-Sách Bên Thắng Cuộc đã chia sẻ một liên kết.
18 tháng 1
Tôi biết rõ cuộc đời anh Lưu Đình Triều tuy nhiên chỉ đưa vào sách những gì do chính anh kể. Năm 2009 khi gặp phỏng vấn anh tôi chỉ hỏi anh Triều về giai đoạn đoàn tụ và ở trong trại cải tạo. Khi kể lại câu chuyện mà tôi đưa vào cuốn Giải Phóng, anh Lưu Đình Triều đã khóc. Khi đó anh Triều không nói đó là cách mà cha anh muốn rèn anh. Không có chuyện tôi nói với anh Triều phỏng vấn để viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Cuộc phỏng vấn anh Triều được thực hiện tại báo Tuổi Trẻ hơn một năm sau khi ông Võ Văn Kiệt qua đời. Những gì tôi viết về ông Võ Văn Kiệt đã đăng nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ vào tháng 6 năm 2008 hai ngày sau khi ông Võ Văn Kiệt mất
.- Vài nhận xét nhỏ sau khi đọc bài “Không hố sâu thật sự” của Lưu Đình Triều (Phi Vũ).Có lẽ tác giả bài này đã quên hoặc cố tình quên đi một việc là anh ta có được cuộc sống và vị trí nhất định như ngày nay nhờ do vị thế của người cha trong chính quyền, một cuộc sống mà tuyệt đại đa số những ai đã bị “cải tạo” như anh không thể có được.
-Bổ sung, hồi 5h45′, thứ Hai, 21/1/2013, độc giả Đăng Quang phản hồi:
Giao ban báo chí mới đây, trên anh Đinh tặc đã chỉ thị không nói về Bên thắng cuộc nữa. Lý do, là [làm vậy như] quảng cáo không công cho Huy Đức. Quan trọng hơn, đây là cuốn sách đồ sộ về tư liệu, lần đầu tiên và khá đầy đủ, góp phần lột rõ bộ mặt của chế độ, cả trong quá khứ tàn bạo về hành xử, u mê về chủ thuyết, cho tới chuyện”đánh cắp lịch sử”. [Ở] Trên các ảnh sợ là phải! Bài anh Triều có lẽ là bài cuối của “lề phải” về cuốn BTC?
Riêng với anh Triều, xin góp với anh vài ý sau:
Cách đây khoảng 30 năm, tôi đã đọc cuốn”Nước về biển cả”của bố anh, dày cỡ 3-500 trang, in bằng giấy tốt, bìa đẹp, trong hoàn cảnh lúc đó rất khó khăn, rõ ràng có sự ưu ái, vì đó là sách ca ngợi HCM. Nay được biết ông là cán bộ tuyên huấn”gộc”, mới hiểu vì sao ban đầu ông cư xử với anh như thế. Đó là vì, gộc thế, chứ gộc nữa mà can thiệp lộ liễu cho anh, là ông bị”tổ chức ”pằng pằng” ngay. Vì không hiểu thâm ý của cụ, anh đã có lúc oán trách ”oan” ông. Thực tế, là thiếu uý VNCH, anh chỉ đi cải tạo có 2 năm, không hề bị ngược đãi, sau đó và đến nay, anh đang ở vị trí mà khối người đã cống hiến cho đảng cộng sản hơn anh nhiều, phải đứng từ xa mà nuốt nước miếng, anh chắc hết oán bố mình rồi?
Ông thân sinh anh đã can thiệp, nhưng khéo léo hơn đám tướng tá VNCH nhiều. Có như vậy ông mới tồn tại và anh mới có ngày nay, anh Triều ạ.
Cái hố sâu rõ ràng là có, nhưng vì điều kiện riêng trong đó chắc chắn có lợi thế của bố anh, mà 2 bố con anh đã lấp lại đươc. Còn hàng vạn gia đình khác, thì nó là mãi mãi không thể đầy! Không tin, anh hỏi những nạn nhân cải cách ruộng đất thôi cũng đủ biết.
Anh có cảm giác đau đớn khi Huy Đức nhắc đến bố anh, mặc dù ông lúc sống thì được ưu đãi, khi mất trong (trường hợp bình thường) được đảng lo cho tang lễ trang trọng chứ không phải chết mất xác do vượt biên, do bị tra tấn, hành hạ trong các trại cải tạo và nhà tù CS. Vậy thì, với những nạn nhân của “Giải phóng”, anh có cho rằng họ cũng có tâm trạng đau đớn tương tự anh, thậm chí còn hận thù với những gì cộng sản đã gây ra cho người thân của họ sau ngày 30-4-1975 khi nhắc đến cái chết của người thân của họ?
Theo tôi, anh nên im lặng. Vừa được tiếng là chấp hành chỉ thị, vừa đỡ bị nguyền rủa.
Về cái “HỐ SÂU”, còn cái tư tưởng chỉ đạo sắt máu, u mê cộng sản như đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại, thì chừng đó, chẳng riêng gì anh hay tờ Tuổi trẻ, mà cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ cũng chẳng làm được cho nó đầy lại như bố con anh. Sao vậy? Vì bố con anh còn có tình huyết nhục mà che chở cho nhau, ngược lại, người cộng sản nó chỉ bảo vệ cái Chủ nghĩa xã hội thôi, nó-lũ phản bội CS-làm gì có nghĩa đồng bào!
https://anhbasam.wordpress.com/2013/01/20/1563-khong-ho-sau-thuc-su/#more-90393
--Tuổi trẻ-LƯU ĐÌNH TRIỀU-Không “hố sâu thực sự”
-TT - LTS: “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc - Huy Đức).
Một số bài báo của tác giả Lưu Đình Triều đăng trên Tuổi Trẻ tháng 12-2004
“Mấy lời của tác giả” như là một hứa hẹn với người đọc về tính trung thực trong góc nhìn quá khứ. Nhiều sự kiện, nhân vật - dù nhỏ hay lớn - khi được tác giả đề cập đều trở thành những mắt xích có dụng ý kết hợp thành “chuỗi dẫn chứng khách quan”.
Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phát hành (tháng 12-2012, dưới dạng điện tử và giấy từ nước ngoài), một số ý kiến đã vạch ra những điều chưa đúng, không đầy đủ, méo mó bản chất. “Chuỗi mắt xích” dẫn chứng đã bị sứt mẻ, có đoạn bị đứt rời.
Để góp thêm cái nhìn về tính trung thực của quyển sách, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của một nhân vật được đề cập trong sách. Anh cũng là người trong cuộc mà theo ý tác giả là đã “can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.
“Xin chào thiếu úy Việt Nam cộng hòa! He he”. Bất ngờ nhận được dòng tin nhắn lạ lẫm như trêu đùa, tôi thắc mắc: chuyện gì đây và ý gì đây?”... Câu trả lời được tìm thấy sau đó, khi có một email lạ xuất hiện trong hộp thư đến. Đó là bài viết đề cập đến tôi và liên quan cả ba tôi, được trích từ quyển sách Bên thắng cuộc của Huy Đức và đặt một cái tựa riêng: Vừa cay đắng khóc.
Tôi đọc và cảm giác lúc ấy là buồn rười rượi.
Chợt nhớ cách đây vài năm, có lần Huy Đức đến tòa soạn Tuổi Trẻ gặp tôi và báo anh đang viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Anh muốn hỏi chuyện của tôi để dùng minh họa cho một số chủ trương chính sách những năm đầu mới giải phóng... Vì sao câu chuyện riêng tư nhằm “phục vụ” cho hồi ký ấy nay lại xuất hiện trong hồi ức và ghi chép của anh?
Thắc mắc đó bật lên rồi cũng chìm ngay trong cảm nhận - một cảm nhận thật sự là “vừa buồn vừa cay đắng”. Cảm nhận như vậy, đơn giản chỉ vì Huy Đức đã viết không đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai cha con và cả gia đình tôi nữa. Sự việc còn cay đắng hơn là qua đó hiện lên hình ảnh của một người cha không có tình cảm, tình người ngay với chính đứa con trai duy nhất của mình.
Huy Đức à, ba tôi mất cách đây ba mươi năm, nói theo dân gian là đã mồ yên mả đẹp rồi, thế mà...
Thật ra, những gì về trường hợp của tôi, nhất là về quan hệ cha con tôi từ buổi đầu hội ngộ cho đến khi tôi mon men vào con đường làm báo, đều đã được viết hoặc kể (trả lời phỏng vấn) tương đối đầy đủ trong một số bài viết trên Tuổi Trẻ cùng vài tờ báo, tạp chí. Gần đây, một số bài viết đó được tập hợp lại dưới tên tạm gọi là “tự truyện” trênwww.leminhquoc.vn.
Ba mẹ anh Lưu Đình Triều là cán bộ cách mạng, đi tập kết năm 1954, gửi lại anh và người chị cho bà ngoại nuôi dưỡng.
Năm 1972, khi đang học đại học luật, anh bị “tổng động viên” vào lính. Sau ngày giải phóng, gặp lại ba xong, như bao sĩ quan chế độ cũ khác, anh đi học tập cải tạo.
Trở về, anh làm nhân viên ở Sở Công nghiệp TP.HCM, Xí nghiệp Sắt tráng men. Vài năm sau đó anh dự thi vào đại học báo chí và trúng tuyển ra Hà Nội học.
Từ năm 1984 anh làm việc tại báo Tuổi Trẻ cho đến nay ở các vị trí phóng viên, trưởng ban, thư ký tòa soạn, tổng thư ký tòa soạn... Trong nghề báo, anh từng được phân công đi tác nghiệp khắp các vùng miền trong nước và cả ở nước ngoài. Anh đã xuất bản được hai tập sách Bật một que diêm (2009) và Tổ quốc không có nơi xa (2011).
TS
Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Huy Đức cũng từng ghé nhà ba má tôi ở Hà Nội, khi tôi đang ở đấy. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm thương tổn tôi cùng gia đình.
Anh viết về thời gian tôi đi “học tập cải tạo” như sau (nguyên văn): “Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên con “cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc...”.
Nếu trung thực và làm hết trách nhiệm của một nhà báo thì đoạn viết trên của Huy Đức không chỉ dừng ở đó mà phải “xử lý” đầy đủ thông tin. Như tôi từng kể trong tuần báo Thế Giới & Hội Nhập 27-4 và 4-5-2010) “lúc ấy: “Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi “bơ vơ” như thuở nào... Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi”. Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng nhằm đạt mục đích gì thì chính Huy Đức biết rõ hơn ai hết.
Đã thế, sau khi trích đoạn tôi viết về những giờ phút đầu tiên cha con gặp lại, Huy Đức tự rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột (nguyên văn): “Nhưng trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được “hố sâu ngăn cách”. Có thật sự đúng như vậy không? Ngay trong chính bài viết của tôi mà Huy Đức trích lại (Cuộc chia ly cho ngày thống nhất, kỳ II: Cuộc đoàn tụ một nửa, Tuổi Trẻ 3-12-2004), tôi đã kể rằng sau đó tôi xuống ở với ba tôi mấy ngày liền. Trong thời gian này, cha con đã nằm bên nhau tâm sự, để rồi tôi nhớ mãi lời khuyên nhủ của một người cha thương yêu và gửi gắm hi vọng vào con: Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm...
Vâng, sự trích đoạn tới đâu là quyền chủ quan của người viết, nhưng nếu trung thực và để đúng bản chất sự việc thì Huy Đức không thể “cắt cúp” theo chủ kiến của mình mà bỏ qua ý trong đoạn kết của bài viết, ghi nhận tâm trạng của tôi - một thiếu úy chế độ cũ phải đi học tập cải tạo vào lúc ấy: “Dẫu sao mặc lòng, tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắn đối mặt với thực tế khi bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn. Cái cảm giác cô đơn ấy, mãi đến hai năm sau tôi mới thật sự giũ bỏ khi ngồi quây quần vui vẻ với cả nhà, có cả Thu Hà vừa đi học ở Bulgaria trở về. Sâu xa hơn là sự đoàn tụ toàn vẹn như lời thư ba viết mà tôi đã dần cảm nhận ra sau đó và tự gọi tên theo cách của tôi: Sự đoàn tụ phần hồn. Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn. Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi”.
Huy Đức à! “Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi tin Huy Đức cũng biết điều này. Thế nhưng, với tôi (và còn ai nữa?) tại sao anh lại “va vấp” một cách đáng tiếc như thế? Và chính vì vậy, tôi phải nói với anh rằng không có hố sâu thực sự, không hề có!
18 tháng 1
Tôi biết rõ cuộc đời anh Lưu Đình Triều tuy nhiên chỉ đưa vào sách những gì do chính anh kể. Năm 2009 khi gặp phỏng vấn anh tôi chỉ hỏi anh Triều về giai đoạn đoàn tụ và ở trong trại cải tạo. Khi kể lại câu chuyện mà tôi đưa vào cuốn Giải Phóng, anh Lưu Đình Triều đã khóc. Khi đó anh Triều không nói đó là cách mà cha anh muốn rèn anh. Không có chuyện tôi nói với anh Triều phỏng vấn để viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Cuộc phỏng vấn anh Triều được thực hiện tại báo Tuổi Trẻ hơn một năm sau khi ông Võ Văn Kiệt qua đời. Những gì tôi viết về ông Võ Văn Kiệt đã đăng nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ vào tháng 6 năm 2008 hai ngày sau khi ông Võ Văn Kiệt mất
.- Vài nhận xét nhỏ sau khi đọc bài “Không hố sâu thật sự” của Lưu Đình Triều (Phi Vũ).Có lẽ tác giả bài này đã quên hoặc cố tình quên đi một việc là anh ta có được cuộc sống và vị trí nhất định như ngày nay nhờ do vị thế của người cha trong chính quyền, một cuộc sống mà tuyệt đại đa số những ai đã bị “cải tạo” như anh không thể có được.
Với tôi thì việc cưỡng bắt hàng chục ngàn người phục vụ chính quyền Miền Nam đi cải tạo là việc làm không có nhân tính và là một trong những việc làm dã man, tàn ác nhất của BTC sau khi chiến tranh chấm dứt trên đất nước Việt Nam.
Hàng động này đã hủy diệt hạnh phúc và cuộc sống đầm ấm của bao nhiêu gia đình mà đại đa phần là nạn nhân của cuộc chiến. Hơn thế nữa, gia đình của họ ở nhà bị ép buộc đi vùng “kinh tế mới” và không ít trong số này đã phải sống một cuộc sống cùng cực, không có lối thoát. Chính những việc làm này đã là một trong những động lực chính thúc đẩy họ chọn con đường rời bỏ quê hương để rồi không ít người trong số đó đã bỏ xác trên biển hay trở thành mồi ngon cho lũ cướp biển nước ngoài. Chỉ có hành động thực tế, thực chất mong muốn hòa giải dân tộc mới có thể chứng minh được NHÂN, NGHĨA của mình chứ không thể dùng biện pháp “nhồi sọ, tra tấn” bắt bất kỳ ai cũng phải chấp nhận cái ý thức hệ khác biệt đó. Đáng tiếc rằng BTC đã sử dụng tối đa biện pháp thứ hai mà không cần biết hậu quả của nó sẽ như thế nào.
Hàng động này đã hủy diệt hạnh phúc và cuộc sống đầm ấm của bao nhiêu gia đình mà đại đa phần là nạn nhân của cuộc chiến. Hơn thế nữa, gia đình của họ ở nhà bị ép buộc đi vùng “kinh tế mới” và không ít trong số này đã phải sống một cuộc sống cùng cực, không có lối thoát. Chính những việc làm này đã là một trong những động lực chính thúc đẩy họ chọn con đường rời bỏ quê hương để rồi không ít người trong số đó đã bỏ xác trên biển hay trở thành mồi ngon cho lũ cướp biển nước ngoài. Chỉ có hành động thực tế, thực chất mong muốn hòa giải dân tộc mới có thể chứng minh được NHÂN, NGHĨA của mình chứ không thể dùng biện pháp “nhồi sọ, tra tấn” bắt bất kỳ ai cũng phải chấp nhận cái ý thức hệ khác biệt đó. Đáng tiếc rằng BTC đã sử dụng tối đa biện pháp thứ hai mà không cần biết hậu quả của nó sẽ như thế nào.
Cuốn sách BTC mà Huy Đức viết có thể đúng, có thể sai và có thể có những chỗ không chính xác. Thật sự là Huy Đức chỉ viết lại những gì mà phần lớn chúng ta đều biết nhưng im lặng chấp nhận. Chính sự im lặng này đã trở thành kẻ đồng lõa để tạo điều kiện cho những kẻ đang nắm trong tay vận mệnh đất nước Việt Nam có thể làm mưa, làm gió, có thể thẳng tay vơ vét tài nguyên của Tổ Quốc, tài sản của dân nghèo chỉ vì mục đích làm giàu cho bản thân mình và vì một ý thức hệ hoang tưởng. Đất nước Việt Nam đang bị bọn cầm quyền Bắc Kinh gặm nhấm dần dần nhưng tất cả vẫn đang bị chìm trong một sự im lặng đáng sợ của những kẻ điều hành nhà nước.
Ngày 19.1.2013 là ngày kỷ niệm 39 năm, khi 74 người lính VNCH đã dũng cảm hy sinh trên quần đảo Hoàng Sa dưới làn đạn ác độc của bọn xâm lược Tầu khựa thì cũng đúng là lúc mà tại Bắc Kinh, nhà cầm quyền hai nước trịnh trọng tổ chức cái “Lễ kỷ niệm 63 năm ngày quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”. Lũ người này đã cười khẩy vào nỗi đau của cả dân tộc. Chúng ôm chân quan thầy của mình và sẵn sàng bán rẻ Tổ Quốc. Ngày 17.2, 14.3, .... và những ngày tiếp đó thì chúng sẽ còn giở những trò gì. Chúng còn muốn bắt cả dân tộc Việt Nam phải “chịu ơn” bọn xâm lược đến lúc nào? Hay đến lúc mà trên toàn cõi Việt Nam chỉ còn một mầu cờ 5 sao được nhuộm bằng máu của nhân dân Việt Nam???
20.01.2013
Phú Hòa
-Bổ sung, hồi 5h45′, thứ Hai, 21/1/2013, độc giả Đăng Quang phản hồi:
Giao ban báo chí mới đây, trên anh Đinh tặc đã chỉ thị không nói về Bên thắng cuộc nữa. Lý do, là [làm vậy như] quảng cáo không công cho Huy Đức. Quan trọng hơn, đây là cuốn sách đồ sộ về tư liệu, lần đầu tiên và khá đầy đủ, góp phần lột rõ bộ mặt của chế độ, cả trong quá khứ tàn bạo về hành xử, u mê về chủ thuyết, cho tới chuyện”đánh cắp lịch sử”. [Ở] Trên các ảnh sợ là phải! Bài anh Triều có lẽ là bài cuối của “lề phải” về cuốn BTC?
Riêng với anh Triều, xin góp với anh vài ý sau:
Cách đây khoảng 30 năm, tôi đã đọc cuốn”Nước về biển cả”của bố anh, dày cỡ 3-500 trang, in bằng giấy tốt, bìa đẹp, trong hoàn cảnh lúc đó rất khó khăn, rõ ràng có sự ưu ái, vì đó là sách ca ngợi HCM. Nay được biết ông là cán bộ tuyên huấn”gộc”, mới hiểu vì sao ban đầu ông cư xử với anh như thế. Đó là vì, gộc thế, chứ gộc nữa mà can thiệp lộ liễu cho anh, là ông bị”tổ chức ”pằng pằng” ngay. Vì không hiểu thâm ý của cụ, anh đã có lúc oán trách ”oan” ông. Thực tế, là thiếu uý VNCH, anh chỉ đi cải tạo có 2 năm, không hề bị ngược đãi, sau đó và đến nay, anh đang ở vị trí mà khối người đã cống hiến cho đảng cộng sản hơn anh nhiều, phải đứng từ xa mà nuốt nước miếng, anh chắc hết oán bố mình rồi?
Ông thân sinh anh đã can thiệp, nhưng khéo léo hơn đám tướng tá VNCH nhiều. Có như vậy ông mới tồn tại và anh mới có ngày nay, anh Triều ạ.
Cái hố sâu rõ ràng là có, nhưng vì điều kiện riêng trong đó chắc chắn có lợi thế của bố anh, mà 2 bố con anh đã lấp lại đươc. Còn hàng vạn gia đình khác, thì nó là mãi mãi không thể đầy! Không tin, anh hỏi những nạn nhân cải cách ruộng đất thôi cũng đủ biết.
Anh có cảm giác đau đớn khi Huy Đức nhắc đến bố anh, mặc dù ông lúc sống thì được ưu đãi, khi mất trong (trường hợp bình thường) được đảng lo cho tang lễ trang trọng chứ không phải chết mất xác do vượt biên, do bị tra tấn, hành hạ trong các trại cải tạo và nhà tù CS. Vậy thì, với những nạn nhân của “Giải phóng”, anh có cho rằng họ cũng có tâm trạng đau đớn tương tự anh, thậm chí còn hận thù với những gì cộng sản đã gây ra cho người thân của họ sau ngày 30-4-1975 khi nhắc đến cái chết của người thân của họ?
Theo tôi, anh nên im lặng. Vừa được tiếng là chấp hành chỉ thị, vừa đỡ bị nguyền rủa.
Về cái “HỐ SÂU”, còn cái tư tưởng chỉ đạo sắt máu, u mê cộng sản như đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại, thì chừng đó, chẳng riêng gì anh hay tờ Tuổi trẻ, mà cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ cũng chẳng làm được cho nó đầy lại như bố con anh. Sao vậy? Vì bố con anh còn có tình huyết nhục mà che chở cho nhau, ngược lại, người cộng sản nó chỉ bảo vệ cái Chủ nghĩa xã hội thôi, nó-lũ phản bội CS-làm gì có nghĩa đồng bào!
https://anhbasam.wordpress.com/2013/01/20/1563-khong-ho-sau-thuc-su/#more-90393
--Tuổi trẻ-LƯU ĐÌNH TRIỀU-Không “hố sâu thực sự”
-TT - LTS: “Không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm” (sách Bên thắng cuộc - Huy Đức).
Một số bài báo của tác giả Lưu Đình Triều đăng trên Tuổi Trẻ tháng 12-2004
“Mấy lời của tác giả” như là một hứa hẹn với người đọc về tính trung thực trong góc nhìn quá khứ. Nhiều sự kiện, nhân vật - dù nhỏ hay lớn - khi được tác giả đề cập đều trở thành những mắt xích có dụng ý kết hợp thành “chuỗi dẫn chứng khách quan”.
Thế nhưng chẳng bao lâu sau khi phát hành (tháng 12-2012, dưới dạng điện tử và giấy từ nước ngoài), một số ý kiến đã vạch ra những điều chưa đúng, không đầy đủ, méo mó bản chất. “Chuỗi mắt xích” dẫn chứng đã bị sứt mẻ, có đoạn bị đứt rời.
Để góp thêm cái nhìn về tính trung thực của quyển sách, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của một nhân vật được đề cập trong sách. Anh cũng là người trong cuộc mà theo ý tác giả là đã “can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm”.
“Xin chào thiếu úy Việt Nam cộng hòa! He he”. Bất ngờ nhận được dòng tin nhắn lạ lẫm như trêu đùa, tôi thắc mắc: chuyện gì đây và ý gì đây?”... Câu trả lời được tìm thấy sau đó, khi có một email lạ xuất hiện trong hộp thư đến. Đó là bài viết đề cập đến tôi và liên quan cả ba tôi, được trích từ quyển sách Bên thắng cuộc của Huy Đức và đặt một cái tựa riêng: Vừa cay đắng khóc.
Tôi đọc và cảm giác lúc ấy là buồn rười rượi.
Chợt nhớ cách đây vài năm, có lần Huy Đức đến tòa soạn Tuổi Trẻ gặp tôi và báo anh đang viết hồi ký cho ông Võ Văn Kiệt. Anh muốn hỏi chuyện của tôi để dùng minh họa cho một số chủ trương chính sách những năm đầu mới giải phóng... Vì sao câu chuyện riêng tư nhằm “phục vụ” cho hồi ký ấy nay lại xuất hiện trong hồi ức và ghi chép của anh?
Thắc mắc đó bật lên rồi cũng chìm ngay trong cảm nhận - một cảm nhận thật sự là “vừa buồn vừa cay đắng”. Cảm nhận như vậy, đơn giản chỉ vì Huy Đức đã viết không đầy đủ, nên làm sai lệch bản chất. Anh đã “vẽ” ra một “hố sâu thực sự” giữa hai cha con và cả gia đình tôi nữa. Sự việc còn cay đắng hơn là qua đó hiện lên hình ảnh của một người cha không có tình cảm, tình người ngay với chính đứa con trai duy nhất của mình.
Huy Đức à, ba tôi mất cách đây ba mươi năm, nói theo dân gian là đã mồ yên mả đẹp rồi, thế mà...
Thật ra, những gì về trường hợp của tôi, nhất là về quan hệ cha con tôi từ buổi đầu hội ngộ cho đến khi tôi mon men vào con đường làm báo, đều đã được viết hoặc kể (trả lời phỏng vấn) tương đối đầy đủ trong một số bài viết trên Tuổi Trẻ cùng vài tờ báo, tạp chí. Gần đây, một số bài viết đó được tập hợp lại dưới tên tạm gọi là “tự truyện” trênwww.leminhquoc.vn.
Ba mẹ anh Lưu Đình Triều là cán bộ cách mạng, đi tập kết năm 1954, gửi lại anh và người chị cho bà ngoại nuôi dưỡng.
Năm 1972, khi đang học đại học luật, anh bị “tổng động viên” vào lính. Sau ngày giải phóng, gặp lại ba xong, như bao sĩ quan chế độ cũ khác, anh đi học tập cải tạo.
Trở về, anh làm nhân viên ở Sở Công nghiệp TP.HCM, Xí nghiệp Sắt tráng men. Vài năm sau đó anh dự thi vào đại học báo chí và trúng tuyển ra Hà Nội học.
Từ năm 1984 anh làm việc tại báo Tuổi Trẻ cho đến nay ở các vị trí phóng viên, trưởng ban, thư ký tòa soạn, tổng thư ký tòa soạn... Trong nghề báo, anh từng được phân công đi tác nghiệp khắp các vùng miền trong nước và cả ở nước ngoài. Anh đã xuất bản được hai tập sách Bật một que diêm (2009) và Tổ quốc không có nơi xa (2011).
TS
Từng là đồng nghiệp với nhau lúc ở Tuổi Trẻ, Huy Đức hẳn đã nghe, đã hiểu rõ trường hợp của tôi, kể cả mối quan hệ của cha con tôi. Huy Đức cũng từng ghé nhà ba má tôi ở Hà Nội, khi tôi đang ở đấy. Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ. Vì thế đã làm cho người đọc ngộ nhận và làm thương tổn tôi cùng gia đình.
Anh viết về thời gian tôi đi “học tập cải tạo” như sau (nguyên văn): “Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên con “cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc...”.
Nếu trung thực và làm hết trách nhiệm của một nhà báo thì đoạn viết trên của Huy Đức không chỉ dừng ở đó mà phải “xử lý” đầy đủ thông tin. Như tôi từng kể trong tuần báo Thế Giới & Hội Nhập 27-4 và 4-5-2010) “lúc ấy: “Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi “bơ vơ” như thuở nào... Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi”. Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng nhằm đạt mục đích gì thì chính Huy Đức biết rõ hơn ai hết.
Đã thế, sau khi trích đoạn tôi viết về những giờ phút đầu tiên cha con gặp lại, Huy Đức tự rút ra một kết luận chắc như đinh đóng cột (nguyên văn): “Nhưng trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được “hố sâu ngăn cách”. Có thật sự đúng như vậy không? Ngay trong chính bài viết của tôi mà Huy Đức trích lại (Cuộc chia ly cho ngày thống nhất, kỳ II: Cuộc đoàn tụ một nửa, Tuổi Trẻ 3-12-2004), tôi đã kể rằng sau đó tôi xuống ở với ba tôi mấy ngày liền. Trong thời gian này, cha con đã nằm bên nhau tâm sự, để rồi tôi nhớ mãi lời khuyên nhủ của một người cha thương yêu và gửi gắm hi vọng vào con: Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm...
Vâng, sự trích đoạn tới đâu là quyền chủ quan của người viết, nhưng nếu trung thực và để đúng bản chất sự việc thì Huy Đức không thể “cắt cúp” theo chủ kiến của mình mà bỏ qua ý trong đoạn kết của bài viết, ghi nhận tâm trạng của tôi - một thiếu úy chế độ cũ phải đi học tập cải tạo vào lúc ấy: “Dẫu sao mặc lòng, tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắn đối mặt với thực tế khi bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn. Cái cảm giác cô đơn ấy, mãi đến hai năm sau tôi mới thật sự giũ bỏ khi ngồi quây quần vui vẻ với cả nhà, có cả Thu Hà vừa đi học ở Bulgaria trở về. Sâu xa hơn là sự đoàn tụ toàn vẹn như lời thư ba viết mà tôi đã dần cảm nhận ra sau đó và tự gọi tên theo cách của tôi: Sự đoàn tụ phần hồn. Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn. Vâng, tôi đã đặt được bước chân đầu tiên của mình lên dấu chân mà ba má tôi đã đi”.
Huy Đức à! “Một nửa cái bánh mì vẫn là cái bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi tin Huy Đức cũng biết điều này. Thế nhưng, với tôi (và còn ai nữa?) tại sao anh lại “va vấp” một cách đáng tiếc như thế? Và chính vì vậy, tôi phải nói với anh rằng không có hố sâu thực sự, không hề có!
-Sách Bên Thắng Cuộc đã chia sẻ một liên kết.
Tôi chia sẻ với những áp lực của anh Lưu Đình Triều. Khi ngồi với nhau có lẽ cả tôi và anh đều không lường hết tình huống này. Nhưng những gì anh ấy nói không khác với những gì tôi viết. Cũng như nhiều nhân vật khác, cuốn sách không phải là tiểu sử cá nhân của anh Triều mà chỉ kể một khoảnh khắc trong cuộc đời anh. Khi kể câu chuyện của anh tôi nói thêm là "có những người nghĩ rằng làm như thế là tốt cho con mình".
-Tâm sự của nhà báo phản ứng gay gắt "Bên thắng cuộc" (1)-Dân Việt - Trong cuộc gặp với bạn bè mới đây, nhà báo Lưu Đình Triều, công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM đã phản ứng gay gắt những chi tiết có liên quan đến mình trong cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức
Theo ông Lưu Đình Triều, tác giả Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Cũng theo ông Triều, những ngày qua, ông sống rất khổ tâm vì phải giải thích cho gia đình, cơ quan, bạn bè hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện
Cuốn sách Bên thắng cuộc có nhiều chi tiết bị nhà báo Lưu Đình Triều phản ứng gay gắt vì cắt xén, trích dẫn không đầy đủ
Ông Triều nói: “Mấy đứa em của tôi ở Hà Nội khi đọc cuốn sách này đã trách ông sao nặng lời với cha mình (nhà báo Lưu Quý Kỳ) như vậy. Nhưng sự thật tôi đã có nhiều câu nhận xét cao đẹp về cha mình, nhưng tác giả cuốn sách đã không đưa vào”.Để chứng minh những phản ứng của mình là đúng, ông Triều cho biết, cuối tháng 4.2010 ông đã trả lời phỏng báo Thế giới & Hội nhập, một ấn phẩm của báo Nông thôn Ngày nay, về cuộc đời ông trước, trong và sau 1975.
Về chi tiết liên quan đến mình trong “Bên thắng cuộc”, ông Triều nói, chính xác như tôi đã trả lời phỏng vấn TG&HN là: "…Sau này khi tôi đang học tập cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác được Trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn nhớ như in là mình đã cầm lá thư chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư vừa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi bơ vơ như thuở nào…Tôi đã xé là thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi…”
Cũng trong bài trả lời phỏng vấn TG&HN, nhà báo Lưu Đình Triều đã kể lại chuyện thi đậu vào trường báo chí Hà Nội, dù dư điểm nhưng phải chờ ý kiến của ban lãnh đạo Ban Tuyên huấn trong đó có kèm cả lời bảo lãnh của cha ông.
Được biết năm 1954, ông Lưu Quý Kỳ, nguyên vụ trường vụ báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam rời miền Nam tập kết ra Bắc. Trong thế sự rối ren ấy, ông buộc lòng để lại 2 đứa con ở miền Nam. Một trong hai người con đó là ông Lưu Đình Triều. Năm 1972, ông Triều bị bắt đi quân dịch và bị đưa vào Trường dự bị sĩ quan Thủ Đức của chính quyền Sài Gòn.
Ngày giải phóng ông đã được đoàn tụ gia đình và như bao người lính khác, sau khi học tập cải tạo trở về ông đã hòa nhập với cuộc sống mới và được cất nhắc lên đến vị trí Tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ .
Minh Đức>> Tâm sự của nhà báo phản ứng gay gắt "Bên thắng cuộc" (1)
>> Tâm sự của nhà báo phản ứng gay gắt "Bên thắng cuộc" (2)
--Dân Việt - Sau 30.4, Lưu Đình Triều được nhập học khoa báo chí trường Tuyên huấn Trung ương Đảng, sau đó anh về công tác tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM.
Phần 1. Đứa con bên kia chiến tuyến
Phần 2: Bước rẽ
Anh từng trải qua chức vụ: trưởng ban thanh niên, trưởng ban văn hóa - văn nghệ, tổng thư ký tòa soạn, anh nói, môi trường "không kỳ thị" ở báo Tuổi Trẻ đã chắp cánh cho anh hòa nhập.
Trong thời điểm xã hội còn kỳ thị với những người tham gia quân đội Sài Gòn, tại sao anh lại chọn nghề báo, một công việc được xem là sứ mệnh chính trị?
Hai ba con trong những ngày đầu sống bên nhau
- Ngay sau khi học cải tạo xong, ba tôi và tôi đã có một cuộc trò chuyện thẳng thắn. Ông hỏi tôi thích làm nghề gì, tôi trả lời: làm báo! Vì sao? "Vì từ nhỏ đến lớn con có một niềm say mê riêng đối với báo chí. Con đã từng đi xếp báo cho một sạp báo gần nhà chỉ để đổi lấy việc là được đọc nhiều loại báo miễn phí. Đi học, con cũng say mê viết báo tường, giai phẩm của trường. Con định ghi danh vào một trường báo chí của Sài Gòn, nhưng rồi không có đủ tiền đóng học phí nên phải chuyển qua học Luật. Ngay cả khi đi lính, con vẫn hay viết bài, làm thơ gửi các báo, tạp chí và cũng đôi lần được đăng…".Không ngờ ba tôi phán một câu lạnh lùng: "Con không đủ tiêu chuẩn để đi làm báo. Là sĩ quan Sài Gòn con ăn chơi nhiều (oan cho tôi quá!) giờ phải đi làm công nhân để cải tạo thêm lối sống của mình…
Vài năm sau, khi đang làm ở Xí nghiệp Sắt tráng men - ở quận 8 TP.HCM, tình cờ đọc báo thấy tuyển sinh lớp Đại học báo chí, niềm say mê cũ trong tôi trổi dậy. Nhất là khi xem qua điều kiện dự thi, tôi thấy mình có đủ các tiêu chuẩn cơ bản là tốt nghiệp trung học phổ thông, có ít nhất 3 năm biên chế, là đoàn viên ưu tú (Trong thời gian làm nhà nước tôi nỗ lực tối đa trong công việc và phong trào nên đã được kết nạp Đoàn vào năm 1978). Lúc ấy tình cờ ba tôi lại dẫn một đoàn nhà báo nước ngoài vào công tác, tôi đến gặp và thưa với ông ý định của mình. Khi ba tôi nhắc lại ý trước đây là tôi không đủ tiêu chuẩn, tôi đưa tờ báo có đăng việc tuyển sinh ra và nói rằng con đã đủ chuẩn thì ông có phần hạ giọng: tùy con, cứ nộp hồ sơ thử xem sao.
Tôi nộp hồ sơ, đi thi và trúng tuyển nhờ sự… ngây thơ về chính trị của mình lúc ấy. Dù dư điểm đậu nhưng tôi vẫn không được nhập học liền mà chờ ý kiến của lãnh đạo Ban tuyên huấn, trong đó có kèm cả lời bảo lãnh của cha tôi: Đồng ý cho học nếu đủ điểm đậu!.
Anh gặp khó khăn gì trong quá trình học và sau đó gắn với nghề báo cho đến hôm nay?
Ta đến muộn đừng lo Người vẫn đợi
Với Bác Hồ, Người thương nhất kẻ đi sau
Đó là hai câu thơ của Hải Như mà tôi đã nắn nót ghi lại và dán trên bàn học ngay kế giường ngủ của tôi trong trường. Nó đã động viên tôi rất nhiều trong những năm đầu học tập. Chỉ cần một tuần sống và học trong một ngôi trường Đảng tôi đã nhận ra sự bất lợi của mình như một lời nhận xét của bạn học mà tình cờ tôi biết được. "Một sĩ quan ngụy mà vào được trường này chắc do dựa vào vị thế của ông bố thôi". Nào ai biết chuyện tôi vào trường là một cuộc "đấu tranh" nội tâm mà tôi nghĩ rằng cũng rất cay đắng giữa một ông cha thương yêu con và một cán bộ cách mạng lâu năm muốn giữ sự nghiêm minh trong điều hành.
Tôi không thể thanh minh mà chỉ biết im lặng học và đọc thật nhiều để rồi kết quả học tập là một lời bào chữa hiệu nghiệm nhất. Theo thời gian, tôi cũng có được những người bạn học vừa chia sẻ vừa động viên những nỗ lực hòa nhập của tôi. Suốt gần 5 năm học tôi dần "bình thường hóa" được vai trò học viên của mình. Chỉ có một cú sốc cuối năm thứ hai: tôi được một số bạn đề cử vào BCH chi đoàn. Một cuộc họp sôi nổi diễn ra, mổ xẻ gốc gác của tôi và cho rằng một sĩ quan ngụy không thể nào lãnh đạo những người từng là chiến sĩ quân đội nhân dân. Giữa cuộc họp, tôi không chịu đựng được nữa, phải xin phép đi ra ngoài.
Trời mùa đông Hà Nội lạnh lẽo, tôi cứ bước đi mà không biết đi đâu và nước mắt cứ lặng lẽ chảy ra. Đến khuya tôi quay về trường và sửng sốt khi thấy một đám đông- trong đó có bí thư chi bộ kiêm chi trưởng của lớp đang đứng trước cổng trường để chờ… an ủi tôi. Lòng tôi ấm lại. Niềm tin vào sự lựa chọn mới trong tôi càng lóe sáng.
Cùng các đồng nghiệp Tuổi Trẻ ra công tác tại Trường Sa giữa mùa giông bão tháng 7.1994
Ra trường, tôi may mắn được sinh hoạt và làm việc cùng tập thểâ báo Tuổi Trẻ. Nơi mà gần như không có sự phân biệt "kỳ thị" về gốc gác. Tôi thoải mái hành nghề như bao đồng nghiệp. Tất nhiên, ở những năm 80 định kiến về người chế độ cũ vẫn còn nóng bỏng, nên thỉnh thoảng một hai sai sót trong nghiệp vụ của tôi vẫn bị đem soi rọi cùng cái "quá khứ đen" . Được cái, lần nào cũng có những người bạn - có người từng hoạt động trong chiến khu, đứng cạnh, chia sẻ, động viên tôi như đêm nào giữa trời đông Hà Nội. Do công việc, tôi được đi nhiều nơi, từ Côn Đảo đến Điện Biên Phủ, Tân Trào, Trường Sa…Tôi cũng được tiếp xúc gặp gỡ nhiều người, từ anh bộ đội trên chiến trường biên giới phía Bắc cho đến anh TNXP ở địa bàn Tây Nguyên… Chính những câu chuyện nghe được từ các địa danh lịch sử, từ những người lao động, chiến sĩ bình thường đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều trong vai trò một nhà báo.
35 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, anh nghĩ gì về "hòa hợp dân tộc"?
- Mới đây, ngày 20.4.2010, Bộ Quốc phòng và Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975- sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí Minh". Trong nhận thức của tôi, sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc có khởi nguồn từ sự hòa hợp dân tộc. Đây cũng là một truyền thống lâu đời của Việt Nam. Sau ngày giải phóng không lâu, chính nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã đề cập đến vấn đề này, khi nói "Những định kiến rồi sẽ phải qua, nếu không thì cộng đồng dân tộc làm sao liền lạc, mạnh mẽ được" (Tuổi Trẻ Cuối Tuần, 31-5-2009).
35 năm đã trôi qua! Tôi tin rằng cái hố ngăn cách giữa những người Việt một thời đứng ở hai bờ chiến tuyến đã bị san lấp khá lâu rồi. Ở thế kỷ 21 này, "hòa hợp dân tộc" mang một thông điệp mới: người dân Việt, trong lẫn ngoài nước cùng đồng lòng chung tay, góp sức để xây dựng một đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt.
Lê Minh Đức (thực hiện)
Phần 1. Đứa con bên kia chiến tuyến-Dân Việt - "Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi "bơ vơ" như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi".
LTS: Cuối tháng 4.2010, nhà báo Lưu Đình Triều, công tác tại báo Tuổi trẻ TP.HCM đã trả lời phỏng báo Thế giới & Hội nhập, một ấn phẩm của báoNông thôn Ngày nay, về cuộc đời ông trước, trong và sau 1975. Theo ông Lưu Đình Triều, trong cuốn sách "Bên thắng cuộc", tác giả Huy Đức đã cắt xén và trích dẫn không đầy đủ những lời tâm sự về cuộc đời ông. Cũng theo ông Triều, những ngày qua, ông sống rất khổ tâm vì phải giải thích cho gia đình, cơ quan, bạn bè hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện.
Báo điện tử Dân Việt đăng tải lại toàn bộ bài phỏng vấn của nhà báo Lê Minh Đức với ông Lưu Đình Triều trên báo Thế giới & Hội nhập tháng 4.2010.
*
Phần 1. Đứa con bên kia chiến tuyến
Năm 1954, ông Lưu Quý Kỳ - nguyên Vụ trưởng Vụ Báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam rời miền Nam tập kết ra Bắc. Trong thế sự rối ren lúc ấy, ông buộc lòng để lại 2 đứa con ở miền Nam và thầm mong 2 năm sau sẽ quay trở lại. Nhưng sự bội ước của chính quyền Ngụy và Mỹ đã khiến cho ngày trở về kéo dài đến 21 năm. Một trong hai người con ấy là nhà báo Lưu Đình Triều.
Cha mẹ tập kết ra Bắc để anh và một người chị ở lại miền Nam. Chuyện gì đã diễn ra sau đó cho tới ngày 30.4?
- Hai mươi mốt năm tất nhiên là nhiều chuyện. Tôi tạm gói gọn thành câu chuyện dài 7.600 ngày mồ côi. Nói mồ côi vì trong tờ khai sanh của tôi hồi ấy ghi rõ "cha chết, mẹ chết". Ngoại tôi xuống Cà Mau (khu căn cứ kháng chiến) đón hai cháu về nuôi ở Biên Hòa. Bà là một phụ nữ đơn thân, nghèo khó, chỉ chạy chợ kiếm sống qua ngày. Có thêm 2 cháu nhỏ bà càng cực nhọc, vất vả hơn. Lúc xuống miền Tây mua khô, cá... về bán. Lúc lên chợ Gò Dầu, Tây Ninh mua nhang, dầu Miên, xà bông về bỏ mối, kiếm ít tiền lời.
Những ngày ngoại đi vắng, hai chị em dựa vào sự đùm bọc của họ hàng bên ngoại cùng bà con lối xóm. Như cây hoang, cỏ dại, những năm tháng tuổi thơ của tôi cứ lần lượt trôi qua. Bạ ai chơi đó, bạ đâu ăn đấy. Bảy, tám tuổi tôi đã theo bạn bè trong xóm ra chợ "đá cá lăn dưa" (ăn cắp vặt)... Lớn hơn chút nữa đã biết lận lưng bộ bài nhỏ xíu đi đánh cắc-tê kiếm tiền ăn bánh mì, uống xirô...
Nghe sặc mùi hư hỏng như thế vì sao anh vẫn vào được đại học?
- Đúng là tôi có thể trở thành một kẻ lêu lổng bụi đời nếu như không may mắn gặp được các cô chú bên nội. Chú tôi là hiệu trưởng, cô tôi là giáo viên của trường tiểu học lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột. Cô chú đã đón hai chị em lên đấy. Một giai đoạn mới trong đời tôi thật sự mở ra từ sinh hoạt cho đến học hành. Tôi bắt đầu làm quen với việc đánh răng, ăn sáng trước khi đến trường, cũng như ủi quần áo thẳng nếp khi đến lớp. Ngoài giờ học, tôi không còn được chạy rong ngoài đường phố mà ru rú trong nhà phụ làm những việc linh tinh, rồi ôn tập bài vở, đọc truyện dưới sự chỉ dạy của cô…
Thế nhưng như cách nói của ngoại "phần số của ngoại chắc bị nặng nợ với hai đứa con...". Chỉ ba năm sau, chú tôi bị động viên vào lính, còn cô lấy chồng là công nhân ở Sài Gòn, chị em tôi lại thu xếp đồ đạc quay về Biên Hòa. Cảnh cũ, điều kiện sống như cũ, nhưng trong chúng tôi có một thay đổi lớn là sức học căn cơ hơn. Và năm 1971 tôi bước chân vào Đại học Luật. Hồi ấy ngoại tôi mừng đến chảy nước mắt. Bà có ngờ đâu niềm vui ấy rồi bị tắc nghẽn nhanh chóng.
Năm 1972, trước sự tiến công mạnh mẽ của quân giải phóng, lực lượng quân đội Sài Gòn hao tổn khá nặng. Chính quyền Thiệu tạm đóng cửa các trường đại học, hạ bớt tuổi được hoãn quân dịch của sinh viên. Tôi giờ mới nhận ra bi kịch trong chuyện làm giấy Thế vì khai sinh ngày trước. Với cái tuổi giả lớn hơn tuổi thật dù chỉ một tuổi cũng đủ buộc tôi ngưng học.
Gần gũi chan hòa với chỉ huy hải quân trong dịp ra công tác 20 ngày tại Trường Sa
Ngoại tôi lại có những đêm mất ngủ: "Ông trời sao quái ác, đẩy thằng Triều vào cảnh cầm súng chống lại cha mẹ mình?!". Loáng thoáng trong vài lần trò chuyện giữa ba bà cháu có nhắc đến chuyện trốn lính. Nhưng rồi với một chàng trai mới lớn sống không lý tưởng, không quen cân nhắc thận trọng trước những vấn đề lớn và sợ chuyện tù đày, tôi rơi vào tư tưởng yếm thế: thôi kệ, đến đâu thì đến (!).Sau một thời gian huấn luyện ở Trường sĩ quan dự bị Thủ Đức, dù cận thị gần 4 diop tôi vẫn bị tống về một sư đoàn bộ binh ở miền Tây. Đi qua những ngày nắng cháy da, những đêm mưa ẩm ướt, những cuộc hành quân vất vả chán chường mà nhiều lúc tôi chỉ mong ước khùng điên là được bị thương nặng đủ để giải ngũ, về đi học tiếp.
Sau một vài lần suýt chết, những vết thương mà tôi nhận lãnh lại chẳng khác gì những cú leo trèo, té ngã thuở nhỏ. Nhưng dẫu sao chúng cũng giúp tôi cuối năm 1974 có cớ để xin chuyển về ngay Biên Hòa chăm lo cho người giám hộ (tức ngoại) nay đã già. Để rồi vài tháng sau khi nghe tin xe tăng quân giải phóng đã về tới Long Thành, tôi vội trút bỏ bộ đồ lính, ở luôn tại nhà.
Ngày thống nhất đất nước cũng là ngày sum họp gia đình, tâm trạng của anh lúc đó như thế nào?
- Những ngày đầu sau giải phóng tôi sống trong tâm trạng hai chiều. Vừa chán nản, vừa hy vọng. Trong tôi lóe lên tia sáng cuối đường hầm là mình sắp nhìn thấy những người ruột thịt nhất của mình. Suốt hai chục năm, phải nói thật lòng là tôi thèm lắm - thèm thèm lắm - cái tiếng gọi "ba ơi, má ơi" và luôn nặng trĩu mặc cảm về cách nói của một số người: cái thằng không cha không mẹ!
Khoảng một tuần sau giải phóng, tôi "liều mạng" chạy xuống Sài Gòn, lân la dò hỏi về ba tôi, nhà báo Lưu Quý Kỳ… Nhưng cũng có những lúc tôi hoang mang lo sợ mình là thiếu úy ngụy nên có khi sẽ trở thành đứa con bị chối bỏ trong mắt ba má tô i- những người cách mạng lâu năm.
Có một chiều, tôi cùng những bạn học cũ, đứa là viên chức, đứa là lính gom tiền lại mua bia về nhậu lần cuối. Cái cách tuyên truyền của chế độ cũ khiến tất cả chúng tôi đã ngoài tuổi 20 rồi mà vẫn cả tin rằng với chính quyền mới sẽ không có vui chơi, giải trí gì cả, nói chi đến chuyện bia bọt. Trong cuộc nhậu thực tế không là lần cuối đó, cả đám thay nhau hé lộ những tin đồn quái chiêu đủ dạng. Nghe cho đã, để rồi kết thúc, cả đám chia tay nhau với lời từ biệt bi thương "mai rồi đời mình sẽ tiêu".
Mười lăm ngày sau khi đất nước thống nhất, một chiếc Commăngca đổ kịch trước đầu hẻm nhà ngoại. Tôi đã chạy đến cầm lấy cánh tay ba, mân mê, nhưng không dám ôm lấy ông và cũng chẳng tiếng "ba ơi" nào bật ra trong nước mắt như bao lần tôi đã nằm tưởng tượng .
Lúc đó, trong tôi mặc cảm và nỗi lo sợ đang trào dâng, lấn át cả niềm vui, hạnh phúc của sự hội ngộ…
Cha, mẹ của anh đã nói gì khi biết anh tham gia vào quân đội Sài Gòn?
- Lúc đầu, ba tôi chẳng hề chạm tới khối đá lý lịch đang nặng trĩu trong tôi. Để rồi, có một tối, khi ba cha con đang trò chuyện chơi, bất chợt ba hỏi tôi là đeo lon thiếu úy từ khi nào? Trước đó hai chị em có biết ba má là dân cách mạng nòi không? Khi nghe tôi trả lời có lần đọc được bài viết của một nữ ký giả Ý có nhắc đến ba ở Hà Nội, ba hỏi gặng, đã biết vậy mà sao con vẫn cầm súng chống lại ba má?
Sau khi nghe tôi nói đã từng bàn với ngoại chuyện trốn lính mà cũng chẳng biết trốn nơi nào cho chắc ăn, không bị bắt, ba thở dài một cái và hé lộ rằng lúc Đà Nẵng vừa được giải phóng, ba vào, gặp chú Dũng - em út của ba, chú kể chuyện tôi là sĩ quan ngụy, ba đau lòng lắm. Về Hà Nội ba giấu má mấy ngày rồi mới nói thiệt. Má tôi khóc suốt cả tuần... Ông kết thúc câu chuyện bằng lời dặn dò: "Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm".
Sau này khi tôi đang học cải tạo, ba tôi vào Sài Gòn công tác, được trưởng trại mời lên bàn chuyện bảo lãnh. Ông từ chối và muốn rằng tôi có thời gian học tập, rèn luyện như những người khác. Ông cũng từ chối sự ưu ái được thăm con không theo quy định mà chỉ viết một lá thư nhờ chuyển. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in là mình đã cầm lá thư, chạy ra vườn rau, lặng lẽ vừa đọc thư, vùa khóc. Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi "bơ vơ" như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi.
Đâu là bước rẽ quan trọng để anh hòa nhập với chế độ mới?
- Với tôi, 30.4.1975 là ngày đổi đời. Một bước ngoặt lớn mở ra về quan hệ gia đình, về sự nghiệp. Hai mươi hai tuổi, coi như tôi đặt lại bước chân vào đời lần 2.
Nghĩ về một bước rẽ quan trọng nhất, thật tình tôi có sự băn khoăn trong xác định. Ba tuần sau ngày giải phóng, một mình lặng lẽ tôi xách túi đến nơi tập trung cải tạo với với bao dấu chấm hỏi về tương lai. Dẫu sao mặc lòng, lúc ấy, tôi tự nhủ mình cần phải thẳng thắn đối mặt với thực tế khi bước vào khúc quanh của đời mình dù có bằng bước chân cô đơn.
Những ngày tháng học cải tạo, là thời gian giúp tôi có nhận thức đúng đắn hơn về đất nước, về cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, về những điều sai trái tôi đã làm - dù là bị ép buộc. Trong trại, tôi có điều kiện hiểu thêm về những người cộng sản, thông qua một anh quản giáo tên Lợi. Có những tối, anh xuống lán của tôi ngồi tâm sự nhiều về đời anh, từ chuyện học hành cho đến chuyện yêu đương… Anh cũng mạnh dạn bảo lãnh cho tôi được ra khỏi trại để gặp em gái tôi từ Hà Nội vào thăm.
Những giọt nước mắt chia sẻ của anh khi nhìn thấy hai anh em tôi ôm nhau khóc ròng trong lần đầu trùng phùng, đã đeo bám dai dẳng trong đầu tôi. Cả chục năm sau đó, tôi vẫn nhớ và viết về nhân vật này, một bộ đội trẻ, đảng viên, người giúp tôi có cái nhìn đầy đủ hơn về tình người.
Chuyện vừa học cải tạo ra, xin đi làm để rồi trở thành người biên chế của nhà nước cũng là một ngã rẽ quan trọng. Rồi chuyện tôi thi đậu vào lớp đại học báo chí của trường Tuyên huấn T.Ư cũng là một bước rẽ quan trọng không kém.
>> Phần 2: Bước rẽ
>> "Bên thắng cuộc" của Huy Đức: Cái nhìn thiên kiến về lịch sử