Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Di sản tồi tệ của Nixon


Tổng thống Nixon thăm Sài Gòn năm 1969

-Hiệp Định Paris 1973 - Bi Hài Kịch
Bùi Diễm  Ngày 130125

Cuộc Chiến Việt Nam Và Hai Quan Niệm Xây Dựng Xã Hội 

 * Bàn tròn hội nghị bốn bên tại Paris từ 1968 đến 1973 để... ba bên dẹp một * 

Ngày 27 Tháng Giêng năm 1973, Hiệp định Paris đã được ký kết để chính thức kết thúc chiến tranh và vãn hồi hòa bình tại Việt Nam. Ngày nay, chúng ta đều đã thấy kết quả với rất nhiều chấm than! Bốn chục năm sau, khi nhớ lại biến cố ấy Việt Báo Xuân Quý Tỵ 2013 đã giới thiệu bài tham luận của Đại sứ Bùi Diễm cho các độc giả thuộc thế hệ trẻ có thể hiểu rõ hơn những uẩn khúc của lịch sử cận đại. Số là vào năm 2003, để kỷ niệm 30 năm Hiệp định Paris, các tổ chức nghiên cứu Pháp là "Association Diplomatie et Stratégie" và "Centre d’Histoire de l’Europe du Vingtième Siècle" có một cuộc hội luận về chiến tranh Việt Nam và mời cựu Đại sứ Bùi Diễm qua Paris phát biểu quan điểm của người quốc gia tại miền Nam. Ông trình bày sự thể bằng Pháp ngữ và phiên dịch lại qua Việt ngữ. (Từ Hà Nội, nguyên Phó Chủ tịch nước là bà Nguyễn Thị Bình được mời lên nói về lập trường của người cộng sản.... Cả hai người cũng đều đã tham dự cuộc hòa đàm tại Paris.)


Tôi hân hạnh được có mặt tại đây cùng quý vị tham dự Hội Nghị Quốc Tế “Chiến tranh Việt Nam và Âu Châu” và xin cảm tạ Ban Tổ Chức đã có nhã ý mời tôi.

Ba mươi năm sau Hiệp Định Paris, tôi tin rằng chúng ta có đủ khoảng cách thời gian để đóng góp ý kiến cho lịch sử về cuộc chiến đã tàn phá xứ sở của tôi trong nhiều thập niên thế kỷ trước. Kết quả của sự đóng góp này, tôi mong như vậy, sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn những gì đã xẩy ra và, nếu có thể, đem lại một vài bài học hữu ích cho tương lai.

Hội nghị là một sáng kiến đáng khen của Hiệp Hội Ngoại Giao và Chiến Lược và Trung Tâm Lịch Sử Âu Châu vào Thế Kỷ 20 (Association Diplomatie et Stratégie và Centre d’Histoire de l’Europe du Vingtième Siècle).

Tôi được mời tham dự nhóm thảo luận tập trung vào đề tài “cuộc chiến Hoa Kỳ”. Tôi có một số ý kiến về đề tài này và sẽ trình bầy sau. Tuy nhiên vì hội nghị được tổ chức vừa để kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp Định Paris vừa để duyệt lại vai trò của Âu Châu trong những năm chiến tranh tại Việt Nam, tôi không thể không nhắc lại bầu không khí đặc biệt đáng nhớ của những ngày tháng Năm, năm 1968, tại Paris.


Paris, Tháng Năm, 1968


Lúc đó, tiết trời mùa Xuân, người ta chờ đón hy vọng hòa bình sau những năm dài chinh chiến và tàn phá. Người ta còn mừng về việc chọn Paris làm nơi gặp gỡ để các phe liên hệ đàm phán. Quả vậy, trong các phủ bộ Âu Châu như ở mọi nơi khác, người ta đồng ý là Âu Châu và nhất là nước Pháp, vì là thành phần trung lập trong cuộc chiến này, thích hợp nhất trong vai trò chủ nhà cho hội nghị. Người ta còn mong rằng nhờ có nhiều liên hệ với cả hai phe, Pháp có thể kín đáo giúp cho việc thương thuyết.

Tuy nhiên, do sự trùng hợp không may của nhiều yếu tố lịch sử, khi các cuộc đàm phán đầu tiên giữa các phái đoàn Hoa Kỳ và Bắc Việt khởi sự thì nước Pháp lúc đó lại đang ở trong một tình trạng khủng hoảng. Đường phố Paris bốc cháy vì các cuộc biểu tình của sinh viên và những kẻ sách động mà nay người ta gọi là “thế hệ 68”. Hàng rào được dựng khắp nơi trong khu Latinh (tập trung nhiều Đại Học và là nơi sinh viên biểu tình dữ dội nhất), nước Pháp như bị tê liệt và người ta tự hỏi phải chăng đây là khởi đầu của một cuộc cách mạng?

Vào thời điểm đó, nhiệm sở của tôi ở tại Mỹ nên hàng tuần tôi phải làm con thoi giữa hai thủ đô Washington và Paris, nhưng vì hoàn cảnh quá bất thường nên máy bay đưa tôi từ New York phải đáp xuống phi trường quân sự Brétigny thay vì Orly, và nhiều lần tôi đã phải đi đường bộ lên Bruxelles để có máy bay trở về Mỹ.

Nếu tôi có gợi lại kỷ niệm ấy thì cũng chỉ để nhắc lại bầu không khí đặc biệt vào thời điểm hòa đàm. Hơn nữa, biểu tình không phải là hiện tượng chỉ xẩy ra ở Pháp, sự xáo trộn cũng mãnh liệt không kém trong giới sinh viên và sách động ở khắp Âu Châu, đặc biệt ở Đức, và riêng ở Mỹ trong số những người chống lại chiến tranh Việt Nam.

Thực ra, đó là một hiện tượng xã hội, sự phản kháng của một thế hệ chống lại cái xã hội đã nuôi nấng họ. Việc chống lại chiến tranh Việt Nam có thể có nội dung chính trị, nhưng khung cảnh chung là một cuộc khủng hoảng xã hội chẳng dính dấp gì tới Việt Nam và Việt Nam nhiều khi chỉ là một cái cớ. Vào thời điểm đó chúng ta còn ở rất xa sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết và huyền thoại Cộng Sản. Cho nên nếu các vụ biểu tình có mầu sắc thiên tả ở Âu Châu và ở khắp các nơi khác thì cũng chẳng làm ai ngạc nhiên vì người ta cứ tưởng lầm đấy là trào lưu của thời đại.


Nỗ lực Trung gian của Âu Châu 


Cuộc hòa đàm về Việt Nam đã khởi sự trong bầu không khí đặc biệt như vậy vào năm 1968.

Dư luận coi đây là một nỗ lực cụ thể để tìm giải pháp cho cuộc chiến đang xẩy ra mà không biết rằng trong hậu trường, và nhiều lần, đã có những trung gian muốn dàn xếp việc tiếp xúc giữa các đối phương. Những nỗ lực môi giới của Âu Châu cho việc này kể ra thì rất nhiều, chúng ta đều biết cả và nhóm thảo luận thứ tư của hội nghị này sẽ có thời giờ tìm hiểu sự việc trong chi tiết.

Tôi chỉ xin nhắc theo trí nhớ ở đây vài ba trường hợp mà tôi có theo dõi như một sự ca ngợi những nỗ lực hòa bình của Âu Châu.

Năm 1966, trong khi chiến cuộc bùng nổ và lan tràn thì Ba Lan qua vị đại diện của mình trong Ủy Hội Kiểm Soát Quốc Tế (ICC) cùng với vị đại diện của Ý tại Sài Gòn đã tìm cách thu hẹp khác biệt quan điểm giữa các phe liên hệ. Ở cấp cao hơn, đầu năm 1967, Thủ Tướng Anh Harold Wilson và Thủ Tướng Liên Xô Alexis Kosygin cũng cố gắng tổ chức một hội nghị hòa bình. Về phần Pháp thì từ năm 1965, Paris đã kín đáo giúp đỡ sự gặp gỡ giữa người đại diện của Hà Nội là ông Mai Văn Bộ với nhà ngoại giao Mỹ, ông Edmond Guillion. Cũng trong tinh thần ấy và có thể với sự đồng ý mặc nhiên của bộ Ngoại Giao Pháp, hai người Pháp là các ông Aubrac và Marcovich đồng ý cộng tác với giáo sư Kissinger (đại diện bán chính thức của Mỹ thời đó) để chuyển một thông điệp của Washington tới nhà cầm quyền Hà Nội. Không kể tới những nỗ lực kém quan trọng hơn, như của Thụy Điển, dù không đem lại kết quả cụ thể, tất cả đều phản ảnh sự quan tâm rất lớn của Âu Châu đối với cuộc chiến tại Việt Nam. Và nếu hội nghị ngày hôm nay có muốn duyệt lại vai trò của Âu Châu trong nỗ lực đem lại hòa bình cho Việt Nam thì cũng là điều công bằng.


Chiến tranh “Hoa Kỳ”


Trong những năm từ thập niên 60, 70 và về sau này, thành phần thiên tả hay chống Mỹ và đa số báo chí quốc tế thường gọi chiến tranh Việt Nam là “cuộc chiến của Mỹ” (“american war”). Sự can thiệp ồ ạt của Hoa Kỳ tại Việt Nam, nhất là từ năm 1966, có thể giải thích cách gọi như vậy là không xa sự thực. Quả thật, ai có thể phủ nhận được sự hiện diện của nửa triệu lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam ?

Nhưng dù sự hiện diện đó là hiển nhiên, đối với tôi (và nhiều sử gia độc lập mà tôi được biết) điều đó không phải là nguyên nhân sâu xa và duy nhất của cuộc chiến. Nếu ngược dòng thời gian, trở lại Hiệp Định Genève năm 1954 kết thúc cuộc chiến đầu tiên tại Việt Nam (được gọi là chiến tranh Đông Dương) và phân chia lãnh thổ Việt Nam thành hai vùng qua vĩ tuyến 17, người ta có thể dễ thấy là mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thật là giới hạn.

Chỉ sau khi bản hiệp định này được ký kết, mối quan tâm đó mới gia tăng với sự thành lập của Minh Ước Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO hay là South East Asia Treaty Organisation). Và mối quan tâm này lớn mạnh hơn cùng sự căng thẳng của chiến tranh lạnh, nhất là sau chiến tranh Cao Ly, sau những vọng động đáng ngại tại Trung Quốc của Mao Trạch Đông và đặc biệt sau khi khối Cộng Sản Quốc Tế công khai hỗ trợ chế độ Bắc Việt.


Hai nước Việt Nam


Dĩ nhiên, Hiệp Định Genève 1954 công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam như một quốc gia, một dân tộc. Nhưng hiệp định này cũng chia Việt Nam thành hai vùng và có những quy định về cơ chế quốc gia tại mỗi vùng. Phần mình, chính quyền Sài Gòn nắm giữ mọi thẩm quyền lãnh đạo quốc gia ở miền Nam cũng như chính quyền Hà Nội ở miền Bắc.

Như vậy, có hai nước Việt Nam được quốc tế chính thức hẳn hoi công nhận, Việt Nam Cộng Hòa được thế giới tự do công nhận tại miền Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được các nước Cộng Sản công nhận tại miền Bắc. Cũng cần nhắc lại ở đây là trước khi có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước thì Quốc Gia Việt Nam đã được 35 nước công nhận và tháng Chín năm 1952, dầu Liên Xô dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết với 40 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 12 phiếu trắng, một quyết nghị chấp nhận Quốc Gia Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc. Sau Hiệp Định Genève, Quốc Gia Việt Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia độc lập ở miền Nam. 


Sự phân chia trong lịch sử


Nếu xét đến nguyện vọng của người dân Việt Nam luôn luôn mong muốn nước nhà được thống nhất thì Hiệp Định Genève phân chia đất nước làm đôi chỉ là một trường hợp giai đoạn, không ai muốn mà đành phải chịu vì hoàn cảnh lịch sử và quốc tế lúc đó. Nếu có thể tự an ủi thì người ta nhớ lại thời phân chia Nam Bắc ở vĩ tuyến 18 của Việt Nam trong hơn hai thế kỷ và chỉ được Hoàng Đế Gia Long thống nhất trở lại vào đầu thế kỷ 19.

Ngoài ra, việc phân chia cũng không phải là trường hợp duy nhất nếu người ta thấy những tiền lệ là hai nước Đông và Tây Đức hoặc hai nước Nam và Bắc Hàn. Vì vậy, sau Hiệp Định Genève nước Việt Nam ở miền Nam đành chấp nhận thực tế và mong tình trạng hai nước độc lập như vậy sẽ được duy trì cho tới khi có hoàn cảnh thống nhất hòa bình như đã từng có trong quá khứ.








Sự can thiệp của ngoại bang


Tuy nhiên, tình trạng hai quốc gia biệt lập này không kéo dài. Xung đột giữa hai bên khởi sự rất sớm. 

Vào những năm đầu thập niên 60 thì còn âm ỉ nhưng sau đó thì trở thành chiến tranh công khai. Chính trong khung cảnh đặc biệt đó của Việt Nam, với chiến tranh lạnh gia tăng cường độ mà Hoa Kỳ can thiệp vào miền Nam thuận theo chính sách be bờ (containment policy) ngăn chặn làn sóng Cộng Sản của họ. Trường hợp này không khác trường hợp các nước trong khối Cộng Sản thuận theo chủ trương bành trướng và liên đới đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã giúp miền Bắc. Nếu có khác chăng nữa thì người ta thấy tại miền Nam một sự can thiệp ồ ạt, công khai và hầu như dưới mọi hình thức trong khi đó thì tại miền Bắc sự can thiệp đã được ngụy trang khéo léo. Quả vậy, sự kiện có hơn 200 trăm ngàn lính Trung Cộng tại miền Bắc trong thời chiến chỉ được thế giới biết rất trễ sau khi chiến tranh kết thúc.

Tôi không hề có ý bênh vực lề lối can thiệp như vậy của Hoa Kỳ, ngược lại là khác!

Vì trong những năm làm việc tại Mỹ, tôi đã có cơ hội nhận thấy sự vận hành của chính trị Hoa Kỳ với rất nhiều vụng về, mâu thuẫn và lầm lẫn. Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam mà bảo rằng Hoa Kỳ có tham vọng bành trướng lãnh thổ hay quyền lực này khác, để từ đó đi tới kết luận là chiến tranh Việt Nam bắt nguồn từ sự can thiệp của Mỹ thì quả là đi quá xa trong sự phi lý.

Nhân đây, nếu coi sự hiện diện của quân đội Mỹ tại miền Nam là cản trở nền độc lập và thống nhất của Việt Nam thì tôi xin được nhắc lại rằng vào tháng 10 năm 1966, tại một hội nghị quốc tế ở thủ đô Manila của Phi Luật Tân, quy tụ bảy nước đồng minh của miền Nam Việt Nam, phái đoàn Việt Nam đã cương quyết yêu cầu ghi vào bản thông cáo chung một điều khoản minh danh khẳng định là mọi quân đội ngoại quốc, và trước tiên là quân đội Mỹ, phải rút khỏi Việt Nam sáu tháng sau khi chiến tranh chấm dứt và lời yêu cầu này đã được hội nghị chấp thuận.

Ngoài ra, nếu coi Hiệp Định Paris năm 1973 như một văn kiện có giá trị cưỡng hành đối với các phe liên hệ thì tài liệu đó đã giải quyết dứt khoát vấn đề quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, nghĩa là chấm dứt “chiến tranh Hoa Kỳ”, không còn là chiến tranh của Mỹ nữa, thì một câu hỏi đương nhiên phải được đặt ra: tại sao chiến tranh lại còn tiếp diễn hai năm nữa?


Một cuộc xung đột ý thức hệ


Vì tính chất ồn ào, vũ bão của nó, sự can thiệp của Hoa Kỳ thực ra đã làm sai lệch bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam và che lấp một trong những nguyên nhân chính của cuộc chiến.

Thật vậy, nếu mọi người Việt đều mơ ước độc lập ngay từ đầu thế kỷ trước, ngay trong thời kỳ chính quyền thực dân Pháp còn kiểm soát toàn cõi Việt Nam, người ta đã thấy có những khác biệt sâu xa giữa các nhà ái quốc và các nhóm chính trị về phương thức đấu tranh chống thực dân và về tương lai của Việt Nam.

Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn xây dựng một xã hội theo kiểu Mác-Lênin (đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản, cải cách ruộng đất v.v..) trong khi các đảng phái quốc gia, dù còn mơ hồ trong nguyện ước, vẫn muốn xây dựng một xã hội tôn trọng tự do của con người. Một đằng thì là sự đơn giản của mô hình toàn trị (mà mãi về sau người ta mới nhìn ra tính chất thô bạo của nó) và đằng kia thì là những thí nghiệm có tính cách đa diện, đa nguyên mà người ta lên án là kém hữu hiệu.

Vì vậy, từ nguyên thủy, yếu tố chính ở đây là một sự xung đột về tư tưởng, về ý thức hệ, nhất là khi các tổ chức yêu nước phải tiến hành đấu tranh biệt lập và bí mật để tránh sự dòm ngó và đàn áp của thực dân Pháp. Hai biến cố khả dĩ phản ảnh rất rõ hai khuynh hướng này đã xẩy ra cùng một thời điểm, vào năm 1930, đó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng và vụ Xô Viết Nghệ Tĩnh của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Theo dòng thời gian, sự xung đột về ý thức hệ này đã biến thành bạo động nhất là sau khi đảng Cộng Sản cướp chính quyền vào tháng Tám năm 1945. Và nếu trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, đảng Cộng Sản có ngụy tạo trở thành Hội Nghiên Cứu Mác Xít, rồi sau đó đổi tên thành đảng Lao Động và chính quyền do đảng này chi phối nói đến một chính phủ liên hiệp quốc gia thì mục đích cũng chỉ là để huy động quần chúng hơn là do thực tâm muốn cộng tác với các lực lượng khác trong phong trào kháng Pháp giành độc lập.

Thế rồi, giải pháp Bảo Đại ra đời. Mối rạn nứt Quốc Cộng ngày càng đào sâu và trở thành hiển nhiên với việc Hiệp Định Genève chia đôi đất nước năm 1954. Bây giờ là một hoàn cảnh pháp lý, có đặc tính quốc tế hơn là quốc nội, chi phối quan hệ đôi bên, mỗi bên có một lối sinh hoạt riêng, với chế độ chính trị riêng. Mà hoàn cảnh này cũng được các nước trong khối Cộng Sản công nhận vì tháng Giêng năm 1957, chính Liên Xô đã đề nghị Liên Hiệp Quốc đón nhận hai miền Nam, Bắc vào Liên Hiệp Quốc như hai quốc gia biệt lập và độc lập.


Nhưng còn vấn đề thống nhất


Dĩ nhiên còn vấn đề thống nhất, một vấn đề mà chính quyền hai bên quan niệm khác nhau.

Trong khi miền Nam muốn giữ nguyên trạng tạm thời để có thời giờ hàn gắn chiến tranh, tái thiết xứ sở lần đầu tiên được độc lập (với sự trao trả miễn cưỡng của người Pháp) và vì vậy mơ ước một giải pháp thống nhất ôn hòa trong tương lai, thì miền Bắc bị ám ảnh bởi tham vọng đặt hệ thống Cộng Sản trên toàn xứ sở. Hà Nội đòi thống nhất bằng mọi giá, kể cả với giá của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Nói cách khác thì một bên là viễn ảnh thống nhất có tính cách thụ động, một bên là phản ứng đấu tranh quyết liệt vì mù quáng tin vào chủ trương cách mạng và “nghĩa vụ quốc tế” của những người Cộng Sản.

Chiến tranh giữa hai miền do đó chỉ còn là điều tất yếu, dù có hay không có sự can thiệp của ngoại bang.

Sự thể đã thực tế xẩy ra đúng như vậy, trong sự ngậm ngùi của cả dân tộc.

Trong khuôn khổ hội nghị này và vì thời gian có giới hạn, tôi không nói hết được những thống khổ, tang tóc và tàn phá mà dân tộc Việt Nam ở cả hai miền đã phải chịu đựng trong chiến tranh và sau chiến tranh. Cả trăm cuốn sách và những phân tách được xuất bản đã nói nhiều đến điều này. Nhưng với khoảng cách thời gian tại hội nghị này, tôi xin được trình bầy một vài quan điểm của riêng tôi về hồ sơ chiến tranh Việt Nam.


Hiệp Ðịnh Paris


Trước hết về bản Hiệp Định Paris, thì người ta đã thấy rõ là hiệp định đó không mang lại hòa bình, trái lại nó là sự tiếp diễn của chiến tranh. Miền Bắc đã được những gì họ muốn: quân đội Mỹ hoàn toàn triệt thoái khỏi miền Nam, mặc nhiên họ được duy trì quân đội của họ ở miền Nam và Hoa kỳ chẳng được gì ngoại trừ việc mang về tù binh như một phần thưởng nghèo nàn. Một tác giả Hoa Kỳ, Larry Berman, có tham dự hội nghị này, trong cuốn sách mới xuất bản của ông, "Không hòa bình, Chẳng danh dự" (No Peace, No Honour) đánh giá hiệp định này là Hoa Kỳ đã phản bội Việt Nam vì chiến tranh vẫn tiếp tục sau khi văn kiện được ký kết.

Nhân đây, phải nói rằng tôi không có ý khơi lại một cuộc tranh luận về trách nhiệm của các phe liên hệ trong cuộc chiến, một cuộc tranh luận mà tôi cho là vô ích khi chiến tranh đã kết thúc gần 30 năm rồi. Từ đó nước đã chẩy qua cầu và nhiều thế hệ trẻ ngày nay không còn nhớ hay biết rằng đã có một cuộc chiến xẩy ra.

Nhưng chúng ta phải ghi nhận rằng, trong khuôn khổ cuộc chiến tranh lạnh, cuộc chiến ở Việt Nam là sự đụng độ giữa hai chủ trương Cộng Sản và Quốc Gia, giữa độc tài toàn trị và tự do dân chủ. 

Như con người, mỗi quốc gia có một số phận riêng. Số phận của Việt Nam là ngay sau Thế Chiến Hai; lợi dụng thời cơ, đảng Cộng Sản Việt Nam đã cướp được chính quyền năm 1945 tại miền Bắc và tiến hành việc chống Pháp cho tới Hiệp Định Genève 1954.

Sau đó trong hơn 20 năm là nỗ lực tấn công miền Nam một cách tàn bạo dưới chiêu bài thống nhất, với kết cuộc là sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975. Đảng Cộng Sản do đó phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử về những gì xẩy ra trên đất nước trong hơn một nửa thế kỷ ở miền Bắc và hơn một phần tư thế kỷ đảng này nắm trọn quyền cai trị ở cả hai miền.

Ở đây, có lẽ cũng phải nói thêm rằng, say men chiến thắng, những người Cộng Sản thường hay khoe thành tích đuổi cả thực dân Pháp lẫn đế quốc Mỹ và là “đỉnh cao trí tuệ của loài người”, nhưng chỉ ít lâu sau chiến thắng người ta đã thấy sự thật bẽ bàng và một chuỗi dài thất vọng.

Sau khi thắng trận, trong một thập niên đảng Cộng Sản đã mang ra áp dụng toàn bộ chủ thuyết Mác-Lênin trên toàn quốc, xâm lăng Căm Bốt để hoàn tất “nghĩa vụ quốc tế” và tự cô lập mình, với kết quả là đưa đất nước vào cuộc khủng hoảng, đẩy người dân vào cảnh nghèo đói.

Trong khi đó thì trên bình diện quốc tế, lịch sử đã chuyển động ngoài sự dự đoán của nhiều người: Trung Quốc thoát khỏi cơn mê cuồng của Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản, tiến hành cải cách ngay từ cuối năm 1978, và năm sau cho người anh em xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội một bài học đẫm máu. Rồi đến sự sụp đổ của các chế độ Cộng Sản Đông Âu và sau cùng là sự tan rã của Liên Bang Xô Viết.

Cùng một lúc, cả thế giới bừng tỉnh, mô thức Cộng Sản như một mẫu mực không thích hợp cho thời đại mới, nghĩa là hoàn toàn bị phá sản như Đặng Tiểu Bình rồi sau này Gorbachev đã lần lượt phải công nhận.


Thắng thành bại, Bại thành thắng 


Sau Hiệp Định Paris năm 1973 và sự chiến thắng theo kiểu Pyrrhus, chiếm để rồi bại, đảng Cộng Sản Việt Nam, vì những lầm lẫn của mình, đã đưa đất nước vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cuối thập niên 80. Đứng bên bờ vực thẳm, đảng mới tìm cách đi ngược. Từ vài năm nay người ta thường nói tới một số tiến bộ của Việt Nam trên đường đổi mới, làm cho người dân nhờ đó được dễ thở hơn trước, nhưng người ta lại quên rằng tiến bộ đó xuất phát từ những biện pháp tự do mà đảng Cộng Sản đã lên án và ra tay xóa bỏ. Trước những sự thật của thế giới ngày nay, đảng Cộng Sản Việt Nam có ý thức được chăng rằng cái dự án xây dựng xã hội của họ đã lỗi thời và trở thành vô giá trị ?

Những người Việt Nam không Cộng Sản, ở trong nước như ở ngoài nước thiết tha mong mỏi là sự thể hiển nhiên này sớm được công nhận. Họ không cần khẳng định hay biện bạch rằng chủ trương của họ, như dân chủ chính trị, tự do kinh tế và nhân quyền được tôn trọng, có giá trị hơn chủ trương Cộng Sản. Họ chỉ muốn những điều kiện căn bản đó được thực hiện vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng bị nhiều đau khổ trong quá khứ và xứng đáng được một tương lai tốt đẹp hơn. 


________________________________________


Hội Luận Quốc Tế Chiến Tranh Việt Nam và Âu Châu 1963-73 Paris 24 và 25 Tháng Giêng 2003

***************
- 40 năm Hiệp định Paris (RFI). – Việt Nam kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris (RFI). – Về chuyện bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris: 40 NĂM NHÌN LẠI MỘT CON NGƯỜI ? (TNM). – BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ HAY LỚP BỤI MÙ ĐƯỢC TUNG LÊN TỪ ĐỐNG TRO TÀN QUÁ KHỨ? (William Truong).
- Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris (TN). - Hiệp định Paris – đỉnh cao thắng lợi, mốc son ngoại giao (TP). - Chuyện bên lề qua ngòi bút của nhà báo Hà Đăng (LĐ). - Hội nghị Paris và những bài học quý giá cho ngoại giao Việt Nam (Chính phủ). . – Phạm Bình Minh: “khoác lác – chém gió” (DLB).
-  JAMES WEBB – CHĂN GỐI VỚI KẺ THÙ (TNM). . – Di sản tồi tệ của Nixon (BBC).

**********

Di sản tồi tệ của Nixon “Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, ký ngày 27/1/1973, chưa bao giờ có vẻ sẽ có kết cuộc như tên gọi.

Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã đến nghe đề nghị của Tổng thống Richard Nixon về các điều khoản. Hà Nội sẽ thả tù nhân Mỹ và để miền Nam chọn chính phủ thông qua bầu cử tự do. Nhưng hiệp định đặt quá trình bỏ phiếu trong tay một ủy ban mà chỉ có thể hành động khi toàn bộ thành viên cùng thống nhất, gồm cả phe Cộng sản và phi Cộng sản mà suốt bao nhiêu năm đánh nhau.


Tệ hơn nữa, Nixon sẽ để quân Bắc Việt chiếm và kiểm soát phần lớn miền Nam, và rút toàn bộ bộ binh sĩ Mỹ còn lại. “Sớm hay muộn, chính phủ sẽ sụp,” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói.

Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tường thuật lại cho Tổng thống nghe hôm 6/10/1972: “Tôi cũng nghĩ ông Thiệu nói đúng, rằng các điều kiện của chúng ta rồi sẽ tiêu diệt (destroy) ông ta.”

Lời thừa nhận bẽ bàng của Kissinger đến từ hồ sơ chính xác và đầy đủ nhất về tổng thống: hệ thống ghi âm bí mật của Nixon. Các máy ghi âm, kết nối với microphone giấu trong Phòng Bầu dục và các phòng khác hoạt động bất cứ khi nào nhận ra âm thanh, từ 16/2/1971 đến 12/7/1973.

Tôi đã bỏ ra hơn 10 năm nghiên cứu các băng này với Trung tâm Miller của Đại học Virginia, nhưng sự đối nghịch giữa hình ảnh mà Nixon tạo ra trước công chúng và thực tế ông ta bí mật ghi âm vẫn làm tôi bị sốc.

Trẻ em được dạy rằng Nixon đã hứa với nước Mỹ về “hòa bình trong danh sự” thông qua chiến lược Việt Nam hóa và thương lượng. Ông nói Việt Nam hóa sẽ giúp người miền Nam tự vệ mà không cần lính Mỹ. Ông ta nhận ra nó sẽ không làm được. “Nam Việt Nam có lẽ chẳng bao giờ tồn tại được,” Tổng thống nói trên băng.

Trong ngày nhậm chức đầu tiên, ông hỏi giới chức quân sự, ngoại giao, tình báo rằng khi nào thì miền Nam có thể đối đầu Cộng sản một mình. Câu trả lời thống nhất: Chẳng bao giờ. Nixon có lựa chọn khắc nghiệt: tiếp tục gửi người Mỹ đến chiến đấu và chết, hoặc đưa quân về nhà mà biết rằng thiếu họ, Sài Gòn rồi sẽ sụp đổ. Cả hai lựa chọn đều không thể được gán nhãn “hòa bình trong danh dự” như ông hứa.
Nói dối


Chu Ân Lai và Henry Kissinger trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh tháng 7/1971

Vì thế ông nói dối. Để Việt Nam hóa trông có vẻ thành công, ông lên lịch triệt thoái qua bốn năm, từ từ giảm số lính Mỹ từ 500.000 tháng Giêng 1969 xuống còn chưa đầy 50.000 vào ngày Bầu cử 1972. Trong bốn năm đó, ông có nhiều diễn văn trên truyền hình thông báo các đợt rút quân, và lần nào cũng nói nó chứng tỏ Việt Nam hóa đang hiệu nghiệm.

Mảng thương lượng trong chiến lược rút đi của Nixon cũng lừa đảo như Việt Nam hóa. “Chúng tôi muốn một cự ly an toàn”, Kissinger ghi vội trong sổ tay khi bí mật thăm Trung Quốc tháng Bảy 1971.

Suốt nhiều thập niên, Kissinger phủ nhận việc có thỏa thuận về “cư ly an toàn”, nhằm chừa ra một, hai năm giữa việc Nixon rút quân và Sài Gòn sụp đổ.

Nhưng sự phủ nhận này sụp đổ khi lời của ông ta có trên băng ghi âm và được các trợ tá ghi lại trong các thương lượng với lãnh đạo nước ngoài.

Trong cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, Kissinger phác thảo đòi hỏi của Nixon. Hòa bình không có trong đó. Nixon cần tù nhân Mỹ, triệt thoái toàn bộ, và ngừng bắn trong “khoảng 18 tháng”. Sau đó, nếu phe Cộng sản lật đổ chính phủ miền Nam, “chúng tôi sẽ không can thiệp”.

Liên Xô cũng được bảo đảm như vậy. Trong phiên họp kín với Nixon tại hội nghị thượng đỉnh Moscow 1972, lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev nói:

“Tiến sĩ Kissinger nói với tôi rằng nếu có thỏa thuận hòa bình ở Việt Nam, ngài sẽ để người Việt làm gì thì làm, cho cái họ muốn sau khoảng 18 tháng. Nếu chuyện này có thật, và nếu người Việt Nam biết chuyện này, họ sẽ thông cảm.”



"Sự đối nghịch giữa hình ảnh mà Nixon tạo ra trước công chúng và thực tế ông ta bí mật ghi âm làm tôi bị sốc"

“Cự ly an toàn” phục vụ một mục tiêu chính trị quan trọng. Nếu Sài Gòn sụp ngay sau khi Nixon rút lính Mỹ cuối cùng, rõ là ông thất bại. “Về đối nội, lâu dài nó không giúp chúng tôi vì các đối thủ sẽ nói lẽ ra chúng tôi phải làm chuyện đó từ ba năm trước,” Kissinger nói.

Chính trị chi phối các quyết định quân sự của tổng thống. Trong năm nhậm chức đầu tiên, Ủy ban Quốc gia Cộng hòa làm thăm dò bí mật để xem cách chấm dứt chiến tranh nào được ủng hộ nhất. Đến 66% ủng hộ đánh bom và bao vây miền Bắc để Hà Nội đồng ý thỏa thuận bao gồm bầu cử tự do ở miền Nam.

Những người được hỏi nói họ ủng hộ ném bom và bao vây trong sáu tháng. Ngày 8/5/1972, sáu tháng trước bầu cử, Tổng thống Nixon lên truyền hình nói sẽ đánh bom và đặt mìn ở các cảng miền Bắc.

Nhưng đến tháng 8, CIA ước tính Hà Nội vẫn đưa được 3000 tấn chiến cụ vào miền Nam mỗi ngày. Tuy vậy, mặc dù đánh bom là thất bại chiến lược, nó lại thành công theo cách có ý nghĩa nhất cho Nixon. Các thăm dò dư luận cho thấy người dân ủng hộ việc gia tăng đánh bom.

Khi miền Bắc chấp nhận điều kiện của Nixon không lâu trước Ngày Bầu cử, nó có vẻ nước cờ quân sự của Nixon khiến kẻ thù phải gục ngã. Nhưng không phải. Hà Nội đồng ý thỏa thuận với cùng lý do khiến miền Nam từ chối. Cả hai phe nhận ra nó sẽ dẫn tới việc Cộng sản kiểm soát miền Nam, y như Nixon và Kissinger đã biết.
Huyền thoại sai lầm


Quân Giải phóng vào Dinh Độc Lập ngày 30/4 năm 1975

Người Mỹ không biết tổng thống của mình đã làm gì. Các cuốn băng của ông bí mật, ghi chép đối thoại của ông và Kissinger với các lãnh đạo Cộng sản được giữ bí mật. Vào Ngày Bầu Cử, Nixon giành 60.7% phiếu bầu, cao hơn mọi ứng viên Cộng hòa trong lịch sử.

Sau này, Nixon cáo buộc Quốc hội Mỹ đã tạo ra thất bại trong khi chiến thắng trong tầm tay. Một cách chỉ trích là lên án Quốc hội đã giảm viện trợ cho Sài Gòn. Đúng là các nghị sĩ đã cho miền Nam ít hơn những gì Nixon và Tổng thống Gerald Ford yêu cầu. Nhưng dù có tăng gấp đôi, gấp ba, Sài Gòn vẫn sụp đổ theo các điều khoản của Nixon. Miền Nam không thể chống đỡ Cộng sản khi thiếu hỗ trợ của bộ binh Mỹ.

Ngay cả ngày nay, chiến lược thực sự của Nixon vẫn gần như không được công chúng biết, mặc dù giới học giả đã viết về nó từ nhiều năm. Jeffrey Kimball in hai tác phẩm bước ngoặt, Nixon’s Vietnam War và The Vietnam War Files, sử dụng tài liệu giải mật để chứng tỏ Nixon đã tạo dựng “cự ly an toàn” ra sao. Julian Zelizer mô tả Nixon gắn việc rút quân với bầu cử 1972 trong Arsenal of Democracy.

Nhưng huyền thoại Nixon bị đâm sau lưng vẫn sống. Khi các chính trị gia và chuyên gia tranh luận làm sao, khi nào thoát khỏi Afghanistan (như Iraq trước đó), họ trích dẫn sai lầm lịch sử “thành công” của Nixon khi đào tạo miền Nam biết tự vệ và thương lượng để giải quyết khác biệt thông qua bầu cử tự do – hai điều mà Nixon chưa bao giờ làm được.

Kỷ niệm 40 năm Hiệp định “Hòa bình” Paris cũng cùng một tháng đánh dấu 100 năm ngày sinh Nixon. Nay đúng là dịp để giải phóng đầu óc và chính trị của chúng ta khỏi di sản tồi tệ nhất của Nixon.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, làm việc ở Chương trình Băng Ghi âm Tổng thống của Trung tâm Miller, Đại học Virginia từ năm 2000.
Di sản tồi tệ của Nixon


--********************
-

Tài liệu mật mới công bố về chiến tranh VN: Nixon thà rút quân hơn đầu hàng

Nixon: Tôi sẽ làm bất cứ điều gì đáng nguyền rủa nào hoặc chặt đầu ông ta (Nguyễn Văn Thiệu) nếu cần thiết.

Ngày 23-6, Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ và thư viện Tổng thống Richard M. Nixon đã công bố các đoạn băng ghi âm dài 154 giờ ghi lại các cuộc nói chuyện của Tổng thống Nixon trong hai tháng đầu năm 1973.
Chuẩn bị phương án thương lượng với Hà Nội
Nội dung nói chuyện gồm nhiều chủ đề, trong đó có chủ đề đàm phán ký kết hiệp định hòa bình Paris chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Các cuộc nói chuyện cho thấy Nixon sốt sắng ép buộc Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu ký kết hiệp định Paris nhằm rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam trong danh dự.
Theo tài liệu mật mới công bố, vài giờ trước khi dự lễ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20-1-1973, Tổng thống Nixon đã gọi điện thoại cho Cố vấn An ninh quốc gia kiêm Ngoại trưởng Henry Kissinger để hối thúc Kissinger phải ép Thiệu ký kết hiệp định Paris.
Nixon yêu cầu Kissinger phải nói thẳng với Thiệu rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ cho chính quyền Sài Gòn trừ phi Thiệu ký kết hiệp định. Trong một đoạn băng ghi âm, Nixon nói: “Tôi không biết liệu lời đe dọa này (cắt viện trợ) có đủ mạnh hay không nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều đáng nguyền rủa nào hoặc là chặt đầu ông ta nếu cần thiết”.
Cũng trong ngày 20-1, trong cuộc nói chuyện điện thoại với cố vấn đặc biệt Charles Colson, Nixon đã đề cập đến khả năng tiến đến thương lượng trực tiếp với Hà Nội nếu Thiệu không chịu ký kết hiệp định.
Xét bối cảnh, có thể thấy sau khi mở chiến dịch ném bom rải thảm ở Hà Nội và Hải Phòng vào cuối tháng 12-1972, Nixon nhận thấy không thể lay chuyển được tình thế và thấy rõ ký kết hiệp định hòa bình là cơ hội rút quân đội Mỹ khỏi Việt Nam để khỏi sa lầy trong nhục nhã.
Lúc bấy giờ Thiệu không muốn ký kết hiệp định hòa bình bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ, Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) vì lo ngại Sài Gòn sẽ rơi vào tay cộng sản.
Để Thiệu yên tâm, tại cuộc gặp Ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn Trần Văn Lắm tại Nhà Trắng ngày 30-1-1973, Nixon cam kết sẽ giúp đỡ bằng mọi thứ có thể. Nixon nói với Trần Văn Lắm: “Phải nhớ điều quan trọng rằng chúng tôi biết ai là bạn bè của chúng tôi”.
Buộc phải ký kết
Tổng thống Nixon cũng nói với Cố vấn Charles Colson rằng các chỉ trích nhằm vào chiến dịch ném bom Hà Nội cuối năm 1972 là do báo chí kích động. Nixon đã chỉ đạo Colson phải phê phán những kẻ chỉ trích ông ngay sau khi đạt được thỏa thuận hòa bình.
Nixon so sánh chiến dịch ném bom của ông ở Hà Nội cũng giống như các quyết định ném bom của các đời tổng thống Mỹ trước đây. Ông nói: “Khi nghĩ về những gì Eisenhower đã làm trong Chiến tranh thế giới thứ hai - tôi muốn nói đến việc ông ấy hủy diệt các thành phố... không phải vì ông ấy muốn giết người mà vì ông ấy muốn kết thúc chiến tranh. Tại sao Truman thả bom nguyên tử? Không phải vì ông ấy muốn phá hủy các thành phố mà vì ông ấy muốn kết thúc chiến tranh...”.
Ngày 23-1-1973, Tổng thống Nixon và Cố vấn Henry Kissinger đã tổ chức một cuộc họp nội các để thảo luận về việc kết thúc chiến tranh Việt Nam. Nixon đã biện minh về quyết định đi đến ký kết hiệp định Paris.
Ông nói: “Chúng ta nghe nói rằng Mỹ tham chiến ở Việt Nam gây tổn hại cho thế giới. Tôi có thể cam đoan với các ông rằng nếu chúng ta không chứng tỏ có trách nhiệm ở Việt Nam, nếu chúng ta thất bại trong cuộc chiến này với kết cục đầu hàng, (nếu) trao trả tù binh, người Trung Quốc sẽ không xem chúng ta đáng để nói chuyện, người Nga sẽ không xem chúng ta đáng để nói chuyện và người châu Âu bằng tất cả sự khó chịu của họ sẽ không xem chúng ta là đồng minh đáng tin cậy...”.
Tiếng vỗ tay vang lên sau khi Nixon vừa dứt lời. Bốn ngày sau, tức ngày 27-1-1973, hiệp định hòa bình Paris được ký kết.
Bình luận về các đoạn ghi âm trên, chuyên gia Ken Hughes (nghiên cứu về Tổng thống Nixon trong dự án nghiên cứu các băng ghi âm tổng thống ở Đại học Virginia, Mỹ) nhận xét: “Nếu Nixon phải cắt viện trợ cho miền Nam Việt Nam, toàn thể nước Mỹ sẽ nhận ra rằng sau khi tiếp tục kéo dài cuộc chiến ở Việt Nam bốn năm (1969-1972), tổn thất thêm 20.000 binh lính, ông ta chẳng đạt được điều gì cả”.

***************


The Vietnam War Meets Isaiah Berlin
theDiplomat.com


This week is Vietnam week in the Strategy & War Course, and the philosopher Isaiah Berlin provided an oddball way to get the conversation started. Precisely six decades ago, in 1953, Berlin published an essay titled “The Hedgehog and the Fox.” In it he draws on a cryptic passage from the classical Greek poet Archilochus that reads, “The fox knows many things, but the hedgehog knows one big thing.” Taken figuratively, he opines, the disparity between the two beasts signifies “one of the deepest differences which divide writers and thinkers and, it may be, human beings in general.”

Temperament and worldview differentiate the fox from the hedgehog. Berlin postulates that a “great chasm” separates those “who relate everything to a single central vision” or “single organizing principle” from those “who pursue many ends, often unrelated and even contradictory … related by no moral or aesthetic principle.” The fox thinks “on many levels” without “consciously or unconsciously” trying to fit all things and all experiences into “any one unchanging, all-embracing, sometimes self-contradictory and incomplete, at times fanatical, unitary inner vision.” While these metaphors can be pushed to the point of absurdity, he admits, contrasting the two archetypes nonetheless furnishes “a starting-point for genuine investigation.”

And so it does. The seminars tried classifying key personalities on the American side. General Westmoreland—hedgehog or fox? The U.S. commander appeared loath to transform the U.S. Army into a counterinsurgent force for fear of leaving it unprepared for its chief mission, namely beating back a Soviet invasion of Western Europe. That sounds pretty single-minded, for good reasons or ill. Hedgehog! (In my view.) In Berlin’s taxonomy, President Johnson was a misbegotten creature. LBJ was a hedgehog, but two big ideas impelled him, not just one. He wanted to help South Vietnam endure, but his first love was for the Great Society—that is, for transforming domestic politics. Preoccupied with the War on Poverty, he was deeply conflicted about the war in Indochina. Nixon? From ardent anticommunist in league with Joe McCarthy to pragmatist willing to parley with Mao Zedong. Sounds like a fox to me—a scowling fox, if such a thing is possible. Or you can repeat the exercise for leading figures on the redteam, grouping Ho Chi Minh or General Giap under one archetype or the other.

Like any good philosopher, Berlin opens a window into complex phenomena while provoking debate and refusing to supply pat answers. A hypothesis: being a hedgehog driven by an overriding purpose may be a good thing, provided you’re also the beneficiary of a fox-like gift for tactical innovation.

Individuals and their ideas comprise institutions, so it seems fair to apply Berlin’s template to institutions like the U.S. armed forces as well. Big, bureaucratic organizations incline toward the hedgehog side of the spectrum. They transcribe assigned missions into bureaucratic procedures and perform these routine functions over and over again, the same way every time—much as machinery does. Indeed, monotony is the genius of bureaucracy according to theorists like the 19th-century German sociologist Max Weber. Maybe so. But the tendency toward “routinization” inhibits an institution’s ability to reassess the surroundings as they change and adapt its practices to emerging realities. Designed to fight big wars reminiscent of World War II, the U.S. military found it hard to cope with the hybrid regular/irregular conflict it found in Southeast Asia. It was slow-footed like a hedgehog when it needed to be fleet-footed like a fox. Making institutions nimble while preserving their capacity to execute standard tasks is the challenge before leaders.

Comparing mythical beasts? Hey, you take your wisdom where you find it.


- Bộ trưởng Phạm Bình Minh viết về Hiệp định Paris (DT). – Ảnh gây chấn động về cuộc chiến ở Việt Nam (VNE). –Hiệp định Paris – dấu son lịch sử – Bài cuối: Người từ chối Nobel Hòa bình (PLTP). – Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris tại Pháp (TTXVN). – Kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris (27-1-1973/27-1-2013): Hội nghị Paris Mốc son sáng mãi (ĐĐK). – Kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris: Những cái Tết xa quê (TTVH).-Hiệp định Paris… đừng vì chuyện cơm áo

Lật lại những câu chuyện lịch sử “nhạy cảm” trong chiến dịch Mậu Thân 1968
(Dân trí)- Đã có nhiều nguồn tin trái chiều về những cuộc thảm sát trả thù đẫm máu bên trong thành Huế sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô. Chính sự đẫm máu thảm khốc, trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

Tổng số lượt xem trang