Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Ở đời sống Mỹ - Uyển Mai lược dịch

Đây là sáu truyện rất ngắn. Những câu chuyện đời thường ở Hoa Kỳ nơi có cuộc sống đô thị tất bật, nhưng không vì thế mà những điều tử tế và siêu nhiên biến mất. Lược dịch từ tạp chíFirst for Women, January 2013.

Mất rồi tìm lại

Khi tôi nhỏ xíu, bà nội Grandma Pearl yêu dấu đã cho tôi một cuốn truyện cổ tích “Grimm’s Fairy Tales” bìa da tuyệt đep. Tôi mê man với những câu chuyện công chúa, hoàng tử như nuốt từng chữ một, mê man ngắm nghĩa từng chi tiết nhỏ trong các bức hình minh họa đầy màu sắc. Cuốn truyện cổ tích ấy là nơi tôi thu mình trốn mỗi khi gặp chuyện không vừa ý. Nhưng tới lúc lên 10, gia đình tôi dời nhà, và tôi mất luôn nó.

Grimm’s Fairy Tales
Nguồn ảnh: elsahefa.com/




Sinh nhật tôi vừa rồi, chồng tôi đưa cho tôi một cái hộp nặng. Tôi xé giấy gói. Ngay lập tức tôi nhận ra dòng chữ kim nhũ chạm nổi trên mặt da. “Trời ơi, sao anh kiếm ra được hay vậy?”, tôi nghẹn ngào hỏi. Chồng tôi nhăn mũi cười, “Mua trên eBay. Anh muốn tặng em cuốn sách giống như cuốn bà nội đã từng cho em đó mà”. Và anh đã thành công!

Tôi mở sách. Mắt tôi bỗng nhòa lệ. Ngay trang đầu là hàng chữ viết thân thương mà suốt 40 năm tôi chưa hề quên: “Cháu Lizzy rất thương của bà. Cuốn sách này sẽ nhắc cho cháu nhớ, cuộc đời tuy không phải lúc nào cũng đẹp như truyện thần tiên, nhưng nếu cháu biết yêu thương tha thiết và vô vị lợi thì nó vẫn luôn luôn là những điều kỳ diệu. Yêu cháu nhiều lắm. Bà nội Grandma Pearl”

(“Lost and found” - Elizabeth Houston, 49, San Franciso)

Cha nào, con nấy

Nhóc tì Garett nhà tôi mới lên ba nhưng giống y chang cái máy thu thanh, hễ nghe được người lớn nói cái gì là thế nào nhóc ta cũng sẽ lập lại, mà đúng vào những lúc độc nhất mới chết chứ. Như lần rồi ông xã tôi đưa nhóc đến thăm ông bà nội. Trên đường kẹt xe kinh khủng. Khi tới nơi, cậu nhỏ nhảy a ra chào bà nội, và đó là những câu hết sức… êm tai!

Hell Priest
Nguồn ảnh: Waugh (France)


Sau lần đó, tôi ngồi xuống nói chuyện với Garett. Chỉ cho “ảnh” biết có những chữ mình không nên nói ra vì nghe không được “nice” – áng chừng ảnh có vẻ hiểu và sẽ ghi nhớ nằm lòng. Rồi một Chủ Nhật nọ, cả nhà cùng đi lễ nhà thờ. Mọi sự diễn ra suông sẻ cho đến khi Garett nghe thấy cha xứ trên bục nói chữ “hell”. Mặt nhóc ta bỗng đỏ bừng lên, còn lấy tay chỉ, la to: “Ông kia ổng nói chữ bậy kìa má ơi!” Cha xứ đứng lặng người trong khi tiếng cười râm ran lan dần khắp nhà thờ. Vậy cũng chưa hết, nhóc ta còn quay lại nhìn tôi, nói như mách: “Bộ ổng học được từ bố ổng đó hả má?”

(“Like father, like son” – Laura Corcoran, 32, New Orlean)

Món quà nồng ấm

Sau khi James, đứa con trai út, rời nhà ra nội trú đại học, hai vợ chồng tôi quyết định bán ngôi nhà đang ở để mua một căn nhỏ hơn. Trước lúc ra đi, tôi đến từng căn phòng một, nhớ lại những kỷ niệm suốt 20 năm qua của chúng tôi với 3 đứa con trai. Tới nhà bếp, tôi dừng lại ngắm cánh cửa, ở đó chúng tôi đã ghi dấu chiều cao 3 đứa nó. Các vạch ghi vẫn còn rất rõ, cả tên mỗi đứa, cả ngày tháng năm. Vạch này là sinh nhật thứ 5 của Jamie, vạch kia là lúc Alex mất răng sữa đầu tiên, vạch nọ là khi Will bắt đầu lên trung học. Tôi hôn lên ngón tay mình và vuốt nhẹ vào các vạch ấy như một lời từ biệt.

Vạch này là sinh nhật...
Nguồn ảnh: Waugh (France)


Vài tháng sau khi chuyển sang nhà mới, người phát thơ đem đến cho tôi một cái gói. Đó là một gói dài, bao bằng giấy kỹ lưỡng. Khi vừa mở lớp giấy gói, trái tim tôi như muốn ngưng đập, bên trong là cái “thước đo” chiều cao. Người chủ mới của căn nhà đã tháo cánh cửa, lấy phần gỗ ra, còn cẩn thận bào nhẵn các cạnh và thêm vào cái móc để treo. Bên trong gói quà có kèm theo mấy chữ: “Mong sao các bạn sẽ cảm thấy căn nhà mới không khác gì tổ ấm xưa với cái thước này”.

(“The perfect housewarming” – Gretchen Clifton, 57, Cleveland)


Người giúp bên đường

Cách đây nhiều năm tôi bị một tai nạn xe thật dễ sợ - cái xe tôi đang lái bị trượt và lật nhào xuống triền dốc bên dưới. Tôi bị va đập mạnh rồi kẹt cứng bên trong. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, tôi mơ hồ thấy một người đàn ông lôi tôi ra khỏi xe. Ông ta mặc áo sơ-mi xanh, trên túi áo có thêu chữ “Sam”. Ở bệnh viện, người ta nói đã tìm thấy tôi bất tỉnh, cách 50 yard một chiếc xe bốc cháy. Không ai biết gì về người đàn ông đã cứu mạng tôi.

Tháng rồi, cái xe tôi lại chết máy đúng ngay đoạn đường đã xảy ra tai nạn. May thay, một người đàn ông tử tế dừng lại giúp đỡ. Chỉ vài phút sau, xe nổ máy trở lại. Mừng quýnh, tôi cám ơn rối rít, nhưng tôi bỗng sững người – trên túi áo xanh của ông ta có hàng chữ thêu: “Sam!” Tôi lắp bắp hỏi có phải ông đã cứu một phụ nữ ra khỏi tai nạn lật xe 20 năm về trước không. Người đàn ông mỉm cười, nháy mắt, và lái xe đi.

Vị khách bí ẩn


Giống Shiba Inu
Nguồn ảnh: OntheNet

Khoảng đâu năm ngoái, một tháng sau ngày mẹ mất, khi tôi đang ngồi ngoài hiên ủ rũ buồn rầu, thì thấy một chú khuyển từ đâu đó bỗng dưng xuất hiện, bước loanh quanh trong vườn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một chú chó nào đẹp đến thế - trông thật giống một con chồn với bộ lông mịn vàng óng với cái đuôi xoăn. Chú ta thật hiền, thật dễ thương. Tôi khóa cổng vườn với chú chó bên trong, rồi đi hỏi thăm hàng xóm chung quanh xem ai bị mất không, nhưng chẳng ai nhận. Khi về đến nhà, chẳng thấy chú khuyển đâu nữa. Lạ thật, cổng vườn vẫn khóa chặt, cũng không có dấu vết gì cho thấy chú ta đã đào lỗ chun ra ngoài.

Vài ngày sau, chú khuyển – tôi tìm biết đó là một giống chó có tên Shiba Inu - bỗng dưng lại xuất hiện. Chú đến bên tôi, dụi dụi, như muốn tôi chơi với chú ấy. Lần này tôi bỏ chú vào nhà xe, khóa lại, rồi lên nhà trên để điện thoại cho văn phòng bảo vệ động vật. Biết đâu người chủ đã cớ mất và đang nóng lòng tìm kiếm người bạn bốn chân đi lạc. Nhưng chỉ vài phút sau, khi trở lại nhà xe, chú chó đã biến mất – lần nữa! Tôi chắt lưỡi, cho rằng chú khuyển đã nhanh chân lỉnh mất. Chỉ đến ngày hôm sau …

Khi tôi ra thăm mộ mẹ. Đến nơi, bất giác tôi đưa mắt nhìn cây thánh giá Celtic. Lạ lùng chưa, trong khóe lõm trên cây thánh giá là một cái mề-đay nhỏ mang hình một chú khuyển Shiba Inu. Tôi mỉm cười, thì thầm, “Mẹ ơi, con cũng nhớ mẹ lắm cơ”.

(“A most welcome visitor” – Jane Genovesi, 45, Boston)


Viên thuốc khó nuốt

Năm ngoái, tôi hạ quyết tâm phải làm cho bằng được 2 điều, một là gài dây an toàn khi lái xe, hai là uống vitamin mỗi ngày. Coi bộ không quá khó như lê bước vào phòng tập thể dục - dễ như ăn kẹo ấy mà! Kế hoạch của tôi là uống 2 viên vitamin vào buổi sáng và 2 viên nữa sau bữa ăn trưa.


Vitamin?
Nguồn ảnh: OntheNet

Một ngày kia, lại một buổi sáng bận quá trời bận. Cứ rối tung lên mà vẫn trễ giờ. Khi tôi đang lùa hai tiểu thư lên xe thì lọ vitamin rơi khỏi túi, đổ vung vãi trên nền nhà bếp. Bực ơi là bực, tôi vừa nhặt con búp bê Barbie của nhỏ út, vứt qua một bên, vừa hối hả hốt mớ thuốc viên bỏ trở lại vào lọ.

Xế trưa, sau bữa ăn với xếp và bốn khách hàng quan trọng, tôi nhớ mình không được quên vụ uống thuốc bổ. Mở nắp lọ, tôi đổ lên tay 2 viên thuốc, rồi hất tay, dốc thẳng vào miệng. Quái, thuốc gì mà to dữ vậy cà? Tôi chiêu một hớp nước để tống nó tuột xuống. Và rồi nhận thấy vẻ mặt kinh hoàng của một phụ nữ ngồi bên cạnh, tôi quay qua hỏi bà có sao không. Câu hỏi lập tức kiến những người chung quanh quay lại nhìn. Người phụ nữ mặt đỏ bừng vì cố nhịn cười, lúng búng nói: “Cưng ơi, em vừa mới nuốt một cái giày búp bê Barbie!”

(“Tough pill to swallow” – Rachel Montgomery, 38, Denver)

© DCVOnline
Uyển Mai lược dịch

mythanh


Cám ơn tg Uyển Mai đã dịch những truyện rất ngắn thật có ý nghĩa, rất đẹp để mở đầu một ngày Năm Mới. Câu chuyện đầu nếu có thật quả là ... thần thoại ;p

Gần đây người ta có "mốt" viết truyện rất ngắn, muốn viết hay không phải cứ ... ngắn mà được, cũng như một tấm hình đoạt giải phải bắt được khoảnh khắc "đáng ghi" nhất. mt một lần đọc được một truyện rất ngắn của VN, qua bao lâu vẫn còn nhớ, còn giữ nguyên ấn tượng. Truyện xảy ra ở VN không "thần thoại" như ở Mỹ, nhưng vẫn không ngại cọp lại cho các bạn ngày đầu năm, vì câu chuyện có ý nghĩa riêng, nét đẹp riêng của nó.

Anh Hai


Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

một ngư phủ


Xin cãm ơn tác giả UM qua những mẫu truyện tử tế. Nhơn đây, xin gởi lời chúc năm mới đến quý tác giả có các bút hiệu "phái yếu" như U Mai, M Lan, T Mi, T Xanh, L Như ...

Có những mẫu truyện tử tế và rất thật ĐANG xảy ra trên mảnh đất ...mạnh ai nấy sống.

Trích từ Nguoi-viet:
...
Cô kể: “Hồi đó ăn toàn sắn độn, khoai độn, cực kinh khủng lắm. Nhưng có cái hay là thanh niên thời của mình đều cùng chung hoàn cảnh, rồi làm chung đội nên giúp đỡ, đùm bọc nhau lắm. Nhất là những lúc có người bệnh, đúng là một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, thay nhau chăm sóc, lấy riêng từng hột cơm ra khỏi sắn độn mà cho người bệnhà”

“Bây giờ kinh tế có khá hơn trước, nhưng thanh niên thực dụng quá, tụi nó chỉ nghĩ cho bản thân, nhiều đứa xài tiền như vứt qua cửa sổ, nhưng mua khoai lang đường mà thấy mấy đứa nhỏ nhà nghèo mua thiếu chịu, mua nhín nhịn, không bao giờ nó cho đâu, đáng buồn thật!”

“Mọi năm, cô ngồi bán một mình, đến mùa Giáng Sinh, cô nhờ thêm một đứa bé con nhà nghèo trong xóm đạo ra bán với cô để cho nó một ít khoai và mấy đồng mua sách vở. Gần đây, cô nghĩ khác, cứ bán đủ tiền vốn và lãi thêm ba chục ngàn đồng nữa là tốt, xong, còn bao nhiêu, mình cứ bán giá rẻ cho mấy đứa trẻ nhà nghèo.”

“Mùa Giáng Sinh nào cũng bán được nhiều, vì trời lạnh, mau đói, trẻ nhà nghèo dậy sớm lắm, năm sáu giờ sáng đã lủi thủi đi tìm cái bỏ vào bụng, vì cả đêm tiêu hóa mấy thứ cơm canh nhà nghèo, ít chất nên đói lia lịa à! Năm nay, mình sẽ tặng tụi nhỏ xóm nghèo một nồi khoai ngày Giáng Sinh!”

Câu nói pha chút buồn bu

một ngư phủ


...
Câu nói pha chút buồn buồn cùng với món quà giản dị của cô Thanh làm chúng tôi thấy ấm áp vô cùng. Nhất là sau khi nghe câu chuyện đời của chú Thể, chồng cô. Mấy ngày nay cứ lê đôi chân cà nhắc đi phụ vợ bán khoai và dạy kèm cho mấy đứa trẻ nghèo, chú trông mệt mỏi nhưng nét mặt lại rất vui.

Chú Thể kể về mình: “Cưới vợ chưa đầy một năm, chú đi làm đồng, thấy hai anh em trong nhà gần ruộng mình làm đánh nhau, ông anh vác cuốc rượt ông em, thấy tình thế nguy cấp, mình can ngăn, ôm giữ ông anh lại, ai dè ông em vác cuốc chặt lén ông anh, đụng cái chân của mình, đứt và liệt luôn đến giờ!”

“Bây giờ thì lấy niềm vui phụ vợ bán khoai, bán xôi làm cái cớ mà qua ngày đoạn tháng, hai vợ chồng chú đều là con nhà đạo dòng, theo Chúa đã mấy đời nay, chú luôn tin rằng Chúa sẽ mỉm cười và ban phát sự bình an cho người tốt, giàu nghèo là chuyện cũng vậy thôi, chẳng có gì đáng nghĩ lắm đâu, sống tốt mới quan trọng!”

Có lẽ chính vì quan niệm sống nhẹ nhàng, hồn hậu mà cô Thanh, chú Thể dễ dàng vượt qua khó khăn, nghèo đói để nuôi hai người con học đại học, một đứa út học cấp ba. Cô chú luôn từ chối mọi khoản ban phát của nhà nước gọi là xóa đói, giảm nghèo bằng vài ký gạo, vài gói mì tôm bỏ trong chiếc hộp có bọc giấy kim tuyến để chụp hình, quay phim...
...
(Theo nguoi-viet)

- Nhiều thuỷ thủ Việt Nam bị bỏ đói trong năm mới (Sống Mới). - Đình Công Xảy Ra Nhiều Nơi Vì Bớt Lương, Quên Tiền Tết; Tổng kết Sài Gòn 2012: Có 103 Trường Hợp Đình Công, Đa Số Vì Nợ Lương… (Việt Báo). – Chủ nghĩa Marx và đấu tranh giai cấp (Chu Mộng Long).
- Nhiều người ký tên: Nơi chứng, nơi không (PLTP).
- Quý I/2013, các địa phương phải hoàn tất kế hoạch hỗ trợ nhà ở người có công (LĐ).
- Thanh Hóa: Sao không đặt trạm thu phí ở đầu đường tránh? (LĐ).
- Hai bộ “vênh” nhau về kiểm soát vi phạm lái xe (TN). - “Cần nghĩ rộng và dài hơn” (PLTP).
- Hà Nội “hưởng lợi” gì từ Luật Thủ đô? (LĐ). - “Giáo dục đạo đức cho con – Những thách thức của cha mẹ” (PNTP).
- Hàng tỷ USD học phí đang chảy đi hàng năm (VnEconomy).
- Quảng Bình: Thêm tàu cá với 8 thuyền viên mất tích (TTXVN). - Thêm 1 tàu cá mất liên lạc (TN). - Nước mắt Cồn Sẻ (PLTP). - Xé lòng người làng nổi (TP). - Xác định được vị trí 14 thuyền viên chìm cùng tàu cá (DT).
- Tang thương vụ cháu bé 18 tháng tuổi tử vong dưới gầm ô tô (DT). – Vụ thai phụ tông chết bé 2 tuổi: Tang thương ngày đầu nămVụ ô tô tông chết bé trai: Thai phụ cầm lái để… khởi động xe (NLĐ).
- 4 vụ án làm rúng động dư luận (NĐT). - Triệt phá mạng cá độ lớn ở Đà Nẵng (TN). - Phá mạng lưới cá độ bóng đá quốc tế “trăm tỷ” (SGGP).- Bị “bỏ sót”, dân phải tự kéo điện (TP).
- Tiết kiệm chi tiêu, dành lo cho tết cổ truyền (LĐ).
- Sâu lạ tấn công bưởi năm roi (TP).
- Lật tẩy thủ thuật làm bài ‘ma’ và những bài học xương máu (NĐT).
- Bị đồn ‘bổ thận tráng dương’, tê tê trở thành hàng ‘nóng’ (TP).
- Sau kỳ nghỉ lễ, phà Cát Lái kẹt cứng (TT).
- Bí ẩn nhau… mèo (DV).  

Khoa học Việt Nam 2012: Những chuyển động trong gian khó (TT 1-1-12) -- Bài Giáp Văn Dương
Hàng tỷ USD học phí đang chảy đi hàng năm (VNE 1-1-12)
Đổi mới căn bản để nâng chất lượng đào tạo đại học (T 11-12-12) -- P/v thứ trưởng Bùi Văn Ga
Nỗi niềm của nhà giáo (VNN 1-1-13)
Bao giờ người Hà Nội lại thanh lịch? (PetroTimes 1-1-13)
Sổ tay: Thạc sĩ có giỏi hơn... cử nhân? (SGGP 21-12-12)
Những tiếng hát một thuở: Thái Hằng là chị, em là Thái Thanh (TTVH 1-1-13)
Những cuộc đấu đá trong làng văn tây phương năm 2012:  Literary Feuds of 2012 (New Yorker 31-12-12)
Du lịch ở Việt Nam: Hanoi, Vietnam: readers' tips, recommendations and travel advice (Telegraph 1-1-13)

Tổng số lượt xem trang