Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Xem lại hiệp định Paris 1973

-Ông Lê Đức Thọ 'mổ xẻ' cố vấn Mỹ ở bàn đàm phán Paris (26/01)

"Ông Thọ ở Paris đã mổ xẻ tôi bằng những con dao rất nhọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật", cố vấn tổng thống Mỹ Kissinger đã thừa nhận.

Kéo dài 5 năm (1968-1973), cuộc đấu trí bằng ngoại giao để đi đến ký kết hiệp định Paris đã diễn ra căng thẳng, khốc liệt không kém cuộc chiến trên mặt trận quân sự. Đưa B52 ồ ạt tấn công vào Bắc Việt Nam và thủ đô Hà Nội, Mỹ âm mưu đưa nơi đây về thời kỳ đồ đá, buộc đoàn đàm phán tại Paris phải ký kết hiệp định với điều khoản có lợi cho Mỹ.

Nhưng Tổng thống Nixon đã nhầm. Mỗi đợt bay của phi công Mỹ vào Bắc Việt Nam không phải một cuộc dạo chơi. Pháo cao xạ, tên lửa, không quân... của Việt Nam đã hợp đồng tác chiến, tạo nên một trận địa lửa, sẵn sàng bắn rơi bất cứ B52 nào xâm phạm. Với thiệt hại nặng nề và không làm Hà Nội nao núng, Mỹ phải tuyên bố dừng ném bom miền Bắc, trở lại bàn đàm phán, ký hiệp định Paris.
40 năm trôi qua, ông Lưu Văn Lợi, thư ký của cố vấn Lê Đức Thọ dù tuổi đã cao, nhưng vẫn không thể nào quên được những ngày đấu tranh ngoại giao ở Paris. Ông kể, khi đoàn xuất phát năm 1968, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn đã dặn ông Lê Đức Thọ là "Anh sang bây giờ sẽ là tư lệnh ở mặt trận ngoại giao. Làm thế nào thì làm nhưng anh phải đạt được là Mỹ cút, quân ta ở lại".
Cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, tiến sĩ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt. Ảnh tư liệu.
Thời điểm đó Trung Quốc muốn Việt Nam tiếp tục đánh, chưa đàm phán vội, mà đàm thì phải có điều kiện, còn Liên Xô thì khuyên nên sớm ký hiệp định nếu có lợi để chấm dứt chiến tranh. Khi đoàn của cố vấn Lê Đức Thọ qua Pháp dừng lại ở Bắc Kinh, họ phê phán là Việt Nam vội quá, nhượng bộ Mỹ nhiều quá và nếu họp, đáng lẽ phải họp ngay trong vùng như Campuchia, Myanmar hay Lào.
Ông Lợi nhớ, các phiên họp riêng giữa ông Xuân Thủy, Lê Đức Thọ và Kissinger (cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixon) đều là những ngày làm việc dài, có ngày tới 13 tiếng, lấn sang cả đêm. Ông Lê Đức Thọ sinh năm 1911, khi ấy đã hơn 60 tuổi, nhiều hơn Kissinger gần một giáp. Cố vấn Mỹ vào đầu cuộc họp riêng thường đưa những chuyện dài lê thê, chiều tối mới đưa việc chính ra tranh cãi. Đó là lúc ông ta nghĩ rằng "ông già" kia mệt mỏi rồi, dễ ừ, dễ gật.
Thế nhưng đàm phán càng muộn ông Lê Đức Thọ càng tỉnh táo, làm cho đối phương phải thốt lên: "Ông Thọ ở Paris đã mổ xẻ tôi bằng những con dao rất nhọn, với tay nghề của một nhà phẫu thuật. Có những lúc ông ấy nói hàng tiếng liền, tôi bảo tôi đã nghe nhiều lần thì ông Thọ bảo nghe nhiều lần nhưng chưa thuộc, tôi nói lại”.
Tháng 10/1972, Mỹ nhượng bộ không đòi quân Bắc Việt Nam rút, chỉ yêu cầu có một số biểu hiện như hồi hương một ít, di chuyển quân tượng trưng để máy bay Mỹ chụp ảnh, chứng minh cho người dân Mỹ thấy rằng cũng đòi được quân Bắc Việt Nam rút lui.
Nguyên trưởng đoàn đàm phán Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình tâm sự, vào cuối năm 1972, tình hình so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho Việt Nam. Trong lúc đó nội bộ Mỹ mâu thuẫn gay gắt giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, vấn đề bầu cử tổng thống Mỹ đang cận kề. Bộ Chính trị chỉ thị cho đoàn đàm phán ở Paris đấu tranh để buộc Mỹ đi vào giải quyết thực chất vấn đề chiến tranh Việt Nam.
Bà cho biết, các cuộc họp riêng giữa ông Lê Đức Thọ và cố vấn Kissinger diễn ra dồn dập trong những ngày đầu tháng 10/1972. Đến 20/10 hai bên căn bản nhất trí trên văn bản dự thảo Hiệp định Paris do phía Việt Nam đưa ra. Tổng thống Nixon gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoan nghênh thiện chí của ta và đề nghị ngày 31/10/1972 sẽ ký kết.
Bà Nguyễn Thị Bình kí hiệp định Paris. Ảnh tư liệu.
Bà Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Paris. Ảnh tư liệu.
Nhưng ngày 22/10, Tổng thống Nixon lại gửi công hàm nêu khó khăn với Nguyễn Văn Thiệu nên chưa thể ký kết hiệp định như đã thỏa thuận. "Chúng tôi ở Paris lúc đó hiểu ngay là Mỹ lật lọng muốn kéo dài đàm phán để vượt qua bầu cử", bà Bình nói. "Quả thật, sau ngày 7/11, Tổng thống Nixon được tái cử, trong cuộc họp ngày 23/11 giữa ta với Mỹ, Kissinger trắng trợn đòi sửa lại 60 điều trong văn bản thỏa thuận".
Tối ngày 18/12/1972, máy bay B52 của Mỹ bắt đầu dội bom xuống Hà Nội, Hải Phòng và nhiêu nơi khác. Tại cuộc họp bốn bên thường lệ ở Trung tâm hội nghị quốc tế Kleber, đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tuyên bố ngừng họp để phản đối hành động tráo trở và leo thang chiến tranh của Mỹ.
"Thực tế cuộc tập kích bằng B52 của Mỹ làm anh chị em chúng tôi tại hai đoàn đàm phán ở Paris hết sức lo lắng, không biết chúng ta sẽ đối phó ra sao. Nhưng khi được tin chiếc B52 đầu tiên bị bắn hạ, chúng tôi vô cùng sung sướng", bà Bình nói.
Sau 12 ngày đêm ném bom dữ dội xuống Hà Nội và các tỉnh, 34 máy bay B52 của Mỹ bị hạ, âm mưu hủy diệt Hà Nội và Bắc Việt Nam không thành. Mỹ không những thất bại nặng nề về quân sự mà cả về chính trị, ngoại giao. Cả thế giới lên án Mỹ. Cả Anh, đồng minh thân cận nhất của Mỹ, cũng lên tiếng phản đối. Vài ngày sau chính quyền Nixon gửi công hàm đề nghị họp lại và chấp nhận hoàn toàn dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận hồi tháng 10/1972.
"Như vậy có thể nói Mỹ muốn dùng cuộc tập kích bằng B52 uy hiếp chúng ta. Nhưng thắng lợi to lớn của trận Điện Biên Phủ trên không của quân dân ta đã đánh bại âm mưu của Mỹ, buộc họ phải chấp nhận những đòi hỏi cơ bản của nhân dân Việt Nam vì độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia", vị trưởng đoàn đàm phán khẳng định.
Ông Lý Văn Sáu, người phát ngôn của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris cho biết, trong cuộc đấu tranh ngoại giao kéo dài 5 năm ấy, điều quan trọng nhất là giữ bí mật. Paris là nơi dư luận chú ý, cũng là nơi gián điệp chú ý. Thời đó, tuy chưa có điện thoại di động, chưa có phương tiện ghi âm như bây giờ, nhưng gián điệp cũng có đủ phương tiện để hành nghề.
"5 năm ở Paris, chúng ta giữ được bí mật về đường lối, chính sách, về chủ trương, lập trường, phải nói đấy là một thành công rất lớn", ông Sáu nói.
Ông kể, hai đoàn luôn giữ được độc lập, nhưng cũng kết hợp chặt chẽ, thống nhất làm việc. Đoàn của Chính phủ cách mạng lâm thời có khoảng 40 người, chia làm nhiều ban. Ban nghiên cứu, bàn và tham mưu, Ban tiếp xúc, đi gặp gỡ bạn bè Pháp và quốc tế, gặp gỡ kiều bào, Ban báo chí và Ban Hậu cần, bộ phận nào biết việc bộ phận ấy. Ngay cả những cuộc họp công khai cũng giữ bí mật đến cùng.
"Tại Paris, mỗi đoàn có một phòng hội nghị, nguyên tắc không trao đổi với nhau. Phòng họp của từng đoàn thiết kế rất đặc biệt, làm tường hai lớp, có một loạt loa phóng thanh ở xung quanh. Ta vào trong, đóng cửa lại rồi phát nhạc. Trong này mình nói chuyện với nhau, bên ngoài chỉ nghe thấy nhạc", ông Sáu cho biết.
Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, bốn bên tham chiến tại Việt Nam gồm Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa phải ngồi vào bàn đàm phán khi chưa bên nào giành thắng lợi bằng quân sự. Đoàn miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) do ông Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ là cố vấn. Đoàn miền Nam (Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) lúc đầu do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, về sau do bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao, làm trưởng đoàn.
Hoàng Thùy trích lược "Đối mặt B52"
Hiệp định Paris, đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam /

--Lần đầu tiên trưng bày cuốn Hiệp định Paris

Những tư liệu, hiện vật, sách và ảnh về chiến tranh chống Mỹ và cuộc đàm phán lịch sử cách đây 40 năm vừa được triển lãm tại Hà Nội. Trong đó cuốn Hiệp định Paris 1973 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.
'Người bạn đường' của bà Nguyễn Thị Bình ở hội nghị Paris

Triển lãm khai mạc sáng 23/1 tại 29 Hàng Bài, Hà Nội, gồm 140 bức ảnh, 21 lời trích, 23 hiện vật, 3 tài liệu và 8 cuốn sách, trong đó có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày kể từ 40 năm qua.
Hai con dấu của đoàn đại biểu Quân đội nhân dân VN, Ban liên hợp khu phi quân sự.
Một trong hai cây bút từng ký kết Hiệp định Paris năm 1973.
Cuốn Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam vẫn còn khá mới, lần đầu tiên được mang ra trưng bày.
Hồ sơ tập hợp các chữ ký của nhân dân Cu Ba ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc thống nhất đất nước.
Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris (2/3/1973).
Nhà ngoại giao Phạm Ngạc, người từng có mặt trong lễ ký kết Hiệp định Paris cũng có mặt và rất xúc động khi nhìn lại những hình ảnh một thời gian khó.
Sau Mậu Thân, phong trào phản đối chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam dâng cao. Trong tấm hình tư liệu này, một cô gái Mỹ cắm hoa vào họng súng của lính cảnh vệ quốc gia như một biểu tượng mong muốn hoà bình ở Việt Nam.
Để đi đến việc ký được Hiệp định Paris 1973, các bên đã phải tiến hành đàm phán trong nhiều năm. Trong ảnh, Bộ trưởng Xuân Thuỷ phát biểu tại sân bay Bourgert khi đến đàm phán với Mỹ (9/5/1968).
Đại diện 4 bên gồm Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, Mỹ và Cộng hoà Việt Nam ký Hiệp định Paris (27/1/1973).
Thứ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bắt tay Đại sứ William Sullivan (hai nhà ngoại giao chủ chốt chịu trách nhiệm về hoàn tất các văn bản Hiệp định và thủ tục ký kết Hiệp định Paris). Người thứ hai từ trái sang là ông Lê Đức Thọ.
Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hoà trong Ban Liên hợp quân sự bốn bên trung ương.
Ngày 27/1/1973 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son với việc “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” đã được ký kết tại Paris, Pháp. Theo hiệp định, Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt Nam, tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dẫn đến giải phóng miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước.
Hoàng Hà


Công bố tài liệu mật về Hiệp định Paris 1973

- 140 bức ảnh, 23 hiện vật, 3 bộ tài liệu đồ sộ…giới thiệu trong triển lãm kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris đang được mở cửa tại 29 Hàng Bài, Hà Nội thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Điều đặc biệt của triển lãm này là ngoài những hiện vật và bức ảnh quý, lần đầu tiên văn bản gốc Hiệp định Paris 1973 được trưng bày sau đúng 40 năm diễn ra sự kiện lịch sử này.
Với quy mô của triển lãm được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay, công chúng sẽ có dịp được tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa lích sử của Hiệp định Paris về Việt Nam, về ý chí và khát vọng của nhân dân Việt Nam trong việc giành độc lập, tự do, qua đó cho thấy nghệ thuật ngoại giao tài tình của những con người đã từng tham gia vào phái đoàn ngoại giao ngày đó.

Toàn cảnh buổi khai mạc Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kléber, Paris.
Bộ trưởng Xuân Thủy phát biểu tại sân bay Bourgert khi đến Paris đàm phán với Mỹ (9/5/1968)
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973)
Đại diện 4 bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ; Cộng hòa Việt Nam) ký hiệp định Paris (27/1/1973).
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973)
Đại diện 12 nước ký Định ước tại Hội nghị quốc tế về Việt Nam; Tổng thư ký Liên hợp quốc Kurt Waldheim chứng kiến Lễ ký với tư cách là quan sát viên tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber, Paris, ngày 2/3/1973.
Hai chiếc bút được dùng để ký kết Hiệp định Paris năm 1973
Trên thân bút khắc rõ thông tin liên quan đến ngày ký kết Hiệp định Paris.
Văn bản gốc cuốn Hiệp đình Paris lần đầu tiên được mang ra trưng bày trước công chúng.
Những cuốn hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao được phái đoàn của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày đó sử dụng.
Con dấu của Đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Một cuốn sách cực lớn là tập hợp chữ ký của nhân dân Cu Ba ủng hộ nhân dân Việt Nam là một hiện vật quý và rất có giá trị.
Những cuốn sách viết về nghệ thuật ngoại giao cũng như qua trình đám phán đấu tranh để giành độc lập dân tộc cũng được trưng bày tại triển lãm.
Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris.
Có rất nhiều người dân quan tâm đã chủ động đến và tham quan triển lãm để tìm hiểu và nhớ lại những kỉ niệm về một thời kì lịch sử của đất nước.
Bức ảnh được cho là gây ấn tượng nhất tại triển lãm là bức hình cô gái Mỹ cắm hoa vào họng súng của lính cảnh vệ Quốc gia như một biểu tượng mong muốn hòa bình ở Việt Nam.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt nam như một mốc son sáng chói với “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”  hay còn gọi là hiệp định Paris.
Hiệp định đã buộc Hoa Kỳ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt Nam, tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dẫn đến thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vi Vi
Xem lại hiệp định Paris 1973: The 1973 Paris Peace Agreement Reconsidered (Counterpunch 11-1-13) -- Bài Gabriel Kolko
The Paris Peace Agreement on Vietnam of 1973 is a misnomer because peace came to Vietnam only in April 1975, and certainly not in the way the formal provisions of the agreement stipulated it would. Essentially, the Agreement separated military and political questions, the former being quite specific but the latter needing much negotiation regarding implementation—and these could not occur fruitfully. The Agreement provided for a Joint Military Commission, but since its decisions had to be unanimous it was doomed to failure. It created an International Commission of Control and Supervision composed of members from NATO nations, neutralist, and Communist nations, but since its decisions also had to be unanimous, it too was purely ceremonial.
Upon completing the final text, Nixon stated that the U. S. recognized the Republic of Vietnam, which General Nguyen Van Thieu headed, as the “sole legitimate government of South Vietnam,” which meant he would support those parts of the Agreement he favored and ignore the rest. The Thieu regime, in turn, refused to recognize the Provisional Revolutionary Government (Viet Cong) at all, and would only sign a separate agreement excluding all references to it. Each side, in effect, supported those terms that were in its interest, which meant that the Agreement was meaningless as a whole. [443] Revolutionary wars rarely end with diplomacy.
For President Richard Nixon and his National Security adviser, Henry Kissinger, the treaty provided the time with which they hoped to win the Vietnam War by telling China and Russia, which were in the process of becoming deeply divided, that if they did not cooperate with the U. S. by cutting off military aid to the Vietnamese Communists, they would take measures to strengthen their Communist enemy, thereby threatening to play the two great nominally Communist nations off on each other–”triangulation” it was called. Belief clever diplomacy would work tied up the American Government, and they believed in this mirage until reality in Vietnam became irreversible. The U.S. explicitly told the Democratic Republic of Vietnam, the North Vietnamese, that economic aid would be forthcoming as a “tangible incentive” if they stopped “committing aggression” in the south. (447) The D R V, amazingly, still regards these pledges, on which they planned (although they never were intended to be fulfilled), as justification for asking for reparations and aid even today.
But the Communists were exhausted, far inferior in numbers and equipment than the Thieu forces, which received a huge flow of military supplies from the United States—much of which they could not maintain or operate. Not only were these new arms a violation of the Paris Agreement, they encouraged Thieu to take military risks that he was ultimately to lose. [449] Indeed, this fact caused some the American military to conclude that more arms to the Saigon regime were a waste of money (which it proved to be). Moreover, by 1973 many American officers were well aware of the fact that the principal function of Thieu’s military command was to reinforce his personal political power rather than serve as an effective fighting force—and that its arms superiority was meaningless.
Thieu was also convinced that the U. S. would re-enter the war with B-52s: target lists were drawn up, American air controllers in Thailand were always ready. Nixon’s Watergate scandal, leading ultimately to his resignation as U. S. President , was to end that possibility. [451] Thieu, however, never quite realized that his powerful, closest ally was now gone.
The Treaty also caused splits in the DRV leadership, some of whom thought it might be another decade or more before victory came.
A flood of arms, and roughly 23,000 American and foreign advisers to teach the ARVN how to use and maintain them, made Thieu increasingly confident, as did Nixon’s secret pledge that American airpower might reenter the war if the DRV sent its troops back to the South, which Congress knew nothing about and was very likely to oppose if it were ever to happen.
But neither China nor the Soviet Union, although increasingly divided, betrayed the Vietnamese Communists in the way and time Kissinger’s convoluted diplomatic strategy had hoped. The illusion that grand diplomacy would succeed where military power had failed immobilized Nixon and Kissinger until it was too late. Moreover, the factors that were to determine the ultimate outcome of the very long war were beyond the U. S. control—even the Politburo in Hanoi failed to understand or appreciate them.
Thieu used the respite the Agreement gave him to attempt to consolidate his power and in the process began to alienate elements of South Vietnam’s population who had not been “Communist” but wanted an end to the conflict that had traumatized Vietnam for decades. The Agreement was intended, at least ostensibly, to bring peace and reconciliation, not more war. They knew nothing about Kissinger’s academic theories that allowed the U. S. to save its “credibility.”
South Vietnam’s urban population was now subject to a level of repression from the Thieu regime that was unprecedented, particularly the Buddhists. The press and TV were controlled to a new extent, and repression alienated a growing section of the urban community. These people had not been Communists but Thieu managed to alienate his natural allies: many became neutral.
Refugees who wished to return to their villages in Communist-controlled areas were generally not allowed to—a violation of Agreement conditions. Rice stocks and sales allowed peasants in the Mekong Delta were carefully monitored to prevent rice passing to NLF forces. Thieu, meanwhile, used the ample supplies of arms the U. S. sent him, especially artillery, and by 1974 the shooting war had resumed again in earnest (but without American forces), with ARVN firing a far greater amount than the Communists.
In effect, whatever it was intended to achieve, the 1973 Paris Agreement brought only an interlude in the Vietnam War. Thieu’s error was not to try to make the Peace Agreement to work, sharing some power with Buddhists, the middle class, even some nominal Communists– most of whom were really nationalists. Instead, he thought his arms superiority would allow him to win completely. He was very wrong, ending up in exile as his military disintegrated in the spring of 1975.
GABRIEL KOLKO is the leading historian of modern warfare. He is the author of the classic Century of War: Politics, Conflicts and Society Since 1914 and Another Century of War?. He has also written the best history of the Vietnam War, Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience

Tổng số lượt xem trang