Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

-“Dân chủ” và “Tự do” giảm: Đếm từ trong hiến pháp 1946-2013 (25-01-2013) Tôi mới đọc bài viết Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học của Ts Trần Xuân Hoài. Bài viết trình bày một phân tích thống kê về một số từ như độc lập, tự do, bình đẳng, dân chủtrong 5 hiến pháp (1946, 1960, 1980, 1992, và dự thảo 2013). Những con số rất đáng chú ý, nhưng hình như tác giả không bình luận. Ở đây, tôi muốn bổ sung thêm vài con số và vài ý để thấy một xu hướng rất thú vị.
Giới nghiên cứu xã hội có một môn thể thao tri thức rất thú vị là đếm từ trong văn bản. Theo lí thuyết tâm lí thì tần số xuất hiện của những từ trong văn bản có thể nói lên suy nghĩ hay sự quan tâm của tác giả. Do đó, trong các nghiên cứu định tính, nhà nghiên cứu có thể tạo môi trường và điều kiện để đối tượng nghiên cứu tự do phát biểu, và những phát biểu được thu thanh lại. Sau đó một chương trình máy tính sẽ được sử dụng để phân tích tần số dùng chữ, tần số các chủ đề trong thảo luận, và từ đó có thể phát hiện một xu hướng chung.
Trước đây, tôi cũng từng mài mò làm một vài phân tích thơ lục bát của Nguyễn Du, Nguyễn Bính, và Nguyễn Đình Chiều. Kết quả những phân tích so sánh cũng cho ra vài phát hiện về âm điệu, cách gieo vần và dùng từ của các thi sĩ trên. Nhưng những phân tích như thế thật ra chỉ có mục tiêu giải trí là chính, chứ cũng khó phát kiến được một giả thuyết khoa học nào. Nhưng qua cách làm tôi cũng học thêm vài điều về phương pháp, và nhất là có dịp đọc sách về định lượng ngôn ngữ học. 

Hai năm trước, tôi cũng có làm một so sánh về tần số dùng từ của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Tổng thống Obama.Kết quả cho thấy trong bài diễn văn của ông NĐM nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng, chữ Đảng xuất hiện 83 lần, Nhân dân 27 lần, Nhà nước chỉ có 3 lần. Một điều thú vị khác là ông Tổng bí thư có xu hướng dùng những chữ nhưlà, và, của ... hơi nhiều. Ông Obama thì có xu hướng dùng những từ như nation (quốc gia), people (người), new (mới), America, world (thế giới), today (hôm nay), must (phải), v.v. Rõ ràng, hai người có 2 quan tâm khác nhau. 
Hôm nay, nhân đọc bài Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học của Ts Trần Xuân Hoài, tôi lại có động cơ xem qua sự phân bố từ ngữ trong các bản hiến pháp. Ts Hoài đặc biệt quan tâm đến 4 từ: độc lập, tự do, bình đẳng, dân chủ. Nhưng tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều người quan tâm đến vai trò của Đảng CSVN, đến định hướng xã hội chủ nghĩa, v.v. thì có lẽ chúng ta cũng nên thêm vài từ nữa. Những từ tôi nghĩ đến là Đảng, Cộng sản, Xã hội chủ nghĩa, và Chủ nghĩa xã hội. Tôi nghĩ xem qua xu hướng phân bố của những danh từ này cũng rất thú vị, vì qua đó mà chúng ta biết được Quốc hội hay người soạn hiến pháp quan tâm đến điều gì hay đang nghĩ gì. 

Sau khi làm một phân tích nhanh sự phân bố từ ngữ trong 5 văn bản hiến pháp (xem kết quả trong Bảng 1), tôi có thể tóm lược vài kết quả như sau:


Bảng 1: Phân bố một số từ trong văn bản hiến pháp ban hành năm 1946, 1960, 1980, 1992, và dự thảo 2003

1946
1960
1980
1992
2013
(dự thảo)
Số từ (*)
3122
6958
12744
12921
13360
"Độc lập"
0
2
9
9
12
"Tự do"
8
7
12
10
13
"Bình đẳng"
2
5
7
7
10
"Dân chủ"
10
69
7
5
8
"Đảng"
0
0
9
2
6
"Cộng sản"
0
0
9
2
2
"Xã hội chủ nghĩa"
0
2
68
37
30
“Chủ nghĩa xã hội”
0
2
15
1
1
Tính trên 1000 từ
"Độc lập"
0.0
0.3
0.7
0.7
0.9
"Tự do"
2.6
1.0
0.9
0.8
1.0
"Bình đẳng"
0.6
0.7
0.5
0.5
0.7
"Dân chủ"
3.2
9.9
0.5
0.4
0.6
"Đảng"
0.0
0.0
0.7
0.2
0.4
"Cộng sản"
0.0
0.0
0.7
0.2
0.1
"Xã hội chủ nghĩa"
0.0
0.3
5.3
2.9
2.2
Chủ nghĩa xã hội
0.0
0.3
1.2
0.1
0.1

Chú thích : (*) Số từ không tính phần mở đầu. Chú ý những con số này hơi khác với những con số trong bảng thống kê của Ts Trần Xuân Hoài. Tôi không rõ tại sao khác nhau, nhưng nguồn văn bản trong bài này lấy từ dangcongsan.vn và trang laws.dongnai.gov.vn.



Nội dung càng ngày càng nhiều . Việt Nam (không tính Việt Nam Cộng Hòa) đã có 4 bản hiến pháp, và năm nay thêm một dự thảo hiến pháp. Mỗi bản hiến pháp sau đều có thêm những mục và tiết mới, nên số từ cũng gia tăng. Hiến pháp năm 1946 chỉ có 3122 từ, đến năm 1960 con số này tăng lên hơn 2 lần (6958 từ), và hiến pháp năm 1992 tăng lên gần 13000 từ, tức gấp 4 lần số từ trong hiến pháp 1946. Dự thảo hiến pháp năm 2013 có đến 13,360 từ, không tăng đáng kể so với văn bản năm 1992. 

Tần số từ độc lập tăng nhưng bình đẳng thì không thay đổi. Bản hiến pháp năm 1946 không có một chữ độc lập, đến năm 1960 thì chữ này xuất hiện 2 lần, năm 1980 và 1992 xuất hiện 9 lần. Bản dự thảo hiến pháp năm 2013 có 12 từđộc lập, tức khoảng 0.9 trên 1000 từ. Từ bình đẳng đã xuất hiện ngay từ hiến pháp 1946. Bản dự thảo hiến pháp năm 2013 có 10 từ bình đẳng, tuy có tăng so với trước đây, nhưng tính trên số từ thì không thay đổi đáng kể. 

Xu hướng phân bố danh từ tự do rất thú vị. Ngay từ bản hiến pháp năm 1946 đã có đến 8 từ tự do, và con số này có xu hướng tăng trong những năm 1980 (12 từ), 1992 (10), 2013 (13). Nhưng nếu tính trên 1000 từ, thì tần số danh từ tự do giảm rất đáng kể. Năm 1946, cứ 1000 từ trong hiến pháp thì khoảng 3 từ tự do, nhưng tỉ lệ này giảm dần theo thời gian, 1960 (còn 1 trên 1000), 1980 là 0.9, 1992 là 0.8, và năm 2013 là 1. Nói cách khác, xác suất tự do xuất hiện trong dự thảo hiến pháp năm nay chỉ khoảng 1/3 so với năm 1946. 

Dân chủ là danh từ xuất hiện rất thường xuyên trong bản hiến pháp 1946 (10 lần) và 1960 (69 lần). Nhưng các bản hiến pháp năm 1980, 1992, và dự thảo 2013 thì chỉ còn 5-8 từ (Biểu đồ 1). 



Biểu đồ 1: Phân bố của hai danh từ dân chủ và tự do trong các hiến pháp năm 1946, 1960, 1980, 1992, và dự thảo hiến pháp 2013.  Trục tung là số từ tính trên 1000 từ trong văn bản, trục hoành là năm.

Danh từ Đảng không xuất hiện trong hiến pháp 1946 và 1960. Nhưng sau ngày thống nhất (1980) danh từ Đảng xuất hiện đến 9 lần, rồi giảm xuống còn 6 lần trong năm 1992 và bản dự thảo 2013. Cùng với sự xuất hiện của Đảng, danh từ Cộng sản cũng chỉ mới xuất hiện trong hiến pháp từ năm 1980 (9 lần), 1992 (2 lần), và dự thảo 2013 (2 lần). Như vậy, Đảng và Cộng sản tuy mới xuất hiện sau ngày thống nhất nhưng hình như tần số càng lúc càng “khiêm tốn” hơn. 

Cụm từ xã hội chủ nghĩa có xu hướng “thăng trầm” theo thời gian. Cụm từ Xã hội chủ nghĩa chưa xuất hiện trong bản hiến pháp 1946, nhưng đến năm 1960 thì xuất hiện 2 lần, rồi đạt "đỉnh cao" trong năm 1980 với 68 lần! Đến năm 1992, cụm từ này chỉ xuất hiện 37 lần, và giảm xuống còn 30 lần trong bản dự thảo hiến pháp 2013. Điều thú vị là cụm từ chủ nghĩa xã hội chỉ thịnh hành trong bản hiến pháp 1980, nhưng những bản hiến pháp sau đó cụm từ này chỉ xuất hiện 1 lần. 

Tóm lại, những kết quả phân tích tần số các từ trong hiến pháp trên đây cho thấy trong khi Đảng chưa xuất hiện trong hiến pháp thì dân chủ và tự do khá phổ biến, nhưng trong và sau khi Đảng xuất hiện thì dân chủ là tự do giảm rõ rệt. Trong bản hiến pháp sau thống nhất (1980) xã hội chủ nghĩa xuất hiện rất nhiều, nhưng trớ trêu thay đến những năm sau khi kinh tế chuyển sang định hướng xã hội thì sự hiện diện của cụm từ này trong hiến pháp càng ngày càng khiêm tốn.


-Teo dần quyền con người trong Hiến pháp Blog Hoàng Xuân Phú
Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội(Điều 4), và quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻ kỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thay đổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy…


Trong Hiến pháp 1992, thuật ngữ "quyền con người" chỉ được nhắc một lần, tại
"Điều 50: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật."
Tức là "quyền con người" được đồng nghĩa với "quyền công dân". Vậy thì những người đang tạm thời bị tước "quyền công dân" sẽ không còn được hưởng "quyền con người". Hơn nữa, sau khi định nghĩa "Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam" (Điều 49), thì "quyền con người" sẽ không còn được áp dụng cho những người đang tồn tại trên đất Việt Nam, nhưng không hoặc chưa "có quốc tịch Việt Nam". Điều này cho thấy cách hiểu về"quyền con người" trong Hiến pháp 1992 phiến diện như thế nào.

Một thay đổi dễ nhận thấy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là "quyền con người" được tách ra, được nhắc tới 8 lần, luôn đi cạnh và được đặt trước "quyền công dân". Ở chế độ mà giới lãnh đạo vốn rất khó chịu khi nghe nhắc đến "nhân quyền" (tức là "quyền con người"), thì đây là một bước tiến, muộn mằn nhưng có vẫn hơn không.

Một thay đổi nữa, là "quyền công dân" cùng "quyền con người" được đưa từ Chương V (trong Hiến pháp 1992) lên Chương II (trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp). Ở Cộng hòa Liên bang Đức, "quyền con người" được đặt lên vị trí hàng đầu, trong Chương I của Hiến pháp. Ở CHXHCN Việt Nam thì Chương I của Hiến pháp được dành cho "Chế độ chính trị"."Chính trị" là một cái gì đó rất thiêng liêng, mà cũng rất bí hiểm, và càng bí hiểm thì càng… hữu dụng. Khi muốn đùn đẩy công việc, thì tuyên bố: "Cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị." Khi muốn làm liều, thì khẳng định: "Vớiquyết tâm chính trị, chắc chắn sẽ làm được." Còn khi muốn lẩn tránh trách nhiệm của bản thân, thì chỉ cần tỏ chút áy náy và "nhận trách nhiệm chính trị".

Hai thay đổi kể trên là theo hướng tiến bộ, đáng được ghi nhận. Song như vậy thì mới thể hiện rằng quyền con người đã được chú ý hơn. Mà chỉ chú ý thì chưa đủ và cũng chưa chắc đã tốt. Chẳng hạn, nếu bạn được công an chú ý, thì điều đó không hẳn là dấu hiệu hay. Để đánh giá chính xác các thay đổi về quyền con người và quyền công dân, thì phải xem xét các quy định cụ thể.

Bài này không nhằm mục đích đánh giá đầy đủ và toàn diện về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, mà chỉ điểm qua một số ví dụ đáng lưu ý về sự thay đổi tiêu cực hay có thể là tiêu cực, liên quan tới quyền con người và quyền công dân. Hy vọng rằng những nhận xét dưới đây sẽ có ích cho những người đang muốn tham gia góp ý kiến cho bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp.


Quyền hư quyền ảo

Trong "Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, xuất hiện một quyền mới (so với Hiến pháp 1992) là:
"Điều 21: Mọi người có quyền sống."
Nghĩ một cách dân dã, thì thấy điều này có vẻ ngồ ngộ. "Quyền sống" còn hiển nhiên hơn cả "quyền ăn ngủ", bởi muốn"ăn ngủ" thì tất nhiên phải "sống"Vậy mà nếu hiến định rằng "Mọi người có quyền ăn ngủ" thì ai nấy đã thấy ngây ngô.

Thực ra, câu "Mọi người có quyền sống" cũng xuất hiện trong Hiến pháp của một số nước, chẳng hạn tại Điều 2 của Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức (Jeder hat das Recht auf Leben). Điều đó chứa đựng một nội dung rất quan trọng, mà hệ quả trực tiếp của nó là: Không thể có án tử hình, vì tử hình một người là xâm phạm "quyền sống" của người đó.

Chấp nhận án tử hình hay không là một vấn đề nan giải, vẫn còn đang được tranh luận ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều nước vẫn duy trì án tử hình, như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Liệu có thật là nhà cầm quyền Việt Nam muốn hủy bỏ án tử hình hay không? Nếu đúng là họ muốn hủy bỏ án tử hình, thì đây là một thay đổi rất quan trọng. Còn ngược lại, nếu họ vẫn định tiếp tục duy trì án tử hình, thì Điều 21 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa thừa, vừa giả dối, và chỉ chất to thêm đống quyền hữu danh vô thực trong Hiến pháp mà thôi.

Một quyền mới khác trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp là:
"Điều 35: Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội."
Điều này được sửa đổi từ Điều 67 của Hiến pháp 1992, quy định rằng:
"Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định."
"Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng, chăm sóc."
"Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ."
Nghĩa là:
-       Chỉ đề cập đến một số đối tượng đặc biệt, đó là thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, người già, người tàn tật và trẻ mồ côi;
-       Chỉ hứa hẹn một cách chung chung, là "được hưởng các chính sách ưu đãi", "được tạo điều kiện", "được khen thưởng, chăm sóc", "được Nhà nước và xã hội giúp đỡ";
-       Chỉ đề cập đến mấy nội dung cụ thể, là "phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định", và những thứ đó chỉ dành riêng cho đối tượng thương binh.

Điều 35 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đưa ra những bước đại nhảy vọt so với Điều 67 của Hiến pháp 1992, đó là:
-       Áp dụng cho mọi công dân;
-       Không chỉ là hứa hẹn chung chung, mà nâng lên thành "quyền được bảo đảm";
-       Nội dung "được bảo đảm" không chỉ dừng lại ở mấy nội dung cụ thể, mà bao trùm lên toàn bộ "an sinh xã hội".
Đây là một ý tưởng cách mạng vĩ đại, nếu họ thực tâm muốn triển khai. Tiếc rằng, nếu thực tâm thì ngây ngô, và nếu không ngây ngô thì không thể thực tâm.

"Quyền được bảo đảm an sinh xã hội" là một thứ quyền vu vơ và hoàn toàn không khả thi. Thời gian qua, mới chỉ tập trung cho một số đối tượng rất chọn lọc và chỉ dừng lại ở mấy chế độ phúc lợi rất khiêm tốn, thế mà còn chưa làm tốt nổi. Vậy thì sao có thể "bảo đảm an sinh xã hội" cho mọi công dân? Lưu ý rằng chế độ "an sinh xã hội" bao gồm cả chăm sóc về y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Lấy đâu ra tiền của để thực hiện "ý tưởng cách mạng vĩ đại" ấy?

"Công dân có quyền được bảo đảm", nhưng ai, cơ quan hay tổ chức nào phải đứng ra "bảo đảm"? Phải chăng cuối cùng họ sẽ phán rằng Dân phải "tự bảo đảm"?

Trong thời buổi tham nhũng hoành hành từ trên xuống dưới, thì những chính sách viển vông không chỉ vô ích, mà còn rất tai hại, vì giới cầm quyền sẽ "mượn gió bẻ măng". Điều này đang diễn ra dưới nhiều danh nghĩa, ví dụ như việc xâynhà ở xịn để bán cho người nghèo ở giữa đô thị đắt đỏ. Khi đã đẻ ra một chính sách phúc lợi xã hội nào đó thì họ có cớ để vung tiền từ ngân sách, tức là tiền của Dân. Tất nhiên là không đủ để "ngập tràn thiên hạ". Lúc đó, "nước có quyền chảy vào chỗ trũng", nghĩa là ưu tiên cho "người thân" (theo nghĩa rộng, bao gồm cả những người quen thân vì tiền), và cũng không quên phần mình. Đối với các quan tham, "từ thiện" không còn là mục tiêu hành động, mà là phương tiện để vơ vét cho bản thân.

Hơn nữa, khi số tiền của ít ỏi có thể dành cho phúc lợi xã hội bị vung vãi trên diện quá rộng, thì nảy sinh nguy cơ là nhiều người lẽ ra vẫn được hưởng trợ giúp sẽ không còn được hưởng nữa.

Hai ví dụ kể trên cho thấy rằng: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thể đem lại cho người dân một số quyền mới nào đó, nhưng có khi lại là những quyền hư ảo, trong khi những quyền bị cắt giảm thì lại rất thật, như sẽ trình bày trong phần tiếp theo. Điều đáng buồn là: Xu hướng giả dối vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển trong việc xây dựng Hiến pháp.


Quyền thoi quyền thóp

Trong Điều 71 của Hiến pháp 1992 có quy định rằng:
"Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật." (Điều 71, Đoạn 2)
Điều 71 được sửa thành Điều 22 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng toàn bộ quy định được trích ở trên (nhằm hạn chế việc bắt người tùy tiện và yêu cầu "bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật") đã bị xóa. Trong thời gian qua, Hiến pháp đã quy định rõ ràng như vậy mà công an vẫn bắt người và giam giữ rất tùy tiện. Rồi đây, khi quy định ấy đã bị gạch khỏi Hiến pháp, thì số phận người dân sẽ ra sao?

Trong Điều 74 của Hiến pháp 1992 có quy định rằng:
"Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định."(Điều 74, Đoạn 2)
Điều 74 được sửa thành Điều 31 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng quy định vừa được trích (nhằm ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo) không còn nữa. Vốn dĩ, khiếu nại và tố cáo của công dân hay bị ngâm tôm bất tận. Đến đại công thần của chế độ gửi kiến nghị cũng chẳng được hồi âm. Vậy thì sau này, khi ràng buộc về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo bị xóa khỏi Hiến pháp, Dân sẽ phải chờ đợi bao lâu?

Đoạn thứ nhất trong Điều 72 của Hiến pháp 1992 viết rằng:
"Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật."
Khi điều khoản trên hóa thân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, 5 chữ "và phải chịu hình phạt" bị loại bỏ. Thành thử chỉ còn sót lại như sau:
"Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật." (Điều 32, Khoản 1)
Hệ quả kéo theo là: "Khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật" thì "không ai bị coi là có tội", song vẫn có thể "phải chịu hình phạt". Ở các nước văn minh thì hiển nhiên không ai "phải chịu hình phạt" khi chưa "bị coi là có tội". Nhưng ở xứ sở bất an, nơi khi được công an "mời vào" đồn thì vẫn còn mạnh khỏe, mà lúc "tiễn ra" có thể đã liêu xiêu, thậm chí có trường hợp trở thành xác không hồn, thì việc triệt tiêu 5 chữ "và phải chịu hình phạt" sẽ giúp cho công an nhân dân thêm vô tư "luyện võ" với Nhân dân.

Đoạn thứ hai trong Điều 72 của Hiến pháp 1992 viết rằng:
"Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh."
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, quy định này được sửa thành:
"Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật." (Điều 32, Khoản 4)
Nghĩa là: Từ "giam giữ" được thay bằng "tạm giữ, tạm giam"Hậu quả là: Khi đã kết án tù giam và chuyển từ trạng thái"tạm giữ, tạm giam" sang hình thức "giam giữ" để chấp hành án, thì người tù không còn được bảo vệ và người coi tùlàm trái pháp luật không còn bị xử lý theo quy định của điều khoản sửa đổi.

Ba nội dung bị loại bỏ được đề cập ở trên đều có chung một "tội" là: Chúng hay để Dân níu bám, nhằm tố cáo chính quyền vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Có lẽ vì vậy nên phải "kết liễu" chúng, đẩy chúng ra khỏi Hiến pháp, để… giữ gìn uy tín cho chính quyền. Ngoài ra, hai quy định sau đây cũng đã bị loại bỏ khỏi dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Điều 64 về hôn nhân và gia đình trong Hiến pháp 1992 được sửa thành Điều 39 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng lại bỏ đi đoạn quy định về trách nhiệm nuôi dạy con của cha mẹ và trách nhiệm chăm sóc ông bà, cha mẹ của con cháu. Điều đó cũng có nghĩa là bỏ đi quyền của con cái được cha mẹ nuôi dạy và quyền của ông bà, cha mẹ được con cháu chăm sóc.

Điều 59 của Hiến pháp 1992 được sửa thành Điều 42 trong dự thảo sửa đổi Hiến phápnhưng bỏ đi quy định:
"Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí."
Và nó được thay bằng một quy định chung chung trong Điều 66:
"Nhà nước… quy định phổ cập giáo dục; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý…"
Vậy là, theo dự thảo sửa đổi Hiến phápbậc tiểu học không còn hiển nhiên được miễn học phí.


Quyền treo trên lửa

Loài người từ khi sinh ra đã tồn tại và phát triển nhờ biết lợi dụng. Ban đầu thì sống nhờ săn bắt và hái lượm, tức là lợi dụng rừng và biển. Rồi tiến hành trồng cấy, tức là lợi dụng đất đai và ánh sáng mặt trời. Từ vận chuyển hàng hóa trên sông đến ngăn đập tạo ra thủy điện đều là lợi dụng sức nước. Từ căng buồm ra khơi đến tạo ra phong điện đều là lợi dụng sức gió

Đảng Cộng sản Đông Dương đã lợi dụng thời cơ, khi phát xít Nhật bị quân đồng minh đánh bại và chính quyền thuộc địa Pháp chưa kịp hồi sinh, để cướp chính quyền. Trong những năm tháng hoạt động bí mật, đảng đã lợi dụng sự cưu mang, giúp đỡ và che chở của những người giàu có, để rồi khi chiếm được chính quyền lại đem bao ân nhân ra đấu tố… trong cải cách ruộng đất. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam cũng đã lợi dụng tính mạng và của cải của Nhân dân cùng với sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để giành thắng lợi.

"Lợi dụng" thuộc vào bản năng sống và hành động của con người. Vậy thì việc "lợi dụng" có gì sai? Lợi dụng điều kiện thuận lợi không thể bị coi là xấu, mà không lợi dụng điều kiện thuận lợi cũng chẳng phải là điều đáng để ngợi ca.

Trong các nhà nước pháp quyền, hoạt động của toàn xã hội được điều tiết bằng pháp luật. Xã hội càng văn minh, càng đa dạng thì hệ thống pháp luật càng cồng kềnh và phức tạp. Dù cố gắng đến đâu đi nữa, thì vẫn luôn tồn tại những kẽ hở pháp lý và những quy định chồng chéo. Khi có kẽ hở thì công dân có quyền lách qua mà không hề vi phạm pháp luật. Khi tồn tại nhiều điều khoản chồng chéo, với những quy định khác nhau có thể áp dụng cho cùng một vụ việc, thì đương sự có quyền áp dụng điều khoản có lợi nhất cho mình. Vì vậy, ở một số nước phát triển cao vẫn công khai bày bán những cuốn sách về các mẹo tính thuế để giảm thuế. Những hành động như vậy không phải là tội lỗi, mà hoàn toàn hợp pháp.

Ấy vậy mà ở CHXHCN Việt Nam lại có một loại tội gọi là "tội lợi dụng…". Kỳ khôi nhất là "tội lợi dụng sơ hở của pháp luật…". Nếu cần xử lý, thì trước hết phải xử lý những người đã tiêu tốn tiền của Dân mà tạo ra sơ hở pháp luật, chứ sao lại dồn hết trách nhiệm lên đầu những người lợi dụng sơ hở đó? Kiểu quy tội này cũng "hợp lý" như việc quan phụ mẫu mặc quần thủng… lên công đường, rồi lại phạt dân đen vì tội nhìn vào chỗ thủng.

Hiến pháp 1992 có hai điều khoản "cấm lợi dụng":
"Không ai được… lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước." (Điều 70, Đoạn 3)
"Nghiêm cấm việc… lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác." (Điều 74, Đoạn 4)

Điều gì đáng nói ở đây? Như đã phân tích ở trên, riêng hành động "lợi dụng" thì không thể coi là tội, và vì vậy không thểcấm. Để mô tả những thứ cần cấm và có thể cấm trong hai điều khoản kể trên, thì chỉ cần viết gọn lại như sau là đã quá đủ:
"Không ai được… làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước."
"Nghiêm cấm việc… vu khống, vu cáo làm hại người khác."
Nghĩa là bỏ đi hai đoạn "lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo" và "lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo". Khi vi phạm các điều cấm vừa viết, thì dù "lợi dụng…" hay không cũng chẳng làm cho tội nặng lên hay nhẹ đi. Tức là, xét về mặt lô-gíc thuần túy thì các đoạn "lợi dụng…" là hoàn toàn thừa.

Vậy thì, tại sao nhà cầm quyền vẫn cố tình cài thêm các đoạn "lợi dụng…" vào các điều khoản ấy?

Phải chăng, đó là thủ đoạn pháp lý, nhằm hạn chế và cản trở những quyền con người và quyền công dân được gán sau từ "lợi dụng"?

Chắc hẳn, mục tiêu mà họ nhắm tới là ngăn cản việc thực thi các quyền đó, chứ không phải những cái gọi là vi phạm, mà họ bám vào để kết tội. Từ "lợi dụng" bị lạm dụng để bắc cầu, nhằm kết nối các quyền con người với các tội, để kiếm cớ phủ định các quyền chính đáng, rồi trấn áp và trừng trị những người thực thi các quyền đó.

Ví dụ: Nếu ai đó thực thi "quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo" (được quy định tại đoạn thứ nhất trong Điều 70 của Hiến pháp 1992)mà nhà cầm quyền không ưng, thì họ sẽ gán cho cái nhãn "làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước". Rồi dùng từ "lợi dụng" để bắc cầu "tín ngưỡng, tôn giáo" với cái vi phạm được ngụy tạo đó. Kết quả thu được là tội "lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước". Vậy là có thể vận dụng đoạn thứ ba trong Điều 70 của Hiến pháp 1992 và hệ quả của nó trong Bộ luật Hình sự (Điều 258) để trừng trị.

Điều 70 và Điều 74 của Hiến pháp 1992 được sửa đổi thành Điều 25 và Điều 31 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó vẫn duy trì hai khoản "cấm lợi dụng":
"Không ai được… lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật." (Điều 25, Khoản 3)
"Nghiêm cấm việc… lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác." (Điều 31, Khoản 3)

Đi xa hơn nữa, họ còn đưa thêm một điều khoản "cấm lợi dụng" hoàn toàn mới vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp:
"Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác." (Điều 16, Khoản 2)
Với bảo bối vạn năng này, tất cả các quyền con người và quyền công dân đều có thể bị cản trở. Cái nhãn "xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" thì quá bao la và có thể dễ dàng ngụy tạo. Trên thực tế, họ cũng chẳng cần phải mất công tìm kiếm hay bày đặt chứng cớ, mà chỉ cần nhắm mắt đưa ra kết luận mang tính quy chụp.

Những ai đã từng trực tiếp chứng kiến các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối hành động gây hấn của "bạn 16 chữ vàng", diễn ra tại Hà Nội vào hai mùa hè 2011 và 2012, thì đều có thể nhận thấy rằng: Những người tham gia biểu tình rất ôn hòa và luôn chú ý giữ gìn trật tự công cộng, để công an không có cớ trấn áp. Nếu có hỗn loạn thì lại do chính những người mang danh lực lượng giữ gìn an ninh và trật tự cố ý gây ra. Thế nhưng, nhà cầm quyền vẫn vu cho những người biểu tình tội gây rối trật tự công cộng để đàn áp. Đó là một trong những thủ đoạn đã được áp dụng trên thực tế để cản trở và trấn áp công dân thực thi quyền tự do biểu tình.

Chưa hài lòng với cái lưới tà ma bao trùm kể trên, họ còn bổ sung một điều khoản "cấm lợi dụng" sau đây vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp:
"Nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoạt động văn hóa, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, truyền bá tư tưởng, xuất bản phẩm và các hình thức khác có nội dung phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan." (Điều 64, Khoản 4)
Với quy định này, nhà cầm quyền có thêm phương tiện pháp lý để cản trở quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí

Thủ đoạn lợi dụng… từ "lợi dụng" để biến những hoạt động chính đáng và hợp pháp của công dân thành tội lỗi là như vậy.


Quyền nằm dưới dao

Hiến pháp 1992 có một điều rất đặc biệt, đó là:
"Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Đặc biệt ở chỗ nào? Nó quy định 6 quyền cơ bản của công dân, nhưng… trên thực tế thì tất cả 6 quyền ấy đều bị nhà cầm quyền cản trở.

Ví dụ điển hình là quyền biểu tình. Với ràng buộc "theo quy định của pháp luật", nhà cầm quyền có thể thông qua Quốc hội để ban hành luật, nhằm hạn chế quyền biểu tình trong một khuôn khổ nào đó. Nhưng hàng chục năm trôi qua, vẫn không xuất hiện một luật nào liên quan đến biểu tình. Nhiều người, kể cả giới cầm quyền, nhầm tưởng rằng: Khi chưa có luật về biểu tình thì công dân chưa được phép biểu tình. Nhưng bài "Quyền biểu tình của công dân" đã chỉ ra rằng: Theo Hiến pháp hiện hành thì công dân luôn luôn có quyền biểu tình. Nếu đã có luật về biểu tình thì công dân phải tuân theo ràng buộc của luật đó. Khi chưa có luật về biểu tình thì công dân càng có quyền biểu tình, và quyền ấy không bị hạn chế bởi pháp luật, tức là càng tự do.

Điều 4 của Hiến pháp 1992 quy định rằng:
"Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
Căn cứ vào điều khoản này thì có thể nói rằng: Việc công dân biểu tình khi chưa có luật về biểu tình còn chính đáng và hợp pháp hơn so với việc ĐCSVN hoạt động khi chưa có luật quy định về khuôn khổ hoạt động của đảng. Tại sao lạichính đáng và hợp pháp hơn? Bởì vì "Nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn Nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm." Nhà nước được hiểu là "một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị, được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình", nên ràng buộc kể trên đối với Nhà nước cũng có hiệu lực cho ĐCSVN. Hơn nữa, như ông Nguyễn Trung đã nhận định, "Đảng mới là nhà nước đích thực: Nhà nước đảng trị."  Rõ ràng, Hiến pháp hiện hành không hề đề cập đến khuôn khổ hoạt động của đảng và cũng chưa có luật nào quy định về khuôn khổ đó, cho nên đảng cũng chưa có được "những điều pháp luật cho phép" để mà "được làm", để mà"hoạt động". Trong khi đó, quyền biểu tình của công dân được minh định trong Hiến pháp hiện hành và chưa có luật nào hạn chế quyền ấy, nên hiển nhiên là công dân có quyền biểu tình không hạn chế.

Để ngăn cản và đàn áp biểu tình, chính quyền thường viện dẫn Nghị định Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA (hướng dẫn thi hành nghị định đó). Nhưng bài "Lực cản Nhà nước pháp quyền" đã chỉ ra rằng:
-       Nghị định số 38/2005/NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA vi phạm Hiến pháp và pháp luật;
-       Chính phủ không có quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền công dân;
-       Dù bỏ qua hai khía cạnh vừa kể, thì lời văn của hai văn bản ấy cũng không cho phép áp dụng chúng để cản trở biểu tình yêu nước, như những cuộc biểu tình ôn hòa đã diễn ra ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2011 và 2012.

Hẳn nhà cầm quyền đã nhận ra rằng: Hiến pháp và pháp luật hiện hành không cho phép họ cản trở quyền biểu tình của công dân. Ban hành luật về biểu tình thì họ hoàn toàn không muốn, vì dù quy định ngặt nghèo đến đâu đi nữa thì vẫn sẽ "lọt lưới" một số cuộc biểu tình. Vậy phải làm thế nào bây giờ?

Lợi dụng thời cơ sửa đổi Hiến pháp, họ đã sửa Điều 69 của Hiến pháp 1992 như sau:
"Điều 26: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật."
Điều gì thay đổi ở đây? Họ đã xóa hai từ "có quyền" trước đoạn "được thông tin" và trước đoạn "hội họp, lập hội, biểu tình". Đồng thời, họ dùng chữ "được" (vốn dĩ chỉ là một thành phần của từ "được thông tin") thay cho hai từ "có quyền"ấy.  Để làm gì? Để xóa bỏ những quyền cơ bản đó của công dân. Từ chỗ công dân luôn "có quyền" (kể cả khi không có luật hoặc chưa có luật liên quan), bây giờ bị tước "quyền"và "quyền" bị hạ cấp xuống thành những thứ "được" ban phát. Mà "được… theo quy định của pháp luật" thì cũng có nghĩa là "chỉ được… theo quy định của pháp luật". Tức là công dân "chỉ được" ban phát nếu nhà cầm quyền đã ban hành "quy định của pháp luật". Khi nhà cầm quyền chưa muốn, lờ đi việc ban hành "quy định của pháp luật", thì Dân sẽ không "được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình".

Đây là một thủ đoạn pháp lý tinh vi, nhằm tước đoạt quyền được thông tin và các quyền hội họp, lập hội và biểu tình của công dân.

Một điều khoản khác rất đáng lưu ý trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là:
"Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng." (Điều 15, Khoản 2)
Điều khoản này là một sáng tạo pháp lý mới mẻ của các nhà lập hiến CHXHCN Việt Nam. Chữ "chỉ" tạo ra ảo tưởng rằng: Điều khoản này nhằm hạn chế những hoàn cảnh mà quyền con người và quyền công dân có thể bị giới hạn, tức là để bảo vệ các quyền đó. Thế nhưng hậu quả của nó thì ngược lại.

Vốn dĩ, việc "quyền con người, quyền công dân có thể bị giới hạn" không hề được đề cập đến trong Hiến pháp 1992. Nay điều này được nêu đích danh trong dự thảo sửa đổi Hiến phápnhằm hiến định hóa việc chính quyền có thể giới hạnquyền con người và quyền công dân.

Danh sách "lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng" rộng đến mức có thể bao trùm mọi hoàn cảnh thông thường. Cho nên, nhà cầm quyền luôn có thể viện dẫn những lý do đó, nhằm giới hạnquyền con người và quyền công dân, bất cứ lúc nào mà họ muốn. Vì vậy, việc nhét chữ "chỉ" vào điều khoản ấy chẳng hề có tác dụng hạn chế phạm vi hành động của giới cầm quyền, mà chỉ ngụy trang, che đậy mục đích hiến định hóaấy mà thôi.

Điều khoản kể trên quy định rằng "quyền con người, quyền công dân… có thể bị giới hạn", nhưng lại không viết rõ ai và cấp nào có quyền giới hạn. Điều đó mở đường cho bộ máy cầm quyền các cấp có thể can thiệp tùy tiện vào quyền con người và quyền công dân.

Như vậy, Điều 15, Khoản 2 cũng là một thủ đoạn pháp lý tinh vi, nhằm thu hẹp quyền con người và quyền công dân.

Hai ví dụ kể trên nhắc nhở mọi người phải hết sức cảnh giác với những bẫy pháp lý đã được cài trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp.


Giữ chút quyền Dân

Trong tham luận trình bày tại phiên họp Quốc hội vào buổi sáng ngày 16/11/2012, Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đại biểu Quốc hội khóa XIII của Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã "đề nghị một quan điểm, một nguyên tắc", đó là:
"Thành tựu của Hiến pháp 1992 cần được bảo vệ và tiếp tục phát huy, đặc biệt nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân, phát huy các quyền tự do cơ bản của nhân dân trên mọi mặt. Do đó, chỉ nên sửa đổi Hiến pháp 1992 nếu phát huy hơn nữa các quyền tự do, dân chủ, chú trọng đổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế, nhờ thế tạo động lực mạnh mẽ hơn cho giai đoạn cách mạng mới. Nếu không làm được như vậy thì không nên sửa lặt vặt."
Tiếc rằng, đề nghị hợp lý và sáng suốt này chưa được phản ảnh đúng mức trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.Không "phát huy hơn nữa các quyền tự do, dân chủ"như Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị, mà ngược lại,dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã cắt giảm nghiêm trọng quyền con người và quyền công dân.

Dân không quan tâm nhiều đến việc ghế lãnh đạo được hoán vị ra sao và quyền lực được chia lại thế nào. Họ đủ thông minh để hiểu rằng: Những tiến bộ được tung hô, như việc bỏ hiến định về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, có thể là một bước tiến trong tư duy của giới lãnh đạo và giới lý luận, nhưng sẽ chẳng tác động mấy đến thực tế cuộc sống. Khi không còn được gán cho vai trò chủ đạo, thì thành phần kinh tế nhà nước sẽ được giũ bớt trách nhiệm đối với nền kinh tế quốc dân, nhưng lại vẫn tiếp tục được hưởng mọi sự o bế và ưu tiên. Đó là lãnh địa lý tưởng cho tham nhũng, là đại lộ thông thoáng để tuồn tài sản toàn dân vào túi các quan tham.

Dân quan tâm nhất là các quyền lợi thiết thân, trong đó có quyền sở hữu đất đai.

Như đã trao đổi trong bài "Hai tử huyệt của chế độ", quy định trong Hiến pháp 1992 về quyền lãnh đạo mặc nhiên của ĐCSVN (Điều 4) và đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17) là hai vấn đề tồn tại then chốt. Chúng phải được khắc phục sớm, vì Dân, vì Nước và cũng vì chính ĐCSVN. Thế nhưng, hai quy định này vẫn được dự thảo sửa đổi Hiến pháp bảo lưu, trong khi quyền con người và quyền công dân lại bị thu hẹp đáng kể.

Đối với Dân, Hiến pháp kiểu này có thể trở thành bãi mìn pháp lý. Nếu dự thảo như vậy được thông qua, thì Hiến pháp có thể không còn là khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Nhà nước và xã hội, mà trở thành cái gông cùm Nhân dân và Dân tộc.

Chất lượng dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện cái tâm và tầm của các tác giả, không chỉ bao gồm những người trực tiếp tham gia soạn thảo, mà kể cả những vị ngồi trên cao để chỉ đạo và áp đặt. Nếu chỉ hạn chế về tầm, tức là do trình độ hay do sơ suất, thì Nhân dân có thể góp ý để bù lại. Nhưng những ví dụ được đề cập ở trên cho ta ấn tượng là: Những thay đổi theo hướng tiêu cực trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được tiến hành một cách có chủ ý và được tính toán kỹ lưỡng. Thậm chí, họ đã vận dụng cả những thủ thuật và thủ đoạn pháp lý tinh vi để thực hiện và che đậy mục đích đó. Khi tâm đã như vậy, thì liệu việc góp ý của Nhân dân có đủ để lay chuyển được quyết tâm sắt đá của họ hay không? Thật khó mà tin rằng họ có thể sữa chữa bản dự thảo để đưa ra một Hiến pháp thực sự tử tế với Dân.

Vì vậy, để bảo vệ quyền con người và quyền công dân, thì nên tạm dừng việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Hãy đợi đến một thời điểm thuận lợi hơn, khi tầm đã đủ cao và tâm đã đủ ổn, rồi hãy thay đổi Hiến pháp một cách căn bản, theo chiều hướng tiến bộ, để có được một bản Hiến pháp thể hiện ý nguyện của Dân, do Dân và vì Dân.


-
Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học

Trần Xuân Hoài

Khảo sát các bản hiến pháp của Việt Nam có thể thấy rõ biểu hiện của yêu cầu ”Độc lâp”“Tự do”, “Bình đẳng” tương đối ổn định. Riêng “Dân chủ” trong hành trình hiến pháp Việt Nam có sự biến đổi bất thường nhất. Trong các phiên bản ban đầu - 1946, 1960 - phạm trù này được nhấn mạnh nhiều, sau đó thì giảm mạnh.

1- Tiên đề của khoa học 

Khoa học là công cụ tư duy để con người lý giải và làm chủ tự nhiên cũng như xã hội. Mọi ngành khoa học đều được xây dựng từ những tiên đề (axioms), là những chân lý vạn năng tự thân không cần chứng minh[1]. Từ lớp 7 phổ thông ai cũng biết tiên đề Euclide về đường thẳng song song là nền tảng cho hình học cổ điển. Đó là loại tiên đề của tư duy toán học. Bảo toàn năng lượng và bảo toàn vật chất là những tiên đề nền tảng cho Vật lý. Tốc độ ánh sáng trong chân không là cực đại và hằng số trong mọi điều kin là tiên đề cho thuyết tương đối Einstein. Những tiên đề đó là của thế giới tự nhiên. Xã hội con người cũng là một đối tượng của khoa học. Muốn xây dựng một tập hợp con người thành một hệ thống xã hội văn minh cũng cần có những tiên đề, tạm gọi là Tiên đề xã hội. Nói một cách dễ hiểu, đó là những lẽ phải không ai chối cãi được (Hồ Chí Minh)[2]. Từ các tiên đề xã hội sẽ xây dựng nên Hiến pháp, luật pháp, quy tắc của xã hội đó. Tiên đề xã hội được thể hiện trong các niềm tin tôn giáo hoặc các tuyên ngôn xã hội. Khác với tôn giáo cần cách diễn đạt càng mờ ảo thì càng lôi kéo được niềm tin, các tuyên ngôn xã hội là khoa học, nên rất rõ ràng, không thể đánh tráo. Không kể thời trung cổ thì cho đến nay có 3 tuyên ngôn xã hội phổ biến nhất mà các xã hội văn minh chọn các tiên đề ở đó làm cơ sở cho Hiến pháp:Tuyên ngôn độc lập Mỹ (1776), Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền Pháp (1791 ) và Tuyên ngôn Công sản (1848). 

2- Tiên đề xã hội cho các hiến pháp của Việt Nam

Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945[2] là bản tuyên ngôn xã hội chính thức duy nhất của nước Việt Nam cho đến nay. Điều rất đặc biệt là ngay những dòng đầu tiên bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đó đã chọn những tiên đề xã hội của Tuyên ngôn độc lập Mỹ[3]: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyên Pháp[4]:”Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Tuyên ngôn độc lập Việt Nam đã khẳng định: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. 

Hiến pháp Việt Nam đã có hành trình gần 70 năm, với ít nhất 4 phiên bản chính thức vào các năm 1946, 1960, 1980, 1992[5], và 1 dự thảo 2013[6], không kể các sửa đổi nhỏ 2001. Với các tiên đề xã hội như Tuyên ngôn Độc lập 1945 đã khẳng định, thì các quyền hiển nhiên như Độc lập, Tự do, Bình đẳng, Dân chủ là những điều khắc sâu trong lòng Việt Nam, tất phải thể hiện thành lời trong Hiến pháp Việt Nam vì Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao, với kỳ vọng là được bắt nguồn từ những lẽ phải không ai chối cãi được đó.

Người Đức có câu tục ngữ rất hay: Điều gì khắc ở trong tâm thì cũng bộc lộ nên lời. Theo triết lý đó của người Đức, chúng ta làm một thống kê nhỏ mà kết quả trình bày trong bảng dưới đây, cho ta thấy số lần xuất hiện và xác suất hiện diện của các phạm trù đó trong các văn bản Hiến pháp Việt Nam. Vì các văn bản có độ dài ngắn khác nhau, nên để định lượng cần phải tính xác suất hiện diện của chúng bằng cách tính tỷ lệ (phần nghìn) của số lần xuất hiện chia cho tổng số từ. Để dễ nhận biết, xác suất của sự hiện diện được trình bày rõ thêm bằng đồ thị kèm theo. 



Hiến pháp
Tổng số từ
“Độc lập”
“Tự do”
“Bình đẳng”
“Dân chủ”
Số từ
Xác suất (o/oo)
Số từ
Xác suất
o/oo)
Số từ
Xác suất
 ( o/oo)
Số từ
Xác suất
o/oo)
1946
3348
2
0. 59
10
1. 49
2
0. 59
13-8
1. 49
1960
8277
10
1. 2
8
0. 96
6
0. 72
79-48
3. 74
1980
14510
19
1. 3
15
1. 03
7
0. 48
12
0. 83
1992
13514
11
0. 81
10
0. 73
7
0. 52
7
0. 52
2013(Dt)
13866
14
1
14
1. 01
10
0. 72
11
0. 79



Nhìn biểu đồ thấy rõ sự biểu hiện của yêu cầu”Độc lâp” có biến đổi ít nhiều nhưng không một chiều, “Tự do” năm 1946 là rất cao sau đó ổn định suốt nhiều thập kỷ. “Bình đẳng” tương đối ổn định. Riêng “Dân chủ” trong hành trình hiến pháp Việt Nam có sự biến đổi bất thường nhất. Trong các phiên bản ban đầu, 1946, 1960 phạm trù này được nhấn mạnh nhiều, sau đó thì giảm mạnh. Lưu ý rằng trong các thống kê này, cụm từ dân chủ nằm trong tên gọi quốc gia “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, đã được đưa ra khỏi số liệu thống kê. Tuy chỉ là một phương pháp tư duy hình thức, gần giống như một trò chơi ngôn ngữ, nhưng số liệu thống kê giản đơn như vậy cũng gợi ý để tìm hiểu kỹ hơn, đặc biệt về nội hàm “Dân chủ” trong Hiến pháp. 

3- Sự định danh của một quốc gia và Hành trình dân chủ trong các Hiến pháp Việt Nam


•    Việt Nam, với tư cách là một quốc gia (nhà nước), được định danh trong các Hiến pháp như sau:

Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa (điều 1, Hiến pháp 1946)
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. . , là một nước dân chủ nhân dân (điều 2 Hiến pháp 1960)

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản. . . (Điều 2, HP 1980)

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước (gì?) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. . . (điều 2, HP 1992) 

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân. . . (điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2000). 

•    Sự định danh lại vào Hiến pháp 1980 từ nhà nước dân chủ sang nhà nước chuyên chính, là một bước ngoặt lớn, có thể hiểu là Hiến pháp được xây dựng lại trên cơ sở những tiên đề xã hội khác trước. Có lẽ hiếm có quốc gia nào có được sự tự định danh chính thức là nhà nước chuyên chính như Hiến pháp 1980 của nước ta. Nên nhớ rằng, “chuyên chính” là xuất xứ từ nguyên gốc Latin “Dictatura”, trong mọi ngôn ngữ thông dụng đều có duy nhất một nghĩa là đối nghịch với “Dân chủ - Democracy”, rất phản cảm trong xã hội văn minh[7]. Vì là từ mượn, trong tiếng Việt, nhờ sử dụng thủ thuật “từ đồng nghĩa- Synonyms” cùng gốc Hán- Việt nên chữ “Chuyên chính” đã được dùng thay cho chữ “Độc tài”, và do vậy không gây phản cảm trong xã hội Việtnam. Trong giao tiếp, quảng cáo, tuyên truyền chính trị, những thủ thuật ngôn ngữ được dùng để dễ thuyết phục một cách nhất thời như vậy không phải là điều cấm kỵ, nhưng trong một văn bản luật cao nhất như Hiến pháp của một quốc gia mà định danh một quốc gia như vậy thì rất lạ. 

•    Hiến pháp 1992 một lần nữa định danh lại: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. . . ”. Cần nhớ rằng mệnh đề này là trích trong diễn văn Gettysburg (1863) của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, dùng để định danh một chính quyền, nguyên văn:”… - government of the people, by the people, for the people - Chính quyền của dân, do dân và vì dân”[8]. Không phải là vô tình mà A. Lincoln định danh đó cho chính quyền chứ không phải cho nhà nước. Vì nếu là nhà nước (quốc gia) thì định danh như vậy thật vô nghĩa. Coi Chính quyền đồng nghĩa là Nhà nước (quốc gia), là một sự cố tình nhầm lẫn tai hại trong chính giới và chuyển thành thói quen cả ở trong ngôn ngữ dân gian. Như vậy, thực chất Hiến pháp 1992 của Việt Nam không định danh nhà nước Việt Nam là nhà nước gì, không biết là dân chủ hay là chuyên chính hay là cái gì đó khác…!

•    Có lẽ nhận thấy sơ suất này nên năm 2001 đã sửa lại Việt Nam là “. . là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân. . . ”. Hiến pháp là văn bản pháp luật tối cao khởi thủy cho mọi văn bản pháp lut khác. Về khoa học, bất kỳ một định danh nào đều phải dẫn chiếu đến một khái niệm đã được định danh trước đó hoặc diễn dịch từ những “sự thật không thế chối cãi –tức tiên đề xã hội”. Vì vậy cần giải thích rõ “Nhà nước pháp quyền XHCN” là gì trước khi định danh cho một nhà nước. 

•    Qua sự định danh quốc gia trong Hiến pháp, ta có thể tóm tắt hành trình dân chủ theo con đường tiến hóa gần 70 năm như sau:

Dân chủ cộng hòa (46) --> Dân chủ nhân dân (60) --Chuyên chính vô sản (80) --> không định danh (92) --> Pháp quyền XHCN (2001)…

Điều này lý giải cho biểu đồ về sự biểu hiện “Dân chủtrong hiến pháp Việt Nam và hiển nhiên đã dẫn dắt sự thực thi trong xã hội chúng ta. 

4- Thay lời kết

Trước một đối tượng quan trọng như chọn cơ sở nào để xây dưng Hiến pháp, trong xã hội tất phải có nhiều quan điểm khác nhau. Dưới quan điểm chính trị, Hiến pháp phải xây dng trên cơ sở đảm bảo quyền lực thống trị. Theo mục tiêu kinh tế, Hiến pháp phải được to ra theo lợi ích của việc điều khiển và thao túng đồng tiền. Lấy mục đích tuyên truyền làm chính, Hiến pháp sẽ được xây dựng bằng các thủ thuật ngôn ngữ. Điều thống nhất là tất cả các quan điểm khác nhau đều tự tuyên bố là vì quyền lợi của toàn dân. Tất nhiên thôi, vì về danh nghĩa, Hiến pháp là của toàn dân. Về nguyên tắc, Hiến pháp phải được toàn dân chấp nhận. 

Khi Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở những lẽ phải không thể chối cãi được, thì việc chấp thuận của toàn dân là một lẽ tự nhiên. Còn khi cơ sở là những lý lẽ dễ bị chối cãi, dù cho Hiến pháp đó bằng cách này hay cách khác tuyên bố được nhân dân chấp thuận, thì đó chỉ là sự áp đặt khiên cưỡng. Một Hiến pháp như vậy chỉ là hình thức, chỉ để tuyên truyền và tất nhiên không thể thực thi làm nền tảng cho sự phát triển hài hòa, bền vững và thịnh vượng cho quốc gia, dân tộc. 

Chắc là không có ai, ngoài vài ba nhà khoa học, lại ngây thơ tin rằng Hiến pháp của một quốc gia chỉ được xây dựng trên một cơ sở duy nhất, là cơ sở của những lẽ phải không thể chối cãi được. 

Nhà Vật lý vĩ đại Albert Einstein đã từng thổ lộ:. “Tôi không bao giờ ngại ngần và cũng chẳng bỏ lỡ một cơ hội nào để thẳng thắn nói lên niềm tin của mình, vì tôi coi đó là nghĩa vụ phải làm. Tuy nhiên, theo lẽ thường thì một tiếng nói đơn lẻ luôn luôn chìm trong tiếng ồn ào của số đông “

Chú thích

[1] axioms: a self-evident or universally recognized truth

[2] http://dangcongsan. vn/cpv/Modules/News/NewsDetail. aspx?co_id=30196&cn_id=119997

[3] “We hold these truths to be sacred and undeniable self evident, that all men are created equal and independent; that from that equal creation they derive in rights inherent and inalienable, among which are the preservation of life, and liberty and the pursuit of happiness”; http://www. princeton. edu/~tjpapers/declaration/declaration. html

[4] „Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits. “ http://www. assemblee-nationale. fr/histoire/dudh/1789. asp

[5] http://vanban. chinhphu. vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=view&org_group_id=0&type_group_id=1&category_id=0

[6] http://vietnamnet. vn/vn/chinh-tri/103390/du-thao-sua-doi-hien-phap-lay-y-kien-nhan-dan. html

[7] Tiếng Anh: Dictatorship, Pháp:Dictature, Nga:диктатура, Đức: Diktatur, Trung quốc: 独裁 (âm Hán Việt:độc tài)

[8] “. . . and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth. ” http://showcase. netins. net/web/creative/lincoln/speeches/gettysburg. htm




Nội dung “dân chủ” trong hành trình Hiến pháp Việt Nam có nhiều biến đổi (TS/ Sống mới)..
- bài đã bị rút rồi ! sợ dân chủ ?!


Bằng phương pháp khảo sát ngôn ngữ mạch lạc, trong sáng, tác giả Trần Xuân Hoài đã làm rõ “vật liệu” cơ bản được xây dựng trong hiến pháp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều bắt đầu là những khái niệm đã được thừa nhận mặc nhiên trong xã hội như: nhà nước do dân làm chủ, con người được tự do, được bình đẳng về quyền lợi, được mưu cầu hạnh phúc… Các giá trị cốt lõi này đã tạo nên sự bền vững của hiến pháp như các tiên đề Euclid giúp cho các quốc gia không tốn tiền “cải cách” giáo trình môn hình học cơ sở trong suốt hơn 2.000 năm qua.

Mặc dù đây chỉ là một thống kê ngôn ngữ đơn giản, nhưng có thể thấy nội hàm “dân chủ” trong Hiến pháp của Việt Nam trong suốt 70 năm qua đã bị xê dịch đáng kể khi được “đính kèm” với khái niệm Quốc gia – Nhà nước. Cụ thể như, nếu như trong điều 1 Hiến pháp 1946 “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa” thì khi sang điều 2 Hiến pháp 1980, nhà nước CHXHCN Việt Nam lại chuyển thành nhà nước chuyên chính vô sản. Trong đó, theo tra khảo từ nguyên Latin của tác giả, thì hiếm có quốc gia nào dùng từ “chuyên chính”(dictatorship) trong hiến pháp khi nó lấy gốc nghĩa “độc tài” (dictator [tiếng Anh]  - dictatura [Latin]) là bao nhiêu. Do thủ thuật dùng từ đồng nghĩa khéo léo nên sự phản cảm của từ “chuyên chính” bị mờ đi trong xã hội Việt Nam.

Chỉ đến khi chuyển sang Hiến pháp năm 1992, từ “chuyên chính” đã biến mất và được thay bằng,  “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” một mệnh đề thoạt nghe như là của Hiến pháp Mỹ.

Nhưng nếu suy xét kỹ, tác giả của mệnh đề này là Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã chọn từ rất chắc chắn khi trao trọng trách cho “chính quyền” (goverment) dưới sự kiểm soát của dân, hoạt động vì dân và do dân làm chủ chứ không dùng từ nhà nước – quốc gia (nation - state). Bởi tiên đề “nhà nước là của nhân dân” cũng đã được nghiễm nhiên thừa nhận như 2+2 = 4 vậy. Do một sự nhầm lẫn nào đó trong chính giới đã tạo nên thói quen ngôn ngữ trong dân gian khiến nghĩa vụ “do dân, vì dân” của chính quyền đã được gán sang cho khái niệm siêu hình là nhà nước, một đơn vị ngôn từ đồng nghĩa số đông quần chúng. Theo logic này, nhà nước do dân vì dân cũng không khác gì, nhân dân tự làm, tự chăm sóc, tự chịu trách nhiệm với nhau .

Có lẽ, nhận thấy sơ suất này nên năm 2001, Hiến pháp đã định danh lại với nhiều thông tin hơn, nhưng từ “dân chủ” lại vắng bóng: “…Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân.”

Xâu chuỗi lại, có thể thấy sự thăng trầm của từ “dân chủ” trong định danh quốc gia như sau: Dân chủ cộng hòa (1946) --> Dân chủ nhân dân (1960) --> Chuyên chính vô sản (1980) --> định danh vô nghĩa (1992) --> Pháp quyền XHCN (2001).

Đây là một khảo sát có giá trị khi lý giải phần nào cho biểu đồ hình sin về biểu hiện “dân chủ” trong hiến pháp Việt Nam, cũng như tác động của nó vào xã hội ngày nay.

Mạnh Kiên

- Nội dung “dân chủ” trong hành trình Hiến pháp Việt Nam có nhiều biến đổi (TS/ Sống mới).

-- Nguyễn Thượng Long: Thư ngỏ gửi ông Phan Trung Lý (BoxitVN).

- Nguyễn Khắc Mai: Ý tưởng cho một Hiến pháp mới (BoxitVN).

- Hiến pháp vẫn là ‘dòng sông màu đỏ’? (BBC).

- KIẾN NGHỊ CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN THANH HÀ (78 TUỔI ): THAY GÓP Ý SỬA HIẾN PHÁP 1992 BẰNG TRƯNG CẦU DÂN Ý ĐỂ SOẠN HIẾN PHÁP MỚI (Phạm Viết Đào). - CUỘC CHIẾN VIỆT NAM 1945-1975: ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN (Nguyễn Trọng Tạo). – TỪ VẬN ĐỘNG VÃN HỒI HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 ĐẾN SOẠN THẢO HIẾN CHƯƠNG 2000 : MỘT GIẢI PHÁP TRUNG LẬP CHO VIỆT NAM ? (Trí Nhân Media).- Giám sát, phản biện phải “ra tấm ra món” (DT).
- Dự án luật Đất đai sửa đổi: Chính phủ sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân sau ngày 1.2 (SGTT). - Xóa sổ “luật con” về đất đai (TN). - Thu hẹp các trường hợp thu hồi đất làm dự án kinh tế (LĐ).

- Lê Duy Nhân: Vỡ đảng (Thông Luận). - Ngành Tư pháp thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (PLVN).
- TPHCM lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DT). – Chính phủ tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (TP).
- Ngành kiểm sát cần thực hiện tốt cải cách tư pháp (SGGP).
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết hướng dẫn việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm (SGGP). –Bãi miễn, cách chức cán bộ tín nhiệm thấp không từ chức (TP).
- Quả bom và “cái cọc” (Đào Tuấn). – Quy định mới về điều kiện thăng hạng viên chức (TT).
- Lo ngại nạn tham nhũng quyền lực, chính trị (DV). – Cơ quan phòng, chống tham nhũng phải có thực quyền(ĐĐK). – Ông Nguyễn Bá Thanh cách chức cán bộ như thế nào? (Infonet). – Hé lộ tỷ lệ chia tiền từ tin nhắn thời tiết trên VTV (TP).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng: ‘Không sợ trời mưa, chỉ sợ ‘mưa’ trong BQL dự án’ (PT). – Cầu nghìn tỷ vừa đưa vào sử dụng đã nứt toác (VNN/SGTT).
- Phiên họp thứ 14 của UBTV Quốc hội: Phải xem xét, lấy ý kiến lại từ nhân dân (NNVN). – Chủ tịch Quốc hội: “Định giá đất như vậy, dân không chịu” (VnEco). – Luật đất đai (sửa đổi): dành 2 tháng lấy ý kiến nhân dân(Infonet). – Băn khoăn về phương án áp dụng bảng giá đất (Infonet). - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Vướng mắc về bảng giá đất (SGGP). – Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Luật đất đai sửa đổi: Thu thuế đất theo giá phù hợp (DV). – Bất cập đền bù đất đai kìm hãm phát triển kinh tế Việt Nam (World Bank/ TCPT). - Sở hữu đất đai: tử huyệt của chế độ (RFA). - Dự thảo Luật Đất đai: Vẫn phải tiếp tục “đại phẫu” (NLĐ). - CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG: Hãy đặt mình vào vị trí người dân để soạn luật (PLTP). - Giá đất điều chỉnh khi biến động: Khác gì giá xăng! (DT).
- Bùi Hoàng Tám: Đất nước của… hội hè, lễ lạt! (DT).
- Thi tuyển lãnh đạo ở Quảng Ninh: Cơ hội lựa chọn cán bộ trẻ (TT).
- Điều Bí thư huyện Tiên Lãng làm phó giám đốc sở (PLTP). –- TẠI BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT: “ĂN DÀY, ĂN TẤT, ĂN CẢ ĐẤT XUNG QUANH”… (Mai Thanh Hải).
- Câu hỏi của ngài Thủ tướng (DLB).
- TS. Đinh Xuân Thảo: Tôi ủng hộ ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ (GDVN). - Đằng sau “hiện tượng” Nguyễn Bá Thanh (viet-studies).- Phác họa chân dung Nguyễn Bá Thanh CÁNH CHIM BÁO BÃO - BoxitVN). - Pakistan: Lệnh bắt giữ Thủ tướng đẩy đất nước vào vòng xoáy khủng hoảng mới (PNTP). – Pakistan: Toà tối cao ra lệnh bắt Thủ tướng (TP). - Nghi tham nhũng, tòa án Pakistan bắt Thủ tướng (PLTP).
- Chống tham nhũng, hãy dựa vào dân! (LĐ). - Chống tham nhũng “chỉ mới bắt được mèo con” (TN). - Tham nhũng – đụng đâu cũng thấy! (PT). - Tham nhũng quyền lực: “Độc tố” nguy hiểm nhất(PLTP). - Chống tham nhũng như trừng trị cái ác (TP). – Người anh hùng chưa được vinh phong Phạm Duy Thiệu: Ngồi buồn nghĩ cách cứu người (LĐ).
- Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang: Không bỏ lọt tội phạm nhưng đừng để oan sai (LĐ).


- Tiếp tục bình luận về “Hiện tượng Kim Chi”: Để phát biểu không chỉ là hiện tượng (RFA). – “Đối lập” và “phản biện” (Talawas/ TCPT). –Sẽ có chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị an ninh (GD&TĐ).
-.-- Chính sách… mắc tóc (DV). – Bộ trưởng Y tế lo “bữa ăn gây bệnh” (Gom tin). – Phát hiện hơn 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị lên mâm cơm người Việt (Sống mới). --Trẻ lóc nhóc chữa bệnh dưới… gầm giường (GDVN). -- Bộ trưởng Y tế ngạc nhiên và sốt ruột với tình trạng quá tải bệnh viện (Sống mới). – Xóa đoạn trường bệnh viện: Nơi nơi “không thể”, Đà Nẵng “có thể”… (DT).
- Lãnh đạo HN xấu hổ vì người dân xả rác ra đường (PN Today). - Quỹ phòng chống thiên tai – mạnh ai nấy làm? (DT). - Cái này cũng mạnh ai nấy làm: Phi tin bất phú (TP).
- Quảng Ninh: Muốn lên GĐ sở cũng phải thi (VNN).
- Xây 45 trạm cân, thêm một đề án ‘đốt tiền’ của Bộ Giao thông vận tải (Sống mới). – Bộ trưởng Thăng: “Báo cáo Sở dài gấp đôi báo cáo Bộ” (VNN).
- Về nghị định cấm dùng cửa kính quan tài: Luật lú lấp (Quê Choa). - Càng sướng càng thấy… khổ (ANTĐ). - Làm tượng đài, tranh hoành tráng: Cần phải có bằng đại học (LĐ). - Tác phẩm hoành tráng và câu chuyện bằng cấp (TT).
- Chưa tích nước phát điện Thủy điện Sông Tranh 2 (TP). - Co ro trong vùng động đất (TN).
- Bớt chữ ký để bệnh nhân bớt chờ đợi (TT).
- Can thiệp quá tay, chủ tịch tỉnh thua kiện (PLTP).
- Vợ bí thư xã chém người dã man (TN).
- Buộc người kinh doanh phải tuân thủ (TN). - Bỏ đề án hạn chế xe cá nhân (TN).

Tổng số lượt xem trang