Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Khó khăn của các dự án khai thác dầu khí nước ngoài

-Thiếu vốn cho các nhà thầu, vay ngân hàng khó khăn, tình hình an ninh khai thác mỏ bất ổn là những vấn đề mà các doanh nghiệp dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) phải đối mặt trong năm nay.> Tập đoàn Dầu khí kêu gọi các 'ông lớn' tiêu thụ xăng E5

Doanh nghiệp dầu khí lo khó huy động vốn trong năm nay. Ảnh: PVN Doanh nghiệp dầu khí lo khó huy động vốn trong năm nay. Ảnh: PVN

Ngày 19/1, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai kế hoạch năm 2013 với sự tham dự của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Khó khăn của các công ty con thuộc "ông lớn" PetroVietnam hâm nóng hội trường trong ngày đầu năm.

Mặc dù hoàn thành tất cả chỉ tiêu đề ra trong năm 2012 với gia tăng trữ lượng được hơn 19 triệu tấn quy dầu, có tổng doanh thu khoảng 64.900 tỷ đồng, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) vẫn đánh giá 2013 là một năm đầy thách thức, nhất là đối với các dự án nước ngoài. Ông Đỗ Văn Khạnh, Tổng giám đốc PVEP lo ngại, việc tìm kiếm dầu khí ở nước ngoài có thể gặp rất nhiều khó khăn. Dự án ở Algeria sẽ khai thác được 20.000 thùng mỗi ngày, sau dần tăng lên gấp đôi nhưng tình hình an ninh tại quốc gia này rất bất ổn.

“Lực lượng hồi giáo giữ một mỏ dầu cách chúng ta 200 km, chúng tôi đã cảnh báo nhân viên không ra ngoài, đi chợ phải nhờ người bản địa”, ông Khạnh cảnh báo.

Ngoài ra, việc khai thác mỏ ở Venezuela cũng không dễ dàng do lạm phát tăng phi mã. Chênh lệch tỷ giá giữa đôla tự do và chính thức lên tới 4 lần trong khi đó, gia tăng trữ lượng PetroVietnam giao cho PVEP là 12,3 triệu tấn.Năm 2013 được PVEP đánh giá sẽ rất khó khăn trong việc huy động vốn. Năm nay, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí cần khoảng 1,9 tỷ USD cho đầu tư. Ngày 18/1, PVEP mới ký được hợp đồng vay 300 triệu USD từ 17 ngân hàng quốc tế. Trong khi đó, trước kia, doanh nghiệp vay 400 triệu chỉ cần huy động từ 5 ngân hàng. “Mặc dù nợ trên vốn chủ sở hữu chúng tôi rất nhỏ nhưng việc vay ‘dàn hàng ngang’ cho thấy huy động vốn năm nay sẽ rất khó khăn”, ông Khạnh lo ngại.

Với một số chỉ tiêu khiêm tốn đạt được, 2012 là một năm đầy sóng gió của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Chủ tịch HĐTV Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn Nguyễn Hoài Giang cho hay, chỉ số lợi nhuận và sản lượng tại Dung Quất năm qua đều không đạt được như kế hoạch vì nhà máy phải dừng 2 tháng do lỗi kỹ thuật. “2013 chỉ cần duy trì ổn định, nhà máy sẽ lại thu hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên đây sẽ là một thách thức to lớn của Bình Sơn”, ông Giang chia sẻ.

Theo ông Giang, “tuổi thọ” Dung Quất là 50 năm hay 100 năm tùy thuộc vào cách "hành xử" của con người. Trong giai đoạn đầu, Dung Quất buộc phải “hy sinh” một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tài chính để đảm bảo kỹ thuật, nâng cao tuổi thọ cho toàn bộ nhà máy. Mở rộng nhà máy lọc dầu không chỉ đơn thuần cần vốn mà phải có cái nhìn quy hoạch dài hạn. “Phải có hành động ngay tức thì chiến lược để Bình Sơn có một gương mặt ‘đẹp’ hơn. Thành công không phải là đạt được mục tiêu cuối cùng mà chính là chúng ta đạt được trên con đường đi đó, phải làm sao bỏ ra 10 tỷ đôla thì thu về 20 tỷ đôla”, ông Giang ví von.

Không chỉ có Dung Quất mà dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 cũng gặp không ít sóng gió. Ông Phạm Văn Định, Trưởng ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Vũng Áng - Quảng Trạch cho hay, vướng mắc lớn nhất của nhà máy là giá của gói thầu EPC đàm phán ký kết dựa trên phê duyệt của Bộ Công Thương cho Vũng Ánh 1 chỉ là 1,17 tỷ USD, trong khi đó Vũng Áng 2 được tới 1,5 tỷ đôla, điều này dẫn đến trong khi thực hiện lại phát sinh nhiều vấn đề. Hiện nhà thầu xây dựng dự án gặp nhiều khó khăn, vốn thanh toán ít dẫn đến một số đơn vị đã bỏ giữa chừng. “Chúng tôi đã báo cáo lên Chính phủ nhờ tháo gỡ và chỉ khi giải quyết được triệt để vấn đề này thì Vũng Áng 1 mới có thể yên tâm”, ông Định nói.

Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những thành tích mà Tập đoàn đã đạt được, nhất là trong việc gia tăng trữ lượng dầu khí cả trong và ngoài nước. Phó thủ tướng chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cần sớm khắc phục những tồn tại, tạo thành sức mạnh tổng lực để vượt qua những khó khăn, tháo gỡ cho Vũng Áng 1, Dung Quất...

Phó thủ tướng đánh giá, ngành dầu khí cần có quy hoạch hàng trăm năm để sau này không bị lỗi hẹn. Tái cấu trúc doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị cũng là một nhiệm vụ cần lưu tâm. Với 50.000 cán bộ nhân viên, Tập đoàn Dầu khí cần phân tích từng đơn vị, phát huy điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu “Vinashin, Vinaline thất bại là do con người và hệ thống quản trị, lãnh đạo nói hay nhưng không giám sát được”, Phó thủ tướng nhắc nhở. Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng lưu ý vấn đề đoàn kết nội bộ để phát huy được năng lực của từng cá nhân trong tổ chức.

Năm 2012, Tập đoàn Dầu khí cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra và có mức tăng trưởng cao so với năm 2011. Nhờ đó, tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 773,7 nghìn tỉ đồng, bằng 117,2% kế hoạch năm, tăng 14,6% so với năm 2011. Năm 2013, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đặt mục tiêu gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn dầu quy đổi; khai thác dầu khí đạt 25,2 triệu tấn dầu quy đổi; doanh thu đạt 646,5 nghìn tỷ đồng.

--Khó khăn của các dự án khai thác dầu khí nước ngoài

--Khó khăn của các dự án khai thác dầu khí nước ngoài

****************


Trung Quốc sợ Myanmar “mở toang” mỏ dầu cho phương Tây

ANTĐ - Với khoảng 11 - 23 nghìn tỷ mét khối khí gas trong các mỏ dự trữ và sản lượng khai thác mỗi ngày là 19.600 thùng dầu và 1.475 tỷ mét khối khí gas, Myanmar đang là một điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới.

 

Theo tin được đăng tải chính thức tại cổng thông tin của Bộ năng lượng Myanmar ngày 18/01, chính phủ Myanmar đã quyết định mở gói thầu 18 lô dầu khí ngoài khơi Myanmar, mời thầu rộng rãi đến tất cả các nhà thầu quốc tế có “hảo ý”.

Đây là kế hoạch đấu thầu năng lượng trên biển lần thứ 2 kể từ năm 2011 trở lại đây của chính phủ Myanmar. Hồ sơ dự thầu sẽ được tiếp nhận trong vòng 2 tháng tới, công ty nào trúng thầu sẽ ký kết hợp đồng khai phá với công ty năng lượng quốc doanh Myanmar.

Tổng thống Mỹ Barak Obama và ngoại trưởng Hilary Clinton vẫy chào người dân Myanmar

Thôg tin trên cho biết, Myanmar có khoảng 50 lô dầu khí hải dương, số lượng mời thầu lần này chiếm khoảng trên 1/3 số lô dầu khí mà họ có. Trong lần đấu thầu đầu tiên vào tháng 8 năm 2011, đại bộ phận các công ty tham gia dự thầu đều đến từ châu Á, kết quả là các công ty nước ngoài đã trúng thầu 9 trên tổng số 18 lô dầu khí.

Nhưng đến lần đấu thầu này, các nước phương Tây đều đã dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Myanmar, chắc chắn lần đấu thầu này sẽ thu hút rất nhiều nhà thầu quốc tế, mà chắc chắn trong đó không thể thiếu các nhà thầu Mỹ, Nhật, đây chính là điều mà Trung Quốc lo ngại nhất cho đưa con cưng của họ là Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).

Các nhà thầu Nhật Bản thì thực sự không đáng ngại, Nhật Bản chỉ mạnh về lĩnh vực lọc, hóa dầu, tuy nhiên các nhà thầu Mỹ, Australia… đều là các tâp đoàn khai thác dầu khí hàng đầu thế giới, Trung Quốc lo lắng chính phủ Myanmar sẽ có sự thiên lệch trong đánh giá các hồ sơ mời thầu.

Sư lo lắng của Trung Quốc không phải là không có cơ sở, bắt đầu bằng sự kiện chính phủ Myanmar hoãn cuộc đấu thầu 10 lô dầu khí trên bờ và 10 lô ngoài khơi năm 2012 để chiều lòng một số tập đoàn phương Tây và cho đến bây giờ vòng 2 cuộc đấu thầu này lại được tái khởi động với 18 lô dầu khí ngoài khơi.

Cái bắt tay nồng ấm của Tổng thống Myanmar U Thein Sein dành cho Phó Thủ tướng 
kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso 

Khi đó, vào tháng 9 năm 2012, chính phủ Myanmar đã quyết định mời thầu quốc tế 20 lô dầu khí, kế hoạch đấu thầu triển khai rất thuận lợi trong giai đoạn đầu khi cũng đa số các công ty dự thầu đến từ châu Á, tuy vậy sau khi một số tập đoàn khai thác phương Tây như Conoco Phillips, Hess Corp, Royal Dutch Shell, BP, BG Group và tập đoàn Woodside Petroleum của Australia ngỏ ý muốn tham gia đấu thầu, thì chính phủ Myanmar đã quyết định hoãn cuộc đấu thầu này với lí do cần thêm thời gian để họ hoàn thiện các quy định về “tính minh bạch, môi trường, xã hội và các tác động đến hệ sinh thái”.

Với khoảng 11-23 nghìn tỷ mét khối khí gas trong các mỏ dự trữ và mức sản lượng khai thác mỗi ngày 19.600 thùng dầu và 1.475 tỷ mét khối khí gas, chính phủ Myanmar đang dự định đẩy mạnh nền công nghiệp khai thác và lọc, hóa dầu để làm xương sống cho toàn bộ nền kinh tế, đây cũng chính là cơ hội hợp tác làm ăn lớn đối với các tập đoàn dầu khí nước ngoài.

Trước đây, khi Myanmar còn là “sân sau” của Trung Quốc thì tất nhiên người Trung Quốc chẳng hề phải lo lắng, nhưng kể từ khi “mùa xuân Myanmar” ập đến mang theo “hoa cỏ phương Tây” thì lập tức trong 3 dự án đầu tư lớn của Trung Quốc vào Myanmar phát sinh 2 vấn đề nổi cộm: kế hoạch xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irawadi có tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD đã bị đình chỉ, dự án khai thác mỏ đồng do tập đoàn xây dựng điện lực Trung Quốc đảm nhận ở núi Latbadaung - Thành phố Monywa, vùng Sagaing trị giá 1 tỷ USD cũng phải ngừng khai thác. Gần đây, Trung Quốc và Myanmar còn có một số mâu thuẫn trong vấn đề Myanmar dùng máy bay truy kích phiến quân Kachin khiến chúng phải chạy trốn sang lãnh thổ Trung Quốc, gây nhiều rắc rối ở khu vực Vân Nam - Trung Quốc.

Trung Quốc lo sợ những nguồn lợi dầu khí béo bở sẽ vuột khỏi tay mình

Hiện nay, quan hệ giữa Myanmar và các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ, Nhật hiện đang ngày càng nồng ấm. Tổng thống Mỹ Obama đã đến Yangoon mang theo rất nhiều cam kết hợp tác về quân sự và kinh tế, Nhật đang dần rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư sang Myanmar. Người Trung Quốc lo lắng chính các vấn đề về chính trị sẽ ảnh hưởng đến đầu tư về kinh tế, họ sợ rằng từ nay trở về sau Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ không có cơ hội nào trong các cuộc đấu thầu dầu khí ở mảnh đất đã từng là “sân sau” của mình.

 

Nguyễn Ngọc 
“Nhân dân nhật báo”/Trung Quốc


--United States Current and Future Oil Outlook
Dầu khí : vũ khí kinh tế chiến lược của Algeri
Không phải ngẫu nhiên cơ sở dầu khí In Amenas trở thành mục tiêu tấn công. 98 % kim ngạch xuất khẩu và 70 % thu nhập của Nhà nước Algeri tùy thuộc vào hai nguồn năng lượng kể trên. In Amenas là con gà đẻ trứng vàng cho phép Algeri thu về hàng năm gần 4 tỷ đô la.

- LHQ mở rộng trừng phạt Triều Tiên (TT). – Mỹ, Trung Quốc siết cấm vận Triều Tiên (SGGP).
- Myanmar và Trung Quốc tăng cường hợp tác an ninh (TTXVN). – Trung Quốc, Myanmar tham vấn an ninh chiến lược (Tin tức). -- TRUNG QUỐC CÓ KHẢ NĂNG CỨNG RẮN HƠN ĐỐI VỚI BẮC TRIỀU TIÊN
1560. XUNG QUANH KẾ HOẠCH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC CỦA TRUNG QUỐC TẠI LÀO

Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ... (VnE 19-1-13) -- Bài này rất có ich!◄

--Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt...

Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...

Không những không kéo được Vinashin lên, Vinalines còn bị “chìm” theo, để lại cho đời nhiều tranh cãi..

 

Cuối giờ chiều ngày 4/8 của hơn hai năm trước, cùng với sự xôn xao của dư luận vì tin bắt “tại trận” Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin, là phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ, một phiên họp đặc biệt khi người chủ trì là Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng.

Đó cũng là phiên họp chuyên đề về Vinashin. Chính phủ qua đó đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm “trục vớt” con tàu khổng lồ này. Chủ tịch của Vinalines, lúc đó là ông Dương Chí Dũng, cũng có mặt. 

Bên lề phiên họp, ông Dũng đã được báo chí nhiệt tình quây chặt vòng trong vòng ngoài, hỏi về sứ mạng “giang tay cứu giúp” của Vinalines dành cho Vinashin. 

Với vẻ xúc động và hồ hởi, ông Dũng trả lời những câu tràn đầy tinh thần nghĩa hiệp như: “Chúng tôi rất mừng vì đây là việc làm không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, quan hệ giữa Vinashin và Vinalines, mà nó mang lại những ý nghĩa xã hội, kinh tế, chính trị lớn hơn rất nhiều”... Đồng thời, ông say sưa phác thảo về viễn cảnh cả hai con tàu Vinashin và Vinalines sẽ sớm cùng nhau đạp sóng vùng vẫy giữa biển khơi...

“Giấc mơ” này đã đổ vỡ một cách thảm hại chỉ hơn một năm sau đó. Không những không kéo được Vinashin lên, Vinalines còn bị “chìm” theo, để lại cho đời nhiều tranh cãi về việc có phải vì thực hiện sứ mạng này mà Vinalines chìm hay chìm vì những yếu kém vốn thường trực trong cơ thể các tập đoàn kinh tế nhà nước mà nhờ những đặc quyền đặc lợi, những yếu kém này hầu như không bao giờ bị soi xét tới nên đã trở thành ung nhọt di căn... 

Vinalines, Vinashin chỉ là một trong những ví dụ về sự trượt dài của danh tiếng các tập đoàn kinh tế nhà nước mà theo cùng với đó, oanh liệt của khối này ngày một trở thành quá khứ lùi xa.

Từ sáng giá, thoắt đã thành “tối giá”

Theo thông lệ từ vài năm nay, cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, Thủ tướng lại gặp gỡ với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Năm nay cũng vậy. Đứng từ bục cao của hội trường, người đứng đầu Chính phủ luôn nhìn thấy được đầy đủ các gương mặt đã cùng Chính phủ trong một năm qua chèo chống nền kinh tế. 

Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt sau thời gian lẩn trốn bất thành, người thì đang chịu thi hành kỷ luật... Trong khi trước đó chỉ không lâu, họ đều là những gương mặt sáng giá, những hạt “giống đỏ” gánh trọng trách phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công ích khác như an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa...

Chớp mắt, đã thấy thời gian trôi vèo vèo với đầy biến cố. Chợt chạnh lòng thấy buồn như ông đồ già của thi nhân Vũ Đình Liên cùng hoài cảm “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ...”. 

Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ... 1Không còn những Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng, Đào Văn Hưng..., khi kẻ thì vừa lĩnh án, kẻ vừa bị bắt sau thời gian lẩn trốn bất thành, người thì đang chịu thi hành kỷ luật... 

Thủ tướng nói ông rất đau lòng, tất nhiên, không phải vì sự vắng mặt của những người đã từng một thời là “hạt giống đỏ”, là những đứa con cưng của Chính phủ, mà vì “làm ăn thua lỗ như thế ai mà không xót ruột...”.

Còn nhớ, báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các tập đoàn kinh tế nhà nước hồi tháng 12/2011, tức là mới chỉ hơn một năm trước, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Đào Văn Hưng, góp một bản tham luận chất chứa biết bao tâm huyết và nhiệt huyết trong đó. 

Bản tham luận điểm lại quá trình từ khi EVN ra đời và lớn lên, với một loạt nhận định “EVN đã phát huy tốt thế mạnh của mình để tiếp tục là tập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước, đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc dân, làm “bà đỡ” cho hình thành và phát triển thị trường điện ở Việt Nam”; “trong giai đoạn nền kinh tế có những điều chỉnh rõ rệt theo các biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, nhưng EVN vẫn hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, chính trị xã hội do Đảng và Chính phủ giao”... 

Ông Hưng còn tuyên hứa bởi những lời rất đẹp: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục cần các điều chỉnh, chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước, EVN và các tập đoàn kinh tế nhà nước khác cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục là các công cụ kinh tế đắc lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...”.

Hơn một tháng sau tham luận này, ngày 1/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ông Đào Văn Hưng thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, về nhận công tác tại Bộ Công Thương. Đến 28/12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục ký hai quyết định khác tuyên bố thi hành kỷ luật, khi đó ông Đào Văn Hưng chỉ còn là nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN, nhận mức kỷ luật cảnh cáo. 

Một “tướng” còn lại là của EVN là Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh, nhận mức kỷ luật khiển trách. Nguyên nhân dẫn đến kỷ luật đều liên quan đến EVN Telecom kinh doanh thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng.

Về một sự “thắng cuộc”

Tháng 9/2012, lần đầu tiên có một ấn phẩm có sức công phá tương đương cỡ một “trái bom” đánh thẳng vào những yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời lột tả một cách cụ thể và sinh động nhất về lợi ích nhóm trong khối này được công bố rộng rãi trong dư luận. Cơ quan chịu trách nhiệm về ấn phẩm này là Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Lần hồi quá khứ ba năm trở về trước, thì mới thấy Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đúng là có rất nhiều “duyên”.

Vào năm 2009, Ủy ban Kinh tế trình tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XII một báo cáo giám sát về tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Lúc hoàn thành báo cáo giám sát này, trước khi trình ra Quốc hội, thì Ủy ban Kinh tế có trình ra phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến. Còn nhớ, khi đó, tài liệu báo cáo giám sát được phát ra cho giới truyền thông, nhưng sau đó đã lập tức bị thu lại, vì e ngại “quá nhạy cảm”. 

Và mặc dù, vào thời điểm bấy giờ, một báo cáo giám sát như vậy cũng có thể xem là sánh ngang tầm một “quả bom tấn” vào các tập đoàn kinh tế nhà nước và Quốc hội cũng đã ban hành hẳn một nghị quyết giám sát về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu Chính phủ phải thực hiện một loạt động thái để siết lại hoạt động của khối này.

Nhưng cuối cùng, cả báo cáo giám sát lẫn nghị quyết giám sát cũng chỉ dừng ở mức “bàn ra bàn vào” ở Quốc hội, rồi thôi. Không muốn dùng từ “thờ”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Mai Xuân Hùng nói “Chính phủ thực hiện nghị quyết này không mạnh mẽ. 

Chẳng hạn, nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phải tiến hành cơ cấu toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, nhanh chóng cổ phần hóa doanh nghiệp tiến tới xã hội hóa đầu tư cho doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng đến nay cũng chưa làm được bao nhiêu”. Coi như lần đó, Ủy ban Kinh tế đã không thành công.

Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ... 2Nhiều lần cân nhắc nâng lên đặt xuống, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quyết định bỏ khái niệm “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân. 

Nhưng với ấn phẩm “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” mà Ủy ban Kinh tế gửi đến các đại biểu Quốc hội trước kỳ họp thứ 4, mặc dù giá trị pháp lý không cao như báo cáo giám sát 3 năm trước, song, nó lại có sức lan tỏa rất lớn. 

Trong báo cáo này, đã đưa ra một loạt nhận định hết sức mạnh mẽ như: Việt Nam tập trung rất nhiều nguồn lực xây dựng các tập đoàn kinh tế thành “quả đấm thép” là “công cụ ổn định kinh tế vĩ mô”; Tuy nhiên việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”. 

Báo cáo cũng nhấn mạnh: “quan điểm “kinh tế nhà nước là chủ đạo” đang bị các nhóm lợi ích tận dụng triệt để cho lợi ích của một số cá nhân có liên quan. Đây là miếng đất màu mỡ để tạo ra các mối “quan hệ” vây quanh các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nảy nở và phát triển”.

Sau đó, tại kỳ họp thứ 4, tháng 10/2012, khi cho ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhiều đại biểu Quốc hội đều đã cho rằng không thể tiếp tục coi kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, khi mà lực lượng này trong suốt thời gian qua không làm được nhiệm vụ dẫn dắt nền kinh tế. Nhiều lần cân nhắc nâng lên đặt xuống, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã quyết định bỏ khái niệm “Kinh tế nhà nước là chủ đạo” trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được công bố để lấy ý kiến nhân dân.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

PGS.TS Trần Hoàng Ngân:“Nên thành lập một đơn vị độc lập quản lý nợ xấu!” (PetroTimes 19-1-13) -- Trên lí thuyết, đây là một giải pháp đáng xem xét, nhưng ở Việt Nam thì có cái gì là "độc lập" với Đảng, Nhà nước?

 


- Bộ Tài chính đã chủ động đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân (PT).
- Chuyên gia Phạm Chi Lan: “Kinh tế hiện đại tạo sự ích kỷ” (VOV).
-  Đồng tiền đi dễ, khó về (TBKTSG).
- ‘Gửi ngân hàng không phải chịu cảnh lời ăn, lỗ chịu’ (GDVN).
- Nhân viên các ngành ‘vàng’ lo ngay ngáy chuyện mất thưởng Tết (Soha). – Quyền tự do kinh doanh (TBKTSG).
- Liên kết để mở rộng cửa (TBKTSG).
- Du lịch Việt: Cạnh tranh và thương hiệu nhái (LĐ).
-  VTC hướng tới mục tiêu thoát lỗ (VnEco).
- Việt Nam phản đối Mỹ kiện tôm nhận trợ giá (DV). – Việt Nam phản đối vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm (PLTP).
- Ông chủ Đại Nam kinh doanh gì mà có 100 tỷ? (TP).
- Hàng giả, hàng lậu “chờ” Tết (LĐ).
- Đầu tư vào đâu (Alan Phan).
- Alan Greenspan – Vàng và Tự do kinh tế (Dân Luận).

- TS Nguyễn Trí Hiếu: Năm 2013, tiền gửi ngân hàng an toàn nhất (GDVN).
- “Nên thành lập một đơn vị độc lập quản lý nợ xấu!”  (NLĐ). - Mô hình SCIC: Xu hướng quản trị vốn hiện đại (ĐTCK/ NDH Money). - VietinBank và nấc thang lên tầm khu vực  (DDDN).
- Giá vàng: Chờ Ngân hàng Nhà nước quyết liệt! (VnMedia). - Quản lý vàng miếng nhìn từ thế giới (PLTP).
- ‘Được’ giám sát tập đoàn kinh tế: Khó quá! (Sống mới).
- Giải mã các dự án “phiêu lưu” cùng… hàng ngàn tỉ (DT). - Cứu địa ốc cần dè chừng lạm phát (NLĐ).
- Tập đoàn dầu khí thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp (SGGP). - Khó khăn của các dự án khai thác dầu khí nước ngoài (VNE).
- Bán xăng dầu rởm: Có thể bị phạt 40-50 triệu đồng (DV).
- Đến lúc doanh nghiệp lách thuế phải “trả nợ” (VnMedia).
- Mất tết vì cá tra (Vef).
- Nông dân không được lợi từ giá trứng “nóng” (SGGP).
- Chợ cây cảnh ‘đìu hiu’ chờ Tết (PT). - Tết Việt dùng hàng Việt – Bài 1: Độc quyền thị trường thực phẩm (SGGP).
- Cuộc chiến cà phê (NLĐ/ NDH Money). - Cuộc chiến cà phê: Lợi thế nghiêng về các thương hiệu Việt? (NLĐ/GDVN).
- Mỹ điều tra tôm xuất khẩu từ 7 quốc gia (RFI). – Việt Nam phản đối Mỹ vụ kiện chống phá giá tôm (TN).
- 10 công ty đa quốc gia minh bạch nhất thế giới (DNSG).

Tổng số lượt xem trang