Phạm Thị Hoài
Phát biểu mới đây của bà Nguyễn Thị Hồng Ngát trên BBC về vụ nghệ sĩ Kim Chi khước từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cống hiến cho chúng ta 3 điều.
Thứ nhất, nó có tính giải trí cao. Đến đoạn “Những cái việc của ai làm như thế nào, đấy là việc đã có xã hội, đã có mọi người các thứ nọ kia, chứ chỉ vì một việc rất nhỏ thế này mà nói một vấn đề rất là lớn“, hay chậm nhất đến đoạn “Bởi vì cái đơn đó là gửi cho Hội Điện ảnh Việt Nam cơ mà, chứ có phải gửi cho BBC hay cho tất cả các blog khác đâu. Thế thì cái đơn đúng là kính gửi Hội Điện ảnh Việt Nam mà. Thế thì Hội Điện ảnh Việt Nam chưa xem xét, chưa ấy gì cả, thì tự nhiên đã công bố hết cả lên trên kia“, ai không bật cười thì rất nên dẫn óc hài hước của mình đi khám bệnh.
Thứ hai, nó giúp ta một lần nữa xác nhận quy luật: Người chọn chức còn có thể sai, chức chọn người thì bao giờ cũng đúng. Nhìn chức là ra người. Cả nội dung lẫn cách nói của bà đều đúng như những gì ta có thể chờ đợi ở một Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, một quan chức ngành điện ảnh, cũng như trước đó bà từng là Giám đốc Hãng Phim truyện và Cục phó Cục Điện ảnh. Ở đây một chị Ngát riêng tư nhiệt tình với bạn hữu mà tôi có chút sơ giao, một giọng thơ Hồng Ngát được một số đồng nghiệp trân trọng, hay một tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát được coi là cấp tiến trong thế sự, chỉ là một cước chú [i].
Thứ ba, đáng ghi nhận hơn cả, bà đã đặt được một tên gọi có hiệu lực lâu dài cho cả một phạm trù gồm những nghệ sĩ “tồn đọng” từ nhiều năm nay, trong đó nhiều người đã về hưu mà chưa được nhà nước khen thưởng. Họ không phải là những nghệ sĩ giỏi. Giỏi thì đã không tồn đọng, mà đã “được những cái Huân chương Độc lập hay là Huân chương Lao động hạng nhất từ lâu rồi“. Nhưng cũng không thuộc diện kém. Kém thì thậm chí không lọt vào danh sách tồn đọng. Họ là “những người cũng vừa phải thôi“. Phần thưởng thích đáng cho sự vừa phải của họ là “bằng khen hay là Huân chương Lao động hạng ba gì đấy“.
Nghệ thuật cần rất nhiều sự chia sẻ. Nghệ sĩ cần rất nhiều khích lệ. Cái Tôi của nghệ sĩ cần rất nhiều vuốt ve. Chính vì thế mà một nghệ sĩ thà là hạng bét chứ không là hạng vừa phải, thà không được công nhận hơn là xếp hàng chờ mấy mẩu vụn còn lại khi chiếc bánh đã chia xong [ii]. Hãy hình dung, Ủy ban Nobel bỗng phát bằng khen hay trao Huy chương Nobel hạng ba cho những ứng cử viên “tồn đọng” từ cả chục năm nay, nhiều người đã gần đất xa trời. Hai trong số đó là Thomas Pynchon và Philip Roth. Họ không có gì chung với “những người vừa phải”.
© 2013 pro&contra
________________
Phụ lục: Nguyên văn phát biểu của bà Nguyễn Thị Hồng Ngáttrên BBC ngày 11-1-2013
Chúng tôi đang tập hợp tất cả các hội viên, đã đưa lên Thủ tướng đâu mà nói như thế. Đây mới là công việc của Hội Điện ảnh Việt Nam chị ạ. Tức là nó tồn đọng từ những khóa trước, rất là nhiều các nghệ sĩ mà chưa được… Thường là người ta cứ nghỉ hưu. Ở Việt Nam ấy chị, thì thường là các cơ quan chủ quản hoặc là Hội Điện ảnh Việt Nam thì cũng sẽ xin những cái huân huy chương để coi như là… để ghi nhận những cái cống hiến của các nghệ sĩ trong suốt cả cuộc đời nghệ thuật của mình. Đấy, cái ý nghĩa chung nó là thế chị ạ. Thế thì trong các cái hồ sơ lưu tại Hội Điện ảnh Việt Nam thì có đến năm chục hồ sơ cơ, chứ không phải mình bà Kim Chi. Thế thì Hội thấy có nhiều quá, mà từ những cái khóa trước chứ không phải khóa này do đó tồn lại. Thế thì Hội đang định xem xét để có thể trình lên trên. Những người giỏi thì người ta được những cái Huân chương Độc lập hay là Huân chương Lao động hạng nhất từ lâu rồi. Đây là những người cũng vừa phải thôi thì Ban Chấp hành nghĩ là xin bằng khen hay là Huân chương Lao động hạng ba gì đấy. Nhưng mà bây giờ cái điều ấy chưa thành hiện thực chị ạ. Mới là đang thu thập hồ sơ để mà ai thiếu cái gì thì mời lên để bổ sung, chứ đã có cái gì đâu mà từ chối. Mà tôi cũng không hài lòng lắm khi mà công việc thì chưa đâu vào đâu, hai nữa là cái đơn thư như thế gửi cho Hội thì Hội phải biết những cái điều đấy, chứ chưa chi đã công bố hết cả lên mạng với các thứ. Tôi thấy như thế là không ổn. Việc nội bộ mà chưa đâu vào đâu cả, mà đã có trình chiếc gì đâu mà bảo là không thích của Thủ tướng. Bao giờ chúng tôi trình lên Ban Thi đua Chính phủ hoặc hồ sơ đã nằm ở trên ấy rồi thì lúc ấy hẵng viết cái này lên. Tôi đọc đơn của chị ấy rồi. Thì nói chung là, đấy là ý kiến riêng của chị ấy thôi, tôi cũng không dám có ý kiến gì. Nhưng mà về nguyên tắc thì cái đơn gửi cho Hội thì để Hội xem xét giải quyết như thế nào. Chứ chưa gửi cho Hội, Hội chưa có ý kiến gì đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC, thế là không đúng nguyên tắc lắm. Tôi chả hiểu được là nhân cái đơn này thì để làm cái gì. Những cái việc của ai làm như thế nào, đấy là việc đã có xã hội, đã có mọi người các thứ nọ kia, chứ chỉ vì một việc rất nhỏ thế này mà nói một vấn đề rất là lớn. Không thế nọ thế kia, đó là việc quyền của chị ấy, tôi không có ý kiến. Tôi chỉ có ý kiến ở riêng cái trường hợp của Hội Điện ảnh Việt Nam thôi chị ạ.
Sự kiện này thì có ảnh hưởng gì đến chị và Hội không?
Không! Ảnh hưởng gì! Chả ảnh hưởng gì! Tôi thì tôi chỉ thấy là không được nghiêm túc lắm. Bởi vì cái đơn đó là gửi cho Hội Điện ảnh Việt Nam cơ mà, chứ có phải gửi cho BBC hay cho tất cả các blog khác đâu. Thế thì cái đơn đúng là kính gửi Hội Điện ảnh Việt Nam mà. Thế thì Hội Điện ảnh Việt Nam chưa xem xét, chưa ấy gì cả, thì tự nhiên đã công bố hết cả lên trên kia. Thế thì còn coi Hội… Chị ấy nói là chị rất là quý Hội, cảm ơn Hội, nhưng mà như thế thì tôi… nhìn chung là chưa tôn trọng Hội lắm. Chứ còn chị ấy phát biểu như thế nào thì… Nghệ sĩ thì chị biết rồi, muốn ai nói thế nào thì nói có sao đâu, ai đánh thuế đâu.
Hội sẽ có ý kiến trả lời bà Kim Chi sắp tới không ạ?
Tôi đang đi công tác ở Sài Gòn. Tôi chưa ở nhà, thành thử ra tuần tới tôi mới về, mời chị ấy lên. Chắc là sẽ phải mời lên để hỏi xem như thế nào, tình hình ra làm sao. Muốn mới khó chứ không muốn thì dễ không, có gì đâu chị. Từ chối thì thoải mái, có sao đâu. Giời ôi, chúng tôi cũng thấy vất vả lắm chị. Nếu không xét thì hội viên người này thắc mắc người kia thắc mắc. Xét thì cũng có người muốn, người không muốn như chị Kim Chi. Chị ấy không muốn thì hoan nghênh, có sao đâu chị.
[i] Và cái cước chú này lại cần cho chính nó một cước chú nữa. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát đã đề nghị blogger Nguyễn Xuân Diện hạ bài “Về lại Văn Giang” được dư luận chú ý của mình, vì “chút tế nhị”.
[ii] Ý này rút từ tuyên bố của nhà văn Y Ban từ chối “Giải bằng khen” của Hội Nhà văn Việt Nam hôm nay, 18-1-2013.
-Thư đầu năm của Lê Hiếu Đằng gửi nghệ sĩ ưu tú Kim Chi bxvn1
Kim Chi thân mến,
Anh (cho phép anh xưng hô như ngày nào chúng ta còn ở chiến khu, ở trên R gần 45 năm trước) vừa sửng sốt, vừa xúc động và cảm phục khi đọc thư Kim Chi gởi cho Hội Điện ảnh Việt Nam, từ chối việc báo cáo thành tích để được Thủ tướng khen thưởng với lý do: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm”.
Thú thật với Kim Chi, ở Sài Gòn, một số nhân sĩ trí thức cũng như một số anh chị em trong phong trào sinh viên học sinh trước 1975 làm được một số việc nhưng chưa có ai “cả gan”, đủ dũng khí để phát biểu một cách công khai, minh bạch những điều mà Kim Chi đã làm như trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đã đăng tải. Có những lúc bản thân anh cũng thấy nhụt nhuệ khí, nản lòng trước sự thờ ơ, “khôn vặt” của một số người chỉ hô hào ôn lại cái quá khứ, truyền thống hào hùng mà không dám nhìn vào sự thật và nói rõ sự thật của tình hình đất nước hiện nay.
Tệ hại hơn nữa lại có người lợi dụng để đánh bóng tên tuổi của mình vì mục đích tư lợi. Theo anh, quá khứ và truyền thống hào hùng chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành “bà đỡ”, sức mạnh cho hiện tại, nó làm cho ta có đủ dũng khí và sáng suốt để nhận thức lại những gì do hoàn cảnh lịch sử trước đây chưa cho phép ta thấy một cách đúng đắn. Nhận thức lại và hành động cho một đất nước Việt Nam thật sự “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ phù hợp với dòng chảy của thế giới văn minh hiện nay là tiếng gọi của lương tri, của trách nhiệm công dân của chúng ta. Ôm quá khứ, tôn vinh quá khứ để rồi làm ngơ, im lặng, thậm chí là ngụy biện để cho đỡ xấu hổ, trước cái ác, cái xấu, trước tệ nạn quan liêu tham nhũng, trước tình trạng bất công xã hội, đạo đức xã hội suy đồi, mất dân chủ nghiêm trọng, trước tình hình nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hằng ngày hằng giờ bị tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm phạm, đe dọa, trước cảnh đàn áp, bắt bớ, dùng nhục hình đối với những người yêu nước… là không thể chấp nhận được. Hẳn nhiên, mỗi người có hoàn cảnh, vị trí xã hội khác nhau không thể đòi hỏi ai cũng như ai, nhưng mỗi người chỉ cần một việc nhỏ hoặc ủng hộ bằng sự im lặng đồng tình là như góp gió thành bão cuốn phăng đi mọi trở lực dù bất cứ ở đâu tới, bạo tàn như thế nào.
Chính trong bối cảnh đó mà lá thư của Kim Chi như ngọn lửa ấm áp truyền vào tâm hồn anh trong lúc này, làm anh vững tin hơn con đường mà anh và nhiều đồng đội, bạn bè anh đã chọn lựa.
Tuổi trẻ chúng ta – tuổi trẻ Hà Nội, tuổi trẻ Sài Gòn – Gia Định – rời bỏ trường học, gia đình, nếp sống êm ấm để vượt Trường Sơn, để vào chiến khu, để đấu tranh trong lòng các đô thị và đã có nhiều đồng đội, đồng chí chúng ta đã nằm xuống vĩnh viễn – “Ta đi không kịp ẵm con thơ, không kịp về thăm người vợ chờ” (Tiếng hát người tù, thơ Trần Quang Long, Ủy viên văn nghệ Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, chủ biên tập thơ “Tiếng hát những người đi tới”) – để rồi chúng ta có một xã hội như ngày nay sao? Lý tưởng chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ đã bị phản bội. Ai tự diễn biến và ai phản bội ai? Tình hình thực tế hiện nay đã phơi bày tất cả, không ai có thể dùng bạo lực, trấn áp để lấp liếm, che đậy được. Thế hệ chúng ta và nhiều thế hệ khác, dù miền Bắc hay miền Nam đều sống trong bi kịch: chết trên chiến trường, chết trong tù ngục… để rồi bây giờ chứng kiến cảnh đất nước tụt hậu trở về với “chủ nghĩa tư bản man rợ”, giẫm đạp lên nhau mà sống của thời kỳ mông muội của con người. Nhưng bi kịch không có nghĩa là bi quan, hối tiếc, mà như GS Huệ Chi đã viết trên trang Bauxite Việt Nam cũng về lá thư của Kim Chi gởi Hội Điện Ảnh: “nếu ta đã sống, đã hành động với tất cả niềm tin trong sáng và giữ được đến cuối đời phẩm chất lương thiện của mình, thì sự đổ vỡ của cái hiện thực mà mình từng dâng trọn niềm tin chỉ có ý nghĩa của một bi kịch chứ không bao giờ là hài kịch. Mà đối với bi kịch, phẩm giá con người chỉ càng được tôn lên chứ không bao giờ bị hạ thấp. “Không nghi ngờ gì nữa, bi kịch là một cái gì đó thuộc về CÁI ĐẸP khi nó được/bị chạm đến tận nơi sâu thẳm” (La tragédie, sans doute, est quelque chose de beau quand elle est bien touchée – Molière)”.
Chúng ta sống trong bi kịch và nhận thức rõ bi kịch để xác tín niềm tin của mình về chính nghĩa của cuộc chiến đấu mới không khoan nhượng vì những lý tưởng của thời tuổi trẻ của chúng ta.
Thật ra thái độ quyết liệt, dứt khoát của Kim Chi không phải bột phát mà có từ sự suy nghĩ, ray rứt trong một thời gian dài. Vì anh nhớ, cách đây ba năm, gặp Kim Chi ở Sài Gòn, Kim Chi có đưa anh xem mấy bài thơ Kim Chi mới làm. Những bài thơ làm anh cảm động và vui mừng vì có người cũng suy nghĩ, cũng ray rứt như mình trước tình hình hiện nay của đất nước. Nhiều nhà thơ, nhà văn như Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Minh Quốc, Lại Nguyên Ân, Lữ Phương, Phạm Đình Trọng, Bùi Chí Vinh, Nguyễn Quốc Thái, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Khắc Vỹ, Võ Thị Hảo, Thùy Linh, Ngô Minh, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Đắc Xuân, Võ Quê, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập. v.v. đã viết, phát biểu hoặc đã ký tên vào các kiến nghị, thư ngỏ, mà gần đây nhất là “Lời kêu gọi thực hiện quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam”. Anh thực sự vui mừng vì đội ngũ của chúng ta ngày càng đông vui, anh và Kim Chi cũng như biết bao người khác đang dấn thân cho cuộc chiến đấu mới vì một nước ViệtNamthật sự “Hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Điều cuối cùng đọng lại ở anh qua bức thư đầu năm nay là hình ảnh của Kim Chi (lúc ấy lấy tên là Hồng Anh), của Tô Lan Phương, Dư An, Trần Mùi, Thế Hải và nhiều diễn viên khác trong Đoàn Văn công Giải phóng hôm đến diễn cho đại hội thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam vào ngày 20/4/1968. Các đại biểu đêm hôm ấy như “hút hồn” vì lời ca, tiếng hát và những vở kịch làm xúc động lòng người. Luật sư Trịnh Đình Thảo, kỹ sư Lâm Văn Tết, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nhà văn Thanh Nghị, giáo sư Lê Văn Giáp, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ… về chỗ nghỉ rồi mà cứ khen mãi. Riêng anh em sinh viên trong Hội đồng Đại diện Sinh viên Sài Gòn và Tổng hội Sinh viên Sài Gòn gồm có Trần Triệu Luật, Trần Quang Long, Trần Thiện Tứ, Lê Quang Lộc và anh tham dự đại hội Liên minh, đêm đó xúc động không ngủ được ngồi nói chuyện với nhau đến gần sáng mới chợp mắt. Lúc ra đi vào mùa xuân 1968, sinh viên có năm đứa nhưng khi về lại Sài Gòn chỉ còn hai. Trần Quang Long, Trần Triệu Luật hy sinh ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (B9) ngày 11/10/1968, Lê Quang Lộc hy sinh ngay tại cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn ngày 15/4/1975. Sau 1975, anh em mình mỗi người một ngả, có anh chị trong Đoàn Văn công Giải phóng sống trong cảnh nghèo khó, anh Thế Hải và nhiều đồng chí khác phải chạy vạy, vận động lo nhà tình nghĩa cho một số anh chị. Kim Chi nghe có đau lòng không? Chúng ta chiến đấu và đã có bao biết bao người đã ngã xuống thế mà ngày nay bạn bè, đồng chí, đồng bào chúng ta gần 45 năm rồi – một thời gian có thừa để cho một đất nước cất cánh – vẫn còn sống cơ cực, mất đất, mất nhà, mất tự do. Trong khi bọn cơ hội, hãnh tiến hoặc quan lại giàu lên từng ngày một cách bất chính lại sống phè phỡn, vô cảm trước nỗi khổ của nhân dân. Ta có thể khoanh tay ngồi yên được không? Thái độ dũng cảm, không hề sợ hãi trước quyền lực của Kim Chi đã trả lời cho câu hỏi này. Không, dứt khoát là không!
Cuối cùng, nhân dịp đầu năm 2013, anh gởi đến Kim Chi và qua Kim Chi gởi đến người bạn đời và hai con của Kim, mà những người thân yêu này đều ủng hộ việc làm của Kim Chi (đó là điều hạnh phúc nhất đời mà không dễ gì có được trong hoàn cảnh bị o ép, bắt bớ hiện nay) lời chúc một năm khỏe, vui, an lành và giữ vững niềm tin về con đường mà chúng ta đã chọn và đang đi. Chúc Kim Chi và gia đình nhận nhiều hơn nữa những bó hoa tươi của những người hâm mộ từ khắp nơi gởi về Hà Nội.
13/01/2013
L.H.Đ.
Anh (cho phép anh xưng hô như ngày nào chúng ta còn ở chiến khu, ở trên R gần 45 năm trước) vừa sửng sốt, vừa xúc động và cảm phục khi đọc thư Kim Chi gởi cho Hội Điện ảnh Việt Nam, từ chối việc báo cáo thành tích để được Thủ tướng khen thưởng với lý do: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm”.
Thú thật với Kim Chi, ở Sài Gòn, một số nhân sĩ trí thức cũng như một số anh chị em trong phong trào sinh viên học sinh trước 1975 làm được một số việc nhưng chưa có ai “cả gan”, đủ dũng khí để phát biểu một cách công khai, minh bạch những điều mà Kim Chi đã làm như trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đã đăng tải. Có những lúc bản thân anh cũng thấy nhụt nhuệ khí, nản lòng trước sự thờ ơ, “khôn vặt” của một số người chỉ hô hào ôn lại cái quá khứ, truyền thống hào hùng mà không dám nhìn vào sự thật và nói rõ sự thật của tình hình đất nước hiện nay.
Tệ hại hơn nữa lại có người lợi dụng để đánh bóng tên tuổi của mình vì mục đích tư lợi. Theo anh, quá khứ và truyền thống hào hùng chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành “bà đỡ”, sức mạnh cho hiện tại, nó làm cho ta có đủ dũng khí và sáng suốt để nhận thức lại những gì do hoàn cảnh lịch sử trước đây chưa cho phép ta thấy một cách đúng đắn. Nhận thức lại và hành động cho một đất nước Việt Nam thật sự “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ phù hợp với dòng chảy của thế giới văn minh hiện nay là tiếng gọi của lương tri, của trách nhiệm công dân của chúng ta. Ôm quá khứ, tôn vinh quá khứ để rồi làm ngơ, im lặng, thậm chí là ngụy biện để cho đỡ xấu hổ, trước cái ác, cái xấu, trước tệ nạn quan liêu tham nhũng, trước tình trạng bất công xã hội, đạo đức xã hội suy đồi, mất dân chủ nghiêm trọng, trước tình hình nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hằng ngày hằng giờ bị tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm phạm, đe dọa, trước cảnh đàn áp, bắt bớ, dùng nhục hình đối với những người yêu nước… là không thể chấp nhận được. Hẳn nhiên, mỗi người có hoàn cảnh, vị trí xã hội khác nhau không thể đòi hỏi ai cũng như ai, nhưng mỗi người chỉ cần một việc nhỏ hoặc ủng hộ bằng sự im lặng đồng tình là như góp gió thành bão cuốn phăng đi mọi trở lực dù bất cứ ở đâu tới, bạo tàn như thế nào.
Chính trong bối cảnh đó mà lá thư của Kim Chi như ngọn lửa ấm áp truyền vào tâm hồn anh trong lúc này, làm anh vững tin hơn con đường mà anh và nhiều đồng đội, bạn bè anh đã chọn lựa.
Tuổi trẻ chúng ta – tuổi trẻ Hà Nội, tuổi trẻ Sài Gòn – Gia Định – rời bỏ trường học, gia đình, nếp sống êm ấm để vượt Trường Sơn, để vào chiến khu, để đấu tranh trong lòng các đô thị và đã có nhiều đồng đội, đồng chí chúng ta đã nằm xuống vĩnh viễn – “Ta đi không kịp ẵm con thơ, không kịp về thăm người vợ chờ” (Tiếng hát người tù, thơ Trần Quang Long, Ủy viên văn nghệ Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, chủ biên tập thơ “Tiếng hát những người đi tới”) – để rồi chúng ta có một xã hội như ngày nay sao? Lý tưởng chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ đã bị phản bội. Ai tự diễn biến và ai phản bội ai? Tình hình thực tế hiện nay đã phơi bày tất cả, không ai có thể dùng bạo lực, trấn áp để lấp liếm, che đậy được. Thế hệ chúng ta và nhiều thế hệ khác, dù miền Bắc hay miền Nam đều sống trong bi kịch: chết trên chiến trường, chết trong tù ngục… để rồi bây giờ chứng kiến cảnh đất nước tụt hậu trở về với “chủ nghĩa tư bản man rợ”, giẫm đạp lên nhau mà sống của thời kỳ mông muội của con người. Nhưng bi kịch không có nghĩa là bi quan, hối tiếc, mà như GS Huệ Chi đã viết trên trang Bauxite Việt Nam cũng về lá thư của Kim Chi gởi Hội Điện Ảnh: “nếu ta đã sống, đã hành động với tất cả niềm tin trong sáng và giữ được đến cuối đời phẩm chất lương thiện của mình, thì sự đổ vỡ của cái hiện thực mà mình từng dâng trọn niềm tin chỉ có ý nghĩa của một bi kịch chứ không bao giờ là hài kịch. Mà đối với bi kịch, phẩm giá con người chỉ càng được tôn lên chứ không bao giờ bị hạ thấp. “Không nghi ngờ gì nữa, bi kịch là một cái gì đó thuộc về CÁI ĐẸP khi nó được/bị chạm đến tận nơi sâu thẳm” (La tragédie, sans doute, est quelque chose de beau quand elle est bien touchée – Molière)”.
Chúng ta sống trong bi kịch và nhận thức rõ bi kịch để xác tín niềm tin của mình về chính nghĩa của cuộc chiến đấu mới không khoan nhượng vì những lý tưởng của thời tuổi trẻ của chúng ta.
Thật ra thái độ quyết liệt, dứt khoát của Kim Chi không phải bột phát mà có từ sự suy nghĩ, ray rứt trong một thời gian dài. Vì anh nhớ, cách đây ba năm, gặp Kim Chi ở Sài Gòn, Kim Chi có đưa anh xem mấy bài thơ Kim Chi mới làm. Những bài thơ làm anh cảm động và vui mừng vì có người cũng suy nghĩ, cũng ray rứt như mình trước tình hình hiện nay của đất nước. Nhiều nhà thơ, nhà văn như Nguyễn Duy, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Minh Quốc, Lại Nguyên Ân, Lữ Phương, Phạm Đình Trọng, Bùi Chí Vinh, Nguyễn Quốc Thái, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Khắc Vỹ, Võ Thị Hảo, Thùy Linh, Ngô Minh, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Đắc Xuân, Võ Quê, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Quang Lập. v.v. đã viết, phát biểu hoặc đã ký tên vào các kiến nghị, thư ngỏ, mà gần đây nhất là “Lời kêu gọi thực hiện quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam”. Anh thực sự vui mừng vì đội ngũ của chúng ta ngày càng đông vui, anh và Kim Chi cũng như biết bao người khác đang dấn thân cho cuộc chiến đấu mới vì một nước ViệtNamthật sự “Hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Điều cuối cùng đọng lại ở anh qua bức thư đầu năm nay là hình ảnh của Kim Chi (lúc ấy lấy tên là Hồng Anh), của Tô Lan Phương, Dư An, Trần Mùi, Thế Hải và nhiều diễn viên khác trong Đoàn Văn công Giải phóng hôm đến diễn cho đại hội thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam vào ngày 20/4/1968. Các đại biểu đêm hôm ấy như “hút hồn” vì lời ca, tiếng hát và những vở kịch làm xúc động lòng người. Luật sư Trịnh Đình Thảo, kỹ sư Lâm Văn Tết, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nhà văn Thanh Nghị, giáo sư Lê Văn Giáp, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ… về chỗ nghỉ rồi mà cứ khen mãi. Riêng anh em sinh viên trong Hội đồng Đại diện Sinh viên Sài Gòn và Tổng hội Sinh viên Sài Gòn gồm có Trần Triệu Luật, Trần Quang Long, Trần Thiện Tứ, Lê Quang Lộc và anh tham dự đại hội Liên minh, đêm đó xúc động không ngủ được ngồi nói chuyện với nhau đến gần sáng mới chợp mắt. Lúc ra đi vào mùa xuân 1968, sinh viên có năm đứa nhưng khi về lại Sài Gòn chỉ còn hai. Trần Quang Long, Trần Triệu Luật hy sinh ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (B9) ngày 11/10/1968, Lê Quang Lộc hy sinh ngay tại cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn ngày 15/4/1975. Sau 1975, anh em mình mỗi người một ngả, có anh chị trong Đoàn Văn công Giải phóng sống trong cảnh nghèo khó, anh Thế Hải và nhiều đồng chí khác phải chạy vạy, vận động lo nhà tình nghĩa cho một số anh chị. Kim Chi nghe có đau lòng không? Chúng ta chiến đấu và đã có bao biết bao người đã ngã xuống thế mà ngày nay bạn bè, đồng chí, đồng bào chúng ta gần 45 năm rồi – một thời gian có thừa để cho một đất nước cất cánh – vẫn còn sống cơ cực, mất đất, mất nhà, mất tự do. Trong khi bọn cơ hội, hãnh tiến hoặc quan lại giàu lên từng ngày một cách bất chính lại sống phè phỡn, vô cảm trước nỗi khổ của nhân dân. Ta có thể khoanh tay ngồi yên được không? Thái độ dũng cảm, không hề sợ hãi trước quyền lực của Kim Chi đã trả lời cho câu hỏi này. Không, dứt khoát là không!
Cuối cùng, nhân dịp đầu năm 2013, anh gởi đến Kim Chi và qua Kim Chi gởi đến người bạn đời và hai con của Kim, mà những người thân yêu này đều ủng hộ việc làm của Kim Chi (đó là điều hạnh phúc nhất đời mà không dễ gì có được trong hoàn cảnh bị o ép, bắt bớ hiện nay) lời chúc một năm khỏe, vui, an lành và giữ vững niềm tin về con đường mà chúng ta đã chọn và đang đi. Chúc Kim Chi và gia đình nhận nhiều hơn nữa những bó hoa tươi của những người hâm mộ từ khắp nơi gởi về Hà Nội.
13/01/2013
L.H.Đ.
- Giới điện ảnh nói về bà Kim Chi
Nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ khen thưởng vì 'không muốn trong nhà có chữ ký của thủ tướng'
Việc diễn viên, nghệ sỹ Kim Chi từ chối làm hồ sơ xét khen thưởng của thủ tướng gây ra phản ứng nhiều chiều trong giới điện ảnh Việt Nam.
Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với nghệ sỹ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo, nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.
Các bài liên quan
'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng'
Phan Huyền Thư nói về nghệ sỹ Kim ChiNghe06:26
Nghệ sỹ Kim Chi 'thiếu nguyên tắc'Nghe03:52
Tuy nhiên, bản thân Phan Huyền Thư cũng từng từ chối nhận giải thưởng của nhà nước, vì “không dám nhận, chưa thấy mình xứng đáng với giải thưởng đó”, và nhận xét cách trao giải còn cứng nhắc, cơ chế khen thưởng còn theo kiểu “xin-cho”, “trịnh thượng”.
Trong khi đó, bà Nguyễn thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, việc nghệ sỹ Kim Chi phát biểu trên mạng như vậy là “thiếu nguyên tắc”, còn đó là ý kiến riêng của nghệ sỹ, “chị ấy muốn nói gì chả được”.
Còn đạo diễn Lê Hoàng cho biết không theo dõi sự việc trên, vì “chỉ đọc báo chính thống trong nước, không đọc báo mạng bên ngoài,” tuy nhiên, “xưa nay cũng đã có nhiều nghệ sỹ từ chối chứ chẳng phải riêng gì cô Kim Chi, và mỗi người có một lý do của mình”.
“Có người từ chối vì không bằng lòng với cách xét, có người từ chối vì cảm thấy mình không xứng đáng, có người cũng từ chối vì cho rằng mình phải dành cơ hội này cho những người khác.”
‘Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường’
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Đại diện của Hội Điện ảnh Việt Nam cho BBC biết “không hài lòng lắm khi công việc chưa đâu vào đâu”.
“Tôi thấy như thế là không ổn,” theo bà Hồng Ngát, “việc nội bộ mà chứ đã trình đâu mà lại bảo là không thích của thủ tướng”.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nói đã đọc đơn của bà Kim Chi, nhưng về “nguyên tắc thì như thế là không đúng lắm”, vì đơn gửi cho Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết, “chứ Hội chưa có ý kiến gì mà đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”.
“Tôi chả hiểu là nhân cái đơn này thì để làm cái gì, chỉ vì một việc rất nhỏ thế này mà nói một vấn đề rất là lớn.”
Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam giải thích, việc xét thưởng đang nằm ở giai đoạn hoàn thành hồ sơ, chưa trình lên thủ tướng, và nghệ sỹ Kim Chi nằm trong danh sách 50 hồ sơ được Ban chấp hành Hội Điện ảnh xét duyệt trong đợt này.
“Hội mới thấy là có nhiều quá mà tồn lại từ những khóa trước thì trong đợt này Hội mới xem xét để có thể trình lên xin,” bà Hồng Ngát nói, “những người giỏi thì người ta được huân chương độc lập hay là huân chương hạng nhất từ lâu rồi.”
“Đây là những người cũng vừa phải thôi thì Ban chấp hành nghĩ là xin bằng khen hay là huân chương lao động hạng ba gì đấy.”
Khen thưởng kiểu ‘xin-cho’
"Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống, thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng"
Đạo diễn phim tài liệu Phan Huyền Thư
Trong khi đó, đạo diễn Phan Huyền Thư cho rằng, “cách mà chúng ta công nhận nhau hay là chúng ta khen thưởng, chúng ta động viên nhau đôi khi bị mang tính chất cơ chế và cứng nhắc”.
Khi bàn về việc nghệ sỹ phải làm hồ sơ xin và chờ Nhà nước xét duyệt khen thưởng có còn phù hợp với xã hội hiện đại, nữ đạo diễn phim tài liệu nói, “tôi không thể nào ép buộc Nhà nước phải đưa ra cơ chế, chính sách không tương đương với tất cả những thể chế mà họ đang thực thi trên đất nước của mình, tuy nhiên, phù hợp hay không thuộc về trách nhiệm của những người lập pháp và hành pháp và những quy định quy chế”.
“Tôi thấy là mọi sự tuyên dương, khen thưởng, động viên với nhau trong mọi thời đại thì đều cần thiết.
“...Làm thế nào để phù hợp thì thực sự là khó. Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống, thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng,” Phan Huyền Thư nói.
Từ Sài Gòn, đạo diễn Lê Hoàng trả lời, “định nghĩa thế nào là xã hội hiện đại? Xã hội hiện đại ở Việt Nam thì nó khác với xã hội hiện đại của Anh và nó khác với xã hội hiện đại của Mỹ.
“...Nó còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà nghệ sỹ đó sống.”
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cụ thể trường hợp của xã hội Việt Nam, ông nói cách khen thưởng đó “vẫn còn phù hợp”.
Nhưng với Phan Huyền Thư, cách thể hiện và tôn vinh phù hợp là khi đối tượng công nhận nghệ sỹ là khán giả, công chúng, là xã hội, còn về phía các nhà quản lý mà “muốn tôn vinh người ta thì phải chủ động”.
“Nên chủ động khen thưởng, tôn vinh nhau là điều sang trọng và rất nhân văn.”
‘Muốn thì mới khó’
Trong lá thư gửi Hội Điện ảnh, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi viết, “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“...Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự.”
Trong khi đó đại diện Hội Điện ảnh, bà Hồng Ngát nói sẽ mời nghệ sỹ Kim Chi lên để hỏi xem “tình hình ra sao".
“Muốn thì mới khó chứ không muốn thì dễ không. Người từ chối thì thoải mái chứ sao đâu, chúng tôi cũng vất vả lắm. Không xét thì người này thắc mắc người kia thắc mắc, xét thì người muốn người không muốn như chị Kim Chi,” bà Hồng Ngát nói.
- Khen người sống không nhận, thì chúc người chết cái xem có phản đối được không nào? (Phương Bích).
"Được Thủ tướng khen mà thấy bị xúc phạm là còn may, còn được Thủ tướng chúc mừng năm mới thì hãi lắm. Chuyện như thế này: Văn phòng khoa Văn học nhận được thiệp chúc mừng năm mới của Thủ tướng gửi GS Phan Cự Đệ. Tất cả cuống lên vì cụ Đệ chết đã hơn 5 tháng rồi, mới làm bách nhật tháng trước. Thống nhất mở ra xem sao thì thấy trong thiệp ghi rõ là chúc GS mạnh khỏe,công tác tốt, đóng góp nhiều cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước. Anh em đành thắp nén hương rồi hóa vàng cái thiệp í gửi xuống âm ti vậy"
Dân tình cười muốn té ghế. có thơ rằng:
Khá khen thủ tướng anh minh
Luôn luôn theo sát dân tình chăm nom
Ông Phan Cự Đệ vào hòm
Đã hơn năm tháng mà còn động viên!
Người khác lại bảo: “Một cú gỡ lại thể diện cao tay ấn, khen người sống không nhận thì chúc người chết xem có phản đối được không nào? Nói đến đây có người bảo, không phải, cụ Đệ mất vài năm trước rồi. Chắc đây là tin cũ.
Ờ thì là tin cũ. Mà cũng có thể thủ tướng bị hố quả chúc người chết rồi, nay sửa lại khen người sống cái thì sao? Ai mà ngờ được lại bị từ chối
-thêm màn tấu hài, vội vã gắn huy hiệu 65 tuổi đảng cho Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tận giường bệnh trước khi ông lìa đời đúng một ngày.
- Đề xuất quy định người dân trực tiếp bầu Thủ tướng (DT).
- Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, tôi kính phục chị! (Nguyễn Văn Thiện).
Hà Nội lập nhóm 'chuyên gia bút chiến'
-'Từ chối lời khen của Thủ tướng'
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012
Đã ký
Nguyễn Thị Kim Chi
Ha Noi 28 December, 2012
- “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” (Dân Luận).
Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, hai con bài chủ dành để hạ bệ đồng chí X? (Kami's Blog 8-1-13) -- Đừng quên bài này mà viet-studies đăng đã lâu: Bí thư xử thiếu tướng: Ðòn độc của Nguyễn Bá Thanh (NV 1-10-11)◄
Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ có thể làm gì?! (DL 8-1-13) ◄
Làm sao thủ tướng trả được món nợ của nhân dân? (Blog HNC 7-1-13)
Ý kiến ngược về casino, sân golf của Nguyễn Bá Thanh (KT 8-1-13)
Hỏi nhưng không được trả lời! Xử lý việc lợi dụng lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng (LĐ 8-1-13) -- Ha Ha Ha!!! Nếu trả lời thì phải trả lời cách Đảng muốn: Đảm bảo sự chỉ đạo của Đảng trong góp ý dự thảo Hiến pháp (LĐ 8-1-13)
Chuyên gia: "Bộ ngành đang tính quẩn" (TBKTSG 8-1-13) -- P/v chuyên gia Phạm Chi Lan
Doanh nghiệp quân đội lương ’khủng’ ngang Viettel (ĐV 8-1-13)
Tội "chống chánh phủ": Lĩnh án 3 năm 6 tháng tù vì tuyên truyền chống Nhà nước (SGGP 8-1-13)
Ban Tuyên Giáo Đảng sẽ bị phạt hàng nghìn tỷ đồng? Quảng cáo sai sự thật - phạt tới 50 triệu đồng (PetroTimes 8-1-13)
Tín đáng lẽ nên đăng vào ngày 1 tháng 4: 'Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém' (VnEx 8-1-13) Hà Nội chỉ có 1 người chạy chức!? (PetroTimes 8-1-13)
Bỏ hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo (VNN 8-1-13)
Gắn tem hàng hiệu cho 6 triệu con gà: Khó nên gắn vào... lồng (DV 8-1-13)
Cộng đồng Hàn tại Hà Nội: Nhập gia nhưng chưa tùy tục? (TVN 8-1-13)
Những vụ cảnh sát dùng nhục hình gây bức xúc dư luận (NĐT 8-1-13) -- "Nhục hình"! Phải đưa chữ này vào Từ Điển tắp lự!
Về Lê Đức Thọ: Nhà ngoại giao xuất sắc (CAND 7-1-13) ◄ (Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức (hình như là cuốn II) có nhiều thông tin ít người biết về nhân vật này!)
Bên trong tổ tò vò có những cây gì, con gì?
BA SÀM
Hết tung lưới đến ném bùi nhùi bắt xe phạm luật giao thông
Người Việt
THANH HÓA (NV) - Hết 'chiêu' tung lưới bắt người lái xe gắn máy vi phạm luật giao thông, công an tỉnh Thanh Hóa nay tung chiêu độc hơn: Ném bùi nhùi lưới vào bánh sau khiến xe... hết đường chạy.
Điểm báo ngày 9.1.2013Thanh Niên
Công an Thanh Hóa: Tăng cường "quăng lưới bắt xe"VNMedia
Chống quái xế đua xe trái phép: Vỏ quýt dày và móng tay nhọnDân Trí
Trầm Hương và Đêm Sài Gòn không ngủ (SGGP 6-1-13)
Nói tục và ngây ngô thi Hoa hậu (NĐT 8-1-13)
Thanh Tâm Tuyền Tôi đi tìm tiếng nói (TS 7-1-13) -- Đỗ Lai Thúy
Sinh viên ngoại quốc ít sang Anh: Visa changes mean foreign students turn their back on 'unfriendly' Britain (Guardian 7-1-13)
Đạo diễn Phan Huyền Thư nói có thể hiểu và đồng cảm được với nghệ sỹ Kim Chi dưới góc độ của người làm nghệ thuật, tuy nhiên nếu không khéo, nó lại hướng câu chuyện theo cách “cá nhân với cá nhân”.
Các bài liên quan
'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng'
Phan Huyền Thư nói về nghệ sỹ Kim ChiNghe06:26
Nghệ sỹ Kim Chi 'thiếu nguyên tắc'Nghe03:52
Tuy nhiên, bản thân Phan Huyền Thư cũng từng từ chối nhận giải thưởng của nhà nước, vì “không dám nhận, chưa thấy mình xứng đáng với giải thưởng đó”, và nhận xét cách trao giải còn cứng nhắc, cơ chế khen thưởng còn theo kiểu “xin-cho”, “trịnh thượng”.
Trong khi đó, bà Nguyễn thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, việc nghệ sỹ Kim Chi phát biểu trên mạng như vậy là “thiếu nguyên tắc”, còn đó là ý kiến riêng của nghệ sỹ, “chị ấy muốn nói gì chả được”.
Còn đạo diễn Lê Hoàng cho biết không theo dõi sự việc trên, vì “chỉ đọc báo chính thống trong nước, không đọc báo mạng bên ngoài,” tuy nhiên, “xưa nay cũng đã có nhiều nghệ sỹ từ chối chứ chẳng phải riêng gì cô Kim Chi, và mỗi người có một lý do của mình”.
“Có người từ chối vì không bằng lòng với cách xét, có người từ chối vì cảm thấy mình không xứng đáng, có người cũng từ chối vì cho rằng mình phải dành cơ hội này cho những người khác.”
‘Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường’
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Đại diện của Hội Điện ảnh Việt Nam cho BBC biết “không hài lòng lắm khi công việc chưa đâu vào đâu”.
“Tôi thấy như thế là không ổn,” theo bà Hồng Ngát, “việc nội bộ mà chứ đã trình đâu mà lại bảo là không thích của thủ tướng”.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát nói đã đọc đơn của bà Kim Chi, nhưng về “nguyên tắc thì như thế là không đúng lắm”, vì đơn gửi cho Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết, “chứ Hội chưa có ý kiến gì mà đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”.
“Tôi chả hiểu là nhân cái đơn này thì để làm cái gì, chỉ vì một việc rất nhỏ thế này mà nói một vấn đề rất là lớn.”
Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam giải thích, việc xét thưởng đang nằm ở giai đoạn hoàn thành hồ sơ, chưa trình lên thủ tướng, và nghệ sỹ Kim Chi nằm trong danh sách 50 hồ sơ được Ban chấp hành Hội Điện ảnh xét duyệt trong đợt này.
“Hội mới thấy là có nhiều quá mà tồn lại từ những khóa trước thì trong đợt này Hội mới xem xét để có thể trình lên xin,” bà Hồng Ngát nói, “những người giỏi thì người ta được huân chương độc lập hay là huân chương hạng nhất từ lâu rồi.”
“Đây là những người cũng vừa phải thôi thì Ban chấp hành nghĩ là xin bằng khen hay là huân chương lao động hạng ba gì đấy.”
Khen thưởng kiểu ‘xin-cho’
"Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống, thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng"
Đạo diễn phim tài liệu Phan Huyền Thư
Trong khi đó, đạo diễn Phan Huyền Thư cho rằng, “cách mà chúng ta công nhận nhau hay là chúng ta khen thưởng, chúng ta động viên nhau đôi khi bị mang tính chất cơ chế và cứng nhắc”.
Khi bàn về việc nghệ sỹ phải làm hồ sơ xin và chờ Nhà nước xét duyệt khen thưởng có còn phù hợp với xã hội hiện đại, nữ đạo diễn phim tài liệu nói, “tôi không thể nào ép buộc Nhà nước phải đưa ra cơ chế, chính sách không tương đương với tất cả những thể chế mà họ đang thực thi trên đất nước của mình, tuy nhiên, phù hợp hay không thuộc về trách nhiệm của những người lập pháp và hành pháp và những quy định quy chế”.
“Tôi thấy là mọi sự tuyên dương, khen thưởng, động viên với nhau trong mọi thời đại thì đều cần thiết.
“...Làm thế nào để phù hợp thì thực sự là khó. Có thể cái cách, hình thức thể hiện ra bên ngoài để xã hội nhìn vào hiện nay nó đang ở cơ chế xin-cho hoặc là ở trên xét xuống, thì nó khiến cho bản chất của việc rất tốt đẹp là tôn vinh và công nhận nhau tự nhiên lại mang chiều hướng hơi bị trịch thượng,” Phan Huyền Thư nói.
Từ Sài Gòn, đạo diễn Lê Hoàng trả lời, “định nghĩa thế nào là xã hội hiện đại? Xã hội hiện đại ở Việt Nam thì nó khác với xã hội hiện đại của Anh và nó khác với xã hội hiện đại của Mỹ.
“...Nó còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia mà nghệ sỹ đó sống.”
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cụ thể trường hợp của xã hội Việt Nam, ông nói cách khen thưởng đó “vẫn còn phù hợp”.
Nhưng với Phan Huyền Thư, cách thể hiện và tôn vinh phù hợp là khi đối tượng công nhận nghệ sỹ là khán giả, công chúng, là xã hội, còn về phía các nhà quản lý mà “muốn tôn vinh người ta thì phải chủ động”.
“Nên chủ động khen thưởng, tôn vinh nhau là điều sang trọng và rất nhân văn.”
‘Muốn thì mới khó’
Trong lá thư gửi Hội Điện ảnh, nghệ sỹ ưu tú Kim Chi viết, “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“...Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự.”
Trong khi đó đại diện Hội Điện ảnh, bà Hồng Ngát nói sẽ mời nghệ sỹ Kim Chi lên để hỏi xem “tình hình ra sao".
“Muốn thì mới khó chứ không muốn thì dễ không. Người từ chối thì thoải mái chứ sao đâu, chúng tôi cũng vất vả lắm. Không xét thì người này thắc mắc người kia thắc mắc, xét thì người muốn người không muốn như chị Kim Chi,” bà Hồng Ngát nói.
- Khen người sống không nhận, thì chúc người chết cái xem có phản đối được không nào? (Phương Bích).
"Được Thủ tướng khen mà thấy bị xúc phạm là còn may, còn được Thủ tướng chúc mừng năm mới thì hãi lắm. Chuyện như thế này: Văn phòng khoa Văn học nhận được thiệp chúc mừng năm mới của Thủ tướng gửi GS Phan Cự Đệ. Tất cả cuống lên vì cụ Đệ chết đã hơn 5 tháng rồi, mới làm bách nhật tháng trước. Thống nhất mở ra xem sao thì thấy trong thiệp ghi rõ là chúc GS mạnh khỏe,công tác tốt, đóng góp nhiều cho sự nghiệp cách mạng, cho đất nước. Anh em đành thắp nén hương rồi hóa vàng cái thiệp í gửi xuống âm ti vậy"
Dân tình cười muốn té ghế. có thơ rằng:
Khá khen thủ tướng anh minh
Luôn luôn theo sát dân tình chăm nom
Ông Phan Cự Đệ vào hòm
Đã hơn năm tháng mà còn động viên!
Người khác lại bảo: “Một cú gỡ lại thể diện cao tay ấn, khen người sống không nhận thì chúc người chết xem có phản đối được không nào? Nói đến đây có người bảo, không phải, cụ Đệ mất vài năm trước rồi. Chắc đây là tin cũ.
Ờ thì là tin cũ. Mà cũng có thể thủ tướng bị hố quả chúc người chết rồi, nay sửa lại khen người sống cái thì sao? Ai mà ngờ được lại bị từ chối
-thêm màn tấu hài, vội vã gắn huy hiệu 65 tuổi đảng cho Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tận giường bệnh trước khi ông lìa đời đúng một ngày.
- Đề xuất quy định người dân trực tiếp bầu Thủ tướng (DT).
- Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, tôi kính phục chị! (Nguyễn Văn Thiện).
Hà Nội lập nhóm 'chuyên gia bút chiến'
-'Từ chối lời khen của Thủ tướng'
-“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” (Dân Luận). Nguyễn Thị Kim Chi
Một chú gọi điện:
- Mày đi biểu tình bị bọn công an bắt hả? Đúng là con nhà nòi.
- Hì hì... sao chú biết?
- Chiều lên nhà ăn cơm rồi nói chuyện, cô đãi mày món đặc sản Biển Hồ Cambodia.
Mình rủ thêm mấy bạn trẻ đi cùng, vừa bấm chuông thấy ông chú chạy ra:
- Bọn nó cũng tử tế đấy chứ, thả mày ra sớm thế.
- Có gì đâu chú gặp nhau nói chuyện tâm tình thôi mà, mọi người thấy bị xốc lên xe nên tưởng nhầm là bị bắt thôi.
Hóa ra hai cô chú đi chơi Angkor mới về nghe người bạn trong Sài Gòn báo tin mới biết.
Mình hỏi cô (là một diễn viên điện ảnh khóa 1):
- Bộ phim cô làm xong chưa?
- Xong rồi cháu, đã công chiếu. Cô còn được giải nữa đấy.
Ông chú xen vào:
- Cục điện ảnh đề nghị Thủ tướng khen thưởng nữa đấy, em đưa cho cháu xem lá thư trả lời của em đi.
Mình xem lá thư của cô, ngoài việc cám ơn bạn bè và từ chối nhận khen thưởng cô viết:
"Tôi không muốn trong nhà tôi có giấy khen, với chữ ký của một kẻ làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Đối với tôi đó là một sự xúc phạm...."
Cô bạn đi cùng vội nói:
- Cô cho cháu lá thư này được không, cháu có thể đăng lên facebook chứ? Và cháu muốn photo cho mấy đứa ở cơ quan đọc.
- Được chứ, với điều kiện phải đăng nguyên văn không cắt xén.
Thế mới là nghệ sỹ chứ.
Ngô Nhật Đăng
____________________________________________________
Kính Gửi Hội Điện Ảnh Việt Nam
Tôi có trao đổi với chị Hoàng Anh qua điện thoại về công văn của Hội gửi cho tôi yêu cầu báo cáo thành tích để được thủ tướng khen thưởng. Tôi thấy nói qua điện thoại không đầy đủ ý và có thể gây ra sự hiểu nhầm, nên tôi viết thư này gửi đến Hội. Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn Hội về sự quan tâm của Hội dành cho tôi, nhưng tôi xin được từ chối, lý do:
Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
Nếu như Hội Điện Ảnh Việt Nam khen tôi và có chữ ký của anh Xuân Hải, chị Hồng Ngát, chị Cẩm Thúy... thì tôi cũng đã thấy vui và hạnh phúc lắm rồi - Tôi nói thật tình từ tấm lòng tôi. Tuy các anh, các chị không có quyền cao chức trọng gì, nhưng là đồng nghiệp thân thương của tôi. Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự!
Mặc dù tôi từ chối làm hồ sơ thủ tướng khen, nhưng tôi đầy lòng biết ơn Hội Điện Ảnh Việt Nam đã luôn quan tâm tới đời sống tinh thần của tôi:
- Đã ủng hộ tôi để được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
- Đã cho tôi tham dự trại viết Điện Ảnh năm 2011
- Đã bình xét tôi được là cá nhân xuất sắc năm 2011
Hội viên Hội Điện Ảnh có hàng chục ngàn người trong cả nước. Tôi nghĩ mình được quan tâm như thế cũng đã nhiều và tôi thấy vui.
Xin gửi tới các anh chị lời chúc đầu năm mới nhiều sức khỏe và thành đạt
___________________________________________________
Phiên bản tiếng Anh do BBT Dân Luận chuyển ngữ
My uncle call:
- You attended to demonstrate, and you’re arrested by police, weren’t you? That’s like father like son.
- He he… Why you know?
- Let come to see me at home. We have a diner and talk together later. Your auntie will serve the special course of Great Lake Cambodia.
I ask some of my young friends go with me. We have just rung the bell, my uncle open the house so quick:
- Wow! So nice are the polices! They have freed you so early.
- Nothing, Uncle. We just shared our feelings together. People saw we have to be pushed onto the bus, so they suggested we were detained.
My uncle and aunt have just come back home, after travelling Angkor. Their friends live in Sai Gon City let them know, so they understand what’s up.
I ask my aunt, (she was the actress who attended to and graduated the first training course of Vietnamese Film)
- How about your film. Does it finish?
- Well done. I also received the award.
Uncle cuts in with his sentence:
- Her film was also nominated to the prime minister’s award. Honey, let them see your letter.
I read my aunt’s letter. Including her overwhelming with gratitude to her colleagues and her refuse the prime minister’s award, she wrote:
- “I do not want in my house that must display the man’s signature who pushed our country to go down a miserable situation, and make our people have to be suffered by poor. In my own opinion, this problem hurts my feelings and make me have to be ashamed.”
My female friend - the lady accompanies with me - says hurrily:
- Can I borrow yours? May I post in my Facebook, auntie? And I would like to photo yours let my co-workers see, wouldn’t I?
- Of course, why not? But you should copy exactly my original letter, NO “censor” or “cut.”
(I think) She is worthy of her elite actress!
How worthy the elite actress!
NGO NHAT DANG
Dear Vietnamese Film Association,
I called and shared my thoughts to lady Hoang Anh about the official letter that Vietnamese Film Association asked me to report my achievements, and then I would be rewarded by the prime minister. I think it is not clear or uncompleted, or it may cause misunderstanding when we discussed by phone, so I write this letter. First of all I would like to thank what Vietnamese Film Association inspired me. But I would like to refuse for this reason:
I do not want in my house that must display the man’s signature who pushed our country to go down a miserable situation, and make our people have to be suffered by poor. In my own opinion, this problem hurts my feelings and make me have to be ashamed.
If Vietnamese Film Association give me the award and it includes Mr. Xuan Hai’s signature, and Ms Hong Ngat’s, Ms Cam Thuy’s… That’s enough let me be self-respect and so happy. Even though your are not senior officers, but your are my precious colleagues. I am so proud to receive my colleagues’ commends because all of you are both talent and virtue.
Although I refuse the prime minister’s award, but I am really overwhelmed with gratitude Vietnamese Film Association for The Asscociation always pay attention to my spiritual life, such as:
- I was supported to received the elite artist.
- I was supported to attend to Written Film Camp in 2011.
- I was chosen the oustanding and prominent artist in 2011.
There are thousands of members in Vietnamese Film Association in our country. I think what I received were a lot, and I am happy.
I send my Regards and my Best Wishes to You with Peace, Happiness, Success For The New Year 2013
- “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân” (Dân Luận).
Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, hai con bài chủ dành để hạ bệ đồng chí X? (Kami's Blog 8-1-13) -- Đừng quên bài này mà viet-studies đăng đã lâu: Bí thư xử thiếu tướng: Ðòn độc của Nguyễn Bá Thanh (NV 1-10-11)◄
Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ có thể làm gì?! (DL 8-1-13) ◄
Làm sao thủ tướng trả được món nợ của nhân dân? (Blog HNC 7-1-13)
Ý kiến ngược về casino, sân golf của Nguyễn Bá Thanh (KT 8-1-13)
Hỏi nhưng không được trả lời! Xử lý việc lợi dụng lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng (LĐ 8-1-13) -- Ha Ha Ha!!! Nếu trả lời thì phải trả lời cách Đảng muốn: Đảm bảo sự chỉ đạo của Đảng trong góp ý dự thảo Hiến pháp (LĐ 8-1-13)
Chuyên gia: "Bộ ngành đang tính quẩn" (TBKTSG 8-1-13) -- P/v chuyên gia Phạm Chi Lan
Doanh nghiệp quân đội lương ’khủng’ ngang Viettel (ĐV 8-1-13)
Tội "chống chánh phủ": Lĩnh án 3 năm 6 tháng tù vì tuyên truyền chống Nhà nước (SGGP 8-1-13)
Ban Tuyên Giáo Đảng sẽ bị phạt hàng nghìn tỷ đồng? Quảng cáo sai sự thật - phạt tới 50 triệu đồng (PetroTimes 8-1-13)
Tín đáng lẽ nên đăng vào ngày 1 tháng 4: 'Không lãnh đạo Hà Nội nào bị đánh giá yếu kém' (VnEx 8-1-13) Hà Nội chỉ có 1 người chạy chức!? (PetroTimes 8-1-13)
Bỏ hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo (VNN 8-1-13)
Gắn tem hàng hiệu cho 6 triệu con gà: Khó nên gắn vào... lồng (DV 8-1-13)
Cộng đồng Hàn tại Hà Nội: Nhập gia nhưng chưa tùy tục? (TVN 8-1-13)
Những vụ cảnh sát dùng nhục hình gây bức xúc dư luận (NĐT 8-1-13) -- "Nhục hình"! Phải đưa chữ này vào Từ Điển tắp lự!
Về Lê Đức Thọ: Nhà ngoại giao xuất sắc (CAND 7-1-13) ◄ (Cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức (hình như là cuốn II) có nhiều thông tin ít người biết về nhân vật này!)
- Công an đâu rồi? (TN). - Nguyễn Hưng Quốc trăn trở với hiện tình đất nước (RFA).
- Về đám tang TƯỚNG TRẦN ĐỘ (Bùi Văn Bồng).
- Tưởng nhớ Nguyễn Chí Thiện nhân giỗ 100 ngày (Bùi Văn Phú).
- Câu đố (Nguyễn Tường Thụy).
- TIÊU DAO BẢO CỰ VÀ HẠ ĐÌNH NGUYÊN NÓI VỀ PHONG TRÀO SVHS TRANH ĐẤU (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Vũ Quốc Ngữ: Phản động hay tiến bộ? (Nguyễn Tường Thụy). – PGS-TS VŨ VĂN PHÚC NHẮM MẮT VIẾT BỪA, PHẢN ĐỘNG HƠN CẢ PHẢN ĐỘNG (TCCS/ Phạm Viết Đào).
- Vụ Đoàn Văn Vươn ‘sẽ không có công lý’? (BBC). – Như ‘cái tự do’ (DLB). – Lê Diễn Đức: Đừng vì sợ hãi mà im lặng trước cảnh tiền và máu đang vùi dập công lý! (RFA’s blog).
- Về đám tang TƯỚNG TRẦN ĐỘ (Bùi Văn Bồng).
- Tưởng nhớ Nguyễn Chí Thiện nhân giỗ 100 ngày (Bùi Văn Phú).
- Câu đố (Nguyễn Tường Thụy).
- TIÊU DAO BẢO CỰ VÀ HẠ ĐÌNH NGUYÊN NÓI VỀ PHONG TRÀO SVHS TRANH ĐẤU (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Vũ Quốc Ngữ: Phản động hay tiến bộ? (Nguyễn Tường Thụy). – PGS-TS VŨ VĂN PHÚC NHẮM MẮT VIẾT BỪA, PHẢN ĐỘNG HƠN CẢ PHẢN ĐỘNG (TCCS/ Phạm Viết Đào).
- Vụ Đoàn Văn Vươn ‘sẽ không có công lý’? (BBC). – Như ‘cái tự do’ (DLB). – Lê Diễn Đức: Đừng vì sợ hãi mà im lặng trước cảnh tiền và máu đang vùi dập công lý! (RFA’s blog).
Bên trong tổ tò vò có những cây gì, con gì?
BA SÀM
Hết tung lưới đến ném bùi nhùi bắt xe phạm luật giao thông
Người Việt
THANH HÓA (NV) - Hết 'chiêu' tung lưới bắt người lái xe gắn máy vi phạm luật giao thông, công an tỉnh Thanh Hóa nay tung chiêu độc hơn: Ném bùi nhùi lưới vào bánh sau khiến xe... hết đường chạy.
Điểm báo ngày 9.1.2013Thanh Niên
Công an Thanh Hóa: Tăng cường "quăng lưới bắt xe"VNMedia
Chống quái xế đua xe trái phép: Vỏ quýt dày và móng tay nhọnDân Trí
Trầm Hương và Đêm Sài Gòn không ngủ (SGGP 6-1-13)
Nói tục và ngây ngô thi Hoa hậu (NĐT 8-1-13)
Thanh Tâm Tuyền Tôi đi tìm tiếng nói (TS 7-1-13) -- Đỗ Lai Thúy
Sinh viên ngoại quốc ít sang Anh: Visa changes mean foreign students turn their back on 'unfriendly' Britain (Guardian 7-1-13)