Bản dịch của (DTD)
Hanoi & Chau Doc |The Economist | 18.1.2014
Tiềm năng của núi Sam (một ngọn núi ở đồng bằng sông Cửu Long) quả là vô hạn định. Những cánh đồng lúa xanh rờn. Những con kênh tưới tiêu lấp loáng ánh mặt trời. Cứ mỗi năm ba lần, những người nông dân ở các thị tứ xung quanh lại mang ủng cao su cấy lúa trên những thửa ruộng thấp trũng. Vài tháng sau, họ lại bán các bao tải lúa cho tư thương, những người sẽ mang đến các nhà máy ven sông để xay xát. Về cơ bản, hoạt động này cũng diễn ra vô hạn định.
Trồng lúa là hoạt động đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt. Tháng 9.1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập với người Pháp, Hồ Chí Minh đã phát biểu với nội các của mình rằng ứng phó với vụ mất mùa trên diện rộng là nhiệm vụ ưu tiên của chính phủ. Sau đấy, ông tiến hành tập thể hoá các cánh đồng lúa. Trong thập niên 1980, những người kế tục ông đã thúc đẩy các giống lúa lai và hệ thống tưới tiêu hiện đại. Ngày nay, 4 tỷ USD gạo xuất khẩu (xem đồ thị) của Việt Nam chiếm hơn 20% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Các quan chức lãnh đạo đảng vẫn đắc ý với chính sách nông nghiệp dành ưu tiên lúa gạo của mình. Tuy nhiên, nông dân thì ngày càng bị tụt hậu. Một phần của vấn đề nằm ở chỗ các giống lúa của Việt Nam thường có chất lượng trung bình hoặc thấp – tương phản với một loạt giống lúa thượng hạng được gieo trồng ở Thái Lan. Chi phí nhiên liệu, phân bón và thuốc trừ sâu đang tăng lên. Trong khi đó lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam lại chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cùng các quan chức tham nhũng. Một số nông dân, đặc biệt là ở miền Bắc, nhận thấy là ruộng đất để hoang hoá còn có lợi hơn.
Ở An Giang, một tỉnh nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, một gia đình bình quân kiếm được 100USD mỗi tháng từ trồng lúa, tức khoảng 1/5 thu nhập của người trồng cà phê ở Tây Nguyên – Oxfam (một tổ chức cứu trợ) cho biết. Trần Văn Nghĩa, một người trồng lúa gần núi Sam, nói rằng những người trẻ ở quanh khu vực của ông kiếm thêm thu nhập ngoài đồng ruộng bằng cách khuân vác ở khách sạn hay làm công nhân xây dựng ở Tp Hồ Chí Minh và các trung tâm đô thị khác.
Những khó khăn của ngành lúa gạo Việt Nam rất có thể sẽ còn tồi tệ thêm. Myanmar, vốn là vựa lúa gạo của Đông Nam Á trước kia, lại đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh về xuất khẩu. Phần lớn lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán trực tiếp cho chính phủ các nước, nhưng một số những khách hàng lớn nhất của họ, kể cả Indonesia và Philippines, lại đang thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Arup Gupta, một thương nhân ở Tp Hồ Chí Minh, bổ sung thêm rằng, như một hệ quả của chính sách trợ cấp cho nông dân trồng lúa (một chính sách ngược đời và đắt đỏ) ở Thái Lan, Việt Nam đang bị bán phá giá khi Thái Lan giải phóng các kho gạo với giá rẻ.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất khoảng một nửa sản lượng lúa gạo của Việt Nam, đang cho thấy những dấu hiệu của áp lực về môi trường. Những con đê vốn được đắp để ngăn lũ cho các cánh đồng lúa lại ngăn những cơn lũ chứa đầy phù sa của sông Mê Kông bổ sung dưỡng chất cho đồng bằng.
Võ Tòng Xuân, một chuyên gia về lúa gạo và từng cố vấn cho chính phủ về chính sách nông nghiệp, tính toán rằng nhiều thửa ruộng ở các khu vực trồng lúa của Việt Nam hiện bạc màu tới mức người ta không thể ngay lập tức chuyển chúng sang mục đích sử dụng khác, chẳng hạn như trồng ngô. Những vấn đề khác, ông nói, bao gồm cả tình trạng thiếu đại diện của người nông dân trong Hiệp hội Lương thực Việt Nam, vốn đầy quyền sinh quyền sát, cũng như sự chống đối cải cách của các DNNN chuyên xuất khẩu lúa gạo, bởi cải cách đồng nghĩa với việc giảm bớt lợi nhuận của họ. Hiến pháp mới của Việt Nam, vốn được thông qua vào cuối tháng 11.2013 và quy định khối DNNN giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, đã không cải thiện được gì.
Phần lớn ruộng đất ở nông thôn bị phân thành những thửa nhỏ. Một nông dân Việt Nam bình quân canh tác chừng hơn 0,5 ha chút ít, trong khi kích thước thửa ruộng lý tưởng là từ 2-3 ha.
Dù vậy, Luật Đất đai mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng Bảy sẽ đem lại cho nhiều nông dân quyền sử dụng ruộng đất trong 50 năm, một bước tiến lớn so với thời hạn 20 năm hiện hành. Thời hạn sử dụng đất dài hơn có thể giúp tạo ra những cánh đồng lớn hơn chuyên canh những thứ cây trồng khác ngoài lúa. Tuy nhiên, chính phủ lại vẫn cứng nhắc duy trì chính sách đảm bảo khoảng 90% đất trồng lúa hiện tại cho chuyên canh lúa.
Điều này có thể hiểu được nếu Việt Nam vẫn phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, như đã từng xẩy ra vào đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, 1/3 sản lượng lúa gạo của Việt Nam lại được xuất khẩu – thậm chí còn nhiều hơn thế nếu người ta tính cả giá trị xuất khẩu không chính ngạch sang Trung Quốc. Trong khi đó, gạo lại đang giảm tỷ lệ trong khẩu phần ăn của cả nước; tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy bắt đầu làm quen với sở thích thịt và bánh mì. Tháng tới tại Tp Hồ Chí Minh, con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ khai trương cửa hàng McDonald’s đầu tiên ở Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh nội địa của nó, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh với sản phẩm chính là “VietMac” (một loại bánh burger từ gạo), đang phải đối mặt với nhiều khó khăn./.
Nguồn: The Economist
-Không ai 'tự do' như nông dân Việt Chặt - trồng mới, trồng mới - chặt triền miên, cái vòng luẩn quẩn bế tắc đó bào mòn sức lực, vốn liếng của bao gia đình nông dân, GS Võ Tòng Xuân tâm tư về cách phát triển nông nghiệp theo kiểu 'tự do hoang dã' của chúng ta.
Tự do tai họa!
Không ai 'tự do' như nông dân Việt
Ông từng nhận xét: không ở đâu nông dân tự do như xứ này. Phải chăng ý của ông là, chính sách khoán 10, chỉ thị 100 "giải phóng" cho nông dân làm chủ sản xuất trên cánh đồng đã tạo động lực lớn đưa nước ta thành "cường quốc xuất khẩu gạo"? Nói cách khác, cho nông dân tự do trên mảnh ruộng của họ để họ tận tâm, tận lực, sáng tạo trong sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm hơn?
Tự do trong sản xuất không có nghĩa là không có tổ chức sản xuất. Ta đã nhầm lẫn điều này. Thực ra, tôi nói "chưa có nông dân nước nào được "tự do" như nông dân ta" theo nghĩa tiêu cực chứ không phải tích cực.
Thời gian qua ta hay khen ngợi nông dân ta, một phần vì sự "hy sinh" cho sự nghiệp chung của đất nước. Họ rất đáng trân trọng và đáng thương vì nhiều thiệt thòi họ phải chịu. Mặt khác, đó là sự động viên và an ủi cho họ là chính. Nhưng nếu cứ để kéo dài mãi thế này thì sự thương hại, an ủi, cảm thông kia chính là "làm hại" nông dân ta!
Trên thế giới này không có ngành gì cứ để "tự do", mạnh ai nấy làm mà khá lên được. Có chăng chỉ là sự may mắn trong khoảnh khắc nào đó chứ không thể bền vững được!
Tôi lên Tây Ninh thấy có rất nhiều vùng trồng mía bạt ngàn. Năm sau trở lại thấy không còn mía nữa, thay vào đó là khoai mì, mãng cầu, cao su. Ra Phan Thiết (Bình Thuận), thấy cây thanh long phủ kín những vùng năm trước trồng lúa... Nói chung là, chặt - trồng mới, trồng mới - chặt triền miên, thiệt hại vô kể. Nông dân cứ thấy sản phẩm làm ra mất giá là thay đổi, tức phải chặt bỏ, trồng cây khác. Việc lựa chọn cây mới hoàn toàn không có ai tư vấn, thông tin thị trường, mà chỉ là mày mò cảm tính. Thấy cây gì năm nay có giá, chặt cây cũ, trồng cây mới. Tình hình thị trường sang năm lại khác, lại chặt nữa, trồng mới nữa. Cái vòng luẩn quẩn bế tắc đó bào mòn sức lực, vốn liếng của bao gia đình nông dân. Làm như vậy sao mà khá lên được?
Rất đồng tình với giáo sư rằng tình trạng chặt - trồng mới đang xảy ra triền miên ở nhiều nơi trong cả nước, nhất là ở miền Nam. Nhưng Nhà nước không thể cấm được. Nhiều lãnh đạo tỉnh và ngành nông nghiệp bảo, họ cũng đau lòng lắm...
Ở đây, rõ ràng chúng ta phó mặc cho người nông dân trên đồng ruộng mà không hề có quy hoạch căn cứ vào thị trường để tổ chức sản xuất gắn với chế biến và xuất khẩu! Tôi nghĩ, Nhà nước cũng không muốn vậy đâu song do không đủ khả năng quy hoạch vùng này trồng gì, nuôi con gì.
Ảnh minh họa: NNVN |
Hậu quả là để mặc cho nông dân "tự bơi". Trồng cây gì, nuôi con gì tùy lực chọn. Nông dân luôn phải chịu cảnh "được mùa mất giá", rất bất lợi.
Tình trạng cá basa "chết" như ngã rạ trong năm 2012 vừa qua chung quy cũng là thiếu tổ chức, chất lượng không đồng đều. Gần 300 cơ sở nuôi, cũng rất nhiều cơ sở chế biến. Làm cứ lo cạnh tranh với nhau, gặp ông thương nhân nước ngoài vào cứ xúm lại tranh nhau hạ giá, lôi kéo. Làm sao họ không ép cho được.
Đó là chưa kể một số người nuôi không hiểu biết đầy đủ, tính dùng "mánh lới". Họ thấy cá nuôi theo đúng tiêu chuẩn thì tốn kém, nên ngắt cái này một chút, ngắt cái khác một chút. Vậy là cá bị bệnh. Tiêm thuốc tốt thì đắt tiền, sợ lỗ nên tiêm kháng sinh vào. Sản phẩm xuất ra tới nước người ta bị phát hiện, trả về. Theo thông lệ lẽ ra phải hủy, còn ta thì đưa về, tìm cách bán...nội địa! Cách làm "tự do" như thế này sao có thể tồn tại hay phát triển được?
Nếu có cơ quan chức năng quy hoạch, định hướng, tổ chức và có các biện pháp yểm trợ, có thị trường thì mới chấm dứt được cảnh trên.
Không để nông dân tự do hoang dã trên cánh đồng
Thưa giáo sư, ở các nước khác họ xử lý vấn đề này như thế nào?
Ở Châu Âu, muốn làm nông dân phải có giấy phép (lisene: môn bài) của chính phủ cấp. Muốn có giấy phép thì phải học qua khóa đào tạo. Trong khi đó làm công nhân chỉ cần doanh nghiệp hoặc công ty chấp nhận là được, chính phủ không can thiệp.
Người nông dân canh tác trên đất của mình nhưng phải theo quy hoạch của chính phủ. Mỗi loại cây trồng hay vật nuôi đều có quy trình kỷ thuật riêng, phải tuân thủ. Làm sai là bị phạt rất nặng. Kể cả việc bón phân. Vì bón phân nhiều sẽ ảnh hưởng đến biển đổi khí hậu.
Làm sao chính phủ giám sát được nông dân có tuân thủ quy trình kỹ thuật? Ví dụ như họ bón nhiều phân thì sao chính phủ biết được?
Biết chứ! Cơ quan chức năng của chính phủ sẽ kiểm tra. Trên diện tích canh tác của anh, anh mua bao nhiều phân có hóa đơn đàng hoàng. Mua quá nhiều phân tức bón nhiều hơn quy trình, phạt ngay!
Ở nước ta chưa thể áp dụng được như họ, song cũng không để cho nông dân tự do hoang dã trên cánh đồng của họ như hiện nay. Tôi đi thực tế xuống nhiều nơi thấy tình trạng nông dân mình làm sai quy trình kỷ thuật nhiều lắm. Ví dụ đơn giản nhất là bón phân không chịu bón vào gốc. Xạ lúa thì rất dày. Lúa lên là tống urê vào v.v...
Ta cần phải có cách đào tạo lại nông dân mình, trang bị kiến thức kỹ thuật cho họ. Nói cách khác là phải có nông dân đổi mới trong sản xuất nông nghiệp chứ cứ để "lão nông tri điền" thế này mãi không thể được. Kiến thức, tri thức khoa học kỹ thuật ngày nay rất nhiều, chúng ta không thể đưa vào sản xuất kịp thời nếu bản thân người nông dân không hiểu, không biết. Thiệt hại này không chỉ chính người nông dân chịu mà ảnh hưởng đến cả lợi ích chung của đất nước trong xu thế hợp tác, cạnh tranh trên thế giới hiện nay.
(Còn nữa)
Duy Chiến (thực hiện)
Người ta hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ. Chứ nếu xác định lợi ích tối thượng là lợi ích quốc gia và lợi ích của nông dân, lực lượng chiếm gần 70% dân số của nước ta thì sẽ làm được, GS Võ Tòng Xuân nói về xuất khẩu lúa gạo.
Thưa giáo sư, năm 2012, kết quả chung của SXNN nước ta đạt giá trị rất lớn, nhất là xuất khẩu. Song ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 thế giới năm trước của Việt Nam đã rơi vào tay Ấn Độ. Giáo sư có quan tâm tới điều này không?
Thái Lan là cường quốc xuất khẩu gạo số 1 trước ta từ lâu. Nhưng họ đâu cần quan tâm ngôi vị này làm gì. Năm ngoái họ nâng giá lúa cho nông dân lên 50%. Nông dân Thái được lợi nhuận cao, rất vui mừng. Tôi theo dõi kết quả thăm dò tín nhiệm bà Thủ tướng Thái hồi sáng nay trên báo của họ công bố, thấy tỷ lệ ủng hộ của người dân Thái rất cao. Cử tri Thái đánh giá cao chính sách nâng giá lúa gạo dù có nhiều tổ chức, doanh nghiệp phản đối. Tất nhiên Chính phủ Thái phải "nghiêng" về nhân dân hơn chứ!
Lúc chính phủ Thái công bố nâng giá lúc gạo 50%, tôi đã đề nghị Việt Nam cần nâng theo họ vì 2 quốc gia Việt Nam và Thái Lan chiếm thị phần rất lớn. Cả 2 cùng đồng lòng sẽ có lợi cho nông dân 2 nước. Năm ngoái, ta giành được ngôi vị xuất khẩu số 1 trong tình thế người Thái nâng giá bán để bảo vệ lợi ích cho nông dân của họ.
Vin lí do
Nhưng ngoài Việt Nam và Thái Lan, thị trường cung ứng gạo thế giới có thêm đối thủ Ấn Độ với giá gạo rẻ hơn. Họ sẽ giành mất thị trường nếu ta nâng giá gạo? Thực tế Thái Lan đã mất một số thị trường vào tay Việt Nam vì ta không nâng giá?
Ấn Độ có trên 1 tỷ dân, gấp hơn 10 lần dân số nước ta. Sức chứa lượng gạo dự trữ của họ rất lớn. Hàng năm họ phải đưa gạo mới vào cất trữ, bán gạo cũ ra. Gạo này ăn không ngon, giá rất rẻ.
Còn gạo của Việt Nam chất lượng cao hơn, ăn ngon hơn nhiều. Đó là ưu thế lớn của ta.
Khi Thái Lan nâng giá gạo, ta ham bán rẻ, được thị trường nhưng lợi nhuận không cao. Với người nông dân trồng lúa thì bị lỗ.
Thưa giáo sư, ý tưởng thành lập liên minh lúa gáo Việt - Thái đã có từ lâu song tại sao 2 bên không "gặp nhau" để cùng bảo vệ lợi ích cho 2 quốc gia cũng như người trồng lúa của 2 nước? Trên thế giới đã có nhiều liên minh như thế này với các hình thức khác nhau, chẳng hạn như OPEC, tổ chức dầu hỏa?
Do chưa có niềm tin và quyết tâm cao. Người ta hay lấy các lý do này lý do kia để giữ lợi ích cục bộ. Chứ nếu xác định lợi ích tối thượng là lợi ích quốc gia và lợi ích của nông dân, lực lượng chiếm gần 70% dân số của nước ta thì sẽ làm được.
Người Thái vì lợi ích của nông dân, đã "đơn thương độc mã" quyết tâm thực hiện đấy. Nếu Việt Nam cùng tham gia, tình hình sẽ khác. Quan trọng nhất là bảo vệ được quyền lợi cho nông dân và đất nước!
"Nội soi" từ nội tại của nền SXNN
Thưa giáo sư, từng là quốc giá xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ đầu thế kỷ 20, do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác, Việt Nam lộn ngược lại thành quốc gia nhập khẩu gạo. Mãi đến tận năm 1989, ta mới trở lại xuất khẩu gạo với vị trí thứ 2 thường xuyên trên thế giới. Suốt gần ¼ thế kỷ "trở lại" này, giáo sư có đánh giá như thế nào về ưu, nhược của nền SX lúa gạo nói riêng và SXNN nói chung ở nước ta?
Nông dân ta vô cùng năng động, nhạy bén và sáng tạo. Đây là một lợi thế lớn song chưa được tổ chức tốt nên có lúc thành bất lợi.
Về quản lý Nhà nước, theo tôi cần xem lại việc cư xử với người trồng lúa như thế nào để cuộc sống của họ khấm khá lên tương ứng với đóng góp của họ. Trong khâu tổ chức, vẫn còn lỏng lẻo lắm, Nhà nước mới chỉ làm được một nửa, "theo đuôi" các doanh nghiệp nhiều hơn là vì lợi ích của nông dân.
Đã gần 30 năm thành "cường quốc" xuất khẩu gạo mà gạo Việt Nam chưa có thương hiệu thì không thể chấp nhận được. Thiệt thòi cho đất nước rất lớn, thiệt hại cho nông dân rất nhiều.
Giáo sư có thể nói rõ hơn từng phần?
Rõ ràng nhất là nông dân ta hưởng ứng rất tích cực chủ trương Đổi mới của Đảng và Nhà nước, làm ra sản lượng lương thực lớn hơn rất nhiều, đưa đất nước từ nhập khẩu gạo lớn, có năm tới 1,5 triệu tấn thành xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Nhưng nghịch lý là thu nhập của người nông dân thấp nhất trong xã hội. Khoảng cách giữa thành thị với nông thôn ngày càng xa.
Về tổ chức sản xuất và kinh doanh gạo, ta thấy Nhà nước "nặng" về doanh nghiệp hơn. Bao năm qua chúng ta từng chứng kiến nhiều thời điểm nhu cầu gạo thế giới đang cao, giá thị trường thế giới rất tốt, bỗng dưng Nhà nước "tạm dừng xuất khẩu" để hạ giá gạo trong nước xuống với lý do rất mơ hồ là "an ninh lương thực"! Điều này chỉ có lợi cho doanh nghiệp nhưng "giết" nông dân.
Hàng năm vào vụ thu hoạch chính, giá lúa rớt vì tập trung thu hoạch rộ, doanh nghiệp nhà nước kiến nghị mua tạm trữ, Chính phủ duyệt, cho vay vốn không lãi suất mua theo giá sàn Nhà nước quy định. Thực tế, nông dân bán không thể được giá sàn vì phải qua trung gian là thương lái. Doanh nghiệp mua lúa được giá thấp vì thời điểm thu hoạch rộ, chế biến và xuất khẩu có lời, nông dân chẳng được hưởng gì cả.
Cơ chế "mua tạm trữ" cứ "đến hẹn lại lên" hàng chục năm qua chưa thay đổi gì có lợi cho nông dân.
Nhiều người nước ngoài than phiền, trong một bao gạo Việt Nam có mấy loại giống! |
Còn việc gạo Việt Nam chưa có thương hiệu, tôi cho rằng với kiểu tổ chức kinh doanh gạo như hiện nay thì không thể nào có thương hiệu được. Doanh nghiệp không tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu, không mua lúa trực tiếp từ nông dân mà mua qua thương lái thì không thể có gạo rặt, mà "năm cha ba mẹ", làm sao có gạo đúng tiêu chuẩn?
Thái Lan là nước xuất khẩu hàng đầu, sản lượng lớn. Cả nước Thái sản xuất ra nhiều như vậy mà chỉ có 3 giống lúa. Còn ta, hàng mấy chục giống lúa. Thương lái mua gom của nhiều nông dân về trộn lại, xay, đánh bóng, giao cho công ty xuất khẩu. Vì lợi nhuận, họ phải trộn lúa giá rẻ phẩm chất kém vào lúa giá cao nên công ty xuất khẩu chẳng kiếm đâu ra gạo rặt là vậy!
Tôi đã nghe nhiều khách hàng mua gạo người nước ngoài than phiền hàng chục năm qua rằng, trong một bao gạo của Việt Nam có mấy loại giống!
Xây dựng thương hiệu đòi hỏi nhiều yếu tố. Song yếu tố chất lượng là hàng đầu. Yếu tố đầu tiên của ta chưa có, làm sao mong hạt gạo Việt Nam đi xa hơn?
GS-TS, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế giới. Ông sinh năm 1940 tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hồi trẻ, ông được học bổng đi du học tại đại học Los Banos (Philippin) chuyên về cây lúa. Tháng 2/1975, ông bảo vệ thành công luận án nghiên cứu về cây lúa tại Nhật.
Ông từng là Hiệu phó trường Đại học Cần Thơ, Hiệu trưởng Đại học An Giang và nay là Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo. Ông là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật 2005; Giải thưởng Nikkei Châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng; Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới; Huy chương "Kỵ mã Nông nghiệp của Bộ Nông-Lâm-Thuỷ sản Pháp (1996); Giải "Cựu sinh viên xuất sắc nhất" của Đại học Philippines tại Los Banos (2001), giải thưởng Derek Tribe-Australia (2005).
- Ép nhận cây giống… để phơi (PLTP). - Xuất khẩu gạo năm 2012: Lượng tăng, giá giảm (ĐĐK). – Xuất khẩu gạo 2013 sụt giảm (Infonet).Xây dựng thương hiệu đòi hỏi nhiều yếu tố. Song yếu tố chất lượng là hàng đầu. Yếu tố đầu tiên của ta chưa có, làm sao mong hạt gạo Việt Nam đi xa hơn?
GS-TS, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng trong nước và thế giới. Ông sinh năm 1940 tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hồi trẻ, ông được học bổng đi du học tại đại học Los Banos (Philippin) chuyên về cây lúa. Tháng 2/1975, ông bảo vệ thành công luận án nghiên cứu về cây lúa tại Nhật.
Ông từng là Hiệu phó trường Đại học Cần Thơ, Hiệu trưởng Đại học An Giang và nay là Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo. Ông là nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng được nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật 2005; Giải thưởng Nikkei Châu Á 2002 về Tăng trưởng vùng; Giải thưởng Ramon Magsaysay 1993 về Phục vụ nhà nước; Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada (1995) về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới; Huy chương "Kỵ mã Nông nghiệp của Bộ Nông-Lâm-Thuỷ sản Pháp (1996); Giải "Cựu sinh viên xuất sắc nhất" của Đại học Philippines tại Los Banos (2001), giải thưởng Derek Tribe-Australia (2005).
Nghịch lý ngành gạo: Càng làm càng lỗ! (TVN 7-1-13) -- P/v GS Võ Tòng Xuân
Chỉ còn một nửa số doanh nghiệp hoạt động (TBKTSG 7-1-13)
"Bão" hàng lậu đổ bộ vào Việt Nam (KT 7-1-13)
Đất “vàng” ở đâu đắt nhất Việt Nam? (KT 7-1-13)
- Gà đồi Yên Thế lo bị nhái (TT).
Việt kiều thắng kiện vụ đòi 55,5 triệu USD trúng thưởng (VnEx 7-1-13)
Hoa hậu thế giới - ảo mộng của ai? (LĐ 7-1-13) -- Lại ông Hoàng Kiều!
--Ông Hoàng Kiều rút toàn bộ vốn khỏi công ty Du lịch Tiền Giang
Ông Hoàng Kiều, được biết đến với danh hiệu người đưa Miss World về Việt Nam, đã bán 100% vốn công ty Du lịch Tiền Giang cho bà Hoàng Thị Hoài Linh.
--Không thể lờ đi quyền lợi chủ thẻ
Tuổi Trẻ
TT - Luật sư Ngô Quý Linh, Đoàn luật sư TP.HCM, cho rằng khi ban hành thông tư quy định phí ATM, Ngân hàng Nhà nước đã cố tình quên quyền lợi của hàng chục triệu chủ thẻ đang ký hợp đồng sử dụng thẻ với ngân hàng. Rút tiền từ ATM ở Khu chế xuất ...
Phí ATM: Thu tiền phải đi liền trách nhiệmAn ninh thủ đô
Vùng sâu khổ với ATMNgười Lao Động
Không để chủ thẻ ATM “nắm dao đằng lưỡi”Tin tức 24h
- Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” (NNVN).
- Thực phẩm “nhảy” giá (ĐĐK).
- Giảm lãi suất và mục tiêu tự do hóa lãi suất (Petrotimes).
- Ngân hàng dụ khách chi tiêu (VNE). – Bản Việt đầu tư mạnh vào ngân hàng điện tử (LĐ).
- Thu phí ATM: Ngân hàng ‘lờ’ quyền chủ thẻ (TT/TP). – “Thượng đế” bị thiệt thòi! (ĐĐK).
- “Rủi ro kinh doanh vàng miếng của ngân hàng rất thấp” (ĐTCK). – Giá cao ngất ngưởng, thị trường vàng tê liệt(Infonet).
- Tỷ giá 2013: Linh hoạt, chứ đừng… “nén” (TP).
- Giải mã dòng vốn ngoại (ĐTCK).
- Thuế ra tay, doanh nghiệp FDI giảm lỗ ngàn tỷ (TP).
- Đà Nẵng: Bán xong 5.000 tỷ đồng trái phiếu (DV).
- Cận Tết, chung cư tiếp tục giảm giá (Infonet). – Nhà xã hội, “lối thoát” của các dự án căn hộ phía Bắc (ĐTCK). –Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng ủng hộ bầu Đức đầu tư vào BĐS Myanmar (GDVN).
- Xung quanh việc sửa Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu: Lo ngại doanh nghiệp xăng dầu vẫn “tự tung tự tác” (DV).
- EVN vay thêm 2.500 tỉ đồng cho hai dự án nhiệt điện (PLTP). - Đề xuất thành lập “Ban thi hành án” Vinashin (TN).
- EVN tăng giá điện để bù vào hàng nghìn tỷ tự làm lỗ (Sống Mới).
- TP.HCM: Đại lộ nghìn tỷ, chưa hết lún lại nứt (VNN). - Chủ tịch TP HCM nhận trách nhiệm về yếu kém trong điều hành (Tin mới).
- Quản lý chặt lao động nước ngoài tại VN (TN).
- Tân Cảng SG: Lương 18 triệu đồng/tháng, thưởng Tết 17 tháng lương? (GDVN).
- Nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường (TN). – Nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình vi phạm pháp luật (ĐĐK).
- Hà Nội đặt hàng gà đồi Yên Thế phục vụ thị trường tết: Gắn tem hàng hiệu cho 6 triệu con gà: Khó nên gắn vào… lồng (DV). Phó Thủ tướng chỉ đạo kẹp chì cho lồng gà chính chủ Phụ nữ Today
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ: Kỳ 25: Trang trại “bốn thứ con” (TN). - Phong “chân đất” – linh hồn của hợp tác xã nấm (SGTT). =>
- Cần Luật chống chuyển giá (DĐDN).
- Bức tranh doanh nghiệp dưới góc độ thống kê (VnEco).
- Ngành viễn thông lãi cao nhất, ngành điện lãi âm (DT). - Viễn thông: qua thời phát triển nóng (SGTT).
- Làm rõ doanh nghiệp “trốn” lương, thưởng tết (DV). - Tiền lương & Tiền thưởng (Petrotimes). - Lao động tự do “khát” việc dịp giáp Tết (Khampha).
- Việt Nam là điểm đến của tàu biển 5 sao (LĐ).
- Chứng khoán châu Á tụt dốc phiên giao dịch đầu tuần (TTXVN).
- Air France tấn công hàng không giá rẻ (RFI).
- Bộ trưởng xuống chợ: Cưỡi ngựa xem hoa! (NLĐ).
- Vào công chức là… yên tâm đến hết đời (Sống Mới).
- - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (ND).
- Mỗi ngày thu 14-15 tỉ đồng phí đường bộ (TN).- Đã thu được hơn 51 tỉ đồng phí sử dụng đường bộ (PLTP). - EVN vay 7.500 tỉ đồng vốn nhà nước xây nhiệt điện (TN). - Đóng phí bảo trì đường bộ: Nhiều nhà xe đòi tăng giá cước (TP). - Sai phạm nghiêm trọng ở Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bến Tre (NLĐ).- Cưỡng chế giải tỏa tại Trung tâm văn hóa giải trí 2B Phạm Ngọc Thạch (Infonet).
- “Đại gia” dùng chiêu mượn sổ đỏ “cắm” ngân hàng, nạn nhân tức tưởi? (Kỳ 4) (Infonet).
- Bán nhà theo hai cơ chế giá (PLTP). - Nhiều tài sản thi hành án không có người mua (PLTP).
Campuchia thu hút đầu tư: Cambodia is a new magnet for investment (FT 7-1-13)
Paul Krugman dạy ra sao? Grading the Glitterati Professoriat (NY Magazine 7-1-13) - "He routinely came to class unprepared, clearly had thought little about what he was to teach that day (much less how), and broadcast the impression that he was showing up only to justify his professor’s salary" Ha Ha Ha! JUST LIKE ME!!!