Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Người dân Dương Nội tẩm xăng đòi “đốt” chủ đầu tư để giữ đất

- – Vụ dân đòi “đốt” chủ đầu tư: Kỷ luật nhiều cán bộ (Infonet). Liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng (GMPB), vừa qua, UBND quận Hà Đông đã ra quyết định kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến sử dụng đất đai, trật tự xây dựng phường Dương Nội. Đồng thời, tiến hành xác định lại ranh giới thu hồi, kiểm đếm cây hoa màu của các hộ gia đình tái canh tác trên mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư để xem xét, tính toán đề nghị hỗ trợ.

Nhiều hộ dân có đất khu cánh đồng Giải Phướn chưa nhận tiền đền bù, tụ tập đông người
Căng thẳng tiếp diễn vụ dân đòi “đốt” chủ đầu tư dự án Lê Trọng Tấn–Geleximco
Căng thẳng cực độ ngăn thi công dự án Geleximco - Lê Trọng Tấn
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Đình Huệ - Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Hà Đông cho biết, trước những bức xúc của người dân thôn La Dương về bồi thường GPMB đã tập trung đông người, Thanh tra Chính phủ, UBND TP.HN đã lập đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện GMPB, đền bù đất trên địa bàn phường Dương Nội.
Thực hiện Kết luận số 1078/KL – TTCP, ngày 4/5/2012 của Thanh tra Chính phủ, UBND quận Hà Đông đã tiến hành rà soát, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB. Theo đó, tại Báo cáo số 14/BC – UBND, ngày 16/1, quận Hà Đông đã kiểm điểm rút kinh nghiệm 3 tổ chức và cá nhân có liên quan, xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo 4 cá nhân, trong đó Hội đồng bồi thường GPMB 2 cán bộ, UBND phường Dương Nội 2 cán bộ.
Trước đó, cũng liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn, UBND quận Hà Đông đã xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền đối với một số cán bộ lãnh đạo phường Dương Nội. Cụ thể đã xử lý kỷ luật hình thức cảnh cáo 1 cán bộ, khiển tránh 3 cán bộ và xử lý hình sự 2 cán bộ.Căn cứ theo bảng giá đền bù đất nông nghiệp của TP. Hà Nội, UBND quận Hà Đông quyết định phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Geleximco. Theo đó, bồi thường hỗ trợ đất trồng cây hàng năm là 201.600 đồng/m2. Bồi thường hỗ trợ đối với diện tích cây, hoa màu hiện có theo biên bản kiểm đếm.
Đối với hộ canh tác trên đất của các hộ khác thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ về cây, hoa màu tính chuyển đổi về hộ có đất, hộ có đất chịu trách nhiệm thanh toán cho hộ canh tác. Đối với nhà tạm, bể xây dựng, tường gạch… xây dựng trên đất nông nghiệp sẽ không được bồi thường mà chỉ hỗ trợ chi phí phá dỡ bằng 10% giá trị công trình theo quy định. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 35.000 đồng/m2, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2 và thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng đúng quy định là 3 triệu đồng/chủ sử dụng đất.
Bên cạnh đó, UBND quận Hà Đông cũng phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ di chuyển mồ mả khu vực cánh đồng Giải Phướn, Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Geleximco. Theo đó, cánh đồng Giải Phướn nằm trong quy hoạch khu B, khu đô thị mới Lê Trọng Tấn có diện tích thu hồi trên 21ha. Quá trình công tác GPMB, tổ công tác di chuyển mộ của phường Dương Nội đã phối hợp với chủ đầu tư tiến hành kiểm đếm hiện trạng số lượng mộ tại thực địa, theo biên bản thể hiện tổng số 153 ngôi mộ, trong đó có 67 ngôi mộ đất và 86 ngôi mộ xây.
Khu cánh đồng Giải Phướn còn mồ mả của người dân chưa di chuyển
Tuy nhiên, nhiều mộ đã đăng ký làm thủ tục và di chuyển về nơi quy tập tại nghĩa trang của địa phương và đến ngày tổ chức cưỡng chế 9/3/2010 khu cánh đồng Giải Phướn còn 52 ngôi mộ chưa di chuyển, gồm 6 ngôi mộ xây và 46 ngôi mộ đất.
Ông Trịnh Bá Nhân – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Đông cho biết thêm, riêng bờ ruộng to là đường nội đồng, trên bản đồ thu hồi đất không thể hiện là bãi tha ma, hiện trạng trên mặt đất chỉ có 2 ngôi mộ xây và 4 ngôi mộ đất. Trong quá trình tổ chức cưỡng chế một số hộ dân cho biết khu vực cánh đồng Giải Phướn trước đây là bãi tha ma cổ và có chôn thai nhi chết yểu bên cạnh bờ ruộng không đắp nấm. Chính vì vậy, chính quyền địa phương đã cho khoanh vùng tạm thời để lại không san ủi để kiểm tra xem xét giải quyết. Đến ngày 11/1/2013, chính quyền địa phương tiến hành quây tôn và kiểm đếm lại mồ mà thì gặp sự cản trở của người dân thôn La Dương.
Theo ông Huệ, hiện nay, một số phần tử xấu kích động người dân tụ tập khiếu kiện đông người. Quan điểm của UBND quận Hà Đông hiện nay là ngoài việc đền bù đất và hỗ trợ theo giá quy định của TP, mỗi hộ có đất trong quy hoạch dự án được hỗ trợ 10% số diện tích đất bị thu hồi.
Vì vậy, ngày 11/1, UBND quận Hà Đông đã tiến hành xác định lại ranh giới thu hồi, kiểm đếm cây hoa màu của các hộ gia đình tái canh tác trên mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư để xem xét, tính toán đề nghị hỗ trợ. Khoanh vùng các thửa đất chưa GPMB, vị trí các ngôi mộ còn tồn tại và các khu vực nghi có mộ tiếp tục thực hiện thủ tục GPMB.
Giá đất đền bù theo quy định của TP.Hà Nội
Đồng thời, những trường hợp chưa nhận tiền, Trung tâm Phát triển quỹ đất và UBND quận Hà Đông, chính quyền phường Dương Nội đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để các hộ dân chấp hành, nhận tiền tự di dời mồ mả, cây hoa màu... còn lại trong phạm vi thu hồi đất các dự án, bao gồm cả khu vực Giải Phướn.
Tiến hành chi trả tiền cho các hộ nghèo, hộ khó khăn, bổ sung hỗ trợ đất tăng giảm và các hộ chưa nhận tiền đền bù, từ ngày 16/1 đến ngày 21/1, tại UBND phường Dương Nội. Và đến ngày 22/1, tiến hành cưỡng chế cuốn chiếu từng khu vực. Riêng khu cánh đồng Giải Phướn tụ tập đông người khiếu kiện, thì đến ngày 25/1 địa phương sẽ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế, bảo vệ thi công. Những trường hợp có hành vi, cản trở chống đối đơn vị, chính quyền người thi hành công vụ sẽ kiên quyết xử lý theo pháp luật.


- Căng thẳng tiếp diễn vụ dân đòi “đốt” chủ đầu tư dự án Lê Trọng Tấn–Geleximco (Infonet).

Sáng ngày 17/1, chủ đầu tư Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn – Geleximco và chính quyền phường Dương Nội tổ chức máy móc để quây tôn, thi công dự án thì tiếp tục gặp sự cản trở quyết liệt của người dân thôn La Dương (phường Dương Nội – quận Hà Đông).



Căng thẳng cực độ ngăn thi công dự án Geleximco - Lê Trọng Tấn
Người dân Dương Nội tẩm xăng đòi “đốt” chủ đầu tư để giữ đất


Người dân trong thôn La Dương mang cả xoong nồi nấu nướng, thậm chí cả đồ đạc thờ cúng để ở khu đất bị thu hồi. Cả dãy lều bạt được dựng lên ven đường Lê Trọng Tấn để giữ đất…
Một số người dân thôn La Dương nói, chính quyền phường Dương Nội còn “treo” cả giải thưởng đến 80 triệu đồng cho hộ nào vận động được 1 hộ dân có diện tích đất khu cánh đồng Giải Phướn nhận tiền đền bù đất để làm dự án.
Trước những thông tin trái chiều, ngày 17/1, PV Infonet tìm đến trụ sở UBND phường Dương Nội để tìm hiểu cách giải quyết vụ việc của lãnh đạo đại phương nhằm chấm dứt tình trạng căng thẳng kéo dài tại khu đất Giải Phướn bị thu hồi làm dự án Khu đô thị Lê Trọng Tấn.

Sau nhiều lần đi lại, PV đã gặp ông Lã Quang Thức – Chủ tịch UBND phường Dương Nội tại phòng làm việc.

Mặc dù PV đã trình bày đầy đủ giấy tờ và đề nghị lãnh đạo phường cung cấp thông tin để giải thích cho người dân hiểu tránh khiếu kiện đông người, nhưng ông Lã Quang Thức có nhiều lời lẽ khó nghe và bất hợp tác, không cung cấp thông tin.
Thậm chí ông Thức còn lôi máy ảnh cá nhân ra để... chụp hình phóng viên, chụp giấy giới thiệu của PV đồng thời đòi thu giấy giới thiệu của PV. Sau đó còn có lời lẽ thiếu lịch sự "mời" PV ra khỏi phòng… Những hành động và lời nói khó nghe thể hiện sự “bất hợp tác” của chính quyền địa phương với báo chí.

Căng thẳng kéo dài tại khu đất thu hồi làm dự án đô thị Lê Trọng Tấn – Geleximco.
Với thiện chí đi tìm câu trả lời thuyết phục về cách giải quyết của chính quyền địa phương đối với những căng thẳng xảy ra trong việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thực hiện dự án khu đô thị Lê Trọng Tấn – Geleximco, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân cũng như chủ đầu tư, nhưng cách xử sự của chính quyền phường Dương Nội đã cho thấy phần nào cách giải quyết, ứng xử với người dân dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài, không thể tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết khiếu kiện thu hồi đất ruộng cánh đồng Giải Phướn tại dự án khu đô thị mới này.


-Căng thẳng cực độ ngăn thi công dự án Geleximco - Lê Trọng Tấn
Sáng 12/1, hàng trăm hộ dân thôn La Dương (Phường Dương Nội – quận Hà Đông – Tp. Hà Nội) tiếp tục “bủa vây” gần khu đất nông nghiệp nằm trong dự án, mang theo xăng, dọa phóng hỏa nếu dự án thi công.
Sáng ngày 21/1, nhiều hộ dân vẫn bủa vây xung quanh phần đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch dự án


-Người dân Dương Nội tẩm xăng đòi “đốt” chủ đầu tư để giữ đất
Trước diễn biến xung quanh việc thu hồi đất nông nghiệp của người dân làm dự án khu đô thị Geleximco - Lê Trọng Tấn, nhiều người dân có đất nằm trong dự án đã mua xăng trực chờ sẵn ở sát công trường, đe dọa sẽ phóng hỏa nếu chủ đầu tư thi công dự án.
Sáng ngày 12/1, PV Infonet tìm đến trụ sở UBND phường Dương Nội để tìm hiểu cách giải quyết vụ việc, một cán bộ văn phòng UBND phường cho biết lãnh đạo về quê nghỉ cuối tuần, muốn gặp phải chờ hôm khác.Gia đình bà Đỗ Thị Luyện, thôn La Dương bức xúc "nếu hôm nay chủ đầu tư, chính quyền phường Dương Nội mà đưa máy móc đồ đạc ra thi công dự án thì người dân chúng tôi sẽ tưới xăng “đốt”. Chúng tôi quyết tâm giữ lại số đất còn lại tại khu cánh đồng Giải Phướn".
Theo gia đình bà Luyện, 5 năm nay, hết dự án này, dự án nọ về đây lấy đất của người dân phường Dương Nội, dân không còn mảnh đất nào để cấy trồng, tăng gia sản xuất, nghề nghiệp cũng không có. Gia đình có 2 sào ruộng nằm trong quy hoạch dự án, cùng hơn chục ngôi mộ bị san ủi phẳng. Trong khi đó, chính quyền phường chỉ thông báo lên loa truyền thanh, không tổ chức họp hành với  người dân.
Nhiều hộ dân đốt lửa sưởi bám trụ hiện trường 
Người dân cho biết, sau khi chính quyền phường Dường Nội và chủ đầu tư tổ chức san ủi hàng trăm mồ mả của người dân, chính quyền phường mới tổ chức cho họp bàn với các hộ. Thậm chí phần diện tích lúa của bà con đang chuẩn bị thu hoạch cũng bị chính quyền phường, chủ đầu tư san lấp…
Chị Hạnh còn cho biết, chỉ có 1/3 số người dân ở khu cánh đồng này nhận tiền mà phần đông là cán bộ, đảng viên chính quyền phường Dương Nội. Người dân chúng tôi mong mỏi cơ quan, ban ngành các cấp TP. Hà Nội làm việc công tâm để trả lại công bằng cho bà con nhân dân thôn La Dương.
Người dân thay nhau ngủ tại chiếc lều, bên cạnh họ là bãi tha ma hàng trăm hài cốt bị san phẳng lẫn lộn
Chị Hạnh chỉ một ngôi mộ bị san phẳng, giờ cỏ mọc um tùm
-Người dân Dương Nội tẩm xăng đòi “đốt” chủ đầu tư để giữ đất

Ngày 11/1, chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Geleximco – Lê Trọng Tấn tổ chức tiến hành đóng cọc, quây tôn xung quanh, đổ đất dự án thì bị hàng trăm hộ dân thôn La Dương “bủa vây” tẩm xăng vào giẻ đòi “đốt” chủ đầu tư…
Theo điều tra của PV Infonet, khu đất này là một phần của dự án Lê Trọng Tấn khoảng 40ha, đang bỏ hoang cỏ mọc um tùm, nằm xen kẽ thôn La Dương (phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội). Chủ đầu tư là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Tập đoàn GELEXIMCO).
Dự án khu đô thị mới Lê Trọng Tấn - Geleximco nằm dọc hai bên đường Lê Trọng Tấn kéo dài thuộc địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông – Hà Nội, diện tích 135 ha, bao gồm nhà đa chức năng, siêu thị, sân golf, trường học, phòng khám đa khoa, khu tổ hợp thể dục, thể thao, nhà ở, biệt thự, chung cư…
Thời kỳ hoàng kim giá đất nền, nhà xây thô chuyển nhượng trên thị trường tại dự án này lên đến 80 - 100 triệu đồng/m2, tuy nhiên hiện nay toàn bộ dự án Lê Trọng Tấn – Geleximco rơi vào cảnh hoang vắng điêu tàn, những khu vực chưa xây dựng để cỏ mọc hoang vu.
Người dân cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họ
Riêng khu đất trong quy hoạch xây dựng dự án có diện tích khoảng 40ha, nằm xen khu dân cư thôn La Dương, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nên nhiều năm nay phần diện tích đất này vẫn bỏ hoang cỏ mọc um tùm.
Đến sáng ngày 11/1, chủ đầu tư và chính quyền địa phương tổ chức đóng cọc, quây tôn ranh giới dự án thì hàng trăm hộ dân mua xăng, tẩm vào giẻ để đòi đốt chủ đầu tư. Tuy nhiên, trước sự “bủa vây” và phản ứng quyết liệt của hàng trăm người dân thôn La Dương, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã rút máy móc, vật dụng… không thi công dự án nữa.
 Trao đổi với PV Infonet, bà Nguyễn Thị Hạnh – đại diện các hộ dân thôn La Dương bức xúc, khu cánh đồng cạnh thôn chúng tôi đây có nghĩa trang với hàng trăm mồ mả của người dân thôn La Dương từ nhiều đời nay, có ngôi mộ chôn cả trăm năm, có ngôi mới chỉ chôn vài 3 tháng.
Nhưng từ năm 2010, DN và chính quyền địa phương tự ý đo ranh giới, cắm mốc dự án rồi lên kế hoạch tự đền bù phần đất ruộng cho người dân chúng tôi với giá hơn 200.000 đồng/m2, hỗ trợ 30.000 đồng/m2 đào tạo nghề cho người dân và đền bù 4 triệu đồng/ngôi mộ mà không thông báo tới từng hộ dân. Cũng như không tổ chức gặp mặt, họp bàn để lấy ý kiến phản ánh của người dân trong thôn.
Đến tháng 3/2010, DN và chính quyền địa phương tổ chức cho 17 máy ủi, cưỡng chế, san phẳng toàn bộ mồ mả trong nghĩa trang của người dân La Dương. Gia đình ít thì 1, gia đình nhiều thì hàng chục mồ mả cha ông bị máy ủi san phẳng, có ngôi mộ còn lật hết bia, quan tài lộ thiên. Thậm chí có trường hợp mộ con nhà anh Thắng, vừa chôn được 3 tháng cũng bị máy ủi san phẳng… Hàng trăm hộ dân phản đối, thương khóc với cách làm không bài bản, chặt chẽ của DN, cũng như chính quyền địa phương…
Hàng trăm người dân La Dương phản đối chủ đầu tư dự án Lê Trọng Tấn
Chị Hạnh còn cho biết, nhà tôi có 12 ngôi mộ, mặc dù chính quyền đã san ủi như vậy, nhưng sau đó còn thông báo trên loa phát thanh rằng: “Các hộ dân nào có mồ mả nằm trong dự án mà chưa bị san ủi thì đến nhận tiền đền bù và di chuyển đi, còn hộ nào có mồ mả đã bị san ủi thì thôi…” – Chị Hạnh bức xúc.
Nhiều người dân ở thôn La Dương có đất ruộng nằm trong dự án chưa nhất trí nhận tiền đền bù nhiều năm qua và không đồng tình với cách làm, cách giải quyết đền bù đất một chiều của chủ đầu tư, chính quyền địa phương.
Bà Nguyễn Thị Nga có tới hơn 2 sào ruộng nằm trong quy hoạch dự án cũng chưa nhận tiền đền bù nhiều năm qua, trong đó có 1 ruộng cây cảnh bị chặt phá, san ủi. Theo bà Nga thì DN và chính quyền đền bù ruộng để làm dự án chỉ có 97 triệu đồng/sào, cả tiền hỗ trợ học nghề. Với giá đó chúng tôi không thể chấp nhận được, trong khi giá đất của chủ đầu tư bán cao tới cả 100 triệu đồng/m2.
Người dân dựng lều bạt cạnh mồ mả khỏi bị san ủi và đào trộm
Một trong những ngôi mộ bị san ủi, đắp đất tạm bợ
Dự án trên phần đất của người dân La Dương bỏ hoang để chăn bò
Trường hợp nhà cụ Nguyễn Thị Hào, gia đình liệt sỹ cũng có gần 1 sào ruộng nằm trong dự án mặc dù có thông báo trên loa truyền thanh xã nhưng cụ không nhận tiền. Theo cụ Hào thì gia đình không đồng ý DN lấy đất làm dự án, vì gia đình còn mỗi gần 1 sào ruộng đó để tăng gia sản xuất.
Mỗi người dân một ý kiến, một lý do không chấp nhận tiền đền bù đất ruộng của chủ đầu tư, nên nhiều năm qua một phần diện tích đất khoảng 40ha nằm trong dự án Lê Trọng Tấn vẫn bỏ hoang, trên đó là hàng trăm mồ mả bị san phẳng, xương cốt, tiểu sành lẫn lộn...
Chị Hạnh cho biết, mong muốn của người dân trong thôn La Dương là đề nghị chủ đầu tư, chính quyền địa phương khi thu hồi 100% đất của bà con thì phải trả lại 60% số ruộng đất đã bị thu hồi để bà con lấy tư liệu sản xuất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Đồng thời DN và chính quyền phải quy tập, giám định ADN những ngôi mộ đã bị san ủi trước kia và hỗ trợ di dời.
Chính những rắc rối trong khâu giải phóng mặt bằng giữa người dân và DN thời gian qua, nên khi chủ đầu tư có động thái thi công dự án thì đều bị cản trở của người dân địa phương.

Tiểu thương chợ Hoàn lão Bố trạch Quảng Bình phản đối chính quyền cướp chợ (báo QB/ Xuân VN). 

Báo Quảng Bình 

- Sau khi huyện Bố Trạch tiến hành đấu giá các quầy hàng tại khu vực đình chính chợ Hoàn Lão (tháng 8-2012), có 21 hộ tiểu thương đã không chấp hành hoạt động kinh doanh theo quy hoạch chợ. Việc chống đối này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nơi đây. Để chấn chỉnh tình hình, các cơ quan chức năng huyện Bố Trạch đã nhiều lần tuyên truyền vận động các hộ nói trên tuân thủ quy hoạch, nhưng vẫn không có kết quả. Ngày 3-12-2012, Ban quản lý các công trình công cộng huyện Bố Trạch đã tiến hành niêm phong 4 quầy hàng của các tiểu thương. Cùng với một số thanh niên, các tiểu thương đã chống đối và đập phá tài sản, thiệt hại hàng chục triệu đồng...

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Toàn, Trưởng ban quản lý các công trình công cộng (BQL các CTCC), cho biết: Trong tổng số 162/189 quầy hàng (tầng 1: 104/110 quầy, tầng 2: 58/79 quầy) đã hoàn thành các thủ tục đấu giá, có 21 hộ không chấp hành kinh doanh theo quy hoạch chợ bởi họ cho rằng: “huyện không ký cam kết với các cá nhân về quy hoạch các mặt hàng trong đình chợ nên khi hoàn thành thủ tục đấu giá, các quầy hàng thuộc quyền sở hữu của cá nhân, vì vậy, muốn kinh doanh mặt hàng gì là quyền của các hộ”.
Ông Toàn khẳng định, lý do này là hoàn toàn không có căn cứ, bởi từ tháng 1 đến tháng 4-2012, phương án đấu giá quyền sử dụng các quầy hàng (bao gồm phương án sử dụng quầy, thời gian, địa điểm đấu giá, giá khởi điểm, quy chế đấu giá...) được xây dựng với sự tham gia của các ban ngành liên quan và người dân. Sau các cuộc họp, một số quy định đã được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của các hộ đang tham gia kinh doanh tại khu vực đình chợ.
Các tiểu thương đập phá hàng rào bảo vệ trước các quầy hàng vi phạm ở tầng 1 chợ Hoàn Lão.
Các tiểu thương đập phá hàng rào bảo vệ trước các quầy hàng vi phạm ở tầng 1 chợ Hoàn Lão.


Trước khi tiến hành đấu giá, các văn bản liên quan gồm: phương án đấu giá, thông báo đấu giá, sơ đồ các quầy hàng, nội quy chợ... đã được niêm yết công khai để các hộ kinh doanh tham khảo. Tại điều 2, nội quy chợ Hoàn Lão đã quy định rõ: “...Những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh ở tầng 2 không được kinh doanh tại tầng 1...”.
Vì vậy, việc 21 hộ tiểu thương nói trên tiếp tục kinh doanh các mặt hàng áo quần may sẵn, bông vải sợi (là những mặt hàng chỉ được phép kinh doanh ở tầng 2) đã vi phạm nội quy hoạt động của chợ Hoàn Lão. Để thiết lập lại trật tự, bảo đảm hoạt động kinh doanh hiệu quả, BQL các CTCC huyện đã nhiều lần yêu cầu các hộ nói trên tuân thủ quy hoạch nhưng vẫn không có kết quả.
Trước tình hình đó, BQL các CTCC đã có văn bản đề nghị UBND huyện xử lý. Ngày 1-10-2012, UBND huyện Bố Trạch đã có quyết định số 3295/QĐ-CT, quyết định xử lý, thu hồi quyền sử dụng các quầy hàng đã đấu trúng của các hộ kinh doanh mặt hàng không đúng quy định tại đình chính chợ Hoàn Lão, đồng thời giao các cơ quan chức năng xây dựng phương án, bố trí lực lượng để tiến hành xử lý theo quy định. 7h ngày 3-12-2012, BQL các CTCC đã tiến hành lập hàng rào thép và niêm phong 4 quầy hàng của các hộ, gồm: Nguyễn Thị Huệ (tiểu khu 12, thị trấn Hoàn Lão), Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Xuân Khinh (đều trú tại tiểu khu 2, thị trấn Hoàn Lão). Đến 13 giờ ngày 6-12-2012, 4 tiểu thương nói trên cùng một số thanh niên đã đập phá hàng rào, gây thiệt hại 15 triệu đồng, đồng thời có những lời nói và hành động xúc phạm đến lực lượng bảo vệ. BQL các CTCC đã có văn bản báo cáo UBND huyện và Công an huyện yêu cầu xử lý vụ việc và các đối tượng.
Bà Nguyễn Thị Vinh, tiểu thương đang kinh doanh tại tầng 2 của đình chính chợ Hoàn Lão, cho biết: Việc chống đối của 21 hộ nói trên đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt kinh doanh của cả khu vực đình chợ, đặc biệt là đối với gần 60 hộ đang kinh doanh các mặt hàng bông vải sợi và áo quần may sẵn tại tầng 2 bởi 21 hộ ở chống đối ở tầng 1 vẫn tiếp tục kinh doanh các mặt hàng này trong gần 4 tháng qua. Nếu cơ quan chức năng không xử lý triệt để các hành vi vi phạm nói trên, các hộ ở tầng 2 cũng sẽ chuyển đổi mặt hàng kinh doanh bởi tình trạng ế ẩm hiện nay... Còn chị Trần Thị Mai, một tiểu thương khác, cho rằng: Trong khi 141 hộ trong khu vực đình chợ đều tuân thủ quy hoạch, thì chẳng có lý do gì để 21 hộ nói trên không chấp hành, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của toàn chợ...
Về phương án chuyển đổi mặt hàng kinh doanh, một số tiểu thương đang kinh doanh ở tầng 1, cho rằng, nếu tất cả 21 hộ đều chuyển đổi sang kinh doanh các mặt hàng điện tử, dược phẩm, giày dép, tạp hóa, bánh kẹo..., thì sẽ gây áp lực lớn bởi các hộ kinh doanh mặt hàng này ở tầng 1 hiện tại đã rất nhiều. Về phương án chuyển lên tầng 2 để kinh doanh đúng mặt hàng, các hộ vi phạm đã từng có đơn đề nghị UBND huyện hủy kết quả đấu giá các quầy hàng ở tầng 2 để tiến hành đấu giá lại!  Có thể nói, đây là yêu cầu hết sức vô lý của các hộ tiểu thương, không chỉ gây bất bình đối với 141 hộ kinh doanh đang chấp hành nội quy mà cả đối với người dân trên địa bàn.
Điều đáng nói là, để giải quyết dứt điểm tình trạng này, thời gian qua, các cơ quan chức năng huyện Bố Trạch đã tiến hành nhiều biện pháp. Trong tổng số 21 hộ chống đối, có 4 tiểu thương là người thân của một số cán bộ, đảng viên trên địa bàn. UBND huyện đã có công văn gửi cơ quan chủ quản của các cán bộ, đảng viên nói trên, đề nghị cơ quan có biện pháp phối hợp để yêu cầu các cán bộ, đảng viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc vận động người thân tuân thủ tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch gia hạn thời gian cấp đổi giấy phép đăng ký kinh doanh cho các hộ tham gia kinh doanh tại đình chính chợ Hoàn Lão để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mặt hàng đúng nội quy hoạt động của chợ.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, 21 hộ nói trên vẫn không chấp hành. Ông Phan Văn Gòn, Chủ tịch UBND huyện, khẳng định: Các hộ tham gia kinh doanh tại chợ Hoàn Lão đều phải chấp hành nội quy của chợ. 21 hộ nói trên, nếu vẫn tiếp tục kinh doanh tại tầng 1 thì phải chuyển đổi mặt hàng để phù hợp với quy hoạch. Còn nếu vẫn kinh doanh các mặt hàng cũ, thì phải chuyển lên tầng 2. Trong trường hợp các hộ quyết định chấm dứt việc kinh doanh và trả lại các quầy hàng ở tầng 1, huyện sẽ có sự cân nhắc trong việc hoàn lại phí đấu giá của các hộ. Còn đối với các cá nhân có hành vi phá hoại tài sản công cộng và xúc phạm lực lượng bảo vệ trong ngày 6-12-2012, huyện sẽ xử lý nghiêm.
Thiết nghĩ, trước những yêu cầu vô lý, quá trình vi phạm cùng những hành vi chống đối của 21 hộ nói trên, các cơ quan chức năng huyện Bố Trạch cần phải xử lý kiên quyết để lập lại trật tự của chợ Hoàn Lão, tạo điều kiện cho các tiểu thương đang kinh doanh tại đây và ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Tổng số lượt xem trang