Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Chủ tịch HCM có là "Danh nhân văn hóa thế giới"?

SỰ THẬT VỀ "BA DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI" CỦA VN

GIẢI TỎA MẤY NGỘ NHẬN VỀ “BA DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI” CỦA VIỆT NAM 

Phùng Hoài Ngọc
08.06.2014

Từ trước đến nay, có lẽ bắt đầu từ 1965, thông tin nhà nước (qua báo chí, đi vào sách vở và thực tiễn) đều lần lượt nói ba vị Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO tôn vinh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.

Dân chúng nói theo đài báo. Nhà trường nói theo Bộ, còn đưa vào sách. Thầy nói, trò tin. Ai cũng tin hết.

Rồi một thời gian sau lại có ý kiến nói “sự việc không phải như vậy”. Thông tin nhiễu loạn, chẳng còn biết thế nào nữa ! Vậy thì phải vào cuộc tìm văn bản gốc của UNESCO, nói có sách mách có chứng.


Sự thật thế nào?

Không có danh hiệu “danh nhân văn hóa thế giới” do UNESCO tôn vinh, mà chỉ có danh sách những buổi lễ kỷ niệm ngày sinh hoặc ngày mất của các danh nhân do chính các nước thành viên UNESCO đề nghị lên, nội dung thuyết minh công tích được ghi nguyên văn theo nước đề nghị. Đó là một trong những hoạt động thường xuyên của UNESCO với mục đích thúc đẩy hiểu biết giữa các dân tộc. Điều này không giống như việc công nhận Di sản văn hóa thế giới, có bằng chứng nhận của UNESCO, công nhận xong là có ý nghĩa lâu dài và được đầu tư bảo tồn, phát huy.


Việc tổ chức lễ kỷ niệm như vậy đã được UNESCO thực hiện từ năm 1954, và từ năm 1962, UNESCO lên kế hoạch kỷ niệm từng 2 năm một. Việc chọn kỷ niệm ai hoặc sự kiện lịch sử gì là do các nước thành viên của UNESCO đề nghị, UNESCO xét hồ sơ hợp lệ thì chấp thuận.

Xem tài liệu gốc của UNESCO sau đây để hiểu rõ hơn về qui cách, tiêu chuẩn về việc vinh danh:http://unesdoc.unesco.org/images/0012/001277/127747EB.pdf.

Hồi đó chẳng mấy ai biết văn bản gốc của UNESCO ở đâu. Do đó người dân không nghi ngờ các ông nhà nước đã dịch bừa, lại cố ý nói mập mờ về một cái “danh hiệu” không tồn tại.

Chính xác “danh hiệu” ấy theo tiếng Anh là “great personalities”, tức “nhân vật nổi tiếng, kiệt xuất”. Nhân vật do các nước đề nghị lên, UNESCO chỉ việc đưa vào danh sách hàng năm, rồi gửi cho các nước thành viên LHQ để biết. UNESCO không cấp cái “danh hiệu” nào cả, họ chỉ làm đầu mối trung gian, chuyển hồ sơ nhân vật đó cho các nước thành viên khác để giao lưu, tìm hiểu và khuyến khích tổ chức kỷ niệm (theo ngày tháng năm sinh hoặc năm mất vào các năm chẵn bội số 50 hoặc 100, nếu là danh nhân thì chỉ tổ chức sau khi họ đã qua đời). Riêng với nước giới thiệu danh nhân, UNESCO có tài trợ một phần để tổ chức lễ. Bên cạnh đó, cơ quan UNESCO cũng tổ chức kỷ niệm riêng tại trụ sở của họ.

Báo chí tuyên truyền Việt Nam thường nói “Danh nhân văn hóa thế giới” (?!). Đó là một sự khoa trương cường điệu hư danh. Thực chất các nhân vật ấy chỉ là danh nhân văn hóa tầm cỡ quốc gia thôi.

Lẽ thường ai cũng biết, “danh nhân thế giới” phải là người có công lao đóng góp chung, tạo ảnh hưởng tốt đến toàn nhân loại. Giả sử UNESCO đặt ra danh hiệu ấy để tôn vinh thì ắt hẳn phải đạt tiêu chuẩn như trên. Ví dụ, nếu muốn, chúng ta sẽ tôn vinh ông Máy chữ, bà Máy in, ông Điện thoại di động, ông Internet. v.v… là các Danh nhân văn hóa thế giới mà ai cũng tâm phục khẩu phục, bởi ai cũng thấy rõ ảnh hưởng tốt đến toàn thế giới. Và nếu như vậy thì hầu hết các nhà bác học, đặc biệt về khoa học kỹ thuật, y học đóng góp chung cho cả loài người đều được phong “Danh nhân văn hóa thế giới” mới phải lẽ.

Nếu là “danh nhân văn hóa thế giới” thì bản gốc tiếng Anh ắt phải có tính từ như “Global” hoặc “World” đứng trước danh xưng mỗi nhân vật hoặc chung danh sách, chỉ ra tầm mức đẳng cấp quốc tế, khác với từ chỉ phạm vi quốc gia: “national”.

Qua trao đổi với blogger Anh Vũ, chị đã cất công tìm ra tài liệu gốc gửi cho chúng tôi tham khảo. Đó là tài liệu gốc chụp nguyên vẹn bản tiếng Anh dạng pdf của tổ chức UNESCO.

1/ VỀ NGUYỄN DU

Năm 1965Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là nhân vật văn hóa và ra quyết định kỷ niệm nhân dịp 200 năm năm sinh của ông (Wikipedia)

Thông tin mới nhất về việc thi hào Nguyễn Du được UNESCO tổ chức kỷ niệm đăng trên trangDi sản thế giới của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch:

Link ở đây: http://disanthegioi.info/ArticleDetail.aspx?articleid=60953&sitepageid=277.đăng ngày 10 Tháng Mười Một 2013 , cho thấy sự ngộ nhận cố ý của Bộ văn hóa:

Xin đọc phần trích trang web của Bộ văn hóa sau đây:

Cùng với một số nhân vật khác trên thế giới, đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam chính thức được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới trong kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 của Tổ chức Unesco đang diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp.

Quyết định trên được Đại hội đồng đưa ra sau khi đã đối chiếu với các quy định chặt chẽ về việc vinh danh và biểu quyết Nghị quyết 191/EX32 của Hội đồng chấp hành về việc kêu gọi các quốc gia cùng vinh danh trong 2 năm 2014-2015 một số nhân vật có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong khu vực cũng như trên thế giới. Một trong số đó là đại thi hào Nguyễn Du của Việt Nam.

Nhiều năm qua, qua tác phẩm truyện Kiều, thế giới đã phần nào biết thêm về lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Cũng vì lý do đó, mới có sự nhầm lẫn về việc Nguyễn Du đã được vinh danh Danh nhân văn hóa từ lâu.Thực tế năm 1965, Unesco có tổ chức một lễ kỷ niệm long trọng để tưởng nhớ tới đại thi hào Nguyễn Du và một số nhân vật của các quốc gia khác nhưng đấy chỉ đơn thuần là một hình thức tưởng nhớnhững nhân vật có đóng góp và ảnh hưởng với thế giới.Phải chờ tới kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 này, đại thi hào Nguyễn Du mới thực sự được vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới. Trước đó, Việt Nam đã cóNguyễn Trãi được vinh danh là Danh nhân văn hóa và Chủ tịch Hồ Chí Minh được vinh danh Anh hùng giải phóng dân tộc.

Còn tài liệu gốc của UNESCO về Nguyễn Du như sau, xem trang web của Unesco:
http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002261/226162e.pdf , gồm:

- Các văn bản lưu liên quan đến các cuộc họp của Đại hội đồng năm 2013.

Ở các trang 59-62, mục 68 về việc tổ chức các lễ kỷ niệm trong 2 năm 2014-2015 có nêu danh sách 108 sự kiện sẽ được tổ chức kỷ niệm, trong đó tên Nguyễn Du được nêu cuối cùng (vì danh sách xếp theo thứ tự tên nước).
(…) (số thứ tự 108): 250th anniversary of the birth of Nguyễn Du, poet (1765-1820),Vietnam.
dịch: Kỷ niệm lần thứ 250 năm sinh Nguyễn Du, nhà thơ (1765-1820), Việt Nam.

Ba cái sai lầm của Bộ văn hóa TT&DL trong đoạn văn trên trang web di sản thế giới:

Sai lầm 1: “…năm 1965, Unesco có tổ chức một lễ kỷ niệm long trọng để tưởng nhớ tới đại thi hào Nguyễn Du”, thực ra là “Hội đồng hòa bình thế giới quyết định kỷ niệm Nguyễn Du năm 1965”, chứ không phải UNESCO.

Năm 1965, chúng ta từng được nghe thông tin: “Hội đồng hòa bình thế giới” (một tổ chức phản đế do Liên Xô chủ yếu lãnh đạo) vinh danh và kỷ niệm thi hào Nguyễn Du. (Vài chục năm nay không còn nghe thấy tăm hơi “Hội đồng hoà bình thế giới” hoạt động gì nữa, có lẽ tổ chức này cũng đã nghỉ hưu theo Liên Xô cũ). Lễ kỷ niệm đó được tổ thức ở Hà Nội năm 1965 không dính dáng tới tổ chức UNESCO. Giai đoạn ấy Việt Nam ta chưa “chơi” với UNESCO vì coi họ là tổ chức thuộc “phe đế quốc tư bản”.

Sai lầm 2: Nói “danh hiệu” là không đúng.

Không có “danh hiệu” ! chỉ có Danh sách các nhân vật và sự kiện cùng kỷ niệm trong một năm nào đó.

Sai lầm 3Không có “danh nhân văn hóa thế giới”. Chỉ có danh nhân của mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc, tự gửi đến cho UNESCO tập hợp lại, lên danh sách chung, gửi thông báo đến các quốc gia thành viên.

(Báo Nhân Dân điện tử đã nhận ra sai lầm hệ thống, cố tránh cái danh hiệu ảo tưởng “danh nhân văn hóa thế giới”qua bản tin sau :Tại kỳ họp thứ 37 Đại hội đồng UNESCO ở Pa-ri (Pháp) ngày 25-10-2013, Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) nhà văn hóa, tác giả Truyện Kiều nổi tiếng của Việt Nam đã được chọn là nhân vật văn hóa do thế giới vinh danh, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào vào năm 2015”.


2/ VỀ NGUYỄN TRÃI

Trích Danh sách năm 1979-1980, văn bản gốc, dòng về Nguyễn Trãi, như sau:

Trích nguyên văn

Paris 30/10/ 1978
UNESCO
ANNIVERSARIES OF GREAT PERSONALITIES AND IMPORTANT HISTORICAL EVENTS
“Nguyen Trai – Vietnamese poet and scholar – 600 th Anniversary of Birth – Proposed by German Democratic Republic” (ghi nhầm nước giới thiệu là CHDC Đức) .

Dịch:

Danh sách đề nghị năm 1978:
Paris 30/10/1978
UNESCO

Những lễ kỷ niệm các nhân vật nổi tiếng và sự kiện lịch sử quan trọng.

Nguyễn Trãi- Nhà thơ, học giả Việt Nam, kỷ niệm 600 năm sinh- được đề nghị bởi Cộng hòa Dân chủ Đức). Văn bản năm 1978 UNESCO ghi nhầm là Nguyễn Trãi thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Đức- điều này cho thấy việc tôn vinh này cũng được làm qua loa đại khái, chẳng quan trọng gì lắm). Văn bản sau đây sửa lại sai sót trên.

Danh sách chính thức năm 1979:
Paris 5/6/ 1979
UNESCO

ANNIVERSARIES OF GREAT PERSONALITIES AND IMPORTANT HISTORICAL EVENTS
Những lễ kỷ niệm các nhân vật nổi tiếng và sự kiện lịch sử quan trọng.

Nguyen Trai- Poet, creator of Vietnamese classical literature and national hero of Vietnam. Vietnam.

(Nguyễn Trãi, nhà thơ, người sáng lập văn học cổ điển Việt Nam, anh hùng dân tộc Việt Nam. Việt Nam).

3/ VỀ HỔ CHÍ MINH

Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh Hồ Chí Minh đã được UNESCO chấp thuận vào năm 1987, được ghi vào nghị quyết. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó (chẳng hạn nhiều người Việt ở nước ngoài phản đối tới UNESCO), việc tổ chức lễ kỷ niệm này sau đó đã không được UNESCO đưa vào hoạt động chính thức.Việc này thể hiện trong văn bản của UNESCO năm 1989.

Nguyên văn Nghị quyết năm 1987 của UNESCO có ghi danh Hồ Chí Minh:
Records of the General Conference
Twenty-fourth Session Paris, 20 October to 20 November 1987
(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization: UNESCO)
nguồn: http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995e.pdf
Trang 135.

Centenary of the birth of President Ho Chi Minh
The General Conference,

Considering that the international celebration of the anniversaries of eminent intellectual and cultural personalities contributes to the realization of Unesco’s objectives and to international understanding,

Recalling 18 C/Resolution 4.351 concerning the commemoration of the anniversaries of great personalities and events which have left an imprint on the development of humanity,

Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture.

Considering that President Ho Chi Minh, an outstanding symbol of national affirmation, devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress, Considering that the important and many-sided contribution of Chi Minh in the fields of culture, education and the lizes the cultural tradition of the Vietnamese stretches back several thousand years, and that his President Ho arts crystal–people which ideals embody the aspirations of peoples in the affirmation of their cultural identity and the promotion of mutual understanding.

Trong đoạn văn trên, ghi rằng “Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam”(President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture).

Xin lưu ý rằng toàn bộ lời văn nói về phẩm chất, công lao của nhân vật đều do quốc gia đề cử tự viết tự chịu trách nhiệm, UNESCO chỉ ghi lại nguyên văn.

* Khi tổ chức thực hiện nghị quyết Unesco, danh sách không có tên của Hồ Chí Minh nữa
(Danh mục các hoạt động kỷ niệm ngày sinh/ngày mất của các danh nhân và các sự kiện lịch sử trong 2 năm 1990-1991 do UNESCO xuất bản năm 1989)

Đường dẫn ở đây: http://unesdoc.unesco.org/images/0008/000844/084401EB.pdf.

Trang 3, ở đầu trang là những ngày lễ kỷ niệm tổ chức vào tháng 5/1990. Chỉ có 1 người và hai sự kiện, không có Hồ Chí Minh.

Kết luận

Xét cho cùng, việc tổ chức kỷ niệm danh nhân của các nước trên thế giới vốn là một hoạt động bình thường của UNESCO. Trước đây có lẽ họ cũng không coi trọng việc ấy lắm nên mới có những nhầm lẫn lung tung (như vụ Nguyễn Trãi văn bản 1978 ghi là thuộc Cộng hòa Dân chủ Đức, văn bản 1979 sửa lại là ở Việt Nam) hoặc bất nhất, thay đổi (như vụ danh nhân HCM đã đưa vô Nghị quyết lại không thực hiện ?). riêng Nguyễn Du thì năm 2013 mới là lần đầu được UNESCO đề cập, nhưng báo chí Việt Nam lại nhầm lẫn với “Hội đồng hòa bình thế giới” kỷ niệm năm 1965.

Do hạn chế của thời đại thiếu phương tiện thông tin, các nhà nước cộng sản giữ độc quyền thông tin theo “định hướng”, lại phù hợp với thói háo danh, hư danh và tuyên truyền trục lợi chính trị, Nhà nước đã gây nhiễu, ngộ nhận và nghi ngờ cho dân chúng và xã hội. Hi vọng thời đại “thế giới phẳng” với hệ thống internet hoành tráng sẽ không cho phép họ làm ăn như thế nữa. Điều kiện tiên quyết phai là trung thực. Lỡ nói sai thì cần phải đính chính sòng phẳng công bằng.


P.H.N




-Quân Lê
our very beloved uncle Ho has just become a world cultural BUSINESSMAN


-Đăng kí "bản quyền" phát biểu của cụ Hồ-(Tuan Nguyen)

Các quan chức giáo dục và ngoại giáo Việt Nam đang xúc tiến "đăng ký bản quyền" một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục (1). Thoạt đầu mới đọc qua cái tựa đề thì tôi thấy hay. Tại sao không đăng kí bản quyền nếu câu nói là một đóng góp vào trí khôn của nhân loại? Nhưng đọc kĩ bài báo và tìm hiểu thì tôi bắt đầu phân vân và tự hỏi không biết đăng kí như thế có phải là một ý tưởng hay …


Năm 1949, ông đến thăm và phát biểu ở Trường đảng Nguyễn Ái Quốc rằng "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Theo phát hiện của GS Trần Văn Nhung thì mãi đến năm 1996, UNESCO mới đề ra cái ý này. Do đó, ông và các quan chức văn hoá, ngoại giao VN gửi lời phát biểu đến UNESCO để thấy cụ Hồ đã đóng góp cho nền giáo dục thế giới và đi trước UNESCO như thế nào.

Lần dò theo bài báo tôi phát hiện rằng năm 1996, UNESCO có công bố một báo cáo do nhà kinh tế học và chính trị gia Jacques Delors chủ trì (2). Bản báo cáo là thành quả của một thời gian điều nghiên của một nhóm chuyên gia. Trong báo cáo, ở chương IV có viết về "giáo dục trọn đời" và đề nghị 4 trụ cột:

• học để biết (learning to know); 
• học để làm (learning to do); 
• học để chung sống với nhau (learn to live together , learning to live with others); và 
• học để phát triển nhân cách (learning to be).

Không chỉ đề ra 4 trụ cột như là một phát ngôn kiểu "powerpoint", bản báo cáo lí giải chi tiết về 4 trụ cột đó. Ví dụ như khi nói về học để rèn luyện nhân cách, các tác giả viết rõ rằng theo trụ cột này, học là để phát triển nhân cách và khả năng trở nên tự chủ hơn, khả năng phán xét và trách nhiệm cá nhân. Theo triết lí này, giáo dục không được bỏ qua các khía cạnh về tiềm năng của một cá nhân như trí thức, lí giải, cảm nhận thẩm mĩ, khả năng thể lực, và kĩ năng truyền đạt thông tin.

Quan điểm về sự học (tức là learning, chứ không phải education) của uỷ ban Jacques Delors (UNESCO) có điểm gần với suy nghĩ của Chủ tịch HCM. Chỉ tương đối gần thôi. Chủ tịch HCM nói học để học để làm việc là gần với "learn to do" của UNESCO, học để làm người có thể hiểu như là "learn to be" của UNESCO. Và, sự tương đồng chỉ dừng ở đó.

Chủ tịch HCM quan niệm rằng học để "làm cán bộ, […] để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" thì không được UNESCO đề cập đến. UNESCO nhắc đến sự học để tìm hiểu người khác và để chung sống chung với những người có thể khác chính kiến với mình. Rất khó biết khi ông nói học để phục vụ giai cấp là giai cấp nào. Rất có thể ông nghĩ đến đấu tranh giai cấp chăng? Riêng câu "Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" của ông cụ Hồ thì tôi thấy hoàn toàn chẳng ăn nhập gì với triết lí về sự học cả. Đó là một câu lạc đề.

Nhưng công bằng mà nói, câu phát ngôn của cụ Hồ rất khó có thể nâng lên thành triết lí giáo dục được. Lí do là ông chỉ nói thế thôi, nói trong một dịp ghé thăm trường mang tên ông. Ông không triển khai thêm những gì ông nói. Không như tài liệu của UNESCO giải thích rõ ràng ý nghĩa của 4 trụ cột giáo dục, Chủ tịch HCM cũng chẳng giải thích thêm ý của ông là gì. Có lẽ đó không phải là dịp để giải thích, nhưng sau này ngay cả hậu duệ của ông cũng chẳng phát triển thêm các ý tưởng của ông. Vậy thì làm sao có thể nói những phát ngôn đó là "triết lí giáo dục" được.

Những ai làm trong thế giới học thuật thừa hiểu rằng từ một ý tưởng được phác thảo sơ sài thành một "triết lí" hay một "ý thức hệ" là một con đường dài. Theo tôi hiểu ý thức hệ là một hệ thống viễn kiến, một cách nhìn về sự vật được lí giải một cách triết học. Chủ nghĩa cộng sản là một ý thức hệ vì nó được Marx lí giải dựa trên logic và phương pháp triết học, được ông ta diễn giải rất nhiều lần và ông thuyết phục được nhiều người. Hiểu như thế thì mới thấy những phát biểu của ông cụ Hồ về học hành chỉ là "vision" chung (viễn kiến), chứ chưa thành một triết lí hay hệ tư tưởng được. Thật ra, trong suốt sự nghiệp chính trị lâu năm của ông, rất ít khi nào ông nói và viết về giáo dục. Chắc chắn là ông có quan tâm đến giáo dục, nhưng để có những ý tưởng được lí giải như trong tài liệu UNESCO thì ông chưa bao giờ làm được.

Do đó, nâng một câu phát ngôn chung chung của ông thành một triết lí giáo dục tôi e rằng không công bằng cho ông. Còn viết thư đến UNESCO để yêu cầu được công nhận thì tôi sợ là phía VN xem thường tri thức của các học giả trong UNESCO. Sẽ rất thú vị nếu chúng ta có dịp đọc lá thư mà phía Chính phủ Việt Nam gửi cho UNESCO, vì xem họ giải thích như thế nào về câu nói của ông cụ Hồ.

Còn cho rằng "Hồ Chí Minh hơn nửa thế kỷ trước đã góp phần xây dựng nên bốn trụ cột giáo dục của toàn thế giới trong thế kỷ XXI do UNESCO khuyến nghị năm 1996" thì tôi e rằng là … nói quá. Chỉ khi nào tài liệu của UNESCO, mà cụ thể là báo cáo của Jacques Delors, có trích dẫn câu nói của ông cụ Hồ thì câu đó mới hợp lí. Tôi không thấy ông Delors và UNESCO có trích dẫn bất cứ một câu nói nào của ông cụ Hồ.

Nhưng đây không phải là lần đầu người ta cố gán ghép cho ông cụ. Cách đây vài tuần, có người cũng nói rằng ông cụ và ông Lý Quang Diệu gặp nhau về tư tưởng lớn về giáo dục (3), nhưng tôi có chỉ ra rằng hai người có suy nghĩ rất khác nhau về giáo dục (4), chứ không tương đồng nhau. 

Nâng tầm những câu phát biểu chung chung thành tư tưởng có khi rất phản cảm với ông cụ, vì chính ông từng nói "Không, tôi chẳng có tư tưởng gì, ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê." Chẳng có gì sai nếu UNESCO đang có chương trình làm giàu lí luận về giáo dục thì phía VN tham gia đóng góp dựa trên "vision" của ông cụ Hồ. Nhưng phải là một bài viết triển khai mang tính học thuật nghiêm chỉnh, chứ không nên nói theo cách "ông cụ nhà tôi đã nói thế lâu rồi" vì làm như thế là một cách xem thường học thuật và các học giả của UNESCO.

Tôi nghĩ những quan điểm về sự học của UNESCO chẳng phải là cái gì mới mẻ hay quá cao siêu, vì trong thực tế đã có nhiều nhà giáo dục và triết học trước đó đề cập đến và họ lí giải rất có hệ thống. Chỉ cần đọc lại những tác phẩm của Jean-Jacques Rousseau, Immanuel Kant, John Locke, và đặc biệt là John Dewey, hay xưa hơn như Plato và Aristotle, tất cả đều đã có đề cập đến những quan điểm mà UNESCO đề cập đến. Chỉ cần đọc vài bài của John Dewey chúng ta sẽ thấy quan điểm của UNESCO được phát triển trên nền tảng của Dewey, người quan niệm rằng giáo dục phải rèn luyện tính tự chủ của một cá nhân và kĩ năng tương tác với xã hội. Dewey còn quan niệm rằng trường học là một thiết chế xã hội (social institution) và giảng dạy là một dịch vụ xã hội. Nhưng cái đóng góp quan trọng của Delors và UNESCO là họ tổng quan những quan điểm trước đây và đặt trong bối cảnh hiện tại (thế kỉ 20) để đề ra viễn kiến cho thế kỉ 21. Ông cụ Hồ cũng có một vài suy nghĩ như thế, nhưng ông không phải là người đầu tiên đề xướng những quan điểm được lí giải trong Báo cáo của Delors.

====




************

Blog / Bùi Tín

19.02.2013

Vài chuyện đã rõ về ông Hồ

bởi Bùi Tín

Tôi vừa nhận đựơc  bức thư ngỏ của anh về ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc đối với cuốn sách nhỏ  “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Tôi hơi sửng sốt khi được tin này. Vì tôi quen anh Quốc, lại vừa có dịp gặp anh Quốc ở California, Hoa Kỳ 2 năm trước.

Có người mới đây phàn nàn là anh Quốc đã đồng lõa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “kẻ tung người hứng” nhịp nhàng như để mớm lời cho ông Dũng có dịp thanh minh trước Quốc hội rằng ông luôn tuân theo ý Đảng, không bao giờ xin xỏ điều gì, nay Đảng không thi hành kỷ luật ông thì ông phải phục tùng thôi.

Tôi không nghĩ trong vụ này nhà sử học họ Dương, một kẻ sỹ Bắc Hà chính cống, lại tệ đến thế. Tôi còn ngầm khen anh Quốc đã mạnh dạn đặt một câu hỏi hóc búa, có tính chất móc máy nữa,  khi gợi ý về nền văn hóa từ chức vốn bình thường trong một xã hội văn minh.  Cứ nhìn sắc mặt tái, thái độ lúng túng của ông Dũng khi ấp úng trả lời là có thể hiểu như thế.

Đến chuyện mới xảy ra, tôi thật sử sửng sốt. Vì chuyện Trần Dân Tiên đích thị là Hồ Chí Minh đã rành rõ như 1+1 là 2. Từ năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Hồ, báo Nhân Dân đã có bài tư liệu thống kê hơn 30 tên và bí danh của ông, trong đó có tên Trần Dân tiên, coi như tài liệu gốc cho dịp này. Nhà chính trị Nguyễn Khánh Toàn, vốn là giáo sư đỏ ở Nga, có bài viết trên báo Nhân Dân cũng nói rõ như thế. Nhà sử học Hà Minh Đức cũng có bài trên báo Văn Nghệ nói rõ chuyện này, cho biết không chỉ Trần Dân Tiên, mà T. Lan viết cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” cũng là ông Hồ.

Tôi không thể hiểu nổi tại sao nhà sử học họ Dương lại có lỗ hổng kỳ lạ trong trí nhớ đến vậy. Hay là ông cố tình kể lại chuyện thuần túy của ngày xưa khi còn đi học, còn thơ và ngây. Nay  chuyện Trần Dân Tiên đích danh là ông Hồ không nên bàn thêm thực hư nữa, vì đã rõ quá đi rồi.

Còn chuyện ông Hồ có được UNESCO tuyên dương là Anh hùng dân tộc, nhà Văn hóa kiệt xuất của thế giới và được UNESCO long trọng kỷ niệm năm 1990 hay không?  Hình như tôi đã có trả lời ngắn gọn vấn đề này khi anh Phương Nam - Đỗ Nam Hải còn ở bên Úc. Tôi có dịp ghé qua trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, rồi đến trụ sở UNESCO bên bờ trái sông Seine, giữa Paris, chỉ để tìm cho ra lẽ vấn đề này. Tóm tắt lại, có thể nói UNESCO có hoan nghênh và ủng hộ việc này, qua lá thư của Bộ trưởng Võ Đông Giang thông báo cho LHQ  là Việt Nam sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày  sinh của  “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc của VN và Danh nhân văn hóa thế giới “. Tổng thư ký UNESCO ghi nhận thông báo đó của phía VN, cho ghi vào tập văn kiện lưu trữ của UNESCO .  Không hề có một nghị quyết nào riêng của LHQ về vấn đề này. Ngoài ông Hồ còn có kỷ niệm ông Mahatma Gandhi và một số nhà chính trị, nhà kiến trúc khác.

Thế nhưng  trong thực tế, việc hoan nghênh và ủng hộ của LHQ  không hề được thực hiện, còn bị chính UNESCO thu hẹp và cấm đoán.  Lý do là có sự chống đối mạnh mẽ của một bộ phận cộng đồng người Việt ở Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Úc, của một số người Pháp mà người thân bị mất tích trong chiến tranh, của Hội cựu chiến binh Pháp đang đòi chính phủ Hà Nội phải trả lời về số phận hơn 2.000 quân sỹ Pháp bị mất tích sau khi bị bắt. Bà Catherine giữ tài liệu ở UNESCO cho tôi biết hồi ấy hồ sơ về ca ngợi ông Hồ hầu như không có, trái lại hồ sơ về tội của ông thì khá nhiều, có cả những gia đình kháng chiến có người thân bị chôn sống trong Cải cách ruộng đất và nhiều thư tố cáo các hố chôn sống người ở Huế trong biến cố Tết Mậu thân 1968.

Do những sự việc trên nên Tổng Thư ký UNESCO đích thân quyết định không có một hình thức kỷ niệm gì ở trụ sở chính UNESCO  tại Paris,  cũng không cử đại diện nào đi dự lễ chính thức ở Hà Nội. Xin nhớ lúc ấy là sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô bị tụt giảm thanh thế, Việt Nam và ông Hồ cũng bị tụt giảm theo.

Để vớt vát, sứ quán Việt Nam ở Pháp thuê một phòng nhỏ trong trụ sở UNESCO để tổ chức, chỉ có người của sứ quán, người thân sứ quán và một số cán bộ của đảng CS Pháp tham gia. Không một viên chức nào của UNESCO tham dự tuy được khẩn khoản mời. Chính quyền Pháp và chính quyền Paris cũng không có một đại diện nào đến. Người cai quản trụ sở này còn giao hẹn trước không được cắm cờ, treo ảnh ở ngay trong phòng họp, ngoài hành lang không được triển lãm sách báo tranh ảnh. Họ còn quy định rõ không được dùng từ “danh nhân văn hóa”  nơi công cộng và giấy mời không được ghi là kỷ niệm ai, chỉ được ghi là buổi “sinh hoạt văn nghệ”, với một cuộc trình diễn cải lương.

Đấy là tất cả sự thật về chuyện Bác Hồ được suy tôn là Danh nhân văn hóa thế giới, cay đắng mỉa mai lắm. Bộ ngoại giao ở Hà Nội biết quá rõ, nhưng họ vẫn làm như không có gì trở ngại.

Tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của anh Phương Nam băn khoăn hoài nghi về tập thơ  Ngục trung nhật ký,  cứ như của người Tàu, phong cảnh Tàu, cảm khái Tàu, lịch sử Tàu, hồi tưởng Tàu, hình ảnh Tàu. Không một tên làng, tên huyện, tên tỉnh VN, không tên tuổi một anh hùng, di tích lịch sử VN, không một con sông ngọn núi VN. Chưa có nhà phê bình văn học thơ ca nào nghiên cứu kỹ về điểm này.

Nhưng về ông Hồ điều đáng trách nhất là không chỉ ra cho đất nước cần xây dựng theo mô hình nào. Điều này anh Đặng Quốc Bảo đã kể với Đại tá Quách Hải Lượng rằng đã trao đổi vấn đề này với ông Hồ; ông Hồ công nhận rằng “thành công của Bác là giành lại độc lập cho dân tộc, mà thất bại của Bác cũng là về dân tộc, Bác không tìm ra, chỉ ra được xây dựng đất nước ra sao” ( mở mạng Google, tìm “Đặng Quốc Bảo”).

Theo tôi, ông Hồ có mang về mô hình “chiếc gông chuyên chính vô sản” đấy chứ.

Hai nhà sử học William Duiker và Sophie Quinn-Judge đều nói với tôi Hồ Chí Minh là con người rất nhiều vẻ mặt, mang nhiều màu sắc khác nhau  ( versatile , un camélion,  mille faces) đóng kịch giỏi  - do ông phải khôn ranh trốn lủi mật vụ đủ loại, rất khó nắm bắt thực chất. Trong đó còn có hàm ý là xảo trá, giỏi đánh lừa.  Dễ khóc, dễ cười, khóc nhiều kiểu, mà cười cũng nhiều ý.

Một giáo sư người Nhật, ông Tsuboi Yoshiharu, đã cất công nghiên cứu chuyên sâu về ông Hồ để đi đến kết luận rằng bản chất ông Hồ là một người cộng hòa, một nhà dân chủ hơn là một người Cộng sản.

Tôi không đồng ý với lập luận đó.

Nếu ông Hồ mê say chế độ dân chủ kiểu Mỹ và của Pháp thật lòng để trích dẫn ra, ngay khi mở đầu Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 ,  hai bản Tuyên ngôn lịch sử của Mỹ và của Pháp, thì trong đúng 24 năm làm chủ tịch đảng và chủ tịch nước, ông đã có dịp làm bao nhiêu việc ích quốc lợi dân theo hướng dân chủ và cộng hòa!  Ngược lại,  ông thực hiện chuyên chính vô sản, chuyên chính độc đảng,  Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội do ông lập ra chỉ làm trang sức cho đảng CS;  ông thủ tiêu triệt để tự do báo chí, ông đóng cửa trường Luật. Báo chí và tòa án kém xa thời thuộc địa. Thế thì ông là người dân chủ hay người thủ tiêu quyền dân chủ?

Tự do, bình đẳng của công dân không có trong tư duy của ông chủ tịch nước VN Dân chủ Cộng  hòa. Công dân thường không ai có hộ chiếu xuất ngoại. Tự do kinh doanh bị hủy bỏ triệt để, cho quốc doanh hoành hành. Ông mặc cho bà Năm bị bắn, cho ông Vũ Đình Huỳnh thân tín vào tù rồi chết thê thảm, mặc cho ông Nguyễn Hữu Đang bị đọa đầy, cho chừng 20 ngàn trung nông yêu nước giỏi kinh doanh nghề nông bị quy oan là địa chủ để bị bắn và chôn sống.

Tôi đã nói về chuyện này trong bài viết trên VOA mới đây ( bài “Tôi thưa Bác Hồ” ).

Việc đánh giá ông HCM là rất cần thiết, không nên e ngại, tránh né. Có thể đi cả vào đời tư lắm bi kịch, nhưng cái chính là đường lối chính trị, mô hình xây dựng đất nước dân chủ bình đẳng và phồn vinh cho mọi người chung hưởng. Ông Hồ đã bỏ lỡ thời cơ ngàn năm một thủa.

Một điều cuối cùng có thể châm chước cho ông là ông không cố tình phá hại đất nước. Do văn hóa thấp, mới học hết bậc tiểu học, lại còn quá trẻ nên khi đọc bài của Lenin về giải phóng dân tộc, ông đã nhẹ dạ theo ngay Mác, Lenin , rồi Stalin, rồi Mao cho đến suốt đời, cả sau khi chết. Có thể đến khi chết ông vẫn đinh ninh là con đường mình đi nhìn chung là đúng, tuy có lúc ông công nhận rằng ông thất bại trong xây dựng đất nước. Đến khi chết ông vẫn hài lòng nghĩ mình là một lãnh tụ yêu nước và cứu nước. Theo tôi một nhà lãnh đạo dân tộc mà yêu nước kiểu như vậy thì bằng mười làm hại đất nước, dân tộc, thà ông không yêu nước thì có khi lại là may cho nhân dân. Hiện ta thua xa Thái Lan, Inđonesia, Singapore, Malaysia… là vì vậy.

Tôi đã để hơn 20 năm nghiền ngẫm, đắn đo, suy nghĩ đánh giá cẩn trọng về nhân vật Hồ Chí Minh. Có khi khó khăn, dằn vật, buồn tiếc, thương cho dân mình, nhất là từng lớp trẻ. Nhưng cuối cùng nhẹ nhõm khi tiếp cận được chân lý. Cần có dũng khí làm người. Dám suy tư độc lập, bằng chính bộ óc tỉnh táo của chính mình. Không sợ nói trái ý đa số còn bị mê hoặc.

Còn về thi hài ông Hồ, tôi thấy cần vận động nhân dân tán đồng đưa đi an táng vì nhiều lẽ chính đáng về đạo lý, khoa học và môi trường.  Không có gì tệ hơn là độc đoán bác bỏ yêu cầu cuối cùng thiêng liêng ghi trong di chúc của ông Hồ là hỏa thiêu. Cũng không có gì xúc phạm ông hơn là chia cắt nát thi thể ông ra không còn nguyên vẹn suốt hơn 40 năm ròng, nay vẫn chưa được nhập trọn vẹn vào đất nước quê hương. Điều này quá độc ác, và tệ bạc.

Có một nét nhỏ, ngoài lề, vui vui,  đó là chuyện anh bạn nhà báo người Nga tên A.V. từng làm việc ở Hà Nội tôi gặp lại ở Paris, bảo  tôi : “Lăng Hồ Chí Minh tớ quan sát kỹ thì cái mái cao của nó giống như chiếc mũ dạ của các chiến sỹ Cossack hay đội mùa đông. Đứng xa càng thấy giống…”  Tôi bảo các nhà kiến trúc Việt Nam tự hào là nó theo dáng của đình chùa Việt Nam đấy chứ. Anh Phương Nam thấy thế nào?

Thư đã dài. Cám ơn anh Phương Nam - Đỗ Nam Hải và nhà báo tài năng Huy Đức cho tôi có dịp nói lên vài sự thật về một nhân vật trung tâm của chiến cuộc trên đất nước đau thương đang thức tỉnh này.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.




-BÁO CHÍNH THỐNG CỦA VIỆT NAM KHÔNG THỪA NHẬN CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÀ “DANH NHÂN VĂN HOÁ THẾ GIỚI” Lê Anh Hùng

Báo điện tử Chính phủ ngày 14.11 đăng bài “Đại thi hào Nguyễn Du là ‘Danh nhân Văn hoá Thế giới’”:
(Chinhphu.vn) - Đại thi hào Nguyễn Du vừa chính thức được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".
Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 37 tại Paris (Pháp), Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) đặc biệt đánh giá cao Hồ sơ về đại thi hào Nguyễn Du vì tầm ảnh hưởng của ông trong lịch sử văn hóa Việt Nam và cả khu vực.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Du, tác phẩm "Truyện Kiều", đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp và Mỹ.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 "Danh nhân Văn hóa thế giới" là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.
Hướng tới dịp kỷ niệm 220 năm ngày sinh Nguyễn Du (tổ chức vào năm 2015) đã được Chính phủ giao cho UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ VHTTDL thực hiện. Hiện Sở VHTTDL Hà Tĩnh đã xây dựng xong Đề án kỷ niệm và chuẩn bị lấy ý kiến của Bộ VHTTDL trước khi trình Chính phủ.
Theo đó, nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong dịp này, bao gồm các hội thảo, các hoạt động văn hóa, kết nối thêm các tour du lịch đến Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du ở xã Tiên Điền (huyện Nghi Xuân), quy hoạch tổng thể khu di tích…
Nhật Nam


Đây là lần đầu tiên, một cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam thừa nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là “Danh nhân Văn hoá Thế giới”. 
Sự thừa nhận công khai này chẳng khác nào cú đòn chí mạng nhằm vào các “thế lực thù địch” trong và ngoài nước, những kẻ trước nay vẫn tuyên truyền bậy bạ rằng Nhà nước Việt Nam “nhận vơ” là UNESCO đã “vinh danh” Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Danh nhân Văn hoá Thế giới”. Chứ chẳng lẽ Báo điện tử Chính phủ và nhà báo Nhật Nam lại “tự diễn biến” hay sao?!

Nhưng vào trang của trường ĐH Sư phạm thì thấy: http://hnue.edu.vn/Trangtintuc/Tintuc-Sukien/tabid/260/news/186/HoChiMinh-ChandungmotCONNGUOI.aspx

Hồ Chí Minh - Chân dung một CON NGƯỜI

Lastest update: Thứ năm Ngày 19 tháng 5, 2011

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Người đã được UNESCO tôn vinh là: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Nhân kỷ niệm 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2011), HNUE xin trích đăng bài viết về Người của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng.

Tổng số lượt xem trang