốn gì, mình phải sống ra sao. Người ta gắn kết chính mình với quê hương và niềm tự hào dân tộc. Người ta gắn kết mật thiết với nhau bởi tình yêu nước, lòng tự trọng và trách nhiệm đối với tổ quốc.
Ngày nay sự gắn kết đó bị gãy đổ. Lý tưởng, lòng nhiệt thành yêu nước bị đánh bạt trước bạo lực và sợ hãi. Cái xấu lên ngôi, kẻ xấu kéo theo bầy đàn. Người ta không còn dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chống lại cái xấu và cái ác, người ta làm ngơ trước những bất công, ngang trái. Đồng sự, ông A không thể đưa con mình ra bảo vệ biển đảo khi con ông B đang du học yên ấm ở xứ người. Các tướng tá quân đội không thể đẩy con mình ra chiến trường để bảo vệ đất nước, khi con của Thủ Tướng đương nhiệm đang làm chủ cả một khối tài sản khổng lồ ở Hoa Kỳ bao gồm cả một vận động trường trị giá lên đến hàng trăm triệu Mỹ Kim…
Và thế là tham nhũng nối tiếp tham nhũng, cầu sập kéo theo cầu sập. Từ Cầu treo Chùa Bung đến cầu treo Cái Bảng rồi đến Chu Va…người ta đành chấp nhận sống với những tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào do những công trình bị tham nhũng rút ruột. Những tuyến đường sắt chênh vênh mạng người như Cát linh – Hà Đông với chi phí đội vốn lên đến gấp đôi dự tính; thế mà cũng chỉ thấy đây đó phản ứng bằng những cái lắc đầu ngao ngán hoặc một tiếng than não lòng: “sao có thể đem tính mạng, của cải của dân ra đùa giởn?”
Các cán bộ nhà nước, giới trí thức, báo chí còn im lặng, còn cam chịu như thế; hỏi sao dân đen không bị chúng  cho lưu manh dùng xe ủi đất cán lên người? Nhưng mối hoạ không chỉ dừng ở đó. Đức thánh cha Phanxicô bảo rằng: “Một xã hội tham nhũng thì như một xác chết đang thối rữa”.
Và sự thối rữa đó lây lan. Nó đang lan sang quân đội, lực lượng được coi là đứng đầu sóng ngọn gió để bảo vệ tổ quốc. Một bản tin gần đây cho hay bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã kê khai để thanh toán hàng tỷ đồng tiền xăng dầu nhưng chẳng hề đi tuần tra để hỗ trợ ngư dân. Thế là kẻ cướp cứ tha hồ đâm tàu, đuổi đánh, ức hiếp, cướp bóc ngư dân VN vì lực lượng vũ trang biên phòng chỉ đi tuần…trên giấy!

Tham nhũng tàn phá tất cả. Từ văn hoá, xã hội, đến con người và chính nó là nguy cơ dẫn đến mất chủ quyền đất nước. Tham nhũng đã mời Trung Cộng vào độc chiếm Tây Nguyên, cho phép kẻ thù đào đường hầm bí mật ở Hà Tĩnh, tự do làm bất cứ điều gì họ muốn ngay trên mảnh đất của tổ quốc! Nếu ngày xưa trong chiến tranh biên giới, nhân dân VN đã đổ máu để giành giật từng đường hầm, từng điểm cao ở Đồng Đăng, Móng Cái…thì ngày nay ta mở rộng cửa, mời đón họ vào đóng trụ ở những nơi hiểm yếu nhất. Nếu ngày xưa ta quan niệm rằng chính mình có thể bị huỷ diệt, nhưng đất nước này dân tộc này không thể bị huỷ diệt, thì ngày nay chỉ vì đồng tiền ta vất bỏ tất cả.

***

Trong cái tối tăm mịt mờ ấy, kẻ tối dạ nhất trong mỗi người dân chúng ta cũng biết rằng “tham nhũng chỉ chấm dứt khi đất nước có dân chủ”. Có điều vẫn còn rất nhiều người chưa biết là dân chủ sẽ có mặt khi nó đến từ quyết tâm của mỗi chúng ta. Bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng hồi ức những ngày máu lửa vẫn còn nguyên đó. Sâu xa trong lòng, tôi vẫn tin đất nước sẽ là điểm nối kết cho người dân VN, bởi nỗi đau trong tim tôi cũng là nỗi đau trong tim anh. Không còn cách nào khác, đất nước chúng ta đã đụng đáy. Sự thay đổi phải đến từ chính mỗi chúng ta. Hãy chặn đứng tham nhũng ngay từ vị trí, chỗ đứng của mình. Khi chúng ta bắt tay hành động, môi trường chung quanh sẽ thay đổi, xã hội sẽ thay đổi và đất nước sẽ hồi sinh.

Đừng trông chờ nơi lãnh đạo CS, vô ích! Để bảo vệ được chế độ, chính họ đang chủ động sử dụng tham nhũng để duy trì sự trung thành của hàng ngũ cán bộ đảng viên. Cao hơn nữa, Trung Cộng đang dùng chính hàng ngũ lãnh đạo tham nhũng này để chiếm đoạt đất nước VN.

Trận chiến này Trung Cộng đang thắng thế. Chúng đã chẳng hề tốn chút xương máu gì; cái giá trả cho cuộc trường chinh của họ quá rẻ so với cuộc chiến tranh biên giới năm nào!



‘Ăn chặn’ cả tiền hỗ trợ nông dân mất mùa? (Vietnamnet)

- Bị mất mùa tới 70 – 80%, các hộ dân ở xã Xuân Bình, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) được hỗ trợ 5kg giống và tiền mất mùa. Tuy nhiên đã một năm trôi qua, vẫn chưa thấy UBND xã cấp phát số tiền trên đến tay người dân.

Chưa được nhận tiền hỗ trợ


Theo phản ánh của người dân xã Xuân Bình, vụ chiêm xuân năm 2014 hầu hết các hộ dân gieo cấy giống lúa PC15 nhưng đến kỳ thu hoạch lại không cho năng suất, lúa không trổ bông, hạt lép…
Như Xuân, người nghèo, hỗ trợ, cắt xén, Thanh Hóa, lúa giống, nông dân
Bà Hương cho biết chưa nhận được tiền hỗ trợ nào
Trước thực trạng trên UBND tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ người dân có diện tích trồng giống lúa PC15. Theo đó người dân xã Xuân Bình được hỗ trợ tổng cộng số tiền 42 triệu đồng, tuy nhiên đến nay người dân chưa được nhận bất cứ một đồng tiền hỗ trợ nào.
Bà Hồ Xuân Hương (thôn 12) cho biết, vụ chiêm xuân năm 2014 gần như mất trắng, số bông có hạt thì không thể dùng được, gia đình bà phải cắt về làm thức ăn cho trâu bò.
Khi hỏi đến số tiền hỗ trợ, bà Hương cho biết bà chưa nghe thấy có tiền hỗ trợ nào ngoài 5kg giống. Đến giờ bà cũng không biết gia đình nhà mình được hỗ trợ bao nhiêu tiền.
Cũng như nhà bà Hương, gia đình chị Trần Thị Thảo cũng tỏ ra ngỡ ngàng khi chúng tôi đề cập đến chuyện đã nhận được tiền hỗ trợ hay chưa.
"Khi giống PC15 bị mất mùa, cán bộ khuyến nông ở thôn, xã cũng có đến kiểm kê diện tích của từng hộ và nói tới đây sẽ hỗ trợ. Một thời gian sau thì thấy hỗ trợ 5kg giống, người dân chúng tôi không hề biết có hỗ trợ tiền" - lời chị Thảo
Như Xuân, người nghèo, hỗ trợ, cắt xén, Thanh Hóa, lúa giống, nông dân
Danh sách các hộ dân trong diện được hỗ trợ
Được biết xã Xuân Phú có hơn 500 hộ dân thuộc diện được hưởng hỗ trợ, nhưng tất cả đều chưa nhận được một đồng tiền nào?!.
Có dấu hiệu ăn chặn
Ông Lê Văn Lại, PCT xã Xuân Bình thừa nhận việc đến thời điểm này người dân chưa nhận được tiền hỗ trợ của nhà nước về giống lúa PC15.
Ông Lại cho biết thêm, chủ trương hỗ trợ giống và tiền là trên toàn tỉnh Thanh Hóa, khi mất mùa vụ chiêm xuân 2014 cấy giống PC15.
Tháng 6/2014, huyện đã chuyển tiền hỗ trợ về cho xã Xuân Bình tổng cộng là 41.940.000đ của 530 hộ với diện tích hơn 850 sào.
“Sau khi có danh sách cụ thể tôi đã ký chuyển cho kế toán chi trả cho các hộ dân. Tuy nhiên việc chi trả vẫn chưa được kế toán thực hiện, trong khi đó kế toán lại báo cáo với chủ tịch là đã quyết toán rồi”.
“Đã nhiều lần trong các cuộc họp tôi đã báo cáo với chủ tịch UBND xã là làm cách nào đó trả tiền hỗ trợ cho dân nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay chủ tịch và kế toán vẫn không chi trả”, ông Lại nói.
Như Xuân, người nghèo, hỗ trợ, cắt xén, Thanh Hóa, lúa giống, nông dân
Ông Lê Văn Luân trao đổi với phóng viên
Ông Lê Văn Luân, kế toán xã Xuân Bình thừa nhận chưa chi trả cho dân và số tiền trên đang để trong quỹ?.
Ông Luân lý giải, sở dĩ xã chưa trả cho các hộ dân là vì danh sách ở dưới thôn lập lên một số tên bị lệch nên cần phải sửa lại. Và tới đây khi sửa xong sẽ tiến hành chi trả cho người dân.

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, sở dĩ cả một năm nay xã không trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân là do đã được dùng vào việc khác và kế toán lập danh sách quyết toán khống (tự ký vào danh sách các hộ nhận tiền) để hợp thức hóa hồ sơ hòng qua mặt UBND huyện và người dân, đến khi phóng viên về điều tra ra thì sự việc mới bị vỡ lở.

-Huyện chi sai gần 1 tỷ đồng “đi chơi”, cán bộ không có tiền nộp lại 
(GDVN) - Chủ tịch UBND huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Trần Văn Thuấn thừa nhận trách nhiệm dẫn đễn sai phạm nhưng cho biết cán bộ không có tiền nộp lại...
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước năm 2012 của huyện Nông Công phát hiện: Năm 2012, ngân sách huyện Nông Cống đã sử dụng 2.906,9 triệu đồng, số tồn chuyển sang năm sau là 4.757,1 triệu đồng.

Kiểm toán Nhà nước cho biết: UBND huyện chi 925 triệu đồng để tổ chức đi tham quan học tập tại các tỉnh phía Nam là không phù hợp với điều kiện và quy định của Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/1011 của Chính phủ. Ảnh: Hải Ninh.
Việc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cơ bản đúng quy định, tuy nhiên, trong năm cấp về Văn phòng UBND huyện chi 925 triệu đồng để tổ chức đi tham quan học tập tại các tỉnh phía Nam là không phù hợp với điều kiện và quy định của Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/1011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước những sai phạm trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị UBND huyện Nông Cống kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể và các cá nhân liên quan dẫn đến sai phạm.
Ngày 30/10/2013, Sở Nội vụ Thanh Hóa có Văn bản số 1034/SNV-TT yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Nông Cống tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể cá nhân liên quan đến kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về việc sử dụng dự phòng chi ngân sách 925 triệu triệu tổ chức đi tham quan học tập tại các tỉnh phía Nam không đúng quy định tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ.
Ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống thừa nhận: “Cái này tôi đã kiểm điểm với Chủ tịch tỉnh. Tôi cũng đã yêu cầu các đơn vị, anh em nộp lại nhưng vì anh em vẫn chưa có tiền nộp lại…”. Ảnh: Nongcong.gov.vn
Tuy nhiên, điều bất ngờ là đã 03 năm trôi qua nhưng UBND huyện Nông Cống vẫn chưa thu hồi được số tiền đã chi sai quy định trên.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống thừa nhận: “Cái nay tôi đã kiểm điểm với Chủ tịch tỉnh. Tôi cũng đã yêu cầu các đơn vị, anh em nộp lại nhưng vì anh em vẫn chưa có tiền nộp lại…”.
Đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm vụ việc.

Thanh Hoá: Nguyên trưởng phòng Tài nguyên Nông Cống có 2 năm sinh

Thanh Hóa: Từ lái xe lên thẳng Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy -Chủ tịch ký liều và 'tiền chùa' triệu đô (TVN 18-4-15)

Trong khi người dân gánh nặng đủ các loại phí, tỷ lệ % dân nghèo còn khá cao, tiêu chí thoát nghèo không bền vững mà quan chức đầu tỉnh cả năng lực và trách nhiệm đều còn non kém, dẫn đến sự lãng phí hàng chục triệu USD, thì nước Việt này còn lên thác xuống ghềnh lắm.
-

Sau vụ việc ông Chủ tịch tỉnh Hà Nam “bảo kê” cho xe của các doanh nghiệp tư nhân phá nát cầu đường, ông Chủ tịch tỉnh Quảng Bình xây mộ bố vi phạm quy hoạch chung của tỉnh, ngang nhiên hợp pháp hóa việc làm tư lợi đó bằng mọi cách, tuần này báo chí lại tiếp tục ồn ào vụ việc ông Chủ tịch tỉnh Quảng Bình “ký liều”. Khiến bất cứ ai đọc và biết về vụ việc này cũng bỗng thấy… “nóng mặt” và choáng.
Ông chủ tịch, nặng phí, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, dự án chồng dự án, phí chồng phí, dự án, bảo kê
Trên “dự án chồng dự án”
Không phải bởi sức nóng của Dự án pin mặt trời có tổng vốn 14 triệu USD vay của CP Hàn Quốc và vốn đối ứng của CP Việt Nam, được xem là dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất VN ưu tiên cho Quảng Bình, trải dài trên địa bàn 10 xã của 04 huyện.
Cũng không phải bởi sức nóng của Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, với tổng số vốn 368 tỷ đồng từ ngân sách TƯ cho Quảng Bình. Mà “nóng” và choáng, bởi dù biết có hai dự án cùng mục tiêu cấp điện, nguy cơ “dự án chồng dự án” đẻ ra đứa con… lãng phí, là nhãn tiền, nhưng ông chủ tịch tỉnh này vẫn cứ ký, cho triển khai.
Đáng chú ý, mặc dù là vốn vay của CP Hàn Quốc, nhưng dự án được ưu tiên cấp vốn dưới dạng ngân sách. Nghĩa là, Quảng Bình được hưởng lợi từ nguồn vốn này mà không phải trả nợ. Việc trả nợ vay cho CP Hàn Quốc thuộc trách nhiệm của CP Việt Nam. Và để duy trì Ban quản lý Dự án, riêng tiền lương phải chi 1,3 tỷ đồng/năm.
Điều trớ trêu, dự án điện lưới sẽ trùm lên hầu hết địa bàn mà dự án pin mặt trời đang triển khai cho cùng một mục tiêu cấp điện vùng sâu, vùng xa.
Rút cục, dự án 14 triệu USD đi vay của Hàn Quốc có nguy cơ thành phế liệu.
Phải chăng, vì đây là “tiền chùa” quốc tế, và tỉnh Quảng Bình lại không phải trả nợ, nên thân phận 14 triệu USD… rẻ bèo?
Khi đọc đến đây, người viết bỗng nhớ tới một câu chuyện cảm động. Đó là trong dịp Tết Ất Mùi vừa qua, xã Phước Bình (Bác Ái- Ninh Thuận) do ông Pinăng Hoàng làm chủ tịch xã, có 218 hộ nghèo (với gần 2000 nhân khẩu) người dân tộc Raglai được nhận gạo cứu đói của Chính phủ. Một chuyện bất ngờ, quà tết với số tiền 150.000đ/ hộ, bà con trong xã nhận, riêng gạo cứu đói giáp hạt của Chính phủ trợ giúp, đồng bào rủ nhau từ chối. Lý do, do thổ nhưỡng tốt, xã có nghề trồng chuối và chuối bán chạy, nên các hộ bảo nhau từ chối nhận gạo cứu đói, để nhường cho các xã khác.
Số gạo trợ cấp giáp hạt cho 2000 con người có lẽ không quá lớn, nhưng tấm lòng “lá rách đùm lá… nát” của người dân xã Phước Bình, như trong bài viết của báo Đất Việt, lại rất lớn.
Chả lẽ, một ông chủ tịch tỉnh, mà cách nghĩ lẫn cách hành xử lại kém xa một ông chủ tịch xã và 2.000 người dân nghèo đến thế?
Ông chủ tịch, nặng phí, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, dự án chồng dự án, phí chồng phí, dự án, bảo kê
Một trong nhiều Dự án pin mặt trời nhỏ lẻ như thế này sẽ bị tháo dỡ vì không đồng bộ với Dự án pin mặt trời vay của Chính phủ Hàn Quốc. Ảnh: Tiền Phong
Trả lời báo chí về vụ dự án chồng dự án, ông Chủ tịch tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài có cách thanh minh vừa đổ lỗi vừa như… thú tội: Một dự án khổng lồ như vậy, tôi ký là trên cơ sở tham mưu của các ngành từ dưới lên trên đầy đủ hết, nhưng... đã chồng và có thể gây lãng phí (TP, ngày 11/4)Ông cũng cho biết, tới đây “sẽ chỉ đạo cho kiểm điểm nghiêm túc những tập thể, cá nhân liên quan”.
Tuy nhiên, nếu đọc kỹ các thông tin trên báo chí, người đọc sẽ thấy vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều, không thể nhẹ nhàng theo kiểu cho kiểm điểm nghiêmtúc như lời hứa của ông này. Hàng loạt câu hỏi cần đặt ra cho tỉnh Quảng Bình, và cho các  quan chức có trách nhiệm của tỉnh:
Đó là, không chỉ vi phạm Quyết định 2081 của TTCP (ưu tiên cấp điện cho những xã không có điện), cố tình để “dự án chồng dự án”, mà ngay cả dự án điện lưới cũng có vấn đề.
Theo nguyên tắc, ở hai xã Tân Trạch, Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) không thể kéo điện lưới. Vì điện lưới sẽ đi qua rừng đặc dụng Phong Nha- Kẻ Bàng (Di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận), xâm hại khoảng 90 hecta rừng đặc dụng, theo đánh giá của giới chuyên gia. Điều này là vi phạm ngay cả Hiệp ước 1972 về bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO mà VN là một trong các thành viên tham gia, nhưng Quảng Bình cũng không tham khảo ý kiến của đại diện UNESCO tại VN.
Còn một lãnh đạo của Vườn QG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, đến nay chưa nhận được văn bản nào thông báo về việc sẽ kéo điện lưới đi qua rừng đặc dụng Phong Nha- Kẻ Bàng. Theo quy định, nếu chỉ chặt tỉa cành nhánh ở rừng đặc dụng thì UBND tỉnh ra quyết định, còn nếu ở mức độ chặt bỏ cây rừng thì phải xin ý kiến TTCP (TP, ngày 19/3)
Vậy mà ông Phan Văn Thường, GĐ Sở Công Thương lại cho rằng, dự án kéo điện lưới trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh, lại triển khai từ đây đến năm 2020, nên chỉ cần cam kết bảo vệ môitrường với các địa phương khi triển khai thi công là đủ (?) (TP, ngày 03/4). Ô, niềm tin thường… “ngây thơ”! Hay là sự vô trách nhiệm, biến báo cho hành vi vi phạm?
Vì sao mà trước đó, dự án này đã không hề có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, nhưng vẫn được ông chủ tịch tỉnh phê duyệt. Vì kém hiểu biết, vì tham mưu kém, hay vì còn những lý do gì khác?
Việc chủ tịch tỉnh quá tin ở bộ máy tham mưu, kéo đến sự ký bừa, dự án chồng dự án, như lời ông tự nhận. Vậy vì sao lại có những chuyên gia, những tham mưu coi phép nước (QĐ 2081 của TTCP) bằng… vung? Đằng sau chuyện tham mưu, là chuyện gì?
Vì sao, ngay cả khi vụ việc đổ bể, ông Bí thư Tỉnh ủy QB mới biết. Bởi theo ông, UBND tỉnh đã không hề báo cáo với Tỉnh ủy vấn đề dự án lưới điện quốc gia. Cũng không thông qua Hội đồng ND tỉnh như quy định pháp luật, vì đây là dự án nhóm B. Một dự án lớn, mà Chủ tịch tỉnh không báo cáo Bí thư TU. Trong khi theo chức năng, Đảng luôn có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện đường lối chiến lược phát triển KT- XH của tỉnh.
Mặc dù mấy năm nay, công tác xóa đói giảm nghèo của QB đã có những kết quả nhất định. Nhưng con số còn hơn 23.000 hộ nghèo (cuối năm 2014), và tính chất các hộ thoát nghèo lại thiếu bền vững, chỉ cần chút biến cố là các hộ thoát nghèo trở lại… em vẫn như ngày xưa, thì việc lãng phí tới 14 triệu USD của một dự án đi vay, chỉ vì quan liêu, thiếu hiểu biết, hay bởi những lý do gì khác nữa không thể biết, ở một tỉnh nghèo, thật khó chấp nhận.
Ông chủ tịch, nặng phí, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, dự án chồng dự án, phí chồng phí, dự án, bảo kê
Dự án lưới điện quốc gia đi qua Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh: Tiền Phong
Dưới “phí chồng phí”
Đặt những con số lãng phí, thất thoát qua các dự án, mà Dự án pin mặt trời ở Quảng Bình, chỉ là một ví dụ cụ thể, trong bối cảnh các loại phí tính trên đầu người dân, người nông dân, mới thấy thật xa xót.
Xa xót, bởi ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH mới đây đã phải nói thẳng: “Không có nước nào nhiều khoản phí như ở ta”khi UB Thường vụ QH cho ý kiến vào dự luật phí, lệ phí.
Đó là một hiện thực. Quốc gia nào cũng phải trông vào các nguồn thuế, nguồn phí của dân, một trong những nguồn thu cho quốc gia. Tuy nhiên, mặc dù có cả Pháp lệnh Phí và Lệ phí với những quy định chi tiết, rành mạch cụ thể, nhưng trong thực tế việc thực hiện, thi hành lại không… rành mạch lắm. Dẫn đến tình trạng “phí chồng phí”, giả danh phí, lệ phí tràn lan.
Rõ khéo. Trên thì “dự án chồng dự án”, dưới thì “phí chồng phí”. Rút cục, đều là “phí” của dân phải đóng. Phí đến độ nào?
Báo Kinh tế và Đô thị, ngày 11/4 mới đây cho biết, báo cáo "Tổng quan môi trường thuế VN 2014" của Công ty Vietnam Report, trung bình trong 05 năm gần đây, tỷ lệ thu từ thuế và phí/GDP của Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia khoảng 15,5%, Philippines 13% và Indonesia 12%... Việt Nam thuộc diện huy động thuế, phí vào loại trung bình thấp, ở mức 12 - 14% GDP. Song với tình trạng phí chồng phí và lạm thu ở nhiều nơi, khiến mỗi người dân VN phải gánh tỷ lệ chịu thuế, phí/ GDP cao gấp 1,4 - 3 lần so với các nước trong khu vực.
Còn con số thống kê của Bộ NN&PTNT cho biết, nông dân phải gánh đến 131 khoản đóng góp, trong đó có 93 loại phí, lệ phí theo quy định, 38 khoản đóng góp xã hội khác. Ngoài các khoản phí, lệ phí theo quy định, một hộ nông dân bình quân mỗi năm phải đóng từ 250.000 - 800.000 đồng cho các khoản.
Trong khi đó, tỉ lệ hộ dân nghèo của XH ta còn khá cao.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc) cho biết, mặc dù theo con số của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, VN chỉ có 6% hộ nghèo (tỉ lệ này vào năm 2012 là gần 10%). Nhưng kết quả đo lường của WB lại theo chuẩn khác. WB đã hợp tác với Tổng cục Thống kê VN, đưa ra chuẩn về nghèo ở VN như sau: Thu nhập hàng tháng (năm 2010) trên đầu người là 653 ngàn đồng. Từ đó, WB tính được rằng cả nước VN hiện nay có gần 17 triệu người nghèo, chiếm tới… 20%  dân số của cả nước. Tính ra, cứ 05 người thì có 01 người nghèo.
Tỉ lệ nghèo này cũng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh. Các tỉnh thuộc Tây Bắc vẫn là nghèo nhất. Lai Châu, có tới 76%. Điện Biên, Hà Giang: 71%. Sơn La: 64%, Lào Cai: 57%...v.v… Vùng nghèo thứ hai là Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên, chỉ riêng tỉnh Kon Tum, có gần 50% người dân được xếp vào nhóm nghèo.
Đối lập với cái nghèo là sự giàu có. Giàu có đến mức độ nào?
Theo PetroTimes ngày 10/4, tạp chí The Economist và Ngân hàng Citi (Citibank) công bố báo cáo về các tác động của nhóm người giàu mới nổi cho thấy ở châu Á, nhóm người giàu mới nổi của Việt Nam tăng cũng khá nhanh, đứng thứ 03 chỉ sau Ấn Độ và Indonesia. Báo chí VN cũng đã từng công bố danh sách 500 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán VN và cũng là giàu nhất xã hội. Thậm chí có một nghị sĩ công khai với QH và cử tri rằng mình có 500 tỉ đồng.
Nhưng con số giàu nhanh, giàu sổi, hay giàu bền vững đó của VN cũng không… hoán đổi nổi số phận của nước Việt- vẫn là một nước rất nghèo với gần 17 triệu người nghèo thu nhập chưa đầy 35 USD/ tháng. Con số giàu có đó chỉ có sức tải một thông điệp buồn, rằng sự phân hóa giàu nghèo trong XH ngày càng sâu sắc. Và cùng với vấn nạn tham nhũng, đạo lý văn hóa XH  xuống dốc, góp phần làm cho KT- XH bất ổn.
Chính vì thế, ở một góc độ khác, các chuyên gia cho rằng, việc công bố con số GDP với thu nhập đầu người gần 2.000 USD không có nhiều ý nghĩa, bởi thực chất vẫn có tới gần 17 triệu người dân không hề được hưởng thụ gì con số bình quân 2000 USD. Có giáo sư người Nhật còn tiên liệu, cảnh báo, VN không thoát khỏi “bẫy trung bình”.  Có nghĩa là rất có thể phải chịu thân phận mãi mãi là người đi sau.  
Ông chủ tịch, nặng phí, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, dự án chồng dự án, phí chồng phí, dự án, bảo kê
Ảnh: Hiệu Minh
Ở góc độ chất lượng và giá trị mức sống, Hiệu Minh, cựu chuyên gia IT của WB đã có một phân tích thấu đáo khi cho biết, nói về sự phát triển của một quốc gia, ngoài GDP- tổng sản phẩm nội địa, các quốc gia văn minh rất chú ý đến SPI (Social Progress Index) - chỉ số phát triển xã hội bao gồm nhu cầu cơ bản của con người, nền tảng của cuộc sống (well-being) và cơ hội. Bên cạnh GDP, phải có cả chỉ số SPI này mới làm nên một thước đo hoàn chỉnh về chất lượng sống một quốc gia.
Thế nhưng nếu so với GDP thì SPI quả là một thước đo… khó tính. Bởi nền tảng của SPI cao “chính là thể chế chính trị minh bạch, luật pháp nghiêm minh, công bằng về cơ hội, quyền con người được đảm bảo” (Tuần Việt Nam, ngày 10/4).
Mà nếu vậy thì hành trình của VN còn đường xa muôn dặm sơn hà…
Sự phát triển của mỗi quốc gia là dựa trên sự phát triển của mỗi địa phương, mỗi tỉnh, t/p. Ở đó, các quan chức đầu tỉnh chính là cánh tay giúp việc đắc lực cho nhà nước, triển khai đường hướng, chính sách của nhà nước, góp phần thúc đẩy XH phát triển.
Thế nhưng, trong khi người dân gánh nặng đủ các loại phí, tỷ lệ % dân nghèo còn khá cao, tiêu chí thoát nghèo không bền vững mà quan chức đầu tỉnh cả năng lực và trách nhiệm đều còn non kém, dẫn đến  sự lãng phí hàng chục triệu USD thì nước Việt này còn lên thác xuống ghềnh lắm.


***********

-Chủ tịch tỉnh Quảng Bình “tự quy hoạch” nơi chôn bố thành nghĩa trang

Khi thân sinh của mình mất, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã cho chôn cất ở vùng đất thuộc rừng thông của lâm trường Đồng Hới, nằm sát trên trục đường chính vào trại giam Đồng Sơn (Bộ Công an); không nằm trong quy hoạch nghĩa trang.

Phía Bộ Công an đã có ý kiến nhưng chính quyền tỉnh đến cấp phường Quảng Bình vẫn đang hợp thức hóa để đưa khu mộ này vào nghĩa trang quy hoạch.

Phong thủy đẹp nhất Đồng Hới
Ngày 18.6.2012, ông Nguyễn Quốc Vượng là thân sinh của ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, qua đời.
Ông Hoài và gia đình đã đưa thi hài của bố mình chôn cất, ‘độc chiếm’ tại một vùng đất được cho là có địa thế, phong thủy đẹp nhất TP.Đồng Hới. Phía sau mộ dựa núi, phía trước là hồ nước trong xanh, xung quanh có bóng cây che mát.
Thời điểm lập mộ ông Vượng, vùng đất trên thuộc rừng thông của lâm trường Đồng Hới (khối 9, phường Đồng Sơn), nằm sát trên trục đường chính vào trại giam Đồng Sơn (Bộ Công an); không nằm trong quy hoạch nghĩa trang. 
Chu tich tinh Quang Binh “tu quy hoach” noi chon bo thanh nghia trang-hinh-anh-1
Ngay sau khi ngôi mộ thân sinh của vị lãnh đạo tỉnh Quảng Bình mọc lên một thời gian, trại giam Đồng Sơn đã có công văn số 832/CV-TGĐS gửi UBND phường Đồng Sơn và UBND TP.Đồng Hới đề nghị: cần có quy hoạch nghĩa trang tổng thể, không nên cho mai táng người đã khuất gần cổng trại giam.
Văn bản nêu: việc chôn cất như vậy tạo cảm giác và cảnh quan không đẹp, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, tập thể lãnh đạo trại giam đang vận động ‘CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống có văn hóa’, ‘Đơn vị văn hóa có kiểu mẫu’…phục vụ công tác giáo dục phạm nhân.
Hơn nữa, trại giam là nơi cải tạo những người lầm lỗi, việc cho xây dựng nghĩa trang ngay cổng trại giam ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý phạm nhân. Nhất là những phạm nhân mới được đưa vào trại.
Sự việc này cũng khiến Tổng cục trưởng Tổng cục VIII Bộ Công an đã phản ứng khi về thăm trại giam Đồng Sơn. Ông yêu cầu trại có công văn đề nghị địa phương dừng việc triển khai chôn cất người đã khuất tại nơi này.
Qua quan sát, hiện nay phần nghĩa trang Đá Bạc mở rộng được đầu tư xây dựng rất đẹp, bề thế. Hệ thống đường thoát nước, đường bê tông kiên cố, vững chắc được xây dựng quanh ngôi mộ của ông Nguyễn Quốc Vượng. Các phần nền xung quanh ngôi mộ đã được quy hoạch thành các lô, khoảnh trông giống như một công viên thu nhỏ.
Cách đó khoảng 500m, nghĩa trang liệt sỹ Đồng Sơn đang xuống cấp một cách nghiêm trọng nhưng không được cấp ngành nào quan tâm đầu tư, tu bổ. Hệ thống gạch ốp bị bong vỡ, nứt nẻ; nhiều chiếc vòng hoa của khách qua đường để dài ngày héo khô, vương vãi; cỏ dại mọc um tùm; trâu bò ra vào tự do.
Tỉnh chi thẳng tiền tỉ xuống phường làm nghĩa trang
Thay vì tiếp thu ý kiến của trại giam Đồng Sơn, ngày 21.4.2014, UBND phường Đồng Sơn có tờ trình số 31/TTr-UBND gửi UBND tỉnh Quảng Bình và các cơ quan chức năng xin mở rộng khu nghĩa trang Đá Bạc về hướng tây nam. Việc mở rộng này đồng nghĩa với việc hợp thức hóa để đưa toàn bộ khu mộ của ông Nguyễn Quốc Vượng vào hẳn trong khu nghĩa trang.
Chu tich tinh Quang Binh “tu quy hoach” noi chon bo thanh nghia trang-hinh-anh-2
 Ngày 12.5.2014, ông Trần Đình Dinh, Chủ tịch UBND thành phố Đồng Hới đã có bút phê trực tiếp vào tờ trình trên rằng: ‘Đề nghị UBND tỉnh và các ngành quan tâm giải quyết’. Việc một lãnh đạo cấp dưới không làm thành văn bản đề nghị mà phê bút chỉ đạo cấp trên là điều chưa có trong tiền lệ địa phương này.
Ngoài nguồn ngân sách do UBND TP.Đồng Hới duyệt cấp, ngày 6.8.2014, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch tỉnh Quảng Bình, đã trực tiếp ký quyết định số 2101/QĐ-UBND, cấp thẳng xuống cho phường Đồng Sơn 1 tỉ đồng.
Số tiền trên được cho là trích từ nguồn ‘sự nghiệp kinh tế khác’ để hỗ trợ mở rộng nghĩa trang Đá Bạc. Việc UBND tỉnh cấp thẳng nguồn tiền ngân sách đến tận địa phương để mở rộng nghĩa trang cấp phường cũng là chuyện xưa nay hiếm.
Ông Bùi Văn Thịnh, Tổ trưởng tổ dân phố 9, phường Đồng Sơn cho hay: “Đât mở rộng nghĩa trang trước đây thuộc lâm trường Đồng Hới; sau đó chuyển giao cho UBND phường Đồng Sơn để làm dự án. Đến bây giờ, quyết định giao đất chưa có nhưng tỉnh đã thông báo cho phường Đồng Sơn để triển khai làm dự án”.
P X (Theo Người Đưa Tin) - Ảnh: Người Đưa Tin


Huyện xây cổng chào gần 300 triệu 'cho' thôn có hàng trăm người nghèo



Thôn 2 có 57 hộ/200 nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo thu nhập chưa đến 500 ngàn/tháng. Tuy nhiên huyện Trà Bồng vẫn giải

Tổng số lượt xem trang