Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Chủ tịch Đà Nẵng: “Thanh tra Chính phủ kết luận không đúng”

Đòn vô hiệu hóa ông Nguyễn Bá Thanh?

Trước việc Thanh tra Chính phủ vừa công bố các sai phạm của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc thực thi các chính sách về đất đai gây thiệt hại hơn 3.400 tỷ đồng, có ý kiến cho rằng bộ máy Đảng và Chính phủ đã không hợp rơ nhau.
Trao đổi với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố, đặt vấn đề rằng nếu có sai phạm như thế ở Đà Nẵng thì ‘phải nói rõ’ trước khi điều bí thư thành phố này là ông Nguyễn Bá Thanh ra trung ương.
“Ai cũng thấy vừa bổ nhiệm ông Thanh làm trưởng Ban Nội chính trung ương, tức là cơ quan thường trực chống tham nhũng của Đảng, thì lại phanh phu vụ đất đai (ở Đà Nẵng),” ông nói.
“Về nguyên tắc khi chỉ định chức trưởng Ban Nội chính phải thông qua Bộ Chính trị và Ban bí thư. Tại sao Ban Tổ chức trung ương lại không nắm được kết quả thanh tra,” ông đặt vấn đề.
Ông Đằng nhận định đây có thể là ‘một đòn để vô hiệu hóa ông Nguyễn Bá Thanh’ hoặc giả nếu kết quả thanh tra đã trình cho Bộ Chính trị trước khi bổ nhiệm ông Thanh thì ‘đó là vấn đề khác’.
“Điều đó chứng tỏ Bộ Chính trị vẫn tín nhiệm ông Thanh ở vai trò đó,” ông giải thích.


-Thanh tra CP 'ảnh hưởng cách mạng'?
BBC Tiếng Việt
Cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong các đô thị phát triển hàng đầu ở Việt Nam
Lãnh đạo Đà Nẵng nói kết luận của Thanh tra Chính phủ "làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng của thành phố".

Hôm 19/1/2013, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến ký Thông báo số 12/TB-UBND nói về kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong đó đưa ra cáo buộc rằng chính quyền thành phố đã làm thất thu trên 3.434 tỷ đồng.

Các bài liên quan
‘Thiếu phối hợp giữa Đảng và Chính phủ’
'Sai phạm đất đai' ở Đà Nẵng
Tại sao kỳ vọng vào Nguyễn Bá Thanh?

Nội dung thông báo được đăng trọn vẹn trên Cổng thông tin của TP Đà Nẵng, cũng như báo Đà Nẵng điện tử.

Ngoài việc phản bác lại gần như tất cả các điểm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ, gọi đó là "không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục", văn bản của lãnh đạo Đà Nẵng cáo buộc ngược lại cơ quan thanh tra.

"Kết luận này làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng của thành phố và quá trình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước."

Thông báo do Chủ tịch Văn Hữu Chiến ký cũng nhấn mạnh: "Thanh tra là để chỉ ra những khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo nhằm rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chứ không phải quy kết thiếu tính thuyết phục, làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của thành phố".

Cáo buộc "ảnh hưởng đến phong trào cách mạng" ngay lập tức được một số blogger diễn dịch là phải chăng chính quyền Đà Nẵng chỉ trích Thanh tra Chính phủ "phản cách mạng"?

Một nguồn khả tín cho BBC biết rằng báo chí trong nước đã nhận chỉ thị không đăng thêm tin bài về vụ thanh tra gây ồn ào dư luận này.

Thời điểm 'không bất thường'


Trong khi đó, Văn phòng Chính phủ đã đưa ra giải thích về thời điểm công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ về những điều được cho là "sai phạm đất đai" của chính quyền Đà Nẵng.

"Thanh tra là để chỉ ra những khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo nhằm rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chứ không phải quy kết thiếu tính thuyết phục, làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của thành phố."

Thông báo của UBND TP Đà Nẵng


Ngày 17/1, Thanh tra Chính phủ bất ngờ 'giải mật' nội dung cuộc "thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất", cho dù trước đó có một tuần văn bản này còn đóng dấu mật.

Một chi tiết khác là Văn phòng Chính phủ ra văn bản thông báo về kết luận này vào ngày Chủ nhật 13/1, điều được lãnh đạo Đà Nẵng gọi là "bất thường".

Dư luận có nhiều đánh giá rằng thời điểm công bố kết luận này nhằm hạ uy tín ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, người vừa được bổ nhiệm vào chức Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng.

Báo VnExpres hôm thứ Hai 21/1 dẫn lời ông Đỗ Văn Dũng, Vụ phó Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng thuộc Văn phòng Chính phủ, giải thích rằng thời điểm đưa ra kết luận thanh tra không bất thường.

"Ban đầu Thanh tra Chính phủ đóng dấu mật, sau đó ngày 11/1 Thanh tra Chính phủ có văn bản... đề nghị Thủ tướng cho phép công khai kết luận thanh tra. Thủ tướng có ý kiến trả lời đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ."

Ông Dũng nói: "Ngày 13/11 (Chủ nhật), Thủ tướng có ý kiến thì Văn phòng Chính phủ phải ra văn bản thông báo ngay, bất kể đó là ngày nghỉ, ngày lễ. Việc này không có gì bất thường".Được biết hiện Bộ Công an đã cử đoàn công tác vào Đà Nẵng để làm rõ vụ việc theo yêu cầu của Thủ tướng. …Đà Nẵng phản pháo: Thanh tra không nên 'làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng' (N9T 20-11-13)  -- Kết tội Thanh tra là "phản cách mạng"?
Những quyết định "gây tranh cãi" làm thay đổi Đà Nẵng (KT 20-1-13) Thanh tra CP 'ảnh hưởng cách mạng'?

- - Người dân tin phản hồi của UBND thành phố Đà Nẵng (DV). - Thời điểm công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng ‘không bất thường‘ (VNE).
- LÚ BÁ TƯ, TAM ANH CHIẾN LỮ BỐ – kỳ 2 (Huỳnh Ngọc Chênh). - VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ĐÃ BAN HÀNH CÔNG VĂN 1930/VPCP-V.I SAI CHÍNH TẢ VÀ VI PHẠM THÔNG TƯ 01/2011/TT-BNV (Phạm Viết Đào). - Bá Tân: Tôn trọng đối thủ (Nguyễn Thông).
Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'


-Lê Cao blog Dân Luật
Đáng ra nhân dân phải nhận ra việc sùng bái cá nhân lãnh đạo cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho nhân dân quên nhận ra rằng chính nhân dân mới quyết định được sự sống còn sướng khổ tự do dân chủ của mình. Để đáng ra, họ phải sùng bái và thương lấy chính mình - nhân dân, để quyết định mọi thứ, thay vì mơ mộng hảo huyền vào cá nhân này cá nhân kia, những người đang ngày ngày tạo ra thể chế mà họ phỉ báng.
-Ở chốn chính trường mà không đánh nhau thì e chẳng phải ... chính trị? Mình thấy họ còn đánh nhau túi bụi chỉ để cướp hiếp của nhau đến cái chức trưởng thôn chứ đừng nói cở mấy cái chức kiểu phó của một phòng hành chính công quyền tiến lên.

Gây thất thu hơn 3.400 tỷ, lãnh đạo Đà Nẵng bị kiểm điểm

Nhưng nếu như thật tam quyền, thật đa nguyên, thật dân chủ thì như thằng Ma thằng Ney nó chơi nhau công khai, đấm vào mặt nhau bằng những trận chiến tranh cử rõ ràng, người dân nhìn được vào đó để thấy thằng nào hay tốt giỏi yếu. Ở xứ này, các bố trùm mền lại đấm đá nhau, dân chẳng biết gì!

Nhân vụ công bố kết luận thanh tra, một ngàn thất thoát ngân sách cũng là tiền dân, chứ đừng nói3.434.254.712.950 đồng hay 1.334.903. 000.000.000 đồng! Thế mà có người còn khen, dù sao lãnh đạo Đà Nẵng địa phương cũng sai phạm ít, lãnh đạo Trung ương Nhà nước làm ra nợ mới nhiều! Rồi vẫn tung hô tin tưởng vào lãnh đạo sai phạm ít! 

Có những thông tin giải thích vì sao các nhà đầu tư ... thích về Đà Nẵng, họ được biếu dự án, bỏ trống rồi bán qua lại cho nhau lấy tiền “lãi” quay lại trả cho công việc “chạy” chính những “dự án” đó. Trả cho ai thì chẳng nhẽ dân không hiểu rằng các ông quan to miệng nhà đất xe cộ của chìm nổi rầm rầm từ đâu ra. 

Cứ  rứa nhà đầu tư về ầm ầm tài trợ cho bắn pháo hoa, xây cầu xây đường, rồi lấy biển làm Resort ... Thế nhưng những người nhìn thấy Đà Nẵng đẹp tươi cũng phải hiểu những gì “thành phố đáng sống” có đến nay phần nhiều là nhờ bán những thửa đất không  phải từ trên trời mà từ việc thu hồi từ trong những "chùm khế ngọt" nhân dân. 

Đà Nẵng mới đi vay 1.500.000.000.000 đồng (qua phát hành công trái), nhiều người dân mất đất cho các dự án quy hoạch bỏ hoang được lùa vào các dãy chung cư, hôm qua hôm kia họp tổ dân phố còn cãi tóe khỏi tranh nhau ai nghèo hơn để nhận cho kỳ được 10kg gạo Tết ...

Đó chỉ là một trong những điều có thể làm ứa nước mắt con người không chỉ ở Đà Nẵng, mà rất nhiều nơi trên đất nước này. 

Ngày ngày từng đồng tiền từ mồ hôi nước mắt người dân được thống kê rằng bị bốc khói lên trời. Con số nào cũng dài hun hút như muốn đâm thẳng vào mọi cố gắng bươn lên để sống của người dân.

Các bác đánh nhau đi, màn bi hài kịch chỉ có tác dụng lộ ra: cũng chẳng có thằng nào hay ho gì, sang trọng gì. Chẳng qua là những trò mị dân được đầu tư quy cũ và công phu bằng chính những công cụ truyền thông được nuôi từ những đồng tiền dân đóng thuế. Cứ thế dân chúng nhiều người bị dắt đi, hùa theo một cách rất đám đông trong những khen chê phỉ báng và chửi đổng.
chúng ta là người thua cuộc?
Chính nhiều nhân dân lại quay lại chửi nhau đánh lẫn nhau chứ chẳng phải cùng nhau đấu tranh chống lại tiêu cực tham nhũng, chẳng hợp sức cùng nhau lao động sáng tạo và nổ lực làm ra những điều tốt đẹp.

Đáng ra nhân dân phải nhận ra việc sùng bái cá nhân lãnh đạo cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho nhân dân quên nhận ra rằng chính nhân dân mới quyết định được sự sống còn sướng khổ tự do dân chủ của mình. Để đáng ra, họ phải sùng bái và thương lấy chính mình - nhân dân, để quyết định mọi thứ, thay vì mơ mộng hảo huyền vào cá nhân này cá nhân kia, những người đang ngày ngày tạo ra thể chế mà họ phỉ báng.

Chúng ta, dân chúng là những người thua cuộc!

Hiến pháp cần có quyền phúc quyết của dân (VnMedia).

‘Thiếu phối hợp giữa Đảng và Chính phủ’

Ông Nguyễn Bá Thanh lên tiếng trong khi có ý kiến hoài nghi động cơ việc công bố kết quả thanh tra ở Đà Nẵng. – ‘Thiếu phối hợp giữa Đảng và Chính phủ’ (BBC).


Giải pháp cuối cùng của dân Hà Nội? Lãnh đạo HN xấu hổ vì người dân xả rác ra đường (PN Today 15-1-13) -- Hầu như tuyệt vọng sau bao nhiêu cố gắng để làm lãnh đạo xấu hổ mà không thấy công hiệu gì, xả rác là biện pháp cuối cùng của dân Hà Nội.
"Đà Nẵng" bị đánh tới tấp: Đại học Đà Nẵng bị “tố” vi phạm Luật đấu thầu (PLVN 18-1-13)
Vui quá! Vui quá! Phản hồi của thành phố Đà Nẵng về kết luận của Thanh tra Chính phủ (Website Đà Nẵng 19-1-13) -- Diễn biến mới về vụ "Đà Nẵng thất thoát 3.400 tỷ đồng” (KT 19-1-13) -- Đà Nẵng “phản pháo” (TT 19-1-13)
Chọc tức? Đà Nẵng khánh thành Bệnh viện ung thư vì người nghèo (infonet 19-1-13) -- Bài bắt đầu như thế này: "Sáng 19/1, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, khởi đầu từ ý tưởng của Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh.."

-
Vụ Đà Nẵng "thất thoát 3.400 tỷ" : ông Nguyễn Bá Thanh nói gì?-
Ông Nguyễn Bá Thanh: 'Bệnh viện từ thiện, các bác sĩ phải nâng cao y đức'
Kiểm điểm hàng loạt lãnh đạo Đà Nẵng vì làm thất thu hơn 3.400 tỷ?
Nguyễn Bá Thanh ra Thủ đô... “đe” quan Đà Nẵng thế nào?
Tâm tư ông Bá Thanh trước khi rời Đà Nẵng
Đà Nẵng đặt camera giám sát CSGT - Thanh tra Chính phủ kết luận không có cơ sở, thiếu thuyết phục (DV). –– CHỦ TỊCH UBND TP ĐÀ NẴNG TIẾP TỤC PHẢN BÁC: “Đà Nẵng tạo được đồng thuận cao từ dân” (PLTP). - Thủ tướng và “quả bom” 3000 tỷ Đà Nẵng (Trương Duy Nhất). - X xì – Đà Nẵng đại chiến hay cú đòn mang tên: “Sai phạm đất đai 3000 tỷ đồng” (Dân Luận/ Han Times). - Đòn vô hiệu hóa ông Nguyễn Bá Thanh? (BBC).- “Có gì gửi thủ trưởng không”? (TCCS, TuanVietNam ). - Dân tặng cho Đảng cái bằng khen (PT).

Lãng Tathy bàn về Đồng chí X và cuộc chiến với Nguyễn Bá Thanh (Dân Luận). – Từ Bá Thanh, Ba Dũng đến… Kim Chi và Hiến Pháp (DLB). – THÔNG TIN KHÔNG ĐÓNG DẤU MẬT (Cao bồi Lương thiện).

.- Dự án đô thị trên 100 ha sẽ do Thủ tướng quyết định (PT).- UBND quận Thủ Đức thu hồi đất ngoài dự án? (Chuacuuthe). – Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM: Để tránh tiêu cực về đất đai (PLTP/ NLĐ).

***************

Những quyết định “gây tranh cãi” làm thay đổi Đà Nẵng (KT).
(Kienthuc.net.vn) - Trong quá trình quản lý, phát triển đô thị thời gian gần đây, Đà Nẵng có hàng loạt những quyết định, chính sách “vượt rào”.

Vụ Đà Nẵng "thất thoát 3.400 tỷ" : ông Nguyễn Bá Thanh nói gì?
Những quyết định "xé rào" mang tên Võ Văn Kiê%3ḅt

Thành phố “5 không”, “3 có”


Năm 2000, UBND TP.Đà Nẵng quyết định ban hành kế hoạch thực hiện chương trình thành phố “5 không”. Sau 5 năm thực hiện, Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành mục tiêu của kế hoạch. TP.Đà Nẵng hiện: không còn hộ đặc biệt nghèo; không còn trẻ em bỏ học vì nghèo; không người lang thang xin ăn; không người nghiện ma túy trong cộng đồng; không có giết người để cướp của.


Diện mạo TP.Đà Nẵng có nhiều thay đổi.

Sau năm 2005, Đà Nẵng một mặt tiếp tục đẩy mạnh chương trình “5 không”, một mặt tiến hành cuộc vận động mới “3 có”: có nhà ở; có việc làm; có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

Chương trình này tạo được sự hưởng ứng sâu rộng của nhân dân. Diện mạo của TP.Đà Nẵng thay đổi, cuộc sống của người dân được cải thiện.


Đà Nẵng “cấm cửa” dân nhập cư?

Ngày 24/12/2011 HĐND TP.Đà Nẵng ban hành nghị quyết 23 về những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Trong đó có ghi: “Trong khi chờ xin ý kiến của trung ương về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật cư trú trên địa bàn TP.Đà Nẵng, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự. Tăng cường công tác quản lý cư trú, nhất là việc quản lý sau đăng ký tạm trú, thường trú tại nhà thuê, nhà mượn, nhà ở nhờ”.

Ngay khi còn dự thảo, nghị quyết số 23 của HĐND TP.Đà Nẵng đã có nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng có những nội dung trái với Luật cư trú, Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ... Và khi nghị quyết được ban hành thì Bộ Tư pháp yêu cầu, Đà Nẵng phải tự hủy bỏ những nội dung trái luật.


Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh.

Giải thích lý do Đà Nẵng ra Nghị quyết 23, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: “Tôi khẳng định chính quyền Đà Nẵng không có chuyện “cấm cửa” dân nhập cư. Nghị quyết trên xuất phát từ tình hình một bộ phận lớn dân nhập cư không có nhà cửa, không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự ồ ạt đổ về các quận nội thành, nơi có mật độ dân số đô thị thuộc loại cao nhất cả nước hiện nay, làm sức chịu đựng của hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục bị quá tải; tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, gần 50% các vụ phạm pháp hình sự thời gian qua không phải là dân địa phương. Trước những bức xúc đó, HĐND TP mới có một nghị quyết như vậy”.


Đà Nẵng “nói không” với bằng tại chức

TP.Đà Nẵng thông báo từ năm 2011 sẽ không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức vào làm việc trong cơ quan nhà nước. Chủ trương của chính quyền Đà Nẵng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã được thành ủy thông qua.

Theo giải thích của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, hiện nay nguồn nhân lực đang được đào tạo bằng kinh phí của thành phố vẫn chưa bố trí hết. Việc không tuyển bằng tại chức là do chất lượng của hệ chính quy và hệ tại chức có sự chênh lệch mặc dù biết rằng về mặt bằng cấp là bình đẳng.

Chủ tịch Văn Hữu Chiến, cho biết, Đà Nẵng chỉ áp dụng đối với số cán bộ công chức, cán bộ quản lý nhà nước diện tuyển mới. Số người cũ, nếu có bằng tại chức thì vẫn được sử dụng bình thường. Chủ trương này cũng “khu biệt” trong đối tượng các bộ công chức nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, DN... không bị điều chỉnh bởi chủ trương này.

Chủ trương “đập” mũ bảo hiểm “rởm”

Để chấn chỉnh trật tự an toàn giao thông, thực hiện chủ trương phạt người sử dụng mũ bảo hiểm (MBH) không đạt chất lượng, Đà Nẵng đã trải thảm cho 1 DN từ TP.HCM ra đầu tư, xây dựng một nhà máy sản xuất MBH. TP đã cho DN này thuê 5ha đất giá rẻ, cho vay vốn cùng nhiều ưu đãi khác chỉ để DN này sản xuất chừng 1 triệu chiếc mũ giá 50.000 đồng.

Theo đó, từ ngày 1/4/2012, CSGT sẽ kiểm tra, thử tại chỗ tất cả MBH đối với người đi đường. Nếu mũ không đạt chuẩn, sẽ đập bỏ, bán mũ mới (với giá 50.000 đồng) cho dân.


Kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm.

Cụ thể, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo: “Sở Khoa học và công nghệ trực tiếp đem máy kiểm định để thử chất lượng mũ bảo hiểm. Lực lượng CSGT có nhiệm vụ dừng phương tiện xe máy để thử mũ mũ bảo hiểm, còn ban ATGT thì tổ chức bán mũ đúng chất lượng với giá 50.000 đồng/1 chiếc”.

Tăng thu nhập cho CSGT Đà Nẵng để hạn chế tiêu cực

Riêng lực lượng CSGT, để hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, ông Nguyễn Bá Thanh cho hay: CSGT đứng chốt tại 4 trạm cửa ô Hòa Phước, Hòa Hải, Kim Liên, Hòa Nhơn sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng/1 tháng.


CSGT đứng chốt tại 4 trạm cửa ô Đà Nẵng được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng triển lắp đặt camera giám sát quá trình kiểm tra, xử lý của CSGT tại 4 trạm cửa ô trên. Trường hợp phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm, đuổi khỏi ngành. Lực lượng CSGT ở 4 trạm này cũng được luân chuyển mỗi quý một lần.

Chủ trương này được triển khai từ tháng 3/2012, ngoài tiền lương theo quy định, lực lượng CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại các cửa ô sẽ được hỗ trợ thêm số tiền trên từ nguồn ngân sách của thành phố, chuyển qua thẻ nhận lương.

Chủ trương tăng thu nhập cho CSGT Đà Nẵng để hạn chế tiêu cực cũng đã “làm nóng” dư luận cả nước khi ban hành.




- -Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công An làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái tại Đà Nẵng (NB&CL).

Ngày 17/1/2013, Thanh Tra Chính phủ đã công bố Kết luận Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, Tố cáo, Phòng, chống tham nhũng và một số dự án đầu tư liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng (thời kỳ 2003-2011)
.

Sau khi có kết luận Thanh tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý sau thanh tra, trong đó, giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây thất thu ngân sách Nhà nước tại Đà Nẵng.
Cụ thể, Văn phòng Chính phủ văn bản số 1930/VPCP-V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý sau thanh tra tại thành phố Đà Nẵng với nội dung đồng ý với kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012. Nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ 04 điểm như sau:
Thứ nhất, ghi nhận việc thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ và Chính quyền Đà Nẵng đã quyết tâm đổi mới, với chương trình hành động cụ thể và đã thu được kết quả đáng khích lệ, làm thay đổi bộ mặt thành phố nhất là hạ tầng đô thị và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, qua thanh tra cho thấy việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, Tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, việc quản lý và sử dụng đất có một số khuyết điểm, sai phạm.
Thứ hai, đồng ý với kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm và có hình thức xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, thu hồi triệt để về Ngân sách số tiền phải nộp.
Thứ ba, giao các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, thu chi tài chính và việc thực hiện dự án đầu tư liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua.
Thứ tư,giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây thất thu ngân sách nhà nước, trước hết là 6 trường hợp nêu tại Điểm 5, Mục I, Phần III của Kết luận thanh tra (Điểm 6, Mục I của Thông báo kết luận thanh tra) nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
MINH NGUYỄN

Các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm tại Đà Nẵng
Sau khi kết luận Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, Tố cáo, Phòng, chống tham nhũng và một số dự án đầu tư liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng (thời kỳ 2003-2011), Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các điểm như sau:
1. Kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách3.434.254.712.950 đồng (gồm có: 446.229.756.243 đồng là số tiền giảm 10% cho các hộ tái định cư; 867.455.055.921 đồng là số tiền giảm 10% cho các Nhà đầu tư;2.120.569.900.790 đồng là số tiền UBND thành phố quyết định giá thiếu căn cứ); ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia hạn nộp tiền sử dụng đất sai quy định gây hậu quả rất khó khắc phục.
2. Chấp thuận với kiến nghị của UBND thành phố Đà Nẵng tại văn bản giải trình số 87/UBND-NC-PC ngày 11/6/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc cho phép ghi thu, ghi chi số tiền chênh lệch 50.056.050.000 đồng giữa giá thu tiền sử dụng đất do UBND thành phố phê duyệt với giá bán đấu giá để đầu tư xây dựng bệnh viện ung thư như một khoản kinh phí ngân sách hỗ trợ. Đối với số tiền sử dụng đất đã giảm cho các hộ tái định cư là 446.229.756.243 đồng không truy thu về ngân sách để tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho các hộ bị giải tỏa phải di chuyển chỗ ở.
3. Chỉ đạo Chủ tịch UBND thành phố tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
3.1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn thành phố; phê duyệt Kế hoạch thanh tra hàng năm theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, có trọng tâm, trọng điểm. Kiểm tra, rà soát, đề xuất các giải pháp giải quyết dứt điểm 15 vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài và một số vụ việc Thanh tra Chính phủ nhận được đơn khiếu nại trong thời gian thanh tra trực tiếp tại Đà Nẵng báo cáo Thanh tra Chính phủ.
Điều chỉnh, sửa đổi nội dung một số điều của Quyết định số 47/2006/QĐ- UBND về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng các Ban Giải tỏa đền bù có trách nhiệm tham mưu, đề xuất phương án giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến đền bù giải tỏa, tái định cư để cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo ban hành quyết định giải quyết.
Chấn chỉnh việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các thông tin công khai liên quan đến đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, công trình đầu tư xây dựng và công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất…Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án ĐTXD trên địa bàn, có biện pháp kiên quyết đối với các nhà đầu tư cố tình không thực hiện dự án, để đất hoang hóa, nhằm chuyển nhượng thu lời, gây lãng phí tài nguyên đất đai, không phát huy hiệu quả vốn đầu tư của thành phố…
3.2. Chấm dứt việc giao đất (bán đất) theo hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 6644/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của UBND thành phố về việc quy định nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày được giảm 10% tiền sử dụng đất phải nộp. Thu hồi, hủy bỏ hoặc điều chỉnh các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai cho 26 đối tượng, đồng thời kiểm tra rà soát lại tất cả các trường hợp tương tự để thu hồi, điều chỉnh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng với diện tích đất được giao, mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt và thời hạn sử dụng đất; thu bổ sung tiền sử dụng đất phải nộp khi có sự thay đổi về diện tích và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
3.3. Thu hồi về ngân sách thành phố 1.486.252.087.290 đồng đối với các nhà đầu tư (kể cả trường hợp Thành phố đã có quyết định thu nhưng chưa thu) do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, không tính đủ tiền chuyển mục đích sử dụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất từ 50 năm lên 70 năm, xác định giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất thấp hơn bảng giá do thành phố ban hành và giá do Hội đồng thẩm định giá đất thành phố trình. Kiểm tra rà soát lại tất cả các trường hợp tương tự để thu hồi về ngân sách thành phố.
3.4. Thu hồi về ngân sách thành phố 867.455.055.921 đồng là số tiền sử dụng đất đã giảm 10% cho các nhà đầu tư khi được ký hợ đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật.
3.5. Giao Sở Tài chính, Hội bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố xây dựng Điều lệ, Quy chế quản lý sử dụng quỹ xây dựng Bệnh viện Ung thư, quỹ Pháo hoa trình UBND thành phố phê duyệt, làm căn cứ cơ sở để các ngành, các cấp, các nhà hảo tâm…kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng quỹ.
3.6. Kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật Giám đốc các sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Giám đốc công ty Quản lý và khai thác đất thành phố, Giám đốc Ban quản lý dự án công trình đường Bạch Đằng Đông và các cá nhân có liên quan đã để xảy ra các sai phạm nêu trong Kết luận thanh tra.
4. Giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Đà Nẵng tiến hành xác định lại giá, diện tích tính thu tiền sử dụng đất đối với một số dự án, báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ.
5. Giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái, vi phạm các quy định của pháp luật đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật thu lợi số tiền lớn, gây thất thu ngân sách Nhà nước của tổ chức và cá nhân có liên quan, tập trung vào 06 trường hợp nêu ở Điểm 6, Mục I của Thông báo kết luận thanh tra, nếu cấu thành tội phạm thì xử lý theo Bộ Luật Hình sự.

Toàn văn phản hồi của UBND Đà Nẵng về kết luận sai phạm "nghìn tỷ"

Chỉ 2 ngày sau kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ký thông báo phản hồi. Dưới đây là toàn văn văn bản của UBND TP Đà Nẵng.

Chiều ngày 17/1/2013, Thanh tra Chính phủ đã công khai Thông báo số 160/TB-TTCP ngày 17/01/20013 kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất và Đài truyền hình Việt Nam đăng toàn văn kết luận trên bản tin chính VTV1 lúc 19 giờ ngày 17/01/2013.

Về nội dung kết luận này, UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến phản hồi như sau:

I. Về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Tất cả các dự án mà Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra được Thành phố tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 503/QĐ-TTg ngày 31/5/2000, Quyết định số 465/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2002, Nghị quyết số 11/2006/NQ-CP ngày 26/5/2006, Nghị quyết số 41/2007/NQ-CP ngày 31/7/2007; được UBND thành phố ban hành kế hoạch sử dụng đất hằng năm.

Quy hoạch tổng thể của thành phố Đà Nẵng có sự tham gia của các tổ chức tư vấn thiết kế trong và ngoài nước có kinh nghiệm, góp phần tham gia xây dựng quy hoạch của Đà Nẵng rộng hơn, đồng thời đón đầu xu thế phát triển. Đà Nẵng đã có một quy hoạch đi trước một bước, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ nên đã được các nhà đầu tư xem Đà Nẵng là điểm đến hấp dẫn… Thực tế như vậy, Thành phố có rất nhiều dự án đã, đang triển khai và đưa vào sử dụng… nên đô thị Thành phố ngày càng khang trang, hiện đại như ngày hôm nay. Đi cùng với công tác quy hoạch, Thành phố tập trung giải phóng mặt bằng trên diện rộng để tạo ra thật nhiều quỹ đất tái định cư bố trí cho nhân dân vùng giải tỏa có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ (Cách làm này tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân đối với chủ trương của thành phố). Quỹ đất còn lại theo quy hoạch, Thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục mời gọi đầu tư, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm tạo nguồn thu để chi cho đầu tư phát triển. Với nguồn quỹ đất dồi dào đã tạo ra giá đất phù hợp, nhân dân được hưởng lợi các mặt về an sinh xã hội, các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận để đầu tư dự án có tính khả thi.

Tuy nhiên, do tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên một số dự án chưa triển khai. Thành phố sẽ đôn đốc các nhà đầu tư sớm triển khai dự án.

Vì vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận “công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu căn cứ, cơ sở, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu thực tế của địa phương. Tình trạng đất đai sau khi được san lấp, giải tỏa, chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất để hoang hóa lớn, ít dự án đầu tư được thực hiện.” là không có cơ sở.

II. Về đấu giá và giao quyền sử dụng đất:

UBND thành phố Đà Nẵng khẳng định tất cả các trường hợp giao đất cho các tổ chức, cá nhân đều được công khai đấu giá và giao quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm, cụ thể là:

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;

- Quyết định 216/2005/QĐ-TTG ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đấu giá quyền sử dụng đất;

Việc đấu giá quyền sử dụng đất được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí theo quy định: Địa điểm xây dựng, các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch, diện tích, đơn giá, mục đích sử dụng đất, thời gian, địa điểm đăng ký… để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá.

Vì vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận: “Việc đấu giá quyền sử dụng đất trong những năm qua, UBND thành phố Đà Nẵng triển khai không tốt, từ khâu ban hành quy chế đấu giá đến tổ chức thực hiện không tuân thủ quy định của Luật Đất đai và Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ các phiên đấu giá thành công quá thấp, chưa tạo được thị trường bình đẳng, khách quan khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm thu cho ngân sách nhà nước có hiệu quả… Tình trạng giao đất không thông qua đấu giá còn phổ biến dẫn đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, tạo điều kiện để một số Nhà đầu tư đầu cơ, thu lợi” là không có cơ sở.

III. Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, tổ chức và công dân trong việc liên hệ với cơ quan Nhà nước khi làm thủ tục nhận đất, nộp tiền sử dụng đất... theo chủ trương của UBND thành phố, đồng thời căn cứ vào thực tiễn của địa phương (việc đền bù, giải tỏa thực hiện trên diện rộng nên áp lực về giải quyết bồi thường thiệt hại, tái định cư, quản lý nguồn thu từ đất là rất lớn) nên sau khi có chủ trương giao đất cụ thể bằng văn bản của UBND thành phố, Thành phố đã giao các đơn vị ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.

Chủ trương này đã thực hiện trong nhiều năm qua và đạt được nhiều hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai (giao đất, quản lý thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, trách nhiệm giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân được giao đất), mang lại hiệu quả về mặt xã hội rất lớn và giữ vững môi trường đầu tư, đó là: Các đơn vị này thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết theo quy định. Các tổ chức, cá nhân chỉ liên hệ đến 01 đơn vị để làm thủ tục từ việc giải tỏa, bồi thường thiệt hại, bàn giao đất, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Các đơn vị này có chức năng hoạt động như Tổ một cửa theo quy trình cải cách thủ tục hành chính hiện hành của thành phố khi giải quyết công việc của nhân dân, tổ chức.

Tất cả các trường hợp được giao đất, người được giao quyền sử dụng đất đều phải nộp đủ tiền 100%, thiếu 01 đồng cũng không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố.

Cách làm này của Thành phố xuất phát từ nhu cầu khách quan, thực tiễn của địa phương, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước đối với nhân dân, chương trình cải cách thủ tục hành chính và đã phát huy hiệu quả, góp phần rất lớn cho sự thành công của công tác bồi thường, giải tỏa, tái định cư, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, tạo sự đồng thuận rất lớn trong nhân dân, giữ vững được môi trường đầu tư (đây là yếu tố quan trọng trong việc Đà Nẵng xếp hạng cao 03 năm thứ nhì, 03 năm dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lục cạnh tranh cấp tỉnh PCI và Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về thủ tục hành chính công theo đánh giá của Bộ Nội vụ công bố tháng 5 năm 2012).

Vì vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận: “Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh nhiều sai phạm như: không đủ căn cứ, cơ sở để xác định giá thu tiền sử dụng đất; việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tùy tiện; nhiều nhà đầu tư sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã không thực hiện đầu tư, tiếp tục chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác thu chênh lệch số tiền rất lớn... làm thất thu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại lớn về kinh tế.” là không có cơ sở.

IV. Về Thanh tra Chính phủ kết luận gây thất thoát đối với 06 dự án:

Thanh tra Chính phủ thanh tra 46 dự án, trong đó có một số dự án, Thanh tra Chính phủ lấy giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố làm căn cứ chính rồi so với giá đất mà UBND thành phố quyết định có sự chênh lệch, đồng thời không tính mật độ xây dựng khi xác định giá đất để kết luận gây thất thoát là không có cơ sở.

Theo quy định, việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND thành phố. Hội đồng thẩm định giá đất thành phố do UBND thành phố thành lập gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế thành phố, Văn phòng UBND thành phố chỉ là bộ phận tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo UBND thành phố trong việc xem xét và quyết định giá đất.

Chính vì điều này nên việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên giá đất theo đề nghị Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND thành phố. 

Giá đất cụ thể được UBND thành phố xác định phù hợp với từng vị trí, địa điểm quy hoạch, điều kiện cơ sở hạ tầng, tính các hệ số theo quy định như: hệ số che khuất, hệ số ngã ba, ngã tư, hệ số ba mặt tiền trở lên,…; phân vệt chiều sâu lô đất, giá đất thị trường ở vị trí đó tại thời điểm và các lô đất đều được đưa ra đấu giá công khai. Việc xác định giá các lô đất lớn phải tính đến mật độ xây dựng thường từ 60% đến 70% so với diện tích khu đất. Thực tế cho thấy có những lô có chiều sâu hàng trăm mét, có diện tích từ vài hecta đến hàng chục hecta. Khi áp dụng phương pháp xác định giá đất theo Chính phủ quy định, Bộ Tài chính hướng dẫn thì giá đất có thể thấp hơn bảng giá do UBND thành phố quy định. Điều này là đương nhiên vì bảng giá do UBND thành phố quy định cho các lô đất nhỏ có diện tích khoảng 100m2, mật độ xây dựng 100%, có cơ sở hạ tầng đầy đủ.

Vấn đề này, Bộ Tài chính đã có ý kiến tại Điểm 1 và Điểm 3 Công văn số 11021/BTC-QLCS ngày 16/8/2012, cụ thể như sau:

- “Việc Hội đồng liên ngành thẩm định giá đất tỉnh, thành phố căn cứ vào bảng giá đất hằng năm và các phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn) thực hiện xác định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất, trình UBND cấp tỉnh quyết định là đúng quy định về thẩm quyền quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất.”.

- “Mật độ xây dựng theo quy hoạch xây dựng chi tiết đã được duyệt chỉ là một trong các căn cứ để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất”.

Riêng về vấn đề này, Ủy ban kiểm tra Trung ương cũng đã có kết luận hết sức cụ thể tại Mục 4 Kết luận số 94 ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng:

“Việc bán khu đất 18.000m2 cuối tuyến đường Phạm Văn Đồng, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, khu Thương xá Vĩnh Trung, khu đất số 8 Phan Chu Trinh, khu đất tứ giác Phạm Hồng Thái - Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Thái Học - Yên Báy, khu đất bán cho ông Nguyễn Hữu Sinh, bán cho ông Nguyễn Hữu Bình, cho Công ty TNHH Đức Mạnh, bán cho Công ty TNHH Cafe Trung Nguyên, Công ty An Cư Đông Á. Qua xem xét Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhận thấy việc bán các khu đất trên là có chủ trương của tập thể UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện theo mục đích thương mại du lịch, không phải giá nhà ở, mật độ xây dựng nhà cao tầng từ 50% - 60% diện tích khu đất. Đất còn lại phục vụ công cộng. Vì vậy, không thể so sánh giữa giá đất làm dịch vụ theo đúng quy hoạch của thành phố với giá đất bán nền hoặc giá đất ở mặt tiền các đường phố chính.”

* Cụ thể ở từng dự án:

1. Dự án của Công ty Phúc Thiên Long:

Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, UBND thành phố đã phê duyệt với giá khởi điểm đấu giá lô đất là 2.570.000đồng/m2.

Sau khi công khai đấu giá theo đúng quy định của pháp luật nhưng hết thời hạn nêu trên vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá và chỉ có Công ty Phúc Thiên Long xin nhận quyền sử dụng đất. Lãnh đạo UBND thành phố thống nhất chủ trương giao đất cho Công ty Phúc Thiên Long là phù hợp với quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 181/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Về đơn giá giao quyền sử dụng đất đối với Công ty Phúc Thiên Long, UBND thành phố thống nhất phê duyệt giá đất giao quyền sử dụng đất theo đúng đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố với đơn giá là 3.030.000đồng/m2 (cao hơn đơn giá phê duyệt để đấu giá là 1,2 lần). Việc phê duyệt đơn giá đất 3.030.000đồng/m2 là đúng thẩm quyền của UBND thành phố, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm.

Về việc không xác định lại giá đất và cho phép cho Công ty Phúc Thiên Long gia hạn nộp tiền sử dụng đất là vì:

- Sau khi ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty Phúc Thiên Long, tình hình bất động sản cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng giảm sút và đóng băng, đồng thời các ngân hàng đồng loạt không cho vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, do đó vấn đề tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

- Khu đất này có nguồn gốc là đất quốc phòng nên quá trình làm thủ tục chuyển từ đất quốc phòng sang đất phát triển kinh tế xã hội có kéo dài, đồng thời hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực chưa được đầu tư đồng bộ vì vướng đất quốc phòng dẫn đến Thành phố chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cho chủ đầu tư để triển khai dự án.

- Từ tháng 12/2007 đến tháng 9/2009 (từ thời điểm quyết định giá đất đến thời điểm Công ty nộp đủ tiền sử dụng đất), Bảng giá đất năm 2008 và 2009 ở thành phố Đà Nẵng không thay đổi; Thị trường bất động sản giảm sút và đóng băng, lạm phát kéo dài. Thời điểm này bão số 6 vừa đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng đã tàn phá nhiều nhà cửa, công trình khu vực ven biển đã gây nên tâm lý e ngại đầu tư vào khu vực ven biển. Vì vậy giá đất khu vực ven biển thời gian này giảm sút. Mặt khác, khu đất này gần sân bay Nước Mặn, nhiều người e ngại chất thải dioxin trước đây trong sân bay còn tồn đọng, ảnh hưởng đến sức khỏe; liền kề khu đất này là vệt biệt thự dọc tường rào sân bay Nước Mặn đã giảm giá nhiều lần, thường xuyên quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng trong nhiều năm liền không có khách hàng liên hệ để nhận quyền sử dụng đất.
Nếu tính theo giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm năm 2009 (áp dụng Bảng giá đất năm 2009 do UBND thành phố ban hành) thì đơn giá bình quân toàn khu đất là 2.691.319 đồng/m2. Như vậy, giá giao quyền sử dụng đất cho Công ty Phúc Thiên Long cao hơn đơn giá tính theo thị trường tại thời điểm là 338.681đ/m2 (3.030.000đồng/m2  - 2.691.319 đồng/m2) nằm trong khung giá đất của Chính phủ quy định.

* Về việc chuyển nhượng giữa các tổ chức, cá nhân:

Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định:

“Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền VND tính trên một đơn vị diện tích đất được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế mang tính phổ biến giữa người cần chuyển nhượng và người muốn được chuyển nhượng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng giá do đầu cơ, do thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống.”

UBND thành phố khẳng định đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường, vì:

- Sau khi Công ty TNHH Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, ông Nguyễn Hữu Bình chuyển nhượng lại cho Công ty ATS (do bà Nguyễn Thị Thoa làm Giám đốc). Bà Thoa và ông Bình là hai chị em ruột (có quan hệ huyết thống).

- Giao dịch này không mang tính phổ biến, mà trên thực tế đã chứng minh cho thấy việc tăng giá đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân trên nhằm mục đích nâng khống giá trị chuyển quyền sử dụng đất lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn (Đây là thực trạng dẫn đến nợ xấu trong ngân hàng như hiện nay).

- Ngoài mục đích nâng giá đất ảo nêu trên thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố.

Như vậy, việc Thanh tra Chính phủ kết luận: “Khu đất chuyển nhượng cho Công ty Phúc Thiên Long để xây dựng khu dịch vụ thương mại du lịch, đã được UBND thành phố xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2007, qua 4 lần gia hạn nộp tiền, đến tháng 9-2009 Công ty mới nộp tiền sử dụng đất nhưng thành phố không xác định lại giá (gây thất thu 120.172 triệu đồng), sau đó nhà đầu tư đã chuyển nhượng ngay cho đối tác khác thu lợi 498.442,206 triệu đồng” là không có cơ sở.

2. Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng giao cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc (21.000m2):

* Thanh tra Chính phủ có ý kiến:

“Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng. Năm 2006, UBND thành phố chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỷ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng là 581,526 tỷ đồng (thu chênh lệch 495,374 tỷ đồng). Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỷ đồng. Hiện trạng khu đất vẫn bỏ trống, chưa được đầu tư.”

* Về nội dung này, UBND thành phố có ý kiến:

- Ông Phan Văn Anh Vũ là người đứng ra chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Hải, bà Ngọc theo hợp đồng ủy quyền; không phải là người nhận chuyển nhượng đất của ông Hải, bà Ngọc.

- Ông Phạm Đăng Quan là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang. Như vậy, giữa Công ty này với cá nhân ông Quan là một.  Điều này cho thấy đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa tổ chức và cá nhân này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường;

- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức nêu trên là quan hệ dân sự giữa các bên, được Cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng, trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố.

Tuy nhiên, qua thực tế thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân nâng khống giá trị chuyển quyền sử dụng đất lên quá cao nhằm mục đích để vay ngân hàng với số tiền lớn nhưng thực tế trên thị trường không phải giá trị như vậy mà thấp hơn nhiều. Thực tế đã diễn ra nợ xấu trong ngân hàng như hiện nay.

3. Khu A2, A3, đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc:

* Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân tạo ra sự chênh lệch lớn. Về vấn đề này, UBND thành phố có ý kiến.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 88/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định:

   “Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền VND tính trên một đơn vị diện tích đất được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế mang tính phổ biến giữa người cần chuyển nhượng và người muốn được chuyển nhượng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng giá do đầu cơ, do thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống.”

UBND thành phố khẳng định đơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các cá nhân đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường, vì:

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính bà Phạm Thị Đông chuyển cho bà Trương Thị Chi, bà Lê Thúy Hương (Khu đất có ký hiệu A3). Bà Đông với 02 người này có quan hệ bà con trong gia đình, làm ăn với nhau, ….

Đối với khu đất có ký hiệu A2 giao quyền sử dụng cho bà Phạm Thị Đông, được UBND quận Sơn Trà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP986789 ngày 04/11/2009. Sau đó, bà Đông chuyển quyền cho bà Nguyễn Thị Xuân và được Cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định.

Đối với khu đất có ý hiệu A3, sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Trương Thị Chi, bà Lê Thúy Hương chuyển nhượng cho ông Trương Đình Trung. Tiếp đó, ông Trương Đình Trung chuyển nhượng cho Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang (ông Trung là Phó Giám đốc của Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang). Ông Trung và Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang có quan hệ, cùng chung quyền lợi nên đã nâng khống giá trị khu đất nhằm mục đích để vay ngân hàng với số tiền lớn nhưng thực tế trên thị trường không phải giá trị như vậy mà thấp hơn nhiều. Thực tế hiện nay đã diễn ra nợ xấu trong ngân hàng. Như vậy giá chuyển quyền sử dụng khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường theo quy định.

Ngoài những mục đích nâng giá đất ảo nêu trên, thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc quyền hạn và trách nhiệm của UBND thành phố.

4. Khu đất giao cho Công ty Tân Cường Thành:

* Thanh tra Chính phủ kết luận:

”Khu đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Công ty Tân Cường Thành tính giá thấp hơn giá thành phố quy định là 67.323,064 triệu đồng” là không có cơ sở, bởi vì:

Xét khu đất này ở khu vực gần đồi núi Phước Tường, cơ sở hạ tầng chưa đầu tư, đường Hoàng Văn Thái chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng, khu dân cư nông thôn thưa thớt, gần khu vực khai thác đất, đá, gần bãi rác Khánh Sơn nên môi trường bị ảnh hưởng, UBND thành phố đã phê duyệt đơn giá đất sản xuất kinh doanh là 410.000 đồng/m2. Sau khi Công ty Tân Cường Thành đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở nông thôn, Hội đồng Thẩm định giá đất thành phố đề xuất giá chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất này là 175.800 đồng/m2. UBND thành phố quyết định theo đúng đề xuất nêu trên của Hội đồng thẩm định giá đất.

Theo đó giá đất ở nông thôn giao quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Cường Thành là 585.800 đồng/m2 (410.000 đ/m2 +175.800 đồng/m2) là đúng thẩm quyền và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm, có xét đến yếu tố chuyển mục đích sử dụng đất trong điều kiện Công ty này phải tự bỏ kinh phí di dời cơ sở sản xuất theo hiện trạng (Thành phố không đền bù nhà xưởng, vật kiến trúc, hỗ trợ di dời trang thiết bị, đầu tư hạ tầng, san lấp mặt bằng…) theo chủ trương của UBND thành phố tại Công văn số 4865/VP-QLĐTh ngày 25/11/2010. Đơn giá này nằm trong khung giá đất của Chính phủ quy định.

5. Hai khu đất ký hiệu A4, A5 khu đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc giao cho Công ty Phú Mỹ:

* Thanh tra Chính phủ kết luận:

“Khu đất A4, A5 (khu dân cư đầu tuyến Sơn Trà-Điện Ngọc). Năm 2007 chuyển nhượng cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ để xây dựng chung cư, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn du lịch, lãnh đạo UBND thành phố và Hội đồng không xác định theo giá đất ở mà giữ nguyên giá theo giá đất SXKD (bằng 0,7 giá đất ở) gây thất thu cho ngân sách. Đến năm 2010, Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ chuyển nhượng cho Công ty bất động sản Phương Trang với số tiền là 285.645.920.000 đồng. Chênh lệch so với giá của thành phố xác định năm 2007 là 22.680.432.000 đồng” là không có cơ sở, bởi vì:
           
Hội đồng thẩm định giá đất thành phố đề xuất mức giá khởi điểm để đấu giá đất theo mục đích SXKD phi nông nghiệp là 2.570.000 đồng/m2 và được UBND thành phố quyết định theo đúng đơn giá nêu trên.

Sau khi đăng báo công khai đấu giá theo quy định của pháp luật nhưng hết thời hạn quy định vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá và chỉ có Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ có đơn xin nhận quyền sử dụng đất và được UBND thành phố thống nhất giao quyền sử dụng 02 khu đất A4, A5 với đơn giá sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 2.570.000 đồng/m2.
Sau khi Công ty này nộp toàn bộ tiền sử dụng 02 khu đất và được UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Giấy chứng nhận đã cấp cho Công ty Phú Mỹ (số AK280458 và AK280459) thì mục đích sử dụng các khu đất này là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Như vậy, UBND thành phố thu tiền sử dụng đất đối với Công ty Phú Mỹ là đất sản xuất kinh doanh, không phải là đất ở như ý kiến của Thanh tra Chính phủ.

6. Dự án Khu đô thị và sân Golf Đa Phước:

* Thanh tra Chính phủ kết luận: “Khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước giao cho Công ty CP 79 thấp hơn giá thành phố quy định làm lợi cho Công ty CP 79 là 570.826,323 trđ.” là không có cơ sở, bởi vì:

Ngày 16/11/2006, Công ty TNHH Daewon Cantavil và UBND thành phố Đà Nẵng ký Thỏa thuận nguyên tắc đầu tư dự án Khu đô thị phức hợp sân golf Đa Phước, cụ thể trên cơ sở giá thu tiền mặt nước được thống nhất trước đây là 300.000 đồng/m2 và đơn giá thu tiền thuê đất 0,1USD/m2/năm. Trong Thỏa thuận nguyên tắc này giao quyền sử dụng đất cho một Công ty Việt Nam liên doanh với Công ty Daewon với diện tích là khoảng 29ha với đơn giá là 300.000 đồng/m2.

Dự án này Nhà nước giao mặt nước cho chủ đầu tư, chủ đầu tư phải bỏ ra 100% chi phí để làm kè, san lấp mặt bằng nên việc thành phố thu tiền sử dụng đất với giá 300.000 đồng/m2 là phù hợp với giá thị trường tại thời điểm.

Đơn giá 300.000đ/m2 mặt nước với điều kiện nhà đầu tư phải bàn giao cho Thành phố khoảng 25 ha đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thuộc dự án Khu đô thị Đa Phước để Thành phố xây dựng khu vực công ích công cộng với chi phí phải bỏ ra khoảng 05 triệu USD. Theo giá đất hiện hành của thành phố thì giá trị của khu đất 25ha này là 988 tỷ đồng.

Như vậy, đối với khu đất 29ha, ngoài đơn giá giao mặt nước là 300.000đ/m2 thì giá trị thu được đối với 25ha nêu trên được phân bổ cho khu 29ha, theo đó tiền sử dụng đất 01m2 là 3.407.000đ/m2 (988 tỷ/29ha).

UBND thành phố khẳng định giá đất giao cho Công ty Daewon là giá mặt nước. Ngoài ra, việc thu tiền sử dụng đất thực tế cho 01m2 của khu đất 29ha là 3.707.000đ/m2 (3.407.000đ/m2 + 300.000đ/m2). Đây là đơn giá tiền sử dụng đất mà thực tế Thành phố được hưởng lợi với khu đất 29ha đã giao cho Công ty Daewon với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam.

Thực tế thành phố thu và hưởng lợi được là  1.075 tỷ đồng (988 tỷ đồng + 87 tỷ đồng), cụ thể: 988 tỷ là số tiền hưởng lợi từ 25ha và 87 tỷ là tiền thu mặt nước của 29ha.    

V. Vấn đề giảm 10% tiền sử dụng đất khi nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng:

UBND thành phố xem việc giảm 10% là hình thức hỗ trợ, khuyến khích các hộ dân giải tỏa nộp tiền vào ngân sách và hỗ trợ lãi vay cho các nhà đầu tư khi chuyển quyền sử dụng đất. Mặt khác, việc giảm 10% tiền sử dụng đất sẽ huy động nhanh nguồn kinh phí vào ngân sách để tái đầu tư phát triển thay vì ngân sách Thành phố phải đi vay với mức lãi suất bình quân thấp nhất là 12%/năm. Điều này phù hợp với khoản 2, Điều 14, Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất “Người sử dụng đất nộp đủ tiền sử dụng đất một lần theo thông báo của cơ quan thuế thì được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp” và vận dụng khoản 2, Điều 9, Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở:“… Nếu trả hết một lần ngay khi ký hợp đồng thì được giảm 10%....”; phù hợp với Quyết định số 13/2006/QĐ-TTg ngày 16/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi đối với thành phố Đà Nẵng và Thông tư số 34/2006/TT-BTC ngày 19/4/2006 của Bộ Tài chính.
Vì vậy, thẩm quyền quyết định là của UBND thành phố. Thành phố cân nhắc, thấy có hiệu quả thiết thực mới quyết định. Đây là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100%, không phân chia tỷ lệ với ngân sách Trung ương và nguồn thu này chỉ được dùng để chi đầu tư phát triển. Vì vậy, theo Luật ngân sách thì địa phương có quyền quyết định giảm 10% tiền sử dụng đất, UBND thành phố khẳng định việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo của Thành phố mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên hằng năm.

Tính đến tháng 01/2013 người dân và doanh nghiệp còn nợ tiền sử dụng đất với Thành phố khoảng 04 nghìn tỷ đồng.

Nếu tính lãi suất của việc người sử dụng đất dây dưa không nộp tiền và yếu tố trượt giá với việc thu được tiền ngay thì mới thấy hiệu quả thế nào (?!). Năm 2011 do khó khăn chung của nền kinh tế nên Thành phố không thu được nợ tiền sử dụng đất; năm 2012 vẫn không thu được do Chính phủ có Nghị quyết 13/NQ-CP; năm 2013 Chính phủ cũng tiếp tục cho giãn nợ theo Nghị quyết 02/NQ-CP và khả năng năm 2014 cũng không dễ thu được số nợ tiền sử dụng đất này. Nếu tính lãi suất 12%/năm thì trong 04 năm đó lãi suất là 48%. Từ đó cho thấy Thành phố giảm 10% thấp hơn rất nhiều so với lãi suất 04 năm nêu trên.

Kết quả thu tiền sử dụng đất trong 10 năm qua (2002-2011) là 24.617,61 tỷ đồng, để đưa vào cân đối chi XDCB, chiếm tỷ lệ 73,81%/ tổng nguồn vốn chi XDCB (33.353,79 tỷ đồng).

Tóm lại, khi xác định giá để giao quyền sử dụng đất, Thành phố đã căn cứ vào Bảng giá đất do UBND thành phố ban hành hằng năm, có tính các hệ số theo quy định  như: hệ số phân vệt chiều sâu lô đất, hệ số che khuất, mật độ xây dựng, hệ số đối với khu đất có vị trí thuận lợi, hệ số thị trường… theo đúng phương pháp xác định giá đất do Chính phủ quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ. Đơn giá UBND thành phố quyết định cụ thể đối với từng khu đất nằm trong khung giá đất và cao hơn nhiều lần so với giá tối thiểu do Chính phủ quy định.

Các cá nhân, tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nhau này là một (là anh em ruột thịt, hoặc là người của công ty và công ty).... Ví dụ giá trị thực của khu đất là 100 tỉ đồng thì họ chỉ vay được 60 tỉ đồng (60%), nhưng khi làm hợp đồng chuyển nhượng thì họ nâng khống giá trị lên 600 tỷ đồng để vay ngân hàng được 360 tỉ đồng nhằm đầu tư vào dự án khác. Trường hợp Công ty TNHH Phúc Thiên Long mà trong kết luận Thanh tra Chính phủ nêu là một ví dụ. Thực ra hai chị em ruột chuyển nhượng cho nhau theo cách này. Vì thế không thể mang giá trị khống đó so với giá trị mà UBND thành phố phê duyệt có chênh lệch để quy kết thất thoát.

Từ phân tích nêu trên, UBND thành phố khẳng định:

1. Việc giảm 10% tiền sử dụng đất là chủ trương của thành phố có vận dụng quy định của pháp luật, mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách Thành phố tăng lên hằng năm, đồng thời hạn chế yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư, có lợi cho ngân sách khi đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, an sinh xã hội, quốc phòng-an ninh... Mặt khác, UBND thành phố xem việc giảm 10% là hình thức hỗ trợ, khuyến khích cho nhân dân vùng giải tỏa nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Thành phố và hỗ trợ lãi vay cho các nhà đầu tư khi nhận quyền sử dụng đất.

2. Việc xác định, quyết định giá giao quyền sử dụng đất được bàn bạc tập thể Lãnh đạo UBND thành phố là đúng thẩm quyền, có căn cứ theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm.

Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kết luận gây thất thu ngân sách 3.434.254.712.950 đồng là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục.

Kết luận này làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng của Thành phố và quá trình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong hơn 16 năm qua, với sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố và sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương, Đà Nẵng đã có những thay đổi toàn diện về bộ mặt đô thị, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thành phố đã tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình mang tính nhân văn như Chương trình “thành phố 5 không” với mục tiêu “Không có hộ đặc biệt nghèo, không có học sinh bỏ học, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người để cướp của”; Chương trình “thành phố 3 có” với các mục tiêu “có nhà ở, có việc làm và nếp sống văn minh đô thị”, xây dựng thành phố môi trường…. Đấy là những tiền đề để Thành phố tiếp tục xây dựng thành trung tâm phát triển, là một trong những Thành phố đầu tàu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tham gia tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế của miền Trung. Cái quý nhất là Đà Nẵng đã tạo được sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trong việc thực hiện các chủ trương của Thành phố.

Lâu nay Đà Nẵng cũng được Trung ương đánh giá là nơi có phong trào tốt, có những cách làm mới, hiệu quả. Thanh tra là để chỉ ra những khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo nhằm rút kinh nghiệm để làm tốt hơn chứ không phải quy kết thiếu tính thuyết phục, làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng của Thành phố.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1930/VPCP_VI ngày 19/11/2012 thì hiện nay, UBND thành phố đang làm việc với Đoàn Công tác của Bộ Công an và đã chủ động có Công văn số 475/UBND-NCPC ngày 16/01/2013 đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm sắp xếp thời gian vào làm việc với Thành phố để xác minh làm rõ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là nội dung phản hồi của UBND thành phố Đà Nẵng đối với kết luận thanh tra Chính phủ tại Thông báo số 160/TB-TTCP ngày 17/01/2013.

TM. Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Văn Hữu Chiến (đã ký)
 - Đà Nẵng phản bác kết luận của Thanh tra Chính phủ (VNE). - Đà Nẵng phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (DT). - Diễn biến mới về vụ “Đà Nẵng thất thoát 3.400 tỷ đồng” (KT). - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng: “Thanh tra và chính quyền Đà Nẵng sẽ phải ngồi lại” (LĐ).


-Đà Nẵng “phản pháo” (19/01)
TT - Ngày 18-1, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng.
Khu đất A2-A3 thuộc khu TĐC đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc (ảnh), Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm - Ảnh: ĐĂNG NAM
"UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền" - Bí thư Đà nẵng Nguyễn Bá Thanh

"Bất thường và không thuyết phục" - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ 2003-2011
 2003: Ông Nguyễn Bá Thanh. Hiện là trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
 2004-2006: Ông Hoàng Tuấn Anh. Hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.
 2006-2011: Ông Trần Văn Minh. Hiện là phó Ban Tổ chức trung ương.
 2011 đến nay: Ông Văn Hữu Chiến.


Giải thích về kết luận thanh tra sai phạm đất đai:
Tại văn bản này, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng hầu hết nội dung trong kết luận của TTCP là không chính xác.
Không có cơ sở
Theo văn bản của UBND TP Đà Nẵng, TTCP cho rằng dự án của Công ty Phúc Thiên Long gây thất thu trên 120 tỉ đồng là không có cơ sở. Về đơn giá giao quyền sử dụng đất đối với Công ty Phúc Thiên Long, TP thống nhất phê duyệt giá giao quyền sử dụng đất theo đề xuất của hội đồng thẩm định giá với đơn giá 3.030.000 đồng/m2 (cao hơn giá phê duyệt để đấu giá). Việc phê duyệt đơn giá này là đúng thẩm quyền của TP, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm.
TP Đà Nẵng còn khẳng định đơn giá chuyển quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Vì sau khi Công ty Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình và khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Bình chuyển nhượng cho Công ty ATS (do bà Nguyễn Thị Thoa làm giám đốc). Bà Thoa và ông Bình là chị em ruột nên giá chuyển nhượng của hai người này không phải giá trị thực của khu đất.
Giao dịch này trên thực tế đã chứng minh cho thấy việc tăng giá chuyển quyền sử dụng đất của các cá nhân này nhằm mục đích nâng khống giá chuyển nhượng đất lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn. Ngoài ra, việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định pháp luật. Do đó, vấn đề này không thuộc trách nhiệm của TP Đà Nẵng. Trường hợp các khu đất 21.000m2 phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng, khu A2, A3 đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc cũng tương tự như trường hợp nêu trên.
Đối với khu đất Tân Cường Thành, TTCP kết luận thất thoát ngân sách 67 tỉ đồng cũng không có cơ sở, vì TP đã phê duyệt giá đất sản xuất kinh doanh là 410.000 đồng/m2. Khi Công ty Tân Cường Thành đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở, Hội đồng thẩm định giá đất TP đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất này là 175.800 đồng/m2. Theo đó, giá đất ở giao quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Cường Thành là 585.800 đồng/m2 (410.000 đồng + 175.800 đồng) là đúng thẩm quyền và phù hợp với giá thị trường, đơn giá này nằm trong khung giá Chính phủ quy định.
Đối với khu đô thị Đa Phước, TTCP cho rằng gây thất thoát 570 tỉ đồng. Quan điểm của TP là không đúng. Trên thực tế Nhà nước thu và hưởng lợi là 1.075 tỉ đồng.
Giảm 10% thu tiền sử dụng đất, có sai hay không?
UBND TP khẳng định việc giảm 10% tiền sử dụng đất là chủ trương của TP có vận dụng quy định pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên. Chủ trương này được vận dụng theo khoản 2, điều 14 NĐ số 38/2000/NĐ-CP ngày 23-8-2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất: “Người sử dụng đất nộp đủ tiền sử dụng đất một lần theo thông báo của cơ quan thuế thì được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp” và vận dụng khoản 2, điều 8 NĐ số 61/CP ngày 5-7-1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở: “...Nếu trả hết một lần ngay khi ký hợp đồng thì được giảm 10%...”.
Năm 2003, để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các dự án đầu tư, việc thu hồi đất và tái định cư, UBND TP đã ban hành văn bản quy định thực hiện giảm 10% tiền sử dụng đất cho các trường hợp nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư. Việc xác định, phê duyệt giá đất giao quyền sử dụng đất là đúng thẩm quyền, có căn cứ theo quy định của Chính phủ.
Nhóm PV Tuổi Trẻ tại Đà Nẵng
__________________________________________
Không chấp nhận giải trình của Đà Nẵng
Ngày 18-1, trao đổi với Tuổi Trẻ về việc Đà Nẵng phản hồi phủ nhận nhiều nội dung được nêu ra trong kết luận TTCP có thông báo kết luận thanh tra sai phạm về đất đai, một lãnh đạo TTCP cho biết cơ quan này chưa nhận được bất kỳ công văn nào của Đà Nẵng. Theo cán bộ này, trước đây Đà Nẵng đã có giải trình mấy chục trang nhưng TTCP không chấp nhận. Vị lãnh đạo này còn khẳng định qua thanh tra cho thấy có những vi phạm pháp luật trầm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã kết luận, trước khi kết luận cũng thẩm định rồi, sau đó mới cho phép công khai kết luận.
Vị lãnh đạo này nói vi phạm pháp luật cơ bản nhất là Luật đất đai quy định không có việc bán, chuyển nhượng đất mà chỉ có giao đất, thuê đất nhưng Đà Nẵng đã thành lập ra công ty để lấy đất của Nhà nước đem bán. Việc bán đất không xác định giá đất một cách cụ thể, giá thấp. Do đó có sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá bán cho người mua đầu tiên, những người này bán lại kiếm lời bất chính. “Đây là sai trầm trọng, trái pháp luật, có thể coi là cố ý vi phạm pháp luật”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.
Đối với việc giảm 10% tiền sử dụng đất phải nộp cho các hộ được bố trí đất tái định cư, các tổ chức cá nhân được thành phố giao đất, vị lãnh đạo này cho hay khoản tiền thất thu ngân sách hơn 446 tỉ đồng đã giao cho các hộ dân thì rất khó thu nhưng khoản tiền hơn 867 tỉ đồng được UBND TP Đà Nẵng giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, doanh nghiệp thì buộc phải thu. Vị lãnh đạo này còn nói Thủ tướng đã có kết luận, các cơ quan liên quan phải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.
MINH QUANG
___________________________
Ông Nguyễn Bá Thanh:

UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18-1, ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng - khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của TTCP là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế. Ông Thanh cho rằng việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND TP, Hội đồng thẩm định giá đất TP gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế TP. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất TP là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND TP.
Cũng theo ông Thanh, việc Đà Nẵng áp dụng giảm 10% cho các tổ chức, cá nhân nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư là vận dụng các chủ trương của Chính phủ, “điều này có lợi là TP thu được tiền ngay để đầu tư các công trình, không để tiền bị trượt giá mà dân cũng có lợi, sao gọi là sai phạm?”.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến:
Bất thường và không thuyết phục
Liên quan đến kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm lớn về đất đai TP Đà Nẵng trong tám năm (từ năm 2003 đến năm 2011), chiều 18-1 Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Ông Chiến cho rằng:
- Vấn đề mà TTCP đưa ra là có thất thoát hay không, cái này chưa thể nói rạch ròi được. Thật ra vụ này TTCP tiến hành thanh tra cả năm trời rồi, TP cũng giải trình lui, giải trình tới miết mà mấy ổng đâu có chịu nghe. Đến khi TTCP báo cáo Thủ tướng, TP xin được giải trình thêm cho rõ lần nữa nhưng TTCP không cho. Giờ đùng một cái, TTCP công bố. Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu giao các bộ, ngành trung ương (như Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư và Bộ Công an) vào Đà Nẵng để tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, thu chi tài chính đối với các dự án đầu tư liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất mà trong kết luận của TTCP đã đề cập. Trong khi các bộ, ngành chưa có ý kiến gì, phía TTCP đã chuyển cho Thủ tướng ra kết luận.
* Theo ông, kết luận trên có bất ngờ không?
- Nội dung kết luận thì không bất ngờ. Nhưng cách đưa kết luận này ra công bố trên báo chí thì bất ngờ. Trong khi các bộ, ngành chưa vào làm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thì TTCP đã công bố rồi. TP đã giải trình rồi mà TTCP lại không chịu nghe, đến khi báo cáo với Thủ tướng mấy ông cũng không cho Đà Nẵng có cơ hội.
* Ông có thể nói rõ quan điểm của lãnh đạo TP về kết luận thất thoát lớn trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng của TTCP?
- Quan điểm của Đà Nẵng không có chuyện thất thoát số tiền mà TTCP đã nêu trong báo cáo (hơn 3.400 tỉ đồng). Trong khi Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành vào tìm hiểu và TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản gửi các bộ ngành mời họ vào. Hôm qua (17-1), TP đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ Công an. Trong khi các bộ, ngành chưa vào, mọi việc chưa ngã ngũ thì TTCP lại tung ra bản kết luận. Nếu thanh tra làm việc, công bố những cái chung thì không sao, còn đằng này TTCP đưa ra những con số rất chi tiết, cụ thể trong khi các bộ, ngành chưa có kết luận là không thuyết phục.
* Vậy khi nào TP Đà Nẵng có bản giải trình mới gửi TTCP, thưa ông?
- Không giải trình nữa, vì TP giải trình rất nhiều lần rồi.
- Ông nghĩ sao khi TTCP kiến nghị yêu cầu địa phương xử lý một số cán bộ lãnh đạo của TP?
- Bây giờ chưa xác định được có thất thoát hay không thì làm sao xử lý được. TP khẳng định không thất thoát, còn TTCP tính toán theo kiểu của họ rồi bảo thất thoát. Cả hai bên không đến với nhau được thì làm sao phê bình, kỷ luật được ai?
* Thưa ông, việc TTCP đưa ra kết luận thanh tra vào thời điểm này là có bất thường không?
- Bất thường đấy, TTCP vào Đà Nẵng làm việc từ năm 2011 nhưng kết luận thanh tra thì mới có cách đây chừng hai tháng. Và sau nhiều lần ngồi lại với nhau, quan điểm của TP trước sau vẫn là không có chuyện gây thất thoát cho ngân sách.
ĐĂNG NAM - HỮU KHÁ
--------------------------------------------------
Liên quan tới 3 đời chủ tịch
Trưa 18-1, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ về nội dung kết luận của TTCP liên quan đến những sai phạm về quản lý đất đai tại Đà Nẵng, nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (hiện là phó trưởng Ban Tổ chức trung ương) cho biết nội dung kết luận của TTCP “liên quan đến ba đời chủ tịch” là ông Huỳnh Năm (đã nghỉ hưu), ông Hoàng Tuấn Anh (hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) và ông Trần Văn Minh. “Tôi chỉ là một phần. Chuyện đó cũng cũ rồi” - ông Minh cho hay.
Trả lời câu hỏi rằng “kết luận của TTCP có liên quan đến một giai đoạn ông làm chủ tịch, tức có liên quan đến cá nhân ông, vậy ông có bình luận, giải trình gì không?”, ông Minh cho biết: “Thành quả có nhiều, còn khuyết điểm thì mới chỉ là quan điểm của cơ quan thanh tra, chứ UBND TP Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục giải trình. Tôi nghĩ rằng kết luận chưa thật sự đúng với hoàn cảnh của TP, chưa phù hợp với một số chủ trương của TP. Còn cá nhân tôi, tôi cũng bình tĩnh, tới đây cái gì liên quan đến mình thì tôi sẽ trả lời”.


- Kiến nghị kiểm điểm chủ tịch và các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (RFA). – ‘Sai phạm đất đai’ ở Đà Nẵng (BBC). - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Văn Hữu Chiến: Đà Nẵng không để thất thoát ngân sách! (TN). - Giải trình đã có, chờ chủ tịch thành phố quyết định (LĐ). - Đà Nẵng phản hồi kết luận Thanh tra Chính phủ (PLTP). - Đà Nẵng “phản pháo” (TT).

- LÚ BÁ TƯ, TAM ANH CHIẾN LỮ BỐ (Huỳnh Ngọc Chênh). – Dân Choa: Hà Nội nhanh tay ra đòn trước(Quê Choa). – Innova – Nguyễn Bá Thanh và Đà Nẵng (Dân Luận). – PHẢI CHĂNG “BỚI LÔNG TÌM VẾT” ?(Bùi Văn Bồng).
- Đà Nẵng bật lại Thủ tướng (Đông A). -- Ban nội chính Trung ương: cá nhân và chế độ (BoxitVN). - HẺM “BUÔN” CHUYỆN ( KỲ 56 ) – Tuy hai vuốt vẫn là một móng (Nhật Tuấn). - Người dân “nói” gì với ông Nguyễn Bá Thanh từ 10 năm trước (GDVN/ Infonet).

- THÁNH BA & ĐỒNG CHÍ X (Phọt Phẹt). - Lê Cao: Chúng ta là người thua cuộc? (Dân Luật). -TRẬN CHIẾN BA – BÁ: DÂN LÀNH LẠI SẮP BỊ ĐƯA VÀO ‘NỒI ÁP SUẤT’ HẦM NHỪ! (VLB).

- Các “quả đấm thép” và núi nợ khổng lồ (RFA). -Mạnh tay rút “thẻ” (NLĐ). – XỨNG DANH ANH HÙNG (Nguyễn Duy Xuân).

- Cách chức cán bộ kiểu Nguyễn Bá Thanh (NĐT).
- Đà Nẵng chứng minh “Thanh tra CP kết luận không đúng” ra sao? (phần 2) (GDVN). 

Đà Nẵng chứng minh “Thanh tra Chính phủ kết luận không đúng” ra sao? (phần 2) (Infonet).
Tiếp tục cuộc trả lời phỏng vấn báo điện tử Infonet về kết luận số 160/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã cho biết cụ thể về 6 dự án được cho là "xác định giá đất thấp gây thất thu cho ngân sách và tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư chuyển nhượng thu lợi bất chính với số tiền lớn"!

Người dân Đà Nẵng theo dõi việc đổ đất lấn biển để xây dựng khu đô thị phức hợp sân golf Đa Phước. Theo UBND TP Đà Nẵng, ở dự án này TP được hưởng lợi hơn 1.000 tỉ đồng chứ không phải giao đất với giá thấp làm lợi cho Công ty 79 hơn 570 tỉ đồng như ý kiến của Thanh tra Chính phủ - Ảnh: HC
PV: Thưa ông, tại kết luận số 160/TB-TTCP, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho rằng "khu đất chuyển nhượng cho Công ty Phúc Thiên Long để xây dựng khu dịch vụ thương mại du lịch đã được UBND TP Đà Nẵng xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) năm 2007, qua 4 lần gia hạn nộp tiền, đến tháng 9/2009 Công ty mới nộp tiền sử dụng đất nhưng TP không xác định lại giá, gây thất thu 120.172 triệu đồng". Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Văn Hữu Chiến: Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất TP, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt giá khởi điểm đấu giá là 2,5 triệu đồng/m2. Sau khi công khai đấu giá theo đúng quy định, hết thời hạn vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá, chỉ có Công ty Phúc Thiên Long xin nhận QSDĐ. Do đó, việc UBND TP thống nhất chủ trương giao đất cho công ty này là phù hợp với quy định tại Điểm d, Khoản 5, Điều 2 Nghị định 17/2006/CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2004/CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
UBND TP Đà Nẵng thống nhất phê duyệt giá đất giao QSDĐ theo đúng đề xuất của Hội đồng thẩm định giá đất TP, với đơn giá là 3,03 triệu đ/m2, cao hơn đơn giá phê duyệt để đấu giá. Việc phê duyệt đơn giá đất 3,03 triệu đ/m2 là đúng thẩm quyền của UBND TP và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đó.
PV: Nhưng tại sao sau 2 năm với 4 lần gia hạn, công ty này mới nộp tiền SDĐ mà UBND TP Đà Nẵng không xác định lại giá đất?
Ông Văn Hữu Chiến: Sau khi ký hợp đồng chuyển QSDĐ cho Công ty Phúc Thiên Long thì tình hình bất động sản cả nước cũng như TP Đà Nẵng giảm sút và đóng băng. Đồng thời các ngân hàng đồng loạt không cho vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Do đó vấn đề tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, khu đất này có nguồn gốc là đất quốc phòng nên quá trình làm thủ tục chuyển sang đất phát triển kinh tế có kéo dài, đồng thời hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực này chưa được đầu tư vì vướng đất quốc phòng, dẫn đến TP chưa thể bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án cho chủ đầu tư để triển khai dự án.
Từ tháng 12/2007 đến 9/2009 (từ thời điểm quyết định giá đất đến thời điểm công ty nộp đủ tiền SDĐ), bảng giá đất năm 2008 và 2009 ở TP Đà Nẵng không thay đổi. Thị trường bất động sản giảm sút và đóng băng, lạm phát kéo dài. Bão số 6 cũng vừa đổ bộ vào TP tàn phá nhiều nhà cửa, công trình nhất là ở khu vực ven biển. Cùng lúc, sóng thần tàn phá nhiều khu vực ven biển Thái Lan và một số nước càng gây nên tâm lý e ngại đầu tư vào khu vực ven biển Đà Nẵng. Vì vậy giá đất khu vực ven biển thời gian này giảm sút.
Chưa kể khu đất này nằm gần sân bay Nước Mặn, nhiều người e ngại còn tồn đọng chất thải dioxin trước đây trong sân bay, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đó là lý do vì sao liền kề khu đất này là vệt biệt thự dọc tường rào sân bay Nước Mặn đã giảm giá nhiều lần, thường xuyên quảng bá trên báo chí nhưng nhiều năm liền không có khách hàng liên hệ để nhận QSDĐ.
Nếu tính theo giá chuyển QSDĐ trên thị trường tại thời điểm năm 2009 (áp dụng bảng giá đất năm 2009 do UBND TP ban hành) thì đơn giá bình quân toàn khu đất này là 2.691.319 đ/m2. Như vậy đơn giá giao QSDĐ cho Công ty Phúc Thiên Long cao hơn đơn giá tính theo thị trường tại thời điểm đó là 338.681 đ/m2 (3.030.000 đ/m2 - 2.691.319 đ/m2). Đơn giá này nằm trong khung giá đất mà Chính phủ quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP và cao hơn giá đất tối thiểu đối với giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở đô thị loại 1 lên đến 12 lần.
PV: Đối với dự án này, kết luận số 160 của TTCP còn cho rằng "sau đó nhà đầu tư đã chuyển nhượng ngay cho đối tác khác thu lợi 498.442.206 triệu đồng". Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Văn Hữu Chiến: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 188/NĐ-CP (ngày 16/11/2004) của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất thì "giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền VND tính trên một đơn vị diện tích đất được hình thành từ kết quả của những giao dịch thực tế mang tính chất phổ biến giữa người cần chuyển nhượng và người muốn được chuyển nhượng, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tăng giá do đầu cơ, do thay đổi quy hoạch, chuyển nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thống".
UBND TP Đà Nẵng khẳng định đơn giá chuyển nhượng QSDĐ của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường.  Do lẽ, sau khi Công ty Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, ông Bình đã chuyển nhượng lại cho Công ty ATS do bà Nguyễn Thị Thoa làm giám đốc. Bà Thoa và ông Bình là chị em ruột (có quan hệ huyết thống) nên giá chuyển QSDĐ của hai người này không phải là giá trị thực của khu đất.
Giao dịch này không mang tính phổ biến mà trên thực tế đã chứng minh cho thấy việc tăng giá đất chuyển nhượng QSDĐ của các cá nhân trên nhằm mục đích nâng khống giá trị chuyển QSDĐ lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn. Đây chính là thực trạng dẫn đến nợ xấu trong ngân hàng như hiện nay.
Ngoài mục đích nâng giá đất ảo nêu trên thì việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND TP.
PV: Đối với khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng, theo TTCP, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc với tổn giá trị hợp đồng 84 tỉ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án mà uỷ quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá 581,526 tỉ đồng (thu chênh lệch 495,374 tỉ đồng). Năm 2009, ông Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Phương Trang với giá 585 tỉ đồng. Hiện khu đất vẫn bỏ trống, chưa được đầu tư. Ông có ý kiến gì?
Ông Văn Hữu Chiến: Chúng tôi xin nói rõ, ông Phan Văn Anh Vũ là người đứng ra chuyển nhượng QSDĐ cho ông Hải, bà Ngọc theo hợp đồng uỷ quyền chứ không phải là người nhận chuyển nhượng đất của ông Hải, bà Ngọc. Còn ông Phạm Đăng Quan chính là Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang. Như vậy giữa công ty này với cá nhân ông Quan là một. Điều này cho thấy đơn giá chuyển nhượng QSDĐ giữa tổ chức và cá nhân này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường.
Việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các cá nhân, tổ chức nêu trên là quan hệ dân sự giữa các bên,được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng, trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật. Vấn đề này không thuộc trách nhiệm của UBND TP. Tuy nhiên qua thực tế thị trường bất động sản trên địa bàn TP đã xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức, cá nhân nâng khống giá trị chuyển QSDĐ lên quá cao nhằm mục đích vay ngân hàng với số tiền lớn chứ giá trị thực trên thị trường thấp hơn nhiều. Từ đó đã dẫn tới nợ xấu trong ngân hàng mà chúng tôi vừa đề cập ở trên.
PV: Đối với các khu đất A2, A3 đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, TTCP cũng cho rằng việc chuyển nhượng QSDĐ của các tổ chức, cá nhân tạo ra sự chênh lệch lớn. Ý kiến của ông là gì?
Ông Văn Hữu Chiến: Đối với khu đất A2, sau khi được UBND quận Sơn Trà cấp giấy chứng nhận QSDĐ, bà Phạm Thị Đông chuyển nhượng QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Xuân. Đây là quan hệ dân sự và được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định.
Riêng với khu đất A3, UBND TP Đà Nẵng khẳng định đơn giá chuyển nhượng QSDĐ của các cá nhân đối với khu đất này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường. Do lẽ, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với khu đất A3, bà Phạm Thị Đông đã chuyển nhượng lại cho bà Trương Thị Chi và Lê Thuý Hương. Bà Đông với hai người này có quan hệ bà con trong gia đình, làm ăn với nhau...
Sau khi được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, hai bà Trương Thị Chi và Lê Thuý Hương chuyển nhượng cho ông Trương Đình Trung. Tiếp đó ông Trung chuyển nhượng cho Công ty cổ phần bất động sản Phương Trang. Ông Trung chính là Phó Giám đốc Công ty này, giữa ông và công ty có quan hệ, cùng chung quyền lợi nên giá chuyển QSDĐ đối với khu đất này không phải là giá thị trường trong điều kiện bình thường. Giữa ông Trung và công ty đã thoả thuận nâng khống giá trị khu đất nhằm vay ngân hàng với số tiền lớn, chứ giá trị thực trên thị trường thấp hơn nhiều. Ngoài ra, việc chuyển nhượng QSDĐ giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan Công chứng chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật nên không thuộc trách nhiệm của UBND TP.
PV: Theo TTCP thì khu đất chuyển đổi mục đích SDĐ của Công ty Tân Cường Thành tính giá thấp hơn giá TP quy định là 67.323.064 triệu đồng. Ông giải thích việc này thế nào?
Ông Văn Hữu Chiến: Đối với khu đất này, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt đơn giá đất sản xuất kinh doanh là 410.000 đ/m2. Sau khi công ty đề nghị chuyển mục đích SDĐ sang đất ở thì Hội đồng thẩm định giá TP đề xuất giá chuyển mục đích SDĐ của khu đất này là 175.800 đ/m2. UBND TP Đà Nẵng thống nhất với đề xuất nêu trên.
Theo đó, giá đất ở giao quyền SDĐ cho Công ty Tân Cường Thành là 585.800 đ/m2 (410.000 đ/m2 + 175.800 đ/m2) là đúng thẩm quyền và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm, trong điều kiện công ty này phải tự bỏ kinh phí di dời cơ sở sản xuất theo hiện trạng để có mặt bằng xây dựng khu dân cư theo chủ trương của UBND TP tại công văn số 4865/VP-QLĐTh ngày 25/11/2010 (TP không bồi thường thiệt hại nhà xưởng, chi phí di dời, giải phóng mặt bằng...). Như vậy đơn giá này nằm trong khung giá đất mà Chính phủ quy định tại Nghị định 188/2004/NĐ-CP và cao hơn giá đất tối thiểu (đối với đất ở nông thôn, loại xã đồng bằng) lên đến 58,6 lần (585.800 đ/m2/10.000 đ/m2).
PV: TTCP cho rằng, năm 2007, khi chuyển nhượng khu đất A4, A5 khu đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc cho Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phú Mỹ xây chung cư, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê và khách sạn, UBND TP Đà Nẵng và Hội đồng thẩm định giá đất TP không xác định theo giá đất ở mà giữ nguyên theo giá đất sản xuất kinh doanh (SXKD, bằng 0,7 giá đất ở), gây thất thu cho ngân sách. Đến năm 2010, công ty này chuyển nhượng lại cho Công ty cổ phần xây dựng Phương Trang với số tiền hơn 285,6 tỉ đồng, chênh lệch so với giá của TP xác định năm 2007 hơn 22,6 tỉ đồng". Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Văn Hữu Chiến: Nhận định của TTCP như vậy là không đúng. Bởi vì Hội đồng thẩm định giá đất TP Đà Nẵng đề xuất mức giá khởi điểm để đấu giá đất theo mục đích SXKD phi nông nghiệp là 2.570.000đ/m2 và được UBND TP thống nhất. Sau khi đăng báo công khai đấu giá theo quy định, hết thời hạn vẫn không có tổ chức, cá nhân nào tham gia đấu giá, chỉ có Công ty Phú Mỹ có đơn xin nhận chuyển QSDĐ và được UBND TP Đà Nẵng thống nhất giao QSDĐ với đơn giá SXKD phi nông nghiệp như nêu trên.
Sau khi nộp toàn bộ tiền SDĐ hai khu đất này, Công ty Phú Mỹ được UBND TP Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận QSDĐ số AK280458 và AK280459. Theo giấy chứng nhận đã cấp cho Công ty Phú Mỹ thì mục đích sử dụng các khu đất này là đất SXKD phi nông nghiệp và UBND TP Đà Nẵng thu tiền SDĐ đối với công ty là đất SXKD phi nông nghiệp chứ không phải là đất ở như ý kiến của TTCP.
PV: TTCP cũng có ý kiến rằng khu đất 29ha thuộc dự án sân golf Đa Phước giao cho Công ty 79 thấp hơn giá TP quy định, làm lợi cho công ty này hơn 570 tỉ đồng. Ông giải thích vấn đề này ra sao?
Ông Văn Hữu Chiến: Ý kiến này của TTCP cũng không đúng. Bởi vì ngày 16/11/2006, Công ty TNHH Daewon Cantavil và UBND TP Đà Nẵng ký Thoả thuận nguyên tắc đầu tư dự án khu đô thị phức hợp sân golf Đa Phước, cụ thể trên cơ sở giá thu tiền mặt nước được thống nhất là 300.000đ/m2 và đơn giá thu tiền thuê đất 0,1USD/m2/năm. Trong thoả thuận nguyên tắc này có việc giao quyền SDĐ cho một Công ty Việt Nam liên doanh với Công ty Daewon với diện tích 29ha, đơn giá 300.000đ/m2.
Trong dự án này, Nhà nước giao mặt nước cho chủ đầu tư, còn chủ đầu tư phải bỏ ra 100% chi phí để làm kè, san lấp mặt bằng, nên việc TP thu tiền SDĐ với giá 300.000đ/mlà phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đó. Chưa kể đơn giá 300.000đ/m2 mặt nước đi kèm với điều kiện nhà đầu tư phải bàn giao cho TP khoảng 25ha đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng (với chi phí phải bỏ ra khoảng 5 triệu USD) để TP xây dựng khu vực công ích công cộng. Theo giá đất hiện hành của TP thì giá trị của khu đất 25ha này là 988 tỉ đồng.
UBND TP Đà Nẵng khẳng định giá đất giao cho Công ty Daewon là giá mặt nước. Đối với khu đất 29ha, ngoài đơn giá giao mặt nước là 300.000đ/m2 thì giá trị thu được đối với 25ha nêu trên được phân bổ cho khu 29ha, theo đó tiền SDĐ mỗi m2 là 3.407.000đ (988 tỉ/29ha). Như vậy, việc thu tiền SDĐ thực tế cho mỗi m2 của khu đất 29ha là 3.707.000đ (3.407.000đ/m2 + 300.000đ/m2). Đây là đơn giá tiền SDĐ mà TP được hưởng lợi với khu đất 29ha đã giao cho Công ty Daewon với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế TP thu và hưởng lợi được 1.075 tỉ đồng, gồm 988 tỉ đồng là số tiền hưởng lợi từ 25ha và 87 tỉ đồng là tiền thu mặt nước của 29ha.
Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nghe nhà đầu tư Hàn Quốc trình bày dự án đổ đất lấn biển xây dựng khu đô thị phức hợp sân golf Đa Phước - Ảnh: HC
PV: Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho rằng việc UBND TP Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất phải nộp cho các hộ được bố trí đất tái định cư, các tổ chức, cá nhân được TP giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất QSDĐ là không đúng đối tượng và trái với quy định của Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Ông có ý kiến gì về kết luận này?
Ông Văn Hữu Chiến: Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2004 trở về trước, Đà Nẵng chủ trương giảm 10% tiền SDĐ khi nộp đủ tiền SDĐ trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng là vận dụng theo khoản 2, Điều 14 Nghị định 38/2000/NĐ-CP (23/8/2000) của Chính phủ về thu tiền SDĐ: "Người SDĐ nộp đủ tiền SDĐ một lần theo thông báo của cơ quan thuế thì được giảm 20% số tiền SDĐ phải nộp"; và vận dụng theo khoản 2, Điều 9 Nghị định 61/CP (ngày 5/7/1994) về mua bán và kinh doanh nhà ở: "... Nếu trả hết một lần ngay khi ký hợp đồng thì được giảm 10%...".
Năm 2003, để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các dự án đầu tư, việc thu hồi đất và tái định cư trên địa bàn Đà Nẵng, UBND TP đã ban hành Quyết định 122/2003/QĐ-UBND (24/7/2003) về bồi thường thiệt hại, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Trong đó tại khoản 2, Điều 32 quy định về miễn, giảm tiền SDĐ và cho nợ tiền SDĐ đã có quy định thực hiện giảm 10% tiền SDĐ cho các trường hợp nộp đủ tiền SDĐ trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư.
Năm 2005, sau khi Nghị định 38/NĐ-CP hết hiệu lực thi hành, trước tình hình triển khai đồng loạt các dự án đầu tư nên cần phải huy động số tiền SDĐ để bổ sung nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển, UBND TP ban hành Quyết định 9757/QĐ-UBND (19/12/2005) về việc giảm 10% tiền SDĐ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án nộp đủ tiền SDĐ trong thời gian quy định nhằm khuyến khích các nhà đầu tư kịp thời nộp tiền SDĐ một lần vào ngân sách.
Đến năm 2009, thị trường bất động sản trong nước tiếp tục suy giảm trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, cùng với việc thắt chặt tín dụng nên việc huy động vốn để thực hiện các dự án rất khó khăn. Vì vậy nguồn thu ngân sách từ tiền SDĐ bị ảnh hưởng, trong khi đó nhu cầu về vốn đầu tư để chi cho công tác giải phóng mặt bằng, chi cho đầu tư phát triển để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, an sinh xã hội rất lớn.
Để huy động vốn của các nhà đầu tư, đảm bảo các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn, UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 6644/QĐ-UBND (28/8/2009) về việc động viên khuyến khích đối với các chủ đầu tư sớm nộp đủ tiền SDĐ vào ngân sách trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng được giảm 10% tiền SDĐ phải nộp. Chủ trương này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo của TP để khuyến khích các nhà đầu tư kịp thời nộp tiền SDĐ. Nhờ áp dụng biện pháp này, tiến độ thu tiền SDĐ hàng năm đều đạt và vượt dự toán được giao.
PV: Điều mà dư luận quan tâm là việc giảm tiền SDĐ như vậy đem lại lợi ích gì cho sự phát triển KT-XH của Đà Nẵng, thưa ông?
Ông Văn Hữu Chiến: UBND TP Đà Nẵng xem việc giảm 10% là hình thức hỗ trợ lãi vay cho các nhà đầu tư khi chuyển QSDĐ. Mặt khác, việc giảm 10% tiền SDĐ sẽ huy động nhanh nguồn kinh phí vào ngân sách để đầu tư phát triển thay vì ngân sách TP phải đi vay với mức lãi suất bình quân thấp nhất là 12%/năm. Điều này phù hợp với Quyết định 12/2006/QĐ-TTg (16/01/2006) của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 34/2004/TT-BTC (19/4/2004) của Bộ Tài chính. Đây là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100%, và nguồn thu này chỉ được dùng để chi đầu tư phát triển thay vì ngân sách TƯ phải hỗ trợ một phần cho TP.
Việc huy động sớm nguồn thu tiền SDĐ vào ngân sách ngoài việc giúp ngân sách hạn chế đi vay để chi đầu tư phát triển như nêu trên thì còn tạo điều kiện để TP có nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sớm hơn, hạn chế được ảnh hưởng của yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư theo thời gian mà ngân sách phải chi trả theo quy định. Kết quả thu tiền SDĐ trong 10 năm qua (2002 - 2011) là 24.617,61 tỉ đồng để đưa vào cân đối chi xây dựng cơ bản, chiếm tỉ lệ 73,81% tổng nguồn vốn chi xây dựng cơ bản (33.353,79 tỉ đồng).
Qua phân tích và đánh giá tình hình, UBND TP Đà Nẵng khẳng định việc thực hiện chính sách này là một trong những vận dụng linh hoạt, sáng tạo của TP, mang lại hiệu quả thiết thực. Nguồn thu ngân sách tăng lên hàng năm, đồng thời hạn chế yếu tố trượt giá làm tăng suất đầu tư, có lợi cho ngân sách khi đầu tư cho phát triển KT-XH, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh...
PV: Theo kiến nghị của TTCP, ngày 19/11/2012, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1930/VPCP-V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an "xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai" tại Đà Nẵng. Lãnh đạo TP đã và sẽ có những động thái gì để đáp ứng sự chỉ đạo này?
Ông Văn Hữu Chiến: Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản nêu trên, hiện nay UBND TP Đà Nẵng đang làm việc với đoàn công tác của Bộ Công an. Đồng thời chúng tôi cũng đã chủ động có văn bản số 475/UBND-NCPC (16/1/2013) đề nghị các Bộ TN-MT, Tài chính, KH-ĐT sớm sắp xếp thời gian vào làm việc với TP để xác minh, làm rõ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
PV: Xin cảm ơn ông.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến: "Cái quý nhất là Đà Nẵng tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội bằng các chủ trương của TP. Từ đó đã giúp Đà Nẵng đã có những thay đổi toàn diện bộ mặt đô thị, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao!" - Ảnh: HC


 .- Chủ tịch Đà Nẵng: “Thanh tra Chính phủ kết luận không đúng” (phần 1) (Infonet) .-Ngay sau khi Thanh tra Chính phủ có Thông báo số 160/TB-TTCP (ngày 17/1) kết luận thanh tra về những sai phạm liên quan đến đất đai lên đến hơn 3.400 tỉ đồng, chiều 18/1, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã dành cho Infonet cuộc trả lời phỏng vấn nhằm làm rõ các nội dung mà Thông báo 160/TB-TTCP đã nêu:

Sai phạm đất đai hơn 3.400 tỉ đồng ở Đà Nẵng
 
PV: Thưa ông, lãnh đạo TP Đà Nẵng có ý kiến như thế nào về việc Thanh tra Chính phủ (TTCP) kết luận: "UBND TP Đà Nẵng không triển khai tốt việc đấu giá chuyển quyền sử dụng đất trong những năm qua, không tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai và Quyết định 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?
Ông Văn Hữu Chiến: Việc TTCP kết luận như vậy là không đúng. Bởi vì tất cả các trường hợp giao đất cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng đều được công khai đấu giá và giao quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai tại từng thời điểm. Cụ thể là Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định 17/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Quyết định 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu giá quyền sử dụng đất.
Việc đấu giá quyền sử dụng đất được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí như quy định địa điểm xây dựng, diện tích, đơn giá, mục đích sử dụng đất, thời gian, địa điểm đăng ký... để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá.
PV: Qua thanh tra 46 dự án trên địa bàn Đà Nẵng, TTCP kết luận có 6 dự án gây thất thoát. Ý kiến của lãnh đạo TP Đà Nẵng về vấn đề này như thế nào?
Ông Văn Hữu Chiến: TTCP thanh tra 46 dự án, trong đó có một số dự án TTCP lấy giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất làm căn cứ chính rồi so với giá đất mà UBND TP quyết định có sự chệnh lệch, đồng thời không tính mật độ xây dựng khi xác định giá đất để kết luận gây thất thoát là không có cơ sở.
Theo quy định, việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND TP. Hội đồng thẩm định giá đất TP gồm đại diện Sở Tài chính, Sở TN-MT, Sở Xây dựng, Cục Thuế TP, Văn phòng UBND TP chỉ là bộ phận tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo UBND TP trong việc xem xét và phê duyệt giá đất. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất TP là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND TP.
Giá đất cụ thể được UBND TP Đà Nẵng xác định phù hợp với từng vị trí, với từng quy hoạch, điều kiện cơ sở hạ tầng, giá đất thị trường ở vị trí đó tại mỗi thời điểm và các lô đất đều được đưa ra đấu giá công khai. Việc xác định giá đất các lô đất lớn phải tính đến mật độ xây dựng, thường là dưới 60%.
Thực tế cho thấy, có những lô đất có chiều sâu hàng trăm mét. Khi áp dụng phương pháp xác định giá đất theo Chính phủ quy định, Bộ Tài chính hướng dẫn thì giá đất có thể thấp hơn bảng giá do UBND TP Đà Nẵng quy định. Điều này là đương nhiên vì bảng giá do UBND TP quy định cho các lô đất nhỏ có mật độ xây dựng 100%, có cơ sở hạ tầng đầy đủ.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có ý kiến tại Công văn 11021/BTC-QLCS (ngày 16/8/2012) như sau: "Việc Hội đồng liên ngành thẩm định giá đất tỉnh, TP căn cứ vào bảng giá đất hàng năm và các phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật thực hiện xác định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất, trình UBND cấp tỉnh quyết định là đúng quy định về thẩm quyền quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất...
...Đối với phần diện tích đất được giao sử dụng cho mục đích công cộng đáp ứng điều kiện quy định tại Mục V Thông tư 06/2007/TT-BTNMT (ngày 15/6/2007) của Bộ TN-MT thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Mật độ xây dựng theo quy hoạch xây dựng chi tiết đã được duyệt chỉ là một trong các căn cứ để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất".
PV: Được biết liên quan đến vấn đề này, cách đây mấy năm Uỷ bản Kiểm tra TƯ Đảng cũng đã có kết luận hết sức cụ thể. Ông có thể cho biết kết luận của Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng đã nêu như thế nào?
Ông Văn Hữu Chiến: Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng đã có kết luận hết sức cụ thể tại Mục 4 Kết luận số 94 (ngày 25/4/2007) về việc bán khu đất 18.000m2 cuối tuyến đường Phạm Văn Đồng, khu thương xá Vĩnh Trung, khu đất số 8 Phan Chu Trinh, khu đất tứ giác Phạm Hồng Thái - Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Thái Học - Yên Bái, các khu đất bán cho ông Nguyễn Hữu Sinh, ông Nguyễn Hữu Bình, Công ty TNHH Đức Mạnh, Công ty TNHH Cafe Trung Nguyên, Công ty An Cư Đông Á như sau:
"Qua xem xét, Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng nhận thấy việc bán các khu đất trên là có chủ trương của tập thể UBND TP Đà Nẵng thực hiện theo mục đích thương mại du lịch, không phải là nhà ở, mật độ xây dựng nhà cao tầng từ 50 - 60% diện tích khu đất. Đất còn lại phục vụ công cộng. Vì vậy không thể so sánh giữa giá đất làm dịch vụ theo đúng quy hoạch của TP với giá đất bán nền hoặc giá đất ở mặt tiền các đường phố chính".
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Văn Hữu Chiến về các vấn đề cụ thể liên quan đến 6 dự án mà TTCP kết luận là "gây thất thoát" cũng như vấn đề giảm tiền sử dụng đất mà theo TTCP là "không đúng đối tượng và trái với quy định tại Nghị định 198/2004/NĐ-CP" ở các phần sau.- Chủ tịch Đà Nẵng: “Thanh tra Chính phủ kết luận không đúng” (phần 1) (Infonet).

-Đà Nẵng bật lại Thủ tướng

 Đông A
Trang infornet có bài phỏng vấn Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, công khai bác bỏ cáo buộc của Thanh tra Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Như vậy Đà Nẵng đã chọn con đường chiến đấu, lành làm gáo, vỡ làm muôi. Đây mới là đợt phản công đầu tiên của Đà Nẵng. Tất nhiên, về kết luận của Thanh tra Chính phủ chắc chắn Đà Nẵng đã biết từ lâu, chẳng phải đợi đến khi Thanh tra Chính phủ công bố mới biết và do vậy Đà Nẵng chắc chắn đã có chuẩn bị. Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh có những phát biểu hùng hồn chống tham nhũng gần đây, phê phán trực tiếp Vinashines, Vinalines, ngân hàng... có thể thấy đấy không phải là những phát biểu suông, không suy trước tính sau để Thủ tướng ra đòn, mà là những phát biểu nằm trong chuỗi sự kiện chắc có liên quan tới chuyện chính quyền Trung Ương thanh tra Đà Nẵng. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Đà Nẵng cứ giương cao ngọn cờ làm lợi cho dân chắc chắn sẽ được dân chúng toàn nước Việt ủng hộ. Uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuống đến cùng cực, đến một diễn viên điện ảnh còn không muốn có bằng khen có chữ ký của ông trong nhà. Ai đang được lòng dân đây, không cần điều tra xã hội cũng có thể biết được. Thời điểm hiện nay kinh tế Việt Nam đang be bét, chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm, cho thấy thiên thời không ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Vấn đề còn lại là Đà Nẵng cần đoàn kết như một bó đũa, đừng để tách ra từng chiếc một. Làm được như vậy thì Đà Nẵng có thêm địa lợi nữa. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa có đủ, sao mà không thắng được?     
Hiệu ứng ngược?
Đông A

Đọc kết luận của Thanh tra Chính phủ về thành phố Đà Nẵng tôi nghĩ ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi sai một nước cờ cơ bản. Sau kết luận này, tôi dự, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ càng được dân chúng ủng hộ và ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ càng mất uy tín trong nhân dân. Nước cờ này tôi thấy mài mại giống như hai bao cao su trong vụ án về ông Cù Huy Hà Vũ. Ví dụ như chuyện miễn 10% tiền đất nếu nộp ngân sách ngay trong vòng 60 ngày. Thoạt nghe thì có vẻ làm như vậy đã tạo ra thất thu cho ngân sách nhà nước, nhưng thực tế làm như vậy là theo nguyên tắc "được việc", có ngay tiền cho ngân sách và được việc hơn để các công ty trây ỳ nộp tiền. Từ kết luận của Thanh tra Chính phủ cho thấy TP Đà Nẵng đã áp dụng nguyên tắc "được việc" lên trên nguyên tắc đúng quy định và như vậy thể hiện rất rõ triết lý thực dụng trong bối cảnh quan liêu và cửa quyền của nền hành chính đang vận hành.

Cá nhân tôi thấy thích nguyên tắc "được việc" và cho rằng nếu được việc mà vi phạm quy định thì vẫn chấp nhận được vì được việc vẫn có ích lợi hơn là tuân theo quy định mà không được việc. Ông Nguyễn Bá Thanh quả là một nhân vật chính trị rất thú vị và đánh giá ông phải đặt trong bối cảnh của một chế độ độc đảng cầm quyền đang ở trong giai đoạn suy vong. Xét về mọi mặt ông Nguyễn Bá Thanh đều thể hiện trên tầm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Đà Nẵng sai phạm hàng nghìn tỷ đồng vì “thả tay”… bán đất
Dân Trí
(Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý nhiều nội dung kết luận sai phạm về quản lý đất đai tại Đà Nẵng do Thanh tra Chính phủ báo cáo. Theo đó, ít nhất 3.400 tỷ đồng ngân sách được xác định thất thoát. 6 vụ “bán” đất của thành phố được ...
Đà Nẵng phải truy thu hàng ngàn tỉ đồng vì sai phạm đất đaiThanh Niên
Đà Nẵng 'thất thu hàng ngàn tỷ đồng'BBC Tiếng Việt
Cần giải quyết dứt điểm, triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáoThanh Tra

- Ông Phạm Thế Duyệt và trăn trở về việc sửa đổi Hiến pháp (VOV).- Câu chuyện chấn động của ông Nguyễn Bá Thanh 10 năm trước (Infonet).
- Chủ tịch xã bỏ nhiệm sở đi ăn cưới trong giờ hành chính (LĐ).
- “Không có chuyện bắt dân đóng tiền pháo hoa” (TTXVN/GDVN).
- Cẩu thả hay không biết ngoại ngữ? (NCT).
- Đề xuất thu phí xe máy theo hộ khẩu (Hải quan).
- Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự Ngân hàng Nhà nước, VOV (CP).

Thủ tướng: 'Tham nhũng làm xấu hình ảnh tập đoàn' (VnEx 16-1-13) - Ông Nguyễn Tấn Dũng than phiền về "hình ảnh  xấu"? - Thủ tướng: Người ta hỏi còn Vina nào nữa (VNN 16-1-13) -- Đọc bài này sẽ sôi máu! (lại "anh cả đỏ", lại "quả đấm thép," lại "người cầm đầu chính phủ"...) Tập đoàn báo lỗ hàng nghìn tỷ với Thủ tướng (VnEx 16-1-3)
- Nguyễn Thanh Hà: THƯA THỦ TƯỚNG: ĐỔ VỠ, NỢ XẤU, THẤT THOÁT…KHÔNG PHẢI DO LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN KINH TẾ YẾU KÉM ?! (Phạm Viết Đào).  – Có một “Vina” mà Thủ tướng biết rất rõ (Phước Béo). – Minh Diện: CÁI GHẾ VÀ BẦY SÂU(Bùi Văn Bồng). - Buộc những “quả đấm thép” phải tiên phong (ĐTCK).
-  Thủ tướng đau, dân cũng như xát muối (NLĐ). – MẤY THẰNG VINA QUẬY PHÁ LÀM ĐAU LÒNG THỦ TƯỚNG (Huỳnh Ngọc Chênh).  – 60 tỷ đô la có nhiều không? (Hiệu Minh).  – Giật mình vì nợ (NNVN).
- “Chạy” công chức – Đâu là sự thật? (PT).

- Mặt trận có quyền yêu cầu Đảng thông tin về cán bộ thoái hóa (DT). - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân (ĐĐK). - Tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân (TP).  - Mong Mặt trận không bị giới hạn khi phản biện (VNN).

- Thủ tướng chỉ đạo 11 năm, Thành phố Hà Nội vẫn chưa giải quyết dứt điểm (DT). - Hà Nội thực hiện “Năm kỷ cương hành chính – 2013” (TTXVN).  -‘Củng cố niềm tin của dân với Đảng, chế độ’ (VNN). --Gần ngàn đảng viên Hà nội bị kỷ luật nhưng cán bộ vẫn không ai yếu kém (Lê Hiền Đức). - Hà Nội: Năm 2012, kỷ luật 847 đảng viên (TP). - Thanh tra, rà soát sử dụng đất công tại nhiều dự án đô thị (TP). - MA CÔNG CHỨC (Faxuca).
- Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân: Phải xem nhũng nhiễu là tệ nạn (PLTP). – Cải cách thủ tục hành chính tại TPHCM: Thêm tiện ích, trị bệnh “thiếu nụ cười” (TP). - TPHCM kỷ luật nhiều cán bộ đảng viên liên quan tham nhũng (TP). – Chống tham nhũng trong kinh doanh: “Muốn làm người tử tế không được” (SGTT).
- Kiểm tra tư cách đảng viên chủ tịch tỉnh Sóc Trăng (PLTP). - Vụ ông chủ tịch tỉnh ký văn bản “vô nguyên tắc”: Ủy ban kiểm tra trung ương thành lập đoàn kiểm tra (CAND).
- Công an TP.HCM kỷ luật 101 người vì tham nhũng (VNN).  – Tham nhũng chủ yếu là đưa, nhận hối lộ (NLĐ).
Tổng bí thư thăm Bỉ, EU (3 giờ trước)
- Vì sao ‘kỳ án vườn mít’ sẽ đi vào lịch sử tố tụng Việt Nam? (PT).
- Sóc Trăng: 900 ngày tù oan, cựu SV đòi bồi thường nửa tỷ (VNN).
- Một tổng giám đốc bị tố dùng bạo lực giải quyết nợ nần (TN).
- Bộ Công an khen thưởng 4 cảnh sát từ chối ‘phong bì’ (VNE).
- “Đổi” nhiều nhưng không “mới”, tại sao? (SGTT).  – Đỗ Đức: Ngẫm ngợi cuối tuần: Sống (TTVH). - Hội Nhà báo Việt Nam khen thưởng lãnh đạo Tập đoàn Vingroup (TP) -

Tổng số lượt xem trang