Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Tam giác Tây-Ta-Tầu

-- Nguyễn  Xuân Nghĩa – Đinh Quang Anh Thái: Tam giác Tây-Ta-Tầu (Dainamax).

Nguyễn  Xuân Nghĩa - Đinh Quang Anh Thái "Giờ Giải Ảo" ngày 110510
"Ai ôi hãy chống trời Nam lại            
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu!"

   Tầu đánh Tây để... cứu Bắc Ninh của ta!


  Tranh Tầu vẽ chiến thắng của Lưu Vĩnh Phúc chống quân Pháp tại... Bắc Ninh



ĐQAThái:  Đây là Giờ Giải Ảo với ông Nguyễn Xuân Nghĩa, phát thanh mỗi tối Thứ Ba trên băng tần 1190AM của đài NVR và trên mạng lưới điện toán kxmx.com cùng trang nhà của nhật báo Người Việt. Xin kính chào ông Nghĩa cùng quý thính giả gần xa. Mặc dù rằng đây là một việc rất riêng tư, đài NVR vẫn xin mượn làn sóng điện này có lời phân ưu cùng ông Nguyễn Xuân Nghĩa và tang quyến sau khi thân phụ ông Nghĩa là cụ Nguyễn Xuân Hiếu vừa tạ thế hôm Thứ Tư mùng năm vừa qua và chúng tôi xin cảm tạ ông Nghĩa vẫn trở lại với chương trình Giờ Giải Ảo mặc dù gia đình đang rất bận về tang lễ.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Kính chào và cảm tạ Người Việt, đài NVR và nhiều thân bằng quyến thuộc cùng thính giả gần xa đã liên lạc để chia buồn. Thông thường, theo phong tục xưa thì khi có đại tang trong nhà, ta cứ thấy như trái đất ngừng quay và trong ba năm thì coi như không được làm gì cả để gọi là "cư tang", nếu không thì mang tiếng là "bất hiếu". Chúng ta nên đổi khác việc đó và cách hay nhất để tưởng nhớ đến người đã khuất chính là tiếp tục làm việc tử tế cho những người còn lại....

ĐQAThái: Kỳ này, ông Nghĩa sẽ đề cập tới chuyện gì trong một chuỗi các vấn đề mà ông cho là mình cần giải ảo?

NXN: - Thưa rằng có chuyện trăm năm! Chuyện trăm năm về trước khi Pháp nhóm ngó Bắc Kỳ và chuẩn bị tấn công Hà Nội lần đầu vào năm 1872. Chuyện ấy cho thấy vấn đề của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và đáng lý đã phải khiến dân ta suy nghĩ vào năm 1972, khi Nixon qua Tầu!

- Trước tiên, xin đọc một bài thơ của Ông Ích Khiêm, một người văn võ toàn tài và đã có nhiều công lao chống giặc và trừ loạn, đã than phiền việc tướng tá của ta không ngăn được giặc Pháp mà phải thuê giặc Tầu là quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc.

Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Ðến khi có giặc phải thuê Tàu!
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Ðến bước chông gai thấy mặt đâu?
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu!
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.

ĐQAThái: Nghĩa là hơn trăm năm trước, khi thực dân Pháp xâm lăng nước ta, triều đình đã phải thuê một đám giặc cướp người Trung Hoa cùng ngăn giặc Pháp và có một viên tướng của ta không đồng ý với việc đó? Vì thế, ông mới nhắc tới bài thơ của cụ Ông Kích Khiêm?

NXN: - Chúng ta nhắc lại bài thơ của Ông Ích Khiêm vì một vấn đề còn lớn hơn gấp bội.

- Nhà Mãn Thanh từ đời Gia Khánh và Đạo Quang khi ấy đã lụn bại sau vụ nổi loạn của Hồng Tú Toàn và phong trào gọi là "Thái bình Thiên quốc" nhuốm mùi tôn giáo vào năm 1850. Vụ khởi nghĩa lớn lao ấy làm nhà Thanh bị rung chuyển, xuýt bị lật đổ nên mới giải thích vì sao lãnh đạo Bắc Kinh ngày nay rất sợ giáo phái Pháp luân công! Giáo phái Thái bình Thiên quốc nổi lên từ hai tỉnh miền Nam giáp giới với nước ta là Quảng Đông và Quảng Tây. Sau này, dư đảng của Hồng Tú Toàn mới trở thành đám giặc Cờ Vàng, Cờ Trắng và Cờ Đen qua nhũng nhiễu miền Bắc nước ta.

- Sau khi chiếm Nam kỳ Lục tỉnh vì tưởng rằng có thể lần theo sông Mekong vào buôn bán với Trung Hoa, quân Pháp tìm đường từ sông Hồng lên và chuẩn bị tấn công miền Bắc. Khi ấy, vào triều Tự Đức, quân ta chống cự không nổi và nghĩ đến cách nương tựa vào Trung Quốc. Nhưng, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh gửi mật sớ lên vua Thanh, nói rằng: "nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng Hà". Bởi vậy triều đình nhà Thanh mới sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và ở Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân sang tiếp ứng. Xin quý vị xem lại Việt Nam sử lược, chương XIII của cụ Trần Trọng Kim.

- Trong khung cảnh lịch sử ấy, ta mới nhớ ra cái thế "tam giác" giữa Tây, Ta và Tầu! Tưởng rằng mượn quân của Trung Quốc để chống Tây chống Mỹ, giờ này dân ta mới thấy hố. Mà Trung Quốc thời nay lại không mục nát rệu rã như nhà Mãn Thanh thời xưa cho nên chuyện trăm năm trước chính là chuyện ngày nay!...

ĐQAThái: Ông nhắc tới chuyện ấy thì mới thấy ra những cảnh tương đồng! Khi còn bé mà đi học thì ta chỉ nhớ lõm bõm nào là giặc Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh hay giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc.  Ít ai chú ý tới khung cảnh gọi là địa dư chính trị của hoàn cảnh "tay ba" vào thời ấy. Bây giờ, nhờ ông nhắc thì ta mới thấm thía lời kêu gọi của Ông Ích Khiêm: "Ai ơi hãy chống trời Nam lại - Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu!"

NXN: - Chúng ta có nhiều cách suy nghĩ về chuyện xưa lắm.

- Lưu Vĩnh Phúc chẳng hạn, có thể là một nhân vật của tiểu thuyết hay điện ảnh mà tôi cho là còn ly kỳ gấp trăm lần phim "The Last Samurai" của Mỹ hay truyện "Lord Jim" của Anh. Các em nhỏ thích chơi trò điện ảnh thì nên nghiên cứu và tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử và nhân vật này vì nó liên hệ đến cả miền Bắc, đến dân thiểu số miền núi, đến tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Tầu, đến tay thương nhân đầy chất con buôn phiêu lưu là Jean Dupuis hay cha Puginier của Công giáo.

- Lưu Vĩnh Phúc là kẻ đã phục kích quân Pháp hai lần tại Ô Cầu Giấy và giết chết hai viên tư lệnh của đội quân viễn chinh Pháp tại Bắc Kỳ là Đại úy Francis Garnier vào cuối năm 1873 và Đại tá Hải quân Henri Rivière vào đầu năm 1883. Tôi còn nhớ là hồi bé mình có đọc được một cuốn tiểu thuyết của Đinh Hùng ký tên Hoài Điệp Thứ Lang mô tả lại trận phục kích Francis Garnier và nói rằng Garnier bị một hiệp khách của ta giết chết. Quý thính giả nào còn nhớ tới truyện này thì xin mách cho biết, chứ tôi thì quên mất rồi! Ở đây thì chỉ còn nhớ bài văn tế Francis Garnier của cụ Nguyễn Khuyến.

ĐQAThái: Ông có thể đọc lại bài văn tế đó ở đây không?

NXN: - Sau khi Garnier bị giết năm 1873, tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc phải vâng lệnh triều đình hoà hoãn với quân Pháp và phải tổ chức lễ truy điệu. Cụ Tam nguyên Yên Đổ là Nguyễn Khuyến bậc đại khoa được cử viết bài văn tế. Cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc có ghi lại bài đó như sau trong cuốn "Giai thoại Làng nho" xuất bản ngày xưa ở Sàigòn:
Than ôi! Một phút sa cơ, ra người thiên cổ
Nhớ ông xưa: Cái mắt ông xanh, cái da ông đỏ
Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lõ
Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó
Ông đeo súng lục-liên, ông đi giày có mỏ

Ông ở bên Tây, ông sang bảo-hộ
Ông dẹp Cờ Đen, để yên con đỏ
Nào ngờ: Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ
Cái đầu ông kia, cái mình ông đó
Khốn-khổ thân ông, đù mẹ cha nó

Tôi: Vâng lệnh quan trên, cúng ông một cỗ
Này chuối một buồng, này rượu một hũ
Này xôi một mâm, này trứng một rổ
Ông có linh-thiêng, mời ông xơi hộ
Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ
Ới ông Ngạc Nhi ơi! Nói càng thêm khổ!

- Ngày xưa, các cụ mình phải phiên âm tên của Francis Garnier ra Nhạc Nhi. Mình nên nhắc lại cho đời sau khỏi quên. Cũng cần nói lại là sau vụ phiêu lưu và làm ẩu của Francis Garnier, ông ta bị chính phủ Pháp quy cho là có trách nhiệm chính. Nhưng sau này, vào đầu năm 1983, thi thể của Francis Garnier được khai quật (cũng như của Ernest Doudart de Lagrée) đã được hỏa táng. Các lọ đựng tro được bàn giao lại cho tổng lãnh sự Pháp tại Sàigòn ngày 2 tháng 3 năm 1983 và được chuyển về Pháp sau đó để chôn cất tại quận sáu của Paris trước một đài kỷ niệm ở công trường Camille Julian. Ngày nay, tên Francis Garnier còn được dùng cho một chiến hạm vận tải nhẹ của Hải quân Pháp.

ĐQAThái: Đó là một cách nghĩ lại chuyện xưa. Nhưng hình như ông còn có cách khác nữa phải không?

NXN: - Thưa vâng, nếu mình chịu khó đọc lại sử Tầu vào thời đại ấy thì sẽ thấy ra rất nhiều chuyện lạ và... rất hiện đại.

- Thí dụ như Hồi giáo đòi tự trị, các tỉnh miền Nam thì đòi tách riêng, và liệt cường Tây phương, kể cả nước Nga, thì gõ cửa đòi giao thương làm ăn. Triều Thanh khi ấy rất hoang mang, hốt hoảng vậy mà vẫn còn ý định xâm lấn nước ta. Và triều đình nước Nam vào năm 1882 còn cầu cứu với Trung Hoa. Đó là lý do khiến ngoài đám giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, Bắc Kinh còn phái thêm bốn vạn quân của các tỉnh Quảng Đông Quảng Tây qua đánh Pháp. Rốt cuộc thì lãnh thổ nước Nam thành địa bàn giao tranh giữa quân Thanh và quân Pháp trước sự lúng túng của triều đình. Vì nội loạn và kiệt quệ, nhà Mãn Thanh đành ký hòa ước Thiên Tân với Pháp vào năm 1883 để thừa nhận là nhường chủ quyền trên đất nước ta cho thực dân Pháp.

- Sau đấy, chúng ta lại tái diễn sai lầm cũ khi Cộng sản Việt Nam lại mượn quân Tầu đánh Tây đánh Mỹ và lần này thì chưa biết là sẽ làm sao thoát vì đảng Cộng sản Việt Nam nay tự nhận là phụ dung của đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất cứ ai muốn lên lãnh đạo đảng ở Hà Nội thì cũng phải chạy qua Bắc Kinh cầu phong trước!  Khác với ngày xưa có giặc Cờ Đen, nay ta có giặc cờ đỏ nằm ngay trong triều đình ở Hà Nội!


Tin liên quan: 
- Việt Nam trao đổi với 3 nước châu Âu về biển Đông (NLĐ). - ASEAN muốn hỗ trợ giải quyết tranh chấp biển Đông (Thanh niên).- Philippines tìm cách cân bằng quan hệ với hai siêu cường Mỹ-Trung   —  (RFI).

-China Sea Dispute Looms Large in U.S. Visit (WSJ 9-7-11) -Tổng tham mưu trưởng Mỹ viếng thăm Trung Quốc  —  (RFI).- Giao lưu quân sự Mỹ -Trung (NLĐ). -U.S. Must Resolve to End Chinese Tyranny (viet-studies 9-7-11) -- "Mỹ phải cương quyết chấm dứt bạo quyền Trung Quốc." Đây là bài đầu tiên của một tác giả ngọai quốc gởi thẳng cho viet-studies. GS James Rhodes sẽ sang giảng day tại Học viện Báo chí và Truyền thông (Hà Nội) tháng 8 này, trong chương trình Fulbright.◄--Hoa Kỳ phải quyết tâm chấm dứt bạo quyền Trung Quốcbasam







--Hợp tác an ninh trên biển Đông: Đánh giá các xu hướng gần đây basam
Giới thiệu
Bài viết này đánh giá các diễn biến gần đây, ảnh hưởng đến an ninh biển Đông trong sáu tháng đầu năm 2011. Bài viết được chia thành năm phần chính. Trong bốn phần đầu, bài viết đánh giá sự tác động hai chiều về các vấn đề trên biển Đông giữa Trung Quốc và bốn nước đòi chủ quyền – Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trong phần thứ năm, bài viết sẽ bàn về vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy các cam kết đa phương với Trung Quốc về Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC).
Bản đồ “lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc

Sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ trên biển Đông, lấn át lịch trình chính trị trong suốt năm 2010. Cho đến tháng 10 [năm 2010], những căng thẳng này dường như đã dịu đi. Trung Quốc đã nối lại các mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ mà họ đã đình chỉ hồi đầu năm. Trung Quốc và ASEAN đã làm sống lại nhóm làm việc chung để thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) đang bị hấp hối. Những điều này và các diễn biến khác đã khiến tác giả kết luận rằng, có cơ sở cho sự lạc quan thận trọng rằng một số tiến bộ có thể được thực hiện trong việc quản lý các căng thẳng trên biển Đông.
Sáu tháng đầu năm nay đã thấy các căng thẳng trở lại và hành vi từ phía Trung Quốc đã không hề thấy ​​trước đó. Trung Quốc bắt đầu can thiệp một cách mạnh mẽ vào các hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines đã tuyên bố. Các phản đối ngoại giao của cả hai nước về hành động của Trung Quốc đã gợi ra sự kiêu căng, gây cản trở, và tình trạng hiếu chiến của Bắc Kinh.
Kết luận
Việc khẳng định chủ quyền mạnh mẽ trong thời gian gần đây của Trung Quốc trên biển Đông đã gia tăng rủi ro về an ninh cho các nước Đông Nam Á và tất cả các cường quốc qua lại trên các vùng biển này. Bảo đảm an ninh trên biển Đông hiện là một vấn đề quốc tế phải được giải quyết đa phương bởi tất cả các nước có liên quan.
Ba sự cố quan trọng đánh dấu làn sóng mới về sự quyết đoán mạnh mẽ của Trung Quốc. Ngày 2 tháng 3, tàu tuần tra Trung Quốc hoạt động trong nhóm đảo Kalayaan của Philippines tiếp cận một tàu khảo sát địa chấn của Philippines trong vùng biển ngoài khơi bãi Cỏ Rong và ra lệnh cho con tàu này rời khỏi khu vực. Ngày 26 tháng 5, ba tàu giám sát biển của Trung Quốc đã tiến đến gần một tàu thăm dò dầu khí do nhà nước Việt Nam sở hữu, nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đã tuyên bố. Con tàu này bị ra lệnh phải rời khỏi khu vực, sau khi một tàu Trung Quốc cố tình cắt cáp khảo sát ngập dưới nước. Và ngày 9 tháng 6, một tàu thăm dò thứ hai của Việt Nam bị các tàu Trung Quốc tiến đến gần trong một vụ cắt cáp thứ hai.
Trong tháng 5 năm 2009, khi Malaysia và Việt Nam cùng đệ đơn lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hiệp quốc, Trung Quốc đã phản đối kèm theo một bản đồ. Bản đồ Trung Quốc có chín vạch, một hình gần giống như chữ U, bao gồm gần như cả vùng biển Đông. Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” trên biển Đông. Tuy nhiên, chưa bao giờ họ làm rõ cơ sở của các tuyên bố này, mặc dù các nước trong khu vực đã khẩn cầu trong hai thập niên. Hiện chưa rõ Trung Quốc đang yêu sách những gì. Có phải Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các bãi đá và đảo (features) bên trong các vạch này? Hay là Trung Quốc tuyên bố biển Đông là lãnh hải của họ?
Một số chuyên gia hàng hải suy đoán rằng, tuyên bố của Trung Quốc dựa trên chín bãi đá họ chiếm ở quần đảo Trường Sa. Nói cách khác, Trung Quốc tuyên bố rằng những bãi đá này là những hòn đảo thực sự theo luật pháp quốc tế và do đó kéo theo vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km). Đây là một điều tưởng tượng pháp lý. Các hòn đảo phải có khả năng tự duy trì sự cư trú của con người và có chức năng kinh tế. Đá không đáp ứng các tiêu chí này, nên không thể đòi vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Các vạch của Trung Quốc đã cắt vào trong vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Philippines tuyên bố. Các vùng đặc quyền kinh tế này dựa trên luật pháp quốc tế một cách vững chắc. Cả hai nước đã vẽ các đường cơ sở xung quanh bờ biển của họ và sau đó mở rộng tuyên bố từ các đường cơ sở này ra biển tới 200 hải lý (370 km). Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, các nước ven biển có quyền tài phán trên những vùng biển này trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như thủy sản hoặc dầu khí dưới đáy đại dương.
Trong tháng 11 năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được thỏa thuận Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Đây là tài liệu không ràng buộc, trong đó các bên đã ký, cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền. DOC, có nhiều đề xuất về các biện pháp xây dựng lòng tin, chưa bao giờ được thực thi.
Sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông trong năm 2009 và 2010 đã gây ra một phản ứng quốc tế dữ dội. Vấn đề này nổi bật tại Diễn đàn Khu vực ASEAN và tại buổi khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng hồi năm ngoái. Trung Quốc đã dùng thủ đoạn ngoại giao và tìm cách hạn chế tổn hại thêm bằng cách đồng ý khôi phục lại nhóm làm việc chung ASEAN – Trung Quốc đang bị hấp hối, để thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên. Nhóm làm việc này đã bị trì hoãn vì sự khăng khăng của Trung Quốc, rằng tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ chỉ có thể được giải quyết song phương giữa các nước liên quan. Các thành viên ASEAN nhấn mạnh việc gặp nhau để đưa ra quan điểm chung trước khi Trung Quốc tham gia.
ASEAN, do Indonesia làm chủ tịch, đã thúc giục Trung Quốc nâng cấp DOC thành quy tắc ứng xử (COC) ràng buộc hơn. Một số nhà ngoại giao trong khu vực hy vọng rằng, một thỏa thuận có thể đạt được vào kỷ niệm lần thứ mười của DOC, tháng 11 năm 2012. Điều này không thể đạt được, trừ khi ASEAN duy trì đoàn kết, gắn bó và thông qua một lập trường chung. Rõ ràng là có “sự luôn luôn lo lắng” giữa các thành viên ASEAN.
Nửa đầu thập niên 1990, khi Trung Quốc bắt đầu chiếm các bãi đá trên quần đảo Trường Sa, gồm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) nổi tiếng, các nhà phân tích an ninh đã mô tả chiến lược của Trung Quốc là “sự quyết đoán từ từ” và “nói và lấy“. Các sự kiện năm nay được mô tả tốt nhất là sự quyết đoán mạnh mẽ. Trung Quốc hiện đang trả [miếng] lại Việt Nam vì vai trò của Việt Nam trong việc quốc tế hóa biển Đông hồi năm ngoái, khi Việt Nam giữ chức chủ tịch ASEAN. Các hành động của Trung Quốc trong khu vực bãi Cỏ Rong có ý định phơi bày sự mơ hồ trong Hiệp ước An ninh chung Mỹ – Philippines, liệu nhóm đảo Kalayaan có được hiệp ước này bảo vệ hay không.
Cả ASEAN và cộng đồng quốc tế đều dựa vào lối đi qua biển Đông, phải đối đầu ngoại giao với Trung Quốc về sự quyết đoán mạnh mẽ của nước này. Họ nên mang những áp lực ngoại giao tập thể, có liên quan tới Trung Quốc, tới cuộc họp thường niên sắp tới ở Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, sẽ được tổ chức cuối năm nay để tôn vinh các cam kết trong DOC của mình.
Trong khi đó cả Philippines lẫn Việt Nam nên thực hiện các bước nhằm nâng cao năng lực của mình để sử dụng chủ quyền quốc gia trên vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Sự yếu đuối của hai nước càng mời gọi Trung Quốc hành động quả quyết hơn. Ngày 11 tháng 6, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao [Việt Nam], khi được hỏi về vai trò có thể có đối với Hoa Kỳ và các nước khác trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông, đã trả lời rằng: “Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Do đó, mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh”.
Sự quan tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như Ấn Độ để hỗ trợ cả hai nước trong việc xây dựng khả năng trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Đồng thời “liên minh của các nước có cùng một mục đích” nên hỗ trợ ASEAN trong một nỗ lực bảo đảm thỏa thuận về bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông. Các thành viên ASEAN có thể tự xây dựng một Hiệp ước về ứng xử ở biển Đông, và sau khi phê chuẩn, mở ra cho các nước không là thành viên gia nhập.
Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/59499260/Thayer-Security-Cooperation-in-the-South-China-Sea-An-Assessment-of-Recent-Trends

Tổng số lượt xem trang