Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Một văn bản chưa vì “dân sinh”?

-Một văn bản chưa vì “dân sinh”?(PetroTimes) 28/12/2013- Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội vừa ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BLĐ-TB&XH có giá trị từ 15/12/2013 với nội dung quy định 77 công việc phụ nữ không được làm. Đây là quy định nói một cách công bằng nhằm bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên, trong số 77 công việc ấy, thực tế có những công việc phụ nữ đang làm, đặc biệt là những phụ nữ ở nông thôn ra thành phố mưu sinh. Chính vì vậy, Thông tư số 26 đã gây ra những luồng dư luận trái chiều trong xã hội.
Năng lượng Mới số 286
Quy định vô lý
Thông tư 26 gồm 5 điều quy định đối với những cơ quan sử dụng lao động nữ, trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh & Xã hội… và danh mục 77 công việc phụ nữ không được làm. Trong đó, có những công việc như: lái ôtô có trọng tải trên 2,5 tấn; nạo vét cống ngầm, công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối (từ 4 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần); đào lò, đào giếng; các công việc phải mang vác trên 50kg, mổ tử thi, liệm, mai táng…
Riêng đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, không được làm các công việc như: ở môi trường bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt mức quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (như công việc ở các đài phát sóng tần số radio, đài phát thanh, phát hình, trạm radar, trạm vệ tinh viễn thông); trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa clo… (bao gồm: sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng); các công việc tiếp xúc với dung môi hữu cơ như: ngâm tẩm tà vẹt, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng; mang vác nặng trên 20kg; chế biến lông vũ trong điều kiện hở…
Có rất nhiều phụ nữ làm nghề bốc vác để mưu sinh
Xa rời thực tế
Với các ngành nghề, công việc quy định phụ nữ không được làm theo Thông tư 26 hiện có rất nhiều công việc phụ nữ đang đảm đương, cụ thể như nạo vét cống ngầm, bốc vác (đương nhiên nhiều lúc phải mang vác hơn 50kg), in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, chế biến lông vũ… và coi đó không chỉ là nghề mưu sinh mà còn là “nghiệp” của chị em. Cho nên, bây giờ nếu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân thi hành Thông tư 26, không tuyển dụng những lao động nữ cho những công việc như vậy thì họ biết làm gì? Trong khi các nghề khác chưa chắc họ đã thạo, những vị trí công tác phù hợp (có thể) đã ổn định. Chưa kể đến công việc họ đang làm không ai có thể làm tốt hơn họ và họ vui vẻ, thoải mái khi làm những công việc này.
Ngay cả khi Thông tư quy định: “Rà soát các công việc lao động nữ đang làm dựa theo danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ ban hành theo Thông tư này. Trên cơ sở đó có kế hoạch sắp xếp, đào tạo lại hoặc chuyển nghề, chuyển công việc phù hợp với sức khỏe của lao động nữ” thì để thực hiện được điều đó cũng phải có thời gian. Bởi phần lớn những công việc Bộ LĐ-TB&XH quy định phụ nữ không được làm đều là lao động chân tay. Nếu chuyển đổi với công việc tương tự có khi lại “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”. Còn chuyển sang ngồi “bàn giấy” nhất định phải có nghiệp vụ chuyên môn chứ đâu chỉ “ngồi” theo nghĩa đen. Mà để có nghiệp vụ, khả năng ấy để chuyển nghề là không thể.
Chị Nguyễn Thị Kim Anh, công nhân của một xưởng in nằm trong bãi Phúc Xá, Hà Nội vừa mới sinh con được 6 tháng khẳng định: “Quy định này thật là không phù hợp với tôi. Bởi khi tuyển dụng vào xưởng in, tôi đã chọn công việc hiện tôi đang làm và nó đã trở thành nghề của tôi. Là người có tay nghề nên tôi có mức lương hấp dẫn. Bây giờ, nếu chủ xưởng in thực hiện Thông tư 26, không cho tôi đảm nhiệm công việc của mình và cũng không dành cho tôi một công việc nào khác do tất cả các vị trí đã đủ nhân sự thì khác nào Thông tư trở thành một rào cản không chỉ đối với công việc mà với cả miếng cơm manh áo của tôi, của con tôi. Nếu bây giờ bảo tôi phải học nghề khác để chuyển thì thời gian đi học, ai sẽ là người nuôi mẹ con tôi, bỏ học phí ra cho tôi học. Cho nên tôi không đồng tình với Thông tư này mặc dù nó bảo vệ sức khỏe của phụ nữ”.
TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội thì nhận định: “Trong khi cơ hội việc làm cho phụ nữ vốn đã khó khăn thì với giới hạn này, người phụ nữ lại càng khó khăn hơn, đẩy họ rơi vào bế tắc. Như vậy là Thông tư bảo vệ quyền lợi phụ nữ hay là triệt tiêu nguồn sống của họ?”. TS Khuất Thu Hồng dẫn chứng: “Ngày xưa, chị Ngô Thị Tuyển vác hòm đạn hơn 90kg được phong tặng danh hiệu anh hùng, tại sao ngày nay lại cấm phụ nữ làm việc phải mang vác 50kg. Tôi thấy trong danh sách quy định những công việc phụ nữ không được làm có nhiều công việc phụ nữ hoàn toàn có thể làm tốt hơn nam giới. Bởi vậy, quy định như thế là cản trở phụ nữ phát huy năng lực của mình, đồng thời có thể gây ra tình trạng tiêu cực như “đi đêm”, luồn lót cho những cá nhân, cơ quan quản lý”.
Ở một góc độ khác, bà Nguyễn Kim Lan, chuyên gia về giới, Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam lại có ý kiến: “Bảo vệ sức khỏe của phụ nữ nhưng mặt khác, văn bản này lại không bảo đảm bình đẳng nam - nữ vì nó không đề cập đến việc bảo vệ sức khỏe của nam giới. Trong khi có không ít nam công nhân đang phải làm việc rất vất vất trong môi trường độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến việc “duy trì nòi giống’ cũng như sức khỏe của con cái họ khi sinh ra…”. Bà Lan nói tiếp: “…Vấn đề là văn bản của Bộ LĐ-TB&XH phải nâng cao vệ sinh an toàn lao động và điều kiện làm việc cho mọi đối tượng lao động chứ không riêng một ai để bên cạnh bảo đảm năng lượng cho nguồn lao động nói chung còn thể hiện tính bình đẳng trong xã hội. Chỉ trừ những công việc có ảnh hưởng rõ ràng đến chức năng sinh sản, mang thai và cho con bú thì cấm phụ nữ trong thời gian này được làm”.
Đồng quan điểm nhưng lại thẳng thắn hơn khi bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia bình đẳng giới của chính Bộ LĐ-TB&XH nói với báo giới: “Theo thống kê về đào tạo nghề của Bộ LĐ-TB&XH, số lượng lao động không có tay nghề chủ yếu là nữ giới. Với trình độ lao động như vậy, việc “kén cá chọn canh”, từ chối những công việc nặng nhọc như bốc vác là không dễ. Hơn nữa, lựa chọn việc không phải là vấn đề cấm hay không cấm mà thuộc về quyền của người lao động. Quy định như vậy là cách làm theo lối mòn từ xưa tới nay. Không rõ Bộ LĐ-TB&XH khi làm luật có tham vấn trực tiếp người lao động, nhất là lao động nữ hay không? Quy định nghe có vẻ là bảo vệ nhưng thể hiện sự bảo thủ, trì trệ của những nhà làm luật”.
Giải thích cho vấn đề này, ông Lê Vân Trình, chuyên gia cao cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một trong những người tham gia trực tiếp xây dựng Thông tư 26 lại lưu ý: “Đây là một văn bản khuyến cáo hơn là một quy định bắt buộc (!?). Do đó, trong văn bản không có một chữ “cấm” nào mà chỉ là “không được làm”. Thực chất, mục đích của Thông tư 26 là điều chỉnh ở những nơi có quan hệ lao động, nghĩa là có người sử dụng lao động, có người lao động. Còn những nơi không có quan hệ lao động thì văn bản không nhắm đến và người ta vẫn làm như cũ”. Mặc dù nói vậy, thế nhưng ông Trình lại khẳng định: “Trước mắt sẽ không xử phạt những doanh nghiệp sử dụng lao động nữ vào những công việc nằm trong danh sách 77 công việc không được làm nhưng tương lai sẽ phạt” và: “Đối với những phụ nữ hiện đang làm công việc này, doanh nghiệp phải chuyển đổi, bố trí sắp xếp công việc khác. Nếu không sắp xếp được, phải chuyển họ đến nơi khác”.
Như vậy, Thông tư 26 thực chất là văn bản pháp quy chứ không thể coi là “khuyến cáo” như ông Trình phân tích, nhất là khi tiến hành xử phạt. Bởi có chế tài, có xử phạt, nghĩa là luật định rõ ràng. Mà đã là luật định thì mọi đối tượng liên quan đến văn bản đều phải thực hiện.
Nhưng điều cần nói ở đây là Thông tư 26 là một văn bản thiếu thực tế, không phù hợp với xã hội hiện tại, vì vậy, tính khả thi không cao nếu như không muốn nói là không có. Với cách làm luật như vậy thì không chỉ làm khó những đối tượng chịu tác động của luật mà còn cản trở sự phát triển kinh tế, đất nước…
Nguyễn Anh





-Tám Sài Gòn 81: Thứ nào đáng sợ hơn?
-Ban hành các qui định để ổn định và duy trì trật tự xã hội là cần thiết, là nhiệm vụ của cơ quan chức năng. Nhưng những qui định xa rời thực tiễn, khó mang tính khả thi thì đôi khi lại cho hiệu ứng ngược.


Đến Tết chỉ còn chưa đầy tháng nữa, thăm hỏi ông chú bà bác là chuyện không thể bỏ qua. Tránh đường xá đông đúc, người xe nhộn nhạo, Tám Sài Gòn thu xếp về quê sớm.
Trên xe buýt, Tám tui nghe ké chuyện của hai lão nông ngồi bên:
- Theo anh thì ngày nay nông dân mình sợ cái gì nhất?
- Ôi, người sản xuất như chúng ta còn sợ gì hơn sợ giá cả nguyên liệu leo thang chứ. Xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu…, thứ nào cũng tăng vùn vụt. Mà khổ nỗi, những mặt hàng đó, có muốn nhín cũng nào nhín được, không mua thì lấy gì sản xuất!
- Anh nói cũng phải, nhưng theo tôi, đó chưa phải là điều đáng sợ nhất!
- Vậy chứ theo anh thì cái gì mới đáng sợ nhất?
- Tin đồn!
- Tin đồn ?!
- Đúng vậy! Vừa rồi, ba cái tin đồn như ăn cá kèo, cá điêu hồng, hay cá rô đầu vuông... bị ung thư, chả khiến thiên hạ sợ, tẩy chay, giá cả rớt thê thảm, bán rẻ cũng không có người mua là gì. Thiệt hại cho người sản xuất biết bao nhiêu mà kể, anh không thấy sao!
- Ờ… Quả có thế!

Tám Sài Gòn thừa nhận, lão nông nói chả sai. Có điều, lão còn chưa biết hết, đối với bà con nông dân, tin đồn đáng sợ là thế, nhưng trong thực tế, có những loại tin hoàn toàn không phải dạng tin đồn, là quy định được đề xuất từ cơ quan chức năng hẳn hòi, cũng từng gây ra hậu quả không kém những gì mà bà con nông dân phải chịu.
Tám Sài Gòn có thể liệt kê một số vụ “nổi đình nổi đám”: Này là qui định ngực lép không được chạy xe gắn máy, nông dân dùng phân bón giả sẽ bị phạt, đi xe theo ngày chẵn lẻ; nào chỉ được bày bán thịt trong vòng 8 tiếng đồng hồ kể từ khi giết mổ, nghe điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt; rồi tổ chức tiệc cưới ở nhà hàng phải trình giấy kết hôn, ghi tên cha mẹ vảo chứng minh thư, không được lắp cửa kính trên quan tài, tang lễ chỉ có 7 vòng hoa... Gần đây nhất còn có vụ phạt uống rượu trong phòng karaoke nữa. Vân vân và vân vân.
Ban hành các qui định để ổn định và duy trì trật tự xã hội là cần thiết, là nhiệm vụ của cơ quan chức năng. Nhưng những qui định xa rời thực tiễn, khó mang tính khả thi thì đôi khi lại cho hiệu ứng ngược.
Chưa kể, việc nhiều văn quy phạm pháp luật được ban hành rồi phải “đắp chiếu” không những làm lãng phí tiền của (bởi mỗi quy định trước khi được ban hành đều phải qua rất nhiều khâu biên soạn, thẩm định, xét duyệt), mà còn tạo nên tình trạng “lờn thuốc” trong xã hội, khiến người dân ngày càng coi nhẹ quy định pháp luật và nghi ngờ năng lực quản lý của Nhà nước.
Có thống kê rằng, chỉ trong năm 2012 vừa qua đã có tới 10.039 văn bản “có vấn đề”, khiến người dân lúc thì ngơ ngác, khi thì hoảng hốt. Trong tâm trạng ấy, làm sao tìm được hiệu quả trong công việc, kinh doanh…
Theo bạn, tin đồn và những đề xuất kiểu ấy, thứ nào đáng sợ hơn?!

TÁM SÀI GÒN-Tám Sài Gòn 81: Thứ nào đáng sợ hơn?
-
- Tình trạng nhiều văn bản luật “chết yểu”: Người dân chỉ góp ý mạnh mẽ khi “chuyện đã rồi” (PL&XH).
(PL&XH) - Phải nói ngay rằng, các chính sách trên đều nhằm hướng tới việc quản lý tốt hơn, đảm bảo văn minh hơn, an toàn hơn… cho an sinh xã hội, nhưng lại chung một điều là khó thực hiện nổi.

Khi luật bị “chê”…
Vài năm trở lại đây, chuyện dư luận thỉnh thoảng lại “dậy sóng” với những qui định mới của cơ quan chức năng ngày càng nhiều. Các nguồn thông tin trở nên phổ biến, rộng rãi hơn đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận được với các chủ trương, chính sách mới. Thế nhưng, điều đáng nói là người dân hầu hết chỉ lên tiếng mạnh mẽ khi “chuyện đã rồi” - các văn bản được xây dựng đã có hiệu lực, đã bị lãng phí, tốn kém về thời gian, tiền bạc... để xây dựng nên!
Năm 2012, báo chí “tốn” nhiều thời gian cho việc phản ánh các thông tư, nghị định bị cho là chỉ ban hành “cho vui”. Gần nhất phải kể đến Nghị định số 94 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu. Nghị định qui định, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép, trên sản phẩm có dán nhãn. Nếu bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất để chế biến lại phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất. Khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra khi cần thiết.

Việc áp dụng nghị định 71 về thu phí phương tiện giao thông không sang tên đổi chủ đã bị “mắc” ngay cả với các cơ quan chức năng.

Để đảm bảo ATTP, tránh được hàng trăm vụ ngộ độc từ rượu rởm gây ra thì qui định này rất cần thiết, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng. Song, dù đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, nhưng sau hơn nửa tháng triển khai, việc thực hiện qui định này gần như đang bị “bỏ ngỏ”. Kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội về VSATTP mới đây cho thấy, việc quản lý, kiểm soát các hộ nấu rượu không hề đơn giản. Bởi hầu hết các gia đình nấu rượu đều là điểm nhỏ lẻ, mà pháp luật lại chưa có qui chuẩn về ATTP, nhãn hiệu hàng hóa, phòng, chống cháy nổ đối với các hộ nấu rượu nhỏ lẻ nên chính quyền muốn quản cũng khó. Dẫn đến, không riêng tại Hà Nội, mà ở các vùng nông thôn khác trong cả nước, người nấu rượu vẫn tiếp tục nấu và bán như chưa hề có qui định mới, với lý do nhu cầu mua dùng dịp Tết tăng cao!Rồi chuyện vẫn đang bị “nói mãi” là Nghị định 71 về việc thu phí với phương tiện giao thông không sang tên đổi chủ. Các cơ quan chức năng đã “nhầm” khi áp dụng sai bản chất của việc buộc làm thủ tục sang tên khi chuyển nhượng phương tiện thành việc truy cứu người điều khiển phương tiện có phải chính chủ hay không. Bộ NN&PTNT thì liên tục bị phản ứng vì chỉ trong thời gian ngắn ban hành hai Thông tư 33, 34 với các qui định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 tiếng sau khi giết mổ, các cơ sở kinh doanh trứng gia cầm phải có địa điểm riêng biệt, có thiết bị xử lý, bảo quản trứng ở nhiệt độ thích hợp, có thiết bị vệ sinh, xử lý chất thải và phải rửa trứng, khử trùng trước khi bán…
Được “xếp loại” có nhiều qui định xa rời thực tế hơn cả là Nghị định số 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong nghị định này nhiều điều xa thực tế như qui định xử phạt vi phạm Luật Giao thông đối với người đi bộ; qui định xử phạt những người hành nghề xe ôm không đeo biển hiệu và không có trang phục do cấp tỉnh quy định để phân biệt với những người tham gia giao thông khác… Còn mấy ngày nay, “râm ran” dư luận là qui định của Bộ VHTT&DL về việc cấm lắp ô cửa kính trên nắp quan tài, số lượng vòng hoa khi viếng đám tang và qui định của Bộ Y tế về kinh doanh thức ăn đường phố.

Quy định hành nghề xe ôm không đeo biển hiệu bị xử phạt chỉ ban hành “cho vui”?    Ảnh minh họa





Lỗi của ai?
Vì sao ngày càng có nhiều văn bản thiếu tính khả thi? Làm thế nào để  tìm được “tiếng nói chung” giữa người ban hành văn bản và người chịu trách nhiệm thực thi? Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, bên cạnh việc “trách” người dân về “trách nhiệm công dân” khi thờ ơ với việc góp ý xây dựng luật, không “nói trước” mà toàn “nói sau”, các cơ quan soạn thảo, xây dựng luật cần nghiêm túc nhìn lại việc đánh giá tác động và cách thức lấy ý kiến góp ý của người dân.
Phải nói ngay rằng, các chính sách trên đều nhằm hướng tới việc quản lý tốt hơn, đảm bảo văn minh hơn, an toàn hơn… cho an sinh xã hội, nhưng lại chung một điều là khó thực hiện nổi. Trong khi đó, Luật ban hành VBQPPL đã qui định rất cụ thể, một văn bản trước khi ban hành phải có sự thẩm định của cơ quan chức năng, có ý kiến đóng góp của người dân. Cứ cho rằng giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định đã “thống nhất ý chí”, nhưng còn người dân, tại sao không lên tiếng ngay từ khi văn bản đang còn dự thảo, mà đến khi chính sách đã có hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình, thì mới phản đối? Điều này cho thấy, việc góp ý của người dân vào việc xây dựng pháp luật đang “có vấn đề”.
Một đại biểu Quốc hội đã từng phát biểu rằng, "muốn dân góp ý thì phải cầu thị, tạo điều kiện cho người ta nói”. Hiểu đơn giản là phải dành thời gian lấy ý kiến rộng rãi, hình thức thuận tiện, thống kê, tập hợp, xử lý ý kiến “khách quan” và tiếp thu với tinh thần cầu thị. Không ít ý kiến cho rằng, hiện nay việc tiếp thu ý kiến của người dân khá “hình thức”, chỉ làm cho đủ thủ tục. Người dân khi dành thời gian nghiên cứu văn bản và gửi ý kiến góp ý đến các cơ quan chức năng đã rất tâm huyết nhưng nếu không nhận được phản hồi, có được tiếp thu hay không, không tiếp thu thì vì lý do gì, sẽ khiến người ta nản, không muốn góp ý nữa.
Mặt khác, người dân và tổ chức, doanh nghiệp là đối tượng điều chỉnh của pháp luật và chính sách, nên họ là một bên cần tham vấn. Tuy nhiên, người dân thì đơn lẻ nên phải tạo điều kiện cho họ góp ý qua những kênh thuận tiện, mà để làm được điều này, phải có “áp lực” để buộc các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Đồng thời, để có văn bản khả thi, việc tổng kết tình hình thực tiễn, đánh giá tác động văn bản khi áp dụng vào đời sống phải là yêu cầu bắt buộc, như một công cụ phân tích chính sách để xây dựng luật. Nếu làm tốt điều này, chắc chắn không có tình trạng văn bản vừa ban hành, chưa có hiệu lực, đã phát sinh những điều không hợp lý.
Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng, phần lớn người dân ít quan tâm, thờ ơ với việc góp ý cho các dự thảo VBQPPL. Hiện, tại các trang thông tin, cổng giao tiếp điện tử của các cơ quan Bộ, UBND cấp tỉnh đều đã lập chuyên mục Lấy ý kiến góp ý cho dự thảo VBQPPL. Thế nhưng, điều đáng buồn, theo như một cán bộ phụ trách trang Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, mục Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo văn bản rất hiếm người “view”, nhiều văn bản chẳng nhận được góp ý nào. Tương tự, nơi các dự thảo Nghị định của Chính phủ được đăng tải đầy đủ như Cổng giao tiếp điện tử của Chính phủ cũng ít nhận được góp ý. Nhiều người “chê” tơi bời Nghị định 105 về tổ chức lễ tang, nhưng sau 60 ngày đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và trang điện tử Bộ VHTT&DL, chỉ có 9 ý kiến góp ý! Vì vậy, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, người dân cần tích cực hơn trong việc chia sẻ với các cơ quan Nhà nước trong xây dựng pháp luật, bởi mình chính là người chịu sự điều chỉnh.
Thực tế, những văn bản khó thực thi đều theo hướng “thiên” về kiểm soát, quản lý hơn là nhìn từ phía người bị điều chỉnh. Vì vậy, để được người dân đón nhận, ủng hộ và “chia sẻ” thì các văn bản ban hành phải xuất phát từ chính quyền lợi của người dân, phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Đây cũng là yêu cầu, đòi hỏi để việc lấy ý kiến góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp đang được tiến hành khách quan, hiệu quả và thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.





**************
-’Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng’
.Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013.

"Dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như 'hòa cả làng', chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư cho rằng 'không thành công' vì không kỷ luật được ai", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013.
- Tổng Bí thư đánh giá như thế nào về những kết quả toàn Đảng, toàn dân đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm qua?
- Năm 2012, năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI - Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách nhằm định hướng giải quyết nhiều vấn đề lớn và hệ trọng của Đảng, của đất nước. Với sự nỗ lực phấn đấu to lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiềm chế thành công ở mức một con số (6,8% so với 18% năm 2011); tăng trưởng GDP đạt trên 5%.
Tuy nhiên, phải nói rằng, 2012 là năm đầy khó khăn. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đã tác động bất lợi đến công cuộc xây dựng, phát triển của đất nước.
Nền kinh tế đất nước bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém; kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; lãi suất tín dụng vẫn còn cao; nợ xấu, hàng tồn kho lớn; thị trường bất động sản đóng băng. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động... đã tác động tiêu cực đến công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo, người lao động có thu nhập thấp rất khó khăn; chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội; tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn giao thông vẫn đáng lo ngại. Vấn đề biển Đông diễn ra phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước, nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội và đe dọa chủ quyền, an ninh quốc gia.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hoàng Hà.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hoàng Hà.

- Gần đây, trong phát biểu của Tổng Bí thư tại các diễn đàn hội nghị, cuộc làm việc, cụm từ "tái cơ cấu", "đổi mới mô hình tăng trưởng" thường được nhấn mạnh. Phải chăng đây là tư tưởng mới của Đảng trong đường lối phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
- Một nội dung tư tưởng mới có ý nghĩa xuyên suốt của Nghị quyết Đại hội XI là đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết hài hòa hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ lớn và phức tạp, cần được triển khai thực hiện đồng bộ ở các ngành, các lĩnh vực, trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở. Trước mắt, tập trung ưu tiên tái cấu trúc ba lĩnh vực đặc biệt quan trọng là đầu tư công; hệ thống ngân hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Qua làm việc, tiếp xúc, lắng nghe các ý kiến đóng góp, phản hồi, có thể thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đồng tình, đánh giá cao, cho rằng Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết rất "đúng", rất "trúng", vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện ra sao, kết quả đến đâu, có tạo được chuyển biến thực sự trên thực tế không. Đi làm việc các nơi, tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần, để nghị quyết đi vào cuộc sống, mỗi bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần nắm chắc nội dung, tinh thần nghị quyết, vận dụng sáng tạo vào thực tế tại địa phương, đơn vị, xác định mục tiêu ưu tiên trong từng giai đoạn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng.
Càng đi xuống cơ sở càng thấy rõ, sự năng động, sáng tạo của cán bộ, nhất là người đứng đầu, có vai trò rất quan trọng. Như xã Phú Hiệp (huyện Tam Nông) -một xã thuộc diện khó khăn ở vùng sâu Đồng Tháp Mười, nhưng đã rất thành công với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh nhờ biết vận dụng những tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Hay xã Trạm Tấu, một trong 10 xã vùng cao của huyện Trạm Tấu - huyện đặc biệt khó khăn ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, có hơn 80% diện tích là đất rừng, đất lâm nghiệp, nhưng không để xảy ra cháy rừng; 97% dân số là đồng bào Mông nhưng bà con đã thực hiện định canh định cư. Đảng ủy, chính quyền xã đã thành công trong việc vận động người dân có đất, hiến đất cho người thiếu đất, nhờ vậy 100% số hộ trong xã đều có đủ đất sản xuất.
- Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư cho biết cần phải làm gì để Nghị quyết tiếp tục được triển khai quyết liệt và hiệu quả?
- Trong lịch sử, đây không phải lần đầu tiên Đảng ban hành một nghị quyết về xây dựng Đảng. Nhưng ngay từ khi ra đời, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã thu hút sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng của tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân, cho rằng Đảng đã bắt trúng bệnh và bốc đúng thuốc. Bản thân tiêu đề "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã nói lên tính thời sự, cấp bách của việc ban hành Nghị quyết này.
Bước vào kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề mới đang đặt ra, cả về lý luận và thực tiễn. Trong khi đó, công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên còn những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm đáng lo ngại, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên... Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đã chỉ rõ 3 vấn đề cấp bách, 4 nhóm giải pháp cần làm ngay để xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, tổ chức và cán bộ.
Sau gần một năm triển khai, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình đã được tiến hành từ cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng đến từng đảng viên, trở thành đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, dư luận vẫn còn không ít băn khoăn cho rằng bước kiểm điểm tự phê bình và phê bình vừa qua như "hòa cả làng," chẳng biết bộ phận không nhỏ (tham nhũng, biến chất...) nằm ở đâu, thậm chí có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, cho rằng "không thành công" vì không kỷ luật được ai.
Đằng sau sự quan tâm và nỗi băn khoăn đó, có thể cảm nhận nhân dân trông đợi và kỳ vọng nhiều lắm, yêu cầu, đòi hỏi cao lắm và trách nhiệm chính trị của Đảng lớn lắm. Cần nhận thức rõ rằng Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý.
Vả lại, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 không phải chỉ có kiểm điểm tự phê bình và phê bình mà còn một loạt biện pháp, giải pháp về cơ chế, chính sách, tổ chức, cán bộ, chế độ sinh hoạt, cơ chế giám sát , công tác giáo dục...
Có thể dễ dàng nhận thấy, các nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 đang được triển khai thực hiện rất khẩn trương và nghiêm túc. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng đã ban hành một loạt nghị quyết, kết luận, quy định quan trọng về giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên; sự gương mẫu của người đứng đầu; về xây dựng quy hoạch cán bộ cấp Trung ương..., đã lập lại Ban Nội chính Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết; chấn chỉnh ngay một số khuyết điểm; đổi mới ngay một số lề lối, phong cách công tác; xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm ở các cấp...
Mới đây nhất, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, đáng chú ý là Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó khăn, phức tạp; đó là cuộc đấu tranh cam go ngay trong mỗi con người, mỗi tổ chức, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người.
Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, bình tĩnh, tỉnh táo. Mỗi cá nhân tốt thì tổ chức sẽ tốt, mỗi tổ chức tốt thì Đảng ta sẽ mạnh, mà Đảng vững mạnh thì dân tộc ta sẽ mãi trường tồn.
- Nhân dịp Xuân mới Quý Tỵ 2013, Tổng Bí thư có điều gì nhắn gửi tới đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ở nước ngoài?
- Năm 2013, bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đã đạt được, dự báo tình hình thế giới cũng như ở trong nước sẽ còn tiếp tục khó khăn. Tôi mong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hãy vững một niềm tin, đồng lòng nhất trí, quyết tâm đưa đất nước vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục những bước phát triển vững chắc. Mỗi gia đình, mỗi người dân Việt Nam có một năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công. Từ niềm vui nhỏ sẽ nhân nên niềm vui lớn, từ thành công nhỏ sẽ làm nên thành công lớn của đất nước, dân tộc.
Theo TTXVN

Xử lý những ai không chịu nhận khuyết điểm
Nghị quyết TƯ 4 trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý - Tổng bí thư nói.
- “Quyền riêng tư” có là “vô biên”? (Infonet). – Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp chưa rõ ràng(Infonet). – Nguyên Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt: “Tôn trọng dân chủ sẽ phát huy giám sát”(DV).  – Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ dư luận viên (Phamvuluaha).
- Ai là cán bộ “thực”, ai là cán bộ “chạy”? (PLTP). – Tổng cục Du lịch chỉ giỏi hát karaoke! (PLTP).
- Một xã có 14 cán bộ bị kỷ luật (PLTP).
- Một xã “gánh” tới 11 dự án khoáng sản (DV).
Hành trình tù oan của người đòi bồi thường nửa tỷ
- Kiểm tra VSATTP Tết: “Trảm” ngay khi phát hiện vi phạm! (NNVN). – Quán vỉa hè vẫn đông khách trước giờ ‘khai tử’ (PT).
-Hôm nay Bộ Y tế "siết" hàng rong: Dân nghèo ăn ở đâu?

(Kienthuc.net.vn) - Hôm nay (20/1)  thông tư 30 của Bộ Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực. Nếu Bộ thực hiện "chặt" thì có thể ngàn người sẽ thất nghiệp.

Đã gọi là hàng rong...

Hiện nhiều người dân cho rằng thông tư 30 sẽ gây ra khó khăn lớn với những người buôn bán hàng rong trên phố dù không có điều nào “cấm” họ hoạt động.

Khi đề cập vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo Thông tư 30, chị Xuân bán cháo sườn rong khu vực KTX Học viện Báo chí tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng:“Thông tư đưa ra không sai, thế nhưng những người quang gánh rong ruổi đường phố như chúng tôi thì khó mà thực hiện được vì chúng tôi không ngồi một chỗ để buôn bán mà thường di chuyển nay đây mai đó. Làm cái nghề này lời lãi được bao nhiêu đâu, bây giờ mà sắm sửa đồ dùng thì rất tốn kém và còn lỉnh kỉnh. Ngoài ra, nhiều quán ăn sang trọng cũng chưa chắc đã đảm bảo vệ sinh hơn hàng vỉa hè”.


 Gánh cháo sườn của chị Xuân chỉ bán vào chiều tối.


Chị Mười (quê Nam Định) vừa mở gánh hàng bánh khoai tỏ ra lo lắng vì là người ngoại tỉnh lên Hà Nội kiếm sống, vốn liếng của chị chỉ đủ sắm một gánh hàng bán đủ ăn qua ngày, gánh hàng của chị thường ngày vốn cũng khá đông khách. Tuy nhiên nếu như Bộ y tế làm nghiêm ngặt thì chị cũng xác định không duy trì được gánh hàng vì không có tiền mua các vật dụng cần thiết. Chị Mười nhận định: “Yêu cầu đưa ra không phải dễ dàng thực hiện, mà vô tình nó còn triệt đường làm ăn của dân đen như chúng tôi”.

Dân nghèo ăn đâu?

Từ lâu hàng ăn vỉa hè đã trở thành một phần trong đời sống người bình dân. Học sinh, sinh viên và những người ít có thời gian nấu nướng vẫn là khách quen của những quầy hàng rong. 



 Một hàng cháo trai gần bến xe Kim Mã vừa “chạy phường” rồi trở lại bán hàng như cũ.


Chị Nguyễn Thị Giang (quê Hải Dương), sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội, là một thực khách quen thuộc của hàng ăn vỉa hè chia sẻ: “Những gánh hàng rong rất khó đảm bảo được những yêu cầu của Thông tư 30, bởi vì phần lớn họ là dân ngoại tỉnh lên đây kiếm sống, không có tiền để đầu tư mở quán ăn. Những hàng quán kiểu này sẽ phù hợp hơn với sinh viên và những người lao động nghèo. Có thể vấn đề an toàn thực phẩm chưa thật tốt nhưng tôi nghĩ vẫn ổn, những người đến ăn ở đây không dám đòi hỏi thêm vì họ đâu có tiền”.

 Hàng ăn vỉa hè nhếch nhác nhưng lại thu hút đông các bạn học sinh, sinh viên. 


Bác sỹ - Thượng tá Trịnh Văn Oánh, Phòng hậu cần, Cục quân khí, Tổng cục kỹ thuật Bộ quốc phòng nhận định: “Theo tôi thông tư này không có gì vô lý, tuy nhiên chắc chỉ đạt được phần nào ý nghĩa tuyên truyền thôi, không thể thực hiện được bởi 3 lý do chính: Thứ nhất, do tập quán của đại bộ phận người VN là thích ăn vỉa hè. Thứ hai, ăn như vậy hợp với túi tiền, bởi lẽ nếu một suất ăn cùng chất lượng thì ăn ở hè phố chắc chắn rẻ hơn rất nhiều trong quán sang trọng. Thứ ba, có rất nhiều yếu tố tạo nên tính an toàn thực phẩm chứ không riêng gì ăn ở hè phố hay trong nhà hàng, ví dụ như: nguồn gốc, quy trình vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phụ gia thực phẩm... Và thông tư quy định như vậy, nhưng chế tài nào xử phạt, ai kiểm tra và xử phạt, đó mới là vấn đề đáng nói”.

-

(Đời sống) - Trong khi Bộ Giao thông vận tải lấy dân để “thí nghiệm” chính sách, sai đâu sửa đấy, Bộ Y tế lại vận dụng chiến lược bất ngờ, bí mật, âm thầm đẩy người dân vào thế đã rồi.

Bộ GTVT khiến người dân khá hài lòng làm “chuột bạch”

Không giống Bộ Giao thông vận tải, khi người dân phản đối chính sách đưa ra sẽ cho dừng thực hiện để nghiên cứu sửa đổi, hoặc áp dụng “thí điểm” để rút kinh nghiệm, dù cũng bị phản đối nhưng trong câu chuyện viện phí, Bộ Y tế lại chọn phương án là âm thầm tăng, chia nhỏ để tăng khiến nhiều người bất ngờ, khi biết thì… chuyện đã rồi.
Ngày 29/2/2012, liên bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định mức tối đa khung giá 447 dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.

chen-chuc-doi-lam-thu-tuc-kham-tai-benh-vin-K-Phunutoday.vn.jpg
Viện phí đã tăng, nhưng dịch vụ vẫn vậy, cảnh chen lấn, đợi chờ, nằm chung giường... vẫn diễn ra tại các bệnh viện. Ảnh người dân đợi làm thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện K Hà Nội.

Ngay khi Thông tư này được ký ban hành, dư luận đã lập tức lên tiếng phản đối, không chỉ giá dịch vụ y tế đưa ra quá cao, không có cơ sở, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cũng chưa tương xứng với số tiền của người dân bỏ ra. Khi xây dựng khung giá dịch vụ y tế, nhiều bệnh viện còn bắt người dân phải chi trả cả những chi phí khôi hài.
Tại nhiều bệnh viện, tình trạng quá tải, nằm chung giường, thậm chí không có giường để nằm diễn ra rất phổ biến, người bệnh phải xếp hàng cả ngày để được thăm khám. Thậm chí, tại không ít bệnh viện, để được các bác sĩ, y tá chăm sóc tận tình người bệnh phải bỏ phong bì đưa tận tay cán bộ y tế, nếu không vết khâu sau mổ không đẹp, mũi tiêm không êm…
Ngành y tế hiện nay đang đi theo quy trình ngược, thay vì thực hiện nâng cấp chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh để được tăng giá dịch vụ (trả phí theo dịch vụ được thụ hưởng), đã chọn cách có lợi cho ngành để đẩy thiệt hai cho dân, đó là tăng giá trước rồi lấy tiền thu được để nâng cấp chất lượng khám, chữa bệnh.
Theo quy đình đó, sẽ không công bằng với những người phải nộp viện phí cao nhưng dịch vụ nhận được vẫn như cũ, không được thụ hưởng dịch vụ tương ứng.
Thậm chí, khi tăng giá, rất nhiều bệnh viện đã “âm thầm” tăng, không niêm yết hay thông báo công khai để người bệnh biết, như bệnh viện K, bệnh viện Bạch Mai…
Khi xây dựng khung viện phí mới, nhiều bệnh viên đã cho thêm rất nhiều hạng mục phí vô lý, như các bác sĩ thường không đi găng tay trong quá trình siêu âm, nhưng cơ cấu xây dựng giá dịch vụ siêu âm lại kê 2 đôi găng/lần siêu âm; có nơi xây dựng cứ 2 bệnh nhân là thay 1 đôi găng tay; mỗi các bác sĩ sẽ thay mũ, khẩu trang khoảng 4-5 lần/ngày, nhưng thực tế thì các bác sĩ chỉ đeo 1 khẩu trang, 1 mũ trong suốt buổi sáng; rồi tiền mực in; tiền giấy A4 cũng được kê khai mức giá khá cao…
Theo một thống kê chưa chính thức, từ tháng 6/2012 tới hết tháng 12/2012, cả nước đã có 45/64 tỉnh, thành thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế với mức phổ biến từ 60% đến 80% giá tối đa. Ở tuyến Trung ương, có 34/38 bệnh viện thuộc Bộ Y tế thực hiện điều chỉnh giá với mức tăng trung bình ở các bệnh viện nhóm 1 khoảng 95-96% so với khung giá tối đa, mức tăng bệnh viện nhóm 2 là 92,5%, nhóm 3 là 88,5%.
  • Phạm Thanh






TIN LIÊN QUAN

--Ngỡ ngàng trước sự xa hoa của mộ bạc tỉ Việt Nam

(Kienthuc.net.vn) - Không chỉ có kiến trúc độc đáo, những ngôi mộ này còn có giá trị lên đến hàng tỉ đồng. Và tất nhiên, nó thuộc về một dòng họ khá giả hoặc của một "đại gia" nào đó.
Mộ bạc tỉ ở nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam

Nghĩa địa làng An Bằng (xã Vinh An, huyện Phú Vang, Thừa thiên Huế nổi tiếng bởi những ngôi mộ từ hàng trăm triệu cho đến vài tỉ đồng. Nhiều người biết đến nơi đây với cái tên "thành phố lăng mộ" hoặc có người còn gọi là "thành phố ma" hay nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam. Những quần thể lăng mộ nơi đây nổi tiếng đến mức, đến Huế, hỏi bất kỳ người dân nào đều biết.

Những bãi cát trắng ở nơi đây đã dần biến mất khi những ngôi mộ mọc lên chi chít. Khi vào nghĩa địa này, người ta phải choáng ngợp như đứng trước một đám nấm kiến trúc khổng lồ đủ màu, đủ cỡ mọc lên trùng điệp trên bãi cát dọc bờ biển. Những ngôi mộ không nằm tách biệt trên các sườn đồi hoặc xa khu dân cư mà là trải dài ra dọc biển và xen lẫn với những ngôi nhà của người sống.

Tuy là nghĩa địa nhưng không có cảm giác u ám, hiu hắt với mùi hương khói trên những ngôi lăng. Trái lại, có một cảm giác vui thú bừng lên như đang nhìn ngắm một bức tranh với những màu sắc tươi thắm.

Một lăng mộ thuộc vào loại “đẳng cấp” tại đây phải hội đủ các yếu tố: Móng sâu và chắc, vật liệu xây dựng sang trọng - kiên cố, trang trí đầy đủ các con vật trong “tứ linh” (lân ly quy phượng), rồi những con rồng chầu trước bậc lên xuống, những ngôi tháp lục giác cao và điêu khắc chạm trổ công phu.

Một người dân làng An Bằng cho biết, những ngôi mộ bé nhỏ, bạc màu thời gian ở khu nghĩa địa này hầu như đã được đập bỏ xây mới khi con cháu có điều kiện. Những ngôi mộ trên 1 tỷ đồng xuất hiện nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Vị trưởng thôn làng An Bằng cho biết, trước đây làng vốn rất nghèo khổ, nhiều người phải đi ăn xin, làm thuê cho các vùng lân cận. Nhưng rồi việc ăn xin cũng chẳng thể đưa lại cho họ thoát khỏi cái đói nghèo. Rồi một số người đã không chịu được đã liều dùng thuyền nhỏ vượt biên vào đầu những năm 80. Sau đó họ gửi tiền về cho con cháu của họ. Phú quý sinh lễ nghĩa, khi dân làng An Bằng bắt đầu có nhiều tiền, việc đầu tiên họ nghĩ đến là xây lăng mộ cho tổ tiên để báo hiếu. Rồi dần dần việc làm ý nghĩa này bị biến tướng khi xảy ra hiện tượng đua nhau xây mộ như bây giờ.






 Những quần thể lăng mộ như những tòa lâu đài nguy nga trên cồn cát ở làng An Bằng. 
 Hình ảnh 4 con rồng chầu trên bậc thềm dẫn lên một ngôi mộ bạc tỉ tưởng chừng như lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. 
 Ngôi mộ đồ sộ trên mảnh đất gần 800m2 của dòng họ Trương ở khu nghĩa địa An Bằng. Đây là một trong số nhiều ngôi mộ xa hoa, nổi bật nhất "thành phố lăng mộ" này.
 Đất ở nghĩa trang An Bằng chẳng còn mấy chỗ trống. Hình ảnh những ngôi mộ gió chiếm ngự trong các khuôn viên được rào lại cho thấy tình trạng mạnh ai nấy chiếm, mạnh ai nấy xây ở đây
 Một chiếc xe trâu kéo đang đi lấy cát ở bờ biển về bán cho những người xây lăng đổ nền. Bên cạnh đó là hình ảnh chiếc thuyền một thời là biểu tượng cho làng chài An Bằng nay rách nát, phơi nắng phơi sương trước lăng mộ, nhà thờ.
 Rừng lăng mộ ở làng An Bằng
 Những ngôi nhà ở của dân lọt thỏm, bé nhỏ trước những ngôi... mộ
 Góc cuối của một trong nhưng lăng mộ hoành tráng bậc nhất An Bằng
 Biểu tượng của làng biển An Bằng một thời nay nằm im trước các khu mộ hoành tráng


Những ngôi mộ tiền tỉ ở thôn biển nghèo

Thôn Tân Mỹ (xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) cũng được biết đến với hàng trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng với chi phí lên tới hàng tỉ đồng.

Trước đây, cả thôn sống bằng nghề đi biển, vất vả mưu sinh nhưng cũng chỉ đủ ăn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, cả thôn giàu lên trông thấy nhờ nguồn tiền gửi gửi về từ nước ngoài. Đa số các hộ dân đều có người thân, họ hàng hiện đang sinh sống và làm việc ở Mỹ (phần lớn di cư trước 1975). 

Cũng từ nguồn tiền đó mà những ngôi nhà khang trang được cất lên, đặc biệt là sự xuất hiện của các khu lăng mộ nguy nga, tráng lệ có mức chi phí tới hàng tỉ đồng.

Mộ ở đây được xây dựng trên các khu đất rộng hàng trăm mét vuông, được ốp sành theo kiến trúc chùa chiền Huế, gồm nhiều tiểu cảnh và hình tượng tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng.

Thông thường, mỗi gia đình có một khu lăng mộ riêng, gồm nhiều ngôi mộ nhỏ. Tùy từng số lượng người trong gia đình và điều kiện kinh tế mà độ hoành tráng khác nhau. Để hoàn thành một khu lăng mộ, trung bình mất khoảng vài tháng tới hơn một năm, tùy quy mộ và thời tiết. 




 Xen lẫn các ngôi nhà 2 tầng là những ngôi mộ khang trang. 


 Dãy nhà thờ họ nằm san sát nhau. 


 Hình tượng tứ linh: Long - Ly - Quy - Phượng được sử dụng một cách phổ biến, như tôn thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng cho mỗi ngôi mộ. 



 Một khu lăng mộ khác tiêu tốn gần 4 tỷ đồng.

 Bên cạnh các khu lăng mộ, các dòng họ đều xây dựng một nhà thờ họ riêng. Kiểu dáng kiến trúc, quy mô lẫn độ hoành tráng cũng chẳng kém các lăng mộ như trên. Ngoài ra, còn có thêm nhiều tiểu cảnh khác như hồ nước, hòn non bộ...



Kinh ngạc những ngôi mộ cả trăm tỷ đồng ở Tây Ninh
Trang viên Sơn Trang Tiên Cảnh nằm ở ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa (Hòa Thành, Tây Ninh) có lưng tựa vào núi Bà Đen ngàn năm huyền bí và phía trước là dòng sông Vàm Cỏ Đông thơ mộng.
Sơn Trang Tiên Cảnh do một ông chủ người Malaysia đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 100 ha với tổng kinh phí là 120 triệu USD (tương đương với khoảng 2.500 tỷ đồng). Bởi số tiền đầu tư quá lớn nên người dân quanh vùng và khách thường gọi nơi đây là khu nghĩa trang ngàn tỷ của các đại gia.
Những khu đất đẹp nhất trong trang viên có giá khoảng từ 650- 750 triệu đồng/mộ chưa kể tiền chi phí xây dựng. Những ngôi mộ ở đây thường được xây bằng cách loại đá hoa cương, đá phong cảnh rất đắt tiền. Nhiều người còn yểm những tài sản quý giá và độc đáo khác để mong sau này có thể nhanh chóng lên... thiên đàng.


 Toàn cảnh khu nghĩa trang đại gia
 Ngôi mộ bạc tỉ của một đại gia được xây lô đất VIP với giá 1,2 tỉ đồng có diện tích rộng 100m2. Ông này đã bỏ tiền ra mua đá hoa cương, đá trầm tích và nhũ thạch để xây cất, trang trí cho ngôi mộ của mình. Tổng tất cả số đá đó nghe nói gần 16 tỷ đồng cả công vận chuyển lẫn chế tác tinh xảo thủ công của những nghệ nhân điêu khắc lành nghề. 
 Với diện tích rộng chừng hơn 200m2 tọa lạc ở vị trí đắc địa của Sơn Trang Tiên Cảnh, ngôi mộ được xây dựng bằng đá xanh hoa cương và đá xám gan gà nhìn rất sang trọng. Xung quanh, những bức tượng hình rồng, hổ và phượng hoàng thiết kế kiểu bay lượn lung linh vô cùng sống động. 


Những ngôi mộ bạc tỉ ở Thủ đô
Những ngôi mộ này nằm trong nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội. Đây là nghĩa trang đầu tiên theo hình thức xã hội hóa do Công ty cổ phần Ao Vua đầu tư.
Tọa lạc trên khu đất 36,88 ha thuộc hai xã Phú Sơn và Vật Lại, có sức chứa hàng vạn ngôi mộ sau cải táng và an táng vĩnh viễn.
Từng ngôi nằm trong khuôn viên, có hệ thống cây xanh, thảm cỏ, cổng ra vào, tường bao... như những khu biệt thự. Có khu mộ phần còn được gia chủ xây dựng thêm chiếu nghỉ với đầy đủ bàn ghế.
Cận cảnh một lăng mộ có kiến trúc độc đáo:



 Khu lăng mộ đồ sộ với kiến trúc hiện đại nối bật giữa hàng trăm lăng mộ to nhỏ khác. 
 Kiến trúc của khu lăng mộ đặc biệt này nhìn như một cung điện thu nhỏ nổi bật trong công viên
 Kiến trúc của khu lăng mộ đặc biệt này nhìn như một cung điện thu nhỏ nổi bật trong công viên
 Trước cửa khu lăng mộ có hai bức tượng lính được tạc bằng đá sừng sững canh giấc ngủ người quá cố
 Khu lăng đồ sộ được chia làm hai phần tiền lăng và hậu lăng, phần hậu lăng là bàn thờ và những ngôi mộ




















Tổng số lượt xem trang