Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Người thắng, kẻ thua; TQ hưởng lợi

-Qua việc BBC đăng lại bài phỏng vấn bà Bình, đưa lên bài của ông Hiển, ông DTQ , cho thấy xu hướng cố gắng khơi lại việc khẳng định Mỹ xâm lược, mà lờ đi vấn đề ý thức hệ. (ông Cầm đã khẳng định câu nói của ông Duẩn tại Tuần Việt nam Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!" Phải nói là VN đang ở thế kẹt, khơi lại tinh thần dân tộc trước họa xâm lăng thì vướng 4 chữ vàng? ông Hiển cố tình không công nhận chính quyền VNCH ??? cũng chỉ là nói lấy được- Bây giờ là ván bài ngoại giao của VN ...toan tính gì đây ?
Lê Đức Thọ và Henry Kissinger
Hai nhân vật chính của hòa đàm: Lê Đức Thọ và Henry Kissinger


-Tuần Việt nam ,Ngày nay, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội là trào lưu nổi trội. Còn ý chí tự cường, đoàn kết quốc gia và đồng thuận xã hội là cội nguồn sức mạnh của mỗi nước. Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phải kết hợp được nhuần nhuyễn các trào lưu phổ quát ấy.

LTS: Nhân 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2013), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã phát biểu như trên với nhóm phóng viên Tuần Việt Nam về quan điểm lịch sử khi đánh giá ý nghĩa của Hiệp định và về những kinh nghiệm trong quan hệ với các cường quốc tại hòa đàm Paris. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Lùi lại 40 năm sau sự kiện chấn động thế giới, giờ đây các nhà nghiên cứu quốc tế, từ nhiều góc nhìn khác nhau, nhận xét Hiệp định Paris về Việt Nam 1973 như một "tao đoạn kỳ lạ" (strange interlude), một "cự ly an toàn" (decent interval) trong cuộc chiến. Xin ông bình luận?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm: Nhận xét Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam như một "strange interlude" là muốn nói tới "thời gian giải lao" giữa hai trận đánh. Trên thực tế, các hoạt động quân sự và ngoại giao đâu có dừng lại trong thời đoạn từ lúc ký Hiệp định cho đến khi tổng tấn công và nội dậy!
Còn "cự ly an toàn" là muốn nói về ý đồ của Nixon vừa muốn tái cử, vừa muốn giữ Thiệu. Tuy nhiên, do chủ trương tràn ngập lãnh thổ của Sài Gòn, nên cơ hội hòa hợp dân tộc bị bỏ lỡ.
Nhưng vượt lên các thuật ngữ ấy là vấn đề triết lý lịch sử, nhất là khi chúng ta đã qua một thời gian khá dài, lùi lại 40 năm như phóng viên vừa nói.  Về phương pháp luận, phải biết dựa vào những dữ kiện có thật, chứ không thể chỉ dựa vào cảm quan của người viết
Có thể có chút phóng đại, nhưng tôi chia sẻ với nhận xét, có một lịch sử như nó diễn ra và một lịch sử như nhà sử học viết ra...
Tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt.... nếu ta không biết cách chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán! Ảnh Lê Anh Dũng.
Phương án đấu tranh ngoại giao
Hiệp định Paris về Việt Nam, ngay như tên gọi đã có phần thiếu chính xác, một "misnomer" (gọi sai!). Tiếng là Hiệp định hòa bình năm 1973, nhưng trên thực tế, mãi tới ngày cuối cùng của tháng 4/1975, hòa bình thực sự mới được vãn hồi, nhưng nền hòa bình ấy được lập lại không theo cách mà các điều khoản của Hiệp định quy định. Ông bình luận như thế nào về nhận định này của GS Kolko, tác giả một trong những cuốn sách "best seller" về sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta, cuốn "Giải phẫu một cuộc chiến"?
Tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt, tư duy "một mất một còn" vẫn nổi trội trong các mối bang giao. Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết cách chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán!

Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói.

er"! Hiệp định là phương án đấu tranh ngoại giao để đi đến thực sự kết thúc chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Và như mọi dự án chính trị trong lịch sử, đó là sự thỏa hiệp giữa các bên tham gia cuộc đàm phán ma-ra-tông. Phương án này phản ánh so sánh thế và lực giữa các bên, phản ánh các tình huống trong cuộc chiến vào thời điểm các bên quyết định ký kết để chấm dứt một giai đoạn, phục vụ cho ý đồ chính trị, quân sự của giai đoạn tiếp theo.
Một trong những điểm mấu chốt là ý đồ của các bên không giống nhau, thậm chí còn đối nghịch nhau. Cả bốn bên đều ý thức rõ điều này khi chấp thuận đặt bút ký. Vì vậy mới có định nghĩa kinh điển "ngoại giao là nghệ thuật của những điều không thể".
Việc lập lại hòa bình đã không diễn ra như các điều khoản của Hiệp định không hề giảm giá trị đích thực của Hiệp định, bởi vì lịch sử không bao giờ đứng yên. Lịch sử như một tiến trình và khi tiến trình ấy vận động thì nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất cứ ai, mà tùy thuộc vào diễn tiến khách quan của nhiều nhân tố. Bao giờ cũng có một giả thiết lịch sử và một thực tế lịch sử như tôi đã nói ở trên; sự giao thoa giữ hai mảng này có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào tương quan lực lượng và tùy thuộc vào tương tác giữa các nhân tố chủ đạo trong quá trình vận động. Trên thực tế, nội dung Hiệp định đã mở ra nhiều "không gian trống" cho các tình huống về sau này...
Vâng, như chúng ta thấy, mặc dầu ký Hiệp định, nhưng Nixon vẫn tuyên bố, Mỹ chỉ công nhận Việt Nam Cộng hòa do Thiệu cầm đầu là chính phủ hợp pháp duy nhất. Điều này có nghĩa là Mỹ chỉ ủng hộ những nội dung nào của Hiệp định có lợi cho Mỹ và bỏ qua những phần còn lại.
Đến lượt mình, chính quyền Thiệu cũng từ chối công nhận chính quyền cách mạng và chỉ chịu ký một văn bản tách rời, loại trừ mọi ám chỉ liên quan đến công nhận chính phủ cách mạng lâm thời. Tại sao lại có sự tréo ngoe như thế?
Đấy là phương thức của thỏa hiệp, mà căn cốt của vấn đề là ở chỗ phải tìm được lối thoát hợp lý, tại thời điểm ấy, cho một tình huống bất thường, đó là có hai chính quyền không công nhận nhau về mặt pháp lý, nhưng lại phải có chữ ký của cả bốn bên tham gia đàm phán thì mới đi đến chung cuộc của quá trình hòa đàm. Chính những tréo ngoe ấy đã tạo ra các "không gian trống" như tôi đã đề cập ở trên.
Đến lượt mình, các "không gian trống" ấy lại mở đường cho các biến cố lịch sử mà khi ký Hiệp định không phải tất cả các bên đều trù liệu giống nhau, thậm chí như tôi đã nói, hoàn toàn đối đầu nhau.
Vì các bên không công nhận nhau, đó là cơ sở khách quan để chính quyền cách mạng chủ động thay đổi so sánh lực lượng, tiến lên giành thắng lợi trên chiến trường về sau.
Quan hệ nước lớn với nước nhỏ
Ông đánh giá như thế nào về việc xử lý các mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn liên quan đến quá trình đàm phán Paris? Làm thế nào mà chúng ta vẫn đạt mục tiêu trong bối cảnh có chia rẽ sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc?
Đây là một chủ đề lớn, phức tạp nhưng rất bổ ích, nó không chỉ liên quan đến hòa đàm Paris, mà còn là "nguồn mạch chính" vận động hữu hình và vô hình trong quan hệ quốc tế giữa nước lớn với các nước nhỏ nói chung, cũng như trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam nói riêng.
Với tư cách là một cán bộ ngoại giao được chứng kiến sự chỉ đạo sát sao và trực tiếp của Bộ Chính trị, tôi nhận thức được một số nguyên tắc cơ bản để xử lý mối quan hệ với các nước lớn, dù đó là bạn bè, đồng minh hay đối thủ.
Trong ngoại giao nói riêng và vận nước nói chung, nếu ta để nhỡ thời cơ, có khi phải mất rất lâu, thời cơ mới xuất hiện trở lại. Ảnh Lê Anh Dũng.
Ta đã giữ được quan hệ "cân bằng động" giữa Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ tối đa sự ủng hộ tích cực của cả hai đồng minh lớn, mặc dù mỗi nước giúp Việt Nam tùy thuộc vào khả năng và xuất phát từ yêu cầu chiến lược của mình. Các đồng minh lớn của ta, tuy bất đồng nhau, nhưng vẫn ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta, vì một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: "Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!"
Với chính quyền Mỹ, ta đã chủ động có các cuộc tiếp xúc, tìm hiểu, gián tiếp và trực tiếp, nắm được yếu điểm cũng như điểm yếu chiến lược của siêu cường lúc bấy giờ để chuẩn bị các phương án đấu tranh.
Thời kỳ khó khăn nhất là năm 1972, lúc cả Trung Quốc và Liên Xô đều đi vào hòa hoãn với Mỹ, ta phải đối mặt với sức ép từ nhiều phía khác nhau, nhưng rồi đều vượt lên được, nhờ đường lối độc lập, tự chủ kết hợp với chủ trương đoàn kết quốc tế. Trong quá trình đàm phán ta đã tối ưu hóa các phương thức tập hợp lực lượng quốc tế, đồng thời tìm mọi cách tác động vào nội bộ đối phương, chuyển hóa tương quan lực lượng theo hướng có lợi cho cách mạng.
Vấn đề tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ là bài học vô cùng quan trọng. Trong ngoại giao nói riêng và vận nước nói chung, nếu ta để nhỡ thời cơ, có khi phải mất rất lâu, thời cơ mới xuất hiện trở lại, hạn chế rất lớn đến lộ trình thực hiện các mục tiêu tổng thể của cách mạng.
Và ngành ngoại giao đã có những đóng góp như thế nào để phát huy mặt tích cực, hạn chế các tiêu cực của tình hình quốc tế trong thời gian hòa đàm?

Căn cốt của vấn đề là ở chỗ phải tìm được lối thoát hợp lý, tại thời điểm ấy, cho một tình huống bất thường, đó là có hai chính quyền không công nhận nhau về mặt pháp lý, nhưng lại phải có chữ ký của cả bốn bên tham gia đàm phán thì mới đi đến chung cuộc của quá trình hòa đàm.
Chính những tréo ngoe ấy đã tạo ra các "không gian trống". Đến lượt mình, các "không gian trống" ấy lại mở đường cho các biến cố lịch sử mà khi ký Hiệp định không phải tất cả các bên đều trù liệu giống nhau, thậm chí như tôi đã nói, hoàn toàn đối đầu nhau
Ngành ngoại giao đã thực hiện tốt chức năng là "khớp nối mềm" giữa đất nước với thế giới, đã thực hành tốt bài học lớn của cách mạng Việt Nam là "kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại". Nhờ đó, chúng ta đã hình thành nên mặt trận rộng lớn nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam.
Về nghiên cứu chiến lược, ngoại giao đã đi trước một bước trong phân tích tình hình, đánh giá ý đồ của các bên liên quan. Chúng ta đã phát huy được vai trò tích cực và chủ động của ngoại giao, áp dụng phương thức vừa đánh vừa đàm. Biết người biết ta, biết cách kết thúc chiến tranh, đó là những bài học không bao giờ cũ cả.
Dân tộc/thời đại bối cảnh mới
Ý ông muốn nói tới bài học thời sự của Hiệp định đối với hoạt động đối ngoại của ta hiện nay?
Hoàn toàn chính xác!
Nhưng như tôi đã nói, lịch sử chuyển động không ngừng, vì vậy, khi áp dụng các bài học trước đây phải luôn ý thức được nội dung mới trong những khái niệm cũ. Nói kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì giờ đây phải hiểu rằng cả hai vế trong định đề ấy đã có nhiều thay đổi.
Ngày nay, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội là trào lưu nổi trội. Còn ý chí tự cường, đoàn kết quốc gia và đồng thuận xã hội là cội nguồn sức mạnh của mỗi nước. Phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phải kết hợp được nhuần nhuyễn các trào lưu phổ quát ấy. Có như vậy, mới có sức mạnh tổng hợp và vị thế Việt Nam mới thực sự vững chắc.
Các quốc gia nói chung và các cường quốc nói riêng đang rất thiếu nền tảng của văn hóa khoan dung. Cái tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống nhiều khi vẫn lấn lướt, tư duy "một mất một còn" vẫn nổi trội trong các mối bang giao. Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết cách chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán!
Đấy cũng là căn nguyên của việc trước đây các bên ký Hiệp định đã không tận dụng được tối đa cái cơ hội, cái triết lý của Hiệp định đã mở ra.
Cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ bị đẩy lùi hàng chục năm cũng là do tư duy đối đầu ấy gây ra!
Ngày nay, chúng ta đang thực thi chính sách hội nhập toàn diện. Trong xu thế ấy, hẳn nhiên, một nền ngoại giao hiện đại là một nền ngoại giao phải xuất phát từ tâm thức văn minh thời đại, biết lấy các giá trị phổ quát làm động lực phát triển. Đó là cơ sở để bảo vệ các lợi ích quốc gia một cách hiệu quả! Trong quá trình này, vấn đề thời cơ, vấn đề tập hợp lực lượng, ngày nay ta gọi là xây dựng hệ thống các quan hệ đối tác, là những vấn để cốt tử của cách mạng.
Hãy nhớ hai vế đối trên mộ Nguyễn Trường Tộ: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận / Tái hồi đầu thị bách niên cơ"; có thể hiểu là: "Một lần nhỡ thời cơ, hận muôn đời / Khi quay đầu nhìn lại, cơ đồ mất trăm năm!".


Người thắng, kẻ thua


 -Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) đều nhanh chóng tự nhận việc ký Hiệp định Hòa bình Paris 1973 là thắng lợi của mình và là thất bại cho đối phương.

Tôi cho rằng thỏa thuận hòa bình này là khoảnh khắc chiến thắng lịch sử cho Bắc Việt vì nó củng cố niềm tin của họ rằng chính phủ Mỹ rồi sẽ kiệt lực và rút quân khỏi Việt Nam. Đó là chiến thắng chiến lược cho Hà Nội vì thỏa thuận hòa bình đánh dấu thời khắc thất bại lịch sử về ba mặt của chiến lược Mỹ - quân sự, ngoại giao và chiến lược.
Quân đội Mỹ đã không đè bẹp được quân đội Bắc Việt, và cũng không phát triển được quân miền Nam thành bộ máy chiến đấu hiệu quả. Ngoại giao Mỹ của Ngoại trưởng Henry Kissinger không buộc được quân miền Bắc rút khỏi miền Nam, mở đường cho sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975. Sau chót, chiến lược kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở miền Bắc của Mỹ thất bại thảm hại, vì đa phần nông thôn miền Nam đã do cách mạng nắm giữ, và năm 1975 thì cả nước nằm dưới sự kiểm soát của người cộng sản.
Một số người trong quân đội Mỹ và sử gia quân sự Mỹ vẫn tin rằng quân Mỹ lẽ ra đã thắng nếu các tổng thống Mỹ không trói tay họ. Họ nói giới làm chính sách đã áp đặt hạn chế lên cách đánh, vì dụ cấm xâm lược bằng đường bộ ra miền Bắc và đánh bom các thành phố miền Bắc.
Quan điểm này hoàn toàn vô căn cứ vì không có hạn chế nào cả. Máy bay Mỹ đánh bom miền Bắc nặng nề, và sau tám năm giao tranh (1964-1972), chúng vẫn không đánh bại được miền Bắc. Nhưng Tổng thống Lyndon Johnson không cho phép lính Mỹ vượt vĩ tuyến 17 vì ông lo ngại Trung Quốc sẽ gửi vài sư đoàn ra chiến đấu chống Mỹ.
Thỏa thuận hòa bình đem lại lối thoát “danh dự” mà Tổng thống Richard Nixon hằng mong muốn, và lẽ ra đã có sớm hơn nếu ông thực muốn muốn đem lại hòa bình. Nhưng Nixon tiếp tục thả bom miền Bắc trong khi đang đàm phán với Hà Nội. Rốt cuộc, Nixon đã kéo dài cuộc chiến, chỉ làm tăng số lính chết cả của Mỹ và Việt Nam.
Khi thỏa thuận hòa bình được ký, nó có lợi cho Bắc Việt hơn là Hoa Kỳ. Các điều khoản quân sự bao gồm ngừng bắn ngay lập tức ở miền Nam; dừng mọi hành động chiến tranh của Mỹ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gỡ bỏ mìn mà Mỹ rải ở miền Bắc; triệt thoái toàn bộ lính và cố vấn Mỹ còn ở miền Nam (khoảng 24.000 người), và bỏ các căn cứ Mỹ trong vòng 60 ngày; 150.000 lính miền Bắc ở miền Nam vẫn được ở lại; Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không gửi thêm quân vào miền Nam.
Tương tự, các điều khoản chính trị đem lại lợi thế thực sự cho Bắc Việt như việc công nhận cả chính phủ Nguyễn Văn Thiệu và Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Cả hai chính phủ phải thành lập Hội đồng Hòa giải Quốc gia để tiến hành bầu cử nhằm có một chính phủ mới.
Ảnh chụp 5/6/1974
Ảnh chụp 5/6/1974: Bất chấp hiệp định, chiến tranh vẫn tiếp diễn

Rõ ràng có những khiếm khuyết trong thỏa thuận. Trước hết, nó không giải quyết vấn đề căn bản là ai sẽ cai trị miền Nam. Câu hỏi được để lại cho tương lại, và sau đó do miền Bắc giải quyết nốt bằng việc dùng vũ lực năm 1975. Thứ hai, hiệp định chỉ đem lại ngừng bắn, chứ không kết liễu chiến tranh. Thứ ba, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải dùng ngoại giao để tiễn chân Mỹ khỏi Việt Nam. Điều này có nghĩa là chấp nhận sự tồn tại của chính quyền Thiệu thêm vài năm. Cuối cùng, cả Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều không có ý định tuân thủa Hiệp định Paris. Hoa Kỳ sẽ giữ lại vài cố vấn ở Sài Gòn, tham dự các vai trò không dính đến chiến đấu. Quân Mỹ để lại vũ khí cho chính phủ Sài Gòn, và rồi giải thích vì chúng không còn là của Mỹ nên Mỹ không phải rút chúng ra khỏi Việt Nam. Còn Bắc Việt vẫn giữ quyết tâm nắm quyền ở miền Nam.
Người thắng, kẻ thua
Hiệp định hòa bình tạo ra người thắng, kẻ thua rõ ràng. Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến và lấy lại tù binh. Hà Nội thôi bị đánh bom, nhưng ông Thiệu chẳng được gì. Tháng Sáu 1973, Quốc hội Mỹ thông qua luật ngay lập tức ngừng đánh bom Campuchia, và chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở Đông Dương.
"Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến và lấy lại tù binh. Hà Nội thôi bị đánh bom, nhưng ông Thiệu chẳng được gì."

Tháng 11 năm đó, Quốc hội Mỹ thông qua luật buộc tổng thống báo cho Quốc hội trong vòng 48 tiếng quyết định điều quân Mỹ trong chiến tranh, và triệt thoái trong vòng 60 ngày nếu không có phép của Quốc hội. Hai biện pháp này đã khiến Nixon không còn khả năng can thiệp ở Đông Dương.
Bị cô lập, chính thể Sài Gòn ở trên bờ vực sụp đổ kinh tế. Siêu lạm phát đe dọa khi giá gạo tăng 100%, giá đường 107% và dầu ăn 139% vào giữa năm 1974. Hoa Kỳ cũng giảm mạnh viện trợ cho miền Nam, từ 2.3 tỉ đôla năm 1973 còn 1.1 tỉ năm 1974, và cuối năm đó còn có những cắt giảm khác.
Đó là nền hòa bình không hoàn hảo, nhưng lại là một nền hòa bình rồi sẽ giúp Bắc Việt thống nhất đất nước.
Ông Harish Mehta từng là phóng viên ở vùng Đông Nam Á cho báo Busines Times từ 1987 đến 2003, đã đi Việt Nam nhiều lần. Ông nhận bằng tiến sĩ ở Đại học McMaster, Canada năm 2009 với luận án về Ngoại giao của miền Bắc Việt Nam 1965-1972.

Người thắng, kẻ thua

'TQ lợi nhiều nhất từ chiến tranh VN'
Nghe11:48
21.01.13
‘Chiếm Hoàng Sa, Mỹ đồng lõa‘.
*********************
-
Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình (2008)

Bà Nguyễn Thị Bình trả lời BBC
Xuân Hồng phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình tháng Tám ở Hà Nội

35 năm sau Hiệp định Paris với mục đích lập lại hòa bình ở Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bình đã dành cho BBC cuộc nói chuyện, bàn về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một số vấn đề hậu chiến và những suy tư hiện nay của bà.
Bà Nguyễn Thị Bình nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam tham gia đàm phán hiệp định Paris năm 1973.
Sau năm 1975, bà tiếp tục được trọng dụng và giữ chức Phó Chủ tịch nước từ năm 1992 đến 2002.
Cuộc phỏng vấn của Xuân Hồng thực hiện ở văn phòng ở Hà Nội của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, mà hiện bà Bình là Chủ tịch.
Câu hỏi thời hậu chiến
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn ghi hình tại Hà Nội tháng 8/2008 về số phận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam sau 1975, bà Bình nói tổ chức này khi ấy đã hoàn thành "nhiệm vụ lịch sử".
Bà nói: "Những ai có thể tham gia vào tổ chức nhà nước, đoàn thể...cũng đã tích cực tham gia. Chúng tôi hòa vào cái chung của dân tộc, cùng nhau xây dựng đất nước."
Bà thừa nhận "không phải ai cũng vừa lòng với cái mình có, nhưng cơ bản, những người nào còn tiếp tục đóng góp thì vẫn được đánh giá tốt."
Sau năm 1975, nhiều thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bị vô hiệu hóa và được giao những chức vụ hình thức.
Những người như Trương Như Tảng, người sau này sống lưu vong ở Pháp, cho rằng những đóng góp và vị trí của họ đã không được thừa nhận đầy đủ sau chiến tranh.
BBC cũng hỏi bà Bình nghĩ gì về những phong trào bất đồng chính kiến, mà một điển hình là Câu lạc bộ Kháng chiến cũ, xuất hiện cuối thập niên 1980.
Nhóm này hình thành năm 1986, với phần lớn hội viên là cựu chiến binh cộng sản miền Nam. Nó tồn tại được vài năm trước khi bị thay thế bởi Hội cựu chiến binh Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Bình tham gia ký Hiệp định Paris năm 1973
Bà Bình không trả lời thẳng câu hỏi nhưng cho rằng "mỗi người có suy nghĩ của mình, nhưng nếu có ý thức xây dựng thì nhà nước không xem đó là chuyện nặng nề."
"Hiện nay cũng có những ý kiến khác nhau, nhưng hành động phải đi một hướng, mới có kết quả. Những gì thống nhất, ta thực hiện; những gì chưa thống nhất, ta tiếp tục trao đổi," theo bà Bình.
Đặt so sánh về hoạt động "ngoài luồng" thời trẻ của bà Bình với những người bất đồng chính kiến gần đây như luật sư Lê Thị Công Nhân, Xuân Hồng của BBC hỏi bà có suy nghĩ gì.
Bà Bình cười, cho rằng phóng viên BBC "mở rộng vấn đề".
"Tại sao tôi tham gia kháng chiến? Ông Hồng nên nhớ nhân dân Việt Nam bắt buộc phải cầm vũ khí chống xâm lược. Nhưng bây giờ chúng tôi chủ trương đoàn kết dân tộc, trên cơ sở Hiến pháp, luật pháp."
"Những việc làm của họ [những người đấu tranh chính trị] trong tình hình này không đem lại lợi ích cho đất nước," bà Bình nhấn mạnh.
Tâm sự cuộc đời
Vào lúc cuối cuộc phỏng vấn, trong một tâm sự có vẻ phần nào khái quát cuộc đời bà, bà Bình nói:
"Khi nhận thức đó là việc phải làm, cho đất nước, cho bản thân mình, thì không cứ gì hồi trẻ đã làm, bây giờ không tiếp tục làm. Tôi vẫn hăng hái như thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp."
"Dĩ nhiên sự hăng hái của mình bây giờ vì mục tiêu khác. Đã độc lập, thống nhất, tôi mong nhân dân được hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn."

 Đã độc lập, thống nhất, tôi mong nhân dân được hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn

Bà Nguyễn Thị Bình

Bà khẳng định "tôi không có sai lầm gì hết. Con đường mình đi hoàn toàn đúng, chỉ có là một số việc mình đã có thể làm tốt hơn để đóng góp công việc chung."
Cuộc phỏng vấn của BBC với bà Nguyễn Thị Bình là một phần trong loạt chương trình giới thiệu một số gương mặt phụ nữ tiêu biểu trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử cận đại Việt Nam.
Chuyến công tác của biên tập viên Xuân Hồng về Việt Nam đã gặp bảy người phụ nữ có thể xem là tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực.
Mục đích chuyến đi là để tìm hiểu cuộc sống và suy nghĩ của các nhân vật này hơn 30 năm sau khi tiếng súng đã im.



----40 năm sau bà Nguyễn Thị Bình vẫn chưa nói thật
Phạm Trần (Danlambao) - Người lính cắm cờ Mặt trận giải phóng miền Nam trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút (30/04/1975) là Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 cũng là bộ đội Cộng sản miền Bắc quê ở Thái Bình phải không? Còn chuyện bà xác nhận “hai đoàn này là một” là chuyện ai không biết? Tuy hai khuôn mặt nhưng là một “cơ thể” của đảng đẻ ra. Có khác chăng bà là “phái nữ” còn ông Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Duy Trinh là “phái nam”!... 


*

Sự thật dối mãi rồi cũng có ngày lộ ra như trường hợp Phái đoàn của Chính phủ mang tên “Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” do bà Nguyễn Thị Bình cầm đầu tại Hội nghị Paris cách nay 40 năm. 

“Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” đã được ký kết ngày 27/01/1973 bởi 4 bên ghi trong biên bản gồm: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, Nam Việt Nam), Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN), thành lập ngày 06/06/1969, tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (MTGPMN).

Ngọn nguồn xâm lăng

Thực chất Hội nghị dài 4 năm 8 tháng 16 ngày, bắt đầu từ 13/05/1968 đến 27/01/1973, không kể các phiên họp kín giữa Mỹ và Bắc Việt, chỉ nên coi đại diện cho 3 phe tham chiến gồm Mỹ, VNCH và phe Cộng sản Bắc và Nam bởi lẽ tổ chức MTGPMN do đảng Lao Động Việt Nam, sau đổi thành đảng Cộng sản Việt Nam thành lập và chỉ huy từ chính trị đến quân sự từ quyết định của Đại hội tòan quốc lần thứ III ngày 10/09/1960. 

Nghị quyết “về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới” được viết theo phương châm “xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam”, theo đó, chính quyền miền Bắc viết: “Để bảo đảm cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam giành được toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp và thực hiệnmột mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ-Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở. Mặt trận này phải đoàn kết các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, dân tộc đa số, các dân tộc thiểu số, các đảng phái yêu nước và các tôn giáo, và tất cả những người có khuynh hướng chống Mỹ-Diệm. Mục tiêu phấn đấu của mặt trận này là hòa bình, độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa bình thống nhất Tổ quốc. Công tác mặt trận phải nhằm đoàn kết tất cả những lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ bất cứ lực lượng nào có thể tranh thủ, trung lập những thế lực cần phải trung lập, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào phong trào đấu tranh chung chống Mỹ-Diệm nhằm giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc.”

Trước khi chủ trương thành lập một Mặt trận mang danh nghĩa của “nhân dân miền Nam” để chống chính quyền VNCH thời Đệ I Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đảng Lao động Việt Nam ở miền Bắc thời ấy đã nói trắng ý đồ xâm lăng miền Nam từ năm 1959 khi đưa ra chủ trương phá hoại miền Nam qua Nghị quyết Trung ương “lần thứ 15 (mở rộng) về tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà”.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến ngày 22-1-1959 viết: 

“- Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. 

- Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới". 

Những người Cộng sản miền Bắc cũng không giấu giếm khi họ nói thêm rằng: “Hội nghị Trung ương lần thứ 15 nhận định rằng hiện nay, cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau, nhằm phương hướng chung là giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.” - (Tài liệu của đảng CSVN)

Cộng sản Miền Nam

Bà Nguyễn Thị Bình - 40 năm trước
Như vậy đảng CSVN và những người Cộng sản miền Nam, trong đó có bà Nguyễn Thị Bình, người đã được thu nạp vào đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1948 có còn chối cãi rằng họ “không phải là Cộng sản” không?

Cùng được kết nạp vào đảng năm 1948 còn có Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Giải phóng miền Nam khi thành lập ngày 10/12/1960 và Kỹ sư Huỳnh Tấn Phát, Phó Chủ tịch, Thủ tướng của Chính phủ CMLTCHMNVN đã gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1947. 

Theo tiểu sử công khai thì Bà Bình, tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5 năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện BànQuảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh

Bà Bình tham gia hoạt động chống Pháp từ thời còn niên thiếu. Năm 1954, bà ra tù và tham gia phong trào hòa bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được đảng điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.

Năm 1962, bà được điều trở lại miền Nam với cái tên mới là Nguyễn Thị Bình, giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Mặt trận Giải phóng, hoạt động trong tổ đối ngoại, kiêm Phó tổng thư ký Hội Phụ nữ Giải phóng. Cuối năm 1968, bà được cử làm Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận Giải phóng sang Paris dự Hội nghị Paris về Việt Nam, đến đầu tháng 1 năm 1969, ông Trần Bửu Kiếm giữ chức vụ trưởng đoàn, còn bà được rút về nước để chuẩn bị cho việc thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau đó đảng Cộng sản cử Bà làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho Chính phủ này để đảm nhận lại chức vụ Trưởng đoàn đàm phán của phe MTGPMN tại cuộc hòa đàm Ba Lê.

Những mặt trái

Trong cuộc phỏng vấn của báo điện tử đảng Cộng sản Việt Nam phổ biến ngày 23/01/2013, bà Bình nói: “Trong 4 đoàn, đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đại diện cho cuộc chiến đấu trực tiếp với Mỹ. Do đó theo tôi, chú ý của thế giới tập trung vào đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và hơn nữa, như chúng ta biết, hai đoàn này là một, mục tiêu là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì vậy, tất cả những đề nghị giải pháp đưa ra đều do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ủng hộ. Vì thế, vị thế của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là rất quan trọng trong đàm phán Hiệp định Paris. Bên cạnh đó, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam còn có vị trí quan trọng, bởi là người trực tiếp chiến đấu, với đường lối độc lập hòa bình trung lập, nhấn mạnh đến đường lối hòa bình, mềm dẻo đối ngoại trong đàm phán.”

Bà Bình đã “phóng đại tô mầu” văng miệng cho vai trò “chiếc áo rộng hơn người mặc” của MTGPMN vì bà không mất tiền mua. 

Tại sao? 

Bà Nguyễn Thị Bình - những năm sau
Bởi vì làm gì có điều được gọi là “đại diện cho cuộc chiến đấu trực tiếp với Mỹ”của phe MTGPMN trên chiến trường miền Nam trong 20 năm chiến tranh gọi “chống Mỹ cứu nước”? 

Chắc Bà Bình quên mất hình ảnh chiếc xe tăng đi đầu húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/04/1975 ở Sài Gòn tuy có cắm cờ của “giải phóng” nhưng những lính trên xe là của miền Bắc đấy chứ? 

Rồi người lính cắm cờ MTGPMN trên nóc Dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút (30/04/1975), Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 cũng là bộ đội Cộng sản miền Bắc quê ở Thái Bình phải không?

Còn chuyện bà xác nhận “hai đoàn này là một” là chuyện ai không biết? Tuy hai khuôn mặt nhưng là một “cơ thể” của đảng đẻ ra. Có khác chăng bà là “phái nữ” còn ông Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Duy Trinh là “phái nam”! 

Thế rồi bà Bình còn hô hoán lên rằng: “Nếu không có chiến thắng Mậu Thân 1968, không có những ngày chiến đấu ác liệt bảo vệ thành cổ Quảng Trị, không có chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, không có sự hỗ trợ chi viện của miền Bắc thì không có Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam. Và đương nhiên, nếu không có Hiệp định Paris năm 1973 thì sẽ không có Đại thắng mùa Xuân năm 1975.”

Tòan là những chuyện “bới đống tro tàn tìm máu đổ” và nhận công “hão”. Bà Bình nói“chiến thắng Mậu Thân 1968” là bà đã nhục mạ lên những xác người Việt Nam vô tội của miền Nam bị lính Cộng sản hai miền Nam-Bắc sát hại không gớm tay trong cuộc thảm sát ở Huế và ở khắp thành thị miền Nam của năm ấy mà bà không nhớ sao? 

Còn bao nhiêu xác người dân, trong số có không biết bao nhiêu con trẻ, phụ nữ và các cụ gìa đã bị lính Cộng sản rượt bắn tiêu diệt không thương tiếc trên đường chạy trốn để không bị bắt lại ở đường số 1 nối liền Quảng Trị với Thừa Thiên? 

Còn chuyện bà nhớ ơn miền Bắc đã “hỗ trợ chi viện” cho miền Nam “kháng chiến chống Mỹ” và “chống Ngụy” là đầu óc bà bắt buộc phải “có vấn đề” rồi!

Nếu miền Bắc của bà tử tế như họ nói từ xưa đến nay thì làm gì có những câu chuyện “lính Việt Cộng miền Nam” đã “chửi thề nguyền rủa” các đồng chí miền Bắc cướp công cách mạng của đồng bào miền Nam sau cuộc chiến? 

Quân “giải phóng” làm gì có xe tăng, đai pháo và hỏa tiễn. Chúng là của Trung Cộng và khối Liên Sô trao cho lính miền Bắc Cộng sản để đem vào Nam giết hại dân lành và phá họai xóm làng đấy thôi? 

Chẳng nhẽ bà đã quên câu chuyện “Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến” của những "Lão thành Cách mạng" và Tướng tá người miền Nam bị “khóa miệng” từ tháng 3 năm1989 bởi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, và một số người bị bắt giam hoặc bị qủan thúc như các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu, Lê Ðình Mạnh? 

Những người “kháng chiến gian khổ gấp trăm lần hơn” bà Bình không “có công” với cách mạng như bà hay sao mà họ bị trù dập đau đớn như thế, hay chỉ vì họ đã bất đồng chính kiến và bất mãn trước chủ trương kỳ thị và những chính sách làm nghèo đói dân miền Nam của đảng miền Bắc sau ngày 30/4/1975? 

Chắc hẳn bà cũng chưa quên những lời oán trách bị kỳ thị và bị “vắt chanh bỏ vỏ” của bà Bác sỹ Dương Qùynh Hoa, Bộ trưởng Y tế của Chính phủ ma CMLTCHMNVN sau ngày “giải phóng” đấy chứ? 

Hay là bà Bình cũng quên nốt lời lên án các chỉ huy quân sự miền Bắc đã “chủ ý” đẩy “lính Việt Cộng” miền Nam vào chỗ thiêu thân trong trận tấn công Mậu Thân? 

Những người Cộng sản miền Nam được hưởng ân sủng như bà không nhiều. Nhưng bà cũng không nên quên rằng, dù bà cố nói sai đi thì lịch sử vẫn còn ghi đậm nét những phá họai đất đai và con người miền Nam của đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộc chiến huynh đệ tương tàn. 

Bởi lẽ nếu 30,000 quân lính miền Bắc không lén lút ở lại trong Nam sau Hiệp định Geneve 1954 để nuôi dưỡng chiến tranh xâm lược và nếu ngót 200,000 bộ đội chính quy miền Bắc không được “ở nguyên vị trí” trong Nam do nhượng bộ vì quyền lợi thiển cận phải tái đắc cử của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon trước khi ký Hiệp định Paris năm 1973, nhờ đó mà Bắc Việt có thể dấy lên cuộc chiến mới phá họai hòa bình để giết hại đồng bào thì làm gì có chuyện được gọi là “Đại thắng mùa xuân 1975”, hay bị rơi vào hòan cảnh “một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn” như Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói? 

Thế rồi người dân cũng chưa thấy bà Bình có lời bênh vực nào cho những người biểu tình chống Trung Cộng đang xâm chiến biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông khi họ bị công an đàn áp dã man từ Sài Gòn ra Hà Nội? 

Cũng chưa nghe bà than phiền gì về chuyện hàng chục nghìn người dân miền Nam đã bỏ xác trên Biển Đông khi vượt biển tìm tự do sau ngày “các đồng chí” của bà chiếm Sài Gòn?

Bà cũng im hơi lặng tiếng sau chiến dịch đảng cướp sạch tài sản của giới thương gia Sài Gòn và phá họai nền kinh tế phồn thịnh của miền Nam trong chiến dịch diệt tư sản năm 1977 khiến cả nước phải mất hàng chục năm mới ngóc đầu lên được! 

Những tệ nạn xã hội, văn hóa suy đồi, luân thường đạo lý đảo ngược, truyền thống dân tộc băng họai trong xã hội ngày nay và nạn tham nhũng đang đe dọa sự sống còn của cả nước có do Mỹ-Ngụy để lại không hay bởi “các đồng chí Cộng sản của bà” gây ra? 

Có phải đó là những “thành qủa vĩ đại” của cách mạng không hay là những thảm họa của cái gọi là “Đại thắng mùa Xuân năm 1975”? 

Rồi bà Bình hãy ngẫm lại xem chủ trương “hòa hợp, hòa giải dân tộc” do bà rêu rao ở Hội đàm Paris 40 năm trước đã thực hành ra sao ở trong Nam kể từ 30/04/1975, hay lòng người Nam-Bắc từ đó đến nay đã chia rẽ và hận thù nhau hơn bao giờ hết? 

Ấy là chưa kể gần như tòan vẹn trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông đã nằm trong tay kiểm soát của Trung Cộng. 

Rồi bà phải trả lời như thế nào với một số Trí thức Sài Gòn từng là người của MTGPMN hay cảm tình viên trong thời chiến đã bị trù dập, bị khống chế và bị đe dọa, khủng bố trong mấy năm gần đây chỉ vì muốn biểu tình chống xâm lăng của Trung Cộng ở Biển Đông? 

Chẳng lẽ bà không biết đến những người như Giáo sư Tương Lai, cựu Dân biều VNCH Hồ Ngọc Nhuận, Bác sỹ Hùynh Tấn Mẫm, Luật sư Lê Hiếu Đằng v.v…? 

Tại sao họ đã quay lưng lại với đảng và nhà nước của bà thì bà phải hiểu chứ?
Những sự thật phũ phàng này không ghi trong “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam” nhưng đang nhảy múa trước mắt mọi người. 

Chẳng nhẽ bà Bình không thấy hay Bà biết mà không dám nói? 

(01/013)








Tam giác Liên Xô - Trung Quốc - Hoa Kỳ --Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Phần II cuộc trao đổi của sử gia trong nước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển, từ Đại học Quốc gia Hà Nội về Hòa đàm Paris 1973.
Trong phần này, Tiến sỹ Hiển cho biết cả cựu hai đồng minh của Hà Nội là Liên Xô và Trung Quốc có những toan tính ngoại giao cũng như tác động ngầm tay ba với nhau ra sao khi xúc tiến các tiếp xúc với tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon.
Tuy nhiên, sử gia trong nước cho rằng thời điểm diễn ra các cuộc bắt tay giữa Liên Xô và Trung Quốc với Hoa Kỳ trước Hiệp định Paris 1973 tỏ ra 'bất lợi' đối với chính quyền cộng sản miền Bắc Việt Nam, vì theo cái nhìn của nhà nghiên cứu này, Hà Nội khi đó chỉ muốn quốc tế 'cô lập' Washington để tạo lợi thế cho mình.
Mời quý vị theo dõi Bấmphần I tại đây.

Các bài liên quan

Hòa đàm Paris và tam giác Mỹ Xô Trung (I)Nghe09:12
30.12.12
Tổng thống Thiệu qua lời kể cựu bí thư
03.10.11
- BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN (Thùy Linh). “Tôi căm thù tất cả những gì mà người Mỹ đã gây ra cho đất nước Việt Nam nhưng dần dần tôi đã hiểu ra một sự thật rằng Mỹ không phải là người khởi sự cuộc chiến đó. Người khởi sự cuộc chiến đó chính lại là chính quyền mà chúng ta đã bỏ mồ hôi, xương máu dựng nên… Nếu chính quyền Miền Bắc, chính quyền của chúng ta không bị sự thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh để gây ra cuộc chiến tranh thì dân tộc Việt Nam đỡ được bao đau khổ, mất mát”.
- Nếu không mở được thì vào đây xem: Vietnam! Vietnam! by John Ford (Vimeo). “Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ. Nó cho thấy lý do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN vì thấy rõ ý đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng”.
- TS Lê Sỹ Long: ‘Bóng dáng Bảo Đại’ ở Việt Nam (BBC). “chính phủ Bảo Đại năm 1952 đã cảnh báo trước rằng hy vọng cách mạng của Hồ Chí Minh sẽ chỉ dẫn đến thất vọng. Rằng người dân, thoát khỏi ách thực dân Pháp, sẽ rơi vào chế độ hà khắc của thể chế cộng sản, do một thiểu số cai trị”.  - SƠ LƯỢC VỀ CON NGƯỜI THẬT CỦA HỒ CHÍ MINH (Quỳnh Trâm).
- Bùi Chí Vinh – Nỗi đau của mẹ Việt Nam (Dân Luận).

- Phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Cầm vể Hiệp Định Paris về Việt Nam: Dân tộc và thời đại với nội hàm mới… (TVN). – Hội nghị Paris- Cuộc đấu trí cam go: Cuộc chiến cân não (NLĐ).  – Có thật năm 1973 Miền Bắc Việt Nam đã giành được “chiến thắng ngoại giao” trong Hiệp định Paris? (Cây DC-Trái TD).
- 40 năm Hiệp định Paris (TN). - Ủy ban giải Nobel đã sai lầm đáng tiếc (TP). - Công bố bản gốc Hiệp định Paris (ANTĐ). 


Chiến thắng của nghệ thuật “vừa đánh, vừa đàm"

Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ngày 27/1/1973 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi với việc ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam. Hiệp định Paris là văn bản pháp lý quốc tế toàn diện và đầy đủ nhất công nhận các quyền ...
Tái hiện Hiệp định Paris qua 140 bức ảnhTuổi Trẻ
Triển lãm kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định ParisBáo điện tử Chính phủ
Những bức ảnh quý giá về Hiệp định ParisDân Trí

Tổng số lượt xem trang