Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Nhập khẩu nội tạng vì bị gây sức ép ? đừng đổ lỗi WTO

 Thế này đến lúc bị mất đất, mất đảo cũng là vì "bị gây sức ép" ?!
(Dân Việt) - Trong công văn gửi Chính phủ, Bộ NNPTNT lý giải việc nhập khẩu nội tạng trắng do sức ép từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, PGS-TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia nghiên cứu về WTO của Viện Nghiên cứu Thương mại lại không cho là như vậy.
>> Dứt khoát không cho nhập lại nội tạng trắng
>> Đề xuất cho nhập nội tạng động vật: Tiếp tay phá sức khỏe dân
>> Đề nghị cho nhập khẩu nội tạng trắng

Có lợi ích đằng sau ?

Thưa ông, một trong những lý do quan trọng mà Bộ NNPTNT đưa ra trong Công văn 79 về đề xuất cho nhập trở lại nội tạng trắng là chúng ta phải “tuân thủ theo thông lệ quốc tế” của WTO. Theo ông, lý do này có thỏa đáng?

- Theo tôi, WTO không bao giờ bắt mình phải nhập cái này, cái kia. WTO chỉ yêu cầu mình không được phân biệt, đối xử, ví dụ như mình vẫn nhập hàng nội tạng của Mỹ, nhưng lại không nhập nội tạng của Úc, chuyện đó là không được. Còn giả dụ, vì vào WTO, nên phải nhập nội tạng, lý do này theo tôi là không thỏa đáng.

Riêng về trường hợp nhập khẩu nội tạng trắng, nếu chúng ta thấy không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), thì hoàn toàn có thể dùng hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn của Việt Nam để chúng ta không nhập. Hơn nữa, hiện chúng ta đang tạm dừng và việc kéo dài quyết định này không có gì ảnh hưởng cả.




Cũng theo lý giải của Bộ NNPTNT, nếu chúng ta cứ cấm nhập nội tạng trắng, các nước sẽ gây khó dễ cho hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, có nghĩa là chúng ta phải đánh đổi cái này để được cái kia, việc đánh đổi này có đáng không, thưa ông?

- Nói rằng không cho nhập nội tạng trắng, các nước họ sẽ gây khó dễ cho chúng ta trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như rau, quả, mật ong… thì cũng không thỏa đáng. Bởi vì, hàng rào kỹ thuật, rồi tiêu chuẩn của họ đặt ra như thế nào mình cũng phải đáp ứng, chứ đừng đổ vì mình cấm nhập nội tạng, mà họ gây khó dễ cho mình.

Ngay cả khi mình cho nhập nội tạng, mà hàng hóa nông sản của mình vi phạm, thì họ vẫn thổi còi. Đây không phải là chuyện đánh đổi, không thể nói rằng, tôi nhập nội tạng cho anh, thì anh xí xóa cho tôi nếu có vi phạm một số tiêu chuẩn vệ sinh ATTP trên rau thơm, hoa quả, rồi mật ong...

Mặc dù Bộ NNPTNT có giải thích, việc đề xuất cho nhập nội tạng trắng lần này là do áp lực từ các nước thành viên WTO, chứ không phải từ doanh nghiệp, song vẫn có ý kiến cho rằng đề xuất này là vì một lợi ích nào đó. Theo ông liệu có chuyện này không?

- Tôi cũng thấy có một điều là, ở những nước tiên tiến, họ không ăn nội tạng, mà chỉ dùng để chế biến thức ăn gia súc, nhưng ngay cả việc dùng làm thức ăn gia súc cũng được kiểm soát rất chặt chẽ, bởi nếu nội tạng được đưa vào mang mầm bệnh, họ cũng cấm.

Nói thật, nội tạng ở các nước tiên tiến, họ coi là rác khó xử lý. Vì vậy, nếu chúng ta nhập nội tạng của họ, tức là đi dọn rác cho họ. Tôi nói thật, nếu ai được phép nhập cái này hoặc đi làm cái này, lãi rất lớn, bởi mình có công đi dọn rác cho họ, nên chi phí cực thấp. Thậm chí, họ còn hỗ trợ cho người nhập khẩu công vận chuyển.


Nhập khẩu nội tạng động vật sẽ ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và là nguồn nguy cơ gây dịch bệnh ở người, gia súc... (ảnh minh họa).


Ngược lại, ở nước ta và các nước lân cận, nhất là Trung Quốc, thì lại tiêu thụ nội tạng rất nhiều, thậm chí còn được coi là đặc sản. Nói như vậy để khẳng định, nhập nội tạng sẽ lãi rất lớn, nhưng lại gây khó khăn rất lớn cho ngành sản xuất trong nước.

Do vậy, tôi nghĩ cũng phải thông cảm cho Bộ NNPTNT, bởi chắc cũng đã có hứa hẹn với một số doanh nghiệp rồi, cho nên nếu tiếp tục không cho nhập, thì cũng hơi khó xử. Song đứng về lợi ích nhiều mặt, tôi cho rằng nhất định không được cho nhập nội tạng.

Đừng đổ oan cho WTO

Theo ông, nhu cầu đối với mặt hàng này ở nước ta có lớn và liệu khi cho nhập về, chúng ta có thể kiểm soát được chất lượng vệ sinh ATTP?


Cục Thú y nói gì về nhập nội tạng?

Trả lời báo chí về vấn đề cho nhập nội tạng trắng trở lại, ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: Công văn đề xuất kiến nghị này (Công văn 79 - PV) do Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ NNPTNT soạn, Cục Thú y chỉ góp ý, rồi gửi lại cho họ. Tại văn bản gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vụ Hợp tác quốc tế cũng đã giải thích rõ các lý do làm cơ sở đề xuất cho nhập trở lại.

Trong trường hợp Chính phủ cho nhập, chúng tôi sẽ tổ chức kiểm soát rất chặt chẽ, tất cả các lô hàng nhập về đều phải lưu tại cảng biển, cửa khẩu, sau đó lực lượng sẽ kiểm tra các chỉ tiêu về ATTP, nếu đạt yêu cầu mới cho phép nhập vào. Chúng tôi tin mình cho nhập vào sẽ có đầy đủ hệ thống lực lượng để kiểm soát.

P.V

- Nhu cầu của chúng ta về mặt hàng này trong nước không có gì cấp thiết, theo kiểu không có không được. Thậm chí, ngành y tế còn khuyến cáo người dân không ăn vì hàm lượng cholesterol trong nội tạng rất lớn, có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

Đồng thời còn có một nguy cơ nữa đối với nội tạng nhập khẩu là mang theo mầm bệnh ảnh hưởng đến đàn gia súc của chúng ta, bên họ có thể kiểm soát được nhưng mình thì không.

Về vấn đề kiểm soát, tôi thấy, ngay như mức độ hiện nay (đang cấm) đã còn khó khăn, nay lại cho nhập khẩu vào còn khó kiểm soát hơn. Bởi mình lấy đâu ra người để mà kiểm soát? Do đó, lý do mà Bộ NNPTNT đưa ra đều không thỏa đáng.

Có phải khi đàm phán gia nhập WTO, chúng ta đã phải chấp nhận nhiều điều kiện do tổ chức này đưa ra, nên mới dẫn tới việc như hiện nay là cứ hễ muốn nhập khẩu mặt hàng gì là các bộ lại đưa ra lý do là “tuân thủ theo thông lệ quốc tế”?

-Việc không nhập mặt hàng này, mặt hàng kia, đặc biệt là các mặt hàng có nguy cơ gây mất vệ sinh ATTP, chúng ta hoàn toàn có quyền. Bởi mình không có nhu cầu, thì mình không nhập. Không bao giờ có chuyện WTO và các nước văn minh lại đi bắp ép mình ăn cái này, cái kia cho họ. Ngay cả cứ cho là theo WTO đi, chúng ta cũng có thể hỏi lại họ, xem họ có ăn không, mà lại bắt mình ăn.

Tôi xin nhắc lại, WTO chỉ đảm bảo nguyên tắc công bằng. Nhiều khi người ta cứ đổ oan cho WTO, thực tế tổ chức này có những nguyên tắc rất chặt chẽ như không phân biệt, đối xử. Theo đó, mình đối xử với hàng hóa trong nước như thế nào thì phải đối xử với hàng hóa ngoài nước như thế đấy; đối xử với quốc gia A như thế nào, cũng phải đối xử với quốc gia B như thế. WTO không yêu cầu chúng ta bắt buộc phải nhập một mặt hàng nào đó của các nước khác mà chúng ta không có nhu cầu.

Xin cảm ơn ông!


“Cam kết gì ảnh hưởng người dân?”

Về nguyên tắc đã hội nhập thì chúng ta phải cho hàng hóa các nước vào Việt Nam. Nhưng, có ai lại cho nhập khẩu hàng hóa gây hại? Kể cả việc chúng ta cấm nhập nội tạng, tôi nghĩ nhiều nước chưa chắc đã phản đối. Ngoài ra, tôi cũng băn khoăn là sao lại có cam kết nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước như thế? Cần phải xem ai, cá nhân, tổ chức nào chấp nhận những cam kết phi lý như thế. Nếu có cam kết này thì chỉ phục vụ lợi ích của một bộ phận nhỏ doanh nghiệp chứ không phải vì số đông người tiêu dùng, người sản xuất. Chính phủ cần bác đề xuất nhập khẩu này và nếu có cam kết phải nhập khẩu theo quy định của WTO như biện minh của Bộ NNPTNT thì cần có chỉ đạo để sửa chữa, thay đổi.
Ông Vũ Đình Anh - chuyên gia kinh tế

Dựng “hàng rào” để cấm nhập

Cam kết theo WTO là anh không được phân biệt đối xử với các quốc gia nào đó khi mà quốc gia khác có mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam cũng có chất lượng tương đương; không được dùng các biện pháp trá hình để bảo vệ sản xuất trong nước... Đó mới là cam kết cần phải thực hiện. Còn Bộ NNPTNT cho rằng nhập khẩu nội tạng theo cam kết của WTO thì quả thật là tôi không hiểu. Với mặt hàng này, chúng ta có thể từ chối nhập khẩu mà không sợ quy định nào làm khó cả. Bộ NNPTNT, nhất là Cục Thú y chỉ cần đưa ra các hàng rào kỹ thuật, thú y... để chứng minh mặt hàng nội tạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều vi khuẩn để ngăn chặn nhập khẩu. Vấn đề là Bộ NNPTNT có thực hiện hay không mà thôi?
Bà Phạm Thị Tước - nguyên chuyên gia đàm phán WTO về nông nghiệp

Bài học “gà dai” còn nóng hổi

Tôi cho rằng việc cho nhập khẩu nội tạng là vấn đề cần hết sức cân nhắc. Bởi lẽ phủ tạng động vật nhập lậu vào Việt Nam hiện nay đã đủ làm cho người tiêu dùng lo ngại vì có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu cho phép nhập khẩu, dù có được kiểm soát thì người tiêu dùng cũng như chính cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước sẽ rất lúng túng khi không thể phân biệt đâu là phủ tạng nhập khẩu chính ngạch, đâu là phủ tạng nhập lậu, khi bán lẻ hoặc đã chế biến thì không còn nhãn mác nào nữa. Trong khi nếu đã cấm nhập thì phủ tạng từ nước ngoài lưu thông trên thị trường đồng nghĩa với hàng nhập lậu, cơ quan chức năng phát hiện được thì cứ thế mà tịch thu, xử lý. Ở đây chúng ta đã có bài học từ “gà dai” nhập khẩu từ Hàn Quốc rồi. Hơn nữa, trong nước đã đủ đáp ứng nhu cầu. Chúng ta lại đang thực hiện cuộc vận động khuyến khích dùng hàng trong nước sản xuất. Vì vậy, ở góc độ bảo vệ quyền lợi cho đại đa số người tiêu dùng, tôi kiến nghị không nên nhập khẩu trở lại.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

Nguyên Khôi (thực hiện)Ngọc Lê (thực hiện)- Nhập nội tạng, đừng đổ lỗi WTO (DV).- Nhập khẩu nội tạng trắng: Cục Thú y đủ năng lực kiểm soát! (LĐ). - Phát hiện dưa món bẩn (TN).

- “Hô biến” hàng nghìn chai vang Đà Lạt thành vang…Pháp, Chi-Lê (DT).- Giật mình vỏ lạp xưởng giống hệt ni lông (PNTP). - Thu giữ hơn nửa tạ thịt động vật hoang dã (PNTP). - Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới (DT).- Phát hiện nhiều động vật quý trong tủ đông lạnh (GĐ). - Phá 2 lò cung cấp thịt rừng (TN).Phá 2 lò cung cấp thịt rừng(TNO) Sáng 26.1, lực lượng Đội 3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49), Công an TP.Đà Nẵng bắt quả tang 2 lò chế biến động vật hoang dã quy mô lớn trên địa bàn.- Thủ tướng quyết định Cấm xuất, nhập khẩu động vật hoang dã (VOV).Báo Tây khen phở Việt
(Dân trí) - Tại Hà Nội, có một sự thật mà ai cũng biết là những bát phở ngon nhất lại được tìm thấy trong những quán ăn bình dân, nơi nhân viên thường ăn nói suồng sã và thực khách phải xếp hàng dài.

Vụ “sinh vật lạ” ở Phú Yên: Chỉ là ấu trùng của ruồi
Tuổi Trẻ
TT - Tối 24-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Lê Xuân Cảnh - viện trưởng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và công nghệ VN - cho biết các nhà khoa học của viện đã xác định được loài “sinh vật lạ” xuất hiện trên quần áo mới mua của nhà ...
'Sinh vật lạ' trong quần áo là ấu trùng ruồiTiền Phong Online
“Sinh vật lạ” trong quần áo là... ấu trùng ruồi giả ong!Người Lao Động


-Nhập khẩu nội tạng vì bị gây sức ép ? Trả lời Thanh Niên về việc Bộ NN-PTNT "vẽ đường" cho thực phẩm bẩn chạy vào thị trường nội địa qua việc đề nghị Chính phủ cho phép nhập khẩu trở lại các mặt hàng nội tạng trắng (dạ dày, tràng, mề gà...) đông lạnh, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y nói nếu cho nhập trở lại, Cục Thú y “sẽ tổ chức kiểm soát rất chặt chẽ”.

Trước đó, trong văn bản đề nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT nêu rõ, các nước thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn cho rằng VN đã vi phạm quy định của Hiệp định SPS trong việc cấm nhập khẩu nội tạng trắng.
Các nước này nói VN chưa đưa ra được bất kỳ chứng cứ khoa học nào cho biện pháp tạm thời mà vẫn duy trì nó trong thời gian quá dài, tính đến nay đã trên 2 năm nên đang gia tăng sức ép, áp dụng các biện pháp tác động đến xuất khẩu của ta như Mỹ đã kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với tất cả các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu từ VN, EU tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu nếu phát hiện nhiễm vi sinh vật trên rau gia vị hoặc ruồi đục quả trên trái cây với tần suất cao, Úc có những động thái cản trở việc mở cửa thị trường cho 8 loại trái cây của VN... Việc cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng, theo Bộ NN-PTNT, sẽ tạo điều kiện cho VN xử lý những vướng mắc trên đây.

2 năm trước, khi các lô hàng nội tạng động vật "bẩn" nhập vào VN gia tăng, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng nội địa, gây bức xúc trong nhân dân, Bộ NN-PTNT đã đề nghị và được Chính phủ cho phép dừng nhập khẩu các mặt hàng nội tạng động vật.
Quang Duẩn

Nhập khẩu nội tạng vì bị gây sức ép ?



Hóa chất tẩy thịt thối đánh bại hướng dẫn Bộ Y tế
- Bộ Y tế khẳng định không làm khó hàng rong (DV). - Siết thức ăn đường phố: Chưa dẹp cơ sở vi phạm (TP). - “Cần gì phải tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm?” (DT).
Chở 4 tấn gà thải, nầm lợn hôi thối về Hà Nội (DV). – Hà Nội: Phát hiện gần 4 tấn nầm lợn và gà thải Trung Quốc (GDVN). – Buộc tiêu hủy 12 tấn chân trâu bò thối (TN). – “Công nghệ bơm nước” làm tăng cân cho gà (DV). – Cảnh làm đặc sản rượu ‘siêu bẩn’ (VNN). - Nhập khẩu nội tạng vì bị gây sức ép ? (TN). – Trắng đêm theo thịt bẩn: Kỳ 2: Những cung đường tiêu thụ (TN). - Bắt quả tang một điểm giết mổ lậu heo tai xanh (PLTP).- Bắt giữ gần 4 tấn nầm lợn và gà thải Trung Quốc (PT). – Tại sao thương lái TQ mua tất tật “thứ bỏ đi” của VN? (Kiến thức).- Thông tư 30 về quản lý thức ăn đường phố có hiệu lực: Người kinh doanh thờ ơ. - Trăm dâu đổ đầu… phường? (KTĐT). - Ngày đầu thông tư quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực: Thức ăn mất vệ sinh vẫn tràn lan trên đường phố (SGGP). - Kệ bẩn thỉu, bàn nhậu vẫn xôm (TQ). - Siết thực phẩm bẩn: “Gọng kìm” yếu (ĐĐK). -Nhiều người bán, người ăn không biết thông tư “hàng rong” (TN). - Thiên đường vỉa hè Việt Nam sẽ bị xóa bỏ? (ĐV). - “Cấm bán rượu, uống rượu trong quán karaoke”: Khó khả thi (CAND).
- Không thể ứng xử với biển tùy tiện (TT).

Xe tải chở gà lậu và nầm lợn thối bị bắt lúc nửa đêm
Dân Trí
(Dân trí) - Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định, chiếc xe tải bị bắt giữ chở theo gần 3 tấn gà thải và gần 1 tấn nầm lợn đã bốc mùi hôi thối. Vụ việc được phát hiện khoảng 3h30 hôm nay, 22/1, bởi lực lượng liên ngành gồm Tổ công tác tuyến (CATP Hà ...
Bắt giữ xe tải chở nội tạng bốc mùi và gà thảiThanh Tra
Nầm lợn ngâm hóa chất tuồn về Hà Nội dịp TếtVNExpress
Bắt 4 tấn gà thải, nầm thối Trung Quốc đưa về Hà NộiNgười Lao Động
- Vào “thủ phủ” hàng dỏm (TT).- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Cam kết giảm tỷ lệ thực phẩm nhiễm bẩn xuống dưới 10% (HQ). – Nhọc nhằn hàng rong (TP). - Thực phẩm trong nhà hàng cũng vi phạm (TN). - Thức ăn đường phố sạch: Chẳng ai làm! (PLTP). - Thông tư 30 của bộ y tế có hiệu lực: Quản lý cái vô hình (DV). - Tận mắt “công nghệ bơm nước làm nặng gà” ở làng pháo Bình Đà (GDVN). - Sản phẩm gia cầm trôi nổi: Chủ và khách đều “dễ dãi” (LĐ). - Trắng đêm theo thịt bẩn (TN).
- Bị phạt hành chính nếu thả rông chó, nuôi gà, lợn trong thành phố (GD&TĐ).
Chủ nợ lên tiếng chuyện vợ con bí thư vay tiền tỷ
Sướng như kinh doanh điện
"Sướng như kinh doanh điện", đó là kết luận của hầu hết mọi người. Nếu ai còn nghi ngờ, hãy nhìn vào kết quả, giải pháp, phương thức kinh doanh của ngành điện để thấy rằng, kết luận như vậy vẫn chưa lột tả hết cái sướng của ngành này. Với cây "đũa thần" tăng giá, ngành điện đã giải quyết tất cả các vướng mắc trong hoạt động của mình.
Lợi nhuận đáng kinh ngạc của ngành điện
Năm 2012, trong khi hàng ngàn doanh nghiệp ngưng hoạt động và bị thua lỗ kéo dài thì các doanh nghiệp sản xuất điện đạt được lợi nhuận đáng kinh ngạc

-
Đã khởi tố, bắt giam nguyên Tổng giám đốc Agribank

Trước đó, vào tháng 7/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho ông Phạm Thanh Tân thôi giữ chức Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc AgribankBáo cáo tại hội nghị triển khai thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng và nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, sáng 23/1, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đánh giá công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm về kinh tế, tham nhũng đã đạt kết quả cao, phát hiện và xử lý 1.518 vụ.

Đặc biệt, đã khởi tố, bắt giam ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đã khởi tố, bắt giam ông Đỗ Quốc Khánh, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (Falcon) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trước đó, vào tháng 7/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho ông Phạm Thanh Tân thôi giữ chức Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Agribank để giữ hàm vụ trưởng, nhận công tác tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.

Cũng tại hội nghị này, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết đến tháng 3/2013, các nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, về trách nhiệm giải trình của cán bộ công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và việc thực hiện quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động sẽ được trình Chính phủ.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, dự thảo một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng đã hoàn thành và được trình Chính phủ trong quý 1/2013.

Sớm hơn, vào tháng 2/2013, nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được trình Chính phủ xem xét.

Liên quan đến sự thay đổi về mô hình tổ chức Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương và địa phương, ông Thanh cho hay, “hiện tại Thanh tra Chính phủ chưa nhận thấy vấn đề gì vướng mắc trong công tác phối hợp, xử lý hành vi tham nhũng”.


Theo VnEconomy
- “Triệu phú” Việt chống tham nhũng… mất danh hiệu anh hùng? (KT). - Chấn chỉnh tình trạng Thanh tra xây dựng nhũng nhiễu (TN). - Phải nghiêm khắc với tội phạm tham nhũng (TN).
- Hải Phòng: Bí thư quận ủy báo cáo nợ nần của con gái (TN). - Vụ người thân Bí thư Quận ủy bị tố nợ tiền tỉ: Chủ nợ lên tiếng (LĐ). - Cán bộ phường che giấu tội phạm bị truy nã (TN).
- Tướng Hưởng bị đuổi khỏi Văn phòng Bộ Công An! (VLB).
- Nguyên nhân, hậu quả của làm láo báo cáo hay (DLB). – THẬT GIẢ / GIẢ THẬT (Bất khuất/ TNM). – Nguyễn Duy: Cần lưu ý (Quê Choa). - Mách nước cho Thứ trưởng Nội vụ (TVN). – Chứng minh “có chuyện chạy công chức 100 triệu” (DLB). - PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: - ’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’ (ĐV). – BÍ THƯ THÀNH ỦY HÀ NỘI PHẠM QUANG NGHỊ: Sẽ lấy phiếu tín nhiệm ở sở, ngành “nhạy cảm” (PLTP).- Ngăn chặn tình trạng biếu quà tết cho sếp (DV).

không phải cứ con lãnh đạo là được đề bạt
Tuổi Trẻ
TT - Tỉnh ủy Tiền Giang vừa ban hành quyết định kèm theo quy chế thu hút cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp thu ý kiến của nguyên lãnh đạo TTCP qua các thời kỳThanh Tra
Thi tuyển lãnh đạo đừng chỉ là 'công diễn'VietNamNet

Tổng số lượt xem trang