Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Nhật Bản tái võ trang?

Nhật Bản tái vũ trang ? Nhan Tuan Truong

1/ Ngân sách cho quốc phòng của Nhật đã được xác định từ năm 1976, đến hôm nay không thay đổi, là 1% PIB. Con số này dầu vậy khá quan trọng, đứng hàng thứ 6 trên thế giới, khoảng 40 tỉ Euros.

Ngân sách này phân bổ như sau : 45% chi phí nhân sự. 19% chi phí bảo trì. 18% chi phí mua khí cụ. 10% chi phí cho các căn cứ quân sự. 3% chi phí hạ tầng cơ sở. 3% Nghiên cứu.

Ngân sách thực sự cho quốc phòng là chi phí mua khí cụ và nghiên cứu, tức vào khoản 21%. Các chi phí cho nhân sự và bảo trì gia tăng hàng năm (do nhân sự về hưu và giá nhiên liệu), trong khi kinh tế Nhật trì trệ từ nhiều năm nay. Từ năm 2002 đến nay, ngân sách thực sự dành cho quốc phòng luôn sụt giảm.

Chỉ đến ngày 9-1-2013, chính phủ Nhật cho biết sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên thêm 180 tỉ Yen (khoảng 1,6 tỉ Euros), tương ứng khoảng 0,1% tổng ngân sách. Nếu dựa vào động thái này để nói rằng Nhật « tái vũ trang » e là không đúng. Số tiền (180 tỉ Yen) chỉ dùng để hiện đại hóa 4 phi cơ F15, mua thêm các dàn ra đa PAC-3 và một số trực thăng.

Thực ra thì Nhật đã « tái vũ trang » một cách tiệm tiến từ lâu. Tất cả những động thái của Trung Quốc và Bắc Hàn, những đối thủ truyền thống và tiềm tàng, đều không thoát khỏi những cặp mắt của các chiến lược gia Nhật. Với tiềm lực và khả năng về khoa học kỹ thuật hiện nay, hải quân và không quân, các chuyên gia quốc phòng trên thế giới cho rằng Nhật có khả năng đứng đầu Châu Á.

Vấn đề khó khăn của các lãnh đạo Nhật hiện nay là sự bó buộc ở điều IX của Hiến pháp. Trong khi đó, quan niệm về chiến lược toàn cầu[i] của Hoa Kỳ đã làm cho khuynh hướng « dân tộc chủ nghĩa » của Nhật khó lòng trỗi dậy. Nhưng ngọn gió nào cũng có lúc đổi chiều. Cái gọi là « trổi dậy hòa bình » của Trung Quốc đã không làm an tâm các nhà lãnh đạo thế giới. Sự trổi dậy của Trung Quốc sẽ phải sắp xếp lại trật tự trong khu vực (và thế giới) mà việc này chắc chắn sẽ gây xáo trộn. Hoa Kỳ cần Nhật để kềm chế TQ và Nhật cần Hoa Kỳ để giữ thế « cân bằng động ». Quan niệm chiến lược sẽ đổi thay chỉ khi hai bên có chung lợi ích lâu dài.
   

2/ Nhật Bản, cũng như các nước Châu Á khác ảnh hưởng văn minh Trung Hoa, từ thế kỷ 17, đã có chủ trương « bế quan tỏa cảng » đối với các nền văn minh khác (của người da trắng phương Tây). Chủ trương này chỉ thay đổi vào năm 1853, sau khi 4 chiếc tàu « nhả khói đen » với các họng súng đầy de dọa của Mỹ, do ông Matthew Perry cầm đầu, chạy « ngược gió » tiến vào vịnh Edo tìm than đá chạy máy tàu. Sự việc này gây kinh hãi cho dân bản xứ, xưa nay chỉ quen với các chiếc tàu buồm chạy theo chiều gió. Đoàn tàu của M. Perry trở lại Nhật mùa xuân năm sau, cũng với những chiếc tàu nhả khói đen đi ngược gió, tua tủa những họng đại bác đầy đe dọa chỉa vào bờ, nhưng với lực lượng hùng mạnh hơn. Việc đến phải đến, hiệp ước Kanagawa, sau đó nhiều hiệp ước khác, Nhật phải ký với các cường quốc Tây phương. Nước Nhật phải mở cửa cho Tây phương trong hoàn cảnh như vậy, không có một chống đối nào đáng ghi nhận. Xã hội Nhật sau đó thay đổi lớn, các chế độ lãnh chúa (Shogun) lần lượt bị phế, thế vào đó là sự thành hình của một quốc gia tiên tiến (état-nation) với quan niệm một chủ tể tối cao là ngôi vị « thiên hoàng ». Về phương diện quân sự, quân đội Nhật, từ một đội quân trang bị thô sơ, được tổ chức theo phong kiến lạc hậu, đã được hiện đại hóa theo Tây phương trong một thời gian kỷ lục. (Ta cũng sẽ thấy « phép lạ » tương tự về sự phát triển thần kỳ về kinh tế của nước này sau Thế chiến II).

Có nhiều lý do để đi đến kết quả này. Điều quan trọng là người Nhật nhận thức được sự kém cõi của mình để học hỏi và tiến bộ. Quan trọng hơn là họ biết lựa chọn để học hỏi ở những cái tinh hoa nhất. Về hải quân, họ học hỏi Anh Quốc. Về lục quân, ban đầu là Pháp, sau đó là Đức. Kết quả, năm 1895, Nhật đánh thắng Thanh triều, buộc phải ký hòa ước Shimonoseki nhượng cho Nhật vĩnh viễn Đài Loan. Năm 1905, hải quân Nhật đánh thắng hạm đội Nga tại eo biển Tsushima (Đối Mã, giữa Đại Hàn và Nhật) trong khi lục quân Nhật đánh thắng quân Nga tại hải cảng Lữ Thuận và thành Thẩm Dương thuộc Liêu Ninh.

Trong một thời gian vài thập niên, về phương diện kỹ thuật, quân đội Nhật đã chứng tỏ không thua kém Tây phương.

Việc hiện đại hóa, trên tinh thần học hỏi nước ngoài những điều tinh hoa, đã đưa lực lượng quân sự của Nhật lên hàng đầu. Nhưng việc « chạy đua » về quân sự của các nước, nhứt là Nhật, đã đưa đến hội nghị về tài giảm vũ khí cho hải quân được tổ chức các năm 1921 và 1922 tại Washington. Mục tiêu nhằm giới hạn lực lượng hải quân của các nước Anh, Hoa Kỳ và Nhật. Nhưng thực ra là nhắm vào Nhật vì hải quân của Anh và Hoa Kỳ đã ở thế áp đảo ở Châu Á. Tuy nhiên, lãnh đạo Nhật đã ý thức được rằng sức mạnh của hải quân không còn là các tàu « thiết giáp » to lớn cồng kềnh, hay các tàu chiến cổ điển với vỏ sắt dày và hỏa lực hùng hậu, mà là các hàng không mẫu hạm và tiềm thủy đĩnh. Trong đó không quân sẽ nắm phần chủ đạo. Từ đó họ xác định được chiến lược quốc phòng.

Dân tộc Nhật từ giai đoạn học hỏi người, bước qua giai đoạn tương đương với người, sau đó hơn người. Hệ quả hiển nhiên của một quân đội lớn mạnh là việc bành trướng của đế quốc.


3/ Bắt đầu năm 1931 quân Nhật chiếm các lãnh thổ của Trung Quốc, sau đó khai chiến với Nga và các nước Tây phương. Thế chiến thứ II kéo dài 15 năm, đã gây vô số thiệt hại về vật chất và nhân lực cho Nhật. Thua trận, Nhật bắt buộc phải chấp nhận điều mà mọi người tưởng rằng « không thể chấp nhận » : đầu hàng vô điều kiện ! (Thực ra với một điều kiện duy nhứt là giữ lại chế độ Thiên hoàng). Điều may của Nhật là đầu hàng với Hoa Kỳ. Trong khi các nước khác, những nơi bước chân Hồng quân Liên Xô đi qua, tài nguyên, của cải tại đây đều bị cướp sạch.

Từ thời thuợng cổ, hậu quả của mọi cuộc chiến, phía chiến bại đều phải nhận lãnh nhiều điều kiện nhục nhã, của cải bị chiếm đoạt, số phận người dân trở thành nô lệ. Thời cận đại, văn minh hơn, phe chiến bại phải đền bồi chiến phí cho phe chiến thắng. Lịch sử phân liệt nước Trung Hoa trong thế kỷ 19-20 là thí dụ điển hình. Mọi tài nguyên, mọi của cải của nước này bị kẻ « chiến thắng » lột sạch. Hoặc trong thế chiến Thứ I, nước Đức thua trận, tuy không lâm vào hoàn cảnh của Thanh triều, nhưng phải cam kết trả nợ cho Anh và Pháp, phía chiến thắng, những khoảng nợ lớn lao mà dân tộc này không thể gánh. Việc này là mầm móng đưa đến Thế chiến II.

Hoa Kỳ, nước chiến thắng chủ yếu trong Thế chiến II, do ảnh hưởng tư tưởng của kinh kế gia người Anh Maynard Keynes (1883-1946), từ bỏ tập quán « thâu chiến lợi phẩm » đã có từ hàng ngàn năm nay của nhân loại. Keynes là ủy viên Anh, nhân hội nghị hòa bình 1919, đã từ chức để phản đối việc đòi tiền « bồi thường » nước Đức. Ông này đặt vấn đề : làm thế nào để tái xây dựng Châu Âu, nếu phe chiến thắng áp đặt một khoảng nợ không thể chịu đựng cho dân Đức ? Ý kiến này cho thấy đúng. Việc đòi kẻ thua trận phải « bồi thường » cho phe chiến thắng đã đưa đến việc nước Đức phát động chiến tranh để hủy nợ đồng thời cướp bóc các nước thua trận khác, đã đưa thế giới vào tình trạng bất ổn thường trực. Từ kinh nghiệm này, Hoa Kỳ chọn lựa chính sách tái xây dựng cho hai nước chiến bại là Nhật và Đức, (nhưng cũng là một đòn chính trị nhằm đối phó với địch thủ ý thức hệ là URSS, chủ trương kiểm soát mọi nguồn tài nguyên và cướp sạch của cải của nước chiến bại).

Hoa Kỳ, trước đó không lâu là kẻ thù không đội trời chung, chuyển sang thành đồng minh thân cận của Nhật. Điều làm cho mọi người kinh ngạc là thái độ cam chịu và thích ứng với hoàn cảnh của người dân Nhật.

Tháng 9-1945, lực lượng quân đội Hoa Kỳ vào chiếm đóng Nhật, dưới quyền chỉ huy của tướng Douglas MacArthur. Tokyo, cũng như các thành phố lớn khác của Nhật, đã trở thành bình địa. Quân đội Hoa Kỳ tiến vào không có một sự phản đối nào của dân chúng. Những người lính Nhật đã tuyệt đối tuân theo lệnh đầu hàng của Thiên Hoàng, đem vũ khí đến nộp mà không hề có thái độ gây hấn. Những sĩ quan thì tuẫn tiết « harakiri ». Toàn bộ nhân viên hành chánh giữ nguyên nhiệm sở. Khi một viên chức Nhật đột ngột bị thay thế bằng một người Mỹ, viên chức này tuân theo lệnh bằng một cử chỉ cực kỳ lễ phép. Những gì còn lại của hải quân Nhật được giao nạp nguyên vẹn.

Những việc này xảy ra đều ngoài dự tính của các lãnh đạo Hoa Kỳ. Thái độ của dân Nhật hoàn toàn trái ngược với những gì binh lính Hoa Kỳ đã chứng kiến trong quảng thời gian trước đó. Những chiến sĩ Nhật với tinh thần sắt đá, chiến đấu anh dũng, xem cái chết tựa lông hồng, thà chịu chết chứ không đầu hàng.


4/ Hiến pháp dân chủ năm 1946, lấy hứng từ hiến pháp của Anh, được MacArthur áp đặt cho dân Nhật. Điều IX ghi như sau :

« Dân tộc Nhật từ bỏ vĩnh viễn việc chiến tranh như là một quyền chủ quyền của quốc gia cũng như việc sử dụng vũ lực như là một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế ».

Như thế, Nhật bị buộc từ bỏ mọi khả năng có thể gây chiến tranh, kể cả từ bỏ luôn quyền can thiệp của quốc gia, chiếu theo điều 51 của qui ước LHQ. Như vậy, từ chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến, dân Nhật đã chuyển hóa 180° sang một chủ nghĩa hòa bình tuyệt đối. Trong một chừng mực nào đó người ta có thể cho rằng Nhật là một « thuộc địa » của Hoa Kỳ. (Bởi vì, chỉ trong xứ bảo hộ mới không có quân đội riêng của quốc gia).

Hội nghị San Francisco 1951 được tổ chức trong khung cảnh chiến tranh Triều Tiên. Nhật Bản, cũng như Đài Loan, trở thành các « hàng không mẫu hạm » không thể chìm của Hoa Kỳ nhằm ngăn ngừa sự bành trướng của Liên Xô và Trung Quốc. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, vai trò của Nhật và Đài Loan quan trọng hẵn lên. Một hòa ước được ký kết giữa Nhật và Hoa Kỳ năm 1951. Nhật được nâng lên hàng « đồng minh » và quân đội HK chấm dứt giai đoạn chiếm đóng Nhật. Tuy vậy, một số vùng lãnh thổ của Nhật, như chuổi đảo Nam Tây (bao gồm Okinawa), vì lý do chiến lược, chỉ được Hoa Kỳ hoàn trả năm 1972. Kết ước an ninh hỗ tương giữa hai đồng minh Mỹ-Nhật ký năm 1951, có giá trị 10 năm. Tức cuối mỗi thập niên (60, 70, 80, 90, 10…) đều phải được ký lại.

Theo nội dung hòa ước, quốc phòng của Nhật hoàn toàn dựa vào Hoa Kỳ. Điều này không phải là bất tiện cho Nhật. Nước này nhờ vậy dồn hết khả năng vào việc phát tiển kinh tế và xây dựng lại đất nước đổ nát.

(Một yếu tố khác cũng giúp Nhật được nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, nhanh hơn Tây Đức ở Châu Âu, là do cuộc chiến Triều Tiên năm 1950. Nhật trở thành một địa phương vững chắc, cần thiết cho quân đội Hoa Kỳ từ đó làm bàn đạp tiến sang giải phóng Nam Hàn).

Quân đội Hoa Kỳ đóng thường trực ở Nhật khoảng 47.000 người. Tất cả các chi phí của quân Hoa Kỳ đồn trú tại Nhật là do Nhật đài thọ, (tức là khoảng chi phí cho các căn cứ quân sự, chiếm 10% ngân sách quốc phòng).


5/ Điều IX Hiến pháp đã khiến Nhật đứng ngoài nhiều biến cố của thế giới. Thế giới đã thay đổi nhiều chiều, các lãnh đạo Nhật phải cố gắng để thích hợp trong hoàn cảnh lịch sử mới. Những vấn đề của Nhật là sự đe dọa về nguyên tử của Bắc Hàn, sự khẳng định của Trung Quốc về lãnh thổ, hải phận, chưa kể đến việc nước Nga vẫn còn chiếm một « lãnh thổ phía Bắc » của Nhật mà Nhật vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình với nước này sau 1945… Các thế hệ lãnh đạo Nhật tiếp nối đã kế thừa di sản để lại từ thời chiến tranh, đối phó với mọi tình thế bằng « hai tay bị trói ». Áp lực trong khu vực (và trên thế giới) đòi hỏi Nhật phải sớm có một quyết định, nếu không muốn bị gạt ra bên lề lịch sử.

Trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhứt, Nhật đã phải chi trả một số tiền lớn, nhưng không được tham gia. Cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai, Nhật đã giới hạn được việc đóng góp cho chiến phí, nhưng phải tham gia nhân sự và khí cụ với hình thức cứu trợ và củng cố hậu phương. Nhiều lãnh đạo Nhật đã lên tiếng đòi hỏi Nhật phải có một tư thế xứng đáng so với những gì mà nước này đã đóng góp cho thế giới. Nhưng Nhật chỉ có thể trở thành một thành viên của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, nước này rất xứng đáng, chỉ khi nào điều IX của Hiến pháp bãi bỏ, quân đội Nhật chính thức là một quân đội quốc gia (hay hoàng gia, tùy cách gọi), có đủ các quyền chủ quyền, kể cả quyền gây chiến tranh để tự vệ và quyền can thiệp vào quốc gia khác, theo đúng như những qui định của LHQ.


6/ Quân đội của Nhật, sau Thế chiến II, bị giải giới. Năm 1950, cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ, trong khi phe Tưởng Giới Thạch thất bại, phải bỏ lục địa chạy ra Đài Loan 1949. Các chiến lược gia của Hoa Kỳ đã tính sai về khả năng của Tưởng Giới Thạch. Họ tưởng rằng tàn quân cộng sản của Mao Trạch Đông không chóng thì chầy sẽ bị tiêu diệt. Thực tế cho thấy ngược lại, tình trạng tham nhũng và đầu óc sứ quân của Quốc Dân Đảng, đã khiến người dân ủng hộ hồng quân, kể cả dân ở Quảng Đông, vốn là cái nôi của Quốc Dân đảng. Phe « tư bản » mất lục địa cho phe « cộng sản ». Chiến lược của Hoa Kỳ vì thế phải tính toán lại từ đầu. Nhờ các việc này mà nước Nhật, từ một vùng đất bị chiếm, lần hồi trở thành một « quốc gia đồng minh » của Hoa Kỳ.

Do nhu cầu chiến tranh Triều Tiên, lực lượng quân sự của Nhật được thành hình năm 1952, với hình thức « Lực lượng trừ bị cảnh sát », gồm 75.000, nhưng không được trang bị vũ khí hạng nặng và vũ khí cộng đồng.

Cuộc chiến Triều Tiên kéo dài, một bộ phận hải quân Nhật được thành hình sau đó. « Lực lượng trừ bị Cảnh sát » được trở thành « Lục lượng bảo an Quốc gia ». Đến năm 1954, đội ngũ không quân Nhật được thành lập. Từ đó quân đội của Nhật được gọi là « Lực lượng tự vệ - FAD ».

Các sĩ quan Nhật được đào tạo tại Quốc phòng học viện tại Yokosuda. Các lễ tục hàng năm của quân độ trước kia cũng được hồi phục. Hàng năm các tướng lãnh của quân đội Nhật được vào diện kiến Thiên hoàng và những người này rất được lòng quần chúng.

Năm 1980, hải quân Nhật tham gia diễn tập với hải quân của Anh và Pháp trong khuôn khổ của OTAN. Năm 1991, thủ tướng Nhật Kaifu đã đưa một dự luật cho phép quân Nhật tham gia các chiến dịch ở nước ngoài, dưới quyền của ONU. Năm 1995, một đội quân Nhật, dưới quyền của ONU, được gởi đến cao nguyên Golan (tranh chấp giữa Do Thái và Syrie).

Năm 2010, Nhật và Hoa Kỳ ký kết lại hiệp ước an ninh hỗ tương. Nội dung khẳng định việc các đảo Senkaku, hiện có tranh chấp với Trung Quốc, nằm trong nội dung hiệp ước. Đây là một thành công của ngoại giao Nhật. HK sẽ đứng về phía Nhật nếu tranh chấp các đảo bùng nổ. Mới đây bộ Ngoại giao TQ tố cáo Hoa Kỳ bội ước với Trung Quốc trong việc tranh chấp Senkaku, sau khi bà H. Clinton, bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định các điều đã cam kết với Nhật trong hiệp ước.

Những ngày gần đây, hải quân Nhật và hải quân Hoa Kỳ liên tục mở những cuộc tập trận chung. Hải quân Nhật cũng tiến hành các cuộc tập trận tương tự với các đồng minh khác như Đại Hàn, Úc và Phi. Như thế, quốc phòng của Nhật lần hồi thoát khỏi cảnh cô lập như sau Thế chiến II.

Mặt khác, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, như về điện tử, đã giúp cho quân đội Nhật các loại vũ khí tinh tiến hàng đầu thế giới. Về lãnh vực hạt nhân, kỹ thuật của Nhật đã có những tiến bộ lớn, nước này có thể chế tạo vũ khí hạt nhân trong một thời gian rất ngắn, bất kỳ lúc nào. Về truyền thông, không gian… Nhật cũng cho thấy không hề thua kém bất kỳ một cường quốc nào.

Về phương diện lịch sử, từ năm 1982, các thủ tướng Nhật đã lấy lại thói quen đến trước đền Yasukuni để khấu đầu, mà trong đền này có thờ những liệt sĩ của Nhật thời Thế chiến II, bị phía Đồng minh gọi là “tội phạm chiến tranh”. Năn 1997, các sách lịch sử của Nhật bắt đầu nói về quân đội Nhật trong thời chiến tranh. Các buổi lễ chào cờ vinh danh tinh thần quốc gia cũng được thiết lập từ năm 1999 tại các lớp học. Các ứng cử viên thi vào trường sĩ quan ngày càng đông, từ tỉ lệ 4,4 ứng cử viên năm 1991 lên đến 45 ứng cử viên cho một ghế sĩ quan năm 2003.

Đầu năm 2000, một cơ quan tương tự Ngũ giác đài và cơ quan “Hội đồng an ninh quốc gia”, rập khuôn với Hoa Kỳ, đã được thành lập tại Nhật. Tất cả các động thái này nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Quân số trong quân đội Nhật là 230.000 người, năm 2008, được chia làm ba :
Lục quân, gồm 138.000 quân, được huấn luyện chiến đấu liên quân và đa vũ khí. Chủ lực gồm 800 thiết giáp và một đội trực thăng diệt thiết giáp.

Hải quân tự vệ (JMSDF) gồm 44.000 binh lính, 52 chiến hạm, 16 tàu ngầm, 5 tàu đổ bộ và 74 tài tiếp tế. Trọng tải hải quân Nhật năm 2011 là 376.000 tấn, đứng hàng thứ tư sau Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc. Về lực lượng không quân thuộc hải quân, gồm 80 chiến đấu cơ và 10.000 phi công và thợ máy.

Không quân tự vệ (JSGDF), theo Sách trắng quốc phòng 2010, gồm 359 phi cơ chiến đấu, với 46.000 quân, trong đó có khoảng 10.000 phi công và thợ máy. Nhật có dự án chế tạo các loại phi cơ chiến đấu tàng hình, sau khi Hoa Kỳ từ chối bán F-22 năm 2005.

Các khí cụ của Nhật thường xuyên được bảo trì và hiện đại hóa. Tất cả các khí cụ này mua từ Hoa Kỳ hay do Nhật chế tạo. Về không gian, Nhật có hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lãnh vực. Các hệ thống phòng thủ Aegis và Patriot của Hoa Kỳ cũng được nhượng cho Nhật. Việc này củng cố hệ thống phòng thủ chiến thuật, tạo thành tấm khiên chống hỏa tiễn hữu hiệu. Lo ngại của Nhật hiện nay là phòng thủ hỏa tiễn chiến lược. Theo chiều hướng này, một dự án “hệ thống phát hiện từ xa (trong trứng nước)” để phòng thủ quốc gia đã được thành hình.


7/ Việc gia tăng ngân sách quốc phòng hàng năm của Trung Quốc đã làm cho Nhật lo ngại.

Vấn đề quốc phòng là việc liên tục và lâu dài, đòi hỏi cấp lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và đúng, không thể để “bất ngờ”, nước đến chân mới nhảy. Mặc dầu bị bó buộc bởi điều IX Hiến pháp, nhưng ta thấy các lãnh đạo Nhật luôn tìm cách vượt qua để thành lập một đội ngũ hải, lục, không quân thiện nghệ, với những vũ khí tối tân nhứt, có thể đối phó với bất kỳ đe dọa đến từ bất kỳ một cường quốc nào vào bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, với sự ràng buộc do hiệp ước an ninh hỗ tương với Hoa Kỳ, Nhật có thể ăn yên tâm bất kể những thách thức gần đây của Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông.

Sự hùng hổ của Trung Quốc đối với Nhật hiện nay, các chiến lược gia Việt Nam nên suy nghĩ theo chiều hướng khác. Chuyên gia Jean-Vincent Brisset, Giám đốc trung tâm nghiên cứu IRIS Pháp, trên tờ Le Monde ngày 27-12-2012 có bài viết cho rằng Trung Quốc đang áp dụng kế sách"Faire du bruit à l'Est pour attaquer à l'Ouest" tức kế sách của Tôn Tử  “dương đông kích tây”. Những “rùm beng” của TQ hiện nay tại biển Hoa Đông chỉ nhằm mục đích đánh lạc hướng dư luận. Mục đính của họ là Biển Đông. Người viết hoàn toàn đồng ý với nhận định này.   



[i]Lý thuyết về sự « xung đột giữa các nền văn minh » do Samuel Huntington đề xướng là một quan niệm. Theo lý thuyết này, một cuộc chiến Thế giới sẽ bùng nổ (bắt nguồn từ tranh chấp ở biển Đông), đưa tới việc đối đầu giữa hai đại cường : Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc chiến lôi kéo các nước vào vòng chiến, trong đó, nước Nhật, vì bất lợi địa chính trị, và vì sự tương đồng của nền văn minh, do đó sẽ đứng vào phía Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ.



-Nhật Bản tái võ trang? Trần Bình Nam
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Qua cuộc bầu cử quốc hội Nhật Bản ngày 16/12/2012, đảng Tự do Dân chủ (Liberal Democratic Party – LDP), một đảng bảo thủ, toàn thắng và lấy lại chính quyền từ tay đảng Dân chủ Nhật Bản (Democratic Party of Japan – DPJ). Ông Shinzo Abe, chủ tịch đảng LDP trở thành thủ tướng.  Ngày 26/12, thủ tướng Shinzo Abe công bố thành phần nội các đa số là thành phần cực hữu.
Ngay sau đó ông có chương trình công du Indonesia vào cuối tháng Giêng 2013 này, và theo chương trình ông có thể đến thăm Việt Nam và Thái Lan. Nếu những cuộc thăm viếng này xẩy ra thì đó là một chỉ dẫn Nhật Bản đang chuyển hướng chính sách đối ngoại và quốc phòng.
Sau khi bị Hoa Kỳ đánh bại trong trận Thế chiến 2, chấp nhận bản Hiến Pháp do Hoa Kỳ soạn thảo, quân đội Nhật chỉ tồn tại về hình thức (gọi là lực lượng tự vệ) như một lực lượng cảnh sát.
Người Nhật thực tế chấp nhận tư thế của kẻ bại trận chịu đặt mình dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ để dồn nỗ lực vào xây dựng kinh tế. Kết quả trong ba bốn thập niên từ 1970 trở đi Nhật Bản trở thành một lực lượng kinh tế lớn thứ hai trên thế giới cho mãi gần đây mới xuống hàng thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung quốc.
Trong suốt hậu bán thế kỷ trước Nhật Bản hoàn toàn tin cậy vào Hoa Kỳ ngay cả sau khi Hoa Kỳ thua trận tại Việt Nam. Quân đội Hoa Kỳ còn đóng tại Nhật Bản và Nam Hàn và Hạm đội Thái Bình Dương vẫn còn là một lực lượng áp đảo trong khi Trung quốc còn là một quốc gia hậu tiến về mọi phương diện.
Trong  nhiệm vụ xây dựng kinh tế, nhân dân Nhật Bản tin cậy đảng Tự Do Dân Chủ và đã bầu cho đảng này cầm quyền liên tục trong 38 năm (từ 1955 đến năm1993). Giữa thập niên 1990 đảng LDP trở lại quyền hành và chỉ tạm mất quyền vào tay đảng Dân Chủ Nhật Bản (Democratic Party of Japan – DPJ) từ năm 2009. Và nay trước tình hình khẩn trương trong vùng Á châu Thái Bình Dương nhân dân Nhật Bản lại đưa đảng LDP trở lại chính quyền. Một sự chuyển đổi chính sách bắt đầu.
Bước vào thế kỷ 21, bàn cờ Á châu – Thái Bình Dương không còn như trước. Hoa Kỳ bận rộn và lúng túng với hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, kinh tế khủng hoảng, trong khi tại Á châu Thái bình Dương, Bắc Hàn chế bom nguyên tử và Trung quốc trở thành một lực lượng khuynh đảo với tham vọng độc chiếm Biển Đông, con đường thông thương huyết mạch của nền kinh tế Nhật Bản. Tình hình xê dịch trước mắt cho Nhật Bản thấy Nhật Bản không còn có thể đặt an ninh của mình dưới chiếc dù Hoa Kỳ. Nhật Bản thấy họ phải chọn con đường tự bảo vệ.
Thật ra Nhật Bản luôn luôn ý thức nhiệm vụ tự bảo vệ nên dù Hiến Pháp không cho phép thành lập một quân đội nhà nghề, Nhật Bản cũng đã chuẩn bị sẵn để khi cần Nhật Bản có một quân lực trong một thời gian ngắn.  Các tàu chở dầu của Nhật Bản có thể cải biến thành mẫu hạm nhanh chóng, đội ngũ nhân sự cấp sĩ quan lái thương thuyền và hàng không dân sự được huấn luyện như các sĩ quan Hải quân và Không quân. Và dù là nước chống vũ khí nguyên tử mạnh nhất trên thế giới Nhật Bản cũng chuẩn bị sẵn phương tiện kỹ thuật và hiểu biết khoa học để có thể chế bom nguyên tử trong một thời gian ngắn.
Thủ tướng Shinzo Abe trở lại chính quyền với một chương trình tu chính Hiến Pháp để giải phóng Nhật Bản ra khỏi những hạn chế của Hiến Pháp hậu Thế chiến 2. Hai điểm ưu tiên là hủy bỏ điều khoản tước bỏ quyền của Nhật Bản phát động chiến tranh và quyền trưng dụng nhân sự cho quân lực. Trong dự thảo tu chính Hiến Pháp của đảng LDP có nhiều điểm làm thế giới không an tâm như cho phép quốc hội ban bố tình trạng khẩn trương và trong thời kỳ khẩn trương các sắc lệnh của quốc hội là luật. Ngoài ra thủ tướng Shinzo Abe còn dự tính duyệt lại Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Và thay đổi chương trình giáo dục để thẳng thắn giáo dục thanh niên Nhật Bản không có gì phải sợ hải vũ khí nhất là khi đất nước bị đe dọa.
Với các thành phần cực hữu trong nội các, Nhật Bản đã bày tỏ ý muốn từ bỏ các nhượng bộ của các chính phủ Nhật Bản trước đây. Chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe cho rằng: (1) giành quyền thăm viếng đền Yasukuni nơi thờ các tướng lãnh Nhật bị Hoa Kỳ xử tử sau chiến tranh, (2) phủ nhận các hành động vô nhân đạo của quân đội Nhật Bản trong chiến tranh và (3) phủ nhận giá trị của các bản án xử tội phạm chiến tranh tại Tokyo trong các năm 1946-1948 là những đòi hỏi hợp lý và công bình đối với Nhật Bản.
Một thành phần nhân dân Nhật có thể cho thủ tướng Shinzo Abe đi quá xa. Nhưng nếu tháng 7/2013 này đảng LDP thắng trong cuộc bầu cử Thượng viện thì không có gì để ngăn cản thủ tướng Shinzo Abe mạnh tay thực hiện các chính sách chuẩn bị Nhật Bản cho tình huống mới.
Trong thế cài răng lược hiện nay tại Á châu giữa Trung quốc và Hoa Kỳ con đường tốt nhất và an toàn nhất của Nhật Bản là tái võ trang để trở thành một lực lượng “lót” giữa hai thế lực kềnh chống nhau . Trung quốc sẽ mất một ít thế tự tung tự tác, và Hoa Kỳ nhờ thế sẽ tránh khỏi những trường hợp phải làm những chọn lựa khó khăn.
Một Nhật Bản ra khỏi ràng buộc của bản Hiến Pháp “hòa bình”, tái võ trang, mạnh về kinh tế và nếu cần trang bị vũ khí nguyên tử theo công thức của Do Thái (là không công nhận, cũng không chối bỏ) Nhật Bản sẽ giúp làm cho các đụng chạm giữa Trung quốc và Hoa Kỳ bớt nảy lửa.
Trong cuộc tranh chấp ngấm ngầm hiện nay tại Á châu Thái Bình Dương, Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn trong sự chọn lựa chính sách. Sự đe dọa của Trung quốc đối với sự vẹn toàn của đất, biển và nền độc lập của nước nhà lồ lộ trước mắt, nhưng tiến thối lưỡng nan vì Việt Nam cũng không thể tin vào chính sách lâu dài của Hoa Kỳ, nhất là khi  Hoa Kỳ không còn sức mạnh như trước. Và trước sự khó khăn này, một Nhật Bản mạnh có chính sách độc lập làm trái độn có thể là một chỗ dựa tốt cho Việt Nam.
Nhìn về mặt nào, sự tái võ trang của Nhật Bản để Nhật Bản có thể đóng một vai trò trên vũ trường Thái Bình Dương và thế giới là một sự suy nghĩ tích cực và hợp thực tế.
Như một thông lệ các nước Tây Âu và Hoa Kỳ thường tỏ ra lo ngại khi Nhật Bản tỏ ý vượt thoát các ràng buộc hạn chế hành động của Nhật Bản áp đặt sau Thế chiến 2. Lần này cũng vậy, nhất là các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới nhất thiết cho rằng tu chính Hiến Pháp là bước đầu đưa Nhật Bản trở lại con đường tạo sự mất ổn định của Á châu như trong bán thế kỷ 20.
Nhưng khung cảnh thế giới hôm nay đã thay đổi một cách căn bản, và Hoa Kỳ cần có một cái nhìn thấu triệt về Á châu và vai trò mới của Nhật Bản. Chính sách “pivot” về Á châu không có nghĩa là chuyển một ít quân đến Úc châu, đưa 60% hạm đội đến Tây Thái Bình Dương mà chính yếu là thay đổi cách nhìn chiến lược trong đó Nhật Bản cần được  xem là một yếu tố tích cực chứ không phải là một con cờ nép bóng dưới sự che chở của Hoa Kỳ./.                Trần Bình Nam
Jan . 16, 2013   binhnam@sbcglobal.net   www.tranbinhnam.com

Nhật Bản đang tái vũ trang?
Việt-Nhật phản đối chiếm biển bằng vũ lực
'Việt Nam quan trọng với Nhật Bản'

- Tướng Trung Quốc Bành Quang Khiêm thề phản công nếu Nhật nổ súng (GDVN). – Trung Quốc kêu gọi Nhật giải quyết tranh chấp bằng đối thoại (TP). – Nhật dọa bắn máy bay Trung Quốc (TP). – Nhật sẽ bắn đạn vạch đường cảnh cáo máy bay TQ xâm nhập Senkaku (GDVN).
- – Vì sao Thủ tướng Nhật chọn đến Việt Nam đầu tiên? (Infonet).- Thủ tướng Nhật thăm Việt Nam (BBC). - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm chính thức Việt Nam (TN). – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp; thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón và hội đàm với thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (TTXVN/ ND). – Việt Nam và Nhật Bản có “sự tin cậy về chính trị” (GDVN).
Thủ tướng Nhật thăm Việt Nam với hai trọng tâm kinh tế và an ninh (RFI).
- Việt-Nhật củng cố quan hệ giữa các tranh chấp liên quan đến TQ (VOA). – ‘Việt Nam quan trọng với Nhật Bản’ (BBC). – Thủ tướng Abe khẳng định tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam (KT). –Bối cảnh quan hệ Nhật-Việt (BBC). - Thủ tướng Việt-Nhật tuyên bố Năm hữu nghị 2013 (VNN). – Ý chí Shinzo Abe (NLĐ). – THỦ TƯỚNG SHINZO ABE THĂM VIỆT NAM: Thúc đẩy quan hệ toàn diện Việt-Nhật (PLTP). - Phát triển toàn diện hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nhật (LĐ).– Nhật Bản ve vãn Đông Nam Á để đối phó với Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh (VOA). – Trung Quốc ngang ngược bất chấp Nhật Bản (VnMedia). - Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản giải quyết tranh chấp (TTXVN). - Không có chuyện Trung Quốc tấn công Senkaku?(ĐV). - Tướng Trung Quốc thề phản công nếu Nhật nổ súng (TTXVN). - Nhật xem xét triển khai thiết bị quân sự gần Senkaku (TTXVN). - Nhật Bản xây trạm radar gần Senkaku để phát hiện sớm máy bay TQ (GDVN). - Nhật Bản tái vũ trang? (BBC). - Epoch Times: Trung Quốc lập “Tổ Điếu Ngư” do Tập Cận Bình chỉ huy (GDVN). – Máy bay quân sự Mỹ và Trung Quốc rượt đuổi nhau trên không phận Nhật Bản (Sống mới).Japan’s Economic Stimulus Plan
theDiplomat.
-Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ TT - Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng sau hai năm mới trở lại thăm Việt Nam, ông mong chờ chuyến đi này, diễn ra từ ngày 16 đến 17-1, để trực tiếp cảm nhận được sức sống, bầu nhiệt huyết và tận mắt chứng kiến sự thay đổi của Việt Nam.

Nhật Bản là nước cung cấp nhiều viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam. Năm 2012, số tiền cam kết là 1,9 tỉ USD chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong ảnh: công trình đại lộ Võ Văn Kiệt, TP.HCM được xây dựng từ nguồn vốn ODA của Nhật...

Hôm nay (16-1), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức thăm VN. VN cũng là quốc gia đầu tiên Thủ tướng Abe thăm chính thức kể từ khi nhậm chức vào cuối tháng 12- 2012. Dịp này Thủ tướng Abe đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trả lời phỏng vấn.

"Với tư cách là thủ tướng Nhật Bản, tôi sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa hai nước"
Thủ tướng Shinzo Abe
* Vì sao ngài lại lựa chọn ba nước Đông Nam Á trong chuyến công du đầu tiên?
- Hiện nay tình hình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có những thay đổi lớn. Chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo được sự hòa bình và phồn vinh của khu vực. Trong bối cảnh như vậy, các nước ASEAN đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 xây dựng cộng đồng ASEAN và phát triển khu vực hơn nữa như một “liên minh kinh tế”. Cho đến nay và trong tương lai, Nhật Bản luôn coi trọng và đồng hành cùng các nước ASEAN. Đặc biệt, việc tôi quyết định thăm ba nước VN, Thái Lan và Indonesia, những nước đóng vai trò quan trọng là “trung tâm phát triển” của thế kỷ 21, nhằm tăng cường quan hệ với ba nước này để góp phần vào sự phát triển và ổn định của khu vực.
Hơn nữa, năm nay là năm kỷ niệm 40 năm hợp tác hữu nghị Nhật - ASEAN. Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật - ASEAN dự kiến được tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 12-2013. Tôi mong rằng qua chuyến đi lần này, không chỉ quan hệ giữa Nhật Bản và ba nước Đông Nam Á, mà quan hệ hợp tác mang tính chiến lược với ASEAN cũng sẽ được nâng lên.
* Ngài có thể nói rõ hơn mục đích cũng như ý nghĩa của chuyến thăm VN lần này?
- VN là nước đầu tiên tôi đến thăm kể từ khi nhậm chức thủ tướng. Nhật Bản và VN có những mối quan tâm chung trong vấn đề của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế, đồng thời VN là một trong những nước có quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản.
Năm 2013 là “Năm hữu nghị Nhật - Việt” kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và VN. Thông qua chuyến thăm lần này, tôi tin rằng quan hệ hữu nghị giữa hai nước sẽ được tái khẳng định. Đặc biệt, đây là cơ hội để tạo ra một bước nhảy vọt trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, đã và đang được phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa và giao lưu con người.
Tôi rất mong đợi cuộc gặp với những lãnh đạo cấp cao của VN như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - một người bạn cũ của tôi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng.
* Tháng 10-2006, ngài với tư cách là đương kim thủ tướng Nhật Bản cùng với Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã công bố Tuyên bố chung về việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước Nhật Bản và VN. Ngài đánh giá thế nào về quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực trong sáu năm qua?


Tràn ngập sự kiện giao lưu Việt - Nhật 2013

Nhiều hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao, kinh tế... tổ chức tại VN đang được phía Nhật Bản lên lịch cho năm kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt - Nhật. Trong lĩnh vực văn hóa có chương trình biểu diễn nhạc jazz Soil & pimp, nhạc kịch Yuzuru, chương trình biểu diễn văn hóa truyền thống Nhật Bản, biểu diễn nhạc rock “Go! Go! Japan” và nhạc jazz của nhóm Unit Asia, triển lãm nghệ thuật đương đại “Khu vườn mùa đông”, biểu diễn dàn trống, hội chợ món ngon Nhật Bản, lễ hội phim Nhật... Các lĩnh vực như thiết kế thời trang, đồ họa, y học, nha khoa... cũng được đưa vào kế hoạch giao lưu. Triển lãm ngành công nghiệp phụ trợ Việt - Nhật lần 5 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9 và dự kiến sẽ có hội thảo nhìn lại 20 năm quan hệ ODA song phương. (H.GIANG)

- Quan hệ đối tác chiến lược Nhật - Việt đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực trong sáu năm qua. Sau khi đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm Nhật Bản vào tháng 10-2006, tháng 11 năm đó tôi cũng đã sang thăm VN. Sau đó các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên được diễn ra.
Trên lĩnh vực kinh tế, mục tiêu “đến năm 2010 nâng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 15 tỉ USD” mà hai nước nhất trí đã đạt được sớm hơn hai năm so với dự kiến. Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên gần 25 tỉ USD. Đầu tư của Nhật Bản vào VN cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2012 Nhật Bản trở thành nước đầu tư lớn nhất vào VN.
Từ năm 2006 đến nay, Nhật Bản luôn là nước tài trợ lớn nhất cho VN. Bên cạnh những dự án lớn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị như Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc, đường cao tốc Bắc - Nam thì Nhật Bản cũng đã và đang tiến hành hợp tác kinh tế đối với nhiều dự án của VN trên nhiều lĩnh vực trong sáu năm qua.
Trên lĩnh vực văn hóa, sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước đang ngày càng sâu sắc hơn. Năm nay với tên gọi “Năm hữu nghị Nhật - Việt” dự kiến sẽ có nhiều chương trình giới thiệu về văn hóa của Nhật Bản và VN được tiến hành tại hai nước. Thông qua những cơ hội như thế này, tôi hi vọng sự giao lưu giữa nhân dân hai nước sẽ được thúc đẩy hơn nữa.
* Trong chuyến thăm VN lần này, ngài có muốn gửi thông điệp gì đến người dân VN?
- Đã hai năm trôi qua tôi mới lại sang thăm VN. VN với sức sống và bầu nhiệt huyết của mình đang có những bước phát triển to lớn so với thời điểm tôi sang thăm lần trước. Tôi rất mong chờ được sang VN để trực tiếp cảm nhận được bầu không khí và tận mắt chứng kiến sự biến đổi đó. Có thể nói Nhật Bản và VN bắt đầu gắn bó với nhau từ thế kỷ 16, 17. Hơn nữa, người Nhật Bản và người VN còn có nhiều điều tương đồng như văn hóa dùng đũa, gạo là lương thực chính và cùng theo đạo Phật. Sự hấp dẫn của VN đã làm mê hoặc rất nhiều du khách Nhật Bản. Gần đây giới doanh nghiệp Nhật Bản đang mở rộng một cách nhanh chóng đầu tư vào VN. Tôi được biết tại VN số lượng người đang học tiếng Nhật cũng như những người yêu thích phim hoạt hình Nhật Bản như phim Doraemon cũng đang tăng lên, đó thật sự là điều đáng mừng.
Trong bối cảnh như vậy, sự quan tâm lẫn nhau giữa hai nước Nhật Bản và VN đang ngày càng được nâng cao, quan hệ hữu nghị giữa hai nước đang ngày càng trở nên sâu sắc. Bản thân tôi cũng đã nhiều lần sang thăm VN và cảm thấy rất gần gũi với VN. Tôi thiết nghĩ cần mở rộng hơn nữa giao lưu giữa nhân dân hai nước và làm sôi động không khí của “Năm hữu nghị Nhật - Việt” trên nhiều cấp độ.

-----------------------------
Ý kiến:
* Ông Hồ Văn Niên (phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu):
“Sẵn sàng đón nhà đầu tư Nhật”
Việc tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm VN là một tín hiệu rất vui, rất tốt cho VN nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Bởi trước đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao cho Bà Rịa - Vũng Tàu cùng với Hải Phòng xây dựng các trung tâm công nghiệp phụ trợ để thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản.
Trong hơn một năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức nhiều đợt xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản. Ngược lại cũng đã có 20 đoàn doanh nhân, doanh nghiệp Nhật Bản đến Bà Rịa - Vũng Tàu tìm hiểu môi trường đầu tư, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và chính sách. Hiện Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang có cơ sở hạ tầng, chính sách, con người để phục vụ các nhà đầu tư Nhật Bản.
Cụ thể, tỉnh đã dành bốn khu công nghiệp (KCN) hiện có để đón các nhà đầu tư Nhật Bản gồm Phú Mỹ 3, Đại Dương, Tiến Hùng (huyện Tân Thành) và Đá Bạc (huyện Châu Đức). Ngoài bốn KCN trên, 14 KCN khác cũng sẵn sàng đón các nhà đầu tư Nhật Bản. Hơn nữa, nếu nhà đầu tư Nhật Bản chọn vị trí KCN đang quy hoạch thì tỉnh cũng sẵn sàng đáp ứng. Đáng chú ý, các KCN mới đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là mô hình “KCN đô thị”. Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép bố trí khoảng 39ha trong tổng số 993ha của KCN Phú Mỹ 3 làm khu dịch vụ tiện ích như khu đô thị, khu nghiên cứu, khách sạn, bệnh viện, trường học, khu mua sắm, giải trí.
Ngoài việc đang ráo riết chuẩn bị hạ tầng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xúc tiến đào tạo giáo viên dạy tiếng Nhật, dạy công nhân tiếng Nhật và sẽ dạy ngoại ngữ là tiếng Nhật trong một số trường phổ thông. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang xây dựng quy trình cấp phép, cấp giấy chứng nhận đầu tư thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Nhật Bản.
* Ông Masahiro Nishida (tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM):
Môi trường đầu tư đã cải thiện rất nhiều
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật đến VN đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất... Đặc biệt, đầu tư của Nhật giờ đây không chỉ dừng ở lĩnh vực công nghiệp mà mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thấy môi trường đầu tư của VN đang có những bước tiến bộ trên nhiều mặt.
Từ sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn đầu tư Nhật vào VN, tôi cho rằng các doanh nghiệp VN nên tranh thủ cơ hội để tham gia chuỗi cung ứng của hàng hóa Nhật. Tuy nhiên, các doanh nghiệp VN cần nâng cao chất lượng hoạt động để có thể đáp ứng các kỹ năng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp Nhật đòi hỏi.
Điều chúng tôi mong muốn thời gian tới đó là tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề cúp điện, đường sá và cầu cảng.-Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ

-


-Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản

Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản

TTO - Chiều 16-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo với báo chí đã có cuộc hội đàm hết sức thành công với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hà Nội. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hai bên hài lòng về sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua và đã đạt được nhất trí cao về các phương hướng lớn cũng như các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục tăng cường và củng cố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.


Thủ tướng đồng thời bày tỏ sự đánh giá rất cao việc Thủ tướng Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm ngay sau khi nhậm chức ngày 26-12-2012.
“Để không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, chúng tôi nhất trí cần tiếp tục duy trì và tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như đối thoại ở tất cả các cấp, phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai bên về hợp tác kinh tế, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cảng Lạch Huyện, dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, dự án khai thác chế biến đất hiếm cũng như việc Nhật Bản tiếp tục nhận điều dưỡng viên và hộ lý của Việt Nam và nhiều dự án khác” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Về phần mình, Thủ tướng Shinzo Abe  khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng “vì hai nước chúng ta chia sẻ với nhau các thách thức khu vực và có quan hệ bổ sung với nhau về mặt kinh tế, trong bối cảnh môi trường chiến lược diễn biến phức tạp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Đồng thời, ông cho biết ông và Thủ tướng VN đã nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược của hai nước mà hai bên đã thỏa thuận vào năm 2006 một cách toàn diện hơn và hai nước sẽ đóng vai trò tích cực hơn vì hòa bình và ổn định của khu vực.
* Nửa tỉ USD cho ba dự án
Dịp này, Thủ tướng Shinzo Abe công bố tăng cam kết vốn vay của Nhật Bản dành cho ba dự án của VN với tổng số 500 triệu USD. Đại diện Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản cho TTO biết đây là các dự án: cải thiện mạng lưới đường quốc gia; cầu Nhật Tân và nhà máy nhiệt điện Ô Môn.
Nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hai thủ tướng đã tuyên bố khai mạc Năm hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2013 và khẳng định cùng nhau hợp tác chặt chẽ để tổ chức thành công các hoạt động của năm hữu nghị tại mỗi nước.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, cũng là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam vào tháng 10-2011. Đến nay đây cũng là nước cấp vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam và là nhà đầu tư số 1 cả về tổng vốn đầu tư lẫn vốn đã giải ngân; là đối tác thương mại lớn thứ ba Việt Nam sau EU và Mỹ. Hai bên hiện đang hợp tác xây dựng chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong khuôn khổ hợp tác song phương.

--Đại diện IMF Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong điều hành vĩ mô 2012
Tuy nhiên, năm 2013 sẽ còn nhiều thách thức tiếp tục từ 2012 như tăng trưởng chậm, tăng trưởng tín dụng thấp dù thanh khoản khá dồi dào. -Đề án mua bán nợ nhìn từ sức ép tái cơ cấu kinh tế

Vinalines bị kiến nghị thôi làm chủ đầu tư dự án cảng Lạch Huyện
Đơn vị được Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ thay thế Vinalines làm chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.Dự án Lọc dầu Nghi Sơn:Ký thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ

Chuyển nhà thương mại thành tái định cư: 3 nút thắt
Canh tác trong biệt thự sau lời kêu gọi cứu BĐS
.
(ĐVO) - Tình hình đóng băng thị trường BĐS thời gian qua được coi là cục nợ xấu, cản trở sự phát triển của nền kinh tế.

- Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tái cơ cấu DNNN (CP).  - Thủ tướng: ‘Tham nhũng làm xấu hình ảnh tập đoàn’ (VNE).  - Thủ tướng đau lòng trước sai phạm ở Vinashin, Vinalines (NLĐ).  - Thủ tướng: Người ta hỏi còn Vina nào nữa (VNN).  - Thủ tướng: 2013, Tập đoàn, TCT nhà nước vẫn phải là trụ cột (VTV).  - Lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty đã nói gì với Thủ tướng? (VnEco).  - Thủ tướng: Giải quyết dứt điểm DN không có khả năng phục hồi  (VOV).  - Các tập đoàn, tổng công ty ‘ca bài’ lỗ (TQ).
- Doanh nghiệp nhà nước ồ ạt hạ chỉ tiêu kinh doanh (VnEco).
- Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Kinh tế 2013 sẽ đầy biến động nếu… (ĐV).  - Kinh tế Việt Nam: Kì vọng gì trong năm Quý Tỵ? (NCT).
- Cấm cửa công nhân Vinashin tại Khu công nghiệp Lai Vu (VNE).
- Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 16-1-2013: không còn gì để mất (VF).  - Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 16-1-2013: “Thua keo này ta bày keo khác”
- Giao dịch vàng miếng: Cần thuận tiện chứ không phải thu hẹp (SGTT).
- Sẽ có thêm nhiều sản phẩm mới cho quỹ đầu tư (TBKTSG).  - Cổ phiếu ngành bất động sản và xây dựng ồ ạt tăng trần (TN). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 16-1-2013 (VF).
- “Lợi ích nhóm” khiến dự án được cấp phép tràn lan! (DT).  - ‘Thừa dự án nhà ở khiến bất động sản đóng băng’ (VNE).  - “Nhiều người sẽ mua được nhà thấp hơn giá thành” (VnEco).
- Singapore giảm nhập gạo Thái, tăng mua gạo Việt (TTXVN).
- Chính phủ yêu cầu định hướng lại ngành ô tô (TP).
- Trứng gia cầm tăng giá bất thường: “Đá bóng” trách nhiệm (ANTĐ).C.P Việt Nam chi phối thị trường thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Năm 2011, C.P Việt Nam đạt doanh thu 2011 gần 1,5 tỷ USD, thống lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi lẫn thị trường chăn nuôi.
-Sở hữu đất đai: tử huyệt của chế độ

2013-01-15

Nhà nước VN vẫn quyết tâm duy trì đất đai là sở hữu toàn dân như một cách khẳng định quyền sở hữu này thuộc về Nhà nước. Tại sao, cứ nhất quyết không cho tư hữu đất đai mặc dù mọi tầng lớp nhân dân đều mong muốn sự cải cách.
-
Dự luật đất đai (sửa đổi): Không ủy quyền ký lệnh cưỡng chế
Tuổi Trẻ
TTO - Chiều 15-1, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) mới với hơn 20 điều luật vừa bổ sung. Ảnh minh họa: Việt Dũng. Không được ủy quyền ký quyết định cưỡng chế ...
Dự thảo Luật Đất đai: Vẫn phải tiếp tục “đại phẫu”Người Lao Động
Làm rõ hơn căn cứ thu hồi trong Luật đất đaiVNExpress
UBTVQH thảo luận Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)Báo điện tử Chính phủ

Foreign direct investment in China falls
(Financial Times)-
Slowing economy and wage rises of up to 40% make country less attractive for foreign investment as low-cost manufacturers focus in on southeast Asia

Đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2012
- Số liệu xuất khẩu của Trung Quốc: Không nhất quán (VTV).

-Hàng nghìn công nhân quỳ gối xin trả nợ lương

- Trung Quốc: Hàng nghìn công nhân quỳ xin chính phủ (TP).- Thành Long chê Mỹ ‘tham nhũng hơn Trung Quốc’ (VNE).


Nữ sinh nghèo bị bắt cóc, tống tiền?
Tiền Phong Online
Các bạn trọ học cùng phòng với Trà báo tin cho gia đình Trà đi đâu không rõ. Đến ngày 9-1, chị ruột của Trà là Lê Thị Trúc Phương nhận được tin nhắn từ số máy lạ với nội dung "đổi tiền lấy người".
Công nhân... sợ tết!Lao động


Lạm dụng “điều chuyển”
Vì muốn “ép” người lao động nghỉ việc, nhiều doanh nghiệp tùy tiện điều chuyển loanh quanh để người lao động nản chí-

Công nhân lo tết
Tuổi Trẻ
TT - Bồn chồn đếm từng ngày đến tết để về quê - đó là nỗi ngóng trông đau đáu của nhiều công nhân tứ xứ đang bươn chải kiếm sống ở Sài Gòn. Tối những ngày cuối năm không tăng ca, niềm vui của nhiều công nhân chỉ là tụ tập hàn huyên với... 1 ...
Cty TNHH Nissey Việt Nam – KCX Tân Thuận, TPHCM: Vụ ngừng ...Lao động
Công nhân ngừng việc đòi tăng thưởng tếtThanh Niên
Hơn 1700 thợ bãi công đòi tăng tiền thưởng TếtNgười Việt

- Công nhân ngừng việc đòi tăng thưởng tết (TN). - Phải cúi đầu xin lỗi các em (Nguyễn Vạn Phú).- ‘Nợ trên trời’ rơi trúng đầu 5 trưởng thôn (TP).
-.Hoa Kỳ hoàn hồn sau cú điện giựt...
Nguoi Viet Online
Trong cuộc họp báo cuối cùng của nhiệm kỳ đầu, trước khi tuyên thệ nhậm chức và đọc bài diễn văn quan trọng nhất trong năm về tình hình liên bang, Tổng Thống Barack Obama đã tuyên bố, rằng Hoa Kỳ “không là một quốc gia hết thời và quịt nợ”.

- Một nửa lương thực trên thế giới bị lãng phí (TT).
- Nỗi đau câm nín của các cô gái lấy chồng Đài Loan (RFA).
--Nỗi kinh hoàng và nhục nhã của phụ nữ Việt Mạch Sống -
Nữ sinh bị hiếp dâm thuật chuyện trước khi chết
Tiền Phong Online
TP - Vài ngày trước khi qua đời, nữ sinh viên 23 tuổi bị hiếp dâm tập thể trên xe buýt tối 16-12-2012 ở thủ đô New Delhi thuật lại chi tiết buổi tối kinh hoàng đó cho một thẩm phán Ấn Độ. “Người soát vé đóng cửa xe, tắt đèn, tiến đến chỗ bạn tôi và bắt đầu sỉ ...
Những kẻ hiếp dâm gây sốc Ấn Độ: Tội lỗi giữa cuộc đời tăm tốiThể thao văn hóa
Lộ mặt tài xế chủ mưu hiếp dâm tập thể ở Ấn ĐộVietnam Plus
Chi tiết vụ hãm hiếp tập thể chấn động Ấn Độ qua trăng trối của nạn ...Dân Trí
Vị ngọt càphê đắng (LĐ 12-1-13)
Nỗi niềm “vượt cạn” xứ người (SGGP 12-1-13)
Nghề hốt bạc và nỗi niềm 'cây ngay vẫn sợ chết đứng' (NĐT 12-1-13)
Phố sex show kiểu Thái Lan ở Sài Gòn (N9T 12-1-13)

Beijing Is Choking
RealClearWorld

Ô nhiễm tại Bắc Kinh lên tới mức báo động
-Beijing Air Pollution Off the Charts
NYT -An air-quality monitor atop the U.S. Embassy recently measured an air quality index of 755. Alarmingly, 500 is supposed to be the top of the scale.- Báo chí Trung Quốc chỉ trích về ô nhiễm trong nước (SGGP).

World Briefing | Asia: China: Officials Apologize to Families for Cremation of Landslide Victims
Officials in Yunnan Province have apologized for rapidly cremating the remains of 46 landslide victims without first consulting relatives, state news media reported Tuesday.- Trung Quốc: Chính quyền hỏa táng nạn nhân lở đất gây phẫn nộ (TP).






Tổng số lượt xem trang