Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân

-- Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân Bauxite Việt Nam

Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PTT Hoàng Trung Hải đã khiến không ít người nghe “mát lòng” khi phát biểu: “Giá điện hiện nay không rẻ!”.

Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” có giải pháp thích đáng giúp hạ giá điện thì sẽ sớm thất vọng tràn trề.

Mười hai năm trước, khi mới rời vị trí Tổng Giám đốc EVN để đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, vị tân Thứ trưởng đã khẳng định chắc nịch: “An ninh năng lượng là vấn đề quốc gia nào cũng đặt lên hàng đầu. Mặc dù Trung Quốc, Campuchia, Lào có tiềm năng và đã sản xuất thủy điện rất lớn, nếu nhập điện từ họ có thể giá rẻ, nhưng chúng ta có thể sẽ mất cơ hội làm chủ công nghệ và mất cơ hội tạo công ăn việc làm trong nước và mất cả ngoại tệ”.

Ấy vậy nhưng, suốt nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của cánh tay phải của Thủ tướng đương nhiệm, Việt Nam không chỉ nhập khẩu điện ngày càng nhiều từ Trung Quốc với giá cao (cùng những điều kiện hợp đồng ngặt nghèo), mà còn gần như dâng cả ngành điện lực, một ngành kinh tế trọng yếu của quốc gia, cho người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” này[1].

 

Ai cũng biết rằng, chỉ trong một thị trường điện cạnh tranh, người dân mới được hưởng giá điện cạnh tranh kèm theo dịch vụ tương xứng, phản ánh đúng mức giá thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này. Trong khi đó, ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế đất nước chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường “định hướng XHCN”, Tổng Cty Điện lực Việt Nam mà bây giờ là Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn là một người khổng lồ thống trị tuyệt đối trên thị trường điện, cả ở khâu sản xuất lẫn khâu truyền tải và phân phối. Theo báo Kinh tế và Đô thị ngày 4/4/2012: “Hiện tại, các doanh nghiệp của EVN chiếm trên 70% tổng sản lượng điện sản xuất, EVN độc quyền 100% ở khâu truyền tải và giữ 95% ở khâu phân phối điện cả nước. Cùng với đó, công ty mua buôn điện duy nhất là Công ty mua bán điện và đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện là Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia vẫn trực thuộc EVN. Thực tế này cho thấy, rất khó tạo ra thị trường phát điện cạnh tranh, chưa nói gì đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh”.

 

Việc mở cửa ngành điện, tạo lập thị trường điện cạnh tranh lành mạnh đã được nói đến nhiều ngay từ những năm 1990, song luôn bị ông Hoàng Trung Hải, người khuynh loát ngành điện Việt Nam suốt 15 năm qua[2], tìm mọi cách trì hoãn. Cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ nói trên, trước câu hỏi “Như thế tới đây thị trường điện sẽ mở rộng cửa?”, ngài tân Thứ trưởng lúc bấy giờ đã hồn nhiên thế này: “Có một vấn đề: khi có sự độc quyền thì trách nhiệm cung cấp điện là của Tổng Cty nhưng nếu mở cửa thị trường thì trách nhiệm của các doanh nghiệp là như nhau. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy nếu đi quá nhanh sẽ gây hoảng loạn trên thị trường vì trách nhiệm đấy không còn ai lo” (!!!). Và chính nhờ sự “lo xa” của ngài Thứ trưởng rằng “trách nhiệm cung cấp điện không ai lo” nên trên thị trường điện Việt Nam mới có những hiện tượng kỳ lạ như báo Tiền Phong ngày 26/7/2012 đã nêu: “Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực VN (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần”.

 

Trong cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011, khi phóng viên đặt câu hỏi “Trước đây Chính phủ cho tạm ngừng cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc EVN, đã kéo dài nhiều năm, đến nay chưa biết khi nào tiếp tục cổ phần hóa các nhà máy điện. Tại sao phải ngừng lâu như vậy trong khi EVN đang cần tiền để giải quyết khó khăn?”, ngài PTT đã điềm nhiên rằng: “…việc ngừng cổ phần hóa các công ty cũ là để sắp xếp, chờ tái cơ cấu xong vì liên quan đến thị trường. Nếu cứ để nguyên như vậy, để cho lẻ tẻ các nhà máy điện cổ phần hóa thì về sau thị trường sẽ bị chia lắt nhắt, quá nhỏ. Như vậy sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh. Thứ hai, khi các nhà máy tách riêng, khả năng cạnh tranh rất khó khăn vì mỗi nhà máy có đặc thù riêng: nhiệt điện, điện khí, thủy điện…”(!!!).

 

Bên hành lang Quốc hội ngày 7/11/2011: “Phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, ít nhất là ở khâu phát điện!” (Ảnh: Ngọc Thắng –Vietnamnet)

 

Và đến khi Đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ thông qua ngày 23/11/2012 theo Quyết định số 1782/QĐ-TTg[3] thì người ta hiểu rằng chắc phải đợi đến Tết Công Gô, Việt Nam may ra mới có cái gọi là “thị trường điện cạnh tranh” bởi EVN vẫn tiếp tục cuộc chơi “cạnh tranh” theo kiểu “một mình một chợ”, sẵn sàng và dư sức bóp chết bất kỳ đối thủ nào dám manh nha ý đồ “cạnh tranh lành mạnh”.

 

Dĩ nhiên, chừng nào Tết Công Gô còn chưa đến, chừng đó người dân còn tiếp tục được nghe những điệp khúc “mát ruột mát gan” [4] của ngài Phó Thủ tướng như: “Cần giá điện cạnh tranh, minh bạch và công bằng”“Giá điện không phải muốn là tăng”“Tới đây phải công khai giá thành điện”“Giá điện sẽ theo cơ chế thị trường”, v.v và v.v.[5]

 

Để hình dung ra bức chân dung đích thực của ngài PTT “phụ trách kinh tế ngành”, cánh tay phải của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mời quý vị xem thêm các bài: Điều gì đang xảy ra với ngành điện lực của Việt NamMột nền kinh tế đang trên đà “Hán hoá”?

 

Hà Nội, 18/1/2013

 

L.A.H.

 

 

 

 

[1] Báo Thanh Niên ngày 14/1/2013 còn đăng bài “Điện nội ế vẫn nhập điện từ Trung Quốc” với giá cao.

 

 

[2] Giai đoạn 9/1995-6/1997, ông Hoàng Trung Hải là Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; giai đoạn 4/1998-8/2000: Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam; sau khi rời EVN để đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (2000 – 2007) và sau đó là Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” từ năm 2007 đến nay, EVN luôn thuộc quyền chỉ đạo của ông ta.

 

 

[3] Trong quyết định này, đáng chú ý là (i) Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và Cty Mua bán điện được giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Cty mẹ – EVN, và (ii) con số doanh nghiệp phải cổ phần hoá là rất ít và đều là DN nhỏ, chủ yếu mang tính chất hỗ trợ chứ không chuyên về sản xuất hay truyền tải và phân phối điện, số DN sẽ cổ phần hoá mà EVN nắm giữ vốn điều lệ dưới 50% lại càng ít ỏi.

 

 

[4] Hẳn nhiều người vẫn chưa quên là trong cuộc hội thảo khoa học về vai trò của công nghiệp khai thác bauxite – sản xuất alumina – nhôm ngày 9/4/2009 tại Hà Nội, chính Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng từng kết luậnmột câu xanh rờn: “Không khai thác bauxite bằng mọi giá!”. Đến giờ thì chắc ai cũng biết dự án khai thác bauxite Tây Nguyên “nổi tiếng” kia đang “tiến triển” như thế nào và “hiệu quả” ra sao. Là dự án thuộc lĩnh vực quản lý của mình nên, dĩ nhiên, dự án Bauxite Tây Nguyên có sự “đóng góp” rất lớn của ngài PTT “phụ tránh kinh tế ngành”.

 

 

[5] Theo Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì PTT Hoàng Trung Hải được giao những nhiệm vụ:

 

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại – xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

 

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.

 

- Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

 

- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.

 

- Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

 

- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.

 

- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

 

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

 

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

 

Ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 320/QĐ-TTg bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; ngày 12/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1250/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Trưởng ban là Phó TT Hoàng Trung Hải; ngày 4/5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 580/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Trưởng ban là PTT Hoàng Trung Hải; ngày 15/4/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia. Ngoài ra PTT Hoàng Trung Hải còn là Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, v.v.

 

Tóm lại, ông Hoàng Trung Hải chính là người nắm giữ chiếc ghế quan trọng thứ hai trong Chính phủ sau Thủ tướng.

 

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN- Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân

 

-- Rủi ro chính trị và tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng mức cung dầu hỏa (VOA).

 

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA nói 'nguy cơ chính trị có thể nhận thấy một cách rõ ràng' tại nhiều quốc gia sản xuất dầu đang làm tăng những quan ngại về khả năng gián đoạn việc sản xuất dầu.Các chuyên gia năng lượng có tiếng nói “nguy cơ chính trị’ tại một số quốc gia sản xuất dầu hỏa, cùng với mức cầu năng lượng gia tăng của Trung Quốc có thể làm cho mức cung dầu hỏa thu hẹp lại trong năm nay.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA nói “nguy cơ chính trị có thể nhận thấy một cách rõ ràng” tại nhiều quốc gia sản xuất dầu đang làm tăng những quan ngại về khả năng gián đoạn việc sản xuất dầu. Phúc trình được đưa ra trong cùng một tuần lễ với việc các phần tử chủ chiến bắt con tin tại một cơ sở sản xuất khí đốt của Algeria.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng tiên đoán là mức cầu dầu hỏa sẽ tăng 1% trong năm nay, nâng mức tiêu thụ dầu trên toàn thế giới ở mức trung bình 90,8 triệu thùng mỗi ngày.
Hầu hết mức cầu gia tăng này thuộc về Trung Quốc mà IEA cho rằng có sự hồi phục mạnh mẽ trở lại sau khi kinh tế tăng trưởng chậm vào năm ngoái.
--Bài mới của Tống Văn Công trên Thời Đại Mới: Lũ! Sao không vỡ bờ? (Thời Đại Mới 11/2012) --  Bàn về cuốn Lũ của Nguyễn Trung và nhiều việc khác.  Nếu vào Thời Đại Mới không được thì dùng bản này.◄◄
Một bài rất lạ trên Tạp Chí Cộng Sản: Văn hóa từ chức (TCCS 18-1-13)  -- Nhiều câu rất hay, ví dụ như câu này: "nên khuyến khích sự tự nguyện từ chức và đánh giá cao những người có đủ dũng khí, lòng tự trọng, biết liêm sỉ tự nguyện từ chức"  Thông điệp cho ai đấy?◄ (Nếu bài này bị gỡ xuống thì cho tôi biết ngay, tôi còn giữ!)

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp (Blog Hoàng Xuân Phú 15-1-13)
Hiến pháp sao phải sửa? (TS 14-1-13)
“Đổi” nhiều nhưng không “mới”, tại sao? (SGTT 18-1-13)
Từ Trung Nguyên đến Starbucks (DNSG 18-1-13)
Nhà nước sẽ mua sản phẩm của nhà khoa học (STT 18-1-) -- Lam sao định giá những sản phẩm này?

Lãi suất huy động khó giảm sâu (ĐT). – 2.000 tỷ đồng cho vay tiêu dung lãi suất ưu đãi (TTXVN).

Giá vàng đồng loạt lao dốc, chênh lệch vẫn cao (DT). – Vàng nhẫn đóng vỉ… vẫn được coi là vàng trang sức (DT). - Thị trường vàng, còn nhiều thách thức (ĐTCK).

Những giải pháp tăng trưởng xuất khẩu năm 2013 (Tin tức).

Starbucks và cuộc chiến càphê sắp bùng nổ (LĐ). – Xuất khẩu cà phê: DN ngoại đang thất thế? (Infonet). – Đặng Lê Nguyên Vũ: “Tôi muốn làm lãnh đạo cà phê thế giới” (GDVN).

Đường nào cho Mai Linh? (DĐDN).

Các công ty đẩy giá đã hạ giá trứng xuống 21.000 đồng/hộp (LĐ). – “Thổi” giá trứng gia cầm: Doanh nghiệp nhận sai (ĐĐK). – Bạch Huỳnh Duy Linh – Giá trứng (Dân Luận).

Thực phẩm Tết sẽ không tăng giá đột biến (PLTP).

 

-- – Cần công khai kết quả kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4 (PLTP).- Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng: Quy định về vai trò của kiểm toán chưa đúng tầm (TP).

Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự mới (DV). – Thủ tướng bổ nhiệm lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam (DT). - Quảng Ninh có “xé rào”? (LĐ).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lãnh đạo mới (GDVN).

‘Nữ dược sĩ chống tiêu cực’ lại bị hành hung (PT).

Hải Phòng: Nhiều cán bộ bị bắt vì đánh bài hay đánh bạc? (DV). - Bắt Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Tràng An (SGGP).

Cần làm rõ thông tin xuất hiện “sinh vật lạ” trên áo quần (SGGP).

Ngành Đường sắt… thụt lùi (TP).

Công dân bức xúc vì thái độ bao che của Cục Thi hành án Hải Dương (DT).

Ấn tượng trong tuần: Thiếu tâm, thiếu tầm, thiếu…quyền? (TVN).

Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ… (VnEco).

Nhiều dự án tại Quảng Bình có vi phạm (TP). -- Dự án “chui” được vay hàng tỷ đồng

Hà Nội thí điểm thi tuyển lãnh đạo một số đơn vị (PLTP). – Hà Nội đào tạo 500 công chức nguồn: Chỉ lấy hệ chính quy (DT).

 

“Nên thành lập một đơn vị độc lập quản lý nợ xấu!” (PT). - Lợi nhuận ngân hàng 2012 giảm 50%: Chuyện không lạ(Sống mới). - Thị trường liên ngân hàng: Lại cho phép các tổ chức tín dụng gửi tiền lẫn nhau (PT).

Hỗ trợ tín dụng cho người mua nhà (TN). - Dòng tiền cho bất động sản rất thiếu (PT). - Giới đầu tư nước ngoài: Giá BĐS tại Việt Nam vẫn quá cao (Sống mới). - Chuyên gia BĐS quốc tế: Năm 2013 cung vượt xa cầu, giá tiếp tục giảm (GDVN).

Thị trường vàng: Đã có những cải thiện nhất định (TTXVN). - Sẽ xử lý nghiêm việc mua bán chui vàng miếng (TP).

Liên kết vùng, chủ yếu là ‘quy hoạch toàn quốc’ (DNSG/TVN).

“Ngân sách eo hẹp nên ra quyết định không dễ” (SGTT).

Hiệp hội Điều bị tố có nhiều sai phạm (DV).

Cục Sở hữu trí tuệ cấp tem cho “Gà đồi Yên Thế” (DV).

“Viện lúa ĐBSCL cần có đề án phát triển lúa gạo” (TTXVN).

Việt Nam chính thức phản đối vụ kiện chống trợ cấp tôm (PLTP).

Điều tra Công ty CP về hành vi tăng giá bất hợp lý (TN). - Giá trứng thị trường chưa giảm (PLTP). - Giá trứng gia cầm dần ổn định (SGGP). - Thanh tra việc tăng giá trứng bất hợp lý (TP).

Mua ô tô chờ… giảm thuế (SGGP).

Chấp nhận lỗ để bảo vệ người tiêu dùng (TP).

Giữ giá hàng tết (TT).

Vietnam Airlines phải thoái vốn tại 10 doanh nghiệp (TBKTSG). – Vietnam Airlines sẽ cổ phần hóa (NLĐ/ Tin mới).

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc CK Tràng An (TTXVN). – Sa thải nhân viên chứng khoán: Tín hiệu gì? (Sống mới).

Hứng khởi mới với thị trường Nhật Bản (SGTT).

Trung Quốc: Tăng trưởng 7,8% trong năm 2012 (RFI). – TQ tăng trưởng chậm nhất trong 13 năm (BBC).. – Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhưng vẫn còn các thách thức (VOA).

 

“Bom nợ Nhật Bản sẽ nổ trong 2 năm tới”

Nhật Bản đang ngồi trên một quả bom nợ và những động thái gần đây của ngân hàng trung ương sẽ khiến quả bom này nổ tung trong 24 tháng tới.

Caterpillar writes off most of China deal after fraud

(Reuters) - Caterpillar Inc uncovered "deliberate, multi-year, coordinated accounting misconduct" at a subsidiary of a Chinese company it acquired last summer, leading it to write off most of the value of the deal and wiping out more than half its expected earnings for the fourth quarter of 2012.

--Is America Really Going to Default?

 

Can We Raise the Debt Ceiling and Balance the Budget?

 

Did Obama Proclaim Religious Liberty?’’

Is Head Start a Complete Failure?

 

Fractional Reserve Banking: The Source of All Evil?

 

If You Don't Want to Increase Revenues, Where Do You Want to Cut Spending?

 

China: Slowest Growth of the 21st Century

 

Japan: Fiscal Stimulus Until Inflation

-Chinese labour pool begins to drain

(Financial Times)-China’s working age population has shrunk for the first time in recent history, marking the beginning of a trend that will accelerate over two decades

 

The Debt Ceiling May NOT be the Big Economic Threat

-

Tổng số lượt xem trang