Phạm Duy mất hôm 27/1, hưởng thọ 92 tuổi, và được an táng hôm 3/2/2013
-Phạm Duy, Sở hữu Trí tuệ, và Thông báo
Gia đình Phạm Duy cấm sử dụng ca khúc của ông tại Mỹ
************
-Phạm Duy Trong Mắt Tôi -HoangLanChi
LGT: đây chỉ là một bài viết nói lên một vài suy nghĩ cá nhân về một nhạc sĩ lớn của VN. Suy nghĩ cá nhân thì có thể đúng, có thể sai. Tôi không muốn tranh luận. Tôi khẳng định, tôi không thích con đường trở về của Phạm Duy, càng không thích bài phỏng vấn cuối cùng mà ông dành cho BBC. Bài ấy, theo tôi lẽ ra ông nên từ chối. Nhưng cũng có thể ông phải làm. Bài viết này, công bố một số emails qua lại giữa tôi và NS Phạm Duy vào năm 2003, liên quan đến một số vấn đề, chỉ có mục đích soi rọi thêm vài điều với suy nghĩ rằng, có thể có ích chút nào đó cho mai sau khi viết lại lịch sử. Bởi vì đó là những tâm sự của PD khi ông chưa về với cộng sản. Tôi xin nhắc lại, mọi bài viết công kích PD, tôi đã đọc hết và tôi cũng không đồng ý việc lựa chọn của ông. Vì thế mọi tranh luận ở đây với tôi là vô nghĩa. Nếu không thích xin cứ lướt qua không đọc bài này.
Tôi yêu nhạc Phạm Duy từ bé nhất là những bài tình ca quê hương. Tôi quen ông năm 2003 khi tôi còn ở trong nước. Nguyên do quen thì không từ tôi mà từ ông. Lang thang net lúc bấy giờ là thú vui của PD. Đọc được một bài cảm nhận của tôi về nhạc mình, PD gửi mail làm quen.
Phạm Duy, con người kiêu căng tự phụ
Nhiều người kết án PD là người kiêu căng tự phụ. Tôi tự hỏi trên thế gian này, có nhân tài nào không kiêu căng? Họ, chỉ là nhiều hay ít, ngầm hay không mà thôi.
Có nhạc sĩ thừa nhận với tôi rằng có lẽ PD cũng “chọn mặt mà cư xử”. Với tôi, PD không bao giờ kiêu căng tự phụ. Từ khi quen cho đến khi ông về VN năm 2005, với tôi, lúc nào PD cũng là một người đàn ông lịch sự, lễ độ, lịch thiệp và có chút phong cách của một người hấp thụ văn hóa Pháp. Chưa bao giờ ông cợt nhã hay có thái độ kẻ cả với tôi. So với ông, tôi chỉ đáng tuổi con gái và không là gì để ông phải “lấy lòng” cả. Thế thì vì lý do gì mà ông phải kiên nhẫn e mail, kiên nhẫn giải thích khi tôi “vặn vẹo” về tình ái, về tục ca?
Để biết PD có kiêu căng với những người ”tử tế” không, xin xem phụ lục về mail ông viết cho tôi ngày 3/11 và 21/11/2013 tại đây [1]
Phạm Duy với Tục Ca
Tôi không bao giờ biết Tục Ca. Tôi chỉ nghe Tình Ca và vài bài Thiền Ca. Nhưng bạn hữu tôi chỉ trích Tục Ca. Tôi mail hỏi Phạm Duy về lý do viết Tục Ca. Ông cũng kiên nhẫn trả lời tôi. Ông nói rằng chưa bao giờ ông in Tục Ca hay thu âm cả. Nếu có chỉ là ông tự hát. Ông cũng nói rằng có thể ông đã lầm và tự phá mình khi viết Tục Ca. Tuy vậy, ông cũng lý luận với tôi rằng nếu Quỳnh Couteau(bút hiệu của tôi viết thuở sinh viên) đã dám chỉ trích Bộ Kế Hoạch về những sai trái thì sao lại không cho ông chửi rủa những cái xấu của xã hội bằng âm nhạc.
Đây là những suy nghĩ của PD viết cho tôi về “Tục Ca” [2]
Phạm Duy với chuyện tình ái
PD bị người đời kết án về chuyện tình ái nhiều hơn hết thẩy các nghệ sĩ khác. Tôi hỏi vài người về chuyện Julie, không ai dám khẳng định mà chỉ “nghe nói”. Còn chuyện Khánh Ngọc, có bằng cớ và hiển nhiên là PD rất có lỗi.
Nhiều văn nghệ sĩ khác cũng có một đời sống “phóng túng” như thế hoặc hơn thế. Họ có con riêng và bỏ rơi đứa con tàn tật; họ quyến rũ người con gái và bỏ rơi cả mẹ lẫn con; họ thay vợ như thay áo; thế nhưng có vẻ không ai bị “kết án” và “chửi bới” nhiều như PD. Tại sao thế nhỉ? Trong khi đó dường như tôi chưa hề thấy một phụ nữ nào lên án PD về tình phụ kể cả Khánh Ngọc. Theo lời ông kể, sau khi để tang vợ ba năm, ông có gặp lại Khánh Ngọc. Đương nhiên mối “ngoại tình” này của PD là vết nhơ trong đời ông vì Khánh Ngọc là vợ Phạm Đình Chương. Trở lại chuyện PD không bị người tình nào buộc tội mà chỉ thấy người đời nhất là giới đàn ông thì vài người cho rằng “thuyền to thì sóng lớn” và có thể là sự đố kị ghen tị nữa. Ông được thượng đế ưu đãi nhiều quá. Sáng tác nhạc tài danh, vợ đẹp, con cái đề huề và nhiều phụ nữ đẹp tự nguyện dâng hiến…
Tôi là nữ sinh Gia Long, thêm gốc nhà giáo nên phải nói rằng có phần cổ xưa. Tôi cố gắng viết một cách lịch sự những gì tôi suy nghĩ về một nếp gia đình, về bổn phận của một người chồng, người cha khi tranh luận với Phạm Duy vì dù sao ông cũng đáng tuổi cha tôi.
Thoạt tiên, về “phóng túng”, PD viết cho tôi:
Tôi chưa biết quan niệm của Lan Chi về “phong túng hay không phóng túng”, sau khi tôi đã viết về vấn đề này cho một người dù mới quen nhưng có thể coi như đã hơi thân thân mật. Xin nhớ, tôi chưa hề “thanh minh thanh nga” với bất cứ kẻ nào mang thành kiến về tôi, về chuyện người nghệ sĩ cần phải có đạo đức. Họ có là gì đối với tôi đâu mà tôi phải nói vào mặt họ rằng : tôi mới là người có nhiều đạo đức nhất. Những bạn thân thường rất bất bình vì những thành kiến về tôi, gây nên – có thể — bởi một lực lượng chính trị nào đó. Họ bảo những người mù quáng đó không nhìn thấy đời sống gia đình của tôi vững chắc và êm đẹp hơn của nhiều người, bởi vì không có một người bố Việt Nam nào, trong thời đại vô cùng ly lọan như thế này, mà có thể sống chung với các con từ khi các bé mới sinh ra cho tới ngày các ông con, người đã hơn 50 tuổi, kẻ đã tới gần 40 tuổi.
Hiện nay, tất cả các con trai (từ Quang, Minh, Hùng, Cuờng tới Đức) đều sống với tôi trong một căn nhà 9 phòng, hai bathroom. Ba người con gái phải ở nhà chồng nhưng mỗi tuần đều mua đô ăn đắtt tiền mang về cho bố. Vì vậy, tôi đâu cần phải tái hôn với một bà nào để có người trông nom săn sóc? Ai trông thấy cảnh gia đình đầm ấm như vậy cũng đều khen tôi rất khéo trong “đạo làm người”. Đạo làm người VN (đạo đức đấy!), thứ nhất là trong một căn nhà nhỏ mà tạo được sự tam tứ đại đồng đường. Thứ hai là tôi liên miên bị gieo tiếng xấu nhưng trong cả một đời, tôi không nói xấu một ai cả. Thứ ba (tôi nhắc lại) tôi sống rất trong lành, hơn các nghệ sĩ VN thường mắc phải tệ đoan cờ bạc rượu chè, đĩ điếm… Những đàn bà mà tôi yêu đều là những người tôi rất kính trọng, còn có người tôi không hề đụng tới da thịt vì yêu nhau bằng tâm hồn là đủ rồi.
Tôi nghĩ Lan Chi phải bênh vực tôi, nếu thấy là đúng. Lan Chi nói tới việc “tránh nói tới đời tư” thì với thư này Lan Chi đã thấy đời tư Lã Bố rồi : hãy đọc lại ba điều vừa trên, tôi “phóng túng” à ? Còn chỉ vì thấy tôi làm Tục Ca nên e ngại thì tôi hỏi Lan Chi một câu: có ai dám chửi vào cái xã hội thối nát lúc đó không. Xã hội bây giờ đáng khen hay đáng chê ? Trả lời MOA ngay.
Hì hì hì… Cười một chút cho Lan Chi thấy rằng: tôi luôn luôn là người rất lạc quan. Bỗng nhớ tới bài hát xa xưa : Tôi Còn Yêu Tôi Cứ Yêu, sọan tại Saigon trong năm 1964. (Thư ngày 13/11/2003)
Quả thật với xã hội Mỹ thì hiện tượng các con lớn vẫn sống chung với bố đúng là hơi hiếm. Dù sao có thể giải thích là vì PD như một đầu tầu trong việc kiếm sống bằng âm nhạc nên các con-là toa tầu-phải theo. Nhưng tôi ngẫm nghĩ về điều PD nói: phải, những người khác thì đam mê rượu, á phiện còn ông không hề vướng những thứ ấy. Ông chỉ có khoản tình ái. Một người có nhiều điều kiện để nhiều phụ nữ, già hay trẻ, yêu đắm đuối, sẵn sàng dâng hiến và ông không thể từ chối, thì thế nào nhỉ? Quả là điều này làm tôi bối rối vì tôi đã chứng kiến nhiều đàn ông khác, họ chả được tài ba như PD nhưng khi mỡ dâng miệng mèo thì họ cũng không thể bỏ qua cho dù họ đang ở một vị trí mà đạo đức xã hội không cho phép họ xơi miếng mỡ ấy.
Trả lời tiếp cho những suy nghĩ khá cổ của tôi, PD vẫn kiên nhẫn:
Nhân có bức hồi thư vừa rồi của Lan Chi, tôi mạn phép có vài ba ý kiến rất thân tình: Từ ngày còn trẻ, Lan Chi đã đựơc Bà và Cha “nhồi nặn”, chắc chắn là với một thứ đạo lý Khổng, Mạnh cho nên đã cho rằng: là phụ nữ Việt Nam thì không nên “phóng túng” (có chồng là zero bồ). Cứ cho là đúng đối với cái xã hội hậu-bán-thế kỷ 20. Thế nhưng trong xã hội vào thời đại 2000, trước sự ngọai tình vô tội vạ của phái Nam, chúng ta có thể duy trì sự khắt khe đối với phái Nữ không? Phụ nữ ở Âu Tây đòi bình quyền, ngoài quyền ăn nói, làm việc, còn có cả quyền tư do luyến ái. Xin nói ngay, tôi không phải là người vô địch trong việc xuống đường để đòi cho phụ nữ (có quyền tự do luyến ái) đâu nhé ! Tôi chỉ muốn là người hơn tuổn khuyên Lan Chi nhìn vào thực tế, cái gì và lúc nào là đúng, cái gì và lúc nào là không đúng nữa rồi. Thế thôi !
Việc tái hôn chắc chắn là điều cần thiết ở xứ Mỹ, đối với những người góa bụa và tuổi đã cao, vì con cháu ở xa hay quá bận đi làm… Đối với người mang tên Người Tình Già thì nếu hôm qua và ngày mai, ở Sơn Tây, Phú Nhuận hay New York, Paris, tôi gặp bà nào mà có sự tâm hợp thì lấy liền tay, chính các con tôi đã muốn zdậy ! Ê bồ tèo, có bà nào đáng để cho moa “nâng mùi xoa, xử ví” thì vui lòng làm mối cho già (mà ham) này đi! (Thư ngày 14/11/2003)
Sau đó tôi gửi cho ông một số tài liệu mà tôi nhặt được ở net nói về ông. PD đã, vẫn kiên nhẫn, trình bầy cho tôi về thế nào là “phóng túng”. Đồng thời ông chia sẻ thêm về gia đình ông. Ông xưng tụng vợ ông, ca sĩ Thái Hằng là Á Thánh vì bà biết hết việc ông làm nhưng bà tha thứ cho ông. Tôi, sau khi đọc tâm sự nói rằng cuộc đời một nghệ sĩ tài danh như ông, chỉ vững như kiềng ba chân vớiNghệ Thuật, Người Tình, Gia Đình, tôi bỗng thấy bâng khuâng. Phải chăng “chân lý bên này Pyrenes khác với bên kia?” Tôi xúc động khi thấy ông viết như sau: “Nhưng tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thoái, ai là người thực sự yêu nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu.” Xem thêm mails PD tại đây [3]
Phạm Duy với Bông Giấy
Khi bài viết của Bông Giấy phổ biến (bây giờ vẫn có người tiếp tục phổ biến) thì tôi còn ở trong nước. Tôi đọc được ở net sau khi quen PD. Tôi hỏi, PD gửi cho tôi cái mà ông gọi là “Gió Tanh Mưa Máu”, trong đó có các bài phản bác của nhiều người như Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đoàn Xuân Kiên…Đồng thời ông khẳng định “Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD. Tôi nghĩ : chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không ? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không?” ( trích thư ngày 21 tháng 11, 2003) thì tôi có bất bình. Lúc đó, tức là năm 2003, tôi nghĩ rằng PD vốn có tài nên ngông và phát biểu đôi lúc theo kiểu “bất cần”. Điều xui xẻo xảy ra cho PD là sau đó Bông Giấy viết bài. Lý do nào bà BG làm thế, chắc chỉ có bà biết. Lý do nào nhiều người hùa vào chửi rủa, chắc chỉ có họ hiểu.
Tôi không có ý kiến gì về bài của Bông Giấy. Tôi chỉ nghĩ như thế này: có những điều người ta nói trong lúc “trà dư tửu hậu” thì không nên coi đó là những tuyên bố chính thức. Thấy tôi hỏi, PD gửi cho tôi ít tài liệu và đây là những mails mà PD nói chuyện với tôi về bài của Bông Giấy. [4]
Phạm Duy với Tác Phẩm
Như Phạm Duy từng nhận xét rằng “Lan Chi dậy con gái Quỳnh Chi là yêu cây đàn chứ không yêu người đàn “ , thì tôi cũng yêu nhạc phẩm chứ không chú ý người. Cũng trong năm 2003, khoảng thời gian quen PD, tôi tiếp tục viết một số bài cảm nhận về nhạc PD đăng ở web ĐT. Mỗi khi có ý kiến của độc giả về bài tôi hay thắc mắc gì đó đến nhạc phẩm, tôi có fw cho PD coi. Với nhạc phẩm“Người Về”, một độc giả cho rằng PD đã đứng ở vị trí khác khi viết và chưa đủ để diễn tả ý quê nghèo, PD đã cố gắng trả lời cho tôi như mail dưới đây. Trong những lúc này, PD lộ ra một con người khác. Con người đó rất thiết tha với tác phẩm của mình, rất cẩn trọng tinh tế trong sáng tác. Tôi đã bật cười khi đọc mail ông trong đó Anh Pháp Việt đề huề như sau: “Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you very much.”
Đây là mail PD viết khi tôi chuyển ý kiến độc giả:
Dear Lan Chi
Lan Chi có câu trả lời “cái con người” (đã cho rằng: PD “tưởng tượng mà viết” NGƯỜI VỀ…) là rất đúng. Người sáng tác phải thai nghén tác phẩm của mình trong thời gian nào đó rồi bỗng có lúc viết ra (tôi bỏ 15 năm thai nghén BAY CHIM BO XU, rồi viết cái mini-opera này trong có một tuần lễ).
“Cái con người” này là giáo sư Việt Văn hay là thầy giáo làng mà có lời bàn là : Hẳn là miền quê những năm vừa qua. Chữ miền quê chưa diễn tả đủ ý tang tóc chiến tranh, binh lữa, làm cho mẹ yêu đã già…” Tại sao Lan Chi mất thì giờ bàn tán với một người không hiểu nổi rằng sau câu trước (những năm vừa qua…) còn có câu sau (chiếc bóng in trên vách nhà, một ngày một đêm tóc sương phai mờ). Ý của toi đâu có phải tả cảnh chiến tranh mà nói tới sự chóng già của người mẹ. Còn nữa: (một ngày một đêm) tôi đã chứng kiến việc một người bạn vì một hcuyên đau khổ mà tóc đang xanh bỗng bạc trắng.
(Người bạn Lan Chi bảo rằng “ Tóc sương phai mờ, không nói thêm được gì). Mẹ yêu đã già, là đủ rồi”, trời đất quỷ thần ơi thế thì cya nói chuyện suông chứ cần gì soạn lời ca, lời kiếc làm gì nữa..
(chuông chùa nào la đà) La đà còn có nghĩa là lả lướt, như vậy ngoài “thanh”, tôi còn cho người nghe thấy cả “họa” nữa. Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you toa very much.
(rong rêu cuoc tinh) hay vô cùng, mà tai trâu chê thi tôi không biết nói sao bây giờ? Rong rêu lúc nào cũng cho ta cảm tưởng cũ kỹ, dĩ vãng, xa xưa. TCS làm đẹp ngôn ngữ VN. Ông đi tìm những cái mới, rất là đáng khen.
(số nghèo) đúng như Lan Chi nghĩ. Ai nói tới chuyện tiền bạc trong NGUOI VE. Chúng ta lúc nào mà chẳng thương những duyên số không may.
(Có một điểm đáng quan tâm: chỗ đứng và cách nhìn của tác giả lúc đó, là một sự ngoái đầu nhìn lại) Đúng là giọng lưỡi của người chạy theo chính trị, chính trị nào thì toa biết roi. Mẹ kiếp, nếu tôi không để ngày và nơi soạn Người Về thì lấy đấu để biết chỗ đứng của tôi? Hơn nữa đứng ở đâu, ở chốn sang hay nơi nghèo, lúc mình đủ hay hay thiếu ăn thì lòng người nghệ sĩ (cách nhìn) là phải biết rung động trước tha nhân. Thằng cha này, có lẽ là “cán bộ huyện” qúa, toa ơi.
Lan Chi, Viết chơi chơi, gọi là đáp lại tấm lòng tốt của Lan Chi. Xin tiểu thư giã từ vai trò avocat du diable đi nhé… Xin im lặng, âm thầm, làm công việc đi tìm cái đẹp để trao cho tuổi trẻ.” (trích thư ngày 22/11/2003)
Lời cuối
Tôi đọc những giòng dưới đây từ giangkq@yahoo.com ở net:
Những kỷ niệm trong đời của chúng ta có nhạc PD thấp thoáng đâu đây, có nhiều lắm chứ. Đã bao lần chúng ta hẹn hò với người yêu ở 1 quán bên đường để ” uống ly chanh đường , uống môi em ngọt …” . Đã có những lúc chúng ta ,lặng người cầm Sự vụ lệnh để nhận 1 nhiệm sở trên 1 thành phố nơi cao chỉ mơ hồ nghe nói đến, bên tai như nghe văng vẳng : ” Anh sẽ ra đi về miền mênh mông , cơn gió Cao nguyên, nhiều đêm lạnh lùng …”. Chúng ta đã từng, tay ôm súng bước quân hành mà trong lòng còn thổn thức vương vấn cuộc đời học sinh sinh viên, miệng hát bài hát Xuất Quân của ai nhỉ? Thời gian tù ngục bởi CS , nhạc PD cũng đã được cất lên lén lút bằng những giọng hát chỉ được nuôi dưỡng bằng củ sắn và bo bo. Khi ra đi vượt biển trên chiếc tầu nhỏ, lúc phải tăng tốc độ tàu để vượt khỏi cơn bão đang đuổi tới sau lưng, mọi người dưới khoang đang bình yên say ngủ , làm sao quên được bài hát với người bạn thân ” Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần đi dạt bến lau thưa … ” . Và bây giờ, đã về hưu, với những cái chết của bạn bè đã hiện diện , với cái chết của mình đang rình chờ trước mặt, mấy ai nghe: “Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi!Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối …” mà không cảm thấy xót xa cho cuộc sống ngắn hạn?
Tôi đồng ý với giangkq@yahoo.com. Tôi nghĩ rằng PD đã đóng góp nhiều cho âm nhạc Việt Nam, điều mà không ai phủ nhận. Có vẻ như không còn ai viết “Tình Ca” với “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” hay hơn PD nữa.
Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và PD đã đóng góp tiếp tục cho âm nhạc hải ngoại với “Một ngày 54 cha bỏ quê..”. Rồi PD đã từ bỏ chính nghĩa cờ vàng, trở về Việt Nam. Chỉ mình ông biết được lý do chính xác. Mọi nhận định khác chỉ là suy đoán. Tất nhiên có người thông cảm những lý do của ông và có người không.
Phạm Duy không thể trở về lặng lẽ như Tạ Tỵ. Tác phẩm chống cộng của ông trải dài từ 1954 đến sau 1975 là bản án tử hình cho ông. PD còn muốn nhạc phẩm mình được vang lên trong nước, các con mình được tự do kinh doanh phòng trà sinh sống. Vì thế PD phải “uyển chuyển”.
Thật đáng tiếc.
Duy có một điều, một nhạc sĩ và tôi nhận ra rằng chưa bao giờ Phạm Duy viết một bản nhạc ca tụng cộng sản kể từ khi ông trở về năm 2005 cho đến khi ông lìa đời 2013. Lịch sử mai sau chép về âm nhạc PD sẽ toàn tình ca quê hương, tình ca đôi lứa, thiền ca, nhạc chiêu hồi, nhạc lưu vong và Hương Ca. Không hề vẩn đục bởi một chút nhạc đỏ nào.
Châu Đình An, một người từng là “con nuôi” của Phạm Duy đã viết, để coi như một nén hương cho ông nhưng cũng là một lời nhắn nhủ cho những kẻ khác: sự thỏa hiệp với vc luôn thua thiệt về mình. [5]
Và tôi, Hoàng Lan Chi, một người từng là bạn “vong niên” của PD, từng yêu tình ca quê hương của ông, từng ”tranh luận” với ông về đạo đức, về tục ca, về những tuyên bố “ngông nghênh”, viết bài này, với dẫn chứng là các e mails, cũng chỉ là một thương tiếc, ngậm ngùi cho một nhân tài đã chọn sai con đường. Bài học còn đó, những người khác có dẫm vào vết xe đổ đó hay không?
Duy Cường-Phạm Duy-Lưu Trọng Văn-Lan Chi - Sài Gòn 2003
Lan Chi-Duy Quang-Phạm Duy-Sài Gòn 2003
PhạmDuy-Nguyễn Văn Tý-Lan Chi - Nhà Lưu Trọng Văn 2003
Phạm Duy-Lan Chi -Duy Đức-Nhà PD 2004
Hoàng Lan Chi – 2013
Phạm Duy viết về Hoàng Lan Chi :
https://dl.dropbox.com/u/89792831/PhamDuy/4lanchi.html
[1] Lan Chi, tôi thì khác nhiều người, luôn luôn kính trọng sự đồng thanh tương ứng hay sự phản đối chê bai của mọi người. Dù trong những phản ứng đó (hình như) có bàn tay của Nhà Nước (hì hì hì). Nhưng không bao giờ tôi sợ mất khán giả hay thính giả khi (vào năm 70) tôi thấy nhu cầu phải viết ra một lọai nhạc phê bình xã hội như TỤC CA (chẳng hạn). Hay (cũng vào khỏang 72) khi tôi viết lọai ĐẠO CA vì thấy phải tạm gác lọai nhạc hiện thực để tìm về nhạc siêu linh. Hai lọai nhạc khác hẳn nhau trong một thời gian… Và hịện nay, có nhiều người hiểu được THIỀN CA của tôi đâu ! Nhất là những người tự cho mình là thiền sư. Tội nghiệp, sau 75 (theo Lan Chi) ông TCS không sọan nhạc nhiều như trước à ? Về phần tôi, xin cải chính ý kiến của Lan Chi, cho rằng PD không soạn nhạc nhiều… Thưa Cô Bé, chẳng lẽ tôi gửi danh sách bài bản cho cô xem, cứ tạm kê khai từng lọai thôi, thì tôi đã có tối thiểu khỏang 50 bài TỊ NẠN CA, 20 bài NGỤC CA, 6 bài HÒANG CẦM CA, 10 bài RONG CA, 21 bài trong BẦY CHIM BỎ XỨ, chưa kể những bài trong KIỀU 1 và KIỀU 2. Ngòai ra, tôi sọan lời Việt cho khỏang 100 bản nhạc ngọai quốc etc…Trong dĩ vãng, Nhà Nước đã thành công trong việc ngăn không cho cô bé và những người yêu nhạc ở trong nước biết về nhạc PD, nhưng với INTERNET, họ không hòan tòan thành công dù đã xây bức tường lửa. (Trích thư Phạm Duy ngày 3 tháng 11 năm 2003).
[2]
Vào lúc tôi sọan tục ca, tôi có ý nghĩ rằng tất cả những con dân đang làm một chuyện rất đáng xấu hổ : nhìn l… mẹ mình. Sách, báo, phim, ảnh ngọai quốc tràn vào sau khi cụ Diệm chết, thanh niên, trung niên, lão niên ùa chạy theo văn minh vật chất, người ta coi đạo đúc, luân lý như pha. (khôi hài nhất là những vị phi-đạo đức này phê bình nguời khác thiếu đạo đức !). Có thể tôi lầm khi tự phá mình (phá thần tượng) (1) để làm mười bài tục ca nhưng xin mọi người hiểu rõ lý do của bài hát NHÌN L… ! Cô Quỳnh Couteau đã chửi Bộ Kế Hoach, thế mà vẫn còn sợ nghe tiếng chửi rủa xã hội của người khác. Thương Sinh, Chu Tử cũng là những văn nhân giỏi lắm, nhưng một trong những lý do chửi bới của các vị đó cũng có thể vì họ muốn bán báo chạy hơn. Tôi làm tục ca, không thu vào cassette hay tape thương mại, không in ra bản nhạc, còn không muốn phổ biến nhiều. Je les avait chantées pour mon plaisir. Thế là khóai rồi !!! ( trích thư ngày 14 tháng 11, 2003)
[3]
Lan Chi, cám ơn Lan Chi đã gửi cho tôi khá nhiều tài liệu (từ nay, ta sẽ dùng chữ data, kẻo người ta lại kết án chúng mình là trao đổi tài liệu văn hóa – mà văn hóa đối với họ là rất quan trọng)…Nói chung thì phản ứng của tôi là qua những data này, tôi thấy những diễn đàn về âm nhạc trên NET cho ta thấy một số người yêu nhạc ở trong nước hay ở ngoài nước đều là những nhà đạo đức, những chính trị gia…Người yêu nhạc mặc áo ĐẠO ĐỨC (thực hay giả? je ne sais pas!) phê bình tôi làm tôi nhớ lại câu nói của người bỏ quên cây đàn, khi thấy có bó hoa trên cây đàn bỏ quên, thì ngay từ khi bước vào đời nhạc sĩ, đã băn khoăn tự hỏi : “người vô danh (1) tặng hoa này, yêu đàn hay yêu người đánh đàn”. Lấy ngay chuyện nghệ sĩ ngoan như bụt hay phóng túng như Epicure ra để bàn luận.
Tôi đã được nhiều người (Lan Chi khuyên bé Quỳnh Chi: nghe nhạc, đừng tìm hiểu cá nhân, hiểu theo nghĩa là chỉ nên “yêu đàn” mà thôi đấy nhé… ) cho rằng tôi có một đời sống rất là “phóng túng”, hiểu theo nghĩa “bê bối”. Lạy Chúa và Mô Phật, tôi thách đố ai dám tuyên bố tôi là kẻ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện sì ke hay nghiện thuốc phiện (nguyên cái vụ này, tôi đã đạo đức hơn nhiều ông nghệ sĩ) … Còn nghiện đàn bà thì khỏi cần nói vì tôi đã nói rồi, nhưng tôi xin thưa rằng với những bạn muốn hiểu tôi rằng: tôi chưa hề phụ tình ai, tôi chưa hề có một bà nào hắt hủi rồi nguyền rủa tôi khi xa tôi… Everything is OK, xa nhau, rồi gặp lại nhau “bốn mắt đều có đuôi”…
Tôi xin nói ngay tôi rằng trong đời tôi, có ba điều tôi tôn thờ : nghệ thuật, vợ con và người tình, đời tôi phải vững như cái kiềng ba chân. Không vì nghệ thuật mà bỏ vơ con, bỏ người tình… không vì vợ con mà bỏ người tình và nghệ thuật… không vì người tình mà bỏ nghệ thuật và vơ con. Do đó có bao giờ vợ con tôi kết án tôi đâu? Tôi kính yêu một triệu lần vợ tôi (ngày bà còn sống và sau khi bà qua đời), khi các con kể lại rằng bà á thánh này đã có lần bảo các con: tao biết hết chuyện bố mày nhưng để cho bố mày có hứng làm nghệ thuật. Vả lại vì lối sống “phóng dật” (dùng danh từ phóng túng là sai) của tôi mà người ta cho rằng tôi nhiều “đào” lắm ! Sai, tôi chỉ vài ba người đàn bà “vô danh” (vì không nên nói tên ra) tuyệt vời đã tạo cho tôi cảm hứng để sọan nhạc. Người yêu nhạc khoác áo CHÍNH TRỊ để phê bình là người đã bị ảnh hưởng bởi một guồng máy tuyên truyền. Khi tôi rời kháng chiến vào thành thì có người bảo tôi là kẻ phản bội ! Ủa, tôi đâu có là đảng viên hay công chức của một chính quyền nào đâu mà bảo tôi phản lại Đảng hay phản lại Chính Quyền. Tôi là con chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay
Lan Chi đã đọc CHƯƠNG 33 – HK 2 thì đã biết lý do tôi bỏ kháng chiến về thành. Giản dị thôi ! Tôi không thể vì sự nghiệp, vì được cho vào Đảng, vì được đi Đông Âu… mà để cho vợ đang có mang có thể bị lẻ loi, bị nguy khổ ở chốn rừng thiêng nước độc, là “u tì quốc”. Tôi cũng mong Lan Chi không đặt nặng vấn đề này, không nên phổ biến Hồi Ký làm nhức nhối nhiều người (vì chót nói xấu tôi quá nhiều). Tôi vẫn chưa được bạch hóa hòan tòan cho nên nếu Lan Chi có ý kiến gì về HỒI KÝ thì chỉ nên gửi cho tôi coi mà thôi. Tôi chấp nhận tất cả sự phê phán của các độc giả. Nhưng có thể tôi sẽ không trả lời những gì người ta viết về tôi, về sự nghiệp của tôi. Bởi vì, cũng giản dị thôi, tôi đã về hưu rồi, đã treo đàn, gác bút, lột áo tuồng, chùi mặt, tắt đèn, rời sân khấu rồi…Nhưng tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thóai, ai là người thực sự yêu nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu. Nói với Quỳnh Chi cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng CD với đa số ca khúc nghe bằng MP3 qua đường Bưu Điện. (trích thư ngày 12 tháng 11 năm 2003.)
[4]
Lan Chi, vì Lan Chi hỏi và khi tôi gửi những sự kiện về Bông Giấy/LHMục cho Lan Chi, tôi chỉ muốn một mình Lan Chi hiểu về việc gắp lửa bỏ tay người, vu oan giá họa của LHM và việc chuyên môn hạ bệ những người nổi danh của BG. Rồi tùy Lan Chi muốn bạch hóa thi nhân danh cá nhân Lan Chi giải thích cho lớp trẻTôi không bao giờ có y định tự tôi cải chính hay đối chất hay đính chính. Để cho những người khác làm công việc đó, ví dụ lúc trước đã có Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đòan Xuân Kiên, Luật su Hà (Canada)…Và bây giờ là Lan Chi. Nếu thấy không tiện thì xin Lan Chi đóng hồ sơ lại, không cần điểm mặt chỉ tên chúng nó làm gì lại gây nên những polemique mà tôi không thich. Nếu quả rằng có những thanh thiếu niên tin vào những lờ i “gió tanh mưa máu” đó…. thi tôi cần gì những thanh thiếu niên đó hát nhạc toi, biết nhạc tôi, học hỏi về tôi. Xin nhớ, tôi đã nói câu này rất nhiều lần : vui một mình tôi di. Có thể có vài ba bạn đồng hành, không cần phải là đại chúng hay tiểu chúng. Tóm tắt nếu Lan Chi thấy chưa tiện tự mình bạch hóa những chuyện vu cáo hay bôi nhọ thì bỏ qua. Đối với tôi không sao đâu. Năm mươi năm qua người ta đá tôi rất nhiều mà tôi chưa chết thì bây giờ quá muộn để triệt hạ tôi. Thân ái, PD (trích thư ngày 22 tháng 11, 2003)
Lan Chi, tôi đã gửi cho Lan Chi đầy đủ tập HỒI KÝ 3. Tôi đang làm công việc editing HỒI KÝ 4. Rồi sẽ gửi cho Lan Chi sau. Trong e-mail vừa rồi, Lan Chi nói rằng đã đọc được những controversy trong mục Forum (website THƯ VIỆN) và Lan Chi hơi thắc mắc rằng tại sao tôi không bạch hóa những chuyện “gắp lửa bỏ tay người” của LHMục và chuyện “phỉ báng” của Bông Giấy. Trước hết, qua một số e-mail mà tôi gửi cho Lan Chi để phần nào biện luận về “những điều ong tiếng ve”, tôi quên là chưa tặng Lan Chi một bài hát soạn ra từ rất, rất lâu, trong đó tôi nói lên lối say mê của mình, (nói thật, nói thẳng, nói to, nói nhiều về cuộc đời… nhưng không nói xấu ai, thù ai hay giết hại ai…) có thể không giống lối sống của người khác — là kẻ có quyền, là ai thì LC biết rồi — cứ muốn tôi phải là con cừu hay con vẹt… và điệp khúc: nếu người khác thương tôi thì cứ để tôi sống say mê, không thương thì xin giết tôi đi! Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD. Tôi nghĩ: chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không? Cuối cùng, tôi xin hỏi câu này: Lan Chi đã đọc đầy đủ cả BA cuốn HỒI KÝ của tôi, có đọan nào thấy tôi nói tới chuyện sáng tác trong WC không? Có những đọan nào tôi tỏ vẻ tự kiêu, tự mãn không? Về chuyện kiêu ngạo khiến “Lan Chi phải van chú đừng phát biểu kiêu ngạo… thì Lan Chi có thể tin được rằng, tôi không dại gì mà phát biểu trên sân khấu (hay trước đám đông) nhất là “kỳ ở Úc vừa qua rằng nhạc PD là nhất”. Tôi điên mà phát biểu như vậy à ? Kết luận, nếu Lan Chi gan to bằng trời thì bạch hóa dùm tôi. Nếu thấy chẳng cần parce que…, thì bỏ đi Tám, sức mấy mà buồn. (trích thư ngày 21, tháng 11, 2003.)
Tài liệu “Gió Tanh Mưa Máu”, Phạm Duy gửi cho Lan Chi:
https://dl.dropbox.com/u/89792831/Ph...anhmuamau.html
[5] Bài viết của Châu Đình An: Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thua
-Tang lễ Phạm Duy: 'Lương tâm là xa xỉ'
-Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
-Tang lễ Phạm Duy: 'Lương tâm là xa xỉ'
***********
Nữ ca sĩ Ý Lan đã về Mỹ, nên trong lễ trang sáng nay công chúng chỉ được thấy hình ảnh nam ca sĩ Tuấn Ngọc là nghệ sĩ quen thuộc trong gia đình nhạc sĩ họ Phạm.
Gia đình chấp tay cảm tạ dòng người đưa tiễn trước khi lên xe tang đưa nhạc sĩ Phạm Duy về nơi yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.
*****
Nguồn:
http://phattuonline.com/tin-tuc/view/42-cu-si-phat-tu/1256-hinh-anh-tien-biet-nhac-sy-pham-duy-ve-long-dat-me.html
- Ngàn người rơi lệ tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (VNN). – Nhật ký mở lại (mở lần thứ 28): PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG NHẤT TRÊN ĐỜI (Tô Hải). – “NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU” VÀ BI KỊCH CỦA MỘT GIA ĐÌNH (TNM).Trần Văn Khê kể nhờ Phạm Duy thoát chết
- Tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy về nơi an nghỉ cuối cùng (TT). - Sáng nay, nhạc sĩ Phạm Duy “theo tiếng hát qua đời”(NLĐ). - Trắng đêm thương nhớ Phạm Duy (KT). - Phạm Duy và 10 bài tục ca (Nguyễn Ngọc Chính). – Viên Linh – Niệm khúc Phạm Duy (DĐTK). – Quỳnh Giao – Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc “Xuân Hành” Của Phạm Duy (DĐTK).
- Người nghệ sỹ lưu giữ hồn âm nhạc dân tộc Việt (TTXVN).- - Các cuộc ‘hạnh ngộ’ của Phạm Duy (BBC). –Hàng nghìn người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (RFI). – Phạm Duy trong hành trang cuộc đời tôi (TVN). –Ta sẽ thoát linh hồn giữa nẻo xa … (Anh Vũ). - SÀI GÒN ĐƯA TIỄN MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC VỀ VỚI ĐẤT MẸ(NCTG). - PHẠM DUY, ĐÓA HOA LÒNG THÊNH THANG.
- Lưu Văn Vịnh – Từ Ma Âm tới Diệu âm- VănCao-PhạmDuy-TrịnhCôngSơn (DĐTK).- Ði viếng nhạc sĩ Phạm Duy(Người Việt). - Hình ảnh Phạm Duy ở Việt Nam (BBC). - Trần Văn Khê kể nhờ Phạm Duy thoát chết. Phạm Duy: con người và âm nhạcTài năng và sự 'ham chơi' của nhạc sỹ Phạm Duy qua lời nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. -Nhạc Việt xa và nhớ
--Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh và 'điệp khúc' hổ thẹn Giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn.
-
Phạm Duy: ‘Giấc mơ hồi hương’ sụp đổ.
-Phạm Duy, Sở hữu Trí tuệ, và Thông báo
…kể từ ngày thông báo này tất cả các sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩDuy Quang sẽ không được sử dụng trên mọi phương diện. [Ảnh Phạm Duy OntheNet].
Phạm Duy đã chết ở T.p. Hồ Chí Minh chiều ngày 21 tháng Giêng, 2103, chỉ một tháng hơn sau khi con trai lớn của ông, Duy Quang, qua đời ngày 19 tháng 12, 2012 tại Mỹ.
Ngày thứ Bẩy 23 tháng 3 vừa qua một tờ báo tiếng Việt lớn ở California đã đăng một thông báo của “Gia đình Phạm Duy”, nguyên văn như sau:
“Gia đình Phạm Duy xin thông báo kể từ ngày thông báo này tất cả các sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩ Duy Quang sẽ không được sử dụng trên mọi phương diện, trình diễn công cộng (show ca vũ nhạc, có thu hình hay không có thu hình), phát thanh (radio), phát tuyến truyền hình (television), Internet, sách báo, quảng cáo và tất cả các hình thức sử dụng thương mại.Mọi sử dụng không được chấp thuận (trên văn bản) bởi gia đình Phạm Duy hay luật sư đại diện là vi phạm Quyền Sở hữu Trí tuệ của gia đình Phạm Duy và sẽ bị truy tố tối đa dưới luật pháp.Luật pháp Hoa Kỳ (US Copyright Law) có hình phạt chính là $250.000 cho mỗi vi phạm và mức án tù.Mọi chi tiết xin liên lạc với gia đình Phạm Duy.Gia đình Phạm Duyemail: phamduyproduction@aol.com
Phone: 714-599-4167Luật sư Trương Phú Hòa10221 Slater Avenue, Suit 202
Fountain Valley, California 92708
Phone: 714-963-7335
FAX: 714-963-2296
email: truonglaw@aol.comLàm tại Midway City, Orange County, California, Hoa Kỳ, ngày 07 tháng 3, năm 2013”
Thông báo trên đây có một số điểm đáng chú ý và đã đưa đến một số phản ứng từ trong và ngoài nước.
Duy Cường vs. Duy Đức – Luật pháp Việt nam vs. Luật pháp Hoa Kỳ
“Gia đình Phạm Duy” là một danh xưng bất định của nhóm người (thuộc “gia đình Phạm Duy”) cậy đăng thông báo không cho người đọc biết họ gồm những ai.
Theo tin Tuổi trẻ Online ngày 29 tháng 3, 2013, ông Phạm Duy Cường, con trai thứ tư của nhạc sĩ Phạm Duy, cho hay:
“Tôi với tư cách là người chính thức được bố tôi chỉ định quản lý di sản, dựa trên hoài bão của bố tôi, tôi luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân, trong và ngoài nước sử dụng tác phẩm Phạm Duy theo đúng quy định của luật pháp VN.Thông báo mà các báo đề cập đến là của cá nhân nào đó, không có thẩm quyền về quản lý di sản của bố tôi. Thật sự tôi không quan tâm, và cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm trước dư luận.”
Như vậy, ông Phạm Duy Cường đã chính thức phủ nhận thông báo đăng tờ trên báo tiếng Việt ở California là của một người nào đó không có “quyền quản lý di sản” của nhạc sĩ Phạm Duy.
Tuy nhiên, chủ nhân số điện thoại “714-599-4167” là ông Phạm Duy Đức ở California, con trai nhỏ nhất của ông nhạc sĩ Phạm Duy đã trả lời Tuổi Trẻ Du Lịch về hiệu lực của “thông báo” sau tuyên bố của ông Duy Cường, “Dạ thưa, mọi việc vẫn cứ như thông báo, không có gì thay đổi cả.”
Thực ra tuyên bố của hai ông Duy Cường và Duy Đức, khi nói đến phạm trù luật pháp, có vẻ như không có gì mâu thuẫn với nhau. Một bên, ông Phạm Duy Cường không có vấn đề với việc sử dụng tác phẩm của Phạm Duy trong và ngoài nước miễn sao phù hợp với luật pháp Việt Nam. Mặt khác, tuy chỉ dựa trên cơ sở của Luật về Quyền Sở hữu Trí tuệ tại Hoa Kỳ (US Copyright), nội dung và từ ngữ dùng trong “thông báo” của ông Phạm Duy Đức, và luật sư Trương Phú Hòa, đại diện “Gia đình Phạm Duy”, cậy đăng, rất cứng rắn và bao trùm.
Được biết năm 2005, trước khi về Việt Nam sinh sống, gia đình Phạm Duy đã công bố [trên cùng tờ báo tiếng Việt ở California] là đã để cho công ty Phương Nam độc quyền khai thác các tác phẩm của Phạm Duy trong 20 năm.
Trong nước, đại diện của Phương Nam Phim cho hay:
“Phương Nam Phim là đơn vị sở hữu toàn bộ trước tác của nhạc sĩ Phạm Duy bao gồm tất cả các sản phẩm sáng tạo của ông như ca khúc, sách nghiên cứu, biên khảo, thơ văn…Với các ca khúc, thời hạn sở hữu khai thác độc quyền của Phương Nam Phim trên toàn cõi VN là 20 năm kể từ khi ca khúc đó được cấp phép lưu hành tại VN. Với việc liên quan đến bản quyền tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy ở hải ngoại, chúng tôi không có ý kiến. Đó là chuyện riêng của gia đình ông. Phương Nam Phim chỉ độc quyền khai thác tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy ở VN mà thôi.”
Tại Mỹ, nguồn tin hậu trường cho rằng đối tượng chính của “thông báo” cậy đăng dường như là một cơ sở có trụ sở ở nam California chuyên tổ chức nhạc hội, bán CD, DVD nhạc, phát tuyến truyền hình, và cung cấp những dịch vụ khác như phân tích thị trường, thuê mướn ca sĩ, dàn dựng đèn, âm thanh sân khấu, v.v.
Bao trùm
“Thông báo” nêu trên có tính bao trùm vì những người cậy đăng chỉ dùng Luật Quyền Sở hữu Trí tuệ của Hoa Kỳ là cơ sở pháp lý để không cho phép mọi người quyền sử dụng tên, thông tin cá nhân, và cả những lời phát biểu của hai nhạc sĩ Phạm Duy và Duy Quang trên mọi phương diện. Những điểm vừa nêu – tên, thông tin cá nhân hay những lời tuyên bố của cá nhân – thứ nhất, không thuộc phạm trù của bộ luật về Quyền Sở hữu Trí tuệ. Thứ hai, sự phỉ báng, xâm phạm đời tư, hay những lời tuyên bố của cá nhân hay của nhân vật công chúng [public figure] đã được giải quyết rõ ràng bằng Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ [First Amendment to the United States Constitution] trong đó nói rõ vể quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí cùng những giới hạn của chúng.
Vài điểm về Copyright Law of the United States of America
Ở đây người viết chỉ nêu lêm vài điểm nhỏ về Luật Quyền Sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ liên quan đến nội dung của bản “Thông báo”.
Đầu tiên, về lời răn đe “$250.000 cho mỗi vi phạm và mức án tù”. Đoạn 501-506, Chương 5,Copyright Infringement and Remedies, của Copyright Law of the United States of America cho biết tiền bồi thường thiệt hại khi Quyền Sở hữu trí tuệ bị xâm phạm tối đa là 150.000 ngàn đô-la Mỹ, và không có đoạn nào nói đến án tù.
Phạt vạ $250,000 USD và án tù (có thể lên đến 5 năm) chỉ có thể áp dụng nếu bị cáo bị kết án hình sự đặc biệt trong lãnh vực âm nhạc tại Hoa Kỳ.
Thứ đến, việc kiện tụng những vi phạm tác quyền không đơn giản như người ta nghĩ. Chủ nhân của tài sản trí tuệ không thể kiện và đòi người vi phạm sở hữu trí tuệ bồi thường thiết hại nếu những tác phẩm bị vi phạm đó chưa đăng ký với Văn phòng Quyền Sở hữu Trí tuệ (Copyright Office) tại Hoa Kỳ. Nói cách khác khi Văn phòng Quyền Sở hữu Trí tuệ không biết đến một sở hữu trí tuệ nào đó [một tác phẩm không có trong danh mục đã đăng ký] thì không thể có sự kiện “vi phạm bản quyền”. Tác giả cần đăng ký bản quyền tác phẩm với Văn phòng Quyền Sở hữu Trí tuệ trước khi xảy ra những vi phạm tác quyền thì việc kiện tụng và đòi bồi thường thiệt hại mới có thể dễ dàng có kết quả.
Luật sư Trương Phú Hòa, đại diện cho “Gia đình Phạm Duy”, thuộc văn phòng Luật sư “Truong and Associates” là thành viên hoạt động của Luật sư đoàn tiểu bang California. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về luật sư này tại trang nhà của “The State Bar of California”.
Tham khảo
1. Copyright Law of the United States and Related Laws Contained in Title 17 of the United States Code, Circular 92, December 2011.2. The Reporters Committee for Freedom of the Press, “The First Amendment Handbook”, Seventh Edition.3. Partridge, A Penguin Company, “Copyright”.4. The Recording Industry Association of America, RIAA, “The Law”.
5. Hồng Hạnh, “Khuyến khích sử dụng tác phẩm Phạm Duy theo đúng luật”, tuoitre.vn, 29/03/2013.6. Tuấn Khanh, “Phạm Duy và những bài hát im lặng”, dulich.tuoitre.vn, 31/03/2013.7. The State Bar of California, Hoa Phu Truong – #156411, California Bar Journal Discipline Summaries
5. Hồng Hạnh, “Khuyến khích sử dụng tác phẩm Phạm Duy theo đúng luật”, tuoitre.vn, 29/03/2013.6. Tuấn Khanh, “Phạm Duy và những bài hát im lặng”, dulich.tuoitre.vn, 31/03/2013.7. The State Bar of California, Hoa Phu Truong – #156411, California Bar Journal Discipline Summaries
-Rắc rối chuyện thừa kế di sản nhạc Phạm DuyThanh Niên Online- 30/03/2013 3:05Chuyện tác quyền trong đêm nhạc ‘Ðường Em Ði’/Người Việt , March 29, 2013
Chuyện tác quyền trong đêm nhạc ‘Ðường Em Ði’ Nguoi Viet OnlineTừ ngày nhạc sĩ Phạm Duy, cây cổ thụ của âm nhạc Việt Nam, từ trần, việc sử dụng nhạc của ông tại các chương trình mang tính thương mại trở nên khó khăn hơn, về phương diện tác quyền.
Chuyện tác quyền trong đêm nhạc ‘Ðường Em Ði’ Nguoi Viet OnlineTừ ngày nhạc sĩ Phạm Duy, cây cổ thụ của âm nhạc Việt Nam, từ trần, việc sử dụng nhạc của ông tại các chương trình mang tính thương mại trở nên khó khăn hơn, về phương diện tác quyền.
Gia đình Phạm Duy cấm sử dụng ca khúc của ông tại Mỹ
(Dân trí)- Tại Mỹ, gia đình nhạc sỹ Phạm Duy vừa ra thông báo nghiêm cấm sử dụng các tác phẩm, hình ảnh của cố nhạc sỹ trên mọi phương tiện. Các thành viên trong gia đình đang thống nhất lại công việc khai thác và quản lý gia tài âm nhạc của ông.
“Gia đình Phạm Duy xin thông báo kể từ ngày thông báo này (23/3/2013 – PV) tất cả các sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố nhạc sĩ Duy Quang sẽ không được sử dụng trên mọi phương tiện, trình diễn công cộng (show ca vũ nhạc có thu hình hay không có thu hình) phát thanh, truyền hình, sách báo, quảng cáo và tất cả các hình thức sử dụng thương mại.
Mọi sử dụng không được chấp thuận (trên văn bản) bởi gia đình Phạm Duy hay luật sư đại diện là vi phạm quyền sử hữu trí tuệ của gia đình Phạm Duy và sẽ bị truy tố trước pháp luật”.
Thông báo của gia đình Phạm Duy
Thông báo trên xuất hiện chỉ ít lâu sau khi nhạc sĩ Phạm Duy mất và nó khiến không ít nghệ sĩ và khán giả hoang mang bởi từ lâu nhạc của Phạm Duy rất được khán giả yêu thích. Hơn nữa, kho tàng ca khúc đồ sộ của ông vẫn chưa được khai thác hết và rất nhiều ca sĩ muốn sử dụng ca khúc trong các sản phẩm âm nhạc của mình. Nhiều người lo sợ rằng trường hợp của Phạm Duy sẽ giống như trường hợp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi Trịnh Công Sơn mất thì ca sĩ rất khó khăn trong việc sử dụng ca khúc của ông, đặc biệt về vấn đề phí bản quyền.
Một vài nghệ sĩ có quan hệ với gia đình Phạm Duy cho biết, từ sau khi ông mất, vấn đề quản lý "tài sản âm nhạc" của ông vẫn chưa được các thành viên trong gia đình thống nhất. "Đây có thể là hành động ngưng cho phép sử dụng tạm thời để các thành viên trong gia đình thống nhất lại công việc khai thác và quản lý gia tài âm nhạc của ông". Một nghệ sĩ đề nghị giấu tên cho biết.
Chia sẻ với Dân trí, ca sĩ Ánh Tuyết cho biết trước thông tin này chị rất buồn bởi nhạc Phạm Duy vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, mặc dù rất được khán giả yêu thích. “Khi người bạn tại Mỹ gửi mail cho tôi về thông báo của gia đình Phạm Duy, tôi đã rất buồn. Là một người yêu mến âm nhạc của ông, tôi không hề muốn những chuyện như vậy xảy ra. Tôi nghĩ gia đình làm vậy sẽ khiến Phạm Duy buồn, bởi hơn ai hết ông là người muốn âm nhạc của mình đến được với khán giả.”
Nhạc sĩ Phạm Duy
Giải thích về vấn đề này đại diện của Phương Nam film, đơn vị nắm bản quyền các ca khúc của Phạm Duy tại Việt Nam cho biết: Thông báo của gia đình Phạm Duy là một hành động khẳng định và bảo vệ bản quyền rất bình thường và đúng đắn. Tuy nhiên nó chỉ có hiệu lực ở Mỹ, còn tại Việt Nam với những ca khúc đã được trao bản quyền khai thác cho Phương Nam film trong 20 năm, các ca sĩ muốn sử dụng chỉ việc xin phép đơn vị này mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.-
Gia đình Phạm Duy cấm sử dụng ca khúc của ông tại Mỹ
“Gia đình Phạm Duy xin thông báo kể từ ngày thông báo này (23/3/2013 – PV) tất cả các sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố nhạc sĩ Duy Quang sẽ không được sử dụng trên mọi phương tiện, trình diễn công cộng (show ca vũ nhạc có thu hình hay không có thu hình) phát thanh, truyền hình, sách báo, quảng cáo và tất cả các hình thức sử dụng thương mại.
Mọi sử dụng không được chấp thuận (trên văn bản) bởi gia đình Phạm Duy hay luật sư đại diện là vi phạm quyền sử hữu trí tuệ của gia đình Phạm Duy và sẽ bị truy tố trước pháp luật”.
Thông báo của gia đình Phạm Duy
Thông báo trên xuất hiện chỉ ít lâu sau khi nhạc sĩ Phạm Duy mất và nó khiến không ít nghệ sĩ và khán giả hoang mang bởi từ lâu nhạc của Phạm Duy rất được khán giả yêu thích. Hơn nữa, kho tàng ca khúc đồ sộ của ông vẫn chưa được khai thác hết và rất nhiều ca sĩ muốn sử dụng ca khúc trong các sản phẩm âm nhạc của mình. Nhiều người lo sợ rằng trường hợp của Phạm Duy sẽ giống như trường hợp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi Trịnh Công Sơn mất thì ca sĩ rất khó khăn trong việc sử dụng ca khúc của ông, đặc biệt về vấn đề phí bản quyền.
Một vài nghệ sĩ có quan hệ với gia đình Phạm Duy cho biết, từ sau khi ông mất, vấn đề quản lý "tài sản âm nhạc" của ông vẫn chưa được các thành viên trong gia đình thống nhất. "Đây có thể là hành động ngưng cho phép sử dụng tạm thời để các thành viên trong gia đình thống nhất lại công việc khai thác và quản lý gia tài âm nhạc của ông". Một nghệ sĩ đề nghị giấu tên cho biết.
Chia sẻ với Dân trí, ca sĩ Ánh Tuyết cho biết trước thông tin này chị rất buồn bởi nhạc Phạm Duy vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, mặc dù rất được khán giả yêu thích. “Khi người bạn tại Mỹ gửi mail cho tôi về thông báo của gia đình Phạm Duy, tôi đã rất buồn. Là một người yêu mến âm nhạc của ông, tôi không hề muốn những chuyện như vậy xảy ra. Tôi nghĩ gia đình làm vậy sẽ khiến Phạm Duy buồn, bởi hơn ai hết ông là người muốn âm nhạc của mình đến được với khán giả.”
Nhạc sĩ Phạm Duy
Giải thích về vấn đề này đại diện của Phương Nam film, đơn vị nắm bản quyền các ca khúc của Phạm Duy tại Việt Nam cho biết: Thông báo của gia đình Phạm Duy là một hành động khẳng định và bảo vệ bản quyền rất bình thường và đúng đắn. Tuy nhiên nó chỉ có hiệu lực ở Mỹ, còn tại Việt Nam với những ca khúc đã được trao bản quyền khai thác cho Phương Nam film trong 20 năm, các ca sĩ muốn sử dụng chỉ việc xin phép đơn vị này mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.-
Gia đình Phạm Duy cấm sử dụng ca khúc của ông tại Mỹ
************
Con người thật của Phạm Duy ( hiệu đính )
Bác sĩ Nguyễn văn Bảo
Lời nói đầu
Nghĩa tử là nghĩa tận. Trước một “nhân vật của quần chúng” (a person of the public) vừa nằm xuống, giữ im lặng là thái độ nghiêm chỉnh nhất. Nhưng sự ra đi của Phạm Duy là một ngoại lệ. Nhiều người khen qúa độ. Nhiều người chê qúa lời. Nhiều người muốn khen, chê đúng mức mà không lên tiếng vì e ngại phản ứng của cả đôi bên. Đài BBC cũng tường thuật rất tỉ mỉ về đám tang của ông.
Hãy thử tìm con người đích thực của PD qua tác phẫm, hành động và lời nói của ông để biêt nguyên do của cái dư luận ồn ào sau tin ông qua đời.
A / NHỮNG LÝ DO KHIẾN PD ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NHẮC TỚI
1/ Ông là một nhạc sĩ được ngưỡng mộ bởi hàng triệu người Việt từ thế hệ trẻ tới thế hệ gìa, từ giới bình dân tới giới trí thức, từ thời chiến tới thời bình, từ chủ nghĩa Cộng Sản tới chủ nghĩa Tự Do, từ chính quyền độc tài tới chính quyền dân chủ, từ trong nước ra hải ngoại.
2/ Cảm tình của quần chúng đối với ông rất phức tạp. Nhiều người khen. Nhiều người chê. Nhiều người vừa khen vừa chê. Nhiều người trước khen nay chê. Nhiều người trước chê nay khen.
Phe Việt Cộng, sau nửa thế kỷ căm thù ông, nay mua chuộc ông để làm mồi cho chiêu bài “Hòa Giải Dân Tộc”.
Phe Tự Do, qua nửa thế kỷ qúy mến ông, nay ruồng bỏ ông vì nghĩ rằng ông bị kẻ thù mua chuộc.
Những biểu lộ ấy (khen-chê, yêu-ghét, mua chuộc-ruồng bỏ) rất thường tình. Thiên hạ không ngẫu nhiên (mà có lý do thầm kín) gán ghép cho ông. Ông cũng không cố ý gây ra. Lối phát ngôn vụng về và nếp sống buông thả của ông đóng một vai trò quan trọng trong sự phán xét của họ.
3/ Những tác phẩm của ông, từ dân ca, tình ca, quân ca, đạo ca, nhi ca v. v.. đều có gía trị độc đáo: mang âm giai ngủ cung hài hòa của dân tộc và lời ca truyền cảm của ca dao.
4/ Nhạc phổ thơ của ông là một tuyệt kỹ. Giới truyền thông đã liệt ông vào hàng “phù thủy” của loại nhạc này. Dù phổ nguyên văn bài thơ (như Ngậm Ngùi của Huy Cận..) hoặc chỉ lấy ý thơ (như Tiếng Sáo Thiên Thai của Thế Lữ..) ông cũng làm cho thơ tăng thêm gía trị.
5/ Đời tư của ông có một vài tì vết. Ông sống buông thả theo thú vui xác thịt, bất chấp hậu qủa (vụ Khánh Ngọc và Julie Quang) khiến những người đạo đức khinh bỉ và những người đối lập khai thác.
6/ Lòng yêu dân, yêu quê, yêu nước trong những tác phẩm của ông rất hiển hiện. Một người có tình yêu gỉa tạo không thể nào làm được những bài Tình Ca, Tình Hoài Hương, Quê nghèo, Về Miền Trung, Bà Mẹ Gio Linh, Nhớ Người Thương Binh, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê, Ngày Trờ Về, Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam, v.v…
B/ KIỂM ĐIỂM NHỮNG LỜI KHEN
Hầu hết những người khen đều công nhận rằng ông là một “đại thụ” của nền tân nhạc Việt và là một nhạc sĩ có thiên tài, có lòng yêu dân, yêu quê, yêu nước chân thành. Có người đã tặng ông những đức tính mà thực sự ông không có (như khiêm nhượng, cao siêu). Thậm chí, có người còn vinh danh ông là chiến sĩ chống Cộng hoặc nhà tư tưởng thâm thúy. Những nhận xét như vậy chỉ đúng nửa vời:
1/ Qủa thực ông là một đại thụ của nền tân nhạc Việt. Nhưng đại thụ ấy có tỳ vết: ông đã có lần vi phạm luân ký Việt : vụ Khánh Ngọc và Julie Quang. Riêng vụ Julie thì chưa được sáng tỏ. Nếu có gian ý thì có lẽ đã xảy ra trong thời điểm ông là thày dạy nhạc cho cô chứ không xảy ra lúc cô đã thành hôn với Duy Quang. Chồng của cô và một vài người quen biết ông đã lên tiếng bênh vực cho ông trong vụ này.
2/ Ông không khiêm nhượng mà còn cao ngạo, háo danh. Một thí dụ: Trong cuốn video Paris By Night 19, ông trả lời ký gỉa Lê Văn của đài BBC: “ Tôi muốn hậu thế nhắc đến tôi như một người Việt Nam”. Khiêm nhượng thay câu trả lời! Nhưng cũng trong cuốn video ấy ông nói: “ Tôi sẽ làm trường ca Hàn Mặc Tử bởi vì tôi đã có 10 bài Đạo Ca cho Phật giáo thì tôi cũng phải có một bài cho Công giáo mới công bằng”. Thế ra ông là người ban phát ân huệ cho 2 tôn giáo này! Nét háo danh đã lộ liễu trong lời nói vụng về ấy.
3/ Ông không phải là một chiến sĩ chống Cộng mà chỉ là một nhạc sĩ muốn được sinh hoạt văn nghệ mà không bị chỉ đạo bởi chính quyền. Ông bỏ Kháng Chiến về Thành không phải vì muốn xả thân cho lý tưởng chống Cộng mà vì muốn gia đình được sống thoải mái trong chính thể Dân Chủ và bản thân được tự do sáng tác theo tiếng nói của con tim.
Ông đã hưởng trọn vẹn ân huệ của những người đã hy sinh để bảo vệ chế độ dân chủ tự do cho gia đình ông sống yên vui. Bù lại, ông đã đền đáp công ơn của họ bằng vài trăm bài ca bất hủ xưng tụng những thứ cao đẹp mà họ trân qúy. Tuy ông không hy sinh xương máu cho chính nghĩa tự do nhưng ông đã góp phần không ít vào việc tô điểm nó. Tuy ông có nhiều điểm đáng khen nhưng không nên tặng ông cái vinh dự mà ông không xứng (chiến sĩ chống Cộng). Chính ông đã phủ nhận vinh dự này bằng câu “ tôi chỉ chống gậy, không chống cộng”. Câu nói vụng về theo kiểu “du côn” của ông đã làm cho nhiều người công phẫn. Nếu ông nói khéo hơn một chút (chẳng hạn như: tôi không dám nhận vinh dự ấy; nay gìa rồi, chỉ có thể chống gậy được thôi) thì chắc chắn nhiều người chửi ông sẽ uốn lại lưỡi mà khen ông (lối ăn nói vụng về này đóng một vai trò quan trọng trong sự phán xét của quần chúng về ông).
4/ Ông không phải là một nhân vật thâm thúy. Suốt đời, ông chưa nói được một câu nào xứng đáng cho danh hiệu ấy. Một bài nhạc của ông có câu: “Đừng cho không gian đụng thời gian”. Ông mượn ý đó trong thuyết Tương Đối của Albert Einstein (Einstein cho rằng chỉ có không gian, không có thời gian vì thời gian chỉ là phương tiện để đo lường không gian; thí dụ: hai thiên hà cách xa nhau một tỷ năm ánh sáng). Có người đã xin ông giải thích câu đó nhưng ông chỉ trả lời loanh quanh, vô nghĩa, chứng tỏ ông đã không hiểu ông muốn nói gì.
Thật là khôi hài khi một anh chàng sử gia VC nói câu này trong đám tang của ông: “ Nhạc PD còn thì tiếng Việt còn, tiếng Việt còn thì nước Việt còn ”. Hắn nhái câu thậm xưng của Phạm Quỳnh trong thập niên 1930: “ Chuyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”.
(Cũng nên mở một dấu ngoặc ở đây để nói rằng đừng vì một câu của một lãnh tụ CS ca ngợi ông mà chụp cái mũ “thân Cộng” cho ông).
C/ KIỂM ĐIỂM NHỮNG LỜI CHÊ
Những lời chê ông nở rộ trong 2 thời kỳ:
1/ Thời kỳ thứ nhất từ năm 1950 tới 2001:
Khi ông bỏ Kháng Chiến về Thành, VC đã chê ông là phản động.
Ông đã không phản động mà chỉ phản Cộng.
Phản Cộng vì Cộng không thể cung cấp những nhu cầu căn bản (cơm ăn, áo mặc) cho gia đình ông và không cho phép ông phục vụ văn nghệ theo tiếng nói của con tim mà còn buộc ông phải khai tử một bài hát vô tội (innocent): bài Bên Cầu Biên Giới. Nói là phản Cộng cũng không đúng hẳn bởi vì ông chỉ theo Kháng Chiến chống Pháp chứ có theo Cộng bao giờ đâu mà phản.
Năm 2001, VC cho phép ông về thăm quê vì chúng bắt đầu tung ra chiêu bài Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc.
Giản dị thế thôi.
2/ Thời kỳ thứ hai từ 2005 cho tới nay:
Khi ông quyết định trở về VN để sống nốt tuổi gìa, một số nạn nhân bị CS đày đọa đã chê ông là phản bội những anh hùng chống Cộng.
Công bằng mà xét thì ông không phản bội ai cả. Lý do ông trở về quê bây giờ cũng giản dị như lý do ông về Thành thuở xưa.
Ở Hoa Kỳ, các con của ông không có nghề ngỗng gì ngoài nghề ca hát mà nghề này thì không cung ứng đủ những nhu cầu vật chất cho chúng. Gần hai triệu người Mỹ gốc Việt không bao bọc nổi vài trăm ca nhạc sĩ Việt. Những người lớn tuổi, đã về hưu, gắng gượng mới có tiền dự những buổi đại nhạc hội được tổ chức xuân thu nhị kỳ vì. Giới trẻ trung thì thích nhạc Mỹ vì nó phong phú hơn, sống động hơn, giật gân hơn, hợp nhĩ hơn. Bản quyền sáng tác không được tôn trọng. Đĩa nhạc được sao chép bừa bãi và bán rẻ rúng công khai trong mọi tiệm nhạc. Sống nhờ trợ cấp xã hội thì không cam lòng. Chìa tay nhận 2000$ để phổ nhạc vài bài thơ “con cóc” của “vô thượng thiền sư” Thanh Hải thì tủi thân cho một nhạc sĩ tài danh như ông.
Giữa lúc nghèo túng thì cơ hội chợt tới: một khế ước trị gía 400 ngàn đô-la trong 4 năm để sưu tầm, hòa âm, trình diễn tất cả những bài ca do ông sáng tác tại VN từ 1945 tới 1975. Khế ước đó không buộc ông phải hòa âm những bản nhạc của VC hoặc sáng tác những bài ca mới cho VC. Thính gỉa của ông sẽ chỉ là những người thích nghe nhạc Phạm Duy bất kể chính kiến. Có thể ông đã biết một cái bẫy vô hình ẩn sau khế ước đó: sách lược“Hòa Giải Dân Tộc” của VC đang ở cao điểm trong thời gian này. Một người có “khí tiết” ắt không chấp thuận. Nhưng Phạm Duy không thuộc hạng người có khí tiết. Ông không thích sống “gương mẫu” mà thích sống thoải mái, buông thả, sung túc như thường tình. Ấy là chưa nói tới cái lý do cao cả (chưa muốn nói tới vì nó không giản dị mà còn controversial): “ về để sống với Mẹ Việt Nam,để đi trên Con Đường Cái Quan hoặc để nghe 80 triệu dân Việt hát nhạc của mình”.
Thế là ông đưa gia đình về quê hương sống ung dung trong 8 năm cho tới khi ông từ trần. Ông rất thích câu của ai đó nói rằng: “ Về đi thôi! Kiếp sau biết có hay không?”. Tính tình của ông khác đời ở chỗ: rất thích thú khi được khen và rất ít phiền hà khi bị chửi.
Trong 8 năm ấy ông đã gặp đủ hạng người, trong mọi lứa tuổi: ca nhạc sĩ đã quen hoặc chưa quen, thính gỉa yêu nhạc của ông dù đã biết hoặc chưa hề biết tên ông, lãnh tụ CS kể cả những người đã từng cấm hát nhạc của ông như Võ Văn Kiệt, Tố Hữu và Trần Bạch Đằng, người đã tuyên bố một câu vô liêm sỉ năm 1989: “ PD hãy tự sát đi, chúng tôi sẽ cho phổ biến nhạc của ông ta”.
Dĩ nhiên ông không thể từ chối gặp mặt những lãnh tụ CS đã mở đường cho ông trở về. Cũng không đáng phàn nàn nếu ông muốn gặp một vài lãnh tụ CS đã chơi thân với ông trong thời kháng chiến chống Pháp. Ông rất dễ tính và vô tư trong việc gặp bạn cũ, chuyện làm qùa chỉ là chuyện tếu hoặc kỷ niệm xưa, không bàn về chính trị. Chả có gì đáng trách cho những cuộc gặp gỡ lấy lệ hoặc xã giao như vậy.
Có một điểm son đáng ghi nhận: ông không hề bợ đỡ một lãnh tụ CS nào và cũng không hề nói súc phạm tới bất cứ ai của chính thể VNCH trong suốt thời gian 8 năm ấy (cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã phạm lỗi này).
Tôi muốn tóm tắt thái độ của Phạm Duy trong một câu sơ sài:
Khi sáng tác thì tận tình, khi vui chơi thì tận hưởng, khi nói năng thì thì tận tục.
Duyên Anh đã thuật lại rằng PD, trong lúc đùa rỡn với bạn bè, đã nói trong hơi men: “ Ai ngu mới thích nghe nhạc của tôi. Chúng đã được làm trong cầu tiêu”. Có lẽ lúc đó ông nhớ đến bài tục ca “ Em như cục cứt trôi sông, anh như con chó đứng chổng mông trên bờ”. Cả trăm bài tình ca, dân ca của ông rất trong trắng, thơm tho, tuyệt đối không dính mùi hôi của cầu tiêu.
Dường như ông đã đôi lần, trong lúc nói chuyện tếu với bạn bè, khoe rằng có 200 người nữ đã rơi vào vòng tay ân ái của ông. Thiết tưởng nên mổ xẻ con số này để biết đâu là sự thật. Trong mấy ngàn năm văn hiến, người Việt đã tiêm nhiễm cái tật “làm trai năm thiếp bảy thê” của Tàu. Nam giới coi việc ngoại tình của mình như là nét “hào hoa phong nhã”. Rất nhiều người khoe, bịa hoặc phóng đại số lần lén lút vợ đi ngủ với gái, coi đó như những thành tích bay bướm. Nữ giới thì cam phận yếu hèn, chỉ dám cằn nhằn chồng; phản ứng cứng rắn nhất chỉ là “xé váy tình địch”. Có nhiều bà vợ (như phu nhân của nhà cách mạng Phan Bội Châu) cưới vợ hai cho chồng để chồng giải tỏa bớt nỗi thèm gái. Kẻ viết bài này, trong vài chục năm của tuổi tráng niên, đã từng có tự ti mặc cảm rằng mình không được “ hấp dẫn” để có thành tích hào hoa phong nhã như bạn bè. Bây giờ nghĩ lại còn thấy thẹn. Phạm Duy, một người tự nhận là du côn, hiển nhiên đã có cái “hào hoa một thời” ấy nhưng con số 200 là một con số phóng đại, hoàn toàn bịa đặt. Từ cũ của dân gian gọi là phịa; từ mới của cuối thế kỷ 20 gọi là nổ. Ông đã nổ bằng súng đại bác để khoe mình là một tu mi nam tử lỗi lạc; chưa chắc đã tới con số 10.
D/ KẾT LUẬN:
Nhạc sĩ tài danh Phạm Duy là một người đáng thương nhiều hơn đáng trách. Cuộc đời của ông trôi nổi qua nhiều vinh nhục, thăng trầm. Ông thích sống buông thả và chỉ có một tham vọng tích cực (productive):sáng tác những bản nhạc có gía trị.
Lối phát ngôn của ông thuộc loại Tú Xương (“Cao lâu thường ăn quịt, gái đĩ lại chơi lường”).
Từ 50 năm nay, chả có ai coi ông như một “qúy nhân”. Họ mến ông vì ông đã cống hiến cho họ hàng trăm bài ca bất hủ, và đi chung với họ trên một đoạn đường dài nhất của cuôc đời để cùng nhau “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”.
Ông chưa bao giờ là công cụ của CS. Trong 5 năm theo Kháng Chiến chống Pháp, ông chưa hề làm một khúc ca xưng tụng một lãnh tụ CS nào mà chỉ xưng tụng những anh hùng, liệt sĩ chống ngoại xâm. Tới khi cáo hồ ló đuôi thì ông bỏ chúng về Thành.
Ông cũng chưa bao giờ là công cụ của chính quyền độc tài. Trong 25 năm sống trong chính thể Quốc gia, ông chưa hề làm một ca khúc suy tôn lãnh tụ nào. Những bài hát “xây dựng nông thôn” là sản phẩm của một tác gỉa công chức hơn là tác phẩm của một nhạc sĩ chuyên nghiệp; chúng đã không thọ lâu.Hàng trăm bài ca bất hủ của ông đã đi sâu vào mọi làng xóm của thôn quê, mọi ngõ ngách của thành thị rồi “di tản” ra ngoại quốc để ve vuốt nỗi cô đơn của vài triệu người sống lưu vong.
Cuộc “trở về quê” của ông chỉ tổn thương cho thanh danh của cá nhân ông, không có ảnh hưởng đáng kể tới tinh thần chống cộng của quần chúng. Chả có ai “hòa giải dân tộc” với VC chỉ vì Phạm Duy đã hồi hương. Sự hòa giải ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nói cách khác, chỉ có hòa giải khi nào chính thể CS bị giải thể hoàn toàn. Còn nữa, chỉ có lực lượng của quần chúng ở trong nước mới có khả năng giải thể chúng. Vậy thì chả nên qúa quan tâm tới cái sách lược “Hòa Giải Dân Tộc” của chúng. Nó đã chết ngay sau khi vừa sinh ra. Chả nên chia sớt bớt nỗi căm thù VC rồi xối vào những ca nhạc sĩ như Phạm Duy, Từ Công Phụng, Khánh ly, Lệ Thu, Chế Linh v.v... Có một cái gì “bất đắc dĩ” trong viêc trở về của họ (như đã nói ở trên). Vả lại, họ không đem đô-la về nước để góp thêm ngoại tệ cho VC (như một số thương gia và những kẻ ham du hí) mà còn tiêu bớt ngoại tệ của chúng (lãnh thù lao bằng đô-la). Hãy thông cảm cho họ (thông cảm không có nghĩa là cổ võ cho người khác trở về, nhất là những ca nhạc sĩ hiện đang sống vững bằng một nghề tay phải ở ngoại quốc) miễn là họ chỉ thân thiện với dân, chỉ hát cho dân nghe những bài ca mà chúng ta chấp nhận và không nói lảm nhảm, súc phạm tới tinh thần chống Cộng.
Riêng đối với Phạm Duy, hãy để cho ông yên nghỉ, gọi là đáp lễ những bài ca bất hủ mà ông đã cống hiến trong suốt cuộc đời ông.
Có cả ngàn người (phần lớn là thường dân) đã tiễn đưa ông tới nơi an nghỉ cuối cùng. Từng nhóm trong số người này vừa khóc vừa đồng ca trước mồ ông một số bài chọn lọc, trong đó có bài Tình Ca và một bài chưa được chính quyền VC cho phép (Những Gì Sẽ Đem Theo Vè Cõi Chết).
Nghĩa tử là nghĩa tận. Từ vạn dặm, chúng ta hãy gửi tới ông một chút thương cảm, một chút ngậm ngùi, một chút tôn kính, một chút vị tha.
Người yêu chuộng tự do lúc nào cũng tôn trọng tự do ngôn luận (trong đó có tự do chọn lựa lối sống) hơn bất cứ điều gì trên đời.
Ngày 8 tháng 2 năm 2013
Nguyễn Văn Bảo, một y sĩ 78 tuổi đã về hưu.
-Phạm Duy Trong Mắt Tôi -HoangLanChi
LGT: đây chỉ là một bài viết nói lên một vài suy nghĩ cá nhân về một nhạc sĩ lớn của VN. Suy nghĩ cá nhân thì có thể đúng, có thể sai. Tôi không muốn tranh luận. Tôi khẳng định, tôi không thích con đường trở về của Phạm Duy, càng không thích bài phỏng vấn cuối cùng mà ông dành cho BBC. Bài ấy, theo tôi lẽ ra ông nên từ chối. Nhưng cũng có thể ông phải làm. Bài viết này, công bố một số emails qua lại giữa tôi và NS Phạm Duy vào năm 2003, liên quan đến một số vấn đề, chỉ có mục đích soi rọi thêm vài điều với suy nghĩ rằng, có thể có ích chút nào đó cho mai sau khi viết lại lịch sử. Bởi vì đó là những tâm sự của PD khi ông chưa về với cộng sản. Tôi xin nhắc lại, mọi bài viết công kích PD, tôi đã đọc hết và tôi cũng không đồng ý việc lựa chọn của ông. Vì thế mọi tranh luận ở đây với tôi là vô nghĩa. Nếu không thích xin cứ lướt qua không đọc bài này.
Tôi yêu nhạc Phạm Duy từ bé nhất là những bài tình ca quê hương. Tôi quen ông năm 2003 khi tôi còn ở trong nước. Nguyên do quen thì không từ tôi mà từ ông. Lang thang net lúc bấy giờ là thú vui của PD. Đọc được một bài cảm nhận của tôi về nhạc mình, PD gửi mail làm quen.
Phạm Duy, con người kiêu căng tự phụ
Nhiều người kết án PD là người kiêu căng tự phụ. Tôi tự hỏi trên thế gian này, có nhân tài nào không kiêu căng? Họ, chỉ là nhiều hay ít, ngầm hay không mà thôi.
Có nhạc sĩ thừa nhận với tôi rằng có lẽ PD cũng “chọn mặt mà cư xử”. Với tôi, PD không bao giờ kiêu căng tự phụ. Từ khi quen cho đến khi ông về VN năm 2005, với tôi, lúc nào PD cũng là một người đàn ông lịch sự, lễ độ, lịch thiệp và có chút phong cách của một người hấp thụ văn hóa Pháp. Chưa bao giờ ông cợt nhã hay có thái độ kẻ cả với tôi. So với ông, tôi chỉ đáng tuổi con gái và không là gì để ông phải “lấy lòng” cả. Thế thì vì lý do gì mà ông phải kiên nhẫn e mail, kiên nhẫn giải thích khi tôi “vặn vẹo” về tình ái, về tục ca?
Để biết PD có kiêu căng với những người ”tử tế” không, xin xem phụ lục về mail ông viết cho tôi ngày 3/11 và 21/11/2013 tại đây [1]
Phạm Duy với Tục Ca
Tôi không bao giờ biết Tục Ca. Tôi chỉ nghe Tình Ca và vài bài Thiền Ca. Nhưng bạn hữu tôi chỉ trích Tục Ca. Tôi mail hỏi Phạm Duy về lý do viết Tục Ca. Ông cũng kiên nhẫn trả lời tôi. Ông nói rằng chưa bao giờ ông in Tục Ca hay thu âm cả. Nếu có chỉ là ông tự hát. Ông cũng nói rằng có thể ông đã lầm và tự phá mình khi viết Tục Ca. Tuy vậy, ông cũng lý luận với tôi rằng nếu Quỳnh Couteau(bút hiệu của tôi viết thuở sinh viên) đã dám chỉ trích Bộ Kế Hoạch về những sai trái thì sao lại không cho ông chửi rủa những cái xấu của xã hội bằng âm nhạc.
Đây là những suy nghĩ của PD viết cho tôi về “Tục Ca” [2]
Phạm Duy với chuyện tình ái
PD bị người đời kết án về chuyện tình ái nhiều hơn hết thẩy các nghệ sĩ khác. Tôi hỏi vài người về chuyện Julie, không ai dám khẳng định mà chỉ “nghe nói”. Còn chuyện Khánh Ngọc, có bằng cớ và hiển nhiên là PD rất có lỗi.
Nhiều văn nghệ sĩ khác cũng có một đời sống “phóng túng” như thế hoặc hơn thế. Họ có con riêng và bỏ rơi đứa con tàn tật; họ quyến rũ người con gái và bỏ rơi cả mẹ lẫn con; họ thay vợ như thay áo; thế nhưng có vẻ không ai bị “kết án” và “chửi bới” nhiều như PD. Tại sao thế nhỉ? Trong khi đó dường như tôi chưa hề thấy một phụ nữ nào lên án PD về tình phụ kể cả Khánh Ngọc. Theo lời ông kể, sau khi để tang vợ ba năm, ông có gặp lại Khánh Ngọc. Đương nhiên mối “ngoại tình” này của PD là vết nhơ trong đời ông vì Khánh Ngọc là vợ Phạm Đình Chương. Trở lại chuyện PD không bị người tình nào buộc tội mà chỉ thấy người đời nhất là giới đàn ông thì vài người cho rằng “thuyền to thì sóng lớn” và có thể là sự đố kị ghen tị nữa. Ông được thượng đế ưu đãi nhiều quá. Sáng tác nhạc tài danh, vợ đẹp, con cái đề huề và nhiều phụ nữ đẹp tự nguyện dâng hiến…
Tôi là nữ sinh Gia Long, thêm gốc nhà giáo nên phải nói rằng có phần cổ xưa. Tôi cố gắng viết một cách lịch sự những gì tôi suy nghĩ về một nếp gia đình, về bổn phận của một người chồng, người cha khi tranh luận với Phạm Duy vì dù sao ông cũng đáng tuổi cha tôi.
Thoạt tiên, về “phóng túng”, PD viết cho tôi:
Tôi chưa biết quan niệm của Lan Chi về “phong túng hay không phóng túng”, sau khi tôi đã viết về vấn đề này cho một người dù mới quen nhưng có thể coi như đã hơi thân thân mật. Xin nhớ, tôi chưa hề “thanh minh thanh nga” với bất cứ kẻ nào mang thành kiến về tôi, về chuyện người nghệ sĩ cần phải có đạo đức. Họ có là gì đối với tôi đâu mà tôi phải nói vào mặt họ rằng : tôi mới là người có nhiều đạo đức nhất. Những bạn thân thường rất bất bình vì những thành kiến về tôi, gây nên – có thể — bởi một lực lượng chính trị nào đó. Họ bảo những người mù quáng đó không nhìn thấy đời sống gia đình của tôi vững chắc và êm đẹp hơn của nhiều người, bởi vì không có một người bố Việt Nam nào, trong thời đại vô cùng ly lọan như thế này, mà có thể sống chung với các con từ khi các bé mới sinh ra cho tới ngày các ông con, người đã hơn 50 tuổi, kẻ đã tới gần 40 tuổi.
Hiện nay, tất cả các con trai (từ Quang, Minh, Hùng, Cuờng tới Đức) đều sống với tôi trong một căn nhà 9 phòng, hai bathroom. Ba người con gái phải ở nhà chồng nhưng mỗi tuần đều mua đô ăn đắtt tiền mang về cho bố. Vì vậy, tôi đâu cần phải tái hôn với một bà nào để có người trông nom săn sóc? Ai trông thấy cảnh gia đình đầm ấm như vậy cũng đều khen tôi rất khéo trong “đạo làm người”. Đạo làm người VN (đạo đức đấy!), thứ nhất là trong một căn nhà nhỏ mà tạo được sự tam tứ đại đồng đường. Thứ hai là tôi liên miên bị gieo tiếng xấu nhưng trong cả một đời, tôi không nói xấu một ai cả. Thứ ba (tôi nhắc lại) tôi sống rất trong lành, hơn các nghệ sĩ VN thường mắc phải tệ đoan cờ bạc rượu chè, đĩ điếm… Những đàn bà mà tôi yêu đều là những người tôi rất kính trọng, còn có người tôi không hề đụng tới da thịt vì yêu nhau bằng tâm hồn là đủ rồi.
Tôi nghĩ Lan Chi phải bênh vực tôi, nếu thấy là đúng. Lan Chi nói tới việc “tránh nói tới đời tư” thì với thư này Lan Chi đã thấy đời tư Lã Bố rồi : hãy đọc lại ba điều vừa trên, tôi “phóng túng” à ? Còn chỉ vì thấy tôi làm Tục Ca nên e ngại thì tôi hỏi Lan Chi một câu: có ai dám chửi vào cái xã hội thối nát lúc đó không. Xã hội bây giờ đáng khen hay đáng chê ? Trả lời MOA ngay.
Hì hì hì… Cười một chút cho Lan Chi thấy rằng: tôi luôn luôn là người rất lạc quan. Bỗng nhớ tới bài hát xa xưa : Tôi Còn Yêu Tôi Cứ Yêu, sọan tại Saigon trong năm 1964. (Thư ngày 13/11/2003)
Quả thật với xã hội Mỹ thì hiện tượng các con lớn vẫn sống chung với bố đúng là hơi hiếm. Dù sao có thể giải thích là vì PD như một đầu tầu trong việc kiếm sống bằng âm nhạc nên các con-là toa tầu-phải theo. Nhưng tôi ngẫm nghĩ về điều PD nói: phải, những người khác thì đam mê rượu, á phiện còn ông không hề vướng những thứ ấy. Ông chỉ có khoản tình ái. Một người có nhiều điều kiện để nhiều phụ nữ, già hay trẻ, yêu đắm đuối, sẵn sàng dâng hiến và ông không thể từ chối, thì thế nào nhỉ? Quả là điều này làm tôi bối rối vì tôi đã chứng kiến nhiều đàn ông khác, họ chả được tài ba như PD nhưng khi mỡ dâng miệng mèo thì họ cũng không thể bỏ qua cho dù họ đang ở một vị trí mà đạo đức xã hội không cho phép họ xơi miếng mỡ ấy.
Trả lời tiếp cho những suy nghĩ khá cổ của tôi, PD vẫn kiên nhẫn:
Nhân có bức hồi thư vừa rồi của Lan Chi, tôi mạn phép có vài ba ý kiến rất thân tình: Từ ngày còn trẻ, Lan Chi đã đựơc Bà và Cha “nhồi nặn”, chắc chắn là với một thứ đạo lý Khổng, Mạnh cho nên đã cho rằng: là phụ nữ Việt Nam thì không nên “phóng túng” (có chồng là zero bồ). Cứ cho là đúng đối với cái xã hội hậu-bán-thế kỷ 20. Thế nhưng trong xã hội vào thời đại 2000, trước sự ngọai tình vô tội vạ của phái Nam, chúng ta có thể duy trì sự khắt khe đối với phái Nữ không? Phụ nữ ở Âu Tây đòi bình quyền, ngoài quyền ăn nói, làm việc, còn có cả quyền tư do luyến ái. Xin nói ngay, tôi không phải là người vô địch trong việc xuống đường để đòi cho phụ nữ (có quyền tự do luyến ái) đâu nhé ! Tôi chỉ muốn là người hơn tuổn khuyên Lan Chi nhìn vào thực tế, cái gì và lúc nào là đúng, cái gì và lúc nào là không đúng nữa rồi. Thế thôi !
Việc tái hôn chắc chắn là điều cần thiết ở xứ Mỹ, đối với những người góa bụa và tuổi đã cao, vì con cháu ở xa hay quá bận đi làm… Đối với người mang tên Người Tình Già thì nếu hôm qua và ngày mai, ở Sơn Tây, Phú Nhuận hay New York, Paris, tôi gặp bà nào mà có sự tâm hợp thì lấy liền tay, chính các con tôi đã muốn zdậy ! Ê bồ tèo, có bà nào đáng để cho moa “nâng mùi xoa, xử ví” thì vui lòng làm mối cho già (mà ham) này đi! (Thư ngày 14/11/2003)
Sau đó tôi gửi cho ông một số tài liệu mà tôi nhặt được ở net nói về ông. PD đã, vẫn kiên nhẫn, trình bầy cho tôi về thế nào là “phóng túng”. Đồng thời ông chia sẻ thêm về gia đình ông. Ông xưng tụng vợ ông, ca sĩ Thái Hằng là Á Thánh vì bà biết hết việc ông làm nhưng bà tha thứ cho ông. Tôi, sau khi đọc tâm sự nói rằng cuộc đời một nghệ sĩ tài danh như ông, chỉ vững như kiềng ba chân vớiNghệ Thuật, Người Tình, Gia Đình, tôi bỗng thấy bâng khuâng. Phải chăng “chân lý bên này Pyrenes khác với bên kia?” Tôi xúc động khi thấy ông viết như sau: “Nhưng tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thoái, ai là người thực sự yêu nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu.” Xem thêm mails PD tại đây [3]
Phạm Duy với Bông Giấy
Khi bài viết của Bông Giấy phổ biến (bây giờ vẫn có người tiếp tục phổ biến) thì tôi còn ở trong nước. Tôi đọc được ở net sau khi quen PD. Tôi hỏi, PD gửi cho tôi cái mà ông gọi là “Gió Tanh Mưa Máu”, trong đó có các bài phản bác của nhiều người như Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đoàn Xuân Kiên…Đồng thời ông khẳng định “Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD. Tôi nghĩ : chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không ? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không?” ( trích thư ngày 21 tháng 11, 2003) thì tôi có bất bình. Lúc đó, tức là năm 2003, tôi nghĩ rằng PD vốn có tài nên ngông và phát biểu đôi lúc theo kiểu “bất cần”. Điều xui xẻo xảy ra cho PD là sau đó Bông Giấy viết bài. Lý do nào bà BG làm thế, chắc chỉ có bà biết. Lý do nào nhiều người hùa vào chửi rủa, chắc chỉ có họ hiểu.
Tôi không có ý kiến gì về bài của Bông Giấy. Tôi chỉ nghĩ như thế này: có những điều người ta nói trong lúc “trà dư tửu hậu” thì không nên coi đó là những tuyên bố chính thức. Thấy tôi hỏi, PD gửi cho tôi ít tài liệu và đây là những mails mà PD nói chuyện với tôi về bài của Bông Giấy. [4]
Phạm Duy với Tác Phẩm
Như Phạm Duy từng nhận xét rằng “Lan Chi dậy con gái Quỳnh Chi là yêu cây đàn chứ không yêu người đàn “ , thì tôi cũng yêu nhạc phẩm chứ không chú ý người. Cũng trong năm 2003, khoảng thời gian quen PD, tôi tiếp tục viết một số bài cảm nhận về nhạc PD đăng ở web ĐT. Mỗi khi có ý kiến của độc giả về bài tôi hay thắc mắc gì đó đến nhạc phẩm, tôi có fw cho PD coi. Với nhạc phẩm“Người Về”, một độc giả cho rằng PD đã đứng ở vị trí khác khi viết và chưa đủ để diễn tả ý quê nghèo, PD đã cố gắng trả lời cho tôi như mail dưới đây. Trong những lúc này, PD lộ ra một con người khác. Con người đó rất thiết tha với tác phẩm của mình, rất cẩn trọng tinh tế trong sáng tác. Tôi đã bật cười khi đọc mail ông trong đó Anh Pháp Việt đề huề như sau: “Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you very much.”
Đây là mail PD viết khi tôi chuyển ý kiến độc giả:
Dear Lan Chi
Lan Chi có câu trả lời “cái con người” (đã cho rằng: PD “tưởng tượng mà viết” NGƯỜI VỀ…) là rất đúng. Người sáng tác phải thai nghén tác phẩm của mình trong thời gian nào đó rồi bỗng có lúc viết ra (tôi bỏ 15 năm thai nghén BAY CHIM BO XU, rồi viết cái mini-opera này trong có một tuần lễ).
“Cái con người” này là giáo sư Việt Văn hay là thầy giáo làng mà có lời bàn là : Hẳn là miền quê những năm vừa qua. Chữ miền quê chưa diễn tả đủ ý tang tóc chiến tranh, binh lữa, làm cho mẹ yêu đã già…” Tại sao Lan Chi mất thì giờ bàn tán với một người không hiểu nổi rằng sau câu trước (những năm vừa qua…) còn có câu sau (chiếc bóng in trên vách nhà, một ngày một đêm tóc sương phai mờ). Ý của toi đâu có phải tả cảnh chiến tranh mà nói tới sự chóng già của người mẹ. Còn nữa: (một ngày một đêm) tôi đã chứng kiến việc một người bạn vì một hcuyên đau khổ mà tóc đang xanh bỗng bạc trắng.
(Người bạn Lan Chi bảo rằng “ Tóc sương phai mờ, không nói thêm được gì). Mẹ yêu đã già, là đủ rồi”, trời đất quỷ thần ơi thế thì cya nói chuyện suông chứ cần gì soạn lời ca, lời kiếc làm gì nữa..
(chuông chùa nào la đà) La đà còn có nghĩa là lả lướt, như vậy ngoài “thanh”, tôi còn cho người nghe thấy cả “họa” nữa. Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you toa very much.
(rong rêu cuoc tinh) hay vô cùng, mà tai trâu chê thi tôi không biết nói sao bây giờ? Rong rêu lúc nào cũng cho ta cảm tưởng cũ kỹ, dĩ vãng, xa xưa. TCS làm đẹp ngôn ngữ VN. Ông đi tìm những cái mới, rất là đáng khen.
(số nghèo) đúng như Lan Chi nghĩ. Ai nói tới chuyện tiền bạc trong NGUOI VE. Chúng ta lúc nào mà chẳng thương những duyên số không may.
(Có một điểm đáng quan tâm: chỗ đứng và cách nhìn của tác giả lúc đó, là một sự ngoái đầu nhìn lại) Đúng là giọng lưỡi của người chạy theo chính trị, chính trị nào thì toa biết roi. Mẹ kiếp, nếu tôi không để ngày và nơi soạn Người Về thì lấy đấu để biết chỗ đứng của tôi? Hơn nữa đứng ở đâu, ở chốn sang hay nơi nghèo, lúc mình đủ hay hay thiếu ăn thì lòng người nghệ sĩ (cách nhìn) là phải biết rung động trước tha nhân. Thằng cha này, có lẽ là “cán bộ huyện” qúa, toa ơi.
Lan Chi, Viết chơi chơi, gọi là đáp lại tấm lòng tốt của Lan Chi. Xin tiểu thư giã từ vai trò avocat du diable đi nhé… Xin im lặng, âm thầm, làm công việc đi tìm cái đẹp để trao cho tuổi trẻ.” (trích thư ngày 22/11/2003)
Lời cuối
Tôi đọc những giòng dưới đây từ giangkq@yahoo.com ở net:
Những kỷ niệm trong đời của chúng ta có nhạc PD thấp thoáng đâu đây, có nhiều lắm chứ. Đã bao lần chúng ta hẹn hò với người yêu ở 1 quán bên đường để ” uống ly chanh đường , uống môi em ngọt …” . Đã có những lúc chúng ta ,lặng người cầm Sự vụ lệnh để nhận 1 nhiệm sở trên 1 thành phố nơi cao chỉ mơ hồ nghe nói đến, bên tai như nghe văng vẳng : ” Anh sẽ ra đi về miền mênh mông , cơn gió Cao nguyên, nhiều đêm lạnh lùng …”. Chúng ta đã từng, tay ôm súng bước quân hành mà trong lòng còn thổn thức vương vấn cuộc đời học sinh sinh viên, miệng hát bài hát Xuất Quân của ai nhỉ? Thời gian tù ngục bởi CS , nhạc PD cũng đã được cất lên lén lút bằng những giọng hát chỉ được nuôi dưỡng bằng củ sắn và bo bo. Khi ra đi vượt biển trên chiếc tầu nhỏ, lúc phải tăng tốc độ tàu để vượt khỏi cơn bão đang đuổi tới sau lưng, mọi người dưới khoang đang bình yên say ngủ , làm sao quên được bài hát với người bạn thân ” Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần đi dạt bến lau thưa … ” . Và bây giờ, đã về hưu, với những cái chết của bạn bè đã hiện diện , với cái chết của mình đang rình chờ trước mặt, mấy ai nghe: “Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi!Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối …” mà không cảm thấy xót xa cho cuộc sống ngắn hạn?
Tôi đồng ý với giangkq@yahoo.com. Tôi nghĩ rằng PD đã đóng góp nhiều cho âm nhạc Việt Nam, điều mà không ai phủ nhận. Có vẻ như không còn ai viết “Tình Ca” với “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” hay hơn PD nữa.
Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và PD đã đóng góp tiếp tục cho âm nhạc hải ngoại với “Một ngày 54 cha bỏ quê..”. Rồi PD đã từ bỏ chính nghĩa cờ vàng, trở về Việt Nam. Chỉ mình ông biết được lý do chính xác. Mọi nhận định khác chỉ là suy đoán. Tất nhiên có người thông cảm những lý do của ông và có người không.
Phạm Duy không thể trở về lặng lẽ như Tạ Tỵ. Tác phẩm chống cộng của ông trải dài từ 1954 đến sau 1975 là bản án tử hình cho ông. PD còn muốn nhạc phẩm mình được vang lên trong nước, các con mình được tự do kinh doanh phòng trà sinh sống. Vì thế PD phải “uyển chuyển”.
Thật đáng tiếc.
Duy có một điều, một nhạc sĩ và tôi nhận ra rằng chưa bao giờ Phạm Duy viết một bản nhạc ca tụng cộng sản kể từ khi ông trở về năm 2005 cho đến khi ông lìa đời 2013. Lịch sử mai sau chép về âm nhạc PD sẽ toàn tình ca quê hương, tình ca đôi lứa, thiền ca, nhạc chiêu hồi, nhạc lưu vong và Hương Ca. Không hề vẩn đục bởi một chút nhạc đỏ nào.
Châu Đình An, một người từng là “con nuôi” của Phạm Duy đã viết, để coi như một nén hương cho ông nhưng cũng là một lời nhắn nhủ cho những kẻ khác: sự thỏa hiệp với vc luôn thua thiệt về mình. [5]
Và tôi, Hoàng Lan Chi, một người từng là bạn “vong niên” của PD, từng yêu tình ca quê hương của ông, từng ”tranh luận” với ông về đạo đức, về tục ca, về những tuyên bố “ngông nghênh”, viết bài này, với dẫn chứng là các e mails, cũng chỉ là một thương tiếc, ngậm ngùi cho một nhân tài đã chọn sai con đường. Bài học còn đó, những người khác có dẫm vào vết xe đổ đó hay không?
Duy Cường-Phạm Duy-Lưu Trọng Văn-Lan Chi - Sài Gòn 2003
Lan Chi-Duy Quang-Phạm Duy-Sài Gòn 2003
PhạmDuy-Nguyễn Văn Tý-Lan Chi - Nhà Lưu Trọng Văn 2003
Phạm Duy-Lan Chi -Duy Đức-Nhà PD 2004
Hoàng Lan Chi – 2013
Phạm Duy viết về Hoàng Lan Chi :
https://dl.dropbox.com/u/89792831/PhamDuy/4lanchi.html
[1] Lan Chi, tôi thì khác nhiều người, luôn luôn kính trọng sự đồng thanh tương ứng hay sự phản đối chê bai của mọi người. Dù trong những phản ứng đó (hình như) có bàn tay của Nhà Nước (hì hì hì). Nhưng không bao giờ tôi sợ mất khán giả hay thính giả khi (vào năm 70) tôi thấy nhu cầu phải viết ra một lọai nhạc phê bình xã hội như TỤC CA (chẳng hạn). Hay (cũng vào khỏang 72) khi tôi viết lọai ĐẠO CA vì thấy phải tạm gác lọai nhạc hiện thực để tìm về nhạc siêu linh. Hai lọai nhạc khác hẳn nhau trong một thời gian… Và hịện nay, có nhiều người hiểu được THIỀN CA của tôi đâu ! Nhất là những người tự cho mình là thiền sư. Tội nghiệp, sau 75 (theo Lan Chi) ông TCS không sọan nhạc nhiều như trước à ? Về phần tôi, xin cải chính ý kiến của Lan Chi, cho rằng PD không soạn nhạc nhiều… Thưa Cô Bé, chẳng lẽ tôi gửi danh sách bài bản cho cô xem, cứ tạm kê khai từng lọai thôi, thì tôi đã có tối thiểu khỏang 50 bài TỊ NẠN CA, 20 bài NGỤC CA, 6 bài HÒANG CẦM CA, 10 bài RONG CA, 21 bài trong BẦY CHIM BỎ XỨ, chưa kể những bài trong KIỀU 1 và KIỀU 2. Ngòai ra, tôi sọan lời Việt cho khỏang 100 bản nhạc ngọai quốc etc…Trong dĩ vãng, Nhà Nước đã thành công trong việc ngăn không cho cô bé và những người yêu nhạc ở trong nước biết về nhạc PD, nhưng với INTERNET, họ không hòan tòan thành công dù đã xây bức tường lửa. (Trích thư Phạm Duy ngày 3 tháng 11 năm 2003).
[2]
Vào lúc tôi sọan tục ca, tôi có ý nghĩ rằng tất cả những con dân đang làm một chuyện rất đáng xấu hổ : nhìn l… mẹ mình. Sách, báo, phim, ảnh ngọai quốc tràn vào sau khi cụ Diệm chết, thanh niên, trung niên, lão niên ùa chạy theo văn minh vật chất, người ta coi đạo đúc, luân lý như pha. (khôi hài nhất là những vị phi-đạo đức này phê bình nguời khác thiếu đạo đức !). Có thể tôi lầm khi tự phá mình (phá thần tượng) (1) để làm mười bài tục ca nhưng xin mọi người hiểu rõ lý do của bài hát NHÌN L… ! Cô Quỳnh Couteau đã chửi Bộ Kế Hoach, thế mà vẫn còn sợ nghe tiếng chửi rủa xã hội của người khác. Thương Sinh, Chu Tử cũng là những văn nhân giỏi lắm, nhưng một trong những lý do chửi bới của các vị đó cũng có thể vì họ muốn bán báo chạy hơn. Tôi làm tục ca, không thu vào cassette hay tape thương mại, không in ra bản nhạc, còn không muốn phổ biến nhiều. Je les avait chantées pour mon plaisir. Thế là khóai rồi !!! ( trích thư ngày 14 tháng 11, 2003)
[3]
Lan Chi, cám ơn Lan Chi đã gửi cho tôi khá nhiều tài liệu (từ nay, ta sẽ dùng chữ data, kẻo người ta lại kết án chúng mình là trao đổi tài liệu văn hóa – mà văn hóa đối với họ là rất quan trọng)…Nói chung thì phản ứng của tôi là qua những data này, tôi thấy những diễn đàn về âm nhạc trên NET cho ta thấy một số người yêu nhạc ở trong nước hay ở ngoài nước đều là những nhà đạo đức, những chính trị gia…Người yêu nhạc mặc áo ĐẠO ĐỨC (thực hay giả? je ne sais pas!) phê bình tôi làm tôi nhớ lại câu nói của người bỏ quên cây đàn, khi thấy có bó hoa trên cây đàn bỏ quên, thì ngay từ khi bước vào đời nhạc sĩ, đã băn khoăn tự hỏi : “người vô danh (1) tặng hoa này, yêu đàn hay yêu người đánh đàn”. Lấy ngay chuyện nghệ sĩ ngoan như bụt hay phóng túng như Epicure ra để bàn luận.
Tôi đã được nhiều người (Lan Chi khuyên bé Quỳnh Chi: nghe nhạc, đừng tìm hiểu cá nhân, hiểu theo nghĩa là chỉ nên “yêu đàn” mà thôi đấy nhé… ) cho rằng tôi có một đời sống rất là “phóng túng”, hiểu theo nghĩa “bê bối”. Lạy Chúa và Mô Phật, tôi thách đố ai dám tuyên bố tôi là kẻ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện sì ke hay nghiện thuốc phiện (nguyên cái vụ này, tôi đã đạo đức hơn nhiều ông nghệ sĩ) … Còn nghiện đàn bà thì khỏi cần nói vì tôi đã nói rồi, nhưng tôi xin thưa rằng với những bạn muốn hiểu tôi rằng: tôi chưa hề phụ tình ai, tôi chưa hề có một bà nào hắt hủi rồi nguyền rủa tôi khi xa tôi… Everything is OK, xa nhau, rồi gặp lại nhau “bốn mắt đều có đuôi”…
Tôi xin nói ngay tôi rằng trong đời tôi, có ba điều tôi tôn thờ : nghệ thuật, vợ con và người tình, đời tôi phải vững như cái kiềng ba chân. Không vì nghệ thuật mà bỏ vơ con, bỏ người tình… không vì vợ con mà bỏ người tình và nghệ thuật… không vì người tình mà bỏ nghệ thuật và vơ con. Do đó có bao giờ vợ con tôi kết án tôi đâu? Tôi kính yêu một triệu lần vợ tôi (ngày bà còn sống và sau khi bà qua đời), khi các con kể lại rằng bà á thánh này đã có lần bảo các con: tao biết hết chuyện bố mày nhưng để cho bố mày có hứng làm nghệ thuật. Vả lại vì lối sống “phóng dật” (dùng danh từ phóng túng là sai) của tôi mà người ta cho rằng tôi nhiều “đào” lắm ! Sai, tôi chỉ vài ba người đàn bà “vô danh” (vì không nên nói tên ra) tuyệt vời đã tạo cho tôi cảm hứng để sọan nhạc. Người yêu nhạc khoác áo CHÍNH TRỊ để phê bình là người đã bị ảnh hưởng bởi một guồng máy tuyên truyền. Khi tôi rời kháng chiến vào thành thì có người bảo tôi là kẻ phản bội ! Ủa, tôi đâu có là đảng viên hay công chức của một chính quyền nào đâu mà bảo tôi phản lại Đảng hay phản lại Chính Quyền. Tôi là con chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay
Lan Chi đã đọc CHƯƠNG 33 – HK 2 thì đã biết lý do tôi bỏ kháng chiến về thành. Giản dị thôi ! Tôi không thể vì sự nghiệp, vì được cho vào Đảng, vì được đi Đông Âu… mà để cho vợ đang có mang có thể bị lẻ loi, bị nguy khổ ở chốn rừng thiêng nước độc, là “u tì quốc”. Tôi cũng mong Lan Chi không đặt nặng vấn đề này, không nên phổ biến Hồi Ký làm nhức nhối nhiều người (vì chót nói xấu tôi quá nhiều). Tôi vẫn chưa được bạch hóa hòan tòan cho nên nếu Lan Chi có ý kiến gì về HỒI KÝ thì chỉ nên gửi cho tôi coi mà thôi. Tôi chấp nhận tất cả sự phê phán của các độc giả. Nhưng có thể tôi sẽ không trả lời những gì người ta viết về tôi, về sự nghiệp của tôi. Bởi vì, cũng giản dị thôi, tôi đã về hưu rồi, đã treo đàn, gác bút, lột áo tuồng, chùi mặt, tắt đèn, rời sân khấu rồi…Nhưng tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thóai, ai là người thực sự yêu nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu. Nói với Quỳnh Chi cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng CD với đa số ca khúc nghe bằng MP3 qua đường Bưu Điện. (trích thư ngày 12 tháng 11 năm 2003.)
[4]
Lan Chi, vì Lan Chi hỏi và khi tôi gửi những sự kiện về Bông Giấy/LHMục cho Lan Chi, tôi chỉ muốn một mình Lan Chi hiểu về việc gắp lửa bỏ tay người, vu oan giá họa của LHM và việc chuyên môn hạ bệ những người nổi danh của BG. Rồi tùy Lan Chi muốn bạch hóa thi nhân danh cá nhân Lan Chi giải thích cho lớp trẻTôi không bao giờ có y định tự tôi cải chính hay đối chất hay đính chính. Để cho những người khác làm công việc đó, ví dụ lúc trước đã có Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đòan Xuân Kiên, Luật su Hà (Canada)…Và bây giờ là Lan Chi. Nếu thấy không tiện thì xin Lan Chi đóng hồ sơ lại, không cần điểm mặt chỉ tên chúng nó làm gì lại gây nên những polemique mà tôi không thich. Nếu quả rằng có những thanh thiếu niên tin vào những lờ i “gió tanh mưa máu” đó…. thi tôi cần gì những thanh thiếu niên đó hát nhạc toi, biết nhạc tôi, học hỏi về tôi. Xin nhớ, tôi đã nói câu này rất nhiều lần : vui một mình tôi di. Có thể có vài ba bạn đồng hành, không cần phải là đại chúng hay tiểu chúng. Tóm tắt nếu Lan Chi thấy chưa tiện tự mình bạch hóa những chuyện vu cáo hay bôi nhọ thì bỏ qua. Đối với tôi không sao đâu. Năm mươi năm qua người ta đá tôi rất nhiều mà tôi chưa chết thì bây giờ quá muộn để triệt hạ tôi. Thân ái, PD (trích thư ngày 22 tháng 11, 2003)
Lan Chi, tôi đã gửi cho Lan Chi đầy đủ tập HỒI KÝ 3. Tôi đang làm công việc editing HỒI KÝ 4. Rồi sẽ gửi cho Lan Chi sau. Trong e-mail vừa rồi, Lan Chi nói rằng đã đọc được những controversy trong mục Forum (website THƯ VIỆN) và Lan Chi hơi thắc mắc rằng tại sao tôi không bạch hóa những chuyện “gắp lửa bỏ tay người” của LHMục và chuyện “phỉ báng” của Bông Giấy. Trước hết, qua một số e-mail mà tôi gửi cho Lan Chi để phần nào biện luận về “những điều ong tiếng ve”, tôi quên là chưa tặng Lan Chi một bài hát soạn ra từ rất, rất lâu, trong đó tôi nói lên lối say mê của mình, (nói thật, nói thẳng, nói to, nói nhiều về cuộc đời… nhưng không nói xấu ai, thù ai hay giết hại ai…) có thể không giống lối sống của người khác — là kẻ có quyền, là ai thì LC biết rồi — cứ muốn tôi phải là con cừu hay con vẹt… và điệp khúc: nếu người khác thương tôi thì cứ để tôi sống say mê, không thương thì xin giết tôi đi! Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD. Tôi nghĩ: chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không? Cuối cùng, tôi xin hỏi câu này: Lan Chi đã đọc đầy đủ cả BA cuốn HỒI KÝ của tôi, có đọan nào thấy tôi nói tới chuyện sáng tác trong WC không? Có những đọan nào tôi tỏ vẻ tự kiêu, tự mãn không? Về chuyện kiêu ngạo khiến “Lan Chi phải van chú đừng phát biểu kiêu ngạo… thì Lan Chi có thể tin được rằng, tôi không dại gì mà phát biểu trên sân khấu (hay trước đám đông) nhất là “kỳ ở Úc vừa qua rằng nhạc PD là nhất”. Tôi điên mà phát biểu như vậy à ? Kết luận, nếu Lan Chi gan to bằng trời thì bạch hóa dùm tôi. Nếu thấy chẳng cần parce que…, thì bỏ đi Tám, sức mấy mà buồn. (trích thư ngày 21, tháng 11, 2003.)
Tài liệu “Gió Tanh Mưa Máu”, Phạm Duy gửi cho Lan Chi:
https://dl.dropbox.com/u/89792831/Ph...anhmuamau.html
[5] Bài viết của Châu Đình An: Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thua
-Tang lễ Phạm Duy: 'Lương tâm là xa xỉ'
-Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cả Hội nhạc sỹ Việt Nam và Hội nhạc sỹ thành phố Hồ Chí Minh đều không gửi vòng hoa tới chia buồn khi biết tin Phạm Duy, cây đại thụ của nền tân nhạc, qua đời.
Nhạc sỹ Phạm Duy được an táng tại nghĩa trang Công viên Bình Dương trong ngày hôm qua.
Nhà thơ Lưu Trọng Văn, con bạn thân Lưu Trọng Lư của Phạm Duy nói với BBC rằng điều quan trọng là công chúng đã đến tiễn đưa nhạc sỹ và làm thành dàn đồng ca hát vang các bài Tình ca, Việt Nam Việt Nam hay Những gì sẽ đem theo vào cõi chết.
Con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư nói Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã nói tại tang lễ rằng 'Âm nhạc của Phạm Duy còn, tiếng Việt còn thì Tổ quốc còn' mượn ý của Phạm Quỳnh 'Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn thì nước Việt còn'.
Trong phần cuối phỏng vấn, nhà thơ Lưu Trọng Văn đọc bài thơ 'Về thôi' mà ông viết tặng Phạm Duy hồi năm 1994.
Hiện cũng có tin mà BBC chưa thể kiểm chứng nói rằng có bài hát của Phạm Duy đã bị kiểm duyệt khi cho phát hành trong đó có bài Những gì sẽ đem vào cõi chết.
Nhạc sỹ Phạm Duy được an táng tại nghĩa trang Công viên Bình Dương trong ngày hôm qua.
Nhà thơ Lưu Trọng Văn, con bạn thân Lưu Trọng Lư của Phạm Duy nói với BBC rằng điều quan trọng là công chúng đã đến tiễn đưa nhạc sỹ và làm thành dàn đồng ca hát vang các bài Tình ca, Việt Nam Việt Nam hay Những gì sẽ đem theo vào cõi chết.
Ông Trọng Văn cũng nói các hội đoàn như hội nhạc sỹ Việt Nam "không có giá trị bao nhiêu" và nói ông đồng ý với nhận xét rằng cách ứng xử của Hội nhạc sỹ là sự "tội nghiệp" cho chính hội.
Ông nói hội này đã ứng xử khác nếu có lương tâm và sự công bằng nhưng nói thêm "lương tâm còn xa xỉ đối với không ít trí thức".Con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư nói Tiến sỹ sử học Nguyễn Nhã nói tại tang lễ rằng 'Âm nhạc của Phạm Duy còn, tiếng Việt còn thì Tổ quốc còn' mượn ý của Phạm Quỳnh 'Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn thì nước Việt còn'.
Trong phần cuối phỏng vấn, nhà thơ Lưu Trọng Văn đọc bài thơ 'Về thôi' mà ông viết tặng Phạm Duy hồi năm 1994.
Hiện cũng có tin mà BBC chưa thể kiểm chứng nói rằng có bài hát của Phạm Duy đã bị kiểm duyệt khi cho phát hành trong đó có bài Những gì sẽ đem vào cõi chết.
***********
-
Hình ảnh tiễn biệt nhạc sỹ Phạm Duy về lòng đất mẹ
Hà Nhuận Nam
Chủ nhật, 03/02/2013 | 23:22:20 PM
PTO – Sáng nay 3.2, tại tư gia trên đường Lê Đại Hành, phường 3, quận 11, TP.HCM, lễ an táng nhạc sĩ Phạm Duy đã được diễn ra với sự có mặt của những người thân trong gia đình và đông đảo bạn bè thân thiết cùng người hâm mộ.
Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật, ngoài người cha và anh trai là Phạm Duy Khiêm là những nhà văn có tiếng, anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng là một nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tà áo Văn Quân.
Vợ ông là ca sĩ Thái Hằng, em vợ là danh ca Thái Thanh, các con ông được ông hướng dẫn theo nghiệp ca hát, đều có thành công trong lĩnh vực của mình: con trai cả là ca sĩ Duy Quang, rồi đến nhạc sĩ hòa âm Duy Cường, con gái là các ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo.
Ngoài ra có thể kể đến các ca sĩ Tuấn Ngọc chồng của Thái Thảo, con rể Phạm Duy, cô cháu gái Ý Lan.
Khoảng hơn 6h sáng, lễ cầu siêu cho linh cửu nhạc sĩ Phạm Duy được bắt đầu
Chiều qua, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên cùng người yêu và ca sĩ Đoan Trang, Hồng Nhung
đã đến viếng đám tang nhạc sĩ Phạm Duy.
Thế nên tại lễ di quang sáng nay chỉ có ca sĩ Đức Tuấn
và một vài gương mặt nghệ sĩ có mặt để trực tiếp tiễn đưa lần cuối.
Nam ca sĩ Quang Dũng đã diện trang phục màu đen khi đến tư gia nhạc sĩ khá sớm.
Nghệ sĩ Kim Cương cũng tranh thủ có mặt trong giây phút tiễn đưa nhạc sĩ họ Phạm
Giáo sư Trần Văn Khê, dù tuổi cao và sức khỏe đã yếu
nhưng vẫn đích thân đến tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy
Sau khi làm lễ cầu siêu lần cuối, nghi thức bắt đầu lễ di quang được bắt đầu
Bạn bè cùng thắp nén nhang lần cuối cho nhạc sĩ Phạm Duy
Khoảng 7 giờ sáng, lễ di quan được chính thức bắt đầu
Linh cữu nhạc sĩ được đưa ra khỏi tư gia trên đường Lê Đại Hành.
Lễ tang nhạc sĩ Phạm Duy thu hút sự quan tâm của báo chí và truyền thông
Trước đó, vào chiều 27.1 khán giả cả nước bàng hoàng và nuối tiếc
vị nhạc sĩ tài hoa ra đi ở tuổi 92 tại bệnh viện 115, TP.HCM.
Sự ra đi của nhạc sĩ họ Phạm để lại rất nhiều nuối tiếc
cho bạn bè, đồng nghiệp và người hâm mộ
Nỗi buồn của những người thân trong gia đình hiện rõ trên nét mặt.
Dòng người lặng lẽ đi sau linh cữu của vị nhạc sĩ tài hoa
Linh cữu nhạc sĩ được đưa lên xe tang
Người thân trong gia đình không ngừng được những dòng nước mắt thương nhớ.
Trong số những người thân lặng lẽ theo sau,
có lẽ hình ảnh nam ca sĩ Tuấn Ngọc được nhiều người chú ý nhất.
Sáng nay, Tuấn Ngọc mang theo chiếc ba lô trên vai
trong lúc đang đội khăn và mặc áo tang tiễn bố vợ Phạm Duy.
Đối với Tuấn Ngọc, nhạc sĩ Phạm Duy không chỉ là cha vợ mà còn là người thầy, người nhạc sĩ tài hoa mà ông hằng ngưỡng mộ
Gương mặt Tuấn Ngọc hốc hác vì đau buồn và thương tiếc
Ông lặng lẽ theo sau linh cữu của nhạc sĩ Phạm Duy, thành kính và trầm tư
Ca sĩ Quang Dũng tiễn đưa vị nhạc sĩ tài hoa lần cuối
Sau khi đi bộ một đoạn, đoàn tang lễ mới bắt đầu lên xe
để tiếp tục hành trình đưa linh cữu nhạc sĩ về cõi thiên thu.
*****
Nguồn:
http://phattuonline.com/tin-tuc/view/42-cu-si-phat-tu/1256-hinh-anh-tien-biet-nhac-sy-pham-duy-ve-long-dat-me.html
- Ngàn người rơi lệ tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (VNN). – Nhật ký mở lại (mở lần thứ 28): PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG NHẤT TRÊN ĐỜI (Tô Hải). – “NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU” VÀ BI KỊCH CỦA MỘT GIA ĐÌNH (TNM).Trần Văn Khê kể nhờ Phạm Duy thoát chết
- Tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy về nơi an nghỉ cuối cùng (TT). - Sáng nay, nhạc sĩ Phạm Duy “theo tiếng hát qua đời”(NLĐ). - Trắng đêm thương nhớ Phạm Duy (KT). - Phạm Duy và 10 bài tục ca (Nguyễn Ngọc Chính). – Viên Linh – Niệm khúc Phạm Duy (DĐTK). – Quỳnh Giao – Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc “Xuân Hành” Của Phạm Duy (DĐTK).
- Người nghệ sỹ lưu giữ hồn âm nhạc dân tộc Việt (TTXVN).- - Các cuộc ‘hạnh ngộ’ của Phạm Duy (BBC). –Hàng nghìn người thương tiếc tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy (RFI). – Phạm Duy trong hành trang cuộc đời tôi (TVN). –Ta sẽ thoát linh hồn giữa nẻo xa … (Anh Vũ). - SÀI GÒN ĐƯA TIỄN MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC VỀ VỚI ĐẤT MẸ(NCTG). - PHẠM DUY, ĐÓA HOA LÒNG THÊNH THANG.
- Lưu Văn Vịnh – Từ Ma Âm tới Diệu âm- VănCao-PhạmDuy-TrịnhCôngSơn (DĐTK).- Ði viếng nhạc sĩ Phạm Duy(Người Việt). - Hình ảnh Phạm Duy ở Việt Nam (BBC). - Trần Văn Khê kể nhờ Phạm Duy thoát chết. Phạm Duy: con người và âm nhạcTài năng và sự 'ham chơi' của nhạc sỹ Phạm Duy qua lời nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. -Nhạc Việt xa và nhớ
--Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh và 'điệp khúc' hổ thẹn Giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn.
-
Phạm Duy: ‘Giấc mơ hồi hương’ sụp đổ.
'Cần đảng đối lập để chống tham nhũng'
'Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa'
-Nhật ký mở lại (mở lần thứ 28): PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG NHẤT TRÊN ĐỜI
Phạm Duy, Thôi thế cũng xọng
-
-Tình ca - Phạm Duy
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu hò giận hờn khôn nguôi
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai
Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói mặn mà có duyên...
2
Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh
Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình
Nhìn trùng dương hát câu no lành
Đất nước tôi! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn
Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi
Đất nước tôi! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng
Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi.
Tôi yêu những sông trường
Biết ái tình ở dòng sông Hương
Sống no đầy là nhờ Cửu Long
Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong
Người yêu thế giới mịt mùng
Cùng tôi xây đắp ruộng đồng Việt Nam
Làm sao chắp cánh chim ngàn
Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng mến nhau
3
Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu
Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo
Mình đồng da sắt không phai mầu
Tấm áo nâu! Những mẹ quê chỉ biết cần lao
Những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi
Tấm áo nâu! Rướn mình đi từ cõi rừng cao
Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau, áo ơi
Tôi yêu biết bao người
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa
Những anh hùng của thời xa xưa
Những anh hùng của một ngày mai
Vì yêu, yêu nước, yêu nòi
Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà
Lòng tôi đã nở như là đóa hoa...
Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc "Xuân Hành" Của Phạm Duy (Nguyễn Xuân Nghĩa)
Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy
Tuổi Trẻ
TTO - Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, nhạc sĩ Phạm Duy vừa mới qua đời tại bệnh viện 115 lúc 14g30 hôm nay, 27-1. Nhạc sĩ Phạm Duy (trái) - Ảnh tư liệu. Nhạc sĩ Phạm Duy trong một đêm diễn tại Việt Nam - Ảnh tư liệu. 1; 2 ...
Vĩnh biêt nhạc sĩ Phạm DuyNgười Lao Động
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời ở tuổi 91VietNamNet
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đờiVNExpress
- Phạm Xuân Nguyên: Hòa hợp và hòa giải dân tộc (PLTP).
Âm nhạc của Phạm Duy làm cho người Việt gần nhau hơnNguyen Van Tuan
- 5 nhạc phẩm bất hủ của nhạc sỹ Phạm Duy (GDVN). - Phạm Duy đã nghìn trùng xa cách (LĐ).
-- Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam (RFI). – Nhạc sĩ Phạm Duy từ trần (RFA). – Mẹ trong tâm thức Việt (SGTT). - “Ba đi đây, để gặp thằng Duy Quang…” (TN). - Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời: Chủ nhật buồn… (TT). – Những thổ lộ chưa công bố của nhạc sĩ Phạm Duy: “Tôi sung sướng được làm người hát rong của thế kỷ” (SGTT). - Nghệ sĩ khóc thương nhạc sĩ Phạm Duy (NLĐ). – Người họa hình đất nước (Dr. Nikonian). – Nhạc sỹ Phạm Duy – “Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng” (chùa PL). - Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy (TN). - 5 nhạc phẩm bất hủ của nhạc sỹ Phạm Duy (GDVN). - Phạm Duy đã nghìn trùng xa cách (LĐ)..- Thành kính phân ưu cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Duy (BoxitVN). - Nguyễn Ngọc Giao: Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu (Diễn đàn). - Âm nhạc của Phạm Duy làm cho người Việt gần nhau hơn (Nguyễn Văn Tuấn). - PHẠM DUY – NGƯỜI ĐẾN CÕI VỀ (Nguyễn Trọng Tạo). - Đưa nhau vào chốn không tên … (Anh Vũ). – PHẠM DUY THÍCH BÀI CỦA MỘT TÁC GIẢ TRẺ VIẾT VỀ ÔNG (Nguyễn Trọng Tạo). - Phạm Duy – Còn đó nỗi buồn … (Phi Vũ). - NGHỆ SỸ VIỆT NGẬM NGÙI TIẾC NHỚ PHẠM DUY (Quỳnh Trâm). - Hai nhà thơ ở Mỹ nhớ nhạc sĩ Phạm Duy (VOA). - “Ca sĩ còn hát nhạc của tôi nghĩa là tôi còn sống” (VNN).- Tôi đã sống cùng nhạc Phạm Duy như thế nào? (DV). - Phạm Duy – Còn đó một đời rong chơi (TTVH). – Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc tình trên đường rong ruổi (DV). – Trái tim nghệ sĩ luôn lưu luyến cuộc đời (TT). – Nhạc sĩ Phạm Duy xuôi tay cùng đất mẹ bao dung (NNVN). – Ca sĩ Đức Tuấn: “Nhạc ông không hề già, không hề cũ” (TT).
- Thái độ nhà văn và các cuộc chơi (TTVH).- Phạm Duy – Đời người như nắng chiều rực rỡ (VNN). - Nguyễn Thụy Kha: Nhớ những kỷ niệm với Phạm Duy (TTXVN). - Vĩnh biệt người “yêu tiếng nước tôi”! (PN Today). - Phạm Duy trọn đời gieo tình vào nhạc (VNE).Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời ở tuổi 93 (VNN 27-1-13) --Nhà báo Nguyễn Công Khế: Anh Phạm Duy đã ra đi mãn nguyện (TN 27-3-12) -- Thành thực chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ. Nhạc sĩ là một độc giả thường xuyên của viet-studies, gần như mỗi ngày đều gửi cho tôi vài link mà ông cho là đáng đọc. Tôi sẽ nhớ ông!
- ÔNG KHÔNG CÒN PHẢI TRỐN AI NỮA (Huỳnh Ngọc Chênh). -
'Mong muốn trở lại chế độ dân chủ cộng hòa'
-Nhật ký mở lại (mở lần thứ 28): PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG NHẤT TRÊN ĐỜI
Ngày 26/1/2013
PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG NHẤT TRÊN ĐỜI
Người nhạc sỹ có khối lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị NHẤT Việt Nam đến ngàn đời còn lưu lại với sử xanh.
Người nhạc sỹ khi sống thì được cả nước, bất kể chính kiến, trẻ già, địa phương …đều đón nhận nhiều tác phẩm và hát nó như hát những điệu dân ca, hò, lý của cha ông xưa để lại.
Người nhạc sỹ đã làm bản thân tôi, từ một anh lính làm nhạc “tếu” (để vui đùa giữa núi rừng hoang vu) cho “qua ngày đoạn tháng” bằng những giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu, phong cách biểu diễn cóp nhặt từ Bing Crosby, Bop Hope… bỗng “tỉnh” ra sau một đêm tọa đàm văn nghệ ở Hiệu Bộ Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn 2 (Hà Cháy, Thanh Chương, Nghệ An) là nhạc Việt không phải là những thứ “Swing, Blues, Samba, Rumba, Cha-cha-cha ghép lời Việt”… Và từ đó tôi đã cố gắng để tìm đến những giai điệu, điệu thức, hòa thanh và ngôn ngữ âm nhạc không theo kiểu tiếp nối T, S, D, T chẳng chạy đi đâu thoát như trước nữa…Và tôi đã trở thành một “người làm nhạc cho lính”. Chỉ có cái khác, khác căn bản là lũ chúng tôi trở thành “nhạc sỹ…cách mạng”. Còn anh thì…Không!
Những năm sau Đại Hội Văn Nghệ Lần 1 ở Việt Bắc ấy thì:
-Hàng loạt những tên tuổi lớn của giới văn nghệ Việt đã trở thành những người “chiến sỹ trên mặt trận văn hóa của …Đảng”. Một số, trong đó có tôi, được Đảng mở cửa kết nạp “đại trà” vào Đảng ….và ăn lương chính thức của Đảng-Nhà Nước để “Làm văn-thơ-nhạc-họa công nông -binh“ đầy “chất thép”, đầy chất tuyên truyền như lời chỉ đạo của ông Trường Chinh.
Cả một thời đại văn nghệ huy hoàng hiếm có của một đất nước mà chỉ trong có 15 năm (từ 1930-1945) với những tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,… toàn thể nhóm Tự Lực Văn Đoàn và biết bao tên tuổi khác như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ, Vi Huyền Đắc,…và nhiều nhiều văn nghệ sỹ thật sự tài giỏi chẳng thua bất cứ nước nào, thế mà đành bị chôn vùi không thương tiếc cùng tác phẩm vì nó không “công lông”, hoặc…sặc mùi tiểu tư sản, thậm chí…tư sản phản động!
Và chính lúc người ta đang phởn chí tiến vào tổng phản công, thậm chí cả sau khi “thắng trận Điện Biên chấn động địa cầu” rồi, cùng với nạn nhân cái gọi là Cải Cách Ruộng Đất, hàng loạt văn nghệ sỹ vẫn tiếp tục …RA ĐI!
Phạm Duy, thông minh hơn người, giỏi giang hơn người và nhất là THẤY ĐƯỢC CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ MÀ HÀNG NGÀN VĂN NGHỆ SỸ SẼ PHẢI “LỘT XÁC” ĐỂ RỒI… ĐI VÀO QUÊN LÃNG BẰNG CÁCH NHẬN RA RẤT SỚM HAI CHỮ “PHẢN BỘI” BẰNG CÁCH TỰ MÌNH QUYẾT ĐỊNH LẤY SỐ PHẬN VÀ SỰ NGHIỆP CỦA MÌNH: CHỈ CÓ TRUNG THÀNH VỚI NGHỆ THUẬT VỚI CÁI ĐẸP MÀ THÔI!
Và ông đã can đảm:
-Tù chối mọi miếng mồi (vào Đảng, Huân Chương, đi học Liên Xô…) để được là chính mình, được tự do làm văn nghệ đích thực. Câu chuyện về Phạm Duy từ chối lời đề nghị của anh Nguyễn Xuân Khoát là có thật đã được truyền miệng trong giới văn nghệ những năm 52-53 và sau này chính tôi đã nghe anh Khoát kể “tội” cho tôi nghe, khi đề nghị tôi hãy viết một bài “đánh” Phạm Duy …sau khi nghe Phạm Duy nói đến bọn “cú, diều, quạ, ác….” trên BBC!
-Chọn một nơi nào ông tự thấy: Có điều kiện để ông được làm nghề tử tế như ông muốn!
Và ông đã bye! bye! cái chính quyền và cái Đảng mà ông thấy trước sẽ giết chết cả nghề nghiệp lẫn cuộc sống vật chất của gia đình mình…Nói trắng ra là ông không phải là sợ gian khổ, sợ chết mà từ bỏ cái chính quyền, cái Đảng mà ông đã tiên đoán nó sẽ giết chết ông cũng như sự nghiệp của ông.
VÀ ÔNG ĐÃ RA ĐI ĐỂ ĐƯỢC TỰ DO, ĐƯỢC SÁNG TÁC THEO TIẾNG ĐẬP CỦA TRÁI TIM VÀ NHẬN THỨC CỦA CÁI ĐẦU (Điều này tôi đã nhắc nhiều trong cuốn Hồi Ký của tôi và đã phát biểu rải rác trên các trang Blog)
Và quả là như thế, không có những năm thử sức, thử tài, thử ghét, thử yêu nghĩa là dằn vặt đủ đường, liệu ông có thể nào có một gia tài sáng tác đồ sộ như hôm nay mà kẻ căm ghét ông đến mấy cũng không thể nào phủ nhận!
Riêng tôi, khi “nhận nhiệm vụ” viết bài “ném đá” ông, tôi cũng chỉ dùng cái tít “NÓI CHUYỆN VỚI MỘT NGƯỜI CÓ TÀI’ và….đọc lại thì mới thấy “Tất cả những gì tôi viết té ra, đều … ngợi ca ông trừ một vấn đề mà tôi, theo tài liệu của Lưu Trọng Văn, thì tôi không tán thành. Đó là thay đổi lời ca của những bài hát ông viết sau chuyến đi bộ, nhịn đói, leo U Bò, Ba Rền vô chiến Trường Bình Trị Thiên để viết nên những bài “dân ca mới” một thời đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân bình thường miền Bắc,…(xin đọc trong “Hồi Ký…”)
Ngoài ra câu nói về “đàn chim xa xứ” còn lại chỉ là “cú, diều, quạ, ác..” thì tôi cũng phải “đỡ” cho ông bằng câu “Có lẽ ông bị Đỗ Văn (BBC) đổ cho quá nhiều Whisky ecossais nên nói…nhầm!...
Và khi được nghe ông trả lời là “Ông không biết uống rượu bao giờ” , những điều ông nói ra đều trong lúc rất “tỉnh”….thì tôi càng khoái vì rõ ràng ở nước ta, bọn mà tôi gọi là “quan văn nghệ” còn xấu hơn cả cú diều quạ ác !
Cho đến những ngày ông về nước, tôi được biết (qua một người bạn của cả ông lẫn tôi) rằng:
Ông rất muốn gặp tôi, thì tôi đã trở thành một người bị phân biệt đối xử như thế nào sau khi đọc cuốn "Hồi Ký” của tôi, nhưng… vì lo cho tôi bị “mác kê” và ông cũng sẽ có thể bị “làm khó”..nên tốt nhất là chưa nên gặp nhau vì cả hai đều không có lợi …Thế rồi, tôi thì bị bệnh không di chuyển được, còn ông thì….đang thụ hưởng cái quyền TỰ DO độc nhất vô nhị của mình một cách hợp pháp, vi vu khắp “đất nước vẫn có Đảng lãnh đạo” mà không bị ai ngáng cẳng: Được viết những gì mà ông thích viết và được công chúng sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để nghe ông tâm sự với họ bằng những ca khúc cũ, mà mới chẳng cần ai chỉ đạo cả!
Lúc này, càng nghĩ đến thân phận những kẻ ghen ghét với hạnh phúc hiếm có của người nghệ sỹ Việt như Phạm Duy, mà lớn tiếng lãnh đạo ”tư tưởng” quần chúng bằng những bài viết cố tình “dìm bớt” uy tín của ông thì đúng là chúng….vừa mù vừa “hãnh tiến cộng sản…vờ” một cách trơ trẽn vì: Cứ cho chúng tổ chức những đêm “Như có Bác Hồ….”, “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, ”Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” kể cả “Người về đem tới ngày vui’… đi chăng nữa, và không thu tiền vé vào cửa nữa đi xem nào! Xem xem có ai thèm đến nghe không?
Tất cả nền "âm nhạc Việt Nam" sẽ là con số 0 to tướng sau hơn 60 năm âm nhạc biến thành những khẩu hiệu, đường lối chính sách có…lồng nhạc!
May mà âm nhạc Việt còn có mấy người Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao mà Phạm Duy theo tôi là người có công sức tức thành tích lớn nhất đã tiếp nối phần nào cho cái thời gian mà 15 NĂM HOÀNG KIM NHẤT CỦA LỊCH SỬ VĂN NGHỆ DÂN TỘC ĐÃ BỊ NHỮNG NGƯỜI Mác-Lê-Mao chôn vùi không thương tiếc,
Cứ thử đặt vấn đề: Nếu Phạm Duy lại là đảng viên từ những năm 50, Phạm Duy là chủ tịch Hội Nhạc Sỹ VN, là tốt nghiệp nhạc viện Tchaikovsky về nước với một số Symphonie, Concerto, Sonate…đi! Liệu đó sẽ là điều may mắn cho lịch sử âm nhạc Việt hay là thiệt thòi lớn cho dân tộc?
Tôi có thể nói thẳng: Tôi giơ cả hai tay tán thành cho quyết định của P. D: vứt bỏ hết mọi vinh quang giả tạo để đi tìm TỰ DO CHO SÁNG TẠO!
Phạm Duy đã làm đúng và hôm nay, trở về nằm vĩnh viễn trong lòng mẹ Tổ Quốc, ông càng chứng tỏ cho mọi người yêu mến ông càng thấy rõ hơn: Những gì ông đã để lại cho đời là kết quả của sự SỐNG KHÔNG LỆ THUỘC vào bất cứ chế độ nào, chủ nghĩa nào mà chỉ sống vì cái Đẹp muôn đời bất diệt! ĐÓ MỚI LÀ CHÂN LÝ, LÀ LẼ SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI VĂN NGHỆ SỸ ĐÍCH THỰC!
Tôi đang cân nhắc: Có nên thuê taxi, CHỐNG GẬY đến viếng ông hay không? Liệu có xì-căng-đan gì xảy ra không? Liệu có gây khó khăn cho cách đối xử của gia đình ông đối với tôi trong lúc không một cơ quan truyền thông nào của Đảng-Nhà Nước này đang không ngớt lời khen ngợi ông đủ kiểu nặng nhẹ?.
Còn tôi, người ta đã đối xử với tôi như thế nào sau khi ra đời cuốn ”Hồi Ký” ở bên Mỹ, ông đã biết…
Phức tạp quá thì tôi sẽ nhờ một người nào đó viết dùm tôi vào sổ tang như những lời xin lỗi muộn màng sau đây:
ÔNG LÀ MỘT NGHỆ SỸ TỰ DO DUY NHẤT ĐƯỢC THEO HOẶC KHÔNG THEO AI, MÀ VẪN KHÔNG AI DÁM ĐỤNG TỚI MÌNH. ÔNG ĐƯỢC SỐNG MÃI TRONG TÌNH YÊU CỦA NHÂN DÂN VÌ ÔNG ĐÃ BIẾT LẤY NGHỆ THUẬT LÀM LẼ SỐNG, LÀ MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG CỦA CUỘC ĐỜI, VÌ ÔNG CHỈ CÓ BIẾT NGHE SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TRÁI TIM YÊU NỒNG CHÁY MẸ TỔ QUỐC TỪ NAY SẼ ÔM ÔNG TRÌU MẾN MÃI MÃI TRONG LÒNG!
Đúng là: ÔNG CÓ QUYỀN KHÔNG THEO MỘT LÁ CỜ NÀO NGOÀI LÁ CỜ CHÂN, THIỆN MỸ Vì thế gọi ông là “trở cờ” thì ông đâu có theo cờ hay cầm cờ nào đâu mà “trở” với “không trở”.
Còn “Chống” ? thì ông “chẳng có theo ai để chống ai” ngoài theo…chính mình! Và khi ông trả lời tôi (qua người bạn) là “Tớ chỉ có chống gậy thôi!” thì quả là ông đã nói đùa rất…thật!
Một lần nữa, trước hương hồn ông, tôi xin tuyên bố: ”Phạm Duy, dù nay đã không còn có thể tự do ra đi, ở lại, giã từ… bất cứ nơi nào, bất cứ ai…theo tiếng gọi của trái tim ông được nữa, nhưng gia tài âm nhạc ông để lại cho Mẹ Tổ Quốc Việt Nam thì…vô địch và sẽ sống mãi với nhân dân đến muôn đời!
KHÔNG AI TRONG GIỚI VĂN NGHỆ SỸ VIỆT NAM SUNG SƯỚNG BẰNG ÔNG ĐÂU! ÔNG PHẠM DUY ƠI!
-- Phạm Thiên Thư nhớ Phạm Duy (TP). - Nhạc sĩ PHẠM DUY xuôi tay cùng đất mẹ bao dung (Lê Thiếu Nhơn). –Cuộc gặp ‘định mệnh’ với Phạm Duy (BBC). – Nhạc sĩ Phạm Tuyên nói về Phạm Duy (BBC). – Nhạc sĩ Phạm Tuyên tri ân Phạm Duy (BBC). – GS Trần Quang Hải: “Nhạc Phạm Duy gắn liền với lịch sử Việt Nam”(RFI). - Nguyễn Thụy Kha: Nhớ những kỷ niệm với Phạm Duy (TTXVN). – Nguyễn Thụy Kha: THƠ TẶNG PHẠM DUY (Nguyễn Trọng Tạo). – Người thân ngậm ngùi bên linh cữu nhạc sỹ Phạm Duy (Zing/ GDVN). – – Nguyễn Ngọc Giao: Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu (Diễn Đàn). – Mời xem lại: Phạm Duy Và Vết Thương Di Tản (DĐTK). – PHẠM DUY, THÔI THẾ CŨNG XONG (HNPĐ).
PHẠM DUY, NGƯỜI NGHỆ SỸ SƯỚNG NHẤT TRÊN ĐỜI
"P.D người duy nhất yêu Tổ Quốc nhưng không yêu Bác, Đảng, vẫn tồn tại khi sống và chết thì vinh quang hơn bất cứ một văn nghệ sỹ nào dù đảng viên hay ngoài Đảng'" |
Người nhạc sỹ có khối lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị NHẤT Việt Nam đến ngàn đời còn lưu lại với sử xanh.
Người nhạc sỹ khi sống thì được cả nước, bất kể chính kiến, trẻ già, địa phương …đều đón nhận nhiều tác phẩm và hát nó như hát những điệu dân ca, hò, lý của cha ông xưa để lại.
Người nhạc sỹ đã làm bản thân tôi, từ một anh lính làm nhạc “tếu” (để vui đùa giữa núi rừng hoang vu) cho “qua ngày đoạn tháng” bằng những giai điệu, tiết tấu, nhịp điệu, phong cách biểu diễn cóp nhặt từ Bing Crosby, Bop Hope… bỗng “tỉnh” ra sau một đêm tọa đàm văn nghệ ở Hiệu Bộ Trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn 2 (Hà Cháy, Thanh Chương, Nghệ An) là nhạc Việt không phải là những thứ “Swing, Blues, Samba, Rumba, Cha-cha-cha ghép lời Việt”… Và từ đó tôi đã cố gắng để tìm đến những giai điệu, điệu thức, hòa thanh và ngôn ngữ âm nhạc không theo kiểu tiếp nối T, S, D, T chẳng chạy đi đâu thoát như trước nữa…Và tôi đã trở thành một “người làm nhạc cho lính”. Chỉ có cái khác, khác căn bản là lũ chúng tôi trở thành “nhạc sỹ…cách mạng”. Còn anh thì…Không!
Những năm sau Đại Hội Văn Nghệ Lần 1 ở Việt Bắc ấy thì:
-Hàng loạt những tên tuổi lớn của giới văn nghệ Việt đã trở thành những người “chiến sỹ trên mặt trận văn hóa của …Đảng”. Một số, trong đó có tôi, được Đảng mở cửa kết nạp “đại trà” vào Đảng ….và ăn lương chính thức của Đảng-Nhà Nước để “Làm văn-thơ-nhạc-họa công nông -binh“ đầy “chất thép”, đầy chất tuyên truyền như lời chỉ đạo của ông Trường Chinh.
Cả một thời đại văn nghệ huy hoàng hiếm có của một đất nước mà chỉ trong có 15 năm (từ 1930-1945) với những tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,… toàn thể nhóm Tự Lực Văn Đoàn và biết bao tên tuổi khác như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Đoàn Phú Tứ, Vi Huyền Đắc,…và nhiều nhiều văn nghệ sỹ thật sự tài giỏi chẳng thua bất cứ nước nào, thế mà đành bị chôn vùi không thương tiếc cùng tác phẩm vì nó không “công lông”, hoặc…sặc mùi tiểu tư sản, thậm chí…tư sản phản động!
Và chính lúc người ta đang phởn chí tiến vào tổng phản công, thậm chí cả sau khi “thắng trận Điện Biên chấn động địa cầu” rồi, cùng với nạn nhân cái gọi là Cải Cách Ruộng Đất, hàng loạt văn nghệ sỹ vẫn tiếp tục …RA ĐI!
Phạm Duy, thông minh hơn người, giỏi giang hơn người và nhất là THẤY ĐƯỢC CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ MÀ HÀNG NGÀN VĂN NGHỆ SỸ SẼ PHẢI “LỘT XÁC” ĐỂ RỒI… ĐI VÀO QUÊN LÃNG BẰNG CÁCH NHẬN RA RẤT SỚM HAI CHỮ “PHẢN BỘI” BẰNG CÁCH TỰ MÌNH QUYẾT ĐỊNH LẤY SỐ PHẬN VÀ SỰ NGHIỆP CỦA MÌNH: CHỈ CÓ TRUNG THÀNH VỚI NGHỆ THUẬT VỚI CÁI ĐẸP MÀ THÔI!
Và ông đã can đảm:
-Tù chối mọi miếng mồi (vào Đảng, Huân Chương, đi học Liên Xô…) để được là chính mình, được tự do làm văn nghệ đích thực. Câu chuyện về Phạm Duy từ chối lời đề nghị của anh Nguyễn Xuân Khoát là có thật đã được truyền miệng trong giới văn nghệ những năm 52-53 và sau này chính tôi đã nghe anh Khoát kể “tội” cho tôi nghe, khi đề nghị tôi hãy viết một bài “đánh” Phạm Duy …sau khi nghe Phạm Duy nói đến bọn “cú, diều, quạ, ác….” trên BBC!
-Chọn một nơi nào ông tự thấy: Có điều kiện để ông được làm nghề tử tế như ông muốn!
Và ông đã bye! bye! cái chính quyền và cái Đảng mà ông thấy trước sẽ giết chết cả nghề nghiệp lẫn cuộc sống vật chất của gia đình mình…Nói trắng ra là ông không phải là sợ gian khổ, sợ chết mà từ bỏ cái chính quyền, cái Đảng mà ông đã tiên đoán nó sẽ giết chết ông cũng như sự nghiệp của ông.
VÀ ÔNG ĐÃ RA ĐI ĐỂ ĐƯỢC TỰ DO, ĐƯỢC SÁNG TÁC THEO TIẾNG ĐẬP CỦA TRÁI TIM VÀ NHẬN THỨC CỦA CÁI ĐẦU (Điều này tôi đã nhắc nhiều trong cuốn Hồi Ký của tôi và đã phát biểu rải rác trên các trang Blog)
Và quả là như thế, không có những năm thử sức, thử tài, thử ghét, thử yêu nghĩa là dằn vặt đủ đường, liệu ông có thể nào có một gia tài sáng tác đồ sộ như hôm nay mà kẻ căm ghét ông đến mấy cũng không thể nào phủ nhận!
Riêng tôi, khi “nhận nhiệm vụ” viết bài “ném đá” ông, tôi cũng chỉ dùng cái tít “NÓI CHUYỆN VỚI MỘT NGƯỜI CÓ TÀI’ và….đọc lại thì mới thấy “Tất cả những gì tôi viết té ra, đều … ngợi ca ông trừ một vấn đề mà tôi, theo tài liệu của Lưu Trọng Văn, thì tôi không tán thành. Đó là thay đổi lời ca của những bài hát ông viết sau chuyến đi bộ, nhịn đói, leo U Bò, Ba Rền vô chiến Trường Bình Trị Thiên để viết nên những bài “dân ca mới” một thời đã ăn sâu vào tâm khảm của người dân bình thường miền Bắc,…(xin đọc trong “Hồi Ký…”)
Ngoài ra câu nói về “đàn chim xa xứ” còn lại chỉ là “cú, diều, quạ, ác..” thì tôi cũng phải “đỡ” cho ông bằng câu “Có lẽ ông bị Đỗ Văn (BBC) đổ cho quá nhiều Whisky ecossais nên nói…nhầm!...
Và khi được nghe ông trả lời là “Ông không biết uống rượu bao giờ” , những điều ông nói ra đều trong lúc rất “tỉnh”….thì tôi càng khoái vì rõ ràng ở nước ta, bọn mà tôi gọi là “quan văn nghệ” còn xấu hơn cả cú diều quạ ác !
Cho đến những ngày ông về nước, tôi được biết (qua một người bạn của cả ông lẫn tôi) rằng:
Ông rất muốn gặp tôi, thì tôi đã trở thành một người bị phân biệt đối xử như thế nào sau khi đọc cuốn "Hồi Ký” của tôi, nhưng… vì lo cho tôi bị “mác kê” và ông cũng sẽ có thể bị “làm khó”..nên tốt nhất là chưa nên gặp nhau vì cả hai đều không có lợi …Thế rồi, tôi thì bị bệnh không di chuyển được, còn ông thì….đang thụ hưởng cái quyền TỰ DO độc nhất vô nhị của mình một cách hợp pháp, vi vu khắp “đất nước vẫn có Đảng lãnh đạo” mà không bị ai ngáng cẳng: Được viết những gì mà ông thích viết và được công chúng sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để nghe ông tâm sự với họ bằng những ca khúc cũ, mà mới chẳng cần ai chỉ đạo cả!
Lúc này, càng nghĩ đến thân phận những kẻ ghen ghét với hạnh phúc hiếm có của người nghệ sỹ Việt như Phạm Duy, mà lớn tiếng lãnh đạo ”tư tưởng” quần chúng bằng những bài viết cố tình “dìm bớt” uy tín của ông thì đúng là chúng….vừa mù vừa “hãnh tiến cộng sản…vờ” một cách trơ trẽn vì: Cứ cho chúng tổ chức những đêm “Như có Bác Hồ….”, “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, ”Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” kể cả “Người về đem tới ngày vui’… đi chăng nữa, và không thu tiền vé vào cửa nữa đi xem nào! Xem xem có ai thèm đến nghe không?
Tất cả nền "âm nhạc Việt Nam" sẽ là con số 0 to tướng sau hơn 60 năm âm nhạc biến thành những khẩu hiệu, đường lối chính sách có…lồng nhạc!
May mà âm nhạc Việt còn có mấy người Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao mà Phạm Duy theo tôi là người có công sức tức thành tích lớn nhất đã tiếp nối phần nào cho cái thời gian mà 15 NĂM HOÀNG KIM NHẤT CỦA LỊCH SỬ VĂN NGHỆ DÂN TỘC ĐÃ BỊ NHỮNG NGƯỜI Mác-Lê-Mao chôn vùi không thương tiếc,
Cứ thử đặt vấn đề: Nếu Phạm Duy lại là đảng viên từ những năm 50, Phạm Duy là chủ tịch Hội Nhạc Sỹ VN, là tốt nghiệp nhạc viện Tchaikovsky về nước với một số Symphonie, Concerto, Sonate…đi! Liệu đó sẽ là điều may mắn cho lịch sử âm nhạc Việt hay là thiệt thòi lớn cho dân tộc?
Tôi có thể nói thẳng: Tôi giơ cả hai tay tán thành cho quyết định của P. D: vứt bỏ hết mọi vinh quang giả tạo để đi tìm TỰ DO CHO SÁNG TẠO!
Phạm Duy đã làm đúng và hôm nay, trở về nằm vĩnh viễn trong lòng mẹ Tổ Quốc, ông càng chứng tỏ cho mọi người yêu mến ông càng thấy rõ hơn: Những gì ông đã để lại cho đời là kết quả của sự SỐNG KHÔNG LỆ THUỘC vào bất cứ chế độ nào, chủ nghĩa nào mà chỉ sống vì cái Đẹp muôn đời bất diệt! ĐÓ MỚI LÀ CHÂN LÝ, LÀ LẼ SỐNG CỦA MỘT NGƯỜI VĂN NGHỆ SỸ ĐÍCH THỰC!
Tôi đang cân nhắc: Có nên thuê taxi, CHỐNG GẬY đến viếng ông hay không? Liệu có xì-căng-đan gì xảy ra không? Liệu có gây khó khăn cho cách đối xử của gia đình ông đối với tôi trong lúc không một cơ quan truyền thông nào của Đảng-Nhà Nước này đang không ngớt lời khen ngợi ông đủ kiểu nặng nhẹ?.
Còn tôi, người ta đã đối xử với tôi như thế nào sau khi ra đời cuốn ”Hồi Ký” ở bên Mỹ, ông đã biết…
Phức tạp quá thì tôi sẽ nhờ một người nào đó viết dùm tôi vào sổ tang như những lời xin lỗi muộn màng sau đây:
ÔNG LÀ MỘT NGHỆ SỸ TỰ DO DUY NHẤT ĐƯỢC THEO HOẶC KHÔNG THEO AI, MÀ VẪN KHÔNG AI DÁM ĐỤNG TỚI MÌNH. ÔNG ĐƯỢC SỐNG MÃI TRONG TÌNH YÊU CỦA NHÂN DÂN VÌ ÔNG ĐÃ BIẾT LẤY NGHỆ THUẬT LÀM LẼ SỐNG, LÀ MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG CỦA CUỘC ĐỜI, VÌ ÔNG CHỈ CÓ BIẾT NGHE SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TRÁI TIM YÊU NỒNG CHÁY MẸ TỔ QUỐC TỪ NAY SẼ ÔM ÔNG TRÌU MẾN MÃI MÃI TRONG LÒNG!
Đúng là: ÔNG CÓ QUYỀN KHÔNG THEO MỘT LÁ CỜ NÀO NGOÀI LÁ CỜ CHÂN, THIỆN MỸ Vì thế gọi ông là “trở cờ” thì ông đâu có theo cờ hay cầm cờ nào đâu mà “trở” với “không trở”.
Còn “Chống” ? thì ông “chẳng có theo ai để chống ai” ngoài theo…chính mình! Và khi ông trả lời tôi (qua người bạn) là “Tớ chỉ có chống gậy thôi!” thì quả là ông đã nói đùa rất…thật!
Một lần nữa, trước hương hồn ông, tôi xin tuyên bố: ”Phạm Duy, dù nay đã không còn có thể tự do ra đi, ở lại, giã từ… bất cứ nơi nào, bất cứ ai…theo tiếng gọi của trái tim ông được nữa, nhưng gia tài âm nhạc ông để lại cho Mẹ Tổ Quốc Việt Nam thì…vô địch và sẽ sống mãi với nhân dân đến muôn đời!
KHÔNG AI TRONG GIỚI VĂN NGHỆ SỸ VIỆT NAM SUNG SƯỚNG BẰNG ÔNG ĐÂU! ÔNG PHẠM DUY ƠI!
-- Phạm Thiên Thư nhớ Phạm Duy (TP). - Nhạc sĩ PHẠM DUY xuôi tay cùng đất mẹ bao dung (Lê Thiếu Nhơn). –Cuộc gặp ‘định mệnh’ với Phạm Duy (BBC). – Nhạc sĩ Phạm Tuyên nói về Phạm Duy (BBC). – Nhạc sĩ Phạm Tuyên tri ân Phạm Duy (BBC). – GS Trần Quang Hải: “Nhạc Phạm Duy gắn liền với lịch sử Việt Nam”(RFI). - Nguyễn Thụy Kha: Nhớ những kỷ niệm với Phạm Duy (TTXVN). – Nguyễn Thụy Kha: THƠ TẶNG PHẠM DUY (Nguyễn Trọng Tạo). – Người thân ngậm ngùi bên linh cữu nhạc sỹ Phạm Duy (Zing/ GDVN). – – Nguyễn Ngọc Giao: Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu (Diễn Đàn). – Mời xem lại: Phạm Duy Và Vết Thương Di Tản (DĐTK). – PHẠM DUY, THÔI THẾ CŨNG XONG (HNPĐ).
Trần Như Xuyên
Như vậy là ông đã ra đi, sự ra đi này sẽ vinh quang biết bao nếu cuối đời ông không có những lầm lẫn, nhiều người vẫn lấy làm tiếc cho điều này.
Như vậy là ông đã ra đi, sự ra đi này sẽ vinh quang biết bao nếu cuối đời ông không có những lầm lẫn, nhiều người vẫn lấy làm tiếc cho điều này.
Nói về nhạc của ông thì nó mênh mông quá, ảo diệu quá, rất nhiều người đã viết về ông với sựcông nhận ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, ta hãy chùng lòng xuống với:" đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em..." " ngày đó có em đi nhẹ vào đời..."
Phạm Duy đã có biết bao nhiêu người viết về ông, trải dài một đời theo thăng trầm của đất nước, ông đã chứng kiến lịch sử, sự đổi thay cuộc đời bằng trái tim của người nghệ sĩ, như ông viết:" khóc cười theo vận nước nổi trôi" Ông sống nhiều, viết nhiều và nhạc của ông trải rộng trên ba miền đất nước, ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nghêu ngao: chiều ơi lúc chiều về..., rồi lớn lên theo cùng với những giòng nhạc của ông, 1954 di cư vào Nam thì có Ngày trở Về, ngày trở về của người thương binh gặp lại mẹ già, gặp lại người yêu vừa bi tráng, vừa hào hùng, đau khổ thay, bản nhạc này được ông làm tựa đề cho một chương trình nhạc của ông khi xin về sống Việt Nam. Ngày trở về lê lết của một kẻ ăn mày, ăn xin, như một lời xin lỗi, vâng ,hôm nay người lầm đường lạc lối đã trở về, xin tạ tội với mọi người, đến nỗi gì mà phải quỵ lụy như thế, vậy ra trong những nét nhạc thanh thoát của ông, những rung động tuyệt vời đó là sự bao phủ cho một đầu óc ươn hèn, một cái điều bình thường mà người có chút liêm sỉ không thể làm được.
Ngày ông trở về Việt Nam, nhiều người đã lý giải nguyên do một cách khác nhau, người ta cho vì bài thơ Về đi thôi của Lưu trọng Văn, con của nhà Lưu trọng Lư : về thôi, về thôi, làm gì có trăm năm mà đợi làm gì có kiếp sau mà chờ, người thì bảo do Chế lan Viên chiêu dụ, người dễ dãi thì bảo về để kiếm tiền, người thì bảo về để kiếm vợ(do cái tính lăng nhăng của ông), nhưng theo tôi, nguyên do thúc đẩy ông trở về VN là bởi sự ẩn ức, khi Cộng sản dần dần cho hát lại nhạc của nhiều người sáng tác ở miền Nam trước 1975, ngay cả người có nhạc ca tụng người lính của Quân lực VNCH như Trần thiện Thanh thì nhạc của Phạm Duy vẫn tuyệt đối cấm, không một bài nào được trình diễn dù là những bản nhạc ca tụng thời ông tham gia kháng chiến, sự mong muốn trở về càng mãnh liệt hơn khi ông nhận được cuốn băng, cuốn băng chỉ là một cuộc phỏng vấn một lão bà có con được gọi là liệt sĩ vì đã hy sinh trong cuộc chiến, khi người phỏng vấn hỏi cụ già này muốn nói gì nữa không thì bất chợt bà cất tiếng hát: ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già...đây là bài hát Nhớ người ra đi, Phạm Duy làm trong thời còn tham gia kháng chiến. Khi nghe được cuốn băng này, PD đã thốt lên: bao nhiêu năm rồi, họ còn nhớ tôi như vậy sao?!
Như trên tôi nói rằng ông bị ần ức vì một gia tài nhạc đồ sộ như thế, những bài hát hay như thế mà lại chỉ được hát ở hải ngoại có vài triệu người, trong khi khối hơn 80 triệu thì hoàn toàn không được cất lời ca cùng ông, và 30 năm đã qua, những người ở VN thuôc lứa tuổi 30, 40 hầu như không biết, không nghe gì về Phạm Duy và ông đã bị chúng hạ gục. Nhưng một người đã thành danh như vậy, đến cuối đời rồi, cần gì phải bon chen, ông là sao Bắc Đẩu ai cũng biết, Bắc Đẩu thì luôn phải rực sáng chứ không thể biến mình thành lu mờ vì cái danh mà mình đã có.
Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một giòng nhạc đã sang trang.
Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:
Một ngày năm bốn cha lìa quê hương
lánh Bắc, vô Nam, cha muốn xa bạo quyền
................................................................
Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường
loài quỷ dữ xua con ra đại dương
................................................................
Ở bên nhà em không còn đứng đợi chờ anh
Ở bên này anh căm thù lũ Cộng tàn hung
Ông cũng đã phổ nhạc một bài thơ có lời như sau:
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
xin mời thế giới tới thăm
những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
khoai sắn tranh dành, cúm, bắn, chém, băm
đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm
Loài vượn này không nhanh mà chậm
khác vượn thời tiền sử xa xăm
chúng đói, chúng gầy như những cái tăm
và làm ra của cải quanh năm
xin mời thế giới tới thăm.
Với những bài nhạc như thế, chửi chúng như thế, sao VC vẫn cho ông ta về, và ông ta can đảm dám xin về, đáng lý sự căm thù càng phải chồng chất thêm chứ, suy ra, cả Nguyễn cao kỳ, Phạm Duy đều là công cụ cho chúng lợi dụng tuyên truyền, một mặt chúng được tiếng là xóa bỏ hận thù cho thế giới nhìn thấy, một mặt, chúng đánh phá Cộng Đồng Hải Ngoại, chia rẽ các tổ chức chống Cộng để các đoàn thể nghi kỵ lẫn nhau.
Nào phải chúng ưa gì Nguyễn cao Kỳ hay Phạm Duy, chẳng qua chúng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt để đạt được mục đích nói trên. Kỳ hay PD có về thì có làm gì lợi cho bọn chúng đâu, hay chế độ đó đã qua thời kỳ quá độ để đi lên Chủ nghĩa bóc lột, qua thời kỳ chúng cần hồng hơn chuyên, cả cái đảng đó giờ chỉ nghĩ đến là chuyện vơ vét tiền cho chặt túi.
Có điều với một người sống nhiều như PD, ông ta phải có những nhận thức bắt buộc, thí dụ những bản nhạc ông làm có phải là do sống trong chế độ Tự Do ông mới có cơ hội để sáng tác, hẳn ông cũng biết những người bạn cùng thời với ông như Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh... họ đã không thể còn làm được gì khi mà các tác phẩm đều bị chỉ đạo, phải có tính Đảng, tính Dân tộc.
Bây giờ, chúng ta nghe những lời trần tình của Phạm Duy nói lý do sự trở về của ông:
.... Sau 30 năm ở miền Bắc nước Việt, khi đất nước bị chia đôi, tôi phải di cư vào Nam; sau 24 năm ở Sài Gòn, khi quê hương đã thống nhất, tình hình còn căng thẳng, tôi phải qua sống tại Mỹ trong 30 năm, khi tôi đã 80 tuổi, tình hình trong nước đã ổn định, tôi muốn được trở về quê hương, sống nốt quãng đời còn lại.
.....với ý nghĩ chim bay về tổ, lá rụng về cội, cái khát khao - hay khắc khoải- cuối cùng của tôi là được trở về sống chết ở quê mình...
Tôi trở về vì tôi yêu nước...( không hiểu ông có biết câu: yêu nước là yêu XHCN không nhỉ ?! )
Nếu quả thực chỉ thuần túy là ao ước của chiếc lá muốn rụng về cội thì cũng được đi, cũng là những ao ước của nhiều người năm xưa, bỏ nước ra đi ở khoảng tuổi 30, nhưng trở về là khi không còn chế độ CS ở đó.
Tuy vậy, sự trở về cũng chẳng suông sẻ gì, một bài báo đăng trên tờ Đầu Tư, người viết tên Nguyễn Lưu đã viết như sau:
Dân tộc VN có tình lý: đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Tuy nhiên " không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng : kẻ chạy lại là ai, và " không đánh " có nhất thiết đống nghĩa với việc xem người đó là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể? Tôi muốn nói tới trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày Trở Về.
Một người nữa là nhà văn Chu Lai đã viết trong Tạp chí Thế Giới:
Một người từng bỏ kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ(!), lại xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?
Hai bài viết này không phải là tự phát, bắt nguồn từ sự ganh tức, các bài viết trên các tờ báo của CS phải có sự chỉ thị và được kiểm duyệt. Với sự còn mang đầy căm tức như vậy, liệu những điều họ hô hào " xóa bỏ hận thù " hay " khép lại dĩ vãng " ta có tin được không? Thật ra nhưng lời hô hoán trên cộng với nghị quyết 36 chỉ là những mồi chài để người Việt Hải ngoại đem tiền về đầu tư. " Các anh thấy nhé, Phó Tổng Thống của các anh là Nguyễn cao Kỳ, nhạc sĩ PD còn thong thả trở về thì các anh có gì phải lo ngại ". Phải, đừng có lo ngại gì hết, cứ mang tiền về, gây dựng được cơ ngơi xong, chỉ việc chụp cái mũ trốn thuế, thế là các anh bỏ của chạy lấy người, ta chỉ việc nhẹ nhàng tiếp thu thôi.
Một người nữa là Việt Quang viết có hơi buồn cười: "giá ông ấy ( PD ) đừng bỏ kháng chiến về thành thì giờ này biết đâu ông chẳng là Bộ Trưởng Văn Hóa ". Giả như PD còn ở lại đó thì thật là một mất mát to lớn cho Việt Nam, làm sao có được những bài hát rung động lòng người trong những ngày ông sống ở miền Nam, ở lại, chắc ông sẽ là một Tố Hữu trong âm nhạc, cùng lắm có được vài bản nhạc đại loại như " Cô gái vót chông " hay " Tiếng đàn Ta Lư ", ở lại, với khả năng phổ thơ tuyệt vời, ta sẽ khốn khổ nghe những bài hát như :" yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Sít ta Lin "... Để mong được sự chiếu cố, mong lấy lòng nhà nước CS, Phạm Duy đã trơ tráo nói:" bọn ở Hải ngoại bảo tôi là người chống Cộng? chống gì, tôi chỉ có chống gậy thì có", hình như ông ta không cho là mình đã làm những bài nhạc tôi dẫn chứng ở trên, hoặc ông ta có thể nói với bọn VC là những bài nhạc đó là của một PD thời kỳ sai đường lạc lối, lúc " chưa đủ chín chắn", để chúng tin ông hơn, ông ta đã thốt lên những lời như thế này:" Ba mươi năm (1975 - 2005), một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, tôi đã quên tất cả," quên gì, lạ thật, quên bao nhiêu năm tháng êm ấm ở miền Nam, nơi nuôi dưỡng ông để viết nhạc? quên cả những lời chửi bới bọn chúng hay sao! với một người dễ quên tất cả như vậy, có đáng tin không? biết đâu, một ngày nào đó, sau vài năm sống ở VN, ta lại nghe ông ta thốt lên: " mấy năm, một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, nhưng mặt trời u ám quá, tôi lại quên tất cả". Ta có mở rộng vòng tay ra nữa không, có thể nhưng ngán ngẫm quá. Như vậy suy ra, Trịnh công Sơn, Văn Cao... hóa ra lại là những người có tư cách hơn Phạm Duy nhiều, họ đã chọn một lý tưởng cho họ, nhưng khi biết là điều họ chọn đã không đúng, họ cam chịu, không trâng tráo lật lọng, không thò lò muôn mặt. Để được VC cho về mạnh mẽ hơn, PD đã lải nhải:" bọn họ bảo là tôi ở phía họ, nay sao lại bỏ đi, tôi ở phía họ bao giờ?", với tư cách con người như vậy, ta cũng chẳng nên buồn, khi ông ta cầm cái hộ khẩu tên ông ta, chụp hình cười toe toét như có ý nói rằng ta đã tìm được chân lý, được nhà nước chính thức chấp nhận cho ta trở về rồi đấy, ôi mừng lắm thay.
Không những tráo trở mà còn ươn hèn, ông ta đã cúi đầu nghe những lời khuyên bảo như một người Công giáo thành khẩn lắng nghe sự khuyên bảo của ông Cha khi vừa xưng tội xong, ông vâng dạ với những người mà năm xưa khi ông theo kháng chiến, những người này chưa ra đời, những kẻ trong ban Văn hóa Thành phố chỉ bằng một phần ba tuổi đời của ông, cũng may, những người này không biết nhiều về ông, còn lớp cùng tuổi như ông, lớp người căm thù ông thì nay đã chết cả rồi, nếu không, chưa chắc ông đã được về. Ông ta không có được một chút đởm lược như Hoàng Cầm :" tôi bỏ đảng, họ không cho, bắt tôi phải làm đơn xin, tôi không xin, muốn bỏ là bỏ "
Tôi có coi cuốn DVD Ngày Trở Về của ông trình diễn tại Sài Gòn mà ông là người dẫn giải chương trình(MC), tôi thấy tội nghiệp cho ông khi cố kể lể những gì mình từng tham gia thời kháng chiến, nhất là những bản nhạc chẳng dính líu gì tới kháng chiến như bài Thuyền viễn xứ, bài hát được phổ từ thơ của Huyền Chi mà câu" sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người", ông bảo rằng thuyền đã lầm lỡ đi ra xứ người( Hải ngoại), giờ quay trở về, tội nghiệp thay, thời của nhà thơ Huyền Chi thuyền có đi xa lắm thì cũng chỉ là đi sang làng bên hay tỉnh bên, thế đã là viễn xứ rồi, làm gì mà thuyền có thể đi qua xứ người như Mỹ. Cũng vậy, bài Quê nghèo của ông, ông rên rỉ rằng lời bài hát đó thực ra nó như thế này:"... bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh" mà từ trước ta chỉ biết lời hát đó như sau:" bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi", cho là lời hát nguyên thủy ông làm lúc theo kháng chiến thì nó là như vậy, nhưng tội nghiệp cho ông, cố gắng kể lể nhưng khi hát câu đó, Quang Linh vẫn hát: bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi". Có xấp mình xuống, đọc hàng ngàn kinh ăn năn tội, ông cũng không thể làm sạch mình được, không sạch với bọn chúng, còn thì dơ bẩn vô cùng với những người trước giờ đã ngưỡng mộ ông. Trước đây, tôi cứ nghĩ rồi ông sẽ đi vào văn học sử, nhưng nay, có điều cần suy nghĩ lại, lịch sử sẽ phán xét, có nhiều người ở đây vẫn còn ngưỡng mộ nhạc của ông, đúng ra ông xứng đáng có tên trong văn học sử, Hữu Loan chỉ có một bải thơ mà còn được người đời nói nhiều như vậy huống chi cả một gia tài nhạc đồ sộ của ông, nhưng nay, người ta có chút ngại ngần khi muốn nêu tên ông.
Chắc chắn cái chết của ông, nhà nước CSVN không nói gì nhiều, ai lại vinh danh kẻ phản bội mình, cho về nước đã là cố gắng lắm rồi, còn ca tụng ư, không bao giờ, có lẽ ông cũng sẽ chẳng được ai xưng tụng mình, cả phía bên này lẫn phía bên kia vì sự tráo trở của ông. Từ ngày ông về, không biết có sáng tác được bản nào hay ho không, tôi chỉ được nghe hai bài ông viết toàn là nói về tình dục, bài thứ nhất tên " Thiên duyên tình mộng ", bài thứ nhì: Đêm hôm đó, cũng là nói về dục tính, thôi cũng được, còn hơn là ca tụng bác và đảng, có lẽ bọn chúng có căn dặn ông ta rồi, muốn làm nhạc gì thì làm nhưng có không được làm những bài nào ca tụng đảng, điều này nếu không dặn có thể PD sẽ làm, với bản chất con người như vậy thì bảo gì mà không được, nhưng chúng không cho ca ngợi vì thấy trơ trẽn quá, trước đây đã phản và chửi lại bọn chúng, giờ mà bốc thơm chẳng khác gì Judas ca ngợi Chúa.
Dù cay đắng cùng tận với Phạm Duy. tôi phải nhìn nhận ông là một thiên tài, cho nhiều năm sau này, chưa chắc đã có được một PD thứ hai, thôi thế cũng xong, nhưng tiếc quá, ông là cây cổ thụ mà tôi hằng ngưỡng phục, có thể về sau người ta vẫn hát nhạc của ông nhưng lời hát làm người ta bớt rung động đi nhiều, cũng tiếc quá, không biết ông có đọc cuốn:" Hồi ký của một thằng hèn" của Nhạc Sĩ Tô Hải không? nay ông chết rồi, giá ông sống thêm được ít nữa, biết đâu chúng ta lại chẳng có dịp đọc một cuốn Hồi ký nữa, đó là cuốn Hồi ký: Sự trở về của một thằng hèn. Duy Quang, con ông vừa mới chết, chết vì nghe theo ông về VN để lây bệnh viêm gan, một thứ bệnh rất phổ biến ở VN, nay tới ông, người ta bảo nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng có những cái tận cần phải nói. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi.
TRẦN NHƯ XUYÊN
---------------
Tác giả gửi trực tiếp đến VAOL
Phạm Duy đã có biết bao nhiêu người viết về ông, trải dài một đời theo thăng trầm của đất nước, ông đã chứng kiến lịch sử, sự đổi thay cuộc đời bằng trái tim của người nghệ sĩ, như ông viết:" khóc cười theo vận nước nổi trôi" Ông sống nhiều, viết nhiều và nhạc của ông trải rộng trên ba miền đất nước, ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nghêu ngao: chiều ơi lúc chiều về..., rồi lớn lên theo cùng với những giòng nhạc của ông, 1954 di cư vào Nam thì có Ngày trở Về, ngày trở về của người thương binh gặp lại mẹ già, gặp lại người yêu vừa bi tráng, vừa hào hùng, đau khổ thay, bản nhạc này được ông làm tựa đề cho một chương trình nhạc của ông khi xin về sống Việt Nam. Ngày trở về lê lết của một kẻ ăn mày, ăn xin, như một lời xin lỗi, vâng ,hôm nay người lầm đường lạc lối đã trở về, xin tạ tội với mọi người, đến nỗi gì mà phải quỵ lụy như thế, vậy ra trong những nét nhạc thanh thoát của ông, những rung động tuyệt vời đó là sự bao phủ cho một đầu óc ươn hèn, một cái điều bình thường mà người có chút liêm sỉ không thể làm được.
Ngày ông trở về Việt Nam, nhiều người đã lý giải nguyên do một cách khác nhau, người ta cho vì bài thơ Về đi thôi của Lưu trọng Văn, con của nhà Lưu trọng Lư : về thôi, về thôi, làm gì có trăm năm mà đợi làm gì có kiếp sau mà chờ, người thì bảo do Chế lan Viên chiêu dụ, người dễ dãi thì bảo về để kiếm tiền, người thì bảo về để kiếm vợ(do cái tính lăng nhăng của ông), nhưng theo tôi, nguyên do thúc đẩy ông trở về VN là bởi sự ẩn ức, khi Cộng sản dần dần cho hát lại nhạc của nhiều người sáng tác ở miền Nam trước 1975, ngay cả người có nhạc ca tụng người lính của Quân lực VNCH như Trần thiện Thanh thì nhạc của Phạm Duy vẫn tuyệt đối cấm, không một bài nào được trình diễn dù là những bản nhạc ca tụng thời ông tham gia kháng chiến, sự mong muốn trở về càng mãnh liệt hơn khi ông nhận được cuốn băng, cuốn băng chỉ là một cuộc phỏng vấn một lão bà có con được gọi là liệt sĩ vì đã hy sinh trong cuộc chiến, khi người phỏng vấn hỏi cụ già này muốn nói gì nữa không thì bất chợt bà cất tiếng hát: ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già...đây là bài hát Nhớ người ra đi, Phạm Duy làm trong thời còn tham gia kháng chiến. Khi nghe được cuốn băng này, PD đã thốt lên: bao nhiêu năm rồi, họ còn nhớ tôi như vậy sao?!
Như trên tôi nói rằng ông bị ần ức vì một gia tài nhạc đồ sộ như thế, những bài hát hay như thế mà lại chỉ được hát ở hải ngoại có vài triệu người, trong khi khối hơn 80 triệu thì hoàn toàn không được cất lời ca cùng ông, và 30 năm đã qua, những người ở VN thuôc lứa tuổi 30, 40 hầu như không biết, không nghe gì về Phạm Duy và ông đã bị chúng hạ gục. Nhưng một người đã thành danh như vậy, đến cuối đời rồi, cần gì phải bon chen, ông là sao Bắc Đẩu ai cũng biết, Bắc Đẩu thì luôn phải rực sáng chứ không thể biến mình thành lu mờ vì cái danh mà mình đã có.
Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một giòng nhạc đã sang trang.
Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:
Một ngày năm bốn cha lìa quê hương
lánh Bắc, vô Nam, cha muốn xa bạo quyền
................................................................
Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường
loài quỷ dữ xua con ra đại dương
................................................................
Ở bên nhà em không còn đứng đợi chờ anh
Ở bên này anh căm thù lũ Cộng tàn hung
Ông cũng đã phổ nhạc một bài thơ có lời như sau:
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
xin mời thế giới tới thăm
những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
khoai sắn tranh dành, cúm, bắn, chém, băm
đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm
Loài vượn này không nhanh mà chậm
khác vượn thời tiền sử xa xăm
chúng đói, chúng gầy như những cái tăm
và làm ra của cải quanh năm
xin mời thế giới tới thăm.
Với những bài nhạc như thế, chửi chúng như thế, sao VC vẫn cho ông ta về, và ông ta can đảm dám xin về, đáng lý sự căm thù càng phải chồng chất thêm chứ, suy ra, cả Nguyễn cao kỳ, Phạm Duy đều là công cụ cho chúng lợi dụng tuyên truyền, một mặt chúng được tiếng là xóa bỏ hận thù cho thế giới nhìn thấy, một mặt, chúng đánh phá Cộng Đồng Hải Ngoại, chia rẽ các tổ chức chống Cộng để các đoàn thể nghi kỵ lẫn nhau.
Nào phải chúng ưa gì Nguyễn cao Kỳ hay Phạm Duy, chẳng qua chúng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt để đạt được mục đích nói trên. Kỳ hay PD có về thì có làm gì lợi cho bọn chúng đâu, hay chế độ đó đã qua thời kỳ quá độ để đi lên Chủ nghĩa bóc lột, qua thời kỳ chúng cần hồng hơn chuyên, cả cái đảng đó giờ chỉ nghĩ đến là chuyện vơ vét tiền cho chặt túi.
Có điều với một người sống nhiều như PD, ông ta phải có những nhận thức bắt buộc, thí dụ những bản nhạc ông làm có phải là do sống trong chế độ Tự Do ông mới có cơ hội để sáng tác, hẳn ông cũng biết những người bạn cùng thời với ông như Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh... họ đã không thể còn làm được gì khi mà các tác phẩm đều bị chỉ đạo, phải có tính Đảng, tính Dân tộc.
Bây giờ, chúng ta nghe những lời trần tình của Phạm Duy nói lý do sự trở về của ông:
.... Sau 30 năm ở miền Bắc nước Việt, khi đất nước bị chia đôi, tôi phải di cư vào Nam; sau 24 năm ở Sài Gòn, khi quê hương đã thống nhất, tình hình còn căng thẳng, tôi phải qua sống tại Mỹ trong 30 năm, khi tôi đã 80 tuổi, tình hình trong nước đã ổn định, tôi muốn được trở về quê hương, sống nốt quãng đời còn lại.
.....với ý nghĩ chim bay về tổ, lá rụng về cội, cái khát khao - hay khắc khoải- cuối cùng của tôi là được trở về sống chết ở quê mình...
Tôi trở về vì tôi yêu nước...( không hiểu ông có biết câu: yêu nước là yêu XHCN không nhỉ ?! )
Nếu quả thực chỉ thuần túy là ao ước của chiếc lá muốn rụng về cội thì cũng được đi, cũng là những ao ước của nhiều người năm xưa, bỏ nước ra đi ở khoảng tuổi 30, nhưng trở về là khi không còn chế độ CS ở đó.
Tuy vậy, sự trở về cũng chẳng suông sẻ gì, một bài báo đăng trên tờ Đầu Tư, người viết tên Nguyễn Lưu đã viết như sau:
Dân tộc VN có tình lý: đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Tuy nhiên " không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng : kẻ chạy lại là ai, và " không đánh " có nhất thiết đống nghĩa với việc xem người đó là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể? Tôi muốn nói tới trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày Trở Về.
Một người nữa là nhà văn Chu Lai đã viết trong Tạp chí Thế Giới:
Một người từng bỏ kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ(!), lại xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?
Hai bài viết này không phải là tự phát, bắt nguồn từ sự ganh tức, các bài viết trên các tờ báo của CS phải có sự chỉ thị và được kiểm duyệt. Với sự còn mang đầy căm tức như vậy, liệu những điều họ hô hào " xóa bỏ hận thù " hay " khép lại dĩ vãng " ta có tin được không? Thật ra nhưng lời hô hoán trên cộng với nghị quyết 36 chỉ là những mồi chài để người Việt Hải ngoại đem tiền về đầu tư. " Các anh thấy nhé, Phó Tổng Thống của các anh là Nguyễn cao Kỳ, nhạc sĩ PD còn thong thả trở về thì các anh có gì phải lo ngại ". Phải, đừng có lo ngại gì hết, cứ mang tiền về, gây dựng được cơ ngơi xong, chỉ việc chụp cái mũ trốn thuế, thế là các anh bỏ của chạy lấy người, ta chỉ việc nhẹ nhàng tiếp thu thôi.
Một người nữa là Việt Quang viết có hơi buồn cười: "giá ông ấy ( PD ) đừng bỏ kháng chiến về thành thì giờ này biết đâu ông chẳng là Bộ Trưởng Văn Hóa ". Giả như PD còn ở lại đó thì thật là một mất mát to lớn cho Việt Nam, làm sao có được những bài hát rung động lòng người trong những ngày ông sống ở miền Nam, ở lại, chắc ông sẽ là một Tố Hữu trong âm nhạc, cùng lắm có được vài bản nhạc đại loại như " Cô gái vót chông " hay " Tiếng đàn Ta Lư ", ở lại, với khả năng phổ thơ tuyệt vời, ta sẽ khốn khổ nghe những bài hát như :" yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Sít ta Lin "... Để mong được sự chiếu cố, mong lấy lòng nhà nước CS, Phạm Duy đã trơ tráo nói:" bọn ở Hải ngoại bảo tôi là người chống Cộng? chống gì, tôi chỉ có chống gậy thì có", hình như ông ta không cho là mình đã làm những bài nhạc tôi dẫn chứng ở trên, hoặc ông ta có thể nói với bọn VC là những bài nhạc đó là của một PD thời kỳ sai đường lạc lối, lúc " chưa đủ chín chắn", để chúng tin ông hơn, ông ta đã thốt lên những lời như thế này:" Ba mươi năm (1975 - 2005), một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, tôi đã quên tất cả," quên gì, lạ thật, quên bao nhiêu năm tháng êm ấm ở miền Nam, nơi nuôi dưỡng ông để viết nhạc? quên cả những lời chửi bới bọn chúng hay sao! với một người dễ quên tất cả như vậy, có đáng tin không? biết đâu, một ngày nào đó, sau vài năm sống ở VN, ta lại nghe ông ta thốt lên: " mấy năm, một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, nhưng mặt trời u ám quá, tôi lại quên tất cả". Ta có mở rộng vòng tay ra nữa không, có thể nhưng ngán ngẫm quá. Như vậy suy ra, Trịnh công Sơn, Văn Cao... hóa ra lại là những người có tư cách hơn Phạm Duy nhiều, họ đã chọn một lý tưởng cho họ, nhưng khi biết là điều họ chọn đã không đúng, họ cam chịu, không trâng tráo lật lọng, không thò lò muôn mặt. Để được VC cho về mạnh mẽ hơn, PD đã lải nhải:" bọn họ bảo là tôi ở phía họ, nay sao lại bỏ đi, tôi ở phía họ bao giờ?", với tư cách con người như vậy, ta cũng chẳng nên buồn, khi ông ta cầm cái hộ khẩu tên ông ta, chụp hình cười toe toét như có ý nói rằng ta đã tìm được chân lý, được nhà nước chính thức chấp nhận cho ta trở về rồi đấy, ôi mừng lắm thay.
Không những tráo trở mà còn ươn hèn, ông ta đã cúi đầu nghe những lời khuyên bảo như một người Công giáo thành khẩn lắng nghe sự khuyên bảo của ông Cha khi vừa xưng tội xong, ông vâng dạ với những người mà năm xưa khi ông theo kháng chiến, những người này chưa ra đời, những kẻ trong ban Văn hóa Thành phố chỉ bằng một phần ba tuổi đời của ông, cũng may, những người này không biết nhiều về ông, còn lớp cùng tuổi như ông, lớp người căm thù ông thì nay đã chết cả rồi, nếu không, chưa chắc ông đã được về. Ông ta không có được một chút đởm lược như Hoàng Cầm :" tôi bỏ đảng, họ không cho, bắt tôi phải làm đơn xin, tôi không xin, muốn bỏ là bỏ "
Tôi có coi cuốn DVD Ngày Trở Về của ông trình diễn tại Sài Gòn mà ông là người dẫn giải chương trình(MC), tôi thấy tội nghiệp cho ông khi cố kể lể những gì mình từng tham gia thời kháng chiến, nhất là những bản nhạc chẳng dính líu gì tới kháng chiến như bài Thuyền viễn xứ, bài hát được phổ từ thơ của Huyền Chi mà câu" sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người", ông bảo rằng thuyền đã lầm lỡ đi ra xứ người( Hải ngoại), giờ quay trở về, tội nghiệp thay, thời của nhà thơ Huyền Chi thuyền có đi xa lắm thì cũng chỉ là đi sang làng bên hay tỉnh bên, thế đã là viễn xứ rồi, làm gì mà thuyền có thể đi qua xứ người như Mỹ. Cũng vậy, bài Quê nghèo của ông, ông rên rỉ rằng lời bài hát đó thực ra nó như thế này:"... bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh" mà từ trước ta chỉ biết lời hát đó như sau:" bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi", cho là lời hát nguyên thủy ông làm lúc theo kháng chiến thì nó là như vậy, nhưng tội nghiệp cho ông, cố gắng kể lể nhưng khi hát câu đó, Quang Linh vẫn hát: bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi". Có xấp mình xuống, đọc hàng ngàn kinh ăn năn tội, ông cũng không thể làm sạch mình được, không sạch với bọn chúng, còn thì dơ bẩn vô cùng với những người trước giờ đã ngưỡng mộ ông. Trước đây, tôi cứ nghĩ rồi ông sẽ đi vào văn học sử, nhưng nay, có điều cần suy nghĩ lại, lịch sử sẽ phán xét, có nhiều người ở đây vẫn còn ngưỡng mộ nhạc của ông, đúng ra ông xứng đáng có tên trong văn học sử, Hữu Loan chỉ có một bải thơ mà còn được người đời nói nhiều như vậy huống chi cả một gia tài nhạc đồ sộ của ông, nhưng nay, người ta có chút ngại ngần khi muốn nêu tên ông.
Chắc chắn cái chết của ông, nhà nước CSVN không nói gì nhiều, ai lại vinh danh kẻ phản bội mình, cho về nước đã là cố gắng lắm rồi, còn ca tụng ư, không bao giờ, có lẽ ông cũng sẽ chẳng được ai xưng tụng mình, cả phía bên này lẫn phía bên kia vì sự tráo trở của ông. Từ ngày ông về, không biết có sáng tác được bản nào hay ho không, tôi chỉ được nghe hai bài ông viết toàn là nói về tình dục, bài thứ nhất tên " Thiên duyên tình mộng ", bài thứ nhì: Đêm hôm đó, cũng là nói về dục tính, thôi cũng được, còn hơn là ca tụng bác và đảng, có lẽ bọn chúng có căn dặn ông ta rồi, muốn làm nhạc gì thì làm nhưng có không được làm những bài nào ca tụng đảng, điều này nếu không dặn có thể PD sẽ làm, với bản chất con người như vậy thì bảo gì mà không được, nhưng chúng không cho ca ngợi vì thấy trơ trẽn quá, trước đây đã phản và chửi lại bọn chúng, giờ mà bốc thơm chẳng khác gì Judas ca ngợi Chúa.
Dù cay đắng cùng tận với Phạm Duy. tôi phải nhìn nhận ông là một thiên tài, cho nhiều năm sau này, chưa chắc đã có được một PD thứ hai, thôi thế cũng xong, nhưng tiếc quá, ông là cây cổ thụ mà tôi hằng ngưỡng phục, có thể về sau người ta vẫn hát nhạc của ông nhưng lời hát làm người ta bớt rung động đi nhiều, cũng tiếc quá, không biết ông có đọc cuốn:" Hồi ký của một thằng hèn" của Nhạc Sĩ Tô Hải không? nay ông chết rồi, giá ông sống thêm được ít nữa, biết đâu chúng ta lại chẳng có dịp đọc một cuốn Hồi ký nữa, đó là cuốn Hồi ký: Sự trở về của một thằng hèn. Duy Quang, con ông vừa mới chết, chết vì nghe theo ông về VN để lây bệnh viêm gan, một thứ bệnh rất phổ biến ở VN, nay tới ông, người ta bảo nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng có những cái tận cần phải nói. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi.
TRẦN NHƯ XUYÊN
---------------
Tác giả gửi trực tiếp đến VAOL
-Tình ca - Phạm Duy
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi! Tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu hò giận hờn khôn nguôi
Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai
Một yêu câu hát Truyện Kiều
Lẳng lơ như tiếng sáo diều làng ta
Và yêu cô gái bên nhà
Miệng xinh ăn nói mặn mà có duyên...
2
Tôi yêu đất nước tôi, nằm phơi phới bên bờ biển xanh
Ruộng đồng vun sóng ra Thái Bình
Nhìn trùng dương hát câu no lành
Đất nước tôi! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn
Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi
Đất nước tôi! Núi rừng cao miền Bắc lửa thiêng
Lúa miền Nam chờ gió mùa lên, lúa ơi.
Tôi yêu những sông trường
Biết ái tình ở dòng sông Hương
Sống no đầy là nhờ Cửu Long
Máu sông Hồng đỏ vì chờ mong
Người yêu thế giới mịt mùng
Cùng tôi xây đắp ruộng đồng Việt Nam
Làm sao chắp cánh chim ngàn
Nhìn Trung Nam Bắc kết hàng mến nhau
3
Tôi yêu bác nông phu, đội sương nắng bên bờ ruộng sâu
Vài ngàn năm đứng trên đất nghèo
Mình đồng da sắt không phai mầu
Tấm áo nâu! Những mẹ quê chỉ biết cần lao
Những trẻ quê bạn với đàn trâu, áo ơi
Tấm áo nâu! Rướn mình đi từ cõi rừng cao
Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau, áo ơi
Tôi yêu biết bao người
Lý, Lê, Trần... và còn ai nữa
Những anh hùng của thời xa xưa
Những anh hùng của một ngày mai
Vì yêu, yêu nước, yêu nòi
Ngày Xuân tôi hát nên bài tình ca
Ruộng xanh tươi tốt quê nhà
Lòng tôi đã nở như là đóa hoa...
.
Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc "Xuân Hành" Của Phạm Duy (Nguyễn Xuân Nghĩa)
Quỳnh Giao - Việt Báo Xuân 2013
"Một ca khúc uy nghi hùng dũng, trong sáng mà êm dịu, với nội dung gợi nhớ uẩn thứ tư trong ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức..."
Cho một số báo Xuân thì đấy là lòng tri ân được gửi đến tác giả, cùng với lời chúc Xuân.
__________________
Sau khi hoàn tất bài này, Quỳnh Giao đã gửi cho Phạm Duy. Ông lập tức trả lời, ngày mùng hai Tháng Giêng 2013: "Cháu viết rất hay. Từ nay may ra người ta mới hiểu được XUÂN HÀNH". Xin được giới thiệu bài này như lời vĩnh biệt người nghệ sĩ: tin từ trong nước cho biết Phạm Duy đã tạ thế tại Sàigon vào lúc 14:30 ngày 27 vừa qua. NXN
"Một ca khúc uy nghi hùng dũng, trong sáng mà êm dịu, với nội dung gợi nhớ uẩn thứ tư trong ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức..."
* Ca khúc Xuân Hành - tranh của họa sĩ Duy Liêm, Tinh Hoa xuất bản tại Sàigòn năm 1959 *
Có phải là ngẫu nhiên không mà hai nhạc phẩm đầy tính chất anh hùng ca của Lizst và Beethoven đều lấy âm giai Mi giáng Trưởng (Mi bémol Majeur)? Đó là Cầm tấu khúc số 1 của Lizst có tên là "Héro" và Cầm tấu khúc số 5 của Beethoven có tên là "Emperor" viết cho đại đế Napoléon.
Trong nền tân nhạc Việt, các ca khúc về lịch sử hay những bài hùng ca thường được viết trên âm giai Fa Trưởng. Nói về nhạc thuật, các âm giai Trưởng như Do, Ré và Fa nghe thấy trong sáng và hợp với giọng Kim. Khi giọng Kim là giọng chính (chant), bè phụ thường được viết thấp hơn để làm nổi giọng chính. Những ca khúc như “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của Hùng Lân, “Nước Non Lam Sơn” hay “Bóng Cờ Lau” và “Tiếng Chim Gọi Đàn” của Hoàng Quý, “Hội Nghị Diên Hồng” hay “Bạch Đằng Giang” của Lưu Hữu Phước, “Việt Nam, Việt Nam” của Võ Đức Thu, “Việt Nam Anh Dũng” của Dương Thiệu Tước”, “Việt Nam Hùng Tiến” của Thẩm Oánh…v.v. đều được viết trên cung Fa Trưởng.
Thật sự, thì âm giai trong sáng hay u tối, êm dịu hay gay gắt chỉ có ảnh hưởng với nhạc khí, chứ không ảnh hưởng với giọng hát. Giọng hát nhẹ êm hay mạnh mà cứng là do âm sắc (timbre) của người trình bày. Giọng Thổ thường dầy hơn giọng Kim, ngược lại thì giọng Kim lanh lảnh và thánh thót hơn giọng Thổ. Riêng các nhạc sĩ sáng tác và sử dụng dương cầm, mà Frederic Chopin là một điển hình, thì chuộng loại âm giai mang nhiếu dấu giáng (bémol). Ông cho rằng đàn những nốt giáng (phím đen trên dương cầm) thì tiếng đàn êm hơn, và về kỹ thuật thì ngón tay trườn trên phím, càng sâu càng dễ di chuyển lả lướt hơn…
Trong khung cảnh chung như vậy, ca khúc “Xuân Hành” của Phạm Duy lại được viết trên cung Mi giáng Trưởng, trong sáng mà êm dịu hơn âm giai Fa Trưởng.
Những ai mới nghe ca khúc này thì tự hỏi rằng tác giả dùng chữ "hành" trong ý nghĩa nào. Hành có thể là hành trình, hành khúc, hoặc biết đâu còn là một thể thơ cổ, như bài Tỳ bà hànhmà ai cũng biết qua bản dịch của Phan Huy Vịnh, hay bài Hiệp khách hành mà các độc giả của Kim Dung có thể còn nhớ và nhất là Hành phương Namcủa Nguyễn Bính? Người nghe hay người thưởng ngoạn có quyền mở rộng sự cảm nhận để hiểu tác phẩm từ sở thích hay nhận thức khác biệt của mình như vậy.
Nhưng nhạc sĩ Phạm Duy là người cẩn trọng, như tên của ông.
Trong cuốn "Ngàn Lời Ca" được xuất bản tại hải ngoại năm 1987, ông giải thích khung cảnh sáng tác của từng bài mà gọi đó là "sự tích". Ông trình bày rằng mình đã soạn nhiều ca khúc về hành trình của con người trong cuộc đời, trong đó có ba bài hành là "Lữ Hành", "Dạ Hành" và "Xuân Hành". Chúng ta liền hiểu ra ý nghĩa của chữ hành trong tác phẩm.
Nếu "Lữ Hành" là cuộc hành trình thơ thới và bất tận của loài người và được ông sáng tác tại Sàigòn vào năm 1953 đầy hy vọng thì "Dạ Hành" là lúc con người đi trong đêm tối. Mà bóng tối ở đây không là một khái niệm về thời gian khi thiếu ánh mặt trời. Bóng tối là chông gai hiểm hóc của phận người và ca khúc cũng được viết tại Sàigòn nhưng mà là Sàigòn khói lửa của chiến chinh tham tàn năm 1970.
Rồi Phạm Duy mới nói về cuộc đi bình thường là bài "Xuân Hành", sáng tác năm 1959, ở giữa hai bài hành kia. Hành trình bình thường và muôn thuở như câu hỏi đầy vẻ triết học là "người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu".... Ngươi từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là thần thánh, vừa là ma quỷ, biết thương yêu dai mà cũng biết hận thù dài…. Nhất là biết vui buồn giữa hai nhịp đập của con tim, ngay cả khi tim ngừng đập.
Với khoảng cách thời gian, nghĩa là có thêm sự chín mùi của cuộc sống, ta có thể nghe lại ba bài hành này mà thoát khỏi hoàn cảnh của Sàigòn thời 53, 59 hay 70. Nghe lại với tâm cảnh của chính mình. Đấy cũng là lý do mà Quỳnh Giao thích bài “Xuân Hành” hơn cả.
Về nhạc thuật thì đấy là một ca khúc có nhịp điệu uy nghi hùng dũng, trong sáng mà êm dịu chứ không chát chúa như nhiều bài hùng ca hoặc một khúc quân hành. Bài "Lữ Hành" rất hay nhưng ít người hát vì từ đầu đến cuối là dùng nhịp chõi – syncope. Đôi khi có người còn trình bày theo điệu "swing" khá giật nên không phản ảnh được nội dung sâu sắc thánh thiện của lời ca. So với "Lữ Hành" thì bài "Xuân Hành" dễ hát hơn, nhưng cũng cần trình bày hợp ca nên đòi hỏi kỹ thuật hòa âm mới diễn tả hết giá trị của tác phẩm. Phải chăng vì vậy mà ngày xưa, chúng ta ít được nghe ca khúc này ở ngoài các chương trình của đài phát thanh?
Bây giờ mà nghe lại, khi tư duy đã lắng đọng, người ta còn thấy ra một giá trị khác, là nội dung của lời từ.
Phạm Duy đã dẫn chúng ta vào tác phẩm với lời giới thiệu về câu hỏi muôn đời là người từ đâu tới và đi về đâu. Nhưng trong ca khúc mà cũng là một đời người từ thuở là mầm non chớm nở đến khi trở thành lá úa, ông còn diễn tả nhiều điều khác nữa. Nổi bật trong đó là chữ nhân, hay tinh thần nhân ái là chữ mà ông dùng. Chúng ta sinh ra là từ lòng người với tiếng khóc và nụ cười, với thương yêu và hận thù lẫn đắm say. Nhưng chân lý muôn đời là trưa hôm qua có thể còn là người, đêm hôm sau thì đã thác, có khi là vị thần hoặc một lũ ma lẻ loi....
Chữ sinh và hủy chỉ là hai mặt của cuộc đời và ai ai cũng như vậy. Nhưng, nội dung mang tính chất thánh ca của tác phẩm nằm trong thông điệp chìm ẩn bên dưới: sự bất diệt trong vòng tử sinh đó là chữ nhân. Nếu sinh ra và sống mãi với lòng nhân thì chẳng ai nên sợ cái chết. Cuộc hành trình của đời người mang ý nghĩa thăng hoa của một mùa Xuân khi nó được hướng dẫn bởi lòng tử tế.
Khi liên lạc với chú Phạm Duy - người viết vẫn gọi ông như vậy với sự tôn kính - về bài Xuân Hành, Quỳnh Giao đã lẩm nhẩm hát lại và ngẫm lại rồi nghĩ đến một thông điệp tôn giáo.
Đó là lẽ tử sinh của luân hồi, là ngũ uẩn gồm có sắc-thọ-tưởng-hành-thức. Nhờ sự suy ngẫm đó mình tìm ra một chữ "hành" trong kinh sách nhà Phật. Đấy là ý khác của "hành" trong bài Xuân Hành. Rất đơn giản thì hành động tốt sẽ tạo ra thiện nghiệp để có ngày vượt khỏi lẽ tử sinh. Phải chăng, câu "Đường nhân ái còn đi mãi mãi" của ca khúc nói về một cách sống bất tử? Nếu quả như vậy thì thông điệp này còn sâu xa hơn lời ca trong bài "Đường Chiều Lá Rụng" của Phạm Duy....
Cho một số báo Xuân thì đấy là lòng tri ân được gửi đến tác giả, cùng với lời chúc Xuân.
__________________
Sau khi hoàn tất bài này, Quỳnh Giao đã gửi cho Phạm Duy. Ông lập tức trả lời, ngày mùng hai Tháng Giêng 2013: "Cháu viết rất hay. Từ nay may ra người ta mới hiểu được XUÂN HÀNH". Xin được giới thiệu bài này như lời vĩnh biệt người nghệ sĩ: tin từ trong nước cho biết Phạm Duy đã tạ thế tại Sàigon vào lúc 14:30 ngày 27 vừa qua. NXN
Tuổi Trẻ
TTO - Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, nhạc sĩ Phạm Duy vừa mới qua đời tại bệnh viện 115 lúc 14g30 hôm nay, 27-1. Nhạc sĩ Phạm Duy (trái) - Ảnh tư liệu. Nhạc sĩ Phạm Duy trong một đêm diễn tại Việt Nam - Ảnh tư liệu. 1; 2 ...
Vĩnh biêt nhạc sĩ Phạm DuyNgười Lao Động
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời ở tuổi 91VietNamNet
Nhạc sĩ Phạm Duy qua đờiVNExpress
- Phạm Xuân Nguyên: Hòa hợp và hòa giải dân tộc (PLTP).
Âm nhạc của Phạm Duy làm cho người Việt gần nhau hơnNguyen Van Tuan
Mới nhận được tin từ anh ĐH, phóng viên báo Thanh Niên, cho biết Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời vào lúc 14:30 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115. Ông thọ 93 tuổi. Thế là người nhạc sĩ thiên tài đã ra đi về cõi vĩnh hằng, tiếp theo những người bạn của ông như Văn Cao, Hữu Loan, Trịnh Công Sơn, Hoàng Cầm, v.v. Mới hôm nào mình chúc ông thọ 100 tuổi, thế mà bây giờ thì, nói theo chính lời nhạc của ông, nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Dù Phạm Duy đã tắt thở, nhưng âm nhạc của ông thì chưa tắt và sẽ không tắt, và do đó, ông chưa chết. Qua âm nhạc, Phạm Duy đã đóng góp một phần tích cực trong việc làm cho người Việt xích lại gần nhau hơn.
Nhạc sĩ Phạm Duy thời tham gia kháng chiến
Nhạc sĩ Phạm Duy và Nhà thơ Hữu Loan (Phạm Duy phổ bài thơ Màu tím hoa sim thành bài nhạc Áo anh sứt chỉ đường tàbất hủ)
Nhạc sĩ Phạm Duy và Nhà thơ Hoàng Cầm
Nhạc sĩ Phạm Duy trên giường bệnh những ngày cuối đời (nguồn: phamhongphuoc.net)
-- Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam (RFI). – Nhạc sĩ Phạm Duy từ trần (RFA). – Mẹ trong tâm thức Việt (SGTT). - “Ba đi đây, để gặp thằng Duy Quang…” (TN). - Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời: Chủ nhật buồn… (TT). – Những thổ lộ chưa công bố của nhạc sĩ Phạm Duy: “Tôi sung sướng được làm người hát rong của thế kỷ” (SGTT). - Nghệ sĩ khóc thương nhạc sĩ Phạm Duy (NLĐ). – Người họa hình đất nước (Dr. Nikonian). – Nhạc sỹ Phạm Duy – “Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng” (chùa PL). - Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Duy (TN). - 5 nhạc phẩm bất hủ của nhạc sỹ Phạm Duy (GDVN). - Phạm Duy đã nghìn trùng xa cách (LĐ)..- Thành kính phân ưu cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Duy (BoxitVN). - Nguyễn Ngọc Giao: Vì sao tôi đã mong Phạm Duy sống lâu (Diễn đàn). - Âm nhạc của Phạm Duy làm cho người Việt gần nhau hơn (Nguyễn Văn Tuấn). - PHẠM DUY – NGƯỜI ĐẾN CÕI VỀ (Nguyễn Trọng Tạo). - Đưa nhau vào chốn không tên … (Anh Vũ). – PHẠM DUY THÍCH BÀI CỦA MỘT TÁC GIẢ TRẺ VIẾT VỀ ÔNG (Nguyễn Trọng Tạo). - Phạm Duy – Còn đó nỗi buồn … (Phi Vũ). - NGHỆ SỸ VIỆT NGẬM NGÙI TIẾC NHỚ PHẠM DUY (Quỳnh Trâm). - Hai nhà thơ ở Mỹ nhớ nhạc sĩ Phạm Duy (VOA). - “Ca sĩ còn hát nhạc của tôi nghĩa là tôi còn sống” (VNN).- Tôi đã sống cùng nhạc Phạm Duy như thế nào? (DV). - Phạm Duy – Còn đó một đời rong chơi (TTVH). – Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc tình trên đường rong ruổi (DV). – Trái tim nghệ sĩ luôn lưu luyến cuộc đời (TT). – Nhạc sĩ Phạm Duy xuôi tay cùng đất mẹ bao dung (NNVN). – Ca sĩ Đức Tuấn: “Nhạc ông không hề già, không hề cũ” (TT).
- Thái độ nhà văn và các cuộc chơi (TTVH).- Phạm Duy – Đời người như nắng chiều rực rỡ (VNN). - Nguyễn Thụy Kha: Nhớ những kỷ niệm với Phạm Duy (TTXVN). - Vĩnh biệt người “yêu tiếng nước tôi”! (PN Today). - Phạm Duy trọn đời gieo tình vào nhạc (VNE).Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời ở tuổi 93 (VNN 27-1-13) --Nhà báo Nguyễn Công Khế: Anh Phạm Duy đã ra đi mãn nguyện (TN 27-3-12) -- Thành thực chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ. Nhạc sĩ là một độc giả thường xuyên của viet-studies, gần như mỗi ngày đều gửi cho tôi vài link mà ông cho là đáng đọc. Tôi sẽ nhớ ông!
- ÔNG KHÔNG CÒN PHẢI TRỐN AI NỮA (Huỳnh Ngọc Chênh). -