Khép lại năm 2012 với những vận hội và thách thức trên nhiều phương diện, nhân dịp năm mới 2013, trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG đã trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước, năm 2012, ngoại giao Việt Nam có hàng loạt sự kiện hợp tác song phương và đa phương sôi nổi. Kết quả của những hoạt động đó như thế nào?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm 2012, Việt Nam nhấn mạnh chủ trương mới và quan trọng trong đối ngoại: Việt Nam không chỉ hội nhập kinh tế, mà còn hội nhập quốc tế một cách sâu rộng và toàn diện, cả về chính trị.
Mặc dù tình hình kinh tế đất nước trong năm qua còn nhiều khó khăn, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng do chính sách đối ngoại đúng đắn, bạn bè quốc tế tiếp tục tin tưởng, ủng hộ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của Việt Nam. Vốn ODA cơ bản không giảm so với những năm trước, vốn FDI đăng ký mới thấp hơn nhưng phần vốn thực hiện vẫn xấp xỉ năm trước, góp phần duy trì phát triển trong điều kiện hết sức khó khăn, tiếp tục củng cố vai trò và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Lập trường của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo được bạn bè quốc tế chia sẻ, ủng hộ. Năm qua, đã có hơn 30 đoàn khách gồm nguyên thủ, người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan lập pháp của các quốc gia đã đến thăm, làm việc với Việt Nam và đều kỳ vọng về sự hợp tác trước mắt và lâu dài với nước ta. Ðó là những quan hệ hợp tác có lợi cả trên bình diện song phương và đa phương...
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước, các quốc gia Ðông - Nam Á giữ vị trí như thế nào trong chính sách đối ngoại của Việt Nam?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam luôn xác định là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN. Ðảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN cũng như khi là thành viên bình thường, Việt Nam luôn có những việc làm, sáng kiến góp phần củng cố sự đoàn kết và thúc đẩy xây dựng cộng đồng ASEAN, được các thành viên ASEAN cùng các nước tán thành.
Những nước lớn trong quan hệ đối tác với ASEAN, cũng rất coi trọng quan hệ với Việt Nam, quyết định nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, và qua Việt Nam để khẳng định quan hệ với khu vực Ðông - Nam Á.
Chúng ta quan hệ đa phương, chú ý phát triển quan hệ với các nước lớn, nhưng luôn đặc biệt coi trọng quan hệ với ASEAN. Ðây là chủ trương nhất quán trong quan hệ với các nước láng giềng. Tôi muốn hỏi lại, bạn có coi trọng quan hệ với hàng xóm của mình không?
Phóng viên: Hiện nay chủ đề Biển Ðông đang được chú ý tại các diễn đàn trong nước và quốc tế. Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Biển Ðông là chủ đề Việt Nam luôn quan tâm, ASEAN và nhiều nước trên thế giới có quan hệ lợi ích gắn với Biển Ðông cũng rất chú trọng. Việt Nam đã tuyên bố và khẳng định rất rõ ràng lập trường của mình: Tranh chấp về chủ quyền ở Biển Ðông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật Biển 1982. Giữa Trung Quốc và ASEAN đã ký thỏa thuận về DOC. Hai bên cũng đã thỏa thuận việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Ðông COC, nâng những nguyên tắc đó lên cao hơn, có tính pháp lý ràng buộc. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương tất cả những vấn đề đó phải được giải quyết hòa bình, hữu nghị, không dùng vũ lực, để Biển Ðông thực sự hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Trung Quốc cũng tuyên bố như vậy với ASEAN. Trên thực tế, các vấn đề diễn ra về cơ bản là cũng theo các nguyên tắc và phương châm như trên. Tuy nhiên, vẫn có những va chạm nhất định trên Biển Ðông mà chúng ta đã chứng kiến trong năm qua. Tôi một lần nữa nhấn mạnh, giải quyết tháo gỡ vấn đề này phải tuân thủ nguyên tắc luật pháp quốc tế và thực hiện theo phương châm hòa bình, hữu nghị giữa các bên liên quan. Những nguyên tắc này, không chỉ Trung Quốc và ASEAN công nhận, mà cộng đồng quốc tế, nhất là những nước quan tâm và có lợi ích ở Biển Ðông, cũng thừa nhận và ủng hộ. Việt Nam luôn khẳng định nguyên tắc này trên các diễn đàn, hội thảo...
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước, cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Phi-li-pin và Bru-nây có đồng tình với Việt Nam trong việc xử lý vấn đề Biển Ðông?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Không chỉ Phi-li-pin, Bru-nây mà cả Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và nhiều nước khác trong ASEAN, tuy không có lợi ích trực tiếp ở Biển Ðông, cũng ủng hộ những quan điểm đó. ASEAN lấy đồng thuận làm nguyên tắc hoạt động, nghĩa là tất cả các thành viên đều thống nhất trong vấn đề này. Ðó là quan điểm, nguyên tắc chung của tất cả các thành viên ASEAN; là cơ sở quan trọng để Việt Nam cũng như cộng đồng ASEAN đi đến đàm phán với Trung Quốc hiện nay và tương lai.
Phóng viên: Chúng ta chủ trương giữ vững chủ quyền biển đảo bằng con đường ngoại giao hòa bình, nhưng tình hình biển đảo ở Biển Ðông thời gian qua khiến người dân chưa an tâm. Chủ tịch nước có thông điệp gì đối với người dân về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình Biển Ðông là đúng. Ðó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ. Ðảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phải trên cơ sở lòng dân làm gốc. Lợi ích của Việt Nam trên Biển Ðông được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật Biển 1982. Chúng ta sẽ dựa vào luật pháp quốc tế, lấy đó làm cơ sở và sức mạnh để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia của mình. Chúng ta đấu tranh mềm dẻo nhưng cũng đồng thời phải thường xuyên chủ động củng cố mặt trận quốc phòng an ninh, nâng cao cảnh giác trước mọi diễn biến ở khu vực, kiên quyết bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mình.
Phóng viên: Việt Nam là một quốc gia tham gia đàm phán tương đối sớm Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP. Việt Nam đã tính đến những lợi ích về kinh tế và chính trị trong tương lai với TPP như thế nào, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trước khi chúng ta tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), nhiều người lo sợ Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Thực tế đã không hẳn diễn ra như thế. Quan trọng là vì chúng ta đã chuẩn bị thực lực để giành thắng lợi trong hội nhập. Vừa chuẩn bị thực lực vừa hội nhập. Do đó kinh tế của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện trong một thời gian dài. Khi chúng ta tham gia WTO cũng vậy, ở quy mô toàn cầu, chúng ta lo ngại sức mạnh của những nền kinh tế lớn sẽ chèn ép kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, sau khi vào WTO, kinh tế Việt Nam còn có điều kiện phát triển hơn... Những suy giảm kinh tế thời gian gần đây không phải do WTO mà do những nguyên nhân chủ quan và sự yếu kém của chính chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải tái cơ cấu lại nền kinh tế và điều chỉnh chính sách để kinh tế vĩ mô ổn định.
Muốn phát triển, chúng ta phải mở cửa với thế giới. Tham gia TPP là nằm trong chủ trương này. Ðiều quan trọng là chúng ta phải rút kinh nghiệm từ AFTA và WTO để làm tốt việc chuẩn bị. Nếu không, thắng lợi khó đạt được mà thất bại cũng khó tránh. Tôi cho rằng thắng lợi hay thất bại là do chính nội lực chủ quan của chúng ta. Mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương, mỗi bộ, ngành và toàn quốc phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng trong quá trình hội nhập, tham gia TPP trong tương lai.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước, vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng tín nhiệm gần đây bị tụt xuống so với những năm trước. Phải chăng Việt Nam chưa tận dụng, khai thác hết những lợi thế của mình trong quá trình hội nhập quốc tế ?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thông thường, để phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP thì phải đầu tư vốn. Có một tương quan tỷ lệ giữa vốn đầu tư và tốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ này càng cao thì đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng vốn kém. Ở nước ta tỷ lệ đó có khi lên đến 5-6. Tức là chi phí của Việt Nam gấp rưỡi hoặc gấp đôi các nước có trình độ phát triển tương đương. Tình trạng đó tồn tại trong nhiều năm, dẫn đến một lượng vốn đưa vào đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp... Ðại hội XI của Ðảng chủ trương phải đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng... cùng một loạt công việc để giải quyết những hạn chế đó nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Chủ trương là như vậy, nhưng để thực hiện đạt kết quả đòi hỏi nỗ lực cao của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, từng doanh nghiệp. Tôi hy vọng và kêu gọi những nỗ lực như thế phải được thực hiện mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phóng viên: Thành công của các nước chung quanh Việt Nam dựa chủ yếu vào ba lĩnh vực then chốt: cơ sở hạ tầng; tính cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp; và tính hiệu quả của bộ máy nhà nước. Việt Nam sẽ có sự lựa chọn nào vì mục tiêu phát triển, thưa Chủ tịch?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã xác định phải thực hiện tốt ba yếu tố: phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế kinh tế. Vấn đề là phải tổ chức thực hiện sao cho tốt.
Về hạ tầng, rõ là sau 25 năm đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu, nhưng muốn phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo, không thể chấp nhận hạ tầng như hiện nay. Ðường bộ chẳng hạn. Nhất định phải có hệ thống xa lộ đúng nghĩa. Hệ thống cảng biển cũng vậy. Ðặt cạnh những nước tiên tiến trong ASEAN, chi phí cho một đơn vị hàng hóa tại cảng của chúng ta trung bình cao gấp đôi họ. Như vậy thì làm sao cạnh tranh? Chính vì vậy, phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng. Chủ trương đã có và nói nhiều rồi. Bây giờ là phải triển khai việc này.
Cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp phải được quan tâm hơn nữa. Không phải vì mở cửa làm một số doanh nghiệp chúng ta cạnh tranh kém, mà do chính những yếu kém của chúng ta. Tại sao người ta mở cửa cho anh bán hàng, anh không làm được cho tốt? Ðể khi người ta cũng bán hàng như mình, nhưng năng lực cạnh tranh tốt hơn, lại đổ cho sự "mở cửa" đó là không được. Yếu kém có phần quan trọng là do chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, điều này không chỉ là do các doanh nghiệp đâu, mà còn do chính chúng tôi, những người điều hành, lãnh đạo đất nước, khi chưa tạo ra được môi trường kinh doanh, chưa đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thuận lợi cho doanh nghiệp.
Về thể chế, chúng ta đang sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Sau khi được Quốc hội thông qua cuối năm 2013, thì một loạt các văn bản pháp luật sẽ được sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa và thực hiện theo bản Hiến pháp mới được ban hành. Trong đó, quan trọng là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lượng công việc thực hiện rất lớn. Chúng ta đừng quên, đến năm 2015, tự do hóa thương mại không chỉ trong ASEAN mà còn là với cả Trung Quốc, một nền kinh tế khổng lồ, lớn thứ hai thế giới hiện nay. Ðến những năm 2017-2018 sẽ tự do thương mại hoàn toàn giữa Việt Nam và các thành viên của WTO. Lúc đó quan hệ doanh nghiệp các nước sẽ hoàn toàn sòng phẳng, theo những cam kết khi gia nhập WTO, chứ không thể "ngăn sông, cấm chợ" được nữa... Nhân tố chủ quan bên trong cần được rà soát và nâng cao năng lực cạnh tranh một cách khẩn trương ở từng doanh nghiệp, địa phương, ngành và toàn bộ nền kinh tế. Kể cả lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng phải soát xét lại "hành trang" của mình, bảo đảm cho công cuộc hội nhập có được hiệu quả cụ thể, có thể nhìn và sờ thấy được.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước, những sản phẩm công nghiệp của chúng ta chưa đạt được tính cạnh tranh như mong muốn. Có phải chúng ta đang gặp vấn đề trong việc kiểm soát và phân phối nguồn lực không?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Kiểm soát và phân phối nguồn lực thì không chỉ quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp, mà kể cả nông nghiệp và dịch vụ. Làm sao để không bị thất thoát, lãng phí về vốn, về tài nguyên, về con người... Có những nơi, đáng ra nguồn lực được phân phối thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, nhưng lại không có, và ngược lại.
Chúng ta phải tính toán lại. Làm thế nào thực hiện đúng quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, để nguồn lực có thể chảy vào những nơi có hiệu quả cao nhất. Ðó chính là trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý, thực thi, xây dựng các cơ chế, chính sách, luật pháp để tạo ra môi trường kinh doanh, điều chỉnh các nguồn lực một cách hợp lý. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải thực sự có hiệu quả, tạo điều kiện bảo đảm việc phân phối các nguồn lực một cách chính xác.
Phóng viên: Thời điểm hiện nay, GDP của Việt Nam không cao, nhưng dư luận quốc tế cho rằng Việt Nam đang đặt nền móng, chuẩn bị cho một giai đoạn, quá trình phát triển mới. Thưa Chủ tịch nước, nền kinh tế Việt Nam sẽ như thế nào trong vài năm tới, với những chính sách mà chúng ta đã và đang thực hiện?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hiện nay, yếu kém của kinh tế Việt Nam biểu hiện rõ nhất là lạm phát cao, nhập siêu lớn... Chất lượng tăng trưởng những năm qua là tăng trưởng chiều rộng; trông chờ vào vốn chứ không phải dựa vào năng suất lao động, hay công nghệ tiên tiến. Tình trạng này không thể để kéo dài, nên chúng ta phải điều chỉnh và cơ cấu lại, chuyển dần tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và năng suất lao động, sử dụng công nghệ tiên tiến... Khi tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, phải chấp nhận là GDP thấp nhưng cũng phải giữ khoảng 5%/năm. Thấp hơn nữa thì nguy hiểm, thất nghiệp sẽ cao, phấn đấu dần đưa tốc độ tăng trưởng lên 7-8%/năm và ổn định kinh tế vĩ mô. Làm được điều đó không chỉ cải thiện đời sống, mà còn là ổn định chính trị, xã hội.
Phóng viên: Ðồng thời cũng là một đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về sự tin tưởng của nhân dân đối với chế độ?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân dân Việt Nam đã tin tưởng, gắn bó với Ðảng và chế độ hơn 80 năm qua, kể cả những lúc khó khăn nhất. Niềm tin đó đang bị thách thức và suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng vào Ðảng nếu Ðảng kịp thời chỉnh đốn, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm trong bộ máy của mình. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân. Mỗi một cán bộ, chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm trước sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào Ðảng càng lớn. Khắc phục những khuyết điểm hiện nay còn là để khẳng định vai trò, trách nhiệm của Ðảng với tương lai của đất nước và sự trường tồn của dân tộc như Ðảng ta đã làm trong suốt gần một thế kỷ đã qua.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch, năm qua, tính cởi mở và dân chủ đã được thể hiện rất rõ trên các diễn đàn thảo luận về những vấn đề hệ trọng của đất nước. Chủ tịch nước đánh giá như thế nào về nhận định này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi thấy rất rõ, hoạt động của các cơ quan Ðảng, Nhà nước ngày càng được người dân quan tâm. Qua những cuộc tiếp xúc cử tri gần đây, tôi thấy người dân đánh giá cao hoạt động của Quốc hội. Với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, Quốc hội đã ngày càng đáp ứng được nhiệm vụ và vai trò, nhất là việc thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Phóng viên: Thưa Chủ tịch, Nghị quyết Trung ương 4 đã được ban hành gần một năm. Trong đó, Nghị quyết đã khẳng định, có một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái, nhưng kết quả thực hiện nghị quyết vừa qua chưa cao. Xin Chủ tịch nước đánh giá về vấn đề này?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng tôi được hỏi câu này nhiều lắm, có người khen, người chê. Vấn đề này, xin khẳng định là phải kiên trì tiến hành, không lùi bước, không thể không làm, nhưng không thể chỉ một lần, một sớm một chiều mà giải quyết ngay được. Thực tế là vậy, không nên chán nản. Chúng ta phải nhận thức cho đúng, phải hết sức kiên trì, liên tục tiến hành công cuộc xây dựng Ðảng. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm. Ðó chính là dân chủ hóa. Ðiều quan trọng là phải làm thực chất, phải có cơ chế kiểm tra chống lại hiện tượng "vận động", "mua phiếu". Trung ương Ðảng cũng có chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm tương tự và Mặt trận Tổ quốc cũng sẽ có cơ chế tham gia giám sát đội ngũ cán bộ.
Phóng viên: Thưa, Chủ tịch nước có thường xuyên nhận được những thư từ của công dân?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thư thì hàng ngày tôi nhận được rất nhiều, trên tất cả các lĩnh vực, từ những chuyện rất cụ thể của cuộc sống hàng ngày đến những công việc lớn lao của đất nước, tôi chú ý đến những bức thư chân thực, tâm huyết, xây dựng. Nhiều bức thư rất cảm động, hữu ích, thậm chí có tác dụng trực tiếp đến chính sách của Nhà nước, và tôi không thể nói điều gì khác ngoài lòng cảm ơn chân thành.
Phóng viên: Sau hơn một năm ở cương vị là người đứng đầu Nhà nước, đã có những vụ việc nào về bức xúc của nhân dân để lại cho Chủ tịch băn khoăn, trăn trở nhiều nhất?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tôi nghĩ rằng, bức xúc thì nhiều, nhưng tựu trung lại mấy vấn đề lớn là làm thế nào trong năm mới, chúng ta tập trung giải quyết những vấn đề về dân sinh và kinh tế cho tốt hơn.
Ðến doanh nghiệp thì được nghe kiến nghị thiếu vốn, bất cập vướng mắc nhiều quá; gặp người lao động thì được phản ánh về thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng tiêu cực, tham nhũng...
Sắp tới, phải làm sao vừa giải quyết tốt hơn vấn đề dân sinh kinh tế, vừa phải giải quyết tốt hơn vấn đề quốc phòng an ninh đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia và triển khai toàn diện công tác đối ngoại theo đường lối Ðại hội XI của Ðảng.
Mình mong dân tin Ðảng, nhưng vẫn còn nhiều người mất việc, không có việc làm, nghèo đói; tham nhũng, lãng phí không kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả thì làm sao tin ? Băn khoăn, trăn trở nhiều lắm!
Phóng viên: Thưa Chủ tịch nước, bước sang năm mới, Chủ tịch có thông điệp gì gửi đến toàn thể nhân dân?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Chúng ta đã bước sang năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm của Ðại hội Ðảng XI. Chúng ta đang quyết tâm thay đổi, tái cấu trúc nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô để phát triển ngày càng bền vững hơn, chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó bảo đảm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong hai năm qua, kể cả năm 2013, chúng ta vẫn phải trải qua giai đoạn tái cơ cấu lại nền kinh tế, chấp nhận mức độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước; nhưng đồng thời phải thay đổi chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, chuẩn bị tiền đề cho những giai đoạn sau. Vì thế, tôi mong rằng đồng chí, đồng bào cả nước hết sức nỗ lực phấn đấu trên mỗi cương vị khác nhau của mình để thực hiện tốt, thành công những mục tiêu mà chúng ta đã đề ra. Tôi tha thiết mong nhân dân ta ấm no, hạnh phúc, đất nước ta hòa bình, thịnh vượng...
Bỉ cam kết tài trợ không hoàn lại 30 triệu euro cho Việt Nam
Các dự án sẽ được Chính phủ hai nước triển khai thực hiện từ cuối quý I/2013.
.Tham vấn về chương trình phát triển sau năm 2015 tại VN
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -LHQ sẽ gặp gỡ với đại diện 8 nhóm mục tiêu để lấy ý kiến về thế giới mà họ mong muốn. 11.000 hộ nghèo Bắc Kạn hưởng lợi dự án xoá đói giảm nghèo · Hơn 151 triệu USD hỗ trợ xoá đói nghèo · Nghị quyết 30A: Đòn bẩy giúp dân xoá đói giảm ...
Việt Nam tham vấn chương trình phát triển sau 2015Báo Phú Yên
WB: Việt Nam cần chuẩn bị đối phó cú sốc từ thế giới
Xây vùng đệm đối phó các cú sốc trong tương lai vẫn là ưu tiên của Việt Nam do khu vực Đông Á vẫn bị ảnh hưởng bởi bất ổn toàn cầu.
World Bank cảnh báo những rủi ro với kinh tế Việt Nam 2013
Theo World Bank, Việt Nam đang triển khai chậm trễ, kém hiệu quả quá trình cải cách cơ cấu kể cả giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và DNNN.
- Phạm Chi Lan: Niềm vui chưa trọn vẹn (TS).
- Công ty mua bán nợ xấu nên trực thuộc Chính phủ (VINACORP).
-Tái cơ cấu: Vietnam Airlines sẽ có 4 hãng hàng không
--Con trai trùm ma túy đốt nhà 1,5 tỉ đồng
Ngỡ ngàng trước sự xa hoa của mộ bạc tỉ Việt Nam
Những dự án BĐS thần tốc thời khủng hoảngNgỡ ngàng trước sự xa hoa của những ngôi mộ bạc tỷ
Đại gia Việt đua nhau mua biệt thự nghỉ dưỡng triệu đô
(VEF.VN) - Trong khi thị trường bất động sản đang đóng băng, nhiều căn biệt thự nghỉ dưỡng triệu đô vẫn có chủ.
Hàng nghìn người chuẩn bị ăn Tết thì mất việc
.(ĐVO) - Hơn 3.700 công nhân tại công ty TNHH Sanyo OPT, tại khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang sẽ bị chấm dứt hợp đồng
- Hàng núi tiền cho các dự án vô bổ (Trương Duy Nhất). –- Lỗ và nợ (TP).> Đua nhau đổi chủ ngân hàng cuối năm
TP - Trong cuộc gặp thường niên với những “quả đấm thép” của nền kinh tế, người đứng đầu Chính phủ tỏ ra “sốt ruột” khi số lỗ và nợ nần của những tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục gia tăng.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, lỗ lũy kế của 10 tập đoàn, tổng công ty khoảng 17.730 tỷ đồng.
Đáng lưu ý là, tổng nợ phải trả của các DNNN lên tới hơn 1,3 triệu tỷ đồng (khoảng trên 60 tỷ USD), hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần). Tổng tài sản/tổng nợ phải trả là 1,6 lần.
Thực ra, những con số trên chỉ có ý nghĩa báo cáo thống kê trên sổ sách, còn thực tế tình hình lỗ và nợ của những DNNN vẫn là một “ẩn số”.
Bởi, chỉ xét ở góc độ nợ/vốn chủ sở hữu và tổng tài sản/nợ phải trả, khó có thể tính toán một cách chính xác. Đơn cử: khi Vinalines mua ụ nổi No83M, giá trị tài sản này nếu ghi trên sổ sách lên tới khoảng 500 tỷ đồng, nhưng thực tế đến nay chỉ còn là đống sắt vụn.
Hay như trong vụ án tại Cty cho thuê Tài chính II (thuộc Agribank), có con tàu cũ giá bán thực chỉ là 100 triệu đồng, nhưng đã được cán bộ liên quan kê khống thành 130 tỷ đồng. Hay nữa như Vinashin, đến khi không thể che giấu nợ nần, tập đoàn này mới lộ diện "lỗ khủng".
Từ thực tế này, người đứng đầu Chính phủ “sốt ruột”, thậm chí lo lắng khi đặt vấn đề “người ta đang nói có Vina nào nữa không?”. Không “sốt ruột” sao được khi mỗi lần bóc dỡ các vụ án tại DNNN, người dân đều sửng sốt về kiểu làm ăn liều lĩnh, bất chấp pháp luật của không ít cán bộ lãnh đạo DNNN, nhằm rút ruột, gây thất thoát hàng trăm, ngàn tỷ của nhà nước.
Bởi vậy, vấn đề quản lý DNNN, không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu DNNN phải công khai, minh bạch lỗ lãi mà hơn cả, kết quả kinh doanh phải được kiểm toán hàng năm, thậm chí, đưa vào luật hoá. Coi đó như một công cụ giám sát và quản lý.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam kiến nghị, thay vì từng tập đoàn, tổng công ty xây dựng một đề án tái cấu trúc của riêng mình cần một đề án tái cấu trúc tổng thể chung hệ thống DNNN. Ở đó những gì tư nhân làm được thì không cần DNNN làm. Những DNNN không cần nhà nước phải “ôm”. Cổ phần hoá nhanh ngày nào, nhà nước đỡ lo ngày đó.**********
Lỗi ở ta
Điều đáng buồn, đáng phải suy nghĩ nhất khi mổ xẻ nghịch lý càng xuất khẩu nhiều, càng thiệt trong loạt bài Xuất siêu “có tiếng không có miếng” đăng dài kỳ trên Thanh Niên là hầu hết nguyên nhân đều có từ rất lâu và đều do chủ quan trong nước... Tình trạng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới.Xuất khẩu thực chất chỉ gia công, hàm lượng gia tăng thấp là vấn đề đặt ra hàng chục năm nay. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục được phân tích không biết bao nhiêu lần nhưng rồi năm này qua năm khác, cuộc họp từ cấp địa phương cho tới trung ương, từ doanh nghiệp tới hiệp hội, cứ nói đến xuất khẩu thì điệp khúc "xuất nhiều lợi ít vì xuất thô" vẫn còn nguyên. Cũng hàng chục năm trước đây, câu chuyện đối tác nước ngoài muốn đặt mua một lượng lớn trái cây, đồ gỗ của VN nhưng không thành dù trong nước lúc đó, các mặt hàng này đầy rẫy, doanh nghiệp vẫn đang bở hơi tai tìm thị trường. Lý do là người được "chào" các hợp đồng nói trên không đủ năng lực đáp ứng nhưng cũng không chịu chia sẻ cho các doanh nghiệp khác. Kiểu "ta không đủ sức ăn thì mi cũng đừng hòng no bụng". Đến nay, hiệp hội thành lập khắp nơi, không có ngành nghề nào là thiếu hiệp hội nhưng doanh nghiệp cá tra thì tự hạ giá nhau để giành giật khách, ngành điều thì nội bộ lục đục... vẫn mạnh ai nấy làm. Không liên kết cũng chẳng chia sẻ. Rồi các dự án xây dựng vùng nguyên liệu, ngành công nghiệp phụ trợ cho da giày, cho dệt may... nói không biết bao nhiêu lần, sự cần thiết và quan trọng của nó ai cũng biết nhưng rồi năm này qua năm khác, vẫn không có...
Nhắc lại để thấy lỗi chính từ chúng ta. Rõ ràng, nỗ lực để đổi từ "lượng sang chất", từ manh mún sang tập trung; từ thô sang tinh... rất ít. Đó là lý do, chúng ta có hàng chục mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu thế giới nhưng nông dân của chúng ta vẫn nghèo, công nhân của chúng ta vẫn khổ, vẫn phải hưởng lương rẻ mạt...
Vậy thì đừng tự hào với các con số to nhưng rỗng của những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới. Khi người nông dân trồng lúa nghèo vẫn hoàn nghèo thì xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới có ý nghĩa gì? Khi lương công nhân vẫn thấp, vẫn không đủ sống thì vui với hào quang của việc dẫn đầu toàn cầu về xuất khẩu dệt may - da giày có đáng vui? Nếu chất lượng cuộc sống của người nuôi, trồng, sản xuất không "tăng trưởng" thì mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu để phục vụ cái gì? Chúng ta đã nói quá nhiều nhưng hầu như không làm gì để thay đổi "những vấn đề nội tại của nền kinh tế và cơ cấu xuất khẩu" mà ta vẫn thường đổ lỗi.
Việc nào của nhà nước, việc nào của doanh nghiệp, việc nào của người lao động... đã được phân vai rõ ràng. Lượng tăng thì về cơ bản, người nuôi trồng, sản xuất đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Còn các yếu tố về giống, về vùng nguyên liệu, về liên kết, chiến lược, marketing, xây dựng thương hiệu... để có được giá tốt là của nhà nước và doanh nghiệp. Vậy thì hãy nhìn thẳng vào sự thật, từ bỏ bệnh thành tích, hãy lấy chất lượng cuộc sống của người nông dân, công nhân làm mục tiêu, lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu thay vì lao theo số lượng, vị thế... Chỉ có như vậy mới hy vọng giải quyết được nghịch lý giá trị xuất khẩu "to nhưng rỗng" đáng buồn, đáng lo, thậm chí đáng xấu hổ hiện nay.
Hà Nội: Có thùng rác cũng như không!
Thành phố Hà Nội đã đầu tư hàng tỷ đồng để đặt nhiều thùng đựng rác ở các đường, ngõ phố, khu dân cư. Người dân được phổ biến, hướng dẫn là loại rác vô cơ, loại rác hữu cơ phải bỏ thùng riêng...Nóng mặt trứng, sữa, rau tăng giá cuối năm
- Tình hình kinh doanh khối doanh nghiệp nhà nước năm 2012 (VF).
- World Bank dự báo Việt Nam tăng trưởng 5,5% (TP). - Việt Nam cần chuẩn bị đối phó “cú sốc” từ thế giới (TTXVN).
- Chậm chạp bảo lãnh DNNVV vay vốn (TBKTSG). - Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nam Định khát vốn (ND).
- Ngân hàng mẹ VCB lãi hơn 5.500 tỷ đồng trước thuế (VnEco). - Nhân viên Vietcombank giảm lương, không thưởng Tết (VNE).
- Giá vàng sẽ tăng? (KTĐT). - Chênh lệch giá vàng lại bị nới rộng (LĐ). - Nới rộng biên giao dịch vàng: Người mua bán vàng dễ bị thua thiệt (CAND).
- Thanh khoản giảm mạnh, sàn chứng khoán đỏ lửa (TTXVN). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 21-1-2013 (VF).
- ‘Nên để đại gia địa ốc trả giá cho sai lầm của họ’ (VNE).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 21-1-2013: Khó nói trước (VF).
- Hà Nội “thả nổi” giá trứng gia cầm? (VietQ). - Giá trứng bán lẻ vẫn cao (PNTP). - Quả trứng và số 0 (DV).
- Nguy cơ loạn giá cận và sau Tết (TQ).
- Bộ Tài chính tiếp tục loay hoay với “công khai minh bạch” (Sống mới).
-400 tấn vàng trong dân có nguy cơ không thể huy động
Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm mạnh
Doanh nghiệp nhà nước nợ 60 tỷ đôla
Vạch mặt kẻ đứng sau tin “thưởng 100 tỉ đồng” của ông chủ Đại Nam
Ông chủ Đại Nam kinh doanh gì mà có 100 tỷ?
- Đất đai – nền tảng tái cơ cấu kinh tế (DĐDN).
- Thôi nuông chiều “công tử” (ĐĐK). – PVN sẽ phải thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp (SGTT).
- Mục tiêu giảm lãi suất: Khó thực hiện (ĐĐK). – Những “chấm nhỏ” lợi nhuận ngân hàng 2012 (VnEco). – Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng mất điểm (VNE).
- Nên mua nhẫn vàng trơn hay vàng miếng? (VnMedia). – Ba thách thức quản lý thị trường vàng miếng (SGTT).
- Tỷ giá năm 2013 khó biến động (ĐT).
- Đầu tư ra nước ngoài: Cân đong luồng tiền vào – ra (ĐT).
- Ghi nét chứng khoán năm Rồng! (ĐTCK). – Bộ trưởng Tài chính: Năm 2013, chứng khoán sẽ tốt hơn (ĐTCK).
- Ngân sách “mất” gì khi Samsung thành doanh nghiệp chế xuất? (VnEco).
- Sếp bị bắt, Tràng An vẫn nợ SHB gần 20 tỷ đồng (VNE). – SHB trần tình vụ bắt cựu CEO chứng khoán Tràng An (Infonet).
- Bắc Kạn: Báo cáo sai…hại doanh nghiệp (ĐĐK).
- Tiêu thụ giảm, sản xuất vật liệu xây dựng ngừng trệ (TTXVN).
- Tìm hướng đi bền vững cho hàng hoá Việt Nam (SGTT).
- Doanh nghiệp đau đầu lo tiền lương (Tin tức). – Cận tết vẫn sa thải hàng loạt người lao động (SGTT).
- Ngành bán lẻ: Kẻ khóc, người cười (DT).
- Tôm VN bị điều tra vụ kiện chống trợ cấp (NNVN). – Vụ “Thanh tra bị khống chế”: Thanh tra báo cáo một đằng, công an kết luận một nẻo (NNVN).
- Thị trường gạo im ắng trước thềm vụ mới (VnEco).
- Quảng Ngãi: Mía trổ bông, nông dân mếu (SGGP).
- Dưa hấu hình xe hơi: 10 triệu đồng/cặp (PLTP).
- “Tết buồn” cho dân buôn lậu! (NNVN).- Những quy định “đẻ” vội, “chết”… nhanh (VNM).- Kinh tế Vĩ mô Tuần 21 – 25/01: Lại trông ngóng CPI (Vietstock).
- Loạn giá vàng nhẫn (VNE). - Giá vàng nhẫn quá cao (VNE).
- TAS chiếm đoạt tiền của Habubank, không phải SHB (NDHM). - Tết cận kề, lại lo… ATM hết tiền (DV).
- “Thủ phạm” lộ diện, cơn sốt trứng gà đang hạ nhiệt (DT).
- Đề xuất đổi gạo Việt Nam lấy điều châu Phi (DV).
- Phản đối vụ kiện chống trợ cấp tôm từ Việt Nam (TN). - Mỹ chính thức điều tra vụ kiện chống trợ cấp tôm (PLTP).
- Quýt hồng Lai Vung “sốt” giá (SGTT). - Thí điểm thành công công nghệ sản xuất nấm linh chi (TTXVN).
- Đìu hiu làng nghề guốc Hà Thành (DV).
- Thị trường thép sẽ “ấm” lên? (HQ).
- Những lưu ý mới về gian lận trong báo cáo tài chính (VnEco). - “Hấp dẫn khối ngoại, không chỉ từ nới room” (VnEco). - TTCK: Lại “rủi ro chính sách”? (Vietstock).
- Dân sợ nhận nhà thu nhập thấp (TP). - TGĐ Công ty Nhà Thủ Đức: BĐS làm ăn chộp giật, chết là đương nhiên! (GDVN).
- 2013 – năm đột phá của ngành điện (PT).
- Tái cơ cấu: Vietnam Airlines… (SGTT).
- Vụ nghi án Coca-cola chuyển giá, trốn thuế: Vụ Coca-Cola: Sự trừng phạt của người tiêu dùng Việt (GDVN).
- Xuất siêu “có tiếng không có miếng”: Kỳ 6: Mừng ít lo nhiều (TN).
- Nói và làm: Giải cứu DN, chờ đến bao giờ? (Vef). - Marathon xuyên Việt – “Cuộc đầu tư mang tính phá sản của tôi” (TTVH).
- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Du lịch ASEAN (VOV).
- Làng đào Phú Thượng ‘thấp thỏm’ chờ Tết (PT). - Chưa tết, giá hàng hoá đã tăng từng tuần (LĐ). - Không để sốt giá ảo hàng tết (PLTP). - Đêm hội “Xuân doanh nhân – kiều bào Việt Nam 2013” (NLĐ). - Tết Việt dùng hàng Việt – Bài 2: Phong phú đặc sản Bắc, Trung, Nam (SGGP).
- Có nên ‘luật hóa’ thưởng Tết? (TP).
KINH ĐIỂN -- Nông nghiệp Việt Nam: Agricultural Modernization and Climate Change in Vietnam’s Post-Socialist Transition(Development and Change Jan 2013) -- Hiện đại hoá nông nghiệp và thay đổi khí hậu ở Việt Nam ◄
Japan seeks joint effort to boost economy
(Financial Times)-The government and the Bank of Japan could agree a policy pact to target deflation
Japan Should Rethink Its Stimulus
Dòng tiền chảy về đâu sau nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản?
Với chương trình kích thích của chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản có thể sẽ đổ tiền vào Đông Nam Á để tận dụng lợi thế chi phí giá rẻ ở đây.
The Japanese Yen Trade Is Exporting Inflation to China
The Abuses of Aid
Fractional Reserve Banking: The Source of All Evil?
The Appreciating Renminbi
Hydrocarbon industry reviews securityfrom (Financial Times)-
The In Amenas facility attack is the worst tragedy of its kind in living memory despite the energy industry’s presence in many unstable regions
The Limits of China’s Consumer Revolution
Project Syndicate
After the global economic crisis weakened the external demand that fueled China’s economic growth over the last three decades, the country’s leaders agreed that domestic consumption must become the new engine of economic growth. But China cannot achieve stable, sustainable growth unless it also upgrades its manufacturing sector.
Strong banks, energy companies stand out in early earnings
(Reuters) - If the latest week of earnings season has told investors anything, it is that strong banks and energy companies are getting stronger, while weaker banks and technology companies are far from conquering the challenges they have faced in the last few years.
Double Trouble for China
theDiplomat.com
--Is America Really Going to Default?
.Did Obama Proclaim Religious Liberty?
Can We Raise the Debt Ceiling and Balance the Budget?
Is Head Start a Complete Failure?
- Tổng bí thư: ‘Dư luận băn khoăn tự phê bình như hòa cả làng’ (VNE).
- Phụ nữ và Chính trị (Sống Magazine).
-
- “Rơi đài” vì người tình viết… tiểu thuyết! (TT).