Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Cuộc chiến tranh lạnh mới trên không gian

-Cuộc chiến tranh lạnh mới trên không gian

SGTT.VN - Mỹ, Trung Quốc, Nga… tất cả đều đang tiến hành cuộc chạy đua trong việc chế tạo các loại vũ khí trên không gian ảo nhằm đủ sức tiêu diệt cơ sở hạ tầng của đối phương.
Mặt trận thứ tư, “không gian mạng”, đang trở thành mặt trận quan trọng nhất. 
Ngày 24.2 vừa qua, tờ New York Times đã chạy bài bình luận nổi bật với đầu đề “A New Cold War in Cyberspace…” nhằm phân tích cuộc chạy đua gay gắt hiện nay giữa các cường quốc trên lĩnh vực an ninh mạng. Bước vào năm mới 2013 này, an ninh không gian ảo đã trở thành vấn đề nóng, chẳng khác gì các chương trình không gian trong những năm 1950 và 1960.
Ông Scott Borg, Giám đốc điều hành Tổ chức nghiên cứu không gian mạng của Mỹ, tổ chức phi lợi nhuận chuyên về an ninh không gian mạng thừa nhận với hãng NBC: “Ba nước nói trên đã xây dựng được các kho vũ khí lớn, gồm virus máy tính công nghệ cao, worms, trojan horses và các loại tương tự như thế, tất cả đều nhằm tạo ra những hỏng hóc làm rối loạn hoạt động của máy tính”.
Kẻ tám lạng người nửa cânTrong diễn văn về tình trạng Liên bang đầu năm, tổng thống Barack Obama nhắc đến chiến tranh mạng như là một nguy cơ cụ thể, khi ông nói “ngày nay kẻ thù của Mỹ đang tìm cách phá hoại mạng lưới điện lực, các định chế tài chính và cả hệ thống kiểm soát không lưu của Mỹ”. Ngay sau đấy một ngày, tổng thống Obama đã ký sắc lệnh tăng cường an ninh không gian mạng và chống tin tặc.
Cũng trong ngày lễ tấn phong nói trên, đài CBS phỏng vấn bộ trưởng Leon Panetta, về những thách đố đáng kể đối với nền quốc phòng của Mỹ lúc này. Ông Panetta khẳng định ngay rằng “chiến tranh mạng sẽ là một thách đố lớn trong thời gian sắp tới”, sau đó mới tính đến những nguy cơ khác từ Iran và Bắc Triều Tiên.
Theo một báo cáo dài 74 trang do Công ty an ninh mạng Mandiant của Mỹ công bố tuần trước, đơn vị 61398 thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc là một trong nhiều đơn vị chuyên trách thực hiện các vụ săn lùng thông tin nhậy cảm. Đơn vị 61398 đã thu được hàng trăm terabyte dữ liệu từ ít nhất 141 tổ chức khắp các ngành công nghiệp trên thế giới từ năm 2006.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phủ nhận những cáo buộc nói trên của Công ty Mandiant và cho biết chính Trung Quốc là nạn nhân của các hacker, trong đó có các tin tặc đến từ Mỹ. Ông Hồng Lỗi dẫn báo cáo của Bộ Thông tin truyền thông và công nghiệp Trung Quốc cho biết chỉ riêng trong năm 2012, tin tặc đã dùng virus và các mã độc tấn công 1.400 máy tính và 38.000 website tại Trung Quốc.
“Trong các vụ tấn công này, nhiều nhất đến từ các tin tặc của Mỹ”, ông Hồng Lỗi nói. Tuy nhiên, theo các chuyên gia an ninh mạng, chính quyền Mỹ không tiến hành những cuộc tấn công với mục đích đánh cắp thông tin của các công ty Trung Quốc mà chỉ nhắm tới những chính sách quân sự của Bắc Kinh như hàng loạt kế hoạch chống lại Đài Loan hoặc Nhật Bản.
Năm 2009, chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Georgia Tkeshelashvili thuyết trình trước hội nghị của cơ quan an ninh GovSec của Mỹ tại Washington rằng người Nga vào năm 2008 đã tấn công Georgia trên bốn mặt trận: hải, lục, không quân và không gian mạng.
Cuộc tấn công mạng ở Georgia không để lại dấu vết nào của quân đội Nga, vì hacker toàn là những nhân viên dân sự được mô tả là các chuyên gia có tài năng phục vụ thiện nguyện cho xứ sở, mà thực ra họ là những chuyên viên được tuyển mộ để mở mặt trận thứ tư, mặt trận “không gian mạng”.
Không gian ảo quyết định chiến thắng
Trong khi đó, có nhiều nguồn tin cho rằng, Mỹ và Israel cũng đã sử dụng Stuxnet để làm tê liệt công đoạn tinh chế uranium của Iran. Máy ly tâm tách hạt của Iran đã chạy tán loạn không điều khiển được, khiến Iran phải ngưng công tác này một thời gian đến khi đối phó được với Stuxnet. Một viên chức Mỹ dấu tên đã xác nhận điều này với đài truyền thanh NPR.
Thử tưởng tượng một nước nào đó phóng hỏa tiễn hạt nhân lên, nhưng hỏa tiễn bị phản-lập-trình để quay ngược lại căn cứ xuất phát, hay hệ thống vệ tinh định vị GPS của Hoa Kỳ bị vô hiệu hóa vào lúc giao chiến, toàn bộ hải lục không quân đều trở thành mù lòa, các hạm đội và phi đoàn không biết mình đang bay hay đang tiến về đâu, đến tọa độ nào, vũ khí bắn ra không biết đường nào tìm đến mục tiêu bằng tọa độ địa lý…
Và không ai liên lạc được với ai khi các vệ tinh truyền tin bị hack, hệ thống chỉ huy liên lạc bị vô hiệu hóa trong thời gian quyết định, cho đến khi được phục hồi bằng các phương tiện cổ điển dự phòng thì có khi quá muộn…
Cuộc chiến trên mặt trận này ít tốn kém mà lại hiệu quả nhất 
Những độc chiêu này chắc chắn phải được các bên giữ tuyệt mật, chỉ vào lúc khai chiến mới biết mình và đối phương ai thắng ai trong những chiêu thức phù thủy “hô phong hoán vũ, thiên biến vạn hóa” ấy.
Chiến tranh trên không gian ảo là cuộc chiến tình báo quyết định chiến trường thế giới trong tương lai không xa, trong bối cảnh các bên đều có lực lượng cân bằng hay tương đương về vũ khí, chiến cụ. Nhưng chiến tranh mạng với giá trị quyết định như vậy lại là hình thái chiến tranh ít tốn kém nhất.
Vũ khí của cuộc chiến này chỉ có một thứ: đầu óc thông minh của con người, bên cạnh đó là những máy computer mà giá vài ba trăm chiếc cũng không bằng một chiến đấu cơ tối tân hay tàu ngầm loại nhỏ.
Mọi quốc gia đều thừa khả năng tiến hành cuộc chiến trên những computer ngoại hạng, mà chiến sĩ là những chuyên viên lập trình chuyên nghiệp được huấn luyện nhiều năm, có tinh thần yêu nước và trung thành tuyệt đối, còn phải được kiểm chứng bằng hệ thống an ninh cảnh giới cao nhất của quốc gia.
Chiến tranh không gian ảo là tương lai chiến tranh của loài người nhưng nó vẫn phải đi với công nghệ vũ khí tối tân, nếu không, đó cũng chỉ là những âm binh ảo vô hình.Hiện tại để đối phó, cần sự hợp tác liên ngành và liên tiểu bang để truy tìm và khởi tố các vụ đánh cắp và gián điệp trên mạng. Bởi vì, chỉ cần mất một bí mật thương mại cũng đủ thiệt hại hàng triệu hoặc hàng tỷ USD.
TRẦN HIẾU CHÂN




--Tổng thống Obama 'đấu' chong chóng Trung Quốc

TPO - Cơ quan Tư pháp Mỹ lần đầu tiên đối mặt với vấn đề xác định mức độ đe dọa an ninh quốc gia của các trạm điện gió “Made in China”. Tháng Chín năm 2012, Tổng thống Obama phủ quyết vấn đề xây dựng bốn máy phát điện gió gần một thao trường ..- Roberto Tofani – Những cuộc chiến tranh mạng tại Việt Nam (Dân Luận).
.BBC says radio broadcasts being jammed in China
LONDON (Reuters) - Radio broadcasts in English from the BBC World Service are being jammed in China, the British broadcaster said on Monday, suggesting the Chinese authorities were behind the disruption. - BBC tố bị phá sóng tại Trung Quốc (Sống mới).--- Su-27 tuần tiễu, bảo vệ Trường Sa (PN Today).- Mỹ thay đổi chính sách tái cân bằng ở châu Á-TBD? (VOV).
- Hải quân Trung Quốc có tàu chiến tàng hình (VNE).
- Tập Cận Bình “ân cần thăm hỏi” Mã Anh Cửu, mật đàm Biển Đông (GDVN).
- Philippines đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội… đối phó Trung Quốc (KT).
- Tranh chấp Trung – Nhật là ‘thùng thuốc súng’ (VNE). – Nhật hấp tấp trong thái độ cứng rắn với Trung Quốc?(VnMedia). – Nhật Bản bắt thuyền trưởng tàu hàng Đài Loan (TT).
- Hàn Quốc đưa quần đảo tranh chấp vào trường phổ thông (TT).
- Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên khỏi hộ khẩu? (VNN). – Xóa tên thường trú của người xuất cảnh quá hai năm?(TT). – “Cớ gì tôi đi nước ngoài mà ông ở nhà xóa tên tôi?” (TT). – Sửa Luật Cư trú: “Việc gì mà phải cấm?”(VnEco). – Dự luật cư trú thiên về cấm đoán (VNE).
- Đảng, Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (CP).
- Kỷ luật thôi việc cán bộ Sở GD-ĐT sử dụng bằng giả (VOV).
- Hải Phòng: Kỷ luật 15 cán bộ giao đất nông nghiệp trái quy định (NLĐ).
- Bị tố vì đòi lại tiền “mua” phiếu tín nhiệm? (NLĐ).
- Xin đừng tận thu! (NLĐ).

- Hàn Quốc nhờ Nga giúp cải thiện căng thẳng với Triều Tiên (VOV).- Trung Quốc muốn thân thiện với Đài Loan (Infonet). – Ông Tập Cận Bình nói về “thống nhất hòa bình” với Đài Loan (TT).- Trung Quốc thúc đẩy kinh tế hàng hải ở “Tam Sa” (DT).- Trung Quốc sẽ tuần tra thường xuyên ở Biển Đông (Infonet). – Trung Quốc tính cải tạo tàu hỗ trợ và máy bay hạng nặng (Sống mới).
- TS Trần Công Trục: Trung Quốc dùng chiêu “ông nói gà, bà nói vịt” (Bài 1) (Infonet). – Biển Đông: Chỉ một lỗi ngu xuẩn có thể châm ngòi chiến tranh (TP).
- Trung Quốc kêu gọi cải thiện quan hệ với Nhật Bản (VTV).
- Kỷ luật quan chức Trung Quốc đập phá tại sân bay (TT). – Trung Quốc nổi giận vì cậu ấm hư hỏng (NLĐ).


How to Improve Freedom of Speech in India

Mạc Ngôn đi dây? Mo Yan's Delicate Balancing Act (National Interest 1-3-13)

Nguoi Viet Online Mỹ quan ngại hoạt động không gian của Trung Quốc
WASHINGTON (Reuters) - Chính phủ Hoa Kỳ lo ngại khả năng ngày càng gia tăng của Trung Quốc liên quan đến việc cản trở hoạt động của các vệ tinh tình báo và quân sự tối tân nhất của Mỹ trên không gian, theo giới chức chính quyền và các chuyên gia.


Một báo cáo mật của chính phủ Mỹ đưa ra hồi cuối năm trước cho hay các vệ tinh của quân đội Mỹ có nhiệm vụ nối kết liên lạc viễn thông, cung cấp tọa độ vị trí tấn công, theo dõi hỏa tiễn địch, đang có nguy cơ bị phá hoại.
Bản báo cáo đặc biệt nói đến khả năng của Bắc Kinh nhằm cản trở hoạt động của vệ tinh ở quỹ đạo cao, đưa phần lớn các vệ tinh của Mỹ vào tầm ảnh hưởng. Trung Quốc trong thời gian qua đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm vệ tinh chống vệ tinh.
Giới chức quân sự Mỹ cho rằng các hoạt động chống vệ tinh của Trung Quốc là một phần của kế hoạch canh tân quân đội bao gồm cả việc thử nghiệm và chế tạo chiến đấu cơ tàng hình, gia tăng tấn công điện toán và tăng số lượng vệ tinh phóng lên không gian.
Sáu năm trước đây, vào ngày 11 Tháng Giêng năm 2007, Trung Quốc thành công trong việc phá hủy một vệ tinh thời tiết đã ngưng hoạt động của họ trên không gian, tạo ra hơn 10,000 mảnh vụn đe dọa các vệ tinh khác. Sau đó Trung Quốc cũng thành công trong việc gây cản trở hoạt động của vệ tinh mà không cần phải phá hủy. (V.Giang).-Mỹ quan ngại hoạt động không gian của Trung Quốc
--Tháng Mười Đỏ - mã độc mới đe dọa an ninh quốc phòng
TTO - Red October - mã độc đe dọa các tổ chức chính phủ, viện nghiên cứu khoa học, quân sự toàn cầu.

Có mức độ nguy hiểm và quy mô sánh ngang với malware Flame trước đây, Kaspersky Lab phối hợp cùng một số cơ quan an ninh mạng của Hoa Kỳ đã phát hiện mã độc Rocra hay “Red October” (Tháng Mười Đỏ), chuyên tấn công hệ thống điện toán của các tổ chức chính phủ, trung tâm nghiên cứu khoa học ở Đông Âu và khu vực Trung Á. - Ảnh: Kaspersky
Kaspersky cho biết “Red October” đã và đang đánh cắp đủ loại thông tin, dữ liệu tình báo từ các thiết bị di động, hệ thống máy tính và trang thiết bị viễn thông tại các khu vực kể trên. Hiện mã độc này vẫn chưa bị ngăn chặn.
Những dữ liệu thu thập sau đó được “Red October” gửi đến rất nhiều trung tâm xử lý đặt rải rác nhiều nơi trên thế giới, với quy mô và mức độ tinh vi có thể sánh ngang với mã độc Flame trước kia.
“Red October” có cách thức lây nhiễm và phát tán qua đường thư điện tử (email) theo cách thức spear-phishing (*), và chỉ nhằm vào “nạn nhân” là các tổ chức và cơ quan cấp chính phủ.
Một khi người dùng vô ý tải mã độc này về, ngay lập tức nó sẽ khai thác ba lỗ hổng chưa thể xác định bên trong phần mềm văn phòng Microsoft Excel và Word, từ đó quét thăm dò toàn bộ mạng điện toán nội bộ để tiếp tục tấn công những máy tính khác.
Thủ đoạn rất tinh vi
Những trung tâm xử lý thông tin sau đó sẽ thả những môđun thư viện động mang định dạng “.dll” vào các máy tính bị nhiễm độc để thực thi những tác vụ tương ứng với mục đích yêu cầu.
Tùy theo độ ưu tiên về thời gian, độ dài và mức độ phức tạp, mã độc Tháng Mười Đỏ được Kaspersky Lab ghi nhận có những hành vi sau đối với máy tính nạn nhân:
  • Đọc trộm thao tác bàn phím của người dùng. Chụp ảnh màn hình.
  • Lấy trộm thư điện tử và file đính kèm.
  • Thu thập thông tin về phần cứng và phần mềm máy tính bị nhiễm.
  • Thu thập lịch sử duyệt web trên các trình duyệt Google Chrome, Mozilla Firefox, Internet Explorer, Opera cùng mật khẩu (nếu có).
  • Lấy cắp dữ liệu từ thiết bị mạng Cisco.
(*) Spear-phishing: về cơ bản là một hình thức của cách tấn công phishing, ngoại trừ yếu tố “nạn nhân” đã được lựa chọn có chủ đích từ trước. “Phishing” là hình thức lừa đảo trực tuyến, trong đó tin tặc sẽ lừa nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân thông qua những trang web giả mạo có giao diện giống với những trang nạn nhân hay sử dụng, hoặc lừa họ truy cập những đường dẫn chứa mã độc.
 --China's space activities raising U.S. satellite security concerns
WASHINGTON (Reuters) - The United States is concerned about China's expanding ability to disrupt the most sensitive U.S. military and intelligence satellites, as Beijing pursues its expanded ambitions in space, according to multiple sources in the U.S. government and outside space experts.

- Cập nhật Java chống mã độc bắt cóc dữ liệu (TT).America Steps Back as Global Policeman
RealClearWorld--
Lasers: Asia’s Coming “Sci-Fi” Arms Race

theDiplomat.com
-U.S Ill-Prepared For Skyrocketing Cyberattacks Against Critical Infrastructure
Công ty Internet hoạt động mạnh ở Việt Nam: Territorial Rows No Obstacle To Chinese Internet Companies In Vietnam (Forbes 14-1-13) - Công ty mạng Trung Quốc phát triển ở VN (BBC). “… bất chấp bối cảnh quan hệ giữa hai nước xấu đi nhiều trong thời gian gần đây khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông … lượng người sử dụng dịch vụ của Baidu tại Việt Nam ‘vẫn tăng’.”
-Nước cờ đầu tiên của Ấn Độ trên Biển Đông
Trung Quốc điều quân tới sát Myanmar
-Trung Quốc trỗi dậy nhưng bất an
-Chủ nghĩa dân tộc thông minh kiểu Nhật
07:21 ngày 16.01.2013
SGTT.VN - Dân tộc chủ nghĩa hay chăm lo bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc? Một sắc thái lành mạnh của tinh thần dân tộc khác với chủ nghĩa bành trướng, bá quyền!

China's multipolar disorder/-aei /2012/11/

--Chiến lược chống tiếp cận phiên bản Việt Nam
(ĐVO) - Phòng vệ của Việt Nam ngoài việc mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị (VKTB) thì vấn đề quyết định nhất là xây dựng đường lối, chiến lược phòng vệ. Bởi vì có như thế mới xác định được nội dung của công tác tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng.
>> Thêm hình ảnh S-300 Việt Nam canh trời
Chống tiếp cận là chiến lược phòng thủ của một nước có bờ biển nhưng khả năng quân sự hạn chế, bị các nước có vũ khí, phương tiện hiện đại hơn đe dọa dùng vũ lực.
Chiến lược chống tiếp cận thực chất là sự kết hợp giữa các loại vũ khí tầm xa, tầm gần, các hình thức tấn công, tác chiến phi đối xứng…nhằm mục đích không cho đối phương tiếp cận gần bờ, bảo vệ khu vực biển của mình càng rộng càng tốt.
Khi một cuộc chiến tranh hiện đại, công nghệ cao luôn bắt đầu từ hướng biển với tàu ngầm, tàu nổi, tàu sân bay thì việc buộc các phương tiện đó dạt ra xa hay gây cho chúng nhiều thiệt hại là điều mà các quốc gia bị tấn công mong muốn.
Chiến lược chống tiếp cận đang phát sinh rất nhiều phiên bản và Việt Nam cũng đang xây dựng một phiên bản của riêng mình, bởi thực ra Việt Nam chưa từng và có đủ điều kiện để phòng vệ theo kiểu này.
Việt Nam là một đất nước có chiều dài và hẹp cho nên rất nhạy cảm bởi sự chia cắt chiến lược. Bởi vậy, đã qua rồi thời kỳ đón đợi giặc ở cửa sông, luồng lạch trong vùng nội thủy hay lãnh hải, chúng ta ngày nay phải tác chiến ngay ở vùng biển xa, tạo cho đất liền một không gian phòng thủ đủ rộng, một thời gian chuẩn bị đối phó kịp thời. Đó cũng chính là tư tưởng, mục tiêu của chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam.
Cơ sở để Việt Nam tiến hành thực hiện trước hết là lợi thế về địa lý.
 Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition - lực lượng chông tiếp cận hữu hiệu.
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition - lực lượng chống tiếp cận hữu hiệu.
Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.
Bờ biển Việt Nam tuy dài nhưng có nhiều núi cao nhô ra biển, có hơn 3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một điểm tựa vững chắc triển khai lực lượng. Trường Sa là quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc có vị trí chiến lược trên biển Đông…đều là những vị trí tốt để triển khai, bố trí lực lượng.
Việt Nam chủ yếu là tự vệ nên khu vực tác chiến hầu như trên không phận, hải phận và các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền nên lực lượng cơ động nhanh, vũ khí phương tiện luôn chiếm ưu thế tác chiến.
Máy bay SU-30MK2 có thể tác chiến trong khu vực phòng thủ mà không cần tiếp dầu, hoặc KILO, các loại tàu tấn công khác hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của lực lượng khác.
Thật ra, với lực lượng tác chiến hiện đại ít ỏi như Gerpad, KILO, SU-30… của Việt Nam, nếu như tác chiến ở biển xa, xa căn cứ hàng ngàn km thì chỉ một trận.
Tàu ngầm KILO thực ra so với lực lượng tàu ngầm trong khu vực không phải là hiện đại gì cho lắm, nhưng nó tỏ ra rất nguy hiểm, khó lường bởi cách bố trí, sử dụng nó.
Chẳng hạn, ở tuyến xuất phát tấn công của KILO, kể cả phục kích chống ngầm và chống tàu mặt nước thì KILO hoàn toàn chiếm ưu thế, đó là, chỉ “săn” đối phương trong khi đối phương rất khó khăn hoặc không thể “săn” lại KILO, vì muốn “săn” KILO thì buộc phải vào tầm hỏa lực của các phương tiện khác như Bastion-P.
(Tên lửa Yakhon của hệ thống này với chiến thuật “bầy sói” thì tàu khu trục hiện đại nhất như của Trung Quốc Tupe 054A (mới có 4 chiếc) thì trong khoảng cách 300km với 2 quả trúng đích là Thuyền trưởng tàu phải ôm phao cứu sinh).
Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết và sẽ có khoảng cách với thực tế, nhưng khoảng cách này phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng chúng, và, hiệu quả có khi vượt ra ngoài lý thuyết là chuyện thường xảy ra trong cách sử dụng, khai thác vũ khí của người Việt trong chiến tranh.
Như vậy khả năng “áp sát”, “đánh vỗ mặt” vào Việt Nam từ hướng biển của kẻ thù bị ngăn cản, buộc chúng phải dạt ra xa, phải tính toán lại vị trí xuất phát tấn công.
Cơ sở thứ hai là Việt Nam có một khung lực lượng tác chiến tầm xa cực mạnh, bao gồm những loại vũ khí phương tiện hiện đại có tầm bắn xa, chính xác, sức hủy diệt lớn.
Khung lực lượng tác chiến tầm xa hiện đại kết hợp với lực lượng tác chiến tầm gần uy lực mạnh, tinh nhuệ thiện chiến là lực lượng chính yếu của chiến lược chống tiếp cận.
Nhưng hoạt động hiệu quả hay không, sẽ bắt đối phương phải trả giá đắt hay không trước hết là khả năng chống trả và sống sót của đòn tác chiến điện tử áp chế phòng không của kẻ thù làm “mù và điếc” hệ thống phòng không, thông tin chỉ huy của Việt Nam để làm chủ vùng trời. Khi địch đã làm chủ vùng trời thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản.
Trong chiến tranh hiện đại, chỉ cần có một thời gian tính bằng phút là có thể thay đổi được cục diện. Bởi vậy tạo ra một không gian, thời gian để cho hệ thống phòng không đối phó, phát hiện và đánh chặn là nhiệm vụ rất hệ trọng của chiến lược chống tiếp cận.
Việt Nam đã từng đối đầu với một cuộc chiến tranh điện tử quy mô lớn do Mỹ triển khai hòng đánh sập hệ thống phòng không Việt Nam cách đây 40 năm nhưng không thể.
Ngày nay, ngoại trừ Mỹ, khó có nước nào trong khu vực có đủ năng lực để tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử, áp chế phòng không gồm áp chế mềm, áp chế cứng…như Mỹ cách đây 40 năm, trong khi Việt Nam đã thay đổi.
Các hệ thống phòng không được xây dựng dưới dạng mạng lưới, qua đó, thông tin thu thập được qua radar hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink; các tên lửa phòng không được kết nối với nhau có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó; xuất hiện pháo 37li cải tiến bắn bằng radar, quang học trong hệ thống phòng không tầm thấp khủng khiếp, hiệu quả năm xưa; xuất hiện những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động như S-300 MPU1 bắn và di chuyển… thì việc tiêu diệt một vài hệ thống radar là có thể.
Nhưng để đánh quỵ khả năng phòng không Việt Nam hòng làm chủ vùng trời của lực lượng thù địch hiện nay là không thể trong một trận, trong một tháng, trong một năm.
Vì vậy cho nên chống tiếp cận để làm chủ vùng trời và làm chủ vùng trời để chống tiếp cận là tiền đề, điều kiện của nhau.
Cuối cùng là, cách đánh sở trường của Việt Nam.
Đó là tư tưởng quân sự “nếu những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ luôn luôn khắc tinh của thói chủ quan, ngạo mạn, hiếu chiến, cậy đông, vũ khí trang bị hiện đại công nghệ cao; đó là chiến tranh du kích được phát triển lên tầm cao mới bởi vũ khí không phải như vũ khí của du kích ngày xưa; đó là…vân vân và vân vân.
Chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam xem ra rất khả thi bởi hình thành trên cơ sở xem ra cũng độc đáo và vững chắc.
  • Lê Ngọc Thống
-'Nhịn đến mức hèn là không được' -Ngư dân TQ 'bức xúc' về Biển Đông
Thế giới 24h: Cứu 18 người Việt Nam trôi dạt trên biển
VTC
(VTC News) - Hàn Quốc tậu 8 trực thăng hiện đại cho hải quân; cứu 18 người Việt Nam trôi dạt trên biển; phát hiện vật thể lạ gần Trạm vũ trụ quốc tế;… là những tin đáng chú ý trong ngày 16/1. » Thế giới 24h: Tổng thống Syria ở trên chiến hạm Nga?
Cứu 18 người Việt Nam trôi dạt trên biểnTin nhanh
Giải cứu 18 người Việt Nam trôi dạt trên biểnTiền Phong Online


Japan woos Vietnam amid shared China concerns
January 16, 2013 7:32 PM
HANOI, Vietnam (AP) - Japan's prime minister promised closer security and economic ties with Vietnam today, bolstering an alliance that shares concerns over rising Chinese territorial assertiveness in regional waters.-Is japan rearming /2013/01/


Internet activist, programmer Aaron Swartz dead at 26
(Reuters) - Internet activist and computer prodigy Aaron Swartz, who helped create an early version of the Web feed system RSS and was facing federal criminal charges in a controversial fraud case, has committed suicide at age 26, authorities said on Saturday.







Tổng số lượt xem trang