Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Kịch liệt phản đối việc bỏ điều 4 Hiến pháp

-KỊCH LIỆT Phản đối...

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tôi là công nhân ngành quét chợ và đường, nay gọi là vệ sinh Thị Lộ cho phù hợp với tinh thần cái “tương” thứ 5 mà bạn và ta đang xây dựng thành công là “văn tự tương cận” (“Sơn thủy tương liên - Văn hóa tương thông -  Lý tưởng tương đồng - Vận mệnh tương quan”).
Tôi nay tuổi tác đà xấp xỉ vị thần hoàng làng Kim Liên ngày thần đi gặp tổ Mạt, tuy xương cốt rệu rạ, tay chân rã rời, đầu óc lú lẩn, tai ù mũi tịt, con mắt lèm nhèm trông rác ra tiền, gặp sói tưởng chiên, người hiền nghĩ cướp, ôi thì đủ thứ ba chớp ba nháng, nhưng vưỡn phải cố ôm lấy cái chổi cùn, cũng vì lý tưởng cái... sổ hưu. 
Tôi cực lực phản đối việc bỏ Điều 4 Hiến Pháp nước CHXHCNVN.
Tôi phản đối không phải vì già rồi mà còn sợ lời hăm dọa của Cu Tổng "kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta”; chẳng những dọa “chay” không, mà Cu còn đem cả bầy ngáo ộp Côn an Bỏ đói ra hù nữa. Kìa xem gương cụ Tô Hải nằm một nơi còn cóc ngán; cụ ôm bàn phím mổ cò chửi đảng như điên, huống gì tôi đây còn dư sức cầm chổi chà, sức mấy sợ tai déo.
Tôi bảo vệ Điều 4 cũng chẳng phải vì “bỏ điều 4 là tự sát” như cảnh báo của cựu chủ tịch nước lừng danh Cu ba gác thì Hĩm má nghỉ, Hĩm má thức thì Cu ba ngủ. Tôi có họ hàng máu mủ gi với nó đâu mà sợ. Nó chết tôi càng mừng khúm; cả nước đại mừng khúm.
Tôi bảo vệ Điều 4, vì trong đó nó viết:
"1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. 
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình . 
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Thấy không, đọc điều 4 HP như trên, ai mà chẳng ham; ai mà chẳng thấy sướng rên mé đìu hiu; có ai cu (IQ) thấp tè mới đòi dẹp bỏ. Đành rằng lâu nay đảng chuyên làm ngược với những gì đảng viết. Nhưng thông cảm cho đảng: chẳng qua mọi sự là vì... hậu quả chiến tranh, do Mỹ Ngụy chúng để lại bã Tư bản nhiều quá; bỏ đói lâu ngày nay chỉ bị ngắc ngư mà không đột tử vì bội thực là nhờ ơn bác ơn đảng. Nếu không giải phóng Miền Nam, đảng đâu có bị phỏng... dài dài ngày càng lở loét di căn như vầy. 
Giá như cứ ở lại ngoài đó, cứ tháng ba mươi ngày với mấy cái tem phiếu cũng xong; năm được ba tấc vải không đủ che kín “mõm chó”, chị em vẫn hồ hởi lượn qua mặt bác phơi râu trong hòm kính. Xưa Đảng khố rách áo ôm nhưng đảng viên còn được chút tình đồng chí. Nay thì chẳng những chửi nhau mà đánh nhau chí choé. Còn nhân dân thì quay lại chửi đảng te tua; chửi đảng còn tệ hơn chửi... chó; đặc biệt là người dân từ cái nôi đẻ ra đảng, cho đảng bú mớm, nuôi đảng lớn khôn. 
Nhưng đó chỉ là khó khăn tạm thời; vì thời của đảng đang chấm hết. Ông Tướng Độc nhãn Moshe Dayan của Do Thái trước 1975 ghé Sài Gòn tìm hiểu tình hình chiến tranh quốc cộng, phán như thánh: “Muốn thắng CS, hãy để cho Hà Nội chiếm Miền Nam”.
Bỏ điều 4 làm gì. Cứ để cho nó tự từ bỏ. Để sang bên kia thế giới, nó chẳng mất công oán trách vì ai mà nông nỗi.
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/kich-liet-phan-oi-viec-bo-ieu-4-hien.html#.UOcKCKywXTo
--Dân Làm Báo Blog: Kịch liệt phản đối việc bỏ điều 4 Hiến pháp - Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ.


- Đoàn Hưng Quốc: Tướng Nguyễn Chí Vịnh nên tìm học tư tưởng của Mao và Đặng (BoxitVN). – TS Nguyễn Ngọc Chu: Cảnh giác với tương đồng ý thức hệ.
Kịch liệt phản đối việc bỏ điều 4 Hiến pháp (DLB).  - Góp ý bản soạn thảo Hiến pháp Cộng hòa Việt Nam:  Đề nghị  hoãn ngay việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 1992 (Phạm Văn Điệp). “Góp ý này đã gửi vào trang Góp ý online của Quốc hội, nhưng đã không được hiển thị .” Tác giả bài viết này cũng đã công phu soạn thảo một bản Dự thảo Hiến pháp.- DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 9) (BoxitVN).
-Tô Văn Trường: HIẾN PHÁP DÂN CHỦ LÀ TẤT YẾU  CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Bùi Văn Bồng).
- Nguyễn Hoàng Hải, Berlin- CHLB Đức: Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Đừng bỏ qua lời dân dã (DV)..   - Quy định một số quyền dân chủ trực tiếp (TP). - Hiến pháp sửa đổi: Tiếp tục khẳng định quyền con người (Infonet).
- Góp ý sửa hiến pháp – Mừng hụt (DLB). Hiến pháp là một bản Khế ước xã hội
-- Tiếp thu cả góp ý riêng lẻ sửa Hiến pháp (VNN).  - Thể hiện lòng dân (DV).
- Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tự kiểm điểm bắt đầu từ tính tự giác (VOV).- Bắc Giang: Yêu cầu làm rõ nghi án CSGT “ra gậy” khiến thai phụ nguy kịch (DT).- Ai được lợi khi đối thoại với ĐCS? (Chuacuuthe).
- Phạm Văn Hạng: CẦU MONG KHÔNG LÀ HUYỄN MỘNG (Huỳnh Ngọc Chênh).- 2013: Khó nhất là quan hệ chính quyền với dân (TVN). Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết.
- Bàn thêm về đấu tranh bất bạo động (DLB).
- Phỏng vấn Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải (RFI).- Chuyện vui đầu năm (Người Việt).  – Năm mới thấy gì mới? (RFA’s blog).- Đại biểu Quốc hội với 2013: Ngừng “phung phí niềm tin” (VnEco).- Phải tổng hợp đầy đủ ý kiến nhân dân (TP).- Minh bạch trong tổng hợp ý kiến (TP).- Trí tuệ của toàn dân (TP). – “Ngành Tư pháp sẽ tiếp tục bứt phá, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ“ (PLVN).- Tưởng chừng bạc mệnh, nay về bình an (DLB).

-Nguyễn Hưng Quốc

Chủ nghĩa đầu hàng

Trong bài “Cái nước mình nó thế”, tôi có dùng chữ “chủ nghĩa đầu hàng”. Đó không phải là chữ của tôi.  Ở Trung Quốc, đặc biệt dưới thời Mao Trạch Đông, người ta rất hay dùng chữ “chủ nghĩa đầu hàng”. “Chủ nghĩa đầu hàng” trở thành chiếc mũ cối được dùng để chụp lên đầu nhau trong các cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ đảng. Trong Cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông phê phán truyện Thủy Hử là tuyên truyền cho “chủ nghĩa đầu hàng” và chủ nghĩa xét lại. Ở Việt Nam, trong bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” được soạn thảo vào năm 1943, Trường Chinh, lúc ấy là Tổng Bí thư đảng Cộng sản, đã sử dụng chữ ấy khi tố cáo chính sách văn hóa của Pháp là nhằm “tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mù quáng và hẹp hòi (chauvinisme)”. Sau đó, đặc biệt sau năm 1954, ở miền Bắc, chữ “chủ nghĩa đầu hàng” cũng được một số nhà nghiên cứu sử dụng. Trong số đó, có hai nhà phê bình văn học nổi tiếng: Trần Thanh Mại, với bài  “Thơ văn Phan Thanh Giản chỉ là tiếng thở dài của chủ nghĩa đầu hàng” và Hoài Thanh khi đánh giá nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Ở đây, xin nói một chút về nhận định của Hoài Thanh.

Trong Truyện Kiều, nhân vật được chú ý và gây tranh cãi nhiều nhất, ngoài Thúy Kiều, chắc chắn là Từ Hải. Người khen, khen hết lời. Khen tướng mạo: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Khen bản lĩnh: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”. Khen tài hoa: “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Khen tính cách: “Đội trời đạp đất ở đời”. Khen hành động: “Nghênh ngang một cõi biên thùy”. Nhưng người chê, cũng chê hết sức gay gắt. Chê dại gái: “Bốn bể anh hùng còn dại gái / Thập thành con đĩ mắc mưu quan.” Tương truyền vua Tự Đức, khi đọc đến câu “Chọc trời quấy nước mặc dầu / Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?” đã tức giận ném cuốn sách xuống đất và dọa nếu Nguyễn Du còn sống thì sẽ căng ra đánh ba chục roi vì tội bất kính đối với hoàng đế. Hoài Thanh kể: Hồ Chí Minh có lần nói với Tố Hữu: “Từ Hải là một thằng tồi, nó không chết đứng thì rồi cũng đến chết ngồi, mà đã chết vì đầu hàng thì chết đứng hay chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 4, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 856.)

Hoài Thanh rất mê Truyện Kiều, và ở Truyện Kiều, “đặc biệt thích nhân vật Từ Hải”. Tháng 5 năm 1943, trên báo Thanh Nghị, ông viết bài ca ngợi Từ Hải: với nhân vật Từ Hải, văn thơ cổ điển của cha ông chứng tỏ “cái cốt cách tráng kiện, cái khí chất hào hùng”. Năm 1949, thời kháng chiến chống Pháp, ông tiếp tục ca ngợi Từ Hải: “Từ Hải chết không nhắm mắt, Từ Hải chết đứng… Từ Hải chết với lòng ngay thẳng của mình, vì sự hèn nhát của Hồ Tôn Hiến.” Năm 1959, sau hiệp định Geneve, ở miền Bắc, ông lại vẫn khen Từ Hải: “Từ Hải ngay thẳng cả với kẻ thù và đã chết vì sự ngay thẳng, vì thật dạ tin người.” Nhưng sau đó, dưới ảnh hưởng của đảng Cộng sản, đặc biệt của Hồ Chí Minh và Tố Hữu, ông thay đổi hẳn cách đánh giá của mình. Năm 1965, ông lại phê phán Từ Hải: “Từ Hải bị giết, vì dại dột tin người mà bị giết.”

Trong bài “Thêm một lý do để yêu Đảng”, sau khi tóm tắt các chi tiết kể trên, ông tự đánh giá:

“Như thế là từ chỗ nói Từ Hải ‘chết vì ngay thẳng, vì thật dạ tin người’ đến nói ‘vì dại dột tin người’, qua đúng hai mươi năm tham gia cách mạng tôi mới bắt đầu nhìn thấy cái chết này cần phê phán. Rõ ràng là quá chậm. Nhưng tôi vẫn chưa nhìn ra cái chính cần phê phán. Cái chính ấy, tạp chí Văn nghệ Giải phóng tháng 12 năm 1965 đã nói lên trong một bài viết về Truyện Kiều nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du: ‘Thế rồi Từ Hải chết vì phạm sai lầm của chủ nghĩa đầu hàng’.”

Rồi ông nói thêm:

“Trong điều kiện chiến đấu ác liệt ở miền Nam, các đồng chí đã nhanh chóng nhìn ra sự thật; đầu hàng là chết, và đã chết vì đầu hàng thì chết đứng, chết ngồi đều là chết nhục.” (Hoài Thanh toàn tập, tập 2, nxb Văn Học, Hà Nội, 1999, tr. 1414.)

Viết như trên, Hoài Thanh chỉ có dụng ý ca ngợi đảng Cộng sản, kẻ đã làm ông “sáng mắt sáng lòng”. Nhưng cái giá phải trả cho những cái “sáng” ấy là ông phải hy sinh nhiều thứ: thứ nhất là văn học (vì những mục tiêu chính trị); thứ hai là tài năng (khi ông trở thành một kẻ nói leo). Đó là chưa kể chuyện hy sinh nhân cách; nói như Xuân Sách: “Vị nghệ thuật nửa cuộc đời / Nửa đời còn lại vị người bề trên.”

Nhưng ở đây, tôi chỉ muốn nói đến chuyện khác:

Tại sao trước 1975, giới lãnh đạo Cộng sản ghét chủ nghĩa đầu hàng đến như vậy mà bây giờ, từ lời nói đến hành động của họ, ở đâu cũng bàng bạc một thứ chủ nghĩa đầu hàng đến thảm hại như vậy?

Trung Quốc ức hiếp họ đến mấy, họ vẫn cứ nhịn. Trung Quốc chửi: họ nhịn. Trung Quốc đánh: họ nhịn. Tàu Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam, họ cũng không dám gọi tên. Chỉ nói bâng quơ: “tàu lạ”. Tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí Việt Nam, họ cũng không dám lên tiếng; hơn nữa, còn biện hộ giùm cho Trung Quốc: vì Trung Quốc “vô tình”. Họ phân bua: Không phải họ hèn mà vì họ muốn tránh chiến tranh. Nhưng dưới mắt người dân, qua lời nói cũng như việc làm của họ, vừa đối với dân vừa đối với Trung Quốc, họ thực sự đã đầu hàng và muốn cổ vũ cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng trong quần chúng. Để đừng ai hô hào chống lại Trung Quốc cả.

Tôi gặp khá nhiều đảng viên thuộc thành phần trí thức, có người giữ một số chức vụ khá cao, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, ở miền Bắc. Mỗi lần nhắc đến các hành động xâm lấn ngang ngược của Trung Quốc và các phản ứng yếu ớt của Việt Nam, hầu như ai cũng đều nói một giọng giống nhau: “Mình là nước nhỏ và yếu mà. Làm gì được?” Người ta xem chuyện thua Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Và người ta chịu thua ngay từ đầu.

Bạn tôi có một người quen trước đây từng du học ở Úc. Học cũng chẳng đến đâu. Sau, về nước, không có một mảnh bằng nào cả. Nhưng nhờ bố làm lớn trong Trung ương đảng, anh ta nhảy lên làm giám đốc một công ty ở Hà Nội; sau đó, chuyển sang làm đại diện cho một đại công ty Việt Nam ở Bắc Kinh. Nói chuyện qua điện thoại với bạn tôi, anh ta khoe là suốt ngày đi chơi. Bạn tôi ngạc nhiên: “Mày là trưởng phòng đại diện mà sao rảnh rỗi quá vậy?” Anh ta đáp: “Thì em có biết gì đâu. Toàn bọn Tàu làm cho em cả!”. Bạn tôi lại hỏi: “Mày không sợ Tàu cướp nước mình hả?”. Anh ta cười giòn giã: “Thôi, anh ơi. Bận tâm gì đến chuyện đó. Cứ xem như mình đã mất nước rồi đi! Bọn Tàu bây giờ khác Tàu ngày xưa lắm. Ngay cả khi cướp nước mình, bọn nó cũng chả hành hạ gì dân mình đâu!” Rồi anh ta lại cười. Cười rất giòn giã.

Thoạt nghe chuyện ấy, tôi nghĩ đó chỉ là một chuyện cá biệt. Nhưng sau, nói chuyện với nhiều cán bộ từ Việt Nam sang, tôi mới biết đó là một thái độ hết sức phổ biến. Ngay trong bài giảng về Biển Đông của Đại tá Trần Đăng Thanh thuộc Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng, vào giữa tháng 12 vừa qua, cũng toát lên điều đó. Chỉ khác ở cách nói.

Tại sao có một sự thay đổi nhanh chóng và lạ lùng đến như vậy nhỉ?

Không thể không nghĩ đến chuyện Hoài Thanh kể trên. Ông đi từ sự ngưỡng mộ đến sự phê phán đối với Từ Hải, từ việc cho Từ Hải là anh hùng đến việc chê trách Từ Hải là kẻ theo chủ nghĩa đầu hàng, chỉ vì những ảnh hưởng của đảng, cụ thể là của Hồ Chí Minh, qua lời kể của Tố Hữu.

Còn bây giờ, sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa đầu hàng tại Việt Nam hiện nay là do đâu?

Hỏi cho vui vậy thôi.





Tại sao nhà nước Việt Nam sợ biểu tình?


Thái độ của nhà nước Việt Nam trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể tóm gọn vào một chữ: Sợ
Đúng. ĐỒNG CHÍ rất ĐÚNG !
Mời quý vị nghe Bài hát của một tác giã trong Nước:


TTYN - ĐÚNG, ĐỒNG CHÍ NÓI - VIỆT OAN
www.youtube.com
Published on Dec 3, 2012
Kính gửi đến quý Cô Chú Bác, Anh Chị Em một nhạc phẩm mới Đúng, Đồng Chí Nói do nhạc sỹ Việt Oan sáng tác và trình bày.
Nhạc và Lời chính Nhạc Sỹ Việt Oan viết lên với những hiện trạng mà Đất Nước Việt Nam ngày hôm nay đã đang bị những kẻ cầm quyền bán từng phần máu thịt của Tổ Tiên cho ngoại bang phương bắc là Tàu Cộng.
Kính mời Cô Chú Bác, Anh Chị Em cùng thưởng thức và chia sẻ.
TTYN.

Tổng số lượt xem trang