Ngày 14/1, hàng chục chủ nợ mang xe tải, rồi lập hàng rào chắn xung quanh Nhà máy Cồn Ethanol Đại Tân (xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quãng Nam) của Công ty cổ phần Đồng Xanh để gây áp lực buộc công ty này trả nợ cho họ.
Anh Lê Văn Tường (trú xã Đại Tân) cho biết, nhà máy đã dừng hoạt động từ tháng 6 đến nay, còn hàng trăm tấn cồn thành phẩm của nhà máy cũng đã bị Ngân hàng Techcombank tịch thu trừ nợ hết. Trong khi tiền nợ của tôi là 1,6 tỷ đồng mua nguyên liệu của tôi thì công ty không đả động gì cả.
“Hiện nhà máy này chỉ còn 1.500 m3 cồn thành phẩm là có giá trị. Chúng tôi phải chặn cổng nhà máy để giữ số cồn còn lại này để yêu cầu trả nợ cho dân chúng tôi”- anh Tường bức xúc.
Bà Phạm Thị Ngọc Thanh - Giám đốc Công ty Vinh Hiển (Kon Tum) cũng cho biết: Nhà máy này nợ tôi 6 tỷ tiền mua sắn từ tháng 2/2012 đến nay. Gần 1 tháng nay tôi chạy qua lại giữa trụ sở Công ty cổ phần Đồng Xanh (Đà Nẵng) và Nhà máy Cồn Đại Tân (Quảng Nam) cả trăm lần nhưng không có kết quả gì hết.
Trước đó, hàng chục người dân được Công ty cổ phần Đồng Xanh hứa sẽ bàn bạc trả nợ trong ngày 8/1. Nhưng đến ngày 14/1, họ vẫn chưa nhận được câu trả lời nào từ phía công ty. Vì vậy biết xe chở ông Lưu Quang Thái-Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đồng Xanh đi từ nhà máy ra, lập tức người dân đã bao vây.
Ông Lưu Quang Thái bị người dân ép ra khỏi xe
Nhưng, ông Thái chỉ nói: “Tôi bó tay rồi, tôi hết cách rồi. Giờ bà con phải đợi quyết định từ Ngân hàng Techcombank và từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam mà thôi. Bà con lên tỉnh mà kêu cứu”. Nghe thế, người dân càng vây chặt vị lãnh đạo này và họ chỉ đồng ý để ông này thoát thân khi có công an xuất hiện.
Ông Thái cho biết, ban lãnh đạo công ty đã đề nghị chủ nợ ngân hàng sau khi bán 1.500m3 cồn còn lại mà Công ty cổ phần Đồng Xanh thế chấp sẽ để lại 50% số tiền, tương đương 10 tỷ đồng để giải quyết một phần nợ lương công nhân (3 tỷ đồng) và một phần nợ đại lý sắn (7 tỷ đồng). Tuy nhiên, chủ nợ là ngân hàng đã không đồng ý. “Nếu ngân hàng không giải ngân thì chúng tôi cũng không biết lấy tiền đâu trả cho người dân cả?!”- ông Thái nói.-Lãnh đạo Nhà máy cồn Đại Tân bị bao vây đòi nợ
*****************
-- TP.HCM: Cám cảnh giám đốc bỏ trốn để xù lương (VNN).
-Công ty Sanyo OPT đóng cửa, hàng nghìn công nhân mất việc
Công ty TNHH linh kiện điện tử Sanyo Việt Nam phải quyết định ngừng hoạt động do thua lỗ, đồng thời chấm dứt hợp đồng với hàng nghìn công nhân.
Công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Linh kiện điện tử Sanyo OPT Việt Nam chờ nghe thông báo chế độ khi nghỉ việc hôm 8/1.
Công ty không yêu cầu người lao động nghỉ hoàn toàn, nhưng cũng không yêu cầu công nhân đến làm việc, các thủ tục lương thưởng vẫn chỉ là lời hứa,... khiến hàng nghìn công nhân không biết đi hay ở khi Tết đang cận kề.
Ngay khi có thông báo tạm nghỉ để chờ công ty hoàn thiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng, chị Nguyễn Thị Hoa, công nhân Công ty TNHH linh kiện điện tử Sanyo OPT Vietnam chỉ quanh quẩn ở khu nhà trọ, chị khá buồn vì làm công nhân của Công ty Sanyo từ những ngày đầu tiên, mức lương khởi điểm 1,8 triệu đồng, giữa năm 2012 mới được tăng lên 2,7 triệu đồng/tháng thì công ty lại phá sản.
Với chị Vũ Thị Nguyệt thì thất nghiệp đồng nghĩa với việc hai con nhỏ năm nay coi như không có Tết. Rất khó khăn mới xin được vào Công ty Sanyo, giờ thất nghiệp thì chị khó còn cơ hội xin được việc làm vì đã quá tuổi tuyển lao động.
Cả dãy nhà trọ này với 11 phòng, giờ chỉ còn lại 2 phòng còn công nhân thuê, hầu hết công nhân đã trả phòng về quê. Những người ở lại cũng chỉ chờ xem còn nhận được hỗ trợ gì từ phía công ty Sanyo chứ chẳng hy vọng tìm được việc làm mới vào thời điểm cận Tết này.
Không bất ngờ trước thông tin Công ty Sanyo OPT Vietnam ngừng hoạt động, nhưng Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Bắc Giang cũng chưa chắc chắn một giải pháp cụ thể nào hỗ trợ 3.750 người lao động mất việc. Tất cả vẫn chỉ là cam kết của doanh nghiệp về hoàn thiện các khoản bảo hiểm xã hội, lương tháng cuối cùng cho công nhân.
Ông Trịnh Xuân Hưng, Chánh Thanh tra Sở Lao đôn Bắc Giang cho biết: “Việc công ty ra văn bản chấm dứt hợp đồng với toàn bộ người lao động đang làm việc tại công ty vào ngày 8/1 đến với chúng tôi không bất ngờ, bởi trước đó chúng tôi đã nhận được bản thảo của họ gửi cho chúng tôi và xin ý kiến về văn bản sẽ thông báo này, căn cứ theo quy định chúng tôi đã hướng dẫn cho họ. Việc doanh nghiệp tuyên bố chấm dứt hoạt động của dự án lúc nào thì đó là quyền của họ và đây cũng là quyết định đột ngột của nhà đầu tư. Ngày 3/1 họ xin ý kiến chấp thuận từ Ban quản lý các Khu công nghiệp thì ngày 8/1 họ đã ra thông báo đến người lao động. Họ biết là họ vi phạm nhưng họ vẫn chấp nhận”.
Theo ông Hưng, lúc cao điểm Công ty Sanyo OPT Việt Nam có tới 7.000 lao động. Từ giữa năm 2012, công ty đã bắt đầu cắt giảm nhân công. Đến nay, sau ba năm hoạt động, công ty này hầu như không có lãi và chưa đóng góp được gì nhiều cho ngân sách nhà nước.
*****************
-Phạt như... phủi bụi! -Kể từ khi thực hiện Nghị định 144/CP ngày 10-9-2007 đến nay, chưa có doanh nghiệp nào bị thu hồi giấy phép do vi phạm hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tình trạng vi phạm pháp luật về đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài (gọi chung là xuất khẩu lao động - XKLĐ) đang diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp (DN) XKLĐ. Chỉ riêng năm 2012, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Dolab) đã phát hiện và xử lý gần 30 DN vi phạm. Tuy nhiên, các biện pháp xử phạt vi phạm XKLĐ vẫn chưa đủ mạnh, dẫn đến DN xem thường, đưa NLĐ ra nước ngoài trái quy định.
Người lao động nhập cảnh vào Đài Loan làm việc.
Đây là thị trường có nhiều doanh nghiệp vi phạm, tuyển chọn lao động qua trung gian
Không qua thẩm địnhĐây là thị trường có nhiều doanh nghiệp vi phạm, tuyển chọn lao động qua trung gian
Pháp luật hiện hành về XKLĐ quy định các DN phải đăng ký hợp đồng và chỉ được đưa NLĐ ra nước ngoài sau khi được cơ quan chức năng Dolab thẩm định. Tuy nhiên, quy định này cũng là nội dung vi phạm phổ biến hiện nay.
Điển hình là Công ty CP Vạn Xuân - Vivaxan (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức đưa lao động là đầu bếp sang Hàn Quốc làm việc nhưng không đăng ký hợp đồng. Ngoài ra, vì lợi dụng hoạt động XKLĐ để tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của lao động có nhu cầu sang Hàn Quốc làm thợ hàn nên DN này cũng cố tình... “quên” báo cáo với Dolab. Cuối tháng 12-2012, Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 8 - Cienco 8 (quận Đống Đa - Hà Nội) bị Dolab phát hiện và xử phạt hành chính do tổ chức tuyển chọn, đưa 129 lao động sang làm việc cho nhà máy Vista Point ở Malaysia mà không đăng ký thẩm định hợp đồng.
Theo Dolab, việc DN vi phạm nội dung không đăng ký hợp đồng với cơ quan chức năng rơi vào những đơn hàng mà tiền lương cơ bản và các quyền lợi liên quan của NLĐ thấp hơn khung quy định của Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đến làm việc.
Tùy tiện ủy quyền, liên kết tuyển dụngTrong số các trường hợp vi phạm, tình trạng DN không trực tiếp tuyển chọn lao động mà cho cá nhân, tổ chức bên ngoài mượn chức năng để tuyển chọn, cung ứng, thu tiền của NLĐ là phổ biến nhất. Ngày 6-6-2012, Dolab phạt 17,5 triệu đồng và tạm đình chỉ đưa lao động sang Đài Loan thời hạn 3 tháng đối với Công ty TNHH một thành viên Mỹ thuật Trung ương - Cefinar (quận Ba Đình - Hà Nội) do DN này không trực tiếp tuyển chọn lao động sang Đài Loan. Trước đó, ngày 25-5-2012, Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ bị xử phạt do giám đốc chi nhánh của DN này ở Hà Nội ủy quyền cho người khác ký hợp đồng đưa lao động sang Đài Loan trái quy định.
Mới đây nhất, ngày 4-1-2013, Dolab đã ra quyết định xử phạt Công ty CP Cung ứng lao động và Thương mại Hải Phòng - Halasuco (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Halasuco không trực tiếp tổ chức đưa NLĐ sang làm việc ở Chile, thay vào đó cho cá nhân không phải cán bộ của công ty tuyển chọn, thu hộ chiếu của 91 lao động và gửi sang cho đối tác không bảo đảm tư cách pháp nhân ở nước này.
Phạt “đụng nóc” vẫn không ăn thua!
Việc xử lý vi phạm về XKLĐ hiện nay áp dụng theo Nghị định 144/CP ban hành ngày 10-9-2007 của Chính phủ. Nghị định này quy định mức xử phạt hành chính (phạt tiền) chỉ từ 5 triệu đến 40 triệu đồng, không đủ sức răn đe DN vi phạm. Chẳng hạn, với lỗi giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng quy định, Công ty CP May và XKLĐ Phú Thọ chỉ bị phạt 30 triệu đồng (mức tối đa là 40 triệu đồng). Nhận xét về mức phạt này, giám đốc một DN XKLĐ cho rằng chỉ cần lấy phí dịch vụ của 2 lao động sang Đài Loan là đủ để nộp phạt.
Ngoài phạt tiền, các DN vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hồi giấy phép. Thế nhưng, gần như kể từ khi Nghị định 144/CP ra đời đến nay, chưa có DN nào bị rút giấy phép, dù có sai phạm nghiêm trọng. Ngay như trường hợp của Halasuco, Dolab chỉ phạt DN này mức tối đa 40 triệu đồng chứ không mạnh tay thu hồi giấy phép dù lỗi này được ghi rõ ở điểm C, khoản 4, điều 6 của Nghị định 144/CP.
Còn nương tay Trong việc xử lý vi phạm thời gian qua, có thể thấy rõ sự nương tay, nể nang của cơ quan chức năng. Điển hình là dù phát hiện 8 DN đưa lao động chui sang Libya nhưng phải mất 8 tháng sau khi rút hết lao động ở thị trường này về nước, vào tháng 11-2011, Dolab mới ra quyết định xử phạt “nhẹ hều” 25 triệu đồng/DN và không áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung khác. |
Phòng, chống tham nhũng nhìn từ góc độ khoa học
Đài Tiếng Nói TPHCM
(VOH) - Sáng 15/1, tại hội trường Khu Công nghệ Phần mềm - Đại học quốc gia TPHCM, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng hiện nay”.
"Chạy chức là loại tham nhũng nguy hiểm nhất"Tuổi Trẻ
Chống tham nhũng 'mới bắt được mèo con'VietNamNet
Nhận diện và tìm giải pháp phòng, chống tham nhũngBáo Đồng Nai
Đài Tiếng Nói TPHCM
(VOH) - Sáng 15/1, tại hội trường Khu Công nghệ Phần mềm - Đại học quốc gia TPHCM, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Bàn về những giải pháp phòng, chống tham nhũng hiện nay”.
"Chạy chức là loại tham nhũng nguy hiểm nhất"Tuổi Trẻ
Chống tham nhũng 'mới bắt được mèo con'VietNamNet
Nhận diện và tìm giải pháp phòng, chống tham nhũngBáo Đồng Nai
- Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói gì về hai bản nghị quyết “gỡ khó”? (VnEco).
- Xăng dầu nhấp nhổm tăng giá, Bộ Tài chính “nói không” (DT). - Không tăng giá xăng thời điểm này (TN).
- Không ngại thiếu tiền mặt dịp tết (TBKTSG).
- Giá vàng: Từ năm 2012 nhìn tới năm 2013 (CP). - Tăng mạnh, giá vàng tái lập mốc 45 triệu đồng/lượng. - Thu hẹp chênh giá vàng: Chờ bột để gột nên hồ (VnEco).
- Vợ ông Đặng Thành Tâm muốn thoái hết vốn tại Navibank (VnEco). - NVB: Vợ chồng ông Đặng Thành Tâm đã thoái gần hết vốn? (vietstock). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 15-1-2013 (VF).
- Loạn số liệu tồn kho bất động sản (VNE). - Buốt ruột rau, cỏ ‘tấn công’ khu đô thị (TP). - Tổng quan BĐS ngày 15-1-2013: đốm sáng (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 15-1-2013: Phong độ nhất thời (VF).
- Thị trường ô tô Việt tụt dốc thấp nhất 10 năm (TP).
- Gạo, trứng lại rủ nhau tăng giá (KP). - Xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trong tiêu dùng (VF). - Lên mạng rao bán… thưởng Tết (Zing).
- Trung Quốc làm giả số liệu xuất khẩu? (CafeF).- Triều Tiên có dễ học mô hình kinh tế Việt Nam? (VnEco).- Trung Quốc : Nạn ô nhiễm ngày càng gây bất bình trong dân chúng (RFI). – Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của ĐCSTQ Đánh giá tam phân về thay đổi quyền lực ở Trung Quốc (Brookings/ Gốc sân). - Luật-một-con ở Trung quốc(Chuacuuthe). – Chế độ một con là cản lực của tăng trưởng Trung Quốc (RFI). - Bắc Kinh và tham vọng “Bắc Đẩu” (TN). - Mỹ lo ngại hoạt động không gian của Trung Quốc (LĐ).
- Xăng dầu nhấp nhổm tăng giá, Bộ Tài chính “nói không” (DT). - Không tăng giá xăng thời điểm này (TN).
- Không ngại thiếu tiền mặt dịp tết (TBKTSG).
- Giá vàng: Từ năm 2012 nhìn tới năm 2013 (CP). - Tăng mạnh, giá vàng tái lập mốc 45 triệu đồng/lượng. - Thu hẹp chênh giá vàng: Chờ bột để gột nên hồ (VnEco).
- Vợ ông Đặng Thành Tâm muốn thoái hết vốn tại Navibank (VnEco). - NVB: Vợ chồng ông Đặng Thành Tâm đã thoái gần hết vốn? (vietstock). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 15-1-2013 (VF).
- Loạn số liệu tồn kho bất động sản (VNE). - Buốt ruột rau, cỏ ‘tấn công’ khu đô thị (TP). - Tổng quan BĐS ngày 15-1-2013: đốm sáng (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 15-1-2013: Phong độ nhất thời (VF).
- Thị trường ô tô Việt tụt dốc thấp nhất 10 năm (TP).
- Gạo, trứng lại rủ nhau tăng giá (KP). - Xu hướng “thắt lưng buộc bụng” trong tiêu dùng (VF). - Lên mạng rao bán… thưởng Tết (Zing).
- Trung Quốc làm giả số liệu xuất khẩu? (CafeF).- Triều Tiên có dễ học mô hình kinh tế Việt Nam? (VnEco).- Trung Quốc : Nạn ô nhiễm ngày càng gây bất bình trong dân chúng (RFI). – Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của ĐCSTQ Đánh giá tam phân về thay đổi quyền lực ở Trung Quốc (Brookings/ Gốc sân). - Luật-một-con ở Trung quốc(Chuacuuthe). – Chế độ một con là cản lực của tăng trưởng Trung Quốc (RFI). - Bắc Kinh và tham vọng “Bắc Đẩu” (TN). - Mỹ lo ngại hoạt động không gian của Trung Quốc (LĐ).
Trong 1 tháng cao điểm, Công an TP HCM đã trấn áp, kìm hãm được 552 vụ án xảy ra trên địa bàn. TP HCM mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm · Tăng cường tấn công, trấn áp tội phạm tại TP HCM · Ra quân lập lại trật tự giao thông, trấn áp tội phạm ...
Nạn cướp ở TPHCM giảm sau 1 tháng trấn áp tội phạmLao động
'Tội phạm tại TP HCM đã được đẩy lùi'VNExpress