Biển Đông và sự đánh tráo khái niệm của TQ
TQ đã đánh tráo khái niệm pháp lý bằng cách chuyển đổi UNCLOS thành “luật quốc tế với đặc tính TQ”. Tiến triển này sẽ thúc đẩy sự khẳng định của TQ về “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông. Cùng với đó, TQ đang từ từ và cố ý đẩy trung tâm hàng hải ra khỏi khu vực Đông Nam Á.
LTS: GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, TQ, Biển Đông có góc nhìn riêng đánh giá những hành động của TQ đang tiến hành ở Biển Đông, cố gắng mô tả những hệ lụy khôn lường thông qua những phân tích chi tiết. Xin lược dịch với bạn đọc góc phân tích của GS Carl Thayer:
Từ khi hình ảnh vệ tinh xác nhận rằng TQ đang xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông vào năm ngoái, các nhà báo, chuyên gia an ninh và cả quan chức chính phủ chấp nhận một cách thiếu cân nhắc thuật ngữ vốn làm cho vấn đề còn đang tranh cãi này trở nên càng mù mờ hơn là làm rõ nó. Không có thứ gì bị lạm dụng như thuật ngữ “cải tạo đảo đá” này, cả trong việc sử dụng hàng ngày và ý nghĩa pháp lý của nó.
Một bài bình luận được viết bởi học giả TQ Shen Dingli lập luận rằng không có lệnh cấm cải tạo đảo đá nào trong luật pháp quốc tế. Ông đưa ra ví dụ về sân bay quốc tế Kansai của Nhật Bản, thành phố Thượng Hải, Hồng Kông và Dubai. Tuy nhiên, không ví dụ nào trong đó có thể so sánh với những gì đang diễn ra ở Biển Đông.
Phân tích hình ảnh vệ tinh bãi Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của VN, với các cầu cảng do TQ xây dựng phi pháp. Ảnh: Inquirer
|
Hãy nói rõ rằng TQ đang không cải tạo đảo đá ở Biển Đông nhằm cải thiện các điều kiện của thực thể tại đây - một hòn đảo - vốn đã bị suy thoái do tác động của môi trường hoặc sự sử dụng của con người. TQ đang hút cát từ đáy biển và các rạn san hô để tạo ra các hòn đảo nhân tạo.
TQ tuyên bố một cách sai lạc rằng họ đang cải tạo đảo đá trên các hòn đảo thuộc chủ quyền của họ. Không phải như thế! TQ đang xây dựng các công trình nhân tạo tại các bãi nửa chìm nửa nổi (các thực thể ngập trong nước khi thủy triều cao) và các đá. TQ không thể tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể này. Các thực thể này cũng không được hưởng các vùng biển hoặc vùng trời theo luật.
Các đảo nhân tạo có một ý nghĩa khác biệt trong luật pháp quốc tế. Theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), chủ quyền của các đảo nhân tạo chỉ có thể được thiết lập bởi một quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nó. Điều 56 nói rằng “Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia ven biển có … quyền tài phán ... liên quan đến: (i) việc thiết lập và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình...”.
Điều 60 cho phép các quốc gia ven biển "đặc quyền xây dựng ... các đảo nhân tạo”. Và điều 80 trong luật này kéo dài đặc quyền xây dựng các đảo nhân tạo này đến thềm lục địa một quốc gia ven biển.
Tất cả 7 thực thể mà hiện nay TQ đang chiếm giữ và đã chuyển đổi thành các đảo nhân tạo đều là chủ thể của vụ kiện Philippines đưa ra trước Tòa án Trọng tài của LHQ.
Thông cáo và Tuyên bố yêu sách của Philippines lập luận rằng theo UNCLOS thì bãi Vành Khăn, bãi Ken Nan, bãi Gaven và bãi Subi đều là các thực thể ngập nước đồng thời cả bãi Vành Khăn và bãi Ken Nan đều là một phần của thềm lục địa Philippines. Hơn nữa, Philippines cho rằng bãi cạn Scarborough, bãi Gạc Ma, bãi Chữ Thập và bãi Châu Viên là đá theo UNCLOS. Tất cả các thực thể này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa của Philippines.
Toàn cảnh các công trình xây dựng trái phép của TQ trên đảo Gạc Ma, bao gồm tòa nhà trung tâm cao 6 tầng, các tháp quan sát không lưu cùng các hệ thống cần cẩu, tàu vận tải hoạt động liên tục. Ảnh: Huy Phong
|
Tóm lại, TQ thừa nhận các thực thể này là đảo theo ý nghĩa pháp lý và do đó yêu sách không chỉ có chủ quyền với các hòn đảo này mà còn với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời phía trên chúng. Philippines cho rằng các thực thể này là các bãi ngầm, rạn san hô và bãi nửa chìm nửa nổi ngập nước không đủ điều kiện là đảo theo UNCLOS nhưng là một phần của thềm lục địa Philippines, hoặc thuộc đáy biển quốc tế.
Mù mờ việc xây đảo nhân tạo
Vấn đề xây dựng đảo nhân tạo của TQ đã bị làm mù mờ đi bởi 3 vấn đề khác. Vấn đề đầu tiên liên quan đến nỗ lực của TQ để thực thi quyền tài phán của mình trên vùng nước rộng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo này và không phận trên các thực thể này.
Luật pháp TQ đòi hỏi việc đưa ra các đường cơ sở trước khi khẳng định về quyền tài phán trên các vùng biển. Với trường hợp ngoại lệ là quần đảo Hoàng Sa, TQ đã không đưa ra bất kỳ đường cơ sở nào trên các thực thể mà họ đã chiếm giữ.
... Các bên tham gia ký kết UNCLOS được lệnh cấm tiến hành bất kỳ hành động nào làm thay đổi hiện trạng.
Việc TQ đòi quyền chủ quyền trong trường hợp này là một hình thức của việc đánh tráo khái niệm pháp lý, trong đó TQ chuyển đổi các thực thể và đá ngập nước thành các đảo hình thành tự nhiên.
TQ đã nhiều lần ngăn chặn các máy bay quân sự của Philippines và Mỹ bằng việc buộc họ rời khỏi khu vực mà các quan chức quân đội TQ gọi là “khu vực cảnh báo quân sự” hoặc “khu vực an ninh quân sự”. Nếu các thông tin trên các phương tiện truyền thông về việc các tàu chiến Mỹ đã kiềm chế trước việc xâm phạm khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo và máy bay quân sự của Mỹ đã không trực tiếp vượt qua các thực thể này là chính xác thì sự đánh tráo khái niệm pháp lý của TQ đã thành công.
Phá vỡ UNCLOS
Vấn đề thứ hai liên quan đến sự tương đương giữa hành động TQ gọi là “cải tạo đảo đá” với những nỗ lực tương tự của VN, Malaysia và Philippines. TQ lập luận rằng các bên tranh chấp khác đã thay đổi nguyên trạng từ rất lâu và TQ chỉ đang cố gắng bắt kịp. Câu hỏi quan trọng là những hoạt động nào đã được thực hiện từ năm 2002 và với mục đích gì?
Philippines đã tiến hành cải tạo đảo ở Palawan. Palawan là một thực thể hình thành tự nhiên và đủ điều kiện để được công nhận như là một hòn đảo theo luật pháp quốc tế. Philippines có chủ quyền trên đảo Palawan và do đó họ có thể cải tạo đảo một cách hợp pháp với bất cứ mục đích nào.
Tháng 3/2015, báo Inquirer, Philippines đăng ảnh TQ cải tạo bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam
|
Theo DOC, các bên tham gia ký kết đồng ý “thực hiện việc kiềm chế trong khi tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định...”. Rõ ràng là việc cải tạo đảo đá được thực hiện bởi Philippines không đạt đến mức làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp cũng như ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Tuy nhiên, hành động của TQ lại làm phức tạp các tranh chấp. Việc xây dựng đảo nhân tạo của TQ trực tiếp phá vỡ UNCLOS và đại diện cho một động thái phủ đầu chống lại mọi quyết định của Tòa án trọng tài. TQ đã thay đổi “bằng chứng hiện trường” và đưa ra trước khu vực một việc đã rồi.
TQ đã ngăn chặn tự do hàng hải và việc đi ngang qua của các tàu hải quân và máy bay cũng như các ngư dân trong khu vực. Ví dụ cụ thể là hiện nay có những thông tin cho rằng một tàu chiến TQ bắn vào ngư dân Philippines ở gần một trong các đảo nhân tạo của TQ.
Hoạt động xây dựng của TQ đã ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực vì các tuyên bố lặp đi lặp lại của TQ rằng những hòn đảo nhân tạo sẽ phục vụ mục đích quốc phòng. TQ đã nhiều lần tuyên bố mình có quyền đơn phương tuyên bố và thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Một nhà bình luận TQ đã đi quá xa khi nói rằng TQ nên đối đầu với máy bay quân sự Úc bay qua vùng trời phía trên các đảo nhân tạo của TQ và nếu cần thiết thì bắn hạ chúng.
TQ được cho là đã chấm dứt “cải tạo đảo đá” trên 4 trong số các thực thể và chuyển sang củng cố sự hiện diện của họ bằng cách xây dựng cầu tàu, bến cảng và các tòa nhà cao tầng.
Việc xây dựng một đường băng dài 3110 mét trên bãi Chữ Thập cùng với các thông tin rằng một đường băng tương tự sẽ được xây dựng tại bãi Subi để cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ việc triển khai tất cả các loại máy bay quân sự TQ hiện có. TQ có thể đột ngột và trong thời gian ngắn chuyển đổi các cơ sở có bề ngoài là dân sự và khoa học thành các căn cứ tiền tiêu cho các hoạt động quân sự.
Vấn đề thứ ba liên quan đến các tác động lên môi trường biển của các hoạt động xây dựng của TQ. Là một bên tham gia ký kết UNCLOS, TQ đang bị ràng buộc phải bảo vệ môi trường biển. Các quan chức TQ nhiều lần tuyên bố rằng họ đã cân nhắc các tác động lên môi trường của hoạt động xây dựng của họ và không có mối nguy hại đang hiện hữu.
Khẳng định của TQ đang bị thách thức bởi các quan chức Philippines cũng như các nhà khoa học biển. Hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ dấu nạo vét trên các rạn san hô liền kề với nơi TQ đang xây dựng các đảo nhân tạo.
Không, TQ đang không cải tạo đảo đá. TQ đang xây dựng các căn cứ tiền tiêu trên các đảo nhân tạo cho đội tàu đánh cá, các tàu thăm dò dầu và khí đốt và các tàu hải giám của họ. Khi TQ hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm các radar tầm xa, thì sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian cho việc máy bay quân sự và tàu chiến hải quân của họ xuất hiện.
Tóm lại, TQ đã đánh tráo khái niệm pháp lý bằng cách chuyển đổi UNCLOS thành “luật quốc tế với đặc tính TQ”. Tiến triển này sẽ thúc đẩy sự khẳng định của TQ về “chủ quyền không thể tranh cãi” trên Biển Đông. Như tôi đã nói ở các bài báo khác, TQ đang từ từ và cố ý đẩy trung tâm hàng hải ra khỏi khu vực Đông Nam Á.
Carl Thayer (Dịch: Thiên Hương - Dự án Đại sự ký Biển Đông)
Carl Thayer (Dịch: Thiên Hương - Dự án Đại sự ký Biển Đông)
-Mỹ muốn tuần tra các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa
WASHINGTON (NV) .- Bộ Quốc Phòng Mỹ tính gửi máy bay và chiến hạm tuần tra Biển Đông bao gồm cả các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng tại Trường Sa, hành động làm cho Bắc Kinh tức giận.
Xe lội nước của TQLC Mỹ từ tàu chiến đang bơi vào bờ trong cuộc tập trận với các đơn vị của Phi Luật Tân ngày 21/4/2015 vừa qua gần với vùng biển mà Philipines đang tranh chấp với Trung Quốc tại Scarborough Shoal. (Hình: TED ALJIBE/AFP/Getty Images)
|
Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter yêu cầu các cơ quan trực thuộc nghiên cứu các giải pháp gồm cả các chuyến bay quan sát cũng như gửi các chiến hạm đến bên trong phạm vi 12 hải lý của các bãi đá ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang xây dựng thành các đảo nhân tạo.
Nơi đây đang là khu vực tranh chấp chủ quyền của nhiều nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei.
Nơi đây đang là khu vực tranh chấp chủ quyền của nhiều nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei.
Nếu hành động này xảy ra, tức là Hoa Kỳ thách đố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Trường Sa trong khi Trung Quốc vẫn cương quyết bảo vệ lập trường, hệ quả sẽ gia tăng căng thẳng đối với hòa bình và an ninh tại khu vực Biển Đông.
Theo Công ước Quốc tế về Luật Biển, 12 hải lý hay khoảng 22.2 km tính từ đường cơ sở bờ biển là lãnh hải của nước liên quan. Vùng biển này thuộc chủ quyền của một nước dù các tàu nước khác (bất kể là tàu quân sự hay dân sự) được cho phép có thể đi qua. Chủ quyền thuộc nước sở tại gồm cả vùng trời bên trên mặt nước.
Chỉ có Hoa Kỳ đủ sức mạnh thách đố Trung Quốc. Dù quyền lợi quốc gia bị xâm phạm, các nước tranh chấp ở khu vực quá nhỏ, quá yếu so với Trung Quốc nên chỉ lên tiếng phản đối suông. Mạnh nhất chỉ có Philippines đưa Trung Quốc ra kiện ở tòa án quốc tế mà hậu quả chưa biết ra sao, Bắc Kinh đã bắn tiếng sẽ bất chấp phán quyết.
“Chúng tôi đang tính toán xem làm thế nào chứng minh sự tự do di chuyển ở khu vực quan yếu cho thương mại quốc tế”. Một viên chức chính phủ Hoa Kỳ giấu tên phát biểu qua sự tường thuật của hãng thông tấn Reuters hôm Thứ Tư 13/5/2015. Ông cho hay thêm rằng các giải pháp phải được Tòa Bạch Ốc chấp thuận.
Theo sự ước tính của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã bồi đắp các bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa tổng cộng diện tích đến 2,000 mẫu hay 800 hecta. Những không ảnh nhìn thấy từ năm ngoái chỉ khoảng 500 mẫu.
Tháng trước, các không ảnh do Tổ chức thông tin quốc phòng Jane's Defense đưa ra cho thấy một trong những đảo nhân tạo đó đang xây dựng một phi đạo dài tới 3,000 mét, tức đủ dài cho tất cả các loại máy bay quân sự lớn nhất có thể đáp xuống. Trung quốc có thể làm phi trường tại 3 đảo nhân tạo không kể các cảng biển phục vụ hải quân của họ.
Khi thấy có tin như trên, Bắc Kinh lập tức bầy tỏ sự tức giận và cáo buộc cách ứng xử của Hoa Kỳ là “liều lĩnh và khiêu khích” đối với sự duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
“Chúng tôi vô cùng quan tâm đến những phát biểu liên quan đến phía Hoa Kỳ.” Bà Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh) phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói trong cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh. “Tự do qua lại không có nghĩa là các chiến hạm hay phi cơ của nước khác lại ngang nhiên vào vùng biển chủ quyền hay không phận của nước khác”.
Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei chỉ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ một phần trên Biển Đông trong khi Trung Quốc tuyên bố hơn 80% là “ao nhà” của mình. Khi Bắc Kinh hoàn tất các dự án xây dựng cảng biển, phi trường, doanh trại trên các đảo nhân tạo, Hoa Kỳ và nhiều nước đều quan tâm tới việc Trung Quốc có thể tiến đến thiết lập “vùng nhận diện phòng không” trên Biển Đông như họ đã làm tại vùng biển Hoa Đông.
Cho tới nay, Hoa Kỳ chưa có hành động nào cho tàu chiến hay phi cơ quan sát bay bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng và tuyên bố chủ quyền. Lý do là muốn tránh leo thang căng thẳng, theo tờ Wall Street Journal.
Bà Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh là “nước liên quan” nên “kềm chế, đừng đưa ra các hành động liều lĩnh và khiêu khích.” Cuối tuần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ bay đi Bắc Kinh để gặp các lãnh tụ Trung Quốc.
Với các diễn tiến đang xảy ra, vấn đề Biển Đông chắc sẽ là đề tài nóng được hai bên thảo luận, dù bề ngoài, tin tức cho hay chuyến đi của ông Kerry nhằm chuẩn bị cho cuộc đối thoại hàng năm về chiến lược và kinh tế giữa hai nước dự trù diễn ra ở Washington DC trong Tháng Sáu. Còn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng dự trù đến Mỹ vào Tháng 9.
Giới quan sát thời sự quốc tế thấy rằng hiện đang có sự đối đầu chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh hơn là sự hợp tác thân hữu mà người ta phỏng đoán được bày tỏ trong các phiên họp.(TN)
-Bàn cờ Biển Đông.
Nhan Tuan Truong
Nhiều người cho rằng trên « bàn cờ Biển Đông » Trung Quốc đã đi những nước cờ cao. Điều này đúng nếu xét đơn thuần trên những phản ứng của lãnh đạo Việt Nam. Thật vậy, những chiêu thức « chết người » của Trung Quốc đưa ra như vụ giàn khoan HY 981 đặt ở thềm lục địa VN, kế cận đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa) vào tháng 5 năm ngoái. Hoặc vụ cho xây dựng mở rộng một số bãi đá (chiếm trên tay VN) ở Trường Sa, cũng bắt đầu hồi tháng 4 năm ngoái, đã làm cho lãnh đạo VN lúng túng. Họ không biết phải phản ứng, hay trả đũa thế nào cho thích đáng. Lãnh đạo VN lâm vào cảnh « tiến thoái lưỡng nan ». Nếu nói bằng thuật ngữ « cờ tướng », VN lâm vào thế « cờ đang dỡ cuộc không còn nước ». Cho rằng TQ chơi cờ cao là đúng.
Nhưng thực ra, nếu biết « chơi cờ », ta thấy ngay rằng những « nước cờ » của TQ cũng không cao lắm, không phải là không có phương pháp hóa giải. Những nước cờ của TQ đã để lộ những sơ hở chết người.
Về giàn khoan (HY 981) đặt trên thềm lục địa của VN đã mở ra một cơ hội bằng vàng để Việt Nam đặt lại vấn đề chủ quyền của VN ở quần đảo Hoàng Sa. Điều này tôi đã giải thích và đề nghị giải pháp giải quyết ở đây. Nhiều tháng đã trôi qua, không thấy ai phản biện, hay vạch ra những điểm « bất khả thi » trong đề nghị này.
Giải pháp này, nếu áp dụng kịp thời, cũng có thể hóa giải « thế cờ » của TQ trong vụ xây dựng, mở rộng diện tích các bãi san hô (chìm, nửa chìm nửa nổi, chiếm của VN năm 1988).
Một số điểm ghi lại như sau :
VN đệ đơn đề nghị Tòa Công lý Quốc tế (CIJ) tuyên bố một số điều :
- Việc chiếm hữu một lãnh thổ bằng phương pháp vũ lực là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LHQ.
- Việc chiếm hữu các bãi san hô (chìm, hay lúc chìm lúc nổi) ở Trường Sa năm 1988 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
- Việc chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa tháng giêng năm 1974 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
Ba điều yêu cầu Tòa tuyên bố hoàn toàn thuộc về quyền của quốc gia Việt Nam, là thành viên các công ước và các nguyên tắc cơ bản của LHQ. Việc giải thích nội dung các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Tòa CIJ. (Các điều ước quốc tế liên quan gồm : Công ước Drago-Porter 1907, Hiến chương LHQ điều 2 khoản 4 ngày 26-6-1945, hay Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ 18-11-1987). Đặc biệt các yêu cầu này không liên quan đến các bảo lưu của TQ về việc phân giải tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế.
Nếu VN thua, tức Tòa không tuyên bố (không có ý kiến), thì VN cũng không có gì để mất. Trong vụ yêu cầu Tòa tuyên bố này không hề nói đến chủ quyền các đảo (HS và TS) là của ai, mà chỉ nói đến việc nhìn nhận hay không nhìn nhận, danh nghĩa chủ quyền nếu việc chiếm hữu thực hiện bằng vũ lực.
Còn nếu thắng (sác xuất thắng là rất cao), VN được nhiều thứ.
Vị trí giàn khoan 981 có thể được xem nằm trong vùng biển « có tranh chấp » mà tranh chấp này phát sinh từ chủ quyền các đảo HS chứ không phải phát sinh do chồng lấn hải phận (giữa bờ biển VN với các đảo HS, theo như lập luận của TQ hiện nay).
Theo thông lệ quốc tế, nếu lãnh thổ có tranh chấp, việc giải quyết thường là chia hai (hay cộng đồng khai thác), mỗi bên được một phần của lãnh thổ đó. Tức là, quần đảo HS có thể chia hai, thí dụ hai nhóm Nguyệt Thiềm và An Vĩnh. VN có thể nhận nhóm Nguyệt Thiềm (phía tây) và giao cho TQ nhóm An Vĩnh (phía đông). Hải phận sinh ra do quần đảo này do đó cũng sẽ chia hai.
Đó là cái lợi thứ nhất.
Cái lợi thứ hai ở Trường Sa. Nếu tòa tuyên bố, thì TQ không có chủ quyền tại các bãi san hô (chiếm của VN) tại TS. TQ sẽ không thể tuyên bố vùng « nhận diện phòng không » trong khu vực này được.
Cái lợi thứ ba, là VN dành được tính « chính đáng ».
Vấn đề là đến hôm nay VN vẫn không xúc tiến việc khiếu nại.
TQ tiếp tục những việc đã làm : mở rộng các bãi san hô chìm, nổi (chiếm của VN năm 1988) ở Trường Sa trở thành những hòn đảo thực sự và xay dựng trên đó những căn cứ quân sự quan trọng. Theo các giới chức Trung Quốc, họ sẽ xây dựng đá Chữ Thập (Fierry Cross) thành một căn cứ quân sự có thể sánh với đảo Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Các bãi san hô khác như đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Ga ven… cũng được bồi đắp mở rộng thành các đảo thực sự và trên đó xây dựng những căn cứ quân sự. Đá Vành Khăn, trong vùng biển kinh tế độc quyền của Phi (TQ chiếm năm 1995), cũng được mở rộng và xây dựng tương tự.
VN hoàn toàn bất lực, không có một thái độ phản đối nào thích ứng cho các hành động của TQ, mặc dầu việc xây dựng các căn cứ quân sự của TQ trên các bãi đá này đe dọa trực tiếp an ninh và chủ quyền lãnh thổ của VN.
Trong chừng mực, sự phản đối của Mỹ còn mạnh mẽ hơn VN, mặc dầu nước này không can dự vào tranh chấp chủ quyền giữa VN và TQ.
Để xoa dịu những phản đối của Mỹ, tháng 4-2015, TQ đề nghị cho phép nước này được sử dụng các đảo nhân tạo này trong các hoạt động cứu nạn. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dầu vậy trả lời rằng HK « không quan tâm » trước đề nghị này.
Việc mời gọi (Mỹ) của TQ nhiều người cho rằng đó là một nước cờ cao.
Khi mời gọi Mỹ, TQ khẳng định chủ quyền của họ tại các đảo đang được bồi đắp và xây dựng.
Song song đó TQ cũng tố cáo VN cũng xây dựng các đảo của mình. Nhân viên thuộc Viện “Nghiên cứu quốc tế và chiến lược - CSIS” ở Hoa Kỳ cũng xác định lời tố cáo của TQ là “đúng”.
Vấn đề là VN xây dựng các đảo thuộc chủ quyền của mình trong khi TQ xây dựng (hàng chục, hàng trăm lần lớn hơn VN) trên vùng lãnh thổ cướp được của Việt Nam.
Thái độ của viên chức CSIS củng cố chủ quyền của TQ tại các đảo chiếm được.
Hành động của TQ lại đưa VN vào tư thế lúng túng, không có phương cách đáp trả.
Thực ra, nước cờ này của TQ, tương tự vụ giàn khoan 981, cũng mở ra cho VN một cơ hội để vô hiệu hóa các tham vọng của TQ như về chủ quyền các đảo TS, về vùng biển xác định do bản đồ chữ U chín đoạn, hay tham vọng về vùng “Nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông.
Giả sử VN, nhân cơ hội TQ đề nghị cho Mỹ sử dụng các đảo đang xây dựng, đề nghị phương pháp “condominium – cộng đồng chủ quyền” trên các bãi đá mà TQ đang ra sức bồi đắp.
Condominium là một thuật ngữ thuộc Quốc tế Công pháp, chỉ cho một vùng lãnh thổ được quản trị bởi hai hay nhiều quốc gia. Thực ra, thuật ngữ “chủ quyền”, theo Công pháp Quốc tế là “quyền tối thuợng, duy nhứt”. Vì là “duy nhứt và tối thuợng” do đó không thể phân chia. Không hiện hữu việc hai hoặc ba quốc gia cùng chia sẻ “chủ quyền” ở một vùng lãnh thổ. Vì vậy thuật ngữ “condominium” được hiểu như là việc “chia sẻ thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ” giữa hai hay nhiều quốc gia.
Đề nghị của TQ có nội dung “chia sẻ thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ”.
Lãnh đạo VN vẫn còn thì giờ để khai thác đề nghị này của TQ sao cho phù hợp với tình thế và quyền lợi của đất nước.
Những nước cờ của TQ vì vậy cũng không cao minh cho lắm và lãnh đạo TQ biết rõ điều này.
Việc mời mọc HK sử dụng các đảo đã tố cáo rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông không chắc đã tạo cho TQ một tư thế áp đảo. Ngược lại, nó để lộ các yếu điểm chết người. Các đảo này dễ dàng trở thành “mồ chôn” tập thể vừa cho phi cơ vừa cho tàu bè đậu trong bến.
-Việt Nam cũng đang xây đảo nhân tạo tại Trường Sa
WASHINGTON (NV) .- Việt Nam cũng làm hai đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa, tuy nhiên tầm vóc rất nhỏ cũng như thời gian thực hiện chậm chạp, khác xa quy mô và làm gấp rút như Trung Quốc.
Hình chụp từ vệ tinh bãi đá ngầm quanh đảo Sơn Ca được bồi đắp. (Hình: CSIS)
|
Theo các tài liệu của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế tại Washington DC, những hình ảnh họ ghi nhận được cho thấy ít lâu nay Việt Nam cũng đang bồi đắp thêm ở đảo Sơn Ca (tên quốc tế là Sand Cay) và đảo Đá Tây (tên quốc tế là West London Reef) tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Hình ảnh ghi nhận hồi năm 2010 khác với hình ảnh họ ghi nhận được ngày 30/4/2015 thấy rằng một số tòa nhà đã được xây dựng thêm tại hai đảo vừa kể.
Hãng tin Reuters đưa tin này thuật lời bà Mira Rapp-Hooper của Trung Tâm Nguyên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế cho hay diện tích mà phía Việt Nam bồi đắp tại đảo Đá Tây nói trên khoảng khoảng 65,000 mét vuông và khoảng 21,000 mét vuông tại đảo Sơn Ca. Bà cho biết các việc bồi đắp này của Việt Nam gồm cả cơ sở quân sự tiến hành trước khi Trung Quốc mở chiến dịch bồi đắp quy mô tại 7 bãi đá ngầm từ hồi đầu năm nay.
“Tại một vị trí, họ đã xây dựng những khu mới mà trước đây vốn nằm dưới mặt nước. Trong khi tại một vị trí khác, họ đã bồi đắp (hút cá đá lòng biển) để nới rộng thêm diện tích đã có của đảo.” Bà Rapp-Hooper nói.
Một góc đảo Sơn Ca trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam có tháp hải đăng. (Hình: Internet) |
Thật ra từ cuối năm ngoái, khi tham dự một cuộc họp ở Quốc hội, ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc Phòng CSVN, từng cho báo chí hay là Việt Nam cũng có “cải tạo” tại một số đảo tại Trường Sa khi có tin cáo buộc, chứ không riêng gì Bắc Kinh. Lúc đó, ông không tiết lộ chi tiết cho biết phía Việt Nam đã làm những gì và tại đâu.
Trong khi đó, 7 bãi đá ngầm được Trung Quốc biến thành 7 đảo nhân tạo mà tin tức gần đây cho biết gồm cả phi trường cỡ lớn, cảng biển và các cơ sở, doanh trại rộng lớn. Đó là đá Chữ Thập (Fierry Cross Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Gạc Ma (Johnson Souht Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Vành Khăn (Mischief Reef), đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Xu Bi - Subi Reef). Trong đó, riêng diện tích bồi đắp tại bãi đá Chữ Thập đã lên tới 900,000 mét vuông.
Một số tướng lãnh cao cấp Hoa Kỳ những ngày gần đây đã báo động, khi các căn cứ quân sự qui mô của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo tại khu vực Trường Sa đã hoàn tất, Bắc Kinh có thể tiến đến thiết lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) trên Biển Đông. Nếu việc này xảy đến sẽ gây xáo trộn về an ninh hàng hải ở khu vực.
Hôm Thứ Sáu 8/5/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN ông Lê Hải Bình cáo buộc Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại khu vực Trường Sa khi ồ ạt “bồi đắp lấn biển quy mô” tại các bãi đá ngầm họ cướp của Việt Nam từ năm 1988 đến nay.
Đảo Đá Tây của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. (Hình: Internet)
|
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.” Phát Ngôn viên Bộ Ngoại Gia nói trong cuộc họp báo. “Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN.”
Dịp này, ông cho hay đại diện Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc “đã có công hàm gửi phái đoàn thường trực tất cả các nước tại Liên Hiệp Quốc bác bỏ những quan điểm của phía Trung Quốc” khi đại diện Bắc Kinh gần đây đã gửi công hàm đến phái đoàn thường trực các nước tại Liên hợp quốc, trong đó khẳng định “chủ quyền và các yêu sách liên quan” của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại các đảo và bãi ở Biển Đông là “hợp pháp, chính đáng và đúng đắn.”
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng từng tố cáo cả Việt Nam cũng như Philippines đều có các hành động bồi đắp lấn biển như Trung Quốc đã từ lâu và đòi các nước này chấm dứt “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”.
Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố 90% toàn khu vực Biển Đông nằm trong 9 vạch hình “Lưỡi Bò” là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Nhiều khu vực thậm chí lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam và Philippines. (TN)
-Trung Quốc đang tập kiểm soát bay ở Trường Sa?
(Petrotimes) – Tại một phiên điều trần trước Thượng viện Philippines hôm qua (7/5), Phó Đô đốc Alexander Lopez – Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây của quân đội Philippines đã cho biết, Trung Quốc đã cảnh báo, yêu cầu các máy bay của lực lượng không quân và hải quân Philippines phải rời khỏi khu vực tranh chấp ở Biển Đông ít nhất 6 lần.
Bộ Tư lệnh miền Tây là đơn vị quân sự được chính phủ Philippines giao “bảo vệ, thực thi chủ quyền” mà nước này yêu sách ở khu vực Biển Đông, bao gồm một phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đang là tâm điểm tranh chấp của một số nước khác, gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và vùng lãnh thổ Đài Loan).
Theo ông Lopez, “khi các máy bay của không quân và hải quân Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường xuyên và bay trong không phận quốc tế thì nhận được cảnh báo từ phía Trung Quốc qua radio. Người Trung Quốc đã nói máy bay của chúng tôi đang ở trong khu vực an ninh quân sự của họ”.
Tuy nhiên, chỉ huy Bộ tư lệnh miền Tây Philippines cũng nói thêm rằng, các máy bay của nước này đã bỏ qua những cảnh báo trên và tiếp tục thực thi nhiệm vụ của mình.
Mặc dù ông Lopez không đưa khung thời gian cụ thể của những lần bị Trung Quốc “dọa dẫm” đó, nhưng một quan chức cao cấp trong lực lượng không quân Philippines đã tiết lộ rằng, những cảnh báo từ phía Trung Quốc đã xuất hiện trong 3 tháng qua.
Theo vị quan chức giấu tên này, Trung Quốc có thể đã đang “thử nghiệm” xem liệu họ có thể thực thi việc áp đặt một khu vực cấm bay ở Trường Sa hay không.
Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy việc xây dựng, cải tạo, bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở khoảng 7 rạn hô mà nước này đã dùng thủ đoạn, vũ lực để chiếm đóng phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa đã đạt được tiến bộ chóng vánh. Trong đó, người ta dễ dàng nhận ra được Bắc Kinh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng trái phép một đường băng cho các mục đích quân sự ở một trong những hòn đảo nhân tạo.
Điều đó đã đánh động một số nước ở khu vực Đông Nam Á và khiến Bắc Kinh bị cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, Nhật chỉ trích kịch liệt.
Trung Quốc vẫn triển khai trái phép các tàu tuần duyên và hải quân ở khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng hiếm khi sử dụng máy bay bởi vì khoảng cách từ Trung Quốc đại lục đến đó là rất xa. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự đã cảnh báo, với việc nâng cấp, xây dựng trái phép các đường băng quân sự ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực từ 1974), đá Gạc Ma, đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép từ năm 1988), Bắc Kinh sẽ tạo được thế chân kiềng hoàn toàn kiểm soát được Biển Đông và sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây.
Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear tháng trước cũng cảnh báo rằng, Trung Quốc Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu áp đặt đơn phương ADIZ, tăng ảnh hưởng kiểm soát ở các khu vực tranh chấp, đồng thời triển khai các khí tài quân sự như radar tầm xa và hệ thống tên lửa tối tân thông qua các nỗ lực bồi đắp, xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
Đặc biệt, việc xây dựng đường băng quân sự mới ở bãi Đá Chữ Thập được cho là sẽ giúp mở rộng khả năng hoạt động của Trung Quốc trong vùng Biển Đông, tăng cường khả năng giám sát và thậm chí là khống chế của Bắc Kinh với toàn bộ khu vực. Điều này sẽ dẫn tới những thay đổi bước ngoặt trong cục diện tranh chấp ở Biển Đông, đe dọa ổn định và an ninh khu vực.
*********
Cảnh báo Trung Quốc sẽ lập ADIZ trên biển Ðông
MANILA (NV) - Trong vài ngày qua, chính phủ một số quốc gia, tổ chức quốc tế, chuyên gia an ninh-quốc phòng, đồng loạt đưa ra các cảnh báo về việc Trung Quốc âm mưu lập ADIZ trên biển Ðông.
ADIZ là cách gọi tắt cụm từ Air Defense Identification Zone - vùng nhận dạng phòng không. ADIZ do mỗi quốc gia tự xác lập dựa trên các qui định của cộng đồng quốc tế. ADIZ không phải là không phận mà là vùng trời liên quan đến an ninh-quốc phòng của một quốc gia. Do vậy, tất cả các phi cơ dân sự qua lại ADIZ phải thông báo trước, phải theo hành lang bay được qui định, phải giữ liên lạc và thực hiện tất cả các mệnh lệnh của quốc gia kiểm soát ADIZ. Các phi cơ dân sự có thể bị trừng phạt bằng nhiều biện pháp khác nhau nếu không tuân thủ những yêu cầu vừa kể.
Trung Quốc cưỡng đoạt bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, bồi đắp bãi này thành đảo nhân tạo, xây phi đạo và vừa ngỏ lời “mời” cộng đồng quốc tế sử dụng. (Hình: CSIS)
Hồi tháng 11 năm 2013, Trung Quốc từng công bố ADIZ trên biển Hoa Ðông. Bởi phạm vi của ADIZ trên biển Hoa Ðông trùm lên cả những khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật và Nam Hàn nên hành động này đã bị cả Nhật, Nam Hàn lẫn cộng đồng quốc tế phản đối bởi gây bất ổn trong khu vực và làm xáo trộn hoạt động hàng không quốc tế.
Nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc công bố ADIZ ở biển Ðông.
Hôm 7 tháng 5, ông Alexender Lobez, phó đô đốc-chỉ huy trưởng khu vực phía Tây Philippines, báo cáo với Thượng Viện Philippines rằng, trong ba tháng vừa qua, Trung Quốc đã sáu lần sách nhiễu các phi cơ của Không Quân Philippines. Tuy những phi cơ này đang thực hiện các phi vụ trong không phận quốc tế nhưng Trung Quốc đã phát cảnh báo qua liên lạc vô tuyến rằng, phi công Không Quân Philippines “xâm nhập khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng của Trung Quốc.”
Phó Ðô Ðốc Lobez nhận định, Trung Quốc đang thăm dò phản ứng của Philippines để công bố ADIZ tại biển Ðông.
Ðã có nhiều chuyên gia an ninh-quốc phòng trên thế giới từng cảnh báo như thế kể từ khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp các bãi đá ở biển Ðông thành đảo nhân tạo rồi biến các đảo nhân tạo này thành một chuỗi căn cứ quân sự.
Ông Richard Heydarian, một chuyên gia về Philippines, nhận định, trước đây, Trung Quốc chỉ có thể điều động các chiến hạm để xâm nhập biển Ðông. Nay, chuỗi đảo nhân tạo tại biển Ðông sẽ giúp Không Quân Trung Quốc khống chế phía trên biển Ðông. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Ðông và gia tăng các cuộc tuần tra cả trên biển lẫn trên không. Các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Ðông sẽ bị đẩy khỏi khu vực này vì đường tiếp liệu cho các hòn đảo mà họ kiểm soát bị cắt.
Cũng vào thời điểm này, một số chính khách và chuyên gia Hoa Kỳ vừa lên tiếng đòi chính phủ Hoa Kỳ sớm có biện pháp trừng phạt Trung Quốc bởi Trung Quốc bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, càng ngày càng có nhiều hành động càn rỡ ở biển Ðông.
Những chính khách và chuyên gia này cùng cho rằng, biện pháp trừng phạt đầu tiên, có thể áp dụng ngay là loại Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC 2016, sẽ diễn ra ở Hawaii.
Trong số những chính khách tán thành biện pháp vừa kể có Thượng Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ. Ông McCain yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2016 vì Trung Quốc đã “hành xử hết sức tồi tệ.” Theo ông McCain, Trung Quốc hối hả thay đổi nguyên trạng biển Ðông là vì muốn thiết lập ADIZ tại đó. Cũng vì vậy, Hoa Kỳ phải tìm mọi cách ngăn chặn Trung Quốc thực hiện ý định này.
Tờ Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, văn phòng bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã thông báo với Hải Quân Hoa Kỳ rằng, ông Carter không muốn mời Trung Quốc dự RIMPAC 2016. Có tin là văn phòng tổng thống Hoa Kỳ cũng tán thành ý tưởng đó và đang xem xét đến việc bày tỏ thái độ mạnh mẽ hơn để phản đối các hành vi của Trung Quốc ở biển Ðông.
Các chuyên gia của Hoa Kỳ như ông Patrick Cronin, cố vấn cao cấp cho chương trình an ninh Châu Á-Thái Bình Dương của CNAS, kêu gọi, trong bối cảnh như hiện nay, ngoài việc trừng phạt Trung Quốc bằng các biện pháp ngoại giao, Hoa Kỳ nên gia tăng hợp tác quân sự với các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ nên chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng, Trung Quốc không thể thụ hưởng bất kỳ lợi ích nào từ thực hiện những hành động vi phạm quy định và thông lệ quốc tế. (G.Ð.)
*********
Cảnh báo Trung Quốc sẽ lập ADIZ trên biển Ðông
MANILA (NV) - Trong vài ngày qua, chính phủ một số quốc gia, tổ chức quốc tế, chuyên gia an ninh-quốc phòng, đồng loạt đưa ra các cảnh báo về việc Trung Quốc âm mưu lập ADIZ trên biển Ðông.
ADIZ là cách gọi tắt cụm từ Air Defense Identification Zone - vùng nhận dạng phòng không. ADIZ do mỗi quốc gia tự xác lập dựa trên các qui định của cộng đồng quốc tế. ADIZ không phải là không phận mà là vùng trời liên quan đến an ninh-quốc phòng của một quốc gia. Do vậy, tất cả các phi cơ dân sự qua lại ADIZ phải thông báo trước, phải theo hành lang bay được qui định, phải giữ liên lạc và thực hiện tất cả các mệnh lệnh của quốc gia kiểm soát ADIZ. Các phi cơ dân sự có thể bị trừng phạt bằng nhiều biện pháp khác nhau nếu không tuân thủ những yêu cầu vừa kể.
Trung Quốc cưỡng đoạt bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, bồi đắp bãi này thành đảo nhân tạo, xây phi đạo và vừa ngỏ lời “mời” cộng đồng quốc tế sử dụng. (Hình: CSIS)
Hồi tháng 11 năm 2013, Trung Quốc từng công bố ADIZ trên biển Hoa Ðông. Bởi phạm vi của ADIZ trên biển Hoa Ðông trùm lên cả những khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật và Nam Hàn nên hành động này đã bị cả Nhật, Nam Hàn lẫn cộng đồng quốc tế phản đối bởi gây bất ổn trong khu vực và làm xáo trộn hoạt động hàng không quốc tế.
Nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc công bố ADIZ ở biển Ðông.
Hôm 7 tháng 5, ông Alexender Lobez, phó đô đốc-chỉ huy trưởng khu vực phía Tây Philippines, báo cáo với Thượng Viện Philippines rằng, trong ba tháng vừa qua, Trung Quốc đã sáu lần sách nhiễu các phi cơ của Không Quân Philippines. Tuy những phi cơ này đang thực hiện các phi vụ trong không phận quốc tế nhưng Trung Quốc đã phát cảnh báo qua liên lạc vô tuyến rằng, phi công Không Quân Philippines “xâm nhập khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng của Trung Quốc.”
Phó Ðô Ðốc Lobez nhận định, Trung Quốc đang thăm dò phản ứng của Philippines để công bố ADIZ tại biển Ðông.
Ðã có nhiều chuyên gia an ninh-quốc phòng trên thế giới từng cảnh báo như thế kể từ khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp các bãi đá ở biển Ðông thành đảo nhân tạo rồi biến các đảo nhân tạo này thành một chuỗi căn cứ quân sự.
Ông Richard Heydarian, một chuyên gia về Philippines, nhận định, trước đây, Trung Quốc chỉ có thể điều động các chiến hạm để xâm nhập biển Ðông. Nay, chuỗi đảo nhân tạo tại biển Ðông sẽ giúp Không Quân Trung Quốc khống chế phía trên biển Ðông. Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ tại biển Ðông và gia tăng các cuộc tuần tra cả trên biển lẫn trên không. Các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Ðông sẽ bị đẩy khỏi khu vực này vì đường tiếp liệu cho các hòn đảo mà họ kiểm soát bị cắt.
Cũng vào thời điểm này, một số chính khách và chuyên gia Hoa Kỳ vừa lên tiếng đòi chính phủ Hoa Kỳ sớm có biện pháp trừng phạt Trung Quốc bởi Trung Quốc bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, càng ngày càng có nhiều hành động càn rỡ ở biển Ðông.
Những chính khách và chuyên gia này cùng cho rằng, biện pháp trừng phạt đầu tiên, có thể áp dụng ngay là loại Trung Quốc ra khỏi cuộc tập trận RIMPAC 2016, sẽ diễn ra ở Hawaii.
Trong số những chính khách tán thành biện pháp vừa kể có Thượng Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ. Ông McCain yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2016 vì Trung Quốc đã “hành xử hết sức tồi tệ.” Theo ông McCain, Trung Quốc hối hả thay đổi nguyên trạng biển Ðông là vì muốn thiết lập ADIZ tại đó. Cũng vì vậy, Hoa Kỳ phải tìm mọi cách ngăn chặn Trung Quốc thực hiện ý định này.
Tờ Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, văn phòng bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã thông báo với Hải Quân Hoa Kỳ rằng, ông Carter không muốn mời Trung Quốc dự RIMPAC 2016. Có tin là văn phòng tổng thống Hoa Kỳ cũng tán thành ý tưởng đó và đang xem xét đến việc bày tỏ thái độ mạnh mẽ hơn để phản đối các hành vi của Trung Quốc ở biển Ðông.
Các chuyên gia của Hoa Kỳ như ông Patrick Cronin, cố vấn cao cấp cho chương trình an ninh Châu Á-Thái Bình Dương của CNAS, kêu gọi, trong bối cảnh như hiện nay, ngoài việc trừng phạt Trung Quốc bằng các biện pháp ngoại giao, Hoa Kỳ nên gia tăng hợp tác quân sự với các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ nên chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng, Trung Quốc không thể thụ hưởng bất kỳ lợi ích nào từ thực hiện những hành động vi phạm quy định và thông lệ quốc tế. (G.Ð.)
-ĐQK Quảng Châu trang bị hệ thống ra đa di động theo dõi Biển Đông
(Soha.vn) - Dàn ra đa mới "phụ trách" việc cảnh giới, trinh sát, quan trắc lực lượng máy bay qua lại trên không phận Biển Đông, trực ban 24/24 giờ
Dàn ra đa di động mới được Trung Quốc bố trí ở ven biển Đông Nam tỉnh Quảng Đông để "theo dõi không phận Biển Đông"
Dàn ra đa phòng không di động này hiện được bố trí tại các trận địa phòng không vùng duyên hải Đông Nam tỉnh Quảng Đông, tuy nhiên tờ báo không nêu thông tin cụ thể về chủng loại, nguồn gốc dàn ra đa mới này.
Thời báo Hoàn Cầu cho hay, dàn ra đa mới "phụ trách" việc cảnh giới, trinh sát, quan trắc lực lượng máy bay qua lại trên không phận Biển Đông, trực ban 24/24 giờ, bình quân mỗi ngày xử lý hơn 1000 lượt tình huống.
Lý Tiểu Quân, Trạm trưởng Trạm ra đa di động này cho hay, trong đợt tập trận tháng 12 vừa qua lực lượng ra đa di động này đã phát huy hiệu quả rất cao, phối hợp tác chiến ăn ý với các binh chủng khác, đồng thời chống gây nhiễu từ phía đối phương hiệu quả và phát hiện "máy bay địch" nhanh và chính xác.
-ĐQK Quảng Châu trang bị hệ thống ra đa di động theo dõi Biển Đông-Nhật Bản đang chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc
(Soha.vn) - Chính quyền Nhật Bản đã bắt đầu cải cách các lực lượng vũ trang của mình để chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc vì quần đảo tranh chấp
Tờ nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản Sankei Shimbun cho biết rằng chính quyền nước này đã bắt đầu cải cách lực lượng vũ trang của mình để chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Theo công bố, vào lúc này chính phủ mới của Nhật đang tổ chức lại lực lượng vũ trang để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các quân binh chủng - Lục quân, Không quân và Hải quân.
Mục đích chính của những cải cách là để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc trong 10-20 năm tới nếu Bắc Kinh có ý định thiết lập quyền kiểm soát trên quần đảo Senkaku (Điếu Ngư).
Nhật đang chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc. Ảnh: minh họa.
Theo tờ báo mạng MIGnews.com, bước đầu tiên trong tiến trình cải cách lực lượng vũ trang để đối phó với Trung Quốc đó là bố trí khoảng 2,2 ngàn thủy quân lục chiến ở khu vực lân cận các đảo tranh chấp của Nhật Bản.
Tờ báo cũng cho biết, sự chuẩn bị bắt đầu ngay lập tức sau khi có sự xuất hiện gần đây của Thủ tướng Chính phủ mới của Nhật Bản Shinzo Abe, người thường được gọi là "diều hâu".
Trong thời gian qua, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã xấu đi trầm trọng liên quan đến tranh chấp các đảo ở Biển Hoa Đông. Bắc Kinh luôn coi quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư bị Tokyo chiếm vào cuối thế kỷ XIX) là thuộc lãnh hãi của mình.
Mới đây, bốn trong năm hòn đảo đã thuộc về sở hữu tư nhân của một công dân Nhật Bản. Vào tháng 9, Tokyo đã mua ba trong số chúng. Vì vậy, hầu như tất cả các quần đảo Senkaku đều là tài sản quốc gia Nhật Bản.
Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối động thái trên của Nhật Bản và hiện đang bố trí một lực lượng tuần tra thường trực xung quanh quần đảo. Tuy nhiên, lực lượng này có xu hướng tránh đi vào vùng mà Tokyo tuyên bố là lãnh hải của họ.
(Soha.vn) - Mạng lưới phòng thủ này bao phủ từ tầng bình lưu đến tầng ngoại quyển, sử dụng UAV, hệ thống vệ tinh, kính hiển vi tele...
Máy bay không gian Falcon HTV-2 Mỹ
Trang mạng đài truyền hình bán đảo Qatar vừa đăng bài viết “Tương lai của chiến tranh không gian và vai trò ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ” của giáo sư sử học Alfred McCoy, phân hiệu Madison, Đại học Wisconsin, Mỹ.
Bài viết cho rằng, năm 2012, kế tiếp việc Mỹ tiến hành chiến tranh trên bộ nhiều năm ở Iraq, Afghanistan và liên tục tăng ngân sách quân sự, Chính phủ Obama đã tuyên bố thu hẹp chiến lược phòng thủ trong tương lai, trong đó có vấn đề cắt giảm 14% lực lượng bộ binh.
Thay vào đó, Mỹ tiếp tục coi trọng đầu tư để giành lấy quyền kiểm soát/chi phối không gian vũ trụ và không gian mạng, đặc biệt là “khả năng không gian vũ trụ rất quan trọng” như Chính phủ Mỹ tuyên bố.
Đến năm 2020, cấu trúc phòng thủ mới này, về lý thuyết, có thể thông qua công nghệ robot để kết hợp giữa chiến tranh không gian vũ trụ với chiến tranh không gian mạng và chiến tranh trên bộ. Điều quan trọng là, không gian vũ trụ và không gian mạng là sự vật mới, là lĩnh vực xung đột quân sự không được ai quản lý, về cơ bản không bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế.
Mỹ hy vọng dựa vào điều đó để chi phối toàn cầu bằng phương thức mới, đồng thời giúp họ duy trì được ưu thế trong một thời gian dài ở thế kỷ 21, đúng như trước đây Anh sử dụng sức mạnh trên biển để xưng bá thế giới, trong khi đó, ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã sử dụng sức mạnh trên không để gây ảnh hưởng trên toàn cầu.
Chiến tranh không gian vũ trụ
Theo bài viết, mặc dù chương trình chiến tranh không gian vũ trụ của Mỹ vẫn giữ bí mật cao độ, nhưng vẫn có thể tìm được manh mối từ trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ, đồng thời phát hiện được rất nhiều nội dung quan trọng từ việc trình bày mang tính công nghệ của Cục dự án nghiên cứu cao cấp – Bộ Quốc phòng Mỹ, từ đó ta có thể nhìn thấy được “bức tranh” của chương trình không gian này.
Bộ Quốc phòng Mỹ hy vọng, sớm nhất đến năm 2020, Mỹ có thể thông qua 3 mạng lưới phòng thủ không gian quan trọng để theo dõi toàn cầu mà không bị gián đoạn, phạm vi bao phủ của 3 mạng lưới phòng thủ quan trọng này từ tầng bình lưu đến tầng ngoại quyển (tầng ngoài), lấy trang bị máy bay không người lái lắp tên lửa linh hoạt làm lực lượng chính, do hệ thống vệ tinh kiểu modul có khả năng kháng cự mạnh làm “mối nối”, thông qua kính hiển vi tele (nhìn xa) để tiến hành theo dõi, đồng thời sử dụng công nghệ điều khiển robot (người máy) để vận hành.
Global Hawk kiểm soát tầng thấp nhất
Bài viết cho rằng, tầng thấp nhất của mạng lưới phòng thủ không gian này của Mỹ là tầng dưới của tầng bình lưu. Bộ Quốc phòng Mỹ đang xây dựng đội bay gồm 99 máy bay không người lái Global Hawk.
Máy bay do thám không người lái Global Hawk kiểm soát tầng thấp nhất
Những máy bay này đã được trang bị máy camera có tỷ lệ phân giải cao, có thể theo dõi tất cả địa hình trong phạm vi bán kính 100 dặm Anh (khoảng 161 km); đồng thời những máy bay này còn trang bị bộ cảm biến điện tử chặn thông tin, có thể bảo đảm động cơ hiệu quả cao giúp máy bay hoạt động liên tục 24/24 giờ và có thể tiêu diệt tên lửa của mục tiêu mặt đất.
Đến cuối năm 2011, Không quân và Cục Tình báo Trung ương (CIA) Mỹ đã bố trí, triển khai 60 cơ sở máy bay không người lái ở lục địa Âu-Á, những máy bay không người lái này đã được trang bị tên lửa Hellfire và bom GBU-30, làm cho các mục tiêu ở bất cứ khu vực nào tại 3 châu lục Âu-Á-Phi đều nằm trong phạm vi tập kích đường không.
Nếu tất cả phát triển theo kế hoạch, thì ở nơi có độ cao nhất là 12 dặm Anh, máy bay không người lái (tuần tra toàn bộ Trái đất) sẽ bay 1 lần với thời gian 5 năm không gián đoạn, đồng thời mang theo bộ cảm biến “không chớp mắt”, có thể còn mang theo tên lửa có khả năng tấn công chí tử.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper phóng tên lửa Hellfire
Falcon ngự trị tầng trung gian
Bài viết cho rằng, ở tầng trung gian của mạng phòng không không gian cũng chính là tầng trên của tầng bình lưu, Cục dự án nghiên cứu cao cấp và Không quân Mỹ đang nghiên cứu phát triển máy bay hành trình siêu siêu âm (máy bay siêu thanh, siêu tốc, tên lửa siêu thanh) mang tên Falcon HTV-2.
Loại máy bay này bay ở độ cao 20 dặm Anh, dự kiến có thể mang theo tải trọng hiệu quả 545 kg, khi cất cánh từ nước Mỹ, chưa đầy 2 giờ là nó có thể bay được cự ly 9.000 hải lý (khoảng 16.700 km).
Mặc dù loại siêu máy bay này đều đã bay thử thất bại vào tháng 4/2010 và tháng 8/2011, nhưng nó thực sự đã đạt được tốc độ kinh người là 13.000 dặm Anh/giờ, gấp 22 lần vận tốc âm thanh, hơn nữa số liệu thu được từ hoạt động bay thử càng có lợi cho việc giải quyết vấn đề khí động lực học còn tồn tại hiện nay.
Máy bay không gian Falcon HTV-2 Mỹ
X-37B chủ trì tầng ngoại quyển
Bài viết chỉ ra, tầng cao nhất – “thời đại chiến tranh vũ trụ” của 3 mạng lưới phòng thủ quan trọng đã để lộ manh mối vào tháng 4/2010. Khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã lặng lẽ phóng tàu vũ trụ không người lái (hay còn gọi là tàu con thoi vũ trụ mini, máy bay không gian/vũ trụ không người lái, máy bay) mang tên X-37B.
Loại máy bay vũ trụ này chỉ dài 29 thước Anh (khoảng 8,8 m), quỹ đạo bay cách Trái đất 250 dặm Anh. Sau khi hoạt động trong không gian 15 tháng, chiếc máy bay mẫu X-37B thứ hai đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Vandenberg vào tháng 6/2012, điều này khẳng định với dư luận rằng “máy bay không gian được kiểm soát bằng công nghệ robot, có thể tái sử dụng” đã bay thử thành công, đồng thời đã xác định máy bay không người lái bay ở ngoài bầu khí quyển là khả thi.
Máy bay vũ trụ X-37B được cho là đã do thám trạm không gian Thiên Cung-1 của Trung Quốc
Đỉnh của 3 mạng lưới phòng thủ quan trọng này cũng chính là nơi cách Trái đất 200 dặm Anh – nơi sẽ nhìn thấy máy bay không người lái lướt qua rất nhanh. Đối với loại máy bay vũ trụ này, vệ tinh trên quỹ đạo là mục tiêu tấn công chủ yếu.
Đối với vấn đề này, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu phát triển hệ thống vệ tinh F-6, nó sẽ “phân chia một tàu vũ trụ khổng lồ thành rất nhiều yếu tố và điểm nút kết nối không dây, từ đó tăng cường khả năng ngăn chặn một bộ phận máy nào đó xảy ra sự cố hoặc kẻ thù phát động tấn công”.
Cuối cùng, uy lực, sức mạnh của mạng lưới phòng thủ này phải xem Quân đội Mỹ có thể kết hợp được rất nhiều vũ khí không gian toàn cầu với cấu trúc chỉ huy người máy (robot) hay không, từ đó có thể phối hợp các hành động ở khu vực tác chiến giữa không gian vũ trụ, không gian mạng với hải, lục, không quân.
--Hải quân Hoa Kỳ “biếu” Mexico 2 khinh hạm tên lửa Oliver Hazard Perry
- Tu sĩ Phật giáo với Trường Sa (TN). – Những người lính trẻ và quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương (VOV). – Biển Việt Nam – Thông điệp chủ quyền và thiện chí (ĐĐK).
- Thêm nhiều tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (TP). – 43 bản đồ cổ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (DT). – Thêm bản đồ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam (PLTP). – 150 bản đồ khẳng định chủ quyền đã về Việt Nam (TTVH).
- Trung Quốc có 13 tàu hộ vệ 054A, đã triển khai 6 chiếc ở biển Đông (GDVN). – Trung Quốc đưa tàu chiến mạnh nhất đến biển Đông (TT). – Lộ diện “sát thủ săn ngầm” của Hải quân Trung Quốc (Kiến thức). – Trung Quốc khoe tên lửa khủng triển khai trong 5 phút (PN Today).
- Căng thẳng Trung – Nhật: Thời báo Hoàn Cầu bắt đầu hết “cao giọng”? (GDVN).
- Vòng cung thịnh vượng bốn bên (SGGP). – Những cuộc diễn tập quân sự gây chú ý nhất thế giới năm 2012 (GDVN).
-- Nhật – Hàn muốn san bằng bất đồng về quá khứ và tranh chấp lãnh thổ (RFI). - Nhật Bản, Nam Triều Tiên ra sức giảm thiểu căng thẳng (VOA).- Học giả Trung Quốc tố Mỹ bao vây trên biển (ĐV).
Đạn pháo quân đội Myanmar rơi vào nhà dân ở Vân Nam, Trung Quốc
--- Putin – quyền lực và ảnh hưởng nhất thế giới (DV).
- Nhật Bản dọn đường thực hiện quyền tự vệ tập thể (TTXVN).- Triều Tiên một năm sau ngày Kim Jong Un lên lãnh đạo (PetroTimes). – Triều Tiên nhờ chuyên gia Đức tư vấn ‘mở cửa theo kiểu Việt Nam’ (Infonet).
- Chủ tịch Google tới Triều Tiên giải cứu công dân Mỹ (ĐV).
- Lech Walesa đã cứu Công đoàn Đoàn Kết như thế nào? (ĐCV).
----Can Military Diplomacy Keep the Peace in 2013?
theDiplomat.com