Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn đã bị nhà thầu Trung Quốc bỏ dở hơn 7 tháng trời - Ảnh: Nld
Phạt nhà thầu Trung Quốc đường cao tốc Nội Bài – Thăng Long
Nhà máy nhiệt điện ngắc ngoải vì nhà thầu Trung Quốc bỗng dưng bỏ cuộc chơi
Thực trạng bê bối…
Nhiều năm trở lại đây, rất nhiều các dự án xây dựng ở Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đó đều có chất lượng không đạt tiêu chuẩn hoặc chậm tiến độ, thậm chí nhiều trường hợp nhà thầu âm thầm rút quân gây thiệt hại nặng nề cho chủ đầu tư sau khi đã “ăn” gần trọn giá trị hợp đồng.
Một trong những dự án dính bê bối từ phía nhà thầu Trung Quốc là công trình xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam). Đơn vị trúng thầu gói thầu nhà máy chính của là Tổng công ty thiết bị nặng Trung Quốc. Theo hợp đồng thời gian thi công chỉ 2 năm kể từ 3/2008, song cho đến nay nhà thầu chỉ thi công được 56% khối lượng công trình. Không chỉ dừng lại ở việc chậm tiến độ, từ tháng 10/2012, hàng trăm cán bộ kỹ thuật và công nhân Trung Quốc đã rút hết về nước, công trình dừng thi công vô thời hạn.
Dự án thủy điện Dakr’tih còn “kém may mắn” hơn khi nhà thầu IWHR của Trung Quốc trúng gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ - điện chính với tổng giá trị hợp đồng trên 30 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã chậm tiến độ đến hơn một năm, tới tháng 7/2012 IWHR mới hoàn thiện được 50% khối lượng công việc và đột ngột rút chuyên gia kỹ thuật khỏi công trường. Đáng nói ở chỗ, chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng số 1 đã “kịp” thanh toán tới 85% giá trị hợp đồng cho IWHR theo thỏa thuận, còn 15% sẽ thanh toán sau khi hoàn thiện. Mặc dù vậy, IWHR vẫn bầy hầy đưa ra yêu sách phải thanh toán tiếp 10% thì mới chịu tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Trong khi đó, hàng loạt các dự án đường cao tốc trọng điểm quốc gia như đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng (QL 5B), TP HCM-Long Thành-Dầu Giây… đều có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và đều bị chậm tiến độ. Điển hình là dự án Nội Bài-Lào Cai với sự tham gia của Công ty Cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc), có những gói thầu mới chỉ thực hiện được 5% tiến độ. Thực tế cho thấy các nhà thầu thi công đều yếu kém về năng lực, phương tiện không đầy đủ, đặc biệt là năng lực tài chính của các nhà thầu đều không như công bố.
Trong khi Trung Quốc chỉ đứng cuối trong danh sách 10 quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam thì các doanh nghiệp của nước này lại xuất hiện trong hầu hết các dự án ODA, FDI. Chiếm ưu thế tuyệt đối so với các nhà thầu giàu kinh nghiệm và năng lực đến từ các quốc gia khác.
Trước đó, Tổng Công ty Xây dựng Quốc gia Trung Quốc (CSCEC) cũng gây ra hàng loạt bê bối, từ việc chậm tiến độ, bỏ công trình cho tới tai nạn lao động nghiêm trọng trong các công trình rải từ Nam ra Bắc, từ dự án nạo vét kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, xây cầu trên QL 1 tuyến Cần Thơ-Cà Mau, cho đến dựa án Melberry Lane thuộc khu đô thị Mỗ Lao (Hà Nội)… Đến nay, CSCEC cũng đã “bán xới” trên mọi “mặt trận”, để lại các công trình dở dang gây thiệt hại lớn cho các chủ đầu tư.
… từ lách luật, thông thầu
Với những hạn chế của Luật Đấu thầu hiện tại, các nhà thầu Trung Quốc dễ dàng sử dụng đủ mánh khóe để thắng thầu, mà phổ biến nhất vẫn là bỏ thầu giá rẻ. Tuy Luật Đấu thầu có quy định phải đưa ra các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật đối với vòng sơ loại, song các nhà thầu Trung Quốc vẫn có thể thuê các bên tư vấn hoăc liên danh với nhà thầu có kinh nghiệm, dễ dàng vượt qua vòng loại hồ sơ. Vào đến các vòng trong, các quy định cũng không đủ chặt chẽ, chưa phân biệt cụ thể nguồn gốc, xuất xứ của thiết bị thi công nên các chủ thầu Trung Quốc thường dành lợi thế, bỏ giá chỉ bằng phân nửa các đơn vị khác.
Trên thực tế, nến phía Việt Nam quy định chặt chẽ chủng loại chất lượng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… và có sự kiểm soát chặt chẽ thì các nhà thầu Trung Quốc có muốn lách cũng khó. Vấn đề không chỉ nằm ở phía các nhà thầu Trung Quốc mà chủ yếu, nằm ở cơ chế và những vị trí chấm thầu. Có thể thấy, phần lớn các công trình có sử dụng nhà thầu Trung Quốc đề là những dự án đầu tư công, sử dụng vốn ODA, FDI. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân đứng trước bài toán lợi nhuận và yêu cầu bảo toàn vốn đều hết sức thận trọng, hạn chế hạn chế hợp tác với nhà thầu Trung Quốc.
Ngoài ra, tình trạng chỉ định thầu cũng là cơ chế tiếp tay cho tiêu cực trong hoạt động thầu. Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, cho biết: “Mặc dù đã có Luật Đấu thầu nhưng 75% các gói thầu vẫn là chỉ định thầu, chiếm đến 45% tổng vốn đầu tư. Việc chỉ định thầu tràn lan đang là mảnh đất màu mỡ nảy sinh tiêu cực, lãng phí…”.
Xuất phát từ chỉ định thầu tràn lan với hiện tượng “đi đêm” mà các nhà thầu có năng lực thực sự không có cơ hội tham gia vào các dự án quan trọng. Điều này không chỉ làm lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước, mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động của những doanh nghiệp là nhà thầu chân chính, có năng lực thực sự.
Chừng nào Luật Đấu thầu chưa được sửa đổi, bổ sung để có những quy định chặt chẽ hơn nhằm điều chỉnh cả hành vi của bên đấu thầu lẫn chủ đầu tư theo hướng công bằng, minh bạch và phù hợp với lợi ích của quốc gia, và Luật được thực thi nghiêm túc thì khi đó chưa hy vọng hạn chế được tình trạng các nhà thầu Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho ngân sách quốc gia hiện nay.
B.L
Theo NLĐ
- Nhà thầu Trung Quốc đẽo cày giữa đường: Thiệt hại nặng nề cho các chủ đầu tư Việt Nam (Sống Mới).
Trần Hưng Thịnh - 01/04/2013 - 08:28
Nhà thầu TQ luôn thắng thầu là do họ lại quả rất đậm cho bên chấm thầu, ban quản lý dự án, chủ đầu tư. Điều này ai cũng biết. Muốn khắc phục vấn đề này phải quy trach nhiệm cụ thể cho chủ đầu tư, không có bất cứ lý do gì. Nếu chủ đầu tư là tư nhân thì làm sao có thể xảy ra tình trạng như bài báo đã nêu.
-- Phạt hành chính, buộc xuất cảnh 9 người Trung Quốc vi phạm pháp luật (LĐ).- Tạm giữ xe máy thương lái Trung Quốc nợ tiền cua (TT).
- Đề xuất được tăng dưới 1.000 đồng/lít xăng: Con dao hai lưỡi (DV).
--Biệt thự nửa triệu USD TP HCM rớt giá 50%Theo CBRE Việt Nam, trong quý 4-2012, một vài căn biệt thự tại quận Thủ Đức (TP HCM) đã rớt giá từ nửa triệu đô xuống còn 250-300 nghìn USD một căn, giảm đến 50% so với quý 3
--.Băng rôn, biểu ngữ ‘bao vây’ bất động sản -- Thanh tra Bộ Xây dựng: Làm rõ nghi án bán biệt thự gây thất thoát hàng chục tỷ đồng (DT).
- Vụ “làm hàng nhái, hành xử lối… giang hồ”: Pháp luật và sự thật đang bị thách thức! (DT).
(Dân trí) - Sau ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hoá về vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của công ty Tiến Hà, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá vào cuộc, tuy nhiên không phát hiện thấy sản phẩm vi phạm!
Đồng thời, ngày 3/12/2012, Công ty TNHH Tiến Hà cũng đã nhận được thư khuyến cáo của Công ty luật Dương và Cộng sự về việc Công ty Tiến Hà xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp đối với nhãn hiệu bánh bông lan SALIPE của Công ty TNHH NaBo, yêu cầu chấm dứt việc kinh doanh sản phẩm bánh có gắn nhãn hiệu Salite.
- Hàng tết lậu tập kết cổng chợ Đồng Xuân (Petrotimes). – Bắt khối lượng lớn quần áo, đồ chơi nhập lậu tại chợ Đồng Xuân (TP).
- Vụ “làm hàng nhái, hành xử lối… giang hồ”: Pháp luật và sự thật đang bị thách thức! (DT).
(Dân trí) - Sau ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hoá về vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của công ty Tiến Hà, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá vào cuộc, tuy nhiên không phát hiện thấy sản phẩm vi phạm!
>> Vụ “làm hàng nhái, hành xử lối… giang hồ”: UBND tỉnh yêu cầu làm rõ
>> Vụ “làm hàng nhái, hành xử lối…giang hồ”: Đã nhiều lần vi phạm
>> Vụ “làm hàng nhái, hành xử lối… giang hồ”: Vừa dởm, vừa dối!
Các sản phẩm nhái của Tiến Hà vẫn tiếp tục lưu hành ngoài thị trường, "bao bì một đường, vỏ một nơi, bánh một nẻo"
Trên rốt ráo, dưới "không thấy gì"
Dư luận đã lên tiếng và cơ quan thẩm quyền cũng đã có kết luận giám định về dấu hiệu vi phạm kiểu dáng công nghiệp của Công ty Tiến Hà đối với sản phẩm bánh bông lan mang nhãn hiệu Salite.
Có hay không sự “che chắn” cho Công ty Tiến Hà?
Song song với việc QLTT tỉnh Thanh Hóa khẳng định Công ty Tiến Hà đã ngừng sản xuất sản phẩm nhái Salite và cố tình lờ đi việc lừa dối người tiêu dùng trắng trợn của công ty này, Tiến Hà cũng có thư phúc đáp gửi tới Công ty Dương & Partners.
Trong thư, Tiến Hà dựa vào giấy phép kinh doanh do Sở KH&ĐT Thanh Hóa cấp, và các giấy tờ liên quan như Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm và Giấy chứng nhận ATVSTP do ngành y tế tỉnh này cấp để tái khẳng định việc công ty này đủ cơ sở pháp lý để sản xuất và tiêu thụ bánh bông lan nhái Salite.
Chưa dừng lại, mặc dù thừa nhận hành vi vi phạm nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm Salipe của Công ty Nabo nhưng Tiến Hà coi đó là sự vô tình, và cho biết sẽ thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm đã lưu hành trong… 3 tháng, đến 20/3/2013.
Chắp nối câu trả lời của ông Chi cục trưởng CC QLTT Thanh Hóa và bức thư trả lời của Tiến Hà, có thể thấy mùa Tết này người dân vẫn sẽ thoải mái ăn bánh nhái Salite của Tiến Hà, khi QLTT “không đi nhặt” và kẻ vi phạm sẽ “đi nhặt” những sản phẩm nhái của mình sau 3 tháng nữa!
QLTT tỉnh Thanh Hóa không bị thiệt trong câu chuyện này. Tiến Hà cũng không. Chỉ có người tiêu dùng bị thiệt, các công ty làm ăn chân chính bị thiệt. Còn pháp luật, đương nhiên đang bị thách thức.
|
Sau khi nắm bắt thông tin về vấn đề trên, ông Nguyễn Ngọc Hồi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đã có văn bản chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá làm rõ vấn đề báo Dân tríphản ánh.
Theo đó, Chi cục quản lý thị trường Thanh Hoá đã chỉ đạo Đội quản lý thị trường số 9 (Đội cơ động) trinh sát, xác minh đối với Công ty TNHH Tiến Hà. Qua báo cáo kết quả công tác trinh sát, xác minh của Đội quản lý thị trường số 9 về Công ty TNHH Tiến Hà có dấu hiệu vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Ngày 25/12, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường đã ban hành quyết định kiểm tra trong lĩnh vực thương mại đối với công ty TNHH Tiến Hà và giao cho Đội quản lý thị trường số 9 phối hợp với thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành kiểm tra.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra và xử lý của đoàn liên ngành này là sự thất vọng lớn.
Cụ thể, tại thời điểm đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại Công ty TNHH Tiến Hà, đã không phát hiện dấu hiệu sản xuất kinh doanh hàng nhái nhãn hiệu bánh bông lan, không có sản phẩm bánh bông lan mang nhãn hiệu Salite và bao bì chứa đựng sản phẩm mang nhãn hiệu Salite.
Trong đợt kiểm tra vừa qua đoàn chỉ phát hiện tại Công ty TNHH Tiến Hà 300 thùng bánh quy xốp do Việt Nam sản xuất, có nhãn hàng hóa nhưng trên nhãn hàng hóa không có tên địa chỉ cá nhân chịu trách nhiệm nên đã tịch thu số hàng hóa và phạt hành chính… 1.500.000đ.
Quản lý thị trường "không nhặt", ai sẽ "nhặt"?
Ông Trần Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa cho biết: “Sau khi nhận được thông tin báo Dân trí phản ánh, chúng tôi đã cho phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thanh kiểm tra và lập biên bản. Tuy nhiên tại thời điểm kiểm tra không phát hiện ra lô hàng nào là bánh bông lan cuộn nhái Salite mà chỉ phát hiện ra lô hàng bánh quy xốp nhãn mác không ghi rõ địa chỉ nên chỉ phạt hành chính sai phạm ở lô hàng này. Việc làm nhái bánh bông lan cuộn nhái Salite cũng được ông Trịnh Văn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Tiến Hà thừa nhận. Nhưng bên họ đã dừng sản xuất từ khi có thư khuyến cáo của Công Ty TNHH Dương&Partners”.
Về việc bánh bông lan nhái vẫn xuất hiện trên thị trường, ông Tâm cho hay: “Quản lý thị trường không đi nhặt lại những cái hàng đó mà là trách nhiệm từ phía công ty TNHH Tiến Hà, nếu bắt được sẽ tiếp tục phạt, hoặc nặng hơn sẽ chuyển cho cơ quan tố tụng hình sự truy tố”.
Tiến Hà vẫn tự phong "cúp vàng" cho mình trong sự làm ngơ của các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa
Cũng theo ông Tâm thì Chi cục quản lý thị trường chỉ thanh kiểm tra tại Công ty TNHH Tiến Hà chứ không kiểm tra ngoài thị trường và khẳng định trước đây thì có chuyện bánh bông lan nhái, nhưng đến thời điểm hiện tại đã không còn.
Tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất của phóng viên Dân trí, hiện tại trên thị trường một số huyện của tỉnh Thanh Hoá, sản phẩm bánh bông lan hiệu SALITE vẫn lưu hành. Trong đó điều đáng lưu ý nhất là bên ngoài mỗi sản phẩm bánh đều có ghi dòng chữ: “sản phẩm đạt cúp vàng danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Trong khi đó, sản phẩm của đơn vị này chưa có trong danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao. Như vậy, nhiều người tiêu dùng vẫn đang bị đánh lừa.
Anh Hồ Văn Điệp, một người dân tại Cẩm Thuỷ cho biết: “Trước tôi cũng hay mua sản phẩm bánh bông lan về dùng, nhưng cũng có mấy khi để ý đâu. Mới đây nghe thông tin, không biết thực hư thế nào, tôi có ra mua thử một hộp về đối chiếu lại thì đúng là có dấu hiệu không bình thường. Với những người tiêu dùng như chúng tôi, nếu không để ý thì rất dễ bị lừa”.
Trong khi, người đại diện của công ty Tiến Hà đã khẳng định và có thư giải trình với phía công ty luật Dương và Cộng sự, cam kết khắc phục, thu hồi sản phẩm, tiêu huỷ bao bì in ấn còn lại. Tuy nhiên về phía cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá vẫn không đề cập đến vấn đề xử lý hành vi vi phạm như bản thân ông giám đốc công ty TNHH Tiến Hà thừa nhận?
Nguyễn Thuỳ
Nạn “đầu gấu” khu công nghiệpĐã chật vật vì đồng lương ít ỏi, công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất còn khốn khổ khi phải đối mặt với nạn trấn lột, bảo kê ở khu vực làm việc, ở trọ
Công khai khuyết điểm
Hôm qua, các báo đồng loạt đăng kết luận phiên họp thứ 17 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về việc thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ, đảng viên. Bản thông báo nêu rõ tên, tuổi, chức danh, nội dung sai phạm, mức độ sai phạm cũng như hình thức kỷ luật của người bị kỷ luật.
Đẩy mạnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV)- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ việc còn tồn đọng phức tạp. Thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan Thanh tra Việt Nam - Hàn Quốc · Thanh tra Chính phủ thông báo kết quả Hội nghị Trung ương 6 · Hà Nội sẽ ...
Năm 2012, Thanh tra kiến nghị thu hồi hơn 29 nghìn tỷ đồngBáo điện tử Chính phủ
Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở…Báo Đồng Nai
Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm 528 vụ thanh tra tồn đọngNhân Dân
- Nguyễn Sĩ Dũng: 1531. Hiến pháp là một bản Khế ước xã hội (Tia sáng/ BS). – Nguyễn Quang A: 1530. Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý (Sửa đổi Hiến pháp) (LĐ/ BS). - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Sẽ tổ chức bảy phiên hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp (SGTT).
- Phỏng vấn cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: ‘Chống tham nhũng không tới sẽ bị ‘đánh trả’ (TP).
- Cái giá của công chức (TP). - Công an xác minh việc đưa nhận tiền ‘chạy công chức’ở Hà Nội (TP). - Hà Nội nỗ lực kiểm tra phát hiện 1 người chạy chức (ĐV). - Vi phạm trong thi tuyển công chức ở hà nội: Cái gốc là lương quá thấp (?) (TP).
- Dự thảo sửa Hiến pháp và bước tiến về quyền con người (VnEco). – Phải biết lắng nghe dân (ĐĐK).- Phí bảo trì đường bộ: Thu rồi vẫn vướng trăm bề (VOV). - “Thuế đường” gian nan ký! (GĐ). - Chủ xe chần chừ chưa vội đóng phí đường bộ (Infonet). - Hà Nội sắp thu phí trên Đại lộ Thăng Long (VnEco).
- Bộ trưởng Thăng thăm các ‘bóng hồng’ CSGT (VNN).
- Tội phạm tham nhũng không được đặt tiền, tài sản để thay tạm giam (DV).
- Viết tiếp bài “Công trình sai phép tại Đống Đa (Hà Nội)”: Cưỡng chế kiểu “đầu voi, đuôi chuột” (Thanh tra).-Dân Tàu sang Úc, Thu Gom Sữa Bột Nhi Đồng Đem Về TQ-
Công khai khuyết điểm
Hôm qua, các báo đồng loạt đăng kết luận phiên họp thứ 17 của Ủy ban Kiểm tra T.Ư về việc thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ, đảng viên. Bản thông báo nêu rõ tên, tuổi, chức danh, nội dung sai phạm, mức độ sai phạm cũng như hình thức kỷ luật của người bị kỷ luật.
Đẩy mạnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV)- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tập trung giải quyết dứt điểm 528 vụ việc còn tồn đọng phức tạp. Thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan Thanh tra Việt Nam - Hàn Quốc · Thanh tra Chính phủ thông báo kết quả Hội nghị Trung ương 6 · Hà Nội sẽ ...
Năm 2012, Thanh tra kiến nghị thu hồi hơn 29 nghìn tỷ đồngBáo điện tử Chính phủ
Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở…Báo Đồng Nai
Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm 528 vụ thanh tra tồn đọngNhân Dân
- Nguyễn Sĩ Dũng: 1531. Hiến pháp là một bản Khế ước xã hội (Tia sáng/ BS). – Nguyễn Quang A: 1530. Lấy ý kiến nhân dân và trưng cầu dân ý (Sửa đổi Hiến pháp) (LĐ/ BS). - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Sẽ tổ chức bảy phiên hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp (SGTT).
- Phỏng vấn cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: ‘Chống tham nhũng không tới sẽ bị ‘đánh trả’ (TP).
- Cái giá của công chức (TP). - Công an xác minh việc đưa nhận tiền ‘chạy công chức’ở Hà Nội (TP). - Hà Nội nỗ lực kiểm tra phát hiện 1 người chạy chức (ĐV). - Vi phạm trong thi tuyển công chức ở hà nội: Cái gốc là lương quá thấp (?) (TP).
- Dự thảo sửa Hiến pháp và bước tiến về quyền con người (VnEco). – Phải biết lắng nghe dân (ĐĐK).- Phí bảo trì đường bộ: Thu rồi vẫn vướng trăm bề (VOV). - “Thuế đường” gian nan ký! (GĐ). - Chủ xe chần chừ chưa vội đóng phí đường bộ (Infonet). - Hà Nội sắp thu phí trên Đại lộ Thăng Long (VnEco).
- Bộ trưởng Thăng thăm các ‘bóng hồng’ CSGT (VNN).
- Tội phạm tham nhũng không được đặt tiền, tài sản để thay tạm giam (DV).
- Viết tiếp bài “Công trình sai phép tại Đống Đa (Hà Nội)”: Cưỡng chế kiểu “đầu voi, đuôi chuột” (Thanh tra).-Dân Tàu sang Úc, Thu Gom Sữa Bột Nhi Đồng Đem Về TQ-
-
Quảng cáo trà Dr.Thanh giống từng "cen-ti-mét" với trà Trung Quốc?--Quảng cáo trà Dr.Thanh giống trà Trung Quốc đến... lạ lùng
- Cập nhật: Kỳ án “vườn mít”: Luật sư cho rằng Lê Bá Mai bị… mớm cung và dụ cung! (LĐ). – “Kỳ án” vườn mít: Viện kiểm sát đề nghị tử hình bị cáo Lê Bá Mai (TT). – Ngày thứ 2 xét xử Lê Bá Mai: Vẫn chưa thể tuyên án! (Petrotimes).- VỤ ÁN VƯỜN MÍT: Đề nghị tử hình Lê Bá Mai (NLĐ).- Điều tra viên sai, “kỳ án vườn mít” rối? (VNN). - Kỳ án vườn mít: Chứng cứ buộc tội rất mong manh (DV). - Vụ án Lê Bá Mai: Chủ trang trại cũng “bào chữa” cho bị cáo (PN). - Bị cáo Lê Bá Mai: ‘Tôi đã bị ép cung’ (VNE). - Chưa thể tuyên án vụ “kỳ án vườn mít” (HNM). - “Kỳ án” vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng (TT).
- Án hành chính: Thắng kiện như không! (PLTP).
Quảng cáo trà Dr.Thanh giống từng "cen-ti-mét" với trà Trung Quốc?--Quảng cáo trà Dr.Thanh giống trà Trung Quốc đến... lạ lùng
- Cập nhật: Kỳ án “vườn mít”: Luật sư cho rằng Lê Bá Mai bị… mớm cung và dụ cung! (LĐ). – “Kỳ án” vườn mít: Viện kiểm sát đề nghị tử hình bị cáo Lê Bá Mai (TT). – Ngày thứ 2 xét xử Lê Bá Mai: Vẫn chưa thể tuyên án! (Petrotimes).- VỤ ÁN VƯỜN MÍT: Đề nghị tử hình Lê Bá Mai (NLĐ).- Điều tra viên sai, “kỳ án vườn mít” rối? (VNN). - Kỳ án vườn mít: Chứng cứ buộc tội rất mong manh (DV). - Vụ án Lê Bá Mai: Chủ trang trại cũng “bào chữa” cho bị cáo (PN). - Bị cáo Lê Bá Mai: ‘Tôi đã bị ép cung’ (VNE). - Chưa thể tuyên án vụ “kỳ án vườn mít” (HNM). - “Kỳ án” vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng (TT).
- Án hành chính: Thắng kiện như không! (PLTP).